Register
Page 1 of 5 123 ... LastLast
Results 1 to 10 of 44
  1. #1
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,837

    Định mệnh - Truyện dài Mặc Bích




    Định mệnh




    Mặc Bích




    Chương 1



    Hoài chợt tỉnh giấc vì tiếng kêu cứ lập đi lập lại của một con chim -có lẽ như thế- ở bên ngoài. Quay sang nhìn đồng hồ đầu giường: 10 giờ 30 sáng. Ánh sáng của một ngày không nhiều nắng, dịu, len qua khe những mành mành cửa sổ khép không kín. Nàng đẩy nhẹ chăn đắp tuột qua khỏi nửa người và nằm nghiêng nghe ngóng. Có lẽ Hoài đã hết sốt. Hôm nay là ngày thứ hai nàng nằm nhà vì bị cúm.

    Tiếng kêu của con vật dai dẳng và dần dần thì đục đi như lạc giọng. Hoài ngồi dậy đưa tay bấm nút mở mành mành. Cả một khoảng trời xám xịt hiện ra như chia sẻ với nàng rằng trời cũng đang bị.. cúm! Hoài mỉm cười một mình với ý tưởng đó. Nàng ngồi dậy.

    Từ phòng ngủ, qua một sân cỏ nhỏ, nàng có thể nhìn thấy bờ sông vắng lặng. Những lúc trời nắng chan hòa, mặt sông lấp lánh như dát bạc, chấp chới như reo vui. Nay lặng yên. Đàn vịt trốn đâu, những chiếc thuyền độc mộc hiếm thấy nay biến mất. Nếu không ốm, không ở nhà, Hoài chẳng hề quan tâm đến không gian chung quanh nàng.

    Ngồi đây, bên cửa sổ, nhìn giòng sông đục ngầu lác đác vài mảng bèo trôi lững thững. Những cành lá bên ngoài của cây xanh bốn mùa nàng trồng đã lâu từ khi dọn vào nhà này gần sát những cửa kính lớn có chiều cao suốt từ trần xuống đến sàn đứng sững vì một ngày không gió, Hoài nghe rõ tiếng thở của mình. Nhưng Hoài không được yên vì tiếng kêu rả rích suốt đi của con vật bên ngoài. Nàng khoác chiếc áo len mỏng đi lên gác tìm tiếng kêu lạ.

    Lên cầu thang, sang đến phòng ngủ của con gái tiếng kêu càng rõ. Chiếc mành mành ở cửa sổ phòng này phải dùng dây kéo. Căn phòng ngủ của Kim sát gần với sân nhà bên cạnh của vợ chồng người Mỹ già hàng xóm lâu năm.

    Trên nóc nhà hàng xóm một bóng hình chim hay hạc, trắng tinh nổi bật trên nóc nhà nâu đậm cũ kỹ. Đây không phải là lần đầu tiên nàng nhìn thấy con chim này. Có lần lùi xe ra khỏi garage đi làm sáng sớm, Hoài đã nhìn thấy cũng vị trí đó, nhưng không phải một con chim mà hai con, cũng trắng toát như nhau, đứng sừng sững trên nóc nhà trên những cặp chân khẳng khiu và thanh mảnh. Với khoảng cách có thể gọi là xa mà còn nhìn thấy rõ, nếu nhìn gần đôi chim này phải lớn lắm. Không biết là loại gì.

    Nhưng. Hôm nay chỉ có một con, không còn là một đôi như trước. Và con chim đó cứ liên tục kêu. Tiếng kêu của nó cứ dai dẳng khó chịu và bền bỉ. Đó là tiếng réo gọi hay là những bộc lộ kiên cường của một thứ ngôn ngữ riêng? Con chim cứ đứng yên ở vị trí đó và kêu. Màu trắng của bộ lông và toàn thân người nó như rực lên giữa mái nhà xậm màu. Đàng sau lưng nó, cây pecan vĩ đại chắc tuổi đời phải trên nhiều chục năm, trăm năm cũng có, từ khi vùng này hãy còn hoang vu cũng đứng yên như nghe ngóng. Tất cả mọi sự dường như đã chết sững, chỉ có con chim và đôi mắt Hoài đang dõi theo là sống.

    Tiếng kêu của nó dần nhỏ đi nhưng vẫn tha thiết. Nó im một lúc nhưng vẫn ở đó không bay đi.

    Hoài ngồi xuống chiếc ghế bành ngay sát cửa sổ. Tầm mắt nàng vẫn hướng về phía con chim kia. Nó đứng đó chông chênh trên mái nhà ủ dột và có lẽ không nhìn thấy Hoài ngồi trong cửa sổ. Lạc loài và cô độc rồi nó lại kêu, tiếng kêu kỳ dị nhưng Hoài nghĩ nó đang gọi người bạn đồng hành, hay đó là vợ, là chồng của nó, không có mặt ở đây ngày hôm nay. Chỉ ngày hôm nay thôi ư? Hay là mãi mãi? Tội nghiệp cho con chim lẻ bạn!

    Tiếng kêu liên tục của nó dần trở thành quen thuộc vì cứ đều đều vang lên. Nó cứ đứng đó, yên như thế mà kêu. Nhưng tiếng kêu này đập vào con tim Hoài. Chắc nó kêu một chốc nữa rồi cũng sẽ bay đi. Bầu trời vẫn còn đó, có lẽ ngày mai nó sẽ không trở lại mái nhà bên kia nữa. Sao biết được?

    Tự dưng Hoài thấy buồn bã. Hay nàng lây cái buồn của con chim kia? Biết bao nhiêu người quen, bạn bè đã ra đi. Họ rời bỏ những người ở lại, có khi bằng những chuyến đi thanh thản, có khi đột ngột, lắm lúc níu kéo rồi cũng phải rời xa. Họ đi và họ biến mất, chỉ còn những người ở lại. Đời sống tiếp tục trôi, những trang sách được lật qua, những khoảng trời mới được dựng lên, người ta tiếp tục cuộc lữ hành của mỗi người trên trần thế bằng những bước chân mới và dĩ nhiên với trái tim mới.

    Có ai còn nhớ đến những người vắng mặt? Và liệu những thổn thức của những trái tim ngày nào nay đã được hàn gắn có còn nhớ đến những ray rứt của một mất mát tưởng chừng không thể thay thế? Hay tất cả chỉ là những bóng mờ cho dù chúng ta có cố gắng níu kéo thế nào đi nữa? Ngăn kéo đã được đóng lại, những nhung nhớ đã phai nhạt, những hạt bụi của kỷ niệm và dĩ vãng đã bị cơn gió vô tình thổi bay mà cho dù có muốn níu lại cũng chỉ là những khoảng không thinh lặng không đáp trả.

    Nàng chợt nghĩ đến mình. Cuộc ly hôn xem như là giải pháp tốt nhất cho cả Nguyên và Hoài đã qua chặng đường trong hôn nhân tưởng là hạnh phúc mà rồi tan vỡ. Hoài và Nguyên đều không nghĩ đến chuyện trở lại với nhau như ngày xưa để hàn gắn những đổ vỡ. Nguyên đã có đời sống riêng. Và Hoài cũng vậy. Chỉ còn Kim là một nối kết duy nhất. Nhiều lúc nàng tự hỏi vì sao đến một kết quả như vậy?

    Hoài không quên những ánh mắt hoài nghi của Nguyên trong quá khứ làm nàng bực bội tức giận. Nàng không nghĩ mình là nguyên cớ cho cuộc chia tay. Nàng chỉ là nạn nhân! Nhưng dưới cái nhìn và suy xét của Nguyên, nàng cũng đã phần nào lôi cuốn người bệnh nhân là Lữ và cũng phần nào đồng lõa trong vụ bắt cóc!

    Những lý luận của Nguyên làm Hoài khổ sở. Khi cả hai quyết định ly hôn và Nguyên rời khỏi nhà, nàng đã thấy mình được trả tự do. Nhưng đồng thời cũng làm Nguyên cho rằng chàng đã phán đoán và suy xét đúng! Hoài không quan tâm đến điều đó nữa. Nàng đã chọn lựa và không hối tiếc. Nỗi buồn vơi dần đi, chỉ còn lại những trống vắng của căn nhà.

    Hoài đứng dậy, đóng mành mành đi xuống nhà. Tiếng kêu của con chim nghe nhỏ đi với sự quay lưng của Hoài. Nàng không muốn nghĩ đến những điều như vừa nghĩ. Ngày hôm qua đã thuộc về quá khứ, ngày mai là tương lai, chỉ có giây phút hiện tại.

    Ngày mai phải trở lại làm việc, phải trở lại với những quen thuộc hàng ngày. Hôm nay mới là ngày thứ nhì ở nhà mà nàng đã quên hôm nay là ngày thứ mấy! Nhưng Hoài biết ngày mai khi rời khỏi nhà nàng sẽ không quên nhìn mái nhà hàng xóm tìm con chim lẻ bạn. Liệu nó có trở lại?

  2. #2
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,837



    Chương 2



    Huyền Anh Phạm



    Chiều hôm qua Hoài đã gọi cho Anne nhắc nàng sẽ đi làm lại và có thể cho hẹn. Anne còn nói đùa: “Em nhớ chị!”.

    Hoài vừa “nhớ” công việc, vừa nhớ nhịp sống thường nhật của mình. Khi ở nhà nàng có cảm tưởng mình bị bỏ quên và bị đẩy sang bên lề.

    Sáng nay khi lùi xe ra khỏi garage, Hoài không quên liếc mắt nhìn mái nhà người hàng xóm. Không thấy con chim hay con hạc đâu nữa. Tự dưng nàng thấy bâng khuâng như vừa đánh mất một vật gì.

    Những con đường, cửa hàng phố xá quen thuộc, những đoàn xe nối đuôi nhau như nhịp sống chẳng hề biết đến sự vắng mặt của Hoài hai ngày qua. Chiếc xe nàng nhập vào giòng đời đó.


    * * *


    Khi thấy Hoài, Anne đã vui vẻ nói:

    - Em để chị nghỉ ngơi đã, hôm nay cho ít người hẹn.

    - Cám ơn em. Chị như thường rồi. Anne khỏe chứ hả?

    - Em khỏe. Em đã để sẵn thư từ mấy hôm nay cho chị ở trên bàn.

    -Anne luôn luôn chu đáo. Cám ơn em. Sáng nay có ai hẹn không?

    - Có. Nửa tiếng nữa. Bệnh nhân mới.

    Hoài vào phòng, khép cửa lại.

    Xấp thư trên bàn không nhiều lắm. Nàng nhấc từng phong bì lên xem. Cũng những hóa đơn, có vài phong bì của hãng bảo hiểm, quảng cáo.. v..v..

    Nàng nhìn quanh phòng. Sao nàng có cảm tưởng như đã lâu lắm không ngồi đây? Hai ngày ở nhà dài lê thê, ngay cả trong giấc ngủ mệt mã vì ốm. Tất cả mọi sự vẫn ở yên trong vị trí của nó. Chỉ có người bệnh nhân đầu ngày hôm nay là mới. Liệu đây là những vấn nạn mới hay cũng chỉ là những lập lại như những người khác?

    Hoài nghe thấy tiếng động bên ngoài phòng làm việc của nàng. Có tiếng người nói lao xao. Bệnh nhân mới bao giờ cũng đến sớm. Nàng tự hỏi mình có thích những giây phút chờ đợi này không trong suốt cuộc đời hành nghề? Với bệnh nhân mới, câu trả lời là có. Có lẽ ai ai cũng thích những gì mới mẻ. Đi vào thế giới của người khác là một sự thích thú nhưng khi gặp gỡ với những khó khăn của người khác thì không thể gọi là thích thú được.

    Ở một cái nhìn nào đó, Hoài cũng “cùng với” người bệnh tìm ra một nan đề, một giải pháp chấp nhận được. Chuyện “cùng với” có thể hiểu như một cuộc song hành trong căn phòng này, chỉ trong phạm vi không gian này mà thôi. Qua đó chính Hoài cũng tìm thấy những điều mới mẻ, những cái nhìn khác về cuộc sống, về con người mà nghề nghiệp đã cho nàng cơ hội tiếp xúc. Có thể trước đó quan niệm của nàng khác, nhưng trước dàn trải của bao cảnh đời, bao con người khác nhau đã thay đổi Hoài. Ngày hôm qua nàng cho rằng điều suy nghĩ này là đúng, hôm nay không còn thấy là đúng nữa mà sai.

    Từ điểm này Hoài rất thành thực mang quả tim và tấm lòng mình đến với bệnh nhân của nàng và hiểu họ hơn để thấy rằng nếu nàng bị đặt trong trường hợp họ, Hoài sẽ hiểu và đồng cảm với bệnh nhân của mình hơn. Điều này có làm Hoài hài lòng hay không? Đương nhiên là có. Có bao giờ những lời khuyên hay phân tích của Hoài sai không? Có chứ. Gọi đây là “tai nạn nghề nghiệp” cũng được. Hoài mỉm cười một mình khi nghĩ đến chữ “tai nạn nghề nghiệp”..

    Những suy nghĩ mông lung của Hoài bị cắt ngang vì tiếng gõ cửa của Anne. Nàng rời khỏi bàn làm việc ra mở cửa.

    Anne đưa Hoài hồ sơ mới còn mỏng dính. Bên cạnh Anne, người thiếu nữ trẻ trạc khoảng 25, 26 tuổi. Hoài liếc mắt nhìn hồ sơ: Huyền Anh Phạm. Một người đồng hương.

    Hoài mỉm cười mời người bệnh nhân mới vào bên trong. Cánh cửa khép lại nhẹ nhàng như Anne vẫn thường làm.

    Hoài lên tiếng trước bằng tiếng Anh có lẽ vì sợ cô ta còn quá trẻ, không nói được tiếng Việt:

    - Chào cô.. Huyền Anh. Tôi là bác sĩ Hoài Nguyễn. Cô có thể chọn bất cứ chỗ ngồi nào cô thấy thoải mái.

    Người thiếu nữ gật đầu và hơi nhếch mép cười thay cho lời chào.

    Cô ta chọn chiếc ghế bành khá gần với bàn làm việc của Hoài. Đây là chỗ mà hầu như người bệnh nhân nào cũng chọn vì vị trí không xa quá nhưng cũng không gần quá. Cho đến khi họ trở lại nhiều lần, quen thuộc hơn và thoải mái hơn mới chọn chỗ khác.

    Hoài không ngồi vào bàn làm việc mà ngồi xuống một chỗ khác, hơi chếch chỗ ngồi của cô ta. Làm như với chỉ 2 người đàn bà trong căn phòng, họ cùng ngồi xuống với nhau và nghe, không muốn cách biệt quá.

    Huyền Anh khá đẹp, không son phấn nhiều và ăn mặc giản dị. Cô ta vuốt mái tóc đen, rất đen, dài đến nửa người, như một sửa soạn để đối thoại. Chiếc váy màu xanh nhạt như mây trời buông lửng trên thế ngồi hai chân chụm đầu gối vào nhau và nghiêng về một phía, rất kín đáo và yêu kiều. Cổ áo hơi trũng hình trái tim. Có một vẻ gì đó hơi buông thả, hơi đối nghịch với dáng ngồi của cô gái.

    Hoài đứng dậy đi về bàn làm việc của mình. Nàng cần ghi một số chi tiết về người bệnh nhân mới. Đúng là cô ta 25 tuổi. Và nàng mở đầu:

    - Tôi có thể làm gì cho cô? Huyền Anh? Tôi có thể gọi tên cô như vậy được chứ?

    Huyền Anh nhún vai:

    - Tôi muốn được gọi là cô.. Thật ra Huyền Anh cũng được.. nhưng..

    Hoài hơi mỉm cười:

    - Không sao cả. Tôi có thể giúp cô điều gì?

    Cô ta nhìn Hoài dường như có vẻ phân vân không biết phải trả lời như thế nào.

    Hoài nhẹ nhàng nói khi nàng dựa lưng vào ghế và bỏ bút xuống:

    - Cứ thong thả. Trong hồ sơ tôi thấy cô đang đi học cao học.

    Huyền Anh đổi thế ngồi. Cô ta vắt chân và hơi xoay người về phía Hoài:

    - Đúng vậy. Tôi đang học cao học.

    - Về ngành gì?

    - Về nhân văn và văn chương.

    - Vậy phải đọc sách nhiều lắm nhỉ? Hoài gợi chuyện.

    - Tôi thích đọc sách lắm nên chuyện phải đọc nhiều không thành vấn đề. Tôi thích vào thư viện, la cà quanh những kệ sách chuyên chở bao nhiêu là ý tưởng, tim óc của người viết, những chuyến phiêu lưu, những say mê hay điên dại của bao tâm hồn cuồng si.. Tôi yêu sách và yêu những con chữ trên mặt giấy..

    Hoài chưa bao giờ thấy một ai ngồi trong căn phòng này lần đầu tiên mà nói một hơi dễ dàng và văn hoa như vậy. Nàng ngạc nhiên và chờ đợi vì nàng nghĩ mình không cần gợi ý cho vấn đề của Huyền Anh.

    Cô gái nhìn Hoài như định xem đây có phải đúng là người mình cần chia sẻ hay không.

    Hoài đáp trả bằng một câu bỏ lửng:

    - Và..

    Cô ta nhếch miệng kiêu hãnh khi trả lời.

    - Và mọi sự bắt đầu từ những trang sách…

    Hoài thấy thú vị như nàng là kẻ giao banh và có người bắt quả banh gọn chuẩn, chính xác, là cô gái mang tên Huyền Anh:

    - Hãy kể cho tôi nghe những rắc rối đó.

    Cô ta ngồi thẳng người lên với phản ứng quyết liệt trong giọng nói không mềm dịu:

    - Tại sao bà gọi đó là những rắc rối? Bà xem đó như một điều xấu xa sao?

    Hoài hơi ngỡ ngàng trước phản ứng của cô ta. Vậy thì đây đúng là rắc rối chứ còn gì nữa? Có điều Huyền Anh không chấp nhận hai chữ “rắc rối” cho câu chuyện của cô ta.

    - Tùy người ta hiểu hai chữ “rắc rối” ra sao, tốt hay xấu, mức độ nhiều ít. Tôi chưa biết vấn đề của cô như thế nào. Tôi cần nghe cô nói về những điều cô muốn nói.

    Huyền Anh dịu xuống nhưng không nói gì.

    Hoài nhìn xuống hồ sơ Huyền Anh. Đã và đang lập gia đình. Chưa có con. Vậy thì câu chuyện bắt đầu từ những trang sách như thế nào?

    Hoài mềm mỏng hỏi:

    - Gia đình có điều gì làm cô không vừa ý không? Cô lập gia đình bao lâu rồi?

    - Tôi lập gia đình được 4 năm. Chồng tôi là người yêu đầu tiên của tôi. Lấy nhau và sống hạnh phúc..

    - Những trang sách dính líu gì đến hạnh phúc gia đình cô?

    Huyền Anh ngồi dựa lưng, hai tay tì trên thành ghế, trông cô ta có vẻ cởi mở hơn:

    - Tôi.. gặp một mối tình lớn..

    Hoài thở dài thầm:

    - Không phải là chồng cô hiện tại?

    - Đúng vậy.

    - Cô còn yêu chồng cô không?

    - Tôi vẫn yêu chồng tôi. Nhưng mối tình ngoài hôn nhân đã lôi cuốn tôi. Tôi không chống cự nổi, không tránh được và càng ngày càng bị sa lầy không thoát được.

    - Cô yêu cả hai người?

    - Tôi yêu cả hai người đàn ông. Tình yêu dành cho mỗi người một khác.

    - Mối tình lớn của cô là ai, cô có thể cho tôi biết được không? Ít nhất người đàn ông đó là ai, nhưng tôi đoán người này già dặn và từng trải hơn cô. Nếu tôi đoán sai, cô cứ nói là tôi lầm.

    Huyền Anh nhìn Hoài bằng một cặp mắt khác khi nói:

    - Bà đoán không sai. Người đàn ông đó hơn tôi gần 30 tuổi. Nhưng sự cách biệt đó không ảnh hưởng gì đến tình yêu mà tôi dành cho.. anh ta. Tôi yêu sự hiểu biết và thông minh vượt bực của .. anh ta. Tôi bị mê hoặc vì trí tuệ của người đàn ông đó. Anh ta như một bầu trời đầy sao với nhiều bí ẩn mà có lẽ khám phá mãi vẫn không hết được.

    Hoài hít mạnh một hơi dài khi nghe những lời nói trôi chảy đầy say mê của một người đang yêu và không có gì có thể cản trở cô ta đạt được mục đích. Vậy thì Huyền Anh đến đây làm gì?

    Nghĩ như vậy và Hoài đặt luôn câu hỏi đó:

    - Vậy tại sao cô cần đến đây? Tôi thấy rõ là cô biết những điều cô đang làm và muốn làm. Và không có gì có thể ngăn trở cô được.

    Huyền Anh hơi khựng lại, có lẽ cô ta không ngờ Hoài nói như thế.

    - Tôi.. tôi cần nói cho một ai đó..

    - Về câu chuyện của cô. Để làm gì? Để ngăn cho cô dừng bước hay giúp cho cô một chọn lựa?

    - Tôi muốn tiếp tục với những điều này và không muốn phải đặt giữa những chọn lựa..

    - Cô đã có một chọn lựa rõ ràng là muốn có cả 2 người đàn ông. Cô đâu cần đến đây làm gì?

    Câu nói này của Hoài là một thách thức ngầm nhưng cũng để mở một cánh cửa cho người bệnh nhân mới tên Huyền Anh.

    Cô ta không trả lời. Có lẽ cô ta cần Hoài đưa qua cánh cửa đó.

    - Tôi nghĩ cô muốn một người đàn ông hoàn hảo. Và để đáp ứng với ước muốn này, hai người đàn ông kia, một là chồng cô, hai là người tình của cô, mỗi người mang đến cho cô phần mà cô mơ ước.

    - Bà nói đúng.. Tôi cần cả hai.

    - Không có con người hoàn hảo. Ngay cả ước muốn hoàn hảo cũng chưa chắc là hoàn hảo. Nếu nói là hoàn hảo theo ý mình thì đúng.

    - Tôi là người muốn mọi sự phải hoàn toàn. Có lẽ từ nhỏ tôi đã như thế. Chiếc áo tôi mặc phải ủi cho thẳng, giẩy phải sạch, thức ăn món nào phải ăn với món đó. Ra đến ngoài tôi phải hoàn chỉnh trong cách ăn mặc, không cần chưng diện nhưng phải gọn gàng, sạch sẽ.

    - Chồng cô cũng vậy?

    Huyền Anh ngạc nhiên:

    -Sao bà biết? Đúng vậy. Chồng tôi rất ngăn nắp. Chúng tôi rất giống nhau.

    - Giống nhau nên chán?

    Cô ta ngỡ ngàng, rồi cười:

    - Có lẽ thế...Tôi không nghĩ đến điều này từ trước đến giờ..

    - Người tình của cô khác hẳn?

    Huyền Anh gật đầu:

    - Mỗi lần gặp anh ta.. tôi lại khám phá ra thêm những điều mới mẻ..

    - Chẳng hạn như?

    - Có những buổi gặp nhau, anh ta chỉ nói về những chuyến đi xa mà với tôi là những bến bờ xa lạ thích thú..

    - Người tình của cô thích đi du lịch?

    - Không, không phải đi du lịch. Anh ta được mời đi như một diễn giả..

    Hoài hình dung một người đàn ông trung niên học thức, một học giả nghiên cứu và Huyền Anh như một con mồi ngây thơ sa bẫy.

    - Ông ta có vợ chứ?

    - Anh ta góa vợ.

    - Bao lâu rồi?

    - Bà muốn hỏi cuộc tình của chúng tôi bao lâu rồi?

    - Không. Ý tôi muốn hỏi ông ta góa vợ bao lâu rồi?

    - Chắc vài năm, anh ấy không muốn nhắc đến.

    - Còn cuộc tình giữa cô ta và ông ta đã bao lâu rồi?

    - Gần 2 năm.

    - Ông ta biết cô đã lập gia đình?

    - Biết.

    - Không thắc mắc?

    - Chúng tôi đến với nhau không thắc mắc gì cả. Lăn xả vào nhau và thật hạnh phúc..

    - Với chồng cô, cô có thấy hạnh phúc như vậy không?

    - Với Bình tôi cũng hạnh phúc, tôi thấy bình yên, bảo đảm vật chất.

    - Nhưng hai thứ hạnh phúc khác nhau?

    - Đúng..

    - Chuyện gối chăn người nào làm cô thỏa mãn hơn?

    Huyền Anh ngẩn người nhìn Hoài trước câu hỏi sống sượng đó.

    Cô ta yên lặng như đi tìm câu trả lời. Riêng Hoài ít khi nào nàng đưa ra những câu hỏi như thế. Nhưng ở trường hợp Huyền Anh thì khác.

    Hoài nhìn Huyền Anh và chờ câu trả lời. Những người bệnh của nàng vào đến đây để dàn trải những tâm tư, chuyện sâu kín đến đâu rồi cũng có lúc họ thổ lộ.

    - .. Bình, chồng tôi..

    - Còn với người tình của cô? Tên ông ta là gì?

    Câu hỏi này làm Huyền Anh luống cuống.

    - Chúng ta cứ nhắc đến anh ấy là được rồi. Tôi không muốn nói tên anh ta.

    Huyền Anh muốn dấu kín danh phận người này, Hoài hiểu ngay. Nàng đổi câu hỏi:

    - Có khi nào cô nghĩ đến chuyện chấm dứt liên hệ một trong hai người, mặc dù cô nói với tôi từ đầu là cô không muốn chọn lựa. Cũng có một lúc nào đó cô cũng bị dằn vặt về sự dối trá chứ?

    - Cũng có lúc, nhưng tôi luôn luôn gạt bỏ đi..

    - Và tiếp tục hưởng thụ đúng không?

    Cô ta không trả lời.

    - Vậy thì ngày hôm nay cô đến đây là lúc không gạt bỏ được những mặc cảm tội lỗi?

    Huyền Anh gật đầu.

    - Hay cô muốn chờ cho một ai khác quyết định dùm cô?

    - Phải.. Bình sẽ không chấp nhận..

    - Có khi nào cô nghĩ đến chuyện mất cả 2 người?

    - Tôi có nghĩ đến điều đó. Nhưng tôi không dứt được. Anh ta là một thứ trái cấm, một đời sống khác mà tôi có thể buông thả bất chấp hậu quả..

    - Ông ta có đòi cô ly dị chồng về sống với ông ta chính thức như vợ chồng không?

    Huyền Anh lắc đầu:

    - Chúng tôi đến với nhau vô điều kiện.. và chỉ thế thôi..

    - Ông ta có hỏi về chồng cô bao giờ không?

    - Chưa bao giờ. Anh ta không hề nhắc đến.

    - Cô có hỏi về người vợ quá vãng của ông ta không?

    - Không.

    - Cô có nghĩ là ông ta ghen với chồng cô không?

    - Không có đâu. Anh ta rất kiêu ngạo và nghĩ về mình nhiều hơn là chú ý đến người khác.

    - Ông ta nghĩ cô không bao giờ bỏ ông ta?

    Huyền Anh hơi thoáng buồn:

    - Chắc vậy.

    - Kể cho tôi nghe cô gặp gỡ mối tình lớn như thế nào?

    Nét vui bừng lên trên khuôn mặt cô gái. Dường như má cô ta hồng hơn, Huyền Anh vuốt tóc, môi hơi mỉm cười khi nói:

    - Tôi thường đến thư viện mượn sách. Thư viện không xa chỗ tôi ở, có thể đi bộ khoảng chừng 15 phút. Đó là một chỗ quen thuộc và gần gũi đối với tôi. Vào trong đó tôi thoải mái giữa những kệ sách, người quản thủ thư viện quen mặt, mọi sự.. thân quen. Một hôm lúc đến trả sách tôi phải xếp hàng sau lưng.. một người. Tôi không để ý lắm cho đến khi bà Viên -người giữ nhiệm vụ cho mượn sách cũng như thu lại sách- chào người ấy và nhắc đến tên ông ta. Đó là một tên tuổi lớn mà có lần tôi đọc được bài phỏng vấn ông ta. Tôi tò mò chờ ông ta quay lại để được nhìn tận mặt tác giả…

    Không thấy Huyền Anh kể tiếp, Hoài hỏi:

    - Cảm nghĩ của cô lúc ấy ra sao?

    Huyền Anh cười nhẹ:

    - Thoạt tiên tôi ngạc nhiên vì tôi thấy ông ta nhiều lần trong thư viện. Ông ta hay ngồi ở một chỗ cố định, không giống những người khác nên tôi nhớ. Và có lẽ chúng tôi đều nhận ra nhau ở sự quen thuộc nào đó. Tôi nhớ tôi đã mỉm cười và.. ông ta cũng thế.

    - Rồi sao nữa?

    - Trở lại thư viện lần sau, lúc đi ngang chỗ ông ta ngồi.. tôi bị vấp té…

    Huyền Anh lại cười khúc khích. Hoài hỏi ngay:

    - Vô ý hay cố tình?

    Cô ta cãi:

    - Chắc tại tôi luống cuống khi đi ngang ông ta. Ông ta đứng bật dậy đỡ lấy tôi, rồi hỏi thăm.. Câu chuyện bắt đầu từ đó.

    - Chỉ ở trong thư viện trong thời gian đầu?

    Cô ta lắc đầu. Nhìn gương mặt Huyền Anh, Hoài thấy được sự tự mãn về mối liên hệ với người đàn ông đó, một người nổi tiếng và được nể trọng.

    - Chúng tôi gặp gỡ nhau chỉ hai lần trong thư viện và sau đó thì ở nhiều nơi khác nhau, lúc đi dạo trong công viên, khi ra ngoài thành phố, lúc trong quán cà phê, khi thì ở.. nhà anh ấy.

    - Ai là người chủ động? Hoài hỏi cô ta mặc dù nàng thừa biết câu trả lời.

    Giọng Huyền Anh chợt nhỏ đi như một lời thì thầm:

    - Anh ấy.. Anh ta luôn luôn dẫn đưa tôi từ những bất ngờ này sang những bất ngờ khác. Dường như tôi đã đánh mất chính mình với anh ta. Người đàn ông này mênh mông, sâu hút như đại dương và tôi bị nhấn chìm không chống trả nổi. Bà có hiểu tôi nói gì không?

    Hoài gật đầu. Đó là một người đàn ông từng trải, nguy hiểm và thiếu đàn bà vì góa vợ. Hay như người có vợ nhưng luôn luôn thiếu đàn bà vì chẳng bao giờ biết thế nào là đủ. Cô ta chỉ là một con mồi xinh đẹp chẳng may đi ngang cái bẫy mà ông ta đang giăng sẵn. Không phải là Huyền Anh thì cũng là một thiếu nữ hay người đàn bà nào khác.

    Có tiếng gõ cửa nhắc nhở của Anne. Hoài liếc nhìn đồng hồ.

    - Chúng ta sẽ gặp lại nhau.

    Huyền Anh đứng dậy rời khỏi ghế. Cô ta ngần ngừ nói:

    - Tôi sẽ trở lại gặp bà.

    - Bất cứ lúc nào cô cảm thấy cần thiết nhé.

    Hoài tiễn Huyền Anh ra ngoài. Nàng không nghĩ cô ta sẽ trở lại. Trừ phi có chuyện gì khác xảy ra làm cô ta thay đổi và chấm dứt tình cảnh tay ba.
    Last edited by frankie; 11-04-2022 at 02:25 PM.

  3. #3
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,837
    Cánh cửa phòng Hoài đóng lại sau lưng người bệnh nhân tên Huyền Anh.

    Hoài bấm nút hỏi Anne:

    - Còn bệnh nữa không em?

    - Chiều mới có chị à. Em để chị nghỉ nên không cho nhiều người hẹn mà chia ra cho những ngày kế tiếp.

    Hoài nói gọn lỏn:

    - Cám ơn em.

    Nàng nhìn xấp thư trên bàn nhưng chưa muốn đụng đến để xem và giải quyết.

    Hoài mở nhạc nho nhỏ với những bản nhạc quen thuộc nàng ưa thích. Giòng nhạc làm nàng thư giãn. Những ý nghĩ buồn bã sáng nay chợt biến đi, tan loãng. Nàng mở ngăn kéo bàn làm việc tìm đồ cắt móng tay định dũa một chiếc móng hơi bị sướt. Mắt nàng dừng lại ở chiếc phong bì quá khổ!

    Nàng đã không vất chiếc phong bì này đi! Không những vậy mà còn cất vào ngăn kéo! Tại sao? Hoài tự hỏi mình. Còn luyến lưu ư?

    Trong căn phòng này bao nhiêu bệnh nhân của nàng đã dàn trải tâm tình sâu kín của họ. Còn Hoài thì sao? Chẳng lẽ..?

    Hoài cầm phong thư lên, chậm rãi mở ra. Tấm thiệp mời của.. Lữ!

    Khi mới nhận được 2 tuần trước, Hoài đã mở ra xem. Đây là một bất ngờ nhưng như một sự giải tỏa và cho nàng sự thanh thản. Còn lúc này? Hoài không có tâm trạng đó. Sao vậy?

    Nàng nhìn ngày trình diễn buổi chiếu phim đặc biệt đầu tiên. Còn 1 tuần nữa. Điều gì làm nàng phải xem lại ngày trình diễn? Nàng muốn tìm gì?

    Đối diện với chính mình, đặt những câu hỏi cho riêng mình mà không muốn tìm những câu trả lời. Hoài đang trốn tránh chính mình.

    Sự cô đơn là một điều Hoài không muốn đối diện. Nàng tự dối trá là mình sống thoải mái vui vẻ khi được trả tự do. Nhưng thật ra không phải như vậy! Tấm thiệp này và những ký ức của hơn 4 năm trước mà nàng tưởng đâu như mới đây.. Hoài chưa hề ghét Lữ, ngay cả những lúc bị “cầm tù” trong ngôi nhà của Lữ. Chưa bao giờ nàng được tôn thờ như vậy.. Tâm trạng lúc đó hoảng loạn sợ sệt nhưng Hoài đã nhận thức được tình cảm của Lữ. Đối với nàng, Lữ là một người mất thăng bằng và đáng thương hơn là đáng ghét.

    Nàng có tò mò về tác phẩm của Lữ hay không? Có. Nàng muốn biết Lữ viết gì? Có Hoài trong đó không như Lữ đã có lần nói nàng đã đi vào trong tác phẩm của anh ta? Lữ nghĩ sao về nàng? Bây giờ Lữ ra sao?

    Hàng bao nhiêu câu hỏi mà chỉ xoay quanh về Lữ. Cũng trong căn phòng này Hoài đã từng giúp đỡ bao nhiêu người với những vấn nạn của họ. Còn chính nàng, Hoài phải làm gì khi những câu hỏi trên cứ quấy rầy nàng?

    Nàng cất bức thiệp vào ngăn kéo và đóng lại.


    *


    Huyền Anh đi bộ đến quán cà phê đã hẹn. Nàng thích đi bộ dưới những hàng cây và đếm những giây phút chờ đợi gặp gỡ. Lần này Huyền Anh đi chậm và muốn Julian Gustav phải chờ mình cho bõ những lần nàng phải đợi anh ta. Dĩ nhiên nàng không thích nét mặt cau có của Julian. Người đàn ông của nàng từng trải với tuổi đời nhưng luôn luôn vẫn là một đứa trẻ bướng bỉnh, thích làm theo ý mình, muốn được chiều chuộng.. và còn gì nữa nhỉ?

    Vào bên trong quán cà phê, Huyền Anh nhìn dáo dác. Ở một góc khuất có cửa kính nhìn ra sân sau, nàng trông thấy Julian. Chàng ngồi quay lưng, nhìn ra cửa sổ.

    Huyền Anh đi rất khẽ khàng đến sau lưng Julian và đưa tay bịt mắt chàng. Julian sờ đôi bàn tay đang bịt mắt mình và mỉm cười nói:

    - Phải phạt em vì đi trễ.

    Huyền Anh buông tay khúc khích cười, ngồi xuống ghế đối diện.

    - Cho anh biết thế nào là chờ đợi.

    - Cả đời anh đã chờ đợi em cho đến khi em xuất hiện chứ đâu phải chỉ bây giờ.

    Huyền Anh âu yếm nhìn người tình. Chỉ có Julian mới nói những câu ngọt ngào như thế. Đôi mắt nàng nhìn người yêu say đắm. Cùng lúc ấy nàng đã nghĩ thầm làm sao có thể rời bỏ người đàn ông này được.

    - Sao hôm nay anh lại đổi ngày?

    Khi hỏi Huyền Anh, giọng Julian chợt không vui.

    - Em còn giữ ý định đi nghỉ hè 3 tuần không?

    Huyền Anh khẽ thở dài:

    - Em phải đi… Chồng em đã sửa soạn cả năm trời cho ngày nghỉ này..

    Nhắc đến Bình, như nhắc đến một rào cản, là một điều Huyền Anh luôn tránh né. Julian chẳng hỏi về Bình bao giờ. Cũng chẳng biết tên tuổi chồng nàng ra sao. Làm như Huyền Anh đã thuộc về Julian, và chỉ một mình Julian mà thôi. Không có đời sống nào khác cho Huyền Anh. Và cũng không cần biết đến!

    - Anh muốn em không đi!

    Những ngọt ngào mới đây thôi đã biến mất. Giọng nói anh ta đầy quyền uy của một kẻ làm chủ và ra lệnh cho người khác phải theo ý mình.

    Huyền Anh nhẫn nại dịu dàng hỏi lại:

    - Tại sao?

    - Tại vì anh muốn như vậy.

    Đấy, một Julian rất trẻ con và Huyền Anh như một người mẹ dỗ dành:

    - Đừng làm thế! Bao giờ em cũng chiều theo ý anh nhưng chuyện này..

    - Đã nói không đi nữa, em có nghe không?

    Đây là lần đầu tiên hai người cãi vã. Họ đến với nhau là tự nguyện, Gần 2 năm nay cuộc tình thật thoải mái. Tại sao bây giờ lại như vậy, Huyền Anh thầm hỏi nhưng không nói ra.

    - Em không có lý do nào để từ chối không đi với chồng em.

    Julian im lặng. Anh ta nhìn Huyền Anh. Trông nàng có vẻ khổ sở. Để nàng dứt khoát và chỉ thuộc sở hữu của mình, anh ta muốn hét to lên như thế. Nhưng nhìn nàng kìa! Nàng bé nhỏ và mỏng manh quá! Đừng đẩy nàng vào đường cùng. Nhưng nghĩ đến 3 tuần không gặp Huyền Anh và biết nàng đang du dương với chồng, Julian không chịu nổi! Nếu nàng thuộc về mình hoàn toàn liệu tình yêu và sự ham muốn chiếm đoạt có còn tồn tại nữa không? Hay một ngày nào đó Huyền Anh quay lưng với mình, chàng có chấp nhận được không? Dĩ nhiên là không!.. Như vợ chàng trước đây.. Iris đã phản bội chàng. Sự phản bội đó đã phải trả một cái giá rất đắt!

    Huyền Anh nài nỉ:

    - Chỉ có 3 tuần thôi mà anh..

    Julian nắm lấy tay Huyền Anh bóp nhè nhẹ. Bàn tay nàng mềm mại như nhung, ấm áp, những ngón tay bé nhỏ bấu víu lấy tay chàng như gắn bó, cần một sự chở che nương tựa. Anh ta mềm lòng, nói:

    - Thôi, bỏ qua đi.. Nhưng đừng bao giờ đi như thế nữa..

    Huyền Anh nhoẻn miệng cười:

    - Lần này thôi mà..

    Đó chỉ như một cơn mưa rào ngoài kia. Và họ lại nói chuyện với nhau như chưa hề cãi vã.

  4. #4
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,837



    Chương 3



    Hoài trằn trọc mãi không ngủ được. Những câu hỏi cho chính mình liên quan đến tấm thiệp mời của Lữ cứ luẩn quẩn trong đầu nàng. Đến gần sáng nàng mới thiếp đi trong những mộng mị đứt quãng không đầu không đuôi..

    Ly cà phê sáng sớm làm Hoài tỉnh táo nhưng lời mời của tấm thiệp vẫn không buông tha nàng. Hoài phải làm gì để được yên?

    Sáng hôm đó đến văn phòng, chính Hoài cũng không tin là mình đã mua vé máy bay đi New York cuối tuần này. Tất cả những hành động tìm chuyến bay, đặt chỗ khách sạn.. ở New York làm như Hoài đã bị sai khiến và không thể nào cưỡng lại được. Nàng đã tự chống chế là chuyến đi sẽ giải tỏa cho những câu hỏi đang quấy rầy mình. Có thật không? Hoài quay mặt đi và không muốn trả lời.

    Lúc rửa tay trong phòng vệ sinh Hoài cũng tránh nhìn vào gương. Nàng thấy mình bất lực trước những gì đang xảy ra cho mình, không cần biết là hay hay dở, hạnh phúc hay khổ đau không biết nữa. Tại sao lại gọi chuyến đi này là hạnh phúc hay khổ đau? Đi lên đó xem một cuốn phim thì có gì đáng sợ? Mong rằng chỉ giản dị có thế.

    Nhưng sau khi đã mua vé máy bay, Hoài thấy dễ chịu hẳn. Cuộc đời chỉ toàn những tình cờ. Tình cờ nào đang chờ đợi Hoài?


    * * *


    Audrey Lê




    Người bệnh mới của một ngày giữa tuần là một thiếu nữ học thức, chưa lập gia đình, tên Audrey Lê. Cô ta mang trong mình hai giòng máu Mỹ-Việt. Tóc nâu nhưng đôi mắt đen, rất đen. Nhan sắc trung bình, hơi thô và có vẻ mạnh mẽ. Câu chuyện bắt đầu như thế này, không cần lời mở đầu của Hoài.

    Vừa ngồi xuống ghế đối diện với Hoài, Audrey nói ngay như đã phải chờ đợi từ lâu cho những giải tỏa.

    - Tôi nghĩ bà có thể giúp tôi trong một vấn đề rất cá nhân.

    - Tôi cũng hy vọng sẽ giúp được cô. Tôi lắng nghe cô nói vấn đề của cô và chúng ta cùng tìm một phương cách để giải quyết.

    Khi nói như thế Hoài tin rằng nàng không cần đặt ra những câu hỏi dẫn dắt mà chính Audrey sẽ trình bày những điều riêng tư mà cô ta muốn bày tỏ.

    - Tôi 31 tuổi, có vài mối tình nhưng chỉ thoáng qua và những người đó đã bỏ tôi vì tôi từ chối những đụng chạm xác thịt với họ.

    Hoài yên lặng nghe và chờ đợi cô ta nói nhiều hơn.

    - Tình yêu chỉ đẹp đẽ khi tôi và những người con trai đó hẹn hò, đi xem xi nê, đi ăn, đi nghe nhạc.. Một cái nắm tay của người khác phái cũng làm tôi rùng mình ghê sợ cho dù là tôi có tình cảm với người ấy. Có những lần bị ôm, chưa hôn môi, nhưng đã làm tôi nhức đầu và muốn ói. Đang là tình yêu bỗng trở thành ghê tởm. Những cuộc chia tay không vui vẻ và để lại những ấn tượng không đẹp làm tôi chao đảo vì thấy mình quá bất hạnh! Có ai không ao ước tình yêu và được yêu? Tại sao tôi lại như thế?

    Audrey cúi đầu, đôi vai cô gái rung rung. Cô ta không kể thêm gì khác.

    Hoài nói:

    - Qua những điều cô nói, tôi có thể khẳng định cô bị hội chứng genophobia hoặc còn gọi là coitophobia. Đây là nỗi sợ hãi về thể chất hoặc tâm sinh lý của một người liên quan đến việc quan hệ tình dục hay những hoạt động liên quan đến tình dục. Hội chứng sợ tình dục có thể gây ra hoảng loạn và sợ hãi. Người mắc hội chứng này cũng có thể bị tác động mạnh mẽ khi cố gắng tiếp xúc tình dục hoặc chỉ đơn giản là suy nghĩ đến việc đó. Nỗi sợ hãi tột độ có thể dẫn đến rắc rối trong các mối quan hệ lãng mạn. Điều này có thể dẫn đến cảm giác cô đơn, xấu hổ vì nỗi sợ cá nhân.

    Audrey nhìn Hoài và hỏi:

    - Bệnh có chữa được không? Có phải cần đến thuốc để trị bệnh không?

    - Không có thuốc để trị bệnh này. Nhưng nếu tìm được nguyên nhân của căn bệnh sẽ trị dứt bệnh.

    Audrey tươi nét mặt nhìn Hoài:

    - Bà sẽ giúp tôi khống chế bệnh?

    - Tôi giúp cô nhưng chính là cô tự giúp mình.

    - Tôi không hiểu.

    - Tôi cần tìm hiểu nguyên nhân đã rồi chúng ta sẽ nói đến những bước kế tiếp.

    - Nguyên nhân ư? Tôi chẳng hiểu vì sao..

    - Chúng ta cùng đi tìm nguyên nhân. Nó nằm đâu đó mà cô không biết hay không ngờ đến.

    Audrey không nói gì. Hoài hỏi tiếp:

    - Cứ thử nhớ lại xem có những điều gì đã gây ấn tượng cho cô mạnh nhất. Khi nói điều này tôi có ý nhắm đến những ấn tượng không đẹp với cô. Không phải là từ những lúc hẹn hò với người khác phái. Bởi vì nguyên cớ gây nên căn bệnh của cô đã tiềm ẩn từ lâu chứ không phải mới đây.

    Audrey lắc đầu:

    - Tôi không nghĩ ra điều gì đã để lại ấn tượng trong tôi cả.

    Hoài nhìn cô ta với ánh mắt hoài nghi. Những người bệnh như Audrey không bao giờ chịu nhìn vấn đề để nói ra những gì sâu kín nhất mà họ che dấu.

    - Cứ thử cố gắng tìm kiếm đi. Bây giờ chúng ta, cô và tôi cùng đi ngược thời gian. Hãy bắt đầu từ lúc cô còn nhỏ..

    Audrey yên lặng. Hoài gợi chuyện:

    - Cô có nhiều anh chị em không?

    - Tôi có một người chị và một người anh.

    - Cô là con út?

    - Đúng vậy.

    - Cha mẹ cô còn sống cả chứ?

    - Vẫn còn sống..

    Hình như Audrey định nói thêm một điều gì khác về cha mẹ cô ta nhưng lại đổi ý nên dừng lại.

    Hoài chú ý ngay đến điểm này. Nàng hỏi:

    - Cô có gần gũi với gia đình không? Tôi đoán cô đã không còn ở với cha mẹ, đúng không?

    - Tôi đã trưởng thành, có công việc, nên đã ở riêng.

    - Cô chưa trả lời câu hỏi của tôi. Cô có gần gũi với cha mẹ không?

    Khi hỏi câu hỏi này, Hoài nghi ngờ cha mẹ Audrey là những người đã gây thương tổn tâm lý cho cô ta.

    Audrey ngần ngừ như để tìm câu trả lời cho xác đáng:

    - Tôi.. cũng về nhà thăm cha mẹ tôi luôn, nhất là từ khi cha tôi bị liệt nửa người do bị stroke.

    Hoài thấy ngay là Audrey không trả lời trực tiếp vào câu hỏi của nàng.

    - Với anh chị em thì sao?

    - Chúng tôi rất thương nhau nhưng anh chị tôi đã lập gia đình và ở xa.

    - Vậy thì bổn phận với cha mẹ nay trên vai cô cả, đúng không?

    Audrey gật đầu, nét mặt cô ta có vẻ đăm chiêu.

    Hoài tìm cách khác để cô ta phải mở lòng:

    - Tại sao cô cho tình dục hay những đụng chạm thể xác với người khác phái là xấu?

    Không ngờ Hoài chuyển hướng, Audrey có vẻ ngỡ ngàng khi trả lời:

    - Tôi.. không biết nữa..

    - Audrey. Căn bệnh của cô phát xuất từ những nguyên nhân thầm kín. Cô muốn chối bỏ, không muốn nhìn nhận những điều mà tôi cho rằng đã gây nên hội chứng sợ tình dục của cô. Nếu cô không chịu nhận thức về bệnh của mình thì tôi không thể giúp cô được. Như tôi nói lúc nãy, tôi chỉ giúp cô cởi bỏ những ý tưởng xấu về tình dục, còn chính cô mới tự chữa cho cô được.

    Audrey cúi đầu và không nói gì.

    - Cô có bị lạm dụng khi còn nhỏ hay lúc mới lớn không?

    - Không, tôi không bị lạm dụng như bà nghĩ.

    - Vậy điều gì trong quá khứ đã để lại ấn tượng sâu đậm cho cô liên quan đến tình dục?

    - Tôi.. không biết..

    Hoài thở dài:

    - Vậy thì tôi không thể giúp cô được!

    Audrey ngồi thẳng người lên:

    - Bà hãy giúp tôi.. Tôi biết bà có thể giúp được tôi..

    Hoài hít mạnh một hơi thay cho tiếng thở dài:

    - Cô trốn tránh điều gì? Có thật là cô không bị người thân lạm dụng tình dục hay không? Cô đến đây cần tôi giúp đỡ.. cô có thể nói cho tôi nghe bất cứ chuyện gì của cô, sâu kín và làm cô tổn thương đến đâu đi nữa vì chỉ có tôi và những bức tường câm nín này nghe mà thôi. Giữa tôi và cô, chúng ta có tương quan của một người chữa bệnh và một người có bệnh. Những gì riêng tư của cô chỉ nằm trong hồ sơ của cô mà thôi. Không một ai khác biết đến nên cô không có gì phải sợ hãi cả.

    Cô ta òa lên khóc. Hoài lấy một lô giấy đưa cho Audrey lau nước mắt.

    Audrey nghẹn ngào hỏi Hoài:

    - Tôi không muốn nhớ lại và tôi sợ.. Tôi phải bắt đầu như thế nào?

    - Hãy cố nhớ lại, đừng tự lừa dối mình để tìm trong ký ức điều đã tác động mạnh đến tâm lý của cô trong quá khứ.

    - Những bí mật này.. không phải của tôi.. một đứa bé mới có 6 tuổi khi ấy. Nhưng như một tờ giấy còn trắng tinh bỗng bị bôi bẩn..

    Hoài kiên nhẫn lắng nghe, không lên tiếng để cho Audrey có cảm tưởng như đang đối diện với chính cô ta và độc thoại. Sự bí mật nào đó mà Audrey đang nói với chính mình.

    - Đó là một buổi tối.. mùa hè nhưng chưa nóng lắm.. tôi và chị lớn của tôi thay vì đi ngủ sớm như thường bị cha mẹ bắt buộc.. chúng tôi.. ra vườn sau nghịch. Chị tôi thường dựng những miếng giấy cứng của thùng giấy người ta vứt đi rồi chúng tôi dựng lên làm nhà, chui vào chơi và tưởng tượng ra đây là căn nhà thần tiên của chị em tôi. Có những khúc gỗ làm ghế, mảnh vải vụn đâu đó làm chăn, ít rơm làm giường.. Thế giới của tuổi thơ chúng tôi là đó..

    Không thấy Audrey nói tiếp, Hoài chỉ nói nhỏ nhẹ:

    - Tôi vẫn nghe..

    - Trò chơi đó chúng tôi vẫn chơi thường xuyên mà không ai hay. Tôi lên sáu và chị tôi hơn tôi 2 tuổi. Chị tôi bắt tôi phải hứa giữ bí mật chỉ có hai chị em biết. Tôi trung thành với lời hứa và xem rằng ngôi nhà xộc xệch thần tiên đó chỉ thuộc về tôi và chị tôi mà thôi.

    Dường như Audrey đang cố gắng bóc từng cái vỏ che đậy tuổi thơ của cô ta một cách chậm chạp. Và cũng hình như sự yên lặng của Hoài trong căn phòng này như một tấm khiên bảo vệ để cho dù toàn bộ cái vỏ có bị lột trần thì Audrey vẫn an toàn.

    - .. Đêm đó đột nhiên chúng tôi nghe có tiếng động bên ngoài hàng rào. Chị tôi đưa tay suỵt suỵt ra dấu cho tôi giữ yên lặng. Có tiếng chân người chạy vội ra mà chúng tôi đoán là từ trong nhà. Không biết đó là cha tôi, mẹ tôi hay anh tôi. Nhưng chúng tôi yên lặng vì sợ bị đòn do chuyện đêm không đi ngủ mà ra ngoài vườn sau nghịch.

    Nói đến đây Audrey lại tấm tức khóc. Cô ta như nghẹn lời. Trong phòng chỉ còn tiếng khóc sụt sùi của Audrey.

    Cô ta lau nước mắt rồi nói khẽ với Hoài:

    - Để lần sau đi.. tôi sẽ tiếp tục..

    Hoài lắc đầu vì nàng biết sẽ không có lần sau, Audrey sẽ không kể tiếp chuyện gì đã xảy ra đêm hôm đó.

    - Cô đang mở được những trang ký ức đã đè nặng lên cô từ bao lâu nay. Đừng trốn tránh nữa. Tôi vẫn đang lắng nghe.

    - .. Tôi và chị tôi nghe tiếng người nói nho nhỏ.. Giọng mẹ tôi và một người đàn ông nào đó, không biết là ai. Chị tôi ra hiệu cho tôi rồi khẽ khàng chui ra khỏi căn nhà thần tiên và tiến gần đến hàng rào sát với bên ngoài đường. Ánh sáng bên ngoài cho chị em tôi nhìn rõ hơn xem mẹ mình làm gì… Tôi không biết chị tôi nghĩ thế nào nhưng tôi nhìn thấy mẹ tôi.. mẹ yêu quý của tôi… đang ôm một người đàn ông không phải là bố tôi. Họ.. hôn nhau..

    Hoài thở ra một hơi dài. Không phải như những điều kinh khủng mà nàng đã nghe từ những trường hợp khác.

    - Tôi không bao giờ quên cảnh tượng đó. Lúc đó hãy còn nhỏ nhưng tôi hiểu rằng đó là những cử chỉ yêu thương vì mẹ tôi thường ôm chúng tôi và hôn hít trìu mến. Tôi ít thấy mẹ tôi làm như vậy với cha tôi. Thế nghĩa là sao?

    - Nhưng cha mẹ cô không bỏ nhau?

    - Không, họ vẫn ở với nhau.. cho tới ngày hôm nay.

    - Còn người đàn ông kia?

    - Không bao giờ thấy nữa.. hay họ gặp gỡ nhau ở đâu mà chúng tôi không biết.

    - Phản ứng của chị cô thế nào lúc đó?

    - Chị tôi không bao giờ nhắc đến. Nhưng từ sau đêm đó chúng tôi không còn căn nhà thần tiên nữa. Chị tôi thu những mảnh giấy cứng vất vào thùng rác.

    - Chị cô có lập gia đình không?

    - Chị tôi lập gia đình, có con và hạnh phúc lắm.

    - Cô có thường nhớ lại đêm hôm đó không?

    - Tôi không quên được.. nhưng tôi tránh không muốn nhớ đến. Mỗi lần nhớ đến làm như có một cái màn đen che phủ bớt.. tôi chỉ thấy và nhớ lờ mờ. Nhưng nó không biến đi, nó vẫn ở đó. Chỉ một ánh mắt bày tỏ tình cảm của người khác phái là hình ảnh năm xưa lại hiện ra.. như đồng hành với tôi.

    - Cảm tưởng cô thế nào mỗi khi nhớ đến chuyện này?

    - Tôi thấy ghê tởm và tôi ghét mẹ tôi. Từ lúc đó trở đi mỗi lần mẹ tôi ôm tôi vào lòng hôn hít là tôi đẩy ra không muốn. Mẹ tôi nghĩ rằng tôi đã lớn nên không thích những biểu tỏ tình cảm như thế.

    - Tại sao cô thấy ghê tởm khi nhớ đến cảnh tượng đó? Lúc đó cô đâu có hiểu là mẹ cô phản bội cha cô đâu?

    - Có thể là lúc đó tôi ghen với người đàn ông đó. Sự giận dữ trong tôi lúc đó có thể là vì tôi ghen khi mẹ tôi chia sẻ tình yêu với người khác.

    - Nhưng khi đã có trí khôn và lớn lên thì cô nghĩ thế nào? Không hẳn chỉ là ghen tương?

    - Bà nói đúng. Khi lớn lên tôi hiểu mình hơn. Tôi không còn tâm trạng của đứa nhỏ 6 tuổi nhưng tôi biết phải trái. Hành động của mẹ tôi đêm đó là một điều sai trái. Hay nói cách khác bây giờ tôi hiểu đó là sự ngoại tình. Điều này không đáng ghê tởm sao?

    - Hãy để chuyện ngoại tình và sự liên hệ của mẹ cô và người đàn ông đó sang một bên. Đó là chuyện của hai người này. Điều này làm tổn thương cô, tôi hiểu. Nhưng nếu cô yêu một người, cô trân quý tình yêu đó thì sự biểu lộ tình cảm giữa hai người yêu nhau thì có gì xấu đâu? Tình yêu cần có sự biểu lộ của cả hai phía để xác nhận được một cách cụ thể.

    - Tôi không quên được hình ảnh đó đồng nghĩa với sự phản bội là những xấu xa không thể chấp nhận.

    - Nếu tôi nói với cô cuộc đời của cô còn dài. Tình yêu là một điều đẹp đẽ. Con người sẽ rất bất hạnh nếu không biết đến tình yêu. Đừng để hình ảnh đó biến cô thành gỗ đá vô tri.

    Audrey lại tấm tức khóc:

    - Tôi biết.. tôi biết chứ.. tôi cũng muốn yêu và được yêu.. nhưng làm sao tôi có thể vượt qua.. được chính mình?

    - Được chứ. Cô phải tập để tách rời câu chuyện quá khứ ra khỏi mình.

    - Làm sao tôi có thể làm chuyện ấy?

    - Cô phải phân định rõ ràng câu chuyện và hình ảnh đó thuộc về ai, về mẹ cô và một người đàn ông nào đó. Hình ảnh này để lại một ấn tượng xấu cho cô nhưng chỉ như thế thôi. Hình ảnh và câu chuyện chỉ nằm trong khuôn khổ của đêm đó mà thôi. Phải nghĩ rằng cuộc đời của mẹ cô thuộc về bà ấy. Dĩ nhiên cũng có những điều hay hành động, lời nói của bà ấy làm tổn hại người khác, trong đó có cô. Nhưng chỉ như thế, phải nhận thức rằng cô là một chủ thể riêng biệt, không giống mẹ cô. Cô có cuộc đời của riêng cô. Hình hài thân xác cha mẹ sinh ra nhưng không có nghĩa là cô hoàn toàn giống cha mẹ cô. Cô khác.

    - Làm sao tôi quên được hình ảnh mẹ tôi và người đàn ông đó?

    - Hãy tập mỗi ngày với sự can đảm và quyết liệt để khẳng định đó là câu chuyện của quá khứ. Trả nó lại cho quá khứ. Cô không dính líu gì đến câu chuyện đêm đó. Đứa bé 6 tuổi nay đã trưởng thành với những suy nghĩ riêng tư của nó. Không cần biết sự liên hệ của mẹ cô và người đàn ông đó như thế nào nhưng mẹ cô đã không rời bỏ gia đình và vẫn sống bên cha cô. Đó là chọn lựa của bà ta dành cho sự ưu tiên là gia đình.

    Audrey không nói gì một lúc. Cô ta hỏi Hoài:

    - Tôi có nên nói cho mẹ tôi biết không?

    - Có cần thiết không? Liệu điều đó có làm gia đình cô tan vỡ không? Khi đặt câu hỏi trên cho thấy cô ích kỷ vì chỉ tìm cách giải tỏa cho chính mình mà không nghĩ đến người khác?

    - Tôi không tha thứ cho mẹ tôi được!

    - Nếu cô không tha thứ cho mẹ cô thì cô chẳng thể quên được. Sự dằn vặt này sẽ theo cô đến cuối đời vì cô tự trói mình vào đó.

    - Tôi sẽ suy nghĩ về điều này và sẽ trở lại gặp bà lần tới.

    Hoài gật đầu. Nàng nghĩ mình đã nói quá nhiều cho ngày hôm nay.

    Nhìn Audrey đứng lên và ra khỏi phòng như muôn ngàn chiếc bóng khác đã cũng ngồi đây và đem tâm tình rũ bỏ.

  5. #5
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,837



    Chương 4



    Albert Murphy




    Người bệnh nhân này trong ngày thứ sáu trước ngày Hoài đi New York đã để lại trong nàng nỗi buồn mênh mang. Albert Murphy, người đàn ông 60 tuổi, và câu chuyện của ông ta như những giọt buồn nhưng mang theo nhiều âm hưởng của tình yêu và hy vọng. Hoài đã nghe câu chuyện của ông ta như sau.

    Người đàn ông tên Albert Murphy có giọng nói rất trầm đã kể cho Hoài:

    “Lúc còn trẻ tôi đi du học ở Thụy Sĩ. Đây là một quốc gia rất đẹp. Tại thành phố Lausanne có một cây cầu rất nổi tiếng tên là Pont Bessieres. Cây cầu được xây dựng hơn trăm năm. Đó là một công trình kiến trúc đồ sộ nối liền hai khu phố Caroline và Cite. Cây cầu nổi tiếng vì là nơi nhiều người tìm đến để quyên sinh, tìm cái chết để được giải thoát. Pont Bessieres mang thêm một tên khác là cầu tự tử, và là cây cầu nổi tiếng nhất Thụy Sĩ.

    Một điều lạ lùng là những người đến đây để tự tử thường là tập trung vào mùa đông. Mùa đông ở đây kéo dài và lạnh lẽo, tuyết phủ suốt mùa đông. Người ta không muốn ra ngoài, chỉ muốn ở trong nhà ấm áp. Trời lạnh giá, tối tăm, u ám hiếm thấy mặt trời và cũng là lúc nhiều người cảm thấy cô đơn nhất. Chắc cũng lúc cô đơn tuyệt vọng nhất người ta nghĩ đến chuyện tự hủy diệt.

    Thành phố đã làm những vật ngăn cản để cản trở và gây khó khăn cho những người muốn nhẩy xuống sông lạnh giá tự tử nhưng vô ích, người ta vẫn có thể vượt qua những rào cản đó để thực hiện ý nguyện của mình. Thế rồi đã có một người đàn ông đi tiên phong nghĩ đến chuyện gác cầu trong mùa đông để ngăn cản hay giúp những người có ý định tự tử xét lại mà tìm hy vọng trong sự sống.

    Từ đó nhất là vào dịp Giáng Sinh, nhiều người bạn của ông ta đã đến dựng lều trên cây cầu để làm công việc giúp đỡ, khuyên giải, dành lại sự sống cho những người không còn chút hy vọng nào.

    Tôi cũng đã làm công việc canh gác đó một thời gian trong mùa Giáng Sinh đã lâu khi tôi còn trẻ. Tôi và những người bạn cũng đã khuyên được vài người. Chúng tôi mang theo những bình cà phê nóng và bánh kẹo để chia sẻ trong lúc tìm cách làm bạn với những người này. Những lúc đó tôi mới thấy rõ được sự cô đơn kinh khủng và tác hại đến con người thế nào!

    Trong những người tìm đến cây cầu để giải thoát cuộc đời ra khỏi trần gian này, tôi nhớ mãi đến một thiếu nữ còn trẻ vì cô ta không chỉ đến cây cầu một lần mà nhiều lần. Thường tôi chỉ gác cầu một hay hai đêm liền còn những đêm sau người khác gác nhưng ai cũng nhớ đến cô gái này. Có nghĩa là cô ta thử tìm cái chết không phải một lần mà nhiều lần..

    Rồi đêm đó.. tôi nhớ trời lạnh lắm, tuyết rơi dầy đặc làm tôi và vài người nữa đã ngần ngại phải ngồi ngoài trời lạnh giá trông chờ những kẻ chán đời tìm đến nơi đây mà quyên sinh. Nhưng rồi nghĩ đến mục đích sự có mặt của mình ở đây nên cũng gạt bỏ những lười biếng mà ngồi ngoài lều nhìn ngược xuôi.

    Bên ngoài lều, chúng tôi mang theo đèn. Chiếc đèn vàng dù không sáng lắm nhưng cho một cảm giác ấm áp. Tôi không nhớ lúc đó là mấy giờ nhưng chắc chắc là sau nửa đêm và tôi rất buồn ngủ, mắt tôi cứ muốn sụp xuống. Trời đêm nhiều tuyết trắng nên trởi sáng lắm. Bỗng dưng tôi nhìn thấy bóng đen đang di động. Thoạt tiên tôi tưởng mình mê ngủ nhưng không phải, vì có ai đó thật!

    Khi bóng người đó càng đến gần tôi nhận ra vẫn cô gái đó. Lần này tôi nhất quyết không chỉ ngăn cản cô ta tự sát mà còn muốn nói chuyện với cô ta và tìm hiểu vì sao ra nông nỗi này. Những lần trước cô ta đến cầu nhưng chỉ loanh quanh rồi bỏ đi nhưng chúng tôi đều nghĩ cô đến để tự tử. Lần này tôi đã nhanh chóng đứng dậy và xách theo cái đèn. Tôi muốn mang ánh sáng của ngọn đèn này đến với cô gái.

    Không thấy ông ta nói thêm nên Hoài tò mò hỏi:

    - Câu chuyện sau đó như thế nào?

    - Ánh sáng của chiếc đèn cho tôi nhìn thấy cô gái trẻ đó rất rõ ràng. Cô ta đi như người đi trong giấc ngủ. Tôi nhớ mình đã tiến đến gần cô ta và soi chiếc đèn vào mặt cô gái. Cô ta nhìn tôi như nhìn vào khoảng không. Cặp mắt vô hồn không một biểu cảm gì. Hình như cô ta nhìn xuyên qua tôi và cái nhìn đó đi đến tận đâu tôi không biết nữa.

    Tôi hỏi cô ta tên gì, tôi nói nhiều lắm nhưng cô gái không trả lời. Cô ấy cũng không tìm đến chỗ để nhẩy xuống sông mà lại quay đi. Cô ta đi chậm rãi. Tôi đã đi theo cô gái về nhà cô ta. Đến trước cửa nhà cô ta mở cửa vào.

    - Và kết thúc.. ?

    - Bà có biết cô ta đến cầu không phải để tìm cái chết không?

    Hoài ngạc nhiên:

    - Vậy cô ta đến để làm gì?

    - Cô ta bị mộng du!

    - Làm sao ông biết được chuyện này?

    - Bởi vì cô ta đến đó nhiều lần nên làm tôi tò mò. Sáng hôm sau tôi trở lại căn nhà của cô gái. Tôi đã gặp cha mẹ cô ta cũng như cô ta. Gia đình cho biết cô ta bị mộng du nhưng họ không ngờ rằng cô ta đã đến cây cầu tự tử. Cô gái thì hoàn toàn không biết là đã đến cây cầu đó trong đêm và cũng không biết là đã gặp tôi.

    Hoài chờ mãi không thấy ông ta kể thêm. Nàng hỏi:

    - Những câu chuyện này để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho ông cho đến ngày hôm nay sao?

    - Đúng vậy. Nhưng câu chuyện của cô gái nọ không chỉ là chuyện của một kẻ bị mộng du.

    Hoài tò mò:

    - Ông nói vậy nghĩa là sao?

    - Vì cô ta đã trở lại một ngày khác. Lần đó cũng là tôi đã gặp cô ta. Bà có biết lần này cô gái không bị mộng du mà đến cây cầu để tự tử thật!

    - Tại sao ông biết chuyện cô ta muốn kết liễu đời mình?

    - Vì cô ta đã nói chuyện với tôi. Cô ta có bị tình trạng mộng du đó thật nhưng đi đến cây cầu với mục đích là tự tử thì không phải là mộng du.

    - Ông có thể kể rõ hơn không?

    - Chuyện mộng du rồi đi ra ngoài quanh nhà là có thật. Còn chuyện đến cây cầu nhiều lần để tự tử cũng có thật nhưng cô ta không có can đảm để làm chuyện kết thúc đời mình nên giả vờ như bị mộng du. Đến khi cô ta gặp lại tôi trong đêm đó cô ta đã nhờ tôi..

    - Nhờ ông.. giúp cô ta đạt được ý nguyện?

    Ông ta gật đầu:

    - Đúng là như thế! Nhưng chúng tôi đã nói chuyện với nhau khá lâu. Bà biết không tôi không bao giờ tin người ta có thể tự tử vì tình! Điều này đối với tôi là vô nghĩa! Nhưng đó chính là nguyên nhân cô gái đi tìm cái chết cùng với bào thai trong bụng. Tôi chỉ nhớ là mình đã nói nhiều lắm, hình như tôi còn van nài cô ta giữ sự sống không chỉ mình cô ta mà còn đứa con vô tội của cô ấy.

    - Ông có thành công không?

    - Cô ta chịu sống, không nghĩ đến chuyện kết liễu đời mình nữa! Tôi nhớ tôi chưa bao giờ vui như thế! Giây phút đó tôi tưởng như mình được sinh ra và đặt để cho khoảnh khắc này đề cứu lấy 2 mạng người đáng thương! Sau đó tôi không còn gặp lại cô ta nữa.

    - Câu chuyện này ám ảnh ông cho đến tận bây giờ sao?

    Nàng hỏi như thế thay vì đặt câu hỏi xem đây có phải là lý do ông ta cần đến đây để gặp Hoài.

    Ông ta nhìn Hoài. Lúc này nàng mới nhận ra đôi mắt ông ta buồn quá sức!

    - Những ngày đó tôi giúp được người ta tìm được sự sống trong hy vọng, một hy vọng là cuộc đời thật sự có ý nghĩa hơn trong những ngày trước mặt. Trong khi đó.. tôi lại không giúp con tôi được điều này..

    Hoài nhìn ông ta như thay cho một câu hỏi. Nàng nghĩ hãy để ông ta kể cho nàng nghe như nãy giờ ông ta đang kể về cây cầu tự tử.

    - Tôi chỉ có một người con trai duy nhất với người vợ đầu tiên. Nó thông minh, rất thông minh. Nhưng đến khi trưởng thành hơn nó đã sống xa gia đình và đi tìm những thứ mà nó cho là mang lại ý nghĩa cho cuộc đời. Còn phần tôi, cuộc hôn nhân của tôi tan vỡ vì chúng tôi đều chán nhau. Con trai tôi tự lập, không muốn đến sự giúp đỡ của tôi. Có những lúc nó rất thành công trong việc kinh doanh. Tôi rất tự hào về con mình. Nó cũng có vài cô bạn gái, con rơi vãi lung tung. Tôi chưa bao giờ biết mặt những đứa cháu của mình.

    Có khi hàng 2, 3 năm mới gặp lại con trai khi nó về thăm tôi. Mẹ nó đã mất trong một tai nạn xe hơi.

    Thế thì còn chuyện gì để nói phải không? Nhưng khi đang trên đỉnh cao của danh vọng bỗng dưng chuyện làm ăn của nó thất bại. Và cứ thế mà đi xuống như chiếc xe mất thắng. Ngày nó trắng tay cũng là ngày nó trở về với tôi.

    - Ông là niềm an ủi duy nhất?

    Ông ta gật đầu:

    - Đúng vậy!

    - Có bao giờ ông kể cho con trai ông nghe câu chuyện về cây cầu tự tử ở bên Thụy Sĩ như ông đã kể cho tôi không?

    Ông ta nhìn Hoài và có vẻ ngạc nhiên trước câu hỏi của nàng:

    - Tại sao tôi phải kể về chuyện này cho nó nghe?

    - Ông không biết tình trạng tâm lý con trai ông suy sụp đến thế nào phải không?

    - Đúng vậy. Tôi nghĩ nó thông minh, còn trẻ. Chuyện thất bại trong công việc làm ăn là chuyện cũng bình thường thôi.. Tôi đâu ngờ..!

    - Cậu ấy về ở với ông bao lâu thì..?

    - Chừng nửa năm.

    - Kể cho tôi nghe về con trai của ông.

    - Lúc mới về nó chỉ chán chường, ngủ suốt ngày. Tôi đã nghĩ cứ để cho nó nghỉ ngơi ít lâu rồi sẽ bàn tính làm gì khác.

    - Tôi hơi tò mò, lúc đó công việc của ông ra sao?

    - Tôi là kỹ sư điện và làm cho một công ty khá lớn. Công việc tôi ổn định chắc chắn mà tôi cũng không nghĩ đến chuyện nhảy việc tìm kiếm gì nhiều tiền hơn. Tôi là một người an phận và dễ dàng chấp nhận những điều xảy đến cho mình, buồn cũng như vui. Sau cuộc ly dị với người vợ đầu, tôi cũng có một vài liên hệ với bạn gái nhưng không tha thiết đủ để lấy họ. Tôi vẫn sống một mình cho đến khi con trai tôi về ở với tôi. Tôi rất vui khi thấy nó tìm về với mình.

    - Ông có nhận ra sự suy sụp tinh thần của cậu ta đến mức tồi tệ không?

    - Tôi đi làm cả ngày, tôi chẳng để ý gì cả và tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện.. nó đi tìm cái chết. Chuyện đó xảy ra với ai chứ không thể xảy ra cho con mình được.

    - Như lúc trước ông có nói với tôi vào lúc ông tự nguyện làm người gác cầu ở Thụy Sĩ và qua những câu chuyện của những người tìm đến cây cầu để quyên sinh, ông đã nhận ra sự cô đơn đã tàn phá con người ra sao. Ông có nhận thấy điều này ở con ông không?

    - Tôi đã.. vô tâm.. hay tôi cho rằng chuyện thất bại của nó không phải là một điều kinh khủng đến độ phải tìm cái chết.

    - Chuyện này dẫn dắt đến chuyện kia, ông không nghĩ như vậy sao?

    - Chắc nó giống mẹ nó! Bà ta là một người không đơn giản!

    - Như thế có nghĩa là sao?

    - Tôi là người rất giản dị. Mọi sự đối với tôi rất đơn giản. Người vợ cũ của tôi không như thế. Bà ta có đời sống nội tâm rất lạ lùng. Đã có lúc tôi nghĩ nếu bà ta không chết vì tai nạn xe hơi thì cũng sẽ có lúc bà ta tự kết liễu đời mình!

    - Con trai ông không giống ông sao?

    - Sau cái chết của nó tôi mới nhận ra điều này. Tôi chẳng biết gì về nó cả.. Chắc vì thế tôi đã không ngăn cản được sự bất hạnh đó..

    - Có buồn không khi người con trai của ông không còn nữa thì mới là lúc ông tìm hiểu về con của mình?

    Ông ta đưa tay lên bụm mặt cúi đầu. Hai vai ông ta rung lên theo thổn thức đang trào ra không cầm giữ được nữa.

    Hoài hơi thấy cay mắt. Những người bệnh của nàng đến đây để được khóc, được buông thả trong cảm xúc. Họ không cần phải che dấu trong căn phòng này. Người ta cần có những lúc được sống thật với mình và cho mình.

    Nàng nghĩ sự yên lặng của mình là một cảm thông mà người bệnh đang ngồi đối diện với nàng một cách nào đó có thể cảm nhận được, dù là mơ hồ.

    Có lẽ sự buông thả tuy ngắn ngủi nhưng cũng làm vơi đi những gì đang đè nặng trong lòng ông ta.

    - Tôi ân hận và tôi thấy có trách nhiệm trong cái chết của con mình. Hằng đêm khi không ngủ được tôi cứ tự dằn vặt mình vì sao tôi không cứu con tôi được?

    - Vì ông không nhận thấy được những tâm tình của anh ta. Có những người che dấu cảm xúc của mình rất giỏi hay còn đóng kịch để người khác không nhận biết. Con trai của ông có thể ở trong trường hợp đó. Anh ta có kiêu ngạo không?

    - Nó rất thông minh và rất kiêu căng tự mãn.

    - Ông thấy không? Tôi đoán đúng. Những người tự lập, tự vươn lên rồi cũng tự hủy diệt. Họ nắm trong tay vận mệnh của mình, họ nghĩ như thế. Ông không có trách nhiệm trong cái chết của con ông dù gián tiếp hay trực tiếp. Mà tôi cũng nghĩ nếu như ông có nhận biết được chuyện cậu ta định kết liễu đời mình thì cũng không dễ dàng ngăn cản đâu.

    - Nhưng ít nhất tôi cũng có cơ hội để ngăn cản nó. Đó cũng là cố gắng của tôi.. nhưng tôi đã không có dịp làm như vậy.. Tôi đã thiếu sót. Tôi không gần gũi để hiểu và cảm thông cho nỗi đau của nó. Con tôi đã cô đơn trong tuyệt vọng. Phải chi.. phải chi nó đến với tôi..

    - Anh ta là một người đàn ông vững mạnh và không muốn nhờ cậy đến cha mình.

    Nước mắt chan hòa trên gương mặt ông ta khi ông ta nhìn Hoài.

    Nàng đưa hộp giấy kleenex cho ông ta. Nếu ông ta là một đứa trẻ nhỏ, Hoài sẽ lau nước mắt cho nó và ôm nó vào lòng. Nàng nghĩ thầm ước gì người bệnh trước mặt nàng có thể biến thành một đứa trẻ với tâm tình đơn sơ trông cậy..

    - Nếu nó mạnh mẽ thì đâu đến nỗi kết liễu đời mình như thế? Nó đã mất hết hy vọng..!

    - Một người mạnh mẽ đến đâu cũng có điểm yếu mềm.

    - Tại sao, tại sao nó phải làm như vậy? Nó không nghĩ đến ai khác ngoài nó sao?

    - Ước muốn được giải thoát khỏi những bế tắc là một ước ao mãnh liệt. Và nếu ước muốn này được tích tụ lâu dài thì chỉ cần một phút giây ngắn ngủi là kết thúc. Ông không phiền nếu tôi hỏi anh ta tự giải quyết bằng cách nào?

    - Nó tự bắn súng vào họng để kết liễu đời mình!

    - Một cái chết cao ngạo!

    Ông ta gật đầu:

    - Đúng vậy!

    - Tôi nghĩ ông đã nói ra được những điều ông muốn nói. Điều này không đủ để xoa dịu bớt những dằn vặt sao?

    - Cám ơn bà.. Trước một mất mát đã xảy ra.. tôi có than khóc cũng không làm thay đổi được, đúng không?

    - Đúng vậy. Tự trách mình không đem con trai ông sống lại được. Những dằn vặt đó chỉ để tự trách mình mà thôi. Không thể thay đổi được. Tôi nghĩ con trai ông đã tìm được điều mà anh ta muốn tìm. Anh ta không phải là mẫu người phải sống và phải làm theo ý người khác. Đó là chọn lựa của con trai ông.

    Ông ta hít một hơi mạnh rồi nhìn Hoài. Nụ cười của ông thật buồn và hiu hắt. Người đàn ông này đã chấp nhận những điều xảy đến cho ông ta. Như ông ta đã nói với Hoài, ông ta là một người đơn giản. Ông ta rồi sẽ chấp nhận những điều xảy đến cho mình trong cuộc đời như là những điều phải như thế. Và chỉ như thế!

    Ông Albert Murphy đứng lên đưa tay bắt tay Hoài:

    - Cám ơn bà.. rất nhiều..

    - Tôi mong ông được sự bình an và hy vọng trong cuộc sống như ông đã từng giúp những người ở cây cầu bên Thụy Sĩ.

    Những bước chân chậm rãi của người đàn ông 60 tuổi khi đi ra khỏi phòng Hoài như nhẹ hơn.

  6. #6
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,837



    Chương 5




    Nhớ đến con gái mới vào trường đại học khi mới 16 tuồi, Hoài rất tự hào. Kim học xuất sắc và học nhẩy 2 lớp. Con bé trưởng thành hơn tuổi của nó và biết hướng đi của mình ra sao nên Hoài cũng an tâm. Hoài có mặc cảm đã không cho Kim biết về chuyến đi này của mình! Làm sao ai có thể hiểu được chuyến đi này? Đi và gặp gỡ một người đã bắt cóc mình 4 năm trước, một người đã được nhìn như một tội phạm trong phiên tòa, một gã điên khùng! Chính Hoài cũng không tìm ra được câu trả lời hay nàng đã tự dối lòng về ước muốn gặp lại Lữ?

    Khi sửa soạn cho chuyến đi, Hoài đã xem thời tiết New York ra sao khi đã vào đầu tháng 11. Thật lạ lùng vì nhiệt độ không lạnh như nàng tưởng. Tiên đoán thời tiết 2 ngày cuối tuần trời đẹp, thỉnh thoảng có mưa nhưng xác suất rất thấp cho cơ hội mưa. Nhiệt độ lý tưởng, 65- 70.



    *



    Chuyến bay sáng ngày thứ bảy đi New York cũng đầy kín người. Hoài không nói với ai về chuyến đi này, kể cả Anne và con gái nàng là Kim. Nàng đã đi như một người.. đi trốn! Trốn cái gì Hoài cũng không biết? Có lẽ nàng muốn thử làm những điều nàng.. chưa từng làm?

    Chỉ biết rằng khi ngồi trên máy bay đi đến New York, Hoài bắt đầu đi vào một không gian, thời gian khác và ra ngoài đời sống thường nhật của nàng. Hay nàng đã trở thành một người khác? Hay đấy mới chính là một con người như Hoài mơ ước? Không biết nữa và cũng không cần biết những điều gì đang chờ đợi ở đó.

    Nôn nao và xao xuyến là những thứ đang làm nàng không yên. Hoài đã đi ra ngoài con đường đã chỉ vạch cho nàng hàng bao năm nay. Một con người vốn dĩ không thích phiêu lưu vì sợ bất trắc, nay nàng lại lao đầu vào phiêu lưu và không biết mình đi về đâu. Hoài đã thay đổi! Vì sao?


    *


    Đây là lần thứ nhì Hoài đến New York. Phi trường LaGuardia đông người với nhiều chuyến bay lên xuống. Với hành lý chỉ có một xách tay nhỏ, Hoài đi lẫn vào giòng người.

    Ra bên ngoài, trời hơi mưa và có nhiều mây. Nàng nhìn giờ trong phone cầm tay. 10 giờ 10 phút sáng. Hoài gọi tắc xi về khách sạn Moxy NYC Chelsea. Nơi đây gần rạp hát trong thiệp mời và cũng gần cả bảo tàng viện Whitney Museum of American Art và nhiều nơi khác trong khu vực. Giá phòng cũng đắt nhưng Hoài chỉ ở có một đêm thứ bảy.

    Từ phi trường về đến khách sạn không xa lắm nhưng đi lâu vì kẹt xe dù là ngày thứ bảy. Đã lâu lắm nàng không ngồi trong xe tắc xi. Những chiếc xe tắc xi màu vàng dầy đặc trong thành phố, phần vì mầu vàng nghệ chói lọi bắt mắt, phần vì đây là một trong những phương tiện giao thông tiện dụng nhất nếu không muốn đi xe buýt hay đi tầu điện ngầm.

    Chiếc xe tắc xi dòng xóc qua nhiều ổ gà mà thành phố không cách nào giải quyết cho ổn thỏa. Hoài dõi mắt nhìn suốt dọc đường cho đến khi xe dừng ở trước cửa khách sạn. Nàng lại xem giờ. Vừa đúng 11 giờ là giờ có thể nhận phòng trong khách sạn.

    Mọi thủ tục nhận phòng dù đã giữ chỗ trước cũng mất hơn 20 phút. Phòng của Hoài trong khách sạn nằm ở trên cao như sự chọn lựa của nàng.

    Vào phòng, kéo màn cửa sổ nhìn ra ngoài. Nàng đã chọn đúng. Từ ở cửa sổ phòng trong khách sạn, Hoài có thể nhìn thấy một phần lớn của Manhattan. Bên này là Empire State Building, bên kia những tòa nhà chọc trời vươn lên. Hoài có thể nhìn thấy công viên rộng lớn Central Park cũng không xa đây. Một tầm nhìn rất thoáng làm Hoài thấy dễ chịu.

    Nàng đã chợp mắt được một lúc trên máy bay nên thấy khỏe. Còn cả một buổi trưa và chiều trước khi đi xem phim. Nàng sẽ làm gì? Hoài thay đôi giầy để có thể đi bộ thoải mái.

    Với sự giới thiệu của nhân viên phục vụ tại quầy tiếp tân của khách sạn, Hoài có thể ăn trưa gần đây hay nếu muốn gọi tắc xi xuống phố Tầu ăn mì hoành thánh ở Wonton King. Không biết sau bao nhiêu năm, tiệm ăn này còn mở cửa không?

    Ra đến ngoài trời đã hết mưa. Những lòng đường đậm mầu vì ướt. Bầu trời đã trong hơn, loáng thoáng vài đám mây xám như đe dọa có thể mưa trở lại bất cứ lúc nào như những cơn mưa tình cờ ở đây.

    Một lô xe tắc xi đậu sẵn trước cửa khách sạn. Hoài đưa tay vẫy. Nàng không thấy đói và muốn đi tản bộ trong công viên Central Park một lúc khi trời còn dịu như bây giờ. Hy vọng sẽ không bị mưa bất chợt.

    Ngồi vào trong xe, Hoài nói với người tài xế tắc xi:

    - Tôi muốn đến Central Park.

    - Cửa nào của Central Park?

    Hoài hơi ngẩn người đáp:

    - Tôi là du khách.. tôi không biết..

    - Không sao cả. Chào mừng cô đến đây”

    Hoài hơi mỉm cười. Không hiểu nàng có gặp người tài xế lương thiện đi đến đúng nơi, đúng đường hay gặp kẻ bất lương chạy lòng vòng để tính thêm tiền? Cũng chẳng sao, nàng nghĩ thầm, cũng là dịp xem phố xá.

    Chiếc xe ngừng ở bên ngoài Central Park, nơi có rất nhiều xe tắc xi khác đậu rải rác.

    Hoài lững thững đi vào bên trong công viên. Trời đã vào Thu, cây lá đã đổi màu. Ở giữa một thành phố đông đảo ồn ào suốt ngày đêm, công viên này hiện ra như một phép lạ nào đó. Mầu sắc của Thu đã tuôn chảy khắp nơi trong công viên. Cũng còn vài chỗ xanh tươi như ghen tị. Người ta đi bộ, nằm phơi nắng, sinh hoạt ngoài trời dường như mới bắt đầu.

    Hai chân Hoài bước, mắt nhìn khắp mọi nơi nhưng đầu nàng cứ băn khoăn về buổi xem phim chiều nay. Hình ảnh của Lữ tay cầm ly rượu đỏ trong ngôi nhà bên lò sưởi của một tối đêm nào lại trở về, không còn là một đe dọa hay ám ảnh nào nữa mà chỉ là.. một hình ảnh đã gắn sâu vào ký ức không ngủ yên của nàng.

    Không hiểu sao Hoài cứ liên tục xem giờ. Nàng đã đi bộ trong công viên cả tiếng đồng hồ. Đến lúc nên đi ra và tìm một cái gì ăn trưa.

    Hoài lấy tắc xi đi xuống phố Tàu ăn trưa. Ngồi ăn một mình dù thức ăn cũng khá ngon trong một cửa hàng ăn tàu đông khách nhưng nàng vẫn thấy trống trải. Bữa ăn cũng không hơn gì những lần ăn trưa, ăn tối một mình.

    Ở một thành phố lạ, Hoài càng cảm nhận được sự lạc lõng của mình. Đấy chính là cô đơn hay sao? Tự dưng nàng thèm được nói chuyện với một ai đó, một nối kết giữa người với người.. Đó có phải là một trong những lý do nàng đến đây? Hoài tìm gì? Nàng cũng không biết? Một tình cờ nào đó? Hay một thay đổi cần thiết để lấp đầy sự trống vắng..

    Đi loanh quanh trong phố Tàu, bất ngờ Hoài đi lạc sang khu phố Ý, nhỏ hơn phố Tàu nhưng cũng có những đặc trưng riêng. Nàng ghé vào một tiệm bánh. Ăn bánh ngọt và uống một ly cà phê với nhiều sữa. Vị thơm và ngọt thấm đậm trong miệng nàng. Mùi thơm của bánh và cà phê làm nàng dễ chịu và không thấy.. buồn nữa!!

    Hoài mỉm cười một mình. Nàng và nỗi buồn sống với nhau bao lâu nay nhưng nàng giấu nó kín lắm và xem chuyện ly hôn với Nguyên là một giải thoát và mang lại hạnh phúc cho nàng vì được tự do. Đó là một hạnh phúc có được sự tự do rất mơ hồ mà Hoài khó cảm nhận được nhưng sự cô độc thì rất rõ. Một cái giá phải trả cho sự tự do chăng?


    *


    Chiếc áo đầm xanh lục đậm hơi trễ một bên vai làm Hoài thấy vui vui vì thấy mình trẻ trung hơn tuổi thật nhiều. Đôi bông tai với dây rất mảnh đong đưa hai giọt nước bằng đá cũng xanh nhưng tươi và lấp lánh rất hợp với chiếc áo nàng đang mặc. Mình đang làm dáng! Hoài nghĩ thầm và thấy ngượng. Nàng làm dáng cho ai?

    Nàng lại nhìn đồng hồ. Hoài không muốn đến sớm nhưng cũng không muốn đến muộn. Nàng nhìn tấm thiệp. Có số. Chắc là số của chỗ ngồi. Hoài google map trong điện thoại xem khoảng cách từ khách sạn đến đó bao xa. Mười lăm phút. Nếu kẹt xe? Có thể lâu hơn.

    Chiếc tắc xi đưa Hoài đến rạp hát DGA. Nàng thấy bồn chồn. Cảm giác thật khó tả nhưng bứt rứt và khó chịu nhiều hơn!

    Từ bên ngoài cửa rạp hát có mái che mầu đỏ, thảm trải đỏ từ sát gần lề đường đến vào cửa. Làm gì quan trọng thế, Hoài tự hỏi? Nàng hơi luống cuống khi bước xuống. Chưa bao giờ nàng thấy hồi hộp như thế! Có hối hận khi đến đây không? Chắc cũng có một thoáng hơi hối hận như đi vào một cuộc phiêu lưu sau cánh cửa màu vàng kia. Điều gì, chuyện gì đang chờ đón mình sau đó?

    Chân nàng lún xuống thảm đỏ, Hoài đi thật chậm trên đôi giầy cao gót đen bóng. Mỗi bước đi của nàng làm phần xẻ một bên của chiếc váy dài lộ ra một bên đùi thon. Hoài có cảm tưởng nàng không còn là mình nữa..

    Tiếp đãi viên mặc đồng phục đen mở cửa cho Hoài vào bên trong kèm theo lời chào xã giao.

    Bên trong là tiền sảnh của rạp hát đã khá đông người. Ai cũng mặc trang phục sang trọng và chỉnh tề. Họ tụm ba, tụm năm ở góc này góc kia trò chuyện. Họ là những người quen biết nhau. Còn Hoài? Nàng đi lạc vào đây!

    Đang đưa mắt nhìn khắp nơi chợt mắt nàng dừng lại. Nàng đã nhìn thấy Lữ! Hoài nghĩ là mình không nhìn nhầm. Và đây là những gì đang chờ đợi nàng hay sao cho chuyến đi này?

    Hoài biết trán mình hơi vã mồ hôi vì căng thẳng. Nàng ước gì có người đưa nàng vào chỗ ngồi đã được chọn sẵn ngay lúc này vì hai chân nàng tê cứng. Gặp lại Lữ là như thế sao?

    Không chỉ mình Hoài nhận ra Lữ nhưng anh ta cũng nhìn thấy nàng ngay.

    Trong hy vọng nhỏ nhoi của mình, Lữ không bao giờ nghĩ Hoài sẽ đến. Tấm thiệp chỉ như một sự giải tỏa cho nỗi sợ hãi của nàng về Lữ. Mơ ước được gặp lại Hoài không phải chỉ mới đây nhưng đã 4 năm nay, lúc nào chàng cũng mơ được gặp lại Hoài, dù chỉ là một thoáng giây phút nào đó. Hoài đứng kia, vóc dáng ấy, mái tóc đen, như một điều không thật. Nhưng Hoài đã đến.

    Lữ tiến nhanh về phía Hoài. Chàng sẽ nói gì với nàng? Lữ không sửa soạn cho một mơ ước được trở thành hiện thực. Chàng thấy như mình hụt hơi.

    Nhìn Lữ đang đến gần mình bỗng dưng Hoài thấy bình tĩnh hơn. Lúc này nàng mới thấy là anh ta rất cao.. rất lịch sự trong bộ vest màu xám đậm bó sát người, sơ-mi trắng, cà-vạt đen. Anh ta gầy hơn trước nhưng dường như trẻ hơn. Lữ càng đến gần nàng càng nhìn rõ hơn và lần đầu tiên Hoài nhận thấy Lữ.. rất đẹp trai!

    Đến gần Hoài hơn, Lữ hơi mỉm cười. Chưa bao giờ Lữ thấy Hoài đẹp như thế! Mầu áo nàng nổi bật trên thảm đỏ. Ánh sáng của đèn vàng hai bên tường đậu trên má nàng như sưởi ấm và làm hồng đôi má. Đôi mắt Hoài rất sáng và linh động thu hút.

    Lữ là người ngỏ lời trước:

    - Cám ơn Hoài.. Cám ơn Hoài đã đến. Tôi.. tôi không biết mình sẽ phải nói gì..

    Thấy Lữ có vẻ xúc động và lúng túng, tự dưng Hoài tìm lại được chính mình và sự bình thản:

    - Tôi phải đến chứ.. để chúc mừng sự thành tựu của anh. Ước mơ của anh đã thành sự thật phải không?

    - Sự có mặt của Hoài lúc này.. mới là ước mơ thật sự của tôi.. vì Hoài đã đến..

    Lần này thì Hoài biết mình đỏ mặt. Nàng chỉ tủm tỉm cười.

    - Hoài khỏe chứ? Lữ ân cần hỏi.

    - Cám ơn anh, tôi vẫn bình thường.

    - Hoài mới đến đây hôm nay?

    - Tôi đến sáng nay và sẽ về lại ngày mai.

    - Nhanh quá!

    - Anh quên tôi còn phải làm việc?

    Sự thoải mái và bắt chuyện dễ dàng trong nghề nghiệp của Hoài làm người khác thấy dễ chịu.

    Lữ cứ đứng đó ngắm nàng như ghi nhớ từng chi tiết về nàng vào trí nhớ chàng. Không chỉ ngắm nhìn mà người ta có thể còn nhìn thấy sự trìu mến trong ánh mắt Lữ.

    Chàng đứng đó, mái tóc đen ở đàng trước hơi quăn một chút, hai tay thọc vào túi quần. Bộ quần áo vest hơi bóng và sát vào người, bộ râu được cạo sạch nhưng còn cho thấy những chân râu đen của một người có bộ râu quai nón đẹp. Trông Lữ thật lịch lãm! Hoài nghĩ như vậy.

    Thế mà sau 4 năm nàng vẫn còn là một ước mơ của anh ta sao? Hay đó chỉ là một lời tán tỉnh?

    Đã đến giờ và mọi người lục tục đi vào trong rạp hát.

    Lữ nói với Hoài:

    - Mình vào trong đi, sắp đến giờ rồi.

    Có mấy người đi ngang qua, nói với Lữ:

    - Chúc mừng anh! Đến bao giờ sách mới xuất bản?

    Lữ cười vui vẻ:

    - Sau khi phim được chiếu ở các rạp xi nê một thời gian ngắn xong sách mới được phát hành.

    - Có đi tour không?

    Lữ nhún vai:

    - Cũng một vài chỗ.

    - Ở đây phải có một buổi chứ?

    - Chắc chắn rồi.

    Một cô có mái tóc mầu nâu đỏ nói:

    - Tôi muốn đọc sách của anh và so sánh với phim xem khác nhau thế nào.

    Lữ cười thay cho câu trả lời.

    Vẫn nhóm người đó đi nhanh để bắt kịp nam tài tử chính trong phim là Colin Farrell. Những tài tử nổi tiếng trong phim vẫn được chú ý nhiều hơn là tác giả quyển sách truyện phim.

    Đây là thế giới của điện ảnh ư?

    Đối với Hoài mọi sự đều lạ lẫm, ngay cả Lữ ngày hôm nay là một hình ảnh khác hẳn người bệnh trong văn phòng của nàng hay một Lữ tay cầm ly rượu đỏ bên cạnh lò sưởi đêm nào. Anh ta đã lột xác thành một người khác! Và Hoài không thể chối cãi là nàng muốn biết con người mới đó của Lữ ra sao.

    - Anh có mời nhiều người không? Có gia đình anh trong buổi này không?

    - Tôi có mời một vài người bạn, không có.. người nhà.

    - Sao vậy?

    - Hoài biết rồi mà.

    Hoài và Lữ ngồi ở hàng ghế đầu cách những tài tử chính vài người.

    Rạp hát này chắc chỉ cho thuê để dành riêng cho những buổi chiếu phim đặc biệt vì chỗ ngồi hạn chế. Hoài nhìn quanh và phỏng chừng khoảng 400 chỗ là cùng. Ghế nệm nhung đỏ sang trọng. Hai bên vách có màn nhung mầu nâu nhạt.

    Lữ quay sang nói với Hoài:

    - Hy vọng Hoài xem và sẽ không chê.

    Hoài cười. Nàng phải nói gì bây giờ? Nàng chỉ nói giản dị:
    - Tôi thích xem phim. Một buổi chiếu phim đặc biệt như hôm nay chắc chỉ có một lần trong đời.

    - Hoài không hỏi phim loại gì sao?

    Nàng quay sang nhìn Lữ. Hai người ngồi sát nhau. Khoảng cách quá gần cho Hoài nhìn thấy sống mũi cao của Lữ ở một chiều nghiêng khi anh ta hơi cúi xuống hỏi nàng.

    - Sắp xem còn hỏi gì nữa?

    Nói xong nàng cười khúc khích.

    Tiếng cười trong trẻo của Hoài làm Lữ cứ chăm chú nhìn nàng. Đôi mắt biết nói.

    - Tôi lạ lắm sao mà anh cứ nhìn hoài như thế?

    - Tôi nhìn.. để nhớ vì trí nhớ đôi lúc phản bội mình, có đúng không?

    Hoài tìm cách trống lảng. Nàng giả vờ quay sang hướng khác hay lấy tóc che mặt nàng bớt. Mặc dù biết Lữ vẫn không buông tha.

    - Anh hiện đang sống ở New York sao?

    Lữ như trở về với thực tại.

    - Tôi ở đây gần 2 năm.

    - Thoải mái chứ?

    Lữ gật đầu:

    - Tương đối. Nhưng với một người độc thân như tôi thì sống ở đây không cảm thấy buồn.

    Lữ vẫn còn độc thân! Đây là điều anh ta vừa nói.

    Cả hai chưa kịp trao đổi gì nhiều hơn thì buổi trình chiếu bắt đầu.

    Trước khi vào buổi chiếu phim “Bóng tối”, có phần giới thiệu ngắn gọn về nhà sản xuất, tài tử, và dĩ nhiên tác giả quyển sách mà cuốn phim đã dựa vào đó.

    Nhìn Lữ trên sân khấu mà đàng sau là màn nhung đỏ, Hoài thấy đó là một hình ảnh bắt mắt, điển trai, phong lưu và thu hút. Còn gì nữa? Nàng không biết hay chưa biết đến? Nhưng Hoài biết chắc chắn là cuộc phiêu lưu của nàng khi đến New York mới chỉ bắt đầu.

    Phần giới thiệu không quá 15 phút. Khi mọi người trở về chỗ ngồi thì đèn tắt nhường chỗ cho buổi chiếu phim.

    Trên màn ảnh rộng suốt chiều dài của phim “Bóng tối”, Hoài đã nhìn thấy phần nào hình ảnh của mình trong nhân vật chính nữ. Không biết Lữ đã tạo dựng ra một hình ảnh giống nàng theo trí tưởng tượng của anh ta và tình cờ rất giống nàng hay.. Lữ đã đọc được nàng? Đó là một chuyện phim với cuộc tình thơ mộng với nhiều nỗi ám ảnh sâu kín của những nhân vật chính và một kết thúc buồn và hơi bi thảm. Phim hay, diễn xuất tuyệt, nhưng buồn quá! Hoài nghĩ như vậy nhưng nàng thích hình ảnh cuối cùng của phim với những chiếc lá phong bị cuốn theo gió lẫn với những hình ảnh mơ hồ đứt đoạn của hai nhân vật chính.

    Khi những hàng chữ in chi tiết mọi tên những người đã đóng góp cho việc hoàn thành bộ phim “Bóng tối” đang chạy trên màn ảnh, khán giả đã vỗ tay nồng nhiệt.

    Chắc lúc này là lúc Lữ thấy hạnh phúc nhất, Hoài thầm nghĩ. Không biết phim có theo đúng như tiểu thuyết mà Lữ đã viết không?

    Đèn bật sáng trong rạp. Mọi người lại vỗ tay lần nữa. Hoài quay sang nhìn Lữ với ánh mắt tán thưởng kèm theo tràng vỗ tay. Lữ nhìn Hoài với ánh mắt thật ấm áp và nói nhỏ đủ mình nàng nghe:

    - Cám ơn Hoài.. không có Hoài thì không có tiểu thuyết này..

    Hoài thoáng thấy xúc động. Cũng có thể vì còn dư âm của cuốn phim.

    Lữ quay sang Hoài:

    - Mình ngồi đầu nên đi ra sau nhé?

    Hoài chỉ hỏi Lữ:

    - Phim có làm giống hệt như tiểu thuyết của anh đã viết không?

    Lữ gục gặc đầu:

    - Cũng được 80%. Hoài thấy sao?

    -Rất hay, diễn xuất cũng rất trung thực như thật nhưng.. đoạn cuối buồn quá!

    Lữ cười:

    - Nếu đoạn kết vui thì chắc không còn hay nữa!

    Hoài cũng cười theo.

    Đến lúc cả hai người đứng lên, Lữ nói với Hoài:

    - Mời Hoài đi ăn tối được không?

    Chưa để Hoài từ chối, Lữ nói luôn
    :
    - Yên tâm, tài xế tắc xi đưa đến tiệm ăn. Đúng là đi ăn tối ở tiệm ăn. Hãy tin tôi.

    Hoài không thể không nén được nụ cười khi trả lời:

    - Tôi không biết có nên nhận lời mời không nữa?

    - Ngày mai Hoài đã rời khỏi đây rồi. Bây giờ mới có 9 giờ tối. Ở đây vẫn còn là sớm lắm. Ở đây tôi biết nhiều tiệm ăn được lắm mà không khí đặc biệt. Chúng ta chỉ ăn tối rồi Hoài về khách sạn. An toàn mà! Bảo đảm!

    Nói xong Lữ cười. Nụ cười rất tươi ở đôi môi và ở cả đuôi mắt. Chàng muốn được ở bên cạnh Hoài, trò chuyện với nàng lâu hơn nữa.

    Hoài thấy mình bị cuốn hút, không mạnh bạo nhưng rất êm dịu mà nàng không cưỡng lại được.

    - Được rồi!

    - Lần này tôi không cám ơn Hoài không thôi mà tôi còn phải cám ơn cả.. thượng đế!

    Hoài nghiêm mặt trách:

    - Anh dám mang thượng đế ra mà đùa cợt sao?

    Lữ nhìn Hoài giơ hai tay lên như đầu hàng:

    - Tôi đâu dám, đây là lời tạ ơn thực lòng.

    Lúc đi ra bên ngoài, một người đàn ông tóc bù xù, râu rậm nắm lấy cánh tay Lữ vồn vã hỏi:

    - Hài lòng chưa? Tôi đã bảo anh mà.

    Lữ ôm lấy người đàn ông đó và vỗ lưng anh ta:

    - Cám ơn anh đã thúc giục, khuyến khích và giúp đỡ tôi.

    Người đàn ông nói nhỏ bên tai Lữ:

    - Có phài là người đàn bà đó không?

    Lữ đáp lại với giọng như thì thầm:

    - Phải!

    - Anh sẽ không bao giờ thoát khỏi người phụ nữ này, tin tôi đi. Đó là định mệnh của anh! Giới thiệu đi!

    Hai người buông nhau ra, Lữ quay sang Hoài và giới thiệu người đàn ông tóc bù xù này với nàng:

    - Đây là David, người giúp tôi suốt bao lâu nay để hoàn tất tác phẩm của mình. Anh ta là bạn thân và cũng là agent của tôi. Còn đây là bác sĩ Hoài Nguyễn, người khách rất đặc biệt của tôi trong đêm nay.

    David chăm chú nhìn Hoài và đưa tay bắt tay nàng kèm theo lời nói lịch sự:

    - Rất hân hạnh được gặp.. bác sĩ.. Nguyễn.

    Hoài cười rất tươi khi bắt tay anh ta. Bàn tay của David rất ấm áp. Đây là bàn tay của một người có tấm lòng tử tế.

    Nàng không hề biết trong phiên tòa trước đây David luôn luôn hiện diện và anh ta đã biết về Hoài. Những lần vào tù hay vào nhà thương điên thăm Lữ cũng là David. Anh ta có lòng tin vào tài năng của Lữ. Ngày hôm nay anh ta có mặt ở đây để chia sẻ với Lữ về thành công mà Lữ đã đạt được.

    Trên đường đi ra, Lữ bắt tay tài tử Colin Farrell và cười cười nói:

    - Cám ơn anh đã mang nhân vật của tôi lên màn ảnh.

    Colin Farrell cười lớn:

    - Tôi không làm anh thất vọng chứ?

    Lữ lắc đầu:

    - Ngoài sự mong đợi của tôi! Thật tuyệt vời! Rất cám ơn.

    Hai người vỗ vai nhau thân mật.

    Ra đến ngoài Lữ và Hoài cùng đứng chờ với nhiều người để chờ tắc xi. Quả đúng như Lữ đã nói lúc nãy, đêm mới chỉ bắt đầu.

    Lữ mở cửa xe tắc xi để Hoài ngồi vào trước rồi anh ta mới vào sau.

    Nhiều ánh mắt nhìn theo, không phải nhìn theo Lữ mà nhìn theo người phụ nữ Á châu đi cùng với Lữ trong đêm nay.

    Trong xe, Lữ ý tứ giữ một khoảng cách để Hoài được tự nhiên và.. không sợ hãi. Chàng muốn nói với Hoài là Lữ đã khống chế được bệnh tật, Lữ đã thoát ra khỏi cái bóng của bệnh hoạn và Hoài không có gì phải sợ hãi cả.

    Lữ nói với người tài xế tên tiệm ăn và địa chỉ. Có lẽ là một địa chỉ không xa lạ nên Hoài thấy người tài xế gật đầu, không hỏi thêm gì.

  7. #7
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,837
    Sáng nay đến đây Hoài ngồi trong tắc xi một mình, bây giờ đêm nay lại vẫn ngồi trong tắc xi nhưng không phải một mình mà là một người đàn ông trông rất hào hoa tên Lữ! Nàng không biết mình đang làm gì? Và Hoài cũng không muốn biết nữa. Nàng đang để cho mình rơi một cách tự nhiên như thể chuyện gì đến sẽ đến!

    Họ không nói với nhau lời nào khi ngồi trong xe tắc xi.

    Chiếc tắc xi đưa họ qua những đoạn đường tràn ngập ánh đèn và những giòng người trên hè phố. Làm như cả thành phố đang trỗi dậy và đầy sức sống náo nhiệt.

    Người tài xế tắp xe sát lề đường. Họ đã đến nơi. Không biết sẽ là tiệm ăn nào, Hoài tự hỏi vì những cửa hàng ăn san sát nhau. Có tiệm bên ngoài người ta đang xếp hàng.

    Lữ trả tiền tắc xi, mở cửa bước ra ngoài rồi vòng sang bên kia mở cửa cho Hoài.

    Lữ tự nhiên nắm tay Hoài đưa nàng đến tiệm ăn nơi đang có nhiều người xếp hàng chờ vào. Hoài hơi bất ngờ khi Lữ nắm tay mình nhưng nàng không buông ra và cảm nhận sự ấm áp của bàn tay ấy đang truyền sang mình.

    Hoài nghĩ đến chuyện phải xếp hàng chờ nên hơi ái ngại nhưng đã nhận lời đến đây nên đành chịu thôi.

    Vẫn nắm tay nàng, Lữ không xếp hàng nhưng kéo nàng đi về phía cửa của tiệm ăn.

    Nhân viên phục vụ có lẽ đã quen mặt Lữ nên vui vẻ chào và mời vào bên trong. Bên trong gần đầy kín khách trong một tối thứ bẩy. Tiếp viên nhà hàng đưa hai người đến một bàn bên trái.

    Tiệm ăn có sân khấu, có ban nhạc đang chuẩn bị dụng cụ. Hoài tự hỏi chẳng lẽ Lữ đã đặt bàn trước? Lữ lịch sự kéo ghế cho nàng ngồi.

    Có lẽ câu hỏi này đã hiện lên nét mặt nàng nên Lữ đã tủm tỉm cười khi ngồi xuống đối diện với nàng:

    - Tôi đến đây thường xuyên và chủ nhân chắc thích tôi nên luôn luôn dành sẵn cho tôi một bàn nhỏ. Vì vậy tối nay chúng ta không phải chờ.

    Hoài hơi mỉm cười khi nghe Lữ bảo chắc chủ nhân thích anh ta.

    Làm như Lữ đọc được ý nghĩ của nàng nên hỏi:

    - Tại sao Hoài cười? Vì tôi nói chắc chủ nhân ở đây thích tôi sao?

    Hoài bật cười:

    - Đúng vậy!

    - Thật mà! Chứ không có lý do gì để họ phải để dành chỗ cho tôi cả.

    Hoài hóm hỉnh hỏi lại rất tự nhiên:

    - Bộ tôi không thể cười sao?

    - Không, không phải vậy.. Tôi thích nhìn Hoài cười..

    Lữ có vẻ lúng túng như một đứa trẻ bị bắt gặp làm điều gì sai quấy và đang tìm cách bào chữa.

    Hoài lảng sang chuyện khác:

    - Ở đây đêm nào cũng có ban nhạc chơi sao?

    - Không, chỉ cuối tuần thôi.

    - Họ chơi được không? Loại nhạc gì?

    Lữ tự nhiên trở lại và nhún vai:

    - Bất ngờ! Chút nữa sẽ biết. Nhưng ban nhạc chơi khá lắm. Tôi thích không khí văn nghệ ở đây. Thức ăn ngon và chủ nhân thường xuyên đổi món. Họ không có thực đơn. Mỗi ngày họ làm vài món khác nhau. Khách chỉ có thể chọn lựa một trong những món mà họ làm hôm đó. Tôi nghĩ thực khách thích vì bất ngờ và món nào cũng ngon.

    Hoài gật gù với vẻ thích thú. Nàng thích sự bất ngờ.

    Khi người phục vụ đến bàn, Lữ hỏi món ăn hôm nay. Chàng hỏi Hoài:

    - Hoài muốn ăn món nào. Hôm nay hai món đều lạ tôi chưa thử bao giờ.

    - Anh cứ chọn hộ tôi đi. Món nào cũng được nhưng tôi có thể gọi thêm món rau hay súp không? Ở đây có súp không?

    Người phục vụ gật đầu đáp:

    - Súp luôn luôn có và không nơi nào ngon bằng, tôi bảo đảm như thế.

    Hoài nghiêng đầu nhìn người phục vụ và gật gù nói:

    - Vậy cho tôi món súp ngon nhất của tiệm.

    Cùng với câu nói đó, Hoài lại cười tươi. Nụ cười thắp sáng gương mặt của nàng.

    Lữ ngắm nhìn nàng. Đây là những giây phút có thật, không phải như chàng thường tưởng tượng. Chàng nhớ mới trước đây thôi mình đã nắm tay Hoài kéo nàng vào tiệm ăn mà nàng không rút tay ra. Tất cả chỉ là tình cờ. Lúc đó Lữ và Hoài như đôi tình nhân! Thật là một ảo tưởng! Nhưng Lữ muốn đêm cứ dài và mộng tưởng của chàng cứ bềnh bồng như thế cho trọn một hạnh phúc quý giá mà bất ngờ Lữ được trao ban. Chàng không muốn lên tiếng, chỉ sợ những giây phút tuyệt diệu này sẽ tuột khỏi tầm tay của mình và biến mất.

    Tiếng Hoài nói lôi Lữ về với thực tại:

    - Anh có ý định sáng tác tiếp chứ?

    Lữ gật đầu:

    - Tôi đã ký giao kèo với nhà xuất bản. Khi ký thì ký chứ chưa nghĩ mình sẽ viết ra sao mặc dù có ý tưởng. Nhưng đã là hợp đồng thì phải có thời hạn. Họ cho tôi 1 năm là tối đa. Tôi đã có ý tưởng và nhà xuất bản thích nhưng tôi chưa bắt đầu.

    - Tôi nghĩ anh đang trên đà hứng khởi sau thành công này. Chắc chắn tác phẩm kế tiếp sẽ dễ dàng và nhanh chóng cũng như sẽ thành công hơn tác phẩm vừa qua.

    Lữ nhìn Hoài với vẻ hoài nghi:

    - Thật sao? Hoài tin như vậy à?

    Nàng gật đầu:

    - Anh đang đi trên con đường anh đã chọn. Với sự thành công hiện tại có nghĩa là anh đã chọn đúng. Hứng khởi là một cái gì sẽ đến nhanh chóng thôi, tôi nghĩ vậy.

    - Được nói chuyện với Hoài.. như hiện tại là..

    Không thấy Lữ nói tiếp, Hoài hỏi lại chàng:

    - Sao anh không nói hết những điều anh đang định nói?

    - Nếu tôi được nói hết những điều tôi nghĩ với Hoài thì.. có lẽ hết đêm cũng chưa xong.

    Nàng lại cười. Chai rượu vang hai người đang cùng uống đã vơi đi gần một nửa. Chút rượu làm Hoài thấy thư giãn, và buông thả trong một ý nghĩa nào đó.

    Thức ăn ở tiệm ăn này thật ngon. Món súp cũng ngon mà món ăn chính lại càng ngon hơn.

    Lữ ân cần hỏi Hoài:

    - Thức ăn được phải không?

    - Ngon! Rất ngon và lạ miệng!

    - Tôi vui khi Hoài ăn được và khen ngon.

    Nàng nhìn Lữ. Không hiểu có phải chút rượu vang đã làm cho nàng nhìn Lữ như một người bạn quen đã lâu mà không còn dè giữ hay ngăn cách.

    Khi họ ăn đã gần xong thì ban nhạc bắt đầu chơi nhạc. Thêm một bất ngờ cho Hoài! Ban nhạc chơi nhạc Jazz khá hay!

    Người nàng đong đưa theo điệu nhạc. Lữ ngắm nhìn với vẻ thích thú rõ rệt. Ở người phụ nữ còn nhiều điều để khám phá và.. để yêu thêm nữa!

    Hoài vỗ tay khen thưởng nồng nhiệt. Ánh mắt nàng long lanh sáng như những ánh chớp lửa làm Lữ muốn say. Chàng muốn yêu Hoài điên cuồng! Có lẽ nàng đã làm mình quên mất mình thật! Hoài có phải là định mệnh của Lữ như David mới nói không lâu?

    - Hoài thích nhạc jazz?

    - Tôi mê nhạc jazz như mê nhạc cổ điển.

    - Hai loại đó khác hẳn nhau.

    Hoài gật đầu:

    - Đúng vậy. Như một nửa sáng và một nửa tối. Nhạc cổ điển như ngày, rạch ròi và phải như thế. Nhưng jazz thì khác. Jazz là đêm. Nhạc jazz như mình viết nhật ký, ngồi xuống viết và dàn trải lòng mình với đủ mọi tâm trạng tự nhiên xuất phát, không có khởi đầu và không có kết thúc, anh có nghĩ như vậy không? Nhạc Jazz không gò bó, gượng ép, và chỉ có người viết nhật ký về mình, cho mình mới làm như vậy được. Tôi thích những biến tấu của nhạc Jazz, làm âm nhạc mới hơn và thoát hơn một cách tự do.

    Không thấy Lữ trả lời, Hoài nhìn chàng và có vẻ ngạc nhiên:

    - Anh không thích nhạc jazz sao? Anh không thấy những điều tôi nói có phần nào đúng sao?

    - Quá đúng!

    - Anh có thích nhạc jazz không? Tôi nghĩ anh thích nên anh mới đưa tôi đến đây.

    - Tôi thích nhạc jazz nên tôi thích quán này. Nhưng nghe Hoài nói.. tôi còn thấy thích hơn nữa. Tôi thích.. được nghe Hoài nói.. về bất cứ chuyện gì.. Tha lỗi cho tôi nếu tôi được phép nói ra điều sau đây..

    Thấy Lữ rất nghiêm nghị khi nói, Hoài bỗng thấy lòng mình xao động như mặt hồ đang yên bỗng bị một kẻ nào đó ném một hòn sỏi nhỏ xuống làm mặt hồ lăn tăn thành nhiều vòng tròn lớn nhỏ, lan ra, lan mãi như không còn giới hạn...

    Vẫn không thấy Lữ nói gì thêm, Hoài nhìn chàng và hỏi:

    - Sao anh không nói? Anh định nói gì?

    Vừa lúc ấy trên sân khấu có nhạc sĩ nói lớn tiếng qua microphone:

    - Lucas! Lên đây chơi một vài bài
    !
    Nhiều tiếng vỗ tay cổ võ, vài người la lên:

    - Lucas! Lucas! Chúng tôi muốn anh chơi một vài bài hôm nay!

    Hoài hỏi Lữ:

    - Lucas là ai vậy?

    Lữ chưa kịp trả lời Hoài thì đã bị một người từ xa đến kéo tay chàng:

    - Không chơi thì không ra khỏi đây đêm nay được, nghe chưa?

    Hoài nhìn Lữ ngỡ ngàng. “Lucas!” Lucas là Lữ sao?

    Lữ nhìn nàng cười có vẻ ngượng ngập và nói với người kia:

    - Đêm nay không được! Anh không thấy tôi có bạn sao?

    Quay sang Hoài, người đàn ông đó nói:

    - Cô bắt Lucas lên chơi đàn đêm nay đi! Tất cả mọi người đều thích nghe Lucas chơi đàn!

    Hoài nhìn Lữ. Ánh mắt nàng là một sự khuyến khích mời mọc. Lữ đứng lên nói với Hoài:

    - Hoài ngồi yên đây nhé. Đừng biến mất. Làm ơn đừng biến mất.. nhé? Tôi lên quậy phá một chút thôi. Năm phút! Chỉ 5 phút!

    Nhìn bóng dáng Lữ đi lên sân khấu, Hoài bỗng thấy mình không còn là mình. Nàng như một thiếu nữ mới lớn đang bước cửa vào chốn hoa mộng của những gì đẹp nhất đang chờ đón.

    Khi Lữ đứng trên sân khấu, chàng nới lỏng nút cà vạt. Những người quen biết chàng và ban nhạc đều vỗ tay.

    Lữ nói:

    - Cám ơn mọi người cho tôi được tham gia vào cuộc vui đêm nay. Nhưng.. tối nay… tôi xin được phép tặng bài này cho một người đang ngồi dưới kia.. Người phụ nữ này mới nói với tôi cách đây ít phút là nhạc jazz như mình viết nhật ký, dàn trải tâm hồn. Và bây giờ tôi sẽ làm chuyện đó với lòng mình.. đang mở rộng nhưng.. chỉ dành cho một người.. với lời tạ lỗi..

    Lữ ngồi xuống băng ghế mà trước mặt là chiếc đàn piano đen bóng đang chờ đợi.

    Mọi người vỗ tay như tán thưởng. Hoài chếnh choáng như muốn say, không phải vì rượu vang mà vì Lữ.

    Bản nhạc Lữ đang trình diễn trên kia Hoài chưa bao giờ nghe. Anh ta đánh đàn khá hay và nhuyễn. Những nghệ sĩ khác trên bục sân khấu vào cuộc. Họ đuổi bắt nhau, nhường nhau khi cần nhường. Âm nhạc phủ kín không gian trong quán nhạc. Người ta thở cùng âm nhạc, cùng say vì âm nhạc. Không ai biết đến bao giờ thì chấm dứt. Không phải 5 phút quậy phá như Lữ nói mà lâu hơn. Mười phút, rồi 20 phút. Và chấm dứt đột ngột!

    Mấy nhạc sĩ trên sân khấu vỗ vai Lữ. Chàng đưa hai tay lên trời, cúi gập đầu cảm tạ rồi đưa tay về từng người trong ban nhạc.

    Lữ nói nhỏ với một người trong ban nhạc nhắc có thêm nhạc cho khiêu vũ. Anh nhạc sĩ nháy mắt đồng lõa với Lữ.

    Lữ đi xuống. Có tiếng la to đòi chàng chơi thêm nhưng Lữ cười và xua tay. Chàng nhìn về bàn nơi có Hoài đang ngồi. Nàng vẫn đang ở đó.. như một điều không thật!

    Chàng nhìn Hoài với ánh mắt dò hỏi xem mình có chơi tệ quá không hay những lời nói lúc nãy của Lữ có làm Hoài.. sợ hãi không?

    Nhưng không. Hoài đang nhìn Lữ với ánh mắt reo vui khi nàng nói:

    - Anh chơi đàn rất hay! Quá nhiều thứ bất ngờ ở anh!

    Lữ cười dịu dàng nói với Hoài:

    - Cám ơn Hoài!

    - Anh chơi đàn lâu chưa?

    - Cũng khoảng gần 2 năm. Lúc trước tôi cũng thích và muốn chơi đàn nhưng chỉ đàn vớ vẩn, nhưng ở đây, giao du với những bạn bè trong giới nghệ sĩ làm tôi bị thu hút và rồi tôi học, dần dà tôi khám phá ra mình cũng chơi được. Tôi đến với âm nhạc hơi muộn!

    - Chỉ là đúng lúc chứ không có chuyện sớm hay muộn. Mọi thứ đều có cơ duyên, anh có thấy vậy không?

    - Mọi thứ do Hoài phán ra đều có một ý nghĩa.

    Hoài lườm Lữ như trách đã trêu chọc nàng.

    - Không, tôi nói thật, rất thật lòng, chẳng đùa dỡn gì cả. Hoài là một thỏi nam châm biết nói.

    Hoài ngửa cổ lên cười. Cái anh chàng này thật ngộ nghĩnh!

    Nhìn nút cà vạt của Lữ được nới lỏng và lệch về một bên, mái tóc đàng trước hơi quăn và xõa xuống trước trán, đôi mắt dã thú ngày nào vẫn thế nhưng sáng như hai vì sao, Hoài muốn thu nhận hình ảnh đó vào ký ức của mình. Một hình ảnh đẹp về Lữ.

    - Mọi người gọi anh là Lucas hay anh đổi tên sao?

    Lữ lắc đầu:

    - Tên Lữ bạn bè tôi gọi không được và chúng đã gọi tôi là Lucas. Tên Lucas đã đi cùng tôi vào với âm nhạc.

    - Viết và âm nhạc thứ nào anh thích hơn?

    - Viết thì vất vả và cô độc. Còn âm nhạc mà chơi một mình chán lắm, phải chơi với người khác. Và âm nhạc đúng là một thứ để chơi và thư giãn, không có gì nghiêm túc cả. Cả hai thứ đối với tôi cũng như cuộc đời vậy, sống và chơi.

    - Không có điểm ngừng lại sao?

    Lữ tủm tỉm cười nhìn Hoài:

    - Một ngày nào có người bắt tôi dừng lại. Và nếu tôi tự nguyện hiến dâng cuộc đời mình và bản thân tôi cho người đó thì tôi sẽ dừng.

    Vừa lúc đó người điều khiển chương trình tuyên bố với khán giả sẽ đổi chương trình, không chơi nhạc Jazz trong khoảng nửa tiếng mà chơi nhạc khác cho mọi người có thể khiêu vũ.

    Hoài chợt nói với Lữ:

    - Chắc tôi phải về lại khách sạn. Ngày mai đi về rồi.

    - Không thích nghe nhạc nữa ư?

    - Tôi thích lắm nhưng sợ muộn quá.

    - Đêm ở đây cũng như nhạc Jazz, khó mà có thể ngừng. Hãy ở lại thêm một chút nữa nhé. Tôi năn nỉ.

    Lữ không chỉ năn nỉ nhưng ánh mắt anh ta nhìn Hoài làm nàng mềm lòng. Làm gì có thể có được những phút giây.. tự do như thế này? Nàng đang hưởng sự tự do của mình như một kẻ bị giam cầm nay được buông thả. Cuộc đời sẽ dẫn Hoài đi đâu nàng cũng không cần biết.

    Hoài nhìn Lữ, nhìn vào gương mặt thật đẹp trai trước mặt mình và đôi mắt say đắm của anh ta. Nàng gật đầu. Không phải chỉ là gật đầu đồng ý ở lại nhưng còn là.. gật đầu chấp nhận những giờ phút đang xảy ra và sẽ xảy ra. Nàng vẫn thích sự tình cờ mà!

    Vài cặp ra khiêu vũ theo nhạc êm dịu mà ban nhạc đang chơi. Sàn nhẩy nhỏ chắc chỉ chứa được khoảng 10 cặp là cùng.

    Lữ nói với Hoài điều gì nhưng vì anh ta nói nhỏ và bị át trong tiếng nhạc.

    Hoài ngạc nhiên hỏi lại:

    - Anh vừa nói gì, tôi nghe không rõ?

    Nàng thấy Lữ ngập ngừng. Hoài hỏi lại:

    - Lúc nãy anh nói gì?

    - Tôi muốn được mời Hoài khiêu vũ, có được không? Nếu Hoài không muốn thì.. không sao cả. Mình chỉ ngồi nghe nhạc lâu hơn nữa là được rồi.

    Hoài hơi mỉm cười trả lời:

    - Có sao đâu. Từ chiều đến giờ ngồi nhiều quá, khiêu vũ cũng là điều tốt nhưng tôi nhẩy dở lắm và cũng lâu lắm không khiêu vũ sợ trật nhịp.

    Lữ đứng bật dậy giơ tay như sợ Hoài đổi ý:

    - Không sao cả. Tôi rất hân hạnh được khiêu vũ với người đẹp nhất đêm nay. Không chỉ đẹp nhất đêm nay mà..

    Biết là Lữ nịnh nhưng Hoài vẫn thích. Nàng đưa tay cho Lữ nắm và đưa nàng ra sàn nhảy.

    Ban nhạc chơi những bản nhạc tình nổi tiếng của thập niên 50, 60. Âm nhạc đang đồng lõa và khuyến khích cho những đôi tình nhân càng thêm mặn mà.

    Bàn tay Hoài mềm nhưng lạnh. Thoạt tiên Lữ chỉ ôm hờ nàng vì tôn trọng Hoài nhưng khi thấy bàn tay nàng hơi lạnh, chàng nói nhỏ vào tai Hoài:

    - Hoài lạnh ư?

    - Không.. không lạnh..

    Lữ nghĩ là nàng căng thẳng hay.. xúc động. Vì mình ư? Lưng nàng như săn cứng lại. Chàng ôm sát Hoài hơn một chút. Nàng không phản ứng gì. Mùi thơm ở mái tóc nàng thoang thoảng làm Lữ ngây ngất.

    Lữ cúi xuống nói sát vào tai Hoài:

    - Cứ tự nhiên thưởng thức âm nhạc, Hoài sẽ thấy thoải mái hơn.

    Vài phút sau phiến lưng nàng nơi Lữ đang ôm nhẹ bỗng mềm mại hẳn ra.

    Hoài nói với Lữ:

    - Tôi không còn nhớ nhảy nhịp này ra sao.. hay là thôi nhé?

    Lữ ôm chặt Hoài hơn:

    - Không sao cả. Cứ đế tôi đưa Hoài đi.

    Và quả thật bàn chân Hoài đã theo Lữ trên từng nhịp điệu suông sẻ.

    Những giây phút này vượt quá sự mong đợi của Lữ. Chàng như mê đi. Hình như thế giới này chỉ còn có hai người là Lữ và Hoài.

    Ban nhạc chơi liên tục và những cặp đôi khiêu vũ cũng không rời sàn nhảy. Họ khiêu vũ với nhau chắc cũng khoảng 4, 5 bài. Hoài ngửa cổ nhìn lên Lữ rồi nói nhỏ:

    - Phải đi về..

    Lữ cúi xuống nhìn Hoài, chàng đáp:

    - Hết bản nhạc này đã nhé?

    Khi trở về bàn ăn, Lữ hỏi nàng:

    - Chuyến bay của Hoài ngày mai mấy giờ?

    - Hai giờ chiều.

    - Hoài đã vào Central Park chưa?

    - Sáng nay tôi có ghé đi bách bộ trong đó.

    - Hoài có đến Dene Slope hay Ravine Walk trong Central Park chưa?

    - Nơi đó có gì đặc biệt?

    - Ở một nơi như thành phố náo nhiệt và xô bồ này thì Dene Slope và Ravine Walk là một tuyệt diệu của tạo hóa trong công viên Central Park. Nơi ấy có thiên nhiên xanh tươi, nhiều loại hoa bốn mùa, thác nước đầy vẻ hoang dã.

    - Hay quá nhỉ. Tôi chưa bao giờ nghe nói đến. Sao anh biết?

    - Gần 2 năm ở đây, quen với nhiều dân cư lâu đời, họ chỉ cho tôi nhiều thú vui. Hoài còn buổi sáng ngày mai ở đây, có muốn đến Dene Slope hay Ravine Walk không? Tôi tình nguyện làm hướng dẫn viên kiêm kẻ sai vặt cho Hoài.

    Hoài hơi phân vân chưa biết có nên nhận lời hay không. Lữ biết ý nói ngay:

    - Tôi canh giờ và không làm Hoài trễ chuyến bay đâu. Yên tâm.

    Hoài gật đầu hỏi lại
    :
    - Đi trong chỗ đó mất bao lâu?

    - Vào đúng cửa, đi bộ không xa. Trời này mát. New York mùa thu đẹp lắm. Hoài có ăn sáng không?

    - Không, tôi ít ăn sáng.

    - Vậy thì đến đó khoảng 9 giờ sáng. 11 giờ đi ra, Hoài về khách sạn sửa soạn cho chuyến bay.

    - Được rồi. Như vậy lần này về tôi có thể bảo với người quen là mình đã biết New York như một người đã ở đây lâu năm.

    Lữ cười và nhìn Hoài say đắm.

    - Hoài ở khách sạn nào?

    - Moxy NYC Chelsea.

    - Chỗ này không xa Central Park. Vậy tôi sẽ đến đón Hoài lúc 8 giờ 45 sáng… Có thể cho tôi số điện thoại của Hoài không? Khi tôi đến nơi tôi sẽ gọi. Yên tâm.. tôi không làm phiền Hoài đâu..

    Hoài nhìn Lữ và đưa anh ta số điện thoại của mình.

    Khi ra đến ngoài, đêm vẫn chưa tàn. Lữ gọi tắc xi và nói với Hoài:

    - Tôi đưa Hoài về khách sạn vì bây giờ là đêm, ngồi tắc xi một mình có phần bất tiện. Đưa Hoài về cẩn thận tôi yên tâm hơn.

    Hoài gật đầu.

    Ngồi trong tắc xi Lữ muốn nắm tay Hoài như lúc chàng nắm tay nàng và kéo vào bên trong tiệm ăn, hay như lúc khiêu vũ nhưng chàng ngại phản ứng của Hoài vì đây không phải là sự tình cờ như trước đây.

    Đến khách sạn, Lữ xuống mở cửa xe cho Hoài và nói người tài xế chờ. Chàng đưa Hoài vào tận bên trong khách sạn.

    Lúc Hoài vào bên trong thang máy, quay nhìn ra ngoài nàng vẫn thấy Lữ đứng ở chỗ cũ gần cửa. Trước khi thang máy khép lại, Hoài đưa tay lên chào như một cử chỉ tạm biệt.

  8. #8
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,837


    Ch
    ương 6




    Về đến phòng, Hoài kéo màn cửa sổ nhìn ra ngoài. Những đốm đèn đang thắp sáng bầu trời của thành phố không bao giờ ngủ. Cảm giác lạc lõng cô đơn trưa hôm qua đã biến đâu mất, trong nàng chỉ còn những cảm xúc dạt dào thấp thoáng niềm vui và một chút luyến lưu nào đó chưa rõ rệt. Nếu có thêm một buổi tối như vừa qua liệu Hoài có từ chối không? Chắc là không.

    Hình ảnh Lữ cứ đâu đó trong đầu nàng không rời đi. Hoài không thay áo mà nằm xuống giường. Có lẽ nàng đã làm sao rồi? Lúc đang khiêu vũ và nói với Lữ: “Phải đi về”, nhưng thật ra nàng muốn những giây phút đó cứ kéo dài cho nàng được tận hưởng những cảm nhận thật hiếm hoi đó.



    *


    Về đến căn phòng trọ quen thuộc nhưng sao đêm nay Lữ thấy mọi sự đều khác lạ. Chàng không tin nổi những điều đã xảy ra suốt từ chiều đến giây phút này. Mình có thể đánh đổi cả cuộc đời để được sống lại những giờ phút vừa qua, Lữ nghĩ như thế. Hình ảnh Hoài đã đi theo chàng hơn 4 năm qua, không ngừng nghỉ. Chưa bao giờ ngưng. Nhưng hình ảnh trong trí nhớ thật nhạt nhòa và mong manh. Còn những xao xuyến hiện tại và Hoài.. của những thời khắc vừa mới qua đây thật hiển hiện. Hương thơm kia trong đêm vẫn chưa tàn phai. Ôm Hoài, nắm tay nàng.. là những điều kỳ diệu!

    Lữ chắc chắn là Hoài cảm nhận được tình cảm của chàng dành cho nàng ra sao. Nụ cười của Hoài, ánh mắt long lanh thắp sáng đêm đen, mái tóc bềnh bồng cuốn Lữ đi.

    Nhưng mà.. Lữ không quên, Hoài thuộc về một người đàn ông khác! Sao chồng nàng lại để Hoài đi một mình lên New York? Họ có chuyện gì với nhau sao? Hay đó chỉ là một hy vọng cho lợi ích của riêng Lữ?

    Đêm đó Lữ thức suốt đêm. Không phải vì bị mất ngủ nhưng chàng không dám ngủ! Lữ sợ ngủ và khi thức dậy mọi chuyện chỉ là một giấc mơ mà chàng mong chờ! Thức suốt đêm và Lữ đã viết say sưa hứng thú như chưa bao giờ trong đời! Cũng chỉ vì Hoài!



    *


    Hoài cứ nghĩ mình sẽ khó ngủ nhưng không, đêm thứ bảy đó nàng ngủ êm đềm như trẻ nhỏ. Nàng không quên để đồng hồ báo thức lúc 8 giờ sáng.

    Tiếng nhạc nhè nhẹ làm Hoài tỉnh giấc. Nàng nhìn đồng hồ. Đúng 8 giờ. Đêm qua nàng đã ngủ mà quên kéo màn cửa sổ.

    Nước ở vòi sen ấm áp làm Hoài tỉnh hẳn ngủ. Nàng cứ đứng yên cho từng tia nước ấm vỗ về trên từng thớ thịt, mái tóc. Cảm giác như được thư giãn thật dễ chịu. Không cần phải vội vàng làm điều gì cả. Nàng đang làm chủ thời gian.

    Nhưng bỗng dưng Hoài nhớ đến cái hẹn với Lữ! Nàng không quên nhưng vẫn muốn đứng lâu dưới vòi hoa sen.

    Hoài thu xếp mọi thứ vào chiếc xắc nhỏ. Sửa soạn một chút trên gương mặt vẫn còn căng sau giấc ngủ say, ít mộng mị.

    Nàng không thấy háo hức và bồn chồn như ngày hôm qua. Dường như sau khi đã gặp Lữ, mọi sự đã.. lắng đọng nhưng đâu đó đang chực chờ một bùng phát nào không tên… Chỉ biết hiện tại nàng không nghĩ, không nhớ đến gì khác ngoài những giây phút sắp tới đây. Những mâu thuẫn đã thay đổi Hoài hoàn toàn!

    Khi chuông điện thoại reo, Hoài bấm máy nghe. Tiếng Lữ bên kia đầu dây thật vui vẻ ấm áp:

    - Tôi không đánh thức Hoài chứ? Tôi đang chờ ở dưới nhà.

    - Không! Tôi đã sửa soạn xong. Gặp anh chừng 3 phút nữa!

    Ra đến ngoài Hoài không quên treo bảng đừng làm rộn để người bồi phòng khỏi vào. Nàng sẽ trả phòng sau khi ở Central Park về.

    Nàng đưa mắt tìm Lữ. Anh ta đang ngồi chờ ở một băng ghế gần cửa ra vào để đương nhiên là Hoài phải nhìn thấy khi đi ra ngoài.

    Trong chiếc quần jean bạc mầu, áo len mỏng mầu trắng, Hoài tìm thấy một phần của hình ảnh Lữ ngày nào khi đến văn phòng nàng. Trông anh ta thoải mái. Hoài mặc bộ quần áo hôm qua khi đến đây. Cũng quần mầu trắng, áo thung màu xanh lam đậm cổ trũng, bên ngoài chiếc áo khoác dài trắng ngà. Đôi giầy vải nàng mang theo thật hữu dụng để đi bộ.

    Thấy bóng dáng nàng, Lữ đứng lên đưa tay vẫy. Anh ta cầm một chiếc túi giấy nhỏ và đưa cho Hoài:

    - Tặng Hoài sách mới của tôi. Đừng đọc cho đến khi ngồi trên máy bay.

    - Cám ơn anh. Để tôi mang lên phòng đã. Đợi nhé.

    Lữ gật đầu chờ.

    Vào phòng, Hoài để chiếc túi giấy bên cạnh chiếc xắc tay mà nàng thoáng nhìn thấy trong đó có quyển sách của Lữ và thêm một tấm thiệp. Nàng đoán thế.

    Lữ nói với người tài xế tắc xi:

    - Chúng tôi muốn đến Central Park khoảng gần đường thứ 66.

    - Để vào Dene Slope?

    - Đúng vậy!

    Lữ nói với Hoài:

    - Từ đây đến đó gần lắm. Mình nên ghé cả 2 chỗ Dene Slope và và Ravine Walk, Hoài nghĩ sao?

    - Không phải anh làm hướng dẫn viên hôm nay sao?

    Cả hai cùng cười thoải mái. Lúc đó Hoài mới để ý Lữ có túi xách nhỏ mang theo.

    Thấy Hoài nhìn túi xách của mình, Lữ nói ngay:

    - Trong này có nước uống, bánh ngọt và trái cây.

    Hoài cười thật tươi:

    - Hướng dẫn viên này chu đáo quá!

    - Tôi thường vô tâm và không chu đáo nhưng với Hoài thì lại khác.

    Hoài chỉ biết cười thật tươi.

    Sáng nay nhìn thấy Lữ không cạo râu và trông có vẻ bơ phờ, Hoài nhìn Lữ ân cần:

    - Hôm qua anh ngủ không tốt sao? Trông anh có vẻ mệt?

    Lữ lắc đầu:

    - Không, tôi khỏe lắm chẳng mệt gì cả.

    - Trông anh như thiếu ngủ.

    Lữ thấy vui khi Hoài chú ý đến mình:

    - Chuyện thiếu ngủ đó là chọn lựa của tôi.

    Hoài băn khoăn khi ngồi trên xe tắc xi:

    - Nếu mệt thì không cần phải đi đâu.

    - Đừng lo cho tôi. Tôi khỏe thật mà. Đêm qua không ngủ vì không muốn ngủ.

    Hoài lắc đầu:

    - Có ai lại không muốn ngủ cơ chứ?

    - Hoài đâu hiểu. Tôi sợ nếu ngủ, khi tỉnh dậy.. mọi sự xảy ra ngày hôm qua sẽ chỉ là một giấc mơ.

    Hoài yên lặng. Nàng có cảm tưởng như có cả ngàn con bướm đang chen cánh bay trong lồng ngực mình và đang tìm cách thoát ra.

    Lữ nói tiếp:

    - Tôi không ngủ và đã hứng thú viết tác phẩm thứ nhì của mình.

    - Thấy chưa? Tôi đã nói với anh thành công này sẽ dẫn sang thành công khác. Anh đã bắt đầu hứng thú thì sẽ hoàn tất nhanh chóng thôi.

    - Tôi cũng mong vậy. Cám ơn sự khuyến khích của Hoài.

    Từ khách sạn đến Dene Slope gần đường 66 không xa, mất chừng 15 phút.

    Dene Slope nằm ở phía đông của công viên Central Park. Khu này có đồi núi thiên nhiên. Bây giờ đã vào Thu trời mát rượi vào sáng sớm. Mặt trời đã lên nhưng còn ươn ái và ánh sáng thật dịu.

    Lữ chỉ cho Hoài:

    - Vào mùa xuân nhiều hoa dại nở đẹp lắm. Sẽ chỉ nhìn thấy toàn những cánh đồng hoa đủ màu sắc. Thêm vào đó thành phố cũng trồng nhiều thứ hoa bản địa của vùng đẹp lắm. Bây giờ đã vào thu nên tàn nhiều. Năm nay khí hậu thay đổi hẳn, mọi năm lúc này đã chẳng còn lá vàng mà sửa soạn vào mùa đông, nhưng năm nay lại khác. Chắc nơi đây biết sẽ được đón tiếp Hoài nên mùa thu vẫn ở lại.

    - Cho dù như vậy nhưng khung cảnh thật hoang dã, dễ chịu thật.

    - Nếu là ở một vùng cao nguyên thì nơi này chẳng là gì cả. Nhưng như Hoài biết đấy New York thật xô bồ. Muốn tìm được bình yên thì phải vào đây.

    - Anh hay vào đây lắm ư?

    - Tôi thường xuyên đến đây, chẳng cứ vào cuối tuần. Ngày thường vắng vẻ. Những loại hoa mà công viên trồng toàn là những loại hoa thu hút bướm và chim.

    - Anh có vẻ sành sỏi đấy.

    - Tôi toàn nghe người ta nói và lập lại.

    Hoài cười và liếc nhìn Lữ.

    Họ đi bộ ngang những sườn đồi thoai thoải mà cỏ đã không còn xanh nhưng vẫn còn nhiều luống hoa vàng và hồng rải rác. Những con đường ngập lá vàng với đủ màu sắc. Những mầu vàng đỏ của lá rụng tràn ngập khắp nơi như bừng lên một sức sống kỳ diệu rực rỡ trước khi chuyển mùa. Hàng vạt lá phong vẫn còn trên những cây cao vút, không chỉ vàng, đỏ mà nâu, vàng nhạt, nâu xẫm.. xỏa bóng trên cầu bắc ngang sông.

    Hoài kêu lên:

    - Đẹp quá! Thật thơ mộng! Đây là hồ hay sông?

    Lữ cười và nghĩ sự chọn lựa đưa Hoài đến đây là đúng.

    - Đây là cầu Gapstow. Chỉ là một hồ lớn, không phải là sông. Hoài nhìn thấy một bên hồ trông rất hoang sơ với ghềnh đá thiên nhiên. Phía bên kia hồ có thể nhìn thấy những tòa nhà chọc trời biểu trưng của Manhattan. Ở cuối của hồ còn một cầu gỗ nhỏ.

    Tuy mới hơn 9 giờ sáng nhưng đã thấy có người đi bộ ngang qua.

    Một lát sau Lữ hỏi Hoài:

    - Mỏi chân chưa? Chúng ta có thể đến ngồi nghỉ ở băng ghế kia.

    - Hướng dẫn viên này tuyệt vời! -Hoài nói rất tự nhiên.

    Lữ ước gì mình có thể đưa Hoài đi khắp thế giới. Chàng không chỉ ước mơ như thế mà còn nói ra:

    - Tôi có thể làm hướng dẫn viên cho Hoài đi khắp thế giới, bất cứ nơi nào Hoài muốn đến.

    Không biết Hoài nói đùa hay nói thật:

    - Nhớ giữ lời hứa đó đấy nhé.

    Lữ đặt tay lên ngực cúi đầu vui vẻ:

    - Tôi hứa. Trời đất này có thể thay đổi nhưng lời hứa này luôn luôn tồn tại.

    - Đây là lời tuyên bố của nhà văn hay sao?

    - Không, là của tôi. Anh nhà văn đi chỗ khác chơi rồi, chắc anh ta đang bận viết tiểu thuyết.

    - Có thể đi sang phía bên kia hồ và ngồi nghỉ trên ghềnh đá không? Hoài hỏi Lữ.

    - Được chứ. Tôi chỉ sợ Hoài mỏi chân.

    - Ăn thua gì, tôi đi được.

    Cả hai đi một đường vòng sang phía bên kia hồ nơi có ghềnh đá và tìm chỗ ngồi. Lữ nhìn Hoài :

    - Tôi chỉ ngại ngồi đây sẽ làm bẩn chiếc quần mầu nhạt của Hoài thôi.

    - Có sao đâu! Tôi thích thiên nhiên.

    Lữ tìm giấy gói đồ trong túi và đưa cho Hoài lót chỗ ngồi tạm.

    Cả hai cùng cười vui vẻ. Lữ mở túi xách lấy nước uống, bánh ngọt và trái cây. Nàng ăn uống rất tự nhiên trong khung cảnh này.

    Lữ chỉ những con ngỗng đầu đen, thân trắng lốm đốm nâu dưới kia:

    - Ngỗng từ Gia Nã Đại bay sang đây trốn tuyết đấy. Mình chỉ cần thẩy ít bánh mì là nó đến gần ngay. Chúng bạo dạn lắm. Nhưng đừng ném xuống hồ.

    Hoài thích thú như trẻ nhỏ khi lững thững đi xuống gần mặt hồ và để lại những mẩu bánh nhỏ. Quả nhiên y như lời Lữ nói, 2 con rồi 3 con kéo đến.

    Trở lại ngồi ở ghềnh đá đột nhiên quay sang Lữ, Hoài hỏi:

    - Tối hôm qua anh đánh đàn bài hát đó hay quá! Tên bài hát là gì vì tôi chưa nghe bao giờ?

    Lữ nhún vai:

    - Bài hát đó không có tên.

    - Làm gì có bài hát nào lại không có tên? Hay tại vì anh không biết tên bản nhạc đó phải không? Tôi thích bài hát này.

    - Không có tên vì tôi chẳng biết đặt tên nó là gì.

    Hoài mở to mắt nhìn Lữ với vẻ kinh ngạc:

    - Anh làm bài hát đó?

    Lữ gật đầu:

    - Chỉ là ngẫu hứng. Tôi cũng chẳng viết xuống nữa nhưng mấy người trong ban nhạc thích nên cứ hay chơi bài này với nhau.

    Hoài nhìn người đàn ông đang ngồi cạnh mình trên ghềnh đá bên hồ trong công viên một sáng mùa thu thật đẹp. Nàng càng muốn tìm hiểu anh ta. Và Hoài buột miệng:

    - Hay thật!

    Lữ nhìn Hoài với ánh mắt đáp trả:

    - Hoài nói bài hát đó được hay là..?

    Lần này nàng nghiêng đầu cười rất xinh:

    - Cả hai.

    Lữ ngồi lặng đi. Tất cả dáng vẻ và lời nói tự nhiên của Hoài sáng nay như những tín hiệu khả quan để Lữ có thể tiếp cận nàng gần hơn.

    - Có lời cho bản nhạc đó không?

    - Không. Chỉ là ngẫu hứng thật mà.

    - Anh nên sáng tác thêm nhiều bài hát nữa.

    - Có vài bài nhưng chỉ là lăng nhăng cho nó vui khi chơi với ban nhạc ở đó. Chắc tại tôi muốn mình ra vẻ nghệ sĩ.

    - Là nghệ sĩ thật đấy chứ! Tôi thấy như vậy. Ở anh có nhiều bất ngờ..

    Hoài định nói: “Ở anh có nhiều bất ngờ để khám phá” nhưng nàng dừng lại.

    Lữ cười. Chàng biết Hoài nói thật lòng. Hoài lại nói tiếp:

    - Nếu bây giờ anh bảo đã từng hay hát ở quán đó thì tôi cũng không ngạc nhiên và tôi nghĩ anh hát cũng hay như làm nhạc vì giọng anh rất ấm.

    Lữ không tin là mắt mình sóng sánh nhưng chàng thấy hạnh phúc khi ngồi bên cạnh Hoài và nghe những lời nàng vừa nói. Không thấy Lữ nói gì, Hoài hỏi lại:

    - Tôi nói đúng hay sai?

    - Đúng là tôi có hát chơi với ban nhạc đó nhưng còn hát hay thì chuyện này phải xét lại.

    Lần này thì cả hai cùng phá lên cười. Lữ còn nói:

    - Hoài làm tôi cười chảy nước mắt.

    - Tôi không biết rằng anh còn xạo và là người nhiều tình cảm.

    - Nhiều tình cảm thì có thể đúng, nhưng xạo thì không phải là tôi.

    Cả hai đều thấy nói chuyện với nhau rất thích thú. Lữ nhìn đồng hồ:

    - Đến lúc mình nên đi sang khu Ravine Walk.

    Hoài đứng dậy và đưa mắt tìm thùng rác. Lữ nói ngay:

    - Đã có người thu rác này hầu hạ Hoài! Đi một lúc nữa mới có thùng rác!

    Ánh mắt reo vui, Hoài cười và lắc đầu. Lữ kể về nơi mà họ sắp đến:

    - Ravine Walk có rất nhiều thác nước lớn nhỏ. Khu này chạy xuyên qua rừng ở phía đông của công viên. Muốn đi tới khu Lasker Rink để bơi lội hay đi trượt băng thì phải đi ngang qua Ravine Walk. Nếu tôi nhớ không lầm thì có đến 6, 7 thác nước.

    - Thích quá nhỉ? - Hoài nói.

    Họ đi bộ ngang những cánh rừng đã thưa lá nhưng còn khá dầy như một vòm che. Có tiếng chim hót líu lo trên cao.

    Càng đến gần tiếng nước chảy nghe càng rõ. Không khí như mát hơn. Trước mặt Hoài hiện ra một thác nước, không lớn lắm nhưng đẹp. Chung quanh là ghềnh đá, nước từ thác chảy xuống hồ bên dưới. Quanh đó cây cối rất xanh tươi dù đã bắt đầu vào thu. Có thể đây là những loại cây xanh quanh năm.

    Hoài hỏi Lữ:

    - Mình đi xuống chân thác nước được không?

    - Tôi chưa đi thử bao giờ nhưng ghềnh đá bên dưới có nhiều rêu sợ trơn trượt. Hoài muốn xuống bên dưới sao?

    Nàng gật đầu.

    - Hồ bên dưới có sâu không?

    - Nhẩy xuống là biết liền. Tôi chỉ sợ Hoài trượt chân ngã thì.. đau đấy.

    - Tôi cẩn thận. Không sao. Nhưng mà anh cùng đi xuống thì tôi mới đi.

    Lữ nghĩ thầm bây giờ Hoài có bảo mình nhẩy vào lửa với nàng chắc chàng sẽ nghe theo huống hồ thác nước nhỏ bé này.

    - Được rồi, đi thôi. Nhưng phải để tôi nắm tay Hoài để lỡ có chuyện gì thì còn xử kịp.

    - Chứ không phải để cả hai cùng té sao?

    Lữ lại được dịp nắm tay Hoài. Họ men theo ghềnh đá, mắt nhìn chân bước để tránh những phần có rêu bám vào đá.

    Khi đến gần mặt hồ xanh rì, Hoài trượt chân. Lữ chụp nàng kịp. Chàng ôm lấy nàng. Mặt hai người sát vào nhau. Lữ nhìn rõ cả nốt ruồi trên cằm của Hoài. Môi nàng hồng tự nhiên không môi son đang hé mở và hơi run vì sợ. Lữ muốn hôn nàng nhưng chàng đã đè nén và nhắm mắt lại tưởng tượng một nụ hôn. Một nụ hôn tìm kiếm, môi vờn môi để mở vào những sâu thẳm ngọt ngào của tình yêu. Tình yêu nóng bỏng trong Lữ như muốn đốt cháy chàng thành than. Sự kềm chế làm cả người chàng nóng bừng. Lữ thầm thì:

    - Không sao cả. Đừng sợ. Tôi đang ôm chặt Hoài rồi, không ngã đâu. Bình tĩnh rồi mình đi trở lên. Hoài không sao chứ?

    Chưa bao giờ có một đụng chạm gần gũi như thế với ai, trừ Nguyên, người chồng đã ly hôn. Tim Hoài đập loạn cả lên, phần vì suýt ngã, phần vì sợ.. Nhưng gần đến nỗi nên nàng nhìn thấy Lữ đang nhắm mắt như một tận hưởng nào đó đầy vẻ thiêng liêng. Bỗng dưng nàng ứa nước mắt và ôm chặt lấy Lữ. Nàng muốn níu lấy cảm giác này như sợ vuột mất. Mùi đàn ông ở Lữ đã lấp đầy những thiếu vắng mà nỗi cô đơn đã để lại cho Hoài.

    Họ đã ôm nhau trong cái trượt chân tình cờ và cứ đứng đó mà thách thức thời gian. Chợt Hoài buông lỏng Lữ ra rồi nói:

    - Mình đi lên được chưa?

    Lữ như tỉnh lại:

    - Từ từ. Hoài không sao chứ? Có đau đâu không?

    - Cái chân hơi đau thôi, không sao cả.

    - Nắm chặt tay tôi nhé.

    Khi lên đến bên trên, cả hai ngồi bệt xuống cỏ.

    - Có chắc là Hoài không sao chứ? Lỗi tại tôi cả!

    Hoài nắm tay Lữ:

    - Đâu phải lỗi tại anh. Tại tôi chứ. Tôi đã đòi đi xuống bên dưới chân thác.

    Lữ nghĩ thầm mình phải cám ơn ước muốn đó của Hoài.

    - Nghỉ một chút rồi mình đi về.

    Hoài nói:

    - Thời gian trôi qua nhanh quá! Nhưng tôi thích chuyến đi này. Tiếc là mới chỉ nhìn thấy có một thác nước. Cám ơn anh.

    - Tôi mong có dịp được đưa Hoài đi hết công viên này.

    Lữ đỡ Hoài đứng lên, mắt nhìn đầy vẻ quan tâm:

    - Đi được chứ?

    - Tôi không sao, anh đừng lo.

    - Nếu đau chân thì bám vào tay tôi nhé.

    - Tôi không sao đâu. Anh đừng quan tâm quá làm tôi áy náy.

    Khi đi trở ra, cũng có những lúc Hoài phải bám vào tay Lữ. Lữ để Hoài ngồi nghỉ ở băng ghế gần đó.

    - Còn thừa thì giờ, không sợ trễ đâu. - Lữ nói như thế.

    Một cơn gió tình cờ thoáng qua làm xôn xao cây lá. Một chiếc lá phong vàng đỏ theo gió rơi trên mái tóc Hoài. Lữ khẽ nói:

    - Hoài ngồi yên!

    Nàng ngạc nhiên hỏi:

    - Sao vậy?

    Lữ gỡ chiếc lá phong vàng đỏ bám trên tóc nàng rồi đưa cho Hoài xem:

    - Đẹp không?

    - Đẹp thật. Ở Texas làm gì có mùa thu như ở đây! Sống ở một nơi có bốn mùa rõ rệt thích hơn nhiều.

    Lữ cẩn thận cất chiếc lá vàng trong ví của mình rồi nói với Hoài:

    - Đây là một kỷ niệm quý giá đối với tôi vì tôi biết mình sẽ không bao giờ quên cảm nhận về hạnh phúc này…

    Những bày tỏ của Lữ làm Hoài choáng ngợp. Nhìn Lữ nâng niu chiếc lá và cất vào ví, nàng hiểu và rung động khi anh ta nhắc đến hạnh phúc. Hạnh phúc khi gặp lại nàng và ở bên nàng.

    Lữ chợt nói:

    - Nhưng chúng ta đến lúc cũng phải đi thôi… Tôi đưa Hoài ra phi trường được không?

    Hoài đã nói dối khi bảo với Lữ:

    - Không cần đâu. Tôi không sao mà.

    - Tôi muốn nhìn thấy Hoài an toàn lên máy bay đi về. Chứ nhỡ có gì trắc trở, gia đình Hoài sẽ phiền trách tôi.

    Hoài trả lời tự nhiên:

    - Gia đình tôi có ai đâu ngoài tôi và con gái. Kim đã vào đại học và ở trong trường. Chẳng ai trách anh cả, đừng lo.

    Câu nói của Hoài làm Lữ chới với. Vậy thì chồng của Hoài đâu? Những câu hỏi đó hiện trên mặt Lữ.

    Không hiểu sao Hoài nói với Lữ nhưng không nhìn anh ta:

    - Chúng tôi đã ly hôn từ 2 năm nay. Cả hai đều đã có cuộc sống riêng.. Xin lỗi không biết tại sao tôi lại nói với anh điều này… Đừng để ý nhé..

  9. #9
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,837
    Thật bất ngờ nhưng là một bất ngờ làm Lữ vui. Chàng đang được chắp cánh để bay.

    Và Lữ đã nói rất dễ thương:

    - Tôi ước gì thành một con chim bé nhỏ có cánh mầu xanh bay theo Hoài và đậu ở sân nhà Hoài. Để mỗi sáng hót líu lo.. đánh thức Hoài dậy..

    Hoài bật cười trước ý tưởng ngộ nghĩnh này và hùa theo:

    - Làm sao anh biết mấy giờ tôi thức dậy?

    - Nó sẽ ghé mắt nhìn qua cửa sổ phòng ngủ ngày đầu tiên để biết khi nào chủ nhân thức dậy. Nó kiên nhẫn theo dõi cho đến khi biết chính xác giờ giấc của chủ nhân. Khi đã thuần thục, rồi nó sẽ đánh thức chủ nhân bằng tiếng ca đầu ngày của nó.

    - Anh nói như thật! Nhưng mà..

    - Nhưng mà sao?

    - Nhưng mà ý tưởng này làm tôi vui.

    Chỉ có thế mà chuyện Hoài đã ly hôn và vẻ bâng khuâng của nàng chợt biến mất. Hình như Hoài không còn thấy buồn nữa.

    Đưa Hoài về khách sạn, Lữ khẩn khoản:

    - Tôi ngồi dưới này chờ để đưa Hoài ra phi trường. Cứ thoải mái, bao lâu cũng được.

    Nụ cười nhẹ nhàng của Hoài là một sự ưng thuận vì nàng nghĩ chia tay ở phi trường để chấm dứt chuyến đi này là một kỷ niệm đáng nhớ vì có thể không bao giờ nàng sẽ gặp lại Lữ nữa.

    Cũng một chiếc tắc xi màu vàng như muôn ngàn tắc xi khác ở New York đưa Lữ và Hoài ra phi trường LaGuardia.

    Phi trường này luôn luôn bận rộn và đông đảo. Lữ kéo xắc tay cho Hoài. Nàng cầm túi giấy có sách của Lữ tặng và vào bên trong phi trường. Nhìn cái đuôi xếp hàng dài dằng dặc, Hoài nói với Lữ:

    - Anh yên tâm rồi nhé. Anh về đi vì tôi còn phải xếp hàng khá lâu.

    - Tôi muốn xếp hàng với Hoài.

    - Thôi mà.. tại sao phải làm vậy? Tôi đã làm anh mất nửa ngày chủ nhật rồi.

    - Cứ để tôi làm vậy cho đến khi Hoài vào hẳn bên trong. Khi không còn nhìn thấy Hoài nữa, lúc đó tôi sẽ đi về.

    Nàng thấy luống cuống và rất bối rối khi thấy sự thiết tha của Lữ. Như thế làm sao chỉ chấm dứt ở đây, Hoài tự hỏi?

    Hoài yên lặng để Lữ xếp hàng và đi bên cạnh mình. Họ không nói gì với nhau trong đám đông. Những tiếng nói trong loa phóng thanh cứ liên tục vang lên làm rộn những ý nghĩ thầm kín của Lữ và Hoài.

    Cứ mỗi khi khoảng cách xếp hàng thu ngắn lại, Lữ cảm thấy buồn bã. Chàng quả thật muốn biến thành con chim xanh như đã đùa với Hoài và đi theo nàng về Texas.

    Nghĩ như thế, Lữ nói với Hoài:

    - Có bao giờ được gặp lại Hoài không?

    Hoài nhìn anh ta rồi buột miệng nói:

    - Cũng mong có dịp.

    Nhưng vừa nói xong, Hoài bèn chữa vội ngay:

    - Lần tới anh viết xong tác phẩm mới và ra mắt, tôi sẽ đến để chúc mừng.

    Tất cả những điều đó diễn ra nhanh chóng và ngay cả câu nói chữa vội vàng của Hoài đã làm tim Lữ ấm áp. Chàng cười nói với Hoài:

    - Tôi sẽ viết vội để được gặp Hoài sớm hơn.

    Lữ nghĩ đến tấm thiệp mà chàng kẹp giữa quyển sách tặng Hoài. Chàng đã trải bầy tâm tình của mình với nàng. Hoài đọc và giữ hay vất đi, Lữ không cần biết nhưng chàng đã nói ra được những điều muốn nói.

    Đã đến lúc phải chia tay. Lữ chỉ muốn ôm Hoài như lúc nàng trượt chân bên ghềnh thác trong công viên Central Park nhưng chàng biết giới hạn của mình nên chỉ nói:

    - Chúc Hoài đi về bình an… Thỉnh thoảng..

    - Anh nói sao? Hoài hỏi.

    - Thỉnh thoảng tôi có được phép gọi điện thoại hỏi thăm Hoài không?

    Nàng nhìn Lữ. Không chỉ nhìn Lữ trước mặt mình mà còn nhìn lại những khoảnh khắc của đêm hôm qua và của những giây phút mới đây và Hoài không muốn mất Lữ.

    - Anh cứ gọi..

    Lữ đứng sang một bên, ra khỏi hàng người đang xếp hàng, nhưng chàng vẫn đứng đó một lúc lâu như không muốn rời đi.



    *


    Vào bên trong, Hoài còn phải ngồi chờ cả nửa giờ mới lên máy bay. Không thể chờ lên máy bay mới đọc sách của Lữ nên nàng lấy ra xem.

    Tấm thiệp kẹp ở giữa quyển sách. Hoài để sang một bên. Sách in rất đẹp. Lời đề tặng, Lữ viết: “Tặng Hoài và cho Hoài.. tất cả”. Chữ ký rất phóng khoáng và sắc nét.

    Nàng mở tấm thiệp. Bên trong có một lá thư viết tay.

    “Cám ơn Hoài đã đến và cho tôi được gặp lại. Hình ảnh Hoài đã giúp tôi khống chế và vượt qua bệnh tật vì tôi đã mong một ngày nào đó được nhìn thấy Hoài, dù chỉ là ở xa xa hay thấp thoáng. Vì tôi nghĩ Hoài không bao giờ muốn nhìn thấy tôi nữa.
    Tôi đã hoàn thành tác phẩm của mình cũng như giấc mơ của mình cũng nhờ có Hoài đã đi cùng tôi một cách nào đó. Và quyển sách này là một lời tạ lỗi đến Hoài.

    Dù chỉ là tình yêu đơn phương, nhưng trong những tháng ngày ở nơi được chữa bệnh tôi vẫn thấy hạnh phúc vì đã tìm được người mình yêu duy nhất trong cuộc đời này. Tôi đã được sống dù chỉ là trong sự tưởng tượng của mình những cung bậc cảm xúc mãnh liệt của tình yêu vì tôi đã dám sống cho tình yêu đó.

    Đối với tôi tình yêu là thứ mà vì nó tôi sẵn sàng hiến dâng trọn vẹn bản thân mình, cho dù tôi có thể mất tất cả. Nhưng điều này chỉ xảy ra một lần trong đời, đúng không Hoài?

    Yêu Hoài và không thể quên Hoài. Bên cạnh tình yêu đó, nỗi cô đơn và cảm giác trống rỗng luôn rình rập ở đâu đó và tôi nhớ Hoài. Trong đám đông hay ở bất cứ nơi nào tôi đến sau khi đã khỏi bệnh, tôi vẫn thấy một bóng dáng nào đó mà tôi tưởng đó là Hoài. Tôi đã muốn gọi tên Hoài nhưng rồi nhận ra đó không phải là Hoài mà tôi yêu si mê. Tôi cũng nhận ra được nỗi bất hạnh của mình vì tôi tưởng sẽ không bao giờ được gặp lại Hoài nữa.

    Cám ơn Hoài đã đến trong cuộc đời tôi”.



    Những giọt nước mắt cứ đuổi nhau nối kết liền lạc trên hai má Hoài. Nàng nhắm mắt lại và ước gì có Lữ bên cạnh nàng lúc này. Chỉ lúc này thôi ư, Hoài tự hỏi mình?

    Hoài đã đọc đi đọc lại bức thư nhiều lần. Những giòng chữ đã chạm vào tim nàng dịu dàng mà thấm đẫm. Nàng có thể đánh đổi tất cả cho mối tình này không? Nói như thế có nghĩa là nàng đã.. yêu Lữ rồi sao? Hoài không biết nữa nhưng nàng đã rung động vì Lữ và đang cảm nhận được một nỗi nhớ nhung bàng hoàng của sự chia tay.




    *



    Ra khỏi phi trường, Lữ trở lại công viên Central Park và đi lang thang trong đó như gậm nhấm lại những giờ phút sáng nay cùng đi đến đây với Hoài. Trước đây Lữ vẫn nhớ Hoài, nỗi nhớ mông lung mơ hồ nhưng dai dẳng, nếu không muốn nói là một ám ảnh. Nhưng qua nay cận kề bên Hoài của đời thực, nhìn thấy Hoài, nghe nàng nói rồi được.. ôm nàng, hít thở hạnh phúc đó.. và rồi phải rời xa. Lữ thấy mình khổ sở hơn khi chưa gặp lại Hoài. Nỗi nhớ nhung làm Lữ ngơ ngẩn. Đến bao giờ mới gặp lại Hoài?



    *



    Hoài về đến nhà là 7 giờ tối. Hoài lấy hết quần áo trong chiếc xắc tay ra rồi phân loại thứ gì cần bỏ giặt thì để riêng. Quyển sách và thư của Lữ nàng đặt lên bàn nhỏ sát đầu giường ngủ và định sẽ mang đến văn phòng ngày mai.

    Những thói quen thường ngày của Hoài bỗng bị xáo trộn. Ngồi ăn tối một mình nhưng không cảm thấy như chỉ có mình mình đang ngồi ăn. Nhắm mắt lại nàng cũng nhìn thấy Lữ, mở mắt ra cũng thấy Lữ. Hình ảnh lịch lãm của Lữ khi tiến đến đón nàng trong buổi chiếu phim, chiếc cà vạt đen được nới lỏng trên sơ mi mầu trắng, mái tóc đen hơi xõa xuống và tiếng đàn của Lữ, vòng tay ôm ấm áp che chở khi nàng trượt ngã.. Tất cả những hình ảnh này đang quấn quít lấy Hoài.. Nàng muốn được gặp lại Lữ..

    Trước khi đi ngủ Hoài xem các tin nhắn trong điện thoại. Không có ai, ngoài.. Lữ!

    “Hoài về bình an chứ? Chúc Hoài ngủ ngon”

    Nàng đã trả lời và cũng chúc Lữ ngủ ngon.

    Đêm đó Hoài trằn trọc không tìm được giấc ngủ cho mãi đến gần sáng mới thiếp đi.



    *



    Lúc lái xe ra khỏi nhà đi làm, Hoài chợt nhìn thấy một con chim màu xanh đang đậu trên cây đào trước nhà. Nàng khựng lại. Quay kính xe xuống nàng nhìn con chim đang đậu trên cành cao. Hoài lấy điện thoại ra chụp hình con chim có đôi cánh mầu xanh. Nàng chưa thấy con chim này bao giờ. Lời nói của Lữ ngày hôm qua:

    “Tôi ước gì thành một con chim bé nhỏ có cánh mầu xanh bay theo Hoài và đậu ở sân nhà Hoài. Để mỗi sáng hót líu lo.. đánh thức Hoài dậy..”

    Nàng bâng khuâng và hình ảnh Lữ vẫn không buông tha nàng và đi theo Hoài đến tận nơi nàng làm việc.



    *



    Đến văn phòng Hoài cất quyển sách cũng như thư của Lữ vào ngăn kéo. Nàng nghĩ đến việc tìm một cái khóa cho ngăn kéo. Cùng với ý nghĩ đó nàng nhận thấy ngay mình đang muốn giấu diếm một bí mật của bản thân. Mình cũng có một bí mật thầm kín không muốn ai biết sao

  10. #10
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,837


    Chương 7



    Hoàng Lê Nguyễn



    Ngày thứ hai đầu tuần Hoài vẫn còn bàng hoàng sau chuyến đi New York và trở lại làm việc với tâm trạng không được chuyên tâm cho lắm. Người bệnh đầu ngày là một người đàn ông còn trẻ. Hoài nhìn hồ sơ: Hoàng Lê Nguyễn, 36 tuổi, độc thân.

    Người thanh niên còn trẻ này với vẻ bên ngoài không có gì đáng chú ý, có vẻ lạnh lùng và hơi cao ngạo. Điều này rất dễ nhìn thấy và làm người khác không muốn đến gần. Cậu ta chọn ngồi đối diện với Hoài. Nàng mở lời trước:

    - Tên anh là Hoàng phải không? Không phải là Nguyễn?

    - Đúng vậy.

    - Tôi có thể làm gì được cho Hoàng? Xưng hô như vậy được chứ?

    - Bà cứ gọi tôi như thế.

    Hoàng chỉ nói như vậy và không nói thêm gì khác. Vẫn vẻ lạnh nhạt đó anh ta nhìn khắp căn phòng như muốn tìm tòi một cái gì hay để tránh né?

    Nhưng chính anh ta đã mở lời nói với Hoài:

    - Tôi chọn bà thay vì một người bác sĩ khác là nam giới vì tôi nghĩ bà có thể hiểu được câu chuyện của tôi.

    - Tôi sẵn sàng nghe câu chuyện của anh.

    Vẻ lạnh lùng ở Hoàng làm Hoài khó có thể đoán được điều gì làm anh ta phải đến đây. Nhưng chỉ vài phút sau anh ta bắt đầu nói:

    - Tôi là một con rối của mẹ tôi.

    Hoài hiểu ngay vì sao Hoàng có vẻ lạnh lẽo và khó chịu như thế. Nàng hỏi lại Hoàng:

    - Anh bị mẹ chi phối nhiều lắm sao?

    - Bà nói lịch sự quá! Chữ “chi phối” bà dùng trong trường hợp tôi thật quá lịch sự! Mẹ tôi là người độc tài trong gia đình, nhất là đối với tôi.

    - Anh phải theo ý bà ấy trong mọi sự sao?

    Hoàng đáp:

    - Đúng vậy!

    - Chẳng hạn như?

    Hoàng nhìn Hoài với vẻ ngạc nhiên:

    - Tôi quả thật là một con rối dưới mắt mẹ tôi. Bà ấy nuôi dậy tôi khôn lớn theo cách của bà ấy. Nhào nặn tôi theo ý muốn của mẹ tôi. Mẹ tôi muốn tôi lớn lên sẽ phải là người như thế này thế kia. Tôi phải đạt thành tích như mẹ tôi mong đợi. Người bạn gái này hay người bạn gái kia đều không được mẹ tôi ưng thuận vì không đủ tiêu chuẩn của bà ấy. Những người con gái mẹ tôi chọn lựa cho tôi nhưng tôi không thích họ. Tôi phải làm ra vẻ không thích giao tiếp với phụ nữ để mẹ tôi không buộc tôi phải gặp người này người kia theo ý mẹ tôi. Thậm chí mẹ tôi còn chọn y phục cho tôi theo ý bà ấy.

    - Và anh đã chiều theo ý mẹ anh?

    - Đúng vậy!

    - Vậy thì có gì để than phiền? Anh chiều theo ý mẹ anh vì anh thấy bà ấy đúng nên mới nghe theo.

    - Không phải vậy.

    - Vậy thì tại sao anh làm theo cho dù điều đó sai?

    - Tôi bị áp lực… vì mẹ tôi..

    - Tại sao bị áp lực? Tại sao anh không phản kháng? Lúc nhỏ có thể anh không chống lại mẹ nhưng lớn lên anh có tư duy, phán đoán, là những thứ làm nên căn tính của một con người. Anh muốn trưởng thành chứ?

    - Dưới mắt mẹ.. tôi vẫn là một đứa trẻ không hơn không kém.

    - Sao anh không cho bà ấy thấy là anh đã trưởng thành? Anh sợ mất tình yêu của người mẹ sao?

    Hoàng có vẻ bối rối khi trả lời Hoài:

    - Không, không phải vậy… chỉ vì mẹ tôi rất đáng thương!

    - Kể cho tôi nghe về người mẹ của anh.

    - Mẹ tôi không được hạnh phúc trong đời sống hôn nhân. Ba mẹ tôi chỉ có mình tôi. Tôi là chỗ dựa và niềm an ủi cho mẹ tôi. Mẹ tôi yêu tôi nhiều lắm.. nên tôi không thể lám trái ý và làm mẹ tôi buồn. Tôi.. không thể phản bội tình yêu của mẹ tôi được.

    - Hoàng có biết mẹ của anh là một người mẹ trẻ con không?

    Hoàng sững sờ hỏi lại Hoài:

    - Bà nói gì vậy? Tại sao mẹ tôi là một người mẹ trẻ con?

    - Khi tôi nói mẹ Hoàng là một người mẹ trẻ con, là tôi có ý nói bà ấy cần trưởng thành hơn để không phải dựa vào anh làm chốn nương thân và là niềm an ủi cho bà ta. Mẹ của anh cần phải trưởng thành hơn trong cái nhìn về con mình và phải trưởng thành hơn để thấy hạnh phúc của con mình mới là niềm an ủi cho chính mình.

    Hoàng ngồi ngây người ra đến vài phút rồi mới nói:

    - Tôi phải làm gì?

    Hoài nhìn thẳng vào mặt anh ta khi trả lời:

    - Phải cho mẹ anh thấy anh đã trưởng thành.

    - Nhưng bằng cách nào?

    - Bằng cách nào ư? Bằng những chọn lựa theo ý thích của riêng anh, dù là không theo ý thích của mẹ anh. Cứ tưởng tượng anh hành xử với một đứa trẻ. Anh chỉ chiều theo ý nó, cho nó những thứ mà anh cho rằng hợp lý, phù hợp với đứa trẻ. Mặc cho đứa trẻ vòi vĩnh đòi hỏi những điều phi lý, cứ từ chối. Rồi ra đứa trẻ sẽ hiểu.

    Hoàng lắp bắp:

    - Bà không biết sự giận dữ của mẹ tôi ra sao. Bà ấy có thể ngất xỉu hay nằm liệt giường vài ngày vì tôi trái ý. Tôi không thể..

    Hoài thở dài:

    - Chính anh đã làm cho mẹ anh ra như vậy!

    - Tại sao bà lại nói như vậy? Điều này không đúng!

    - Bây giờ chúng ta trở lại với đứa trẻ là mẹ của anh. Một đứa trẻ luôn luôn được những điều nó muốn. Nó trở thành trung tâm điểm của mọi chú ý thì dĩ nhiên nó sẽ không chấp nhận bị từ chối. Đứa trẻ dần dần được nuông chiều và trở thành ích kỷ chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ đến ai khác. Nhưng. Đến một ngày nó không được theo ý muốn nữa thì nó sẽ tự tìm hiểu xem vì sao nó không được điều nó muốn. Nếu nó không tìm ra được lý do thì phải có một ai đó chỉ cho nó thấy lý do. Nếu lý do đó hợp lý, đứa trẻ sẽ nghe theo. Nhưng nếu đứa trẻ thấy không hợp ý thì sao? Phải đi đến một thỏa thuận thôi. Bây giờ Hoàng hiểu ý tôi rồi chứ?

    Anh ta gật đầu:

    - Tôi hiểu rồi.. Tôi thấy bà cũng có lý…

    - Ngay bây giờ tôi nghĩ anh chưa có thể có phản ứng hay chống đối lại mẹ anh được ngay. Phải khẳng định một điều là tôi không có ý xúi dục anh chống đối mẹ anh nhưng tôi chỉ muốn đưa ra một phương cách để anh chọn lựa. Dĩ nhiên có những điều mẹ anh nói là đúng và chọn lựa đối nghịch của anh là sai. Nhưng có những lúc mẹ anh phán đoán hay hành xử sai chỉ vì quá ích kỷ.

    - Tôi phải làm gì khi tôi quá thương mẹ tôi. Tôi tội nghiệp cho mẹ tôi..

    - Không có ai được chọn lựa để được sinh ra đời. Mình không thể chọn ai làm cha mẹ cho mình mà cha mẹ cũng không thể chọn lựa con cái mình là ai, như thế nào cả. Vậy chỉ có sự cố gắng hòa hợp mà thôi.

    - Nhưng phải cả hai chiều.

    Hoài mỉm cười:

    - Hoàng nhìn thấy bài giải rồi đấy.

    - Làm thế nào để nói với mẹ tôi mà không làm tổn thương bà ấy?

    - Hãy đánh động vào tình yêu bà ấy dành cho Hoàng.

    Anh ta yên lặng.

    - Tôi muốn hỏi là sự chịu đựng của Hoàng đã quá giới hạn chưa hay có ước muốn nào mạnh đến độ muốn đạt đến mà không cần sự chấp thuận của bà ấy nữa không? Hay Hoàng đã thích một cô gái nào phải không?

    - Tôi chưa hề thích một cô gái nào vì không đủ can đảm để tìm hiểu hay tiến xa hơn vì chính mẹ tôi là rào cản cho mọi ước muốn của tôi. Tôi không còn chịu đựng được nữa nên tôi mới đến đây ngày hôm nay! Tôi không còn biết con người thật của mình là ai? Mẹ tôi không biết con bà ấy thực sự là ai? Tôi phải làm gì cho mẹ tôi hiểu? Tôi muốn tôi là tôi chứ không phải ai khác!

    - Cứ từ từ phản ứng lại những điều mà mẹ Hoàng muốn nhưng không hợp ý Hoàng. Rồi bà ấy sẽ nhận ra. Nhưng khi bày tỏ những ước muốn của mình thì phải đánh mạnh vào lòng thương yêu của bà ấy dành cho Hoàng. Ai cũng yêu con cái của mình nhưng tình yêu mù quáng đến độ không phân biệt được ra đó là tình yêu mình dành cho con mình hay chỉ là tình yêu cho chính mình. Có thể Hoàng phải chấp nhận trước những phản ứng quyết liệt hay tiêu cực của mẹ nhưng rồi sẽ qua đi. Hoàng có thể bù đắp bằng những biểu lộ tình cảm dành cho mẹ như mua quà gì mà mẹ anh thích.

    - Tôi hy vọng sẽ làm được như bà nói và mẹ tôi sẽ hiểu.

    - Tôi là một người mẹ và tôi hiểu. Tôi tin rằng mẹ Hoàng sẽ hiểu ra và mọi sự sẽ thay đổi. Cuộc đời này luôn luôn là những khởi đầu. Ngày hôm qua có thể bế tắc hay tận cùng của sự đau khổ nhưng rồi không phải vậy. Đến lúc nào đó trong đời quay lại nhìn, chúng ta sẽ thấy và tự hỏi vì sao mình lại vượt qua được? Và tất cả lại bắt đầu như chưa hề có chuyện gì xảy ra.

    - Bà nói hay quá!

    Hoài cười:

    - Đấy là sự thật! Còn chọn lựa hành động thế nào là tùy Hoàng. Tôi còn nhớ một câu nói bất hủ của Fritz Perls, một bác sĩ tâm thần nổi tiếng của Đức đã nói rằng: “Tôi không ở trên thế giới này để sống theo kỳ vọng của người khác. Tôi cũng không cảm thấy rằng thế giới này nên sống theo ý tôi”.

    Hoàng gật gù như chiêm nghiệm những điều Hoài vừa nói.

    Hoài còn nhấn mạnh thêm:

    - Một bác sĩ tâm lý nổi tiếng khác của Mỹ là Albert Ellis cũng có một ý tưởng tương tự. Ông ta nói như thế này nếu tôi nhớ không lầm: “Những năm đẹp nhất trong cuộc đời bạn xảy ra khi bạn quyết định chịu trách nhiệm về những vấn đề của mình. Bạn không đổ lỗi cho mẹ bạn, môi trường hay tổng thống. Bạn nhận ra rằng bạn kiểm soát số phận của mình”.

    Lần đầu tiên thấy Hoàng cười, những cao ngạo trên mặt anh ta biến mất:

    - Chắc mẹ tôi cũng cần đến đây!

    Hoài phá lên cười:

    - Tôi rất vui nếu mẹ cậu đến đây để tâm tình với tôi.

    Nàng đứng lên nói với Hoàng:

    - Đã hết giờ. Tôi tin rằng ra khỏi đây Hoàng đã trở thành một người khác và tôi mong rằng anh sẽ tìm thấy con người thật của mình ngay trước mặt thôi. Hãy sống một cuộc đời như ý anh muốn nhé. Tôi không muốn anh trở lại để than thở đâu.

    Hoàng cười. Những mảnh vụn lạnh lẽo trên gương mặt đã rơi xuống và anh ta thanh thản đứng lên đi ra.

 

 

Similar Threads

  1. Bóng tối - Truyện dài Mặc Bích
    By frankie in forum Truyện
    Replies: 16
    Last Post: 06-29-2023, 07:21 AM
  2. Truyện ngắn Mặc Bích
    By Frank in forum Truyện
    Replies: 10
    Last Post: 05-31-2014, 12:08 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 08-19-2013, 09:15 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 08-17-2013, 07:53 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 08-10-2013, 01:44 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 07:07 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh