Register
Results 1 to 10 of 32

Hybrid View

  1. #1
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,837

    Giòng Đời Xưa và Nay - Tuyết Minh



    Giòng Đ
    i Xưa và Nay


    Tuyết Minh



    Vài Giòng Cm Nghĩ


    Cuốn sách “Giòng Đời Xưa và Nay” gồm có những loạt bài của tác giả, Bà Tuyết Minh, đăng trên Bán Nguyệt San Tự Do ở Houston, Texas. Tờ báo là mảnh vườn nhà mà gia đình bà đã mỗi người mỗi tay cùng với thân hữu bốn phương gày được từ hơn một chục năm nay để cung ứng cho nhu cầu văn hóa cho độc giả, ban đầu ở địa phương, về sau lan ra nhiều nơi xa khác.

    Bà Tuyết Minh khiêm nhường, không tự cho rằng mình viết văn. Bà cầm bút để kể truyện. Truyện của bà gọi mộc mạc là “Giòng Đời Xưa và Nay”.
    Như một lời tâm sự, bà thổ lộ:

    “Mười hai năm lưu lc nơi x người, lc lõng trong đi sng văn minh và hoàn toàn d bit, tôi thy mình đang nép dn sang bên l cuc sng. Tôi luôn luôn quay v vi dĩ vãng…. (Làng Tôi, trang 46).

    Hiện tượng cầm bút để “quay về với dĩ vãng” có thể nói là một hiện tượng đang xảy ra với nhiều người trong đám lưu dân Việt Nam ở hải ngoại. Tinh thần hoài cổ trước cảnh đời dâu bể lại càng sâu sắc hơn với những người có tuổi đời chồng chất. Bà Tuyết Minh là một trong những người này. Độc giả thấy bà đã kể giòng ký ức của mình trở ngược về đến năm 1927 khi bà mới lên 5 với một vụ cướp ở miền quê mà gia đình bà là khổ chủ. (Tình Bạn Đồng Môn). Bà còn nhớ mãi sự việc một tên cướp “bt mt, chân qun xà cp vi đen đng chn ca. Nó tát tôi mt cái tht mnh đ đ tôi quay lơ ra đt.”

    Tâm hồn của bà cũng như bao nhiêu người dân Việt tỵ nạn xứ người “chỉ có một ước vọng trở về quê hương yêu dấu”. Truyện “Làng Tôi” của bà đã giới thiệu cho độc giả những nét khá độc đáo sắc sảo về một “ngôi làng ở bên bờ sông Đáy, thuộc phủ Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.”

    Sanh vào đầu thập niên 20, bà Tuyết Minh hiện đang ở lớp tuổi thất thập nên bà đã chứng kiến nhiều cảnh thay đổi của xã hội Việt Nam qua những đợt canh tân và xáo trộn của thời cuộc Pháp thuộc, Nhật thuộc, thời Việt Minh, thời Quốc Gia và Cộng Hòa miền Nam, giai đoạn đầu của thời định cư tại Mỹ… Do đó, những mẫu chuyện đời xưa và nay của bà cứ trải dài qua những mốc thời gian trên từ quá khứ đến hiện tại.

    Những mẩu chuyện của Bà Tuyết Minh phần lớn là những ký ức của bà về những nhân vật có thực bằng xương bằng thịt sống chung quanh bà trong tầng lớp xã hội trung lưu tiểu tư sản như cụ giáo Nhàn (Đất Có Tuần, Nhân Có Vận), ông Phán Chi (Thành Kiến Trọng Nam Khinh Nữ), cụ Tống Địch, ông bà Ấm, Phán Tâm tòa Thống Sứ Hà Nội (Chung Thủy), giáo sư Dự và vợ là Bình (Mới và Cũ) v.v… và rất nhiều người khác.

    Câu chuyện phần lớn đều là những cảnh cư xử thái độ ăn ở trong khung cảnh ngang trái của gia đình trước ảnh hưởng của những biến chuyển của xã hội bên ngoài: chồng trụy lạc theo đào đĩ, vợ bỏ gia đình học thói mới ăn diện nhảy nhót. Đôi khi, câu chuyện lại hướng về những chàng thanh niên âm thầm hoạt động cách mạng chống Pháp, chống Nhật, chống Cộng Sản, nhưng gương hy sinh âm thầm nhẫn nhục của những ông cha, bà mẹ, người vợ.

    Truyện “Giòng Đời Xưa Và Nay” có hai điểm mà ai cũng nhận thấy dễ dàng:

    -Truyện viết theo một lề lối cổ điển, chân phương, thực thà, không đưa ra những khúc mắc thầm kín về tâm lý con người, những sự kiện bất ngờ trong đường hướng dựng truyện.

    -Truyện luôn luôn “có hậu” vì đoạn kết được gói trọn trong cảnh “trở về”, “đoàn tụ”, sự hối hận của người lầm lỡ, sự tha thứ bao dung của gia đình.

    Với chủ trương “văn dĩ tái đạo”, bà Tuyết Minh kể truyện đời xưa và nay không phải để kể truyện giải trí cho độc giả mà muốn đưa ra một suy gẫm của chính bà về một đường lối xử sự mà nghĩ rằng phù hợp với lý tưởng và truyền thống văn hóa của dân tộc (luân lý răn dậy). Chủ trương “văn dĩ tái đạo” của bà Tuyết Minh có thể được minh chứng qua một định nghĩa mà chúng tôi tìm thấy trong cuốn Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ:

    “Truyện ngắn: hay đoàn thiên tiểu thuyết, chuyện một hay vài người trong khoảng thời gian của đời họ gồm những việc vui, buồn, éo le, gay cấn, đọc trong vài mươi phút mà có thể học hỏi được việc đời”.

    Trước những cảnh xô xát đụng chạm giữa hai nền văn hóa cũ và mới, thái độ của bà Tuyết Minh là Dung Hòa. Bà đả kích thành kiến “Trọng Nam Khinh Nữ” hay “Chồng Chúa Vợ Tôi” của giới hủ nho, nhưng lại đề cao vai trò hy sinh nhẫn nhục, hiều hậu, quả cảm, quán xuyến của những phụ nữ Việt Nam. Bà không chủ trương mù quáng đâm đầu vào nếp sống mới phóng đãng trụy lạc như một số thanh niên Việt Nam đã làm trong giai đoạn của tinh thần bơ vơ không chí hướng của thập niên 30 sau thoái trào của những đợt văn thần khởi nghĩa hay cách mạng. Bà nhắc đến vai trò thầm lặng quả cảm của vài thiếu phụ Việt Nam có chồng hoạt động cách mạng bí mật qua hành động làm giao liên hay buôn súng lậu (Người Nữ Chiến Sĩ).

    “Tính tình kín đáo, thêm sc khe do dai, ch đã đem nhng truyn đơn, nhng ch th được ngy trang du kín trong vành khăn đi đu, trong thùng lúa gánh go. Bước chân ch đã đi khp vùng Thái Bình, Nam Đnh, Ninh Bình, Thanh Hóa, đ chu toàn công tác mà anh em giao phó”.

    Câu chuyện của bà Tuyết Minh kể có thể nói là toàn những chuyện nhân hậu và đầy tính chất xác thực… Người đọc có cảm tưởng rằng những chuyện bà kể là những đoạn ký ức của bà về những người đã sống chung quanh bà trước đây hoặc là … (biết đâu?) về một giai đoạn sống của đời bà…

    Riêng tôi, thành thực mà nói, hãy bỏ qua nhiều đoạn truyện mà tình tiết dựng truyện mộc mạc về tâm lý của các nhân vật, tôi lại rất thích thú và hồi hộp đọc vài mẩu chuyện đời đầy xác thực kể trên trong cuốn “Giòng Đời Xưa Và Nay”.

    Đọc truyện bà Tuyết Minh, tôi thấy không phải đang thưởng thức một món kỳ trân hay sơn hào hải vị mà đang ăn một món ăn thuần túy được hương vị quê hương, đơn sơ nhưng khẩu vị thật là thấm thía.

    B.S. Lê Văn Lân


    ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



    Mc Lc


    -Tình yêu thương truyền thống của dân Việt

    -Đất có tuần, nhân có vận

    -Thành kiến trọng nam khinh nữ

    -Chung Thủy

    -Người hiền phụ

    -Mới và cũ

    -Chuyện bất ngờ đêm ba mươi

    -Người mẹ Việt Nam

    -Người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa

    -Làng tôi

    -Tình yêu và nghĩa vụ

    -Tình kháng chiến

    -Một kinh nghiệm năm Ất Dậu

    -Chính sách theo đuôi của Cộng Sản

    -Người nữ chiến sĩ

    -Vượt trùng dương

    -Một giai thoại

    -Đời người hai thế hệ

    -Tu là cõi phúc

    -Hai ngả đường

    -Mẹ chồng nàng dâu xưa và nay

    -Lỗi thời

    -An phận

    -Hối hận

    -Biết mình biết người

    -Hối bất cập

    -Sáu mươi lăm năm

    -Mội điểm son của phụ nữ Việt Nam

    -Hy sinh tất cả cho con cháu

    -Người bạn năm xưa

    -Tình bạn

    -Tình bạn đồng môn

    -Hội nhập

    -Đi tìm ảo ảnh

    -Cậu ấm cô chiêu

    -Sự công bằng trong tình thương yêu con cái

    -Nạn thiếu niên tự tử, một vấn đề của cha mẹ

    -Tình yêu

    -Niềm tin

    -Trách nhiệm cha mẹ

    -Một cuộc đời tận hiến cho tha nhân




    1 - Tình yêu thương - Truyn Thng Ca Dân Vit


    Từ ngàn xưa, theo một số các nhà sử học, Việt tộc đã có chế độ mẫu hệ. Từ trước năm Chu, các bộ lạc du mục từ phía Bắc tràn qua sông Dương Từ, với sức mạnh săn bắn khống chế súc vật, đã lấn át được các chi bộ Bạch Việt, đem phong tục của họ áp đặt trộn lẫn với văn hóa Bách Việt làm của mình.

    Sẵn tính độc tài, anh hùng cá nhân, họ đưa ra những ước lệ tự tôn. Hoàng Đế có tam cung lạc viện, các quý tộc quan lại có nhiều thê thiếp và thị nữ phục vụ. Giá trị của người đàn bà thời đó bị hạ thấp xuống đến một mức tồi tệ. Đại triết gia Khổng Phu Tử đưa ra học thuyết Quân Sư Phụ và Tam Tòng Từ Đức. Ảnh hưởng lan rộng, chế độ mẩu hệ mai một từ đó.

    Ngược lại, chúng ta hãy tìm hiểu tổ tiên ta khi lập ra chế độ mẫu hệ cũng có nhiều lý do. Thứ nhất, người đàn bà nhiều tình cảm và bộc lộ nhiều hơn đàn ông. Người đàn bà hay chiều chồng con, ăn nói nhỏ nhẹ, răn dậy cảm hóa con bằng tình thương, nên ta thường thấy nhiều gia đình con cái yêu mẹ hơn cha, kính sợ cha hơn mẹ. Mỗi khi yếu, buồn khổ điều gì, hay cần tiền, vẫn nói hay than thở với mẹ trước vì vẫn tin mẹ sẽ che chở, giúp đỡ. Người con nào cũng tin vào sự bao dung của người mẹ.

    Tình mẹ thương con không bờ bến. Người mẹ còn đem nước mắt ra cảm hóa chồng, dù người chồng có lầm lỡ hay lạc đường. Người đàn bà đã đem tình yêu thương mà cảm hóa, thu phục và thứ tha. Theo truyền thuyết, tổ tiên ta là Rồng Tiên. Rồng biểu hiệu cho ý chí cương quyết, hùng mạnh. Tiên là biểu tượng cho quả tim không thù hận, có nhiều tình cảm, nặng lòng yêu thương, hay tha thứ. Có lẽ đó cũng là một lý do phát xuất ra chế độ mẫu hệ.

    Tình yêu thương của dân Việt là một truyền thống. Dân ta giàu tình cảm, tuy không bộc lộ ra ngoài nhiều. Từ một ông vua quyền uy nhất nước tới người cùng đinh nghèo nàn, dốt nát, đều biết đến tình yêu thương. Từ phạm vi nhỏ hẹp nhất trong gia đình với bà mẹ nghèo nhà quê khi bóc khoai đã nhường cho con ăn ruột còn mình ăn vỏ.

    Người cha không có học, ăn đầu tôm nhường thân tôm ngon cho con ăn. Đó chẳng phải là tình yêu hay sao? Tình yêu thương lan tràn tới xóm làng. Hàng xóm giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi khi có đám ma chay, cưới hỏi, ăn khao… người ta tự động kẻ ít người nhiều đem tiền gạo, đồ vật để mừng, phúng điếu, giúp nhau một cách gián tiếp, để phòng khi nay người, mai ta.

    Những khách bộ hành nhỡ độ đường đêm hôm khuya tối, không gặp quán trọ dọc đường (thôn quê rất hiếm quán trọ) gõ cửa xin tá túc qua đêm, khách ít khi bị từ chối. Chủ nhà nhiều khi còn lo bữa ăn cho khách độ đường, rất chu đáo. Về thời nhà Lý, vua Thái Tông một hôm khi tiết trời vào đông, mưa phùn gió bấc, rét căm căm, quay lại thấy công chúa đứng hầu bên cạnh mặc đồ ngự hàn còn cảm thấy lạnh, ngài chạnh lòng thương, ái ngại cho những tù nhân phải giam cầm trong ngục liền phán: “Ta yêu dân như yêu con.” Rồi truyền thị vệ mang áo ấm phát cho tù nhân.

    Có yêu thương là có tha thứ. Dùng sức mạnh mà trị người không bằng lấy ân đức mà cảm hóa người. Dầu người ở ác ta vẫn lấy điều thiện mà xử thế. Tình yêu thương mở rộng cánh cửa, mở rộng vòng tay để đón kẻ sai lầm về chốn bình an, tốt lành. Tình yêu có sức mạnh lớn lao mà không có gì có thể cương nổi. Tổ tiên ta gần năm ngàn năm dựng nước, bảo tồn nòi giống với căn bản đùm bọc yêu thương. Thời nào có tình yêu là thời thịnh trị, dân được an cư lạc nghiệp.





    2 - Đt có tun - Nhân có vn


    Trong gia đình, mỗi người con một tính, xu hướng khác nhau, tiến theo nghề nghiệp, sở thích của mình. Dù đi làm ăn phương xa, gần, hoàn cảnh giàu nghèo, sung sướng hay khổ cực, lận đận cách nào tất cả những con người ấy khi nghĩ về cha mẹ đang ở quê nhà nơi mình đã sinh ra, được nuôi nấng và dậy dỗ đến trưởng thành, đều có một tâm thành mong muốn cha mẹ được sống khỏe mạnh nơi quê hương.

    Khi biết quê tổ mình bất an, dù khác chính kiến, mỗi người đều gạt tỵ hiềm cùng nhau trở về vấn an cha mẹ, bảo tồn quê hương, đấy là văn hóa nền tảng lấy gia đình làm gốc, lấy tổ quốc làm trọng.

    Dù 1000 năm đô hộ bởi phương Bắc, trăm năm bảo hộ bởi quân Pháp, văn hóa Việt vẫn tồn tại. Tại ương vận nước chưa hết nên một cơn hồng thủy bởi nhóm mặt người lòng thú đem lý thuyết ngoại lai cưỡng trùm lên dân tộc, hòng tiêu diệt nền văn hóa cổ truyền mà các bậc tổ tiên đã có công gìn giữ. Chúng bắt toàn dân theo chủ thuyết tam vô: vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo. Nhưng hồn dân tộc linh thiêng, chúng không thể nào đào tận gốc, bóc tận ngọn được.

    Năm 1954, nghe theo lời tuyên truyền hồ hởi, nước nhà độc lập, gia đình cụ giáo Nhàn ở lại. Cụ nghĩ rằng vào Nam chẳng biết sẽ sinh sống ra sao. Ở đâu cũng đất nước mình, lại còn mồ mả, ông bà tổ tiên đưa đi không được, để lại sao đành, lấy ai hương khói, phụng thờ.

    Duy, người con thứ hai sau khi đỗ tú tài vào học trường sĩ quan Đà Lạt ở trong Nam. Sau năm 54, gia đình cụ mất liên lạc với Duy. Từ đấy bặt tin tức. Cuối năm 1975, cụ giáo và người cháu nội trai khăn gói quả mướp từ Hà Nội vào Sàigòn tìm con. Tới nơi mới biết con cụ đã bị bắt đưa đi học tập. Cụ cố chạy chọt lo lót, cuối cùng người con đã được về.

    Gia đình hội ngộ sau bao năm xa cách. Cụ đã tâm sự với con như sau: “Năm 54, ba và các bạn thân thuộc ở lại đều ngỡ ngàng về chính sách cộng sản tai quái, độc ác mà chẳng dám nói ra. Ba lại thấy những người trí thức bằng cấp đấy mình từ ngoại quốc kéo về cùng với số khoa bảng ở nhà hồ hởi gia nhập chính phủ. Lúc đầu mọi người tin tưởng và rồi tất cả đã chui đầu vào rọ, biết ra đã muộn không có lối thoát.

    Dù đói khổ ba vẫn sống trong hy vọng chờ quân đội miền Nam sẽ đánh ra giải phóng miền Bắc. Không ngờ gông cùm miền Bắc đã trói buộc cả miền Nam. Sống bây giờ là hỏa ngục, đời ba chẳng còn bao lâu nữa, gặp con thế là đủ. Ba phải trở về Bắc, con phải hết sức khôn khéo tìm cách ra đi, và hãy tâm niệm lời ba dặn, con hãy dậy cháu cũng như ba đã dậy con những điều trước năm 54.

    Ba nhắc lại lần nữa: Yêu người là nhân, giúp người là nghĩa, kính trọng người là lễ, hiểu biết để xử thế sáng suốt là trí và thành thực là tin. Năm đức tính cao quý của người mình, con cháu hãy cố giữ lấy, dù ở đâu người ta cũng kính nể mình. Một điều nữa về anh con và một số người mà ba biết, con thắc mắc là phải. Chỉ vì thân phận cá chậu chim lồng, bị buộc chân buộc cẳng, muốn thoát ra cũng không được.” Chỉ vào người cháu nội, cụ nói:

    - Vẫn biết tuổi già có cháu là niềm an ủi, giúp đỡ nhưng ba đã chịu đựng hơn hai mươi năm nay, chúng đầy ải chiếm đoạt tất cả những gì chúng trông thấy từ vật chất đến tinh thần. Chúng bắt nói theo, làm theo, viết theo ý chúng, nhưng còn một thứ quí nhất trong lòng người chúng không hướng dẫn được là tình yêu, tình người, yêu thương giúp đỡ nhau trong bí mật, trong câm nín. Con cứ yên tâm đem cháu đi, đưa được mầm non nào thoát ách nô lệ, ra nước ngoài là dành lại tinh hoa cho đất nước sau này. Ba rất hy vọng con cháu rèn tâm luyện trí hướng về tổ quốc đang đau khổ tủi nhục trong đói rét.

    Gió đã đổi chiều, đất có tuần nhân có vận, hải ngoại cũng như nội địa người người đều mong thời thế xoay đổi. Chủ nghĩa cộng sản đến ngày mạt vận. Tại Nga Sô chúng đã lung lay, Ba Lan, Hung Gia Lợi đã nắm được thời cơ. Một Walesa tiêu biểu cho các nước chư hầu trong quỹ đạo Liên Sô. Chúng ta đang chờ một Walesa Việt Nam nổi lên thanh toán chế độ quá khích đó đi.

    Với chí nhẫn nại, cương quyết, tinh thần dân tộc còn tiềm tàng trong lòng mọi người mọi người ở nhà và hải ngoại, một ngày không xa sẽ liên kết, quật khởi quét sạch loài quỷ đỏ, kiến thiết lại quốc gia, đem no ấm và thanh bình cho dân tộc.


    (còn tiếp)

  2. #2
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,837

    3- Thành Ki
    ến Trng Nam Khinh N


    “Thân em như tm lụa đào
    Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”


    Chỉ với hai câu trên đã bộc lộ phần nào cái hình ảnh và thân phận người đàn bà Việt Nam trong xã hội ngày xưa. Thế nhưng địa vị của người phụ nữ trong gia đình Việt thật là quan trọng. Người đàn bà đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng một gia đình và đồng thời dựa vào những căn bản đạo đức - ảnh hưởng Nho học, lễ giáo - mà bảo vệ gia đình.

    Phải nói rằng người phụ nữ Việt là một dũng tướng. Quẳng vào cổ một loạt chữ, nào là nhẫn nhục, chịu đựng, hy sinh, nhưng kiên cường, can đảm, xông pha, phấn đấu trong những trận chiến của cuộc đời để bảo tồn gia đình mình.

    Dù giầu, dù nghèo, người con gái thời xưa phải lo làm lụng đầu tắt mặt tối. Từ những công việc đồng áng, đến những việc trong nhà, chợ búa, về đến nhà là kín cổng cao tường; bên con trai, cha mẹ lo tìm người kén chọn xong nhờ người mai mối. Thường đến khi cưới cô dâu mới biết mặt chú rể.

    Người con gái biết giữ giá trị của mình, dù biết người con trai hào hoa phong nhã, chữ nghĩa đầy mình, cũng đành ấp ú trong lòng vì tự ái. Chỉ có cơ may run rủi một ngày đẹp trời tới coi mắt xin cưới theo đúng phong tục, lể nghi cổ truyền.

    Từ khi giống du mục phương Bắc tràn xuống đô hộ nước mình đã đem chế độ độc tôn áp đặt, cai trị, nhất nhất phải theo chúng, cả đến cái dở dựa vào Tống Nho: tròng vào cổ người phụ nữ. Phải tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử, để người đàn ông có quyền năm thê bảy thiếp, biến người đàn bà thành nô lệ. Cho nên đã đi lấy chồng, người đàn bà nào cũng mong có con phòng khi người đàn ông không còn coi ra gì, trông vào con làm niềm an ủi, khi về già nhờ vào con.

    Tuy nhiên, với giòng giống kiên cường, tinh thần bất khuất, theo phong tục mẫu hệ, cái ách tam tòng ngoại lai do phương Bắc đưa lại cũng không ảnh hưởng là bao. Phần nhiều các gia đình vẫn theo truyền thống Việt Nho, giữ nghĩa trung dung bình đẳng (hai chữ bình đẳng bất thành văn). Có câu:

    “Lệnh ông không bằng cồng bà”

    Bà vẫn là chủ gia đình, còn đối ngoại ông vẫn là chủ nhân. Con cái vẫn phụng thờ “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn đổ ra.” Những răn đe của cha chưa chắc ảnh hưởng bằng lời khuyên lơn của mẹ. Người xưa thường bảo “Phúc đức tại mẫu” là thế. Người đàn bà vẫn là chủ phụ trong gia đình, điều khiển công ăn việc làm, coi sóc, nuôi nấng, dậy dỗ con cái.

    Còn những công việc nặng nề, lo toan, giao dịch ngoài xã hội vẫn thuộc về người đàn ông phải gánh vác. Người chồng vẫn là chủ nhân ông. Sự phân chia, phối hợp thật nhịp nhàng. Xã hội cổ xưa vẫn sống trong sự hòa hợp, tương kính trong vòng lễ giáo. Thời đó nhiều ông cũng lợi dụng cưới thêm có khi tới hai hay ba bà, nhưng bao giờ cũng được bà vợ cả đồng ý. Những bà vợ sau đều dưới quyền bà vợ cả. Với sự tính toán theo chế độ nông nghiệp, có thêm người giúp đỡ công việc đồng áng.

    Những bà vợ lấy thêm này cũng được nhà chồng đem trầu cau dẫn cưới đành hoàng và phải nộp “cheo” theo tục lệ từng làng như đôi bên mang chùm cau, chai rượu đến trình trước mặt ông tiên chỉ (người có uy thế nhất làng) để được danh chính ngôn thuận rồi mới làm đám cưới. Như thế đủ thấy quyền hạn của người đàn bà ra sao trong gia đình Việt Nam.

    Người xưa nói như sau: “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Khi còn nhỏ trẻ con như tờ giấy trắng, ông bà (nếu còn), cha mẹ hướng dẫn con cái dậy dỗ điều hay, lẽ phải. Khi dần lớn khôn, có bạn bè, rồi đi học hay ở ngay trong trường đời lúc phải giao thiệp, tiếp xúc với nhiều hạng người tốt đã đành, gặp người xấu mình có đủ năng lực cảm hóa được người ta, đưa về chính đạo, làm cho mình hân hoan thầm nghĩ biết ơn về nền giáo dục gia đình của mình.

    Đấy là con người biết giữ phẩm giá, hay trái ngược lại đã bị tha hóa dần rơi vào vực thẳm trụy lạc đến mất nhân cách, đưa khổ nhục về cho chồng, vợ con, làm ô danh tới ông bà, cha mẹ, dân tộc. Thời xưa cũng như ngày nay, dù những người quan cao, chức cả, những mệnh phụ hét ra lửa, khạc ra tiền, thiếu nhân cách, người ta cũng chỉ nể sợ ngoài mặt, sau lưng vẫn bị dư luận khinh miệt.

    Cũng như ngày nay chẳng ai yêu quý gì những bà, những ông thiếu bổn phận làm con, làm chồng, làm vợ, làm cha, làm mẹ, dù họ có bằng cấp đầy mình, chức tước cao, kiếm tiền nhiều, họ tự kiêu với cái họ có, thử hỏi họ đã giúp gì cho tha nhân, cho tổ quốc? Không thể đánh giá con người bằng vỏ bề ngoài là thế! Viết đến đây tôi lại nhớ đến một mẩu chuyện xưa như sau:

    Ông bà Phán Chi có bốn con: hai trai, hai gái. Con lớn nhất mới 12 tuổi. Gia đình sống trong cảnh đầm ấm, hạnh phúc. Ít lâu sau ông Phan hay đi sớm về khuya, có đêm không về nhà. Vợ có hỏi, trước ông còn cớ nọ, cớ kia. Dần dần ông không thèm trả lời, mặc bà cơm đợi canh chờ. Rồi sự gì sẽ đến đã đến. Một hôm ông đưa về nhà một người thiếu phụ ăn diện chải chuốt, hợp thời trang, giới thiệu với bà là một người bạn, hối hả đi làm cơm để thết đãi, bà Phan Chi vẫn vui vẻ tiếp đãi lịch sự. Được đà cứ mấy ngày ông lại dẫn bà bạn này về nhà để bà phải hầu.

    Tuy hiền nhưng bà đã hiểu dã tâm của chồng và người đàn bà kia tìm cách lấn dần. Một ngày kia ông dở trò vũ phu, thẳng tay đuổi bà đi khỏi nhà. Sức chịu đựng chỉ có hạn, ngay tối hôm đó chờ cho các con ngủ say, ông cũng đang trong giấc điệp mơ màng, bà dựng đầu ông dậy, lấy tay ấn vào trán chồng và bảo:

    “Tôi lấy anh có họ đưa họ rước. Anh cùng tôi lễ trước bàn thờ gia tiên nhà tôi để xin các cụ chứng giám lòng thành, rồi lại làm lễ trước mặt cha mẹ tôi. Cha mẹ tôi chước giám không bắt anh phải lên gối, xuống gối, nhưng sau ba vái anh đã hứa vợ chồng sẽ bắt chước tiên nhân tạo lập hạnh phúc gia đình cho đến mãn chiều xế bóng. Nay ăn ở với nhau đã bốn mặt con, trai có, gái có, anh trở mặt muốn đưa người khác về thế chỗ tôi.

    Này! Tôi nói cho anh biết, nếu muốn ngày mai anh hãy mời đôi bên cha mẹ họ hàng đến đây chứng kiến để các con chúng ta không phải chịu cảnh không cha hay thiếu me, để mọi người nhìn thấy bộ mặt của anh để định lại giá trị, tư cách, nhân phẩm của anh. Còn người đàn bà đó tôi không cần biết, không là gì với tôi cả. Tôi hạn cho tới ngày mai anh phải dứt khoát.”

    Dĩ nhiên, ông Phán Chi cũng hơi lùi. Sau đó bà kể với tôi như sau:

    “Tôi không khóc, không một lời van xin, cứ coi như tình yêu không còn, nhưng còn bổn phận phải bảo tồn thanh danh, chăm sóc con cái, kỳ vọng vào chung. Tôi cũng xoay sở các nghề thủ công từ làm bánh trái đến may thêu, kiếm thêm để bù vào chỗ anh ấy đã rút đi. Với sự cương quyết tôi vẫn giữ cho không khí gia đình bình thường như chưa hề có chuyện gì xẩy ra, các con tôi vẫn ăn học hồn nhiên. Ngày ngày chóng qua, nước trở về nguồn, lá trở về cội, nhưng hạng người ăn chơi đua đòi không đủ tiền cung phụng, tự nó sẽ rời bỏ để tìm nguồn tài trợ khác.”

    Từ câu chuyện này và có lẽ hàng trăm câu chuyện khác tương tự tôi mới thấy xã hội mình rất trọng lễ giáo dù có xẩy ra những sự ngang tai, trái mắt, sự chống đối chỉ thu hẹp trong gia đình một cách âm thấm, tích cực, vẫn có kết quả.

    Vận nước suy vi, chúng ta phải tha hương tị nạn, hội nhập vào miền đất mới, văn hóa mới với thành ngữ “Nhất đàn bà, nhì trẻ em, thứ ba là chó, thứ tư mới đến đàn ông.” Hy vọng chị em phụ nữ vẫn giữ được tinh thần Việt Nho, bình đẳng trong tâm hồn, tương kính như tân, trọng về tư cách, quý về tâm hồn đạo đức, phục về biết giữ phẩm giá con người.




    4- Chung Thủy


    Cuối thu gió heo may rải đồng êm dịu, mát mẻ. Mấy chậu cúc đại đóa vươn những nhánh cây bụ bẫm, xanh mướt, hứa hẹn những bông cúc lớn vàng ứng đầy chậu. Tay cầm cái chép vun đất vào từng gốc cây, trong trí óc suy tư, buồn bã, cụ Tổng Địch nhớ lại xưa khi Tâm, con trai cụ, còn bé. Mong con lớn lên đi học, cụ hết lòng chăm sóc, dậy dỗ con trong tinh thần lễ giáo, đâu có buông tha thái quá. Nay Tâm đã công thành danh toại phải tự hiểu và tự giữ lấy thân. Cụ nay đã già cũng muốn tâm hồn được thanh thản, sống thoải mái những ngày còn lại.

    Tiếng thở dài vọng từ trong nhà. Cụ bà da mặt nhăn nheo theo thời gian, thân hình gầy yếu chậm chạp bê mủng lúa ra sân cho gà ăn. Vừa đi vừa lấm bấm, phàn nàn vì nhớ cháu đã nhắn cho con dâu đưa cháu nội về với cụ và cũng để giúp trông coi vụ mùa ít lâu. Ngờ đâu con mình vì xa vợ, nghe theo bạn bè, có cơ hội sa ngã. Giận con, thương dâu, thương cháu, cụ nghĩ cũng phải một thời gian con mình sẽ nghĩ lại “Nước chảy về nguồn, lá rụng về cội.”

    Tâm là con một, tuy nhà không giàu có, dư thừa nhiều nhưng với sự tần tiện, bố mẹ cũng đủ cung ứng cho Tâm đi Hà Nội học sau khi đã tốt nghiệp trường phủ nơi sinh quán. Kỳ hè về nghỉ ở nhà, ông bà cụ Tổng đã để ý chọn Mai là người cùng làng, cũng là con nhà gia giáo, khuôn phép. Nàng hiền lành, thùy mị rất xứng đôi với Tâm. Tâm cũng rất hoan hỉ được bố mẹ chọn cho mình người phối ngẫu có nhan sắc, đức hạnh. Tuy chưa học xong nhưng nhà neo người, ông bà Tổng nuốn có cháu sớm nên xin nhà gái cho cưới theo tục lệ.

    Năm sau học xong, Tâm được bố làm ở phủ Thống Sứ Hà Nội. Đôi Tâm-Mai sống rất hạnh phúc. Đứa con trai đầu lòng càng làm tăng hạnh phúc lứa đôi. Hai cụ Tổng Địch sống hiu quạnh ở quê nhà nên lâu lâu Mai lại đưa con về chơi với ông bà nội cho đỡ nhớ. Tới vụ mùa, Mai thu xếp về quê nhà coi sóc, giúp đỡ cho bố mẹ chồng. Những dịp xa vợ con, bạn bè hay rủ Tâm đi chơi, tới nhà các bạn tập đàn, tập hát.

    Trong số đó bạn bè thường rủ Tâm đến nhà Yến. Bố mẹ Yến là người mê cờ bạc đến sa sút Chẳng làm ăn gì chỉ trông vào các khách tới nhà chơi, cờ bạc, tài bàn, xóc đĩa, tổ tôm, để lấy tiền hồ bởi vậy các con ông bà không được dậy dỗ, muốn sống buông thả thế nào cũng được. Con trai, con gái lớn xuýt xoát bằng nhau. Học hành lấy lệ và đua nhau ăn diện. Họ thường tổ chức khiêu vũ, mời các bạn tới nhà đàn hát hay rủ nhau đi chơi.

    Chi phí đã có những ông bạn xộp chia nhau gánh chịu. Nay anh này mai anh khác. Rồi đến lượt Tâm cũng tỏ ra hào hoa, rộng rãi. Vợ con ở quê nhà, không phải mang tiền về nên sẵn tiền Tâm hay rủ bạn kéo tới nhà ông bà Ấm để gặp bọn Yến, Xuân, Lan. Cô nào cũng ăn diện theo thời trang, nhan sắc khéo tô điểm lại vui vẻ săn đón. Lâu dần Tâm cảm thấy ngày nào không đến gặp các cô lại thấy nhớ nhung, bứt rứt.

    Thâm tâm ông bà Ấm biết gia đình chỉ sống bằng nghề cờ bạc bấp bênh, con cái lấy gì học đến nơi đến chôn. Con gái khó kiếm được chồng hẳn hòi như ý nên mỗi lần Tâm đến chơi, cả nhà Yến săn sóc chiêu chuộng. Trái cây, bánh mứt, lời ngon ngọt, ánh mắt đưa đẩy làm cho Tâm say mê. Đi làm về ngày nào cũng phải tới gặp Yến. Đến nỗi cuối tháng lĩnh lương xong là vội vàng đưa Yến đi ăn, đi sắm sửa.

    Yến biết rõ tình cảnh của Tâm và nàng thừa hiểu hết vụ mùa, vợ Tâm lại trở về nên Yến toan tính để chiếm đoạt Tâm. Tới lúc chín mùi, Yến ra điều kiện Tâm phải về nói với bố mẹ xin cưới nàng sau khi ly dị Mai. Tâm tuy rất mê Yến nhưng tình nghĩa với vợ nào kém gì. Năm năm chung sống với người vợ hiền lành, đoan trang, nào có tội tình gì. Chỉ vì nàng giữ bổn phận làm dâu, ngày mùa mang con về phụ giúp bố mẹ, lấy cớ gì mà phụ nàng. Còn thằng Chính nữa. Làm sao xa con cho đành. Để cho cha mẹ biết lại làm cực lòng các cụ.

    Thừa biết các cụ là người nghiêm túc, bảo vệ gia phong, không dễ gì lay chuyển lại thêm Tâm lần khần không quyết định dứt khoát bỏ được vợ cả, Yến càng thôi thúc. Nàng làm đủ hết mánh khóe mê hoặc, nói đã có thai, không thể để cho gia đình bị nhục nhã vì nàng. Tâm bối rối đành theo ý để mặc ông bà Ấm và Yến thu xếp làm đám cưới âm thầm với sự phụ giúp của mấy người bạn lãng mạn. Dĩ nhiên ở quê nhà cha mẹ Tâm và Mai nào hay biết.
    Yến ngang nhiên dọn về chung sống với Tâm. Khi ngày mùa đã hoàn tất. Mai viết thư cho Tâm hẹn ngày đem con về Hà Nội. Nhận được thư Tâm rất bối rối muốn thuê nhà riêng cho Yến, nhưng nàng không chịu nại cớ thuê thêm nhà tốn tiền, chờ Mai tới sẽ hay.

    Ít hôm sau khi Tâm còn ở sở, Mai về đến Hà Nội thuê xe về nhà. Đến nơi ngỡ ngàng khi thấy Yến. Người đàn bà đó đã nhận mình là chủ nhà và xác nhận nàng ta là vợ Tâm. Lấy Tâm chính thức, có cưới xin đàng hoàng và khuyên Mai nên về quê nhà an phận. Yến sẽ cấp dưỡng cho mẹ con nàng. Còn như cố chấp không chịu sẽ chỉ mang lấy thua thiệt vào thân.

    Trước những lời đe dọa của Yến cộng thêm với sự hỗ trợ của mấy người đàn bà to lớn, dữ dằn túm lại chửi bới, hùng hổ như muốn ăn tươi nuốt sống mẹ con Mai, Mai đứng lặng trong tỉnh cảnh phũ phàng, ngỡ ngàng không ngờ Tâm thay lòng đổi dạ để người đàn bà này đuổi mẹ con nàng ra khỏi nhà. Biết mình cô thế, không họ hàng thân thích, Mai đành chờ Tâm về có ba mặt một lời sẽ hay.

    Gần đấy có người bạn Tâm hiểu rõ tình cảnh, ái ngại cho Mai nên khuyên Mai tạm lánh sang nhà mình và đồng thời đưa tin cho Tâm. Không thể đương đầu nói với bọn nặc nô mà Yến đã bố trí sẵn, Mai đành nghe theo dắt con vào nhà bạn. Vừa đau khổ vì bị làm nhục vừa thêm tinh thần quá căng thẳng, thể xác mệt nhoài sau vụ mùa làm lụng vất vả, Mai sinh bệnh ốm mê man. Tâm được tin muốn đến thăm nhưng bị Yến quỷ quyệt bủa vây không rời chàng một bước. Sáng chiều Yến đưa đón tận sở, lại còn bóng gió nếu làm mất mặt bố mẹ nàng sẽ không yên với Yến. Một mặt nàng ve vuốt, chiều chuộng, rủ Tâm đi ăn đi chơi để không có thì giờ nghĩ đến vợ con.

    Từ hôm ở Hà Nội về quá uất ức Mai ốm mãi vẫn chưa khỏi. Nàng còn tự trách mình về giúp vụ mùa quá lâu, không ai săn sóc, cơm nước, ở nhà một mình buồn, có người rủ rê, lại được chiều chuộng, mê hoặc khó mà cưỡng nổi, sa ngã là vậy. Dù Tâm được giáo dục, dậy dỗ trong một gia đình nghiêm túc nhưng mình cũng phải bình tĩnh, nhẫn nhục chờ đợi. Một thời gian Tâm sẽ suy nghĩ lại, tranh chấp làm gì, nóng nẩy rùm beng chưa biết sẽ đi đến đâu, chỉ thấy làm cực lòng cho cha mẹ đôi bên. Tốt hơn nên tỏ ra cao thượng. Nghĩ như thế nàng mỉm cười thấy lòng thơ thới, dễ chịu.

    Từ đó sức khỏe phục hồi, nàng tìm việc làm, nuôi tằm, hái dâu, làm vườn, cấy rau, săn sóc con, trông coi việc nhà, giúp đỡ bố mẹ chồng. Công việc chiếm trọn thì giờ từ sáng đến chiều, nàng không để tâm nghĩ ngợi. Nay chỉ lấy công việc làm vui. Có ai hỏi thăm chuyện gia đình nàng chỉ nói lảng sang chuyện khác. Vả lại con người đã sa ngã đổi thay, còn đâu là tình yêu.

    Tình yêu không thể đi xin hay quỵ lụy, khóc lóc mà lấy lại được. Tình yêu từ đáy lòng phát xuất ra ngoài. Khi tình yêu vào tay người khác, mình có ý lấy lại chỉ là thứ tình miễn cưỡng. “Cóc chết ba năm quay đầu về núi.” Ngày kia châu về hiệp phố, lúc ấy gia đình mới bền vững. Phải có nếm trải sự đời, cay đắng điêu đứng rồi mới nhận chân được giá trị đâu là người vợ tâm hồn lý tưởng, người vợ se sua ăn chơi, cờ bạc, lêu lổng chỉ là hạng tạm bợ.

    Hai cụ Tổng Địch biết chuyện rất giận dữ và buồn phiền. Các cụ gửi thư thống trách bắt Tâm phải trở về với gia đình nếu không các cụ từ bỏ không nhìn mặt. Thư nào tới cũng bị Yến chận vất đi không cho Tâm biết. Tâm sống ngụp lặn trong cuộc sống buông thả, ăn chơi. Lương tháng đem về không đủ cho Yến chi tiêu và giúp đỡ bố mẹ mình. Ngày Tết đến, Tâm muốn về thăm cha mẹ, vợ con, nhưng trong túi chẳng còn đồng nào đành theo sự chi phối của Yến. Ăn chơi trác táng mãi sức khỏe hao mòn. Tâm ngã bệnh phải vào nhà thương Phủ Doãn.

    Tiền không có phải nhờ các bạn đồng sở phụ giúp. Yến lơ là thăm nom vì còn mải đi nhảy nhót, cờ bạc. Tiền không còn thì tình cũng hết. Tâm một mình nằm trên giường bệnh cô độc mới hối hận đã không giữ lời cha mẹ dậy: bảo trọng thân thể, giữ ngũ luân, ngũ thương. Ân hận vì mê muội theo đuổi lấy cô gái ăn chơi, phá tan hạnh phúc gia đình, bỏ vợ bỏ con, bất hiếu với cha mẹ, bỏ bổn phận thăm nom cấp dưỡng, còn mặt mũi nào trở về quê nhà mình nhìn người thân.

    Đang lúc phẫn hận, tâm hồn xao xuyến lại có mấy người bạn đến thăm khuyên anh viết thư tạ lỗi bố mẹ và vợ để được tha thứ. Như vậy có chết cũng an tâm.

    Được tin, Mai vội đi Hà Nội không nghĩ giận hờn mà chỉ mong tới gặp chồng săn sóc cho chàng đỡ tủi. Gặp lại vợ trong hoàn cảnh đau yếu, túng thiếu, Tâm xót xa, hổ thẹn muốn xin tạ lỗi. Mai vội vàng gạt đi không muốn nhắc đến chuyện đã qua, chỉ khuyên nhủ chồng an lòng dưỡng bệnh. Phấn khởi được vợ săn sóc, tha thứ, Tâm hồi phục mau chóng. Đến lúc khỏe hẳn, hai vợ chồng quyết định đưa nhau về quê sống với bố mẹ.

    Sự nhẫn nhục, chịu đựng của người đàn bà Việt Nam thật đáng ca ngợi. Cái giá mà Mai đã phải chịu đựng rồi cũng được đền bù xứng đáng. Cứ giữ lòng thủy chung, trọn vẹn với tình nghĩa, vừa phải với lòng mình, không hổ thẹn với người.

    (còn tiếp)

  3. #3
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,837
    5- Người Hiền Phụ



    Có những câu chuyện qua đi không bao giờ nhớ đến nhưng cũng có những chuyện in sâu mãi trong tâm trí tôi không quên được. Câu chuyện xẩy ra đã lâu khi tôi còn trẻ. Dạo đó tôi hay theo mẹ tôi xuống đường Trương Minh Ký thăm cô chú tôi. Một lần, hôm đó cũng vào sau bữa trưa, mẹ tôi và cô đang nói chuyện ở phòng khách, chợt có tiếng chuông reo ngoài cửa. Người khách mới đến là một thiếu phụ khoảng ngoài 30, trông hãy còn trẻ lắm trong chiếc áo cánh đơn sơ và quần đen ngả mầu. Cô tôi tiếp bà ta và câu chuyện về sau được cô tôi kể lại như sau:

    Cô chú tôi vốn làm nghề thầu xây cất nhà cửa. Công việc bận rộn, người làm ra vào luôn luôn. Trong số nhân công có anh Tám thợ mộc mới vào làm, coi người hiền lương vậy mà nổi lòng tham ăn trộm hết những đồ nữ trang của nhà chủ là cô tôi. Và người đàn bà đến hôm đó là vợ anh ta. Trong bộ cánh giản dị, nghèo nàn, bà ta đến gặp cô tôi để kể về chồng mình.

    Vẻ mặt thiểu não, cứ đứng nguyên chỗ, sau khi cô tôi nhắc mời lần thứ ba chị ta mới ngồi xuống ghế ở góc nhà. Chị ta tự nhận là vợ anh Tám thợ mộc rồi kể lể. Cách đây hơn tuần lễ khi anh cai thợ về nói chị mới biết chồng chị đã ăn trộm nhà chủ và đi biệt không có về nhà. Chị ráng chờ đợi xem chồng chị có đưa về vàng, bạc hay món đồ ăn trộm chị sẽ giữ lại để đem trả cho chủ.

    Cho tới hôm qua, chồng chị về nhà với hai bàn tay trắng, thân hình tiều tụy sau khi đi cờ bạc nhẵn túi. Vốn tính máu mê cờ bạc, đi làm được bao nhiêu cũng cờ bạc, ở nhà có vật gì đáng giá cũng cầm bán để cờ bạc, khuyên nhủ năn nỉ cũng vô hiệu, chị chỉ đành đi làm rau cháo nuôi con một mình. Thấy anh em rủ đi xa, hy vọng chồng sẽ bớt cờ bạc, không ngờ mê muội sinh ra ăn trộm, chị rất lấy làm xấu hổ, nhà không có vật gì đáng giá có thể đem bán lấy tiền trả đền ông bà chủ.

    Nói xong, hai mắt chị rớm rớm nước mắt, thò tay vào bên trong áo bà ba, chị tháo ra chiếc dây chuyền vàng nhỏ đang đeo cổ, chị nghẹn ngào nói đây là chiếc dây chuyền khi đi lấy chồng bố mẹ đã cho hôm cưới, chị vẫn đeo ở cổ dù túng thiếu mấy cũng không dám bán, cho đến bây giờ thấy chồng đi ăn trộm là phạm tội, chị ân hận không có đủ để đền trả những món đồ chồng đã ăn trộm, chỉ còn chiếc dây chuyền đáng giá này trừ được bao nhiêu còn lại xin tha thứ cho chị, nếu sau này khá giả chị kiếm được sẽ xin trả lại vì biết ông bà chủ phải làm cực khổ mới có.

    Không cầm chiếc dây chuyền, cô tôi vui vẻ nói:

    “…chúng tôi không truy tố anh ấy, cũng không lấy dây chuyền của chị, hãy đeo vào cổ, chị cứ yên tâm về nhà đi làm nuôi con không phải nghĩ đến sự trả lại nữa, tôi quý ở tính ngay thẳng của chị đã nghĩ đến anh ấy phạm tội, có ý đền trả lại cho chồng, cũng ít người được như chị.”

    Chị Tám rất cảm động cám ơn cô tôi một lần nữa để xin phép ra xe cho kịp chuyến xe về Cần Thơ. Mẹ và cô tôi cứ ngồi nhìn theo chị Tám vừa thầm nghĩ và phục một người đàn bà nhà quê sống lam lũ thiếu thốn, bên trong tấm áo bà ba cũ kỹ ẩn giấu một tâm hồn ngay thẳng trong sáng, nếu đem so sánh còn cao hơn một bậc với những mệnh phụ phu nhân phủ đầy gấm vóc hạt xoàn đá quý, nhưng lại chỉ bao bọc một tâm hồn bệnh hoạn, chỉ biết xúi chồng tham nhũng ăn hối lộ. Đó cũng chỉ là một hình thức ăn trộm, ăn cướp!



    6- Mới và Cũ



    Suốt trong mấy chục năm đầu dưới sự cai trị của Pháp, những tư tưởng dân chủ do các triết gia Pháp như Rousseau, Voltaire, Montesquieu đề xướng bên trời Âu đều bị người Pháp dấu nhẹm. Giới quan lại xuất thân trong Nho giáo, sống xa rời người dân, mặc nhiên vạch rõ giai cấp. Chỉ riêng giới sĩ phu thức thời lúc đó mới thấy được hiểm họa của chính sách đô hộ của người Pháp, các cụ tự ý mở trường để phổ biến những kiến thức Tây phương mới mẻ (1907). Chính quyền bảo hộ dĩ nhiên chống đối và giam giữ những người mở trường.

    Tuy thế luồng sóng canh tàn đã bắt đầu manh nha từ thời kỳ đó. Năm 1917, Pháp mở trường Albert Sarraut ở Hà Nội, bỏ thi cử khoa bảng năm 1917, mở thêm trường Cao Đẳng Hà Nội năm 1918. Cùng lúc đó cụ Phan Bội Châu, tấm gương sáng ngàn đời, truyền bá lý tưởng dân chủ. Tiếp nối với phong trào Đông Du (1905-1939) và rồi Việt Nam Quốc Dân Đảng, phong trào canh tân bừng lên mạnh mẽ trong giai đoạn này. Thế hệ mới này được đào tạo ở các trường Pháp–Việt.

    Năm 1927, ông Nguyễn Thái Học và một số đồng chí thành lập Nam Đồng Thư Xã, một nhà xuất bản ở Hà Nội, để hoạt động, truyền bá tư tưởng dân chủ qua sách vở và báo chí. Phương tiện đó cũng chỉ được phổ biến hạn hẹp ở các thành phố, ít khi về đến thôn quê vì dân ta thời đó hãy còn bị nạn mù chữ.

    Đến các làng mạc, phong trào này chỉ ảnh hưởng trên một thiểu số những gia đình khá giả. Luồng gió mới đó đã được các thanh thiếu niên đón nhận nhiệt liệt. Các thanh niên thay áo dài bằng âu phục gọn ghẽ, các thiếu nữ bỏ khăn quấn tóc bằng vấn tóc trần hay đổi mới nhanh hơn chút nữa bằng cách búi gọn sau gáy. Những chiếc quần lụa trắng tươi sáng thay thế quần lĩnh tỉa. Áo dài có tà thay bằng áo kiểu Lemur…

    Từ những sự thay đổi bên ngoài đó đến những thay đổi sâu xa bên trong, tôi muốn nhắc đến những người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn đó. Không phút chốc mà vứt bỏ những lễ giáo xưa nay ảnh hưởng nặng nề của Khổng giáo để bước sang tân học của Tây phương.

    Phái nam có thể dung nạp dễ dàng không như người phụ nữ Việt với bản chất rụt rè, kín đáo. Nhất là trong đời sống gia đình làm thế nào để dung hòa giữa cái mới và cũ hầu bảo tồn hạnh phúc gia đình nói riêng, phát huy tinh thần đạo đức, làm đẹp mẫu người đàn bà Việt Nam nói chung. Từ những ý nghĩ đó, tôi nhớ lại câu chuyện dưới đây của một người bạn thuở đó.

    ***

    Trên một chuyến xe lửa từ Ninh Bình ra Hà Nội tình cờ tôi gặp một người đồng hương với dáng điệu u uất, đôi mắt buồn bã nhưng cương nghị. Một lúc khá lâu tôi mới nhận ra Bình. Đã lâu lắm từ lúc lập gia đình đến nay mới gặp lại. Những ngày tháng còn trẻ đã qua lâu lắm rồi. Chúng tôi trao đổi với nhau những câu hỏi thăm thông thương để hâm nóng lại tình bạn nhạt dần với thời gian. Và trên suốt chặng đường dài tôi đã được nghe tâm sự Bình, tâm sự của một người đàn bà Việt Nam trong buổi giao thời ấy, với rất nhiều kính phục.

    Dự, chồng của Bình là một giáo sư, sinh trong một gia đình theo nếp sống quan liêu, hấp thụ văn minh Tây học, có kiến thức đấy nhưng là một thứ kiến thức bao gồm kiêu hãnh, tôn trọng về văn bằng, chức tước, vẻ sang trọng hào nhoáng bên ngoài.

    Bình xuất thân từ một gia đình Nho giáo, tuy có được cắp sách đến trường nhưng nàng chỉ được học hết bậc tiểu học (vì ở thôn quê với quan niệm cổ xưa: con gái không cần học nhiều), sau đó ở nhà giúp đỡ gia đình. Tuy thế Bình rất thích học hỏi, thích đọc sách báo để trau dồi kiến thức. Những tờ báo như Trung Bắc, Tân Văn, Ngọ Báo, Nam Phong, Phong Hóa, Ngày Nay, Vịt Đực, Tiểu Thuyết Thứ Năm, Tiểu Thuyết Thứ Bảy… Những thay đổi, những ý tưởng mới mẻ Bình đã đọc, đã biết đến. Về mặt kiến thức, Bình không thua kém chồng nàng bao nhiêu, chỉ không tân học như chồng mà thôi.

    Nhưng nếp sống gia đình quả có nhiều khác biệt. Những dịp giỗ, Tết, hôn, tang, khi về thăm nhà Bình cứ phải nghe Dự chồng nàng chê bai về nếp sống thôn quê. Từ họ hàng đến anh chị em đều bị Dự chê. Người này bị chê gàn, kẻ kia cổ hủ. Bình biết Dự chê có chỗ đúng chỗ sai. Quan niệm đời sống thành thị và thôn quê khác nhau (Bình kể với tôi đến đó bằng giọng bùi ngùi mang ít nhiều chua chát). Chẳng gì những lời chê bai của chồng cũng chạm tự ái nàng. Bình chỉ muốn sống đơn thuần, binh dị, không gò bó.

    Trái lại về nhà chồng, mỗi khi gặp ai hay ra ngoài tiếp xúc đều phải nói năng cẩn thận, ý tứ, cư xử theo một nếp sống mới như ý cả nhà chồng. Dự xét nét từ cách ăn mặc, coi nàng như một người kém hiểu biết. Dự rất ít khi đưa nàng đi đâu cùng đường, như sợ làm tổn thương danh giá mình. Dự hấp thụ những tư tưởng Tây phương mới mẻ một cách dễ dàng. Sự khác biệt giữa hai vợ chồng cũng khá nhiều. Với tâm hồn chất phác nhưng có ý chí quật cường. Bình ẩn nhẫn chịu đựng.

    Nàng tìm cách đi buôn bán, có lẽ đó là lối thoát duy nhất. Gặp thời vận nàng buôn bán mỗi ngày một khá. Khi có tiền tự nhiên nhiều kẻ nể vì, vì đã chịu sự giúp đỡ. Anh chị em trong họ và ngay chính Dự chồng nàng cũng phải phục sự thành công của nàng. Nhưng đời sống ít nhiều vẫn còn bị những va chạm giữa “mới và cũ”. Bình đứng ngập ngừng ở bên ngoài, nhìn những đổi mới của xã hội với đội mắt dè dặt. Nàng cũng tự ép mình để học khiêu vũ, may mặc theo kiểu này, kiểu nọ để đi với chồng trong những buổi tiếp tân.

    Bình thấy khổ sở không phải vì không thích xa hoa nhưng vì nàng thấy mình không thể hợp với đời sống đó. Nàng nghĩ đến những đứa con còn nhỏ dại. Bình cũng thừa hiểu không theo kịp đà tiến đổi mới, không kiểm soát hành vi chồng nàng, có thể một ngày kia Dự sẽ bị sa ngã chỉ vì ham muốn những cái mới lạ. Nhưng nàng chỉ để ý cầm chừng, miễn Dự đừng sa ngã tới mê muội là được.

    Một hôm Bình về quê ngoại thăm bố mẹ, Nàng hỏi cụ Tú:

    -Thưa Thầy con phải xử như thế nào?

    Bình kể cho cha mẹ nghe những dị biệt giữa hai nếp sống. Từ cách ăn mặc, đi đứng đến lời ăn tiếng nói. Còn nói gì đến những ý nghĩ, suy tư.

    Cụ Tú đã khuyên Bình nên “dung hòa”, cố giữ được gia phong, đạo đức, Có đạo đức, có quân bình hầu giữ vững được hạnh phúc gia đình. Bà cụ Tú thêm vào:

    - Con hãy kiên nhẫn Bình ạ. Một câu nhịn chín câu lành.

    Bình kể với tôi như sau. Khi về sống trong gia đình nhà chồng, nàng phải mặc quần trắng, áo mầu. Đi đâu cũng phải son phấn. Nhưng khi về thăm gia đình mình Bình phải thay áo mầu bằng áo nâu, quần đen như khi còn con gái ở nhà. Sau đó mới dám ra chào bố mẹ. Hai cuộc sống cứ đối chọi nhau. Mỗi khi Bình sơ hở điều gì, chị em nhà chồng lại dè bỉu: “đồ nhà quê” hay “ở trong lũy tre nào biết gì”, “Biết gì” đây có nghĩa là không biết chưng diện theo lối mới, nói năng cư xử phải theo lối mới, bàn về luyến ái pha màu sống sượng mới hợp thời trang. Phải biết hát, biết thưởng thức âm nhạc…

    Bình đã cố gắng dung hòa để mà sống. Không biết Dự có bao giờ biết đến nỗi khổ tâm của nàng không? Bình qua những kinh nghiệm và hiểu biết đó nàng giáo dục con cái một cách cởi mở không gò bó trong nền nếp cũ giả tạo nhưng cũng không qúa phóng khoáng chạy theo cái mới lố bịch để đi đến chỗ sa đọa. Bình dậy con lấy khuôn phép đạo đức làm nền tảng.

    Dự qua đời sau một cơn bạo bệnh bất ngờ. Trong những giây phút cuối cùng Dự cũng yên lòng ra đi vì biết vợ sẽ chu toàn mọi bổn phận cho gia đình. Mặc dù những dị biệt không sao thay đổi được giữa Dự và Bình nhưng sự ra đi vĩnh viễn của Dự đã làm Bình đau đớn không ít.

    Tôi thấy được sự buồn bã, cô đơn của Bình. Tôi thầm khâm phục nàng. Bình đã biết dung hòa giữa cái mới và cái cũ, đã quân bình được tinh thần đến vật chất. Nàng đã biết chọn cái hay của nếp sống cũ cũng như mới để mà hòa hợp cho chính mình và rồi nuôi dưỡng thế hệ con cái nàng cũng dựa vào sự hòa hợp đó.

    Viết đến đây trên xứ người tôi tự hỏi không hiểu người phụ nữ Việt Nam sang đến xứ này có bị giằng co, xung đột giữa cái mới và cũ như cách đây mấy chục năm chúng tôi đã trải qua chăng? Liệu cái hay, cái đẹp của ta và của người có được dung nạp để bổ túc cho nhau không hay ta chỉ nhặt cái dở của người để làm băng hoại đi nền đạo đức cổ truyền của người Việt Nam?


    ( còn tiếp)

  4. #4
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,837


    Chuyện Bất Ngờ
    Đêm Ba Mươi



    Dựng chiếc xe đạp ngoài hè, Hải máng chiếc mũ lên mác, cởi áo veste vắt tạm vào ghế, vừa ngồi xuống để cởi giầy, miệng hỏi:

    -Các em đâu u già?

    Một bà già chừng 60 tuổi đang bưng thau nước để lên kỷ với câu mời:

    -Cậu ra rửa mặt, em Quỳ nóng đầu đang ngủ trong phòng. Hùng chơi bên hàng xóm.

    Hải chặc lưỡi:

    -Trời nóng quá. Tối nay có thể mưa. U đã cho em uống thuốc gì chưa? Thôi được để tôi xem có cần uống thuốc gì hay phải đưa đến phòng mạch bác sĩ.

    Hải vội vàng rửa mặt xong vào phòng thăm con. Sờ trán con bé cũng không nóng lắm. Trở về phòng khách chàng ngồi phịch xuống ghế nhìn vào khoảng không thở dài. Từ ngày Nhung bỏ nhà ra đi, các con nhớ mẹ chúng khóc bỏ cả ăn. Ban đêm đang ngủ giật mình thức giấc không thấy mẹ lại khóc inh ỏi, dù có u già dỗ ngọt, dọa dẫm ông ba bị, ông ngoáo ộp… cũng chỉ tạm một lúc, hay có khi khóc quá mệt chúng ngủ thiếp đi. Chúng có ngủ thì chàng mới ngủ được.

    Mỗi chiều đi làm về, Hải tự tay tắm rửa cho con, thay quần áo, cho con ăn. Chúng ăn xong chàng mới ăn. Phần dọn dẹp u già lo. Chàng dẫn hai con ra phố chơi. Vừa đi vừa trả lời những câu hỏi ngây thơ của con. Chàng sợ nhất buổi tối khi các con nhớ mẹ chúng lại hỏi: “Bố ơi mẹ đi đâu không về. Con muốn mẹ.” Từng câu từng câu làm chàng như đứt từng khúc ruột.

    Bốn năm về trước sau khi đậu vào ngành hỏa xa, Hải được bổ làm trưởng một ga thuộc tỉnh Ninh Bình. Cuộc sống đã yên, chàng nghĩ đến chuyện lập gia đình. Tin đi mối lại mấy đám do cha mẹ họ hàng kiếm tìm Hải đều không bằng lòng. Được mới đi phù rể cho người bạn ở Hà Nội lại là một dịp để tìm ý trung nhân. Cũng đúng, phù dâu, phù rể, người nào cũng đẹp như là đám tiên đồng, ngọc nữ giám phàm. Các cô các cậu được dịp múa môi, chú ý làm quen bắt cầu. Không bao lâu lại tới đám cưới Hải - Nhung.

    Đang sống trong khung cảnh nhộn nhịp nay sinh nhật này mai lại có tiệc mừng hay tiễn chân luôn có dịp để khiêu vũ vui chơi là dịp các bà, các cô, khoe khoang kiểu tóc, mầu áo, bây giờ theo chồng về sống ở một phủ lý nhỏ bé, buồn hiu. Nhung như con chim bị nhốt trong lồng, buồn bực, chán ngấy cả bổn phận làm mẹ, làm vợ. Hải cũng hiểu tâm trạng của nàng nên cũng luôn đưa nàng về Hà Nội cho nàng vui chơi.

    Tuy nhiên với công việc. Hải không thể chiều mãi được, khuyên nhủ mong nàng giữ bổn phận chăm sóc con cái làm vui. Nhưng chẳng được mấy ngày, ham chơi, ỷ lại vào sắc đẹp nàng lại ra đi với một số tiền lấy của chồng đem theo ăn tiêu. Hết tiền, bồ bịch bỏ rơi, lang thang không biết về đâu. Nhung nhìn quanh, chỉ còn ít ngày nữa đến Tết, người ta đi mua bán sắm sửa quà cho bố mẹ, quần áo mới cho con hay kéo nhau về quê ăn Tết.

    Nàng chạnh nghĩ đến mình. Cũng có nhà, có gia đình chồng con đầm ấm vui vẻ mà không dám về. còn mặt mũi nào giáp mặt chồng con nữa. Chỉ vì mình bồng bột, dại dột nghe theo những lời tán tỉnh nịnh hót với hạng người lẻm mép phỉnh gạt đến nỗi thân tàn ma dại. Ôi! Thương con làm sao, nhớ con làm sao! Nhung thấy quay quắt đau khổ quá sức. Làm cách nào được gặp các con bây giờ?

    Trời về chiều oi ả. Con đen vần vũ tới. Sấm chớp ầm ầm. Gió thổi ào ào làm các cánh cửa sổ mở ra đóng vào kêu lách cách. Trời tối sầm với những đám mây đen giăng kín. Mỗi khi có tia chớp lóe mới nhìn rõ cảnh vật bên ngoài. Cơn mưa trút xuống thật nhanh Hải vội vàng đi đóng lại các cửa cho khỏi hắt nước vào nhà. Càng về đêm mưa càng lớn. Ít khi có cơn mưa lớn về cuối năm như hôm nay nhất là vào ngày 30 Tết. Đưa các con đi ngủ xong, chàng ngồi trầm ngâm nghĩ sáng mai là mồng một Tết phải bỏ tiền sẵn vào phong bì để lì xì cho các con và u già rồi đưa chúng đi chúc Tết các nhà bạn bè lối xóm quen thuộc.

    Có tiếng động như vật gì xô vào cửa làm Hải giật mình. Chàng kéo màn cửa nhìn ra ngoài, một người đàn bà ngã gục trước cửa. Hải gọi u già ra phụ với chàng vực người đàn bà vào nhà. Trong ánh sáng căn phòng Hải ngỡ ngàng nhìn người đàn bà đang nằm hôn mê. Nhung! Sao ra nông nỗi này.

    Chàng dục u già lấy quần áo ra thay cho Nhung và đưa nàng vào phòng. Thoa dầu nóng, đắp mền và ngồi chờ Nhung hồi tỉnh. Bụng đói lại gặp cơn mưa, quá mệt mỏi nên Nhung kiệt sức. Một lúc sau nàng tỉnh dậy, u già như đã hiểu vội đưa bát cháo ép nàng ăn. Nhung ứa nước mắt nói với u già:

    -Tôi muốn gặp chồng con lần này rồi tôi đi ngay không dám phiều u nữa đâu.

    Từ lúc đưa Nhung vào nhà thấy nàng tiều tụy, quần áo lôi thôi, đúng là cảnh đường cùng mới trở về, Hải trong lòng rất giận nên giao cho u già săn sóc rồi ra phòng khách ngồi ôm đầu bóp trán suy nghĩ. Mình không bạc đãi nàng. Đang sống trong cảnh hạnh phúc gia đình với chồng con, nhàn nhã không phải làm gì, bếp nước, săn sóc con cái đã có u già. May mặc tự ý, thế mà không biết an phận, đua đòi khiêu vũ mới ra người văn mính, đam mê ánh sáng đèn mầu, bị người mê hoặc rủ rê đến nỗi bỏ con bỏ chồng, bây giờ tàn tạ thật lòng có hối chưa?

    Trong lòng Hải vừa giận vừa thương, xô ghế đứng dậy vào trong phòng nhìn hai con đang ngủ. Thằng Hùng nằm xoay ngang tay nắm lại như đang nghịch vật gì. Con bé Quy hé miệng cười mơ, môi đỏ thắm, mặt bụ bẫm hồn nhiên như hai thiên thần nằm ngủ. Nếu như sáng mai thức dậy, hai con mình biết mẹ nói trở về nhà mà không được gặp, chúng sẽ khóc hơn đòi gặp mẹ, biết nói sao với các con. Không trách ngoài mặt trận không khó bằng tự thắng mình. “Muốn thắng phải biết tự kềm chế mình, biết tha thứ cho người. Vì các con, ta quyết định quên lỗi lầm của nàng”.

    Hải bước sang phòng bên thấy Nhung đã ngồi lên, chàng tười cười hỏi:

    -Em đã thấy khỏe lại chưa?

    Nhung ứa nước mắt nức nở nói không thành lời:

    -Em biết tội đã nhiều. Em hối hận đã bỏ anh và các con ra đi tìm những cuộc vui phù phiếm, sa chân vào vòng tội lỗi, không còn mặt mũi nào dám trở về. Quá nhớ con em trở về từ sớm nhưng không dám ra mặt cứ núp hết chỗ nọ đến chỗ kia để nhìn con. Không ngờ lại gặp cơn mưa, phần vì nhịn đói từ sáng mệt quá nên em ngất đi lúc nào không biết. Xin anh tha lỗi và cho phép em nhìn và hôn hai con một lần nữa rồi xin từ biệt. Em xấu hổ biết mình không xứng đáng là vợ của anh và là mẹ của hai con.

    Nhung nói chưa hết câu Hải đã vội vàng nắm hai bàn tay lạnh giá của nàng và nói:

    -Em đã hối hận và trở về, anh rất mừng cho các con.

    Chàng yên lặng một lúc và nói tiếp:

    -Từ nay có em ở nhà săn sóc dậy dỗ con cái. Trước đây không có em dù anh săn sóc chiều chuộng cách mấy chúng vẫn cảm thấy thiếu tình mẫu tử. Chúng ta hãy quên đi quá khứ vì con. Hãy bắt đầu một cuộc sống mới, cứ coi như em đi xa, vắng nhà một thời gian bây giờ mới về.

    Được lời như cởi tấm lòng, Nhung ngẩng mặt lên nhìn chồng bắt gặp đôi mắt trìu mến của chàng, biết chàng đã tha thứ. Nàng cúi đầu nói nho nhỏ:

    -Em cám ơn anh đã lấy lượng bao dung tha thứ lỗi lầm cho em. Từ nay em quyết tâm sửa đổi tính nết xứng đáng là người vợ ngoan của anh, mẹ hiền của các con.

    Hải vui vẻ nắm tay Nhung sang phòng các con. Chàng đánh thức các con dậy. Mẹ con ôm nhau trong vui sướng, sum họp.


    ***

    Gia đình là nền tảng của dân tộc, của xã hội. Vận nước lâm nguy, “Nhân tài như sao buổi sớm, tuấn kiệt như là mùa thu”. Trông vào các gia đình có ổn cố, bố mẹ biết an phận, sống chung thủy với lòng thương vô biên của cha mẹ với sự giáo dục thận trọng, con cái mới có môi trường tiến để phát xuất nhân tài.




    Người Mẹ Việt Nam



    Trong ánh nến lung linh, khói nhang nghi ngút mở tỏa trên bàn thờ. Đàn cúi đầu lặng nhớ đến mẹ. Người mẹ đáng kính, hình bóng thân yêu, quí trọng đó đã nằm yên nghỉ mãi mãi. Hơn bao giờ cả. Đàn mơ được bé nhỏ lại, được trở về với mẹ, sống bên mẹ, bên sự yêu thương đùm bọc êm ấm của mẹ mình.

    Đàn mồ côi cha từ thuở lên tám. Bao nhiêu tình yêu và niềm tin mẹ chàng đặt hết vào Đàn và đứa em gái chàng, Hiền. Trong trí nhớ của đứa trẻ lên tám dạo đó và cũng như lúc này đây khi đã trưởng thành, mẹ chàng tượng trưng cho sức mạnh vô biên; tâm hồn mộc mạc, bình dị đó mang một niềm tin tuyệt đối vào những hiếu, nghĩa, trung, tín, những điều đã thâm nhập, ăn sâu vào tâm khảm bà mặc dù mẹ chàng không biết chữ nghĩa. Bà đã ở đây, bôn ba dầm sương dãi nắng nuôi con khôn lớn.

    Đàn chợt thấy cay mắt, lòng nhói đau khi nhớ đến mẹ đã hy sinh, cố công dạy bảo, khuyến khích Đàn đi học để được như ngày nay, để được nở mặt nở mày với xóm làng.

    Mẹ đã ru chàng bằng những câu ca dao đượm tình người, tình quê hương. Đàn đã ngủ yêu trong vòng tay mẹ với những câu vè, câu hát ca tụng những gương sáng, những điều hay lẽ phải. Bà đã dậy dỗ Đàn qua chính những công việc, cách hành sử của bà. Những ngày giỗ chạp Đàn và em gái thường theo mẹ đi tảo mộ tiên nhân. Trong nhà dù nghèo khó nhưng lúc nào mẹ chàng cũng giữ bàn thờ tổ tiên sạch sẽ, tươm tất.

    Có miếng gì ngon cũng đặt lên bàn thờ chồng, nhường cho con. Trong tâm hồn đơn sơ ấy, bà đã không biết dùng những lời văn hoa, cầu kỳ để dậy dỗ anh em chàng nhưng chính những việc làm của bà đã là gương sáng cho anh em Đàn noi theo.

    Đàn còn nhớ như in căn nhà mà chàng đã sinh ra và lớn lên ở thôn Đoài. Căn nhà nhỏ ba gian, hai chái, mái lợp rạ, sàn đất nện lâu ngày xậm mầu và phẳng lì. Mẹ chàng trồng đủ loại rau từ rau đay, mồng tơi đến xu hào, cải bẹ… Trong nhà, bàn thờ tổ tiên đặt ngay ngắn ở căn chính giữa. Bộ bàn ghế bằng gỗ tạp màu nâu cạnh đấy. Bức mành trúc theo với thời gian bóng loáng treo ở cửa ra vào.

    Vào những ngày Đông lạnh căm căm, gió lùa qua phên cửa đập phần phật. Ba mẹ con Đàn trùm chiếu nằm ủ trên giường tre ọp ẹp góc phòng. Mặc dù nghèo khổ nhưng tình thương của mẹ đã bao trùm tất cả. Dạo ấy chắc cũng nhiều người ngấp nghé nhưng mẹ chàng đã nghiêm mặt quay lưng đi mặc cho những lời đùa cột, tán tỉnh của bọn trai trong làng. Bao nhiêu tình thương mẹ chàng đã dồn cả cho anh em Đàn.

    Nhà chàng nằm sát cạnh trường học làng. Cụ đồ Phủ đã luống tuổi, lều chõng đôi ba phen không thành, bất đắc chí về làng mở trường dậy trẻ. Tiếng thày đồ giảng bài vang vang cả ngày. Có lẽ Đàn cũng thấm nhuần không ít. Dạo Đàn còn nhỏ, mỗi lần mẹ chàng thấy giấy có chữ rơi ở dưới đất hay ở ngoài đường, bà đều lượm về và kính cẩn đốt đi. Dù không có học nhưng lòng kính trọng chữ nghĩa thánh hiền của bà thật đáng ca ngợi.

    Mẹ chàng thường khuyên bảo Đàn không được nghịch hay xé giấy học làm diều thả chơi. Lúc còn ấu thơ, Đàn nào hiểu được ý nghĩa những lời mẹ khuyên răn. Hình ảnh mẹ cúi đầu nghiêm trang đốt những mảnh giấy mầu ngà với những đường nét số, ngang của mực đen, nói lên được cái lòng kính trọng, niềm tin mãnh liệt. Đàn tự nghĩ mình đã không theo được mẹ để dậy những đứa con chàng như vậy.

    Câu chuyện khác xẩy ra đã lâu lắm nhưng mỗi lần nhớ đến Đàn đỏ mặt ngượng ngùng vì lầm lỗi đã phạm, đồng thời cũng đau lòng vì đã làm buồn lòng mẹ. Năm ấy vợ chồng sinh đứa con thứ sáu. Đàn mất chân thư ký nhà in ở trên tỉnh, nhà lâm vào cảnh túng quẫn. Trở về làm ruộng quần quật suốt ngày cũng không đủ nuôi cả nhà. Trong cơn túng bẩn, cảnh nghèo khó đã đẩy Đàn vào một hoàn cảnh xấu xa.

    Lòng tham che mở mắt. Đàn quên cả những lời dậy bảo cha mẹ, quên cả con người thẳng thắn của mình, chàng đã lấn ruộng người, cắt lúa của người làm của mình. Việc vỡ lỡ, đến tai mẹ chàng. Bà lưng khòm xuống theo với năm tháng khắc khổ, lập cập đi ra tận bờ ruộng lôi Đàn về trước bao cặp mắt dòm ngó, xì xào của xóm làng. Trong cơn giận, mặt bà nhăn nhúm tưởng như già thêm đến hàng chục tuổi, miệng lập bập không nên lời.

    Bà bắt chàng nằm rạp xuống trước bàn thờ tổ tiên, vụt được mấy roi rồi quỳ xuống khóc. Đàn chưa bao giờ sợ hãi và ăn năn đến như thế. Nhìn dòng nước mắt tuôn rơi trên khuôn mặt già nua sạm nắng của mẹ, chàng cũng chảy nước mắt theo. Chỉ mong mẹ mình vụt thêm nhiều hơn cho đỡ giận. Mẹ chàng kể lể chàng đã làm nhơ danh tiên tổ. Bà quỳ xuống lạy bàn thơ tổ tiên rồi tự vả vào mặt mình, buông lời tạ lỗi với tiên nhân. Bao nhiêu tội của Đàn bà nhận cả và tự trách mình không biết dậy bảo con.

    Hình ảnh đó ghi mãi trong tâm hồn Đàn, những lúc này, giờ đây nhớ đến mẹ, Đàn chỉ mong được có mẹ gần bên, để được nghe mẹ chỉ bảo, dậy dỗ, để thấy mình may mắn đã có mẹ. Nhìn đứa con trai lớn 12 tuổi đang thiêm thiếp ngủ trên phản. Đàn mong có ngày con khôn lớn chàng sẽ kể lại câu chuyện đó cho con nghe để nó thấy rằng người mẹ Việt Nam với truyền thống Nho học là một gương sáng ngàn đời.


    (còn tiếp)

  5. #5
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,837

    9- Người Phụ Nữ Việt Nam
    Trong Xã Hội Xưa



    Dưới làn sương mở trắng như sữa đục, trời vẫn còn lạnh giá. Tuy hết đông đã sang xuân, sau ba ngày Tết nghỉ ngơi, những người nông phu Việt Nam cả đàn ông lẫn đàn bà lại trở ra đồng làm việc tối ngày, những tiếng gọi nhau ơi ới đi làm mỗi khi họ đi qua một nhà trong xóm.

    Đàn ông đi cầy, đàn bà kéo bứa, đàn ông đi giật lùi chia mạ để đàn bà cấy xuống. Phải cúi lon khom suốt ngày, khi mỏi cổ đau lưng cũng chỉ đứng thẳng lên một hai phút rồi lại cố cấy đuổi theo để kịp người chia mạ.

    Chiều về tới nhà người đàn bà vội vã thổi cơm tối, một tay ôm con một tay đun bếp. Suốt ngày mẹ đi làm, đến lúc thấy mẹ về chúng mừng rỡ chạy lại để được mẹ bồng đứa nhỏ, đứa lớn theo từng bước, đấy là những người đàn bà có cha mẹ già ở nhà coi cháu, hay có con lớn trông em ở trông nhà, hay không còn gởi được con cho ai để đi làm đồng thì đã có việc ở nhà.

    Ngoài việc nuôi con nhỏ bao việc làm khác: nuôi heo, nuôi gà, chăn tầm, hái dâu, cấy các thứ rau mùa nào thứ đó, xay lúa giã gạo, quán xuyến mọi việc từ nhỏ tới lớn đúng nghĩa hai tiếng nội trợ.

    Trong lúc người đàn ông đi làm về thong thả đi tắm, trút đi sự nhơ nhớp, khó nhọc, ung dung ngồi hút thuốc lào, hay kiếm chút rượu nhâm nhi với trái ổi, trái khế xanh chờ vợ con làm cơm dọn sẵn. Đấy là cảnh sinh hoạt thông thường của các gia đình miền quê trước đây.

    Cũng việc nặng nhẹ, vất vả đàn ông, đàn bà đều làm, không bên nào thua bên nào, các bà có tính cần kiệm, dẻo dai còn kiêm luôn những việc vặt nhẹ nhàng mà các ông ít khi làm được.

    “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” đã đẻ ra biết bao tệ đoan, để thành tập tục hạ thấp nhân phẩm người đàn bà xuống bởi bọn hủ nho phương Bắc khi đô hộ nước ta, đem quàng lên cổ người đàn bà với danh nghĩa tam tòng: “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” đã đẻ ra những tục dã man như tảo hôn, thừa tự…

    Ở thôn quê con gái 12 hay 13 tuổi đã gả chồng, hơn chồng từ 5 tới 10 tuổi là thường với nghĩa cưới con dâu về để khỏi mượn người làm, có người hầu con mình như rửa mặt, rửa chân, dẫn đi học thầy đồ, rồi chăn trâu cắt cỏ lại còn bị hành hạ đánh đập là khác. Ngược lại nhà người con gái đã thách cưới lấy món tiền công sinh dưỡng.

    Những bất công đối với phụ nữ thường xẩy ra cũng chỉ vì thành kiến trọng nam khinh nữ. Con trai được đi học tới nơi tới chốn. Mẹ, vợ, chị, em dù chịu cực, cốt để người đàn ông được học. Về phái nữ thua thiệt không được đi học dù nhà khá giả có thể cho con đi học được, họa hiếm có gia đình cho con gái học tại nhà vì cha hay anh có mở trường dậy học . Bởi thiếu học vấn nên người phụ nữ khó ngóc đầu dậy, bị nam phái dùng phong tục, luật lệ cưỡng bức.

    Từ lúc cha mẹ gả chồng, đời người phụ nữ bắt đầu bước vào cuộc đời gò bó bởi phong tục, về làm dâu nhà nào may mắn được bà mẹ chồng hiền lành, có lòng nhân ái. Không may gặp phải bà mẹ chồng nhỏ nhen bắt khoan bắt nhặt từng tý, bởi trước kia bà cũng đã từng bị bà mẹ chồng của bà hành hạ đủ điều, bây giờ đem ra áp dụng trả thù vào con dâu.

    Cho nên đã đi lấy chồng, người phụ nữ thường mong chóng có con, nhất là con trai để được nể vì trong gia đình, còn phòng khi người đàn ông cưới vợ lẽ, mua hầu non không còn coi mình ra gì thì lúc ấy trông vào con làm niềm an ủi, khi về già nhờ cậy vào con.

    Người phụ nữ chẳng may không có con trai thật đáng buồn phải nghĩ đi tìm người thừa tự về nuôi, thường là con trai thứ của người em hay anh chồng.

    Một cảnh bất công về thừa tự người viết khi còn bé đã được chứng kiến. Cụ đồ Thước không có con trai nhưng có ba con gái. Thời kỳ tàn Nho cụ không kịp thi cử mong xuất chính, lui về làm ruộng, xưa nay chỉ quen cầm bút, nên mọi chi tiêu trông vào tay bà cụ tần tảo, quán xuyến mọi việc.

    Theo phong tục cụ nhận người cháu con ông anh họ làm thừa tự, anh này không chịu về ở với cụ vì nhà anh khá giả hơn nhà cụ. Khi đau yếu, hay ngày Tết anh ta không đến thăm viếng chú thím mà anh ta nhận làm thừa tự. Trước khi cụ đồ mãn phần, thuốc men chạy chữa tốn kém bà cụ và các con đem hết ruộng còn lại bán đi và sang tên cho ông anh người con rể đề phòng khỏi lọt vào tay ông thừa tự.

    Tới khi bà cụ mãn phần, đưa tin cho người thừa tự và họ hàng. Tất cả mọi người đã tề tựu đông đủ mới thấy ông thừa tự tới. Đó là một người vào trạc 40 tuổi, đầu quấn một vòng tròn bằng rơm bện, mặc áo quần bằng vải màn thưa, trái sống xổ gấu, tay cầm gậy tre, tới trước quan tài, đứng cúi đầu im lặng một lúc, quay ra anh ta đi từ trên nhà xuống tới bếp xem xét một lượt. anh ta nói như ra lệnh phải làm những gì về việc ma chay, cắt đặt các người em gái, em rể những việc phải làm.

    Anh ta tự coi mình là chủ nhà, tuy nhiên trong lúc tang gia bối rối đau buồn, các người con gái, con rể không ai nói gì để giữ hòa khí vì các việc đã được lo liệu xếp đặt sẵn sàng từ trước, tới khi an táng xong trở về nhà, theo cổ lệ có ngã heo làm cỗ đãi những người vất vả, lấm tay phục dịch nhà đám và họ hàng con cháu. Khi ăn uống xong, ông thừa tự gọi các người con gái lại hỏi, bắt phải đưa văn tự về đất đai, ruộng nương nhà cửa, đồ đạc trong nhà xem còn những gì. Khi biết không còn sơ múi gì ông chỉ nói mấy câu đe dọa vu vơ trước khi ra về và từ đó không thấy trở lại nữa.

    Một vụ khác, gia đình một ông bác không có con, nuôi cháu, con người em ruột từ khi còn nhỏ; tới khi ông bác chết rồi, người thừa tự này lộng hành đuổi luôn bà bác ra khỏi nhà, hàng xóm thương tình làm đơn lên huyện để xin phân xử vì nhà bà này khá giả có điền sản nhà cửa do hai vợ chồng vất vả và tạo dựng vì tục lệ mà bị thằng cháu bất nhân đuổi bà đi để chiếm lấy sản nghiệp.

    Có gia đình bà vợ cả có con gái không có con trai, nhà lại khá giả, chiều theo ý chồng cưới thêm vợ nhỏ cho chồng với ý muốn có con trai để nối dòng. Có ông tới năm thê bẩy thiếp. Người vợ nào may mắn sinh được con trai sẽ được cả nhà chồng cưng chiều; ỷ vào có con trai, cô vợ trẻ lên mặt, lần hồi nắm quyền chi thu trong gia đình, có lấn lướt những người vợ khác. Nhưng không thay thế được địa vị người vợ cả, nếu người chồng vẫn mực thước không quá thiên vị.

    Còn về tài sản sau khi phân chia cho các con trai gái rất cách biệt, dĩ nhiên nhà cửa sẽ về phần con trai, nhưng tiền bạc ruộng nương, có nhiều nhà chia cho con gái bằng một phần mười con trai, lấy cớ có con gái đã đi lấy chồng theo họ nhà chồng, của cha mẹ để lại như hương hoa cho bao nhiêu biết bấy nhiêu, không có quyền đòi chia.

    Biết thân phận thương con gái các bà mẹ thường gây vốn để sẵn cho các con gái. Phần nhiều các cô đã đi lấy chồng có nhà ở riêng hay lấy cớ về thăm cha mẹ vẫn kèm mục đích về bòn rút của bố mẹ với sự đồng lõa của bà mẹ. Biết vậy các chị dâu, em dâu thấy chị, em về thăm bố mẹ, họ đã hội ý nhau canh chừng. Nhưng khi bà mẹ đã đồng lõa thì thiếu gì cách để qua mặt ông bố già. Cũng lắm khi đổ bể chỉ nghe bố chửi ít câu.

    Nói về khả năng ý chí người phụ nữ cũng không thua kém gì người đàn ông. Hai bà Trưng, bà Triệu những vị anh thư tài ba xuất chúng, bà Huyện Thanh Quan, bà Hồ Xuân Hương thi văn trác tuyệt, cô Bắc, cô Giang liệt sĩ quên mình vì nước.

    Sau này tiếp xúc với văn mình Âu Châu các hủ tục bị đào thải, chị em phụ nữ được cởi mở hơn, cũng theo học các ngành chuyện môn như nam giới nên chúng ta đã có nữ bác sĩ, kỹ sư, đốc học, luật sư, nha sĩ, các thương gia, kỹ nghệ gia do các bà điều khiển. Với đà hăng say tiến lên ở xứ có đầy đủ tự do, hy vọng chị em phụ nữ vẫn giữ được tinh thần Việt Nho, bình đẳng trong tâm hồn, trọng về tư cách, quý về tâm hồn đạo đức, phục về biết giữ phẩm giá con người.



    !0- Làng Tôi


    Mười hai năm lưu lạc nơi xứ người, lạc lõng trong đời sống văn minh và hoàn toàn dị biệt, tôi thấy mình đang nép dần sang bên lề của cuộc sống. Tôi luôn luôn quay về quê hương yêu dấu. Những hình ảnh, những kỷ niệm của một thời đã qua lại sống động hơn bao giờ cả. Nhớ lại những ngày xưa cũ, những hình bóng, những gì thuộc về quá khứ, cho tôi cái cảm giác trẻ trung, đầy sinh lực của thuở thiếu thời.

    Tất cả những hình ảnh đó tôi muốn được ghi lại, lưu lại trên những hàng chữ sau để nhắc nhở cho con cháu tôi cái đẹp, cái hay của quê hương tôi, của phong tục, lề thói ấy. Và cũng để nhắn nhủ cùng con cháu tôi rằng cái tình quê hương, tình gia đình, tình người ấy quyến luyến và sâu đậm vô cùng.

    Làng tôi ở bên bờ sông Đáy, thuộc phủ Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Miền này nguyên trước đây chỉ là nơi lau sậy hoang vu. Đến mùa mưa, nước lũ đổ từ sông Hồng Hà chảy vào sông Đáy, rồi những đợt sóng bể Thái Bình dồn vào mà bồi đắp dần lên theo năm tháng. Tôi không nhớ đích xác vào năm nào, nhà vua cử ông Nguyễn Công Trứ làm chức Doanh Điền Sứ, chiêu mộ dân cư đến đấy khẩn điền, lập nghiệp.

    Trong số đó có cụ tổ 4 đời của tôi đã từ làng Trà Lũ thuộc tỉnh Nam Định di cư đến đây. Với tài tổ chức, óc thông minh phi thường, ông Nguyễn Công Trứ đã khai khẩn vùng này từ một nơi hoang vu, khó trồng trọt, thành một miền trù phú, thịnh vượng. Lúc đầu khi đất hãy còn nhiều phèn, người ta trồng cói để làm chiếu. Dần dần, những lớp phù sa bồi đắp nhiều, mới thay thế sang trồng lúa.

    Làng tôi ở trung tâm phủ Kim Sơn. Làng hình chữ nhật. Dân làng đã góp bao công sức để đắp con đường chính, giữa trải đá dăm, hai bên lót đá thước. Dọc theo đường chính, con sông đào An Giang uốn khúc chạy song song rất nên thơ và cũng là niềm hãnh diện cho dân làng vì đã đổ bao nhiêu mồ hôi, sức lực để tạo nên.

    Tôi còn nhớ cây đa già cỗi trồi lên trên mặt đất vươn mình với năm tháng. Ở giữa gốc đa hũng vào một lỗ khá lớn, và không biết từ bao giờ dân làng đã xây một ngôi miếu nhỏ ở chân cây đa. Trong thờ bài vị bà Mỵ Nương công chúa. Hàng tháng vào ngày 1 và 15, người trong làng và những dân làng lân cận thường lui tới cầu xin. Bên phải cây đa là Văn Miếu thờ Đức Khổng Phu Tử, bên trái là ngôi chùa cổ kính lúc nào cũng hương tỏa nghi ngút. Mặt tiền của ngôi chùa hướng về đường cái. Trong chùa chia làm ba gian, gian chính giữa thờ Phật, hai gian bên thờ các vị thần khác. Không khí lúc nào cũng trang nghiêm và đầy vẻ kỳ bí với những nhang, hương khói tỏa mịt mờ, thêm vào những tiếng ngân nga tụng kinh của vị sư già.

    Vào đến làng, nhà cửa được chia ra ngăn nắp. Làng tôi chia làm 5 xóm. Mỗi xóm bề dài độ 250m, bề ngang 200m. Các xóm cách nhau bằng một con đường nhỏ và một rãnh nhỏ để khi mưa có lối thoát nước. Xóm nào nhiều nhà khá giả chung nhau lát đá làm đường đi lại, còn xóm nào kém hơn thì vẫn để nguyên đường đất. Mỗi nhà ngăn cách nhau bằng hàng dậu hớp hay xương rồng cắt ngắn tới tầm tay với.

    Nhà nào cũng có sân để phơi lúa khi vào mùa, phía sau có ao nuôi bèo, thả cá, nước ao để uống và cũng để tắm giặt. Những nhà khá xây bể hứng nước mưa để ăn chứ không dùng nước ao. Quanh bờ ao, những khóm trúc lá xanh mướt, thân vàng óng ánh, xào xạc vào những trưa hè rực nắng. Cạnh đó nhà nào cũng có mảnh vườn nho nhỏ để trồng rau đủ loại.

    Giữa làng là ngôi nhà thờ Công Giáo. Dân làng tôi phần lớn theo đạo Công Giáo nên đã lập thành xứ đạo. Nơi đây có hai vị linh mục trông coi và phát triển đạo giáo. Các vị đã lập một trường tiểu học cho những con em trong làng đến học, không phân biệt trai gái hay đạo giáo nào. Vì thế mà nạn mù chữ đã giảm thiếu tối đa.

    Tiến vào sâu nữa đến nơi trồng lúa. Những ruộng lúa nằm liên miên nhau. Mỗi gia đình tùy theo giầu hay nghèo mà có nhiều hay ít ruộng. Tận cuối làng là nghĩa địa, tuy đơn sơ nhưng nói lên cái tình gắn bó với nơi mình sinh trưởng. Người ta sinh ra, lớn lên và rồi cùng nằm xuống trên cùng một phần đất đó. Tôi thấy bùi ngùi và cảm động khác thường khi nhớ đến làng tôi, nơi tổ tiên mình còn nằm đó.

    Dân làng tôi sống về nghề nông và một số làm nghề nuôi tằm. Ruộng ở đây một năm chia làm hai mùa. Vào cuối tháng mười âm lịch, người ta chọn hạt lúa tốt, ngâm trong nước độ 3 ngày cho hạt lúa nẩy mộng. Sau đó đưa ra rắc vào một khu riêng biệt. Những khu ruộng này đã được cầy bừa thật kỹ, nước ngập xâm xấp.

    Sau hai tháng, người ta nhổ lên, cất bằng đi một phần ba lá cây, rồi chuyển sang các khu ruộng khác mà trồng cho có hàng lối, từ cây này sang đến cây kia cách độ 30cm. Đi cấy lúa phần đông là phụ nữ, quần xắn cao bên trêm đầu gối vì ruộng bao giờ cũng ngập nước đã lên tới đầu gối. Người cấy lúa phải cúi mình mới cắm được thân cây lúa nên tay lúc nào cũng phải thường xuyên ngâm dưới nước bùn. Khi cấy cứ phải cúi mình vừa đi thì cấy mới nhanh.

    Người ta phải cầy bừa thật kỹ trước khi trồng lúa. Cảnh cầy bừa thuở xưa là một hình ảnh đặc biệt, khó phai mờ trong trí nhớ tôi. Người ta thuờng bắt đầu cầy bừa từ khi trời sáng rõ cho tới khi mặt trời lặn hẳn không còn có thể làm việc được nữa vì những người đi làm lúc ấy không có đồng hồ. Công việc này người đàn ông cáng đáng. Khi cầy bừa, họ cầm cầy và một sợi dây buộc từ cái cầy tròng vào cổ trâu để nó kéo đi. Người giữ cầy chỉ điều khiển cho con trâu đi thẳng.

    Vào những ngày nóng oi ả, cảnh người và trâu đi cầy trông mới nặng nhọc làm sao! Mầu đất, mầu da người sạm nắng, thân trâu lấm đầy đất ì ạch lê bước, tất cả cho thấy cái cực nhọc của người nông dân xứ tôi. Nhà nào không nuôi được trâu thì phải dùng hai người đàn ông khỏe mạnh đến cầy thay trâu. Quả thật bao mồ hôi, công khó đổ xuống đổi lấy thóc gạo!

    Cho tới tháng năm là mùa gặt lúa. Sau đó lại tiếp tục vụ lúa thứ hai để kịp gặt hái vào tháng 10. Mùa gặt ở xứ tôi rất nhộn nhịp, vui vẻ mặc dù nặng nhọc. Về chiều vào khoảng 4, 5 giờ, người ta ra đầu làng để thuê thợ gặt lúa, hay thợ đập lúa. Những người này tụ lại thành từng nhóm từ 3, 5 hay 10, 15…

    Người đi thuê tùy theo nhu cầu thuê nhóm nhiều người hay ít. Tiền công thợ cũng tùy từng ngày, nếu ít người thuê mà thợ nhiều thì giá rẻ và ngược lại. Khi đã ngã giá xong, những người thợ nào ở gần nhà chủ thuê thì xin về nhà mình ngủ để sáng mai tới sớm làm việc, còn những thợ ở xa tới, theo chủ về nhà tá túc qua đêm. Sau đó thuyền phải sửa soạn sẵn, nếu nhà nào không có sẵn thuyền thì phải đi thuê. Thuyền lớn hay bé tùy thuộc vào số ruộng sắp gặt.

    Từ 3 giờ sáng, cơm đã phải xếp sẵn vào những nồi đồng lớn, nước vối cũng được trữ sẵn. Những nhà khá giả cho thợ ăn còn khá, cơm bao giờ cũng có đĩa cá hoặc tôm kho mặn, một chén mắm tôm, đĩa cà ghém không bao giờ thiếu trên mâm. Đôi khi có thêm được đĩa rau bằng thân cây chuối thái mỏng trộn với lá rau thơm. Thế là thịnh soạn lắm. Những nhà kém hơn chỉ có cho thợ ăn cơm với cà ghém và mắm tôm.

    Khi thợ tới ruộng gặt thì trời cũng vừa hừng sáng. Người ta bắt đầu làm việc cho đến lúc mặt trời đứng bóng, tức là vào giữa trưa. Ở nhà quê thường tính giờ theo mặt trời, ít nhà có đồng hồ. Thiên nhiên đã ban cho cái đồng hồ để tất cả mọi người sử dụng. Bấy giờ mọi người nghỉ tay, quây quần trên bờ ruộng để ăn trưa. Bao giờ nhà chủ cũng mang theo cơm nước sẵn.

    Lúa cắt xong, được gom vào từng đống. Bấy giờ thợ bắt đầu gom vào từng bó lớn. Những đoạn tre vót nhọn hai đầu, gọi là đòn xóc, thọc vào hai bó lúa hai đầu, được thợ gánh ra thuyền để chở về nhà. Kế đến là đập lúa. Công việc này đòi hỏi hai người làm. Cứ một người dơ néo lên, lại một người đập néo xuống, hạt lúa rụng chẩy xuống chung quanh. Khi đập đã rụng hết, người ta xoay ngược tay lại, những cọng rơm được hất ra sau lưng.

    Công việc còn lại dành cho chủ nhà hay trẻ con vì chỉ còn việc lặt vặt. những lọn rơm được mang ra sân phơi khô rồi chất đống ở ngoài vườn dành cho trâu bò ăn những lúc không có cỏ và cùng để đến mùa đông dùng trải nằm cho ấm. Thời bây giờ chỉ trừ các nhà quan và một số nhà giầu mới có chăn và đệm bông. Người ta đã không bỏ phí một cái gì. Bao nhiêu công lao đổ xuống rồi cũng được tận dụng tối đa.

    Khi tôi còn nhỏ được đi xem Văn Miếu đôi lần. Sau này Hán học mất dần ảnh hưởng, các cụ túc Nho cũng lần lượt quy tiên, những bậc tiếp nối đã không còn duy trì tục lệ này nữa. Tôi còn nhớ, thường ba ngày sau Tết Nguyên Đán, các bậc khoa bảng và những người có địa vị ở các làng trong địa hạt Kim Sơn đều được đưa rước với những lá cờ ngũ hành, với những tàn, lọng, chiêng, trống, hội bát âm, tới Văn Miếu.

    Khi tụ tập đông đủ, vị nào đỗ khoa bảng cao nhất hay là một vị hưu quan có phẩm hàm cao nhất sẽ lên tế đầu tiên. Sau đó mọi người lần lượt lên lễ, giữ tục cúng bái ba lần. Sau lễ, mọi người sang những gian bên cạnh bàn thờ, gọi là nhà giải vũ, ăn trầu, uống nước. Các cụ bàn về việc cải cách trong làng, trùng tu Văn Miến. Một số các cụ khác ngồi bình thơ rất là tao nhã. Ngoài sân dân làng đấu vật, múa quyền, đánh cờ tướng rất vui vẻ.

    Làng tôi đặc biệt có tục yến lão. Thường sau ba ngày Tết, các cụ chức sắc họp nhau bàn định ngày tổ chức yến lão. Trích một món tiền trong quỹ của làng, các cụ trong hội đồng làng phân công, thuê người làm bánh giầy bằng bột nếp không nhân, đặt trên miếng lá chuối xanh cắt tròn, to bằng chiếc đĩa lớn. Kẻ đi thuê ban chèo (có khi phải đi xa hàng 15, 20 km mới kiếm được ban chèo). Người đi mua luồng cây về dựng nhà, rạp. Thường hay tổ chức ở sân nhà ông lý trưởng hay cai tổng.

    Ông trương tuần có nhiệm vụ đốc thúc các tráng đinh, tuần phu tới các xóm trong làng mượn những vật dụng cần thiết. Sáng sớm hôm sau, như đã ấn định, những đàn ông, con trai tề tựu ở cuối sân rạp, chia nhau kẻ giết trâu, người mổ heo. Một số các bà, các cô phụ nhau làm cỗ. Những lọng, cờ xí được dựng lên trước rạp, bay phất phới trông có vẻ uy nghi và trịnh trọng lắm.

    Hội bát âm, hội kèn tây cũng đã có mặt sẵn sàng. Ban chèo cổ cũng góp mặt. Hội đồng chức sắc tụ họp ở trước cửa. Ban hương hội có nhiệm vụ đi thỉnh các cụ lão ông, lão bà từ 60 tuổi trở lên đến dự yến lão. (Mấy ngày trước các cụ đã được mõ làng đến tận nhà mời).

    Các cụ đã sửa soạn kỹ lưỡng. Cụ ông nào có ống điếu đẹp, cụ bà nào có hộp trầu đẹp, đều đã có cháu trai hay gái bưng theo bên cạnh. Các tráng đinh cầm lọng xanh theo sau che thật trịnh trọng. Theo sau các cụ là các chức sắc trong làng.

    Đám rước kéo tới sân chùa ở đầu làng. Các cụ được mời vào nhà giải vũ uống trà xanh, chuyện trò ít phút, rồi đám rước lại quay trở về nhà rạp dự tiệc do làng khoảng đãi. Một bánh pháo đại quang nổ ròn mừng tuổi các cụ. Không khí có vẻ trang nghiêm nhưng không kém phần nhộn nhịp, vui vẻ. Cứ bốn cụ vào một cỗ, xong mới đến dân làng.

    Sau khi ăn uống xong, ông Chánh hương hội mời các cụ tới đầu nhà rạp để lấy bánh giầy (được phủ giấy đỏ) do dân làng kính tặng. Đây là lễ lộc để các cụ chia cho con cháu. Sau bữa tiệc, thu dọn sạch sẽ để thay vào đó là sân khấu cho các ban chèo giúp vui. Mọi người cười đùa vui vẻ, một ngày hội đã qua.

    Những cảnh tượng đó giờ đây chỉ còn lại trong ký ức tôi. Đó là những tiếng vang của một thời. Làng tôi, nay dưới gông cùm của Cộng Sản không biết tiêu điều thế nào? Những tục lệ cũ nay có còn được giữ không? Hay tất cả đã biến đổi dưới bàn tay tàn bạo của Cộng Sản?

    Tôi thấy đau lòng và tủi hổ với tiền nhân vì đã thiếu sót trong việc gìn giữ từng tấc đất mà tổ tiên đã để lại, cũng như những tập tục ngàn xưa nay cũng bị quên lãng dần. Xin được một ngày nào đó không xa sẽ trở lại quê hương, một quê hương với những khuôn mặt rạng rỡ, vui sướng của tự do.


    (còn tiếp)

  6. #6
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,837


    11- Tình Yêu và Nghĩa V




    Chiều xuống chầm chậm bóng hoàng hôn đang đi dần vào tranh tối trang sáng. Cũng như mọi chiều, sau bữa ăn khi người u già đang thu dọn bát đĩa để đi rửa Hiền bần thần trông ra cửa, kẻ đi người lại, nhưng nàng có nhìn thấy gì đâu. Như có một sức quyến rũ, nàng với cái áo the thâm mặc vào rồi dắt xe đạp ra đi. Thấy động, người u già quay lại nhìn nàng ái ngại nói một câu:

    “Thôi mợ bớt buồn. Đi chơi gần gần rồi về, giời sắp tối rồi.”

    Đã hơn tháng nay, từ hôm con gái độc nhất về bên kia thế giới, sau năm tháng oằn oại trên giường bệnh một mình nàng săn sóc thuốc men, ai nói thuốc hay ở đâu củng tìm cho bằng được, trong lúc vẩn phải theo dõi thời cuộc dù không theo chồng đi kháng chiến. Rồi như thành lệ, chiều nào nàng cũng lên nghĩa địa viếng mộ con cho đến tối mới đạp xe về. Trong trí Hiền suy nghĩ mung lung không còn định hướng, không còn thiết tha đến việc gì, lúc nào cũng nhớ đến con, thương con.

    Với chứng sốt rét rừng mắc phải trong thời kỳ ở chiến khu, Tân phải đi Hà Nội chữa bệnh. Đại đội anh chỉ huy được mệnh lệnh lên đường vào Nam diệt địch, cùng lúc phái xuất sự nghi ngờ, những lá đơn bay về Bắc Bộ Phủ tố cáo anh là địa chủ, muốn xưng bá đồ vương; biết con ốm nặng, được tin con chết, cũng đành lánh mặt nuốt hận.

    Cũng như thời kỳ hoạt động ở chiến khu, lúc ẩn lúc hiện chỉ cần tránh Nhật tránh Pháp với tụi chó săn của họ. Bây giờ đối đầu với cả một màng lưới nhân dân, chiêu bài cứu quốc, diệt tri phủ, cường hào, ác bá, việt gian, nhưng người ta chưa dám làm mạnh ngay với các đảng phái quốc gia vì quân đội Tầu sang giải giới quân đội Nhật.
    Hiền ở nhà trông con cũng như trước kia đã gìn giữ đường dây liên lạc khi chồng còn ở chiến khu. Bây giờ anh em họ vẫn tìm cách liên lạc với nàng để biết diễn tiến. Nếu có tin gì phải gấp đưa tin để Tân biết mà đối phó. Biết con ốm nặng nàng đưa con gởi bà nội săn sóc, tự mình phải đi báo tin cho Tân. Sáng sớm hôm sau ra bến xe hỏi không còn chỗ ngồi, nàng trèo lên chốc mui xe. Hiền phải hứa với lơ xe chịu trách nhiệm nếu ngã. Tới tỉnh lỵ, Hiền đi chuyến xe hỏa tốc hành cũng không có chỗ ngồi vì các toa chở đầy chật quân đội Tầu. Hành khách người Việt và hành lý đều bị dồn lên chốc mui tầu hỏa cho tới Hà Nội.

    Gặp lại nhau ở phố Ngô Quyền, Tân và Hiền chỉ biết nhìn nhau thông cảm. Tân nói sơ cho Hiền biết đã tìm hiểu, chế độ này phi nhân theo chủ nghĩa tam vô không thể hợp tác được dù nước đã được độc lập, anh có chủ định hãy trở về với con. Sáng hôm sau Tân Hiền chia tay nhau. Hiền lên xe hỏa. Lần trở về có chỗ ngồi không như lúc đi phải trèo lên chốc mui xe hỏa rất nguy hiểm khi xe chạy qua những cảnh cây mọc xòe ra hai bên đường.

    Xe hỏa chạy quá chậm, vào tới bến xe hơi lại hết chuyện về. Hiền nóng lòng muốn về ngay khi nghĩ đến con. Hiền lang thang tìm phương tiện để về, may mắn gặp người bạn cùng nhỡ xe như nàng, hai người bàn nhau thuê đò tuy biết rằng phải đi suốt đêm mới tới nhà. Chặng đường dài 27 cây số, về tới nhà vừa lúc con nàng chỉ còn chờ gặp mẹ để nhìn lần cuối cùng.

    Thời gian qua, tiếc thương cũng lắng đọng với sinh hoạt hàng ngày. Hiền đã trở về với mực sống bình thường, thỉnh thoảng có dịp đi thăm hỏi tiếp xúc với bà con thân thuộc mấy làng chung quanh, gặp những anh dân quân tự vệ, tinh thần có thừa, khí giới chỉ có mác và gậy.

    Nhà Hiền ở mặt phố, tiện việc mua đi bán lại về ngũ cốc. Nhưng một hôm bà bạn bên cạnh giới thiệu với Hiền một bà cùng đi với một người Tầu nhận là chồng vì thiếu tiền mua hàng muốn bán khẩu súng của quân đội Tầu để bán lại cho các tổ chức quốc gia vì đây thuộc khu an toàn.

    Đi mua rất dễ, cứ tới chỗ các chú nằm hút á phiện để điều đình, rồi sẽ có những cần xé đựng đủ từ súng máy các hạng được lôi từ gầm giường ra để mà chọn tùy thích, nhưng chuyển vận về cứ điểm là cả một khó khăn. Khi ra khỏi chỗ mua ngay giữa Hà Nội rất có thể một tên lính Tầu nào cũng có quyền khám bất cứ người Việt nào đi đường. Hiền cũng đã chuyển được mấy chuyến trót lọt.

    Một hôm vào buổi sáng như thường lệ, Hiền đang ngồi ăn bát cao ban long chưng với mật ong ở trên lầu, nghe tiếng đập cửa, nàng chạy xuống mở cửa. Có hai người công an, một mang súng đòi vào khám nhà. Hiền giang tay cản lại và hỏi có sự vụ lệnh mới cho vào khám. Hai tên đành để lại một người có súng đứng lại, tên kia về đồn lấy giấy, thừa lúc còn một người, Hiền đi nhanh lên lầu nhét vội bức thư vào bát cao, quay lại người cầm súng đã theo lên.

    Anh ta hỏi:

    “Chị nhét giấy gì vào bát?”

    Ngay lúc đó, nàng múc miếng cao có mảnh giấy bỏ vào miệng cố nuốt khỏi cổ. Nàng trả lời:

    “Tôi ăn cao.”

    Anh chàng kia vẫn nghi ngờ nhưng cũng chẳng có cách nào làm hơn. Khi người thứ hai đưa lệnh đến khám nhà. Hiền ung dung dẫn họ đi khám, vì miếng giấy Hiền nuốt đi là một bức thư khất nợ của người trung gian đưa súng đi bán chưa lấy được tiền.

    Sau khi ký biên bản hai người công an đi khỏi. Hiền quay vào nhà trong với vẻ chán nản lẩm bẩm một mình. Trong Nam quân Pháp theo gót quân Anh đi giải giới để thu hồi lại chính quyền, chính phủ chưa có biện pháp nào đối phó thu hồi lãnh thổ tiến lên độc lập hoàn toàn, chỉ rình rập hòng tiêu diệt các người quốc gia, đưa ý hệ ngoại lai áp đặt làm khổ dân chúng. Biết đến bao giờ mới có hòa bình.




    12- Tình Kháng Chiến



    Mùi thất thểu đi trong sương sớm, tay cầm chiếc nón ơ hờ, chẳng nghĩ đến đội lên đầu che sương sợ cảm lạnh như mọi khi có việc đi đâu buổi sớm mai. Một tay nàng xách chiếc giỏ mây nặng chĩu, từ tối hôm qua đã cẩn thận xếp tất cả quần áo, gương lược, những thứ cần dùng với dự định phải đi xa, lâu hàng tháng mà ngày về chưa nhất định.

    Từ đầu làng nàng nghĩ tới quãng đường từ đây tới ga Phủ Lý không đi bộ nổi với cái giỏ nặng nề, bụng ì ạch thất thểu thế này bao giờ mới tới ga. Vừa may có một chiếc xe kéo trờ tới, nàng trả giá cho mau không cầu kỳ kèo bớt một thêm hai miễn tới ga cho sớm, sợ gặp người quen lại hỏi thăm đi đâu, mất công nói quanh. Tới ga lại phân vân không biết nên đi Hà Nội hay xuôi Nam Định, còn quanh quẩn ở lại Phủ Lý dễ gặp người quen. Dù sao ở Nam Định cũng có chú thím buôn bán ở đấy, tới nhà chú thím tá túc và nhờ chú thím giúp đỡ che chở. Đã nhất định, Mùi lấy vé xuôi Nam đến nhà chú thím.

    Người ta thường nói: “đàn ông vượt biển có đôi, đàn bà vượt cạn cút côi một mình.” Ngày mình sinh chắc gì Quang về kịp, vả lại chàng có biết được mình ở đâu mà tìm. Người ta nói khôn ba năm dại một giờ, đúng vào trường hợp của mình, đã nghĩ kỹ nhưng không tính xa, dù cách mạng kể là thành công, những giá trị cổ truyền nề nếp, và thủ tục môn đăng hộ đối vẫn tồn tại chưa thể một sớm một chiều dứt khoát được. Tiếng còi tầu báo hiệu tầu tới ga cắt ngang ý nghĩ đưa Mùi về thực tại.

    Cũng như bao nhiêu thanh niên thiếu nữ hăng say tham gia cách mạng còn trong bóng tối, đuổi Pháp, chống Nhật, được tuyển chọn đi học lớp huấn luyện, là một vinh dự trong lòng ai nấy phấn khởi sục sôi bầu nhiệt huyết, dù khi đi học phải tự túc đem theo hành lý cá nhân, quần áo thuốc men tiền bạc. Cùng đi trong tổ Mùi nhận được Quang người cùng làng. Trước đây Quang đi học ở Hà Nội, ít khi gặp, dịp hè và ngày Tết Quang mới về làng.

    Chàng thuộc gia đình vọng tộc, tuy biết nhau nhưng không giao tiếp, bây giờ theo cách mạng không phân biệt giai cấp, vì tình người làng nên Mùi Quang dễ thân nhau; trong kỳ thụ huấn, sau khi cơm chiều hay giờ nghỉ, hai người rủ nhau đi dạo thơ thẩn trao đổi tâm tình, ý hợp tâm đầu có lúc rủ nhau đi dạo thơ thẩn, ý hợp làm đầu có lúc rủ nhau vào rừng bẻ hoa tìm trái sim.

    Giao tình đi đến chỗ keo sơn hứa hẹn, cách mạng thành công sẽ tổ chức lễ kết hôn, dự tính của đôi thanh niên phấn khởi khi ngày 19-8-1945 cũng như gần hầu hết mọi người hân hoan nghĩ đến lúc nước nhà độc lập được tự do, hạnh phúc tràn ngập. Trong tâm trạng náo nức cả hai khi quá yêu nhau đã cho nhau cả tâm hồn lẫn thể xác, rồi cả hai đều bàn về thưa với đôi bên cha mẹ lo liệu lễ hôn nhân sớm hơn ý định. Nhưng không ngờ đã vấp vào bức tường thành kiến.

    Khi Quang về thưa với bố mẹ ngỏ ý muốn lập gia đình, ông bà Phán mừng rỡ đều nói đã tìm sẵn một chỗ môn đăng hộ đối, vì thấy Quang còn bận nay học lớp này mai bổ túc lớp kia, bây giờ có thì giờ rảnh rỗi nên lo bề gia thất để bố mẹ an lòng, đám này vừa đẹp người, tốt nết con nhà giầu, dòng dõi, lấy vợ phải xem tông lấy chồng xem giống, bố mẹ đã xem xét cân nhắc cẩn thận, vậy tìm bà mai để còn đi coi mắt rồi bố mẹ đặt trầu luôn.

    Quang ù tai khi mẹ nói xong, và chàng xin tìm lấy người hợp ý với mình. Chàng thưa với bố mẹ đây là một đồng chí đã đi học với nhau, hiểu nhau và đã yêu nhau, không cần phải con nhà sang trọng giầu có. Ông bà Phán đã nổi sùng, phản đối khi Quang trình bầy, nhất định phải theo ý ông bà, cho Quang nghĩ lại sẽ làm lễ hỏi. Đôi ba lần nài nỉ ông bà Phán nhất định không bằng lòng. Không lay chuyển nổi ý bố mẹ, Quang chán nản xin đi hoạt động nơi xa.

    Trước khi đi xa, Quang tìm Mùi tạ lỗi, hứa sẽ không lấy ai cho chờ khi nào bố mẹ nghĩ lại mới trở về nhà. Mùi chỉ biết khóc cho mối tinh dang dở nhưng không hề trách Quang. Nàng tự tin sẽ giải quyết được, phàn nàn làm chi cho vô ích. Mùi sẽ không để bố mẹ mang tiếng vì mình, muốn Quang khỏi bận tâm lo nghĩ, Mùi chỉ ân cần dặn dò Quang theo đuổi lý tưởng chung. Nàng lấy địa chỉ một người bạn làm chỗ liên lạc sau này.

    Lâu ngày gặp lại cháu, chú thím các em nàng đón nàng rất vui vẻ và niềm nở giữ Mùi ở lại chơi với các em. Biết chú thím sống ở thành thị đã lâu có tâm hồn cởi mở không cố chấp, Mùi kể rõ tình cảnh éo le của mình. Vì sắp có con kết quả của tình yêu mà Thượng Đế đã ban tặng nàng trân quý muốn gìn giữ để sống với con, bất chấp trở ngại chỉ cần giữ tiếng cho bố mẹ, không lý do gì dám phá hủy một sinh mệnh, nhờ chú thím giúp đỡ.

    Mùi rất tin tưởng vào sự khôn ngoan với chương trình lo toan của bà thím. Bây giờ Mùi hãy ẩn nấu nơi nhà chú thím tránh mặt mọi người không tiếp xúc với ai cho tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Trong thời gian chờ đợi, bà thím kín đáo làm quen hỏi thăm để biết có ai hiếm muộn muốn nuôi con nuôi. Rồi bà cũng tìm được trong số khách hàng, ông bà Cận cả hai vợ chồng hiền lành, tử tế nhà khá giả đã luống tuổi không con cái cũng đang ao ước muốn nuôi con nuôi, đến nhờ bà thím tìm dùm.

    Mùi đã hạ sanh con trai rất kháu khỉnh được chú thím đón về săn sóc đã khỏe mạnh. Ít hôm sau bà thím tin cho ông bà Cận đến nhận con nuôi, trong lúc ấy Mùi phải tránh mặt. Nhân tiện bà thím khuyên bà Cận nên nuôi vú sữa tốt hơn cho ăn sữa bò và có người săn sóc cho thằng nhỏ, ông bà Cận rất hài lòng nhờ bà thím giúp cho trót, được lời rất hợp lý, hai ngày sau bà thím dẫn một người đàn bà nhà quê đến xin làm vú em, từ đây, mẹ con Mùi không còn phải xa nhau với danh nghĩa u nuôi.

    Ông bà Phán đã nhiều lần viết thư cho người đi tìm Quang về vì ông bà trót nhờ người làm mai, đàng gái đã nhận lời chỉ còn chờ Quang. Nhưng chàng không về, ông bà không biết từ chối cách nào cho khỏi ngượng. Thỉnh thoảng ông bà suôi lại cho con gái là cô Mai đem quà biếu ông bà Phán thăm hỏi sức khỏe. Độ này bà Phán đau yếu luôn, ít lâu nay không đi đâu được, sức khỏe kém dần, cô Mai lại năng lui tới có ngày nấn ná, phải ở đêm để giúp bà Phán, thấy bà một yếu năng ông Phan cho tìm Quang về gấp.

    Được tin lòng như lửa đốt, Quang trở về thăm mẹ. Thấy mẹ gầy đét, nằm dán xuống giường lòng chàng ân hận đã lâu không về thăm mẹ, tối hôm đó bà Phán lên cơn đau dữ dội cơ hồ không chịu nổi qua đêm, khi hồi tỉnh bà gọi các con để trối trăng việc nhà, bà ứa nước mắt nắm tay Quang và nói mẹ muốn con hứa với mẹ một điều để mẹ yên lòng nhắm mắt. Quá thương cảm, Quang hứa với mẹ muốn điều gì con cũng chiều mẹ được, bà Phán tươi nét mặt dịu dàng nói mẹ muốn con lấy cô Mai người mà bố mẹ đã cẩn thận chọn cho con, trong lúc con đi vắng Mai vẫn tới săn sóc mẹ, con phải biết ơn Mai. Quang bàng hoàng không ngờ chàng hứa với mẹ một điều trái với lòng mình đã ân cần khi chia tay với Mùi, tuy nhiên chàng không nỡ nói lại khi mẹ đang thập tử nhất sinh.

    Gặp thầy gặp thuốc bà Phán đã hồi phục, ông bà Phán bắt đầu tấn công ép Quang tới thăm nhạc gia, để còn tiến hành tới hôn lễ. Hoãn binh chi kế, Quang nói còn bận ít ngày nữa mới về được. Quang đã biết được mẹ con Mùi đã có nơi ăn chốn ở tạm thời tránh tiếng xấu cho Mùi và gia đình Mùi khỏi bị đàm tiếu, cho thời gian sẽ giải quyết dần. Không ngờ nhân dịp mẹ ốm Quang phải hứa ẩu, khi gặp Mùi sẽ nghĩ ra sao, giải quyết thế nào cho tròn bên hiếu bên tình.

    Nhờ người bạn làm quen tìm cách móc nối, Quang có dịp tới nhà ông Cận kín đáo gặp lại Mùi và nhìn thấy con mà không dám nhận, thấy Mùi đóng vai người làm, trong lòng rất thương cảm vẫn đinh ninh tự hứa không bao giờ phụ Mùi chỉ chờ hoàn cảnh thuận tiện.

    Gặp Mùi lần này chàng phàn nàn thấy mẹ quá đau yếu đã không cẩn thận, hứa ẩu với mẹ chỉ còn cách kéo dài thời gian, lòng anh lúc nào cũng chỉ có bóng hình Mùi và con. Thấy Quang quá khổ sở, thân hình tiều tụy gầy xác xơ, Mùi rất cảm động, rồi nàng bình tĩnh bảo Quang:

    “Hãy nghe em, em đã nghĩ kỹ không muốn để anh kéo dài tình trạng này mãi. Tình chúng ta dang dở em không phàn nàn tại anh hay tại em. Em cám ơn tấm lòng chung thủy của anh, theo em tình yêu rất cao cả, bao la. Trên hết tình yêu của em hướng về đấng tối cao, về cha mẹ anh chị em, về tình bạn bè đâu chỉ có tình yêu vợ chồng không. Vì yêu anh chỉ muốn cho anh được hạnh phúc, giữ được chữ hiếu, anh nên vâng lời cha mẹ lấy Mai hay coi Mai như em, còn em nấn ná nuôi con ít lâu nữa sẽ xin vào ở tu viện.”

    Quang ngạc nhiên cảm động với những lời nói của Mùi. Phục nàng có tâm hồn cao thượng với tính quả quyết đã không còn oán trách chàng còn mở đường cho chàng giữ tròn chữ hiếu.

    (còn tiếp)

 

 

Similar Threads

  1. Phiên Khúc Nhớ Paris-Tuyết mai
    By phamanhdung in forum Âm Nhạc
    Replies: 0
    Last Post: 09-19-2019, 07:28 PM
  2. Phiên Khúc Nhớ Paris - Tuyết Mai
    By phamanhdung in forum Âm Nhạc
    Replies: 0
    Last Post: 03-11-2019, 12:41 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 08-14-2013, 11:40 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 01-25-2013, 08:46 PM
  5. Giòng sông định mệnh
    By tieulyphidao in forum Truyện
    Replies: 25
    Last Post: 05-23-2012, 10:51 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:32 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh