An early scan showed a dark area that was initially thought to indicate a pool of blood, leading experts to hypothesize that the boy was killed by a blow to the head. However, more recent CT scans do not support this contention.
- Câu viết lại này có rõ hơn và theo ý tui còn hay hơn câu gốc ở những chỗ sau:
1) dark area: rõ ràng và dễ hiểu hơn dark patch.
2) early scan: (nên dùng số nhiều cho scans): rõ ràng và dễ hiểu hơn early imaging efforts
3) more recent CT scans: rõ ràng và dễ hiểu hơn later CT scans

- Tuy nhiên, có vài điểm sau làm tui hãy còn chưa… thỏa mãn!
1) Vài chỗ/chữ còn “nặng ký” hơn cả bản gốc: leading experts to hypothesize, support this contention.
2) Vài chỗ hơi lệch lạc so với bản gốc như an early scan. Bản gốc viết “early imaging efforts”, tức là có nhiều scans chứ không phải chỉ có one scan
Và một chỗ cũng ngang ngửa với bản gốc, tức là “khói Cam Tuyền vẫn mờ mịt thức mây” chứ không rõ ràng gì hơn:
3) do not support this contention: Cả bản gốc lẫn bản viết lại đều không cho biết not confirmed hay do not support this contention có ý cụ thể là gì, tức là vẫn “sương khói mờ nhân ảnh” tối om om mập mờ đánh lận con đen.
Not confirmed hay do not support this contention như thế nào? Vì trước đã nhìn nhầm trong những tấm hình chụp trước hay gặp trục trặc kỹ thuật khi chụp quang tuyến, vì sau này người ta xác định chỗ đó không phải là máu tụ hay là những lần chụp hình trước đều bằng loại máy móc kém tân tiến hơn nên không rõ nét bằng rọi CT sau này, hay là vì lý do gì khác nữa?

Thường thường thì ta nên paraphrase lại cho dễ hiểu hơn bằng cách dùng chữ “nhẹ ký” hơn, dùng câu ngắn hơn hoặc đơn giản hơn và tránh dùng càng nhiều mệnh đề phụ (subordiante clauses) càng tốt. Nếu dùng chữ “đao to búa lớn” thì đến lúc “dịch” dễ bị trở thành tiếng … vịt xiêm vì đã bị lầy lội trong mấy chữ…
“khủng đó rồi nên không rút giò ra kịp!*
__________
(*) Ví dụ như loại “Fedspeak” (Alan Greenspanspeak) sau đây nhung nhúc chữ bự, chữ… “khủng” rối bòng bong cả chùm thì nhiều nhưng ý nghĩa lại chẳng bao nhiêu:
“Risk takers have been encouraged by a perceived increase in economic stability to reach out to more distant time horizons. But long periods of relative stability often engender unrealistic expectations of it[s] permanence and, at times, may lead to financial excess and economic stress.”
- Cô Ba Khả Ly khả dĩ muốn thử paraphrase lại đoạn trên đây sau cho đơn giản rõ ràng dễ hiểu hơn hôn? Xong dịch ra thành câu tiếng Việt mà không bị lai…bẹc giê thì khi ấy đã đả thông được hai mạch Nhâm Đốc mà đắc đạo tha hồ đi mây về gió luôn chứ không cần phải lên non xuống dốc gì nữa hết!
- Nên nhớ là câu paraphrase của cô Ba có hay tầy trời đi nữa thì Greenspan tiên sinh vẫn có thể chối leo lẻo là ý tui hổng phải vậy vì câu nói gốc của ngài ai muốn hiểu ra sao cũng được hết, tức là ai cũng có thể hiểu đúng và ai cũng có thể hiểu sai và ai không hiểu cũng chẳng chết ai!

Kết quả chụp CT sớm hơn cho thấy một vùng tối mà ban đầu các chuyên gia nghĩ là dấu hiệu của tụ máu bầm, khiến họ đưa ra giả thuyết rằng Nhà vua trẻ này đã thiệt mạng do chấn thương ở đầu. Tuy nhiên, các bản chụp CT gần đây hơn không ủng hộ luận điểm này.
- sớm hơn: sớm hơn cái gì? Một khi có “hơn” có trội hay có “kém” có “thua” thì phải có so với cái gì khác đã nói gần gần đó hoặc đi liền với nó. Tiếng Anh có thể nói earlier hay later khơi khơi và ngầm hiểu phần sau từ than trở đi nhưng sang tiếng Việt nếu dùng “hơn” thì không thể đứt… chến ngang xương mà không có thêm “hơn cái gì” là không được. Nếu đứt chến luôn kiểu đó là thành văn hường, văn cảnh, văn chung, văn… lai căng ngay! Earlier trong trường hợp này nên dịch thành “ngày trước, lúc trước, trước đây,… và later thì nên dịch thành “sau này, về sau, hoặc gần đây hơn” như trong câu dịch trên đó thôi.

- vùng tối: nghe như một vùng đất rộng lớn tối om om vì...
xa lộ không đèn. Nhìn vào tấm hình rọi (CT scan) thì thấy như tấm hình trắng đen và xám nhạt xám đậm. Vậy thì dark area hay dark patch trong câu này có lẽ nên gọi là một “khoảng màu đen” hay một “chỗ màu đen” thì dễ hiểu hơn là tối với sáng.

- dấu hiệu của tụ máu bầm: tụ máu bầm không phải là danh từ nên không xài “của” được mà chỉ nói “dấu hiệu tụ máu” thôi, hay “dấu hiệu bị tụ máu”. “Tụ máu” còn gọi là “bầm” cho nên “tụ máu bầm” là dư ra một miếng “bầm”!

- không ủng hộ luận điểm này: Mấy bản chụp CT lại biết ủng hộ hay phản đối ý kiến của con người sao? Vì dùng chữ “nặng ký” nên cũng bị ảnh hưởng khi viết tiếng Việt. Bản chụp CT mà “ủng hộ” được cái gì sao? (Người mới có thể ủng hộ được người khác hay cái gì khác) Nếu được thì rõ ràng không phải tiếng Việt mà là tiếng… dịt từ chữ support!* Thay vì dùng chữ “bự” là hypothesize do not support this contention thì ta có thể dùng chữ “nhỏ” hơn như think disprove it.

TIP: *Một chữ bao giờ cũng có nhiều nghĩa, nhiều ý nên không thể cứ nhìn thấy support là ô tô ma lắc thành “ủng hộ” hay “hậu thuẫn”, nhất là khi thấy something supports something chứ không phải someone supports someone or something. Động từ “ủng hộ” hoặc “hậu thuẫn” trong tiếng Việt chỉ dùng cho người chứ vật vô tri vô giác thì biết gì mà ủng hộ. Khi gặp chữ nào khó dịch hoặc khi dịch xong thấy câu tiếng Việt kỳ kỳ lạ lạ thì ta cần tra cứu thêm để xem chữ đó còn có nghĩa nào khác nữa. Trong trường hợp động từ support này, nếu tra cứu thêm thì ta sẽ thấy động từ support này trong số nhiều nghĩa khác còn có nghĩa là suggest the truth of; corroborate và đây chính là nghĩa dùng trong câu này. Do đó, nếu muốn dịch support this contention ra nước mắm nguyên chất thì phải dùng nghĩa suggest the truth of; corroborate này, chẳng hạn như “Tuy nhiên, các bản chụp CT gần đây hơn không chứng minh (chứng thực, củng cố, xác định, xác nhận,…) được luận điểm này

Các chuyên gia cho rằng đến cuối đời, vị Hoàng Đế nổi tiếng này đã mắc chứng bệnh tê liệt bàn chân, khiến ông phải đi khập khiễng.
- Các chuyên gia cho rằng: Ở đâu ra “các chuyên gia” này vậy? Câu tiếng Anh nó hay viết ở passive voice là vì 1) nó chẳng biết “ai” believed chuyện ông vua mới lớn này phải limped around vì bị một crippling foot condition, 2) nó biết nhưng chỉ muốn nhấn mạnh đến chuyện ông vua đi… cà nhắc thôi chứ ai believed so thì không quan trọng, và 3) nó không biết ai mà cũng không dám mạnh miệng xác quyết vì cái gì cả nên mới dùng passive voice để chơi màn “mập mờ” thủ cẳng hầu dễ bề chối quanh khi có người vặn vẹo đòi trưng bằng chứng cho thấy ông vua nọ bị chân cẳng như giò gà như vậy (cũng giống như kiểu viết She is reported/believed/known/thought/... to be the most beautiful woman in the Northern Hemisphere!” Người viết nhét thêm câu đó vào mồm thiên hạ cho nghe thấy nặng ký hơn chứ không phải riêng gì mình nên mới viết thế Trong tiếng Việt khi đổi sang thể “chủ động” để tránh “thụ động” thì ta thêm chủ từ là “người ta” (“người ta” là ai thì không quan trọng màu quan trọng là phần theo sau đó thôi!). Do đó, không nên nói là “các chuyên gia cho rằng” (vì không biết ai cho như thế cả!) mà chỉ cần nói là “người ta cho rằng”.

- chứng bệnh tê liệt bàn chân: Làm thế nào mà biết được đó là bệnh tê liệt bàn chân? Câu viết lại Towards the end of his life, the famous pharaoh is believed to have suffered from a crippling foot condition, which left him with a significant limp. không khác câu gốc bao nhiêu về cách đặt câu và dùng chữ, do đó không giúp hiểu rõ hơn được về crippling foot condition này. Chính vì thế mà câu tiếng Việt mới phăng một cú
à te (à terre) thành chứng bệnh tê liệt bàn chân”! Crippling trong trường hợp này là causing a person to become unable to walk or move properly, do đó mới phải limping. Vậy nếu ta viết lại thêm một câu khác cho đơn giản dễ hiểu hơn nữa như: People believed that in his final days on earth, the famous pharaoh had to limp because of his disabling foot condition. Có thế khi dịch (viết lại bằng tiếng Việt) mới dễ rỉ ra nước mắm hơn: Người ta tin rằng đến cuối đời, vị vua nổi tiếng này đã phải đi khập khiễng vì chân bị tật khiến không thể đi đứng bình thường.
_____________
(mai tiếp phần cuối truyện Đại Náo Ai Cập Bảo Tàng Tự)