Bây giờ lên đường trực chỉ Ai Cập Bảo Tàng Viện tiếp đây:

The colossal statue of Amenhotep III and Tiye is a monolith group statue of Egyptian pharaoh Amenhotep III of the eighteenth dynasty, his Great Royal Wife Tiye, and three of their daughters. Đó là bức tượng khổng lồ của vua Amenhotep III và hoàng hậu Tiye trong nhóm tượng nguyên khối của pharaoh Ai Cập ,thuộc vương triều thứ 18, vợ của vua là hoàng hậu Tiye và ba cô công chúa.
- nhóm tượng nguyên khối: câu gốc là group statue, không phải statue group. Do đó không phải là “nhóm tượng” mà là “tượng quần thể” hay “tượng tập thể”. Tượng nguyên khối không sai nhưng sẽ khó hiểu. Có thể tìm cách khác cho dễ hiểu hơn, chẳng hạn như “tượng điêu khắc từ một khối đá nguyên vẹn”.
- vợ của vua là hoàng hậu Tiye: Ummmmmm… có cần phải nói thêm “vợ của vua” mới là hoàng hậu không? Đã dịch Great Royal Wife là Hoàng Hậu rồi còn gì nữa.
Ngoài ra, câu gốc không gọi mấy cô nhỏ là princesses cho nên ta cũng nên giữ nguyên daughters. Vậy thì câu này có thể đổi thành:
Bức tượng Amenhotep III và Tiye khổng lồ là một bức tượng quần thể khắc từ một khối đá nguyên vẹn gồm Vua Ai Cập là Amenhotep III của triều đại thứ 18, Hoàng Hậu Tiye, và ba người con gái của họ.

. It is the largest known dyad ever carved.[1] The statue originally stood in Medinet Habu, Western Thebes; today it is the centerpiece of the main hall of the Egyptian Museum in Cairo. Đây là tượng một đôi lớn nhất đã từng được chạm khắc. Lúc đầu, bức tượng được đặt ở Medinet Habu, Tây Thebes; ngày nay là trung tâm sảnh chính của Bảo tàng Ai Cập ở Cairo.
- tượng một đôi: nếu muốn dùng “đôi” đi sau như vậy thì gọi là “tượng đôi”, “tượng kép”, hoặc “tượng hai người”, “tượng một cặp vợ chồng”.
- chạm khắc: Cũng được nhưng ta có chữ “điêu” đi với “khắc” (điêu khắc) và “chạm” đi với “trổ” (chạm trổ).
- Đây là tượng một đôi lớn nhất đã từng được chạm khắc: Câu này sặc mùi tiếng… dịt vì loang lổ đầy tiếng khác, nhất là phần “đã từng được chạm khắc”! Một trong nhiều cách viết tiếng Việt nguyên chất sẽ là đại khái như thế này: “Đây là công trình điêu khắc bức tượng đôi lớn nhất mà người ta tìm được từ trước đến giờ.”
- Lúc đầu, bức tượng được đặt ở Medinet Habu, Tây Thebes; ngày nay là trung tâm sảnh chính: Câu này làm người đọc có thể hiểu thành ngày xưa khu vực Medinet Habu này nằm ở Tây Thebes nhưng ngày nay không biết vì biết vì lẽ gì mà khu vực này lại trở thành main hall của Egyptian Museum. Còn centerpiece ở đây không phải là “trung tâm” mà là “bức tượng triển lãm chính” của “đại sảnh” (hoặc “chính sảnh”) này. “Sảnh chính” cũng được nhưng nhìn không quen mắt, nghe không quen tai. Dùng “đại sảnh” cho thích hợp với bối cảnh trang nghiêm của bảo tàng viện “độc nhất vô nhị” này cũng như ngôn từ… “gồ ghề nặng ký” của bài này. Còn main hall hay main lobby của một khách sạn chẳng hạn thì có thể dùng “sảnh chính” được. Câu đó nói là lúc đầu bức tượng đó nằm tại chỗ gốc của nó là trong khu vực Medinet Habut, ở tây ngạn sông Nile của
thành phố Phebes, nhưng ngày nay đã được dời về trưng trong bảo tàng viện Ai Cập nằm chình ình giữa đại sảnh làm bức tượng triển lãm chính ở cái đại sảnh đó.
- Bảo tàng Ai Cập: Phải nói là “Viện Bảo Tàng” hay “Bảo Tàng Viện”, chứ “bảo tàng” mồ côi mồ cút như vậy là thuộc tự loại gì vì “bảo tàng” cũng là động từ (có nghĩa là cất giữ vật quý giá chứ không phải là cái chỗ cất giữ vật đó). Do đó phải có thêm chữ “viện” nó mới thành cái museum (danh từ) được.
The statue is made of limestone, its width is 4,4 m, its height is 7 m. The almond shaped eyes and curved eyebrows of the figures are of typical late 18th dynasty style. Amenhotep III wears the nemes headdress with uraeus, a false beard and a kilt(*); he is resting his hands on his knees. Tượng được tạc bằng đá vôi, bề ngang 4,4 m, cao 7 m. Cuối Vương triều thứ 18, các nhân vật có phong cách điển hình, mắt hình quả hạnh và lông mày cong. Amenhotep III đội chiếc mũ nemes có uraeus, mang một bộ râu giả và mặc chiếc váy; nhà vua đang đặt hai tay lên đầu gối.
- Tượng được tạc: tránh dùng passive khi có thể được. Thay vì nói thế thì có thể nói là “Bức tượng đá vôi này có bề ngang là 4 thước 4 và cao 7 thước.”
-Cuối Vương triều thứ 18, các nhân vật có phong cách điển hình: “Điển hình” đặt ở chỗ này làm người đọc thấy ngỡ ngàng, hụt hẫng vì “cuối vương triều thứ 18
đã chui lên nằm phía trước rồi nên không biết điển hình cái gì ở đây.” Đem “cuối vương triều…” ra sau “điển hình” mới hiểu ngay được. Hơn nữa, cả câu có thể làm người đọc hiểu lầm thành “những người (thật) thời đó có mắt hình quả hạnh và lông mày cong.” trong khi ý câu đó là vào thời đó người ta tạc tượng hình người có mắt với lông mày như vậy chứ không phải người (thật) thời đó trông như vậy.” Cả câu có thể đổi lại như sau:
“Tượng có mắt hình quả trám (hay quả hạnh, hạnh nhân gì cũng được) và lông mày cong là kiểu tượng người điển hình của cuối triều đại thứ 18.”
- chiếc mũ nemes có uraeus: Nemesuraeus có thể dịch được sao không dịch? Chẳng hạn như “Amenhotep III đội vương miện bằng vải sọc có gắn huy hiệu rắn hổ mang, đeo râu giả và mặc váy*
__________
* Nhắc đến cái kilt làm tui nhớ lại hồi mới qua đây tui có đi làm mấy tháng ở Fairmont Banff Springs Hotel tới ngày St. Patrick’s Day tui cũng phải trang bị toàn thân một giàn kilt
có cài cái kim băng tổ bố để lỡ có nổi gió thì cũng không phất phới tung bay như the Woman in Red giống hệt như giàn tài tử hùng hậu dưới đây:


Du khách từ khắp nơi trên thế giới tới đó đi ski hay đè tui ra chộp hình kỷ niệm ngày St. Patrick’s Day này (cũng sắp tới rồi), chắc tại thấy có thằng nhỏ da dàng mũ tẹt chơi đồ… xịn coi ngộ wá nên khăng khăng xin chộp lia chia. Không biết bây giờ đăng rao vặt wanted trên net hỏi xem có ai còn mà xin mấy tấm hình đó thì có hy vọng gì kiếm lại vài tấm hông ta!


(còn tiếp)