Register
Page 13 of 32 FirstFirst ... 3111213141523 ... LastLast
Results 121 to 130 of 314
  1. #121
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    371
    ờ há, cái nào cũng có cúng dường. Thôi đi kiếm cái khác cúng.

    Một người ăn xin, chỉ có mảnh vải che thân. Ngày kia người đó nghe về công đức cúng dưòng Phật nên phát tâm cúng dường mảnh vải che thân đã rách. Phật nhận vật cúng. Người đó sau chết đi, đầu thai vô lượng kiếp vào gia đình giầu có và lúc sinh ra luôn được bọc trong 1 mảnh vải. Bởi vậy mới có câu nói "Đẻ bọc điều", ý nói người được sinh ra có cuộc sống vô cùng sung sướng.
    Bởi vậy quần áo mặc không hết thì nên cho charity nếu được. Cũ mình nhưng mới người. Như vậy được chưa?


  2. #122
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,589
    Câu chuyện này thì không có cúng dường nhà chùa nhưng vẫn có cái ngụ ý không được thánh thiện cho lắm.

    Làm từ thiện để kiếp sau được "đẻ bọc điều" và có cuộc sống vô cùng sung sướng thì không nên làm từ thiện.

    Làm từ thiện để một kiếp nào mình hưởng thì nó không còn ý nghĩa là việc từ thiện. Đó là đầu tư vào luân hồi.

  3. #123
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    371
    Nói không sai.

    Cái
    máy
    này

    vấn
    đề
    không

    đuợc.
    Mai viết
    lại.

  4. #124
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Câu chuyện này thì không có cúng dường nhà chùa nhưng vẫn có cái ngụ ý không được thánh thiện cho lắm.

    Làm từ thiện để kiếp sau được "đẻ bọc điều" và có cuộc sống vô cùng sung sướng thì không nên làm từ thiện.

    Làm từ thiện để một kiếp nào mình hưởng thì nó không còn ý nghĩa là việc từ thiện. Đó là đầu tư vào luân hồi.
    Sự đầu tư vào luân hồi "hưởng sái" kiếp sau là sai, nhưng đầu tư thoát khỏi luân hồi thì không có sai. Tu chính là sửa đổi, không thể có một ngày một bữa thành toàn thì sửa đổi nhiều đời nhiều kiếp để thoát khỏi luân hồi. Trong khi tích đức, lúc đi trên con đường tu tập, sẽ có những ngã rẽ đoạn trường trâm thanh, ắt có những vụ lợi to nhỏ. Nhưng cái mục tiêu chính là nát bàn, chơn như, vô ưu.

    Tuy nhiên khi làm từ thiện, không nên xài cứu cánh biện minh cho phương tiện. Không thể nói mục tiêu của tui là thoát khỏi vòng tục lụy, đau khổ luân hồi, cứu cánh của tui là vậy nên tui cố làm việc thiện. Làm việc thiện là tu tâm dưỡng tánh, cứu giúp người khó khăn hơn mình, thi ơn không cầu báo, mà thi ơn cầu giải thoát thì nào có khác gì. Dù vậy hạnh bố thí là sự tốt, khi làm từ thiện không suy nghĩ trước sau, chỉ mong muốn làm việc lành, né sự dữ, thì con người sẽ dần dà thay đổi, khi tâm bất vụ lợi thì viễn cảnh nát bàn chắc không xa.

    Các câu chuyện trong kinh kệ thường là do người đời viết lại, nên lúc nào kinh Phật giáo cũng hay nhập đề bằng thành ngữ ... "Nghe chuyện kể như vầy". Do đó khi người đời kể lại sẽ có ngôn ngữ và cách suy nghĩ của người đời. Hơn nữa thời xưa ở Ấn Độ có nhiều giai cấp trong xã hội, những bậc cùng đinh ít chữ chớ không nhiều như thầy Ốc hay cô Tonka, nên cách viết phải giản dị, cách kể có thêu dệt để cho dễ hiểu. Có chỗ cũng hơi cương. Thì cũng giống kinh thánh đạo Chúa thôi mà, kinh cựu ước chém giết nhiều quá, máu tanh hôi quá, nên viết lại tân ước âu cũng là nghĩ đến cái thiện. Để viết cho người ít chữ thông thường phải nương vào những sự phóng đại có phần huyễn hoặc để dạy người ta cách tu.

    Cũng vì lẽ đó mà ngày nay, không những ở đạo Phật mà các tôn giáo khác đều có "nói pháp". Tức là giảng giải lại cho mọi tín hữu hiểu được nội dung lời kinh câu kệ. Nếu mà không thuộc tánh kinh, không thâm thúy đạo pháp, thì có người giảng cũng sai, bỗng nhiên trở thành "lỗi đạo". Nghe không thông đạt lý lẽ và lý giải đạo pháp.

    Các lý lẽ "cúng dường" tui cho là giải đạo theo ý phàm. Một phương pháp "sư phạm" trong đạo Phật theo chơn tánh con người. Con người vốn dĩ ích kỷ. Nếu không có lợi lạc cá nhân thì ít ai làm. Cho nên mọi sự trao đổi, cho đi sẽ nhận lại, cũng như luật bù trừ. Có cho thì sẽ có nhận. Phàm nhân quả theo cách nghĩ của đời cũng không phải là vô duyên. Tuy nhiên cũng như sự dối trá, nhiều người nói dóc riết thành thói quen, họ tưởng mình nói thiệt. Cái lẽ "sư phạm" trong tu cũng có lẽ nương vào nhơn tánh này. Nghĩa là cúng dường riết thì trở thành thay đổi, biến thành có tâm từ bi, có hạnh bố thí chăng?

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #125
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    371
    Nói lưu loát, quá hay.
    Tui nhiều chuyện chứ không có nhiều chữ. Thứ sáu rồi, phải đi chợ cái đã, lát nhiều chuyện tiếp cho hết thứ sáu rồi sẽ nghỉ hưu cai nét coi có được không, bởi nhiều chuyện sẽ có lúc sai


    Hôm qua chị A ghé qua, hỏi ăn Beyond Burger chưa? Dạ chưa. Đã bảo đừng có nhìn, đây có làm sẵn rồi ăn thử đi.
    Tôi ăn thử thì cũng chẳng có gì đặc biệt. Bây giờ tôi ra Thiên Đăng mua bánh mì kiểu VN có đồ chua và ngò thơm, ớt cay, chỉ có $4.50 một ổ lớn, vừa ngon vừa rẻ vừa vừa miệng, đậm đà hương vị VN

  6. #126
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by tonka View Post
    Nói lưu loát, quá hay.
    Tui nhiều chuyện chứ không có nhiều chữ. Thứ sáu rồi, phải đi chợ cái đã, lát nhiều chuyện tiếp cho hết thứ sáu rồi sẽ nghỉ hưu cai nét coi có được không, bởi nhiều chuyện sẽ có lúc sai


    Hôm qua chị A ghé qua, hỏi ăn Beyond Burger chưa? Dạ chưa. Đã bảo đừng có nhìn, đây có làm sẵn rồi ăn thử đi.
    Tôi ăn thử thì cũng chẳng có gì đặc biệt. Bây giờ tôi ra Thiên Đăng mua bánh mì kiểu VN có đồ chua và ngò thơm, ớt cay, chỉ có $4.50 một ổ lớn, vừa ngon vừa rẻ vừa vừa miệng, đậm đà hương vị VN
    Nói cho vui, trao đổi là học hỏi mà.

    4 đồng rưỡi một ổ bi lớn? Cỡ ổ bánh mì của Subway hông?
    Giá bên Đức nè:


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #127
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    371
    Mới sớp nửa ổ bánh mì. Nó dài bằng bánh mì Subway đó nhưng là bánh mì bốn ghét, giòn rụm. Tui thấy bánh mì bốn ghét của tiệm VN làm ngon hơn bánh mì ba ghét ăn ở bên Pháp.
    Bữa nay mua bánh mì đặc biệt, họ tăng giá COVID lên $6.50 rồi. Thôi, có để ăn là may. Người ta sống thì mình sống theo. Người ta nghẻo thì mình treo niêu.

    Lúc trước tui hay ăn cái Veggie Delight ở trong menu đó. Sau mới biết nó có trứng ở trỏng nên dẹp luôn.
    Bánh mì VN đã thâm nhập thị trường Mỹ. Nếu người VN phát triển thức ăn chay VN, bảo đảm dứt đẹp Beyond Burger. Ở chùa Dược sư chuyên bán đồ chay, có anh chàng Mỹ trắng cũng đứng xếp hàng mua. Tui giới thiệu ăn món này ngon lắm, thử đi. Hắn nói ăn rồi. Chỉ món kia. Cũng có ăn qua. Hóa ra hắn ăn sạch mấy chục món ở chùa rồi. Chùa này có bán bánh mì chay xíu mại, đủ món, ngon mê tơi...
    Mà thôi, được ăn ngon cũng tốt. Không ngon mấy cũng ok luôn. Cái quan trọng là có thứ để cho mình ăn.


  8. #128
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    371
    Ngày xưa ba tôi hay chở các anh chị em tôi ra bờ sông chơi. Lúc đó tôi cỡ 3, 4 tuổi. Cả đám leo lên xe lambretta, mấy đứa nhỏ đứng trước, đứa lớn hơn ngồi sau. Hôm đó cơm tối xong thì đi hóng gió sông cho mát. Khi về đến nhà, ba tôi đếm đầu điểm danh. Đếm đi đếm lại, sao thiếu một đứa, đó là tôi. Thế là ba tôi và bà nội lên xe phóng ra bờ sông đi kiếm đứa trẻ đi lạc. Đã khuya rồi mà không tìm ra nó, nên ba tôi tới bót cảnh sát báo trẻ đi lạc. Đến nơi thì thấy con nhỏ mặt mày tèm lem, tay cầm xâu mía ghim nhâm nhi. Người cảnh sát mới kể lại rằng ông đi tuần hay chi đó thì thấy một con nhỏ với xâu mía ghim được một người đàn bà dắt đi nhưng cứ khóc la um sùm. Ông mới tiến đến gần thì người đàn bà đó bỏ con bé rồi bỏ chậy. Thế là ông mang tôi về bót cảnh sát, và tôi gặp lại người nhà.
    Đây là chuyện được nghe kể lại chứ tôi không nhớ gì hết. Ba tôi nói lúc đấy hay có nạn “mẹ mìn” hay đi bắt cóc trẻ con rồi bẻ tay bẻ chân cho chúng bị thương tật rồi đẩy ra đường đi ăn xin. Từ dạo đấy ông đâm ghét ăn mày, và ông bảo sẽ không cho lũ ăn mày 1 đồng nào cả. Câu chuyện được kể đi kể lại nhiều lần và nó thâm nhập vào đầu tôi, tôi cũng không cho người lạ 1 đồng nào cả. Cứ như thế tới mấy chục năm trôi qua. Rồi một ngày kia, tôi thấy ông chồng tôi móc ví cho tiền người ta. Lần đầu tiên trong đời tôi học được bài học bố thí. Làm điều đó chỉ vì thấy nên làm, cần làm và đúng lúc phải làm. Từ đó trở về sau, khi muốn cúng dường cho 1 người homeless đứng ngoài đường, nếu có thể, tôi sẽ nói con tôi tự tay đưa cho người ta, để nó cũng được học cái bài học quan trọng đó.

    Tuần trước khi bước vào chợ Aldi, tôi thấy 1 người homeless, có lẽ là người VN, lê la trước cửa. Tôi cũng móc ví cho hắn 1 tờ, đó là điều đơn giản nhất tôi có thể làm. Một người đàn ông lớn tuổi trong chợ bước ra, tiến đến người homeless đó, đưa cho hắn ta một cái túi chắc mới mua trong chợ ra. Tôi dừng lại vài giây, nghe loáng thoáng người đó nói, Hãy hứa với tôi…, tôi tiếp tục đi vào chợ nhưng trong lòng nở nụ cười.

    Well,…, sau lần bị mẹ mìn cho xâu mía ghim đó, ba tôi làm cho mỗi đứa nhỏ 1 cái bảng tên, có ghi tên cha mẹ và địa chỉ nhà, để nhỡ khi…lại có đứa ham ăn đi lạc đâu mất.

  9. #129
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    864
    Oái, thật sao? Mẹ mìn có cái mũi quắm, mặc áo đen không vậy? Khóc mà vẫn cầm chặt xâu mía ghim trong tay à? Chị còn nhớ mía hấp hay mía tươi không đấy? Có ướp lạnh không?

  10. #130
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    371
    Mồm la to nhưng tay không buông xâu mía ghim, chắc là hấp, nên mới hấp dẫn được nó. Không biết mẹ mìn khi đó có sửa mũi quắm hay không

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 106
    Last Post: 03-25-2018, 03:17 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 12-07-2016, 05:13 AM
  3. Chúng ta có thể ăn để bỏ đói tế bào ung thư?
    By ngocdam66 in forum Sức Khoẻ/Sắc Đẹp
    Replies: 4
    Last Post: 09-24-2014, 11:52 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 04-29-2014, 07:53 AM
  5. Replies: 40
    Last Post: 11-16-2011, 10:29 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:42 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh