Register
Page 1 of 7 123 ... LastLast
Results 1 to 10 of 63
  1. #1
    Lotus
    Guest

    Ô nhiễm nước, nguy cơ cho cá và ngươì

    CHXHCNVN : Ô nhiễm nước, nguy cơ cho cá và ngươì


  2. #2
    Lotus
    Guest
    Phóng sự dươí đây do ngươì Đưc´ quay khi sang CHXHCNVN.
    Họ quan sát là các tập đoàn, công ty VN lạm dụng xài quá nhiêù hóa chất khác nhau cùng một lúc, và sử dụng Phosphat để hút thêm nươc´ vào cá, làm trọng lượng nặng thêm 20 % . Vơí một giao dịch nhiêù tỷ đô la cho cá ba sa, 20 % tiền khách hàng trả khi mua như vậy chỉ cho trọng lượng nươc´ được thêm vào. Ngoài ra dùng quá nhiêù Phosphat sẽ có hại cho gan thận .

    Đúng ra là phải ghi các hóa chất trên bao, tuy nhiên trong nhiêù trường hợp thì không có ghi đầy đủ cho khách hàng biết.



    Nước thải có quá nhiêù hóa chất của các khu công nghệ, nhà máy và các tập đoàn xả bừa bãi ra sông, gây ô nhiễm môi trường nặng nề và tác hại đên´ những ngươì dân VN ăn và uông´ từ nước sông.

  3. #3
    .. đây đó .. HoangVan's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    6,097





    ... cám ơn Lotus .. ~o) ...



    .. tựu rồi tan ..

  4. #4
    Lotus
    Guest

  5. #5
    Lotus
    Guest


    Khai thác titan và ô nhiễm phóng xạ nghiêm trọng

    coi trong :

    http://www.muinebeach.net/Vietnam-bl...ile-zircon.htm



    Emissions from titanium processing serious health risk


    With its idyllic coastal setting and balmy year-round temperatures, Binh Dinh province should be a pleasant place to live. But toxic emissions from a massive titanium processing plant are making life a sickness-ridden misery for residents nearby.

    “I have to keep my doors and windows firmly closed
 all day and night to keep out the dust and black smoke,” said farmer Le Minh Hung, who lives a kilometer from the plant.

    “We’ve been suffering sleeplessness, itchiness, headaches and coughs, due to the dust and the smell.”

    The plant is busiest at night, when it constantly belches out burnt-off waste that is laden with radioactive content.

    “When there’s no wind blowing, the smoke from
 the plant fills people’s houses,” said Le Thi Su, a salt worker.

    “Children and old people cough violently and scratch at itches all night. Some people feel nauseous, some develop eye complaints.”

    Local fishermen say they can even feel the adverse effects of pollution from the plant while they are out at sea, two kilometers offshore.

    Surveys have shown that the radiation in the air is as much as six times higher than nationally recommended standards, with unacceptable levels also present in the water...

    “We are really disgusted with the government authorities and the plant officials for breaking their word,” one man complained....

    http://www.ucanews.com/2012/05/31/pl...urb-pollution/
    Last edited by Lotus; 04-01-2014 at 02:11 PM. Reason: update

  6. #6
    Lotus
    Guest
    Last edited by Lotus; 04-01-2014 at 01:54 PM. Reason: update

  7. #7
    Lotus
    Guest
    Last edited by Lotus; 04-01-2014 at 01:55 PM. Reason: update

  8. #8
    Lotus
    Guest
    Quan chức Bộ Công Thương Việt Nam tràn đầy niềm tin đối với tương lai thương mại hai nước Việt-Trung

    ... Việt Nam đã đề xuất chính sách ưu tiên cho Nhà đầu tư nước ngoài về đầu tư các mặt như: ngành nghề đồng bộ, khu chế biến xuất khẩu cũng như nâng giá trị gia tăng của sản phẩm v.v. có lợi cho Nhà đầu tư Trung Quốc dốc sức khai thác tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào của Việt Nam.

    http://vietnamese.cri.cn/761/2011/05/24/1s155820.htm


    Chảy máu khoáng sản titan về Trung Quốc

    Theo thông tin vào ngày 14 tháng 07 năm 2012 Công ty Bình Thuận chuyên khai thác titan tại mỏ Suối Nhum, Tiến Thành, Thành Phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận đã xảy ra tai nạn làm vỡ hồ nuớc, tràn các chất bùn dơ, bùn đất đỏ ra đường ven biển. Đây là lần thứ 2, lần truớc chỉ cách đó một tuần. Công Ty này đã huy động lực luợng công nhân, xe ủi phi tan hiện truờng nhằm tránh cơ quan chức năng. Bao nhiêu chất thải độc hại đó đã đuợc ủi thẳng xuống biển gây ra nguồn nuớc bị ô nhiễm một vùng, uớc luợng lớp bùn đỏ đó này dày khỏang gần một mét. Bài này xin trình bày về quốc nạn chảy máu khóang sản về Trung Quốc.

    Năm 1794 nhà khoáng vật học William Gregor tìm ra Titan một kim loại nhẹ, cứng, bề mặt bóng láng, chống ăn mòn tốt. Nó là kim loại gồm 3 thành phần hóa học chính là Ilmenit, zircon, rutil. Titan được dùng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Khoảng 95% lượng titan được dùng ở dạng titanđiôxít (TiO2) là thuốc nhuộm làm trắng giấy, kem đánh răng, sơn và nhựa. Hợp kim titan được dùng chủ yếu trong hàng không, xe bọc thép, tàu hải quân, tàu vũ trụ và tên lửa, áo chống đạn… Các loại máy bay hiện đại nhất, Boeing 787 có thể dùng 91 tấn/chiếc và Airbus A380 dùng 77 tấn/chiếc.

    Úc là nước dẫn đầu thế giới về sản lượng titan, kế đến là Nam Phi, Canada, Na Uy và Ukraine. Các nước có nền công nghiệp phát triển mạnh, không khai thác mà tích cực mua titan dự trữ. Trung Quốc đang tăng cường mua dự trữ kim loại này từ Việt Nam.

    Bình Thuận là một trong những tỉnh ven biển có phân bố sa khoáng titan và được đánh giá là tỉnh có tiềm năng sa khoáng titan lớn nhất cả nước, thậm chí lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

    Vùng đất vốn được mệnh danh “sa mạc” cằn cỗi bỗng trở nên đắt giá bởi nguồn lợi to lớn này. Tuy nhiên, những hệ lụy từ quản lý khai thác titan, ô nhiễm môi trường cũng phát sinh từ đây

    Nguồn sa khoáng “khổng lồ”

    Đầu năm 2011, Liên đoàn Địa chất Trung Trung bộ thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường đã báo cáo kết quả thực hiện việc điều tra, đánh giá tiềm năng sa khoáng titan-zircon tại Bình Thuận. Theo báo cáo này, Bình Thuận có diện tích có chứa quặng titan – zircon là 774km2 với tài nguyên dự báo khoảng 558 triệu tấn (gấp 16 lần số tổng trữ lượng sa khoáng các tỉnh trong cả nước cộng lại – theo số liệu của Viện Mỏ và luyện kim, tổng trữ lượng tài nguyên dự báo quặng titan Việt Nam đến tháng 12/2004 là khoảng 34,5 triệu tấn).

    Tình trạng không thực hiện đầy đủ các nội dung giấy phép, các biện pháp bảo vệ môi trưòng, khai thác không đúng thiết kế mỏ, sử dụng nước mặn trong khai thác titan diễn ra khá phổ biến dẫn đến sạt lở sông, suối, ô nhiễm môi trường, hủy hoạtđất và tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. Bên cạnh đó việc vận chuyển, kinh doanh khoáng sản trái phép hoặc vượt quá tải trọng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây hư hỏng đường sá, cản trở giao thông, gây bụi bặm ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân.

    Nguyên nhân dẫn đến tình hình trên một phần do các tổ chức, cá nhân khai thác vì lợi nhuận và lợi ích kinh tế của bản thân mà làm liều, làm ẩu, bất chấp quy định pháp luật. Nhưng chủ yếu là công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản còn yếu kém thể hiện qua sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa chặt chẽ, một số địa phương buông lỏng, làm ngơ, cho phép khai thác, tận thu khoáng sản không đúng thẩm quyền hoặc đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý cũng như xử lý các vụ việc xảy ra.

    Bộ máy nhà nuớc tham nhũng, doanh nghiệp vì quyền lợi cá nhân mà đua nhau bán khóang sản sang Trung Quốc. Đã đến lúc mỗi người dân cần phải lên tiếng.

    Bình Thuận có công ty khóang sản quốc tế Hải Tinh liên doanh trực tiếp với Trung Quốc khai thác titan cả ngày lẫn đêm. Công ty này đưa rất nhiều nguời Trung Quốc sang trực tiếp khai thác và quản lý. Tòan bộ máy móc đều được nhập từ Trung Quốc.

    Tính từ ngày 1/1/2010 đến 31/8/2011 đã có 50 chuyến tàu rời Cảng Cát Lở vận chuyển titan đi Hải Phòng, Quảng Ninh và sang Trung Quốc với số lượng hơn 60 ngàn tấn. Ngoài một số lượng rất ít được khai báo với hải quan là xuất đi nước ngoài, các ông chủ trong đường dây này đã phù phép một số lượng lớn thành hàng “xuất khẩu nội địa”. Thế nhưng thật trớ trêu điểm đến của titan là Hải Phòng và Quảng Ninh lại hoàn toàn không có bất cứ một nhà máy hay cơ sở nào chế biến titan đúng nghĩa!

    Được biết nhiều lô hàng xuất sang Trung Quốc đã bị chặn lại nhưng sau đó không biết bằng thủ thuật gì mà các lô hàng đó vẫn đuợc đưa về Trung Quốc. Với kiểu mượn tư cách pháp nhân mua bán lòng vòng, hàng trăm ngàn tấn quặng titan thô đã và đang được“hô biến” xuất lậu ào ạt sang các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Trung Quốc.

    “Núp bóng” resort, khai thác titan

    Khi Bộ Tài nguyên Môi trường công bố diện tích 774km2 có quặng sa khoáng titan với trữ lượng 558 triệu tấn, tỉnh Bình Thuận không biết nên mừng hay nên lo. Còn những chủ dự án du lịch thì nhấp nhổm như ngồi trên lửa.

    Theo quy định của Luật Khoáng sản, những khu vực có titan phải được khai thác trước khi tiến hành xây dựng công trình trên đó. Do quy định này nên hiện nay Bình Thuận có gần 200 dự án (du lịch, dịch vụ thương mại, điện gió, trồng rừng sinh thái, khu dân cư…) không thể triển khai được, phải chờ khai thác sa khoáng titan bên dưới.

    Với lượng titan lớn như vậy nên không thể khai thác trong một thời gian ngắn. Vậy là các dự án du lịch có titan phải chờ để giải bài toán sa khoáng titan. Nhiều chủ đầu tư dự án du lịch, resort tại Bình Thuận bắt đầu tính chuyện đầu tư mua máy móc và khai thác titan ngay trên đất dự án của mình. Công ty LDKS QT Hải Tinh có một mỏ lớn tại Suối Nhum, Tiến Thành,Thành Phố Phan Thiết, trá hình là công ty cổ phần du lịch và phát triển Bình Thuận. Với diện tích gần 200ha công ty này hoạt động cả ngày lẫn đêm với những máy móc, thiết bị lớn gọi là “bè” để đãi Titan nằm giữa ao lớn (xin xem hình). Công ty này có khỏang 30-40 bè và đang chuẩn bị rắp ráp hàng trăm bè nhập từ Trung Quốc. Một ngày một đêm khai thác gần cả ngàn tấn titan thô.

    Tại bãi biển thị xã La Gi, bên trong diện tích đất rộng chạy dọc bãi biển của dự án du lịch Sài Gòn – Hàm Tân. Không ai có thể nhận ra đây là khuôn viên của một dự án resort 200 ha với tổng vốn đầu tư lên đến 150 triệu USD do Công ty cổ phần du lịch Sài Gòn-Hàm Tân làm chủ đầu tư.

    Ông Huỳnh Giác, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cho biết có hai dự án resort quy mô lớn là resort Sài Gòn-Hàm Tân (thị xã La Gi) và dự án resort Cảnh Viên (huyện Hàm Tân) đã khai thác titan trên diện tích đất dự án được hơn một năm nay.

    Trong quá trình triển khai xây dựng resort, phát hiện thấy có titan nên tỉnh đã đồng ý cho phép chủ đầu tư khai thác tận thu titan bên trong đất dự án để sớm triển khai dự án du lịch.Ngoài ra, có một số dự án resort lớn nhỏ chậm triển khai nhiều năm do nhà đầu tư lấy cớ tận thu titan để kéo dài thêm thời gian, đào bới đất đai, gây ô nhiễm môi truờng. Dư luận không hề có một tiếng nói gì truớc thảm cảnh chảy máu khóang sản về Trung Quốc.

    Khoáng sản là tài nguyên hầu hết không tái tạo được và là tài sản quan trọng của quốc gia và từng địa phương. Nó là tài sản của các thế hệ Việt Nam mai sau, thử hỏi với tình trạng tận khai xuất đi Trung Quốc như hiện nay thì Việt Nam có còn Khoáng sản hay không ? và môi trường sinh thái các thế hệ Việt Nam tương lai sẽ ra sao?


    http://danlambaovn.blogspot.com/2012...rung-quoc.html

    Binh Dinh Titanium Ore Violation

    These people forget that titanium is not a common metal used in processing metal products. It is a hazardous substance. Inadvertently, their greed has made the area poisonous with radioactive elements ...the toxic substances in the air are 6.2 times higher than the permissible ratio.

    The water sample taken from Binh Dinh Mineral Company also showed a higher level of radioactive contamination... At the wet sifting workshop, the main place of radioactive pollution is the ores enriched by 85-92 percent....

    http://www.metdaq.com/en/press-centr...violation.html


    Chính phủ CHXHCNVN biết là ô nhiễm phóng xạ nghiêm trọng, gây hại cho ngươì dân mà vẫn cho khai thác.

  9. #9
    Lotus
    Guest
    PCBs và dioxin.

    I. MỘT SỐ NÉT VỀ PCBs

    Trước năm 1990, tất cả các máy biến thế của Việt Nam đều nhập từ Trung Quốc, Liên Xô cũ, là loại máy sử dụng dầu PCB. Sau năm 90, Việt Nam đã ngừng nhập loại máy trên, nhưng các kho chứa dầu cũ vẫn còn và đến nay vẫn chưa có phương pháp chuẩn để xử lý. Tại nhiều kho, do thiếu hiểu biết, cán bộ quản lý đã cho dân sử dụng. Khi bị đốt cháy, loại dầu này phát tán chất độc.

    PCBs là những một trong số nhiều chất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất.

    Ở Mỹ, PCBs được sản xuất từ năm 1929 bởi Công ty Hóa học Swann. Thế giới sản xuất và sử dụng PCB rộng rãi từ năm 1930, mỗi một năm sản xuất khoảng 26.000 tấn.

    Từ những năm 40 của thế kỷ trước, Việt Nam cũng đã nhập khẩu khoảng từ 27.000 đến 30.000 tấn PCB từ Nga, Trung Quốc và Rumani, chủ yếu làm chất cách điện trong biến thế. Ngoài ra PCB còn được dùng làm chất truyền nhiệt trong hệ thống trao đổi nhiệt, làm chất hoá dẻo, chất phủ bề mặt, phụ gia trong sơn, chất chống cháy, chất xúc tác trong công nghiệp hoá chất…. PCBs cũng thường sử dụng như việc làm ổn định những phụ gia trong sự sản xuất (của) PVC linh hoạt phủ (cho) sự nối dây và những thành phần điện tử điện để tăng cường nhiệt và tính chống hoả hoạn.

    PCB được sử dụng trong sản xuất tụ điện ở General Electric Company ở Hudson Falls, N.Y.

    Mãi tới đầu những năm 60 của thế trước, các nhà khoa học mới phát hiện ra PCB có tính độc, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Có nhiều vụ ngộ độc PCB đã xảy ra, trong đó vụ Yusho ở Nhật Bản năm 1968 và vụ Yucheng ở Đài Loan năm 1979 đã gây ra hàng trăm người chết và hàng ngàn người bị các ảnh hưởng khác nhau.

    PCB có rất nhiều tên thương mại khác nhau ở những quốc gia khác nhau .Kanemi Soko là nhà sản xuất dầu ăn chiết suất từ cám gạo nổi tiếng tại Nhật Bản, năm 1968 đã gây vụ ngộ độc hóa chất nghiêm trọng cho hơn 14.000 người trong đó 1.853 người là những nạn nhân bị phơi nhiễm PCB (Polychlorinated Biphenyls) rất nặng, gây các chứng bệnh mãn tính suốt đời và có thể di truyền sang thế hệ kế tiếp qua sữa mẹ theo điều tra vào năm 1986.

    Báo Asahi ngày 10/10/1968 đưa tin nhiều gia đình ở vùng Fukuoka và Nagasaki mang các chứng bệnh kỳ quái tập thể như chân tay run rẩy, màu da nổi chàm... Ngày 15/10/1968, Cơ quan y tế thành phố Ogura ra lệnh đình chỉ việc bán dầu ăn của Kanemi và cấm công ty này sản xuất và kinh doanh dầu ăntừ cám gạo. 2 ngày sau, Đại học Kyushu lập đoàn điều tra “bệnh do dầu ăn” vớisự tham dự của Trưởng bộ môn vệ sinh công cộng của tỉnh mặc dù đây là đoàn không phải do Chính phủ tổ chức, phủ nhận nguồn tin dầu này bị nhiễm arsenic.

    Ngày 4/11/1968, qua 2 tuần, đoàn điều tra của Viện nghiên cứu vệ sinhtỉnh Kochi công bố dầu bị nhiễm hợp chất chlorine hữu cơ. Cùng ngày Tổ nghiên cứu chuyên môn của Đại học Kyushu chính thức xác nhận nguyên nhân các triệu chứng lạ ở người bệnh là do dầu ăn có hàm lượng PCB 2000-3000 ppm từ sản phẩm “Kaneclor 400” - một hóa chất có chứa PCB khi gia nhiệt-chiên xào tạo ra hợp chất PCDF (Polychlorinated Dibenzofuran - một loạidioxin) độc hại.“Kaneclor 400” - là sản phẩm của Công ty hóa chất Kanegafuchi được sử dụng làm dung môi trong quy trình khử mùi dầu cám của Kanemi. Lô hàng này được sản xuất trước tháng 2/1968 và khả năng cao nhất gây ngộ độc cho người tiêu dùng trong khoảng thời gian từ tháng 3-10/1968.

    Mặc dù nguyên nhân nhiễm độc đã được làm sáng tỏ, nếu như các đoàn thanh - kiểm tra có trách nhiệm làm việc nghiêm túc thì sự việc đã được phát hiện trước đó 8 tháng và số người bị hại sẽ giảm thiểu rất nhiều. Sở dĩ 8 thángtrước là vì đây là thời kỳ bắt đầu có dấu hiệu nhiễm độc dầu ăn và cùng lúc đó xảy ra vụ gà bị nhiễm “dầu màu nâu” chết hàng loạt. Trong tháng 2 và 3 năm 1968 lượng gà nhiễm loại “dầu màu nâu” này bị chết hàng loạt, đã có 400.000 con có tỷ lệ lượng trứng sinh nở xuống thấp bất thường trong số 2 triệu con ở vùng Kyushu, Shikoku thuộc miền Nam nước này vì ăn thức ăn trộn dầu có hàm lượng PCB của Công ty Kanemi.

    II.TÍNH CHẤT CỦA PCBs.

    PCB thuộc loại các hóa chất hữu cơ tổng hợp và là một trong số các chấtô nhiễm môi trường phổ biến nhất, có trong không khí, nước, đất, thực phẩm vàcả trong mỡ người và động vật.

    PCB (Polycloro biphenyls) là một nhóm chất, được tạo thành bằng cáchthay thế từ 1 đến 10 nguyên tử clo (Cl) vào các vòng benzen.C ó công thức tổngquát là C
    12
    H
    10-n
    Cl
    n

    PCB là nhóm hợp chất mà trong phân tử của chúng chứa 2 nhóm phenyl được clohoá, được phát hiện trong chuỗi thức ăn liên quan đến các thuỷ vực (sông, hồ) như trong bùn lắng, cây cỏ, sinh vật phù du, cá, động vật thân mềm,
    các loài chim sống quanh thuỷ vực và lẽ dĩ nhiên ở cả các mô mỡ của những người có sử dụng tôm, cá làm thực phẩm trong bữa ăn.

    PCB không tan trong nước nhưng tan trong mỡ.điều này làm cho PCB dễ tích tụ trong mỡ,khó bị loại thải ra khỏi cơ thể.

    Về mặt hóa học, PCB dễ bị oxy hóa tạo thành các hợp chất vô cùng độc hại khác như Dioxin hoặc các hợp chất Furan.

    PCB có độc tính cao lại rất khó bị phân huỷ. Ví dụ, các PCB trong tự nhiên có chu kỳ bán huỷ hàng trăm năm (rất bền, bền hơn cả DDT).

    Cấu trúc hóa học của PCB




    Nhóm chất này có nhiều tính năng quí như dẫn nhiệt, cách điện tốt, khó bị phân huỷ trong môi trường axit và kiềm.

    Để phân huỷ các PCB người ta phải nung vật liệu chứa PCB đến nhiệt độ cao, trên 1200 o C. Tuy nhiên khi nung, PCB có thể bốc theo khói, đồng thời có thể chuyển hóa thành các chất độc khác .

    Các nhà khoa học cho biết, hàm lượng clo (Cl) trong PCB càng cao thì hợp chất càng độc. PCB ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gan và có khả năng gây ung thư . Ngoài ra,mức độ độc hại còn phụ thuộc vào cấu trúc không gian (đồng phân lập thể) của chúng.

    Đồng phân para:hai vòng benzene làm thành 1 góc 90 o sẽ có độc tính cao nhất.


    III .NGUỒN GỐC


    PCB không có sẵn trong tự nhiên. Chỉ có từ nguồn gốc nhân tạo. Mặc dù không còn được sản xuất trong nước Mỹ, PCB có thể tồn tại trong những sản phẩm và nguyên liệu được sản xuất trước lệnh cấm sử dụng PCB năm 1979.

    Những sản phẩm mà có thể chứa PCBs

    Bao gồm :.

    Những máy biến thế và những tụ (điện).


    Thiết bị điện khác bao gồm những bộ điều hòa điện thế, những ống lót, và những nam châm điện.

    Dầu được dùng trong những mô tơ và những hệ thống thủy lực


    Những thiết bị điện cũ hay những trang thiết bị chứa đựng PCB tụ (điện).





    Đèn Huỳnh quang.

    Cáp cách ly.

    Sự cách nhiệt vật chất việc bao gồm sợi thủy tinh nỉ, sủi bọt, và nút bần






    Những chất dính.

    Sơn dầu.

    Chất dùng để hàn

    Những chất dẻo.

    Giấy than….

    Hôm nay những PCB có thể còn được giải phóng vào trong môi trường từ việc kém cỏi trong việc bảo trì máy móc ,PCB bị rò rỉ từ những máy biến thế điện chứa đựng những PCB. PCBs có thể cũng được giải phóng vào trong môi trường từ những lò đốt rác thành phố và các khu công nghiệp .

    IV CON ĐƯỜNG CHUYỂN HOÁ



    Qúa trình nhiệt phân của PCB dạng lỏng


    QUY TRÌNH XỬ LÝ ĐỘC CHẤT PCB

    V. ẢNH HƯỞNG CỦA PCB ĐẾN CON NGƯỜI, MÔI TRƯỜNG VÀ SINH VẬT

    Theo Tổ chức Y tế thế giới, PCB có khả năng gây ung thư và hàng loạt ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch, hệ nội liệt, hệ sinh dục của con người. Mức độ ảnh hưởng tuỳ từng chất trong nhóm PCB.

    PCB đi vào môi trường theo ba con đường chính:

    Do thải bỏ chất thải có PCB ra các bãi rác rồi từ đó PCB xâm nhập vào nước ngầm, ra sông, ra biển.


    Do thiêu đốt không hoàn toàn chất thải có chứa PCB khiến PCB có thể phân tán vào khí quyển
    .


    Khi đi vào cơ thể PCB se kết hợp với các hợp chất hữu cơ,làm thay đổicác phản ứng sinh hóa trong cơ thể.

    PCB có vòng giống như cấu trúc của baz nitric nên chúng sẽ làm rối loạncác quá trình sinh tổng hợp protein, quá trình tự sao của DNA gây ra bệnh ung thư.

    Do sự rò rỉ PCB từ các thiết bị điện như biến thế, tụ điện. Sự vận chuyển của PCB trong môi trường là do các tác động của không khí, nước, động vật và một số con đường khác…

    PBC có thể tích tụ trong mỡ, sữa, não, huyết thanh, gan, cơ bắp của con người, và có thể đào thải khỏi cơ thể qua phân nước tiểu, qua sữa mẹ mà truyền sang con.

    Kanemi Soko là nhà sản xuất dầu ăn chiết suất từ cám gạo nổi tiếng tại Nhật Bản, năm 1968 đã gây vụ ngộ độc hóa chất nghiêm trọng cho hơn 14.000người trong đó 1.853 người là những nạn nhận bị phơi nhiễm PCB(Polychlorinated Biphenyls) rất nặng, gây các chứng bệnh mạn tính suốt đời vàcó thể di truyền sang thế hệ kế tiếp qua sữa mẹ theo điều tra vào năm 1986.

    PGS.TS. Phạm Hữu Lý ở Viện Hóa học, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam khẳng định, đã có rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về ảnh hưởng của các chất POPs mà điển hình là PCB đối với con người. Các triệu chứng nhiễm độc cho người và động vật chủ yếu thường xuất hiện qua đường tiêu hóa và hô hấp. Nhiễm độc ở mức độ cao và cấp tính sẽ bị bỏng da, trầy da, thay đổi cấu trúc của da và móng tay, thay đổi chức năng gan và hệ thống miễn dịch; ảnh hưởng đến hệ hô hấp gây đau đầu, suy nhược thần kinh, hoa mắt, mất trí nhớ, hoảng loạn và bất lực. Nhiễm độc mãn tính với nồng độ PCB dù nhỏ cũng dẫn đến phá hủy gan, rối loạn sinh sản và đặc biệt là biến đổi gen gây hàng loạt bệnh nguy hiểm như ung thư, quái thai, dị dạng và những vấn đề khác ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường.

    Ảnh hiển vi điện tử của vi khuẩn Dehalococcoides (Dhc) cho thấy sự biến dạng GT (của) những vi trùng bị nhiễm PCB trong phòng thí nghiệmPCB còn ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính:ở một hồ bị nhiễm PCB thì hầu hết là con cái, con đực không có hoặc rất ít.


    Trung bình ở Mỹ, người dân mang sẵn trong mình một lượng PCB sát với ngưỡng cửa khởi đầu của những vấn đề về sức khỏe có liên quan đến PCB.

    Không phải tất cả 209 loại độc chất PCB đều có tác động như nhau, một số có tính chất như Dioxin,một số hoạt động như hoocmon, một số gây độc đến hệ thần kinh.

    PCBs ảnh hưởng đến tất cả các hệ thống của cơ thể(như hệ miễn dịch,hệ thần kinh,các hoocmon, hệ enzyme) vì thế PCBs có ảnh hưởng lớn đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan của cơ thể sinh vật.

    Thế nhưng sự ô nhiễm PCBs đã bị lờ đi trong một thời gian dài.

    Sự phơi nhiễm độc ch ất PCBs trong đại dương trong thời gian dài sẽ gây nguy hại lớn, đó là nguyên nhân giết cá voi theo: Courtesy of National Oceanic & Atmospheric Administration

    Những người làm việc tiếp xúc với chất dioxin có những biểu hiện rối loạn hoạt động và trí nhớ. Hai cuộc nghiên cứu về kiểm tra dịch tễ đã chỉ ra rằng trẻ emđược sinh ra từ những bà mẹ làm việc ở nơi có chất PCB thì vận động thần kinhchậm chạp và thiếu khả năng nhận thức do tổn thương về trí nhớ thị giác. ở Pháp, mối nguy hiểm khi tiếp xúc với hợp chất PCB được ít người biết đếnnhưng những nghiên cứu mới đây cho thấy ở những vùng gần các máy đốt rác,chất dioxin gây ra ô nhiễm nghiêm trọng.

    Đối với các động vật khi bị nhiễm PCB thì gây ra sự giảm sút về giống loài, làm thay đổi hệ miễn dịch, cơ thể chậm phát triển, làm ảnh hưởng đến di truyền, gây hủy hoại gan…

    Đối với con người nhiễm PCB chủ yếu qua đường dinh dưỡng. PCB có trong cơ thể người tích tụ trong các mô mỡ, trong sữa mẹ và có khả năng gây ung thư. PCB cũng làm thay đổi hệ thống miễn nhiễm làm cơ thể chậm phát triển. Người ta đã chứng minh được rằng PCB là một trong những nguyên nhân gây ra các ảnh hưởng độc tố kinh niên và hiện tượng rối loạn sinh lý của sư tử biển. Phân tích máu của các con sư tử biển này cũng cho thấy có sự giảm đángkể lượng hoóc-môn trong máu và trong tuyết giáp. Hiện tượng này cũng giốngnhư triệu chứng quan sát được khi cho một số loài động vật gặm nhấm tiếp xúcvới PCB dạng phẳng (PCB 9,10,19,30).

    Năm 1987, mức PCB cao được tìm thấy trong cơ thể của các bà mẹ Inuitđang cho con bú tại Nunavut - lãnh thổ bán tự trị tại vùng Bắc Cực thuộc chủquyền Canada. Kết quả này làm dấy lên sự lo ngại về tác động của chúng đốivới sức khoẻ con người.

    Một nghiên cứu khác do các chuyên gia thuộc ĐH Laval ở Quebec tiếnhành chỉ ra rằng mức PCB trong cơ thể của các bà mẹ Inuit cao gấp năm lần sovới những người Canada khác. Các chuyên gia nói rằng nguyên nhân nằm ở chếđộ ăn. Người Inuit phụ thuộc nhiều vào hoạt động săn bắn hải mã, cá voi, hảicẩu và các loài động vật khác ở gần đỉnh của chuỗi thức ăn.

    Ví dụ ở vùng hồ Giơnevơ (Thụy Sỹ) hàm lượng PCB trong các đối tượng nhưsau (ppm): Sinh khối và bùn: 0,02; rong tảo: 0,04-0,07; động vật thân mềm:0,06; cá: 3,2-4; trứng chim: 5-6; mỡ người 0,1-10. Nồng độ PCB ở vùng Đông Bắc Thái Bình DươngĐây là cảnh của một trong số tai nạn PCB ở trong nhà tồi tệ nhất trong lịch sử xảy ra ở New York.

    VI. TIÊU CHUẨN ĐỘC HỌC

    Coi trong :

    www.scribd.com/doc/80213194/PCB


    ... đã xâm nhập tích tụ từ trước đáy vào môi trường. Cho nên vẫn rất cần cảnh báo về ô nhiễm bởi PCB.

    Trước năm 1990, tất cả các máy biến thế của Việt Nam đều nhập từ Trung Quốc, Liên Xô cũ, là loại máy sử dụng dầu PCB. Sau năm 90, Việt Nam đã ngừng nhập loại máy trên, nhưng các kho chứa dầu cũ vẫn còn và đến nay vẫn chưa có phương pháp chuẩn để xử lý. Tại nhiều kho, do thiếu hiểu biết, cán bộ quản lý đã cho dân sử dụng. Khi bị đốt cháy, loại dầu này phát tán chất độc hại ra môi trường.

    Thông qua số liệu phân tích của các nhà phân tích cho thấy hàm lượng PCB trong đất ở các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, các tỉnh Bắc Ninh, QuảngTrị, trong thời gian từ năm 1992 đến 2002, đã có thể phát hiện thấy PCB trong mọi mẫu đất, chứng tỏ tình trạng ô nhiễm PCB đang xảy ra ở Việt Nam, và mức độ ô nhiễm tăng dần theo các năm. Hàm lượng PCB trong các mẫu đất lấy ở cáctrung tâm công nghiệp ở các thành phố lớn là cao hơn so với các mẫu đất lấy ở các vùng nông thôn.

    Như vậy, ở các thành phố lớn là nơi có các hoạt động công nghiệp, mạng lưới điện phát triển cần sử dụng nhiều biến thế thì tình trạng ô nhiễm bởi PCB thể hiện rất rõ. Ở các tỉnh, nơi có tốc độ phát triển kinh tế thấp hơn thì mức độ ô nhiễm bởi PCB có thấp hơn, nhưng vẫn xu hướng tăng lên theo thời gian.


    Như đã nêu ở trên, PCB là chất có khả năng gây ung thư và các bệnh tật khác, mà lại khó phân huỷ trong môi trường. Vì vậy theo chúng tôi rất cần tổ chức thực hiện việc đánh giá hiện trạng ô nhiễm PCB ở các địa phương trong toàn quốc, đánh giá các nguồn có khả năng gây ô nhiễm PCB để từ đó có cách quản lý, xử lý, thay thế thích hợp.

    Hiện tại, ở Việt Nam chưa có các tiêu chuẩn về PCB trong môi trường (đất, nước, không khí), giới hạn nồng độ PCB phát thải sau khi xử lý ở lò thiêu đốt. Cần dựa trên đặc điểm của Việt Nam và ý kiến của các chuyên gia, để xâydựng tiêu chuẩn về PCB phù hợp với Việt Nam. Các tiêu chuẩn được xây dựngsẽ là công cụ đắc lực trong quản lý PCB.

    Chúng ta không thể xử lý toàn bộ nguồn PCB ở nước ta
    trong thời gian ngắn, vì vậy coi trọng việc lưu trữ PCB trước khi xử lý là cần thiết. Cần có quy định về thiết kế và xây dựng kho lưu trữ PCB. Việc dán nhãn các thiết bị có sửdụng tới PCB là hết sức hữu hiệu cho việc quản lý, thực hiện các chương trình thay thế PCB khỏi các thiết bị điện. Cũng cần có và thực hiện các qui định về vận chuyển đất ô nhiễm và thiết bị, vật liệu có chứa PCB tới nơi lưu trữ trước khi xử lý, hoặc địa điểm xử lý, phù hợp với Công ước quốc tế về vận chuyển chất thải nguy hại, tránh nguy cơ rò rỉ PCB ra môi trường.

    Chúng ta rất cần điều tra số lượng PCB trong các thiết bị điện để chọn giải pháp công nghệ xử lý phù hợp (thiêu đốt, xử lý hoá học…).

    Tình trạng ô nhiễm bởi PCB ở nước ta là đang xảy ra, và những đề xuất của chúng tôi sau thời gian nghiên cứu bước đầu về ô nhiễm PCB trong đất ở một số địa phương trong cả nước, mong được các cơ quan hữu trách quan tâm xem xét.

    Tổng Giám đốc UNEP Klaus Toepfer tuyên bố, việc loại bỏ PCB trên thế giới đòi hỏi sự hợp tác giữa các chính phủ, các ngành công nghiệp và các công ty thương mại vì PCB hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện, làm chất phụ gia trong các ngành công nghiệp sản xuất sơn, mỹ phẩm, chất dẻo và giấy. Mặc dù đã bị cấm theo Công ước LHQ về loại bỏ chất hữu cơ độc hại, nhưng PCB vẫn gây hại cho sức khỏe con người do các thiết bị điện cóchứa PCB vẫn tiếp tục được sử dụng.

    Đại diện các chính phủ, các ngành công nghiệp và các công ty thương mại tham dự hội nghị đã thảo luận các chính sách ở cấp quốc gia và quốc tế, cácvấn đề hậu cần, khả năng của các nước cũng như các nhu cầu trong việc quản lý và loại bỏ dần PCB. Việc thay thế ngay lập tức các thiết bị điện có sử dụng PCB được đánh giá là không khả thi và tốn kém, đặc biệt đối với các nước đang phát triển ...

    EU đã quy định mức trần cho hàm lượng các chất điôxin (gồm một loạt hóa chất cùng dòng, do con người hoặc thiên nhiên tạo ra) nhưng chưa quy định giới hạn một số hóa chất gọi là PCB có trong nhiều sản phẩm như dầu nhờn, mực in và vật liệu xây dựng. Một số chất PCB (các hyđrôcácbon thơm chứa clo)cũng có những độc tính giống như các chất điôxin nhưng cho đến nay vẫn chưa được EU quy định nồng độ trong thực phẩm và thức ăn gia súc.

    Dự kiến, từ tháng 11/06 EU sẽ đưa ra quy định về mức tối đa cho phép đối với các loại điôxin và các hóa chất độc PCB giống điôxin trong thực phẩmvà thức ăn cho vật nuôi, và bất kỳ sản phẩm nào vi phạm đều sẽ bị cấm lưu thông trên thị trường. Các chất điôxin và PCB là những hóa chất độc có khả năng gây ung thư, gây gây rối loạn hoócmôn, giảm khả năng sinh sản, nhiễm trùng da và rối loạn hệ miễn dịch.Những chất này có thể không hòa tan trong nước nhưng lại dễ hòa tan trong mỡ và lại tồn tại lâu dài nên có thể tích tụ trongcơ thể. Các loại thịt, trứng, sữa, cá nuôi và những thực phẩm khác có thể bị nhiễm điôxin từ thức ăn chăn nuôi, nhất là từ các chất làm từ bột cá hoặc dầu cá. Nguồn nhiễm độc cũng có thể xuất phàt từ môi trường như từ các lò đốt phếthải.

    Dự phòng

    1. Giám sát môi trường lao động

    Thực hiện các biện pháp bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh lao động, đặc biệt khống chế nồng độ PCB trong không khí nơi làm việc không vượt quá mức cho phép.Cần sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động bảo vệ đường hô hấp (bao gồm cả mặt nạ) và bảo vệ da.

    2. Giám sát và quản lý sức khỏe

    1/ Kiểm tra sức khỏe tuyển dụng

    Bao gồm các tiền sử bệnh tật và kiểm tra thể lực, đặc biệt quan tâm đếnda và gan, cần thăm dò chức năng gan.

    2/ Kiểm tra sức khỏe định kỳ
    Thực hiện kiểm tra tuyển dụng 1 lần/năm. Cần làm xét nghiệm chức nănggan và triglyxerit.

    3/ Quản lý sức khỏe

    Các bệnh nhân bị hư hại về gan và ban do clo dai dẳng cần :

    Ngưng tiếp xúc, có thể chuyển công tác.


    Điều trị triệu chứng.

    3. Dự phòng

    Cần chú ý phòng chống tác hại do sự phân hủy PCB trong các trường hợpsự cố, tai nạn.

    1/ PCB có trong thành phần của thương phẩm Pyralen. Pyralen là hỗn hợp củaPCB và triclobenzen, là chất lỏng ở nhiệt độ thường, không cháy được và có 2tính chất quan trọng khác : có dung lượng hấp thu nhiệt lớn và công suất điệnmôi cao. Được dùng trong các máy biến thế, tụ điện, bộ chỉnh lưu, biến trở…


    / Trong quá trình hoạt động của thiết bị có thể xảy ra các sự cố (tai nạn) sau :


    a) Các tai nạn làm hư hỏng thiết bị, gây rò rỉ PCB ra bên ngoài, nó dễ thấm sâu vào đất.

    b) Các bất thường về điện bên trong thiết bị do nguyên nhân nào đó. Lúc đóhồ quang điện sinh ra, kèm theo sự tỏa ra Cl 2, HCl. Sự hủy bỏ thiết bị làm lan tỏa điện môi dưới dạng tia lỏng và khí dung gây ra ô nhiễm không khí, với sự có mặt của PCB – không có cháy .

    Các tai nạn có thể gây cháy hoặc phân hủy PCB ở nhiệt và có không khí, tạo ra Cl 2 và HCl, đồng thời còn tạo ra polyclodibenzoparadioxin (PCDD) và polyclodibenzofuran (PCDF), “bị” gọi là các dioxin. Độc tính của chúng chưa được biết nhiều, trong khi chất dioxin đã biết rõ ...

    www.scribd.com/doc/80213194/PCB

  10. #10
    Lotus
    Guest
    Bán cả chất thải nguy hại

    Vụ việc gần 565.000 lít dầu biến thế, trong đó có chứa chất hữu cơ cực độc PCB (viết tắt của Polychlorinated Biphenyl) được 23 đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực VN (EVN) âm thầm bán ra ngoài, bất chấp những quy định của luật pháp về bảo vệ môi trường, đang trở thành vụ xìcăngđan.

    Dầu biến thế đã qua sử dụng có chứa chất PCB - được xếp vào loại chất thải nguy hại, được Chính phủ quy định quản lý nghiêm ngặt. Bất cứ hoạt động xuất nhập khẩu, mua bán, sử dụng và tiêu huỷ loại chất thải nguy hại này đều phải có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

    Năm 2003, Cty cấp nước TPHCM lưu chứa 20.000 lít dầu biến thế đã qua sử dụng có chứa chất PCB, đã làm dấy lên cuộc bàn tán về cách thức quản lý và tiêu huỷ chất này. Thế nhưng, với số lượng nhiều hơn gấp vài chục lần này, các đơn vị ngành điện đã tuồn ra ngoài mà không chút áy náy, dù việc làm này là vi phạm pháp luật, đồng thời trái với quy định của chính EVN tại công văn số 2623/CV-EVN-KHCN&MT.

    PCB là một trong những chất có độc tố rất cao và khó phân huỷ. Độc tố trong PCB gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, gan và có khả năng gây ung thư.

    Trên thế giới, PCB đã bị cấm sản xuất từ năm 1970. Đối với nước ta, theo lộ trình phải đến năm 2028 mới có thể loại bỏ hoàn toàn chất này ra khỏi cuộc sống. EVN hiện đang quản lý hơn 60% tổng lượng PCB tại VN.
    Chính vì thế, việc quản lý PCB tại EVN luôn được các cơ quan bảo vệ môi trường đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, từng ấy chất thải nguy hại đã bị tuồn ra bên ngoài lại cho thấy một sự quản lý thiếu chặt chẽ về chất thải nguy hại trong nội bộ ngành điện.

    Trên thế giới,chi phí xử lý mỗi tấn dầu nhiễm PCB tốn kém từ 3.000-6.000USD . Liệu đây có phải một trong những nguyên nhân lý giải phần nào lý do vì sao 23 đơn vị của EVN âm thầm đẩy các lô chất thải nguy hại ra bên ngoài chứ không mang đi xử lý, tiêu huỷ theo đúng quy định, bất chấp hiểm hoạ đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng?

    Theo quy định về quản lý chất thải nguy hại, bên bán chắc chắn đã vi phạm, nhưng bên mua cũng không thể tránh khỏi trách nhiệm pháp lý.

    Việc mua để sử dụng như thế nào, hay để đốt, cũng phải có báo cáo và được các cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường giám sát chặt chẽ. Bởi việc thiêu huỷ chất PCB ở nhiệt độ cao (yêu cầu phải trên 1.200 độ C), nếu công nghệ không đáp ứng tiêu chuẩn, vẫn có thể sản sinh ra các loại khí cực độc, rất hại đối với sức khoẻ con người.

    ( Lao Động)

    http://xangdau.net/tin-tuc/tin-trong...-hai-3175.html


    Synopsis on Dioxin and PCBs
    :

    http://www.thl.fi/thl-client/pdfs/81...3-995dcd1b68cb

 

 

Similar Threads

  1. Đi học mùa nước lũ
    By Tuấn Nguyễn in forum Nhân Văn
    Replies: 2
    Last Post: 08-22-2012, 09:50 PM
  2. Replies: 3
    Last Post: 10-19-2011, 08:57 PM
  3. Ngồi chơi sơi nước, bác Hoàng Hạc
    By Angie in forum Ngôn ngữ học
    Replies: 0
    Last Post: 10-01-2011, 01:33 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 11:26 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh