Register
Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 19 of 19
  1. #11
    Biệt Thự HaiViet's Avatar
    Join Date
    Oct 2015
    Posts
    1,203

    -Nhỏ To Bếp Hồng nhiều món ngon quá nhưng mà trời lạnh vẫn thèm bát phở nóng.


    Mùa dịch, nhớ… Phở!

    Tạp ghi Huy Phương



    Nhớ Phở như nhớ nhà! (Nguyễn Tuân)



    Một tô phở Bắc. (Hình: MANAN VATSYAYANA/AFP via Getty Images)


    Nói theo kiểu chữ nghĩa ô hợp ở trong nước thì tôi thuộc loại “fan cứng” của Phở.

    Nói theo kiểu lãng mạn, thì tôi là một “người yêu của Phở!” (Phở Lovers).

    Bây giờ khen Phở có lẽ hơi chậm. Trước đây, nhà văn Thạch Lam đã hạ bút: “Chả có gì ngon hơn bát phở.”
    Nguyễn Tuân thì nhớ Phở như nhớ nhà, nhớ như nỗi nhớ của kẻ lưu lạc xa quê hương: “Trong cái nhớ nhà có cả một sự nhớ ăn Phở.
    Nhà văn Vũ Bằng còn đi xa hơn, ví Phở bò như “Một chàng trai mà hào khí bốc lên vùn vụt” còn Phở gà như “Một nàng con gái thanh tân.” Ví von kiểu cách đến thế là cùng!
    Thời Pháp thuộc, món Phở được gọi là “Soupe Tonkinoise,” được hiểu là món súp phát xuất từ xứ “Bắc Kỳ.”

    Và ngày xưa thời còn non trẻ, đang còn là Phở gánh, Phở xe, độc nhất chỉ có món Phở tái, không cầu kỳ như về sau đủ các món như gầu, gân, sụn, nạm, vè dòn, nước tiết, sách, ngầu-pín, vú bò…
    Có hai câu đối phát xuất từ xứ “Bắc Kỳ,” theo tầu há mồm vào Nam, rồi vượt biên sang Mỹ, có ghi lại trong quán Phở của LS Toàn, ở khu Eden, Virginia.

    Lời đối đáp giữa nàng góa phụ và một công tử tóc đã muối tiêu nghe toàn mùi Phở:

    “Nạc mỡ nữa làm gì, em nghĩ ‘chín’ rồi, đừng nói với em câu ‘tái giá.’”
    Muối tiêu không đáng ngại, anh còn “gân” chán, thử nếm cùng anh miếng “gầu” dai.


    Ngày xưa khi tôi còn nhỏ, cả thành phố Huế chỉ có một tiệm phở duy nhất ở Ngã Giữa, tên chính thức là đường Gia Long, đó là tiệm phở đề tên ông chủ, Phở Nguyễn Hậu. Tiệm nhỏ, tối tăm, có độ bốn cái bàn, thường là rất ít khách ăn. Trước khi vào tiệm phải đi qua căn bếp luôn đỏ lửa, có một nồi nước phở, nơi để dụng cụ nhà bếp và vẫn thường thấy có một miếng thịt bò nhỏ đã ngả màu treo tòn ten trên cái móc sắt.
    Vậy mà mỗi lần theo cha tôi ra phố, đi ngang qua Ngã Giữa, tôi vẫn “cầu nguyện theo tôn giáo của mỗi người,” cho cha tôi hào sảng, dắt tôi vào đó, cho tôi được ăn một tô phở.
    Mãi đến thời Bắc Kỳ di cư, sau Tháng Sáu, 1954, Huế mới có thêm một tiệm phở thứ hai là Phở Thăng Long, do một ông Bắc Kỳ chính cống, mở ra ở khu bến xe Nguyễn Hoàng. Tôi có dịp ghé qua thưởng thức chỉ một lần duy nhất, nhờ vào món nhuận bút 50 đồng của báo Tia Sáng ở Saigon.

    Nói cho cùng, Phở đối với tôi là một sự ẩn tâm lý, mê Phở nhưng ít khi có dịp được gần gũi, gắn bó với Phở.
    Sau đó, đi học Sài Gòn, cũng là thời gian sau di cư, Phở Bắc tràn lan đánh bạt hủ tiếu Nam Vang hay mì hoành thánh của Sài Gòn. Dọc suốt một con đường Lý Thái Tổ, nhiều tiệm Phở Bắc nổi tiếng được mở ra. Thời này, tên món Phở còn được kèm theo chữ Bắc, chứ không phổ thông thành một món ăn ba miền, có thể đứng với chữ Phở một mình như hôm nay.
    Toàn bộ Sài Gòn, không kể hết tên tiệm Phở. Còn nhớ lại những quán Phở nổi tiếng như Phở Gà Trống Thiến (của ca sĩ Yến Vỹ,) Phở Minh, Phở Đức Vượng trong hẻm Casino góc Paster- Bonard, Phở Paster (trước Viện Paster Saigon dành cho khách ăn đêm), Phở gà Hiền Vương, Phở Công Lý, Phở Turc, Phở Hợp Lợi, Phở Kim Long, Phở Tàu Bay, và nhiều quán Phở mang địa danh của nhiều địa phương Sài Gòn như Phở Dakao, Phở Khánh Hội, Phở Tân Định.…

    Ngày xưa thời còn trai trẻ, đi công tác xa về, vừa xuống máy bay ở Tân Sơn Nhất, chưa về đến nhà, đã ghé đâu đó để ăn một tô Phở, thấy khỏe cả người và hình như có thêm chút phấn chấn trong cơ thể.
    Lúc đi lính, đơn vị ở khu vực Thị Nghè-Hồng Thập Tự, từ nhà đến sở, mỗi buổi sáng, tôi vẫn ghé qua Phở Cao Vân, ở khu vực gần phía sau Tòa Đại Sứ Mỹ, để điểm tâm bằng một tô Phở, đều dặn mỗi tháng 30 ngày, ăn không biết chán! Là khách quen, nên bát Phở lúc nào cũng kèm theo chén nước béo, hành trần, mà hồi ấy cũng chẳng biết cholesterol là cái quỷ gì.
    Ghiền Phở như vậy, cho nên xa Phở, nhớ là phải!
    Cho phép tôi được viết hoa chữ Phở! Mà Phở xứng đáng được vinh danh.

    Ngày nay, Phở Việt Nam (không còn gọi là Phở Bắc) đã trở thành Đại Sứ của Việt Nam rồi. Chân trời, góc biển, ở đâu có người Việt là ở đó có Phở. Đi du lịch ngoại quốc, mỏi chân, thấy cái bảng hiệu Phở… là mừng rơn, thấy gặp quê hương, đồng bào, nếm được mùi vị Việt Nam rồi.
    Duy có một lần, ở Paris, thấy có cái bảng hiệu Phở Bắc, hớn hở bước vào thì gặp ngay ông chủ ra chào, lơ lớ tiếng Hoa, bồi bếp toàn Tàu. Tưởng gặp quê hương, ai ngờ gặp phải người xứ…Lạ! Đương nhiên bát phở hôm ấy là một bát phở mùi… mì!

    Tôi xin nói vài kinh nghiệm bản thân về chuyện nhớ… Phở!
    Thời gian ở tù, những ngày đói khát triền miên, thèm hạt cơm, miếng thịt, củ khoai…nhưng khắc khoải trong giấc ngủ vẫn là những lúc nằm mơ thấy… Phở. Những ngày nằm bệnh viện, không ăn uống gì được, sức tàn lực kiệt, cũng thấy Phở trong mơ.
    Hơn nửa năm nay, “stay home,” không lang thang ra ngoài đi ăn được, bây giờ lại có lệnh bắt buộc ở nhà, vì ăn Phở không là một nhu cầu sinh tử, nghĩa là không ăn Phở cũng chẳng chết ai. Xa xôi, cách trở, nên đâm ra tương tư Phở. Cơm thì ngày nào cũng ngày hai bữa rồi, nhưng Phở thì không. Một tô phở nấu nhà chắc không chuyên nghiệp như Phở hàng quán, biết đâu vì thiếu cả một thìa bột ngọt, và thiếu cả cái không khí xô bồ của quán xá.

    Phở được chủ nhà hàng cho ăn ngoài parking che rạp đã mất ngon rồi, “to go” về đến nhà thì mất cả hương vị, nghĩa là không ngon như khi sì sụp với một bát Phở nóng mới được mang ra từ tay người phục vụ ngoài tiệm.
    Tôi không trả lời được, nếu có ai hỏi vì sao không nhớ cơm mà lại nhớ Phở. Cơm là chuyện thường ngày, Phở là chuyện năm thì mười họa, mặc dầu chúng ta có thể ăn cơm suốt tháng nhưng không thể nuốt phở hết cả một tuần. Vậy mà lâu nay có người gán tiếng xấu cho Phở, để so sánh với cơm, làm mất tiếng đứng đắn của Phở, cho rằng Phở không… chính chuyên được bằng cơm.

    Việc làm đầu tiên khi được giải tỏa lệnh nằm nhà, cả nước tiêm xong Vaccine COVID-19, được ra ngoài là đi hớt cái đầu tóc đã quá dài, và ghé tiệm ăn một bát Phở nóng, chẳng thú sao?

    “Nói ra thì sợ Cơm buồn,
    Đời mà vắng Phở, thì còn gì vui!”


    Xin hiểu nó theo nghĩa đen trùi trụi mà thôi, bạn đọc của tôi nhé!

  2. #12
    Biệt Thự HXhuongkhuya's Avatar
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    4,662


    Nhắc tới Phở là một chuỗi kỷ niệm về Phở dính liền với mỗi vùng miền mà HX có dịp ghé qua. Nếu Phở nơi nào cũng chỉ có như thế. nước lèo, bánh phở, thịt thà, mà không còn chút hương vị của Phở gốc thì có gì đâu mà phải nhớ Phở nhiều đến thế.

    HX đã dùng những tô Phở ở nhiều nơi mà chẳng còn nhận ra đó là tô phở nữa. Tuy nhiên có những quán Phở rất ngon, ăn một lần vẫn còn muốn ghé hoài ăn nữa.
    Nhớ Phở như tác giả Huy Phương, Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng...v.v... thì ắt là Phở phải có hương vị đặc biệt và ngon lắm mới được nhiều người yêu thích đến thế.

    Nhà HX cũng thích món Phở. Bạn bè hầu như ai cũng thích ăn Phở. HX biết người anh, tuần nào cũng ra tiệm ăn Phở hoặc Bún Bò Huế.
    Cám ơn anh Hải Việt mang vào Bếp bài tạp ghi của Huy Phương.




    Tô Phở nóng đêm Đông




















    .

    HXhuongkhuya cám ơn các anh chị
    , các bạn ghé thăm .




  3. #13
    Biệt Thự HaiViet's Avatar
    Join Date
    Oct 2015
    Posts
    1,203

    Nồi Hổ Lốn Ngày Tết Của Mẹ


    26/02/2021
    Hồ Thị Kim Trâm




    Theo phong tục Việt Nam, vào ngày 30 Tết, nói chung là ngày cuối cùng của tháng 12 Âm lịch, mọi nhà đều bày mâm cơm cúng Tất Niên mời ông bà khuất bóng về sum họp với con cháu và đón năm mới.


    Thực đơn cúng ngày 30 Tết của mẹ tôi thường ít khi thay đổi, luôn đủ tám đến mười món, và chắc chắn không thể thiếu thịt vịt thịt bò. Theo mẹ, vịt lạch bạch chậm chạp, không tốt! bò to xác óc nhỏ, không khá! Cho nên cuối năm mình phải chế biến thịt mấy con vật này thành món cúng, cầu cho qua hết mọi chuyện ì ạch để đầu năm việc học việc làm được “thuận buồm xuôi gió”. Tám hoặc mười món cúng ngày Tết của mẹ ngoài thịt gà, thịt heo, còn có vịt hầm rượu chát, bò xào khoai tây, bò xào bông cải, canh bún tàu kim châm nấu lòng gà vịt. Vậy đó, món Tây món Ta đủ cả. May là số chẵn hàng chục không quá 10, nếu mẹ tôi bày đúng kiểu người Huế thì không khác chi nhà hàng.

    Ông bà ngoại tôi lúc sinh thời có 3 con trai, 9 con gái, nhưng chỉ mình mẹ tôi được học chữ đến nơi đến chốn. Mẹ tôi đã là nữ sinh Đồng Khánh một thời. Các dì khác học nữ công gia chánh. Các cậu không thích học thì đi làm ruộng trên chính những thửa ruộng của ông bà ngoại. Sau khi mẹ tôi lấy xong bằng trung học Pháp, được một ông Tú hỏi cưới, đó là cha tôi. Cha tôi lớn tuổi hơn mẹ tôi một con giáp, đang làm việc trong phủ quan Tây. Giã từ chữ nghĩa, theo chồng vào ở trong Thành Nội, mẹ tôi bắt đầu cuộc sống của một người nội trợ khi còn chưa biết nấu cho ra nồi cơm.

    Cha tôi mời đầu bếp Tây về dạy cho mẹ tôi nấu ăn. Không biết sau khóa học mẹ tôi có làm vừa lòng cha tôi và bạn bè của ông không. Riêng tôi phải công nhận mẹ đã nấu rất ngon các món Tây, từ những món ăn đơn giản hằng ngày cho đến các món công phu trong bữa tiệc. Quả thật, mẹ đã khiến cha say đắm, không những về nhan sắc mà còn có học vấn và khéo tay.

    Sau khi cha tôi qua đời, mẹ tôi thường xuyên cúng vào những dịp giỗ, tết, nên thực đơn tôi đã kể trên cũng thường xuyên hiện diện trên mâm cúng. Đặc biệt, số lượng nấu gấp nhiều lần vào ngày 30 và mùng 3 Tết. Dĩ nhiên thức ăn luôn dư rất nhiều, mà qua năm mới mẹ nào có chịu để yên cho vịt, bò chứ!

    Thế là “Nồi Hổ Lốn Ngày Tết” của mẹ ra đời, giải quyết mọi vấn đề. Các món còn lại có vịt, bò, heo, rau, củ... mẹ cho hết vào một nồi lớn, nấu sôi, vớt sạch bọt để dành hôm sau hâm nóng ăn với cơm hoặc bún. Cách mẹ hâm sôi vớt sạch bọt nồi hổ lốn rất có lý vì chưa bao giờ bị thiu khi để nguội bên ngoài. Thật là một món ăn tuyệt vời, hương vị Đông Tây kết hợp thơm ngào ngạt. Chỉ cần một món, một nồi thôi là cái bếp gọn gàng ngay, thay vì phải hâm tới 5-6 cái soong chảo trên bếp. Ra vậy, vịt, bò nấu hỗn hợp nhiều thứ thì không còn chậm chạp ì ạch nữa sao? A ha! Mẹ thật sáng tạo.

    Những ngày Tết còn ở Việt Nam, có khi tôi cũng phải nấu hổ lốn theo cách của mẹ, may là chồng con tôi chưa bao giờ chê. Không biết do người thân muốn tôi vui, hay “tay nghề” của tôi không tệ nhờ lúc còn ở với mẹ, tôi luôn được giao nhiệm vụ nấu ăn cho cả nhà?

    Khi chúng tôi đủ lớn, năm tôi khoảng 12 tuổi học lớp đệ thất, mẹ không thuê người giúp việc nữa. Từ lúc chúng tôi tập tành đi chợ, mẹ thường ghi các thứ ra giấy cho chúng tôi cầm theo. Sau này chúng tôi cứ thuộc lòng từng món mà mua, không cần mẹ “kê toa” nữa. Mẹ bận đi làm, công việc trong nhà được phân trách nhiệm cho anh em chúng tôi tự lo. Riêng chuyện bếp núc do ba chị em gái tôi đảm nhận. Em tôi tính cẩn thận, gọn gàng nên rất thích hợp với việc “phụ bếp”, chuyên rửa cá thịt, cắt gọt rau củ. Còn gì khỏe hơn khi mọi vật liệu đã sẵn sàng chỉ còn chờ tôi, “bếp trưởng” ra tay nấu nướng? Chị tôi là người cuối cùng nhận rửa hết đám chén dĩa soong chảo, loáng một cái là chị thanh toán chúng sạch sẽ. Trời, thật khó hiểu! cái công việc mà tôi rất sợ trong khi đối với chị lại rất dễ dàng. Âu cũng là luật tự nhiên ở đời, luật phân công trong xã hội thôi. Nói vậy nhưng không có nghĩa là chị và em gái tôi không biết nấu ăn, và tôi cũng chưa từng bị rửa chén, lặt rau.

    Năm đầu tiên “ăn Tết” ở Mỹ, tôi vẫn giữ thói quen nấu nướng cúng 30 rườm rà như ở Việt Nam khiến anh em và con cháu tôi thấy kỳ lạ. Khỏi phải nói, thức ăn dư ra quá nhiều đến nỗi tôi phải “bổn cũ soạn lại” cái món hổ lốn để còn dọn dẹp bếp núc. Con gái tôi mới nhìn vào cái nồi lớn đã la lên:


    • Mẹ nấu chi nhiều mất công, bây giờ chế thêm món súp thập cẩm sao ăn cho hết?


    À, gọi “súp thập cẩm” mới hay làm sao! Con tôi mới đúng là “chế thêm” tên cho cái món cũ rích trên đời. Tôi có cố giải thích cho con gái hiểu về món ăn đặc biệt của bà ngoại nó trong thời buổi văn minh này chắc “đứa con 8x” cũng khó mà hiểu nỗi.

    Những hôm cả nhà chúng tôi đi ăn tiệm, lẩu Thái, lẩu hải sản đều có, nhưng tôi gọi món khác trong lúc mọi người thưởng thức món lẩu. Con hỏi, tôi chỉ cười đánh trống lảng, “mẹ ngán lẩu rồi!” Thật ra, khi nhìn vào những tô lẩu kia tôi lại thấy ẩn hiện trong đó món hổ lốn kỷ niệm của mẹ.

    Mỗi lần có dịp nhắc nhớ chuyện ngày xưa, nồi hổ lốn ngày Tết của mẹ không đơn giản chỉ hấp dẫn các giác quan của thời niên thiếu, mà giờ đây nó còn gợi lên trong tôi một cảm xúc khác nữa. Một cảm xúc âm thầm nhưng mãnh liệt làm tim tôi đau nhói khi năm hết Tết đến...

  4. #14
    Biệt Thự HXhuongkhuya's Avatar
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    4,662

    Dư Âm Ngày Tết...






    Chào anh Hải Việt. Ghé vô phố thấy hàng chữ "nồi hổ lốn của Mẹ", nghe "hãi hãi là", nhưng đọc xong bài thì không hãi chút nào mà còn nhớ Mẹ, nhớ nồi thức ăn ngày Tết của Mẹ. Sau Tết, nhà ai cũng có một nồi hổ lốn, nhà HX gọi là "nồi xà bần". Thời xa xưa không phải nhà ai cũng có tủ lạnh,hễ nhà nào có TV, tủ lạnh là bị liệt kê vào hàng nhà giàu, nhà "tư bản" thì phiền lắm, nhức nhối lắm, thật.








    Những ngày Tết HX thích món Măng Kho Vịt, miếng măng thấm gia vị, giòn, thơm đậm đà. Sau ngày Tết Mẹ thường cho hết những món ăn dư vô nấu thành một nồi xà bần, anh HV gọi là "nồi hổ lốn của Mẹ", ngon lắm luôn. Coi những tấm hình Thuỳ Linh chụp lúc về Việt Nam, thấy đồng bào miền cao vô rừng chặt từng đọt măng (bụp măng), được vài ba bụp măng cũng mang ra đường bày bán kiếm tiền rau cháo qua ngày, thấy thương quá.







    Thuỳ Linh cũng nhắc món xà bần, món này phải là thức ăn dư ngày Tết đủ thứ "hằm bà lằng sắng khấu", món nào cũng cho vào nồi xào nấu lại bằng thức ăn của ngày Tết còn dư mới ngon chứ nồi xà bần nấu bằng rau củ quả tươi thì không thể nào ngon bằng nồi hổ lốn của các bà Mẹ.








    Ngày Tết hoặc các dịp lễ tiệc, nhà HX thích nấu thêm món Hủ Tiếu Mì thập cẩm hoặc Bún Bò Huế cho gia đình và người thân dùng cho đỡ ngán. Hôm nọ mình đưa chén Tép Mỡ Tỏi ra đố, Thuỳ Linh và anh Cuốc đoán gần trúng. Tép mỡ chấy tỏi thơm ngon không thể thiếu cho tô Hủ Tiếu trong nhà, thêm chén ớt ngâm giấm, cũng không thể thiếu cho món ăn này. Đây cũng là một trong những món ngon trong nhà của mình được ưa thích.





    Hủ tiếu mì khô.


    *Mâm cơm này đã là mồng mấy Tết nên không có tô canh Khổ Qua dồn thịt chứ nhà H luôn nấu một nồi Khổ Qua
    hầm và nồi Thịt Kho Trứng vào ngày Tết! Cám ơn "Thần thắc mắc" ưa hỏi NON!
    Canh Khổ Qua nhà H đây:














    Tết 2023:











    Bánh Chưng dền như vậy sis huechi sẽ thích lắm đây.










    Gần 2 năm mới gặp nhau trong khu vực Gia Chánh sis nhỉ.
    Hôm nay mùng 10. còn mùng là còn Tết, HK ghé vào chúc Tết sis vẫn kịp NON!
    Chúc sis huechi năm mới dồi dào sức khoẻ, mọi việc hanh thông, niềm vui luôn đầy trọn.

    Hôm nọ nghe các bạn nhắc tới hai chữ Quới Nhân (Quý Nhân), HK nghĩ đến sis huechi nữa, một trong những quý nhân thầm lặng.
    Cám ơn sis đã chỉ cho HK cách tỉa hoa củ để làm dưa góp và nước mắm cho Bún Chả nướng than ngon tuyệt, món ăn đặc trưng của người Hà Nội.


    Last edited by HXhuongkhuya; 02-02-2023 at 11:58 AM. Reason: Nhập post Tết 2023

    HXhuongkhuya cám ơn các anh chị
    , các bạn ghé thăm .




  5. #15
    Nhà Ngói huechi's Avatar
    Join Date
    Oct 2013
    Posts
    181
    Quote Originally Posted by HXhuongkhuya View Post



    Nhân nói vụ Cháo Lòng bên trang Đố Ai, một thành viên trong phố email cho HK youtube này, mang dán vô đây để nghiên cứu, dù mình nấu cháo lòng được bạn bè khen. Vẫn biết có những cao thủ bếp hồng mình cần phải học hỏi. Hôm nay HK học được một điều, nước luộc tim gan lòng ruột (trừ bao tử) đổ vô nồi cháo hoa sẽ ngon. À, cháo lòng không cần phải rang gạo, (cháo hoa kiều người Bắc), cháo Vịt mới rang gạo cho thơm và không bị nở ha.
    Bếp hồng của HK là number one, nhưng HC đang tưởng tưởng những thành viên trong nhà đầu bếp này phải tinh thần vững thế nào mới giữ được điều độ và dáng hình nhỉ

  6. #16
    Biệt Thự HXhuongkhuya's Avatar
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    4,662
























    Lâu lắm chưa “nhỏ to bếp hồng” cùng Quế Nhân Dưa Góp. Chúc chị Huệ Chi năm mới an vui, dồi dào sức khoẻ. Mỗi năm Huệ Tây ( Easter Lily) Hoa Loa Kèn nở, HK đứng ngắm rồi cắt mang vô nhà ngắm tiếp và nhớ đến chị Huệ Chi với những chia sẻ cùng H trong tư thất, vui nhé chị. À, thành viên nhà H nhờ dài đòn nên có tăng cân cũng khó biết và được cái rất siêng năng vận động.




















    Món Dưa Góp chị bày cho HK tỉa hoa qua hình ảnh. Hôm nào siêng HK sẽ làm nữa mang vô khoe chị. Mâm cỗ Tết mỗi năm mỗi khác nhưng các món Bún Bò Huế, Phở, Miến Măng cùng các loại món ăn có nước như Mì, Bún, Cháo, Hủ Tiếu chắc không thể thiếu sau mỗi dịp cỗ Tết ngán ngấy nhưng cũng không làm khó mình vì thành viên trong gia đình ai cũng thích đốt calories. * Ghi chú: Hình ảnh năm nay và năm trước.





    HXhuongkhuya cám ơn các anh chị
    , các bạn ghé thăm .




  7. #17
    Biệt Thự
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,861
    Đánh hơi mùi dưa cải chua, mấy tô gì ...mà có giò "lợn " và 3 chai XO, hương thơm bay qua tới nơi này, nên mài mực viết vài chữ hậu Tết con Rồng gửi đến O, chọc phá chút cho vui những ngày đầu năm. Như O Hương thấy qua những bài nhạc Xuân, ai cũng thả hồn vào hoa mai, hoa đào, vào những note nhạc một thời chinh chiến xa xưa, những bâng khuâng, khắc khoải cho vận nước, những hải đảo với những chàng hải âu kỳ diệu đã chìm vào lòng biển, mất hút, bởi những kẻ xa lạ. Giờ nhìn lại Huế, sông Hương, núi Ngự, còn đó với nhánh sông An Cựu, những chiếc cầu bắt ngang, những điển tích thời nhà Nguyễn, các vị vua triều Nguyễn cho thuyền rồng đậu lại "Bến Ngự " trong những lần đi tế lễ ở đàn Nam Giao, và cụ Phan Bội Châu lúc bị Pháp giam lỏng thường hay đi câu cá trong vùng này, dân làng gọi ông là Ông Già Bến Ngự, O thấy đó, chỉ chữ Bến Ngự mà đã có bao nhiêu là điển tích một thời, nói chi thêm vào hai chữ nữa "Đêm Tàn ", có lẽ thi sĩ Lý bạch nếu có dịp thả thuyền trăng trên sông An Cưụ ông sẽ say lảo đảo và nhảy xuống dòng sông "nắng đục, mưa trong " để vớt áng trăng vàng.....nhạc sĩ Dương Thiệu Tước đả viết bài hát Đêm tàn Bến Ngự như một nỗi sầu thương nhớ ai, hay thương nhớ nơi này Bến Ngự, O Hương nếu có chút thì giờ, cầm đùi gà hát cho những người đã đến Huế, nghe lại:

    Anh Kiến, anh Hoài Vọng, anh Cuốc, anh Hải Việt, anh Diệp và phố nhớ vào nghe ca sĩ vườn nhà hát Đêm Tàn Bến Ngự.


    " Hàng câу soi bóng nước Hương,
    Thuуền xa đậu bến Tiêu Tương
    Lưu luуến thaу phút saу hương dịu buồn.
    Ɲhưng thoảng nghe khúc ca Ɲam Bình sầu than!
    Ɲhư nức nở khóc duуên bẽ bàng!
    Thấp thoáng trăng mờ,
    Ai than ai thở đời vui chi trong sương gió.
    Ai nhớ thương ai! "



  8. #18
    Biệt Thự
    Join Date
    Nov 2016
    Posts
    1,230
    Quote Originally Posted by HXhuongkhuya View Post

    Dư Âm Ngày Tết...






    Chào anh Hải Việt. Ghé vô phố thấy hàng chữ "nồi hổ lốn của Mẹ", nghe "hãi hãi là", nhưng đọc xong bài thì không hãi chút nào mà còn nhớ Mẹ, nhớ nồi thức ăn ngày Tết của Mẹ. Sau Tết, nhà ai cũng có một nồi hổ lốn, nhà HX gọi là "nồi xà bần". Thời xa xưa không phải nhà ai cũng có tủ lạnh,hễ nhà nào có TV, tủ lạnh là bị liệt kê vào hàng nhà giàu, nhà "tư bản" thì phiền lắm, nhức nhối lắm, thật.








    Những ngày Tết HX thích món Măng Kho Vịt, miếng măng thấm gia vị, giòn, thơm đậm đà. Sau ngày Tết Mẹ thường cho hết những món ăn dư vô nấu thành một nồi xà bần, anh HV gọi là "nồi hổ lốn của Mẹ", ngon lắm luôn. Coi những tấm hình Thuỳ Linh chụp lúc về Việt Nam, thấy đồng bào miền cao vô rừng chặt từng đọt măng (bụp măng), được vài ba bụp măng cũng mang ra đường bày bán kiếm tiền rau cháo qua ngày, thấy thương quá.







    Thuỳ Linh cũng nhắc món xà bần, món này phải là thức ăn dư ngày Tết đủ thứ "hằm bà lằng sắng khấu", món nào cũng cho vào nồi xào nấu lại bằng thức ăn của ngày Tết còn dư mới ngon chứ nồi xà bần nấu bằng rau củ quả tươi thì không thể nào ngon bằng nồi hổ lốn của các bà Mẹ.








    Ngày Tết hoặc các dịp lễ tiệc, nhà HX thích nấu thêm món Hủ Tiếu Mì thập cẩm hoặc Bún Bò Huế cho gia đình và người thân dùng cho đỡ ngán. Hôm nọ mình đưa chén Tép Mỡ Tỏi ra đố, Thuỳ Linh và anh Cuốc đoán gần trúng. Tép mỡ chấy tỏi thơm ngon không thể thiếu cho tô Hủ Tiếu trong nhà, thêm chén ớt ngâm giấm, cũng không thể thiếu cho món ăn này. Đây cũng là một trong những món ngon trong nhà của mình được ưa thích.





    Hủ tiếu mì khô.


    *Mâm cơm này đã là mồng mấy Tết nên không có tô canh Khổ Qua dồn thịt chứ nhà H luôn nấu một nồi Khổ Qua
    hầm và nồi Thịt Kho Trứng vào ngày Tết! Cám ơn "Thần thắc mắc" ưa hỏi NON!
    Canh Khổ Qua nhà H đây:














    Tết 2023:











    Bánh Chưng dền như vậy sis huechi sẽ thích lắm đây.










    Gần 2 năm mới gặp nhau trong khu vực Gia Chánh sis nhỉ.
    Hôm nay mùng 10. còn mùng là còn Tết, HK ghé vào chúc Tết sis vẫn kịp NON!
    Chúc sis huechi năm mới dồi dào sức khoẻ, mọi việc hanh thông, niềm vui luôn đầy trọn.

    Hôm nọ nghe các bạn nhắc tới hai chữ Quới Nhân (Quý Nhân), HK nghĩ đến sis huechi nữa, một trong những quý nhân thầm lặng.
    Cám ơn sis đã chỉ cho HK cách tỉa hoa củ để làm dưa góp và nước mắm cho Bún Chả nướng than ngon tuyệt, món ăn đặc trưng của người Hà Nội.


    Ai ...? kêu...tui đó!!!!!?? gâu..?!!
    Em cắn chỉ, vá cờ cho phẳng


    Anh vươn vai làm Thủ Quốc Quân Kỳ.

    Cắm ngọn cờ lên bia đá còn ghi
    Ơn Tổ Quốc, ơn sinh thành dưỡng dục



  9. #19
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,623
    Quote Originally Posted by Kiến Hôi View Post
    Ai ...? kêu...tui đó!!!!!?? gâu..?!!

    Ai kiu tui đọ ? Cọ tui đây . Có ông Khinh Binh đây. Ông Dù phẻ hôn , lên tiếng giùm nghen ông !
    Cuốc tui cám ơn bạn Lính Ngọc Hân đã điểm danh các bạn Lính .
    Ngày nào Cuốc không còn vào ra là lúc Cuốc đã .., trả xong nợ trần . Khi đó O Xanh , O Tím , O Đỏ , O Vàng , O Nâu , .,,, nhớ hát bài “ Đinh Huyền Ca Người Lính Mang Tên Cuốc…” hỉ !?!?!
    Cám ơn O Sao đã thăm Huế giùm Cuốc . O nhắc chi cho Cuốc nhớ Huế buồn trong mưa , nhớ những ngày đóng quân ở Huế ! Cám ơn em gái hậu phương Thu Vàng đã ghi lại hình ảnh buổi họp mặt trong dịp cuối năm của những người lính , những hình ảnh cảm động ….



    Quote Originally Posted by tà áo xanh




    Mưa Thơm Phố Huế | Hương Khuya trình bày được thực hiện chăm chút hình ảnh đẹp, âm thanh rõ, giọng hát mềm mại, điềm đạm, rất Huế. Đến hôm nay Xanh mới được thong thả thưởng thức. Cảm ơn O Yếm Táo đã hát nhé.

    https://youtu.be/0JeJtvV_pGQ


    Nhớ đến bức ảnh lần cuối Xanh ghé về Huế và ngụ lại khách sạn Imperial Hotel, mấy lần ghé Huế Xanh thích chọn ở đây, đặt chỗ Xanh đều yêu cầu ngay đúng phòng nơi có thể nhìn xuống giòng sông Hương và cầu Trường Tiền. Nơi đây Xanh từng chụp một bức ảnh đẹp cảnh mưa Huế và cầu Trường Tiền, bây giờ bức hình đã lạc chốn mô không tìm được.



    Và ảnh ăn tiệc buffet Giáng Sinh ngay trong khách sạn. Rất ngon và đẹp. Đây chỉ là một góc nhỏ của buffet.





    Những ngày cận Giáng Sinh, chúc O Yếm Táo và bạn hữu của O nơi đây một mùa lễ an lành!



 

 

Similar Threads

  1. Hạ Hồng
    By co quan in forum Thơ
    Replies: 384
    Last Post: 04-12-2024, 02:57 PM
  2. Vui Bên Bếp Hồng - Thi Ca Xướng Họa
    By HXhuongkhuya in forum Gia Chánh
    Replies: 109
    Last Post: 01-03-2024, 03:01 PM
  3. Ngọn Lửa Hồng
    By Mỹ Trinh in forum Thơ
    Replies: 2
    Last Post: 07-17-2017, 02:04 PM
  4. Đóa Hồng Vàng - Hàng Bè
    By aovang in forum Truyện
    Replies: 0
    Last Post: 03-01-2015, 05:01 PM
  5. Đóa Hồng Gai
    By Lotus in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 0
    Last Post: 05-05-2013, 01:07 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 08:41 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh