Register
Results 1 to 4 of 4
  1. #1
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367

    Hiệp định Paris 1973




    Hiệp định Paris 1973

    Tích Cốc Ngô văn Phát


    Trước đây có nhiều luật gia và viên chức cao cấp trong chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đưa ra kế hoạch vận động vãn hồi Hiệp Định Paris 1973 nhưng không thành công. Gần đây vào tháng 10.2012, Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời VNCH (UBLĐLTVNCH) do ông Nguyễn Ngọc Bích lãnh đạo cũng gửi thỉnh nguyện thư gồm trên 30 ngàn chữ ký, kêu gọi LHQ tái nhóm một Hội Nghị Quốc Tế khẩn cấp về Việt Nam để phục hồi Hiệp Định Paris 1973. Theo thiển ý của tôi việc làm này rồi cũng sẽ chẳng đi đến đâu! Vì sao? Để trả lời hai chữ vì sao, tôi xin quý vị trước hết hãy đọc kỹ toàn văn Hiệp Định này thì rõ.

    HIỆP ĐỊNH VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH LẬP LẠI HOÀ BÌNH VIỆT NAM NGÀY 27.1.1973

    Các bên tham gia Hội Nghị Paris về Việt Nam. Nhằm chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VN trên cơ sở tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân VN và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, góp phần củng cố hòa bình ở Châu Á và thế giới. Đã thảo luận, cam kết tôn trọng và thi hành những điều khoản sau đây:

    CHƯƠNG I
    Các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam

    ĐIỀU 1: Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước VN như Hiệp Định Genève năm 1954 về VN đã công nhận.

    CHƯƠNG II
    Chấm dứt chiến sự rút quân

    ĐIỀU 2: Một cuộc ngừng bắn sẽ được thực hiện trên khắp miền Nam VN kể từ 24 giờ (giờ GTM) ngày 27.1.1973.

    Cùng ngày giờ nói trên, Hoa Kỳ sẽ chấm dứt mọihoạt động quân sự của Hoa Kỳ chống lãnh thổ nước VN Dân Chủ Cộng Hòa bằng mọi lực lượng trên bộ, trên không, trên biển bất cứ từ đâu tới, và sẽ chấm dứt việc thả mìn tại vùng biển, các cảng và sông ngòi nước VN Dân Chủ Cộng Hòa. Hoa Kỳ sẽ tháo gỡ, làm mất hiệu lực vĩnh viễn, phá hủy tất cả những mìn ở vùng biển, các cảng và sông ngòi ở miền Bắc VN ngay sau khi Hiệp Định nầy có hiệu lực.

    Việc chấm dứt hoàn toàn chiến sự nói trong điều nầy là vững chắc và không thời hạn.

    ĐIỀU 3: Các bên cam kết giữ vững ngừng bắn, bảo đảm hòa bình lâu dài và vững chắc.

    Bắt đầu từ khi ngừng bắn:
    a/ Các lực lượng của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác đồng minh của Hoa Kỳ và của Việt Nam Cộng Hòa sẽ ở nguyên vị trí của mình trong lúc chờ đợi thực hiện kế hoạch rút quân. Ban Liên Hiệp Quân Sự Bốn Bên nói trong điều 16 sẽ qui định những thể thức.

    b/ Các lực lượng vũ trang của hai bên miền Nam VN sẽ ở nguyên vị trí của mình.

    Ban Liên Hiệp Quân Sự Hai Bên nói trong điều 17 sẽ qui định vùng do mỗi bên kiểm soát và những thể thức trú quân.

    c/ Các lực lượng chính qui thuộc mọi quân chủng và 2 binh chủng và các lực lượng không chính qui của các bên ở miền Nam VN phải ngừng mọi hoạt động tấn công nhau và triệt để tuân theo những qui định sau đây:
    - Ngăn cấm mọi hoạt động vũ lực trên bộ, trên không và trên biển
    - Ngăn cấm mọi hành động đối địch, khủng bố và trả thù của cả hai bên

    ĐIỀU 4: Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam VN.

    ĐIỀU 5: Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi ký hiệp định này sẽ hoàn thành việc rút quân hoàn toàn ra khỏi miền Nam VN mọi quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự kỹ thuật, nhân viên quân sự liên quan đến chương trình bình định, vũ khí, đạn dược và dụng cụchiến tranh của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác đã nói ở điều 3(a). Cố vấn của các nước nói trên cho tất cả các tổ chức bán quân sự và lực lượng cảnh sát cũng sẽ rút trong thời hạn đó.

    ĐIỀU 6: Việc hủy bỏ tất cả các căn cứ quân sự ở miền Nam VN của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác đã nói ở điều 3(a) sẽ hoàn thành trong thời hạn 60 ngày kể từ khi ký kết hiệp định nầy.

    ĐIỀU 7: Từ khi thực hiện ngừng bắn cho đến khi thành lập chính phủ ở điều 9(b) và điều 14 của Hiệp Định nầy, hai bên miền Nam sẽ không được nhận đưa vào miền Nam VN quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, kể cả nhân viên quân sự kỹ thuật, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh.

    Hai bên miền Nam VN được phép từng thời gian thay thế vũ khí, đạn dược, dụng cụ chiến tranh đã bị phá hủy, hư hỏng, hao mòn hoặc dùng hết từ sau khi ngừng bắn trên cơ sở một đổi một cùng đặc điểm và tính năng, có sự giám sát của Ban Liên Hiệp Quân Sự hai bên miền Nam VN và Ủy Ban Quốc Tế kiểm soát và giám sát

    CHƯƠNG III
    Việc trao trả nhân viên quân sự bị bắt, thường dân nước ngoài bị bắt và nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ

    ĐIỀU 8:
    a/ Việc trao trả những nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt sẽ tiến hành song song và hoàn thành không chậm hơn ngày hoàn thành việc rút quân nói trong điều 5. Các bên sẽ trao đổi danh sách đầy đủ những nhân viên quân sự và thường dân nước ngoài bị bắt nói trên vào ngày ký kết Hiệp Định này

    b/ Các bên sẽ giúp đỡ nhau tìm kiếm tin tức vềnhững nhân viên quân sự của các bên và thường dân nước ngoài của các bên bị mất tích trong chiến đấu, xác định vị trí và bảo quản mồ mả của những người bị chết nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho việc cất bốc và hồi hương hài cốt và có những biện pháp cần thiết để tìm kiếm tin tức những người còn coi là mất tích trong chiến đấu.

    c/ Về vấn đề trao trả các nhân viên dân sự VN bị bắt và giam giữ ở miền Nam VN sẽ do hai bên miền Nam VN giải quyết trên cơ sở những nguyên tắc của điều 21(b) của Hiệp Định đình chỉ chiến sự ở VN ngày 20.7.1954. Hai bên miền Nam VN sẽ làm việc đó trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, nhằm chấm dứt thù hằn, giảm bớt đau khổ và đoàn tụ các gia đình. Hai bên miền Nam VN sẽ gắng hết sức mình để giải quyết vấn đề nầy trong vòng 90 ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực.

    CHƯƠNG IV
    Việc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt

    ĐIỀU 9: Chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cam kết tôn trọng những nguyên tắcthực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN sau đây:

    a/ Quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và phải được tất cả các nước tôn trọng.

    b/ Nhân dân miền Nam VN tự quyết định tương lai chính trị của miền Nam VN thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế.

    c/ Các nước ngoài sẽ không được áp đặt bất cứ xu hướng chính trị hoặc cá nhân nào đối với nhân dân miền Nam VN.

    ĐIỀU 10: Hai bên miền Nam VN cam kết tôn trọng ngừng bắn và giữ vững hòa bình ở miền Nam VN, giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng và tránh mọi xung đột bằng vũ lực.

    ĐIỀU 11: Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam VN sẽ:

    - Thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia.
    - Bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh.

    ĐIỀU 12:
    a/ Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam VN sẽ hiệp thương trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau và không thôn tính nhau để thành lập Hội Đồng Quốc Gia Hòa Giải và Hòa Hợp Dân Tộc gồm ba thành phần ngang nhau. Hội Đồng sẽ làm việc theo nguyên tắc nhất trí. Sau khi Hội Đồng Quốc Gia Hòa Giải và Hòa Hợp Dân Tộc nhậm chức, hai bên miền Nam VN sẽ hiệp thương về việc thành lập các hội đồng cấp dưới. Hai bên miền Nam VN sẽ ký Hiệp Định về các vấn đề nội bộ của miền Nam VN càng sớm càng tốt và sẽ làm hết sức mình để thực hiện việc nầy trong vòng 90 ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân miền Nam là hòa bình, độc lập và dân chủ.

    b/ Hội Đồng Quốc Gia Hòa Giải và Hòa Hợp Dân Tộc có nhiệm vụ đôn đốc hai bên miền Nam VN thi hành Hiệp Định nầy, thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ. Hội Đồng Quốc Gia Hòa Giải và Hòa Hợp Dân Tộc sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do và dân chủ như đã nói trong điều 9(b) và qui định thủ tục và thể thức của cuộc tổng tuyển cử nầy. Các cơ quan quyền lực và cuộc tổng tuyển cử đó sẽ bầu ra, sẽ do hai bên miền Nam VN thông qua hiệp thương mà thỏa thuận. Hội Đồng Quốc Gia Hòa Giải và Hòa Hợp Dân Tộc cũng sẽ qui định thủ tục và thể thức tuyển cử địa phươngtheo như hai bên miền Nam VN thỏa thuận.

    ĐIỀU 13: Vấn đề lực lượng vũ trang VN ở miền Nam VN sẽ do hai bên miền Nam VN giải quyết trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, không có sự can thiệp của nước ngoài, phù hợpvới tình hình sau chiến tranh. Trong số những vấn đề hai bên miền Nam VN thảo luận có các biện pháp giảm số quân của họ và phục viên số quân đã giảm. Hai bên miền Nam VN sẽ hoàn thành việc đó càng sớm càng tốt.

    ĐIỀU 14: Miền Nam VN sẽ thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập. Miền Nam VN sẵn sàng thiết lập quan hệ với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị và xã hội trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và nhận viện trợ kinh tế, kỹ thuật của bất cứ nước nào không kèm theo điều kiện chính trị. Vấn đề nhận viện trợ quân sự sau nầy cho miền Nam VN sẽthuộc thẩm quyền của chính phủ được thành lập sau tổng tuyền cử ở miền Nam VN nói trong điều 9(b).

    CHƯƠNG V
    Vấn đề thống nhất nước Việt Nam và vấn đề quan hệ giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam


    ĐIỀU 15: Việc thống nhất nước VN sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa miền Bắc và miền Nam VN,không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào và không có sự can thiệp của nước ngoài. Thời gian thống nhất sẽ do miền Bắc và miền Nam thỏa thuận.

    Trong khi chờ đợi thống nhất:

    a/ Giới tuyến quân sự giữa hai miền tại vĩ tuyến 17 chỉ là tạm thời và không phải là một ranh giới về chính trị hoặc về lãnh thổ như qui định trong đoạn 6 của Tuyên Bố cuối cùng của Hội Nghị Geneve năm 1954.

    b/ Miền Bắc và miền Nam VN sẽ tôn trọng khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến quân sự tạm thời.

    c/ Miền Bắc và miền Nam VN sẽ sớm bắt đầu thương lượng nhằm lập lại quan hệ bình thường về nhiều mặt.
    Trong các vấn đề sẽ được thương lượng, có vấn đề thể thức đi lại dân sự qua giới tuyến quân sự tạm thời.

    d/ Miền Bắc và miền Nam VN sẽ không tham gia bất cứ liên minh quân sự hoặc khối quân sự nào và không cho phép nước ngoài có căn cứ quân sự, quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự trên đất mình, như Hiệp Định Genève năm 1954 về VN qui định.

    CHƯƠNG VI
    Các Ban Liên Hợp Quân Sự, Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát, Hội Nghị Quốc

    ĐIỀU 16:
    a/ Các bên tham gia Hội Nghị Paris về VN sẽ cử ngay đại diện để thành lập Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên có nhiệm vụ bảo đảm sự phối hợp hành động của các bên trong việc thực hiện các điều khoản sau đây của Hiệp Định nầy:
    - Đoạn đầu của Điều 2 về việc thực hiện ngừng bắn trên khắp miền Nam VN
    - Điều 3(a) về việc ngừng bắn của lực lượng của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác nói trong điều nầy
    - Điều 3(c) về việc ngừng bắn giữa tất cả các bên ở miền Nam VN
    - Điều 5 về việc rút ra khỏi miền Nam VN quân đội của Hoa Kỳ và quân đội của các nước ngoài khác đã nói ở Điều 3(a) - Điều 6 về việc hủy bỏ các căn cứ quân sự ở miền Nam VN của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác đã nóiở Điều 3(a).
    - Điều 8(a) về việc trao trả những nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của cácbên bị bắt
    - Điều 8(b) về việc các bên giúp đỡ lẫn nhau tìm kiếm tin tức về những nhân viên quân sự của các bên và thường dân nước ngoài của các bên bị mất tích trong chiến đấu.

    b/ Ban Liên Hợp Quân Sư Bốn Bên sẽ làm việc theo nguyên tắc hiệp thương và nhất trí. Những vấn đề bất đồng sẽ chuyển cho Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát.

    c/ Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên sẽ bắt đầu hoạt động ngay sau khi ký kết Hiệp Định nầy và chấm dứt hoạt động trong thời hạn 60 ngày, sau khi việc rút quân của Hoa Kỳ và quân của các nước ngoài khác đã nói ở Điều 3(a) và việc trao trả nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt đã hoàn thành.

    d/ Bốn bên sẽ thỏa thuận ngay về tổ chức, thể thức làm việc, phương pháp hoạt động và chi phí của Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên.

    ĐIỀU 17:
    a/ Hai bên miền Nam VN sẽ cử ngay đại diện để thành lập Ban Liên Hợp Quân Sự Hai Bên có nhiệm vụ bảo đảm sự phối hợp hành động của hai bên miền Nam VN trong việc thực hiện các điều khoản sau đây của Hiệp Định nầy:
    - Đoạn đầu của Điều 2 về việc thực hiện ngừng bắn trên khắp miền Nam VN, sau khi Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên chấm dứt hoạt động của mình.
    - Điều 3(b) về việc ngừng bắn giữa hai bên miền Nam VN.
    - Điều 3(c) về việc ngừng bắn giữa tất cả các bên ở miền Nam VN sau khi Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên chấm dứt hoạt động của mình.
    - Điều 7 về việc không được đưa quân đội vào miền Nam VN và tất cả những điều khoản khác của điều nầy.
    - Điều 8(c) về vấn đề trao trả các nhân viên dân sự VN bị bắt và giam giữ ở miền Nam VN.
    - Điều 13 về việc giảm số quân của hai bên miền Nam VN và phục viên số quân đã giảm.

    b/ Những vấn đề bất đồng này được ký kết, Ban Liên Hợp Quân Sự Hai Bên sẽ thỏa thuận ngay những biện pháp và tổ chức nhằm thực hiện ngừng bắn và giữ gìnhòa bình ở miền Nam VN.

    ĐIỀU 18:
    a/ Sau khi ký kết Hiệp Định nầy, thành lập ngay Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát.

    b/ Cho đến khi Hội Nghị Quốc Tế nói ở Điều 19 có những sắp xếp dứt khoát, Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát việc thi hành những điều khoản sau đây của Hiệp Định này:
    - Đoạn đầu của Điều 2 về việc thực hiện ngừng bắn trên khắp miền Nam VN.
    - Điều 3(a) về việc ngừng bắn của lực lượng Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác nói trong điều nầy
    - Điều 3(c) về việc ngừng bắn giữa tất cả các bên ở miền Nam VN.
    - Điều 5 về việc rút ra khỏi miền Nam VN quân đội của các nước ngoài khác đã nói ở Điều 3 (a).
    - Điều 6 về việc hủy bỏ các căn cứ quân sự ở miền Nam VN của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác đã nói ở Điều 3(a). - Điều 8(a) về việc trao trả những nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt. Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát lập những tổ kiểm soát để làm những nhiệm vụ của mình. Bốn bên sẽ thỏa thuận ngay về chỗ đóng và sự hoạt động của các tổ đó. Các bên sẽ làm dễ dàng cho hoạt động của các tổ đó.

    c/ Cho đến khi Hội Nghị Quốc Tế có những sắp xếp dứt khoát, Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát sẽ báo cáo với hai bên miền Nam VN những vấn đề về việc kiểm soát và giám sát việc thi hành những điều khoản sau đây của Hiệp Định nầy:
    - Đoạn đầu của Điều 2 về việc thực hiện ngừng bắn trên khắp miền Nam VN, sau khi Ban Liên Hợp Quân SựBốn Bên chấm dứt hoạt động của mình.
    - Điều 3(b) về việc ngừng bắn giữa hai bên miền Nam Việt Nam
    - Điều 3(c) về việc ngừng bắn giữa tất cả các bên ở miền Nam VN, sau khi Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên chấm dứt hoạt động của mình.
    - Điều 7 về việc không được đưa quân đội vào miền Nam VN và tất cả các điều khoản khác của điều nầy.
    - Điều 8(c) về vấn đề trao trả các nhân viên dân sự VN bị bắt và giam giữ ở miền Nam VN.
    - Điều 9(b) về tổng tuyển cử tự do và dân chủ ở miền Nam VN
    - Điều 13 về việc giảm số quân của hai bên miền Nam VN và phục viên số quân đã giảm.

    Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát lập những tổ kiểm soát để làm nhiệm vụ của mình. Hai bên miền Nam VN sẽ thỏa thuận ngay về chỗ đóng và sự hoạt động của các tổ đó. Hai bên miền Nam VN sẽ làm dễ dàng cho hoạt động của các tổ đó.

    d/ Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát sẽ gồm đại diện của bốn nước: Ba Lan, Canada, Hung Ga Ri, Nam Dương. Các thành viên của Ủy Ban Quốc Tế sẽ luân phiên làm chủ tịch trong từng thời gian do Ủy Ban Quốc Tế qui định.

    e/ Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát thi hành nhiệm vụ của mình theo nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của miền Nam VN.

    f/ Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát làm việc theo nguyên tắc hiệp thương và nhất trí

    g/ Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát sẽ bắt đầu hoạt động khi ngừng bắn có hiệu lực ở Việt Nam. Đối với các điều khoản liên quan đến bốn bên nói trong Điều18(b)

    Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát chấm dứt hoạt động của mình khi nhiệm vụ kiểm soát và giám sát của Ủy Ban đối với các điều khoản đó đã hoàn thành.Đối với các điều khoản liên quan đến hai bên miền Nam VN nói ở điều 18(c), Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát chấm dứt hoạt động của mình theo yêu cầu của chính phủ được thành lập sau tổng tuyển cử ở miền Nam VN nói ở điều 9(b)

    h/ Bốn bên thỏa thuận ngay về tổ chức, phương tiện hoạt động và chi phí của Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát. Mối quan hệ giữa Ủy Ban Quốc Tế và Hội Nghị Quốc Tế sẽ do Ủy Ban Quốc Tế và Hội Nghị Quốc Tế thỏa thuận.

    ĐIỀU 19: Các bên thỏa thuận về việc triệu tập một Hội Nghị quốc tế trong vòng 30 ngày kể từ khi ký Hiệp Định nầy ghi nhận các Hiệp Định đã ký kết, bảo đảm chấm dứt chiến tranh, giữ vững hòa bình ở VN, tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân VN và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN, góp phần vào hòa bình và bảo đảm hòa bình ở Đông Dương.

    Hoa Kỳ và VN Dân Chủ Cộng Hòa thay mặt các bên tham gia Hội Nghị Paris về VN, sẽ đề nghị các bên sau đây tham gia Hội Nghị Quốc Tế nầy: Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Cộng Hòa Pháp, Liên Bang Cộng Hòa XãHội Chủ Nghĩa Xô Viết, Liên Hiệp Vương Quốc Anh, bốn nước ở trong Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát và Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, cùng với các bên tham gia Hội Nghị Paris về Việt Nam.

    CHƯƠNG VII
    Đối với Campuchia và Lào

    ĐIỀU 20 :
    a/ Các bên tham gia Hội Nghị Paris về VN phải triệt để tôn trọng Hiệp Định Geneve năm 1954 về Campuchia và Hiệp Định Geneve năm 1962 về Lào đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Campuchia và nhân dân Lào: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nước đó. Các bên phải tôn trọng nền trung lập của Campuchia và Lào.
    Các bên tham gia Hội Nghị Paris về VN cam kết không dùng lãnh thổ của Campuchia và lãnh thổ của Lào để xâm phạm chủ quyền và an ninh của nhau và của các nước khác.

    b/ Các nước ngoài sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự ở Campuchia và Lào, rút hết và không đưa trở lại vào hai nước đó quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh.

    c/ Công việc nội bộ của Campuchia và Lào phải do nhân dân mỗi nước nầy giải quyết, không có sự can thiệp của nước ngoài.

    d/ Những vấn đề liên quan giữa các nước Đông Dương sẽ do các nước Đông Dương giải quyết trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ củanhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

    CHƯƠNG VIII
    Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa

    ĐIỀU 21: Hoa Kỳ mong rằng Hiệp Định nầy sẽ mang lại một thời kỳ hòa giải với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cũng như với tất cả các dân tộc ở Đông Dương. Theo chánh sách truyền thống của mình, Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và toàn Đông Dương.

    ĐIỀU 22: Việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VN và việc thực hiện triệt để Hiệp Định nầy sẽ tạo điều kiện thiết lập quan hệ mới, bình đẳng và cùng có lợi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đồng thời những việc đó sẽ bảo đảm hòa bình vững chắc ở VN và góp phần giữ gìn hòa bình lâu dài ở Đông Dương và Đông Nam Á.

    CHƯƠNG IX
    Những điều khoản khác

    ĐIỀU 23: Hiệp định nầy sẽ có hiệu lực khi đại diện toàn quyền của các bên tham gia Hội Nghị Paris về VN ký. Tất cả các bên có liên quan sẽ thi hành triệt để Hiệp Định nầy và các Nghị Định Thư của Hiệp Định.

    Làm tại Paris, ngày 27.1.1973 bằng tiếng Anh và tiếng Việt Nam. Bản tiếng Anh và bản tiếng Việt đều là những bản chính thức và có giá trị như nhau.
    - Ô. William P. Rogers, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ
    - Ô. Trần Văn Lắm, Tổng Trưởng Ngoại Giao ViệtNam Cộng Hòa miền Nam (VNCHMN)
    - Ô. Nguyễn Duy Trinh, Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa miền Bắc (VNDCCHMB)
    - Bà Nguyễn Thị Bình, Bộ Trưởng Ngoại Giao Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời miền Nam Việt Nam. (CPCMLTMNVN)

    ● NHẬN ĐỊNH Sau khi đọc xong Hiệp Định không biết quý vị có những nhận xét như thế nào, chớ riêng người viết, tôi thấy cái Hiệp Định này là một Văn Khế do Mỹ ký tên với cái dã tâm bán đứng nước Việt Nam Cộng Hòa cho cộng sản bởi các nhận xét ngắn gọn theo thứ tự thời gian sau đây:

    *- 20.07.1954, Hiệp định Genève chia đôi đất nước, từ vĩ tuyến 17 ra Bắc là của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc cộng); từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam là của Quốc Gia Việt Nam sau đổi thành nước Việt Nam Cộng Hòa. Việt Nam bị phân chia thành hai nước có hai chế độ chánh trị (Quốc-Cộng) khác nhau rõ rệt.

    *- 20.12.1960, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) là cánh tay nối dài của Bắc cộng vì do Bắc cộng thành lập tại xã Tân Lập, tỉnh Tây Ninh. Mặt trận này là một tổ chức chuyên việc khủng bố, phá hoại cầu đường trường học, ám sát dân lành ở miền Nam v.v.. Thành viên của MTGPMN ban ngày sống trốn chui nhủi trong rừng trong bưng, ban đêm bò ra thi hành công tác phá hoại nên bị chánh quyền VNCH đặt chúng ra ngoài vòng pháp luật.

    *- 08.07.1971, Ô. Kissinger, Cố vấn an ninh cho TT. Nixon lén lút bay qua Trung cộng gặp Mao Trạch Đôngvà Chu Ân Lai để thảo luận về tình hình thế giới, nhứt là chiến tranh Việt Nam và dọn đường cho Nixon bay sang Tàu cộng.

    *- 21.02.1972, TT. Nixon lần đầu tiên bay sang Bắc Kinh gặp Mao Trạch Đông để phân chia ảnh hưởng và quyền lợi riêng tư của hai nước, đánh dấu bắt đầu một sự thay đổi cục diện thế giới và nhứt là chiến cuộc Việt Nam

    *- 27.01.1973, Hiệp Định Paris được ký kết, nước Việt Nam Cộng Hòa có hai chánh quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát nên trở thành vùng xôi đậu, da beo. Câu: “Giữ đất giành dân” phát sinh ra tại miền Nam sau cái Hiệp Định ác ôn này! Tại sao? Tại cái MTGPMN bị VNCH đặt ra ngoài vòng pháp luật vì là một bọn phiến loạn cộng phỉ khủng bố lại được Mỹ và Bắc cộng hợp thức hóa là một CPCMLTMNVN ngang hàng với CPVNCH, được quyền quyết định tương lai chánh trị của miền Nam VN thông qua tổng tuyển cử dưới sự giám sát của quốc tế. Như vậy Hiệp Định này là một sự bất lợi coi như thua cuộc nhưng tại sao VNCH phải ký? Tại vì bị Mỹ làm áp lực cưỡng ép phải ký. Nếu không ký thì Mỹ sẽ cúp tất cả mọi viện trợ!!
    Mỹ bằng mọi áp lực, mọi cách để được vào miền Nam Việt Nam với danh nghĩa là một đồng minh giúp nhân dân miền Nam chống cộng sản. Đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ lên bãi biển Nam Ô (Đà Nẵng) ngày 08.03.1965 để tham chiến. Lúc đó người viết là Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Chuyển Vận Đà Nẵng nên tôi và Thiếu tá Mỹ cố vấn có nhiệm vụ đến đón tiếp và hướng dẫn họ một vài điều quan trọng khi họ lần đầu tiên đạp chân lên đất nước tự do VNCH. Nhưng sau khi Nixon và Kissinger đã bắt tay được với Trung cộng thì họ không ngần ngại bán đứng Việt Nam Cộng Hòa cho cộng sản rồi cũng bằng mọi cách cuốn cờ tháo chạy nhục nhã khỏi miền Nam bị coi như là thua trận! Người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi miền Nam ngày 29.03.1973 theo điều lệ của Hiệp Định. Sự việc này là một vết nhơ trong chánh sách ngoại giao tiền hậu bất nhất của Mỹ. Tội nghiệp cho 58.325 quân nhân Mỹ các cấp đã anh dũng hy sinh để bảo vệ Tự Do cho VNCH, nhưng chung cuộc miền Nam vẫn bị rơi vào tay CS độc tài do một chánh sách sai lầm trầm trọng từ Tòa Bạch Ốc dưới triều đại của Tổng thống Nixon (1969-1974) và Cố Vấn an ninh Kissinger, người Mỹ gốc Do Thái sanh tại Đức.

    Để bảo đảm việc thi hành Hiệp Định này, Mỹ và VNDCCH/MB thay mặt các bên tham gia Hội nghị Paris đã mời một số nước sau đây tham gia một Hội Nghị Quốc Tế để giám sát. Ngày 01.3.1973, Hội Nghị Quốc Tế họp gồm có 12 vị Ngoại Trưởng đại diện cho 12 quốc gia:

    1/- William P. Rogers, Bộ Trưởng Ngoại Giao (BTNG) Hoa Kỳ
    2/- Maurice Schumann, BTNG Pháp
    3/- Andrei A. Gromyko, BTNG Liên Xô
    4/- Alec Douglas-Home, BTNG Anh và Bắc Ái-Nhĩ-Lan
    5/- Chi-Peng-Fei (Cơ-Bằng-Phi), BTNG Trung Quốc

    (5 nước trên đây nằm trong Ban Thường Trực có quyền phủ quyết (Veto) của Hội Đồng Bảo An LHQ)

    6/- Mitchell Sharp, BTNG Canada
    7/- Stefan Olszowki, BTNG Ba Lan
    8/- Janos Peter, BTNG Hung Ga Ri
    9/- Adam Malik, BTNG Nam Dương
    (nước, từ 6 đến 9, nằm trong Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát)

    10/- Trần Văn Lắm, TTNG VNCH miền Nam
    11/- Nguyễn Duy Trinh, BTNG VNDCCH miền Bắc
    12/- Nguyễn Thị Bình, BTNG CPCMLTMNVN

    Ngoài ra còn có sự hiện diện của Ô. Kurt Waldheim (người Áo), Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc.

    Một Định Ước đã được 12 vị trên đây ký để một lần nữa qui định rằng trong trường hợp có sự vi phạm Hiệp Định, Mỹ và VNDCCH có thể triệu tập hội nghị quốc tế thay mặt những nước đã ký kết hoặc trong trường hợp có ít nhứt 6 nước đồng ý.

    Trở lại Hiệp Định Paris, Chương IX - Điều 23 đã được 4 bên kết ước một câu rất quan trọng nhưng không có hiệu lực như sau: Tất cả các bên có liên quan sẽ thi hành triệt để Hiệp Định nầy và các Nghị Định Thư của Hiệp Định.

    Câu hỏi được đặt ra là nếu có một hay hai bên không thi hành triệt để Hiệp Định này thì sẽ bị trừng phạt ra sao không thấy đề cập đến trong Hiệp Định. Vì vậy sau khi Hiệp Định được 4 bên ký, vài tháng sau chính Bắc cộng tức VNDCCH dựa vào cái chỗ trống đó không ngần ngại xua quân tấn công vài nơi ở miền Nam để thăm dò sự phản ứng nhứt là bên phía Mỹ và các nước khác trong Hội Nghị Quốc Tế, nhưng không thấy những nước này có phản ứng, êm ru như biểu hiệu một sự đồng tình!!. Thừa thế xông lên, Bắc cộng mới dùng toàn bộ lực lựợng quân sự công khai vượt tuyến bắt tay với MTGPMN ồ ạt tấn công cưỡng chiếm được miền Nam vào ngày 30.04.1975. Rồi sau đó cái gọi là CPCMLTMNVN hậu thân của cái MTGPMN cũng bị Bắc cộng khai tử vào ngày 25.04.1976 để toàn quyền thống trị toàn nước Việt Nam. Bắc cộng đã vi phạm trắng trợn Hiệp Định Paris, xem 12 nước trong Hội Nghị Quốc Tế, Tổng Thư Ký LHQ và Mỹ không ra gì cả. Thật là nhục nhã, nhục nhã!!!

    Kết luận: Hiệp Định Paris đã qua 40 năm (27.01.1973–27.01.2013), chỉ còn giá trị lịch sử về cuộc chiến Quốc-Cộng. Nó đã lùi về dĩ vãng, đã bị 12 nước trong Hội Nghị Quốc Tế, Liên Hiệp Quốc và Mỹ xếp riêng vào một hộc tận cùng của tủ đựng hồ sơ lưu trữ. Tất cả đều quên, không ai muốn thèm nhìn xem lại nó nữa huống chi là nói đến chuyện phục hồi!.
    Do đó người nào chủ trương phục hồi Hiệp Định cũng giống như là đi mò kim dưới đáy biển, là một hoang tưởng, một việc làm mất thời giờ vô ích. Người viết xin đề nghị quý vị dẹp cái chuyện bất khả thi này qua một bên, dành thời giờ đi đến nơi nào có người Việt tỵ nạn cộng sản kêu gọi họ đoàn kết lại thành một sức mạnh để hỗ trợ những người đang trực diện đấu tranh đòi tự do dân chủ ở bên nhà, tiếp tay với họ loại bỏ cái đảng Việt cộng độc tài phi nhân, tham nhũng, buôn dân bán nước, hèn với giặc ác với dân v.v... chắc chắn sẽ có rất rất nhiều người hoan nghênh và tiếp tay với quý vị, trong đó có tôi. Mong lắm thay.

    (Một cựu tù nhân cải tạo)




    /* nguồn: Báo Viên Giác số 194.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #2
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Triển View Post



    Trở lại Hiệp Định Paris, Chương IX - Điều 23 đã được 4 bên kết ước một câu rất quan trọng nhưng không có hiệu lực như sau: Tất cả các bên có liên quan sẽ thi hành triệt để Hiệp Định nầy và các Nghị Định Thư của Hiệp Định.

    Câu hỏi được đặt ra là nếu có một hay hai bên không thi hành triệt để Hiệp Định này thì sẽ bị trừng phạt ra sao không thấy đề cập đến trong Hiệp Định. Vì vậy sau khi Hiệp Định được 4 bên ký, vài tháng sau chính Bắc cộng tức VNDCCH dựa vào cái chỗ trống đó không ngần ngại xua quân tấn công vài nơi ở miền Nam để thăm dò sự phản ứng nhứt là bên phía Mỹ và các nước khác trong Hội Nghị Quốc Tế, nhưng không thấy những nước này có phản ứng, êm ru như biểu hiệu một sự đồng tình!!. Thừa thế xông lên, Bắc cộng mới dùng toàn bộ lực lựợng quân sự công khai vượt tuyến bắt tay với MTGPMN ồ ạt tấn công cưỡng chiếm được miền Nam vào ngày 30.04.1975. Rồi sau đó cái gọi là CPCMLTMNVN hậu thân của cái MTGPMN cũng bị Bắc cộng khai tử vào ngày 25.04.1976 để toàn quyền thống trị toàn nước Việt Nam. Bắc cộng đã vi phạm trắng trợn Hiệp Định Paris, xem 12 nước trong Hội Nghị Quốc Tế, Tổng Thư Ký LHQ và Mỹ không ra gì cả. Thật là nhục nhã, nhục nhã!!!

    Kết luận: Hiệp Định Paris đã qua 40 năm (27.01.1973–27.01.2013), chỉ còn giá trị lịch sử về cuộc chiến Quốc-Cộng. Nó đã lùi về dĩ vãng, đã bị 12 nước trong Hội Nghị Quốc Tế, Liên Hiệp Quốc và Mỹ xếp riêng vào một hộc tận cùng của tủ đựng hồ sơ lưu trữ. Tất cả đều quên, không ai muốn thèm nhìn xem lại nó nữa huống chi là nói đến chuyện phục hồi!.
    Do đó người nào chủ trương phục hồi Hiệp Định cũng giống như là đi mò kim dưới đáy biển, là một hoang tưởng, một việc làm mất thời giờ vô ích. Người viết xin đề nghị quý vị dẹp cái chuyện bất khả thi này qua một bên, dành thời giờ đi đến nơi nào có người Việt tỵ nạn cộng sản kêu gọi họ đoàn kết lại thành một sức mạnh để hỗ trợ những người đang trực diện đấu tranh đòi tự do dân chủ ở bên nhà, tiếp tay với họ loại bỏ cái đảng Việt cộng độc tài phi nhân, tham nhũng, buôn dân bán nước, hèn với giặc ác với dân v.v... chắc chắn sẽ có rất rất nhiều người hoan nghênh và tiếp tay với quý vị, trong đó có tôi. Mong lắm thay.

    (Một cựu tù nhân cải tạo)




    /* nguồn: Báo Viên Giác số 194.

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #3
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,594
    Láu cá ở chỗ không gọi là "hòa ước" mà lại xài chữ "hiệp ước" hay "hiệp định" để tránh chữ "hòa" vì ai cũng biết không thể có hòa bình. Coi kỹ thì phải gọi là "hiếp định" vì các phe quyết định ăn hiếp VNCH.

  4. #4
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Láu cá ở chỗ không gọi là "hòa ước" mà lại xài chữ "hiệp ước" hay "hiệp định" để tránh chữ "hòa" vì ai cũng biết không thể có hòa bình. Coi kỹ thì phải gọi là "hiếp định" vì các phe quyết định ăn hiếp VNCH.


    Thì vậy, đi hòa đờm thì chỉ có thể ra một bãi.

    Sắp sửa chắc sẽ có làn sóng đi tị nạn tèm lem nữa từ A-Phú-Hãn.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Similar Threads

  1. Cao Nhân Trưởng Môn phái Hiệp Chủng Trật Tự Ánh Sáng
    By Long4ndShort in forum Khoa Huyền Bí Học
    Replies: 0
    Last Post: 11-13-2017, 12:39 PM
  2. Đại Hội Phát Thưởng Giải Kim Khánh 1973
    By V.I.Lãng in forum Âm Nhạc
    Replies: 2
    Last Post: 12-24-2014, 01:48 AM
  3. Quy định Mới Về An Ninh Phi Trường Mỹ!
    By ngocdam66 in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 0
    Last Post: 07-14-2014, 06:57 AM
  4. Nhận định
    By Lotus in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 0
    Last Post: 03-27-2013, 01:49 PM
  5. Hiệp sĩ "cứu tinh"
    By Triển in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 0
    Last Post: 12-20-2011, 06:52 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 11:31 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh