Register
Page 3 of 3 FirstFirst 123
Results 21 to 30 of 30
  1. #21
    Biệt Thự HaiViet's Avatar
    Join Date
    Oct 2015
    Posts
    1,215

    KỲ 20
    Tan tành tổ ấm

    Tôi cũng biết điều đó, nhưng mình đâu có làm gì được.

    Hay là ông cho họ đi theo trực thăng cấp cứu cùng mấy người lính TQLC của mình bị thương về Quân Y Viện luôn, chữa cho họ xong rồi báo cho người chỉ huy của lính Việt Nam đến nhận tù binh, làm như vậy có phải là ông đã ban sự sống cho 8 người này đúng không.”

    Ông Gordon quàng tay qua bờ vai của em rồi ông nói:

    “Em trai ạ… Em có một trái tim quá đẹp.” (My brother, you have a beautiful heart.)

    “Cám ơn anh trai… Nói như vậy là anh đã đồng ý giúp cho họ đúng không?”

    “Lets me find out ok.” (Ðể anh tìm hiểu xem sao).

    Sau khi trưởng toán nói chuyện cùng cấp chỉ huy tiểu đoàn TQLC, 10 phút sau, khi chiếc vận tải hai chong chóng đáp xuống, 8 người tù binh bộ đội cũng được chuyển lên cùng với những người lính Mỹ bị thương. Tôi thấy em Bình đến nói gì đó với người chỉ huy đến nhận bệnh binh cho đến khi người chỉ huy bắt tay chào tạm biệt.

    Trong chiến trận em Bình là một hung thần, giết người không chớp mắt, sắc mặt không thay đổi, vậy mà khi đứng trước những người bị thương quằn quại, lòng em mềm nhũn lại. Vẫn biết đó là kẻ thù họ đến đây giết chúng ta trong đó có em, nhưng em Bình bằng mọi cách để cứu sống họ như thường, ai nghĩ sao cũng được, nhưng riêng tôi, em mãi mãi là một anh Hùng trong trái tim tôi.

    Sáng thứ Bảy tháng 4 năm 1972, người lính trực truyền tin gọi tôi nghe điện thoại, nhìn đồng hồ mới có hơn 3 giờ sáng, tôi nghe đầu dây bên kia Ðại Úy Gordon toán trưởng Biệt Kích nói:




    Bảo Huân

    Toán Lôi Hổ 6 người chuẩn bị, 10 phút sau có trực thăng đến đón, tôi trả lời ngắn gọn

    ‘’Yes Sir ‘’

    trao ống nghe cho anh lính truyền tin, đi gọi Sơn và 4 anh em trong toán dậy chuẩn bị sẵn sàng. Ðúng 10 phút sau, hai chiếc trực thăng đáp xuống, tôi và Sơn leo lên đã thấy 6 người Biệt Kích có mặt ai cũng trang bị đầy đủ nón sắt áo giáp súng dài, đặc biệt là em Bình, ít khi em mang theo khẩu M-18 có gắn phóng lựu M-79 nằm ở dưới tay cầm lắm, trừ khi phối hợp đi hành quân với các đơn vị khác mà thôi.

    Ông Mike và ông Jack nhảy xuống qua chiếc trực thăng kia đi cùng 4 người trong toán Lôi Hổ của tôi. Khi chiếc trực thăng đáp xuống trên dốc đồi Trung Lương gần cầu Bến Hải, tôi thấy trận địa đã được dàn sẵn, xe tăng M-48, M-113 và TQLC Hoa Kỳ, phía trước có Bộ Binh và TQLC Việt Nam, trời vừa mờ sáng đã nghe tiếng súng rền vang khắp các mặt, từ trái sang phải, toán Biệt Kích cùng 6 anh em tôi ra đằng trước mũi xem xét.

    Ông Gordon làm việc liên tục với cái máy trên tay, bầu trời trực thăng bắt đầu hoạt động. Ðến trưa, trực thăng, và A37 của Không Quân Việt Nam bắt đầu không kích. Quân Bắc Việt cấp số sư đoàn có xe tăng T-54 phối hợp, đây là lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy xe tăng Cộng Sản nhiều đến như vậy, hoả lực của đối phương quá mạnh. TQLC và Bộ Binh của Việt Nam ở tuyến đầu được lệnh rút lui, có trực thăng, A-37 và xe tăng yểm trợ. Chống cự đến 6 giờ chiều ngày Chủ Nhật thì ông Gordon nhận được tin nhắn của Cố Vấn là Quận bị pháo kích dữ dội, khoảng 7 giờ tối 4 tiểu đoàn rút về đến ngã ba Quận thì cố thủ, để yểm trợ cho số lính địa phương quân nghĩa quân và gia đình của họ cùng người dân địa phương di tản về vùng trong. Lúc này, 5 khẩu 105 ly của căn cứ C1 cùng chiến hạm từ Cửa Việt bắn vào xối xả để ngăn chận bước tiến của quân Bắc Việt, lệnh của Ðại Úy toán trưởng Biệt Kích cùng toán Lôi Hổ có 6 người do tôi chỉ huy tách rời tiểu đoàn đi về phía Quận.

    Em Bình cho tôi biết là ban Cố Vấn đã lên trực thăng rời khỏi Quận lúc 7 giờ tối rồi, trước khi lên trực thăng bị pháo kích phủ đầu nên ban Cố Vấn không thể ra ngoài đón con gái và người yêu của em Bình được, bây giờ toán về để đưa Yến Vân và con gái đi… Trên đầu trực thăng bay như chuồn chuồn bắn xối xả, hơn 8 giờ tối khi về đến khu nhà của em Bình thì hai toán chúng tôi khựng lại, vì căn nhà của em không còn nữa, thay vào đó là một hố bom sâu và rộng gấp đôi căn nhà, 4 người Lôi Hổ trong toán của tôi đứng nhìn ngơ ngác không biết chuyện gì, còn em Bình và 7 người chúng tôi lao đến trên miệng hố bom tìm kiếm dáo dác, toán Biệt Kích chạy kiếm khắp nơi, căn nhà và đồ đạc vương vãi đầy khắp trên bãi cát.

    Em Bình quỳ xuống nước mắt đầm đìa hai hàm răng cắn chặt kêu răng rắc, rồi em lao người xuống hố bom ôm cái chân giả của Yến Vân vào trong lòng, em gào lên ba tiếng, Em…Con ơi… rồi ngất đi. Chúng tôi quỳ trên hố bom một lúc để cầu nguyện, rồi ông Dave xuống hố bom vác em Bình lên. Ði khỏi khu vực Quận khoảng 3 cây số, Ông Gordon khoát tay cho toán ngồi xuống gần một bãi đất trống, ông Mike lấy ra một ống pháo hiệu ném ra giữa bãi đất trống, những tia sáng màu tím phun ra, vài phút sau có mấy chiếc trực thăng bay lượn vòng vòng, rồi hai chiếc sà xuống, tôi và Sơn, ông Dave vác theo em Bình, Mike và Bruno phóng lên một chiếc, sáu người còn lại chiếc bên kia, trực thăng đưa chúng tôi về MacVI nơi bộ chỉ huy của Mỹ nằm trong thành phố Quảng Trị. Chiếc trực thăng chở Em Bình và Ông Dave bay đi, Ðại Úy Gordon nói với tôi. Dave phải đem em Bình về Bệnh Viện ở căn cứ Sơn Chà Ðà Nẵng vài ngày sẽ trở lại, khoảng 5 ngày sau tôi mới gặp lại em.


    (còn tiếp)

  2. #22
    Biệt Thự HaiViet's Avatar
    Join Date
    Oct 2015
    Posts
    1,215

    KỲ 21
    Bài ca ly biệt

    Chiếc trực thăng chở Em Bình và Ông Dave bay đi, Ðại Úy Gordon nói với tôi. Dave phải đem em Bình về bệnh viện ở căn cứ Sơn Chà Ðà Nẵng vài ngày sẽ trở lại, khoảng 5 ngày sau tôi mới gặp lại em.

    Từ ngày con gái và người yêu của em Bình mất đi, em không còn như xưa nữa và cũng từ lúc ở bệnh viện Sơn Chà trở về, có lúc cả ngày em chỉ nói vài tiếng mà thôi. Ðã gần 3 tháng nay, tôi và Sơn được lệnh trở về cùng toán Lôi Hổ và các đơn vị TQLC, Dù và mấy trung đoàn Bộ Binh, ngày nào cũng giành từng tấc đất. Khi được lệnh tái chiếm Quảng Trị, toán Biệt Kích của em Bình đóng quân trong căn cứ của TQLC Hoa Kỳ tại Mỹ Chánh, nhưng ngày nào hai toán chúng tôi cũng đi với nhau, có những lúc lâm trận 3 ngày không rời nhau.

    Bắt đầu từ ngày 28 tháng 6, mãi cho đến 16 tháng 9 “2 tháng 18 ngày”, quân ta mới chiếm lại cổ thành Quảng Trị. Theo hiệp ước của Ủy Ban Liên Hiệp 4 Bên, thỏa thuận lấy sông Thạch Hãn làm ranh giới Bắc Nam thay cho sông Bến Hải. Trong thời gian tôi sát cánh bên em Bình, tôi chưa bao giờ nghe em nhắc đến con gái và Yến Vân, đó là hai người quan trọng hơn cả mạng sống của em… Tôi thật sự không biết lý trí của em Bình bây giờ như thế nào, sau khi bị cú sốc vì mất đi hai người thân yêu. Sau đó toán Biệt Kích đưa em về Quân Y Viện Sơn Chà điều trị, mấy ngày sau ra viện, không biết họ đã làm gì mà tôi nhận thấy hình như em Bình không còn nhớ chuyện gì trước đó đã xảy ra nữa. Trước ngày em Bình từ bệnh viện trở về, ông toán trưởng dặn tôi và Sơn là trước mặt Bình tuyệt đối không nhắc đến tên Yến Vân và con gái của Bình. Ðó là Lệnh…

    Trong một trận đánh ở con đập từ Q -Trị về Quận Triệu Phong thì ông toán trưởng Gordon và em Bình bị thương, đây là lần thứ hai, lần đầu tại Gio Linh em Bình và ông Gordon cũng bị thương, hai anh em lãnh một trái B-40 của VC, nhờ mấy cái bao cát, em Bình bị một miểng xuyên nón sắt găm vào đỉnh đầu, phải đi ra Hạm Ðội 7 chiếu điện và gắp miểng ra, ông Gordon cũng bị hai cái miểng rồi một tuần sau hai thầy trò trở về cùng toán tiếp tục chiến đấu. Ðó là đầu năm 1969, còn lần này vừa nhận được tin báo, tôi vội vàng đến nơi thì trực thăng đã đưa hai người họ đi rồi.

    Năm ngày sau, em Bình trở về và báo tin ông Ðại Úy không nguy hiểm về tính mạng, nhưng sau khi dưỡng thương, có thể ông sẽ giải ngũ và trở về Hoa Kỳ luôn, còn em Bình thì bị thương nhẹ, em nói hai thầy trò lại bị ăn một trái B-40, may nhờ có mấy cái bao cát và mấy miếng ri sắt của lô cốt đỡ giùm, hơn nữa có nón sắt, nếu không thì đi bán muối rồi. Toán Biệt Kích nay chỉ còn 5 người, toán tôi có 6 người, ngày đêm đi kích 11 người chúng tôi khắng khít bên nhau. Một tuần sau, toán của em Bình có cấp chỉ huy mới, đó là Thiếu Tá Matthew về thay cho ông Ðại Úy Gordon, cũng như mọi ngày, không có gì thay đổi… Sau cái Tết Nguyên Ðán 1973, vào một buổi sáng, khi đi kích về, em Bình có nói với tôi:




    Bảo Huân


    “Em nhận được tin, có lẽ trong vài tuần tới toàn bộ quân đội Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Việt Nam.”

    Nghe em nói cái tin giật gân này, tôi thật sự rúng động.

    “Tin này có chính xác không hở em?”

    Sau cái gật đầu và một tiếng thở dài rồi em nói:

    “Em không muốn rời khỏi Việt Nam đi theo toán Biệt Kích về Mỹ, nhưng nếu em không đi thì xem như Quân Nhân đã đào ngũ rồi, cuộc đời của em đã gắn liền với binh nghiệp, nhưng em chỉ muốn chiến đấu để bảo vệ Quê Hương Việt Nam của mình mà thôi.”

    Tôi quá xúc động, ôm chầm lấy em nói trong nghẹn ngào không thốt được nên lời:

    “Anh cũng không bao giờ muốn xa em…”

    Sáng sớm thứ Hai, sau khi Tiểu Ðoàn làm lễ chào Quốc Kỳ xong, vừa về đến, đã thấy em Bình đứng nói chuyện với Sơn trước trại rồi:

    “Có chuyện gì hay sao mà đến sớm vậy em?

    Vào trong nhà đã…”

    Vừa ngồi xuống là tôi biểu 4 đứa trong toán xuống nhà ăn lấy cơm, vì đây là khu ở riêng của 6 anh em trong toán. Khi mấy đứa đi rồi còn lại tôi và Sơn, em Bình hỏi:

    “Hai anh có biết địa chỉ Phòng 7 nha kỹ thuật ở Sài Gòn nằm ở đâu không?”

    Hai anh em tôi cùng lên tiếng:

    “Sao lại không biết…” Tôi vừa cười vừa nói: “Tụi anh đẻ ra ở đó mà, nhưng có chuyện gì hả em?”

    Em Bình có vẻ vui lắm, rồi em kể lại với anh em chúng tôi những gì em nói với Ông Matthew, toán trưởng mới của em, tóm tắt như sau:

    “Thưa Thiếu Tá, tôi cũng biết chỉ còn vài tuần nữa là Quân Ðội sẽ rút khỏi Miền Nam Việt Nam, tôi không muốn rời xa những người anh em trong toán. Ðã hơn 6 năm rồi cùng sống chết bên nhau, chúng tôi đã coi nhau như con cùng một mẹ vậy, nhưng tôi mong được ở lại cùng những người lính Việt Nam chiến đấu để bảo vệ mảnh đất Miền Nam này, nơi mà tôi đã mở mắt chào đời, và cha mẹ tôi đã vĩnh viễn nằm xuống. Tôi hy vọng Thiếu Tá tìm cách giúp đỡ cho điều mong ước của tôi.”

    Ðại khái là em nói với ông Matthew như vậy đó. Bỗng dưng ông đứng dậy ôm em có vẻ cảm động lắm, 4 người trong toán Biệt Kích khi nghe em nói như vậy ai cũng nhìn em, mặt mày buồn thiu à, nhất là Ông Dave, có lẽ Dave giận em nhiều hơn là buồn … Dave chỉ nói có một tiếng thôi

    ‘’Why?‘’ (Tại sao?) rồi quay mặt bỏ đi…”

    Tôi liền hỏi em:

    “Rồi Ông Matthew nói sao?”

    Ông nói một tuần trước, khi ông nhận chỉ thị về thay Ðại Úy Gordon, ông đã xem rất kỹ, về lý lịch, thành tích từng cá nhân một trong những năm qua, và cũng là niềm vinh dự khi được đến đây sát nhập cùng 5 vị anh hùng này. Còn chuyện của em đề nghị thì ông sẽ đích thân đến gặp tư lệnh sư đoàn trình bày. Thiếu Tá nhấn mạnh là ông biết phải làm sao để giúp cho em nhưng ông không có quyền quyết định được. Vậy là tối hôm qua ông từ Sư Ðoàn trở về, gặp em ông nói:

    “Em trai ạ… Có tin tốt cho em đây.”
    (còn tiếp)

  3. #23
    Biệt Thự HaiViet's Avatar
    Join Date
    Oct 2015
    Posts
    1,215

    KỲ 22
    Tình nghĩa keo sơn

    Ông nói một tuần trước, khi ông nhận chỉ thị về thay Ðại Úy Gordon, ông đã xem rất kỹ, về lý lịch, thành tích từng cá nhân một trong những năm qua, và cũng là niềm vinh dự khi được đến đây sáp nhập cùng 5 vị anh hùng này. Còn chuyện của em đề nghị thì ông sẽ đích thân đến gặp tư lệnh sư đoàn trình bày. Thiếu Tá nhấn mạnh là ông biết phải làm sao để giúp cho em nhưng ông không có quyền quyết định được. Vậy là tối hôm qua ông từ Sư Ðoàn trở về, gặp em ông nói:

    “Em trai ạ… Có tin tốt cho em đây.”

    Em vội ôm cánh tay ông giục: “Nói đi còn đợi gì nữa.”.

    “Anh nhận được công lệnh và lời đề nghị của Ðại Tá Tư Lệnh…”

    Vừa nói, toán trưởng vừa lấy ra từ trong cặp một xấp hồ sơ của em, trong đó có ngày… tháng… năm của khóa huấn luyện, ngày ra trường, bằng cấp v.v. Tất cả hồ sơ này phải có cấp chỉ huy trực tiếp làm việc với người có thẩm quyền quyết định của Lực Lượng Ðặc Biệt quân đội Việt Nam, để hợp thức hoá về cấp bậc, chức vụ của em khi chuyển qua cho quân đội Việt Nam.
    Anh nè… Như vậy ông Matthew và em phải về phòng 7 Nha kỹ thuật tại Sài Gòn để làm việc phải không anh?”

    Sơn lên tiếng:

    “Nếu gặp người của phòng 7 có thẩm quyền để giải quyết, em không cần về Sài Gòn làm gì cho xa.”

    Sơn nhìn tôi rồi nói:

    “Hiếu ạ… Mày không nhớ hai đứa mình từ Sài Gòn ra Vùng Một nhận lệnh ở đâu hay sao, tôi liền vỗ vai em Bình nói:

    “Anh nhớ rồi Vùng Một thì có văn phòng đặt tại đường Thanh Sơn, Ðà Nẵng, anh và Sơn đến đó trình diện rồi.”

    Em Bình mừng lắm liền nói:

    “Hai anh qua căn cứ với em bây giờ luôn có được không?”

    Vậy là hai đứa tôi vào lấy súng đạn mang theo lên xe đi cùng em Bình luôn. Sau khi nói chuyện với ông Matthew, ông ta mừng lắm, liền bảo hai anh em tôi và Sơn lái xe về thay quần áo, có thể ở lại Ðà Nẵng tối hôm nay.
    Khi trực thăng đáp xuống căn cứ của Mỹ tại Non Nước, ông Matthew và em Bình đi vào bên trong Bộ chỉ huy, mấy phút sau trở ra và có một người lính lái chiếc xe jeep mui trần chạy đến, ông Matthew nói với tôi và Sơn:

    “Trong hai bạn ai biết địa chỉ thì lái xe luôn cho dễ.”

    Vậy là tôi nhảy lên làm tài xế xe chạy bon bon qua cầu Non Nước tiến về Ðà Nẵng.




    Bảo Huân

    Thật là may mắn, khi 4 người chúng tôi vào trình diện thì cũng đúng lúc Ban tham mưu cũng vừa họp xong, trong đó có hai ông Cố Vấn thuộc Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ của Vùng Một chiến thuật đến họp, ông Matthew bắt tay mừng rỡ vì họ biết nhau, rồi Ông Matthew giới thiệu em Bình, 4 người họ nói gì đó mà hai ông Cố Vấn đều ôm em có vẻ cảm động lắm, rồi giới thiệu tôi và Sơn.
    Tôi và Sơn ngồi bên ngoài chờ hơn một tiếng mới thấy 6 người bước ra, trong đó có một trung tá, một thiếu tá người Việt Nam thuộc phòng 7 Nha kỹ thuật mà tôi và Sơn chưa bao giờ gặp mặt. Lúc ra xe tôi hỏi em Bình:

    “Sao rồi, em kể cho anh nghe đi, nóng ruột quá à.”

    “Dạ xong hết rồi, ông Matthew là khóa đàn Em của Trung tá Mark thuộc Lực lượng đặc biệt, hiện bây giờ ông Trung tá Mark làm cố vấn cho phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu, họ nói chuyện về em thì nhiều chứ làm giấy tờ có mấy người khác làm. Em cũng có nói năm 1969, ông Trung tướng Hoàng Xuân Lãm gắn cho em một cái Bảo Quốc Huân Chương, hai ông trung tá và thiếu tá Việt Nam đứng dậy bắt tay rồi ôm em chúc mừng, sau đó em qua phòng lăn tay chụp hình, trước khi chia tay ông trung tá nói trong một tuần sẽ có người đích thân đem giấy tờ của em đến, chỉ vậy thôi.”

    Tôi và Sơn mừng lắm vì không phải xa em Bình nữa.

    Bốn ngày sau trước khi toán đi kích, em Bình cho tôi biết là đã nhận được giấy tờ từ Phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu đưa đến, xét trên học lực thì em Bình đã có bằng tú tài lớp 12 năm 16 tuổi, đã trải qua 5 năm 1962 – 1967 thuộc khóa huấn luyện đặc biệt của Hoa Kỳ tại Malaysia (Mã Lai), khóa này cũng tương đương khoá huấn luyện sĩ quan 4 năm tại trường Võ Bị Ðà Lạt… Cho tới thời điểm 1973 thì em đã có 6 năm ngoài chiến trường với bao nhiêu thành tích mà một người quân nhân có chiến đấu cả một đời cũng chưa chắc đã đạt được, nên trong giấy tờ hợp thức hóa em Bình được mang cấp bậc Trung Úy, năm đó em chưa đến 19 tuổi, nhưng hiện tại thì em vẫn thuộc toán Biệt Kích Mỹ… Lúc nào em về Bộ Tổng Tham Mưu trình diện, lúc đó mới chính thức trở thành sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

    Tối ngày 28 tháng 3 năm 1973 toán tổ chức một bữa liên hoan từ giã những người bạn đã bao năm vào sinh ra tử bên nhau, vì ngày mai là người lính cuối cùng của quân đội Hoa Kỳ tại Vùng Một rời khỏi Việt Nam. Ai trong toán cũng ôm em Bình khóc, nhất là Ông Dave vừa khóc vừa chửi, Dave thương em Bình lắm, ông nói:

    “Nếu tao được lựa chọn thì tao ở lại Việt Nam với Bình…”

    Rồi Dave lại khóc… Suốt đêm hôm đó tôi và Sơn ở lại căn cứ Mỹ cùng toán Biệt Kích.

    Hình như có sự sắp đặt thì phải, lúc chúng tôi đang tiễn biệt tại phi trường Phú Bài, thì có một chiếc xe dân sự dừng lại cách đó khoảng mười mấy thước, rồi có hai người Mỹ trắng mặc áo quần dân sự bước đến chào hỏi, bắt tay tiễn đưa, 5 người của toán Biệt Kích cứ đứng đó ôm em Bình nước mắt đầm đìa. Thật là khó tin những con người này được mệnh danh là xác chết biết đi vậy mà cũng còn nước mắt nhiều như vậy hay sao? Bỗng dưng em Bình rút cây dao găm ra rồi nắm gọn mái tóc cắt ngược lên, cầm mái tóc trong tay nhìn lại một lần nữa, em buông tiếng thở dài buộc lại rồi đưa nắm tóc cho ông Dave, em nói với toán Biệt Kích:

    “Em mãi mãi ở cùng các anh.”

    Cả toán từng người hôn em Bình lần cuối rồi quay bước, đó là toán lính Mỹ cuối cùng của Vùng Một lên chiếc C-130.
    (còn tiếp)

  4. #24
    Biệt Thự HaiViet's Avatar
    Join Date
    Oct 2015
    Posts
    1,215

    KỲ 23
    Về với cội nguồn

    “Tám trăm cái mạng của những đứa con trong tiểu đoàn cần được sự che chở của anh, nếu em đụng đến cái mạng già này thì em sẽ bị xé nát thành tám trăm mảnh ngay, em không dại đâu ông anh ơi…” Căn phòng vang tiếng cười rộn rã:

    “Anh ạ … Anh Huy còn ở tiểu đoàn không hả anh?”

    “Em nói thiếu úy Huy ngày trước em cứu đó có phải không?”

    Em Bình gật đầu.

    Trung tá nói:
    “Cậu ta được thăng cấp lên Trung Úy và nhận lệnh thuyên chuyển về Vùng 3, đóng quân tại Long Khánh gần một năm nay rồi.

    Chuyện trò một lúc, anh em tôi chào Tiểu Ðoàn Trưởng rồi tay trong tay trở về nơi ở riêng của toán Lôi Hổ. Khỏi phải nói toán tôi ai cũng mừng khi gặp lại em, đúng ra thì phòng 7 Nha kỹ thuật đưa em Bình về đây chỉ huy toán Lôi Hổ mà tôi đang tạm thời chỉ huy, tuy ngang cấp bậc nhưng em Bình là sĩ quan ưu tú, được huấn luyện trường đặc biệt của Hoa Kỳ và có quá nhiều kinh nghiệm ngoài chiến trường, đã từng lập nhiều chiến công hiển hách, nhưng từ bộ chỉ huy tiểu đoàn khi hai anh em tôi bước ra khỏi cửa là em Bình gỡ hai bông mai ra cất ngay. Tôi nhìn vào khẩu súng M-18 mà em mang trên vai, những băng đạn cong 30 viên với cả chục quả lựu đạn mini cùng 8 trái đạn M-79 đeo quanh người, tôi ôm bả vai em và hỏi:

    “Ðây có phải là khẩu súng của em ngày trước không?”

    Vì tôi biết Phòng 7 chưa có cấp M-18.

    “Dạ phải, từ ngày em nghe lời khuyên của anh, em theo ông Ralph Treadway trở lại trường học, tất cả đồ nghề này em tháo rời ra bỏ vào balô mang theo vào trong trường nội trú luôn.”

    Sau câu nói, em ngước mặt lên trời lắc đầu buông tiếng thở dài, khuôn mặt trở nên buồn bã. Nắm cánh tay, tôi đứng lại nhìn thẳng vào đôi mắt em tôi hỏi:

    “Có chuyện gì sao em buồn quá vậy?”

    Nhìn tôi, em nở nụ cười buồn rồi nói:

    “Cũng không có gì đáng để phải nhớ, nhưng những tháng ngày được ông Ralph cưu mang cho trở lại trường học, em cảm thấy tâm hồn mình thật sự bị tổn thương, có nhiều lúc em chỉ muốn về Nha Kỹ Thuật trình diện rồi trở lại chiến trường hôm sớm cùng anh em vào sanh ra tử, chỉ có nơi đó mới thật sự là gia đình và cuộc sống của em.”

    Tôi cắn chặt hàm răng để ghìm cơn xúc động, cảm giác đôi mắt mình cay cay như chính mình bị tổn thương vậy. Rồi bỗng dưng em vỗ vào lưng tôi cất tiếng nói:

    “Nhưng thôi chuyện dài lắm, khi nào có dịp em sẽ kể cho anh nghe, anh Hiếu ạ… Cứ theo như lệ cũ, anh chỉ huy toán không có gì thay đổi.”

    Tôi định lên tiếng, thì em cầm lấy bàn tay tôi em nói:

    “Bỏ cái tờ quyết định đó, nghe lời em đi, anh chỉ nói với anh em, kể cả anh Sơn là từ nay em là thành viên của toán, chỉ vậy thôi, còn khi có chỉ thị của cấp trên thì hai anh em mình bàn với nhau mà thi hành, sống tới đâu tính tới đó… Hai anh em mình là một mà, có phải không anh?”

    Tôi cảm động lắm, quàng tay qua ôm lấy bờ vai em… nghẹn ngào cất tiếng: “Anh cám ơn em.”

    Trên thực tế, toán Lôi Hổ nhận lệnh trực tiếp của phòng 7 để hành sự, vì có máy riêng để liên lạc nhận lệnh, báo cáo v.v. Còn về Tiểu Ðoàn thì hỗ trợ cho toán chúng tôi về lương thực, vũ khí đạn dược, quân trang… khi chúng tôi cần và toán chúng tôi nhận lương hàng tháng được gởi về tại Bộ chỉ huy Tiểu Ðoàn. Những khi cần thì Tham mưu trưởng Tiểu Ðoàn đề nghị toán chúng tôi phối hợp… Còn một điều quan trọng nữa là, đi về phố chơi, ngày trước tôi và Sơn biệt phái cho toán Biệt Kích nên khi em Bình cho về phố chơi bao lâu cũng được vì có em đi theo, nhưng bây giờ thì có chút thay đổi, nếu muốn đi đâu trong vòng 48 giờ phải có “sự vụ lệnh” hay giấy phép do Phó hay Tham mưu trưởng Tiểu đoàn trở lên cấp mới được, chứ về phố ăn nhậu say xỉn không khéo Quân Cảnh hốt thì phiền phức lắm. Chỉ đề phòng như vậy thôi, nhưng chuyện đó gần cả chục năm nay chưa bao giờ xảy ra đối với toán Lôi Hổ của chúng tôi. Quân Cảnh họ cũng thông cảm nên khi chúng tôi về phố chưa một lần bị hỏi giấy tờ hay làm khó dễ.




    Bảo Huân

    Ngày tháng trôi qua, 12 anh em chúng tôi sống bên nhau ở vùng biên giới sông Thạch Hãn này, thay đổi nhau cứ 6 người đi hành quân nắm tình hình cùng trinh sát của tiểu đoàn thì Sơn chỉ huy, còn lại 6 người trong toán của tôi và em Bình thì đi kích ban đêm, cứ vậy thay đổi nhau mà đi…
    Tháng 12 năm 1974 trước Nô-en mười ngày, em Bình hỏi tôi:

    “Bao lâu rồi anh không có đi phép?”

    Tôi trợn mắt nhìn em có chút ngạc nhiên vì khi không thằng em mình lại hỏi chuyện phép tắc để làm gì, vì thật sự 6 năm rồi từ ngày ra biên giới Gio Linh cho đến nay tôi chưa bao giờ xin cấp giấy để đi phép. Ngồi xích lại bên em, tôi nói:

    “Sáu năm rồi anh chưa bao giờ chính thức được đi phép.” Em gật gật nhìn tôi hỏi:

    “Anh có muốn cùng toán mình nghỉ phép một tuần về Sài Gòn nghỉ xả hơi không?”

    Tôi đứng bật dậy há hốc mồm nhìn em tôi nói:

    “Vài ba đứa thì có khả năng, chứ nguyên hai toán 12 đứa thì không thể nào được.”

    “Em biết, nhưng mình chỉ đi 4 người thôi, sau khi mình về thì 4 anh em khác đi. Toán mình có 12 người chia làm 3 mà đi.”

    Tôi gật đầu ưng thuận ngay. Vậy là tối hôm đó em Bình lên gặp chỉ huy trưởng tiểu đoàn lấy sự vụ lệnh 4 người, tôi, em Bình, Sơn và thằng Sang về Sài Gòn. Sáng hôm đó cũng thật là may mắn, anh em tôi vào phi trường Phú Bài thì quá giang được chiếc C-130 về đến Long Bình – Biên Hòa, sau đó được ông Thiếu Tá bên Quân Cụ cho quá giang xe về Sài Gòn. Trên đoạn đường từ Long Bình về Sài Gòn, qua chuyện trò, ông Thiếu Tá Dương Ðình Ổn biết được 4 anh em chúng tôi là lính biên giới, lần đầu tiên được đi phép về Sài Gòn, ông rất là thông cảm, ông mời anh em chúng tôi vào nhà hàng ăn cơm chiều rồi ông chở chúng tôi đến 83 Lê Văn Duyệt mới chia tay. Ðây là địa chỉ mà em Bình nhờ ông Thiếu Tá Ổn chở đến, tôi hỏi em:

    “Ðây là ở đâu vậy em?”
    (còn tiếp)

  5. #25
    Biệt Thự HaiViet's Avatar
    Join Date
    Oct 2015
    Posts
    1,215

    KỲ 24

    Chạm trán du côn

    “Dạ đây là Bộ chỉ huy đầu não của Hoa Kỳ tại Miền Nam đều nằm ở trong 83 Lê Văn Duyệt này. Ngày trước em đã từng ở lại qua đêm khi cần, cái dãy building bên trái đó dành cho khách. Em vào đây hỏi xem anh em mình có thể ở lại mấy hôm được không?”

    Khi 4 anh em chúng tôi bước đến cánh cổng phụ nhỏ bên cạnh thì có một người lính Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ bước đến chào, chúng tôi đứng nghiêm chào lại theo quân cách. Em Bình lấy giấy căn cước quân nhân của Biệt Kích Mỹ và cái huy hiệu hình tam giác em đeo ở cổ đưa ra cho anh lính xem, người lính mở cổng bắt tay rồi hai người ôm nhau thân mật. Qua câu chuyện thì anh lính xin lỗi em Bình và nói:

    “Với bạn thì bất cứ lúc nào vào ra cũng được và tôi tin chắc nếu bạn cần ở lại, ở đây sẽ có phòng cho bạn nghỉ.”

    Nhìn qua 3 anh em chúng tôi, người lính nói với em Bình:

    “Với những người lính Việt Nam thì họ không được phép vào trong khu vực này, đó là nguyên tắc mong bạn thông cảm.”

    Em Bình vui vẻ bắt tay với người lính rồi 4 anh em chúng tôi kéo nhau đi kiếm khách sạn. 4 ngày đầu anh em chúng tôi vui chơi thoải mái, tối đến lại đi mấy cái Bar rượu nhậu nhẹt, nói về tiền bạc lúc bấy giờ toán Lôi Hổ chúng tôi gần cả năm lương chưa hề đụng đến nên tiền bạc không phải lo, chỉ lo là không có thời gian để xài mà thôi.




    Bảo Huân

    Trưa ngày thứ năm, 4 anh em chúng tôi lang thang bên kia dãy đường đi qua Khánh Hội đối diện với chợ Bến Thành thì gặp một đám người tụ tập đông lắm. Có chút hiếu kỳ nên cũng vào xem, thì ra đám thanh niên đang tụ tập đánh bài ba lá, hai con Ách một con Ðầm. Sau khi tên làm cái tráo bài trước mặt người chơi, nếu ai đặt trúng con Ðầm thì cái chung tiền thấy rất là dễ dàng. Khi 4 anh em tôi nhìn thì có hai cậu thanh niên choai choai gạ chúng tôi chơi, cái trò lường gạt này có lạ gì với 3 anh em chúng tôi chứ, chỉ có em Bình như là người Mỹ nên không biết cái trò lường gạt này mà thôi. Tôi nói nhỏ với Sang là canh chừng băng cò mồi của tụi nó, ra tay làm thịt bọn nó khi cần thiết, còn Sơn lấy tiền ra đặt. Thấy tên làm cái tráo bài rất chậm, ai cũng thấy con Ðầm nằm chính giữa, Sơn đặt vào 4 tờ Nguyễn Huệ là 2 ngàn đồng, cái lật con Ðầm lên, cô em gái bên cạnh chung 2 ngàn cho Sơn, lần thứ hai Sơn đặt 10 ngàn, nên nhớ 10 ngàn năm 1974 là hơn nửa số lương của một người lính bộ binh độc thân, số tiền không phải nhỏ, Sơn vừa bỏ xấp tiền xuống con Ðầm ngay chính giữa thì tên cái đổi con bài qua bên phải ngay.

    Cô em gái ngồi bên cạnh tên làm cái đưa tay quơ xấp tiền bỏ vào túi xách, tôi và Sơn nhún vai nhìn nhau cười không nói gì, tôi lấy xấp tiền 100 ngàn mới cáu mệnh giá tờ 1 ngàn con cọp màu cam mà Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam vừa mới phát hành, đưa cho Sơn tôi cười và nói tao hùn với mày, Sơn gật đầu cầm xấp tiền và Sơn cũng lấy ra 50 ngàn thêm vào, tôi nhìn qua Sang nháy mắt, còn em Bình thì khoanh tay đứng sau lưng tôi và Sơn nhìn chứ không có ý kiến gì. Tên làm cái vừa tráo để con Ðầm chính giữa bàn tay vẫn còn úp trên con bài nếu ai đặt xuống tên cái sẽ tráo ngay, một tiếng bụp con dao găm cắm xuống bàn tay của tên làm cái cùng con Ðầm dính vào miếng ván cùng một lúc 150 ngàn của Sơn đặt xuống, tên làm cái rú lên đau đớn nhưng bàn tay thì không rút ra được vì con dao của thằng Sang phóng xuống quá mạnh. Tôi cũng muốn cho mọi người biết Sang là người phóng dao găm giỏi nhất của phòng 7 và đệ nhị đẳng karate, lúc đó khoảng 7 hay 8 tên cò mồi của băng nhóm lừa gạt này đã bao quanh 4 anh em chúng tôi, những người khác có lẽ thường ngày đã quá quen với cảnh này nên họ dạt ra xa.

    Một tên cầm cây mã tấu từ ngoài phóng vào trước mặt Sang thì hai tiếng súng Col-45 nổ chát chúa, tên cầm mã tấu khụy xuống hai tay ôm lấy đầu gối la hét, máu chảy lênh láng, tôi nhìn qua đã thấy em Bình mặt lạnh như tiền đang thổi khói ở nòng súng rồi nhét vào thắt lưng. Cái đám thanh niên bao vây chúng tôi lúc nãy dạt ra không tên nào dám đến gần. Sơn cúi xuống nhìn cô gái mặt mày tái mét ngồi bên cạnh tên làm cái nói: “150 ngàn chung đi chứ”. Cô gái run run trút tiền trong túi xách ra chắc cũng vài ba chục ngàn”. Sơn quát lớn:

    “Chúng mày mà không đủ tiền chung tao chặt luôn 4 bàn tay để chúng mày hết giở trò lường gạt.”

    Nói dứt câu, Sơn rút cây dao găm ra, cô gái quỳ lạy xin được trả và cô ta gọi một trong mấy tên cò mồi đi lấy tiền ngay, Sơn nói lớn:

    “Tao cho chúng mày đúng 5 phút nếu không chung đủ thì không còn tay đâu mà gạt người ta.”

    Tên bị em Bình bắn nằm rên ư ử, tôi nói với băng chúng nó:

    “Tụi bây không muốn nó chết thì mang vào bệnh viện ngay chứ trễ là nó về chầu Diêm Vương đó.”

    Chiếc xe Honda thắng kít……. bên mé đường tên ngồi sau nhảy xuống mặc áo quần Cảnh Sát nhưng không có mũ nón gì chạy đến nói như quát:

    “Ðứa nào bắn em tao?”

    Em Bình đưa tay vỗ vào ngực trả lời:

    “Chính tôi đây.”

    Tên mặc đồ Cảnh Sát hùng hổ xông tới đánh em Bình, chỉ một cái xoay người của em, tên mặc đồ Cảnh Sát trúng liền hai cú đá nằm sõng soài. Tôi nóng máu bước đến sút cho hai đá vào mạng sườn tên đó nằm bất động luôn. Lại thêm một chiếc Honda thắng gấp bên lề đường, nhưng lần này thì có một người đàn bà bước đến trước mặt tên làm cái, lấy từ trong xách ra hai xấp tiền đưa cho cô gái. Khi Sơn nhận tiền xong thì Sang mới rút cây dao găm ra khỏi bàn tay của tên tráo bài, cùng lúc đó tiếng còi xe Cảnh Sát hú vang, dừng bên lề đường, đằng sau cũng có 2 xe Quân Cảnh Dù cũng vừa đến. Mấy tên Cảnh Sát bước đến nhìn thấy một đồng nghiệp của mình nằm một đống thì la lối um sùm, tôi chỉ mặt tên đi đầu quát lớn:

    (còn tiếp)

  6. #26
    Biệt Thự HaiViet's Avatar
    Join Date
    Oct 2015
    Posts
    1,215

    KỲ 25
    Về với cội nguồn

    Khi Sơn nhận tiền xong thì Sang mới rút cây dao găm ra khỏi bàn tay của tên tráo bài, cùng lúc đó tiếng còi xe Cảnh Sát hú vang dừng bên lề đường, đằng sau cũng có hai xe Quân Cảnh Dù cũng vừa đến. Mấy viên Cảnh Sát bước đến nhìn thấy một đồng nghiệp của mình nằm một đống thì la lối um sùm, tôi chỉ mặt tên đi đầu quát lớn:

    “Chúng mày làm cảnh sát bảo vệ an ninh cho người dân, mà chúng mày cấu kết với bọn bất lương bày trò bịp bợm có xứng đáng làm Cảnh Sát Quốc Gia không hả lũ khốn.”

    Lúc đó cũng có hai xe Quân Cảnh Dù vừa đến, tôi chỉ mặt tên Cảnh Sát đang hùng hổ bước đến, nói như quát:

    “Chúng mày đừng có láu cá tao bắn vỡ mõm hết bây giờ.”

    Thấy tôi chỉ mặt quát lên như vậy, tên Cảnh sát đi đầu bước thụt lùi lại. Lại thêm hai xe Cảnh Sát chạy đến nữa, 4 anh QC Dù đến chào chúng tôi, sau khi xem và trả lại giấy tờ cho chúng tôi, Anh trung sĩ QC nói với em Bình:

    “Trung Úy cho em út theo tôi rời khỏi đây cho khỏi ngứa mắt.”

    Khi 4 anh em chúng tôi ra xe QC thì đám Cảnh Sát nháo lên, nhưng khi nhìn thấy hai khẩu trung liên trên hai chiếc xe jeep và hai xạ thủ đang quay nòng súng về hướng họ thì tiếng ồn cũng im lặng. Tôi và em Bình lên xe anh Trung Sĩ, còn Sơn và Sang lên xe kia họ chở chúng tôi thẳng về khách sạn. Cuộc nghỉ phép bị cụt hứng. Sáng hôm sau 4 anh em đồng thuận kéo nhau về Vũng Tàu chơi 2 ngày cuối trước khi về lại biên giới. Chúng tôi ghé lại Căn Cứ Long Bình xem ngày nào có chuyến bay ra Vùng Một để xin quá giang. Ðược biết trong tuần này mọi buổi chiều 7 giờ đều có 2 chuyến bay vận tải đến phi trường Phú Bài Huế, anh em chúng tôi yên tâm rồi đón xe về Vũng Tàu.

    Ở đâu cũng vậy, anh em chúng tôi đi ăn nhậu rồi kéo nhau vào mấy cái Bar rượu thả dê mấy em. Ðến trưa ngày cuối, sau khi kéo nhau đi ăn cua ghẹ đồ biển xong, trên đường ra bãi biển chơi thì thấy có nhiều tốp tụm 5 tụm 3 tụ tập nhìn lên toà nhà cao tầng chỉ chỏ bàn tán, chúng tôi cũng đến hỏi xem thì có bà chị đứng trong đám chỉ tay lên nóc toà lầu bả nói:

    “Con bé học sinh này bắt gặp người yêu đi với con khác vào Khách Sạn, sau khi đánh ghen làm rùm beng, bị thằng bồ tuyên bố bỏ, ức quá con bé lên nóc định nhảy lầu tự tử, đang đứng đó.”

    Vừa nói chị ta vừa chỉ tay lên. Khi nghe câu chuyện, tôi chỉ lắc đầu cười chứ không quan tâm lắm, tưởng chuyện gì chứ chuyện ghen tuông đánh nhau tự tử thì có gì là lạ chứ, nhưng em Bình thì lại khác, vì em là người Mỹ mà, vừa nghe bà chị nói có người muốn tự tử là em vội kéo tay tôi chạy về toà nhà mà cô gái đang đứng trên nóc sân thượng. Em chạy trước, tôi nhìn Sơn và thằng Sang rồi cả 3 cùng chạy theo em. Khi chạy đến trước cửa toà nhà Khách Sạn thì có 4 người Cảnh Sát giữ an ninh ngay cửa, họ chỉ nhìn anh em chúng tôi chào rồi để cho chúng tôi vào chứ không hỏi han gì. Vào bên trong, em Bình đến quày làm việc hỏi nhân viên trực cách thức lên trên nóc sân thượng, thì có 2 anh Cảnh Sát bước đến nói với Em Bình:

    “Các anh không lên trên đó được đâu.”

    Em Bình gật đầu chào người thiếu úy Cảnh Sát có lẽ là chỉ huy ở đây rồi móc ví lấy giấy tờ đưa cho người Cảnh Sát xem. Anh thiếu úy thay đổi nét mặt trả lại giấy cho em rồi vui vẻ bắt tay, em Bình nắm tay người Cảnh Sát bước xa chúng tôi vài bước rồi hai người nói gì đó mà anh Cảnh Sát cười có vẻ sảng khoái lắm, rồi nói:

    “Ráng mà hoàn thành đó nha, tôi tin Trung Úy.”

    Em Bình vẫy tay cho 3 anh em chúng tôi đi theo em vào thang máy. Ngay trước cửa ra sân thượng có 7 – 8 người, trong đó có 2 người Cảnh Sát, người đàn bà khoảng 40 là mẹ của cô gái đang khóc rưng rức, mấy người còn lại có lẽ là người bà con gia đình cô gái. Em Bình bước đến hỏi người đàn bà:




    Bảo Huân

    “Thưa Dì, có phải dì là mẹ của cô gái ngoài kia không?” Người đàn bà nhìn em Bình gật đầu.

    “Ðể cứu con gái của dì, tôi mong dì trả lời cho tôi mấy câu hỏi ngắn gọn thôi dì nhé.

    Có phải con gái dì bị bạn trai phản bội có đúng không? Người đàn bà định phân trần thì em Bình ngắt lời xin lỗi và nói:

    – Xin Dì trả lời đúng hay không mà thôi. Người đàn bà gật đầu.

    – Ba của cô gái có biết chuyện này không?

    – Ba nó đi lính chết năm Mậu Thân rồi.

    – Xin lỗi dì, năm nay con gái dì bao nhiêu tuổi rồi?

    -17 tuổi.

    – Cám ơn Dì.

    Em Bình quay nhìn tôi nói:

    – Anh Hiếu theo em, còn anh Sơn và anh Sang ở đây.

    Quay qua người Cảnh Sát, em vỗ vai nói:

    – Anh cứ yên tâm, tôi lo chuyện này được mà.

    Rồi rẽ đám người, hai anh em tôi bước ra ngoài sân thượng. Em Bình khoác vai tôi bước về phía cô gái, khoảng cách cỡ 10 bước thì cô gái hét lên:

    – Các anh mà bước tới là tôi nhảy đó.”

    Thấy cô gái đứng chênh vênh bên ngoài khung sắt của sân thượng, một tay vịn vào ống sắt lan can, em Bình tỉnh bơ làm như không chú ý đến lời nói của cô gái, ung dung tay vẫn khoác trên bả vai tôi, bước ra phía lan can nhìn xuống dưới mặt đường. Em móc thuốc ra 2 anh em hút. Cô gái nhìn 2 anh em chúng tôi chứ không nói gì. Rít một hơi thuốc rồi bỗng dưng em nắm thành lan can nhún người nhảy ra bên ngoài khung an toàn, nhìn tôi em nói:

    – Anh cứ đứng đây, cứ để em lo.

    Rồi một tay em đút vào túi quần, còn tay kia cầm điếu thuốc hút tỉnh bơ, tôi ớn lạnh quá vì em đứng trong tư thế chênh vênh quá nguy hiểm, sơ suất là lọt xuống đường ngay. Nhìn về phía cô gái rồi nhìn xuống đường em nói:

    – Em có biết không, nếu từ đây mà nhảy xuống đường không khéo thì bị trặc chân đó.

    Cô gái há hốc mồm nhìn em Bình, còn tôi thì phì cười, tôi nghĩ từ lầu 6 này mà rớt xuống thì thành đống thịt vụn ngay. Em nói xong liền bước về phía cô gái, tiếng hét lại vang lên:

    – Ðừng đến gần… Anh đến gần là tôi nhảy đó.

    (còn tiếp)

  7. #27
    Biệt Thự HaiViet's Avatar
    Join Date
    Oct 2015
    Posts
    1,215

    KỲ 26
    Cứu mạng người

    Em Bình đưa thuốc lên môi rít một hơi rồi bỗng dưng em chỉ tay về phía cô gái nói lớn:

    “Tôi nói cho em biết, tôi không có rảnh rỗi lên đây để ngăn cản em nhảy lầu tự tử đâu. Em không muốn sống nữa thì em cứ nhảy xuống không ai có thể ngăn cản được em đâu, cái mạng là của em, sống hay chết là do em quyết định.”

    Nghe em Bình nói với cô gái mà tôi giật mình thầm nghĩ:

    “Mình lên đây để khuyên cô gái chứ sao em Bình lại nói như bất cần sự sống chết của cô gái như vậy. Tôi đang phân vân thì nghe em nói tiếp:

    “Nhưng trước khi em nhảy, cho tôi nhắn gởi vài lời có được không?”

    Nhìn cô gái im lặng, em Bình mỉm cười và tiến về phía cô gái vài bước thì đứng lại mặc dù cô gái không có phản ứng gì. Em Bình nhìn xuống mặt đường rồi cất tiếng thở dài não nuột, rồi em quay mặt qua nhìn thẳng vào đôi mắt cô gái với giọng nói rất dịu dàng:

    “Một khi em nhảy xuống thì cái xác của em sẽ trở thành đống thịt bầy nhầy trước những cặp mắt vô cảm của những người qua đường. Em có biết không? Tại vì họ đâu có biết em là ai sống hay chết cũng không liên quan gì đến họ. Em cứ đặt địa vị mình là kẻ qua đường nhận xét lời nói của tôi có đúng không?”

    Cô gái vẫn không có phản ứng gì, lại bước thêm một bước nữa gần với cô gái, em nói tiếp:

    “Ba của em là một đấng anh hùng đã vĩnh viễn nằm xuống để cho người dân được sống trong bình an, cơm no áo ấm, trẻ thơ được cắp sách đến trường. Em không lấy làm hãnh diện khi có một người cha như vậy hay sao? Còn người mẹ của em sống trong cô đơn lẻ bóng, khi tuổi đời của mẹ còn quá trẻ. Mẹ lam lũ thức khuya dậy sớm chăm sóc nuôi nấng nhìn em trưởng thành từng giây phút cho đến ngày hôm nay.”

    Im lặng một chút rồi nhìn người con gái, em lớn tiếng nói:

    “Trong những năm tháng sống bên mẹ, em đã làm được những gì để cho mẹ được tự hào về em chưa? Ðối với em tôi chỉ là một người xa lạ, em sống hay chết không liên can gì đến tôi có phải vậy không em?”

    Cô gái im lặng nhìn em, rồi em nhỏ nhẹ nói:

    “Em ạ… Ðã chừng này tuổi đời rồi, không còn là đứa trẻ lên ba như thuở nào nữa, em không còn sống cho riêng bản thân mình mà em còn phải sống vì mẹ nữa. Ba đã mất rồi nên em phải làm tròn trách nhiệm của một người con, chia sẻ những vui buồn tháng ngày bên mẹ. Trong cuộc sống thì bất kỳ một ai cũng có những điều sai phạm hay những điểm bất đồng, kể cả người mẹ thân yêu của mình cũng không ngoại lệ. Ðó là tôi chưa nói đến chuyện em phải báo hiếu cho mẹ khi tuổi già sức yếu, vì yêu lầm một tên cặn bã mà em muốn kết liễu đời mình hay sao, có đáng hay không hả em? Nếu em chết đi thì ai lo cho mẹ đây? Em có biết khi em đứng ở đây, mẹ em đã ngất đi bao nhiêu lần không? Gào khóc rồi lại ngất đi, mẹ đau khổ biết chừng nào, em có hiểu thấu nỗi lòng của người mẹ không? Còn cái tên sở khanh kia một khi hắn công khai ôm ấp một cô gái khác thì trong mắt hắn không còn hình bóng của em nữa, đừng nói đến chuyện yêu đương.”



    Bảo Huân

    Cô gái nước mắt đầm đìa, em Bình bước đến nhẹ nhàng ôm lấy cô gái. Tôi vội vàng chạy đến đỡ cô gái vào bên trong thành lan can. Em Bình nhìn tôi mỉm cười rồi nhảy vào bên trong, cô gái lao đến ôm lấy em Bình khóc như chưa bao giờ được khóc. Từ trong cửa, 7-8 người chạy ra, trong đó có người đàn bà cũng chạy đến ôm lấy con gái và em Bình rồi khóc nhưng khóc trong niềm vui sướng. Sơn và Sang bước đến bên tôi, vài phút sau cô gái qua cơn xúc động, em Bình buông cô gái ra, nhưng người mẹ thì cứ ôm cứng lấy em Bình miệng không ngớt nói lời cám ơn. Khi vào bên trong thang máy, cô gái cứ ôm chặt lấy cánh tay em Bình không muốn rời cho đến khi ra khỏi thang máy. Tôi nhìn đồng hồ đã hơn 5 giờ rồi, tôi nói với em:

    “Mình phải về Long Bình thôi em, không thì trễ chuyến bay.”

    Em quay qua nói với cô gái:

    “Bây giờ anh em tôi phải đi rồi, em phải ghi nhớ lời tôi. Chuyện xảy ra hôm nay, em cứ xem như đó là một bài học vỡ lòng khi mới tập tễnh bước vào đời. Em phải sống thật kiên cường, phải tự làm chủ lấy bản thân mình, để sau này phải còn chăm sóc cho mẹ khi tuổi già bóng xế. Em nhớ lấy lời tôi nhé.”

    Cô gái vâng dạ ôm lấy em Bình mà nước mắt không ngừng rơi. Chúng tôi chào hai mẹ con cô gái và những người cảnh sát ở đó rồi ra đường đón taxi về căn cứ Long Bình. . .

    Tình hình chiến sự từ ngày Quân Ðội Hoa Kỳ rút khỏi Miền Nam thay đổi rất lớn, những trận đánh cấp số Trung Ðoàn trở lên, hoả lực của quân Bắc Việt rất mạnh, pháo bắn như mưa, quân lại đông cứ hết lớp này gục xuống thì lớp khác lại xông lên, cấp chỉ huy của bọn chúng coi những đồng đội của họ như những con chốt thí. Còn về phía của mình càng ngày càng bị động, không có đủ phương tiện để tiếp tế về mọi mặt như những năm trước, có những lúc chúng tôi phải chia nhau 2 người 1 bao gạo sấy để ăn tạm trong một ngày, đau khổ nhất là những người bị thương nặng trên tuyến đầu, không có đủ trực thăng tải thương như ngày trước nữa. Ở chiến trường thì thuốc men không đủ để cứu, khi mang về đến khu an toàn thì hồn đã lìa khỏi xác rồi, đã như vậy rồi mà trận nào cũng nhận được lệnh rút lui, mà có muốn chiến đấu cũng không được, mặc dù tinh thần chiến đấu của binh sĩ rất cao nhưng làm gì còn đủ đạn để mà bắn. Ngày lại ngày qua Tiểu Ðoàn bổ sung nhiều khuôn mặt mới, không có gì lấy làm lạ vì những khuôn mặt thân quen họ đã vĩnh viễn ra đi không bao giờ trở lại thế gian này nữa.


    (còn tiếp)

  8. #28
    Biệt Thự HaiViet's Avatar
    Join Date
    Oct 2015
    Posts
    1,215

    KỲ 27
    Anh hùng tuyệt lộ

    Cái tết Nguyên Ðán 1975 đau thương, khoảng 2 tuần sau Tết, toán của Sơn đi hành quân cùng tiểu đoàn thuộc Quận Triệu Phong thì đụng độ một trận rất lớn. Suốt một đêm quân ta vẫn không chiếm được chút ưu thế nào, mãi cho đến trưa ngày hôm sau, nhận đựơc lệnh tiểu đoàn 7 nhảy dù đến phối hợp mới đánh lui quân Bắc Việt. Khi đại đội trinh sát và toán chúng tôi từ phía nam sông Thạch Hãn đánh đến nơi thì trận chiến coi như đã kết thúc, lại một cảnh tang thương nữa hiện ra, người chết và bị thương của chúng ta nằm la liệt, đội cấp cứu tải thương đến cứu người và đội Lao Công Ðào Binh được đưa đến để thu gom những xác chết đưa lên GMC chở về căn cứ, tìm mãi mới gặp được toán của Sơn.

    Họ thấy toán chúng tôi đến ai cũng mừng nhưng mắt người nào cũng đỏ hoe, nhìn không thấy Sơn và thằng út Sang tôi hỏi:

    “Sơn và thằng út Sang đâu mà không thấy?”

    Bây giờ 4 đứa còn lại nước mắt tuôn rơi quay người bước đến hai cái xác được phủ tấm pông sô nằm đó, em Bình bước đến giựt phăng tấm Pông Sô ra, tôi gào lên trong đau đớn:

    “Sơn… Ơi… Sao mày lại bỏ anh em tụi tao mà đi…”

    Tôi hét lên như không còn làm chủ được chính mình nữa… Em Bình quỳ gối xuống vuốt ve khuôn mặt của Sơn rồi em sờ xuống thân thể tan nát của Sơn. Một lúc sau, em chồm qua xác của thằng Sang nằm bên cạnh, tay đặt lên hai cái xác cháy xám và da thịt không còn nguyên vẹn. Trong khi mọi người đang khóc thì em lạnh lùng nói như trách mắng:

    “Anh Sơn ạ… Anh thật là tệ mà, phủi tay ra đi không một lời từ biệt hay sao? Ðã 6 năm bên nhau cùng vào sinh ra tử, bây giờ thì anh sướng rồi không còn phải lo gì, còn thằng em này và bạn bè ở đây thì sao? Anh nói gì đi chứ sao lại nằm yên như vậy… Hả…Anh…”

    Tiếng gào của em Bình làm cho tôi bừng tỉnh, nhìn khuôn mặt của em lạnh như băng không một giọt nước mắt, bao nhiêu nỗi căm hờn tồn đọng chất chứa bấy lâu có lẽ nay đã bộc phát. Rồi bỗng dưng em đứng phắt dậy bước đi, tôi cùng 8 anh em còn lại cũng đi theo. Em bước đến nhìn đám tù binh khoảng hơn 30 tên lính Quân Ðội Bắc Việt và những người bị thương đang nằm la liệt, sắc mặt của em vẫn lạnh lùng chứ không phải như ngày nào ở Quận Gio Linh mà em ngồi xuống chăm sóc, thăm hỏi và cho từng người uống nước, rồi em bước qua bên đám người tù binh bị trói tay ngồi đó. Tôi không biết em sẽ làm gì với những kẻ thù này, bỗng dưng em cúi xuống nắm cổ áo một người tù binh nhấc người này đứng lên, em nhìn thẳng vào mặt kẻ thù nói như thét:

    “Tại sao chúng mày phải kéo quân vào Miền Nam, nơi mảnh đất mà mọi người dân đang sống bình an, cơm no áo ấm cuộc sống hạnh phúc. Chúng mày đã mù quáng nghe lời của tên khát máu họ Hồ và bè lũ tay sai, chúng mày không thấy ở miền Bắc khi tên cầm thú Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn Ðộc Lập, thì nó và tay sai đã giết tới hằng triệu người vô tội, trong đó có cả người thân ruột thịt của chúng mày, chỉ vì họ làm ra nhiều của cải giàu có, nên bị ghép tội “bóc lột nhân dân”, là phường ác ôn. Hằng triệu người bị đưa ra xử tử tù đày dưới mọi hình thức dã man khác nhau. Tên Hồ và bè lũ bá quyền, giết sạch, cướp sạch những gì mà họ đã gầy dựng được. Bọn chúng mày cũng theo lệnh của bè lũ khát máu, được dựng lên dưới chiêu bài mị dân Bác và Ðảng, đem quân vào giải phóng Miền Nam. Dân Miền Nam chúng tao có cần bọn người man rợ như lũ chúng mày vào đây để giải phóng không hả… lũ khốn.”



    Bảo Huân

    Ðã 6 năm cận kề bên em vào sinh ra tử, tôi chưa bao giờ thấy em Bình giận đến nỗi phải xưng hô “Tao, Mày” với người khác như thế này. Một điều mà tôi lo sợ là em Bình quá đau thương về cái chết của Sơn và út Sang mà bắn hết mấy chục tên VC tù binh này mà thôi, nhưng không, em chỉ hất mạnh tên tù binh một cái rồi quay bước bỏ đi, còn tôi và và 8 anh em trong toán không kìm được cơn tức giận về người bạn thân vừa bị bọn chúng giết, tôi trở báng súng M-16 đánh tới tấp vào mặt bọn người man rợ kia một lúc mới chịu cất bước. Hai đứa bạn thân của thằng Sang gào lên rồi giáng những báng súng vào những tên khát máu kia rồi mới quay bước bỏ đi.

    Ði rồi, tôi cũng không biết Lữ đoàn Dù và TQLC sẽ làm gì với những tên tù binh này. Sau ngày Sơn và Sang mất đi, hai toán của chúng tôi còn lại 10 anh em sát cánh bên nhau. Trong những trận đụng độ lớn với quân Bắc Việt với các trung đoàn của mình, em Bình bố trí ra lệnh cho các anh em chúng tôi không trực diện cùng các đơn vị bạn để xông pha như trước nữa, mà nằm cạnh sườn của quân thù mà bắn tỉa, một viên đạn là một xác thù, chỉ thị của em là phải bắn vào đầu. Nói chung toán Lôi Hổ được huấn luyện rất kỹ càng và đã bao nhiêu năm kinh nghiệm ngoài chiến trường. Em Bình nói với anh em chúng tôi là càng sát với địch bao nhiêu thì ít bị ăn đạn pháo của địch bấy nhiêu.

    Bắt đầu chiều 15 tháng 3 năm 1975 các tiểu đoàn TQLC lữ đoàn Dù và các trung đoàn Bộ Binh của chúng ta chạm trán cùng quân Bắc Việt ngày đêm, từ bên này sông Thạch Hãn, Quảng Trị nhận được lệnh rút về Mỹ Chánh, Hải Lăng. Quân Bắc Việt quá đông, gấp 4 đến 5 lần quân ta, chúng có cả xe tăng T-54, pháo bắn như mưa, còn phía quân của mình đạn dược thiếu, tiếp tế không đủ, vừa đánh, quân ta vừa mở đường máu lùi dần về đến An Hòa, Huế cố thủ được một đêm, thì nhận được lệnh rút lui. Quân lính nản lòng không còn hăng say chiến đấu nữa..


    (còn tiếp)

  9. #29
    Biệt Thự HaiViet's Avatar
    Join Date
    Oct 2015
    Posts
    1,215

    KỲ 28
    Tàn chiến cuộc

    Bắt đầu chiều 15 tháng 3 năm 1975 các tiểu đoàn TQLC, Lữ đoàn Dù và các Trung đoàn Bộ Binh của chúng ta chạm trán cùng quân Bắc Việt ngày đêm, từ bên này sông Thạch Hãn, Quảng Trị nhận được lệnh rút về Mỹ Chánh, Hải Lăng. Quân Bắc Việt quá đông, gấp 4 đến 5 lần quân ta, chúng có cả xe tăng T-54, pháo bắn như mưa, còn phía quân của mình đạn dược thiếu, tiếp tế không đủ, vừa đánh, quân ta vừa mở đường máu lùi dần về đến An Hòa, Huế cố thủ được một đêm, thì nhận được lệnh rút lui. Quân lính nản lòng không còn hăng say chiến đấu nữa..

    Vừa đánh vừa rút theo lệnh… Toán chúng tôi và trung đội trinh sát tiểu đoàn hơn 30 người bao giờ cũng là người sau cùng. Những lần chạm trán với quân địch, quân số của địch đông hơn quân ta gấp 3 hay 4 lần, tôi mới thật sự thấy được sự bình tĩnh gan dạ và cách chỉ huy của em Bình tài giỏi như thế nào, vì từ lúc còn đang ở căn cứ C-1 những người lính Trinh Sát của Tiểu Đoàn đã nghe danh và biết mặt của em Bình khi tham gia văn nghệ tại căn cứ, được Thiếu Tá tiểu đoàn trưởng giới thiệu là người hùng đã cứu Thiếu Úy trung đội trưởng Huy khi đạp phải quả mìn chống tăng, thứ hai là một mình đơn thân ra Bắc cứu tôi an toàn trở về, chuyện này toán Lôi Hổ của chúng tôi rất xúc động và kính phục em Bình vô cùng, nên khi trên đoạn đường rút quân từ sông Thạch Hãn trở về Huế, em Bình chỉ huy cả toán trinh sát của tiểu đoàn luôn hơn 30 anh em, đặc biệt tất cả hai toán đều răm rắp theo lệnh. Tôi nghĩ nhờ em chỉ huy mới bảo tồn được hai toán về đến biển Thuận An.

    Trên đường rút lui toán Lôi Hổ, chúng tôi và toán trinh sát của tiểu đoàn là hai toán chận hậu nên lúc nào cũng giáp mặt với quân thù, em Bình ra lệnh chỉ được bắn từng phát một, phải thật bình tĩnh mới bắn chính xác được, cứ xem đó là những cái bia di động như lúc tập bắn tại quân trường, em ra lệnh tuyệt đối không đánh trực diện với quân thù. Tôi chứng kiến không biết bao nhiêu tên VC phải dựng người lên rồi gục xuống khi phát đạn từ nòng súng của em Bình bắn ra, 9 ngày sau chúng tôi mới rút về đến bên này con sông, trước mặt là Bãi Dương biển Thuận An. Toán tôi còn nguyên 10 người cùng trung đội trinh sát tiểu đoàn chận hậu cho quân của mình xuống phà qua bên kia Bãi Dương, xuống tàu ra khơi về vùng trong, vì đường bộ đều bị quân Bắc Việt đánh chiếm. Trên đường rút quân, những đợt pháo phủ xuống như mưa toán trinh sát hy sinh hai người, 9 anh em của chúng tôi đã lên phà nhưng em Bình cùng khoảng 30 người toán trinh sát của tiểu đoàn không chịu lên, tôi cùng toán định nhảy xuống thì em Bình đột nhiên chĩa họng súng vào phía sau buồng lái, em quát lớn ra lệnh với người điều khiển phà

    ‘’rời bến ngay’’,

    em phất tay nói với tôi:

    “Anh Hiếu đưa toán qua sông… Đó là lệnh, ai chống lại em bắn ngay. Đi đi không còn kịp nữa đâu.”

    Em Bình nói dứt câu thì phà đã rời xa bờ rồi, trong lòng tôi đau xót. Em nhìn tôi cùng anh em trong toán vẫy tay nói lớn:

    “Anh đưa anh em đi trước, mình gặp lại nhau sau… Em xin lỗi anh.”

    Dứt câu là Em Bình cùng toán trinh sát khuất mình sau những lùm cây. Dưới cơn mưa pháo của giặc, 9 anh em trong toán của tôi qua bên kia bờ sông là nằm tại đó chờ em Bình và trung đội Trinh Sát của Tiểu Đoàn TQLC.




    Bảo Huân

    Trời đã chập choạng tối, những chiếc tàu vào bãi đón càng lúc càng thưa dần, khi trời tối hẳn thì không chiếc nào dám vào, vì bên trong bãi những binh chủng tụ tập ở đây như rắn mất đầu, binh sĩ rối loạn, lính xả súng bắn gọi tàu vào cứu, nhưng Hải Quân ở ngoài khơi không dám vào, quay đầu chạy luôn. Tôi cùng 8 anh em trong toán nằm bên này bờ xem tình hình đợi em Bình và toán trinh sát mãi cho đến khi thấy bên kia bờ có xe T-54 của quân Bắc Việt bắn xối xả, chúng tôi nằm bên này sông ai cũng khóc, biết em Bình và toán trinh sát đã không còn nữa, đó là đêm 25 tháng 3 – 1975. Lúc bấy giờ 9 anh em còn lại mới kéo nhau đi theo bờ biển về hướng Nam. Đến hơn hai giờ sáng tôi mới liên lạc được với trung tâm, khi biết được địa điểm của 9 anh em chúng tôi thì tàu của biệt đội người nhái đến đón. Chiều ngày 28 chúng tôi về đến Vũng Tàu, tôi liên lạc về Phòng 7 Bộ tổng Tham Mưu thì nhận được lệnh đưa toán trở về Sài Gòn.

    Tôi vào trình diện trưởng phòng, toán được nhận lương và nghỉ 3 ngày, qua ngày thứ tư tôi nhận lệnh đưa 12 anh em, trong đó có 9 người cũ từ vùng 1 trở về và bổ sung thêm 3 thành viên mới về Vũng Tàu trình diện trung đoàn trưởng trung đoàn 56 Bộ Binh. 12 anh em chúng tôi cùng một trung đội trinh sát trung đoàn do tôi chỉ huy, nói là nhận một trung đội trinh sát, nhưng trên thực tế tôi chỉ nhận được 18 người mà thôi, đêm nào cũng đi kích nắm tình hình của địch báo về cho Bộ Chỉ Huy. Những trận đánh cuối cùng vào đêm 26 tháng 4 năm 1975, chúng tôi và một số binh lính thuộc tiểu đoàn 3 Bộ Binh bị đánh phải rút quân về bãi sau, 4 ngày đêm liên tục trung đoàn 56 bị đạn pháo kích phủ đầu của quân Cộng Sản, 12 anh em chúng tôi và 18 lính trinh sát cùng một số lính bộ binh của tiểu đoàn 3 đụng độ nhiều trận với VC.

    Toán cũ của tôi có 9 anh em đã gắn bó cùng nhau bao nhiêu năm nay đã hy sinh hết 5 vì đạn pháo kích nay chỉ còn lại 4 mà thôi. Theo tin tôi nhận được vào 1 giờ sáng ngày 27 tháng 4 năm 1975 Bà Rịa, Vũng Tàu đã bị Cộng Sản chiếm. Không còn lối thoát, 7 anh em chúng tôi cùng 11 trinh sát và một số khoảng 20 binh lính thuộc tiểu đoàn 3 trung đoàn 56 Bộ Binh, được tàu Hải Quân cứu đưa ra Đảo Phú Quốc. Hai hôm sau nhận được lệnh của tên Dương Văn Minh, tên tội đồ này nó lên làm Tổng Thống lúc nào anh em chúng tôi cũng không hay biết, khi nhận được tin tất cả Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà buông súng đầu hàng, ai cũng hoang mang. Những người lính nhìn nhau ngơ ngác người nào tự lo lấy thân người đó. Tôi tập họp 11 lính trinh sát và 7 Lôi Hổ còn lại do tôi chỉ huy lại.

    (còn tiếp)
    Kỳ cuối
    Số phận bi thảm của người lính miền Nam sau khi rơi vào tay Cộng sản, ai cũng đã biết. Những người may mắn vượt thoát đến thế giới tự do, làm lại cuộc đời, nhưng món nợ ân tình với người lính VNCH vẫn muôn đời còn đó, mãi mãi là một món nợ ân tình.

  10. #30
    Biệt Thự HaiViet's Avatar
    Join Date
    Oct 2015
    Posts
    1,215

    KỲ CUỐI
    Món nợ ân tình

    “Tôi cũng như các anh em đã bao nhiêu năm vào sinh ra tử, không thiết gì cái mạng nhỏ bé này, anh em chúng ta sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc, nhưng bây giờ tình thế lại thay đổi, Tổng Thống là người tổng chỉ huy Quân đội của Miền Nam chúng ta đã tuyên bố đầu hàng Cộng Sản rồi”.

    Nói tới đây tôi nghẹn ngào trong uất hận không cầm được nước mắt, im lặng một chút cho chính tôi cũng như các anh em qua cơn xúc động:

    “Chúng ta là quân nhân phải chấp hành mệnh lệnh, bây giờ các anh em nghe tôi nói đây.

    Ngay trong giây phút này tôi không còn là cấp chỉ huy của các bạn nữa, chúng ta giải tán. Anh em có thể trở về cùng gia đình người thân hay làm gì đó là quyền tự do của các anh em.”

    Tất cả chúng tôi ôm chầm lấy nhau rồi chia tay mỗi người một ngả. Tôi đứng đó chỉ còn lại cái xác, còn đầu óc thì trống rỗng. Không biết bao lâu thì có bàn tay của ai đó ôm lấy bả vai, quay người nhìn lại thì ra ai cũng đi hết, chỉ còn lại 3 đứa em trong toán cũ của tôi mà thôi. Không ai nói với ai một lời, tay trong tay, anh em chúng tôi thề sống chết bên nhau, không cần nghe tên Dương Văn Minh tội đồ của Dân Tộc đó nói.” Chúng tôi vẫn quần áo rằn ri, súng đạn đầy đủ quyết sống chết với bọn Cộng Sản cho đến hơi thở cuối cùng. Trên bãi tàu, kẻ đi người chạy rộn ràng như vậy, không ngờ có người chú ý đến những lời nói của 4 anh em chúng tôi, không ai khác đó là anh Bằng là chủ tàu buôn từ đất liền ra Phú Quốc.

    Khi nghe anh em chúng tôi nói như vậy. anh bước đến chào hỏi rồi anh nhỏ nhẹ khuyên chúng tôi không nên hy sinh một cách vô nghĩa, vì người nắm Quyền Lực tối cao của một chế độ đã tuyên bố đầu hàng kẻ thù, Miền Nam đã mất, các anh là những bậc anh hùng sẵn sàng hy sinh cho Tổ Quốc, nhưng bây giờ các anh hy sinh cho Tổ Quốc nào, và cái lý tưởng gì. Sự hy sinh của các anh có còn ý nghĩa gì không? Nghe lời anh Bằng phân giải thật là có tình có lý, 4 anh em chúng tôi cúi đầu buồn bã chứ không nói gì, rồi anh mời chúng tôi xuống tàu anh cùng gia đình dùng cơm. Vài giờ sau đó, anh Bằng lấy áo quần dân sự cho 4 anh em chúng tôi thay, rồi cùng gia đình anh tiến ra hải phận Quốc Tế trước khi Cộng Sản vào đây. Tàu vẫn vượt sóng trên biển đến ngày thứ 8 thì được tàu buôn của Hòà Lan (Holland) cứu vớt. Những nhiên liệu, thực phẩm, nước uống, anh Bằng lo rất chu đáo, có thể cả nhà anh 12 người và 4 anh em chúng tôi tổng cộng là 16 người dùng đầy đủ trong 3 tháng nữa cũng không hết.

    Trước khi lên tàu lớn, chúng tôi bỏ súng đạn xuống biển, ông chủ tàu buôn Hòa Lan xin phép anh Bằng được tiêu hủy chiếc tàu mà chúng tôi dùng để vượt biển, anh Bằng đồng ý. Chúng tôi theo chiếc tàu buôn khổng lồ đi qua nhiều quốc gia nhận và giao hàng, 4 anh em chúng tôi và hai đứa em trai của anh Bằng phụ cùng công nhân của tàu làm việc. Ông chủ có cảm tình với chúng tôi lắm. Hơn 3 tháng sau, chúng tôi về đến đất liền, thời gian dài hơn 90 ngày chúng tôi đã quen với công việc. Vì thấy 4 anh em chúng tôi siêng năng hoàn tất mọi việc được giao, nên người quản lý hỏi tôi bằng tiếng Anh đại khái là như sau:




    Bảo Huân

    “Các anh có muốn ở lại đây làm việc với công ty của chúng tôi không? Nếu các anh đồng ý, tôi sẽ trình lên ông chủ.”

    Tôi hỏi ý kiến 3 đứa em, tụi nó đều mừng rỡ gật đầu. Hầu hết trong toán Lôi Hổ của chúng tôi mỗi một cá nhân đều có một hoàn cảnh bi đát và đau thương, hầu hết là con của những người lính tử trận và từ trong trại mồ côi rồi vào trường Thiếu Sinh Quân, không có ai có gia đình cha mẹ hay người thân, tôi thì ba bị tử trận còn má thì ra đi không một lời từ biệt. 9 đứa em trong toán, những trận chiến cuối cùng 5 đứa em đã vĩnh viễn ra đi trong trận ở Vũng Tàu, nay còn lại 4 anh em chúng tôi sống sót và lưu lạc nơi đất khách quê người.

    Hơn một tuần qua, ông chủ đích thân lái xe đưa 4 anh em chúng tôi đi làm giấy tờ, và chính ông đứng ra bảo lãnh cho chúng tôi mọi mặt về công ăn việc làm cũng như về mặt pháp lý. Anh em chúng tôi có công việc làm ăn ổn định và chính thức được định cư hợp pháp tại đất nước Hòa Lan này. Nói về gia đình 12 người của anh Bằng ở lại với chúng tôi một tuần đầu, rồi bằng cách nào đó thì chúng tôi không biết, gia đình anh được qua Hoa Kỳ định cư. Trước lúc chia tay, anh chị Bằng cho 4 anh em chúng tôi mỗi người 2 lượng vàng để phòng thân, riêng tôi Anh cho thêm 500 đô la Mỹ, rồi Anh nói:

    “Trong thời gian anh em mình sống bên nhau, gia đình tôi rất quý mến 4 anh em, nhất là đứa em gái của tôi, nó thương Hiếu lắm. Nếu em chịu thì cùng đi với gia đình anh qua Mỹ, anh cũng muốn đưa hết 3 anh em của Hiếu theo gia đình anh qua Hoa Kỳ, nhưng anh thật sự không có đủ khả năng.

    Tôi rất cảm động nắm chặt lấy bàn tay anh nói lên lời cám ơn tận đáy lòng:

    “4 anh em của chúng tôi còn sống cho đến ngày hôm nay là nhờ lời khuyên bảo chí tình chí lý của anh. Anh đã cứu và đưa anh em chúng tôi đến miền tự do, chúng tôi suốt đời nhớ ơn anh, nhưng trong hiện tại tôi không thể bỏ những đứa em cùng vào sinh ra tử của tôi mà đi được, xin anh chị và gia đình thông cảm cho tôi.

    Năm 1986 tôi cưới vợ, năm đó tôi tròn 40 tuổi, vợ tôi lúc đó chỉ mới 23 tuổi vừa ra trường Đại Học, người Hòa Lan, là cháu ruột của ông chủ tàu buôn. Tôi và vợ tôi đã biết nhau từ ngày tôi được ông chủ đưa về đây, lúc đó cô bé mới 12 tuổi, ngày nào cũng vậy, sau giờ học cứ lẽo đẽo theo tôi. 3 đứa em cùng vào sinh ra tử với tôi ngày nào, nay ai cũng có gia đình con cái, cuộc sống rất ổn định, chúng tôi vẫn làm chung trong các hãng tàu buôn của ông chủ. Hiện tại tôi có 2 cháu 1 trai một gái, đứa con trai lớn năm nay 26 tuổi, còn con gái 24 tuổi, tiếng Việt nói cũng giỏi lắm.



    Đã 41 năm lưu lạc trên xứ người, đầu tóc đã bạc màu sương tuyết nhưng tôi không bao giờ quên hình bóng của đứa em mà tôi yêu quý, cũng là một đấng Anh Hùng trong trái tim tôi. Tuy tôi có vợ ngoại quốc nhưng 2 đứa con tôi cũng nói được tiếng Việt, nhất là con gái út năm nay đã 24 tuổi rồi.

    Tôi lập một bàn thờ tuy không có hình nhưng tôi viết hai bài vị, một là tên họ của ba tôi là Vũ Đức Trung, còn cái thứ hai là của em, Hoàng Đức Bình cùng tấm Bảo Quốc Huân Chương. Tôi nguyên là họ Vũ, nhưng khi ông chủ đưa chúng tôi đi làm giấy tờ tôi lấy họ Hoàng Vũ Đức Hiếu, và hai đứa con của tôi đều mang họ Hoàng của em Bình. Vợ chồng tôi tối nào cũng vậy, trước khi đi ngủ đều đến bên bàn thờ đốt một nén hương. Ngày lại ngày qua, những đứa con tôi lớn lên, các con đã hỏi về những bài vị này nghĩa là gì, và tôi đã kể lại câu chuyện cho vợ con tôi nghe. Từ đó những buổi tối nếu hai đứa ở nhà đều đến đốt nhang cầu nguyện, nhất là đứa con gái út của tôi, Hoàng Vũ Ngọc Anh. Ngày sinh nhật của em Bình năm ngoái, con gái cùng tôi thắp nhang trên bàn thờ, tôi thở ra buồn bã và buột miệng nói:

    “Bình ơi. anh nợ em một đời.”

    Đứa con gái đứng bên cạnh đôi mắt long lanh cũng nói theo:

    “Chú ơi… Con yêu chú lắm…”

    Im lặng giây lát khi cắm xong cây nhang, Ngọc Anh nói như đang tâm sự:

    “Chú ạ… Mặc dù con chưa bao giờ được nhìn thấy chú dù chỉ là trong giấc mơ, nếu không có chú hiện hữu trong cuộc đời này, thì sự sống của ba con sẽ không tồn tại đến ngày nay.

    Chú ơi… CON NỢ CHÚ MỘT ĐỜI.”

    Hoà Lan: ngày 12 tháng 02 năm 2016 để tưởng nhớ ngày sinh nhật của em tròn 62 tuổi trên cõi Vĩnh Hằng.
    Anh của Em: Hoàng Vũ Đức Hiếu
    HẾT

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 02-07-2020, 09:46 PM
  2. Thì Thầm - Hiếu Tâm
    By phamanhdung in forum Âm Nhạc
    Replies: 0
    Last Post: 04-17-2019, 02:44 AM
  3. Thì Thầm (Hiếu Tâm)
    By phamanhdung in forum Âm Nhạc
    Replies: 0
    Last Post: 12-30-2018, 08:44 AM
  4. Huyền Thoại Đu Dây - Đào Hiếu
    By ngocdam66 in forum Những mạch bài bị dời sang phòng khác
    Replies: 1
    Last Post: 02-05-2017, 06:32 AM
  5. Huyền Thoại Đu Dây - Đào Hiếu
    By ngocdam66 in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 0
    Last Post: 04-20-2015, 08:28 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:26 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh