Register
Page 3 of 12 FirstFirst 12345 ... LastLast
Results 21 to 30 of 111
  1. #21
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    808
    nhớ rõ lắm anh Triển, lần nào về cũng ngồi sau xe người bạn chạy lên chạy xuống đường Nguyễn Kim để nhắc và để khóc chuyện ngày xưa chung cư bây giờ vẫn còn và thầy Phước vẫn ở đó.

    Góc

  2. #22
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Đối diện với "sân banh Cộng Hòa" là chung cư Nguyễn Văn Thoại đó, khúc Nguyễn Kim đi lên chị Góc chắc nhớ rõ ;-)
    Còn tôi thì ở cư xá quân cụ Trần Quốc Toản kế bên Chợ Cá đó (phía sau là nhà thờ Đồng Tiến). Ngoài ra khu Bàn cờ thì có chung cư Nguyễn Thiện Thuật, còn đối diện trường đua thì có cư xá Lê Đại Hành, cư xá Lữ Gia, gia đình thầy dạy võ tôi ở đó luôn đó. Chữ "Chung cư" theo tôi là ở chung hành lang với nhau, từng tầng nhà xây cao lên. Còn cư xá là một khu đất lớn từng nhà xây riêng, nhiều lắm là chung vách. Cả hai chữ đều dùng trước đây hết mà.
    Anh Triển,

    Cách giải thích của anh, như vậy "chung" là tiếng Việt, chữ Nôm (chung chạ, chung đụng) và "cư" là tiếng Hán. Hoặc anh dùng danh từ kép do hai chữ Nôm (tiếng Việt) hoặc dùng cả hai chữ Hán.
    Ghép một chữ Hán vào với chữ Nôm không khác nào mặc suit mà đi dép râu, anh ạ! Nói nôm na, đó là chữ ba rọi.


    Sau này, tôi còn gặp chữ "In ấn" thay thế cho chữ "Ấn loát". In ấn cũng là chữ ba rọi khác nữa. Vì, in là tiếng Việt mà ấn là tiếng Hán rồi. Tại sao không dùng "In" không thôi? Vì nó là tiếng Việt thuần túy và đủ nghĩa rồi?
    Phải chăng, vì tâm lý "dốt nhưng thích nói chữ" nên phải ghép lung tung tân cổ giao duyên cho hợp thời?
    Xin lỗi, tôi nói hiện tượng tâm lý của một số người. Không hề ám chỉ anh, trong đó!

    Hàn Sinh.
    P/S: À, anh nhắc đến thầy dạy võ trong cư xá Lữ Gia, phải chăng thầy cũng dạy toán, họ Cù?
    Last edited by Hàn Sinh; 12-17-2011 at 08:16 AM.

  3. #23
    Ở nhà của chùa tabalo's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    403
    Quote Originally Posted by Hàn Sinh View Post
    Anh Triển,

    Cách giải thích của anh, như vậy "chung" là tiếng Việt, chữ Nôm (chung chạ, chung đụng) và "cư" là tiếng Hán. Hoặc anh dùng danh từ kép do hai chữ Nôm (tiếng Việt) hoặc dùng cả hai chữ Hán.
    Ghép một chữ Hán vào với chữ Nôm không khác nào mặc suit mà đi dép râu, anh ạ! Nói nôm na, đó là chữ ba rọi.


    Sau này, tôi còn gặp chữ "In ấn" thay thế cho chữ "Ấn loát". In ấn cũng là chữ ba rọi khác nữa. Vì, in là tiếng Việt mà ấn là tiếng Hán rồi. Tại sao không dùng "In" không thôi vì nó là tiếng Việt thuần túy và đủ nghĩa rồi?
    Phải chăng, vì tâm lý "dốt nhưng thích nói chữ" nên phải ghép lung tung tân cổ giao duyên cho hợp thời?
    Xin lỗi, tôi nói hiện tượng tâm lý của một số người. Không hề ám chỉ anh, trong đó!

    Hàn Sinh.
    Anh Hàn Sinh
    Theo tôi nghĩ in với in ấn có khác nhau , khi nói in ấn thầm hiểu in bằng cách đè khuôn chữ xuống giấy , còn in Lụa, in typo , in offset khống ai dùng chữ in ấn
    Khi nói in ấn có nghĩa là in theo nhiều phương pháp
    Last edited by tabalo; 12-17-2011 at 08:27 AM.

  4. #24
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    hahahaha anh Việt Đường khai trương võ đài.


    Tác giả dường như sai chỗ này rồi.
    Bên Việt Nam IT gọi là "Công Nghệ Thông Tin", chữ technology họ hay dịch là công nghệ. Còn khái niệm Computer Science mới được họ gọi là ngành tin học (người Việt bên này ngày xưa gọi là "ngành điện toán", còn bây giờ dường như không ai biết nữa, nói chữ điện toán người ta cứ tưởng ngành điện tử - electrical engineering).
    Còn chuyện chữ Computer bên Việt Nam dịch lại là máy vi tính tôi cũng nghĩ là sai. Theo tôi nhớ thì lúc đầu chữ vi tính xuất hiện khi ông thạc sĩ Long gì đó dịch quyển viết về turing machine, ông ấy dịch là máy vi tính từ chữ microprocessor mà ra. Hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên tôi nghĩ mấy ông thầy, hoặc giảng viên họ dùng bừa bãi khi giảng dạy, viết sách không kiểm chứng rõ ràng, riết rồi thành sai lạc đi. Dường như thời đó (đầu thập niên 80) bên Việt Nam cũng chưa có viện định chuẩn cho văn tự kỹ thuật. Không biết bây giờ họ đã có chưa ? Tuy nhiên theo trào lưu hiện nay thì chữ vi-tính lại trở thành đúng ; vì các bộ phận computer ngày càng được chế tạo nhỏ đi mà năng suất cao hơn.
    Thấy bài viết này hay nên VĐ rinh vô đây để các ACE cùng bàn thảo, góp ý kiến, phản bác... cho vui để theo đó mà mình có thể học hỏi thôi chớ VĐ không dám khai trương võ đài gì đâu.

    Cám ơn anh Triển về những góp ý. Anh là 1 chuyên viên về điện toán, về nhu liệu thì những ý kiến đưa ra của anh về các từ này hẳn là chính xác hơn những người có chuyên môn trong những lãnh vực khác rồi.
    Last edited by Việt Đường; 12-17-2011 at 09:01 AM.

  5. #25
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Đối diện với "sân banh Cộng Hòa" là chung cư Nguyễn Văn Thoại đó, khúc Nguyễn Kim đi lên chị Góc chắc nhớ rõ ;-)
    Còn tôi thì ở cư xá quân cụ Trần Quốc Toản kế bên Chợ Cá đó (phía sau là nhà thờ Đồng Tiến). Ngoài ra khu Bàn cờ thì có chung cư Nguyễn Thiện Thuật, còn đối diện trường đua thì có cư xá Lê Đại Hành, cư xá Lữ Gia, gia đình thầy dạy võ tôi ở đó luôn đó. Chữ "Chung cư" theo tôi là ở chung hành lang với nhau, từng tầng nhà xây cao lên. Còn cư xá là một khu đất lớn từng nhà xây riêng, nhiều lắm là chung vách. Cả hai chữ đều dùng trước đây hết mà.
    Trước 82 (năm đi vượt biển), VĐ ở tại đó đó. Hồi đó VĐ chỉ có nghe gọi là "chung cư" Nguyễn Thiện Thuật chứ chưa nghe "chúng cư" Nguyễn Thiện Thuật bao giờ.
    Last edited by Việt Đường; 12-17-2011 at 09:01 AM.

  6. #26
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by Lòng Như Gió View Post
    Bác Việt Đường (hay ai cũng được) cho em hỏi:

    Em tra Việt Nam Tự điển Khai Trí Tiến Đức, tìm thấy chữ “thướt tha”, không thấy chữ “tha thướt”. Còn chữ “tha thiết” được giải nghĩa là giống nghĩa chữ “thiết tha”. Theo tác giả bài viết mà bác Việt Đường bê vào, thì những người soạn cuốn tự điển này cũng đã phạm lỗi đảo chữ lung tung, phải không ạ?


    Em cảm ơn.
    Tôi dùng cuốn Việt Nam Tự điển Khai Trí Tiến Đức nhiều hơn bộ của Lê văn Đức và Lê Ngọc Trụ biên soạn. Các cuốn từ điển này đều được biên soạn công phu trong hoàn cảnh của các tác giả ngày xưa, khi chưa có tài liệu tham khảo đầy đủ như chúng ta đang có của ngày hôm nay.

    Tuy nhiên, Lê văn Đức có phần cẩu thả trong công trình của mình nhiều hơn Khai Trí Tiến Đức.
    Lỗi tìm thấy trong Khai Trí Tiến Đức? Có thể chỉ ra không dưới ba trăm lỗi chứ chẳng ít hơn!

    Thực tế, tôi vẫn dùng cả hai bộ trên để tra cứu hằng ngày mà không xem thường chúng: ngoài những lỗi mắc phải không tránh được của họ, các tác giả đã cung cấp nền tảng rất tốt cho người tra cứu.
    Ngoài ra, muốn tìm hiểu chính xác hơn nữa, đó là nhiệm vụ của người đọc hiện nay cùng với nguồn tài liệu phong phú trên internet cũng như các sách vở khác nhằm đối chiếu và so sánh.

    Tùy theo mức độ chính xác của người tìm hiểu; đôi khi sự đối chiếu, so sánh và tìm hiểu này được gán cho mỹ từ "chẻ tóc" là điều rất tự nhiên ... như người Hà Nội!

  7. #27
    Quote Originally Posted by Hàn Sinh View Post
    Tôi dùng cuốn Việt Nam Tự điển Khai Trí Tiến Đức nhiều hơn bộ của Lê văn Đức và Lê Ngọc Trụ biên soạn. Các cuốn từ điển này đều được biên soạn công phu trong hoàn cảnh của các tác giả ngày xưa, khi chưa có tài liệu tham khảo đầy đủ như chúng ta đang có của ngày hôm nay.

    Tuy nhiên, Lê văn Đức có phần cẩu thả trong công trình của mình nhiều hơn Khai Trí Tiến Đức.
    Lỗi tìm thấy trong Khai Trí Tiến Đức? Có thể chỉ ra không dưới ba trăm lỗi chứ chẳng ít hơn!

    Thực tế, tôi vẫn dùng cả hai bộ trên để tra cứu hằng ngày mà không xem thường chúng: ngoài những lỗi mắc phải không tránh được của họ, các tác giả đã cung cấp nền tảng rất tốt cho người tra cứu.
    Ngoài ra, muốn tìm hiểu chính xác hơn nữa, đó là nhiệm vụ của người đọc hiện nay cùng với nguồn tài liệu phong phú trên internet cũng như các sách vở khác nhằm đối chiếu và so sánh.

    Tùy theo mức độ chính xác của người tìm hiểu; đôi khi sự đối chiếu, so sánh và tìm hiểu này được gán cho mỹ từ "chẻ tóc" là điều rất tự nhiên ... như người Hà Nội!
    Cám ơn bác Hàn Sinh đã trả lời. Nhưng bài của bác vẫn chưa trả lời được hết các câu hỏi của em, là chữ nào đúng, chữ nào sai, vì sao sai, và mấy chữ mà em nhờ dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt.

    Mong có bác nào khác vào trả lời cho đầy đủ.

    Trong lúc chờ đợi, em lại nghĩ ra tiếp câu hỏi này: “khát khao” và “khao khát”, chữ nào là đúng, chữ nào là “đảo xuôi đảo ngược vô tội vạ”?
    dựa cây cong

  8. #28
    Quote Originally Posted by tabalo View Post
    Ngôn ngữ có gốc gác hẳn hoi cũng không tránh khỏi vay mượn nên chuyện Việt hóa chữ mượn mà không rập khuôn là điều nên khuyến khích, nếu nó hay lại càng nên ủng hộ
    Con nít bị đầu độc bởi phim tàu vì người lớn , người lớn nếu cứ khoe mẽ bằng cách nô lệ chữ Hán thì đừng trách chửi ai
    Theo VĐ nghĩ thì tìm hiểu để biết phân biệt từ Hán với từ Nôm... hầu tránh việc ghép chữ vô tội vạ cũng là 1 điều hay chứ anh tabalo.

    Đối với những người làm thơ như VĐ thì việc tìm hiểu từ nào là từ Hán, từ nào là từ Nôm là điều không thể tránh khỏi, nếu không nói là cần thiết, bắt nguồn từ 1 số lý do sau đây :

    - biết và chuyên làm thơ Đường Luật mà không biết từ nào là từ Hán thì làm sao mà sáng tác và họa thơ người khác cho chuẩn
    - gần Tết trên các diễn đàn thơ văn thường đưa lên 1 số câu đối, hoặc là của người xưa, hoặc là của người gởi (thường là các cụ già) sáng tác. Nếu tham gia các vế đối mà không biết tí gì về thơ ĐL và chữ Hán thì khó mà tham gia được.

    vân vân.

    Nhân đọc câu anh viết nên lan man góp ý cho vui.
    Last edited by Việt Đường; 12-17-2011 at 08:58 AM.

  9. #29
    Con sói quàng khăn đỏ gun_ho's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Haida Gwaii
    Posts
    1,729
    "và mấy chữ mà em nhờ dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt."

    Ok, anh sẽ dịch giúp cho em

    Positive thinking anh dịch là Dương suy

    Negative thinking là Âm suy .

    Ai hỏi thì anh sẽ chỉ cuốn tự điển anh sắp soạn, có giải thích chữ dương suy và âm suy blah blah ....
    Giang Châu Tư Mã _ Bạn mượn khố của ĐVT.

  10. #30
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by Việt Đường View Post
    Trước 82 (năm đi vượt biển), VĐ ở tại đó đó. Hồi đó VĐ chỉ có nghe gọi là "Chung cư" Nguyễn Thiện Thuật chứ chưa nghe "Chúng cư" Nguyễn Thiện Thuật bao giờ.
    Chào anh Việt Đường,

    Quả thật là cho đến 1990 khi HS còn lại VN, cả hai chế độ trước và sau biến cố tháng Tư 1975 đều dùng chữ "chung cư" như nhau. Tuy nhiên, đó là cái sai chung do người ta không hiểu và đã dùng như thế!
    Có thể, theo thời gian, cái sai đó trở thành phổ biến và chấp nhận rộng rãi như ngôn ngữ hằng ngày.

    Tuy nhiên, nếu người đang dùng chữ sai đó, lại đi bắt bẻ và vặn vẹo người đang dùng cái đúng nguyên thủy của nó như trường hợp của tôi đã bị; anh không thấy điều đó là lố bịch và kệch cỡm hay sao, thưa anh?

    Phải chăng, anh đang đồng ý rằng đó là quy luật của cuộc sống: cái sai cuối cùng luôn luôn lấn áp và đè bẹp cái đúng?

    Trân trọng,
    Hàn Sinh.

 

 

Similar Threads

  1. Những bóng hồng trong thơ nhạc Ướt mi
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 10
    Last Post: 12-20-2011, 02:24 PM
  2. Replies: 3
    Last Post: 12-03-2011, 04:01 PM
  3. Cô giáo dùng băng dính dán vùng kín học trò
    By ngocdam66 in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 3
    Last Post: 11-23-2011, 09:03 PM
  4. Áo dài trong thơ và nhạc
    By ngocdam66 in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 0
    Last Post: 11-21-2011, 05:38 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 08:48 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh