Register
Page 12 of 13 FirstFirst ... 210111213 LastLast
Results 111 to 120 of 128
  1. #111
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    864

    Đề luận thuật sự


    Hồ Sơ của Trump Cho Thấy Thêm Chi Tiết về Những Vụ Theo Đuổi Cơ Hội Kinh Doanh ở Trung Cộng(*)


    Trong khi đặt nghi vấn về tư thế của ứng cử viên đối thủ của mình đối với Trung Cộng thì hồ sơ thuế của Tổng Thống Trump cho thấy chi tiết về hoạt động kinh doanh của ông ta tại đó giờ mới thấy có cả một trương mục ngân hàng mà trước đây không ai biết.


    By Mike McIntire, Russ Buettner và Susanne Craig


    Tổng Thống Trump và các đồng minh của ông ta đã cố chụp một chiếc mũ nhu nhược với Trung Cộng lên đầu ứng cử viên của đảng Dân Chủ, Joseph R. Biden Jr., một phần bằng cách vạch ra những vụ kinh doanh của con trai của ông ta tại đó.

    Các Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa đã đúc kết một phúc trình xác quyết là, ngoài những vấn đề khác, con trai của ông Biden là Hunter “đã mở một trương mục ngân hàng” với một thương gia người Hoa, một phần của những gì mà phúc trình này nói là nhiều vụ mói nối với “người ngoại quốc và chính quyền ngoại quốc trên khắp thế giới.”

    Nhưng quá trình kinh doanh của riêng ông Trump cũng đầy dẫy những vụ giao dịch tài chánh ở ngoại quốc, và một số vụ đã có liên quan đến Trung Cộng. Ông ta đã bỏ ra cả mười năm để theo đuổi các dự án không thành công tại Trung Cộng, mở một văn phòng bên đó trong lần tranh cử đầu tiên vào ghế tổng thống và hợp tác với một công ty lớn thuộc quyền kiểm soát của chính quyền tại đó.

    Và theo kết quả phân tích hồ sơ thuế của tổng thống này mà The New York Times đang có trong tay thì nay được biết là Trung Cộng là một trong ba quốc gia hải ngoại — những nước kia là Anh Quốc và Ái Nhĩ Lan(1) — ông Trump có mở trương mục ngân hàng. Các trương mục ở ngoại quốc này không được liệt kê trong những phần tiết lộ tài chánh công cộng của ông Trump, khi phải liệt kê tài sản cá nhân, vì số tài sản này được khai dưới tên công ty. Không nhận ra được rõ ràng danh tính các viện tài chánh này.

    Trương mục ở Trung Cộng là thuộc quyền kiểm soát của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Quản Lý Khách Sạn Quốc Tế(2), mà hồ sơ thuế của công ty này cho thấy đã đóng $188,561 tiền thuế ở Trung Cộng trong thời gian theo đuổi những mối cấp giấy phép tại đó từ năm 2013 đến 2015.

    Hồ sơ thuế này không có chi tiết về cách thức số tiền này có thể được chuyển qua các trương mục ở hải ngoại như thế nào, nhưng Sở Thuế Hoa Kỳ(3) đòi hỏi các công ty khai thuế phải khai báo phần lợi tức của họ thu được từ các quốc gia khác. Các trương mục ở Anh và Ái Nhĩ Lan là của các công ty hoạt động sân gôn của ông Trump tại Tô Cách Lan(4) và Ái Nhĩ Lan, vốn vẫn khai báo thường lệ hàng triệu đô la thu nhập từ những nước này. Công Ty Quản Lý Khách Sạn Quốc Tế Trump chỉ khai báo có vài ngàn đô la từ Trung Cộng.

    Khi trả lời các câu hỏi của tờ Times, Alan Garten, một luật sư của Tổ Chức Trump(5), nói rằng công ty này đã “mở một trương mục với một ngân hàng Trung Cộng có văn phòng tại Hoa Kỳ để trả tiền thuế địa phương liên quan đến các nỗ lực kinh doanh ở đó. Ông ta nói rầng công ty đã mở trương mục này sau khi thành lập một văn phòng tại Trung Cộng “để thăm dò tiềm năng móc nối giao dịch mở khách sạn tại Á Châu.”

    Ông Garten nói rằng “Không hề có mối giao dịch hoặc hoạt động kinh doanh nào khác thành hình và, kể từ năm 2015, văn phòng vẫn không hoạt động.” Ông ta cho biết là “Tuy trương mục ngân hàng vẫn mở, nhưng chưa hề được sử dụng cho bất cứ mục đích nào khác.”

    Ông Garten không nói trương mục này được mở tại ngân hàng nào ở Trung Cộng. Tính cho đến năm ngoái, ngân hàng lớn nhất thuộc quyền kiểm soát của nhà nước Trung Cộng(6) đã thuê ba tầng ở Trump Tower, một hợp đồng thuê dài hạn có lãi nhất cho tổng thống này mà đã bị tố giác rầm rộ là mâu thuẫn quyền lợi.

    Trung Cộng vẫn tiếp tục là một vấn đề trong cuộc vận động tranh cử tổng thống năm 2020, từ cuộc chiến mậu dịch của tổng thống đến những lời chỉ trích về nguồn gốc cơn đại dịch coronavirus. Chiến dịch vận động tranh cử của tổng thống này đã tìm cách rêu rao ông Biden là “con rối” của Trung Cộng mà, trong cương vị phó tổng thống, đã không nhận ra được những mối nguy hiểm của sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Cộng. Ông Trump cũng tìm cách bôi nhọ đối thủ của mình bằng những lời quả quyết phóng đại hoặc không có bằng chứng về những vụ giao dịch thương mại của Hunter Biden tại đó trong khi cha ông ta đang tại chức [phó tổng thống].

    Hồi mới đây ông Trump nói về con trai của ông Biden là “Hắn giống như cái máy hút bụi— hắn đi theo cha hắn để thu tiền. Thật là nhục nhã. Đó là một gia đình phạm tội.”

    Trong một lời lừa gạt được những kẻ thay mặt như con trai của y là Donald Trump Jr. và luật sư của y là Rudolph W. Giuliani, khuếch đại thêm lên, tổng thống này đã nói là anh Biden con [của cựu phó tổng thống Biden] “đã rời Trung Cộng” ôm theo $1.5 tỷ bạc sau khi tháp tùng cha trong một chuyến đi chính thức vào năm 2013. Nhiều bản tin và những nơi kiểm điểm sự thật đã giải thích con số khổng lồ này thật ra là một mục tiêu gây quỹ của một hãng đầu tư mà Hunter Biden đã có 10 phần trăm quyền lợi trong đó sau khi cha anh đã rời khỏi chức vụ [phó tổng thống]. Hãng này được một ngân hàng lớn thuộc quyền kiểm soát của nhà nước hậu thuẫn, nhưng không rõ có đạt được mục tiêu gây quỹ hay không, và không có bằng chứng nào cho thấy Hunter Biden nhận được khoản tiền lớn nào cho riêng anh ta.

    Về phần cựu phó tổng thống, hồ sơ tài chánh công bố của ông ta, cùng với hồ sơ khai thuế lợi tức được ông ta tự nguyện tiết lộ, cho thấy không có lợi tức hoặc giao dịch kinh doanh gì của ông ta tại Trung Cộng. Tuy nhiên, lại có nhiều bằng chứng cho thấy các nỗ lực của ông Trump muốn tham gia cùng với vô số các hãng Mỹ làm ăn tại đó từ bao lâu nay — và hồ sơ thuế và các công ty của của ông ta mà The Times đã thu thập cung cấp các chi tiết mới về các nỗ lực này.

    Như đối với Nga, nơi y thăm dò các dự án khách sạn và tòa cao ốc tại Mạc Tư Khoa(7), Trump từ lâu đã muốn tìm một thỏa thuận cấp giấy phép tại Trung Cộng. Ông ta đã nỗ lực tìm kiếm từ năm 2006, khi nộp đơn xin cấp thương hiệu tại Hương Cảng và đại lục. Sau khi Trump trở thành tổng thống, chính quyền trung Cộng đã phê chuẩn nhiều đơn xin cấp thương hiệu này (Con gái của tổng thống là Ivanka Trump cũng được nhà nước Trung Cộng phê chuẩn thương hiệu cho thương nghiệp cá nhân của cô ta sau khi cô ta trở thành nhân viên Tòa Bạch Ốc.)


    Các thương hiệu Trump đã được chính quyền Trung Cộng phê chuẩn. Credit...Ng Han Guan/Associated Press




    Một thương hiệu của con gái tổng thống. Credit...Mark Schiefelbein/Associated Press

    Vào năm 2008, Trump theo đuổi một dự án tòa cao ốc văn phòng tại Quảng Châu nhưng không thành hình. Các nỗ lực của y tiến nhanh hơn vào năm 2012 với việc khai trương một văn phòng ở Thượng Hải, và hồ sơ thuế cho thấy một trong các công ty có liên quan đến Trung Cộng của Trump là THC China Development L.L.C., đã khai khấu trừ $84,000 trong năm đó về phí tổn di chuyển, lệ phí pháp lý và các chi phí văn phòng.

    Sau khi xem như đã có chân tại đó, ông Trump đã tìm được một công ty hợp tác là Công Ty Lưới Điện Nhà Nước(8), một trong các công ty lớn nhất nước thuộc quyền kiểm soát của chính quyền. Thông tấn xã Agence France-Presse tường thuật vào năm 2016 là mối hợp tác này ắt có liên quan đến việc cấp giấy phép và quản lý một công trình phát triển địa ốc tại Bắc Kinh. Nghe nói ông Trump vẫn theo đuổi mối đó trong cả mấy tháng đầu của cuộc vận động tranh cử tổng thống đầu tiên, nhưng đã bỏ luôn sau khi Công Ty Lưới Điện này bị nhà cầm quyền Trung Cộng điều tra tham nhũng.

    Khó mà tính được chính xác từ hồ sơ thuế là ông Trump đã bỏ ra bao nhiêu tiền để tìm cách kinh doanh tại Trung Cộng. Hồ sơ cho thấy ông ta đã đầu tư ít nhất là $192,000 trong năm công ty nhỏ được thành lập chỉ để theo đuổi các dự án ở đó trong những năm qua. Các công ty đó khai ít nhất là $97,400 chi phí thương nghiệp kể từ năm 2010, gồm cả một số khoản tiền nhỏ để đóng thuế và lệ phí kế toán chỉ mới trong năm 2018 vừa qua.

    Nhưng các kế hoạch của ông Trump tại Trung Cộng phần lớn là do một công ty khác phụ trách, là Công Ty Quản Lý Khách Sạn Quốc Tế Trump — tức là công ty có trương mục ngân hàng Trung Cộng.

    Công ty này là sở hữu chủ trực tiếp của THC China Development, nhưng cũng quản lý cả các bất động sản có nhãn hiệu Trump trên khắp thế giới, và không thể phân biệt được từ hồ sơ thuế của công ty này là bao nhiêu phần hoạt động tài chánh của công ty có liên quan đến Trung Cộng. Công ty này thường khai báo vài triệu lợi tức và các chi phí khấu trừ mỗi năm.

    Trong năm 2017, công ty này khai báo một khoản tăng vọt bất thường về lợi tức — khoảng $17.5 triệu, hơn tổng số lợi tức của năm năm trước cộng lại. Khoản này đi kèm với việc ông Trump rút $15.1 triệu ra khỏi trương mục vốn của công ty.

    Trong hồ sơ công bố về tài chánh của tổng thống cho năm đó, ông ta khai số thu nhập đáng kể đó, và chỉ nói là “các lệ phí quản lý và tiền trả theo hợp đồng khác.” Một diễn biến quan trọng cho công ty này được biết đã diễn ra vào năm 2017 là vụ mua lại hợp đồng quản lý cho khách sạn SoHo tại New York, đã được Bloomberg loan tin là mua với giá khoảng $6 triệu

    Ông Garten không nói gì về số tiền cụ thể được Bloomberg loan tin, nhưng nói rằng vụ mua lại hợp đồng này là một “phần đáng kể” trong số thu nhập của công ty và số tiền còn lại không có liên quan gì đến Trung Cộng.

    Ở ngoài Trung Cộng, ông Trump thành công hơn trong việc thu hút giới Hoa kiều giàu có mua bất động sản của mình tại các quốc gia khác. Các khách sạn và tòa cao ốc của y tại Las Vegas và Vancouver, British Columbia — những nơi có tiếng là thu hút những nhà đầu tư địa ốc người Hoa — đã tìm được nhiều khách mua người Hoa, và trong ít nhất là một trường hợp đã khiến cho Phòng Điều Tra Liên Bang(9) phải chú ý.

    Trong cuộc vận động tranh cử năm 2016, một công ty trên giấy tờ thuộc quyền kiểm soát của một cặp người Hoa tại Vancouver đã mua 11 căn hộ, trị giá tổng cộng là $3.1 triệu, trong tòa cao ốc Las Vegas do Mr. Trump đồng đứng tên chủ quyền với trùm sòng bạc Phil Ruffin. Chủ nhân của một hãng dịch vụ tài chánh tại Las Vegas nói với The Times là sau đó thì có hai nhân viên F.B.I. đến gặp ông ta để hỏi về công ty mua những căn này, mà ông ta nói là đã dùng địa chỉ văn phòng của ông ta trên giấy tờ của công ty đó mà ông ta không hay biết. Cuộc điều tra này không biết cuối cùng có kết quả ra sao.

    Ông Garten nói rằng Trump Organization “chưa bao giờ được F.B.I. liên lạc và không biết có bất cứ cuộc điều tra nào hay không.”

    Theo hồ sơ thuế thì tại Vancouver, nhiều khách hàng người Hoa mua những căn hộ trong khách sạn và cao ốc của ông Trump đã giúp tăng lệ phí cấp giấy phép từ dự án đó lên $5.8 triệu trong năm 2016, năm hoàn tất công trình xây cất. Dự án này do một công ty tại Canada xây cất và công ty này thuộc quyền kiểm soát của gia đình Tony Tiah Thee Kian, một trong những người giàu nhất Mã Lai(10) và có nhiều khách sạn hoạt động bên Trung Cộng và những nơi khác. CNN tường thuật trong năm 2018 là hoạt động kinh doanh tại Vancouver đã phải được cơ quan phản gián duyệt xét liên quan đến việc Ivanka Trump cần phải được cấp phép an ninh.

    Và không bao lâu sau khi đắc cử vào năm 2016, được biết ông Trump đã bán căn nhà lầu thượng(11) tại một trong các tòa nhà của ông ta ở Manhattan với giá $15.8 triệu cho một nữ thương gia người Mỹ gốc Hoa tên là Trần Hiểu Yến(12), người mua căn hộ này, trước đây là chỗ ở của Ivanka Trump và chồng là Jared Kushner, trong một vụ giao dịch riêng. Cô Trần điều hành một hãng tham vấn quốc tế và được biết là có móc nối cấp cao với chính quyền và thành phần chính trị cao cấp tại Trung Cộng.

    Hồ sơ thuế của Trump cho thấy là ông ta khai báo có lãi về vốn ít nhất là $5.6 triệu khi bán căn nhà lầu thượng nào vào năm 2017, năm đầu ngồi ghế tổng thống.



    Mike McIntire is a reporter with the investigations unit. He won a Pulitzer Prize for his reporting on Russian interference in the 2016 presidential election, and has written in depth on campaign finance, gun violence and corruption in college sports. @mmcintire

    Russ Buettner is an investigative reporter for The Times. In 2019, Russ and his fellow reporters Susanne Craig and David Barstow were awarded a Pulitzer Prize for their work in shattering Mr. Trump’s myth that he is a self-made billionaire. They also received a Polk Award for the same body of work. He previously worked at the New York Daily News and New York Newsday. @russbuettner

    Susanne Craig is an investigative reporter who writes about the intersection of politics, money and government. Ms. Craig has won numerous awards during her career, including a Pulitzer Prize in 2019 for work that shattered Donald Trump’s myth that he is a self-made billionaire. She has covered Wall Street for The Times and has served as Albany bureau chief. Previously, she was a reporter at The Wall Street Journal and worked at The Globe and Mail in Canada. @susannecraig

    Source: https://www.nytimes.com/2020/10/20/u...xes-china.html
    __________
    (*) Đây là một trong loạt bài về chuyện tài chánh và thuế má của Trump đăng trên tờ New York Times
    (1) Internal Revenue Service
    (2) Trump International Hotels Management L.L.C
    (3) Britain và Ireland
    (4) Scotland
    (5) Trump Organization
    (6) Là Trung Quốc Công Thương Ngân Hàng, hay Industrial and Commercial Bank of China Limited
    (7) Moscow
    (8) State Grid Corporation of China, hay tên Tàu là Quốc Gia Điện Võng Công Ty.
    (9) Federal Bureau of Investigation, hay FBI
    (10) Malaysia
    (11) penthouse
    (12) Cô xẩm này còn có tên là Trần Dư và Angela Chen và được biết có liên hệ với thành phần cao cấp chính trị Trung Cộng và với một tổ chức được xem là làm phông cho cơ quan tình báo quân sự Trung Cộng. Đọc thêm: https://www.motherjones.com/politics...-intelligence/

  2. #112
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    864

    Bài thi Economics 002


    Chủ Nghĩa Tư Bản Bè Lũ của Trump

    Anne O. Krueger


    Trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống cách đây bốn năm, Donald Trump đã hứa hẹn sẽ thay đổi cách hoạt động kinh doanh của Hoa Kỳ. Y đã giữ lời hứa đó: Hơn bao giờ hết, nước Mỹ nay trông giống như loại hệ thống tư bản bè lũ(1) mà người ta thường thấy hơn tại những nước đang phát triển và hậu cộng sản.


    WASHINGTON, DC – Mất hết bốn năm, nhưng cuối cùng rồi chuyện tránh thuế và nợ nần nặng nề của Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump cũng đã bị vạch trần, cũng như nhiều hành động lợi dụng và hối mại quyền thế cùng các nỗ lực làm lợi cho bè lũ của y. Dưới trào Trump, Hoa Kỳ đã bắt đầu trở thành quốc gia tiêu biểu của loại tư bản bè lũ, trong đó giới lãnh đạo cung cấp quyền lợi và bảo vệ các cơ sở thương mại để đổi lấy im lặng chính trị và ân huệ kinh tế.

    Bằng cách đổi chác đó, vốn là chuyện thường xảy ra ở những nước hậu thuộc địa và hậu cộng sản, “bè lũ” là “bạn bè” ủng hộ và tài trợ cho các nhà lãnh đạo chuyên quyền. Để đổi lấy những khoản đóng góp vận động và các ngân khoản khác, họ được để cho giữ các vị thế độc quyền, hưởng ân sủng đặc biệt về thuế, bảo vệ đối với hàng nhập cảng, và những khoản miễn áp dụng quan thuế mà các đối thủ cạnh tranh với họ không được hưởng. Từ ngữ “tư bản chủ nghĩa” trở thành tên gọi sai: Tuy hoạt động kinh tế vẫn diễn ra trong lãnh vực tư nhân, khả năng sinh lợi nhuận lại tùy thuộc vào phần thưởng và biện pháp trừng phạt của các nhà lãnh đạo chính trị, chứ không tùy theo hiệu năng kinh tế hoặc khách hàng hài lòng.

    Một thí dụ rõ rệt nhất về loại tư bản bè lũ đương thời là tại Nga dưới trào Tổng Thống Vladimir Putin, nơi mà toàn bộ nền kinh tế hoạt động như một hệ thống tương trợ(2) cho các tài phiệt giàu có và điện Cẩm Linh(3). Nhưng nhiều nước khác cũng lọt vào phạm vi của loại tư bản bè lũ này, và mỗi nước đều khác hẳn những nền kinh tế mà quyền tự do cạnh tranh, các quyền về tư sản, và sân chơi bình đẳng thường cải tiến đều đặn mức sống và tăng trưởng kinh tế.

    Một “sân chơi bình đẳng” – nơi mà tất cả mọi thành phần kinh tế đều được pháp luật đối xử bình đẳng – chính là yếu tố mà các hệ thống nằm trong phạm vi tư bản bè lũ không có. Khi một mô hình kinh doanh thành công đòi hỏi phải hối lộ giới chức chính quyền thì hiệu năng kinh tế chung sẽ không tránh được tình trạng suy thoái, dù cho mức sinh lợi có khá hơn. Nhất là trong những nước giàu tài nguyên thiên nhiên, có nhiều cơ hội để bòn rút của cải qua những cách dàn xếp loại tư bản bè lũ. Trong những trường hợp này, mức tăng trưởng thường là chậm chạp hoặc không có, nhưng hệ thống đó vẫn trường tồn vì giới cai trị có thể thu được đủ lợi lộc để mua chuộc im lặng của người dân – hoặc ít nhất là lòng trung thành của các thành phần then chốt như quân đội chẳng hạn. Venezuela là thí dụ điển hình.

    Kể từ khi Trump được đảng Cộng Hòa đề cử ra tranh vào ghế tổng thống năm 2016, tình trạng tư bản bè lũ đã gia tăng mạnh tại Hoa Kỳ. Thí dụ mới đây nhất là việc chính Trump can thiệp trực tiếp vào các hành động kiểm soát công ty phương tiện xã hội TikTok của Trung Cộng. Sau thời gian đầu kêu gọi duyệt lại các hoạt động tại Hoa Kỳ của công ty này trong lãnh vực an ninh quốc gia, y tuyên bố y sẽ cấm hẳn công ty này trừ phi có một công ty Mỹ mua lại. Trong nhiều tuần mùa hè, Trump có vẻ như ủng hộ việc Microsoft muốn mua lại công ty này và nói rằng sẽ vụ mua lại này phải đóng một phần đáng kể của giá mua cho Ngân Khố Hoa Kỳ.

    Mới đây hơn, Tòa Bạch Ốc đã ủng hộ một mối khác theo đó Oracle và Walmart sẽ mua một chủ quyền thiểu số trong công ty này. Đưa ra nhiều dấu hiệu báo động hơn nữa, hãng thông tấn Bloomberg tường thuật là chủ tịch kiêm sáng lập viên của Oracle, Larry Ellison, đã tặng $250,000 cho một ủy ban tác vụ chính trị cho Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Lindsey Graham của South Carolina – một trong các đồng minh chính trị trung thành nhất của Trump – vào “cùng ngày công ty [của Ellison] loan báo họ được chọn làm ‘công ty cung cấp kỹ thuật tín nhiệm’ tại Hoa Kỳ của TikTok”.

    Dĩ nhiên, không có luật nào của Hoa Kỳ lại bắt buộc một vụ mua bán công ty tư nhân phải đóng tiền cho Ngân Khố. Như ban biên tập của tờ Washington Post đã vạch ra, “Nói cho cùng thì đó là hành động bắt chẹt của tổng thống, đe dọa đóng cửa rồi lại chấp thuận một vụ giao dịch công ty tư nhân khi y ưng ý về vụ đó.”(4)

    Nếu có người cho rằng vụ TikTok này chỉ là một trường hợp đơn lẻ mà tổng thống can thiệp trong nền kinh tế thì còn nhiều thí dụ khác có thể liệt kê ra đây. Trong năm 2016 và 2017, Trump đã gây áp lực với Công Ty Xe Ford để công ty này hủy bỏ các kế hoạch mở một xưởng chế tạo xe tại Mexico. Tờ Economist gọi những lời đe dọa của Trump nhắm vào công ty này là “hành động tuyệt đối ô nhục,” trong khi nhà bỉnh bút Sebastian Mallaby của tờ Washington Post ghi nhận rằng: “Mối dây liền lạc trước sau như một duy nhất là y muốn thế giới biết rằng y có thể tiêu diệt các công ty nếu y thích.”(5)

    Trump cũng đã gây áp lực với hãng chế tạo máy điều hòa không khí Carrier để hãng này không dời một cơ xưởng sang Mexico. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì những lời đe dọa của Trump đã thất bại, dù y cứ vẫn rêu rao công trạng là đã “cứu” được hằng trăm việc làm ở Hoa Kỳ. Tương tự như vậy, vào năm 2017, Trump huênh hoang rêu rao là y đã thuyết phục được FoxConn đầu tư $10 tỷ vào Wisconsin và tạo dựng hằng ngàn việc làm để đổi lấy ân sủng về thuế. Số việc làm này vẫn chưa thấy đâu, và FoxConn mới đây loan báo là họ đã thay đổi kế hoạch. Và gần đây hơn nữa, Trump đã nhắm vào riêng công ty xe máy dầu biểu tượng của Mỹ là Harley-Davidson để làm mục tiêu vì công ty này quyết định dọn cơ xưởng sản xuất của họ ra hải ngoại để đối phó với cuộc chiến mậu dịch của y(6).

    Trump đã có lần tự xưng y là “Người Thân Quan Thuế,(7)” và quan thuế quả thật là một phương tiện hiệu quả để đe dọa cũng như tưởng thưởng các cơ sơ thương mại. Quan thuế đánh trên thép của Hoa Kỳ là ví dụ cụ thể. Khi chính quyền Trump áp đặt 25% quan thuế trên thép nhập cảng vào năm 2018, chính quyền này cũng tung ra một chương trình cho từng hãng nộp đơn xin miễn áp dụng khoản thuế này. Như nhiều người đã tiên đoán, chính quyền này từ đó đã thiên vị một số công ty hơn những công ty khác(8). Và như tờ Washington Post đã tường thuật hồi năm ngoái, “Cuộc chiến mậu dịch của Trump đưa các công ty lớn đến K Street”(9) (dùng lối hoán dụ để gọi kỹ nghệ vận động chính trị hành lang của Mỹ). Hơn nữa, khi mở rộng thêm quan thuế đánh trên hàng nhập cảng từ Trung Cộng thì chính quyền Trump cũng chọn lựa cho công ty nào thắng và bắt công ty nào phải thua khi quyết định đánh thuế trên mặt hàng nào.

    Vì hầu hết người dân Mỹ đều lo ngại về ảnh hưởng của kim tiền trong chính trị, thật đáng ngạc nhiên khi thấy không biết bao nhiêu người vẫn không để ý đến mối nguy hiểm của những dạng tham nhũng thối nát này. Nền kinh tế Hoa Kỳ xưa nay vẫn thuộc trong số những nền kinh tế sung mãn nhất trên thế giới, vì nền kinh tế này cung cấp một sân chơi tương đối bình đẳng. Nhưng dưới trào chính quyền Trump, nạn tư bản bè lũ đã bắt rễ, và nay sẽ cần phải nhổ sạch. Nếu không, nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ tiếp tục lê lết khập khễnh trong khi những kẻ lừa đảo và bịp bợm lại nhét đầy túi.

    Anne O. Krueger, a former World Bank chief economist and former first deputy managing director of the International Monetary Fund, is Senior Research Professor of International Economics at the Johns Hopkins University School of Advanced International Studies and Senior Fellow at the Center for International Development at Stanford University.

    Source: https://www.project-syndicate.org/co...rueger-2020-10
    __________
    (1) Có bản tiếng Việt gọi là “tư bản thân hữu” hay “tư bản thân tộc”
    (2) Xem thêm về nạn bè lũ khắp nơi ở đây: https://www.project-syndicate.org/on...dervis-2019-12
    (3) Kremlin
    (4) Đọc thêm về vụ này “Sách lược chống Trung Cộng của Trump trong nước sẽ tác hại đến các công ty Mỹ trên thế giới” ở đây: https://www.washingtonpost.com/opini...dcc_story.html
    (5) Đọc thêm “Cần Chấm Dứt Thời Đại Trump Ngay” ở đây: https://www.washingtonpost.com/news/...d-soon-enough/
    (6) Đọc thêm “Cuộc Chiến của Trump Với Harley-Davidson Đã Chia Rẽ Người Cỡi Xe Máy Dầu Hai Bánh của Mỹ” ở đây: https://www.nytimes.com/2018/08/11/b...-davidson.html
    (7) Tariff Man, hay T Man


    (8) K Street là tên một con đường lớn ở Wahsington D.C. nơi tập trung văn phòng của giới vận động chính trị hành lang chuyên nghiệp. Đọc thêm “Biện Pháp Miễn Quan Thuế là để Chính Quyền Hoa Kỳ Chọn Lựa Cho Công Ty Nào Thắng và Bắt Công Ty Nào Phải Thua” ở đây: https://www.npr.org/2019/05/15/72365...ers-and-losers
    (9) Đọc thêm Finance 202: Trump’s Trade War Sends Big Business to K Street ở đây: https://www.washingtonpost.com/news/...2e544f001dd1e/

  3. #113
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    864

    Linda Thanh Thảo viết:

    Pro-Trump và Anti-Trump: Ai Đúng, Ai Sai?

    Cali Today News – Quý vị pro-Trump cho rằng chính tôi mới là kẻ bị lừa. Công tâm mà nói, nếu tôi là quý vị thì tôi cũng nghĩ như vậy vì nhìn mọi sự qua lăng kính của thế giới ảo. Vậy ai thật, ai ảo? ai đúng, ai sai?

    Hãy lắng nghe nhận định của những người mà quý vị pro-Trump không thể bảo họ là “Dân Chủ thổ tả”, hay “kẻ thù của nhân dân”, hay “nhà nước ngầm (deep state)”, hay kẻ dại khờ/thất bại (suckers/loosers). Những người này là ai, và họ đã nghĩ như thế nào về ông Trump và tình hình đất nước?

    ———

    Chuyện lạ đang xảy ra ở Mỹ: một đất nước hai thế giới, pro-Trump và anti-Trump, kể cả trong cộng đồng người Việt khắp nơi. Những người thân quen của tôi mà ủng hộ Tổng Thống Trump (pro-Trump), họ tin tưởng một cách nguy hiểm là đại dịch Covid -19 không có thật hoặc không nguy hiểm tới như vậy, và những con số người chết là xạo, bệnh đã thuyên giảm gần hết như ông Trump tuyên bố (dù có hơn nửa triệu người bị lây nhiễm chỉ trong tuần qua trên khắp nước). Vậy lý do tại sao và làm cách nào thuyết phục họ về thực tại và những tác hại hiển nhiên từ ông tổng thống khác thường, mà có người cho rằng vĩ đại, này? Trước khi trả lời, tôi xin chia sẻ một số điều.

    Đặc điểm của những người ủng hộ hay pro-Trump?

    Điểm đặc biệt của pro-Trump, bất luận Mỹ hay Việt, trí thức hay bình dân, là cùng một luận điệu chê đảng Dân Chủ và ứng viên Joe Biden một cách thậm tệ; khen/yêu/thần phục/say mê Tổng thống Trump không bút nào tả xiết về cường độ, có người xem Trump là sứ giả của Thượng Đế hoặc đấng cứu thế tới độ coi cả người thân anti-Trump của mình như kẻ thù, dùng chữ nặng nề mắng nhiếc anti-Trump thậm tệ, khác hẳn bản chất hay tư cách tốt đẹp thường thấy của họ. Sự yêu/ghét này giống nhau từ lý luận tới cường độ, cho thấy họ chia sẻ cùng một nguồn gốc thông tin và hoàn toàn đi ngược lại với thực tế cũng như đa số nhận định của người Mỹ (56% nghĩ Trump không xứng đáng tái đắc cử so với 42% ủng hộ). Điều này chứng tỏ chúng ta có hai thế giới:

    • Trump mà tôi cho là thế giới ảo, do fake news và thuyết âm mưu tạo nên, được ông Trump và những người ủng hộ ông (kể cả gián điệp Nga và những kẻ có mưu đồ riêng) gầy dựng, ủng hộ và tiếp tay loan tải – được mạng xã hội Internet khuyếch đại. Và hằng triệu triệu người đã bị lừa.


    • Anti-Trump mà tôi cho là thế giới thật bao gồm những diễn biến thật và hậu quả thật, không phải là vấn đề cảm nhận hay quan điểm cá nhân, mà đại dịch Covid-19 là một thí dụ điển hình (đa số những người ủng hộ ông Trump cho coronavirus là “hoax” hoặc không đáng sợ dù gần 230.000 người Mỹ đã thiệt mạng và gần 9 triệu người bị nhiễm). Ông Trump đã tuyên truyền thất thiệt, nói dối trắng trợn hơn 20.000 lần trong 4 năm qua với bằng chứng rõ rệt, nhưng vẫn có người cho rằng ông “không hề” nói láo, hoặc biện hộ “chính trị gia nào mà chẳng nói dối”!

    Hóa ra trong thế giới đầy thông tin ngày nay, con người vẫn có thể bị lừa, và còn nặng hơn xưa do kẻ lừa bịp có thể thổi thông tin đi xa, lập đi lập lại nhiều lần những điều sai bậy; nhưng vì nhiều người chỉ muốn nghe điều hợp với mình, dẫu hoang tưởng như “xây nhà trên cát”, muốn được du vào ảo giác dễ chịu hầu trốn chạy khỏi thực tế khó khăn, đáng sợ như đại dịch (hiện tượng phổ thông này các chuyên gia tâm lý gọi là confirmation bias). Nghe riết rồi đâm ra tin tưởng mãnh liệt là “chiếc bánh vẽ” có thật (hiện tượng “mưa dầm thấm đất”). Trong thế giới pro-Trump, những nguồn tin đứng đắn trước đây, kể cả các nhà khoa học, các chuyên gia tình báo/kinh tế/y tế/truyền thông … đều bị cho là nguồn lừa đảo, mang động cơ chính trị, theo đảng Dân Chủ v…v…

    Tới đây, quý vị pro-Trump cho rằng tôi kiêu ngạo và chính tôi mới là kẻ bị lừa. Công tâm mà nói, nếu tôi là quý vị thì tôi cũng nghĩ như vậy vì nhìn mọi sự qua lăng kính của thế giới ảo. Vậy ai thật, ai ảo? ai đáng tin, ai đáng ngờ? Mục tiêu của tôi khi viết bài này không phải để đả phá những vị pro-Trump hay chứng minh mình đúng, mà trong tinh thần xây dựng để tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng cực kỳ chia rẽ, chao đảo trong xã hội chúng ta ngày nay, để rút ra những bài học cho tương lai, và tạo sự cảm thông, hàn gắn.

    Những lý do cụ thể đưa đến pro-Trump

    Sau hơn 4 năm tìm hiểu và theo dõi hiện tượng ảo/thật đang xảy ra, tôi có thể lý giải về lý do pro-Trump mạnh mẽ của cả người Việt lẫn Mỹ như sau:

    1/ Người Việt Nam nhận được rất nhiều tin giả bằng tiếng Việt liên quan tới ông Trump từ một nguồn giống nhau. Những người thiếu khả năng (về computer hoặc Anh ngữ, hoặc vì bận rộn, hoặc lười biếng) để kiểm chứng với các nguồn uy tín bằng tiếng Anh này dễ bị đầu độc và suy nghĩ giống hệt nhau.

    2/ Những người Việt có khả năng Anh ngữ và cả người Mỹ mà bị rơi vào bẫy tin giả/xuyên tạc/thuyết âm mưu đều có một điểm chung khiến họ không kiểm chứng giá trị bản tin, đó là mất niềm tin; từ đó dễ tin vào những điều mình đang ước vọng nhưng khó đạt (thí dụ ước mơ tự do/độc lập cho VN của người Việt, và tin tưởng là “ông Trump đánh Tầu” thì Việt Nam sẽ “thoát Trung”, Trung Cộng sẽ sụp đổ và Cộng sản VN cũng sụp đổ theo. Người Mỹ nào mà mang đầu óc kỳ thị thì ủng hộ ông Trump chống di dân, đổ lỗi cho di dân cướp công ăn việc làm, có người mong mình sẽ giầu có như Donald Trump, và còn muôn vàn lý do cá nhân để họ tin vào một kẻ nổi tiếng lừa đảo và kém cỏi, nói dối trắng trợn và đi ngược lại với tất cả những giá trị cốt lõi của chính họ).

    3/ Trung thành với đảng Cộng Hòa tới độ nhắm mắt bầu cho bất cứ ai thuộc đảng CH (ngay cả khi ông Trump đang hủy hoại mọi giá trị truyền thống mà đảng CH cưu mang). Người Việt thì tin là đảng CH “chống Cộng” và bị tuyên truyền sai là DC thiên tả sẽ biến Mỹ thành xã hội chủ nghĩa (ngay cả khi ông Trump ra mặt yêu độc tài, khen lãnh đạo CSVN, tấn công vào những giá trị cốt lõi và cấu trúc nền tảng của nền dân chủ Mỹ).

    Pro-Trump và Anti-Trump: ai sai, ai đúng? ai ảo, ai thực?

    Trong bối cảnh nhiễu loạn thông tin, nhập nhằng hư ảo hiện nay, với các yếu tố tâm lý/tình cảm như trên, tôi nhận ra rằng việc thuyết phục bạn bè pro-Trump thức tỉnh khỏi thế giới ảo của họ là điều vô vọng, thậm chí còn bị thù ghét vì … họ đang hát bản tôi đang mơ giấc mộng dài, đừng lay tôi nhé cuộc đời … (chua cay). Nhưng tôi vẫn phải chia sẻ vì những nguy cơ của thế giới ảo, và trước mắt là sự hủy hoại của nền dân chủ Mỹ.

    Tôi cũng hiểu một lẽ công bằng là phía pro-Trump cho rằng chính những người anti-Trump mới đang bị mê hoặc, bị lừa bởi bọn “thổ tả” như đảng Dân Chủ, truyền thông thiên tả, bọn “nhà nước ngầm” … – tất cả những gì mà fake news, conspiracy theory, Trump và truyền thông cực hữu, da trắng thượng đẳng thủ cựu đã nhồi nhét suốt 5 năm qua.

    Vậy hãy dẹp kẻ vô danh tiểu tốt là tôi sang một bên. Hãy lắng nghe nhận định của những người mà quý vị pro-Trump không thể bảo họ là “Dân Chủ thổ tả”, hay “kẻ thù của nhân dân”, hay “nhà nước ngầm (deep state)”, hay kẻ dại khờ/thất bại (suckers/loosers – như ông Trump đã gọi báo chí và các anh hùng liệt sĩ của đất nước). Những người này là ai, và họ đã nghĩ như thế nào về ông Trump và tình hình đất nước?

    350 đảng viên Cộng hòa cao cấp, nổi tiếng, bao gồm cả 2 cựu chủ tịch Ủy Ban Quốc Gia RNC, công bố ủng hộ ông Joe Biden. Họ cũng thành lập nhiều nhóm vận động chống ông Trump và hỗ trợ đối thủ Biden, một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử Mỹ.

    780 cựu tướng lãnh, giới chức an ninh cao cấp – thuộc lưỡng đảng, ủng hộ ông Biden. Trong “Thư ngỏ gởi nước Mỹ (Open Letter to America)” ngày 20-10, những vị này đã viết: “Chúng tôi là các tướng lĩnh, đô đốc, hạ sĩ quan cấp cao, đại sứ và các nhà lãnh đạo cấp cao về an ninh quốc gia dân sự, đã cống hiến sự nghiệp của mình và trong nhiều trường hợp đã liều thân vì đất nước. Chúng tôi là đảng viên Cộng hòa, đảng Dân chủ và đảng Độc lập. Chúng tôi yêu đất nước của chúng ta. Thật không may, chúng tôi cũng lo sợ cho nó.”

    “Tổng thống này đã tấn công hệ thống tư pháp của đất nước như một kẻ đáng bị buộc là tội phạm chiến tranh. Ông Trump đã trả thù bằng cách hủy hoại sự nghiệp của các thành viên phục vụ cho đất nước vì đã làm đúng nhiệm vụ của mình.”

    “Cuộc bầu cử “không phải về đảng Cộng hòa hay Dân chủ. Đó là về một con người: một người khiêm tốn, đồng cảm, tử tế và tư cách, có khả năng, và biết tôn trọng truyền thống của Mỹ, ủng hộ pháp quyền, đón nhận bạn bè và đồng minh của Mỹ, và sẽ khôi phục lại truyền thống bình thường cho hoạt động của chính phủ. Một người có thể làm việc với tất cả mọi người, Dân Chủ và Cộng Hòa, để hoàn thành công việc cho đất nước. Donald Trump không phải là người đó; Joe Biden mới là người như vậy.”

    1600 lãnh đạo tôn giáo ủng hộ Joe Biden, bao gồm Công giáo, Tin Lành Cơ đốc giáo và Phúc âm. Doug Pagitt, giám đốc điều hành của tổ chức vận động bầu cử Cơ đốc giáo Vote Common Good, chia sẻ: “Sự thiếu tử tế và lịch thiệp của Tổng thống Trump đang giúp các cộng đồng tín ngưỡng gia tăng hoạt động và khiến ông ấy phải trả giá trong cuộc bầu cử này. Bốn năm trước, nhiều cử tri tôn giáo đã quyết định nhìn theo hướng khác và cho Trump một cơ hội, nhưng sau khi chứng kiến ​​sự tàn ác và tham nhũng của ông ta, ngày càng nhiều người trong số họ quay lưng lại với tổng thống.”

    Hơn 700 chuyên gia kinh tế ủng hộ ông Joe Biden làm tổng thống Mỹ, trong số này có 7 người đoạt giải Nobel. Họ nhận định ông Trump đã xâm hại nền dân chủ Mỹ, phản ứng kém cỏi với đại dịch COVID-19 và thường xuyên lan truyền thông tin sai lệch nguy hiểm khiến nhiều người chết và ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế. Họ cảnh báo chống lại việc Tổng thống Donald Trump tái đắc cử vì đang thực hiện “một cuộc tấn công lâu dài” vào nền dân chủ; chỉ trong một nhiệm kỳ tại vị, mà ôngTrump đã khiến Hoa Kỳ mất đi hình ảnh truyền thống, uy tín, và phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng.”

    – Những tờ báo cực hữu lên tiếng chống Trump, ủng hộ Biden. Tờ báo bảo thủ New Hampshire Union Leader đã phá lệ 100 năm ủng hộ ứng viên tổng thống đảng Dân Chủ lần đầu tiên với bài quan điểm ngày 25-10-1-2020 có đoạn: “Joe Biden có thể không phải là tổng thống mà chúng ta muốn, nhưng vào năm 2020, ông ấy là tổng thống mà chúng ta rất cần. Ông ấy sẽ là một tổng thống mang mọi người lại gần nhau và lèo lái con tàu quốc gia đúng hướng. Trump là người 100% sai cho nước Mỹ.” Những tờ bảo thủ khác như USA Today, the Topeka Capital-Journal (Kansas thiên CH) cũng ủng hộ ông Biden.

    Giới chuyên khoa y tế lên tiếng về Trump. Tờ New England Journal of Medicine hôm 7-10-2020 đã đánh dấu lần đầu tiên một tờ báo Y Khoa có uy tín và nổi tiếng vào bậc nhất nước Mỹ và trên thế giới đã chỉ trích thẳng thừng chính phủ Trump; đây là hiện tượng chưa từng có trong lịch sử Mỹ. Tờ báo đã lên án TT Trump về cách hành xử vụng về, chậm chạp, phản khoa học đối với đại dịch coronavirus. Ban biên tập kêu gọi dân chúng qua lá phiếu trut phế những người lãnh đạo đang nắm quyền hiện tại vì họ đã hoàn toàn bất lực làm thiệt mạng nhiều người dân Mỹ. Báo Nature cũng đã lên tiếng ủng hộ ông Biden, ca tụng ông biết tôn trọng khoa học, dữ kiện và sự thật.

    – Ngày 06 tháng 12 năm 2019, hơn 500 học giả pháp lý của những trường luật nổi tiếng tại Mỹ ký vào lá thư nói rằng ông Trump đã có những vi phạm đáng luận tội liên quan tới vụ Ukraine, mà qua đó ông đã bị Hạ Viện truất phế hồi tháng 2, 2020.

    Đây là những thành phần ưu tú của đất nước Mỹ, đã cống hiến cuộc đời để phục vụ tổ quốc và đã có nhiều thành quả/đóng góp/hy sinh đáng kể dưới mọi triều đại tổng thống. Họ là những tiếng nói uy tín của đất nước, và cùng lên tiếng báo động về những tác hại của ông Trump đối với nền dân chủ và an ninh quốc gia, sự đoàn kết của người dân, sự an bình và phúc lợi của xã hội, danh dự/tư thế/uy tín quốc gia trên trường quốc tế, sự phát triển đường dài của nền kinh tế, môi sinh và sức khỏe của người dân, nhất là nỗ lực chấm dứt đại dịch; nói chung là sự hủy hoại của ông Trump đối với những giá trị tinh thần/đạo đức/nhân văn truyền thống của Hoa Kỳ. Cơn ác mộng của Mỹ bắt đầu bằng nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump và chỉ có thể chấm dứt bằng lá phiếu tỉnh thức của chính người dân Mỹ.


    Linda Thanh Thảo

    Ngày 27 tháng 10, 2020

    Source: https://www.baocalitoday.com/cong-do...ng-ai-sai.html

  4. #114
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by 008 View Post
    Pro-Trump và Anti-Trump


    Coi cho vui thống kê của PEW-Research nè (tháng 1.2020): Thế giới tín nhiệm Trump ra sao...

    • pro Trump: Kenya, Phi Luật Tân, Nigeria, Ấn Độ, Do Thái


    • anti Trump: khỏi đếm, tính luôn phe "Ngũ Nhạn" của Huê Kỳ, đặc biệt Úc và Anh: 35%, 32%.



    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #115
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    PS: pro Trump còn thiếu Ba Lan 51%
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #116
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    So sánh 3 đời tổng thống, thời Bush còn có đến 51% dân Đức thích ổng. Nhưng mà vậy, tôn chỉ của Trâm là Hoa kỳ trước đã, thì cũng không bận tâm đồng minh đồng sàng gì chi cho dị mộng. Coi cho vui thôi.



    src: PEW Research.

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #117
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    864

    Thần gác cửa trở về

    Trump còn một câu truyện cuối cùng để bán. The Wall Street Journal không mua.

    Ben Smith, The New York Times

    Khoảng đầu Tháng Mười, ngay cả những người ở trong Tòa Bạch Ốc cũng tin rằng cuộc vận động tái cử của Tổng Thống Donald Trump đang lâm vào tình trạng tuyệt vọng cần phải có một chiến dịch cứu mạng giờ chót. Do đó, ba người đàn ông đồng minh của tổng thống gặp nhau tại một căn nhà ở McLean, Virginia, để tung ra một chiến dịch nhằm cứu vãn tình thế.

    Theo lời hai người biết về cuộc họp này thì chủ nhân tiếp khách là Arthur Schwartz, một người chuyên nghề giao tế công cộng tại New York thân cận với người con cả của Trump là Donald Jr. Những người khách có mặt trong buổi họp đó là một luật sư tại Tòa Bạch Ốc, Eric Herschmann, và một cựu phụ tá cố vấn Tòa Bạch Ốc, Stefan Passantino.

    Herschmann đã biết trước về vấn đề họ có mặt ở đó để thảo luận. Ông ta đã đại diện cho Trump trong phiên xét xử luận tội hồi đầu năm nay, và ông ta cố lái những lời cáo giác về tổng thống này sang chuyện khác, một phần bằng cách nêu ra công việc của Hunter Biden tại Ukraine. Gần đây hơn, ông ta đã làm việc ăn lương của Tòa Bạch Ốc để phụ trách một công việc mù mờ không rõ là gì, được liệt kê là “một cố vấn cao cấp của tổng thống,” và vẫn thân cận với Jared Kushner.

    Cả ba người này đã đặt hy vọng tổng thống tái cử vào người khách thứ tư, một phóng viên thẳng thắn của tờ Wall Street Journal tại Tòa Bạch Ốc tên là Michael Bender. Họ giao cho anh ta ngay tại đó một chồng email ghi chi tiết các hoạt động kinh doanh của Hunter Biden, và, trên loa điện thoại mở lớn cho mọi người cùng nghe, một cựu đồng sự kinh doanh của Hunter Biden tên là Tony Bobulinski. Bobulinski sẵn sàng tiết lộ công khai với The Journal(1) một tin chấn động: là Joe Biden, cựu phó tổng thống, đã biết về các hoạt động kinh doanh của con trai ông ta, và cũng thu lợi từ các hoạt động đó. Toán vận động tranh cử của Trump rời phòng họp trong lòng tin chắc là The Journal sẽ rầm rộ tung tin này ra và họ đã tỏ ý phấn khởi với tổng thống.

    The Journal xem chừng như là phương tiện hoàn hảo để truyền bá một câu truyện mà các cố vấn của Trump tin rằng có thể lật đổ ứng cử viên Biden. Khuynh hướng bảo thủ không viết hoa(2) của tờ báo này trong những bài tường thuật có nghĩa là công việc của những trang tin tức của họ giữ được tính cách khả tín trong kỹ nghệ báo chí. Và độc giả của tờ báo này có thái độ hữu khuynh nhiều hơn so với các cơ quan truyền thông tin tức lớn khác. Theo lời hai người biết về lời nhận xét trưởng phòng Washington của tờ báo này, Paul Beckett, thì mới đây ông ta có nói tại một cuộc họp ảo các phóng viên của tờ Journal là tuy ông ta biết tờ báo này thường tường thuật tin tức không thuận lợi đối với nhiều độc giả ủng hộ Trump, the Journal phải bảo vệ vị thế độc nhất được tín nhiệm của mình trong mọi khuynh hướng chính trị.

    Trong khi toán vận động tranh cử của Trump đang phấn khởi chờ đợi bài tường thuật vạch trần nội vụ của tờ Journal, tờ báo này bắt đầu công việc kiểm chứng tin tức và nguồn gốc tung tin theo lẽ thận trọng đúng mức: Bender và Beckett giao câu truyện này cho một phóng viên được kính nể chuyên tường thuật về Trung Cộng là James Areddy, và một phóng viên nữa tại Capitol Hill(3) trước đó đã theo dõi câu truyện về Hunter Biden là Andrew Duehren. Areddy phỏng vấn Bobulinski. Họ bắt đầu viết bản thảo.

    Nhưng rồi toàn bộ vấn đề trở nên hỗn loạn. Không biết từ đâu mà không hề báo trước cho các đồng minh của y, Rudy Giuliani, cựu thị trưởng New York và nay là luật sư của Trump, xuất hiện với một bản tường thuật giật gân kiểu báo khổ nhỏ(4) về cốt truyện được dàn dựng kỹ lưỡng của nhóm họp mặt tại McLean. Giuliani đem một tập tài liệu có lai lịch không rõ ràng — nhưng cũng gồm cả cùng một số emails như đã giao cho tờ Journal — đến giao cho The New York Post(5), một tờ báo cũng nằm trong News Corp của Rupert Murdoch như tờ The Journal. Giuliani trước đó đã hợp tác với cựu phụ tá của Trump là Steve Bannon(6), là người cũng bắt đầu tiết lộ một số emails này cho các tờ báo hữu khuynh được ưa chuộng. Lời tố cáo vốn đã rắc rối khó hiểu của Giuliani là các emails này được lấy từ một máy điện toán laptop mà Hunter Biden đã bỏ đi, cộng thêm việc không cho một số phóng viên xem xét cái máy laptop này, đã làm cho câu truyện này càng thêm rắc rối khó hiểu hơn nữa — như được nêu trong bài tường thuật của The Post này, tức là chỉ tố cáo nhưng lại không chứng minh được là Joe Biden có nhúng tay vào các hoạt động của con trai ông ta.

    Trong khi toán vận động của Trump đang rõ rệt bồn chồn không yên thì các nhà biên tập tại văn phòng Washington của The Journal đang phải vật lộn với câu hỏi chính yếu: Số tài liệu này, hoặc Bobulinski, có chứng minh được Joe Biden có liên quan đến công việc vận động hành lang của con trai ông ta hay không? Hay đây chỉ là một câu truyện nữa về Biden người con hoạt động kinh doanh dựa vào tên tuổi gia đình mình — một đề tài hoàn toàn đáng tường thuật, nhưng không phải là đề tài mới mẻ hay cần phải vạch trần cấp bách trước ngày bầu cử.

    Trump và đồng minh của y đã nghĩ là tờ Journal sẽ đăng bài tường thuật này vào ngày Thứ Hai, 19 Tháng Mười như lời Bannon cho biết. Như vậy là đã trễ trong cuộc vận động tranh cử, nhưng không quá trễ — và có thể tạo thành đề tài cho đợt tin tức tuần đó khi bước vào cuộc tranh luận cuối cùng hôm Thứ Năm tuần trước. Trump đã nói với các phụ tá của y trong lần điện thoại hội nghị ngày hôm đó là sắp có một “bài quan trọng” đăng trên The Journal.

    Lời nhận định của y làm cho mọi người trong tờ The Journal khó chịu.

    Một phóng viên của tờ Journal không trực tiếp tham gia vào câu truyện này nói với tôi là “ban biên tập không thích lời ám chỉ của Trump là chúng tôi đang sẵn sàng làm tay sai chính trị trong vụ này.” Nhưng các phóng viên của tờ báo này vẫn tiếp tục soạn bản thảo trong khi sắp đến ngày tranh luận vào Thứ Năm mà không quan tâm đến kỳ hạn gấp gáp điên cuồng của Tòa Bạch Ốc.

    Cuối cùng, Bobulinski không chờ được nữa.

    Bannon nói “Y lo lắng không biết họ có đăng bài hay không”.

    Vào lúc 7:35 sáng Thứ Tư, Bobulinski công khai gửi email đến một số cơ quan truyền thông một bản tường thuật 684 chữ để cáo giác vụ này. Breitbart News cho đăng toàn bộ bản cáo giác này. Ngày hôm sau y đến Nashville, Tennessee, để tham dự cuộc tranh luận trong vai trò một người khách bất ngờ của Trump, và chưa đầy hai tiếng trước khi bắt đầu cuộc tranh luận, y đọc một cáo trạng dài sáu phút cho các cơ quan truyền thông báo chí, kể rõ những lời cáo giác là cựu tổng thống đã có tham gia vào những vụ kinh doanh của con trai ông ta.

    Khi bước lên sân khấu, Trump có hành động như thể là người nào cũng đã biết về chi tiết của số emails và các cáo giác này nên có một lúc y nói với Biden là: “Ông là ông chủ lớn. Tôi tưởng thế. Tôi không biết, có thể ông không phải ông chủ lớn(7)”, ám chỉ đến một câu mơ hồ từ các tài liệu này.

    Khi cuộc tranh luận kết thúc, tờ Wall Street Journal cho đăng một mẩu tin ngắn, chỉ là một mẩu còn sót lại của bài tường thuật của Areddy và Duehren. Ý chính của mẩu tin ngắn này là Bobulinski đã không chứng minh được lời cáo giác chính. The Journal tường thuật: “Hồ sơ công ty được The Wall Street Journal xem xét không cho thấy có vai trò nào của Joe Biden trong đó.”

    Khi được hỏi về cách The Journal điều tra về câu truyện này thì chủ bút Matt Murray nói rằng tờ báo này không thảo luận về việc họ lấy tin như thế nào. Murray trả lời trong một email: “Công việc làm báo nghiêm khắc và được tín nhiệm của chúng tôi đã tự chứng minh rồi”.

    Và nếu người nào có xem cuộc tranh luận, nhưng lại không chúi đầu dán mắt vào xem Fox News hoặc đọc báo của Breitbart, thì ắt đã không biết Trump muốn nói cái gì. Câu truyện mà toán vận động của Trump hy vọng sẽ lật ngược cuộc vận động tranh cử đang tiêu tan nhanh chóng.

    THẦN GÁC CỬA TRỞ VỀ

    Toan tính gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử nhưng thất bại của nhóm người tại McLean một phần chỉ là một câu truyện nữa cho thấy chiến dịch vận động tranh cử của Trump đang ở tình trạng hỗn loạn, luộm thuộm bám víu vào những thủ đoạn cũ rích — kém xa một guồng máy có phối hợp chặt chẽ để “tung tin đánh lạc hướng” mà phe tự do tả khuynh đã lo ngại.

    Nhưng đây cũng là về một mốc chuyển hướng lớn hơn trong giới truyền thông báo chí Hoa Kỳ, đánh dấu ngày mà các vị thần gác cửa(8) xem ra đã quay trở về sau một khoảng thời gian dài vắng bóng.

    Xét cho cùng thì hai thập niên qua thật là rối ren hỗn loạn. Tất cả bắt đầu từ khi The Drudge Report(9), Gawker(10) và những blogs khác bắt đầu tung ra những loại tin tức mà các tờ báo truyền thống khô khan và các hệ thống truyền hình không đụng vào. Kế đó là các phương tiện xã hội đổ ập lên hàng rào cũ tràn ngập đủ mọi loại nội dung bài vở.

    Đến năm 2015, các thần gác cửa cũ đã bắt đầu rơi vào một loại khủng hoảng về lòng tự tin, cho rằng họ không kiểm soát nổi dòng tin tức trên mạng có hiệu quả gì hơn trường hợp Vua Canute có thể kiểm soát được thủy triều(11). Các hệ thống truyền hình hầu như để mặc cho Donald Trump nắm giữ vai trò điều hành sản xuất mùa hè và mùa thu năm đó. Đến Tháng Mười 2016, Julian Assange và James Comey xem chừng như là nguồn cung cấp đợt tin tức này nhiều hơn các tổ chức thông tấn lớn. Nhiều khuôn mặt trong giới truyền thông cũ và mới đã tin là trong thế giới mới này, độc giả sẽ tìm tin tức nào họ muốn đọc — và do đó các quyết định của chủ bút và nhà sản xuất, về việc có đăng tải tin nào đó hay không và dành bao nhiêu phần ưu tiên cho tin đó, đều không có nghĩa gì lắm.

    Nhưng hai tuần qua đã cho thấy tình hình chuyển biến ngược lại: tức là các thần gác cửa cũ, như The Journal, vẫn còn có thể kiểm soát được nghị trình. Hóa ra là có khác biệt nhiều giữa WikiLeaks và giới truyền thông báo chí truyền thống đưa tin về WikiLeaks, khác biệt giữa lời tuýt của Trump và một bài viết về lời tuýt đó, ngay cả giữa một bài xã luận trên tờ Wall Street Journal gợi ý là Joe Biden đã làm những việc xấu xa, và một bản tin [trên cùng tờ Wall Street Journal này] lại không thể đi đến cùng kết luận như vậy.(12)

    Có lẽ tài liệu có ảnh hưởng nhất của giới truyền thông báo chí trong bốn năm qua là một bảng so sánh của Yochai Benkler, đồng giám đốc Trung Tâm Khảo Cứu Internet và Xã Hội tại Harvard(13). Cuộc nghiên cứu này cho thấy đã nổi lên một giới truyền thông hữu khuynh mới dầy đặc — và tin tức của giới truyền thông chính thống lại “xoay quanh nghị trình của giới truyền thông hữu khuynh này.”(14)

    Bannon cũng biết điều này. Y gọi sách lược của y là “tựa bên trái, xoay bên phải,” và ngay cả khi y điều hành Breitbart News, y đã tìm cách đưa những tin công kích Hillary Clinton vào các cơ quan truyền thông chính thống. Người ta thấy được rõ rệt sức mạnh kiểm chứng giá trị xác thực của các cơ quan này khi tờ The New York Times và Washington Post được dành cho quyền xem sớm quyển sách “Tiền của Clinton”(15) vào mùa xuân 2014. Tác giả là Peter Schweizer, và quyển sách này là cuộc điều tra về chuyện thiếu rõ ràng giữa các quyền lợi kinh doanh, từ thiện và chính trị của gia đình Clinton.

    Schweizer vẫn còn viết trong kỳ này nhưng không phải cho các cơ quan truyền thông chính thống mà tác giả quyển sách này đã sang Breitbart, và có viết vài bài về Hunter Biden trong tháng này.

    Và việc Bobulinski xuất hiện không phải trên những trang báo của tờ Journal được nhiều người kính trọng mà là trong một bản tường thuật gửi cho Breitbart chính là cơn ác mộng của Bannon, và là mong muốn đắc ý nhất của Benkler. Và nhiều cơ quan truyền thông chính thống khác cũng không tin là những việc Hunter Biden làm có dính dáng trực tiếp đến cựu tổng thống nên đa số đều không đưa câu truyện này lên trang nhất, và chỉ đăng vài dòng nghi hoặc để giải thích về những gì mà Trump và đồng minh của y cáo giác về đối thủ của y.

    “VẬY LÀ USA TODAY KHÔNG MUỐN ĐĂNG BÀI CỦA TÔI VỀ HUNTER BIDEN TUẦN NÀY,” Cây bút bảo thủ Glenn Reynolds ta thán vào ngày 20 Tháng Mười vì phải đăng bài lên blog của ông ta thay vì báo USA Today. Chính Trump thì bị chặn đứng khi y cố đưa đề tài Hunter Biden vào CBS News.

    Lesley Stahl nói với Trump: “Đây là ‘60 Minutes,’(16) và chúng tôi không thể loan bất cứ tin gì mà chúng tôi không thể kiểm chứng được.” Sau đó Trump cũng làm tương tự như Reynolds đã làm là đăng đoạn video cuộc phỏng vấn của bên y lên blog riêng của y trên Facebook.

    Dĩ nhiên quyền kiểm soát tin tức của giới truyền thông báo chí không còn hoàn toàn như trước nữa. Những người làm chủ máy in và các trạm phát sóng truyền thanh truyền hình không thể cấm người ta đọc những tin emails rò rỉ hoặc những thuyết vô bằng chứng về việc Joe Biden có biết về hoạt động kinh doanh của con ông ta hay không. Nhưng kết quả khảo cứu của Benkler cho thấy các cơ quan truyền thông chính thống lớn vẫn có khả năng xếp đặt nghị trình dù có các phương tiện xã hội.

    Dĩ nhiên, chúng tôi lẽ ra đã phải biết là thế. Niều độc giả của chúng tôi, trong khi phản đối các đầu đề tin tức trên Twitter, đã biết. Và Trump cũng vẫn biết thế — một cách để hiểu tại sao y không ngừng công kích giới truyền thông báo chí chính thống là hiểu đó chính là cách y bày tỏ nỗi ám ảnh, một dạng mê say giới truyền thông này. Tuần này chúng ta có thể nghe những tiếng rống lên để tố cáo là phản bội từ những người bao nhiêu năm nay vẫn nói là giới truyền thông cũ hoàn toàn thiên vị và cũng hoàn toàn không quan trọng.

    Dana Loesch, một chủ bút hữu khuynh(17) không ưa gì giới truyền thông báo chí truyền thống, đã tỏ ra bực tức vì câu truyện về Biden không được ai chú ý, viết: “Trong nhiều năm qua, chúng ta đã kính trọng và ngay cả tôn sùng vai trò thần thánh của giới báo chí tự do. Nay thì giới báo chí tự do đang kê cây bút điện tử vào cổ họng chúng ta khi chúng ta đặt nghi vấn về các ưu tiên của họ.”

    BÊN KIA CÁNH CỬA

    Có một điều buồn cười — ngay cả có đôi chút nể vì — trong những lần phản đối mãnh liệt từ phong trào hữu khuynh đã ăn vào thâm căn các nỗ lực triệt hạ uy tín của giới truyền thông độc lập. Và việc lấy lại quyền kiểm soát tin tức này là việc chúng ta đã thấy nhiều ký giả kêu gọi trong những năm gần đây. Khi hoạt động có hiệu quả nhất thì quyền kiểm soát này có thể đóng kín lãnh vực chính trị đối với một dạng thời trang mới là những trò dơ bẩn, như ở Pháp vào năm 2017, khi giới truyền thông báo chí phần lớn không đếm xỉa gì đến mớ emails đánh cắp từ cuộc vận động tranh cử của Tổng Thống Emmanuel Macron được tung ra vào phút cuối ngay trước thời hạn pháp định bắt buộc phải ngưng mọi tin tức.

    Nhưng tôi phải thú nhận là tôi cảm thấy giằng co dữ dội nửa này nửa kia trong tâm trạng về trường hợp trả đũa này của thần gác cửa. Trước khi gia nhập The Times hồi Tháng Ba, tôi đã ở bên kia cánh cửa đó, tung tin tức vượt qua cánh cửa này đến chính các độc giả trên mạng mà tôi mặc nhiên cho là họ đã xem nguồn tin đồn đoán rò rỉ này, và tôi xem công việc của mình là giúp độc giả len lỏi qua những bụi rậm chằng chịt đó hơn là bịt mắt họ. Đồng nghiệp của tôi là John Herrman (nay cũng làm cho The Times) và tôi đã viết vào năm 2013 là: “Công việc mới và không quen thuộc của giới truyền thông báo chí là cung cấp một khuôn khổ để hiểu mớ tin tức bừa bãi, không kiểm chứng, và hết sức sôi động mà độc giả chắc chắn rồi sẽ thấy — chứ không phải bỏ qua luôn.” Vào năm 2017, tôi đã quyết định công bố “hồ sơ Steele” không kiểm chứng, một phần là dựa vào lý do các thần gác cửa đã xem xét và bị ảnh hưởng vì hồ sơ này, nhưng không công bố cho độc giả của họ.

    Vào mùa thu này, các nhà điều hành chóp bu của các hãng truyền thông và kỹ thuật đang chuẩn bị để mở lại cuộc chiến lần trước — một chiến dịch xâm nhập và tiết lộ dữ kiện được ngoại quốc hậu thuẫn như WikiLeaks để gây ảnh hưởng đến kết quả bầu cử. Chính tinh thần cảnh giác cực độ này đã khiến Twitter ngăn chặn những đường kết nối đến bài viết của tờ New York Post về Hunter Biden — một cách đối phó bất cân xứng thật đáng sợ mà các tổ chức đưa tin khác có phản ứng thận trọng. Âm mưu của Herschmann, Passantino và Schwartz không hẳn là WikiLeaks. Nhưng thái độ lo âu đặc biệt của nhiều cơ quan truyền thông, gồm cả tờ báo này, đối với lai lịch của số emails liên quan đến Hunter Biden xét về nhiều phương diện chính là di sản của kinh nghiệm về WikiLeaks.

    Tôi muốn đặt niềm tin của mình vào Murray và các phóng viên chuyên nghiệp thận trọng như ông ta hơn là các quản lý và giám đốc sản phẩm của các phương tiện xã hội. Và tôi hy vọng người dân Mỹ nào có cảm thấy nhẹ nhõm vì những thần gác cửa này đang khẳng định lại vị thế của mình cũng nên để ý xem ai giữ quyền hạn đó, và quyền đó tập trung đến mức nào, và cổ xúy cho những tiếng nói mới để điều chỉnh và thách thức các vị thần này.

    Source: https://www.nytimes.com/2020/10/25/b...nal-trump.html
    __________
    (1) Là tờ Wall Street Journal, một trong những tờ báo bảo thủ có tiếng và nằm trong News Corp của Rupert Murdoch cùng với tờ báo tabloid New York Post, và Fox News.
    (2) Là khuynh hướng bảo thủ theo nghĩ chữ viết thường của tờ báo này nhưng không nhất thiết phải thuộc đảng phái bảo thủ nào theo nghĩa chữ viết hoa.
    (3) Khu vực Đồi Capitol tại Washington D.C., cũng là nơi tập trung nhiều trụ sở quan trọng của chính phủ Hoa Kỳ như Quốc Hội và Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ và được dùng theo nghĩa bóng để chỉ guồng máy chính trị của Hoa Kỳ.
    (4) Là bản tin tabloid. Báo tabloid là loại báo khổ nhỏ (khác với báo khổ lớn gọi là broadsheet), thường là đăng tin địa phương, tin xe cán chó, tin giật gân, nhất là tin “xốc xếch xỳ” nhưng không nhất thiết tờ nào cũng vậy. Loại báo này thường được gán là đồng nghĩa với “báo lá cải” hay “feuille de chou”, là loại báo kém phẩm chất nói chung.
    (5) Tờ New York Post là báo tabloid và cũng đăng những loại bài vở tiêu biểu của báo… tabloid.


    Trái lại, tờ Wall Street Journal là báo khổ lớn (broadsheet):


    (6) Bannon đang được tại ngoại sau khi đóng tiền bảo kê $5 triệu để chờ xét xử về tội lừa đảo tiền bạc và “rửa tiền” bất hợp pháp
    (7) Nguyên văn là “You’re the big man, I think. I don’t know, maybe you’re not”, ám chỉ big man là một “thủ lĩnh, ông trùm, đại ca, ông chủ lớn…”
    (8) Là những người hoặc chính sách nhằm giám sát công việc để bảo đảm hội đủ tiêu chuẩn
    (9) The Drudge Report, ra đời năm 1995, được cho là website tin tức hữu khuynh có ảnh hưởng nhất. Website này dẫn độc giả đến những nguồn tin của các tổ chức khác chứ không tự lấy tin hoặc viết bài của họ. Chủ website này là Matt Drudge, là người ủng hộ Trump triệt để vào năm 2016 nhưng từ mùa hè 2019 trở lại đây thì không biết vì lý do gì lại dẫn độc giả đến nhiều nguồn tin bất lợi cho Trump và Trump cũng đã trở mặt để lên tiếng chỉ trích website này. Xem thêm ở đây: https://www.cnn.com/2020/04/18/media...ump/index.html
    (10) Là blog chuyên đăng những chuyện “ngồi lê đôi mách” và “xốc xếch xỳ”. Đã đóng cửa từ năm 2016. nay chỉ còn lại hồn ma bóng quế ở đây: https://gawker.com/
    (11) King Canute (còn gọi là Cnut Đại Đế, Vua của Anh Quốc, Đan Mạch, Na Uy và nhiều phần của Thụy Điển). Xem qua truyền thuyết gây tranh cãi về Vua Canute ở đây: https://www.firstclasssailing.com/blog/the-king-canute-dispute/
    (12) Đọc thêm Wall Street Journal Opinion and News Side Divided on Hunter Biden (Ban Xã Luận và Ban Tin Tức của Tờ Wall Street Journal Đi Đến Kết Luận Trái Ngược Nhau về Hunter Biden): https://variety.com/2020/politics/news/wall-street-journal-hunter-biden-1234813968/
    (13) Berkman Klein Centre for Internet and Society tại Viện Đại Học Harvard
    (14) Đọc thêm: https://www.cjr.org/analysis/breitbart-media-trump-harvard-study.php
    (15) Nguyên tên quyển sách này là Clinton Cash: The Untold Story of How and Why Foreign Governments and Businesses Helped Make Bill and Hillary Rich

    (16) 60 Minutes (60 Phút) là tạp chí tin tức truyền hình kỳ cựu nhất và có nhiều người xem nhất của CBS News
    (17) Cựu phát ngôn viên của Hội Súng Trường Toàn Quốc (National Rifle Asociation - NRA). Bà này trước đây viết bài và là chủ bút cho Breitbart News
    Last edited by 008; 10-30-2020 at 07:41 PM. Reason: sửa "boadsheet' thành "broadsheet"

  8. #118
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    864
    Đảng Cộng Hòa là mối nguy hiểm cho nền dân chủ Hoa Kỳ

    Nền dân chủ của chúng ta bị hư hại, vì niềm tin của chúng ta vào hệ thống hiến pháp và nền văn hóa hướng dẫn chúng ta suýt bị đổ vỡ tan nát.

    Opinion by ALON BEN-MEIR

    Tuy tôi reo mừng khi Joe Biden thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống nhưng tôi lại xót xa trước Tình Trạng Đất Nước do Donald Trump để lại. Buồn thay, dù Biden thắng cử nhưng Trump lại không bị từ khước vì số phiếu bầu cho y nhiều hơn bất cứ ứng cử viên nào khác của đảng Cộng Hòa đi trước y, gây rúng động hàng triệu người dân Mỹ. Tại sao? Chính chúng ta là người đã nặn ra sinh vật này. Y có thể bị xem là một trường hợp lầm lạc, nhưng sự thật lại không phải vậy. Trừ phi chúng ta để ý hơn đến hằng chục triệu người đã bỏ phiếu cho y, trong số nhiều người Mỹ khác đang tuyệt vọng, để giải quyết những mối bất bình và thất vọng của họ, một kẻ đạo đức giả y hệt như Trump sẽ lại ra mặt và xúi giục người dân bất mãn – một kẻ nổi loạn như con người của Trump sẽ lôi cuốn nhiều người cảm thấy vô vọng vì bị bỏ rơi, một kẻ mị dân hiện thân khác của Trump sẽ lợi dụng lòng thù ghét, chia rẽ và khinh rẻ mà nổi dậy.

    Nền dân chủ của chúng ta bị hư hại, vì niềm tin của chúng ta vào hệ thống hiến pháp và nền văn hóa hướng dẫn chúng ta suýt bị đổ vỡ tan nát. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục bỏ lơ thực trạng này, tương lai đất nước sẽ hết sức đen tối. Chúng ta đang chứng kiến chủ nghĩa chuyên chế trơ tráo đang bùng phát và nếu càng ngày càng có thêm người dân Mỹ không còn sùng kính các quy tắc tiêu chuẩn của chế độ dân chủ của chúng ta nữa thì nước cộng hòa như chúng ta đã quen thuộc cũng sẽ không còn nữa. Thay vào đó sẽ là một chế độ chuyên chính do người dân bầu lên và dần dần dập tắt nền dân chủ của chúng ta và bóp chết ý nguyện của người dân.

    Mối nguy hiểm cho nền dân chủ của chúng ta phần chính là từ Đảng Cộng Hòa. Trump là sản phẩm kết tụ từ ảo tưởng của đảng Cộng Hòa là chỉ có họ mới xứng đáng cai trị, một ảo tưởng thích ứng với một đảng đã đánh mất đạo đức. Đảng Cộng Hòa thấy hãi hùng trước viễn ảnh mất đi khả năng cai trị của họ vì Mỹ Quốc càng ngày càng trở nên đa dạng, liên tục tiến hóa thành một nước thiểu số-đa số, chủ nghĩa tự do phóng khoáng đang bành trướng khắp nước, tình trạng càng ngày càng có nhiều phụ nữ bất mãn với các chính sách của họ, và giới trẻ bừng tỉnh khỏi giấc ảo mộng với chủ nghĩa bảo thủ cực đoan vẫn bành trướng của đảng Cộng Hòa.

    Đảng Cộng Hòa không từ bất cứ thủ đoạn nham hiểm nào để cố bám víu lấy quyền bính. Họ đã xông xáo tìm đủ mọi cách để tước đi quyền bỏ phiếu của cử tri, cật lực duy trì quyền phân chia đường biên địa hạt bầu cử hầu đem lại lợi thế chính trị cho đảng, cố bám víu vào hệ thống Đại Cử Tri Đoàn, lấp đầy tòa án bằng các thẩm phán bảo thủ, và phục vụ cho đám da trắng độc tôn. Nhưng khi tất cả các thủ đoạn này đã không thay đổi được kết quả bầu cử công bằng và tự do nhất thì chúng hùa theo tên lãnh tụ tự luyến tự kỷ để rêu rao là cuộc bầu cử này là gian lận, bị đánh cắp, và bị sắp xếp lừa gạt.

    Họ không chịu công nhận kết quả bầu cử, trong khi biết rất rõ là không có gì gây tổn thương đến nền dân chủ hơn chuyện bất chấp ý nguyện của đa số và ngăn cản chuyển giao quyền hành ôn hòa. Đa số các viên chức chóp bu của đảng Cộng Hòa vẫn chưa chịu nhìn nhận Biden đã thắng cử, trì hoãn tiến trình chuyển giao (khiến Biden không có được dữ kiện quan trọng, nhất là dữ kiện liên quan đến cơn đại dịch) trong khi hàng ngàn người vẫn tiếp tục thiệt mạng; mỗi cái chết xảy ra trong thời gian trì hoãn này đều là do bàn tay họ gây ra.

    Đây là chính đảng mà các lãnh tụ của họ ngụp lặn trong các thuyết âm mưu. Đối với họ, sự thật không là gì cả; họ tin vào quỷ thuật và phép mầu trong khi gièm pha sự thật khoa học, nhục mạ đối thủ để che đậy lòng đạo đức giả chính trị bẩm sinh của chúng. Tệ mạt đến cùng cực nữa là chúng đã cúi đầu thần phục một tên muốn làm kẻ độc tài giương vuốt kẹp cổ chúng và nhất quyết đập vỡ nền tảng dân chủ của chúng ta, và đã đưa đất nước đến đến bờ vực thẳm tai họa.

    Ít nhất thì cuộc bầu cử này đã chứng tỏ rằng Mỹ Quốc cần phải giáo dục lại sâu rộng về phép tắc và trách nhiệm công dân để truyền bá khắp nơi cho thật thấm nhuần khắc cốt các giá trị bảo vệ đất nước này trước đây. Chúng ta cần phải cải tổ các hệ thống bầu cử và các tiến trình lập pháp. Chúng ta phải ngăn chặn tình trạng phân cực chính trị và quản trị sai lầm nền dân chủ hiến định của chúng ta khiến cho những kẻ mị dân như Trump lợi dụng để nổi dậy, và khôi phục vai trò lãnh đạo toàn cầu của chúng ta.

    Bất luận những kẻ tin vào Trump có lầm lạc đến đâu đi nữa, chúng và hàng triệu người dân Mỹ khác có những mối quan tâm và nhu cầu phải được giải quyết. Biden đang phải đối phó với coronavirus (vì vấn đề phục hồi kinh tế có liên hệ mật thiết với chuyện kiểm soát cơn dịch này). Tuy nhiên, nền dân chủ của chúng ta vẫn sẽ dễ bị tổn thương vì cùng những thành phần đê hèn về đạo đức trong chính giới của đảng Cộng Hòa suýt nữa đã xé toạc nền dân chủ của chúng ta.

    Nếu chúng ta muốn chống lại làn sóng tin tức lừa dối, mị dân, bất bình đẳng và phản bội do Trump tuyên truyền, và được đàn cừu non Cộng Hòa reo hò tung hô thì chúng ta phải lấp kín cửa hang ẩn trốn của những kẻ mị dân như Trump. Chúng ta phải kiên trì thực hiện các biện pháp cải tổ xã hội chính trị và kinh tế để ngăn ngừa một kẻ lừa đảo mạo nhận như Trump quay trở lại sau bốn năm để tàn phá lối sống dân chủ của chúng ta một lần nữa, và đẩy chúng ta vào lại cảnh tương tàn khủng khiếp cả về mặt xã hội lẫn chính trị.

    Biden thắng cử đã giúp chúng ta có chút cơ hội sửa chữa một phần hư hại do Trump và đảng Cộng Hòa gây ra cho nền dân chủ của chúng ta. Thật vậy, dân chủ có thể là môi trường sinh sôi những kẻ mị dân như Trump. Muốn cứu vãn nền dân chủ của chúng ta và ngăn ngừa tình trạng đó xảy ra lại cũng như ngăn chặn quyền thiểu số cai trị của đảng Cộng Hòa một lần nữa, chúng ta phải có một nghị trình xã hội và kinh tế bao gồm tất cả mọi thành phần để đáp ứng nhu cầu của người dân.

    Không thể duy trì được nền dân chủ khi mức chênh lệch giữa giàu và nghèo càng mở rộng thêm nữa, khi mà hàng ngàn thị xã và làng mạc đang tan rã, nhất là tại các khu vực thôn dã, khi mà có hơn 12 triệu trẻ em phải để bụng đói đi ngủ và khi mà nửa triệu người vô gia cư đang lang thang trên đường phố.

    Nền dân chủ nghe rỗng tuếch giả dối khi mà hằng chục triệu công dân phải sống trong cảnh nghèo túng cùng cực và không có dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khi mà Người Da Đen và người gốc La Tinh là nạn nhân bị kỳ thị và bất bình đẳng, khi mà trường học đang rệu nát và lương trả cho giáo viên không đủ sống, khi mà càng ngày càng có nhiều học sinh bỏ học và việc làm thì hiếm hoi khó kiếm, và khi mà trong nhà giam và nhà tù còn đến hai triệu rưỡi tù nhân đang vật vã, mà đa số là phạm những tội không bạo động.

    Nền dân chủ thất bại khi những người nghiện ma túy bị tống giam thay vì được chữa trị và phục hồi, khi mà mỗi năm có 40,000 người Mỹ bị thiệt mạng vì súng, khi mà hệ thống tư pháp càng ngày càng thiên vị, khi mà khí hậu thay đổi gây tổn thất khắp nước và người dân mất nhà, khi mà hành vi bạo ngược dã man của cảnh sát trở thành chuyện thường tình.

    Nhất là trong bốn năm qua, đảng Cộng Hòa đã viết ra một trong những chương lịch sử đen tối nhất của Hoa Kỳ. Sách sử sẽ nhắc lại chuyện phá sản đạo đức của đảng này đã để cho họ hy sinh niềm hạnh phúc an sinh của đất nước này và phản bội cuộc thí nghiệm dân chủ có nguyên tắc nhất trong lịch sử con người. Thất bại của họ trong kỳ bầu cử tổng thống này rất có thể là điềm báo trước những ngày thê thảm nhất sắp tới đây.

    Riêng tôi thì tôi vẫn vững tin vào tinh thần người Mỹ. Chúng ta đã trải qua các cuộc nội chiến và thế chiến, phải đối phó với những lần suy thoái kinh tế, chính quyền tham nhũng thối nát, bất ổn xã hội, và những cuộc chiến tốn kém ở hải ngoại, nhưng rồi chúng ta đã vươn dậy hùng mạnh hơn và là niềm cảm hứng cho các quốc gia khác.

    Miễn là chúng ta vẫn gắn bó với các giá trị dân chủ mà chúng ta đã quý trọng và hy sinh quá nhiều cho các giá trị đó thì một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn sẽ chờ đón chúng ta.

    The writer is a professor of international relations at the Center for Global Affairs at NYU. He teaches courses on international negotiation and Middle Eastern studies.

    Source: https://www.jpost.com/opinion/the-da...opinion-650527

  9. #119
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    864

    GỘP thối hóa
    Republicans ->->-> Republicons




  10. #120
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    864

    Chỉ có duy nhất một kẻ gian lận trong kỳ bầu cử 2020


    Opinion by Dean Obeidallah

    Donald Trump hết sức mong muốn chúng ta tin rằng lý do duy nhất Joe Biden thắng cử năm 2020 này với số phiếu như thế là vì đây là “cuộc bầu cử gian lận nhất trong lịch sử.” Trump tiếp tục rêu rao lặp lại lời dối trá này theo một kiểu mới trên chương trình truyền hình Fox Business on Sunday morning, là “chúng tôi có quá nhiều bằng chứng” để chứng minh lời rêu rao của y nhưng “các thẩm phán sẽ không để cho chúng tôi” nộp bằng chứng.

    Đó là lời dối trá. Sự thật là các luật sư của Trumo đã có rất nhiều cơ hội nêu ra cái gọi là bằng chứng gian lận cử tri đó, nhưng họ lại không hề trưng ra. Tại sao? Thật đơn giản. Không có bằng chứng nào như vậy cả. Chính các luật sư của Trump – kể cả Rudy Giuliani – đã nhiều lần thú nhận trong những vụ tòa từ Arizona đến Pennsylvania là họ không hề cáo giác gian lận cử tri trong những vụ kiện đó. Lý do hiển nhiên là họ không chứng minh được những lời cáo giác này.

    Một thân chủ có thể hò hét kêu gào đủ chuyện ngoài chốn công cộng nhưng khi luật sư đứng trước tòa có thể nói gì với thẩm phán lại là một chuyện khác hẳn. Trong cương vị luật sư, tôi biết chúng tôi đã được nhồi nhét vào đầu khi mài đũng quần trên ghế trường luật là chúng tôi có thể bị tước bằng hành nghề(1) nếu cố ý nói dối với một thẩm phán. Chúng tôi có một “nhiệm vụ đặc biệt trong vai trò các viên chức tòa án” là phải nói thật trước tòa.

    Do đó, Trump nói một đàng với giới truyền thông báo chí nhưng các luật sư của y lại trình bày một nẻo hoàn toàn khác hẳn trước tòa.

    Trong cương vị cả nước, chúng ta thật ra nên cảm ơn cuộc vận động của Trump đã nộp đơn kiện tứ tung tại vô số các tiểu bang. Nếu Trump không kiện thì việc kiểm chứng sự thật ắt phần lớn sẽ phải do chính các phóng viên đảm trách, những người mà trong nhiều năm qua đã bị Trump gọi là “kẻ thù của nhân dân.”(2) Nhưng khi có nộp đơn kiện những vụ này ra tòa thì những người đã phán quyết các cáo giác của Trump đều là vô căn cứ lại là các thẩm phán thuộc mọi chính giới – kể cả thẩm phán đã được Trump đề cử làm thẩm phán tòa liên bang vào năm 2017, Thẩm Phán Stephanos Bibas.

    Thật vậy, Bibas, cùng với các Thẩm Phán David Brooks Smith và Michael Chagares, mà cả hai thẩm phán này cũng đều do Đảng Cộng Hòa bổ nhiệm vào Tòa Kháng Án Liên Bang Khu 3(3), đồng thanh đưa ra bản phán quyết hôm Thứ Sáu hùng hồn đánh tan những lời cáo giác gian lận cử tri của Trump. Trước hết, tòa này gay gắt phê bình các nỗ lực của Trump nhằm lật ngược kết quả bầu cử tại Pennsylvania, tiểu bang mà Biden thắng hơn 80,000 phiếu, khi tòa viết: “Cử tri, chứ không phải luật sư, mới là người chọn Tổng Thống. Lá phiếu, chứ không phải văn bản lập luận pháp lý, quyết định kết quả bầu cử.” Kế đến, các thẩm phán này tuyên bố về vấn đề chính yếu trong những lời cáo giác gian lận cử tri của Trump rằng: “Những lời tố cáo thứ nhất là phải cụ thể và thứ nhì là phải có bằng chứng. Trong hai điều này, chúng tôi không có gì cả.”

    Thật ra, bản phán quyết cho biết là: “Cuộc vận động tranh cử [của Trump] không hề tố cáo có bất cứ lá phiếu nào là gian lận hoặc do một cử tri bất hợp pháp nào bỏ phiếu,” và sau đó lặp lại một lần nữa là cuộc vận động tranh cử của Trump “thú nhận rằng họ không hề tố cáo là có gian lận bầu cử.”

    Do đó, mặc dù Trump hò hét không ngừng về chuyện gian lận cử tri, nhưng khi kiện ra tòa thì lại hoàn toàn không có lời cáo giác về hành vi sai trái nào cả. Thật ra, Giuliani đã thú nhận công khai trước tòa hồi tuần trước khi đứng trước Thẩm Phán Matthew Brann của tòa liên bang tại Pennsylvania là “Đây không phải là vụ kiện về gian lận” khi Giuliani trả lời câu hỏi của thẩm phán Brann.

    Sự thật này giúp chúng ta hiểu lý do tại sao một mặt Trump liên tục rêu rao khắp nơi là “người chết” đã bỏ phiếu tại Pennsylvania – và còn lặp lại lời dối trá đó hôm Thứ Tư tuần trước khi y gọi điện thoại cho cuộc họp báo do vài nhà lập pháp tiểu bang của đảng Cộng Hòa tổ chức tại Gettysburg – thì các luật sư của Trump lại thú nhận trong một vụ kiện khác tại Quận Bucks, Pennsylvania, là “không có bằng chứng” nào cho thấy có “người chết” bỏ phiếu cả. Nói chung, luật sư sẽ không muốn chịu rủi ro bị tước bằng hành nghề để giúp thân chủ bằng cách nói dối trước tòa.

    Chúng ta cũng đã nhìn thấy các kết quả tương tự của những vụ kiện khác của cuộc vận động tranh cử [của Trump] tại các tiểu bang cạnh tranh sát sao khác mà Trump đã thua.

    Tại Arizona, luật sư của Trump là Kory Langhofer đã nộp đơn kiện để phản đối kết quả là Biden đã thắng tại tiểu bang đó. Nhưng Langhofer đã không lặp lại như vẹt những lời cáo giác gian lận cử tri của Trump mà lại lập luận là cần phải duyệt lại “một ít” phiếu vì xem chừng như đã xảy ra “các lỗi lầm dù thành thật” trong những máy điều khiển. Langhofer nói “Đây không phải là một vụ gian lận. Chúng tôi không hề cáo giác có bất cứ ai đang toan chuyện đánh cắp cuộc bầu cử này cả.” Cuộc vận động tranh cử của Trump cuối cùng rồi cũng đã hủy bỏ vụ kiện này vì họ thú nhận là những lời cáo giác này sẽ không thay đổi được sự thật là Biden đã thắng cử.

    Tại Michigan, cuộc vận động tranh cử của Trump đã tự hủy bỏ vụ kiện của họ tố cáo gian lận cử tri – sau khi gian dối nói rằng họ bỏ vụ kiện này là vì họ đã ngăn chặn được việc chứng nhận kết quả bầu cử tại Quận Wayne Michigan. Họ không ngăn chặn được gì cả; kết quả bầu cử đã được chứng nhận theo luật của Michigan.

    Trump vẫn tiếp tục lặp đi lặp lại lời rêu rao là cuộc bầu cử này đã “có sắp xếp trước, “giả tạo,” “lừa đảo”... bù lu, bù loa, yadda, yadda. Sau hơn bốn năm với Trump, chúng ta ai cũng biết những chữ mà y vẫn mãi mãi lôi ra rao hàng muôn năm.

    Sự thật là Trump đã có mọi cơ hội để chứng minh những lời cáo giác của y tại tòa nhưng y đã thất bại – liên tục. Chính nhờ những vụ kiện này mà đến lúc này ai ai cũng đều thấy rõ kẻ gian lận duy nhất trong cuộc bầu cử năm 2020 chính là Donald Trump.

    Editor’s note: Dean Obeidallah, a former attorney, is the host of SiriusXM radio's daily program “The Dean Obeidallah Show” and a columnist for The Daily Beast. Follow him @DeanObeidallah. The opinions expressed in this commentary are his own. View more opinion articles on CNN.

    Source: https://www.cnn.com/2020/11/29/opini...Most+Recent%29

    __________

    (1) Là bị xóa tên trong luật sư đoàn tại địa phận thẩm quyền liên hệ và do đó mất quyền hành nghề luật sư.
    (2) “Kẻ thù của nhân dân”! Hmmm, ngôn từ nghe hết sức quen thuộc! À… giống hệt như ngôn từ cộng sản, nhất là vịt cộng!
    (3) 3rd Circuit Court of Appeals phụ trách các địa phận District of Delaware, District of New Jersey, Eastern District of Pennsylvania, Middle District of Pennsylvania, Western District of Pennsylvania

 

 

Similar Threads

  1. Luận Bàn Thế Sự
    By HaiViet in forum Thời Sự Trong Ngày
    Replies: 42
    Last Post: 12-17-2019, 03:51 PM
  2. Tư Bản Luận
    By Triển in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 0
    Last Post: 09-15-2017, 04:02 AM
  3. Dư Luận Viên
    By dấu lặng in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 4
    Last Post: 07-24-2016, 04:25 PM
  4. Khoa Luận Giáo
    By Triển in forum Khoa Huyền Bí Học
    Replies: 4
    Last Post: 08-11-2013, 12:09 PM
  5. Trượt võ chuối..
    By honhảiâu in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 1
    Last Post: 01-12-2012, 09:53 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 04:09 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh