Register
Results 1 to 9 of 9
  1. #1
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365

    Nam Cực Tinh Huy



    NAM CỰC TINH HUY (1)
    • tác giả: Hồ Biểu Chánh
    • giọng đọc: Nam Phong & Cẩm Thu
    • nguồn: FB Truyện Hồ Biểu Chánh



    (bấm lên cái hình)

    Last edited by Triển; 10-02-2020 at 10:51 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #2
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    NAM CỰC TINH HUY (2)
    • tác giả: Hồ Biểu Chánh
    • giọng đọc: Nam Phong & Cẩm Thu
    • nguồn: FB Truyện Hồ Biểu Chánh




    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #3
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    NAM CỰC TINH HUY (3)
    • tác giả: Hồ Biểu Chánh
    • giọng đọc: Nam Phong & Cẩm Thu
    • nguồn: FB Truyện Hồ Biểu Chánh



    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #4
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    NAM CỰC TINH HUY (4)
    • tác giả: Hồ Biểu Chánh
    • giọng đọc: Nam Phong & Cẩm Thu
    • nguồn: FB Truyện Hồ Biểu Chánh



    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #5
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    Theo các nguồn sách sử khác, chứ không phải truyện,
    thì Ngô Xương Cấp, thái tử con Ngô Quyền có tên là
    Ngô Xương Ngập (吳昌岌), và 2 anh em như không thuận
    thảo như truyện của ông Hồ Biểu Chánh.
    Tuy nhiên nghe cho vui vừa ôn lại sử ký đời xưa.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #6
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365

    Truyện này 4 tập dài 2 tiếng lận. Ai không có kiên nhẫn
    ngồi 2 tiếng như tui thì cho tui biết, tui mạn phép ông Nam Phong
    và bà Cẩm Thu upload dạng mp3 lên mạng để bà con lấy về máy
    nghe offline hoặc bỏ vô điện thoại mỗi khi đi dạo nghe dần dà.
    Tui chạy bộ 2 lần tổng cộng 2 tiếng mấy nghe mới hết.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #7
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    Đọc chơi giải trí....




    Tại sao gọi “TRONG Nam, NGOÀI Bắc”, “VÔ (VÀO) Nam, RA Bắc”?



    * Thực tiễn lịch sử ghi dấu ấn trong ngôn ngữ, rất đặc biệt, không thể thay đổi.

    1/ Cách gọi “trong Nam, ngoài Bắc”, “vô/vào Nam, ra Bắc” bắt nguồn từ danh xưng ĐÀNG TRONG / ĐÀNG NGOÀI vào thế kỷ 17 & 18.

    Tiếng Việt chúng ta khi nói “TRONG” tức là trung tâm so với “NGOÀI”; bao giờ “TRONG” cũng có vai vế hơn (về mặt thực tiễn) so với “NGOÀI”. Ta nói “trong kinh thành, ngoài biên ải”, chớ không ai đi phân định “trong biên ải, ngoài kinh thành” hết.

    Trong một số trường hợp, “TRONG” còn mang tính chất mật thiết hơn so với “NGOÀI”. Ta nói “trong nhà, ngoài lộ”, chớ không ai đi nói “trong lộ, ngoài nhà”.



    2/ Cái thuở nước Việt chưa phân chia hai miền (chúa Nguyễn, chúa Trịnh) mà Thăng Long còn làm kinh đô chung, người ở trong kinh kỳ khi ngó ra chốn mù khơi như Bình Định gọi là ngó ra NGOÀI biên ải.

    Đến thời phân tranh Trịnh – Nguyễn, lấy ranh giới nơi sông Gianh (Quảng Bình) mà phân chia đất nước. Nói “Nam hà” 南 河 để chỉ lãnh thổ từ phía Nam sông Gianh trở vô, “Bắc hà” 北 河 để chỉ lãnh thổ từ phía Bắc sông Gianh trở ra. Nhưng, danh xưng chính thức thì không gọi Nam hà / Bắc hà, mà gọi là: ĐÀNG TRONG / ĐÀNG NGOÀI.


    Ảnh vẽ Huế của báo London 29/12/1883. Từ trái sang, từ trên xuống: Cừa vào kinh thành Huế; cảnh gần Huế; tư gia quan thượng thư; phố Huế; lính triều đình Đại Nam.

    Lạ không, lẽ ra phải gọi toàn lãnh thổ phía bắc sông Gianh là “Đàng Trong” bởi nó có kinh đô Thăng Long; còn toàn lãnh thổ phía nam sông Gianh lẽ ra phải gọi là “Đàng Ngoài” (bởi nằm quá xa ngoài biên cương luôn, vượt qua Phú Yên, vượt tới Cà Mau mịt mù) mới phải chớ?

    Nhưng, hoàn toàn ngược lại!

    Cõi phía nam được gọi là “Đàng TRONG”, còn cõi phía bắc dầu có kinh kỳ Thăng Long đi nữa nhưng lại trở thành “Đàng NGOÀI”.

    3/ “ĐÀNG” (Đàng Trong, Đàng Ngoài) nghĩa là gì? “Đàng” = “đường”, nhưng “đường” ở đây không phải là “con đường” (Nếu tưởng như vậy, không lẽ “Đàng Trong” nghĩa là… trong con đường, “Đàng Ngoài” là… ngoài con đường? Nghe xong, khỏi hiểu luôn)

    Trong Hán tự (nên nhớ trước khi có chữ Quốc ngữ, tiền nhân chúng ta xài Hán tự), “đường” có nhiều nghĩa. Ở đây, “đường” được viết 塘 , nghĩa là “con đê” (đê sông 河 塘 ; đê biển 海 塘)! Cách gọi này có liên quan tới Đào Duy Từ (1572- 1634), ông là người nghĩ ra cách xây lũy phòng thủ cho chúa Nguyễn (“Lũy Trường Dục”, còn gọi là “Lũy Thầy”). Hệ thống lũy này nhìn như con đê.

    Lực lượng của chúa Nguyễn đóng phía trong con đê, thành thử gọi “Đàng (đường) Trong”, nằm về phía Nam. Còn lực lượng chúa Trịnh ở phía ngoài con đê, thành thử gọi “Đàng (đường) Ngoài”, nằm về phía Bắc.


    Người Đàng Trong xem hát bội qua tranh của John Barrow trong sách in tại London

    4/ Trong gần hai thế kỷ (thế kỷ 17, 18), cõi phía Nam sông Gianh liên tục được mở rộng và trải dài tới Cà Mau là cõi có kinh tế phồn thịnh hơn, có văn hóa cởi mở hơn so với cõi phía bắc sông Gianh.

    Giáo sư Li Tana ở Đại học Quốc gia Úc khi nghiên cứu về Đàng Trong, bà đánh giá công trạng của Chúa Nguyễn Hoàng tương đương với công trạng của Ngô Quyền. Nếu Ngô Quyền, vào thế kỷ 10, đã mở đầu nền tự chủ lâu dài cho một nước Việt với lãnh thổ khoanh lại ở miền Bắc & phía bắc miền Trung, thì Chúa Tiên (Nguyễn Hoàng), vào thế kỷ 17, đã mở ra một thời kỳ mới cho nước Việt với lãnh thổ mở rộng cho tới tận Cà Mau. Nói rõ hơn nữa, Đàng Trong của các Chúa Nguyễn trở thành một TRUNG TÂM phát triển mới, một sinh lực mới cho nước Việt.

    Tương lai nước Việt được nhìn thấy trên vầng trán của xứ Đàng Trong…

    5/ Cách gọi ĐÀNG TRONG / ĐÀNG NGOÀI, dễ thấy đây là “hệ qui chiếu” được nhìn từ tọa độ của phía Nam. Và, danh xưng này được ghi chép vào trong sử sách cái rụp – bởi sức ảnh hưởng tự thân của nền kinh tế, xã hội của cõi phía Nam sông Gianh.

    Thực tiễn phát triển của mỗi miền đã ghi dấu ấn rõ rành vào trong ngôn ngữ, thể hiện qua danh xưng: cõi phía Nam mới là “Đàng TRONG”, cõi phía Bắc chỉ là “Đàng NGOÀI” thôi.


    Xã hội Đàng Ngoài thế kỷ XVII-XVIII dưới con mắt một giáo sĩ phương Tây

    Dòng sử Việt dù đã đi qua thời kỳ định cõi riêng biệt giữa chúa Nguyễn với chúa Trịnh nhưng dấu ấn lịch sử vẫn còn lưu lại trong lời ăn tiếng nói của người Việt cho tới hiện nay – gọi “TRONG Nam, NGOÀI Bắc” là bởi vậy đó !

    Và, tới đây chúng ta dễ dàng hiểu vì sao gọi “VÔ (vào) Nam”, mà không gọi “ra Nam”. Bởi vì Nam là “TRONG” (Đàng Trong), nên người Việt mình khi nói “vô (vào)” tức là vô (vào) bên trong, chớ không ai đi nói “ra bên trong” hết.

    Cũng vậy, gọi “RA Bắc”, bởi vì miền Bắc là “NGOÀI” (Đàng Ngoài) nên khi ta nói “ra” tức là ra bên ngoài, ra phía ngoài, chớ không ai đi nói “vô (vào) bên ngoài” hết.

    THAY LỜI KẾT

    “Từ thuở tự do nơi đất mới
    Càng thương càng quý xứ Đàng Trong”…

    Ngay cả hiện nay, dù miền Nam không còn như trước kia, nhưng luồng di dân từ NGOÀI Bắc kéo VÔ Nam để định cư, kiếm sống vẫn tiếp diễn hết năm này qua năm khác.

    Nguyễn Chương

    /* src.: https://dansaigon.com/tai-sao-goi-tr...ao-nam-ra-bac/
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #8
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Nói "trong Nam, ngoài Bắc" tại vì đối với người Việt thì Nam là nhà, là nội địa, còn Bắc là bên ngoài, là ngoại bang: uống thang thuốc Bắc, thời kỳ Bắc thuộc...

    Tương tự như người Tàu coi Đông, Tây, Nam, Bắc đều là bên ngoài còn họ ở bên trong: Trung nguyên, Trung quốc, Trung hoa.

    Nói "đàng trong, đàng ngoài" tại vì phe chúa Nguyễn là bên nội (trong), còn phe chúa Trịnh là bên ngoại (ngoài) của Nguyễn Kim. Tương tự như đám cưới có "đàng trai, đàng gái." Chữ "đàng" là từ chữ "đảng" (黨) trong tiếng Hán Việt.

    Cách phân biệt nội ngoại ở trong họ hàng dần dần được truyền miệng từ hai phủ chúa ra khắp xã hội. Thời xưa đất nước là của một triều đại, một giòng họ thôi, nhà này giành giật lấy từ nhà kia. Được làm vua thua làm ruộng.

    Lịch sử Việt nam có nhiều cuộc nội chiến nhưng chỉ một lần bên nội bên ngoại đánh nhau thì mới có cái mửng "đàng trong, đàng ngoài" (nội ngoại tương tàn).
    Last edited by ốc; 10-10-2020 at 12:45 AM. Reason: Sửa chút cho khỏi bị bắt bẻ.

  9. #9
    healcentral
    Join Date
    Aug 2017
    Location
    kim văn kim lũ, hà nội
    Posts
    2
    Thời Đàng Trong Đàng Ngoài này dân khổ phải biết. Suốt ngày chiến tranh...

 

 

Similar Threads

  1. Hành Tinh 22
    By Thi in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 123
    Last Post: 12-21-2018, 08:17 AM
  2. Linh Tinh Năm Đinh Tỵ
    By caytoi in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 14
    Last Post: 04-11-2013, 07:57 AM
  3. Trí Tinh tinh
    By Triển in forum Tiếu Lâm
    Replies: 0
    Last Post: 02-15-2013, 10:22 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 11:54 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh