Register
Page 2 of 4 FirstFirst 1234 LastLast
Results 11 to 20 of 34
  1. #11
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,823



    10- Niềm Tin




    Bà Biền đang lom khom nhổ cỏ vườn, thỉnh thoảng đứng lại đưa tay lên quệt nước mắt trộn với mồ hôi, miệng thở dài lẩm bẩm: Chúa ôi! Vì tội lỗi con hay ý Chúa muốn mà con khổ quá thế này!

    Năm1953, chưa phát động đấu tố mà khí thế cách mạng vô sản hung bạo rung chuyển bao trùm mọi nơi. Những người có chút ít ruộng nương cũng như những người có nhiều điều lo âu tìm cách cất giấu những gì có thể cất giấu được.Còn những người xưa nay không có ruộng đất chỉ đi làm thuê cấy mướn đều hồ hởi bàn tán bao giờ mình được chia đất, chia nhà, chia ruộng, chia đồ đạc của những nhà giàu, những cường hào ác bá, những người đã cướp của nhân dân làm giầu, theo lời cán bộ nói.

    Ở thôn quê nhà nào có từ 10 mẫu ruộng trở lên đã bị liệt vào hàng khá giả, có khi trông bề ngoài ai có căn nhà cao ráo sạch sẽ, thêm cái sân lát gạch trước nhà để ngày mưa phơi lúa phơi rơm, dân làng đã đôn lên là nhà giầu.
    Có khác gì với nhiều người trong xóm, ông bà Biền bắt đầu gây dựng gia đình với 5 sào ruộng công điền làng chia cho theo ước lệ 3 năm một lần. Cả hai ông bà hiền lành, siêng năng, chịu cơ cực, chịu khó làm hết việc nhà lại đi làm thuê cho người hay hái dâu, nuôi tầm quanh năm không có ngày nghỉ. Mùa này đủ một ít, mùa sau dư thêm ít nữa, “tích tiểu thành đại”, để rồi năm nay tậu một mẫu ruộng, sang năm mua thêm mẫu nữa do sự cần cù, sẻn nhặt mà có, không như những người “bóc ngắn cắn dài”, làm sao có dư để làm giầu, tậu được điền sản.

    Ông bà Biền đã nghe nhiều người nói: “Cách mạng về sẽ lấy hết nhà cửa, ruộng vườn”. Ông bảo với bà:

    -Việc gì phải lo, mình ăn ngay ở lành, vất vả, sẻn nhặt mới có. Mình có đi nói dối, lường gạt ai, đè đầu bóp cổ ai đâu. Xóm làng hòa thuận, không để ai phải thiệt vì mình, ai cần đến không nhiều thì ít mình vẫn giúp đỡ mọi người.

    Nghe ông nói vậy, bà Biền vì tính lo xa vẫn lén lút bán lúa, bán gia súc để có món tiền phòng khi hữu sự.

    Bình, con trai duy nhất của ông bà Biền gửi học ở tỉnh lỵ Thanh Hóa, viết thư xin phép bố mẹ gia nhập quân đội quốc gia. Anh không dám trở về nhà, sợ bị cản trở không đi được nữa. Nhận được thư của con, ông bà lo lắng; thương con, bà nhất quyết đi thăm con, cho con ít tiền và ông bà Biền có ngờ đâu đó cũng là ngày vĩnh biệt giữa đôi vợ chồng già. Lặn lội đi bộ từ Quảng Xương tới Thanh Hóa, trên con đường từng quãng bị đắp mô, bị đào cắt khúc để cản trở địch quân, khi gặp con bà muốn con trở về nhà. Nhưng Bình cương quyết nói:

    -Má để con đi gia nhập quân đội quốc gia làm tròn nghĩa vụ trai thời loạn, sống chết theo Thiên ý. Nếu con trở về với bố mẹ, đã chắc gì được ở nhà, có khi con bị chết tủi nhục vì chúng có thể ghép con vào tội làm gián điệp cho người Pháp, vừa bị hạ nhục vừa bị khổ.

    Bà Biền ở lại chơi với con được ba ngày. Bình phải từ giã mẹ lên xe theo đơn vị. Trước ngày đi, bà Biền dặn con nhắc đi nhắc lại một điều: bất luận làm việc gì cũng phải gìn giữ sự thật thà, và chiến thắng sự thật chính là đức bác ái với niềm tin mãnh liệt vào Đấng Chí Tôn che chở sẽ biến cái họa thành cái may. “Con hãy tâm niệm, nhớ kỹ lời mẹ dặn khi nhớ đến bố mẹ”.

    Nhìn theo con cho đến khi xe chạy xa mới trở về. Đi chưa được mấy bước, chị hĩm Ba, người hàng xóm vẫn được bà Biền hay giúp đỡ, vẻ mặt đầy hốt hoảng, kéo bà vào gốc cây gần đấy, nói sẽ:

    -Bà không về nhà được nữa đâu. Sau khi bà ra khỏi nhà được chừng 4 giờ, du kích tới vây nhà, họ bắt ông đưa đi. Nhà cửa bị niêm phong, có người canh gác bên ngoài. Họ nói chờ bà về sẽ bắt luôn. Còn ông, qua hôm sau đoàn đấu tố lập tòa án nhân dân kết án ông là địa chủ ác ôn, lại có con làm gián điệp cho Pháp. Sau khi tuyên án, chúng đã bắn ông tại chỗ.

    Không nói được câu nào, bà Biền từ từ khuỵu chân đầu gối như rời ra, bà ngã xuống đất. Chị hĩm Ba moi trong túi bà Biền lọ dầu nóng (đi đâu bà cũng đề phòng mang theo) xoa lên đầu, cổ, chân tay. Một lúc sau, bà hồi tỉnh. Chị hĩm Ba đưa bà Biền về nhà trọ quen. Chị nói bà bị cảm cần phải ở lại tỉnh dưỡng mấy ngày rồi sẽ về. Cả hai không dám nói hở việc nhà. Bà Biền nhờ chị hĩm Ba trở về nhà lấy cho bà gói vàng, bạc bà đã cất giấu dưới chuồng heo và nhờ anh chồng chị lo liệu chôn xác ông Biền.

    Vài ngày sau, chị hĩm Ba đem số vàng bạc còn thừa sau khi chi phí chôn cất ông Biền đưa lại cho bà Biền. Bà Biền chia đôi số tiền và vàng đền ơn chị hĩm Ba một nửa. Chị từ chối không lấy. Chị nói:

    -Từ xưa đến nay mang ơn ông bà giúp đỡ đã nhiều, chẳng may ông bà gặp cảnh khổ hận, từ đây bà không còn nhà cửa, nơi nương tựa, rồi bà sẽ đi đâu?

    Không phải đợi lâu, bà Biền trả lời ngay:

    -Mấy hôm nay, tôi đã suy nghĩ kỹ rồi. Vì ông nhà tôi bị sát hại, tôi không muốn trở về quê nữa, chỉ thêm khổ cực. Còn chút ít tiền đây tôi sẽ tìm vào vùng quốc gia tìm con tôi. Tôi sẽ gặp con tôi.

    Chị hĩm Ba cũng nói:

    -Bà về vùng quốc gia là phải. Cháu trở về bàn với chồng cháu sẽ tìm cách vào vùng quốc gia sinh sống. Cách mạng nói rằng sẽ sung sướng, có tự do, bình đẳng mà cháu chỉ thấy người này bị bắt, người kia bị tù, bị giết vì thù oán hay vì có tiền có của, làm mọi người đêm ngày lo sợ, chưa biết lúc nào đến lượt mình.

    Bịn rịn mãi rồi cũng phải chia tay. Bà Biền là người biết suy tư tuy không có học nhiều. Tâm hồn ngay thẳng, cương quyết, bà tự nghĩ chồng đã bị sát hại rồi còn làm gì được. Đau buồn, khổ lụy chỉ làm cho mình mất sức, dễ đau yếu, đâu có còn ai giúp đỡ. Mình phải tự cứu mình, còn hy vọng tìm con là một nhiệm vụ sẽ phải làm. Gặp được con đời mình còn có mục đích. Và bà cố gắng không khóc, không than vãn, tìm cách ra Hà Nội.

    Việc đầu tiên bà tim tới thánh đường cầu xin: “Lạy Chúa xin hãy ban cho con được sự bình an trong tâm hồn để thay đổi những gì có thể thay đổi được. Để chấp nhận những gì không thể được và sáng suốt nhận biết được sự khác biệt những sự việc đó.”

    Ra khỏi thánh đường bà tự nghĩ: đi đâu, ở đâu, rồi lấy gì mà ăn. Phải tìm nơi quán chợ, gầm cầu ngủ qua đêm, rồi đi làm thuê làm mướn, ăn đói ăn khát mà tự lực, tự trọng còn hơn là đi ăn xin, ăn bám xã hội dù có người quen, người làng, có thể tá túc được. Bà đi tới từng cửa tiệm, từng nhà xin việc làm, bất cứ việc gì có thể làm được, miễn có tiền sống qua ngày. Và một hôm bà được một nhà sang trọng mướn làm công việc trong nhà, có chỗ ngủ.

    ***

    Một buổi chiều, ông chủ nhà bắc ghế ra vườn ngồi đọc sách. Ông nhác thấy người giúp việc nhổ cỏ vườn có cử chỉ hơi lạ, thỉnh thoảng ngừng tay quệt nước mắt hay mồ hôi, miệng lẩm bẩm nói gì. Ông gọi người đàn bà lại hỏi chuyện. Người giúp việc thưa:
    -Tôi tên Biền, quê ở Quảng Xương, Thanh Hóa, tránh nạn cộng sản tìm về miền quốc gia. Việc chính là đi tìm con tôi. Chồng tôi bị xử tử. Chúng buộc là thành phần tư bản ác ôn. Tôi thoát chết vì hôm đó tôi đi Thanh Hóa gặp con tôi. Cả hai mẹ con tôi không tính đến việc sẽ xảy ra. Con tôi nói đến căn cứ yên ổn sẽ viết thơ cho bố mẹ biết. Bây giờ tôi không còn biết con tôi ở đâu mà tìm.

    Ông chủ nhà hỏi:

    -Người ta buộc ông là nhà tư bản, bà giầu có sao không đem theo của cải mà chạy người không đến nỗi khổ nhục này.

    -Thưa ông, người ta buộc như vậy. Thôn quê có căn nhà sạch sẽ, có mấy mẫu ruộng họ cho là nhà giầu, là tư bản. Thực ra hàng năm ăn tiêu rồi có dư chút ít, tôi có phòng bị mua được ít vàng và ít tiền. Khi xảy ra tai nạn, tôi có nhờ được người lối xóm lấy được ít tiền và vàng tôi giấu. Họ có lấy được hết và đưa cho tôi. Tôi chia một nửa mà người hàng xóm không chịu lấy. Trong khi đi tìm con tôi, tôi gặp bao nhiêu người túng thiếu, khổ cực, tôi đã chia sẻ cho họ. Bây giờ hết cả, phải kiếm việc làm nuôi thân. Còn việc tìm con tôi, tôi tin rồi cũng sẽ gặp nếu tôi còn sống.

    -Cảnh khổ của bà thật đáng thương. Nếu hôm nay tôi không hỏi về tình cảnh của bà đâu ai biết bà có tâm sự não lòng như vậy. Bà tới đây cả tháng tôi chưa nghe ai trong nhà này biết về quá khứ khổ cực của bà. Bà không buồn hay sao?

    -Thưa ông, là người đâu phải gỗ đá, tôi cũng buồn, cũng lo lắng cho đời mình và lo lắng về con tôi hiện giờ ra sao. Nhưng tôi phải tự khắc phục để tìm lấy yên ổn cho tâm hồn trong công việc. Vùi đầu vào công việc cũng chưa tránh được sự xao xuyến, phải tìm nó trong nội tâm là hãy quên những lỗi lầm người ta làm cho mình.

    -Tôi thấy bà là người hiền lành, biết thương yêu mọi người, biết nhường cơm xẻ áo cho người thiếu thốn mà sao ông Trời ở bất công với bà như vậy?

    =Không, ông đừng nghĩ như vậy. Tôi tin có Đấng Tối Cao ở trên trời là đấng làm cho mặt trời mọc lên trên những người lành cũng như kẻ dữ và cho mưa trên người công chính cũng như kẻ bất lương. Đấng chí công vô tư sẽ biến cái họa thành cái may đời này sẽ nối tiếp đời sau. Tôi đã sống bằng niềm tin.

    -Như vậy bà không phải là người thôn que. Bà đã có đi học và đọc sách nhiều?

    -Thưa ông, là người sống ở thôn dã, tôi đi học biết đọc biết viết rồi thôi. Tôi không có được đọc sách nhiều ngoài một quyển Thánh kinh của tôn giáo tôi theo. Tôi đặt niềm tin vào tôn giáo và giữ những điều hay như trong sách đã dậy.

    -Tôi thành thực phục bà. Đang sống trong tình trạng nghèo khổ cùng cực mà có tinh thần đáng quý hơn cả người khôn ngoan, tài trí mà thủ đoạn độc hại lẫn nhau. Hơn cả người giàu sang, phú quý mà lại lừa đảo, bất trung, hơn cả người uy quyền, thế lực mà lại hà hiếp, hối lộ.

    ***

    Năm 1954, theo đoàn người vào Nam, bà Biền đã gặp lại người con trai duy nhất đã là một chiến sĩ chiến đấu lừng danh với lòng quả cảm, có tâm hồn vị tha như lòng bà mong ước. Niềm tin mãnh liệt của bà đã biến cái họa thành cái may.

  2. #12
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,823



    11- Tinh Thần Tự Lập




    Trời đã bắt đầu vào thu nhưng còn nắng như mùa hè, lại ít mưa. Lâu mới có được cơn mưa ngắn, nước không đủ thấm làm mềm đất như những năm trước. Năm ngoái nhiều ngày mưa lớn, mưa dai làm nhà nào trồng rau rất sung sướng, hả dạ vì cây gì cấy cũng dễ sống, lên nhanh không phải tưới nước. Chúng tôi cũng như một số người bạn đồng hương giống nhau ở chỗ nào cũng có vườn, hoặc rộng hoặc hẹp để cấy các thứ rau thơm thông dụng, giàn bầu, giàn bí hay mướp, tùy mỗi người một sở thích và những thứ cây này ít phải chăm bón, tưới.

    Mỗt buổi chiều đi làm về, ai cũng thích ra ngắm mảnh vườn nho nhỏ, xinh xinh, nhổ cỏ, vun tưới hay ngắt mấy ngọn rau thơm làm đồ gia vị. Còn muốn ăn nhiều những thứ rau khác phải tới mua ở chợ vì vườn nhà trồng chỉ có hạn, không đủ.

    Nhưng ít lâu nay chúng tôi không cần phải ra chợ để mua rau nữa. Mỗi tuần, ít nhất hai lần, hoặc buổi sáng hoặc buổi chiều, khu nhà chúng tôi có một chiếc xe bán rau đến tận nơi để bán. Xe rau này bán không thiếu một thứ rau nào ở quê nhà mình vẫn ăn. Thôi thì đủ thứ rau: rau muống, rau đay, mồng tơi, cải soong, rau dền, tần ô, cải thìa, cải làn, cải bẹ. Các thứ trái cũng có đủ như bí xanh, bí đao, mướp đắng, mướp hương, khổ qua. Chúng tôi khỏi phải đi chợ xa, mất nhiều thì giờ, lại vừa được giá rẻ vừa được rau tươi. Thật là tiện lợi!

    Xe rau này do hai ông bà cụ già đưa đến. Họ vừa bán rau vừa thu tiền, lúc nào cũng vui vẻ dễ dãi với khách hàng. Ai muốn mua thứ gì trên xe không có sẵn, cụ ông lấy sổ tay biên tên người khách và hẹn lần sau sẽ đưa tới. Là khách hàng quen, lại thấy ông bà cụ chiều khách vui tính, tôi tò mò muốn tìm hiểu về hai người. Một hôm tôi hỏi:

    -Nhiều rau thế này, các cụ đi mua lại rồi đưa đi bán hay các cụ trồng lấy?

    Cụ ông trả lời:

    -Chúng tôi tự trồng lấy để bán nên mới được giá rẻ. Nếu đưa tới chợ bán buôn cho họ thì nhanh và tiện nhưng không được bao nhiêu. Chúng tôi chở đi bán rong mất nhiều thời giờ nhưng được giá hơn. Các bà mua rau của chúng tôi vẫn được giá rẻ hơn ở chợ và rau tươi hơn.

    Toi hỏi thêm:

    -Các cụ tới đây đã lâu chưa? Mà sao đã già, các cụ còn phải đi làm?


    Ông cụ kể:

    -Chúng tôi tới đây được hơn hai năm do các con tôi bảo lãnh. Tuy các con tôi không muốn chúng tôi làm việc nhưng chúng tôi thích làm, thích tự lập. Chúng tôi thấy nghề trồng rau dễ làm, không cần học hỏi gì nên thích hợp cho chúng tôi.

    Chắc bà muốn biết trước kia tôi làm gì mà bây giờ lại quay đi làm nghề trồng rau? Thú thật với bà, ngày xưa tôi là công chức, sau đi dậy học, cần rau thì ra chợ mua, có bao giờ để ý đến chuyện trồng rau. Sau 30 tháng 4 năm 75, chúng tôi cũng may mắn các cháu đã lớn cả, chúng tôi bán chác đồ đạc, tom góp cho các cháu đi vượt biên. Chúng tôi ở lại để nếu không may bị bắt, bố mẹ còn ở ngoài lo liệu giải cứu.

    Rất may mắn, các cháu đến nơi an toàn; sau đấy chúng lần lượt gửi quà về giúp chúng tôi. Vì vậy ở nhà chúng tôi cũng đầy đủ và sung sướng, lại còn thừa được để giúp họ hàng bạn hữu.

    Được đi đoàn tụ với các con chúng tôi hết sức vui mừng. Chúng tôi nghĩ các con tôi gửi quà, đồ dùng máy móc đủ tiện nghi về nhà vậy, sang xứ văn minh nhất thế giới này, chúng tôi sẽ còn hưởng đủ sang trọng, tiện nghi hơn như thế nào nữa. Nhưng sang đến đây chúng tôi mới khám phá ra và hiểu rõ. Ở đây, nhà cửa, ăn mặc đầy đủ tiện nghi theo với nếp sống của một nước văn minh, nhưng phải đi làm để lấy tiền cuối tháng trả bill. Tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền xe… Có cái gì là sở hữu vĩnh viễn đâu?

    Trước kia, các con tôi thường xuyên gửi quà về giúp là do lòng hiếu thảo, phải dè sẻn bớt tiêu mới có, chứ không phải đã có nhiều tiền để gửi về như chúng tôi đã tưởng lầm.

    Thấy các con đi làm vất vả, chúng tôi tự nghĩ không muốn ỷ lại vào các con khi mình còn có thể làm được gì để giúp con hay ít nữa mình cũng tự túc được. Vả lại tôi tuy 65 tuổi nhưng còn khỏe, minh mẫn. Bà nhà tôi 63 tuy yến hơn tôi nhưng bà ấy cũng không muốn ngồi yên. Thế là chúng tôi bàn nhau nghiên cứu cách tự kiếm việc làm.

    Việc đầu tiên là tôi phải đi học lái xe. Nguyên các việc không biêt lái xe là đã làm phiền các con tôi nhiều: đi lễ nhà thờ, đi thăm họ hàng, bạn hữu, mua bán, chúng phải chia nhau để đưa chúng tôi đi. Bất tiện hơn cả là khi chúng tôi muốn đi thì các con bận việc, khi có thì giờ đưa đi thì chúng tôi không muốn đi. Lấy được bằng lái xe rồi đi tìm việc mới biết khó vì tuổi tác, người ta chê tuổi cao.

    Tôi không chê việc gì, có việc là chúng tôi nhận làm, từ việc cắt cỏ đến làm cho các chợ. Bà nhà tôi cũng đi làm: muốn tiện việc cùng đi chung, tôi kiêm được việc lau nhà cho các công sở về đêm. Khi hết giờ tan sở là lúc hai chúng tôi bắt đầu làm tới sáng hôm sau. Được ít lâu nhà tôi phàn nàn phải bỏ đi lể hàng ngày vào buổi sáng, làm thiếu sót phần tâm linh sửa soạn cho cuộc sống đời sau. Vào tuổi già chúng tôi như thế không thể tự tha thứ được. Các con tôi cũng không muốn chúng tôi phải đi khuya về sớm, mất giấc ngủ dễ ngã bệnh.

    Chúng tôi thôi làm mới nghĩ ra cách trồng rau không cần giờ giấc bó buộc, bán cho người mình để kiếm lời. Sẵn có xe, biết lái nên chúng tôi cứ cách vài ngày lại chở rau tới các đầu đường bán cho các bà. Vừa được rau tươi, lại giá rẻ hơn ở chợ mà các bà đỡ phải tới chợ tìm mua. Làm nghề này chúng tôi ung dung thoải mái không phải phiền đến ai.

    Các con tôi hay thắc mắc bố mẹ còn phải kiếm sống nên tôi phải giải nghĩa cho chúng hiểu: Các con bảo lĩnh cho bố mẹ, theo luật, bố mẹ chưa được hưởng trợ cấp, các con có bổn phận phải nuôi nấng, khi đau yếu cũng phải trả phí tổn. Bố mẹ thấy các con đi làm về, cuối tháng trả các thứ bill, còn dư giả chút ít cũng phải chia ra tháng này sắm thêm đồ dùng, tháng tới sắm thêm thứ khác. Ngoài ra các con phải để dành cho các cháu sau này lớn lên vào đại học tốn kém, cũng như xưa kia bố mẹ để dành cho các con đi học vậy.

    Còn điều khác nữa chúng tôi nghĩ trong lòng không nói ra. Nên tránh cho các con tôi nếu dâu hay rể tôi có tính quá dè sẻn, thấy vợ hay chồng phải chu cấp cho bố mẹ tất nhiên sẽ khó chịu. Tuy lịch sự không nói ra ngoài nhưng trong lòng bất mãn tìm cớ gây sự trong gia đình. Đây là một nguyên cớ làm con mình khổ giữa bên hiếu bên tình, có khi vì thế mà tan vỡ gia đình. Vì thế mà vợ chồng già chúng tôi hết sức tránh không muốn làm hay nói điều gì chạm đến tự do hay tổn thương đến tự ái các con.

    Chúng tôi còn sung sướng hơn ở chỗ đã tự làm ra tiền, còn thừa được bao nhiêu gửi về bên nhà giúp anh em họ hàng bạn hữu, không phải ngửa tay nhờ đến các con. Nếu các con muốn là tự ý giúp thêm thôi.

    ***

    Nghe hai ông bà cụ già kể truyện thật hấp dẫn, tôi rất phục tinh thần tự lập của các cụ có thừa. Đã giúp coi sóc các cháu, các cụ lại tự trồng tỉa, kiếm hoa lợi để tiêu, lại còn tiền gửi về giúp đỡ những người ở nhà. Hai cụ bán rau kể trên đáng tiêu biểu cho tinh thần tự lập của người Việt mình.

  3. #13
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,823



    12- Hay Nói




    Hay nói cũng là một thứ bệnh, nhiều người mắc phải, đàn ông cũng như đàn bà. Đàn bà nhiều người mang tiếng là ngồi lê mách lẻo, trước thì nói truyện người ta, rồi lân la nói đến truyện của mình, thường thì chỉ khoe cái tốt, cái hay của mình, cũng có người lẩn thân kém trí không đã nói cả truyện xấu của mình, khoe cả truyện “ăn chè” lắt léo đáng khinh, làm cho người nghe phải phì cười, nhăn mặt.

    Như vậy vẫn còn hơn một bậc, đối với những người đem truyện của người ta ra nói, nếu là truyện có thực, còn có thể tha thứ được, chưa đủ, còn thêm mắm thêm muối, đặt thêm truyện nghi ngờ, đổ vấy cho người mà họ không ưa. Họ cứ theo đà tưởng tượng, mà nói đầu cua tai nheo như nước chẩy qua tai, không biết phân biệt thật hư, rồi cứ thế người này nói với người kia, và câu truyện trước khi tới tai người, đã bị bới đầu thêm đuôi. Nếu một người nào đó thắc mắc tìm ngược tới nạn nhân, sẽ thấy chẳng có gì đáng nói, vì sự thật đã bị bóp méo.

    Nói xấu người khác, người ta chỉ biết nói cho thích khẩu, đã không nghĩ tới hậu quả, hay có nghĩ tới đấy, nhưng không kìm hãm nổi cái miệng bẻo lẻo, rồi bị nạn nhân chất vấn, lôi ra phân bua chửi bới, vì bị làm nhục, mang tiếng, thiệt hại tới thanh danh, và người nói xấu có khi bị phản ứng bằng thủ đoạn tàn nhẫn, như một kẻ thâm thù.

    Có người hay đặt điều nói xấu người khác, hạ người ta xuống tận bùn đen, cố ý để nâng cái tôi lên, tốt hay giỏi hơn mọi người vì ghen những thành công, những việc làm hay của người. Có biết đâu, vì nói xấu người và khoe mình, đã làm cho người bị nghe, vì lịch sự không tỏ ý phê bình, nhưng trong lòng người bị nghe đã nhận xét đâu là sự thực, hiểu dã tâm người đi nói xấu thiên hạ, đã lắc đầu khinh bỉ mà không muốn nói ra.

    Cũng vì hay nói, rồi sinh thêm lòng ghen tị, thấy người ta làm ăn giầu có, đi phao vu người ta làm giầu bất chính, tham lam, lường gạt, lừa đảo, lươn lẹo, buôn bán đong đẩy bán vơi, buôn đồ quốc cấm, bới móc điều xấu tưởng tượng từ dời xa xưa của gia đình người ta, có ý để khách hàng nghi ngờ, hết tín nhiệm, không muốn giao thiệp.

    Thấy gia đình người ta êm ấm hạnh phúc, cũng nghi ngờ xuyên tạc; như anh chị Lương, hai người đều không làm cùng sở, chồng làm phía bắc, vợ làm phía nam. Anh Lương người đẹp trai, cao ráo, khỏe mạnh, tính tình cởi mở, hay cười hay nói chơi, ai gặp cũng dể có cảm tình, ai nhờ anh việc gì có thể làm được anh liền giúp ngay. Nên trên đường đi làm tới sở, ai không co xe, hay bị hư xe, anh sẵn lòng cho đi nhờ; nên trong sở làm có mấy bà mấy cô lợi dụng tính tốt hay giúp đỡ của anh, đã nhờ anh đưa đi đón về, nên giờ về nhà của anh chẳng bao giờ đúng, về sớm là lúc ít người nhờ, về muộn là có thêm người nhờ; có người còn lợi dụng tính dễ dãi của anh, nhờ anh đưa đi mua bán, lúc về nhà quá muộn, vừa đói vừa mệt, lại bị vợ càu nhàu, lời qua tiếng lại, đĩa bay bát vỡ là thường. Vì tính cả nể, anh Lương cũng biết người ta lợi dụng, nhưng không nỡ từ chối khi có người nhờ.

    Khi không làm được việc gì giúp đỡ ai, tâm trạng con người rất khó hiểu, họ sinh lòng nghi ngờ cho rằng hay anh muốn lợi dụng các bà các cô, chứ đâu có phải do lòng tốt, họ bàn tán, gán ghép, xuyên tạc, người khác nghe cho là truyện thật, rồi đồn thổi, một người nói ra, mười người phụ họa.

    Chị Lương đã không phân biệt được dư luận một chiều, anh Lương nghĩ mình ngay thẳng nên không biện giải, trung thực đấy nhưng không đánh đổ được lòng nghi kỵ của vợ bị ảnh hưởng bởi dư luận đồn thổi. Dư luận độc hại cứ thêm nay một tí, mai thêm một tí làm cho đôi vợ chồng trẻ đi đến xô xát, thách thức nhau.

    Vì bị ảnh hưởng đời sống quá tự do ở Mỹ, chị Lương cũng kiếm bạn trai đi chơi để cho chồng biết mình cũng không kém gì và trêu tức nhau cho bõ ghét, rồi việc gì đến phải đến, anh chị đưa nhau ra tòa. Anh Lương nói một câu: “Vì dư luận, vợ tôi hiểu nhầm tôi, tôi đành chịu”. Từ đấy một thanh niên yêu đời, vui vẻ anh Lương không còn muốn tiếp xúc với ai nữa, anh đã hạn chế sự giao thiệp với nhiều người.

    Nhiều ông hay nói, có kém gì các bà, có khi vì hay nói vô tình đã làm tan nát gia đình người ta. Đàn ông đã hay hồ nghi nhất là lại nghe bạn mình nói, dù biết là nói chơi, họ vẫn thắc mắc hồ nghi. Một đôi tân hôn, qua ngày nhị hỉ đã nổi sóng gió, chỉ vì trong bữa ăn cưới, một anh bạn vừa cười vừa nói: “Tưởng cô dâu là ai, chứ cô này tôi đã từng biết cái chưa ai biết”, khi anh bạn nói cái điều vô ý thức, do cái bệnh thích nói, anh đã không lường được việc gieo tai họa cho đôi tân hôn sớm tan vỡ. Đến khi anh biết vì câu nói mà hạnh phúc của bạn đã tan vỡ, thì quá muộn, trong tâm anh từ đây đã mang niềm hối hận, một oán hờn của bạn. Thật lãng nhách vì hay nói.

    Bệnh hay nói không phải chỉ có giới trẻ mới mắc, ngay những người trông bề ngoài đáng kính, như một số mệnh danh chính khách, có lúc vì nói nhiều, đã sơ hở tiết lộ bí mật, làm thiệt hại đến nghề nghiệp, gia đình và cả quốc gia nữa. Những người chưa làm đã khua chiêng, đánh trống, hội họp tuyên bố ầm ỹ, nói những câu có tính cách đao to búa lớn. Trong những bữa ăn uống linh đình, các vị này trịnh trọng đưa ra những chương trình không tưởng, làm như thiên hạ không ai bằng mình. Đấy là những người không làm nên việc gì, là những người không hiểu rõ môi trường đi tới, có thích nghi được vai trò mình đóng hay không?

    Cho nên người ta phải biết quên mình, biết hòa mình vào trong quần chúng, chấp nhận sự may rủi, khi muốn đạt được công cuộc giúp đỡ tha nhân. Khi chỉ biết nói nhiều về cái ta, làm lấy tiếng cho được nổi danh, đó chỉ là biểu hiệu của lòng ích kỷ, cái dục vọng xấu xa đê tiện, kiêu căng khoe mẽ. Những người chỉ nói mà không bao giờ làm, thấy ai làm được còn tìm cách phá phách, ghen tị. Thật là bỉ ổi!

    Trái lại, những người không bao giờ nói trước, khi làm việc gì có suy nghĩ tính toán, cẩn trọng, tiến tới vì tổ quốc, vì tha nhân, thương đồng bào đang lầm than đói khổ, sống trong lo sợ, bị chà đạp, bị làm thân nô lệ bị tù đầy muôn phần đắng cay mà họ âm thầm tìm đồng chí, dám nghĩ dám làm, trở về quê hương những mong phá đồi bạt núi, trừ loài tàn ác để cứu đồng bào giải phóng quê hương như các anh chị Trần Mạnh Quỳnh, Trần Thị Hương, Lê Thiên Quan, Lê Trọng Quang, Lê Quanh Trình và Bùi Gia Liêm đã dám làm. (trong vụ Bọ Sắt).

    Các anh hùng trên, tuy không thành công nhưng thành nhân, hành động của các anh chị mới đây ở Sàigòn thật đáng kính, đã được đồng bào tôn vinh, ngưỡng mộ, một gương sáng cho những ai có tấm lòng khắc khoải, ưu tư, mong chóng giải phóng quê hương.

    Căn bệnh hay nói, nếu muốn chữa, phải biết kìm hãm như cố nhân đã dậy: “Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe”. “Trước khi nói, phải quay lưỡi bẩy lần”, nói những lời đáng nói, cần nói, biết tự trọng, biết giữ phẩm giá, biết phục thiện và nghe nhiều nói ít.

  4. #14
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,823



    13- Mất Gốc




    Một hôm tôi đến thăm người cháu ở tiểu bang Washington, lâu ngày gặp lại nhau, đôi bên mừng rỡ, trên đường từ phi trường về đến nhà biết bao truyện bên nhà, bên này, kẻ ở người đi, kẻ còn người mất ngậm ngùi tiếc thương.

    Tới nơi chưa vào nhà đã nghe vọng ra tiếng đàn tiếng hát ầm ĩ, khi người cháu đón tôi vào nhà, đồng thời gọi các con ra chào tôi, chỉ nghe có tiếng “Hi” của cả xấp nhỏ, một hai đứa lớn giơ tay bắt tay tôi, tất cả nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên lạ lùng như một người từ hành tinh nào tới, chính tôi cũng ngạc nhiên nhìn tất cả có bộ mặt xấc láo khiến người gặp thiếu cảm tình.

    Chúng tôi ngồi trong phòng khách nói truyện, mấy đứa nhỏ này chạy đi chạy lại nghịch ngợm, hát hỏng, có lúc ngồi vào ghế đối diện với tôi mà chân gác lên bàn, miệng nhai kẹo, tay dở hình coi trong sách, tới khi ăn cơm cũng theo lối Mỹ, ăn bằng dao nĩa.

    Từ lúc tôi tới nhà này, tất cả vợ chồng con cái nói với nhau bằng tiếng Mỹ, trừ tôi không hiểu hết được tiếng Mỹ, nên chỉ có hai người đối thoại với nhau bằng tiếng Việt. Khi tôi muốn hỏi xấp nhỏ điều gì bố nó phải thông ngôn, có thể mấy đứa lớn hiểu và còn nói được ít tiếng Việt, theo lời bố chúng nói vì bỏ lâu ngày không nói tiếng Việt nên chúng quên hết.

    Khốn thay! Chính bố mẹ chúng muốn chúng phải giống như Mỹ, nghĩa là ăn, nói, cách giao tiếp như người Mỹ. Theo người cháu tôi lập luận: mình tới đây, nhập tịch làm công dân Mỹ nên tập theo phong tục, lề lối ăn ở phải như người Mỹ, vì mình đã nhận nơi đây làm quê hương thứ hai của mình.

    Hiểu được tâm trạng của cháu tôi nên tôi nói:

    -Theo nhận xét của dì, nhân tiện muốn góp ý với cháu, Cả một tập thể người Việt phải đi tị nạn bắt đắc dĩ, phải bỏ lại tổ quốc thân yêu, bỏ lại nhà cửa sự nghiệp, biết bao công của, mồ hôi nước mắt mới tạo nên được. Đau lòng bỏ lại mồ mả tổ tiên, nhưng vẫn còn một an ủi là tuy mất vật chất nhưng vẫn còn tính thần mang theo là tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ, cùng với phong tục nói chung là văn hóa ưu việt của giòng giống Việt Nam mà ông cha chúng ta đã có công gìn giữ, truyền lại từ đời này sang đời khác hàng mấy ngàn năm nay, dù trong thời kỳ đen tối nhất của lịch sử: hàng ngàn năm Bắc thuộc, hàng trăm năm mất chủ quyền thời kỳ Pháp thuộc.

    Dù bọn thống trị tàn bạo dùng muôn phương nghìn kế cũng không làm sao xóa nổi nền văn hóa cổ truyền của nòi giống Việt, mình vẫn giữ được phong tục tập quán bằng vào những lời nói truyền khẩu để lại cho từng thế hệ. Phải cố gìn giữ văn hóa Việt, bảo vệ giống nòi Việt và không để ngoại bang diệt được ý chí mãnh liệt của người mình.

    Chúng ta may mắn đến trú ngụ tại một quốc gia mệnh danh là văn minh nhất thế giớ, giầu mạnh với nền kỹ nghệ tân tiến, được hưởng đầy đủ quyền lợi và so với tất cả tự do như Hoa Kỳ hiện nay, nhưng phong tục tập quán ở đây có nhiều điều tốt cũng như có nhiều điều xấu, dĩ nhiên “nhập gia tùy tục, quá giang tùy khúc”, chúng ta cần phải tìm hiểu, học hỏi cái hay, nên tránh cái xấu, mà trong việc học hỏi cái hay có vẻ khó học, chứ học cái xấu thì lại quá dễ cũng y như bệnh hay lây phải cảnh giác để xa lánh.

    Chúng ta có trách nhiệm bảo tồn văn hóa Việt, gìn giữ những phong tục tốt của người mình. Văn tự Việt, tiếng nói Việt cần được phát huy và nuôi dưỡng trong cộng đồng nói chung và trong gia đình nói riêng, và dùng nó làm căn bản cho đời sống Việt nơi đất khách.

    Sau đây là một câu truyện có thực xẩy ra ở tiểu bang Oregon, một ông trước đây là cảnh sát ở một tỉnh gần Sàigòn tên là Đ., sau 5 năm đến định cư ở Mỹ, ông Đ. được tuyên thệ vào quốc tịch Hoa Kỳ, ông liền đổi tên thí dụ như John Smith. Vì là người Hoa Kỳ mới, Đ. bỏ sở cũ và xin sở mới, tại đây cũng có một số người Việt làm, có người đến chào hỏi làm quen bằng tiếng Việt, ông Đ. quay đầu lại, nếu gọi là Đ. thì lờ đi như không phải là mình. Anh em người Việt ở đây cho hắn một bài học bằng cách lại gần rồi nói mánh nói khóe, đào cha, đào mẹ hắn lên mà chửi. Đ. chỉ còn đỏ mặt quay đi và cuối cùng bỏ sở này luôn.

    Đây chỉ là trường hợp của một người hợm mình, nhưng chính con cháu chúng ta cũng đang ở trong trường hợp này vì đi học trường Mỹ, bạn bè Mỹ, ăn đồ Mỹ chúng cũng tưởng chúng là Mỹ luôn, nhưng tóc chúng vẩn đen, dù cho nhuộm nâu đi chăng nữa, mũi chúng vẫn tẹt, mắt vẫn xếch, làm sao đổi giống được. Đến khi vào đời, xin đi làm, chúng vẫn bị xã hội này liệt là dân Á Châu, có đi lấy bằng lái xe chúng vẫn bị ghi là giống Á Châu và lúc đó chúng sẽ bị mặc cảm nặng và ảnh hưởng đến tương lai của chúng. Những con người quá vọng ngoại không còn biết liêm sỉ là gì, không biết hãnh diện về nòi giống của mình, về 4000 năm văn hiến của dân tộc Việt, cái hay không học chỉ thích học những cái dở của người như vậy thật đáng buồn.

    Sau khi nghe tôi nói, vợ chồng người cháu chỉ mỉm cười không đáp. Tôi hiểu chúng cho những lời tôi nói không còn hợp thời, không biết hội nhập thăng tiến.

    Cháu tôi vẫn thường xuống thăm nhưng có một lần, vào một buổi đẹp trời, hai dì cháu bắc ghế ra sân sau ngồi uống trà nói chuyện, tôi hỏi người cháu:

    -Xếp nhỏ bây giờ chắc lớn lắm, việc làm ăn và học hành của chúng ra sao?

    Cháu tôi trả lời:

    -Cách đây 8 năm, hồi đó dì lên chơi chúng còn đang học tiểu học và trung học, bây giờ cháu lớn nhất đã lập gia đình, hai cháu học đại học và các cháu nhỏ học trung học. Cháu còn nhớ dì có nói nhà cháu Mỹ hóa nhanh quá, không biết rồi sau sẽ ra sao? Có còn là người Việt nữa hay không, đúng như dì tiên đoán, cháu rất buồn, lỗi ở cháu không suy nghĩ chín chắn, vợ chồng cháu hiếu thắng muốn cả gia đình hội nhập mau chóng thành người Mỹ, nên từ lời nói, cách ăn mặc, giao tiếp từ trong ra ngoài bắt chước người Mỹ không biết phân biệt cái hay cái dở.

    Tất cả các cháu đi học từ tiểu học đến trung học, chúng đều tự coi mình như những bạn bè người Mỹ của chúng, chúng về kể lại không muốn làm bạn với các người Việt đồng tuổi, cho bọn đó lạc hậu và buồn cười, có vẻ xa lạ không giống những tụi Mỹ bạn chúng nên chúng không chơi.

    Hậu quả đến với gia đình cháu là con gái lớn cặp bồ đưa bạn trai về nhà không cần bố mẹ biết bố mẹ có bằng lòng hay không? Nói nhiều thì chúng cho là lạc hậu không giống người Mỹ, rồi thuê nhà riêng ở với bồ và thay bồ như thay áo, cho thế mới là sống theo kiểu Mỹ. Chúng cháu khuyên bảo, nó trả lời thích thì ở với nhau, không thích thì xa nhau, đâu có gì quan trọng, theo như người Mỹ, người ta coi việc bỏ nhau rất thường. Cháu bây giờ thấy nhục nhã và hối hận vì không biết dậy dỗ con cái theo nền nếp của ông cha, lấy nhân nghĩa lể trí tín làm trọng, để đên nỗi nay nó hư thân mất nết, làm nhục gia phong.

    Hai cháu trai học trên đại học về nhà phàn nàn chúng bị mặc cảm, vì trong lớp học hay có cuộc mạn đàm, những tụi Mỹ bạn học đều tự hào về dòng giống của chúng, đứa thì nói tới nguồn gốc Pháp, đứa thì gốc Hy Lạp, chúng nói về xứ sở của ông cha chúng trong khi mấy thằng cháu chẳng biết gì mà nói vì chúng nó có bao giờ được đọc sách vở tiếng Việt, có bao giờ được nghe nói lịch sử oai hùng của tổ tiên chúng, và nỗi khổ tâm nhất của chúng là Mỹ không ra Mỹ, mà Việt cũng chẳng ra Việt, nên chúng cảm thấy bị đứng ngoài lề, không gia nhập vào các hội sinh viên Việt Nam vì không biết nói tiếng Việt, chúng cảm thấy thật lạc lõng.

    Tôi cũng cố tìm lời an ủi cháu và nói cho biết rằng khi dân Việt tị nạn tới Mỹ, ngay những năm đầu chính phủ Hoa Kỳ chủ trương phân tản người Việt đi khắp các tiểu bang cho nhanh theo chính sách trước kia đối với người da trắng mới tới xứ này từ rất nhiều chủng tộc và quốc gia khác nhau. Họ đã đồng hóa những người di cư tới Hoa Kỳ bằng chiến thuật gọi là “melting pot” có thể gọi là nồi súp, nghĩa là người Pháp, Anh, Hy Lạp, hay Ba Lan v.v.. di cư tới Hoa Kỳ chỉ một thời gian họ không còn giữ được danh tính chủng tộc của họ được và đều biến thành người Mỹ, nhưng vì là người da trắng nên việc đồng hòa dễ hơn. Ngược lại khi dân Á châu di cư tới Hoa Kỳ thì họ lại sống tụ tập với nhau, do đó mới có Chinatown, Koreatown, và Little Saigon. Nên chuyện hội nhập trở nên dễ dàng vì có cả cộng đồng người Việt ở khắp nơi hướng dẩn và giúp đỡ những người mới tới.

    Cháu tôi là nạn nhân của chính sách đồng hóa cấp tốc của chính phủ Hoa Kỳ vào thời gian đầu của cuộc tị nạn tới Hoa Kỳ, nhưng bổn phận của chúng ta là phải dậy cho lớp trẻ lòng yêu quê cha đất tổ, một ngày rất gần đây quê hương chúng ta cần bàn tay của chúng để tái thiết lại đất nước đang bị đói khổ, và cũng cần dậy chúng niềm xác tín hãnh diện vào dòng giống oai hùng Lạc Việt.

  5. #15
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,823



    14- Mê Tín



    Nói đến mê tín dị đoan, người ta nghĩ đến các dân tộc có trình độ bán khai, những miền thôn quê hẻo lánh, ít được tiếp xúc với văn minh khoa học, không nên trách họ còn mê tín dị đoan. Ngay những người ở thành thị, người có học thật đáng trách vì họ không chịu tìm tòi học hỏi, vẫn còn vướng vào truyện mê tín vô lý, đưa đến những hành động dã man, bất công, nhẫn tâm, lại còn bị thiệt hại đến trước mắt.

    Một bà mua được căn nhà mới, mời thầy biết xem phong thủy đến coi hướng và cách xếp đặt trong nhà sao cho được làm ăn thịnh vượng, và giữ được ông chồng mà bà mới chinh phục được tuy ông này đã có vợ cái con cột.

    Ông thầy đi coi nhà trong, nhà ngoài, đằng trước đằng sau, trầm ngâm một lúc thầy phán: “Nhà có hai lối vào, một cửa chính và bên cạnh nhà để xe có vườn, không nên đi của chính, hãy làm con đường nhỏ bên nhà để xe, đục cửa hông nhà làm cửa chính đi vào nhà, trong nhà lò sưởi phải đi từ phòng khách lại phòng ăn, bịt chỗ lò sưởi cũ rồi đặt bàn thờ thổ địa vào đấy.”

    Gia chủ hậu tạ, cám ơn thầy, lo tìm thợ sửa nhà theo ý thầy đã chỉ dẫn. Làm ăn thịnh vượng chưa thấy, đã mất số tiền sửa nhà, di chuyển lò sửa và đặt bàn thờ thổ địa không đúng chỗ trông kém mỹ thuật dưới con mắt khách tới nhà. Ít tháng sau, bà chủ phải bỏ nhà đi theo giữ chồng mới bị đổi đi làm ở tiểu bang khác. Rồi chẳng bao lâu, người chồng hờ quay về với vợ con, bà đành sống độc thân bất đắc dĩ, không còn nguồn lợi tức nào khác, nên ngôi nhà của bà bị ngân hàng xiết nợ, niêm phong bán đấu giá.

    Sau đây là một trường hợp khác. Một hôm, chúng tôi nhận được thiệp mời của người bạn mời ăn mừng tân gia, tới nơi gia chủ dẫn khách đi xem nhà, ra vườn trước vườn sau, nhìn vị trí căn nhà ở giữa khu đất, chung quanh nhà trồng toàn cây ăn trái có giá trị như: hồng, lê, cam, táo v.v… chỉ trừ một khoảng đất nhỏ để trồng rau. Ai ai cũng đều tấm tắc khen căn nhà mát mẻ vì chung quanh có nhiều cây lớn, tàn cây che mái nhà, hoa lá xum xue, trên cây các giống chim bay truyền hót líu lo, một cung đàn thiên nhiên, một cảnh thần tiên mơ mộng giữa chốn thị thành, rất hợp cho những tâm hồn thi nhân, những cụ già nhiều tuổi nhàn rỗi ra ngắm cây coi nhìn hoa trái, nghe tiếng chim hót để dưỡng tính tình.

    Ít lâu sau, có dịp chúng tôi tới thăm nhà bạn vấn an các cụ thân sinh của bạn; tới nơi chúng tôi hết sức ngạc nhiên, một quanh cảnh trơ trọi khác lạ, từ cổng vào tới nhà, biết bao cây ăn trái đều bị đẵn tận gốc, cũng còn may cho các cây ở đằng sau nhà vẫn còn. Ông bạn cho biết, các cụ đi xem bói, người ta nói nếu để cây ăn trái mọc trước nhà, bao nhiêu lợi lộc tiền vào nhà sẽ bị cây trái chấn hết lộc, nên phải chặt đi.

    Vì nền kinh tế suy thoái, nạn thất nghiệp gia tăng, ông bạn chúng tôi mất việc, dù cây trước nhà đã chặt hết, một thiệt thòi cho các cụ già mỗi khi nhìn ra trước nhà chỉ thấy ánh mặt trời chói chang chiếu qua khung cửa, còn đâu bóng mát cho các cụ ra gốc cây nhìn những chùm quả sai trái.

    Trường hợp một gia đình sanh đứa con thứ ba thì cũng thời gian đó ông bố mất việc làm, bà mẹ bèn đi xem bói, thầy bói phán: “Thằng con thứ ba tuổi nó khắc cả bố lẫn mẹ, làm ăn có nhiều trục trặc, sẽ gặp nhiều tai nạn.” Nên thằng bé bị bố mẹ hất hủi, nhưng nó lại là đứa bụ bẫm, thông minh và dễ thương, rồi công việc làm ăn của bố mẹ đều trôi chẩy và phát đạt, nên dần dà thằng bé hết bị hất hủi vì bố mẹ nó đã hồi tỉnh.

    Bố mẹ mê tín đi xem bói xem tướng, bị thứ bất nhân lấy tiền xúi dại: gia chủ bị đứa con lộn giống, nó là ma quỷ đầu thai, để nó ở nhà không ra gì, nhiều tai nạn sẽ xẩy ra v.v… Cách đây ít lâu ở Orange County bên California, một bà mẹ bế con bị mù, quá đau khổ thương con, vào hai giờ sáng lái xe ra xa lộ 22 đặt con giữa đường chờ có xe đi tới, lao đầu vào xe cùng chết với con.

    Trước 75, một hôm tôi tới thăm người bạn, gặp một em bé rất xinh lễ phép, dáng dấp một nữ sinh. Người bạn cho biết em này mới tới làm được ít lâu, em nói nhà em cũng khá giả bố mẹ em không bắt đi làm, em tự ý xin đi vì biết bố mẹ em tin bói toán lắm, thầy bói nói em ở nhà chỉ mang lại xui xẻo cho cha mẹ, làm khổ cha mẹ, em thương bố mẹ lại tủi thân nên em đi làm, lâu lâu nhớ nhà chỉ về thăm chốc lát rồi lại đi.

    Trái lại những trường hợp trên, có bố mẹ là những người thức thời thương con tàn tật hơn đưa con khác, một nhà quý tộc có khách đãi cơm bao giờ cũng tự tay dắt người con bất bình thường, ngồi cạnh ông, ông thường nói cháu đã gánh tất cả những cái không hay cho cha mẹ và anh em nó, ông bắt tất cả nhà phải chiều chuộng và yêu quý người con này.

    Một vị phu nhân sang trọng đi đâu cũng dắt cô con gái đi một bên, em này vừa có tật vừa ngây ngô, bà thường nói tôi thương cháu hơn những đứa con khôn ngoan xinh đẹp.

    Mỗi khi họp việc làng người ta thường hỏi đùa ông cựu chánh tổng, hôm nay họp việc làng không thấy bà chị ông đâu? Ông chỉ cười. Mỗi khi có đám giỗ, đám cưới, người ta mời ông chánh tổng phải mời cả bà chị khiếm thị cùng đi với ông, nếu mời một mình không bao giờ ông đi; khi ăn ông xin để bà chị ngồi cạnh để giúp bà chị lấy thức ăn như ở nhà ông hầu bà chị rất chu đáo. Trước khi bà mẹ chết đã trăn trối ông phải trông nom thương lấy người chị chẳng may khiếm thị, ông uốn nắn vợ con ông cũng phải thương yêu người chị bất hạnh này.

    Ôi cao quý thay! Đáng phục những người có tâm hồn cao thượng, đã hiểu biết, nhận xét bằng lòng với những thân hình bất toàn mà Thượng Đế đã gửi đến cho mình, xem thường những lời chế riễu, chê bai đàm tiếu của người độc ác vô lương tâm.

    Để những người hồ đồ hay nghi ngờ xin xem Phúc Âm Gioan có chép: Môn đệ hỏi Chúa Giêsu rằng: Thưa Rabbi, ai đã phạm tội, nó hay cha mẹ nó để nó phải sinh ra mù lòa vậy? Ngài đáp lại: Chẳng phải tại nó hay cha mẹ nó phạm tội, song để nơi nó công việc Thiên Chúa được hiển tỏ.

    Thượng Đế dựng nên vũ trụ, vạn vật muôn loài ở trong một vườn rộng rãi bao la có đủ mầu sắc tốt xấu. Nếu như Thượng Đế chỉ tạo một giống hoa hồng thơm ngát chắc chẳng ai để ý đến vẻ đẹp mùi thơm hoa hồng, nếu không có giống hoa khác mầu, không có mùi hay mùi khó ngửi, nếu không có các thứ cây trái chua, chát, đắng, cay, chúng ta mới nhận thấy trái cam, nho, quít, hồng là quý là ngon để chúng ta vừa ăn vừa tấm tắc khen.

    Nếu mọi người đều giỏi như nhà vật lý học Edison, anh hùng như Napoleon, như đại đế Nguyễn Huệ, còn đâu nữa để chúng ta khen ngọi, cố gắng bắt chước. Có Chung Vô Diệm xấu xa cũng có Tây Thi đẹp tuyệt trần cho chúng ta khen ngợi.

    Đây là ý Thượng Đế đã an bài. Dù một cái tóc trên đầu rụng xuống cũng do ý Thiên Chúa tác tạo.

  6. #16
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,823
    16- Đố Kỵ



    Dù là bạn đồng học cùng học một thầy, cùng đem thân đi cầu công danh ở nước Ngụy, vì bản tính xấu, ghen tài Tôn Tẫn hơn mình mà Bàng Quyên vừa phỉnh nịnh vừa dèm pha nhẫn tâm triệt hạ Tôn Tẫn bằng cách chặt chân để Tôn Tẫn không thể thi thố tài năng. Chưa vừa lòng, Bàng Quyên còn dụ Tôn Tẫn truyền lại sở học về chiến lược, chiến thuật rồi sau đó sẽ thủ tiêu Tôn Tẫn. Trời không bỏ người hiền đức nên người hầu của Tôn Tẫn là Thành Nhi do Bàng Quyên sai đến để do thám hành động của Tôn Tẫn, đã nói rõ lòng nham hiểm của chủ mình là Bàng Quyên. Trong cảnh cá chậu chim lồng cùng đường chưa biết cách nào để thoát thân, chợt nhớ lại khi từ giã thầy học là Quỷ Cốc Từ tiên sinh có trao cho mình bức cẩm nang lúc tiễn biệt, Tôn Tẫn liền mở ra xem.

    Đó là một bức lụa mầu vàng, bên trong chỉ viết một chữ “Cuồng”. Tôn Tẫn hiểu ý ngay. Chiều hôm ấy bọn thủ hạ đem cơm đến. Tôn Tẫn đập đổ, tròn mắt nói lớn: “Chúng đem thuốc độc hại ta.” Miệng Tôn Tẫn lảm nhảm chửi rủa mà đôi mắt đỏ hoe, lúc cười lúc khóc. Bàng Quyên còn nghi hoặc, sợ Tôn Tẫn tìm kế đánh lừa, mới sai người khiêng Tôn Tẫn đặt vào chuồng lợn bẩn thỉu. Ít lâu sau Bàng Quyên cho là Tôn Tẫn đên thật, không còn để ý đến nữa. Từ đó, thả lỏng Tôn Tẫn mặc ý ra vào. Ít lâu sau ông Mặc Địch tìm cách cứu được Tôn Tẫn đưa về sinh quán là nước Tề. “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Bàng Quyên đã bị hàng trăm mũi tên ghim vào mình, phải tự rút gươm kết liễu đời mình ở trận Mã Lăng. Lòng ghen tỵ đã làm mù quáng lương tâm, không phân biệt phải trái.


    ***


    Trước năm 1954 tại một làng thuộc miền Trung châu Bắc Việt có hai chi họ Phạm và Trần chênh lệch về chức quyền, giầu có. Chi họ Trần ngày một giầu có hơn, con cháu trong họ đi học, phần nhiều có chức phận trong làng có, hàng tổng có. Tới thời kỳ phân chia quốc cộng đã rõ, những người đàn ông con trai chi họ Trần đều phải bỏ cửa nhà bỏ làng lánh nạn, gia nhập phong trào quốc gia. Chỉ còn lại một cụ già trên 60 tuổi với một số người đàn bà ở lại canh tác giữ nhà.

    Trong khi họ Phạm nổi lên một người làm chánh tổng có quyền trong tay. Tên chánh tổng này được dịp phô bày lòng ghen tỵ của y. Theo dư luận người làng từ trước đến giờ cả hai chi họ không có thù oán, tranh cạnh việc gì. Nhưng viên chánh tổng vẩn ghen tức khó chịu vì họ Trần có nhiều người có danh phận, có tiền của hơn chi họ nhà hắn. Nên được dịp chỉ còn ông cụ già trên 60 tuổi là cụ Sáu phải hấng chịu những tích lũy đê tiện của hắn.

    Y cho đào một lỗ đủ chôn quan tài trong phần đất nghĩa địa thuộc chi họ của y, rồi la lối bị mất trộm ngôi mả tổ, rồi vu cáo đổ vạ cho ông cụ Sáu là thủ phạm với những lời nhục mạ đê tiện áp đảo với mục đích cả họ Trần phải nhục nhã hàng phục hắn, tạ lỗi với món tiền lớn. Nhưng cụ Sáu đã phản công một cách quyết liệt đưa ra trước pháp luật trong lúc tình thế đã xoay chiều, ban ngày quốc gia ban đêm cộng sản, mọi người tìm cách tới thành phố Hải Phòng chờ tầu vào Nam.

    Cũng đúng với câu “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, chi họ Trần và gia đình cụ Sáu vào Nam đã gặp lại những người đàn ông con trai, người nào cũng có danh phận trong hàng ngũ quốc gia, hay còn ít tuổi trở thành sinh viên. Tất cả chi họ đều làm ăn khá giả.

    Trái lại tên chánh tổng họ Phạm làm ăn không ngóc đầu lên được. Trong một chuyến xe từ Pleiku về Sàigòn dọc đường bị khám hành lý của viên chánh tổng có ít dây đồng y mua về Sàigòn để bán, bị chức trách nghi là Việt Cộng, y bị bắt tra tấn; sau khi được tha về nhà từ đây y bị khủng hoảng tinh thần cho tới chết năm 1975.

    Thời nay người ta ghen tỵ trong tất cả các lãnh vực. Bạn làm ăn chắt chiu mua được căn nhà lớn, người ta khó chịu, tìm tòi xoi mói, lấy tiền ở đâu ra? Đi buôn lậu, đong đầy bán vơi, lường đảo mới có thể mua được căn nhà như vậy chứ? Nếu là người buôn bán, người ta kết tội như vậy. Bạn học hành khá có công việc làm tốt, người ta thèm muốn địa vị của bạn mà không thể được vì bất tài, người ta ghép bạn vào hạng hèn chỉ biết cúi đầu nịnh bợ mới có được địa vị đó.

    Bạn làm được điều gì tốt được nhiều người biết đến, người ta khó chịu tìm cách phá, phao vu chia rẽ, người ta dùng đủ mọi hình thức để hạ nhau chống báng, thóa mạ, đặt điều bêu xấu nhau bất kể đến những nguyên tắc giáo điều Công bằng, Bác ái, Từ bi và thật tình người ta đã cố quên đi những quyền lợi cộng đồng, vì người ta chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng tư, đã để mất gốc đạo lý thuần phong. Sự băng loại luân lý đã tràn vào đời sống xã hội. Kẻ bất tài háo danh tìm cách làm nhục người khác để giá trị mình được nâng cao, kẻ gian manh chừng nào lại làm ra vẻ ngay thẳng chừng nấy, cũng như kẻ nịnh khéo léo không khác gì kẻ trung hậu.

    Người đố kỵ quên rằng càng đố kỵ thì tạo ác càng nhiều, mà ác nhiều dễ bị tiêu diệt. Làm trăm điều lành, tạo trăm điều nhân chưa thấy đâu, chỉ làm một điều ác, phạm một điều bất minh là tai hại đến ngay, và tai hại hơn nữa là đã làm đau lòng xót dạ và mất niềm tin của những người có thiện chí đang làm hay sắp làm những điều công ích.

    Chúng ta đã may mắn thoát ách cộng sản tới đất tự do; không có lý dựa vào hai chữ tự do để làm hại nhau, để nói những lời phỉ báng mạ lỵ vu khống không còn nhân tính.
    Chúng ta hãy cố gắng thúc đẩy nhau để trở về cái căn cốt tình thần đạo đức, hãy trở về với tình tự dân tộc, yêu thương đoàn kết để xây dựng lại những gì đã băng hoại, đổ vỡ, mất mát, ly tan.

  7. #17
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,823



    17- Ghen



    Nói đến chữ ghen có nhiều kiểu, nhiều cách. Ghen bóng, ghen gió, nhẹ nhàng thôi, ghen tức tối quá đến phát điên, phát cuồng. Có khi ức quá đến ngất lịm đi cả giờ, ghen bồng bột phải nói ra, nhẹ thì nói cạnh nói khóe, nói xa nói gần ám chỉ người mình ghen, tệ hơn, đặt điều nói xấu, kéo bè kéo cánh chỉ trích người ta.

    Ghen gì mà nhiều thế: ghen người ta đẹp hơn mình, giỏi hơn, thành công hơn, giàu có hơn, cửa hàng buôn bán sầm uất hơn, nhà lớn hơn, xe đẹp hơn, ăn mặc trang sức đồ mắc tiền, bất luận thứ gì người ta hơn mình cũng phát sinh lòng ghen. Có khi ghen cả với những người đạo đức có lòng tốt hay làm việc xã hội giúp đỡ tha nhân được nhiều người quý mến, đưa rước, ca ngợi. Đã ghen tất ghét đi với nhau. Có khi ghét cả đến bố mẹ, các con của người hơn mình. Những thứ ghen kể trên có thời gian rồi thôi. Như ở xa ít khi gặp, lâu ngày không ai nói tới, hay nói chán không có người hưởng ứng sẽ thôi.

    Ước gì những người hay ghen biết giữ bình tĩnh, suy nghĩ một chút hay đặt những người hơn mình làm đối tượng tìm hiểu để kích thích, cố gắng bắt chước tiến tới sẽ bằng hay hơn người thì lúc đó xã hội mới có cơ thăng tiến.

    Còn thứ ghen ghê gớm, nguy hiểm hơn các thứ ghen kể trên là ghen về tình. Khi yêu không được đáp ứng, ghen với người được yêu. Nhiều người tỉnh ngộ khi không được yêu, cũng khổ chút ít ban đầu rồi đi tìm tình yêu khác, khó gì đâu! Còn một số kém nhận xét đổ ghen tương lên đầu người được yêu, tìm cách gây sự hạ nhục được tình địch, có dịp cho người đàm tiếu chẳng lợi ích gì.

    Đau đớn hơn là những cặp vợ chồng lấy nhau, yêu nhau, đang sống hạnh phúc nhưng chỉ vì công việc, nghề nghiệp phải giao thiệp với người khác phái, có cơ hội, sẵn môi trường, thêm ma đưa lối quỷ đưa đường đã lỗi đạo vợ chồng. Lòng thủy chung tạm thời cất một chỗ, dấu vợ, dấu chồng, đi ăn chè nên mới có những cuộc đánh ghen, bắt ghen như các trường hợp điển hình ngày xưa. Thời cận đại trong Nam nổi tiếng có cô Quờn đổ xăng đốt chồng, ngoài Bắc ông huyện Trường tham sang bỏ người yêu đã nuôi mình ăn học thành tài bị 18 nhát dao thái thịt. Ở Sàigòn, vụ vũ nữ Cẩm Nhung bị hủy sắc đẹp vì bị tạt nước cường toan. Còn nhiều cảnh đánh ghen tàn nhẫn có thương tích, kết cục kẻ chết hay bị tàn tật, kẻ vào tù tan nát gia đình không được lợi chút gì mà cái ghen tức vẫn không giải tỏa được.

    Một nhà cách mạng đầy lý tưởng, yêu nước, yêu đồng bào, trên bước đường lữ thứ tạm thời dừng chân một nơi chốn, gặp nàng, mê nàng. Đi đâu, ở đâu vẫn mang nặng một bông hồng yêu kiều nhỏ bé, dịu dàng, có hồn thơ, lãng mạn, giỏi đàn hát. Nhưng muốn xây dựng với người yêu phải chịu một điều kiện: từ bỏ người vợ cả như ý đàng gái đòi hỏi.

    Lần này trở về nhà, chàng quyết liệt từ giã người vợ nhà quê mà cha mẹ đã cưới hỏi cho chàng, người vợ mà chàng đã chung sống, yêu vợ cho tới lúc nghe tiếng gọi non sông đành dứt áo ra đi. Quy cố hương, thăm phần mộ, thăm mẹ cha, thưa với song thân và từ giã người vợ vì không muốn dối gạt.

    Tới nhà, chàng vừa để hành lý xuống cũng là lúc vợ chàng vừa đi làm ngoài đồng về. Nàng gặp chồng mừng mừng tủi tủi lại vừa xốn sang e thẹn. Nhìn người vợ lam lũ trong bộ quần áo phai bạc, rách vá qua mấy câu hỏi thăm lẫn nhau, vợ chàng đã tất tưởi lo cơm nước, thu dọn hầu hạ bố mẹ chồng chu tất.

    Nhìn ánh mắt cha mẹ vui vẻ về con dâu, chàng khựng lại, trong lòng nổi lên niềm cảm thương ân hận dâng lên trong lòng, chàng hiểu rằng mình có lỗi. Đêm ấy chàng đã xin lỗi người vợ tào khang, nàng chỉ cười không hề lục vấn lỗi chàng ra sao, nàng biết chồng nay đây mai đó khỏi sao có lúc vướng mắc trong lúc cô đơn, đang theo đuổi lý tưởng, nếu nàng tỏ ý ghen dằn vặt, cũng không giữ nổi chồng mà có thể làm cho chồng khó chịu cho rằng vợ mình nhỏ nhen thiếu tấm lòng bao dung và sẽ không còn muốn trở về gặp vợ như thế chỉ có mình bị thiệt.


    ***


    Sau ngày 30-4-75 biết bao gia đình đau khổ chia ly, thương nhớ cũng đành cắn răng, chồng đi trước, hay vợ mang con đi trước với hy vọng sẽ xum họp gặp lại nhau ở đất tự do. Chẳng có ai tính trước hay học được chữ ngờ. Một mệnh phụ phu nhân có tài buôn bán vì công việc luôn luôn di chuyển, ông chồng công chức lương đủ ông tiêu xài theo lời ông, bà cũng chiều ông để cho ông hoa lá chút ít không sao vì bà làm ra nhiều tiền, bà chỉ cần người ta nể vì chức tước của ông. Khi chạy nạn bà còn mải lo đi thu tiền, hối ông đem cậu con trai lớn đi trước, bà sẽ đi sau với con gái nhỏ, khi tiễn chân xuống tầu bà gặp bà bạn cùng đi một chuyến tầu, nhưng tự tin còn làm ra tiền đi đâu ông cũng cần có bà, bà yên trí trở về đi chuyến sau.

    Cách mấy tháng sau ông ra phi trường đón bà có cả cậu con trai, em gái ông lại cả bà bạn gái ngang nhiên đứng cạnh ông, bà chưa hiểu ra sao, người em gái ông kéo chị dâu ra nói nhỏ và mời bằng được đưa chị dâu và các cháu về nhà em gái của ông, để gỡ thế bí cho anh, con trai kể lại ở với bố và dì ghẻ đi học về đói bụng gặp lúc dì đi vắng, tới tủ lạnh đã được giấy niêm phong không được lấy đồ ăn, chỉ có ăn bánh mì, cơm nguội uống nước lã. Bà có ngờ đâu trong khi đi công việc vắng ở nhà người chồng cũng là bạn học trước kia đã cùng người bạn gái của bà khéo nói khéo chiểu âm mưu lừa dối bà.

    Khinh dã tâm của bạn và sự nhu nhược của chồng, bà đặt niềm tin vào các con tái tạo cuộc đời bên các con đã thành công. Ngày cậu con trai ra trường với bằng bác sĩ y khoa, bà để con trai mời bố đến dự. Ông bố với vẻ mặt ngượng ngập không dám nhìn bà đang hưởng hạnh phúc bên các con đã thành công, bà không nhắc đến việc đã qua, hiểu ông đang hối hận vì tội phản bội vợ con, còn bị hàng ngày cong lưng làm nuôi vợ hai và lũ con riêng của nàng. Cũng là một cách ghen trả thù người chồng bội bạc.


    ***


    Ở trong tù ai mà không thương vợ nhớ con, mỗi khi được thăm nuôi vui thích không vì có đồ ăn tiếp tế mà còn mong muốn được gặp mặt vợ bây giờ không còn vẻ tươi trẻ, đẹp để biến mất đã đổi sang nét mặt khắc khổ lo âu, đen đủi xấu xa, lam lũ chạy ngược chạy xuôi mới có đồ tiếp tế cho chồng. Lòng ông chùng xuống xót xa, thương biết mấy người vợ trẻ vì lo cho chồng mà thành thân tàn xấu xa già trước tuổi. Ngày ông được về đoàn tụ mừng chưa thỏa, vợ chồng lo xa sợ ông bị bắt lại, bà lại một phen chạy vay giật gấu vá vai đi vay đi mượn cho đủ số tiền mua một chỗ cho ông xuất ngoại trước, cầu mong ông đi thoát hiểm tới nơi tự do đi làm kiếm tiền gửi về để trả nợ và mua chỗ cho mẹ con bà đi sau.

    Ông tới nơi tự do bình an, có việc làm thảnh thơi, vật chất tiện nghi đầy đủ, nhưng im vắng quá nhớ nhà nhỏ vợ nhớ con thui thủi một mình, trẻ chưa qua già chưa đến, đợi chờ vợ con mỏi mòn con mắt lại thêm tối xem truyền hình, sách báo như khuyến khích phơi bày để kích thích, ở vào nơi thừa tự do thiếu luân lý.

    Đi chợ đi làm lại hay gặp các bà có trường hợp như chồng còn ở tù, mất tích v.v.., đồng cảnh tương lân, rủ nhau góp gạo thổi cơm chung nương tựa nhau lúc tắt lửa tối đến chờ ngày vợ con, chồng con tới, chúng ta sẽ chia tay, lúc đầu người ta đều có lòng tốt hiếu tình cảnh nhau, với tấm lòng cao thượng trong sáng. Khốn thay cái ngày xum họp của ông, của bà mong chờ biết đến bao giờ. Xa mặt cách lòng, cái sự yêu thương thuở ban đầu ấy dần dần tàn phai.

    Không ngờ chương trình đoàn tụ kẻ trước người sau cũng đến lượt và vợ của ông, chồng của bà tới đoàn tụ. Ông cứ ngay thẳng nói cho vợ biết trước ông đang sống chung với một bà. Ông còn bàn tính trong lúc đầu chưa có chỗ dung thân, chưa có công việc phải tá túc với người đàn bà đến sau này vì người đi trước đã có sẵn nhà cửa. Vả lại, ở với người ta ít tình nhiều nghĩa, còn phải nghĩ tới việc trả ơn cho thanh thỏa. Hãy tạm thời ở chung với nhau, ít lâu sẽ thuê nhà ở riêng.

    Chân ướt, chân ráo mới tới, lạ nước lạ cái, tiếng nói phong tục chưa hiểu ra sao bà vợ cả bấm bụng vui vẻ chịu lép một bề. Anh chồng tham lam này cứ tưởng lâu dần các bà quen nhau thương nhau như ông thương cả hai bà. Nhưng ông không nhớ câu “Sống mỗi người một nhà, chết mỗi người một mồ”. Qua cả năm, bà vợ cả cố gắng học hỏi tìm được việc làm có thể tự túc. Cái bọc ghen anh ách trong lòng cần được tháo bỏ cho hả hê.

    Một hôm bà kiếm sẵn con dao thật bén, nấu một nồi nước sôi để sẵn chờ chồng và vợ hai đi làm vừa về tới nhà, bà bưng nồi nước sôi dội vào người vợ hai, người chồng chưa kịp phản ứng đã bị bà cầm dao đâm vào bụng người chồng tham lam, rồi bà ung dung ngồi chờ cảnh sát tới. Người chồng đành nhận hết lỗi tại mình để trả nghĩa, dứt tình, đưa người vợ nhỏ đi biệt phương khác.

    Nếu bà vợ cả chịu nghe bạn khuyên biết nhẫn nhịn trì chí, khi mình đã tự túc kiếm nhà ở riêng không lệ thuộc vào chồng và vợ nhỏ, dần dà sẽ lôi kéo bằng êm đềm nhỏ nhẹ nhắc lại mối tình thơ lúc ban đầu nghĩa tào khang, vợ cái con cột rồi có lúc chàng hiểu không thể tham lam mãi được phải dứt khoát mới có hạnh phúc gia đình mãn đời.


    ***


    Một số người đã ghen một cách khôn ngoan, có lợi kể cả các ông và các bà. Khi biết vợ hay chồng đã chia sẻ tình yêu, dối gạt mình, ai mà không đau khổ muốn lục vấn, chửi bới, đánh đập cho bõ tức, nhưng họ kịp thời chịu đựng nhẫn nhục, thứ nhất để bảo vệ hạnh phúc cho con, giữ được thanh danh, cứu vớt lấy người yêu chẳng may sa ngã. Đã biết chắc chắn vợ hay chồng đã phản bội mình, nhưng cứ giả tảng như mình không hay biết. Vì người có tội bao giờ cũng sợ người lòng ngay. Hãy đem tấm lòng cao thượng đối xử lại, chiều chuộng, yêu quý, săn đón hơn, lo dậy con cái, chu toàn nhà cửa phải ngăn nắp, sạch sẽ, tạo dịp nói chuyện với vợ, chồng thật vui vẻ.

    Bàn bạc dự tính công việc làm ăn có vẻ phấn khởi, cần nhất kiểm soát tài chính liệu cách nắm giữ một cách khôn khéo. Ngoài giờ đi làm hay công việc gì cần còn phải đi sát với vợ hay chồng, đừng để họ tạo cơ hội đi hay ở một mình… Chỉ một thời gian có một lúc chồng hay vợ cảm thấy tấm lòng bao dung cao thượng của chồng hay của vợ, sẽ xấu hổ nhìn lại tình nhân của mình đã chỉ là hạng ăn chơi sa đọa, lợi dụng tình, tiền thật bỉ ổi, chỉ khéo nói, khéo mơn trớn phơi trần bộ mặt xấu xa làm họ tởm lợm, hối hận biết ăn năn tội quay về quỳ xuống dưới chân chồng hay vợ xin lỗi xin tha thứ.

    Sự khôn ngoan rộng lượng chỉ thiệt một tí nhất thời nhưng rồi sẽ giữ được thế thượng phong, giữ được hạnh phúc bền vững, các con không bị thiệt thòi xấu hổ về cha mẹ chúng.

  8. #18
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,823



    18- Nước Mắt Chảy Xuôi




    Ở Việt Nam, hầu như ai ai cũng nói muốn đi Mỹ, vì sinh sống dễ dàng, cho Mỹ là nơi tiền rừng bạc bể, đời sống đầy đủ tiện nghi, Mỹ có nhiều cái hay nhất thế giới, được tự do ăn chơi sung sướng.

    Trên thế giới biết bao nhiêu người mong mỏi được di cư vào Mỹ, nhập cảnh công khai hay đi lậu, mỗi năm hàng mấy trăm ngàn người Mễ hay Nam Mỹ vượt biên giới trốn lậu vào Mỹ, hàng trăm người Tàu phải trả mỗi người mấy chục ngàn Mỹ kim để vượt biển trong bốn, năm tháng giời trên những con tầu chở hàng cũ kỹ, bị Hải quân Mỹ bắt ngoài khơi Mễ Tây Cơ và bị trả về nước.

    Mỗi năm người ta chờ có cuộc rút thăm của Sở Di Trú Hoa Kỳ, trông vào sự may mắn hi hữu được vào nước Mỹ như người trúng số độc đắc, thế mới hiểu được vào đất Mỹ không phải là dễ, còn biết bao thuyền nhân còn đang chờ đợi ở trại tỵ nạn, mong muốn được chấp nhận cho nhập cảnh vào đất Mỹ.

    Theo nhận xét chung của một số người, việc được nhập cảnh vào đất Mỹ rất thích hợp cho những người trẻ tuổi có tinh thần cầu tiến, muốn học hỏi và nghiên cứu về kỹ thuật, khoa học tân kỳ cũng như huấn nghệ của Mỹ, vì họ sẽ có phương tiện và được chỉ dậy đến nơi đến chốn và rất tận tình, sự ước muốn học hỏi của giới trẻ này rất chính đáng và đáng khen ngợi.

    Từ sau ngày Sàigòn thất thủ năm 1975 đến nay, gần một triệu người Việt Nam đang sinh sống ở đất Mỹ, chúng ta tới xứ này qua các chương trình tị nạn cộng sản, chương trình đoàn tụ gia đình, chương trình Mỹ lai, và hiện nay chương trình H.O. (Humanitarian Operation) cho các tù nhân trại học tập của cộng sản. Đối với các cộng đồng khác ở Hoa Kỳ, cộng đồng Việt Nam đoạt được nhiều thành công nhất trong vấn đề hội nhập vào xã hội Mỹ, kể cả việc giới trẻ thành công tột bực trong ngành học vấn cũng như trên thương trường.

    Khi còn ở quê nhà trước đây, qua sách vở, báo chí cũng như được tiếp xúc nhiều với người Mỹ, chúng ta cũng được biết qua về đời sống ở Hoa Kỳ, và không lấy gì làm xa lạ lắm, nhưng trong những năm đầu của cuộc đời tị nạn, biết bao những tin đồn thổi về đời sống của dân tị nạn ở đây làm cho người trong nước quá ư xôn xao, vì những tấm hình chụp một ngôi nhà trông có vẻ hết sức tráng lệ đối với con mắt người Việt ở trong nước, và dân tị nạn khoe mình là chủ nhân, rồi lại cảnh đứng bên cạnh một chiếc xe trông thật láng cóong và bắt mắt, nói rằng xe của tôi đấy.

    Người bạn của chúng ta nói đúng sự thật, vì đúng anh ta là chủ nhân của cả nhà lẫn chiếc xe, nhưng có một điều anh ta không biết nói hết là chiếc xe nhà như biệt thự đó còn phải trả tiền hàng tháng trong 15 hay 30 năm nữa, cũng như chiếc xe đẹp không kém xe của Tổng thống Thiệu trước kia, nhưng còn phải trả tiền hàng tháng 3 hay 4 năm nữa.

    Ông bà cụ Tham từ trên máy bay bước xuống đã có bao nhiêu người đứng đón, con cháu, họ hàng, bạn hữu xúm xít hân hoan; những con mắt trìu mến nhìn không chớp, những bàn tay nắm lấy, ôm lấy nhau không muốn bỏ, người này hỏi, người kia nói, không kịp trả lời. Những chiếc xe hơi đi đón, chu choa sao đẹp thế! Ngồi dựa vào ghế bọc nhung, bọc nỉ êm ái dễ chịu mát mẻ, nhìn ra ngoài hai bên đường xe chạy ngược xuôi vun vút, nhà cửa đường xả rộng rãi sạch sẽ như lau, cái gì cũng lạ mắt.

    Về tới nhà bước vào trong phòng khách, một bình hoa đồ sộ, to đẹp, trên bàn ly tách bày sẵn với các thứ nước ngọt đủ các màu tím, trắng, đỏ, các cụ chưa quen, qua màn giải khát, đi xem nhà, các cụ tấm tắc khen sang trọng quá, đưa tới phòng ngủ dành cho các cụ, chiếc giường nệm trắng mới tinh, rồi màn cửa mầu cửa mầu vàng, tường sơn màu xanh lơ, các con đã dành cho bố mẹ, cái gì cũng mới lạ, các cụ sững sờ nhìn. Một bữa ăn thịnh soạn mừng ngày đoàn tụ có đủ anh em, bà con thân thuộc, bạn hữu ở các nơi xa tụ về, ăn uống, chúc mừng, hàn huyên đủ truyện bên nhà và ở đây, rồi ai nấy giải tán trở về để ngày mai còn đi cầy, đi làm.

    Trước khi đón hai cụ tới Mỹ, các con trai gái hội ý thuê sẵn căn chung cư để các cụ ở và chia nhau phụng dưỡng và thăm hỏi mỗi ngày về chiều sau khi đi làm, hai ngày cuối tuần cũng lần lượt thay phiên nhau đưa bố mẹ đi chơi, đi lễ nhà thờ, đi ăn hiệu, đi shopping, muốn mua sắm tùy thích các con trả tiền, nhưng các cụ vẫn kêu buồn.

    Mấy tháng sau, người con trai nói không thể góp hơn, ngoài số tiền góp trả tiền nhà, và đề nghị các cụ về ở chung với anh ta, để dành số tiền thuê nhà gửi về. Cụ ông không thèm trả lời lại phán thêm: “Bố cần 5000 Mỹ kim gửi về cho thằng cháu đích tôn cưới vợ.” Cụ gọi điện thoại cho ba cô con gái ở các tiểu bang khác bảo phải gửi tiền về cho cụ: cô thứ nhất gửi về 100 Mỹ kim, nói mới bị thất nghiệp, ông bố chê ít nói: “Đồ bất hiếu, đừng có về nhìn mặt tao”. Cô thứ hai gửi cho bố 500 đồng, ông bố chê ít nói: “Mày đi làm mỗi tháng bao nhiêu mà gửi ít như vậy.” Cô gái thứ ba chưa kịp gửi, nghe tin bố chửi hai chị cũng ớn vì buôn bán ế ẩm, chẳng dư được nhiều, lây đâu mà gửi, rồi cũng bị bố gọi điện thoại nói: “Nữ sinh ngoại tộc là đúng, bố mẹ còn trông mong gì!”

    Rồi hàng tháng, ông bố vẫn điện thoại bắt các con góp tiền vì thơ bên nhà gửi sang, con này mua nhà, con kia sửa nhà, ông anh đau, bà em phải vào nhà thương, cháu này cần chiếc Honda, cháu kia thiếu xe Cúp. Cụ không cần biết các con cụ đang lo mất việc lấy gì mà trả bill, các cháu vào đại học, không đủ tiền trả học phí phải đi vay, con trai và con dâu cãi nhau om xòm, gia đình có thể tan vỡ vì các món tiền phải cung ứng cho bố mẹ.

    Một câu truyện khác là ông anh phàn nàn với các em, vì gia đình mình không đi được hết, ở nhà còn chị, mấy em đã lớn, tưởng đón được bỏ mẹ sang đây xum họp, đỡ lo cho bố mẹ lúc tuổi già. Bây giờ các cụ kêu buồn, hết nhớ nhà, nhờ các con còn kẹt lại, phàn nàn rầu rĩ hết ngày này sang ngày khác đòi về, anh em phải dè sẻn, dành dụm để có tiền cho bố mẹ về thăm nhà; ở nhà chẳng được bao lâu, hết hạn thông hành, lại phải về Mỹ.

    Được mấy tháng các cụ lại đòi về, vậy lấy đâu ra tiền cho các cụ về chơi luôn mãi; mỗi lần về, tiền vé máy bay khứ hồi, lại còn tiền đưa về giúp những người ở nhà, mà đưa ít tiền các cụ giận dỗi, người con nói: “Biết thế này, thì không dám đón bố mẹ sang đây, mà cứ gửi tiền về để các chị em phụng dưỡng bố mẹ, như vậy các cụ tiêu sướng hơn ở Mỹ.”

    Còn mấy trường hợp khác, đón được bố mẹ tới xum họp được ít lâu là gia đình người con tan vỡ. Các nhân vật này đã không tiên liệu được rằng: một số người bị kẹt ở lại sống với cộng sản, vì tình trạng thiếu thốn, phải tranh đấu để sống, đã bị nhào nặn từ tâm hồn đến thể chất, cách nghĩ, lời nói khác trước.

    Nhiều cụ khi tới đây, mang theo cách sống, nề nếp phong tục như khi ở nhà xưa kia, có cụ tới hôm trước hôm sau đã xem xét hỏi han ngay về chi thu trong gia đình các con, thậm chí còn đòi các con tòng phục như các con khi còn nhỏ, những người con quá hiếu thảo, muốn chiều ý bố mẹ, lại chạm vào quyền tự do của vợ hay chồng, do đó mới một số gia đình có thể đi tới tan vỡ, chờ cho đến lúc các cụ hiểu ra, đã không kịp cứu vãn được hạnh phúc cho gia đình các con.

    Một số các cụ thức thời, tính tình dễ dãi, thương con, không muốn phiền các con, các cụ tự động dành công việc gì có thể làm được giúp các con, không đòi hỏi, không nề hà, không phân biệt con dâu, con gái, con trai, con rể, chỉ mong gìn giữ hạnh phúc cho các con là hơn cả.

    Các cụ đã ý thức nối tiếp được tinh thần cổ truyền, như xưa các cụ đã dựng vợ gả chồng cho các con xong là các cụ bàn tính về hậu sự. Xã hội mình là xã hội nông nghiệp, sản xuất lúa gạo, ăn tiêu còn dư dả, chỉ biết tậu ruộng, tậu vườn, tùy nhà giầu có, khá giả, các cụ đưa tích sản ra phân chia, quan trọng hơn là phần để lại dưỡng thiệm. Phần hương hỏa được lấy ra 1/20; phần dưỡng thiệm lấy 1/10 của tích sản, còn lại mới chia cho các con, trai hai gái một, nhà đất nơi bố mẹ đang ở về phần con trai.

    Khi viết chúc thư, bố mẹ và các con đều ký tên ở dưới, người nào không biết viết thì điểm chỉ, bố mẹ sẽ cất chúc thư này đi, tới khi bố mẹ chết mới chiếu theo chúc thư thi hành việc phân chia, lúc đó các con mới được làm của riêng; cũng có trường hợp tích sản được phân chia trước cho các con nhưng phần dưỡng thiệm và phần hương hỏa, bố hay mẹ còn sống vẫn hưởng dụng; về phần dưỡng thiệm ông hay bà muốn giao cho con hay cháu canh tác lấy hoa lợi phụng dưỡng hay bán đi tùy ý, còn phần hương hỏa sẽ thuộc về người con trai cả rồi sẽ truyền lại cho cháu đích tôn, không ai được quyền bán phần hương hỏa vì phần đó hàng năm được dùng để sinh lợi lấy tiền cúng giỗ và sửa sang phần mộ.

    Sỡ dĩ xua kia các cụ để phần dưỡng thiệm lại trước khi chia phần cho các con, vì không muốn phiền đến con phải nuôi dưỡng hay muốn ăn tiêu gì thì tùy ý, con nào khéo chiều hơn, các cụ sẽ ở với. Nhưng ở đất Mỹ này, hiển nhiên là các cụ cũng muốn lo xa, khi tuổi già sức yếu bệnh tật, nếu không phòng xa, phải phiền đến các con, dĩ nhiên các con hiếu thảo và cũng là bổn phận phải phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già, nhưng tránh sao khỏi có sự bất đồng ý kiến hay thiếu sót vụng về của nàng dâu, chàng rể, làm cho các cụ đau lòng, chưa kể gặp phải ở với hạng người này mà không có của, thì phải làm lụng, lo dọn dẹp, nấu cơm, coi cháu như người làm không công, đến lúc đau yếu, không còn làm được công việc gì nữa, không hiểu những người con này sẽ đẩy bố mẹ đi đâu?

    Cho nên khi các cụ đến ở xứ Mỹ này, phải lo cho đủ giấy tờ, lãnh được tiền già, và có thể sống tự lập không phải nhờ đến con cái.

    Đối với các cụ mời tới, tiếng nói chưa biết, chưa hết hạn bảo lãnh, tiền già chưa được lãnh, nếu gặp phải cảnh không nhờ được con cháu thì phải nhẫn nhục cho qua ngày. Ca dao có câu: “Mẹ thương con biển hồ lai láng, con thương mẹ kể tháng kể ngày” và nước mắt chỉ có chảy xuôi, nước mắt chảy ngược thì hiểm lắm thay!

  9. #19
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,823



    19- Tâm Hồn Đẹp Xưa Và Nay




    Nói về sắc đẹp ai cũng thích cũng mê, từ cổ đến kim có biết bao văn sĩ, thi sĩ viết về cái đẹp, làm thơ ca tụng sắc đẹp; những áng văn hay những bài thơ tuyệt bút với chủ đích ca tụng sắc đẹp của người phụ nữ như cụ Nguyễn Du tả về hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều:

    Mai cốt cách, tuyết tinh thần
    Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười
    Vân xem trang trọng khác vời
    Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
    Hoa cười ngọc thốt đoan trang
    Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
    Kiều càng sắc sảo mặn mà
    So bề tài sắc lại là phần hơn
    Làn thu thủy nét xuân sơn
    Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
    Một hai nghiêng nước nghiêng thành..

    Quan niệm về sắc đẹp mỗi người có con mắt thẩm mỹ riêng: đẹp lành mạnh, đẹp ẻo lả, nước da trắng xanh, nâu hồng, bánh mật hơi đen, người cao, thấp, lớn, nhỏ, dáng đi khoan thai, nhanh nhẹn… cộng với sự ăn nói khéo léo, biết chiều chuộng người, đấy chỉ là những sự nhận xét hời hợt bên ngoài.

    Hiếm có những người vừa đẹp vừa tài hoa, thực sự mấy ai thoát khỏi câu “Hồng nhan bạc mệnh” như Ngọc Hân công chúa. Quỳnh Như tiểu thư… để lại ngậm ngùi thương tiếc cho những ai nhắc tới.

    Trong bất cứ những buổi hội họp đông người nào, khi có người đẹp tới thì tất cả mọi người đều để ý tới, bắt kể già trẻ, nhiều ông, nhất là thanh niên đeo theo người đẹp để làm quen, để được nói chuyện cho như vậy là hân hạnh, để rồi được chiều chuộng, sẵn sàng chờ người đẹp nhờ cậy và sai bảo!

    Biết mình đẹp được nhiều người để ý và theo đuổi, nhiều cô lại càng lấy điệu, làm kiêu làm bộ, khó dễ với những anh chàng không có tài nịnh bợ, kém bộ mã bên ngoài, không giầu sang, kém địa vị. Nhiều chàng trai vì quá si mê, cầu cạnh rước được người đẹp về làm vợ, mà không có những nhận xét trước về đức tính của mình để chỉ biết ăn chơi phung phí, ích kỷ, đua đòi và có nhiều người ham mê cờ bạc đến nỗi phá tan gia tài, hết tiền xui chồng làm bậy để lấy tiền đi đánh bạc nữa và đã có trường hợp, người chồng vì quá thất vọng và phẫn uất nên đành tự vẫn.

    Những người tính tế nhận thấy cái đẹp phải phát xuất tự tâm hồn ra sắc diện: hồn nhiên, tươi vui, lễ độ, hòa nhã, biết lui tới, biết giúp đỡ người kém mình, thẳng thắn không a dua, xiểm nịnh, không phô trương, chỉ tiêu biết tùy gia phong kiệm.

    Ở đời nhân vô thập toàn, những người đẹp về tâm hồn mà trong tứ đức được ba: Công, Ngôn, Hạnh, về Dung có phần kém nhiều hay ít. Buồn thay cho các người này, chẳng may gặp phải người chồng chỉ biết nhìn vẻ đẹp bề ngoài mà quên và coi thường đức tính người vợ.

    Phạm lỗi bất trung, nhiều ông chỉ muốn thỏa mãn quyền làm chồng, không ly dị, nhưng coi người vợ không nhan sắc như một công cụ chỉ biết sinh con đẻ cái, lo việc cửa nhà và hầu hạ chồng con; tệ hơn nữa, nhiều ông chồng coi người vợ không xứng đáng đối với mình khi ra khỏi nhà.

    Các bà vợ đáng quý này, không phải là không hiểu sự khinh khi của người chồng, họ tự ái không nói ra, không phàn nàn phản kháng tích cực, họ muốn được êm cửa êm nhà, giữ cho con cái hưởng cuộc sống thanh bình trong tuổi ấu thơ, họ nhẫn nại mong người chồng hãy có dịp so sánh nhận ra đức tính của vợ như trường hợp ông Hứa Doãn, thời xưa vâng lời cha mẹ lấy phải người vợ không nhan sắc và có thể gọi là xấu.

    Sau khi đậu tiến sĩ, một hôm ông ngồi chơi nhìn bà vợ một lúc, đâm ra bực mình, hất hàm hỏi “kháy” vợ với một giọng đầy bực tức khinh bỉ “Đàn bà có bốn đức, bà có được mấy đức?” Nếu phải người khác bị chạm tự ái, chắc đã xẩy ra to chuyện, nhưng bà vợ vẫn dịu dàng, lể phép trả lời như sau: Thưa lang quân, đàn bà có bốn đức: công, dung, ngôn, hạnh, thiếp nay chỉ kém về dung (nhan sắc) mà thôi. Nhưng, thưa lang quân, thiếp nghe kẻ sĩ có 100 hạnh, dám hỏi lang quân được mấy hạnh?”

    Hứa Doãn hết sức ngạc nhiên thấy tài ứng khẩu của vợ, lại càng phục tính điềm đạm của bà, ông hối hận về thái độ bất nhã của mình.

    Nhưng đã trót lỡ nên cũng phải đáp: “Kẻ sĩ có trăm hạnh… tôi có đủ cả trăm”. Bà vợ nhìn chồng tủm tỉm cười và trả lời: “Trăm hạnh của kẻ sĩ thì chữ Đức đứng hàng đầu, thiếp thấy lang quân hiếu đức không bằng hiếu sắc, sao lại bảo có đủ cả trăm?”

    Hứa Doãn cảm thấy câu nói của vợ có lý, ông cả thẹn và lảng sang chuyện khác. Từ đó ông tìm thấy ở bà vợ mình có nhiều đức tính đẹp.

    Khi ông ra làm quan, bà cùng giúp chồng trong công việc trị dân, đến đâu dân tình cũng sợ oai ông nhưng mến đức của bà. Từ đấy tuổi càng cao, ông càng trọng bà như người khách quý vậy.

    Ông Tú Xương, một thi sĩ thông minh tột bực, văn hay chữ tốt, chuyên làm thơ văn quốc âm. Tính tình hào phóng, cầm kỳ thi họa ông đều thông thạo cả, nhưng vì tính ngông nghênh, bướng bỉnh nên bao lần đi thi, ông đều bị đánh hỏng nên sống đói nghèo nàn, nhưng nhờ bà vợ hiền nội trợ, giỏi dân, đảm đang, quán xuyến tất cả công việc của chồng. Thi sĩ nhờ đó mà vẫn sống nhàn nhã dù trong cảnh nghèo túng. Cảm thương người vợ hiền, ông đã bộc lộ trong lời thơ:


    Quanh năm buôn bán ở mom sông
    Nuôi đủ năm con với một chồng
    Lặn lội thân cò khi quãng vắng
    Eo sèo mặt nước buổi đò đông
    Một duyên hai nợ âu đành phận
    Năm nắng mười mưa dám quản công
    Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
    Có chồng hờ hững cũng như không!



    Hỏi đời có mấy vợ chồng được như ông bà Hứa Doãn, như hai cụ ông, cụ bà Tú Xương, biết sống đức độ, biết nhường nhịn thương yêu nhau, nhất là biết trọng cái đẹp trong tâm hồn, biết hợp tác, biết đề cao, biết thán phục phẩm giá đức độ của vợ mình, của chồng mình.

    Gia đình nào được người cha đáng kính, người mẹ đáng phục như trên thì đây là cả một bài học luân lý, giáo dục thực tế bằng gương sáng của bố mẹ để cho các con noi theo.

  10. #20
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,823



    20- Tu Là Cõi Phúc




    Bà Thành dừng xe trước cửa, vào nhà gặp bé Liên, bà hỏi:

    -Anh Thăng đâu con? Mẹ cần anh khuân đồ vào cho mẹ.

    Bé Liên trả lời:

    -Thưa mẹ, anh Thăng còn đang khuân đồ giúp bà Rose. Để con đi gọi anh về. Anh vừa giúp ông John kê bàn ghế xong lại chạy sang giúp bà Rose.

    Thăng có tính hay giúp đỡ mọi người từ khi còn nhỏ. Bất luận ai nhờ việc gì, có thể làm được. Thăng vui vẻ giúp liền. Vì vậy hàng xóm hay nhờ đến cậu, ngày cuối tuần, các ông bà đi chợ, mua đồ, cần khuân vác, đều nhớ đến Thăng. Không người này nhờ thì người kia gọi, ngày nghĩ ít khi Thăng được đi chơi. Mẹ và các em trong nhà phàn nàn: “Có ai bắt buộc đâu? Có ai trả tiền đâu? Cứ ăn cơm nhà vác ngà voi!”

    Thấy con dễ tính, tốt bụng quá, bà Thành phải dặn cả nhà nếu có ai hỏi Thăng phải trả lời Thăng đang bận hay đi vắng, để cho Thăng học bài, nghỉ ngơi, người ta lợi dụng Thăng nhiều rồi!

    Thăng học giỏi, đẹp trai, khỏe mạnh, ít nói. Từ khi lên đại học Thăng bị các cô bạn gái tấn công, đi chơi chung hay tìm dịp để nhờ Thăng đưa về. Tính cả nể, giúp người làm Thăng khó từ chối. Trong số này có Lan hay đòi Thăng đưa về một mình, rồi tìm cách yêu cầu Thăng đưa về nhà giới thiệu với bà Thành và các em.

    Lan sau đó hay lại nhà Thăng chơi luôn và thân với Liên, em Thăng, Lan xinh đẹp, khôn ngoan gây cảm tình nhiều với mẹ và các em Thăng, họ thường giữ Lan ở lại ăn cơm. Thăng trái lại mỗi khi Lan lại chơi thường tìm cớ vào phòng đóng cửa lại học, có việc gọi mới ra.

    Trong bốn năm học dự bị y khoa, cuối tuần nào Thăng cũng phải chờ Lan về nhà. Hôm sau Lan đã có mặt tại nhà Thăng chơi với Liên. Các em đòi đưa đi chơi chung với Lan, Thăng đều kiếm cách từ chối, viện cớ học bài hay phải đi tham gia công tác xã hội, không có thời giờ.

    Đến hè, Thăng không về nhà. Nói phải tìm chỗ yên tĩnh để học. Thăng tới xin ở trong một tu viện. Có ai biết đâu Thăng đã hướng về tâm linh, tìm hiểu những nguyên lý sâu xa. “Đời sống trăm năm của con người, so ra có nghĩa lý gì với sự đời đời. Thân xác có nghĩa gì khi cát bụi lại trở về với cát bụi”.

    Khổ nỗi Thăng là con lớn trong gia đình, còn nhiều em. Bố mẹ đi làm nuôi các con ăn học, sợ tuổi già sức yếu, trông vào Thăng để lo tiếp cho các em. Thăng biết vậy, cố sức học hành để làm vui lòng cha mẹ. Chàng tâm niệm phải lấy xong bằng bác sĩ y khoa để cha mẹ yên tâm và có phương tiện thực thi lý tưởng sau này.

    Lan không nản lòng với sự thờ ơ của Thăng, chỉ coi Lan là bạn của em gái mình, không hơn không kém. Liên quý Lan, muốn Lan là chị dâu mình nên tìm cách khen Lan đẹp, hiền, ngoan. Nhà Lan giầu, có tiệm vàng lớn, Lan thường biếu Liên những đồ trang sức đánh giá. Liên có lần nói với Thăng:

    -Anh Thăng ơi! Anh lấy chị Lan em không phải nghĩ ngợi gì với quà chị Lan cho em nhiều quá đây!

    Thăng không bằng lòng nói:

    -Em không nên lấy quà của Lan! Nhà mình nghèo không có tiền mua đồ trang sức cho em, em chờ đến khi anh làm có tiền, anh sẽ mua cho em. Anh muốn em trả ngay những đồ đắt tiền đó. Có sự gì cần mà phải mang ơn người ta!

    Chẳng những cho Liên nhiều thứ, Lan còn đưa mẹ đến chơi làm quen với bà Thành rồi hai bà đi lại, biếu xén lẫn nhau, coi nhau như đã nhận làm thông gia. Thăng càng ngày càng khó nghĩ, cảm thấy không nói thẳng ý nghĩ mình, đã kéo dài quá lâu sẽ làm mọi người ngộ nhận chuyện lấy Lan là việc dĩ nhiên.

    Hết mùa hè năm ấy. Thăng gửi đơn xin thực tập các nhà thương. Nhiều chỗ nhận nhưng Thăng chọn nhà thương ở xa. Bố mẹ Thăng không vui nói:

    -Từ lâu con đã biết bố mẹ suy xét kỹ, Lan được người được nết. Trước khi con đi thực tập xa hãy lo liệu làm đám cưới!

    Thăng trả lời:

    -Xin bố mẹ đừng bận tâm. Con không nghĩ đến chuyện lập gia đình. Các kỳ hè mấy năm rồi con vào tu viện để học cho yên tỉnh. Con đã tìm hiểu về tâm linh và dứt khoái tự nguyện dấn thân theo con đường con đã chọn, vẫn nằm sâu trong tiềm thức con: “Tu là cõi phúc”.

    Thăng vừa dứt, bố Thăng đã nhăn mặt quát:

    -Mày điên hay sao mà đi tu!

    Mẹ Thăng khóc kể lể:

    -Con không biết thương bố mẹ hay sao? Lo cho con ăn học để thành bác sĩ, con lấy vợ có con như người ta, bố mẹ cũng được mát mặt chứ!

    Các em Thăng cũng nhao nhao lên phản đối. Thăng thấy cả nhà không bằng lòng phải hứa lấy xong bằng bác sĩ rồi hậu tính.

    Lan không gặp được Thăng trước ngày đi đánh nhờ Liên đưa thư. Thăng cũng chẳng buồn mở xem vì thừa biết nội dung, chỉ viết thư đáp lại vỏn vẹn một câu: “Tình yêu của tôi đã trót hiến dâng lên Chúa Chí Tôn”.

    Lan khổ sở vì tình yêu một chiều, không được đáp ứng, quá buồn sinh ra xanh xao gầy ốm. Bố mẹ Lan xót con nên tìm cách gán ghép Lan với Thiện, một kỹ sư mới ra trường. Thời gian sau cùng vẫn là liều thuốc hay nhất. Lan vui vẻ trở lại và đám cưới giữa Lan và Thiện được bố mẹ Lan tổ chức thật linh đình, trọng thể.

    Các bạn Thăng ai cũng chê cười Thăng là thằng điên, khờ dại đã từ chối không nhận những mối tình thơ mộng, những người đẹp như hoa sẵn lòng dâng hiểu. Thăng chỉ cười tự nghĩ:

    “Riêng tôi sự điên, khờ dại là sự khôn ngoan tôi đã chọn lựa. Các bạn có biết tôi không bị cột chặt, hạn chế, lòng tôi thanh thản không phải lo nghĩ về chuyện vợ con, không lo mất việc làm, không phiền hà đến ai. Nhìn cuộc đời thênh thang trước mặt, ai cần gì tôi sẵn lòng giúp đỡ. Làm cho người khác sung sướng là tôi sung sướng. Sau khi lấy xong mảnh bằng bác sĩ như đã hứa với cha mẹ, tôi sẽ theo đúng tâm nguyện là vào dòng tu, nơi tập thể của những người cùng chí hướng với tôi là dâng cả cuộc đời mình cho Thượng Đế”.

 

 

Similar Threads

  1. Chuyện đời chuyện người - Tuyết Minh
    By frankie in forum Nhân Văn
    Replies: 33
    Last Post: 10-26-2022, 09:19 AM
  2. Giòng Đời Xưa và Nay - Tuyết Minh
    By frankie in forum Nhân Văn
    Replies: 31
    Last Post: 09-21-2022, 12:59 PM
  3. Phiên Khúc Nhớ Paris-Tuyết mai
    By phamanhdung in forum Âm Nhạc
    Replies: 0
    Last Post: 09-19-2019, 07:28 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 01-25-2013, 08:46 PM
  5. Những mảnh đời vá víu
    By MưaPhốNúi_ in forum Truyện
    Replies: 4
    Last Post: 05-22-2012, 05:36 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 06:11 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh