Register
Page 1 of 3 123 LastLast
Results 1 to 10 of 27
  1. #1
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367

    Phi đối xứng




    Phi đối xứng hay đúng hơn là "bất đối xứng", "bất cân xứng", hay đơn giản là "không cân đối"?



    /* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/7003799.html
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #2
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,601
    Đối xứng nghe cái làm nhớ lại giờ hình học lớp 9.

    Đối xứng là trái phải giống nhau, trước sau như một, trên dưới y chang. Tiếng Anh là symmetry.

    Cân xứng là vừa tầm, đúng cỡ, ngang hàng, cùng lứa. Tiếng Anh là same-same.

    Đài tiếng nói Dị kỳ, ưa xài chữ kỳ dị.

  3. #3
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,020

    Thầy Triển, thầy Ốc,
    Phi đối xứng nghe lạ và có kỳ cục .
    Bất đối xứng - cũng khó nghe, trắc, trắc, trắc bị quá trúc trắc .
    Bất cân xứng - tàm tạm
    Không cân xứng - nghe rất quen tai

    Người ở VN bây giờ kể cả các cây bút, nhà văn, nhà thơ xuất bản thi tập, xài Hán-Việt đem cắt, ghép tứ tung, tưởng là nghe cho kêu, thực chất tối nghĩa hoặc khg có nghĩa .

  4. #4
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367

    Thầy Ốc và nữ sĩ hoa hồng,

    thật tình thì nghe giang hồ đồn rằng phi, bất do người Việt nhặt từ bên tàu về, nhưng chỉ nhặt có 3 chữ. Tiếng Tàu có nhiều Prefix như vậy cho việc phủ định.

    Giang hồ bảo rằng phi bổ nghĩa cho danh từ, sau này ngữ pháp gọi chữ bổ nghĩa cho danh từ là định ngữ. Nghĩa là theo sau phi phải là danh từ thì mới đúng bài bản tiếng tàu.

    Còn bất thì bổ nghĩa cho tĩnh từ và động từ. Do đó theo sau bất chỉ có thể là động đậy hoặc có tính chất.

    Phi đối xứng là một thành ngữ nữ sĩ hoa hồng chưa nghe, nhưng thành ngữ này thuộc loại "bình thường ở huyện" của Việt Nam. Cho nên vin vào loại "nghe quen tai" không thể được, nó phải có đúng ngữ pháp hay không đúng ngữ pháp mới được cơ.

    Một ví dụ sai ngữ pháp:

    "Dạ. Dạ. Ê nó trời ơi trời cái gì vậy. Hai bà quần chúng đi đóng quần chúng mà sợ dơ đồ hả lấy lá chuối lót hả trời hư phim của tui hết trơn qua đây bay.".
    (*/ nguồn: https://hu-hu.facebook.com/photo/?fb...ecnf.547612489 )

    Quần-chúng là danh từ. Câu đầu xài chữ đó như tĩnh từ, câu kế dùng chữ đích thực là danh từ. Nghe riết sẽ quen tai, nhưng kỳ thật là câu đầu sai ngữ pháp. Nhưng ở Việt Nam người ta chấp nhận nói như vậy. Cho nên không thể xét câu nói bằng quen tai để định đúng hay sai.


    PS: Cái giang hồ nói bên trên là chỗ này: NGHIÊN CỨU HÁN NÔM & NGÔN NGỮ HỌC - http://dolamdhhp.blogspot.com/2011/1...-o-phuong.html
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #5
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,601
    Người Việt xài nhiều chữ Hán Việt nhưng hồi đi học ở trường hông có môn Hán Việt nên biết xài nó đã khó, hiểu rõ ngữ pháp hay phân biệt từ loại của mấy chữ đó thì còn khuya.

    Nhiều chữ vừa là động từ vừa là danh từ dù viết y chang, rồi danh từ có thể bổ nghĩa cho danh từ khác khi được xài như tính từ. Thí dụ: bất nghĩa, phi nghĩa, vô nghĩa; bất nhân, phi nhân, vô nhân; bất học, phi học, vô học; bất thường, phi thường, vô thường…

    Cũng có khi “bất” đi với danh từ: bất tài, bất lực, bất hạnh, bất an… Giang hồ thì ưa nói “Bất độc bất anh hùng” hay “Lượng tiểu phi quân tử, vô độ bất trượng phu.”

    Chữ “phi” cũng có lúc đứng trước động từ hay tính từ: phi thương bất phú, phi thường, phi phàm…

    Ấu bất học lão hà phi?

  6. #6
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,020
    Quote Originally Posted by Triển View Post

    Thầy Ốc và nữ sĩ hoa hồng,

    Còn bất thì bổ nghĩa cho tĩnh từ và động từ. Do đó theo sau bất chỉ có thể là động đậy hoặc có tính chất.

    Phi đối xứng là một thành ngữ nữ sĩ hoa hồng chưa nghe, nhưng thành ngữ này thuộc loại "bình thường ở huyện" của Việt Nam.
    Cho nên vin vào loại "nghe quen tai" không thể được, nó phải có đúng ngữ pháp hay không đúng ngữ pháp mới được cơ.

    Một ví dụ sai ngữ pháp:

    "Dạ. Dạ. Ê nó trời ơi trời cái gì vậy. Hai bà quần chúng đi đóng quần chúng mà sợ dơ đồ hả lấy lá chuối lót hả trời hư phim của tui hết trơn qua đây bay.".
    (*/ nguồn: https://hu-hu.facebook.com/photo/?fb...ecnf.547612489 )

    Quần-chúng là danh từ. Câu đầu xài chữ đó như tĩnh từ, câu kế dùng chữ đích thực là danh từ. Nghe riết sẽ quen tai, nhưng kỳ thật là câu đầu sai ngữ pháp. Nhưng ở Việt Nam người ta chấp nhận nói như vậy. Cho nên không thể xét câu nói bằng quen tai để định đúng hay sai.

    PS: Cái giang hồ nói bên trên là chỗ này: NGHIÊN CỨU HÁN NÔM & NGÔN NGỮ HỌC - http://dolamdhhp.blogspot.com/2011/1...-o-phuong.html
    Ngũ Triển nguyên soái,

    TLinh nói lại là "không cân xứng" - đúng ngữ pháp .

    Thầy Ốc phân tích chữ "phi" có dùng trước động từ cũng có mà ít .

  7. #7
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    N Thí dụ: bất nghĩa, phi nghĩa, vô nghĩa; bất nhân, phi nhân, vô nhân; bất học, phi học, vô học; bất thường, phi thường, vô thường…


    bất nhân: là không có tình người. "Cái thứ bất nhơn"!

    phi nhân: là không phải loài người. "Cộng sản phi nhân"

    vô nhân (đạo): là không có tính cách của con người.


    Cái gì cũng "nhân". Nhưng đằng sau đó phải hiểu cho đúng nghĩa chứ. Nghĩa khác. Tuy nhiên cũng vì xài lung tung và hay giản lược, rút ngắn chữ, cho nên không còn ai biết đúng sai nữa.
    Các chữ kia cũng vậy.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #8
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,020
    Ngũ đại nhân,
    Nhớ lại hồi nhỏ Thuỳ có nghe người ta nói chuyện về xì ke, nghe nói chính xác như này .
    -thằng N phi xì ke !

    hiểu ý là chích, hút xì ke, chữ "phi" động từ này chắc tiếng lóng thay cho chữ "bay" của bay bổng chắc ?

  9. #9
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Thùy Linh View Post
    Ngũ đại nhân,
    Nhớ lại hồi nhỏ Thuỳ có nghe người ta nói chuyện về xì ke, nghe nói chính xác như này .
    -thằng N phi xì ke !

    hiểu ý là chích, hút xì ke, chữ "phi" động từ này chắc tiếng lóng thay cho chữ "bay" của bay bổng chắc ?
    Duyên Anh có viết trong các truyện của ông ấy là phê xì-ke. Ngoài đời thì thỉnh thoảng cũng có nghe phê xì-ke.

    Còn phi xì-ke thì tại hạ chưa có nghe. Cho nên cũng không hiểu rõ phi-xì-ke là gì. Là không chích xì-ke nữa hay là không có bị nghiện ngập xì-ke nữa hay là gì.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #10
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,020
    Triển đại nhân,
    Hồi nhỏ nhà Thuỳ ngay trước sân là chợ lớn, buôn bán suốt ngày, hay nghe nhiều người ngoài chợ nói chuyện với nhau,
    người ta đang bàn về ai đó bị ghiền, hút xì ke,
    có thể tiếng lóng chế ra ở địa phương vào thời điểm đó, hay là nghe không rõ.
    ngay cả hai chữ xì-ke cũng xưa rồi, ngày nay ít ai nhắc đến, còn không hiểu là chất gì ?

    Mới nhớ ra chữ phi động từ có phi ngựa, ngựa phi nước đại

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 05:54 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh