Register
Results 1 to 2 of 2
  1. #1
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367

    Bắc Hàn - vì đói mà chết




    North Korea: Residents tell BBC of neighbours starving to death

    Published 2 days ago



    By Jean Mackenzie
    Seoul correspondent

    People in North Korea have told the BBC food is so scarce their neighbours have starved to death.

    Exclusive interviews gathered inside the world's most isolated state suggest the situation is the worst it has been since the 1990s, experts say.

    The government sealed its borders in 2020, cutting off vital supplies. It has also tightened control over people's lives, our interviewees say.

    Pyongyang told the BBC it has always prioritised its citizens' interests.

    The BBC has secretly interviewed three ordinary people in North Korea, with the help of the organisation Daily NK which operates a network of sources in the country. They told us that since the border closure, they are afraid they will either starve to death or be executed for flouting the rules. It is extremely rare to hear from people living in North Korea.

    The interviews reveal a "devastating tragedy is unfolding" in the country, said Sokeel Park from Liberty in North Korea (LiNK), which supports North Korean escapees.

    One woman living in the capital Pyongyang told us she knew a family of three who had starved to death at home. "We knocked on their door to give them water, but nobody answered," Ji Yeon said. When the authorities went inside, they found them dead, she said. Ji Yeon's name has been changed to protect her, along with those of the others we interviewed.

    A construction worker who lives near the Chinese border, whom we have called Chan Ho, told us food supplies were so low that five people in his village had already died from starvation.

    "At first, I was afraid of dying from Covid, but then I began to worry about starving to death," he said.

    North Korea has never been able to produce enough food for its 26 million people. When it shut its border in January 2020, authorities stopped importing grain from China, as well as the fertilisers and machinery needed to grow food.

    Meanwhile, they have fortified the border with fences, while reportedly ordering guards to shoot anyone trying to cross. This has made it nearly impossible for people to smuggle in food to sell at the unofficial markets, where most North Koreans shop.

    A market trader from the north of the country, whom we have named Myong Suk, told us that almost three quarters of the products in her local market used to come from China, but that it was "empty now".

    She, like others who make their living selling goods smuggled across the border, has seen most of her income disappear. She told us her family has never had so little to eat, and that recently people had been knocking on her door asking for food because they were so hungry.

    From Pyongyang, Ji Yeon told us she had heard of people who had killed themselves at home or disappeared into the mountains to die, because they could no longer make a living.

    (Watch a clip from Ji Yeon's animated testimony)

    She was struggling to feed her children, she said. Once, she went two days without eating and thought she was going to die in her sleep.

    In the late 1990s, North Korea experienced a devastating famine which killed as many as three million people. Recent rumours of starvation, which these interviews corroborate, have prompted fears the country could be on the brink of another catastrophe.

    "That normal, middle-class people are seeing starvation in their neighbourhoods, is very concerning," said the North Korea economist Peter Ward. "We are not talking about full-scale societal collapse and mass starvation yet, but this does not look good."

    Hanna Song, the director of NKDB, which documents human rights violations in North Korea, agreed. "For the past 10-15 years we have rarely heard of cases of starvation. This takes us back to the most difficult time in North Korean history."

    Even the North Korean leader Kim Jong Un has hinted at the seriousness of the situation - at one point referring openly to a "food crisis", while making various attempts to boost agricultural production. Despite this, he has prioritised funding his nuclear weapons programme, testing a record 63 ballistic missiles in 2022. One estimate puts the total cost of these tests at more than $500m (£398m) - more than the amount needed to make up for North Korea's annual grain shortfall.

    Our interviewees also revealed how the government has used the past three years to increase its control over people's lives, by strengthening punishments and passing new laws.

    Before the pandemic, more than 1,000 people would flee the country each year, crossing the Yalu River into China, according to numbers released by the South Korean government. The market trader Myong Suk told us it had become impossible to escape. "If you even approach the river now you will be given a harsh punishment, so almost nobody is crossing," she said.

    The construction worker Chan Ho said his friend's son had recently witnessed several closed-door executions. In each one, three to four people had been killed for attempting to escape. "Every day it gets harder to live," he told us. "One wrong move and you are facing execution."

    "We are stuck here waiting to die."

    We put our findings to the North Korean government, which told us it "has always prioritised the interests of the people, even at difficult times".

    "The people's well-being is our foremost priority, even in the face of trials and challenges," said a representative from the North Korean embassy in London.

    They also said the information was "not entirely factual", claiming it had been "derived from fabricated testimonies from anti-DPRK [Democratic People's Republic of Korea] forces".

    But Sokeel Park, from LiNK, said these interviews reveal a "triple whammy" of hardship. "The food situation has become more difficult, people have less freedom to fend for themselves, and it has become pretty much impossible to escape." They support the theory, he said, that "North Korea is now more repressive than it has ever been before."

    In Pyongyang, Ji Yeon said the surveillance and crackdowns were now so ruthless that people did not trust each other. She was taken in for questioning under a new law, passed in December 2020, which bans people from sharing and consuming foreign films, TV shows and songs. Under this Reactionary Ideology and Culture Rejection Act, aimed at rooting out foreign information, those caught distributing South Korean content can be executed.

    A former North Korean diplomat, who defected in 2019, said he was shocked by how extreme the crackdown on foreign influence had become. "Kim Jong Un is afraid that if people understand the situation they are in, and how wealthy South Korea is, they will start hating him and rise up," explained Ryu Hyun Woo.

    Our interviews suggest that some people's loyalty has waned over the past three years.

    "Before Covid, people viewed Kim Jong Un positively," Myong Suk said. "Now almost everyone is full of discontent."



    /* src: https://www.bbc.com/news/world-asia-65881803


    Việt dịch: BBC Việt ngữ

    Bắc Hàn: Người dân kể cho BBC chuyện hàng xóm chết đói

    Jean Mackenzie
    Phóng viên BBC tại Seoul

    15 tháng 6 2023

    Người dân Bắc Hàn kể với BBC rằng thực phẩm thiếu đến nỗi hàng xóm của họ đã chết đói.


    Các cuộc phỏng vấn độc quyền được thực hiện bên trong đất nước cô lập nhất thế giới này cho thấy tình trạng tồi tệ nhất tại đây kể từ những năm 1990, theo các chuyên gia.

    Chính phủ đã đóng cửa các biên giới từ năm 2020, cắt hoàn toàn các nguồn cung cấp sống còn. Chính phủ cũng thắt chặt kiểm soát cuộc sống của người dân, những người được BBC phỏng vấn cho hay.

    Bình Nhưỡng nói với BBC rằng đất nước này luôn ưu tiên quyền lợi của người dân.

    BBC đã bí mật phỏng vấn ba dân thường ở Bắc Hàn, với sự trợ giúp của tổ chức Daily NK - nơi vận hành một mạng lưới các nguồn tin tại Bắc Hàn. Họ nói với chúng tôi rằng kể từ khi biên giới đóng cửa, họ lo sợ rằng họ sẽ hoặc chết đói hoặc bị xử tử vì vi phạm các quy định.

    Việc được nghe trực tiếp từ người dân sống tại Bắc Hàn là rất hiếm hoi.

    Cuộc phỏng vấn tiết lộ một thảm kịch bi thương đang diễn ra tại Bắc Hàn - theo Sokeel Part từ tổ chức Tự do ở Bắc Hàn (LiNK) - tổ chức hỗ trợ những người Bắc Hàn đào tẩu.

    Một phụ nữ sống ở thủ đô Bình Nhưỡng nói với chúng tôi rằng chị biết một gia đình ba người đã chết đói tại nhà.

    "Chúng tôi gõ cửa nhà họ để đưa nước cho họ, nhưng không ai mở cửa," Ji Yeon nói. Khi chính quyền vào được nhà, họ thấy cả ba đã chết, chị nói.

    Tên của Ji Yeon đã được thay đổi để bảo vệ chị, cùng với những người khác tham gia cuộc phỏng vấn này.

    Một thợ hồ sống gần biên giới với Trung Quốc, người mà chúng tôi gọi là Chan Ho, nói rằng nguồn cung cấp thực phẩm rất eo hẹp khiến năm người sống trong làng của anh đã chết vì đói.

    "Ban đầu, tôi sợ chết vì Covid, nhưng rồi tôi bắt đầu sợ chết đói," anh nói.

    Bắc Hàn chưa từng có khả năng sản xuất đủ thực phẩm cho 26 triệu dân. Khi nước này đóng cửa biên giới vào tháng 1/2020, chính quyền ngưng nhập khẩu ngũ gốc từ Trung Quốc, cũng như phân bón và máy móc cần để trồng hoa màu.

    Trong khi đó, họ cho gia cố biên giới với hàng rào, đồng thời được cho là yêu cầu lính bắn bất cứ ai cố vượt qua biên giới. Điều này khiến cho những người buôn lậu thực phẩm để bán tại các chợ đen, nơi phần lớn người dân Bắc Hàn mua sắm, không thể hoạt động được.

    Một tiểu thương từ phía bắc nước này, người mà chúng tôi gọi là Myong Suk, nói rằng hầu hết ba phần tư các sản phẩm từ chợ địa phương tại nơi cô sống được nhập từ Trung Quốc, nhưng các chợ này 'nay trống trơn'.

    Cô, giống những người sống nhờ bán hàng lậu dọc biên giới, thấy hầu hết nguồn thu của họ biến mất. Cô nói với chúng tôi rằng gia đình cô chưa bao giờ có ít thực phẩm để ăn đến vậy, và rằng gần đây người ta đên gõ cửa nhà cô xin thức ăn vì quá đói.

    Từ Bình Nhưỡng, Ji Yeon nói với chúng tôi rằng chị nghe thấy có người đã tự tử tại nhà hoặc chết trên núi bởi họ không thể nào kiếm sống được nữa.

    Chật vật để có thể nuôi ba đứa con. Một lần, chị đã nhịn ăn hai ngày và nghĩ mình sẽ chết khi ngủ.

    Cuối những năm 1990, Bắc Hàn trải qua nạn đói tàn khốc giết chết khoảng ba triệu người.

    Các lời đồn thổi hiện nay về nạn đói, được ba người trả lời phỏng vấn chứng thực, đã khiến người ta lo sợ rằng Bắc Hàn có thể đang trên bờ vực một thảm họa khác.

    "Việc những người dân bình thường, thuộc tầng lớp trung lưu, chứng kiến hàng xóm chết đói, là vô cùng đáng quan ngại," nhà kinh tế học Bắc Hàn, Peter Ward nói. "Chúng ta không nói về sự sụp đổ xã hội hoàn toàn hay nạn đói trên diện rộng, nhưng tình trạng hiện nay không tốt chút nào."

    Hanna Song, giám đốc NKDB, nơi lưu hồ sơ vi phạm nhân quyền của Bắc Hàn, đồng tình với điều này. "Trong 10-15 năm qua chúng ta đã nghe về các trường hợp chết đói. Việc này gợi chúng ta nhớ lại thời kỳ khó khăn nhất trong lịch sử Bắc Hàn."

    Thậm chí lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un cũng hé lộ các dấu hiệu về sự nghiêm trọng của tình hình - có thời điểm đã nhắc công khai về 'một cuộc khủng hoảng lương thực', trong khi thực hiện hàng loạt nỗ lực để tăng cường năng suất nông nghiệp. Bất chấp điều này, ông ta ưu tiên đầu tư cho các chương trình vũ khí hạt nhân của mình, thử nghiệm kỷ lục 63 tên lửa đạn đạo vào 2022. Có ước tính rằng toàn bộ chi phí cho các thử nghiệm này lên tới hơn 500 triệu USD - hơn số tiền cần thiết để giúp bù đắp cho việc thiếu hụt ngũ cốc hàng năm của Bắc Hàn.


    Một bức ảnh hiếm chụp tại Bắc Hàn trong thời kỳ đại dịch, cho thấy mọi người tại một ngã tư ở Phyongysong

    Những người dân tham gia phỏng vấn của chúng tôi tiết lộ chính phủ đã sử dụng ba năm qua để tăng cường kiểm soát cuộc sống của người dân như thế nào, thông qua việc củng cố các hình phạt và thông qua các luật mới.

    Trước đại dịch, hơn 1.000 người chạy khỏi đất nước mỗi năm, vượt sông Yalu sang Trung Quốc, theo số liệu do chính phủ Hàn Quốc đưa ra. Tiểu thương Myong Suk nói với chúng tôi rằng việc chạy trốn đã trở nên không tưởng. "Nếu bạn tới gần sông bây giờ bạn sẽ chịu hình phạt rất nặng, vì vậy gần như không ai vượt sông," chị nói.

    Thợ công trình Chan Ho nói rằng con trai bạn anh mới đây chứng kiến vài cuộc xử tử bí mật. Trong mỗi trường hợp, ba đến bốn người bị giết do cố tìm cách chạy trốn. "Mỗi ngày lại trở nên khó khăn hơn để sống," anh nói với chúng tôi. "Đi sai một bước và thế là bạn đối diện án tử."

    "Chúng tôi mắc kẹt tại đây, chờ chết."

    Chúng tôi đưa những thông tin mà chúng tôi tìm hiểu được cho chính phủ Bắc Hàn, họ nói với chúng tôi rằng họ 'luôn ưu tiên quyền lợi của người dân, ngay cả trong các thời điểm khó khăn."

    "Sức khỏe của người dân là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, ngay cả khi đối mặt với khó khăn thử thách," người đại diện Đại sứ quán Bắc Hàn tại London nói.

    Họ cũng nói rằng thông tin này 'không hoàn toàn chính xác', khẳng định nó được lấy từ các lời khai bịa đặt từ các thế lực chống lại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên."

    Nhưng ông Sokeel Park, từ LiNK, nói rằng những cuộc phỏng vấn này đã tiết lộ những khó khăn gấp ba lần. "Tình hình thực phẩm trở nên khó khăn người, người dân có ít tự do hơn để bảo vệ mình, và hiện gần như không thể bỏ trốn." Họ ủng hộ một lý thuyết rằng "Bắc Hàn hiện đang đàn áp hơn bao giờ hết," ông nói.

    Tại Bình Nhưỡng, chị Ji Yeon nói rằng việc giám sát và đàn áp hiện nay quá tàn nhẫn khiến người dân không tin nhau nữa. Chị bị thẩm vấn theo một luật mới, được thông qua vào tháng 12/2020, cấm người dân chia sẻ hay xem phim, các chương trình TV hay các bài hát nước ngoài. Theo Đạo luật Từ chối Văn hóa và Tư tưởng Phản động này, nhằm loại bỏ thông tin nước ngoài, những người bị phát hiện phát tán các nội dung của Hàn Quốc có thể bị tử hình.

    Một nhà cựu ngoại giao Bắc Hàn, người đào tẩu năm 2019, nói ông bị sốc vì sự cực đoan đàn áp lên sự ảnh hưởng của nước ngoài. "Kim Jong-un lo ngại rằng nếu người dân hiểu tình hình mà họ đang lâm vào, và Hàn Quốc giàu mạnh thế nào, họ sẽ bắt đầu căm ghét ông ta và nổi dậy," nhà cựu ngoại giao Ryu Hyun Woo giải thích.

    Các cuộc phỏng vấn của chúng tôi cho thấy lòng trung thành của một số người dân đã bị bào mòn trong ba năm qua.

    "Trước Covid, người dân nhìn nhận Kim Jong-un rất tích cực," Myong Suk nói. "nay hầu hết mọi người đều vô cùng bất mãn."

    /*nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/world-65886925

    Last edited by Triển; 06-16-2023 at 10:10 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #2
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    Quá trình phi thường bí mật phỏng vấn người dân bên trong Bắc Hàn




    Jean Mackenzie

    Phóng viên tại Seoul

    16 tháng 6 2023

    Giữa đêm khuya, hai người Bắc Hàn bí mật gặp nhau. Một người là công dân Bắc Hàn bình thường đã đồng ý mạo hiểm tất cả để cho BBC phỏng vấn. Người còn lại là nguồn tin, làm việc cho một tổ chức ở Hàn Quốc để đưa thông tin ra nước ngoài.

    Tại một địa điểm an toàn không thể bị nghe lén, nguồn tin giúp chuyển những câu hỏi của chúng tôi tới công dân kia và ghi lại câu trả lời. Sau đó, khi đã an toàn, họ gửi lại cho chúng tôi, chia ra thành nhiều đợt. Thậm chí gửi một câu trả lời đầy đủ cùng lúc là quá rủi ro.

    Đây là sự khởi đầu của một quá trình cần mẫn mà chúng tôi sẽ mất nhiều tháng trời, khi chúng tôi điều tra hậu quả của việc quyết định đóng cửa biên giới của chính phủ Bắc Hàn hơn ba năm trước.

    Người dân Bắc Hàn bị cấm nói chuyện với bất kỳ ai ở nước ngoài, đặc biệt là các nhà báo, và nếu chính phủ phát hiện ra, họ có thể bị giết chết.

    Nhưng khi biên giới bị đóng cửa vào tháng 1/2020, để ứng phó với đại dịch corona, một quốc gia vốn khó để đưa tin đã trở nên gần như bất khả xâm phạm.

    Tất cả các nguồn tin mà các nhà báo thường dựa vào để truyền ra ngoài những gì đang xảy ra thực địa đã cạn kiệt, khi các nhà ngoại giao nước ngoài và nhân viên cứu trợ rời khỏi Bắc Hàn. Người Bắc Hàn cũng gần như không thể thoát ra ngoài và chia sẻ trải nghiệm của họ.

    Đồng thời, có lý do chính đáng để nghi ngờ việc đóng cửa biên giới đã gây ra những đau khổ đáng kể cho người dân, dựa trên hiểu biết của chúng tôi về cách người dân ở Bắc Hàn kiếm sống và có được thực phẩm. Sau đó, vào năm ngoái, chúng tôi bắt đầu nhận được những báo cáo chưa được xác minh về tình trạng thiếu lương thực trầm trọng và có thể xảy ra nạn đói.

    Đây là lý do vì sao chúng tôi quyết định thực hiện cách làm bất thường như vậy, phỏng vấn ba người dân Bắc Hàn bình thường từ bên trong quốc gia này.

    Đầu tiên, chúng tôi xin lời khuyên từ những người làm việc gần gũi với người dân nơi đây và hiểu rõ những rủi ro.

    Ông Sokeel Park, thuộc tổ chức Liberty in North Korea (tạm dịch Tự do cho Bắc Hàn) - bên đã làm việc với những người đào tẩu trong hơn một thập niên, cho rằng đây là một công việc quan trọng và đáng làm, bất kể những rủi ro.

    “Không một người dân Bắc Hàn nào không hiểu được sự nguy hiểm và nếu họ muốn làm điều này, tôi nghĩ chúng ta nên tôn trọng”. Ông Park nói với chúng tôi: “Mọi cuộc trò chuyện với những người sống bên trong Bắc Hàn, mọi mẩu thông tin nhỏ đều rất có giá trị, bởi vì chúng ta biết rất ít”.

    Nhưng để làm được điều này, chúng tôi không thể đơn phương độc mã. Chúng tôi đã hợp tác với một tổ chức tin tức ở Hàn Quốc, Daily NK, có mạng lưới các nguồn tin trong Bắc Hàn.

    Những nguồn này tìm cho chúng tôi những người muốn được phỏng vấn. Biết rằng chúng tôi sẽ chỉ có được lát cắt về cuộc sống trong quốc gia này, chúng tôi đã chọn nói chuyện với những người ở nhiều độ tuổi khác nhau từ các khu vực khác nhau.

    Chúng tôi đã giải thích BBC là gì, các cuộc phỏng vấn của họ sẽ được xem và nghe rộng rãi và lan tỏa ra sao, và họ đã đồng ý.

    Tổng biên tập Lee Sang-yong của Daily NK cho biết: “Họ đang mong muốn được nói với thế giới rằng tình hình ở Bắc Hàn tồi tệ như thế nào”. "Họ hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ lưu tâm."

    Ông Lee đã làm việc với các nguồn tin của mình trong 13 năm để tuồn thông tin ra khỏi Bắc Hàn. Ông ấy đảm bảo với chúng tôi rằng phương pháp liên lạc của ông ấy rất mạnh. Ông tự tin rằng mình có thể giữ an toàn cho mọi người nhưng cảnh báo rằng quá trình này sẽ mất thời gian.


    Lee Sang-yong, tổng biên tập của Daily NK - bên đã giúp chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn

    Trong lúc chờ đợi, có những lúc chúng tôi lo lắng rằng có thể sẽ không có đủ thông tin. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi nhận được hồi đáp chỉ một dòng - thậm chí có thể không đủ để đưa tin? Đây là một canh bạc.

    Nhưng khi cuối cùng chúng tôi đối chiếu các tin nhắn, chúng tôi đã bị choáng ngợp bởi mức độ chi tiết. Mọi người đã tiết lộ nhiều hơn những gì chúng tôi trông đợi, và tình hình còn tồi tệ hơn chúng tôi tưởng tượng.

    Nó chỉ ra một hoàn cảnh nhân đạo và nhân quyền nghiêm trọng đang diễn ra ở nước này, và tình trạng thiếu lương thực kinh niên.


    Bên trong Bắc Hàn - tiếng nói từ phía sau biên giới bị phong tỏa


    Sau đó, chúng tôi bắt đầu phối kiểm nhiều nhất có thể. Thật hữu ích, ba người được phỏng vấn của chúng tôi đã chứng thực lẫn nhau.

    Tất cả họ đều trích dẫn cùng một quy tắc cách ly và cùng một luật mới làm họ sợ hãi. Tất cả họ đều nói về sự khan hiếm lương thực và thuốc men, đồng thời phải trải qua những cuộc đàn áp và trừng phạt ngày càng nghiêm trọng. Họ thậm chí còn chia sẻ nhiều hy vọng và nỗi sợ hãi tương tự nhau.

    Nhưng cũng có những khác biệt tỏ tường. Có vẻ như có nhiều sự hỗ trợ của chính phủ ở thủ đô Bình Nhưỡng hơn ở các thị trấn giáp biên giới, nhưng cũng có nhiều sự kiểm soát, giám sát và nỗi sợ hãi hơn ở đó - điều này khớp với những gì chúng tôi mong đợi.

    Bước tiếp theo là thực hiện các cuộc phỏng vấn với NK Pro, một dịch vụ tin tức ở Seoul chuyên theo dõi Bắc Hàn. Một trong những nguồn thông tin duy nhất còn lại về Bắc Hàn là báo chí và kênh truyền hình nhà nước của quốc gia này.

    Trong khi phần lớn nội dung là tuyên truyền, chuyên gia về truyền thông nhà nước Bắc Hàn của NK Pro - Chung Seung-yeon theo dõi điều này hàng ngày, tìm kiếm manh mối về những gì đang thực sự xảy ra trong nước.

    "Chúng tôi xem Bắc Hàn là một quốc gia rất bí mật. Chắc chắn, họ không bao giờ lớn tiếng về các vấn đề của mình, nhưng họ sẽ đưa ra những gợi ý," cô nói. Và khi họ thực sự đề cập đến một vấn đề, như họ đã làm với cuộc khủng hoảng lương thực, điều này có nghĩa đó là "một vấn đề thực sự trọng đại", cô lý giải.

    Cô cho chúng tôi xem một bản tin từ tháng Hai, trong đó các đảng viên Bắc Hàn được khen ngợi vì đã quyên góp gạo cho chính phủ. Cô chỉ ra: “Việc nhà nước đang nhận gạo từ người dân cho chúng ta thấy tình hình lương thực cùng cực như thế nào”.


    Chuyên gia về truyền thông nhà nước Bắc Hàn, Chung Seung-yeon, tìm kiếm manh mối trong các báo cáo của họ về những gì đang thực sự xảy ra

    Với sự giúp đỡ của cô Chung, chúng tôi cũng có thể xác nhận được nhiều quy tắc cách ly và phong tỏa mà những người mà chúng tôi phỏng vấn đã đề cập, cũng như các luật và hình phạt mới được đưa ra.

    Để chứng thực các chi tiết khác, chúng tôi đã phân tích dữ liệu có sẵn về giá cả và thương mại lương thực, đồng thời xem các hình ảnh vệ tinh ở vùng biên giới.

    Chúng tôi tìm kiếm và sàng lọc một cách cẩn trọng các văn bản luật mới được tuồn ra nước ngoài, đồng thời tham khảo chéo các cuộc phỏng vấn của chúng tôi với các báo cáo từ chính phủ Hàn Quốc, Liên Hợp Quốc và các nguồn khác, cho đến khi chúng tôi tin rằng các cuộc phỏng vấn của mình - mặc dù không toàn diện - nhưng cung cấp thông tin đáng tin cậy về một lát cắt cuộc sống bên trong Bắc Hàn.

    Chúng tôi đã đăng tải nhiều nhưng cũng có nhiều chi tiết chúng tôi đã giữ lại để bảo vệ cho người được phỏng vấn. Nhưng nhờ sự can trường của họ, chúng ta biết nhiều hơn về tình hình ở Bắc Hàn so với trước đây.

    Sokeel Park nói: “Thế giới chưa nhận ra mọi thứ tồi tệ như thế nào đối với người dân Bắc Hàn lúc này. Những người được phỏng vấn này không phải là bức tranh toàn cảnh. Trong những năm tới, có lẽ chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về giai đoạn khó khăn này", ông nói.

    Khi chúng tôi kiểm tra lần cuối với những người được phỏng vấn, thông qua Daily NK, tất cả họ đều bình an vô sự.

    /* nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cy75nj7zgzeo






    Nguyên văn Anh ngữ:

    The extraordinary process of secretly interviewing people inside North Korea


    Published 1 day ago


    By Jean Mackenzie

    Seoul correspondent

    In the dead of the night, two North Koreans meet in secret. One is an ordinary North Korean citizen who has agreed to risk all to be interviewed by the BBC. The other is a source, working for an organisation in South Korea to leak information out of the country.

    At a secure location that cannot be bugged, the source relays one of our questions to the citizen and notes down the answer. Later, when it is safe, they will send it back to us, in multiple instalments. Sending even one full answer at a time is too risky.

    This is the start of a painstaking process that will take us many months, as we investigate the consequences of the North Korean government's decision to seal the country's border more than three years ago.

    North Koreans are forbidden from talking to anyone outside the country, especially journalists, and if the government finds out they have done so, they could be killed.

    But when the border was shut in January 2020, in response to the coronavirus pandemic, a country that was already difficult to report on became virtually impenetrable.

    All the sources that journalists would ordinarily rely on to relay what was happening on the ground dried up, as foreign diplomats and aid workers left the country. It also became nearly impossible for North Koreans to escape and share their experiences.

    At the same time, there was good reason to suspect the border closure was causing people significant suffering, based on our knowledge of how people in North Korea make their living and acquire their food. Then, last year, we started to get unconfirmed reports of severe food shortages and possible starvation.

    This is why we decided to take such extraordinary measures, to interview three ordinary North Koreans inside the country.

    First, we sought advice from those who work closely with North Koreans and understand the risks. Sokeel Park, from the organisation Liberty in North Korea, who has been working with escapees for more than a decade, was of the view this was an important and worthwhile undertaking, in spite of the risks.

    "There is not a single North Korean who won't understand the danger, and if people want to do this, I think we should respect that," he told us. "Every conversation with people inside North Korea, every titbit of information, is so valuable, because we know so little," he said.

    But to do this, we could not work alone. We teamed up with a news organisation in South Korea, Daily NK, that has a network of sources inside the country. These sources found us people who wanted to be interviewed. Aware we would only be getting a snapshot of life inside the country, we chose to speak to people of varying ages from different areas.

    We explained what the BBC was, and how far and wide their interviews would be seen and heard, and they gave their consent.

    "They are looking forward to telling the world how bad the situation is in North Korea," said Daily NK's editor-in-chief Lee Sang-yong. "They hope the international community will take notice."

    Mr Lee has been working with his sources for 13 years to smuggle information out of North Korea. He assured us that his methods of communication were robust. He was confident he could keep people safe but warned that the process would take time.

    As we waited, there were moments we worried we might not get enough information. What if we received one-line answers - perhaps not even enough to report? This was the gamble.

    But when we finally collated the messages, we were blown away by the level of detail. People revealed far more than we had expected, and the situation was worse than we had imagined. It pointed to a dire humanitarian and human rights situation unfolding in the country, and chronic food shortages.

    Inside North Korea - voices from behind the sealed border

    We then set about verifying as much as we could. Helpfully, our three interviewees corroborated each other. They all cited the same quarantine rules and the same new laws which frightened them. They all spoke about the scarcity of food and medicine, and had experienced increasingly severe crackdowns and punishments. They even shared many of the same hopes and fears.

    But there were also illuminating differences. It appeared there was more government support in the capital Pyongyang than in the border towns, but also more control, surveillance and fear there - which was in line with what we had expected.

    Our next step was to take our interviews to NK Pro, a news service in Seoul which monitors North Korea. One of the only remaining sources of information on North Korea is the country's own state-run newspaper and TV channel. While much of the content is propaganda, NK Pro's state media expert Chung Seung-yeon monitors this daily, combing it for clues as to what is really happening in the country.

    "We think of North Korea as a very secret state. Certainly, they never speak loudly about their problems, but they drop hints," she said. And when they actually mention a problem, as they have done with the food crisis, this means it's "a really big deal", she explained.

    She showed us one news report from February in which North Korean party members were praised for donating rice to the government. "That the state is receiving grain from its people, shows us how desperate the food situation is," she pointed out.

    With Ms Chung's help we were also able to confirm many of the quarantine and lockdown rules our interviewees had cited, and the new laws and punishments that had been introduced.

    To corroborate other details, we analysed the available data on food prices and trade, and viewed satellite images of the border. We combed the texts of new laws that had been smuggled out the country, while cross-referencing our interviews with reports from the South Korean government, the UN, and other sources, until we were confident that our interviews - while not comprehensive - provided reliable snapshots of life in North Korea.

    As much as we have published, there are many details we have held back, to protect our interviewees. But through their bravery, we know so much more about the situation in North Korea than we did before.

    "The world has not realised how bad things are for the North Korean people right now," said Sokeel Park. "These interviewees are not the full picture. In future years, we'll probably learn in depth just how difficult this period has been," he said.

    When we last checked in with our interviewees, through Daily NK, they were all safe.

    /* src.: https://www.bbc.com/news/world-asia-65903359

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Similar Threads

  1. Phải chăng chết là hết...?
    By ba0 in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 97
    Last Post: 03-03-2024, 02:00 AM
  2. cá chết...dân chết
    By hoài vọng in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 191
    Last Post: 03-04-2017, 01:50 AM
  3. Quyền được chết
    By Triển in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 21
    Last Post: 05-24-2016, 10:53 AM
  4. Replies: 16
    Last Post: 08-08-2013, 11:26 AM
  5. Mẹ nhà báo Tạ Phong Tần đã chết do tự thiêu
    By Lê Nguyễn Hiệp in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 26
    Last Post: 08-04-2012, 09:48 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 11:43 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh