Register
Page 3 of 13 FirstFirst 12345 ... LastLast
Results 21 to 30 of 128
  1. #21
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    864

    Miles đậu cả hai kỳ thi viết và vấn đáp!

    Tại Bộ Nội An, tôi đã chứng kiến tận mắt Trump là mối nguy hiểm cho Hoa Kỳ như thế nào

    Opinion by Miles Taylor

    Miles Taylor served at the Department of Homeland Security from 2017 to 2019, including as chief of staff.

    Sau hai năm làm việc trong vai trò lãnh đạo trong Bộ Nội An Hoa Kỳ của chính quyền Trump, tôi có thể khẳng định là tình trạng an ninh của quốc gia này trở nên bấp bênh yếu kém hơn vì phải chịu hậu quả trực tiếp của các hành động của tên tổng thống này.

    Cũng như nhiều người Mỹ khác, trước đây tôi đã hy vọng là Donald Trump, sau khi nhậm chức, sẽ nghiêm chỉnh đảm nhận gánh nặng của chức vụ tổng thống — mà trên hết tất cả là nhiệm vụ giữ an toàn cho nước Mỹ. Nhưng không, y đã không thi hành nhiệm vụ này. Thay vào đó, tên tổng thống này đã cai trị trên căn bản tùy hứng, tính toán chính trị và quyền lợi riêng cho y.

    Tôi không ở vào vị thế có thể phán xét các khuyết điểm cá nhân của y đã ảnh hưởng đến những vấn đề quan trọng khác như thế nào, chẳng hạn như chính sách về môi trường hoặc năng lượng, nhưng trong lãnh vực an ninh quốc gia thì chính mắt tôi đã chứng kiến các kết quả tệ mạt.

    Tên tổng thống này đã tìm cách biến đổi DHS(1), cơ quan công lực lớn nhất của quốc gia này, thành một công cụ sử dụng cho quyền lợi chính trị của y. Y đòi hỏi hầu như phải hoàn toàn chú trọng vào những vấn đề y nói là tối cần thiết cho việc tái cử của y — nhất là chuyện xây tường dọc theo biên giới Hoa Kỳ với Mễ Tây Cơ. Tuy y thường được thuyết phục từ bỏ các ý tưởng điên rồ vào giờ cuối, tên tổng thống này vẫn đưa ra các đòi hỏi mang tính chất đảng phái với DHS, kể cả khi y bảo chúng tôi phải đóng cửa biên giới giữa California và Mễ Tây Cơ trong buổi họp ngày 28 Tháng Ba 2019 tại Phòng Bầu Dục — mà y nói là có lợi cho y về mặt chính trị hơn là đóng cửa những đoạn dài ở biên giới [Mễ] với Texas hoặc Arizona — hoặc y đã nhất mực đòi hỏi nhiều lần phải đem di dân bất hợp pháp “đổ” vào các thành phố và tiểu bang cho nương náu và thân Dân Chủ để gia tăng gánh nặng cho các chính quyền địa phương đó.

    Cái thói vô kỷ luật của Trump cũng liên tục làm mọi người phải thất vọng. Vào một ngày Tháng Hai năm 2019, khi các nhà lãnh đạo tại quốc hội đang chờ Tòa Bạch Ốc trả lời về một thỏa hiệp nhằm tránh tình trạng phải đóng cửa chính quyền lần thứ hai, tên tổng thống này lại đòi DHS phải mở một buổi tường trình bằng điện thoại để thảo luận về màu sắc của bước tường biên giới. Y nằng nặc muốn biết các ưu điểm của sơn xịt(2) và cách sơn các kiến trúc bằng thép như thế nào. Hầu như tuần nào cũng xảy ra những chuyện như vậy.

    Tiến trình quyết định cũng đã đổ vỡ: Trump bất thình lình tán thành các đề nghị về chính sách mà chính y hoặc các cố vấn của y đều không suy xét gì nhiều hoặc hoàn toàn không đếm xỉa gì đến các hậu quả liên đới có thể xảy ra. Đó là trường hợp vào năm 2018 khi Bộ Trưởng Tư Pháp lúc đó là Jeff Sessions, theo đòi hỏi của Tòa Bạch Ốc, phải loan báo một chính sách “tuyệt đối bất dung” nhằm truy tố bất cứ người nào vượt biên bất hợp pháp. Các cơ quan liên hệ chưa chuẩn bị kịp để thực thi chính sách này khiến đưa đến tình trạng ứ đọng số người bị tạm giam thật thảm khốc mà cuối cùng gây ra cảnh phân ly cha mẹ với con cái của di dân.

    Thật không ngờ là sau khi đã có quyết định đúng là ngưng chiến dịch tồi tệ này, thì trong những tháng kế tiếp tên tổng thống này lại liên tục thúc giục các viên chức DHS mở lại chiến dịch này và để thực thi một chính sách cố ý tách biệt hàng loạt gia đình di dân nhiều hơn nữa để răn đe người lớn cho họ không dám đến biên giới vì sợ mất con. Tên tổng thống này nổi giận ra mặt nhiều lần khi cấp trên của tôi, khi đó là Bộ Trưởng Nội An Kirstjen Nielsen, từ chối.

    Các viên chức chóp bu của DHS thường xuyên phải gác qua một bên công việc đối phó với những mối đe dọa an ninh thực sự vì cứ phải giải quyết các đòi hỏi không chính đáng và thường là vô lý của tổng thống, bất kể ngày đêm. Một buổi sáng nào đó thì có thể là đòi hỏi phải cắt ngân khoản đã được quốc hội phân bổ cho một đồng minh ngoại quốc vì nước đồng minh đó đã làm y tức giận, và tối đến lại có thể là đòi mài dũa cọc nhọn trên đầu bờ tường biên giới cho sắc bén để gây thương tích nặng hơn cho da thịt con người (“Làm thế thì tốn hết bao nhiêu tiền?”). Trong lúc đó, Trump càng ngày càng ít quan tâm đến những vấn đề tối yếu cho nền an ninh quốc gia, gồm an ninh mạng, nạn khủng bố bắt nguồn từ trong nước và chuyện ngoại quốc xen vào phá hoại nội vụ của Hoa Kỳ.

    Làm thế nào mà có thể điều hành được một tổ chức khổng lồ trong các điều kiện đó được? Vô phương. Tại DHS, công việc điều hành quản trị 250,000 nhân viên của bộ này đã bị tác hại vì những hành động dại dột điên rồ này xảy ra thường xuyên, gây nguy hiểm đến an toàn của người Mỹ.

    Tên tổng thống này cũng đã hủy hoại nền an ninh của Hoa Kỳ ở ngoại quốc tương tự như vậy. Cố vấn an ninh quốc gia của y là John Bolton đã cung cấp bằng chứng rành mạch về tất cả chuyện này trong quyển sách mới xuất bản và những lời công bố của ông ta nên không còn gì nhiều để nói thêm được nữa, mà chỉ có thể công nhận là Bolton nói đúng. Vì tên tổng tư lệnh này đã làm sút giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở ngoại quốc nên ngày nay đất nước này lâm vào tình trạng bớt bạn thêm thù mà thù lại mạnh hơn so với lúc Trump nhậm chức.

    Trump cũng hãm hại đất ngước này bằng vô số cách tuy không liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia nhưng, bằng thủ đoạn khơi dậy lòng thù ghét và chia rẽ, làm cho dân Mỹ không còn an toàn được như trước.

    Thí dụ rõ ràng hơn hết là tên tổng thống này hoàn toàn bất tài trong việc đối phó với cơn đại dịch coronavirus. Với thái độ bất cần trước tình trạng đe dọa nghiêm trọng đó, Trump đã không sử dụng được hiệu quả hệ thống đối phó với khủng hoảng của liên bang mà đã được cần cù gầy dựng nên sau vụ 9/11. DHS đã bỏ công bỏ của ra trong bao nhiêu năm trời để hoạch định cách đối phó với mối đe dọa đại dịch mà nay phần lớn công trình đó đều đã trở nên uổng phí. Trong lúc đó con số người Mỹ bị nhiễm bệnh thiệt mạng đã lên đến 165,000 người.

    Thật là mỉa mai khi mà Trump vận động tranh cử nhiệm kỳ thứ nhì trên cương vị một tổng thống duy trì luật pháp và trật tự. Nhiệm kỳ đầu của y đã là một tình trạng hỗn loạn thật nguy hiểm. Bốn năm như thế nữa thì quả thật không ai dám nghĩ tới.


    Sỏuce: https://www.washingtonpost.com/opinions/at-homeland-security-i-saw-firsthand-how-dangerous-trump-is-for-america/2020/08/17/f10bb92e-e0a3-11ea-b69b-64f7b0477ed4_story.html
    __________________

    (1) Viết tắt của “Department of Homeland Security”, Bộ Nội An Hoa Kỳ
    (2) Không phải sơn có màu xám xịt mà là “spray paint”
    (3) Quyển sách đó là “The Room Where It Happened: A White House Memoire”

    Meet Miles in an... Oral Exam!






  2. #22
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    864

    Hôm nay vừa thi, mai kia còn thi. Ôi! Đời đời khóc cùng cười, hòa theo mùa thi …

    Tối và sáng: Trump tuyên bố mình là chướng ngại vật duy nhất ngăn chặn ‘tình trạng vô chính phủ, điên rồ và hỗn loạn’

    By Philip Bump

    Bài diễn văn nhận lời đề cử của đảng Dân Chủ của cựu phó tổng thống Joe Biden tại đại hội đảng kết thúc chưa đến 14 tiếng là Tổng Thống Trump đã củng cố ngay trọng tâm bài diễn văn của đối thủ.

    Bài diễn văn của Biden xoay quanh một điều tương phản hiển nhiên: chọn lựa giữa ánh sáng và bóng tối.

    Biden nói “Tôi hứa với quý vị. Nếu quý vị tín nhiệm mà giao cho tôi ngôi vị tổng thống, tôi sẽ tận dụng đến những điều tài giỏi tốt đẹp nhất của chúng ta chứ không moi ra những điều tệ mạt nhất. Tôi sẽ là đồng minh của ánh sáng, không phải của bóng tối."

    Ông nói thêm: “Chúng ta có thể chọn con đường trở nên giận dữ hơn, ít hy vọng hơn và chia rẽ hơn. Một con đường tràn ngập bóng đêm và nghi ngờ. Hoặc chúng ta có thể chọn một con đường khác, và chúng ta hãy cùng nhau nắm lấy cơ hội này để hồi phục, để tái sinh, để đoàn kết. Một con đường đầy hy vọng và ánh sáng.”

    Hiểu rộng hơn thì tất nhiên Biden đang nói đến vai trò tổng thống của Trump cũng như tình trạng độc hại mệt mỏi mọi người đang phải gánh chịu. Cựu phó tổng thống Biden cũng đề cập đến đại hội sắp tới của đảng Cộng Hòa mà trong lần này chắc chắn đảng này sẽ cố trưng bày một hình ảnh tích cực hơn là tình trạng ảm đạm tệ hại mà người Mỹ đang gánh chịu. Nhưng Biden cũng như bất cứ ai khác đều biết là đại hội đảng Cộng Hòa này và diễn giả chính trong đại hội, Trump, cũng sẽ miêu tả một tình trạng thê thảm hại cực độ vào những ngày Biden trở thành tổng thống mà có thể không còn xa nữa.

    Bốn năm trước, trong bài diễn văn u ám nhận lời đề cử của đảng Cộng Hòa, Trump gợi lên hình ảnh một nước Mỹ đầy dẫy tội ác khiến người dân đang phải chịu cảnh lầm than khổ ải và gợi ý rằng nếu Hillary Clinton đắc cử thì bà ta sẽ đưa đất nước này vào con đường còn tệ mạt hơn nữa.

    Trump vỗ ngực tự xưng là đấng cứu thế xuống trần để cứu vãn nước Mỹ khỏi số phận u ám đó. Trump tuyên bố như đanh đóng cột: “Không ai biết hệ thống này rõ hơn tôi, và do đó tôi là người duy nhất có thể sửa được hệ thống này.”

    Nếu bài diễn văn của Trump trong đại hội đảng tuần tới cũng u ám như vậy, thì người ta hy vọng bài diễn văn của Biden đã giúp phát huy được khả năng miễn nhiễm đối với hình ảnh u ám đó. Nhưng, một lần nữa, người ta không cần phải chờ lâu đến vài ngày.

    Trong một buổi họp thường niên của một hội đoàn bảo thủ hôm Thứ Sáu vừa qua, Trump đã vội vã tự tung hô ngay lập tức mình là người duy nhất có thể bảo vệ được tương lai nước Mỹ.

    “Ta là ‘cái… đồ’(1) duy nhất ngăn chặn giữa Giấc Mơ Mỹ Quốc và tình trạng hoàn toàn vô chính phủ, điên rồ và hỗn loạn,” Trump nói tiếp, “Và thế là thế đó. Ta đại diện cho các… con. Có ta đây. Và ta không chắc có ai muốn đặt mình vào cương vị này hay không, nhưng thế là thế đó.”

    Đám con chiên vỗ tay reo hò.

    “Các con biết đấy, khi ta nói câu đó thì ta hơi ngường ngượng vì nghe hết sức ngông cuồng tự phụ. Nói thế nghe như là tự tôn lên cái ta. Ta cũng ngượng chút đỉnh đấy chứ. Ta là đấng cứu Mỹ duy nhất, nhưng không có cách nói nào khác cả.”

    Phần lớn bài diễn văn của y đặt trọng tâm vào mối đe dọa mà y cho là do những kẻ theo chủ nghĩa xã hội, vô chính phủ và tội phạm hình sự gây ra, cũng tương tự như bài diễn văn của y năm 2016. Nhưng bài diễn văn lần này của y lại cho người ta thấy được một hình ảnh ngược ngạo kỳ lạ, vì y đang là tổng thống. Như hôm Thứ Năm trước Trump đã nói là muốn biết cuộc sống dưới chế độ Biden sẽ như thế nào thì cứ nhìn vào các thí dụ tiêu biểu như “những đống gạch vụn đổ nát còn âm ỉ bốc khói tại Minneapolis, tình trạng bạo động vô chính phủ tại Portland, máu nhuộm vỉa hè Chicago” — nhưng tất cả những chuyện này đã xảy ra rồi dưới chế độ cai trị của một tổng thống Mỹ: chính là chế độ của y.


    Philip Bump is a correspondent for The Washington Post based in New York. Before joining The Post in 2014, he led politics coverage for the Atlantic Wire.

    Source: https://www.washingtonpost.com/polit...madness-chaos/
    __________
    (1) Cái… đồ này ắt là đang ngăn chặn “Giấc Mơ Mỹ Quốc” để mãi mãi vẫn … hay chỉ là giấc mơ thôi, mơ mộng đang chết trong tôi, cho lòng tiếc nuối xót xa suốt đời! Nguyên văn cái đồ đó nói là: “I’m the only thing standing between the American Dream and total anarchy, madness and chaos”.



  3. #23
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Có nhiều người Việt Nam thích cái đồ ấy lắm. Một hiện tượng rất lạ.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #24
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    864

    Đề Thi “Tài Chánh 000”: Thị Trường Chứng Khoán Trồi Sụt Như Thế Nào Dưới Trào Mỗi Đảng

    Chúng Tôi Đã Xem Xét Thị Trường Chứng Khoán Trồi Sụt Như Thế Nào Dưới Mỗi Trào Tổng Thống Hoa Kỳ Kể Từ Thời Truman —
    Và Kết Quả Sẽ Khiến Mọi Người Phải Ngạc Nhiên


    Sergei Klebnikov
    Halah Touryalai

    Biden hay Trump. Một số người đồn đoán rằng tương lai của nước cộng hòa này tùy thuộc vào kết quả của cuộc bầu cử sắp tới đây. Nhưng đối với người đầu tư khôn ngoan thì ai thắng cử cũng không quan trọng.

    Người ta vẫn quen cho là những người thuộc đảng Dân Chủ tự do phóng túng nói chung sẽ gây bất lợi cho nền kinh tế và thị trường chứng khoán vì các khuynh hướng bành trướng chính quyền của họ, trong khi những người thuộc đảng Cộng Hòa bảo thủ thì có lợi cho nền kinh tế. Niềm tin vẫn được nhiều người chấp nhận này thật ra là tin vịt nếu chúng ta nhìn vào dữ kiện từ cuối Đệ II Thế Chiến đến giờ.

    Jeremy Siegel, Giáo Sư Tài Chánh Russell E. Palmer tại Trường Thương Mại Wharton của Viện Đại Học Pennsylvania cho biết: “Các thị trường chứng khoán tăng mạnh hơn dưới quyền cai trị của đảng Dân Chủ hơn là dưới quyền cai trị của đảng Cộng Hòa. Đây là sự thật rất nhiều người biết, nhưng không ngụ ý hai chuyện đó là nguyên nhân đưa đến kết quả. Từ năm 1952 đến Tháng Sáu 2020, tỷ lệ sinh lợi thực sự bình quân hằng năm do đầu tư vào thị trường chứng khoán khi đảng Dân Chủ cầm quyền là 10.6% so với chỉ có 4.8% khi đảng Cộng Hòa cầm quyền.

    Còn chưa tới ba tháng nữa là đến ngày bầu cử 2020, một số nhà đầu tư đang lo lắng về những mặt lợi và hại giữa Trump với Biden ai sẽ là tổng thống. Đảng Dân Chủ đại thắng hầu như chắc chắn sẽ rút lại khoản giảm thuế công ty khổng lồ của Trump (bất lợi cho cổ phần chứng khoán), nhưng sẽ tăng thêm biện pháp khuyến khích để thúc đẩy kinh tế (mà thị trường chứng khoán xem ra rất thích dù có các hệ lụy về thâm thủng ngân sách) và ổn định mậu dịch với Trung Cộng sẽ là yếu tố tích cực đáng kể.



    Tổng thống nào đã giúp cổ phần chứng khoán sinh lợi nhiều nhất? Tính đến giờ đảng Dân Chủ chiếm hẳn vị thế vượt trội.



    Theo Siegel, tác giả quyển sách về đầu tư nổi tiếng vào năm 1994 Đầu Tư Chứng Khoán Dài Hạn(1), thì việc Wall Street bị ám ảnh quá nhiều với chính trị là sai lầm: “Các thị trường bò húc(2) và thị trường gấu lủi(3) luân phiên thay đổi, và chuyện trồi sụt đó là theo các chu kỳ kinh doanh hơn là vì tổng thống nào.” Trong một số khía cạnh, môi trường hiện thời mang các đặc điểm đe dọa đến sống còn mà George W. Bush phải đối phó trong thời kỳ hậu 2001 (hồi đó là khủng bố và bây giờ là đại dịch), tình trạng biến loạn dân sự kéo dài trong thời chính quyền Johnson và Nixon và cuộc chiến mậu dịch của Ronald Reagan với Nhật Bản hồi thập niên 1980.

    Để xem xét kỹ hơn mối tương quan giữa hành động của một tổng thống và chiều hướng chứng khoán, Forbes đã phân tích mức tăng giảm của thị trường, gồm cả cổ tức(4), từ thời Harry Truman. Sử dụng dữ kiện của Phòng Khảo Cứu Kinh Tế Quốc Gia(5), chúng tôi đã ghi lại số lần tăng giảm thị trường bắt đầu dưới mỗi trào tổng thống cho đến hết nhiệm kỳ của họ. Trong một số trường hợp như dưới trào tổng thống Bill Clinton mà người ta đã chứng kiến một trong những giai đoạn thịnh vượng kinh tế (và các thị trường bò húc) đáng nể nhất trong lịch sử, và chúng tôi sẽ không liệt kê một giai đoạn thị trường tăng giá. Lý do làm như vậy là vì chúng tôi nhìn nhận và tính công lao đó cho vị tổng thống đang tại chức trong lúc bắt đầu giai đoạn này, và trong trường hợp này là George H.W. Bush. Chúng tôi cũng liệt kê cả tỷ lệ tổng số nợ gộp của liên bang với GDP(6) trong năm sau cùng của nhiệm kỳ mỗi tổng thống.

    Người đứng đầu trong các tổng thống có mức sinh lợi tích lũy cao nhất của thị trường chứng khoán là William J. Clinton, tăng gần 210%. Người đứng sau cùng: George W. Bush, giảm -40%. Tình trạng nghi hoặc đầy bất trắc đến giờ vẫn là yếu tố lớn nhất gây gián đoạn các thị trường. Thí dụ, hồi Tháng Chín 1955, cổ phần chứng khoán sụt 6.5% trong một ngày khi Eisenhower đột ngột lên cơn đau tim sau khi đi chơi gôn. Khi Kennedy bị ám sát vào Tháng Mười Một 1963, thị trường đã sụt ngay 3%. Trong cả hai trường hợp này, thị trường chứng khoán phục hồi nhanh chóng. Ngoài chuyện thị trường trồi sụt thất thường, các nhà đầu tư có thể yên tâm là nếu mua cổ phần chứng khoán để giữ lại đầu tư dài hạn thì sự thật bao giờ cũng là có lợi nhất. Nếu đầu tư $1,000 vào một chỉ số gồm cổ phần của các công ty Hoa Kỳ lớn từ Tháng Giêng 1945 ắt đã sinh lợi hằng năm tổng cộng là 11% và có trị giá là $2.3 triệu vào cuối năm 2019.

    Muốn biết thêm chi tiết về mỗi trào tổng thống như thế nào xin xem tiếp bản gốc dưới đây:
    Source: https://www.forbes.com/sites/sergeiklebnikov/2020/07/23/historical-stock-market-returns-under-every-us-president/#b458467faaf4

    __________
    (1) Stocks For The Long Run
    (2) Bull market: thị trường chứng khoán lên giá, có người Việt còn gọi là “thị trường đầu trâu”
    (3) Bear market: thị trường chứng khoán xuống giá, có người Việt còn gọi là “thị trường mặt… gấu”,
    (4) Tiền lời chia cho số cổ phần của công ty (dividends)
    (5) National Bureau of Economic Research (NBER)
    (6) Gross Domestic Product (Trị Giá Tổng Sản Lượng Quốc Nội)


    Last edited by 008; 08-25-2020 at 02:22 PM.

  5. #25
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    864

    Bài thi khoa học thường thức

    Đã xảy ra chuyện hoắt đờ phúc* gì tại CDC và FDA?

    Chuyện thối nát của các tổ chức phụ trách sức khỏe này là tai tiếng lớn nhất trong cơn đại dịch

    Dana G Smith

    Khó mà biết tôi đã mất niềm tin đối với Các Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ(1) và Cơ Quan Thực Phẩm và Dược Phẩm(2) từ lúc nào. Phải chăng là hồi Tháng Hai khi mà CDC làm hỏng việc phát triển phương pháp thử nghiệm dò tìm siêu vi khuẩn mới coronavirus này của họ trong khi FDA lại không chịu phê chuẩn những loại thử nghiệm có hiệu quả hơn do các phòng thí nghiệm đại học phát triển? Có thể là khi FDA cấp Phép Sử Dụng Cấp Cứu cho thuốc hydroxychloroquine (sau đó đã thu hồi phép này) trước áp lực chính trị mạnh mẽ mà không có bằng chứng vững chắc gì là thuốc này có hiệu nghiệm. Hoặc có thể là từ lúc loan báo hồi mùa hè này là CDC đã bị tước đi trách nhiệm đúc kết dữ kiện về coronavirus, mà nay được giao cho một công ty tư nhân thật đáng ngờ.

    Tôi chỉ biết là tôi cảm thấy tuyệt vọng như thế này — là người Mỹ hoàn toàn đơn độc trong trận chiến chống cơn đại dịch này, một con tàu đảo điên trong cơn bão mà không có thuyền trưởng hoặc thủy thủ đoàn — cũng đã ít lâu nay rồi. Tôi không bao giờ tin là Toán Đặc Nhiệm Coronavirus của Tòa Bạch Ốc, do Phó Tổng Thống Pence cầm đầu — mà ông này trước đây là thủ phạm đã để cho tình trạng bộc phát siêu vi khuẩn HIV trở nên trầm trọng nhất trong lịch sử Indiana vì ông ta không chấp nhận biện pháp phòng ngừa nguy hại cho sức khỏe công cộng — sẽ làm được bất cứ chuyện gì. Nhưng tôi đã cố bám vào niềm hy vọng là có đủ các khoa học gia và bác sĩ chuyên nghiệp trong các cơ quan sức khỏe vang danh của liên bang có đủ tinh thần đạo đức để lèo lái con tàu đưa chúng ta thoát khỏi cơn bão. Tôi chắc chắn là có nhiều người trong số này vẫn đang làm việc ngày đêm để cố sửa chữa cách đối phó với siêu vi khuẩn này thật sai lầm của Hoa Kỳ, nhưng những người nắm quyền cấp trên của họ đã làm cho họ và chúng ta đều phải thất vọng.

    Tuần này lại xảy ra thêm hai chuyện bất ngờ khiến người ta phải bàng hoàng không tin nổi, tức giận, và ghê tởm khi thấy lần lượt FDA trước rồi sau đó đến CDC đã uốn cong đầu gối trước áp lực chính trị. Hôm Chủ Nhật tuần trước, FDA đã cấp Phép Sử Dụng Cấp Cứu cho phương pháp trị liệu bằng huyết tương của người bình phục(3) bất kể khuyến cáo phải thận trọng của Francis Collins, giám đốc Các Viện Sức Khỏe Quốc Gia(4) và Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị Ứng và Bệnh Truyền Nhiễm Quốc Gia(5). Phương pháp dùng huyết tương của người bình phục — truyền máu có nhiều kháng thể của bệnh nhân đã bình phục cho người mới bị nhiễm bệnh — đã được sử dụng từ hơn một trăm năm nay, và tuy chúng ta biết cách trị liệu này an toàn nhưng không biết có hiệu nghiệm khi dùng để điều trị siêu vi khuẩn coronavirus mới hay không. Phương pháp trị liệu này nay đã được sử dụng cho hàng chục ngàn người trong một nỗ lực được tổ chức lỏng lẻo để thử cách điều trị này tại Mayo Clinic, nhưng không có ai nghĩ đến chuyện lập một nhánh kiểm soát để chứng thực là cách trị liệu này thực sự hiệu nghiệm. Vì thế, các dữ kiện hậu thuẫn cho phương pháp trị liệu này hết sức yếu kém. Nhưng chuyện đó đã không ngăn được Stephen Hahn, ủy viên FDA, đứng bên cạnh Donald Trump trong một cuộc họp báo và lặp lại lời dối trá của tổng thống là huyết tương của người bình phục có thể cứu được 35 người trong 100 người — một điểm đã soạn sẵn trước để nói như vẹt mà sau đó Hahn đã rút lại.

    Có lẽ phần tai hại nhất của tình trạng này là tạo thành một tiền lệ có thể nguy hiểm trong việc phê chuẩn thuốc chủng ngừa, mà nhiều người nay tiên đoán là sẽ được tung ra vào Tháng Mười trước ngày bầu cử tổng thống, bất luận thuốc chủng đã sẵn sàng hay chưa. Người ta vốn đã lo ngại, mối lo ngại có thể hiểu được, là việc nghiên cứu thuốc chủng đã bị thúc giục quá vội vã mà hy sinh những biện pháp kiểm soát an toàn và phẩm chất — cái tên Chiến Dịch Thần Tốc(6) khó mà gợi lên được lòng tin vào một tiến trình cần phải cẩn thận, kỹ lưỡng, tỉ mỉ. Việc FDA phê chuẩn một phương pháp điều trị có hiệu quả đáng ngờ dù có ý kiến bất đồng của hai vị bác sĩ hàng đầu của nước này càng làm cho người nghi ngại hơn nữa.

    Ngay ngày hôm sau, giám đốc CDC là Robert Redfield lại có vẻ như đã chiều ý Trump vốn vẫn vô lý mà cho rằng càng thử nghiệm nhiều thì càng đưa đến nhiều người bị nhiễm bệnh hơn, và cơ quan này đã âm thầm cập nhật website của họ để rút lại đề nghị những người tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh nên đi thử nghiệm siêu vi khuẩn này. Chuyện rõ ràng không cần phải nói là chỉ vì một người không thử nghiệm tìm bệnh thì không có nghĩa là người đó không bị bệnh. Cũng trong tuần này, một bài nghiên cứu mới nói rằng con số ước tính là có 69% số người bị nhiễm là từ những người không có triệu chứng — mà nếu áp dụng các nguyên tắc hướng dẫn mới của CDC thì sẽ không tìm ra những người này. Nếu không thử nghiệm những người không có triệu chứng, nhất là những người chúng ta biết là có thể đã bị nhiễm, cơn đại dịch này sẽ không bao giờ chấm dứt. Kêu gọi thử nghiệm ít đi thay vì nhiều hơn rất có thể là lập trường tệ mạt nhất của cơ quan này chỉ dưới một bậc so với việc gọi luôn siêu vi khuẩn này là trò lừa gạt.

    Tôi không phải là người theo chủ thuyết âm mưu. Tôi sẽ đi chủng ngừa khi có thuốc chủng vì tôi nghĩ là vì các hậu quả quá nghiêm trọng nên chắc là FDA khó mà phê chuẩn bất cứ thuốc nào nếu không chắc chắn. Tôi tin vào phương pháp khoa học, và tôi tin rằng các khoa học gia và bác sĩ tại những viện này làm việc thận trọng và kỹ lưỡng để bảo vệ công chúng. Nhưng tôi đã mất tin tưởng vào những người lãnh đạo các tổ chức này,mà xem ra họ đã bị ảnh hưởng đồi bại của một chính quyền không tin vào khoa học và cũng không quan tâm đến người dân Mỹ, hoặc cả hai. Đây không còn là hành vi bất cẩn nữa. Đây không phải là chuyện bất tài. Đây là hành vi phá hoại.

    Source: https://coronavirus.medium.com/wtf-h...a-c8b08f7073f0
    __________
    * Nguyên văn bản gốc là... WTF
    (1) Centers for Disease Control and Prevention (CDC)
    (2) Food and Drug Administration (FDA)
    (3) convalescent plasma
    (4) National Institutes of Health
    (5) National Institute of Allergy and Infectious Diseases
    (6) Là “Operation Warp Speed” do chính quyền Trump đề xướng hồi đầu Tháng Tư 2020 và hợp tác với lãnh vực tư nhân để trợ giúp và thôi thúc việc phát triển, chế tạo, và phân phối các loại thuốc chủng ngừa COVID-19, phương pháp trị liệu, và chẩn đoán

  6. #26
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    864

    Đề thi viết: Thế nào là hèn nhát? Xin nêu thí dụ

    Trump Là Kẻ Hèn Nhát

    Biden gọi tổng thống này là yếu đuối trước tội ác, Nga, và coronavirus. Trump xác nhận Biden nói đúng.

    By William Saletan


    Một trong những mánh khóe lừa gạt lớn nhất của Donald Trump là huênh hoang y là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ. Y nói là y cứng rắn với Trung Cộng, cứng rắn về vấn đề biên giới, và cứng rắn với những tên hôi của và nổi loạn. Nhưng khi thực sự cần phải cứng rắn thì y lại tỏ ra hèn nhát. Y nịnh hót Vladimir Putin, viết thư tình cho Kim Jong-un, cạy cục xin xỏ Tập Cận Bình giúp y tái cử, và khiến cho hằng ngàn người phải mất mạng vì y không chịu đối phó với loại siêu vi khuẩn tàn khốc đang lan tràn. Hôm Thứ Hai, Joe Biden thẳng thắn vạch rõ bộ mặt hèn nhát của Trump. Và Trump, trong một buổi họp báo sau đó, đã xác nhận lời vạch mặt tố cáo của Biden.

    Trump nghĩ rằng làn sóng bạo động mới đây tại một số thành phố, trong đó có một số liên quan đến các cuộc biểu tình phản đối những vụ cảnh sát bắn người, có thể giúp y đổi đề tài từ COVIS sang luật pháp và trật tự. Lên tiếng tại Pittsburgh, Biden nói thẳng về vấn đề đó. “Nếu Donald Trump muốn đặt câu hỏi ‘Ai sẽ giữ an toàn cho quý vị trong cương vị tổng thống?’ Chúng ta hãy trả lời câu hỏi đó,” Biden nói: “ Khi tôi là phó tổng thống, tỷ lệ tội ác bạo động giảm 15 phần trăm … Dưới trào Donald Trump, tỷ lệ tội giết người tăng 26 phần trăm trên toàn quốc trong năm nay.”

    Biden lập luận rằng trong những vụ đụng độ ngoài đường phố giữa hai phe cực tả và cực hữu, phải đối đầu với những kẻ côn đồ vô lại bên phe mình mới là lòng can đảm chính trị thực sự. Trump hoàn toàn trượt bài thi này; y đã né tránh chuyện đó. Biden nói: “Y không hề đụng vào đám dân quân vũ trang hữu khuynh, những kẻ tự tôn giống da trắng, và đám dân phòng mang vũ khí tấn công, thường vũ trang hùng hậu hơn cả cảnh sát. Việc Trump không kêu gọi phe ủng hộ y chấm dứt chuyện làm dân quân vũ trang tại nước này cho thấy y yếu đuối như thế nào.”

    Ngoài lời phê bình này, Biden còn chỉ trích gay gắt việc Trump nhân nhượng với Nga thật vô lối. “Điện Cẩm Linh đã treo giá trên đầu binh sĩ Hoa Kỳ, nhưng thay vì cho Vladimir Putin biết … là chúng sẽ phải trả giá đắt nếu dám đụng vào một binh sĩ Hoa Kỳ thì tên tổng thống này còn không nêu lên nổi vấn đề này trong nhiều lần nói chuyện điện thoại với Putin.” Biden cũng nhắc đến những nguồn tin cho biết “Các lực lượng của Nga vừa tấn công binh sĩ Hoa Kỳ tại Syria, làm binh sĩ của chúng ta bị thương. Chúng ta có ai nghe tổng thống này nói được một chữ nào không? Y có nhấc lên được lấy một ngón tay để làm việc gì hay không? Chưa từng bao giờ lại có một tổng thống Hoa Kỳ khúm núm quỵ lụy với một lãnh tụ Nga như thế. Tình trạng này không những nguy hiểm mà còn vô cùng nhục nhã.”

    Biden cũng nhắc là Trump cũng đã đầu hàng con siêu vi khuẩn coronavirus mới. Cựu phó tổng thống ví bệnh này như kẻ địch trong thời chiến, nói rằng siêu vi khuẩn này đã giết nhiều người Mỹ hơn “tất cả các cuộc chiến kể từ sau cuộc chiến Triều Tiên cộng lại”. Ông ta nhận thấy số người chết vì COVID vượt xa mối đe dọa vì bạo động ngoài đường phố hiện nay. Biden nói: “Cảnh sát chết vì COVID trong năm nay nhiều hơn số bị thiệt mạng trong lúc thi hành nhiệm vụ tuần tra đường phố”. Trong lúc thổi phồng các mối đe dọa có thể kiểm soát được, Trump lại lơ đi mối đe dọa khổng lồ.

    Xét chung, Biden chỉ trích Trump đã tránh né nhiệm vụ. Theo lời Biden thì hình ảnh bạo động đô thị trong những mẩu quảng cáo của Trump chính “là hình ảnh một nước Mỹ của Donald Trump ngày nay. Y cứ vẫn ra rả là “nếu y là tổng thống, thì tình trạng này sẽ không xảy ra. … Y đang là tổng thống.” Các hành động trốn tránh trách nhiệm, bịt tai trước tin dữ tại Syria và Afghanistan, đổ lỗi cho các thị trưởng về tình trạng bạo động, để mặc các thống đốc phải tự đối phó với COVID, cho thấy Trump đã thất bại trong vai trò lãnh đạo. Theo lời Biden, y là “một người bàng quan trong cái ghế tổng thống của y.”

    Ngược với thái độ hèn nhát này, Biden hứa sẽ can trường lãnh đạo đất nước. Ông ta trách mắng những kẻ tả khuynh phá hoại lạm dụng phong trào phản đối. “Nổi loạn không phải là biểu tình phản đối. Hôi của không phải là biểu tình phản đối. Đốt phá không phải là biểu tình phản đối,” Biden tuyên bố: “Đây là tình trạng vô pháp … Và phải truy tố những kẻ có hành vi này.” Ông chế giễu việc Trump miêu tả ông như các hình ảnh hí họa cùng lúc vừa là một người hoạt động lâu năm trong chính trường vừa là tay sai cộng sản. Ông ta nỏi đùa: “Tôi trông có giống một người theo chủ nghĩa xã hội cực đoan mà lại ưa thích những kẻ nổi loạn hay không?”

    Nhưng Biden cũng lập luận là muốn lãnh đạo mạnh mẽ, tổng thống không phải chỉ có lớn tiếng huênh hoang. Tổng thống phải lắng nghe và hàn gắn. Biden nói lý do Trump không dập tắt được tình trạng bất ổn chủng tộc là “y còn không muốn nhìn nhận là có vấn đề về công lý chủng tộc.” Và lý do Trump không giúp được những người bị COVID làm tan nát sinh kế của họ là y không “tạo được điều kiện hợp tác giữa các nhà lãnh đạo trong Quốc Hội.” Biden vạch ra hình ảnh thiếu tự tin và cứng nhắc của Trump để cho thấy tương phản với quá trình đem mọi người ngồi lại hợp tác với nhau của chính ông ta: từ cảnh sát, các cộng đồng không phải người da trắng; và các nhà lập pháp, thị trưởng, cho đến thống đốc từ những đảng đối lập.

    Trong một buổi họp báo vài giờ sau khi Biden lên tiếng phê bình, Trump đã xác nhận những lời Biden chỉ trích y là đúng. Tổng thống này đã chối bỏ trách nhiệm về những vụ bạo động tại các thành phố, mà gọi những thành phố đó là “do đảng Dân Chủ cai trị.” Khi có phóng viên hỏi Trump tại sao y không gặp gia đình của Jacob Blake, một người đàn ông da đen bị cảnh sát bắn sau lưng bảy lần hồi tuần trước, thì tổng thống này nói rằng chuyện gặp gỡ này không an toàn cho y, vì gia đình nạn nhân muốn luật sư của họ cùng tham dự cuộc nói chuyện qua điện thoại. Y nói: “Tôi nghĩ tốt hơn là không làm gì cả khi có luật sư can dự”.

    Một phóng viên khác hỏi Trump tại sao y không nói gì cả về những kẻ hâm mộ y lái xe vận tải qua Portland hôm Thứ Bảy, vừa bắn súng sơn [súng bắn ra những viên bi đựng sơn] và hơi cay vào đối thủ và những người bàng quan. Trump nói đoàn xe vận tải đó “là một cuộc biểu tình phản đối hòa hoãn” và “sơn không phải là đạn.” Khi một phóng viên thứ ba hỏi về Kyle Rittenhouse, một tên dân phòng người da trắng đã bắn chết hai người tại Kenosha, Wisconsin, hôm Thứ Ba thì Trump bênh vực tên này. “Anh ta muốn tránh xa những người này.” Trump lập luận rằng nếu Rittenhouse không bắn họ thì “anh ta có thể đã mất mạng.”

    Trump là kẻ hèn nhát. Y trốn tránh COVID. Y không muốn chất vấn thẳng mặt Putin về các cáo giác Nga treo giá trên đầu binh sĩ Hoa Kỳ. Y không chịu chỉ trích những kẻ hành hung và giết người khi chúng ủng hộ y. Y cũng sẽ không nói chuyện với gia đình một người da đen có người thân bị cảnh sát bắn. Y sợ luật sư của gia đình đó. Có nhiều người hèn nhát, nhưng không ai lại đem giao cho họ trách nhiệm to lớn như thế này. Khi một tổng thống là kẻ hèn nhát thì người dân phải mất mạng.


    Source: https://slate.com/news-and-politics/...-a-coward.html

  7. #27
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by 008
    Trump lập luận rằng nếu Rittenhouse không bắn họ thì “anh ta có thể đã mất mạng.”

    Cố sát mà cũng được bốc thơm. Ông tổng
    thống Mỹ này đã bị điên rồi. Vì cái ghế mà
    có thể đảo lộn mọi thứ. Không còn lương tri.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #28
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    864

    Bài thi Khoa Học Chính Trị 001

    Phóng sự đặc biệt

    Tình trạng mất trật tự mới của thế giới

    Khuyết vai trò lãnh đạo toàn cầu

    Daniel Franklin nói rằng cách đây bảy mươi lăm năm, các lãnh tụ thế giới đã lập kế hoạch hòa bình ngay cả trong lúc họ đang tham gia cuộc chiến. Các lãnh tụ ngày nay cần làm việc gì đó tương tự như vậy.

    Daniel Franklin, Executive Editor of The Economist

    Vài tuần sau cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng, Winston Churchill là khách tại Tòa Bạch Ốc. Tổng thống Franklin Roosevelt rất háo hức muốn nói choChurchillbiết rằng ông đã nghĩ ra cái tên cho một cơ cấu mà sau này sẽ trở thành tổ chức an ninh thế giới mớicho nên, nghe kể lại rằng, ông đã vội vã vào(1) phòng ngủ của Churchill, thì thấy ông thủ tướng Anh đang ở trong tình trạng giống như con nhộng trừ chiếc áo khoác sau khi tắm(2). Điều nổi bật về nguồn gốc của cái tên “Liên Hiệp Quốc”, do Roosevelt nghĩ ra, không phải là cách gặp nhau phi chính thống giữa hai người này (một tổng thống Mỹ thời nay có thể đã mau mắn leo lên chuồng chim mà tuýt tuýt ra ý của mình rồi) mà là, giữa lúc đang có chiến tranh, các chính khách cũng đã lập kế hoạch hòa bình.

    Về mặt kinh tế, ý tưởng này đã đưa đến việc thành lập Ngân Hàng Thế Giới(3) và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế(IMF)(4) vào năm 1944 tại Bretton Woods ở New Hampshire. Về mặt an ninh, các kế hoạch cho Liên Hiệp Quốc đã được đem ra bàn luận tại Dumbarton Oaks ở Washington, DC, được Churchill, Roosevelt và Stalin đồng ý về khuôn khổ tại Yalta ở Crimea và thành hình tại một hội nghị(5) ở San Francisco sau khi Roosevelt qua đời. “Ôi,đây có thể là một ngày thật tuyệt vời trong lịch sử,” Tổng thống Harry Truman tuyên bố vào lúc kết thúc hội nghị ngày 26 Tháng Sáu năm 1945, ngày kýbản hiến chương thành lập. Các quốc gia đã gác qua một bên mọibất đồng của họ “trong tình đoàn kết đi đến quyết tâm không thể lay chuyểnđể tìm cách chấm dứt chiến tranh.”

    Nhưng vui mừng chưa được bao lâu thì trở thành thất vọng khi bắt đầu cuộc chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, như tổng thư ký thứ nhì của tổ chức mới này, Dag Hammarskjold, đã nhận xét, Liên Hiệp Quốc “không phải được thành lập để đưa nhân loại lên thiên đường mà để cứu nhân loại khỏi địa ngục”. Trong 75 năm không hề có thế chiến (dù có quá nhiều cuộc chiến nhỏ hơn). Không như tổ chức tiền thân Hội Quốc Liên(6), Liên Hiệp Quốc đã tỏ ra bền bỉ. Số thành viên của tổ chức này đã tăng từ 51 nước lên 193 nước, qua tiến trình trả lại thuộc địa cho dân bản địa và đế quốc Liên Xôtan rã. Tổ chức này ở trung tâm một nền trật tự thế giới tự do pháp trị, và các hoạt động của tổ chức này các cơ quan chuyên môn trực thuộclan rộng vào hầu hết mọi khía cạnh cuộc sống.

    Nhưng, không có trật tự quốc tế nào kéo dài mãi mãi. Dần dà cán cân sức mạnhđã thay đổi, các hệ thống không thể thích nghibắt đầu mục nát. Nền hòa bình sau Đại Hội Vienna năm 1815(7)tan rã từ từ; sau HòaƯớc Versailles năm 1919 đã sụp đổ nhanh chóng. Khi có thay đổi từ cường quốc này sang cường quốc khác vẫn thường có nghĩa là chiến tranh (trường hợp đổi vị thế cường quốc từ Anh sang Mỹ cách đây hơn một thế kỷ là một trường hợp ngoại lệ hiếm hoi).

    Covid-19 là một khó khăn mới. Khi mà thế giới thường trông vào vai trò lãnh đạo của Mỹ thì bây giờ cái ghế lãnh đạo đó đã bỏ trống. Thay vào đó, thế giới nhìn thấy Tổng Thống Donald Trump đang tự đem mình ra làm trò cười cho thiên hạ như một thằng hề, mở miệng đề nghịnhữngcách chữa trị điên rồ. Ông Trump lo đổ lỗi cho Trung Cộng về cơn đại dịch này hơn là đứng ra lãnh đạo quốc tế đối phó với cơn đại dịch này, và hành động nổi bật nhất của ông tangưng tài trợ cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO)(8) và đe dọa rời khỏi tổ chức này(9). HồiTháng Ba, các ngoại trưởng củanhững người G7(10)còn không đưa rađược một bản tuyên bố chung nào vì Mike Pompeo, ngoại trưởng Mỹ, khăng khăng đòi phải dùng tên gọi siêu vi khuẩn này là “siêu vi khuẩn Vũ Hán”.

    Phản ứng ban đầu của Trung Cộngđối với siêu vi khuẩn này cố giấu giếm vụng về, nhưng sau đó nhờ lệnh phong tỏa thật khắc nghiệt kiểm soát được covid-19, nước này đã rêu rao về thành quả của mình với khắp thế giới và cung cấp tiếp liệu bảo vệ cho những nước biết ơn. Trong khi đó, dân Âu Châu đã đóng cửa biên giới, kể cả khu vực Schengen, một khu vựclẽ ra không còn biên giới nội bộ của họ(11). Một Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốcđầy chia rẽ cũng không thấy làm gì cả.

    Nền trật tự thế giới đã thấy lung lay. Cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu năm 2007-09 đã thúc đẩy dấy lên chủ nghĩa dân túy và thái độ hoài nghi về các định chế quốc tế. Những vấn đề này thường phản ảnh thực trạng của những thập niên trước chứ không phải ngày nay (năm thành viên thường trực có quyền phủ quyết của Hội Đồng Bảo An là những cường quốc thắng trận vào năm 1945), nhưng họ không chịu cải tổ. Các quy luật vẫn còn nguyên đó, nhưng các cường quốc lớn càng ngày càng ngang nhiên lờ phắt đi. Nga đã trắng trợn chiếm giữ một vùng đất của Ukraine. Trung Cộng đã chiếm những vùng lãnh thổ đang tranh chấp ở Biển Đông.

    Bấy lâu nay Mỹ vẫn phàn nàn về phí tổn yểm trợ hệ thống đa phương và cảm thấy khó chịumình trở thành anh khổng lồ Gulliver(12), bị những nước nhỏ kém phát triển hơn làm vướng tay vướng chân. Cùng với Anh Quốc, dù không có phép của Hội Đồng Bảo AnLiên Hiệp Quốc, Mỹvẫn xâm chiếm Iraq vào năm 2003. Tổng thống Barack Obama, dành ưu tiên cho việc “xây dựng quốc gia tại quê hương”, đã bắt đầu rút bớt ra khỏi vai trò lãnh đạo toàn cầu. Nhưng kiến trúc sư chính(13) của hệ thống này ngày naylại có một tổng thống xem chừng như rất thích phá hủy hệ thống này.

    Ông Trump đã rút ra khỏi thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và thỏa thuận nguyên tử với Iran. Ông ta đã khiến người ta phải nghi ngờ về cam kết của Mỹ với NATO (mặc dù ông ta đã tăng cường lực lượng của Mỹtại nhiều nơi ở Âu Châu). Ông ta tiếp tục phá hoại Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO)(14) bằng cách ngăn chặn việc bổ nhiệm các thẩm phán mới cho cơ quan kháng cáo của tổ chức này. Ông ta đã gọi Liên Minh Âu Châu là “kẻ thù”. Ý thích “trừng phạt” của ông ta gây ra thêm xích mích, đưa đến chuyện phàn nàn Mỹ đang lạm dụng đặc quyền quá đáng” khi có đồng đô la là tiền tệ dự trữ của thế giới và nay đang khiến các nước (trong số có cảnhững nước đồng minh lẫn đối thủ) phải nghĩ đến chuyện hạbớtưu thế của đồng đô la.

    Tại Liên Hiệp Quốc, các đồng minh của Mỹ phàn nàn rằng ông Trump “xào xáo lọc lựa”. Chuyện mới không phải là rút khỏi một hoặc hai cơ quan (ông Trump đã rút khỏi cơ quan giáo dục và văn hóa đặt tại Paris, UNESCO(15) và Hội Đồng Nhân Quyền đặt tại Geneva, viện cớ làcác cơ quan này thiên vị chống lại Israel), mà là Mỹ thiếu cam kết gắn bó với hệ thống này. Lời lẽ tuyên truyền Nước Mỹ Trước Hết của ông ta là lặp lại lời của Henry Cabot Lodge, một thượng nghị sĩ theo chủ nghĩa lập với bên ngoài đã thành công trong cuộc vận động chống lại việc gia nhập Hội Quốc Liêntrong thập niên 1920. Quan điểm này hoàn toàn ngược với chủ nghĩa quốc tế của Roosevelt và Truman. ông Trump nói trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 9 năm ngoái“Tương lai không thuộc về những người theo chủ nghĩa toàn cầu. Tương lai thuộc về những người yêu nước. Tất cả những chuyện này có nghĩa là, thay vì đón chờ một ngày sinh nhật vui vẻ, Liên Hiệp Quốc sắp đón ngày kỷ niệm thành lập 75 năm trong tình trạng lo âu tột độ.

    Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, António Guterres, một cựu thủ tướng vui tính của Bồ Đào Nha, chia lịch sử của Liên Hiệp Quốc thành ba thời kỳ. Thời kỳ đầu tiên là lưỡng cực, tiêu biểu là cuộc chiến tranh lạnh ganh đuanhau giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Mặc dù Hội Đồng Bảo An phần lớn không làm gì được, nhưng vẫn có thể biết trước một phần chắc chắn nào đótrong tình trạng bế tắc này, và Liên Hiệp Quốc đã đủ sáng kiếnmở rộng thêm các hoạt động sang các lãnh vực như giữ gìn hòa bình, vốn không hề được nêu trong hiến chương của tổ chức này.



    Sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ sang mộtthời kỳ “đơn cực ngắn ngủi, thời kỳ mà địa vị thống trị của Mỹ hầu như là bấtkhả tranh giành. Hội Đồng Bảo An đã có thể hoạt động đúng với mục đích sáng lập, tung ra một loạt các phái đoàn hòa bình cũng như cho phép giải phóng Kuwait dưới quyền lãnh đạo của Hoa Kỳ vào năm 1991. Ông George Bush cha đã lên tiếng hoan nghênhnền trật tự thế giới mới”. Liên Hiệp Quốc đã phát triển nguyên tắc của một “trách nhiệm bảo vệ” dân chúng đối với các hành động dã man tàn bạo hàng loạt nhắm vào thường dân.

    Nhưng, trước tình trạng sa lầy ở Trung Đông và Afghanistan, Mỹ đã trở nên mệt mỏi và hướng nội. Thế giới đã đề cao cảnh giác hơn về việc Tây phương áp đặt các giá trị của mình, nhất là bằng vũ lực. Một nước Nga muốn trả thù để lấy lại đất và một Trung Cộng đang bành trướng càng ngày càng thách thức quyền uy tối thượng của Mỹ. Hội Đồng Bảo An lại một lần nữa bị bế tắc, phản ảnhtình trạng trở lạitranh giành giữa các cường quốc. Theo ông Guterres, thời kỳ thứ ba này vẫn chưa ngã ngũ. Ông nói “Thế giới vẫn chưa trở thành đa cực, mà phần chính là hỗn loạn”.

    Nước Mỹ, trước hết

    Một mức độ hỗn loạn nào đó thì không có gì đáng ngạc nhiên, trước những thay đổi sâu rộng đang bắt đầu phân chia thế giới thành các khu vực ảnh hưởng tranh đua nhau. Xét vềlãnh vực kinh tế chẳng hạn. Kể từ năm 2000, tỷ lệ phần của Trung Cộng trong GDP(16) toàn cầu tính theo giá thị trường đã tăng từ dưới 4% lên gần 16%. Các công ty kỹ thuật khổng lồ của họ, chẳng hạn như Alibaba, Đằng Tấn (Tencent) và Hoa Vi (Huawei), đang bành trướng hạ tầng cơ sở thông tin điện toán của Trung Cộngở ngoại quốc, nhấttại các thị trường đang lên. Trung Cộngnước xuất cảng lớn nhất thế giới,tuy là một nước gia nhập tương đối mới đây (mới gia nhập tổ chức WTO từ năm 2001) nhưng nay đã tự nhận là nước chính bênh vực cho WTO trước hành độngcông kích của Mỹ.

    Trong lãnh vực tài chánh, tuy đồng đô la vẫn được ưa chuộng nhất, nhưng đồng nguyên(17) đã sẵn sàng được sử dụng nhiều hơn. Tại IMF, Trung Cộng vẫn không có phần đại diện tương xứng, với một chỉ tiêu và tỷ lệ bỏ phiếu chỉ 6%. Nhưng quỹ này đang nỗ lực yểm trợ cho một nền kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn, Trung Cộng sẽ là nguồn cứu xét cốt cán, dù là cho kế hoạch giải tỏa nợ nần (Trung Cộng được tin là đã cho các chính phủ và xí nghiệp công lậpở Phi Châu vay hơn 140 tỷ đô la kể từ năm 2000) hay cho vấn đề gia tăng chỉ tiêu.

    Những biến động này tràn sang các lãnh vực ngoại giao và an ninh mà cũng là trọng tâm của phóng sự đặc biệt này. Liệu Liên Hiệp Quốc, và cơ chế cộng tác quản trị toàn cầu của tổ chức này, có phải chịu số phận trở nên bơ vơ lạc lõng hơn trong một thế giới tranh giành nhau giữa các cường quốc hay không? Chắc chắn là còn quá sớm để nói rằng tổ chức này đã trở nên vô dụng. Nhưng muốn duy trì ảnh hưởng và danh tiếng của tổ chức này thì cần phải khôi phục quyền lãnh đạo nền trật tự pháp trị tự do(18) nàycó các biện pháp cải tổ khó khăn.

    Hệ thống đa phương có các lợi điểm quan trọng. Một lợi điểm bắt buộc cần có một hệ thống như vậy. Những vấn đề lớn nhất cần phải có nỗ lực hợp tác quốc tế, như đã thấy thật rõ rệt qua cơn đại dịch này. Thế giới cần hợp tác làm việc với nhau về các loại thuốc chủng, về vấn đề phục hồi kinh tế và yểm trợ những nước yếm kém nhất. Giám đốc Chương Trình Lương Thực Thế Giới(19) là David Beasley, cựu thống đốc Cộng Hòa của tiểu bang South Carolina, đã nói rằng cần phải có hành động nhanh chóng để ngăn ngừanhiều nạn đói lớn khủng khiếp”. Ngoài ra, cũng cần có những nỗ lực phối hợp đồng loạt về biến đổi khí hậu, một vấn đề khó khăn khác mà không mộtnước nào có thể tự mình đơn độc giải quyết. Càng ngày lại càng có thêm nguy cơ khuếch tán vũ khí và vật liệu nguyên tử.

    Lợi điểm thứ nhì là Liên Hiệp Quốc được nhiều người tán thành và ưa thích. Liên Hiệp Quốc đã phạm phải những sai lầm đáng hổ thẹn. Liên Hiệp Quốc đã không ngăn chặn được nạn diệt chủng tại Rwanda và Srebrenica. Lực lượng giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc bị quy trách nhiệm là đã đem bệnh dịch tả đến Haiti và lạm dụng tình dục tại nhiều nơi mà họ lẽ ra có nhiệm vụ phải bảo vệ. Chương trình bán dầu hỏa mua lương thực của Liên Hiệp Quốc với Iraq đã đưa đến một vụ lừa đảo 1.8 tỷ đô la. Dù thế, theo Kết Quả Thăm Dò Mức Tín Nhiệm và Khả Tín Edelman(20)năm 2020, Liên Hiệp Quốc vẫn được tín nhiệm hơn nhiều chính phủ trên thế giới. Trung Tâm Khảo Cứu Pew thăm dò ý kiến củahơn 32 quốc gia vào năm ngoái và kết quả cho thấy có trung bình 61% các nước này mang quan điểm ủng hộ Liên Hiệp Quốc, so với 26% chống đối. Đa số người Mỹ đều ủng hộ tổ chức này, nhưng càng ngày càng có thêm nhiều khác biệt quan điểm giữa hai chính đảng: 77% người thuộc đảng Dân Chủ ủng hộ tổ chức này, so với chỉ 36% người thuộc đảng Cộng Hòa.



    Trong một cuộc khảo sát khác vào năm ngoái của Hội Đồng Chicago về Toàn Cầu Sự Vụ(21), cứ trong mười người Mỹ thì có 7 người nói rằng tốt nhất là nước này nên tham gia tích cực vào các vấn đề thế giới, gần với mức cao nhất đã được ghi nhận. Quan điểm này cho thấy được một thế lựcsau cùng không nên coi thường: là Hoa Kỳ có thể tham gia trở lại. Hoa Kỳ vẫn là một nền kinh tế hùng mạnh tầm ảnh hưởng sâu rộng của sức mạnhcả cương lẫn nhu hơn bất cứ đối thủ nào khác. Hoa Kỳ có thểlại giữ vai trò lãnh đạo cho một nền trật tự pháp trị tự docủa thế giới.

    Nếu mong đợi ông Trump đột nhiên hăng háitheo đuổi chủ nghĩa đa phương, và ngay cả sau thời Trum,thì thật là ngây thơ. Người Mỹ vẫn nghi ngờ về những gì có dính dáng đến ngoại quốc kể từ thời thành lập nước cộng hòa này đến giờ. Mỹ đã càng ngày càng thất vọng với WTO, NATO(22)các tổ chức quốc tế kháctừ trước khi ông Trump xen vào. Tình trạng chia rẽ trong nước ngày càng trầm trọng hơn dưới trào tổng thống của ông ta khiến Mỹ càng khó giữ vai trò lãnh đạo ở ngoại quốc hơn. Tuy nhiên, nếu Joe Biden đắc cử trong kỳ bầu tổng thống vào Tháng Mười Một này, nếu không phải làyếu tố thay đổi bàn cờ, thì ít nhất cũng đủ đểbày lại bàn cờ mới. Ông Biden đã ngỏ lời hứa hẹn “Chúng tôi sẽ trở lại” trong Hội Nghị An Ninh Munich hồi năm ngoái.

    Liên Hiệp Quốc muốn dùng ngày kỷ niệm 75 năm thành lập tổ chức này để thăm dò ý kiến khắp nơi về tương lai của chủ nghĩa đa phương. Covid-19 đã chiếm hết chương trình nghị sự toàn cầu. Nhưng cũng tạo ra một cơ hội. Thay vì phá hủy, tình hình biến động hiện thời có thể thúc đẩy các quốc gia củng cố lại hệ thống này. Việc này sẽ đòi hỏi phải có kế hoạch cho tương lai trong khi vẫn nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng hiện tại. Các nhà lãnh đạo ngày nay cần phải noi gương những gì tiền nhân của họ đã làm thành công thậthuy hoàng vào năm 1945.

    This article appeared in the Special report section of the print edition under the headline "Missing in action"

    Source: https://www.economist.com/special-report/2020/06/18/global-leadership-is-missing-in-action
    _________

    (1) Không rõ là Roosevelt tự bước vào hay ngồi trên xe lăn và có người đẩy vào phòng tắm
    (2) Có bản ghi rằng Churchill lúc đó vừa tắm xong đang dùng khăn lông lau người chứ không phải áo khoác sau khi tắm
    (3) World Bank
    (4) International Monetary Fund
    (5) Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về Tổ Chức Quốc Tế (United Nations Conference on International Organization)
    (6) League of Nations
    (7) Congress of Vienna
    (8) World Health Organisation
    (9) Stéphane Dujarric, phát ngôn viên của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, đã xác nhận là Hoa Kỳ đã thông báo rút ra khỏi tổ chức y tế thế giới, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 6 Tháng Bảy 2021.
    (10) G7 là “Group of 7” gồm 7 nước kỹ nghệ xếp theo vần mẫu tự tên tiếng Anh là Gia Nã Đại (Canada), Pháp (France), Đức (Gernany), Ý (Italy), Nhật (Japan), Vương Quốc Anh (the United Kingdom) và Hoa Kỳ (the United States)
    (11) Hiện gồm 26 nước trong khu vực này
    (12) Xem Gulliver’s Travels (Gulliver Phiêu Lưu Ký). Gulliver bị đắm tàu trôi giạt vào đảo Lilliput, một hòn đảo của người tí hon. Khi tỉnh lại thì thấy xung quanh lúc nhúc đầy những người tí hon đứng nhìn anh khổng lồ Gulliver đang bị cột chặt chân tay dưới đất không thể nhúc nhích.
    (13) Là Mỹ đã chủ xướng và gầy dựng nên hệ thống ngày nay
    (14) World Trade Organisation
    (15) United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization
    (16) Gross Domestic Product (Trị Giá Tổng Sản Lượng Quốc Nội)
    (17) Đồng yuan, tức là nhân dân tệ (renminbi, viết tắt là RMB)
    (18) “Liberal International Order”.Có thể đọc thêm về nền trật tự này tại đây https://www.gmfus.org/publications/w...national-order
    (19) United Nations World Food Programme
    (20) Edelman Trust Barometer
    (21) Chicago Council on Global Affairs
    (22) North Atlantic Treaty Organization, còn gọi là Tổ Chức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương


  9. #29
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    864

    Đề thi công dân giáo dục

    Những Người Bênh Vực Trump Gợi Ý Là Bài Tường Thuật Kinh Thiên Động Địa về Việc Trump Nhục Mạ Chiến Sĩ Trận Vong Sẽ Được Rút Lại — Nhưng Rồi Phóng Viên của AP Xác Nhận Thêm Là Chuyện Có Thật

    Sarah Rumpf

    Bất cứ khi nào có loan tin mới cho biết Tổng Thống Donald Trump nói hoặc làm điều gì thô tục, ngu xuẩn, hay đáng bẽ mặt thì những người ủng hộ y lại chui đầu vào cái vòng… xoắn lẩn quẩn mà ai cũng biết trước là sẽ đưa mặt dầy ra để: 1) leo lẻo chối biến là không hề có chuyện đó (“Tin vịt!”), 2) bào chữa là Trump chỉ nói đùa (Định Luật của Poe)(*), 3) ôm chày ôm cối mà cãi là chuyện đó không quan trọng, 4) ngay cả có cho là quan trọng đi nữa thì cũng không có gì là ghê gớm vì người xấu thực sự là những người của đảng Dân Chủ/giới truyền thông đại chúng/nhân vật nổi tiếng của Hollywood/bất cứ ai mà Trump nổi giận với họ hôm nay, và rồi cuối cùng là 5) lại xảy ra một chuyện mới nào đó thật khủng khiếp làm mọi người phải chú ý và thế cái chu kỳ này lại bắt đầu thắt tiếp một vòng thòng lọng mới.

    Đối với những người có thường xuyên theo dõi tin tức, hiện chúng ta đang ở bước một về bài tường thuật chấn động của Jeffrey Goldberg đăng trên tạp chí The Atlantic hôm Thứ Năm vừa qua.

    Trong bài viết này, Goldberg trích lời của bốn nguồn tin vô danh nói rằng Trump đã đưa ra những nhận xét bất kính kinh thiên động địa về lý do y không muốn đến viếng một nghĩa trang của người Mỹ chôn cất các chiến sĩ trận vong trong Đệ Nhất Thế Chiến vì y không muốn làm hỏng mất đầu tóc của y (1), nhục mạ những người đang yên nghỉ tại nghĩa trang này là những “kẻ bất tài” và “khờ khạo”(2), phàn nàn về việc phải treo cờ rủ để tỏ lòng tôn kính sau khi Thượng Nghị Sĩ John McCain qua đời, và sau đó không lâu lại nhục mạ McCain là “kẻ ‘phúc kiến’ bất tài.”(3)

    Nghe nói Trump cũng gọi cựu Tổng Thống George H.W. Bush là “kẻ bất tài” vì đã bị bắn rơi máy bay khi ông là phi công của Hải Quân trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, muốn loại cựu thương phế binh ra khỏi cuộc diễn binh vì “không ai muốn xem” những người cụt chân cụt tay, miệt thị những gương hy sinh của quân đội vào những lần đi viếng nghĩa trang cựu chiến binh — gồm cả lần cùng đi với Bộ Trưởng Nội An khi đó và đổng lý văn phòng tương lai của y là John Kelly đến viếng mộ của Robert Kelly(4).

    Không có gì phải ngạc nhiên khi thấy bài tường thuật của Goldberg đã gây ra phản ứng phẫn nộ ầm ĩ khắp nơi là trong cương vị tổng tư lệnh quân đội sao y lại có thể nghĩ đến chuyện bất kính với cựu chiến binh và chiến sĩ trận vong của chúng ta như vậy.

    Một số người bênh vực cho Trump đã chế nhạo bài tường thuật này là sử dụng những nguồn tin vô danh và công khai phán rằng sẽ có bài khác rút lại tin này.

    Trong số những người bênh Trump này có câu tuýt của một bình luận viên của tờ Washington Examiner là Tim Carney hỏi thẳng vào đề: “Xác suất rút lại tin này [là bao nhiêu phần trăm]?”

    Caleb Hull, một kẻ tay sai ô nhục của GOP(5) cũng hùa theo mà dõng dạc tiên đoán là có “khoảng 75% xác suất sẽ rút lại tin này.”

    Tính đến giờ, đang bước vào tối ngày Thứ Năm, người ta vẫn không thấy Tòa Bạch Ốc đưa ra lời lẽ hay nhận xét nào của Trump hoặc bất cứ viên chức nào khác để vạch mặt bài viết của Goldberg — và một phóng viên khác của một cơ quan truyền thông hoàn toàn riêng biệt, James LaPorta của AP — tuýt là trước đó anh ta có nói chuyện với một “viên chức cao cấp của Bộ Quốc Phòng” và người này “đã xác nhận toàn bộ câu chuyện tường thuật này [của Goldberg] là đúng sự thật.”

    Ngoài nguồn tin xác nhận thêm của LaPorta, phản ứng của những người bênh vực Trump đối với câu chuyện này cũng gặp vấn đề khó khăn là chính Trump đã nhiều lần đưa ra các nhận xét như vậy, công khai và chính thức, và thường đều được ghi lại trên các phương tiện thính thị:

    - Vào năm 2015, y nói rằng Thượng Nghị Sĩ John McCain, người đã bị tra tấn tàn nhẫn trong thời gian bị bắt làm POW(6) ở Việt Nam, “không phải là anh hùng thời chiến” và “Tôi thích những người không bị bắt”;

    - Lúc đầu y không cho hạ thấp cờ xuống nửa cột trên Tòa Bạch Ốc sau khi McCain qua đời vào năm 2018 và rồi chỉ quyết định cho treo cờ rủ sau khi có áp lực nặng nề công khai từ cựu chiến binh và dân biểu nghị sĩ lưỡng đảng tại Quốc Hội;

    - Vào Tháng Ba 2019 y lại lớn tiếng than phiền là y đã “phải dành cho” McCain buổi tang lễ ông ta muốn, mà y lại “chẳng nhận được lấy một lời cám ơn”(7);

    - Y gọi Tướng bốn sao hồi hưu John Allen là một ông “tướng thất bại” và là người “không giỏi gì mấy”;

    - Vào năm 2016 sau khi gia đình của Đại Úy tử trận Humayun Khan lên nói chuyện trong Đại Hội Toàn Quốc của Đảng Dân Chủ, y đã chỉ trích họ và đặt điều láo khoét nói rằng mẹ của Khan bị buộc phải phục tùng rồi dùng những gì mà gia đình đang đau khổ thương tiếc người con này đã phải hy sinh để đem ra so sánh với công việc của chính y là “đã tạo dựng hằng ngàn hằng ngàn công ăn việc làm”;

    - Vào Tháng Mười 2017, trong khi nói chuyện điện thoại với quả phụ của Trung Sĩ Lục Quân LaDavid Johnson, y đã làm cho bà này phải khóc vì y quên tên của người binh sĩ đã đền nợ nước trong một cuộc phục kích và y nói với bà là “anh ấy đã biết trước kết cục có thể như thế nào khi quyết định nhập ngũ”;

    - Y đã nhiều lần bác bỏ những lời chỉ trích về các vấn đề chính sách của Tướng bốn sao hồi hưu Stanley McChrystal, vị tướng chỉ huy các lực lượng Hoa Kỳ tại Afghanistan từ 2009 và 2010, và Đô Đốc hồi hưu William McRaven, cựu nhân viên đặc vụ SEAL của Hải Quân đã chỉ huy chiến dịch hạ sát Osama Bin Laden, bằng cách gọi những vị tướng này chỉ là “những người tình của Hillary Clinton,” và còn nói McChrystal “to miệng mà ngu”; và

    - Vào Tháng Mười 2019, sau khi Tướng bốn sao hồi hưu James Mattis từ chức Bộ Trưởng Quốc Phòng, y đã chê bai tướng này là “tướng được tâng bốc quá đáng nhất” và nói rằng Mattis không đủ “can trường”.

    Đấy chỉ là vài chuyện tiêu biểu trong hằng hà sa số những chuyện như vậy.

    Nói cách khác, những kẻ bênh vực Trump này dù thừa biết là mình đang gồng mình chấp nhận rủi ro giơ đầu chịu báng bôm bốp để gợi ý là sẽ có phóng viên buộc lòng phải rút lại một câu chuyện có bốn nguồn tin chứng thực của chính phóng viên đó và ít nhất là một nguồn tin độc lập khác xác nhận tin này, và cũng hoàn toàn phù hợp với tinh thần và khuynh hướng của những lời nhận xét của y đã được kiểm chứng là có thật trong nhiều năm qua để công kích cựu chiến binh, bác bỏ công sức phục vụ và hy sinh của họ, và nhục mạ họ cùng gia đình họ.

    This is an opinion piece. The views expressed in this article are those of just the author.

    Source: https://www.mediaite.com/opinion/tru...r-confirms-it/

    __________

    (*) Poe's Law. Xin đọc thêm tại: https://rationalwiki.org/wiki/Poe%27s_Law

    (1) Theo bản tin mới nhất của CNN thì Trump đã cực lực bác bỏ chuyện này và nói với các phóng viên hôm Thứ Năm là lúc đó y có “gọi về nhà” cho Melania Trump và nói cho bà vợ biết là y đã bực tức như thế nào vì không thể đến viếng nghĩa trang này. Vào lúc đó, Tòa Bạch Ốc cũng nói là y đã phải hủy bỏ chuyến viếng thăm này vì thời tiết xấu. Nhưng “bằng chứng” này của Trump có chút vấn đề là lúc mà y nói là y gọi điện thoại về nhà để nói chuyện với vợ thì Melania Trump không có “ở nhà”. Bà ta cùng đi với Trump trong chuyến công du đó và cũng được sắp xếp đến để cùng đến viếng nghĩa trang này. Văn phòng đệ nhất phu nhân có loan báo vào lúc đó là “Vì thời tiết xấu, Đệ Nhất Phu Nhân và Tổng Thống đã không thể đến viếng Nghĩa Trang và Đài Kỷ Niệm Người Mỹ Aisne-Marne tại Belleau, Pháp.” Tối hôm đó Trump và Melania cùng đến dự buổi dạ tiệc do Tổng Thống Pháp, Emmanuel Macron, khoản đãi.

    (2) Nguyên văn là “losers” and “suckers”

    (3) Nguyên văn là “fucking loser”

    (4) Cố trung úy Robert M. Kelly tử trận tại Afganistan, con trai của John Kelly

    (5) Grand Old Party: Đảng Cộng Hòa

    (6) Prisoner of War: tù nhân chiến tranh

    (7) Nghĩa tử gì mà cũng chẳng mở miệng thốt được một lời cám ơn sau khi… người ta cho phép làm đám tang! Thiệt tình! (Việc thật, lời thật của một tổng thống tại chức than phiền người quá cố!)

    __________

    Tin Mới Nhất: Hồ Ly Tin (Fox News) lúc đầu loan tin là Trump chưa bao giờ nói các chiến sĩ trận vong của Hoa Kỳ là ‘những kẻ khờ khạo’, nhưng phóng viên về an ninh quốc gia của mạng Hồ Ly này đã lên tiếng cho biết các cựu viên chức Bộ Quốc Phòng đã xác nhận là y có nói thế thật. Sau đây là diễn tiến câu chuyện rối rắm tại trụ sở Hồ Ly Tin:

    - Tạp chí The Atlantic hôm Thứ Năm vừa qua tường thuật là Tổng Thống Donald Trump đã đưa ra những lời xúc phạm đến các chiến sĩ trận vong của Hoa Kỳ, đến mức y đã gọi các chiến sĩ hy sinh vì tổ quốc này là những kẻ “bất tài” và “khờ khạo” (losers and suckers).

    - Vào Thứ Sáu, Hồ Ly Tin ‘khởi động công tác tuyên truyền’ nói rằng nguồn tin trên là… ngụy tín (hay còn gọi là ‘pha ke níu sờ’) và chỉ trích tạp chí The Atlantic đã dùng các nguồn tin vô danh.

    - Tuy nhiên, một trong các phóng viên của chính Hồ Ly Tin — phóng viên về an ninh quốc gia Jennifer Griffin — nói rằng có những phần trong bài tường thuật kết tội đó trích lời hai cựu viên chức trong chính quyền Trump, đã được kiểm chứng là thật.

    - Bà Griffin nói rằng theo lời một cựu viên chức cao cấp của chính quyền Trump: “Khi Tổng Thống nói về Chiến Tranh Việt Nam, y nói ‘Đó là một cuộc chiến ngu xuẩn. Bất cứ ai sang đó [chiến đấu] đều là những kẻ khờ khạo’ (suckers)(**).

    - Griffin cũng tường thuật là Trump “ghét” Thượng Nghị Sĩ John McCain và nghĩ rằng nếu có cả “mấy đứa thương phế binh” trong cuộc diễn binh ngày 4 Tháng Bảy thì sẽ “trông xấu xí đi”.

    - Sau khi biết được bài tường thuật của Griffin thì Trump đòi hỏi Hồ Ly Tin phải sa thải bà ta.

    - Các ký giả phụ trách lấy tin tại Tòa Bạch Ốc đã lên tiếng bênh vực khả năng chuyên nghiệp của Griffin và bài tường thuật của bà ta.

    __________


    (**) Ai “khờ khạo” thì lỗ lã ráng chịu chứ Trôn thì không. Trôn vốn là một “thiên tài ổn định” khôn lỏi vô cùng tinh ranh nên đã lo lót trước để lấy giấy bác sĩ… thú y chứng nhận cho mình bị ‘nội lòi xương chân’ để hoãn dịch triền miên khỏi sang Việt Nam chống cộng cứu… Trôn binh!

    Dưới đây là bài tường thuật gốc của Griffin trên Chuồng Chim:
    https://iili.io/29G6Kv.jpg


    Đây là bài thi vấn đáp của Griffin với Hồ Ly Tin:
    https://twitter.com/i/status/1301996214154534912

    Đây là bản gốc ‘Pha Ke Níu Sờ’ của báo địc:
    https://www.huffingtonpost.com/entry...d90?ri18n=true

    Và đây chính là bản tường thuật gây chấn động giang hồ của Jeffrey Goldberg đăng trên tạp chí The Atlantic:
    https://www.theatlantic.com/politics...uckers/615997/

  10. #30
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,591
    (2) Nguyên văn là “losers” and “suckers”
    (3) Nguyên văn là “fucking loser”
    Cách chửi người khác là "lu dờ" này thấy quen quen. Hình như tụi hòn vệ binh hay xài.

 

 

Similar Threads

  1. Luận Bàn Thế Sự
    By HaiViet in forum Thời Sự Trong Ngày
    Replies: 42
    Last Post: 12-17-2019, 03:51 PM
  2. Tư Bản Luận
    By Triển in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 0
    Last Post: 09-15-2017, 04:02 AM
  3. Dư Luận Viên
    By dấu lặng in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 4
    Last Post: 07-24-2016, 04:25 PM
  4. Khoa Luận Giáo
    By Triển in forum Khoa Huyền Bí Học
    Replies: 4
    Last Post: 08-11-2013, 12:09 PM
  5. Trượt võ chuối..
    By honhảiâu in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 1
    Last Post: 01-12-2012, 09:53 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 12:44 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh