Register
Page 21 of 24 FirstFirst ... 111920212223 ... LastLast
Results 201 to 210 of 231
  1. #201
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    867
    Quote Originally Posted by Thùy Linh View Post
    ... quỹ hưu của em Ba cũng tó to to, con gà đẻ trứng vàng nè.
    Con gà này chắc đẻ ra hột gà chứ không phải trứng gà!

    ...chỉnh sửa sắc đẹp, chỉnh sửa ảnh, phần mềm chỉnh sửa, công cụ chỉnh sửa và thiết kế, ....
    Xài một chữ thôi: “chỉnh sắc đẹp, sửa sắc đẹp, chỉnh hình ảnh, sửa hình ảnh”, còn nếu muốn tròn trịa cho có đôi có cặp hơn thì có thể xài “tu bổ sắc đẹp, sửa sang sắc đẹp, chỉnh trang sắc đẹp, tu bổ hình ảnh, chỉnh trang hình ảnh, sửa sang hình ảnh, nhu kiện(*) tu bổ, nhu kiện chỉnh trang, nhu kiện điều chỉnh, công cụ tu bổ và thiết kế, công cụ sửa chữa và thiết kế, công cụ chỉnh trang và thiết kế, công cụ điều chỉnh và thiết kế…”
    __________
    * Tui hổng ưa gọi “cứng mềm” hay “phần mềm ổ cứng, phần cứng ổ mềm, chùm mềm chùm cứng, chùm lơ chùm thơ, chùm tơ chùm liễu, chùm phất chùm phới, chùm lông chùm tóc,…” nghe như gánh hàng rong đi lạc vào “đại hí viện”! (gánh hàng rong thì nên chui vào “nhà hát lớn” thì mới hợp lý hợp tình hợp cảnh hơn!)

    tiếng Anh Pros and Cons từ chữ Prospects and Consequences dịch là thuận lợi và bất lợi của một vấn đề ?
    Thì cứ gọi là “thuận lợi” và “bất lợi” nhưng cần dùng cho đúng tự loại mới được. Do đó được hay không được cũng còn tùy theo câu. “Thuận lợi” và “bất lợi” là tĩnh từ hoặc trạng từ. Do đó, khi câu thí dụ “…thuận lợi và bất lợi của một vấn đề” ở trên đó mới ló đầu ra là đã thấy hỏng bét rồi! Vì sau đó là ...“của một vấn đề” cho nên người ta thấy ngay mấy chữ “thuận lợi” và “bất lợi” đó vốn là tĩnh từ nhưng đang "bị" dùng thành danh từ! Nếu muốn giữ nguyên mấy chữ đó thì phải đổi sang dạng danh từ bằng cách thêm “những điểm” thì mới dùng đúng trong câu thí dụ đó: “Những điểm thuận lợi và bất lợi của một vấn đề”.

    TIP BỰ
    : Khi âm thầm ăn bí thì nên đi tìm synonyms của quả bí đó để gợi ý cho lòi ra thêm những chữ khác có thể dùng để dịch thay cho quả bí rợ ớn lên tới cần cổ. Nhưng nên lưu ý là không có chữ nào hoàn toàn là synonym có thể thay thế 100% vì mỗi chữ dù có nghĩa tương tự như nhau nhưng cách dùng, ý ngầm ý nổi, sắc thái và hoàn cảnh đều hơi khác nhau và nếu dùng không đúng chỗ thì thành lai láng nét lai căng. Đó là nói về cùng một ngôn ngữ chứ chưa nói đến dịch. Vì thế cần nhớ kỹ là dùng synonyms để gợi thêm những chữ khác có thể dùng mà nhất thời nghĩ không ra. Ví dụ:

    Pros and cons là danh từ. Nhưng chữ đồng nghĩa với pros and cons là (không cần phải cùng tự loại): prospects and consequences = for and against = advantages and disadvantages = good points and bad points = positive and negative
    Vậy thì ta có thêm một số chữ sau đây để gợi ý dịch: triển vọng và hậu quả = thuận và chống = lợi và hại = lợi hại… “Lợi hại” đây là danh từ Hán Việt chứ không phải tĩnh từ “lợi hại” có nghĩa là “hung hãn, cao cường, dữ dội, mánh mung, sắc bén, nguy hiểm” như trong câu “Hắn lợi hại lắm, đừng coi thường!” “Lợi và hại”, “lợi hại” theo nghĩa pros and cons là danh từ.
    Ví dụ:
    1) Trước khi quyết định, chúng ta cần phải xét lợi hại của kế hoạch đó đã. (“lợi hại” là danh từ)
    2) Họ đã liệt kê những điểm lợi và hại của kế hoạch này. (“lợi” và “hại” ở đây là tĩnh từ bổ nghĩa cho “điểm” hoặc cũng có thể tính chung là danh từ “điểm lợi”, “điểm hại”)
    3) Kế hoạch này thuận lợi hay bất lợi thì còn tùy vào điều kiện thời tiết vào lúc đó. (“thuận lợi” và “bất lợi” trong câu này là tĩnh từ)
    v.v.
    Kẹt giỏ quá thì xài “sự” (“sự thuận lợi”, “sự bất lợi”) nhưng nên biết là xài “sự” trong những trường hợp không thích đáng (unwarranted) hoặc xài nhiều “sự” quá trong bài văn nếu xét trên quan điểm của tui về văn chương thì sẽ có thể và hầu như là chắc chắn sẽ làm cho câu văn trở thành cục mịch, thô thiển, vụng về, khô khan, sần sùi, nhàm chán, lười biếng, máy móc, nhạt nhẽo (uninspiring), cằn cỗi,
    nặng nề… (Hổng tin thì kiếm bài văn nào có nhiều "sự" trong đó đem đọc lớn tiếng ra coi mùi vị nó ra sao. Nếu muốn nổi bật hơn nữa thì mỗi lúc đọc đến sự thì lớn tiếng hơn chút nữa để nhấn mạnh một đống... sự đời đó thêm mà nghe cho rõ.)






  2. #202
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    867
    Quote Originally Posted by Ngô Đồng View Post
    ...ngày tình nhân với các lão thì hôm nào cũng như hôm nấy luẩn quẩn loanh quanh, không cãi vì nghe không rõ cũng là càm ràm cho có chuyện để nói với nhau.
    Đụng chạm nghen!

  3. #203
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,004
    Quote Originally Posted by 008 View Post
    Đụng chạm nghen!
    Bát Sư phụ nhìn bảnh tỏn, tráng kiện, đâu có "lão" gì đâu mừ đụng chạm há chị Hai .

    Quote Originally Posted by 008 View Post
    Thì cứ gọi là “thuận lợi” và “bất lợi” nhưng cần dùng cho đúng tự loại mới được. Do đó được hay không được cũng còn tùy theo câu. “Thuận lợi” và “bất lợi” là tĩnh từ hoặc trạng từ. Do đó, khi câu thí dụ “…thuận lợi và bất lợi của một vấn đề” ở trên đó mới ló đầu ra là đã thấy hỏng bét rồi! Vì sau đó là ...“của một vấn đề” cho nên người ta thấy ngay mấy chữ “thuận lợi” và “bất lợi” đó vốn là tĩnh từ nhưng đang "bị" dùng thành danh từ! Nếu muốn giữ nguyên mấy chữ đó thì phải đổi sang dạng danh từ bằng cách thêm “những điểm” thì mới dùng đúng trong câu thí dụ đó: “Những điểm thuận lợi và bất lợi của một vấn đề”.

    TIP BỰ
    : Khi âm thầm ăn bí thì nên đi tìm synonyms của quả bí đó để gợi ý cho lòi ra thêm những chữ khác có thể dùng để dịch thay cho quả bí rợ ớn lên tới cần cổ. Nhưng nên lưu ý là không có chữ nào hoàn toàn là synonym có thể thay thế 100% vì mỗi chữ dù có nghĩa tương tự như nhau nhưng cách dùng, ý ngầm ý nổi, sắc thái và hoàn cảnh đều hơi khác nhau và nếu dùng không đúng chỗ thì thành lai láng nét lai căng. Đó là nói về cùng một ngôn ngữ chứ chưa nói đến dịch. Vì thế cần nhớ kỹ là dùng synonyms để gợi thêm những chữ khác có thể dùng mà nhất thời nghĩ không ra. Ví dụ:

    Pros and cons là danh từ. Nhưng chữ đồng nghĩa với pros and cons là (không cần phải cùng tự loại): prospects and consequences = for and against = advantages and disadvantages = good points and bad points = positive and negative
    Vậy thì ta có thêm một số chữ sau đây để gợi ý dịch: triển vọng và hậu quả = thuận và chống = lợi và hại = lợi hại… “Lợi hại” đây là danh từ Hán Việt chứ không phải tĩnh từ “lợi hại” có nghĩa là “hung hãn, cao cường, dữ dội, mánh mung, sắc bén, nguy hiểm” như trong câu “Hắn lợi hại lắm, đừng coi thường!” “Lợi và hại”, “lợi hại” theo nghĩa pros and cons là danh từ.
    Ví dụ:
    1) Trước khi quyết định, chúng ta cần phải xét lợi hại của kế hoạch đó đã. (“lợi hại” là danh từ)
    2) Họ đã liệt kê những điểm lợi và hại của kế hoạch này. (“lợi” và “hại” ở đây là tĩnh từ bổ nghĩa cho “điểm” hoặc cũng có thể tính chung là danh từ “điểm lợi”, “điểm hại”)
    3) Kế hoạch này thuận lợi hay bất lợi thì còn tùy vào điều kiện thời tiết vào lúc đó. (“thuận lợi” và “bất lợi” trong câu này là tĩnh từ)
    v.v.
    Kẹt giỏ quá thì xài “sự” (“sự thuận lợi”, “sự bất lợi”) nhưng nên biết là xài “sự” trong những trường hợp không thích đáng (unwarranted) hoặc xài nhiều “sự” quá trong bài văn nếu xét trên quan điểm của tui về văn chương thì sẽ có thể và hầu như là chắc chắn sẽ làm cho câu văn trở thành cục mịch, thô thiển, vụng về, khô khan, sần sùi, nhàm chán, lười biếng, máy móc, nhạt nhẽo (uninspiring), cằn cỗi,
    nặng nề… (Hổng tin thì kiếm bài văn nào có nhiều "sự" trong đó đem đọc lớn tiếng ra coi mùi vị nó ra sao. Nếu muốn nổi bật hơn nữa thì mỗi lúc đọc đến sự thì lớn tiếng hơn chút nữa để nhấn mạnh một đống... sự đời đó thêm mà nghe cho rõ.)
    Đa tạ và vấn an Bát Sư phụ,
    Post tới Khả Ly thử dịch " con gà đẻ trứng vàng" ra tiếng Anh coi sao ? dán hình để Sư phụ xem con gà này "đẻ" như thế nào luôn.

    Pros and Cons

    Ui da, có 2 chữ mà khác hoàn cảnh dùng tiếng Việt khác nhau, cái gáo dừa của Khả Ly quay mòng mòng nè Sư phụ .

    Là hôm trước đệ tử nói chuyện với Quan Em về chủ tiệm, làm chủ tiệm cả đất đai và nguyên khu tiệm hay chỉ mướn một chỗ trong nhóm tiệm và làm chủ cái công việc làm ăn ở tiệm đó thôi .
    Hôm đó bị bí, chỉ nói "có lợi và bất lợi" vậy đệ tử sửa là " những điều lợi và những điều bất lợi" ?
    Theo cái post tháng trước:
    https://dtphorum.com/pr4/showthread....881#post310881

    Quote Originally Posted by Thùy Linh View Post

    Nói chiện tịm thì giá cả còn tuỳ ....giá khác nhau
    Tịm người ta mua đất, xin phép cất tịm lên, trang bị bên trong hoàn toàn, làm ăn có khách rồi bán ..
    Hoặc tịm mướn của chủ trống trơn, tự trang bị đồ để làm ăn bên trong toàn bộ bây giờ bán cái lease, đồ đạc và số khách đang có ...?

    Cái nào cũng có pros and cons (dịch tiếng Việt chính xác là gì để em suy nghĩ đại khái có lợi và bất lợi ...)

    Trong lúc đại dịch và qua hậu Covid thì shops trống rất nhiều không ai mướn, nhiều lý do như phá sản, không cần nhiều văn phòng nữa vì quen cho làm ở nhà thấy được nên sắp xếp chỉ vô làm vài ngày thay phiên .
    Last edited by Thùy Linh; 02-29-2024 at 05:40 PM.

  4. #204
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    867
    Quote Originally Posted by Thùy Linh View Post
    ...

    Pros and Cons

    Ui da, có 2 chữ mà khác hoàn cảnh dùng tiếng Việt khác nhau, cái gáo dừa của Khả Ly quay mòng mòng nè Sư phụ .

    Hôm đó bị bí, chỉ nói "có lợi và bất lợi" vậy đệ tử sửa là " những điều lợi và những điều bất lợi" ?
    Theo cái post tháng trước:
    https://dtphorum.com/pr4/showthread....881#post310881
    Chữ nào cũng tùy theo hoàn cảnh hết á! Rất ít chữ xài universally cho tất cả mọi hoàn cảnh. "Có lợi và bất lợi" cũng được chứ có sao, miễn là dùng đúng tự loại trong câu thôi. "Có lợi và bất lợi" xem chừng như chỉ có thể dùng làm tĩnh từ hoặc trạng từ thôi chứ không phải là danh từ. Tui vô link coi câu ra sao thì kiếm chưa ra mà đã muốn lòa con mắt vì hình xăm rồi nên chui ra kẻo mắt lên độ! Danh từ "lợi hại" có thể xài trong tất cả mọi hoàn cảnh để dịch pros and cons đó.

  5. #205
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    867
    Bây giờ lên đường trực chỉ Ai Cập Bảo Tàng Viện tiếp đây:

    The colossal statue of Amenhotep III and Tiye is a monolith group statue of Egyptian pharaoh Amenhotep III of the eighteenth dynasty, his Great Royal Wife Tiye, and three of their daughters. Đó là bức tượng khổng lồ của vua Amenhotep III và hoàng hậu Tiye trong nhóm tượng nguyên khối của pharaoh Ai Cập ,thuộc vương triều thứ 18, vợ của vua là hoàng hậu Tiye và ba cô công chúa.
    - nhóm tượng nguyên khối: câu gốc là group statue, không phải statue group. Do đó không phải là “nhóm tượng” mà là “tượng quần thể” hay “tượng tập thể”. Tượng nguyên khối không sai nhưng sẽ khó hiểu. Có thể tìm cách khác cho dễ hiểu hơn, chẳng hạn như “tượng điêu khắc từ một khối đá nguyên vẹn”.
    - vợ của vua là hoàng hậu Tiye: Ummmmmm… có cần phải nói thêm “vợ của vua” mới là hoàng hậu không? Đã dịch Great Royal Wife là Hoàng Hậu rồi còn gì nữa.
    Ngoài ra, câu gốc không gọi mấy cô nhỏ là princesses cho nên ta cũng nên giữ nguyên daughters. Vậy thì câu này có thể đổi thành:
    Bức tượng Amenhotep III và Tiye khổng lồ là một bức tượng quần thể khắc từ một khối đá nguyên vẹn gồm Vua Ai Cập là Amenhotep III của triều đại thứ 18, Hoàng Hậu Tiye, và ba người con gái của họ.

    . It is the largest known dyad ever carved.[1] The statue originally stood in Medinet Habu, Western Thebes; today it is the centerpiece of the main hall of the Egyptian Museum in Cairo. Đây là tượng một đôi lớn nhất đã từng được chạm khắc. Lúc đầu, bức tượng được đặt ở Medinet Habu, Tây Thebes; ngày nay là trung tâm sảnh chính của Bảo tàng Ai Cập ở Cairo.
    - tượng một đôi: nếu muốn dùng “đôi” đi sau như vậy thì gọi là “tượng đôi”, “tượng kép”, hoặc “tượng hai người”, “tượng một cặp vợ chồng”.
    - chạm khắc: Cũng được nhưng ta có chữ “điêu” đi với “khắc” (điêu khắc) và “chạm” đi với “trổ” (chạm trổ).
    - Đây là tượng một đôi lớn nhất đã từng được chạm khắc: Câu này sặc mùi tiếng… dịt vì loang lổ đầy tiếng khác, nhất là phần “đã từng được chạm khắc”! Một trong nhiều cách viết tiếng Việt nguyên chất sẽ là đại khái như thế này: “Đây là công trình điêu khắc bức tượng đôi lớn nhất mà người ta tìm được từ trước đến giờ.”
    - Lúc đầu, bức tượng được đặt ở Medinet Habu, Tây Thebes; ngày nay là trung tâm sảnh chính: Câu này làm người đọc có thể hiểu thành ngày xưa khu vực Medinet Habu này nằm ở Tây Thebes nhưng ngày nay không biết vì biết vì lẽ gì mà khu vực này lại trở thành main hall của Egyptian Museum. Còn centerpiece ở đây không phải là “trung tâm” mà là “bức tượng triển lãm chính” của “đại sảnh” (hoặc “chính sảnh”) này. “Sảnh chính” cũng được nhưng nhìn không quen mắt, nghe không quen tai. Dùng “đại sảnh” cho thích hợp với bối cảnh trang nghiêm của bảo tàng viện “độc nhất vô nhị” này cũng như ngôn từ… “gồ ghề nặng ký” của bài này. Còn main hall hay main lobby của một khách sạn chẳng hạn thì có thể dùng “sảnh chính” được. Câu đó nói là lúc đầu bức tượng đó nằm tại chỗ gốc của nó là trong khu vực Medinet Habut, ở tây ngạn sông Nile của
    thành phố Phebes, nhưng ngày nay đã được dời về trưng trong bảo tàng viện Ai Cập nằm chình ình giữa đại sảnh làm bức tượng triển lãm chính ở cái đại sảnh đó.
    - Bảo tàng Ai Cập: Phải nói là “Viện Bảo Tàng” hay “Bảo Tàng Viện”, chứ “bảo tàng” mồ côi mồ cút như vậy là thuộc tự loại gì vì “bảo tàng” cũng là động từ (có nghĩa là cất giữ vật quý giá chứ không phải là cái chỗ cất giữ vật đó). Do đó phải có thêm chữ “viện” nó mới thành cái museum (danh từ) được.
    The statue is made of limestone, its width is 4,4 m, its height is 7 m. The almond shaped eyes and curved eyebrows of the figures are of typical late 18th dynasty style. Amenhotep III wears the nemes headdress with uraeus, a false beard and a kilt(*); he is resting his hands on his knees. Tượng được tạc bằng đá vôi, bề ngang 4,4 m, cao 7 m. Cuối Vương triều thứ 18, các nhân vật có phong cách điển hình, mắt hình quả hạnh và lông mày cong. Amenhotep III đội chiếc mũ nemes có uraeus, mang một bộ râu giả và mặc chiếc váy; nhà vua đang đặt hai tay lên đầu gối.
    - Tượng được tạc: tránh dùng passive khi có thể được. Thay vì nói thế thì có thể nói là “Bức tượng đá vôi này có bề ngang là 4 thước 4 và cao 7 thước.”
    -Cuối Vương triều thứ 18, các nhân vật có phong cách điển hình: “Điển hình” đặt ở chỗ này làm người đọc thấy ngỡ ngàng, hụt hẫng vì “cuối vương triều thứ 18
    đã chui lên nằm phía trước rồi nên không biết điển hình cái gì ở đây.” Đem “cuối vương triều…” ra sau “điển hình” mới hiểu ngay được. Hơn nữa, cả câu có thể làm người đọc hiểu lầm thành “những người (thật) thời đó có mắt hình quả hạnh và lông mày cong.” trong khi ý câu đó là vào thời đó người ta tạc tượng hình người có mắt với lông mày như vậy chứ không phải người (thật) thời đó trông như vậy.” Cả câu có thể đổi lại như sau:
    “Tượng có mắt hình quả trám (hay quả hạnh, hạnh nhân gì cũng được) và lông mày cong là kiểu tượng người điển hình của cuối triều đại thứ 18.”
    - chiếc mũ nemes có uraeus: Nemesuraeus có thể dịch được sao không dịch? Chẳng hạn như “Amenhotep III đội vương miện bằng vải sọc có gắn huy hiệu rắn hổ mang, đeo râu giả và mặc váy*
    __________
    * Nhắc đến cái kilt làm tui nhớ lại hồi mới qua đây tui có đi làm mấy tháng ở Fairmont Banff Springs Hotel tới ngày St. Patrick’s Day tui cũng phải trang bị toàn thân một giàn kilt
    có cài cái kim băng tổ bố để lỡ có nổi gió thì cũng không phất phới tung bay như the Woman in Red giống hệt như giàn tài tử hùng hậu dưới đây:


    Du khách từ khắp nơi trên thế giới tới đó đi ski hay đè tui ra chộp hình kỷ niệm ngày St. Patrick’s Day này (cũng sắp tới rồi), chắc tại thấy có thằng nhỏ da dàng mũ tẹt chơi đồ… xịn coi ngộ wá nên khăng khăng xin chộp lia chia. Không biết bây giờ đăng rao vặt wanted trên net hỏi xem có ai còn mà xin mấy tấm hình đó thì có hy vọng gì kiếm lại vài tấm hông ta!


    (còn tiếp)

  6. #206
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,004

    Vấn an Bát Sư phụ chiều cuối tuần rồi, Sư phụ mặc kilt chắc coi ngộ lắm, phải có hình mần kỷ niệm ha.

    Theo truyền thống cái váy kilt - vải màu khác nhau, sọc kiểu khác nhau đại diện cho gia tộc khác nhau.
    Điều ngộ nữa là đàn ông mặc kilts hông có mặc quần lót ân đờ que hahaha .

    Có 2 vợ chồng người đồng nghiệp Úc gốc Scotland nói tiếng Anh cứng, hầu như là trọ trẹ, nghe không quen thì cô Khả Ly ngớ luôn

  7. #207
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,004
    Quote Originally Posted by 008 View Post


    Con gà này chắc đẻ ra hột gà chứ không phải trứng gà!

    Bát Sư phụ thấy sao nếu Khả Ly Áo Bội Lạp (phái tên này) nói là "con gà đẻ hột vàng "...
    Có nghe người nói/ viết trái trứng gà ? nghe kỳ kỳ dư dư á Sư phụ .

    Nói tới quỹ hưu bổng là "con gà đẻ trứng vàng", dịch ...mắc dịch thì ....the chook that lays golden eggs hông ra gì hết ?
    Khả Ly viết tiếng Anh rồi dịch ý ...
    Superanuation: build up wealth by saving a little bit, regularly, over a long period of time.
    Tiền hưu bổng: tích lũy cho sự thịnh vượng bằng cách để dành một ít, thường xuyên, trong một khoảng thời gian dài.

    Khả Ly nói chuyện nhiều người Việt thì đại đa số không có đóng thêm tiền vô quỹ hưu bổng ngoài tiền hưu bổng sở làm cho.

    Đơn giản thôi, quỹ hưu bổng là con gà đẻ trứng vàng nếu người đi làm chịu đóng thêm, đóng ít mà đóng thường xuyên trong một thời gian dài "kiến tha lâu đầy tổ"
    Số ít mình không để ý, quên nó đi, sẽ không thấy khác như bắt đầu 5% chẳng hạn rồi thoải mái thì tăng lên.
    Bên Úc, chính phủ cho "salary sacrifice" trước khi trừ thuế tối đa là $25K, cứ bơm $ vô quỹ hưu nếu không cần số tiền đó bây giờ .
    Tiền hưu bổng đệ tử đóng thêm từ khi còn chẻ măng non đi làm bán thời tới toàn thời cho đến giờ .Theo mức thuế lợi tức đệ tử lấy tiền về liền thì $1 còn có 55 cents, nếu gửi tiết kiệm, tiền lời lại đóng thuế lợi tức tiếp lần nữa, đóng vô quỹ hưu sẽ $1 còn 85 cents và 85 cents này vô đẻ ra tiền tiếp .
    "Lợi hại" của việc đóng thêm tiền hưu bổng .

    Đệ tử đưa tiền lời của "quỹ hưu" của mình lên đây luôn, còn số tiền trong quỹ hưu không ít đâu, xin bảo mật, lời mấy chục ngàn $$ một năm, chỉ được đầu tư tiền mình đóng vô thôi, còn tiền sở làm cho 14% thì không được đụng cho đến khi 60 tuổi, mà nghỉ làm .
    Đệ tử chỉ đầu tư khoảng giữa giữa không "high risk" lợi nhuân trung bình thôi, chưa lên "high market" bao giờ, cũng cả tháng mới xem một lần, làm biếng thay đổi .

    Ngồi chơi không làm gì một năm cũng vô mấy chục ngàn $ , khi lấy ra sẽ không bị trừ thuế và $$$$ tiền lại tiếp tục đẻ ra tiền
    Ý là trong lúc đại dịch bị xuống mấy chục ngàn (chỉ là tiền lời được đừng bị động" nhưng đệ tử án binh bất động, bình chân như vại, không đổi vì đổi như bạn đồng nghiệp để hết qa "cash" thì "locked in your loss" rồi tiền lại từ từ lên và lên hơn hoài

    Bị dịch Covid ảnh hưởng mà 3 năm lời vô $72K . Năm nay đang "mần ăn" ổn định hơn, tới tháng Sáu có thể lời hơn $30K, mà chẳng cần làm gì hết .


    Last edited by Thùy Linh; 03-01-2024 at 07:04 PM.

  8. #208
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    867
    Quote Originally Posted by Thùy Linh View Post
    ...
    Theo truyền thống cái váy kilt - vải màu khác nhau, sọc kiểu khác nhau đại diện cho gia tộc khác nhau.
    Điều ngộ nữa là đàn ông mặc kilts hông có mặc quần lót ân đờ que hahaha .
    Yaa yaa... Cái kilt tui phải bận hồi đó là green kilt chứ hổng phải bờ lu như trong hình mấy tài tử đó. Còn chiện go commando kia thì tùy người thôi chứ đâu phải tất cả! Chắc lá mát rười rượi!
    Có 2 vợ chồng người đồng nghiệp Úc gốc Scotland nói tiếng Anh cứng, hầu như là trọ trẹ, nghe không quen thì cô Khả Ly ngớ luôn
    Thì cũng có những người khác nghe người Úc gốc... Úc nói tiếng... Úc cũng ngớ ra ivậy! Hay là nghe người Anh nói tiếng... Cockney cũng quẹo giò luôn!
    Nói tới quỹ hưu bổng là "con gà đẻ trứng vàng", dịch ...mắc dịch thì ....the chook that lays golden eggs hông ra gì hết ?
    Khả Ly viết tiếng Anh rồi dịch ý ...
    Superanuation: build up wealth by saving a little bit, regularly, over a long period of time.
    Tiền hưu bổng: tích lũy cho sự thịnh vượng bằng cách để dành một ít, thường xuyên, trong một khoảng thời gian dài.
    Hoặc:
    Quỹ hưu bổng: Tích tiểu thành đại, sau vài chục năm lấy ra ăn tiêu vi vút!
    -
    Chuyện dùng câu “gà đẻ trứng vàng” để gọi quỹ hưu bổng thì chỉ là một cái catchphrase hay slogan thôi chứ đâu thể nói vậy mà người khác sẽ hiểu được cái quỹ đó hoạt động như thế nào (trừ phi họ đã biết rồi). Nhưng dùng catchphrase đó thì người nghe hay người đọc cũng hiểu được chung chung là bỏ chút vốn ra mua con gà về nuôi rồi mai sau nó đẻ ra trứng vàng đều đều cho hưởng, tức là vốn lãi 10 nhưng còn phải bỏ thêm tiền nuôi con gà một thời gian nữa thì nó mới đẻ!

    Dịch vậy đâu có gì sai đâu, tuy câu gốc là con goose nhưng ta có thể đổi thành bất cứ con gì, từ con chook, con hen, con... chicken, (trừ con rooster) con tortoise, con turtle, hay bất cứ con gì đẻ ra trứng cho thích hợp với câu chuyện đều được hết.
    Bên Úc, chính phủ cho "salary sacrifice" trước khi trừ thuế tối đa là $25K, cứ bơm $ vô quỹ hưu nếu không cần số tiền đó bây giờ.
    - Số $25K đó phải để đóng vô quỹ hưu thì mới được tax concesion chứ đâu có được khơi khơi lấy xài vung vít phải không? Vì nếu cho đóng góp $25K trước khi trừ thuế lợi tức thì có nghĩa là chính phủ chỉ tính 15% thuế trên số tiền đóng vô quỹ đó chứ không tính theo mức thuế lợi tức của mình (mức thuế lợi tức cá nhân mà cô Ba phải đóng hiện nay là 45%? Và cô Ba lời 30% nhờ mức chênh lệch giữa mức thuế lợi tức của cô Ba và mức thuế tiền đóng vô quỹ hưu bổng của số $25K này). Nhưng cô Ba đã tính một số lợi tức căn bản đầu tiên nào đó ắt phải được miễn thuế lợi tức rồi sau đó mới bắt đầu đóng thuế tăng dần dần theo vài cấp lên đến cấp cao nhất của cô Ba hiện nay là 45% chứ đâu phải 45% tính trên toàn bộ số lợi tức của cô Ba trong năm đó đâu, phải không? Vậy thì nếu average out thì mức thuế lợi tức hằng năm của cô Ba (tùy theo năm nào là bao nhiêu) chắc còn khoảng 30 đến 35% gì đó chăng chứ không còn là 45% nữa? Vậy thì cô Ba cũng còn lời khoảng 15, 20% trên số $25K đó chứ không tới 30%.

    Ngồi chơi không làm gì một năm cũng vô mấy chục ngàn $ , khi lấy ra sẽ không bị trừ thuế và $$$$ tiền lại tiếp tục đẻ ra tiền
    Lấy ra mà không bị trừ thuế đây chắc là phải đủ tuổi hưu mới được chứ nếu lấy trước nó oánh thuế cho trào đờm liền! Nhưng mà tính chuyện gà đẻ hột gà vàng như cô Ba nói chung là đúng vì nếu có tiền thì nên tận dụng tối đa mấy cái tax benefits, tax concessions này rồi nhồi tiếp lên đều đều thì vài chục năm sau thành triệu phú (với điều kiện có đầu tư vào stocks chứ nếu chỉ bỏ trương mục tiết kiệm trong ngân hàng chỉ để ăn tiền lãi ngân hàng trả thì có khi mấy chục năm sau bị lạm phát nó thịt ngược lại thì không chừng còn… lỗ!
    Bát Sư phụ thấy sao nếu Khả Ly Áo Bội Lạp (phái tên này) nói là "con gà đẻ hột vàng"...
    Hic hic… chớ có nói hột vàng đa, trừ phi muốn quậy cho đã miệng! Nói chung thì cũng nên tránh luôn… “hột”, trừ phi nói với người đồng hương, đồng quê, đồng miền.
    Có nghe người nói/ viết trái trứng gà ? nghe kỳ kỳ dư dư á Sư phụ .
    Còn cái vụ “trái trứng gà” này mới có phần rắc rối trong tiếng Việt đa! Dư thì hổng dư vì nếu không nói “gà” trỏng thì ai biết trứng gì. Đâu phải chỉ có gà mới để trứng! Nhưng kỳ kỳ thì có. Nói chung thì nên tránh “trái” nếu dùng với “trứng”, bất cứ trứng con gì. Trái lại, cứ tha hồ xài “quả” đi với “trứng”. Nói “quả trứng” thì hầu như không có ai thắc mắc nghĩ ngợi gì thêm ra “ngoài lề” hết nhưng nói “trái trứng” thì sẽ có người bẽn lẽn, có người phá ra cười hắc hắc, có người quay mặt ra phía sau mà hai bờ vai rung lên rung xuống bần bật, và cũng còn có người đập tay người nói cái chát một cái: “Đồ wuỷ!”


    Hồi nhỏ có lần đó tui không nhớ nhà làm gì mà hết trứng vịt nên má tui biểu tui chạy ù đi mua nửa tá trứng vịt. Tui dọt qua tiệm chạp phô kêu họ bán cho tui nửa tá… trứng dịch. Tui chơi tiếng Nam cho… thế giới đại đồng với chủ tiệm mà chắc là tui nói giọng nam hay lắm hay sao mà chủ tiệm cứ đực mặt ra hỏi lại tui wài: “Cái gì? Trứng chì hả?” Tui lặp lại tới lần 3, 4 gì đó chủ tiệm mới à lên mà rằng: “À, hột dịch, hột dịch mà hổng nói nói trứng chì trứng gì đó ai mà biết!” Tui chờ trả tiền nhận trứng xong bước ra khỏi tiệm mới quay đầu lại nói: “Trứng mới mua chớ ai đi mua… cái hột!”

  9. #209
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,004

    Cảm ơn Sư Phụ

    Dạ, đúng vậy đóng vô quỹ hưu sẽ được tax concesion, mà đầu tư tiền đó có lời miễn thuế, lời chồng lời, lời lại đẻ ra lời . Chắc bên Mỹ cũng vậy ?

    Hầu như năm nào Khả Ly cũng phải đóng thuế thêm cho Sở thuế Úc, và cộng tất cả lợi tức lại đều vô mức đóng thuế 45 cents trên $1, tiền lương, tiền cho mướn nhà, tiền lời từ việc bán đất, nhà cộng lại hết .
    Hết năm tài khoá này 2023- 2024, Khả Ly đã tính và biết phải đóng hơn >.$100K tiền thuế . Nói gì thì nói có lợi tức mới có đóng thuế.

    Như Sư phụ sinh trước 1 July 1960 - tuổi nghỉ hưu 55 years nếu muốn .
    Ai sinh sau sinh 30 June 1964 thì 60 tuổi nghỉ hưu, nghỉ thì muốn lấy tiền hưu ra làm gì làm . Ai muốn đi làm tiếp vẫn được, làm " transition to retirement" (dịch ?) để rút tiền hưu như tiền lương ..
    Ở Úc đến tuổi Preservation age ( dịch ?) nếu không muốn làm nữa thì nghỉ ăn tiền hưu để ăn rồi đến 67 tuổi mà thiếu thì Bộ Xã Hội cho thêm tuỳ theo tài sản.
    Ai có tiền hưu bổng nhiều, sẽ độc lập về tài chính và Bộ Xã Hội không cho thêm (mean test, dịch ?) nội tiền lời không thôi đã rủng rỉnh rồi .
    https://www.ato.gov.au/individuals-a...ation-of-super
    ~~
    https://www.ato.gov.au/tax-rates-and...lian-residents
    Australian residents tax rates 2023–24 .Taxable income Tax on this income
    0 – $18,200 Nil
    $18,201 – $45,000 19c for each $1 over $18,200
    $45,001 – $120,000 $5,092 plus 32.5c for each $1 over $45,000
    $120,001 – $180,000 $29,467 plus 37c for each $1 over $120,000
    $180,001 and over $51,667 plus 45c for each $1 over $180,000
    ~~~
    Mắc cười ...trứng dịch ....
    Hột vịt lộn úp mề mừ kiu ...quả trứng vịt lộn úp mề nghe nó xa lạ hông gần gũi á !

    Last edited by Thùy Linh; 03-02-2024 at 05:33 PM. Reason: chỉnh chi tiết cho đúng hơn

  10. #210
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    867
    Quote Originally Posted by Thùy Linh View Post
    ...Reason: chỉnh chi tiết cho đúng hơn
    Ve ly gút!

    Hệ thống hưu bổng của Úc đặt tên… khác người! Phải đọc cái link đó rồi mới biết preservation age là trong khoảng từ 55 – 60 tùy theo DOB, còn pension age hiện nay là 67. Pension age thì rõ ràng là “tuổi hưu” rồi, vậy thì không thể gọi preservation age là tuổi hưu được nữa. Xem ra thì phải dông dài hơn:
    preservation age
    = tuổi được phép lãnh tiền tiết kiệm hưu bổng

    Bây giờ tiếp theo truyện... Khả Ly Đại Náo Ai Cập Bảo Tàng Viện:
    Queen Tiye is sitting on his left, her right arm is placed around her husband's waist. Her height is equal to that of the pharaoh, which shows her prominent status. She wears an ankle-length, close-fitting dress and a heavy wig with a vulture headdress, modius and double uraei.[2][3] The cobras and the vulture are crowned, the proper right cobra wears the white crown of Upper Egypt, while the proper left one wears the red crown of Lower Egypt.[4] Hoàng hậu Tiye ngồi bên trái, cánh tay phải vòng qua eo chồng. Chiều cao của hoàng hậu ngang bằng với pharaoh, điều này cho thấy địa vị nổi bật của bà. Hoàng hậu mặc một chiếc váy bó sát dài đến mắc cá chân, đội một bộ tóc giả nặng với một chiếc mũ kền kền, modius và uraei đôi. Rắn hổ mang và kền kền được đội vương miện, con rắn hổ mang bên phải đội vương miện màu trắng của Thượng Ai Cập, trong khi con bên trái đội chiếc vương miện màu đỏ của Hạ Ai Cập.
    - Chiều cao của hoàng hậu ngang bằng với pharaoh: Xài một chữ thôi: “ngang” hoặc “bằng”. Ở trên dịch pharaoh là “nhà vua” thì ở đây cũng nên dịch luôn. Nếu muốn để nguyên pharaoh thì để nguyên hết từ trên xuống dưới.

    - điều này cho thấy địa vị nổi bật của bà: “Nổi bật” đứng một mình đầu đình thường chỉ để diễn tả cái hời hợt dễ chú ý bên ngoài, trừ phi phải có cái gì khác đi trước để chỉ cái thâm sâu, quan trọng, lớn lao rồi mới thêm “nổi bật” để nhấn mạnh thì OK. Prominent trong câu này không những chỉ có “nổi bật” bên ngoài mà còn “quan trọng” về mọi lãnh vực khác gồm luôn quyền uy chính trị chẳng hạn. Do đó ta nên dùng chữ “nặng ký” hơn như “quan trọng” (điều này cho thấy địa vị quan trọng của bà).

    - Hoàng hậu mặc một chiếc váy bó sát dài đến mắc cá chân, đội một bộ tóc giả nặng với một chiếc mũ kền kền, modius và uraei đôi: “mắt” (con mắt) chứ không phải “mắc” (typo?). Tui đang thắc mắc không biết ngoài “mắt cá chân” ra thì trên người còn “mắt cá” nào khác hay không
    ? Nếu không thì cũng không cần phải có “chân” trong đó mần chi. “Mắt cá” là đủ rồi. Chữ “mắt cá” này dường như chỉ xài trong miền Nam thôi thì phải. Nếu muốn dễ hiểu cho tất cả mọi người thì dùng “cổ chân”. Phần “chiếc mũ kền kền, modius và uraei đôi” thì cần niệm chú hô phong hoán vũ thêm cho nó gồ ghề chứ nếu không thì cũng chẳng ai mường tượng ra được nó là cái... rì, mà dù có hiểu đi nữa thì cách diễn tả như vậy cũng… xoàng quá! Headdress ở đây chính là modius tròn tròn giống như cái khăn đóng của đàn ông VN nằm tuốt trên đỉnh đầu hoàng hậu Tiye, tức là modius. Vậy thì vulture headdress, modius có thể gọi là “mão chim ưng” (mão kên kên hay kền kền nghe lạc loài không thích hợp mấy trong bài này) hay nếu muốn rùm beng… gồ ghề hơn nữa thì ta chế thành… “ưng quan, ưng miện”*. Vì ở trên đã dùng “vương miện” cho nhà vua rồi nên ở đây tránh dùng lại vương miện kẻo người đọc hiểu lầm là có mỗi một cái vương miện xách ra… đội chung! Nếu có dùng những chữ lạ hay không thông dụng như thế này thì cũng nên ịn thêm dấu hoa thị rồi chú thích thêm ở dưới cho người đọc hiểu rõ). Uraei (số nhiều của uraeus) là “rắn hổ mang Ai Cập” đã gặp ở trên rồi. Ta không nói “hổ mang đôi” mà nên nói là “cặp rắn hổ mang”. Vậy thì:
    She wears an ankle-length, close-fitting dress and a heavy wig with a vulture headdress, modius and double uraei. = Bà mặc một chiếc váy bó sát người dài đến cổ chân và đội mái tóc giả nặng trĩu cùng với chiếc mão chim ưng (hoặc “ưng miện”) có gắn huy hiệu phía trước là
    cặp rắn hổ mang.

    - Rắn hổ mang và kền kền được đội vương miện, con rắn hổ mang bên phải đội vương miện màu trắng của Thượng Ai Cập, trong khi con bên trái đội chiếc vương miện màu đỏ của Hạ Ai Cập: Cái crown trên đầu mấy con rắn này nên dịch là “mão” đi chứ “vương miện” chỉ dành cho nhà vua thôi. “Vương miện” đội trên đầu ông hoàng bà chúa chỉ là một nghĩa của crown và bất cứ cái thứ gì màu mè lỉnh kỉnh diêm dúa đội trên đầu cũng đều là crown trong tiếng Anh hết. Mấy con rắn này cho tụi nó đội mão thôi chứ không cho đội “miện, quan, quán” gì xất cả.

    __________
    * “ưng quan, ưng miện” có thể là chữ mới… chế dựa theo “phụng quan, phượng quán”, tức là cái thứ đội trên đầu có trang trí hình phượng hay cài trâm phượng, v.v. của những giới từ quyền cao chức trọng, giới quý tộc đến giới tiền rừng bạc biển và xuống cả đến giới … dỏm kiêm rởm luôn!). Ưng là chim ưng, trong đó gồm cả kên kên kền kền và c
    him ưng cũng là tiếng gọi chung tất cả các loài birds of prey. Còn mũ, mão, nón, rế, khăn vấn, khăn đóng, hay nồi niêu xoong chảo gì mà đem đội lên đầu cũng vẫn có thể gọi là “quan”, “quán” hay “miện”.)

 

 

Similar Threads

  1. Dịch giả tìm Dịch thiệt
    By BatNgat in forum Khoa Huyền Bí Học
    Replies: 4
    Last Post: 11-20-2020, 07:21 PM
  2. Tháng Bảy Chưa Mưa - 20 Y Dịch qua đời
    By phamanhdung in forum Âm Nhạc
    Replies: 0
    Last Post: 07-08-2019, 08:46 AM
  3. BÁT NHÃ TÂM KINH - Dịch và chú giải
    By khúc dương in forum Khoa Huyền Bí Học
    Replies: 25
    Last Post: 08-06-2015, 10:41 PM
  4. Dịch Cân Kinh
    By hienchanh tran in forum Sức Khoẻ/Sắc Đẹp
    Replies: 1
    Last Post: 01-08-2015, 06:39 PM
  5. Yếu Tố Thành Công Của Một Chiến Dịch
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 0
    Last Post: 03-18-2012, 09:04 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 04:20 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh