Register
Results 1 to 7 of 7
  1. #1
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367

    Cám ơn, cảm ơn



    Trong lúc giải thích, ông thầy giáo này có lập luận là người miền Nam khai phóng hơn nên dễ tiếp nhận cái mới và do đó tiếng miền Nam có nhiều sự khác biệt khi phát âm khác đi. Rồi sau đó ông nhận định tiếp rằng người Việt hải ngoại có tâm trạng bảo vệ ngôn ngữ cũ, không tiếp nhận ngôn ngữ mới, trong khi dân trong nước không mang tâm trạng này nên dễ dàng chấp nhận cái mới hơn.




    Trên lý thuyết là đúng. Ngôn ngữ là để diễn đạt tâm ý của mình cho người khác biết, thông hiểu nhau. Nếu cứ khư khư ôm lấy cái cũ, không tiếp nhận cái mới thì thiếu rộng lượng, không bao dung, khó tiến bộ. Nhưng tui nêu sự khác biệt trên cách suy nghĩ này là, tiếp nhận cái mới trong e dè và có trí thức khác với khai phóng chấp nhận bừa bãi, không có suy nghĩ. Ông bà mình chẳng nói "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói" đó sao.

    Tôi nêu một ví dụ cũ rích là chữ: lão nông.

    Trước năm 1975 có chữ "nông phu", "nông phu" là tiếng Hán-Việt, từ chữ 农夫 mà ra. Nghĩa là người làm ruộng, rẫy, nông nghiệp. Cũng như xa phu (người đánh xe), tiều phu (người đốn củi). Sau 1975 bỗng nhiên một số tự điển tiếng Việt giải thích chữ "nông phu" là người làm ruộng nghèo. Người ta cấp thêm cái tính cách cho người làm ruộng. Điều này là sai. Người làm ruộng nghèo (ví như tá điền là người không có đất, đi làm công cho chủ đất) thì gọi là người "bần nông", nghèo "dưới diêm sinh" thì gọi là người "bần cố nông". Không phải cứ tự điển viết cái gì là tin cái đó. Tự điển chỉ là cái kệ sách cho mình tìm, còn hiểu hay không là do tri thức của mình nữa (tìm hiểu).

    Ngôn ngữ Á Châu, hay người Việt nói riêng, thường chú trọng lễ giáo lúc giao tiếp. Cho nên đại từ nhân xưng rất phong phú. Trong tiếng Việt có gần 40 đại từ nhân xưng có thể gọi là thuộc "hàng cao thủ" của ngôn ngữ ở Á Đông. Cho nên người ta nhấn mạnh thêm lễ giáo vào câu nói khi xưng hô, diễn đạt: bác tài (nói tắt từ bác tài xế, người lái xe), bác nông phu, anh nông phu thay vì nói là nông phu, bác nông dân, anh nông dân thay vì nói nông dân (农民), bác tiều phu, ông tiều phu thay vì nói tiều phu v.v..

    Những năm gần đây xuất hiện chữ ghép "lão nông", tiếng Hán-Việt từ chữ 老农 mà ra. Lão là già, lão nông là ông già làm ruộng rẫy, nông nghiệp. Đã có "bác nông phu" rồi, sao lại phải "tiếp nhận" chữ mới là "lão nông"? Sao phải rập khuôn người tàu, lặp lại ngôn ngữ của họ thay vì phát triển cái mới trong ngôn ngữ của mình?

    Đó là lý do trong muôn vàn ví dụ về việc "tiếp nhận" từ ngữ mới. Không phải cứ số đông xử dụng (hơn 80 triệu người ở VN) thì từ ngữ mới đó phải đúng. Ông thầy giáo trong đoạn phim dưới này có nói: nếu số đông nói sai, cái sai đó dần dà sẽ thành đúng. Thế hệ đi sau cứ quen chấp nhận sẽ không còn suy nghĩ nữa. Ví dụ như thói quen dùng động từ để chỉ người làm việc đó:

    - lãnh đạo Việt Nam, thay vì nói người lãnh đạo Việt Nam
    - lao động nước ngoài, thay vì nói người đi lao động ở nước ngoài
    - lái xe, thay vì nói người lái xe
    - đạp xích-lô, thay vì nói người đạp xích-lô, phu xích-lô
    - ....

    Nếu so sánh với ngoại ngữ, ví dụ tiếng Anh:

    - leader là người lãnh đạo,
    - singer là ca sĩ,
    - writer là văn sĩ, người viết văn
    - reader là độc giả, người đọc
    - worker là công nhân, người làm việc
    - ...

    các tiếp vĩ ngữ -er, -or v.v. ám chỉ người. Trong Pháp văn cũng giống như vậy, có các tiếp vĩ ngữ để phân biệt. Không có ai dùng khơi khơi động từ làm lên thành danh từ chỉ người làm việc đó một cách thiếu lễ phép như người Việt hiện tại ở Việt Nam xử dụng ngôn ngữ cả.

    Vì vậy, người chịu tiếp nhận cái mới là điều tốt, tuy nhiên tiếp nhận cái mới có suy nghĩ khác với tiếp nhận bừa bãi. Hoặc xử dụng ngôn ngữ theo phong trào, theo xu hướng mà không cần biết đúng hay sai.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #2
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,591
    Những năm gần đây xuất hiện chữ ghép "lão nông", tiếng Hán-Việt từ chữ 老农 mà ra. Lão là già, lão nông là ông già làm ruộng rẫy, nông nghiệp. Đã có "bác nông phu" rồi, sao lại phải "tiếp nhận" chữ mới là "lão nông"? Sao phải rập khuôn người tàu, lặp lại ngôn ngữ của họ thay vì phát triển cái mới trong ngôn ngữ của mình?
    Nhiều khi làm thơ lúc phải xài vần "ông" mà kẹt quá thì tiếp nhận luôn chữ "lão nông" chứ còn nói "bác nông phu" là dư một chữ, sai một vần.

    Kính lão (nông) đắc gạo.

  3. #3
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Nhiều khi làm thơ lúc phải xài vần "ông" mà kẹt quá thì tiếp nhận luôn chữ "lão nông" chứ còn nói "bác nông phu" là dư một chữ, sai một vần.
    Quote Originally Posted by Triển

    Ngôn ngữ Á Châu, hay người Việt nói riêng, thường chú trọng lễ giáo lúc giao tiếp. Cho nên đại từ nhân xưng rất phong phú. Trong tiếng Việt có gần 40 đại từ nhân xưng có thể gọi là thuộc "hàng cao thủ" của ngôn ngữ ở Á Đông. Cho nên người ta nhấn mạnh thêm lễ giáo vào câu nói khi xưng hô, diễn đạt: bác tài (nói tắt từ bác tài xế, người lái xe), bác nông phu, anh nông phu thay vì nói là nông phu, bác nông dân, anh nông dân thay vì nói nông dân (农民), bác tiều phu, ông tiều phu thay vì nói tiều phu v.v..
    Vì lý do này đó.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #4
    ...for keeps... passenger's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    4,141

    Ơn từ "cám" thường nhẹ hơn ơn từ "cảm", nhiều phần chỉ là một cách nói bình dị trong sự giao tiếp thường ngày ngoài xã hội.
    Ra / vào một nơi chốn công cộng, nếu có ai đó tử tế mở / khép một cánh cửa cho mình thì mình sẽ nói "cám ơn", đôi khi kèm theo một cái mỉm cười nhẹ nếu người mở cửa là một người khác phái!
    "Cảm" thì có lẽ nặng hơn, cái mỉm cười nhẹ có thể sẽ được làm bạn đồng hành cùng với một ánh mắt lung linh / long lanh, hoặc với một cái chớp mi lênh loang / mênh mang tràn đầy lòng cảm kích!

    Khi ta "cảm", ta phải uống Tylenol / Advil.
    Khi ta "cám", ta chỉ cần quay đi, mỉm cười - là đủ.
    Có phải?

  5. #5
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by passenger
    "Cảm" thì có lẽ nặng hơn, cái mỉm cười nhẹ có thể sẽ được làm bạn đồng hành cùng với một ánh mắt lung linh / long lanh, hoặc với một cái chớp mi lênh loang / mênh mang tràn đầy lòng cảm kích!

    Từ cảm kích lần mò tới cảm thương chỉ
    mênh mang qua một mũi chích thôi hà.
    Tùy ý lựa hàng: J&J, Moderna, Pfizer-BioNTech,
    Spuknik V, SinoVac, AstraZeneca ...


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #6
    ...for keeps... passenger's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    4,141


    Cám ơn ông kẹ đã có lòng tử tế chỉ đường cho hươu chạy...
    (phen ni chắc chắn có người phải cảm!)

  7. #7
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Thật ra có tiếp xúc nhiều mới thấy. Người miền Bắc
    và miền Nam cũng có cách đánh dấu nhấn khác nhau
    khi học cùng một ngôn ngữ. Ở đây chỉ nói đánh dấu nhấn
    thôi nha, không nói cách phát âm phụ âm.

    Nếu anh Berlin còn đây sẽ đồng ý với tui. Hơn 60 ngàn
    dân Việt Nam ngày xưa đi lao động trả nợ bên Đông Đức
    khi nói tiếng Đức có xu hướng lên giọng hoặc thanh ngang.

    • Ví dụ chữ Berlin

    Người Bắc đi lao động ở Đông Đức sẽ nói là Béc lin.
    Người đi tị nạn CS bên Tây Đức đa số dân Nam Việt thì sẽ đọc là Bẹc lin.

    • Ví dụ chữ Hamburg

    Người Bắc Việt bên Đông Đức sẽ đọc là Ham buốc.
    Người Nam Việt bên Tây Đức sẽ đọc là Ham buộc.


    • Ví dụ chữ Environment, Umgebung

    Người Bắc Việt bên Đông Đức sẽ đọc là En vai ơ mân, Um ghê bung
    Người Nam Việt bên Tây Đức sẽ đọc là En vai ơ mần, Um ghê bùng


    • Ví dụ như chữ Pferd (ngựa)

    Người Bắc Việt bên Đông Đức sẽ đọc là Phéc
    Người Nam Việt bên Tây Đức sẽ đọc là Phẹc


    • Hoặc chữ tiếng Pháp permanent

    Người Nam Việt sẽ đọc là Bẹc ma năng
    Người Bắc Việt sẽ đọc là Béc ma năng


    • Hoặc chữ tiếng Pháp fromage

    Người Nam Việt phiên âm và đọc là phô-mai
    Người Bắc Việt phiên âm và đọc là pho-mát, phó-mát




    Cho nên theo tui thì cám ơncảm ơn chắc cũng hết 80% là như vậy. Cũng là một chữ thôi nhưng người ta tùy theo ... cấu tạo thanh quản và thẩm âm hay gì đó mà phát âm khác đi. Chứ chẳng có ý nghĩa gì sâu xa.
    Last edited by Triển; 05-11-2021 at 09:21 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 11:52 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh