Register
Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 11
  1. #1
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,439

    Địa chánh trị - geopolitique.

    *


    năm cho miss nú hỏi cái.


    Địa chánh trị là dịch sát rạt từ chữ geopolitique, đọc thấy bên thể thao nói về đội banh hungary.
    Chánh trị là chữ chánh, là cái nền, còn địa là địa lý thêm nghĩa cho chán trị.
    Bên kia có ôn nọ cũng nói tới địa chánh trị, rồi bị nú tui gây cho 1 chặp, nhưng ôn nọ tỉnh bơ hà.
    Chừ bên đây năm cũng nói địa chánh trị y chang.luôn.


    Nú tui để nghị hoậc dịch nguyên term ra : chánh trị địa lý, nghĩa là chánh trị tính theo địa lý.
    Chánh trị là chánh nên đứng trước, địa lý là phụ nên đứng sau.
    Còn bẳng như muốn giản lược thì geopolitique trở thành địa chánh (hay địa chính),
    y chang cách giản lược khác có địa, địa hình, địa hạt, địa danh, địa dư, địa lợi... v.v.
    Một danh từ kép có địa là chữ phụ. Địa danh là tên của vùng đất, tên là chánh. Địa lợi là lợi điểm của vùng đất...


    Năm hay ốc có ý kiến chi hôn ?
    Make the long story... short !

  2. #2
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Miss Nú,

    Địa chính trị là hiện tượng chính trị có căn nguyên ảnh hưởng từ địa lý (địa hình, tài nguyên, khí hậu, chủng tộc).

    Hung Gia Lợi vốn dĩ là một cựu đế quốc ở Châu Âu, trong lịch sử của họ luôn có dã tâm bành trướng, đánh đấm khắp nơi ở Tây Âu để mở rộng bờ cõi (họ có ít nhất 50, 60 lần kéo quân viễn chinh toàn cõi Châu Âu). Ham muốn mở rộng bờ cõi cũng ảnh hưởng đến việc ham muốn thống trị trong các bộ môn thể thao. Dẫn đầu là đá banh.


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #3
    Biệt Thự
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,871
    Ngoài ra còn có địa chiến lượcxin phép đem về đọc, bài được đọc của đài VOA, tác giả Nguyễn Hưng Quốc

    Một cách nhìn về chính trị: Địa chíên lược




    NGUYỄN HƯNG QUỐC

    Một cách nhìn về chính trị: Địa chiến lược


    25/03/2014









    Người biểu tình cầm hình ảnh mô tả ông Putin như Adolf Hilter trong một cuộc biểu tình chống chiến tranh tại Kiev.


    Cách suy nghĩ về chính trị của phần lớn người Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, cho đến nay, thường bị chi phối bởi ba yếu tố: một, kinh nghiệm; hai, ý thức hệ; và ba, lịch sử.

    Yếu tố đầu, kinh nghiệm cá nhân, dễ thấy nhất nhưng cũng chủ quan, nhiều cảm tính nhất, và do đó, ít giá trị nhất. Kinh nghiệm tùy thuộc vào hoàn cảnh và thời điểm: Những người thuộc hoàn cảnh và thời điểm khác nhau sẽ có những kinh nghiệm khác nhau. Sử dụng kinh nghiệm để phán đoán, do đó, rất ít có sức thuyết phục, và càng ít có khả năng đạt đến đồng thuận. Những người sống ở miền Bắc và ở miền Nam trước năm 1975, cho đến nay, vẫn có nhiều xung khắc trong quan điểm về rất nhiều vấn đề liên quan đến chính trị Việt Nam cũng như quốc tế là vì vậy.

    So với kinh nghiệm, hai yếu tố ý thức hệ và lịch sử rộng hơn nhưng cũng có những hạn chế nhất định. Cả hai đều có tính thời gian. Lịch sử có tính thời gian đã đành; ngay cả ý thức hệ, một hệ thống tư tưởng dùng để chỉ đạo và biện chính cho các lựa chọn chính trị của một thể chế, cũng có tính thời gian: Chúng xuất hiện rồi chúng suy tàn, cuối cùng, biến mất. Khăng khăng ôm giữ lấy kinh nghiệm lịch sử hay ý thức hệ để phán đoán, người ta dễ có nguy cơ trở thành tù nhân của quá khứ, từ đó, chỉ nhìn được hiện tại và hiện thực qua kính chiếu hậu.

    Có thể thấy cả ba yếu tố trên chi phối một cách rõ rệt cách nhìn của nhiều người Việt về cuộc khủng hoảng chính trị mới đây tại Ukraine. Người đã từng du học ở Nga hoặc có thời xem Nga là một đồng minh gần gũi dễ có khuynh hướng bênh vực cho việc Nga xâm chiếm vùng đất Crimea của Ukraine. Những người không thích Nga, từ Nga thời độc-tài-cộng-sản đến Nga thời độc-tài-hậu-cộng-sản, dễ có khuynh hướng đả kích Nga kịch liệt. Cả việc bênh hay chống đều đậm màu sắc cảm tính, do đó, người ta ít hay không để ý đến nhiều khía cạnh khác, lớn hơn, liên quan đến một số toan tính chiến lược có thể ảnh hưởng đến bàn cờ chính trị của cả thế giới sau này.

    Liên quan đến chính trị, đặc biệt chính trị quốc tế, ở Tây phương người ta thực tế hơn. Lord Palmerston (tên thật Henry John Temple, 1784-1865), nguyên thủ tướng Anh, có nói một câu, sau này, trở thành một châm ngôn thường được nhắc đi nhắc lại trong nhiều trường hợp nhằm giải thích các quan hệ đối ngoại của các quốc gia thuộc Âu châu và Bắc Mỹ, đặc biệt, của Mỹ: “Chúng ta không có đồng minh vĩnh viễn, chúng ta không có kẻ thù vĩnh viễn, chúng ta chỉ có những lợi ích vĩnh viễn (We have no permanent allies, we have no permanent enemies, we only have permanent interests.)

    Không nhận ra được sự thật ấy, nhiều người làm chính trị ở miền Nam trước năm 1975 vẫn tưởng là Mỹ, sau khi đã bắt tay với Trung Quốc để phân hóa khối xã hội chủ nghĩa và làm suy yếu Liên Xô, vẫn tiếp tục là đồng minh đắc lực và tận tụy với mình. Cũng vì không nhận ra sự thật ấy, giới lãnh đạo miền Bắc, trước năm 1975, cứ tưởng Trung Quốc vĩnh viễn là đồng minh và đồng chí thân thiết nhất của mình. Thậm chí, ngay cả sau khi bị Trung Quốc, một mặt, xúi Khmer Đỏ tấn công ở biên giới Tây Nam; mặt khác, trực tiếp xua quân qua tấn công ở biên giới phía Bắc, vẫn cứ tưởng Trung Quốc lúc nào cũng là anh em xã hội chủ nghĩa. Rồi, sau đó, khi Trung Quốc lấn biển và chiếm đảo, dùng mọi thủ đoạn để gây khổ cho ngư dân và gây khó cho chính quyền, họ vẫn cứ tưởng Trung Quốc là “láng giềng tốt”, “đối tác tốt” và “đồng chí tốt”.

    Nếu với Trung Quốc, giới lãnh đạo Việt Nam sai lầm ở chỗ vĩnh cửu hóa đồng minh; với Mỹ, họ lại sai lầm ở chỗ đã vĩnh cửu hóa kẻ thù. Trước năm 1975, họ xem Mỹ, vốn đứng đầu phe tư bản chủ nghĩa, là một kẻ thù. Ngay bây giờ, trong khi hầu hết những nhà bình luận chính trị đều xem chỉ có Mỹ may ra mới cứu Việt Nam ra khỏi hiểm họa Trung Quốc, họ vẫn không thoát được cách nghĩ trong quá khứ. Vẫn nghi ngờ. Vẫn lo ngại. Vẫn nhìn thế giới dưới nhãn quan thời Chiến tranh lạnh, ở đó, thế giới bị chia cắt thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Vẫn xem Mỹ như một kẻ đứng đằng sau các âm mưu “diễn tiến hòa bình” để lật đổ họ hoặc để xâm chiếm Việt Nam. Do đó, các trò ngoại giao với Mỹ cứ đong đưa, đong đưa, trong khi đó, gọng kềm của Trung Quốc càng lúc càng chặt trong mọi lãnh vực, từ quân sự đến chính trị, kinh tế, xã hội và cả văn hóa nữa.

    Những cách nhìn bị giam hãm trong ý thức hệ và lịch sử như vậy khiến người ta vĩnh viễn thuộc về quá khứ. Ở người dân thường, tác hại của chúng không lớn lắm. Nhưng với giới làm chính trị, với trọng trách lãnh đạo quốc gia, thì khác: Chúng khiến người ta mất đi những tầm nhìn có tính chiến lược.

    Trong cái gọi là chiến lược ấy, điều quan trọng nhất là địa chiến lược (geostrategy).Khái niệm địa lý khá rộng, bao gồm không chỉ có cương thổ và đất đai mà còn có địa lý nhân văn (human geography), địa lý kinh tế (economic geography), địa lý văn hóa (cultural geography), địa lý quân sự (military geography) và địa lý chính trị (political geography). Địa chính trị, một thuật ngữ do Frederick L. Schuman đặt ra vào năm 1942, một mặt, là một bộ phận của địa lý chính trị, phần khác, lại có liên hệ chặt chẽ với tất cả các thứ địa lý khác.

    Nói một cách vắn tắt, đó là các chiến lược xuất phát từ những điều kiện địa lý nhằm khai triển đến mức tối đa các ưu thế có sẵn để, một mặt, bảo vệ an ninh và độc lập, mặt khác, tăng cường sức mạnh và ảnh hưởng của mình lên các quốc gia khác. Hai vấn đề quan trọng nhất trong địa chiến lược là việc xây dựng quân đội, kể cả các đội quân và vũ khí trên biển, cũng như việc thiết lập các quan hệ đồng minh. Trong ý nghĩa đó, địa chiến lược bao trùm lên cả quân sự lẫn chính trị và ngoại giao.

    Ý thức địa chính trị đã manh nha từ lâu. Ngay thời thượng cổ, ở Hy Lạp, Herodotus đã nhận thấy mối tương quan giữa các nền văn minh lớn với các đặc điểm địa lý của các quốc gia và khu vực. Tuy nhiên, một quan điểm thật rõ ràng về địa chính trị để biến nó thành một ý thức địa chiến lược thì chỉ phát triển trong thời hiện đại khi xu hướng toàn câu hóa đã phát triển mạnh biến thế giới thành một cái làng ở đó mọi quốc gia đều chịu sự tương tác mạnh mẽ của nhau.

    Sự tự giác về địa chính trị nổi bật nhất là trước và trong đệ nhị thế chiến. Trong thập niên 1940, Pháp tự hào là có một đội quân hùng mạnh đứng hàng thứ nhì trên thế giới. Tuy nhiên, Pháp lại có hai điều bất hạnh: Một, nước có quân đội hùng mạnh nhất thế giới lại là Đức; và hai, Đức lại là nước láng giềng có chung biên giới với Pháp. Hậu quả là Pháp bị Đức đánh bại một cách dễ dàng. Trong khi đó, Anh và Mỹ lại ở xa, hơn nữa, lại được biển cả bảo vệ, ở đó, sức mạnh của họ lại nằm ở chỗ khác: hải quân. Còn Nga thì may mắn một cách khác: Nó quá rộng và khí hậu lại quá khắc nghiệt để Đức có thể chinh phạt.

    Nói chung, từ góc nhìn địa chính trị, hầu như ai cũng đồng ý Mỹ là quốc gia may mắn nhất thế giới. Nhìn lên bản đồ thì thấy ngay: phía bắc là Canada, vốn cùng một văn hóa và có truyền thống hòa hiếu lâu đời, lại nhỏ, yếu và nghèo hơn Mỹ. Phía nam là Mexico, càng nghèo và yếu hơn Mỹ về mọi mặt. Còn nguyên biên giới phía Đông và phía Tây đều là đại dương. Bất cứ lực lượng thù nghịch nào muốn tấn công Mỹ cũng đều phải băng qua cái đại dương bao la ấy. Nhưng trên đại dương ấy, lực lượng hải quân mạnh nhất lại thuộc về Mỹ. Hệ quả là, trong lịch sử, Mỹ có thể thua nước này hoặc nước khác, ở trận chiến này hoặc trận chiến khác, nhưng tất cả đều ở xa, có khi rất xa nước Mỹ. Ngay cả những nước tự hào là đã thắng Mỹ cũng chưa bao giờ đặt được dù một ngón chân lên đất Mỹ.

    Được thiên nhiên ưu ái bảo vệ, trong suốt cả thế kỷ 20 và bước sang thế kỷ 21, Mỹ chỉ quan tâm đến địa chiến lược ở tầm toàn cầu. Thời chiến tranh lạnh, họ đẻ ra thuyết domino với quan niệm: nếu cộng sản chiếm được một nước, nó sẽ dần dần lan sang nước khác bên cạnh; bởi vậy, công việc chống cộng sản một cách hiệu quả nhất là bao vây các nước cộng sản và ngăn chận sự phát triển của nó. Xuất phát từ thuyết domino ấy, Mỹ đã quyết định nhảy vào Việt Nam, thay thế vai trò của Pháp.

    Sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, từ quan điểm địa chiến lược, Mỹ tiếp tục theo đuổi ba chủ trương chính: Một, tiếp tục duy trì lực lượng quân sự cực lớn và cực mạnh ở Bắc Mỹ; hai, tiếp tục duy trì thế thượng phong về hải quân để có thể đương đầu với các thử thách đến từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt với những siêu cường mới nổi và có khả năng tranh chấp với Mỹ, trong đó, đáng kể nhất là Trung Quốc; và ba, tiếp tục duy trì và xây dựng các quan hệ đồng minh để tạo nên sức mạnh toàn cầu. Trước, trung tâm của cái gọi là đồng minh ấy nằm ở Âu châu với việc mở rộng Liên hiệp Âu châu và khối NATO; sau, từ mấy năm nay, mở rộng sang các đồng minh ở châu Á, chủ yếu với Nhật, Hàn Quốc và Úc để bao vây Trung Quốc.

    Trong cách nhìn địa chiến lược như vậy, Việt Nam không những không còn là kẻ thù của Mỹ mà còn có triển vọng trở thành một đồng minh quan trọng của Mỹ trong việc bảo vệ con đường hàng hải qua Biển Đông cũng như trong việc ngăn chận đà bành trướng của Trung Quốc: Trong hai việc này, Việt Nam có ưu thế hơn hẳn các quốc gia khác ở Đông Nam Á.

    Việt Nam có khai thác được ưu thế ấy để tìm được một chiến lược tối ưu nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền cũng như sự phát triển của nước mình hay không là tùy vào tầm nhìn của giới lãnh đạo, trong đó, quan trọng nhất, chính là tầm nhìn địa chiến lược.

    * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa K
    ỳ.







    Last edited by Ngoc Han; 06-23-2021 at 07:17 AM.

  4. #4
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,439
    *


    Quote:
    Địa chính trị là hiện tượng chính trị có căn nguyên ảnh hưởng từ địa lý (địa hình, tài nguyên, khí hậu, chủng tộc)

    Wow... giải thích vầy là sáng rỡ như ban ngày rồi heng.
    Cám ơn cả Ôn hân nữa, đã khiêng 1 bài khác về địa của Nguyễn Hưng Quốc.
    Vậy là nú sai bét bè be rồi, mà còn đi gây với thiên hạ nữa nha trời !
    Tội nghiệp thiên hạ đã phải chịu đựng nú, để khăn áo đi tạ tội vậy.

    Phải chi nghe năm cắt nghĩa chữ địa chánh trị sớm hơn thì nú đã không tạo khẩu nghiệp !
    Cũng tại ngu mà còn thích nói - nhưng hổng nói thì ngu đâu có lòi ra cho mình sửa nè trời.

    Mơi mốt chữ chi hổng hiểu sẽ vác vô đây xin ý kiến bà con heng.
    Chừ phải gấp rút đi xin lỗi... nạn nhơn chiến sự.
    Miss nú, ký tên và đóng dấu.

    PS : Mới lượm trong nét một bài viết chịp, đó giờ chưa hiểu chip là cái chi.
    Chừ thì biết chip là mẹ đẻ của artificial intelligence, tức thông minh nhơn tạo.
    Đọc rồi mới biết chuyện, rằng Tàu cộng đang bị thế giới bủa vây không cung cấp chip cao câp nữa,
    rằng còn khuya Tàu mới theo kịp các xứ tân tiến về kỹ thuật.
    Thành ra... DC theo tàu hay CH theo nga có lẽ chỉ là chuyện bàn cho có cho vui, giải trí các chánh khách tài tử hở ?
    Có ai rành rẽ việc này, khơi mào câu chuyện được không, bị vì nú đọc nhưng không thể hiểu rốt ráo.
    Make the long story... short !

  5. #5
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,625
    Năm hay ốc có ý kiến chi hôn ?



    Gọi là "chính trị địa dư" mới đúng.

    Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu
    Đất đã thế, thế thời phải thế.
    (Ngô Thì Nhầm)

  6. #6
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,439
    *

    Thanh kìu ốc.
    Geoplitique ốc dịch là chánh trị địa dư. nú tui ưng quá mạng.
    Có vẻ như... địa lý là chỉ nói về đất đai, còn địa dư là tất cả những thứ nằm trong, liên quan, ãnh hưởng tới vùng đất nọ.
    Nó là tùm lum những thứ năm liệt kê trong ngoậc đơn trên kia.
    Nghĩ vậy mà hổng biết có túng hôn nha ốc.

    Nhưng chừ địa chánh trị (có vẻ) đã thành chữ nghĩa văn bản chánh thức rồi, thành buộc lòng phải chịu thôi.
    Nú tui mới đọc một cái tựa bài như vầy : Dân số, một địa chánh trị của trung quốc.
    Nếu chưa bàn về chữ này thì hổng hiểu heng. Nhưng chừ thì hiểu như là... dân số quá đông tại tàu cộng (1.4-1.5 tỷ thì phải) đã là một trong những sách lược chánh trị của đảng CS cầm quyền hiện nay, và có vẻ hiểu ngầm như là "lấy thịt đè người thì phải" ?
    Tàu xuất cảng lao động ra cùng khắp thế giới, rồi nương vào đó để mần chánh trị ngoại giao.
    Chưa kể là đám tàu di cư ra nước ngoài sau này sẽ là những lực lượng yểm trợ chánh quyền trong nước.

    Hổng biết nói vậy có sai hông nha.
    Bà con cho miss nú xin ý kiến - ý voi càng tốt heng -

    *
    :
    Tiếng việt trong thông tin báo chí, đậc biệt là báo chợ, chừ tối thui như đêm trừ tịch - một đêm không trăng sao nhưng đèn đường còn bị cúp điện.
    Lượm ra ba cái đề tựa như sau :

    1. VN chỉ thị các nhóm tôn giáo ngưng tập trung để chận covid.
    Tụ tập, tụ họp trở thành... tập trung.
    Không rõ tụ tập tụ họp tập trung có khác nhau tí đỉnh về địng nghĩa không nữa, hay là y chang nhau ?
    Đại khái là chánh quyền ra lệnh các giáo phái không được tụ họp hành đạo để giảm thiểu chuyện lây lan covid.
    Nhưng cái tựa như vầy thiệt sường sượng sao đó nha.

    2. Băng đòi nợ thuê ngưởi việt bị bắt giữ vì bắt cóc đồng hương ở Đài loan.
    Chuyện gì xảy ra vầy né trời ? Băng đảng đòi nợ bị câu lưu, hay người việt được chúng thuê bị câu lưu ?
    Chữ nghĩa của đề tựa 2 thiệt là bí mật tới mờ ảo, không hiểu nổi nội tình.
    Tội danh ở đây là tội bắt cóc, nhưng không biết người thuê bị bắt hay người được thuê bị bắt ?
    Có vẻ như đây là ngôn ngữ dịch bằng computer thì phải ?

    3. Vua đá nói Huyền Vũ (người làm đẹp văn chương....)
    Đọc tựa cái hết hồn, té ra đây là cách hành văn tóm gọn tới không thể tóm thêm đậng nữa của chuyện phóng viên thể thao Huyền Vũ, xếp sòng tường thuật chuyên nghiệp các trận bóng đá của đài phát thanh SG thời VNCH cũ.
    Vua đá nói... trời ạ !
    Mà đây hổng phải báo chợ online đâu nha, tác giả của nó là 1 ông họ Phan, và bài viết đăng trong website Đàn Chim Việt tại Đức (thì phải)

    Dưng không xuống tinh thần quá xá quà xa luôn !
    Tiếng việt tiến hoá với một vận tốc theo hổng kịp tới chóng mật luôn.
    Lỗi tại mình chớ còn ai trồng khoai đất này nữa !
    Mea culpa !
    Last edited by ntđl; 06-25-2021 at 08:23 AM.
    Make the long story... short !

  7. #7
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,625
    Hôm nay coi tin tức dân Sài gòn chen chúc đi chích ngừa. Chỗ chích ngừa là một cái arena, tức là tháo trường, nhưng trước cổng ghi là "Nhà Thi Đấu" nghe mắc cười. Nhà bự chảng ở Ba đình chắc Việt cộng cũng sẽ kêu là Nhà Trưng Xác.

    Coi thêm mấy khúc video mới biết hồi này Việt nam toàn xài tiếng Anh sang lắm. Xa cảng miền Tây thấy treo bảng "West Coach Station" nữa.

  8. #8
    Banned
    Join Date
    Jan 2017
    Posts
    1,431
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Hôm nay coi tin tức dân Sài gòn chen chúc đi chích ngừa. Chỗ chích ngừa là một cái arena, tức là tháo trường, nhưng trước cổng ghi là "Nhà Thi Đấu" nghe mắc cười. Nhà bự chảng ở Ba đình chắc Việt cộng cũng sẽ kêu là Nhà Trưng Xác.
    ......
    Tsk-tsk-tsk!

    Như thế này thì không xong rồi! Lăng Bác mà thầy Ốc lại dùng chữ "nhà trưng xác" để gọi, thì có khác nào thầy chửi cha đám chuột nhủi đang tập lặn trong đây? Coi chừng bị thưa gửi đấy!


    ____ "Ơiiiii... Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng. Thấy một mặt giời trong lăng rất... đỏ."

  9. #9
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Hôm nay coi tin tức dân Sài gòn chen chúc đi chích ngừa. Chỗ chích ngừa là một cái arena, tức là tháo trường, nhưng trước cổng ghi là "Nhà Thi Đấu" nghe mắc cười. Nhà bự chảng ở Ba đình chắc Việt cộng cũng sẽ kêu là Nhà Trưng Xác.

    Coi thêm mấy khúc video mới biết hồi này Việt nam toàn xài tiếng Anh sang lắm. Xa cảng miền Tây thấy treo bảng "West Coach Station" nữa.

    Cái "nhà thi đấu" này xây sau này, cạnh bên trường đua Phú Thọ đường Nguyễn Văn Thoại trước kia là nơi đua ngựa. Tuy nhiên có thể đây là một cách gọi để chuẩn bị cho các màn trình diễn sau này: "chuồng thi đấu" (cũng "ổn" mà)

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #10
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,625
    Thương xá: nhà bán hàng
    Rạp hát: nhà trình diễn
    Hộp đêm: nhà khiêu vũ
    Trại giam: nhà học tập
    Quốc hội: nhà gật đầu

    (còn tiếp)

 

 

Similar Threads

  1. Lòng tin chân chánh
    By Kiên Bùi in forum Khoa Huyền Bí Học
    Replies: 0
    Last Post: 02-06-2019, 01:50 AM
  2. Sao y bản chánh
    By Triển in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 1
    Last Post: 09-24-2015, 12:16 AM
  3. Bảo Yến luận về... chánh - tà!!!
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 2
    Last Post: 09-07-2012, 08:53 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 06:16 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh