Register
Page 5 of 7 FirstFirst ... 34567 LastLast
Results 41 to 50 of 69
  1. #41
    Biệt Thự tà áo xanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Phố Mây
    Posts
    4,718




    "MY COUNTRY, 'TIS OF THEE"
















    My country, ' tis of thee,
    Sweet land of liberty, of thee I sing;
    Land where my fathers died,
    Land of the pilgrims' pride,
    From every mountainside let freedom ring!
    My native country, thee,
    Land of the noble free, thy name I love;
    I love thy rocks and rills,
    Thy woods and templed hills;
    My heart with rapture thrills, like that above.
    Let music swell the breeze,
    And ring from all the trees sweet freedom's song;
    Let mortal tongues awake;
    Let all that breathe partake;
    Let rocks their silence break, the sound prolong.
    Our fathers' God, to thee,
    Author of liberty, to thee we sing;
    Long may our land be bright
    With freedom's holy light;
    Protect us by thy might, great God, our King.




    The words to this old favorite date back to 1831, when Samuel Francis Smith wrote them while he was studying at Andover Theological Seminary. Smith started writing lyrics at the request of his friend Lowell Mason, a well-known organist, who needed some help adapting tunes he'd found in some German music books.
    The two friends decided they really liked one of the songs in the German text, so Smith banged out the familiar lyrics to "My Country, 'Tis of Thee." Smith and Mason probably didn't know it since they were working from the German translation, but their new song actually shared its melody with the British national anthem, "God Save the King." Despite the odd British ties, the song was a hit after its 1831 debut at Boston's Park Street Church.



    https://www.mentalfloss.com/article/...american-songs





    Inner peace is the key:
    if you have inner peace, the external problems do not affect your deep sense of peace and tranquility...
    without this inner peace, no matter how comfortable your life is materially, you may still be worried, disturbed, or unhappy because of circumstances.

    Dalai Lama -




  2. #42
    nghìn dặm Mang Mộc's Avatar
    Join Date
    Mar 2017
    Location
    Freeway 5
    Posts
    3,843
    Nhà này khg có số sinh tướng. Cả hai ông đó đều dừng ở cấp trung tá.
    Ông anh cả, ngày xưa là tiểu đoàn phó tiểu đoàn 8 nhảy dù (tân lập). Sau thuyên chuyển qua LLĐB (Sở Liên Lạc) thuộc phòng 7 TTM làm việc với ông Hồ Tiêu (lúc đó HT là trung tá chỉ huy trưởng LLĐB). Ông anh tôi chỉ huy ngành tình báo hoạt động trực tiếp bên Lào và Căm Bốt. T/G đó, ông khám phá khá nhiều cơ sở của vc dùng Lào và Căm Bốt làm hậu thuẫn cũng như hoạt động hậu cần cho tụi vc xâm phạm nam Việt Nam. Khoảng năm 1970, ông về nắm chỉ huy trưởng phòng hành quân (ban 3) của sư đoàn 18, và bị thương tật trong một trận đánh lớn ở Tây Nguyên. Giải ngũ ở cấp bực trung tá. Hồi vc chiếm miền nam, họ có tìm một số cá nhân riêng biệt để giết, trả thù. Ông anh tôi phải lang bạt, đổi tên họ, cải dạng. Họ thù vì những việc mà anh tôi làm lúc hoạt động bên 2 xứ sở kia. Ông này vẫn còn sống, nhưng ông kia sau 14 năm tù ra thì lục phủ ngũ tạng coi như tan vì thường xuyên bị nhốt kín, hành hạ, đánh đập. Lý do : quân cán chính cấp cao của miền nam, gốc bắc kỳ di cư, và có chân trong đảng phái chống cộng (đảng Đại Việt của Hà Thúc Ký (hay Nguyễn Tôn Hoàn, thì quên rồi)). Ông ở tù ra, vài năm sau thì kiệt sức, mất!
    Giờ ta láo khoét hơn thằng cuội
    Cắc ké mà ưa dọa nhát người!


  3. #43
    Nhà Ngói
    Join Date
    Feb 2012
    Posts
    115
    Quote Originally Posted by Mang Mộc View Post
    ...
    @dha: Không nhận ra chữ viết tắt NCK ...
    ... là ông Nguyễn Cao Kỳ ... Anh ghét ổng quá đoán không ra ... mà cũng tại hà đọc tài liệu nhớ bậy ... biến cố này xảy ra năm 1970, ông Phó NCK đã đem được đồng bào VN về trong vòng tháng năm ...

  4. #44
    Nhà Ngói
    Join Date
    Feb 2012
    Posts
    115
    Quote Originally Posted by tà áo xanh View Post
    ... Chuyện ông NCK đưa được hàng ngàn người ở Cam Bốt về SG năm 72 ...
    ... năm 70 Xanh ơi ... có hai vợ chồng trẻ ở Nam Vang, cưới nhau đầu năm 70, về được Sài Gòn cuối tháng năm 70 kể lại ... họ vượt biên năm 82 được định cư ở Úc (Darwin) ... có tổ chức barbecue kiếm tiền giúp TPB VN ... người vợ hình như đã mất ...

  5. #45
    Nhà Ngói
    Join Date
    Feb 2012
    Posts
    115
    Quote Originally Posted by tà áo xanh View Post
    ... xanh sẽ tìm hiểu ...
    ... chuyện này post trên facebook của Liên Trường Quy Nhơn ... hà không có FB nên không biết copy link ... để hà thử post cho Xanh đọc ...

    Thomas Tan Cao June 28 at 12:09 PM Câu chuyện kể thật của Buu Nguyen

    Ba tôi qua đời bất ngờ năm 1964, nhỏ em út còn trong bụng Má. Tôi phải nghỉ học, tìm việc làm ngày đêm để phụ giúp Má tôi nuôi 6 đứa em còn nhỏ dại.
    Đầu năm 1965, tôi được mời đến dạy kèm Toán cho cô con gái lớn một gia đình người Việt ở Nam Vang. Mỗi ngày 2 tiếng, từ 7 đến 9 giờ tối, từ thứ Hai đến thứ Sáu. Em học trường Providence, còn gọi là trường Bà Phước, lúc đó chỉ dành cho nữ sinh. Em nhỏ hơn tôi một tuổi nhưng mới ở lại Cinquième, trong khi tôi đã đậu Brevet d’Études du Premier Cycle hai năm trước.
    Có lẽ vì là con gái nhà khá giả nên em hơi… làm biếng học, nhất là toán, géometrie và algèbre. Lúc đầu, tôi hơi nản lòng vì… em nhìn bài vở như thấy ma, tôi thường phải làm bài giùm em, nhưng từ từ em nghe lời tôi khuyên, chịu làm bài, chịu học bài, và được lên lớp mỗi năm.
    Đầu năm 1968, em học Troisième, chuẩn bị thi Brevet. Tôi kèm em từng môn, giúp em làm những bài vở mà đúng ra tôi không cần giúp. Em trả ơn bằng cách mời tôi ở lại ăn cơm tối.
    Tôi cho em mượn những quyển sách mà tôi đã học qua, trong một lần trả sách, em kèm theo tấm giấy chỉ viết một câu “cho moi làm amie intime của toi nha”. Tôi gật đầu vì sợ em giận, em không thèm học nữa. Từ đó, em hẹn tôi đi chơi cuối tuần, tôi cũng gật đầu với điều kiện là em phải xin phép Ba Má đàng hoàng và phải ráng học.
    Tôi biết em thương tôi, tôi cũng thương em. Tôi gọi em là “cô Tiên” vì em có dáng dấp qua cầu gió bay, có bước đi lả lướt nhẹ nhàng như các nàng tiên nữ trong vũ khúc nghê thường, vì em đã mang đến cho tôi những cảm xúc mà người trần gian chưa từng cho tôi trước đó.
    Những ngày mưa, không đi chơi được thì tôi ngồi hát em nghe bên mái hiên nhà:
    Một chiều cuối tuần mưa bay lất phất và mây trắng giăng giăng Em đến thăm anh vì trời mưa mãi nên không kịp về Bên anh, em lặng nhìn bầu trời và ánh mắt mộng mơ Sợ người yêu khóc, khe khẽ bên tai anh kể chuyện ngày xưa.
    Chuyện xưa kể rằng trên thiên giới ấy ngày vui kết hoa đăng Thiên Quốc đang vui một nàng tiên nữ làm rơi ly ngọc ngà Đang say nên trời bèn đọa đày nàng tiên xuống trần gian Làm người dương thế không biết bao lâu mới được quay về trời.
    Em ơi nàng tiên ấy xuống dương trần một chiều mưa bay nhiều Và vì thương trần thế, thương kiếp sống phong sương Nên dù rằng một hôm Thiên Quốc trời sai Gom mây hồng làm xe đưa tiên về Tiên nói dối tiên còn đang giận trời nên tiên chẳng về đâu.
    Nàng tiên giáng trần không đôi cánh trắng giờ đang ngắm mưa bay Đang đứng bên anh thầm cầu mưa mãi cho tiên đừng về Anh ơi lỡ mà trời gọi về thì tiên chẳng về đâu
    (Bài hát “Huyền Thoại Một Chiều Mưa”)
    Nhưng tôi luôn nhớ mình là con trai nhà nghèo, chỉ có chiếc Mobylette cà tàng làm chân đi kiếm cơm mỗi ngày. Em là con gái nhà khá giả, đi học có xe đưa rước, về nhà không làm động móng tay vì đã có chị bếp, chị bồi, chị vú lo toan mọi việc. Nếu hai đứa thành vợ thành chồng, em cực thân là cái chắc.
    Trong một lần kề vai nhau đi quanh công viên Chùa Tháp, trời bỗng dưng mưa. Tôi bật dù che hai đứa nhưng mưa càng lúc càng nặng hột, em bỗng xoay người lại ôm hôn tôi dưới mưa. Tôi than thầm trong bụng “gặp oan gia truyền kiếp rồi”. Năm đó, em thi đậu Brevet và tôi nghỉ dạy vì vừa xin được cái job thư ký kế toán ở hãng L’UCIA, Nam Vang.
    Lúc trước gặp nhau 5 ngày mỗi tuần, có nhiều thì giờ để nói với nhau những gì muốn nói. Giờ phải chờ đến cuối tuần mới được gặp nhau vài tiếng, nhớ ơi là nhớ. Tôi bắt đầu làm thơ “nhớ em”…
    Nhớ lúc xưa kia mới biết nhau Rồi thương rồi nhớ suốt đêm thâu Ðêm nào cũng vái cho mau sáng Nhớ quá trời ơi! Nhớ phát rầu.
    Nhớ những chiều em qua phố vắng Dáng hồng xen lẫn bóng hàng cau Mân mê vạt áo, em e lệ Những lúc anh nhìn, má đỏ au.
    Nhớ lúc mình đan tay đếm bước Em run run hỏi: – Sẽ ra sao ? Anh cười, anh nói như đinh đóng: – Anh sẽ yêu em đến bạc đầu!
    Đưa bài thơ cho em, em bỏ túi nói sẽ về nhà đọc. Tuần sau gặp nhau, em không nhắc gì về bài thơ của tôi mà hỏi tôi nghĩ gì về cuộc sống hai đứa sau này. Tôi nói là nhà tôi nghèo, em nói em biết rồi, tôi phải đi làm giúp Má nuôi các em còn nhỏ, em nói em cũng biết rồi, nếu mình cưới nhau thì em sẽ cực thân hơn là sống với Ba Má em…
    Em trả lời làm tôi chưng hửng “hiện nay, cái khổ nhất mà “moi” phải chịu đựng hàng ngày là nhớ “toi”, cái cực nhất mà moi phải chịu đựng hàng ngày là làm sao để gặp toi sớm hơn, nên moi không sợ gì cả. Trời sanh voi sanh cỏ”.
    Tôi khuyên em nên kiên nhẫn, nói cho em hiểu lúc này là thời gian đẹp nhất trong cuộc tình hai đứa, cái nhớ cái thương bây giờ sẽ làm mình gắn bó nhau hơn sau này…
    Em nghe lời tôi và chuyện hẹn hò của chúng tôi kéo dài cho tới đầu năm 1970. Tướng Lon Nol lật đổ vua Sihanouk, tự phong là tổng thống xứ Kampuchea (Cao Miên).
    Một số người Miên quá khích thừa nước đục thả câu, “cáp duồn” (nghĩa là chặt người Việt) lẻ tẻ. Đang đêm, họ đến gõ cửa nhà người Việt ở những vùng thôn quê hẻo lánh. Một số người Việt không may đã bị họ cha.t đầu, xa’c thả trôi sông về tới Tân Châu, Hồng Ngự… Nhiều người Việt có chút của ăn của để ở Cao Miên bán tháo tài sản để về Miền Nam Việt Nam lánh nạn. Ba Má em cũng không ngoại lệ.
    Em gặp tôi bàn chuyện này. Tôi đem việc này hỏi ý kiến ông giám đốc hãng L’UCIA. Ông giám đốc đưa hai đứa tôi về biệt thự do hãng mướn cho ổng ở trên đại lộ Norodom, ngay trung tâm thủ đô Nam Vang. Ổng nói: “nhà tao có 2 người bồi bếp, có 2 con chó berger giữ nhà. Nhà có 5 phòng, tao ở chỉ một phòng. Nếu hai đứa thấy ở nhà mầy không an toàn thì đến đây ở với tao. Tao tin tưởng và cần thằng B. giúp tao giữ gìn sổ sách của hãng nên hai đứa mầy muốn ở phòng nào, muốn ở bao lâu cũng được”.
    Nghe vậy, chúng tôi yên tâm và quyết định ở Nam Vang dù Ba Má em có về Sàigòn.
    Em về xin Ba Má cho hai đứa làm đám cưới. Má em có cảm tình với tôi nên gật đầu. Ba em im lặng vì biết tôi nghèo, sợ con gái cưng của ông sẽ cực khổ khi về làm vợ tôi. Em nói với Ba Má em “nếu Ba Má không tổ chức đám cưới cho hai đứa con, tụi con sẽ tự lo. Con muốn làm vợ anh B. danh chánh ngôn thuận”.
    Và hai đứa tôi tự tổ chức lễ cưới của mình.
    Sáng ngày 24/02/1970, Má tôi và tôi mang trầu cau và phẩm vật đến xin cưới em. Chúng tôi lạy bàn thờ tổ tiên nhà em, xin quý ngài chứng giám cho chúng tôi thành vợ thành chồng. Tôi mướn xe Mercedes để rước “cô Tiên” xuống trần.
    Tối đến là tiệc cưới tại nhà hàng La Lune, đối diện State Olympic, với 200 quan khách, họ hàng và bạn bè nhà trai, nhà gái. Dĩ nhiên là có nhạc sống do mấy tên bạn tôi tự mang đồ nghề đến giúp vui. Đêm đó, hai đứa tôi khiêu vũ và cụng ly với bạn bè gần tới sáng.
    Sau ngày chúng tôi thành hôn thì tình hình chính trị giữa hai nước Kampuchea và Miền Nam Việt Nam biến chuyển dồn dập. Ông bà nhạc tôi và gia đình bay về Sàigòn vài ngày sau đó. Vợ chồng tôi vẫn ở Nam Vang. Tôi vẫn đi làm ở L’UCIA .
    Khi xa’c nhiều người Việt trôi về tới Hồng Ngự, Tân Châu, ông Nguyễn Cao Kỳ – lúc đó là Phó Tổng Thống VNCH – ra lệnh cho Quân-đoàn 3 tràn qua biên giới, lấy cớ là để “bảo vệ kiều bào VN”. Trung tướng Đỗ Cao Trí nhận lệnh với lời tuyên bố làm chấn động chính phủ Cao Miên: “Cho tôi 24 tiếng, tôi sẽ chiếm Nam Vang”.
    Ông Lon Nol nghe muốn té đa’i. Mới làm tổng thống có mấy ngày, nếu để QLVNCH chiếm Nam Vang thì mất mặt bầu cua. Ông gọi điện năn nỉ chính phủ VNCH đừng chiếm Nam vang nên Quân-đoàn 3 dừng lại ở Neak Luong (người Việt mình gọi là Hố Lương), một bến phà chỉ cách Nam vang 60 cây số.
    Nghe tin QLVNCH tràn qua biên giới, cả trăm ngàn kiều bào VN ở Cao Miên, trong đó có vợ chồng tôi, bỏ tất cả tài sản, dắt díu nhau vào các trại tị nạn. Các sân trường trung học, chùa, nhà thờ bỗng trở thành những trại tị nạn khổng lồ. Vợ chồng tôi vào trường Seminaire, nơi tôi đã học năm cuối chương trình Tú tài Pháp hai năm trước.
    Trong trại Seminaire, người ta chia ra nhiều nhóm, mỗi nhóm 10 gia đình, trước hết là để lãnh nước uống, sau là thức ăn, lúc đó chỉ có khô cá lóc do Red Cross cung cấp. Tôi làm trưởng nhóm 31.
    Đầu tháng 5/1970, ông Nguyễn Cao Kỳ bay lên Nam Vang, nói là thăm xả giao tướng Lon Nol nhưng thật sự là đi thanh tra các trại tị nạn. Tối đêm trước, tôi và các trưởng nhóm được lệnh phải thu tất cả những những gì có thể coi như là vũ khí gồm dao, gậy,… và cùng nhiều người thức gần sáng đêm để dựng cái sân khấu dã chiến.
    Khi ông Kỳ vào trại Seminaire, ông đến từng lều, bắt tay và hỏi thăm từng người. Điều làm mọi người chú ý là 2 anh đại-úy cận vệ. Họ cao hơn ông Kỳ 1 cái đầu, mặc đồ bay, mang súng ngắn dưới nách, nhưng không cản trở khi kiều bào đến bắt tay, thậm chí ôm hôn ông Kỳ.
    Ông Kỳ lên sấn khấu, nói vài lời thăm hỏi xã giao rồi hứa: “Tôi sẽ đưa tất cả đồng bào về quê hương!”
    Ông nhận được những tràng pháo tay như sấm động của mấy ngàn người trong trại Seminaire. Nhiều bà lão bò ra khoảng trống trước sân khấu lạy ông Kỳ như tế sao.
    Vài ngày sau, chúng tôi được phát thịt heo lần đầu, dù không ai biết ai cho nhưng mọi người nghĩ là từ chính phủ VNCH. Tuần sau, một đoàn “tàu há mồm” của Hải quân VNCH cặp bến sông Mekong.
    Danh sách từng nhóm được gọi để rời trại xuống tàu về nước. Vợ chồng tôi thuộc danh sách thứ 31 nên gần cuối tháng 5/1970 mới được rời trại. Sau 1 ngày lênh đênh trên sông Tiền (hay sông Hậu?) thì về tới trại Đồng Tâm, Mỹ Tho, lúc đó là hậu cứ của Sư-đoàn 7 BB.
    Vợ chồng tôi chỉ ở trại Đồng Tâm 5 ngày. Làm giấy tờ nhập cảnh xong thì Ba em lái xe xuống rước về Sàigòn.
    Cuộc sống chúng tôi từ ngày về Sàigòn không còn… tà tà như lúc ở Nam Vang. Cũng như tất cả Việt kiều hồi hương lúc đó, tôi được hoãn dịch 18 tháng. Thời gian không nhiều nên tôi làm ngày làm đêm. Em cũng đi làm. Cuối tuần hai đứa đưa nhau đi ăn mì xào dòn, hay ăn nghiêu luộc.
    Mỗi tối đi đàn về, tôi chạy thẳng vô Chợ Lớn mua cho em cái bánh bao Ông Cả Cần của Bà Năm Sa-Đéc. Lúc này em không còn thơ thẩn, mà ngược lại… em ăn rất bạo. Dù không nói ra, tôi biết em đang chuẩn bị cái bụng cho đứa con đầu lòng của chúng tôi, dù không biết lúc nào nó sẽ tượng hình.
    Nhiều người trong gia tộc hai bên thường trề môi nói “thằng B. con nhà lính tính nhà quan, mới ở Nam Vang về tay trắng mà vợ nó muốn gì được nấy”….
    Mấy người này không biết là lúc còn độc thân, tôi đã đọc một câu định nghĩa “người phụ nữ lý tưởng” của 1 người đàn ông như sau: “Người phụ nữ lý tưởng của một người đàn ông là người bạn, người tình và là người vợ của người đàn ông đó”.
    Hồi đọc câu đó, tôi chưa gặp cô Tiên nên tôi đã tự hỏi ngược lại là “tôi có thể vừa là người bạn, vừa là người tình, và là chồng của vợ tôi không”. Ông nào muốn biết cái vụ này nó khó cỡ nào cứ thử cua một cô bạn gái rồi cưới cổ về làm vợ thì sẽ hiểu câu… “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”.
    Nhưng khi gặp rồi thương yêu cô Tiên, cái định nghĩa xưa tự nó cho tôi lời giải đáp.
    Lúc mới thương nhau, tôi thường kể em nghe chuyện bồ bịch của tôi lúc trước. Em chẳng những không ghen hờn, mà còn góp ý đôi khi rất tiếu lâm, rồi hai đứa cười hí hí. Lúc hai đứa đi chơi, gặp cô nào có “ngực tấn công, mông phòng thủ” là tôi hay quay lại nhìn, em im lặng nắm tay tôi, đợi cô đó đi khỏi tầm mắt mới hỏi “bộ toi hổng thấy cổ đi hai hàng hả?”. Khi vào tiệm bán sách, tôi có cái tật (hổng biết xấu hay tốt) là đứng hơi lâu trước mấy cái đặc san người lớn như PlayBoy. Em im lặng đứng bên tôi, đến khi rời tiệm sách em mới phê bình… “nhỏ này vú đẹp, cô kia mông teo…”. Chỉ khi đến kệ bày mấy cuốn Salut les Copains, em mới thò tay lựa cuốn mới nhất và tự ra quầy trả tiền.
    Em chưa bao giờ bắt tôi trả tiền những gì em mua cho riêng em. Em chưa bao giờ lớn tiếng hay dùng lời lẽ không lịch sự với bất cứ ai, dù đôi khi tôi hay ai đó vô tình hoặc cố ý làm em giận.
    Ba em nói với em “Ba thấy nó đi nhảy đầm, tay trái một con, tay mặt một con”. Em trả lời “những gì ảnh làm lúc còn độc thân là quyền của ảnh, con không cần biết (thật ra tôi đã kể em nghe hết rồi). Chỉ cần biết hiện giờ hai đứa con thương nhau thật lòng là được rồi”.
    Em có cách hôn, chỉ phớt nhẹ, làm tôi hồn phi phách tán. Khi thấy tôi buồn, em cầm tay tôi, xoa nhè nhẹ lên mu bàn tay, khiến tôi quên hết mọi phiền não. Sau này thành vợ thành chồng, em vẫn là người tình tuyệt vời. Em biết cách làm tôi quên những nghiệt ngã mà tôi đã trải qua trong ngày hôm đó.
    Em biết tiết kiệm, vén khéo với số tiền mà chúng tôi kiếm được. Em không se sua, dù luôn ăn mặc thanh lịch. Mỗi lần hai đứa ra đường là tôi phải ngó trước nhìn sau, coi có tên nào nhìn lén em không. Khi đứa con đầu lòng của chúng tôi chào đời năm 1972, em tự nguyện bỏ bớt chuyện mua sắm cho riêng mình, để có đủ tiền cho con chúng tôi bú sữa Guigoz 3 năm liên tục.
    Cô Tiên đã là một người bạn, một người tình và là người vợ tuyệt vời của tôi. Được một người vợ như cô Tiên, em muốn gì được nấy không có gì quá đáng. Bán nhà cho em cũng được, huống chi là ba cái lẻ tẻ.
    Tháng 4/1972, tôi hết hạn hoãn dịch, phải đi lính cho tới ngày tan hàng.
    Sau 75, có ngày hai đứa phải ăn sáng bằng… cơm nguội, nhưng em luôn dành 1 hoặc 2 đồng cho con chúng tôi có gói xôi nóng hay tô cháo huyết.
    Cực nhất là lúc chúng tôi về quê tôi sống từ năm 1976 đến năm 1979. Má tôi cho 2 công ruộng và nửa công vườn, đủ cho gia đình chúng tôi sinh sống, không cần phải đi làm mướn, làm thuê. Nhưng không may là hai năm 77-78, lũ lụt tràn vào ngập ruộng trước khi lúa chín. Nông dân vùng Tân châu đói thể thảm. May mà tôi cất nhà sàn, cao khoảng 1.5m, nên nước ngập lé đé sàn nhà.
    Nhiều nông gia ở nhà đất, phải kê tủ giường lên cao, có người kê giường tới gần đụng nóc nhà.
    Mỗi ngày, cô Tiên ngồi trên sàn nước, miệt mài câu từng con cá chốt, cá sặc, cá lòng tong. Tôi không dám nhìn lâu. Đến bữa ăn chỉ có món cá kho thập cẩm vậy mà thằng con khen “má kho cá ăn ngon”. Tôi mắc nghẹn từng hồi. Rồi cũng qua.
    Ở quê, em không cho con đi học, nói mấy ổng dốt mà dạy cái gì! Vợ chồng tôi thay nhau dạy con nói và viết tiếng Việt, tiếng Pháp. Bài học tiếng Việt đầu tiên là bốn câu thơ của ngài Lý Thường Kiệt :
    Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên phận định tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
    Tiếng Pháp thì chúng tôi dạy con nói và viết những câu chào hỏi thông thường, không ngờ khi qua Úc nó học tiếng Anh nhanh hơn những bạn tị nạn khác nhờ tiếng Pháp và tiếng Anh có nhiều chữ giống nhau.
    Qua năm 79, tôi trúng mùa. Bán mấy chục giạ lúa, thêm chút tiền dành dụm, mua được cái ghe nhỏ, tính chuyện lớn. Khoang ghe chỉ vừa đủ cho hai người lớn và một đứa nhỏ chen vai nhau ngủ. Tôi không biết chèo, tập cả tháng sau mới chèo được 2 chèo. Em không biết lội nhưng nhất quyết đòi đi đến những nơi có thể cho chúng tôi thấy được tương lai. Em nói“mình đã sống mấy năm ‘có miệng không nói lại câm, hai hàng nước mắt chan dầm như mưa’. Đủ rồi, phải đi tìm tương lai cho mình và cho con”.
    Vậy là đi. Chèo từ Tân châu tới Long xuyên mất hai ngày. Nghỉ xả hơi một ngày rồi chèo tiếp tới Ô Môn, Cần Thơ, Ngã 7, Sóc Trăng, Hộ Phòng, Gành Hào, và sau cùng là ngã 3 cây Tàn. Ở ngã 3 cây Tàn hơn 1 tháng vì có người mướn tôi đào ao nuôi cá. Đào ao 1 tháng được 2 giạ gạo và một mớ tiền. Chúng tôi trở ra Gành hào vì thấy nơi này là nơi lý tưởng để ra đi. Tôi giấu dưới khoang ghe cái máy đuôi tôm, thường ngày không dám sử dụng, sợ người ta dòm ngó, định khi nào đi mới xài.
    Ở Gành Hào đêm trước, thì đêm sau bị bão.
    Mưa như trút nước, sấm chớp đầy trời. Chiếc ghe tôi lắc lư như người say rượu, nửa đêm đứt dây buộc sào trôi ra giữa sông. May là lúc đó nước lớn, nước từ ngoài biển đổ vô sông, nếu ngược lại thì có thể bão đã đưa chúng tôi qua Thái Lan hay hổng chừng… vô bụng cá. Tôi cột sợi dây quanh bụng, cố gắng lội vô bờ.
    Hình như… lúc không còn cái gì để sợ nữa thì mình mạnh hơn bình thường nên tôi đã kéo chiếc ghe tới dưới dạ cầu chợ Gành hào. Buộc dây ghe lại đàng hoàng là tôi ngã lăn ra thở dốc, lạnh run cầm cập. Em lau mình cho tôi và đưa tôi cái bánh bía, hổng biết em mua lúc nào, đúng là cô Tiên. Ăn cái bánh bía đêm đó, hương vị thơm ngon còn phảng phất tới bây giờ.
    Bye bye Gành hào, tôi gắn máy đuôi tôm chạy về Long Xuyên. Chúng tôi ở Long Xuyên gần 3 năm. Tôi làm bất cứ chuyện gì, miễn là lương thiện, để có tiền nuôi vợ con. Có lúc đạp xe lôi, có lúc vác lúa gạo ở các nhà máy xây lúa, có lúc làm tạp nhạp.
    Đến tháng 2/1982, em tìm được đường dây ra nước ngoài vừa với khả năng của vợ chồng tôi lúc đó. Cái may là chúng tôi chỉ đi một lần là tới Mã Lai. Ở Bidong 1 tháng rưỡi là được phái đoàn Úc nhận. Qua trại chuyển tiếp Sungei Besi2, ngoại ô Kuala Lumpur để khám bệnh, bổ túc hồ sơ. 3 tháng rưỡi sau là chúng tôi có list đi Úc.
    Vài ngày sau khi đặt chân lên đất Úc, lúc đó chúng tôi chỉ biết tiếng Pháp chưa biết tiếng Anh. Em nói với tôi “moi không thích nhờ thông dịch, nhà mình phải có một người giỏi tiếng Anh, toi phải đi học. Moi sẽ đi làm nuôi toi và con”! Nghe ghê chưa?
    Mà em cũng không biết tiếng Anh thì đi làm cái gì? Em quên mình từng là một tiểu thơ được cơm bưng nước rót, em quên mình từng đi học có xe đưa rước, em quên mình là… cô tiên của tôi,. nên ai mướn gì làm nấy. Quét dọn nhà cửa cho người Úc, chăm sóc con em của đồng hương, làm chả giò bán sĩ (không biết em học ở đâu mà làm chả giò và đổ bánh xèo ngon nhất Darwin).
    Tôi cũng đi làm ban ngày, đi học ban đêm. Bảy năm ròng rã, tôi lấy được 2 cái Certificates về kế toán và quản trị địa ốc và xin được cái job “Security Administrator” tại trường đại học Charles Darwin University ở Darwin đầu năm 1985. Tôi làm việc tại CDU liên tục hơn 27 năm, đến khi nghỉ hưu cuối năm 2012.
    Em không đi học tiếng Anh một ngày nào nhưng sau này… lại làm thông dịch cho bạn bè, nhiều nhất là mấy cô lấy chồng Úc, mới qua Úc chân ướt chân ráo, tìm đến em nhờ giúp đỡ. Em chở họ đi làm hồ sơ nhập cư, điền đơn xin tiền an sinh xã hội… Bà xã tôi thương đồng hương nên ai nhờ thì giúp, cứ ăn cơm nhà vác ngà voi, không đòi hỏi ai phải trả đồng bạc nào dù biết làm thông dịch cũng được trả tiền. Mấy cô vợ Úc thương em lắm, cuối tuần là ghé nhà tôi xào xào nấu nấu … thật vui.
    Hỏi em mới biết, em học tiếng Anh bằng cách theo dõi các chương trình Play School trên TV. Chương trình này dạy con nít Úc nói/viết tiếng Anh để chuẩn bị vô mẫu giáo. Em đọc báo tôi mang về mỗi ngày. Không hiểu chữ nào, đoạn nào thì em hỏi tôi hay tra tự điển.
    Tiếu lâm nhất là khi bà hàng xóm nhờ em làm thông dịch. Bà này gốc Ý (Italy), có chồng gốc Tây Ban Nha (Spain). Bà ta đến Úc theo diện vợ chồng năm 1978 và không đi học ngày nào. Khi rảnh rỗi bà ta qua nói chuyện với bà xã tôi. Bà ta nói “broken english” với giọng Ý nên tôi và mọi người không ai hiểu cả. Vậy mà bà xã tôi hiểu nên mỗi lần bà hàng xóm cần đi bác sĩ, hay bất cứ cơ quan công quyền nào ở Darwin là qua năn nỉ nhà tôi theo làm thông dịch.
    Một năm sau ngày đến Úc, tôi được bầu làm tổng thư ký Hội Người Việt Tự Do tại Darwin, sau đổi tên thành CĐNVTD Bắc Úc cho tới bây giờ. Tôi dính với các sinh hoạt của CĐ mình cho tới năm 2017 mới rút chân ra được. Suốt thời gian này, bất cứ tôi làm cái gì đều có sự giúp đỡ, yểm trợ khi công khai khi âm thầm của cô Tiên.
    Đứa con thứ hai của chúng tôi chào đời năm 1984 tại Darwin. Nhìn em cho con bú, tắm rửa cho con, nâng niu thằng nhỏ như vàng như ngọc, tôi nhớ lại những ngày hai đứa mới thương nhau, mỗi lần bên nhau là bàn chuyện mai này… tôi viết bài thơ tặng em.
    Một chiều lãng đãng ánh tà dương Em kể anh nghe chuyện mộng thường Đôi mắt em nhìn xao xuyến quá Như sao lấp lánh một trời thương.
    Từ đó đời mình hết lẻ loi Đan tay qua phố bước chung đôi Em cười rạng rỡ như tiên nữ Tiên nữ của anh – cũng được rồi.
    Từ đó đời mình ươm ước mơ Từng đêm anh cắn bút làm thơ Mỗi dòng ôm ấp ngàn thương nhớ Thương nhớ lớn theo nổi đợi chờ.
    Từ đó mình bàn chuyện lứa đôi Mai này, mình có hai con thôi Trưởng nam, phần nó lo hương hỏa Em nó, cô Ba – có rượu mời.
    Từ đó mình bàn chuyện cưới nhau Anh giành chọn áo cưới cô dâu Màu vàng, hoàng hậu lòng anh đó Em nói : – Màu hồng, áo cô dâu!
    Từ lúc về làm vợ của anh Âm thầm mình kết mộng ngày xanh Trưởng nam bật khóc, cưng như ngọc Đứa kế trai luôn, quý tựa vàng.
    Nhiều đêm nằm gác tay lên trán Anh cám ơn Trời, cám ơn em Bảy nổi ba chìm mình chẳng ngán Vì em có anh, anh có em.
    Từ năm 2005 đến năm 2015, chúng tôi tổ chức những bữa ăn cứu trợ Thương Phế Binh còn sống khổ sở nơi quê mình bằng cách… tổ chức BBQ tại nhà tôi. Thức ăn do bà xã tôi và vài người bạn thân cùng chung sức nấu nướng, tôi bỏ tiền túi mua bia và nước giải khát. Ăn uống free. Tôi để 1 cái “Thùng Cứu trợ” trên bàn, ai cho bao nhiêu, tôi gởi về VN giúp anh em thương phế binh bấy nhiêu, theo tiêu chuẩn mỗi người 100 Úckim.
    Vì số người Việt ở Darwin rất khiêm nhường, chỉ có vài trăm người, nên lúc đầu chỉ được vài ngàn. Từ từ, bà con tin tưởng nên khi có dịp đi ngang nhà tôi là họ bỏ tiền vô thùng thơ, không đợi đến Bữa ăn Cứu trợ.
    Gõ máy tới đây, bỗng nhiên làm biếng… không muốn gõ máy nữa, vì đang nhớ cô Tiên, nhớ quá xá nhớ.
    Cô Tiên của tôi đã về trời sau khi đã cùng sống chung với cha con tôi 43 năm, 3 tháng, 27 ngày hạnh phúc. Em quy tiên sau một cơn bạo bệnh. Từ một người mạnh khỏe bình thường, đúng 5 tuần sau thành người thiên cổ.
    Trong những ngày cuối của cuộc sống nơi dương thế, khi thấy hai con đứng nhìn em, nước mắt lưng tròng, em cầm tay con lắc lắc, mỉm cười nói: “Chúa cũng chết, Phật cũng chết, thì Má cũng chết. Má đã trả xong món nợ ân tình với Ba con và các con thì Má đi. Con trai khóc… xấu lắm”. Con tôi quẹt nước mắt… miệng cười méo xẹo.
    Trong Hospice Hospital, nơi dành cho những bệnh nhân… “terminally ill”, mỗi ngày có y tá đến đánh răng và lau mình cho em. Có một lần em cám ơn họ “Thanks so much for keeping my body clean. I know it’s shutting down”. Cô y tá người Úc trợn mắt nhìn em, rưng rưng nước mắt. Sau này, cô nói với tôi “Tao chưa thấy ai sắp chết mà còn lịch sự và tỉnh táo như vợ mầy”.
    Khi biết mình sắp trả xong cái nghiệp ở dương gian, em nắm tay tôi dặn dò phải tổ chức tang lễ em như thế nào. Thỉnh vị tăng ni nào chủ trì tang lễ, xong phải hỏa thiêu và chỉ giữ tro cốt 100 ngày. Sau đó mang tro cốt em rải trên sông Parramatta, đoạn gần Opéra House ở Sydney, là nơi em thích đi dạo mỗi lần đi thăm con. Em nói nhỏ nhẹ như đang lo tang lễ của ai khác. Tôi chỉ biết im lặng gật đầu, ráng kềm cho nước mắt đừng chảy ra. Tôi đã làm đúng theo lời em dặn.
    Từ ngày cô Tiên về trời, cha con tôi đứt ruột đứt gan, tan nát trong lòng. Tôi đã sống những ngày như người chết chưa chôn.



  6. #46
    Biệt Thự tà áo xanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Phố Mây
    Posts
    4,718


    (Hình Bửu Nguyên và 'Cô Tiên' năm 1971)



    O Hà,

    Tối thứ bảy, đi làm vườn về, xanh nghiền ngẫu mấy giờ đồng hồ, tìm manh mối tài liệu chính xác, rằng tướng NCK trực tiếp chỉ thị cho đoàn tàu há mồm của Hải Quân VNCH cắp bến sông Me-Kong đón Việt kiều hồi hương, cho khớp với lời kể chuyện thật của ông Bửu Nguyên ở Darwin, Úc. Tìm thấy hình ông bà khi còn trẻ này đây. Chuyện được đăng rải rác vài nơi trên các trang mạng. Thêm chuyện kể ông đi lính sau khi hồi hương về Việt Nam. Câu chuyện 'Cô Tiên' rất cảm động, rất thuyết phục xanh. Nhưng vì là lời thuật mà xanh thì muốn tìm tài liệu như dữ kiện lịch sử để đối chiếu thêm. Xem như lâu lâu làm một bài homework : )

    Tuy nhiên, không tìm thấy tài liệu nhắc đến, có lẽ xanh tìm chưa đúng nơi. Dầu vậy, tài liệu lịch sử ghi lại phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ đến Cambodia vào tháng 6 năm 1970. Ngày 5/6/1970. Trong khi trong câu chuyện thì vợ chồng tác giả xuống tàu Hải quân về Việt Nam cuối tháng 5 (?? ) trước chuyến viếng thăm Cambodia của tướng NCK. Có khi nào tác giả nhớ nhầm (?? ). Vì không khớp mốc thời gian nên xanh ráng đi kiếm cả tài liệu Anh ngữ lẫn Việt ngữ có bao nhiêu lần tướng NCK sang Cambodia trong năm 1970 và những việc quan trọng ông đã làm. Chỉ thấy một chuyến viếng thăm do tướng Lon Nol (sau khi Hoàng Thân S đã bị truất phế) ra đón tướng NCK tại phi trường. Và một hai hôm sau đã có một đàm phán, ký kết với tướng Lol Nol.

    Vì Xanh nghĩ việc điều một đoàn tàu của Hải Quân không phải là chuyện nhỏ, tại sao không có bất kỳ tài liệu nào nói đến. Hơn nữa mấy ngàn người ở trại là những nhân chứng của nghĩa cử cao đẹp của tướng NCK, vì sao chỉ duy nhất được nghe kể lại thoáng qua trong câu chuyên kể của một người.

    Qua tìm kiếm xanh hiểu thêm về lịch sử 'cáp duồn' của người Cao Miên có từ thời xa xưa. Kỳ thị người Việt có hệ thống của quốc gia. Đúng nghĩa là kỳ thị như người Việt không được làm một số ngành nghề nhất định, không được tham gia chính trị, nếu người Việt làm chủ thì nhân viên phải mướn 70% người bản xứ và chỉ 30% người Việt v. v tội lắm.

    Lý do vì sao quân đội Hoa Kỳ và VNCH đổ quân qua Cao Miên thì mình đều biết rồi, để truy diệt những căn cứ của Cộng Sản Bắc Việt lợi dụng chính sách và lập trường trung lập (hơi ngả theo Trung Cộng) làm bàn đạp xâm lăng Nam Việt Nam.

    Cuộc nội chiến ở Campuchia.

    Chiến dịch cáp cuốn, dã man nhất là cuộc thảm sát ở Takeo. Hàng trăm ngàn Việt kiều đã bỏ chạy lẫn bị ép buộc hồi hương.

    Từ đó, xanh được đọc thêm bài tài liệu của Nguyễn Văn Dưỡng về QUÂN ĐOÀN III & VÙNG 3 CHIẾN THUẬT VỚI TƯỚNG ĐỖ CAO TRÍ VÀ TƯỚNG NGUYỄN VĂN MINH. Tường thuật về QLVNCH đã giải cứu hàng chục ngàn Việt kiều ở Cao Miên, đưa về nước do trung tướng Đỗ Cao Trí đã làm việc này.

    Nếu Pháp có De Lattre De Tassigny, Mỹ có Patton, Đức có Rommel, thì VNCH chúng ta có Đỗ Cao Trí.
    Trích dẫn:
    Suốt trong gần một năm hiện diện trên lãnh thổ Miên, QLVNCH đã liên lạc với chính quyền quân sự Cao Miên, đưa khoảng trên dưới vài chục nghìn đồng bào Việt Nam ở đó trở về nước. Chính Tướng Đỗ Cao Trí đã làm việc này. Nỗi bận tâm của Trung tướng trong các cuộc Hành quân Toàn Thắng trên lãnh thổ Miên không chỉ nhằm tiêu diệt lực lượng CSBV và các căn cứ hậu cần quan trọng của chúng ở biên giới Miên, hay chỉ để yểm trợ cho lực lượng quân đội non yếu của Tướng Lon Nol (Ông này là Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Miên, vừa làm cuộc đảo chính lật đổ Norodom Sihanouk trong tháng 3, 1970, khi Sihanouk công du nước ngoài) nhưng còn để giải thoát hàng chục nghìn Việt kiều bị chính quyền địa phương của chính phủ Lon Nol nghi ngờ là Việt Cộng, bắt giam giữ. Trung tuần tháng 4, 1970, tôi được Trung tướng Trí cử sang làm Sĩ quan Liên lạc ở Tỉnh Sway-Riêng thay thế Đại tá Lê Đạt Công lúc đó là Trưởng Phòng 2 QĐIII & V3CT. Tôi nhận rõ chỉ thị và hiểu rõ mối quan tâm của Trung tướng Trí về vấn đề Việt kiều ở Miên. Vì vậy, khi biết nhu cầu cần được yểm trợ của Đại tá Đap Duon, Tỉnh trưởng Sway-Riêng, và sau khi thoả mãn được vài điều khá quan trọng, việc đầu tiên của tôi là yêu cầu Đại tá Đap Duon đưa đến thăm viếng số đồng bào chừng hai nghìn người bị chính quyền Miên tập trung giam giữ ở Trường Tiểu học tỉnh lỵ. Trước cổng Trường này, tôi hứa với đại diện Việt kiều nạn nhân ở đó là sẽ trình nguyện vọng muốn về nước của đồng bào lên Tướng Trí, Tư lệnh QĐIII & V3CT. Tôi đã làm như đã hứa.

    Trong tháng 5, 1970, khi được Tướng Trí uỷ thác sang Kompong-Cham làm Sĩ quan Liên lạc ở Bộ Tư lệnh Quân khu I Cao Miên của Tướng Fan Muong, với một toán trên mười sĩ quan, hạ sĩ quan Phòng 2, Phòng 3, và Truyền tin của QĐIII & V3CT. Ở Komgpong-Cham, tôi cũng yều cầu Trung tá Ly Tai Sun, Tư lệnh phó của Fan Muong, nhất định phải đưa tôi đi xem nơi đồng bào Việt Nam bị họ bắt giam giữ. Hơn vài nghìn Việt kiều, kể cả đàn bà và trẻ con, chen chúc dưới các đường giao thông hào khá sâu và rộng –mà người Pháp gọi là tranchées– trong khuôn viên chiếc sân rộng lớn của Bộ Tư lệnh Quân Khu trong thành phố. Việc nầy chỉ diễn ra vào buổi sáng sau khi tôi đã yêu cầu Tướng Trí cho Không Quân Việt Nam (KQVN), đánh giải tỏa Bộ Tư lệnh Quân Khu I, bị Tiểu Đoàn J-16 Đặc công và các đơn vị chính qui của CSVN tấn công và bao vây từ đêm trước. Khi chỉ vào nhóm Việt kiều bị giam giữ dưới các giao thông hào đó, Ly Tai Sun nói với tôi bằng tiếng Việt: -“Nếu hôm nay Ông không gọi được KQVN đánh giải cứu chúng tôi, thì số người nầy sẽ bị bắn hết.” Đó là nguyên văn câu nói của tên Trung tá nầy. Từ ngày toán Liên lạc của chúng tôi đến Kompong-Cham, tôi tiếp xúc với Thiếu tá John Fernandez Tham Mưu trưởng, Ly Tai Sun Tư lệnh phó và Tướng Tư lệnh Fan Muong bằng tiếng Pháp, vì tôi không biết tiếng Miên, tôi chưa hề nghe các Sĩ quan Miên này nói một câu tiếng Việt nào. Đột nhiên nghe Ly Tai Sun bật lên câu nói ghê tởm đó, tôi nói với hắn, “Thì ra Ông là người Việt Nam, họ Lý. Ông nói vậy có nghĩa là các Ông sẽ giết hết số Việt kiều nầy và cả toán Liên lạc của chúng tôi, đúng không? Hắn cười. Tôi nói tiếp: -“Chắc là Ông chưa lường được hậu quả lớn lao sau nầy.” Lý Tài Sun, hay Lý Đại Sơn –tên thật của Sun– không nói gì thêm. Tức tốc, tôi vào gặp Tướng Fan Muong nói việc Ly Tai Sun và tôi gửi mật điện trình mọi việc với Tướng Trí. Ngay buổi trưa đó, Trung tướng cho trực thăng, kèm theo quân Nhảy Dù, đón toán Liên lạc chúng tôi về Biên Hòa. Có lẽ sau đó Tướng Fan Muong điện xin lỗi Trung tướng Trí. Dĩ nhiên vấn đề chính phải là chuyện giải quyết số phận của hàng chục ngàn Việt kiều bị chính quyền Miên giam giữ từ mấy tháng trước đó khi quân CSBV phối hợp với các đơn vị Cộng sản Miên tấn công các thành phố Miên và tạo vòng đai bao vây Thủ đô Phnom Penh của Chính quyền Lon Nol. Mấy ngày sau, Thiếu tá Nguyễn văn Lý của Phòng 2/BTL/ QĐIII & V3CT và một toán Liên lạc khác được đưa trở lại Kompong-Cham. Không lâu sau đó Đại tá Trần văn Tư thay thế Thiếu tá Lý.


    Nói chung vài tiếng làm homework thật đáng giá. Ngày xưa đi học bộ môn lịch sử là xanh lười học nhất hạng. Học thuộc lòng vanh vách như vẹt vua nào năm nào để trả bài và đi thi. Điểm cao ngất ngưỡng mà ôi thôi không nhớ ông vua nào là ông vua nào hi hi.

    Anh MM, ngả mũ trước những hy sinh của các người anh của anh MM vì hòa mình và tự do của Miền Nam Cộng Hòa. Hiểu nỗi hận CS thâm sâu.

    Chủ đề này tình cờ có nhắc nhở về một số chi tiết lịch sử, không phải bàn về thời sự chình trị nên mong các thành viên trong Phố không phiền.

    Và xanh vẫn mong một ngày nào đó có thêm manh mối về chi tiết đã kể về tướng NCK trong chuyện 'Cô Tiên'.


    ** VĂN NGUYÊN DƯỠNG & VĨNH ĐỊNH NVD
    BÚT DANH CỦA NGUYỄN VĂN DƯỠNG
    Trung tá NGÀNH QUÂN BÁO QLVNCH
    KHÓA 5 – VÌ DÂN
    THỦ ĐỨC





    Vài tài liệu hay trong lúc tìm kiếm:

    **
    Saigon Force Enters Cambodia In a New Search‐Destroy Drive

    https://www.nytimes.com/1970/07/27/a...ve-saigon.html


    ** American Military Strategy in the Vietnam War, 1965– 1973

    https://digitalcommons.chapman.edu/c...=history_books

    ** Thân phận Việt kiều tại Cambodia

    https://nghiencuulichsu.com/2016/09/...eu-o-cambodia/



    Cộng hòa Khmer: 1970 đến 1975
    Sau một cuộc khủng hoảng chính trị ngày càng sâu sắc, Hoàng thân Norodom Sihanouk bị phế truất khỏi vị trí Nguyên thủ Quốc gia vào tháng 3 năm 1970 và Cộng hòa Khmer được thành lập. Việc phế truất được tiến hành khi một chiến dịch tuyên truyền chống người Việt đang diễn ra. Trên thực tế, chỉ trích đối với Sihanouk phần lớn tập trung vào lập trường được cho là ủng hộ người Việt của ông. Chiến dịch tuyên truyền chống lại cộng đồng người Việt sớm chuyển thành các cuộc bạo động và tấn công khắp đất nước Campuchia. Nhà cửa, thuyền bè, tài sản và các đền thờ tôn giáo của người Việt bị tấn công. Văn phòng và nơi ở tại Phnom Penh của các đại diện ngoại giao từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Việt Nam DCCH) (miền Bắc) và Chính phủ Cách mạng Lâm thời hình thành bên trong Việt Nam Cộng hòa (Việt Nam CH) (miền Nam), bị cướp phá. Bạo lực chống lại người Việt leo thang khi các phần tử thuộc lực lượng vũ trang và cảnh sát tham gia vào các vụ tấn công và tàn sát. Đây là nguyên nhân gây nên cái chết của hàng ngàn người Việt.
    Thay vì bảo vệ người Việt, nhà cầm quyền mới của Campuchia đề xuất nhiều biện pháp phân biệt đối xử. Người Việt chỉ được phép đi lại từ 7 đến 11 giờ sáng, họ không thể đến trường và đi làm. Ngư dân người Việt bị thu hồi giấy phép đánh bắt. Các tổ chức công và tư cũng như những người sống trong nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bị cấm thuê mướn lao động người Việt. Ngoài ra, nhà cầm quyền khuyến cáo không được dùng tiếng Việt nơi công cộng.
    Nhà cầm quyền Việt Nam CH đã can thiệp một cách chính thức. Nhà cầm quyền Campuchia dần nhận thức được hậu quả quốc tế tiêu cực của các vụ tấn công nhằm vào người Việt và điều này đã kéo theo một sự thay đổi về quan điểm. Nhà cầm quyền Campuchia kêu gọi người dân tích cực bảo vệ người Việt trên tinh thần duy trì mối liên hệ mật thiết giữa nhân dân hai nước. Việt Nam CH và chính quyền Campuchia đã đạt được một thỏa thuận về vấn đề người Việt ở Campuchia vào ngày 27 tháng 5 năm 1970.
    Bất chấp những tín hiệu mới, người Việt tiếp tục trốn chạy khỏi nơi ở của mình và tìm chốn nương náu trong 18 trại tị nạn vốn được thành lập tại một số thành phố Campuchia – chủ yếu là ở Phnom Penh – nhằm đương đầu với dòng người tị nạn trong nước. Tháng 5 năm 1970, lượng người trong các trại tị nạn lên đến con số đỉnh điểm 90.000. Từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1970, số người tị nạn này được trả về Việt Nam CH. Ngày 13 tháng 8, trại tị nạn cuối cùng bị đóng cửa tại Phnom Penh. Tuy nhiên, cuộc di cư của người Việt từ Campuchia vẫn tiếp tục và tới cuối tháng 9 năm 1970, tổng cộng 197.378 người Việt đã chính thức trở về Việt Nam CH. Theo nhà cầm quyền Việt Nam CH, 28% số người hồi hương tuyên bố họ là công dân Campuchia. Trên thực tế, nhà cầm quyền Việt Nam CH ước tính 300.000 người Việt sống ở Campuchia trước cuộc di tản đã mang quốc tịch Campuchia. Tháng 3 năm 1971, Việt Nam CH chính thức ước tính khoảng 250.000 người Việt từ Campuchia đã được hồi hương (Pouvatchy, 1976).[5]




    ** [5] Pouvatchy thể hiện sự hoài nghi đối với con số 300.000 người Việt có quốc tịch Campuchia mà ông cho là qúa cao. Ông cũng lưu ý rằng nhà cầm quyền Campuchia “dường như” khuyến khích các công dân Campuchia gốc Việt rời khỏi đất nước này (Pouvatchy, 1976, trang 343).

    Inner peace is the key:
    if you have inner peace, the external problems do not affect your deep sense of peace and tranquility...
    without this inner peace, no matter how comfortable your life is materially, you may still be worried, disturbed, or unhappy because of circumstances.

    Dalai Lama -




  7. #47
    Nhà Ngói
    Join Date
    Feb 2012
    Posts
    115
    ... Xanh giỏi quá xá là giỏi ... hai ông bà Buu Nguyen nhìn đẹp đôi Xanh hở ... người thời đó mà thấy văn minh ghê ... mà người thời đó cũng thiệt thà sợ luôn ... hà nghe kể khoảng 29-30/4/75 gì đó ông cậu phi công của hà buồn hiu ở nhà ngoại, ông anh họ của hà ghé vô thấy kêu trời: giờ này cậu chưa đi? Ông cậu nói: giới nghiêm! Ông anh: giới nghiêm gì, thiên hạ chạy đầy đường ... Vậy là ông cậu dông thẳng không kịp chào bà ngoại! ... giờ này lớp người lớn lần lượt ra đi ... không thì hà cũng hỏi thăm ...

  8. #48
    Biệt Thự tà áo xanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Phố Mây
    Posts
    4,718


    Cậu Hà là phi công mà kẹt lại sau 75 án tù cải tạo ít nhất 15 năm. Từ độ tuổi ngoài 40 đến khi mãn hạn ra tù như anh của anh MM sức tàn hơi kiệt.

    Ba lĩnh vực lịch sử, tôn giáo, chính trị xưa giờ xanh ít đi sâu vô. Đủ để hiểu chứ không tìm tòi.

    Xanh quên để đường link đến trang Ảnh Xưa, bộ ảnh rất giá trị và nghệ thuật. Hình ảnh người Việt ở Campuchia hồi hương năm 1970.

    Và link đến bài 'Cô Tiên' có hình cưới, hình mới đến Úc, hình Cô Tiên tóc đã hoa râm. Hà xem thêm. Xanh cũng ngạc nhiên thời đó ông bà Buu Nguyen văn minh và thanh lịch.

    Bài vừa rồi xanh gõ typo tên Lon Nol qua Lol Nol. Đính chính ở đây để khỏi edit bài. Dấu đổi sắc huyền do bộ gõ tiếng Việt.


    https://anhxua.net/album/viet-kieu-c...-1970_409.html


    http://www.phoviet.ca/article.7597


    Inner peace is the key:
    if you have inner peace, the external problems do not affect your deep sense of peace and tranquility...
    without this inner peace, no matter how comfortable your life is materially, you may still be worried, disturbed, or unhappy because of circumstances.

    Dalai Lama -




  9. #49
    Biệt Thự tà áo xanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Phố Mây
    Posts
    4,718
    Olivia de Havilland, who played Melanie Wilkes in ‘Gone with the Wind,' has died at 104





    NEW YORK DAILY NEWS

    JUL 26, 2020 AT 3:56 PM



    British-American actress Olivia de Havilland, 1938.
    (Keystone/Getty Images)


    Olivia de Havilland, who played the sweetest character in movie history so well that no one even hated her for it, died Saturday in Paris. She was 104.

    As the saintly Melanie Wilkes in the 1939 epic “Gone With the Wind,” de Havilland set the bar for pure-hearted nobility that few subsequent actresses could ever reach. She also cast Melanie’s shadow over her own career, though she was a world-class old-style movie star in a variety of roles for more than a decade.



    British born actress, Olivia de Havilland.
    (Hulton Archive/Getty Images)


    A beauty whose look was more wholesome than exotic, she first became widely known from her eight movies with Errol Flynn. She called him her first love, though she also insisted their widely reported affair never went beyond rumors. She won best actress Oscars for “To Each His Own” (1946) and “The Heiress” (1949). She was nominated as best supporting actress for “Gone With the Wind” and as best actress for “The Snake Pit” (1948), which tackled the controversial subject of mental illness and took de Havilland far from the genteel and proper Southern world in which Melanie Wilkes lived and died.

    Her own life had a considerable measure of grace and gentility. Born in Tokyo in 1916 to a British patent attorney and his actress wife, she grew up in California and eventually moved to Paris in the 1950’s with her second husband, Pierre Galante.

    She stayed there the rest of her life, though she commuted often to the U.S. The more ragged edges of her life included a long-running feud with her sister, the actress Joan Fontaine. Though neither discussed the estrangement in detail, it was widely thought to have been cemented at the 1942 Academy Awards ceremony. Both were nominated as best actress that year, Fontaine for her role in Alfred Hitchcock’s “Suspicion” and de Havilland for “Hold Back the Dawn.”

    When Fontaine was announced as the winner, she pointedly rejected de Havilland’s attempt to congratulate her, so offending de Havilland that they subsequently were civil only when protocol required.



    Marcus Goodrich with wife, Olivia De Haviland.
    (Bill Wallace/New York Daily News)

    De Havilland also had a rugged marriage to her first husband, novelist Marcus Goodrich, whom she divorced in 1952 after a six-year union in which she claimed he beat her. She married Galante in 1955 and they separated in the early ‘60s, though they didn’t divorce until 1979.

    Professionally, de Havilland initiated a difficult uphill battle with boss Jack Warner of the Warner Bros. studio to which she was under contract. Frustrated that Warner kept ordering her to take sweet and often vapid roles, she challenged the studio’s right to keep a performer under contract indefinitely if the performer refused studio-assigned roles. She won in court, a ruling that helped break down the rigid studio system and won de Havilland the gratitude of her colleagues. She eventually reconciled with Warner as well and after the suit she began to get more complex roles, such as the lead in “The Snake Pit.”

    By the time she married Galante, she was approaching 40 and easing out of films. She turned down the role of Blanche in the film version of “A Streetcar Named Desire,” saying that some of the character’s lines were too racy. When she returned to work after her separation from Galante, it was in films like the dark “Hush Hush Sweet Charlotte,” the thriller “Airport” and the horror film “The Swarm,” in which she was killed by bees.



    Actress Olivia de Havilland. (Ed Clarity/New York Daily News)


    De Havilland also became a strong critic of overly explicit movies, arguing that films were more effective when more was left to the imagination.

    Despite her frustrations with the studio system, she later spoke glowingly of Hollywood’s golden age. When a network TV showing of “Gone with the Wind” in the 1970’s included too many commercial interruptions for her taste, she declined to provide a spoken introduction.






    **
    https://www.nydailynews.com/news/nat...qwu-story.html


    Inner peace is the key:
    if you have inner peace, the external problems do not affect your deep sense of peace and tranquility...
    without this inner peace, no matter how comfortable your life is materially, you may still be worried, disturbed, or unhappy because of circumstances.

    Dalai Lama -




  10. #50
    Nhà Ngói
    Join Date
    Feb 2012
    Posts
    115
    Quote Originally Posted by tà áo xanh View Post
    Olivia de Havilland
    ...
    ... Olivia de Havilland ở ngoài thấy đẹp sắc sảo không thua gì Vivien Leigh mà trong phim thì hiền lành dịu dàng đúng như nhân vật Melanie Hamilton ... cái cảnh ông Rhett Butler ôm xác con không nỡ rời là cảnh ông ngoại của má hà đã từng trải qua khi ông mất đứa cháu nhỏ xinh đẹp tới nỗi cả nhà thương phải đi coi khi mới sinh ra ...

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 02:04 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh