Register
Page 3 of 15 FirstFirst 1234513 ... LastLast
Results 21 to 30 of 141
  1. #21
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,020
    Quote Originally Posted by ntđl View Post
    *

    Sanh nhựt năm nay, thinh không tui được tặng 1 hơi 5 cái áo thun, cho dù chưa từng ăn sanh nhựt bao giờ !
    .......
    Nhắn với a năm và a xí :
    Đám máy của tui chúng lăn ra hấp hồi ráo rồi, cái chi có hình có tiếng chúng tải hổng nổi. Chờ một chập thì time-out, biểu làm lợi, rồi time-out nữa !
    Chừ... tui có ông thư ký tà loọt ôm ipad theo.
    Tui vô vntyping.com thong thả viết bài, xong dùng email sở (@ssss.gouv.qc.ca) gởi vô gmail riêng của ổng.
    Rồi ổng mới mở gmail trong Ipad dán bài dùm (sau khi đã kiểm duyệt bài viết.)
    Lóng rày đám IT dựng firewall tùm lum, hổng cách chi tui vượt tường dược nữa. Thành ra... khỏi ngó hình, khỏi nghe ca hát chi đặng.
    Tui hồ nghi vụ ni có tướng công đứng sau heng, chớ còn massmurder, chết một hơi 4 cái máy rất là khó !

    Thôi vậy cũng là ý trời, bởi trời hổng thích nghe tui ngứa mỏ phàn nàn về đấng cứu chuộc, từ đây tới bầu cử là ít, dám còn rề rề tới 2028 luôn.
    Phải chi còn US citizenship, tui sẽ gồng mình xin làm ứng viên tổng thống CH.
    Hổng thành công cũng thành nhơn, và kiếm chác ít tiền còm bỏ túi.
    Vote for xẩm-nú, made america fun again (MA... F... Again !).
    Xin dứt.
    Ai tẹng áo chi đến 5 cái ...

    Thương chị Nú, mấy cái máy đi bán muối bởi vì chắc năm dài tháng rộng ôm vô nhiều nó nặng lết hết nổi, xí nghĩ clear cache & cookies tụi nó ngáp trở lợi ...

    Bớ ....ngừ cháu mà chị Nú gọi quý tử mần ơn tẹng cái laptop, iPad mới cho chị Nú nghe ca hát, xem hình với .... để dzầy bất tiện lắm lắm chị Nú uiii !
    ~~
    Lóng rày Bát Sư Phụ chu du xứ mô rồi

    Còn Ốc tiên sinh có kiệm lời hơn há .

  2. #22
    Cánh Đồng Bắp Ngô Đồng's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Milpitas, California, United States
    Posts
    2,212
    Hình tranh cử quá độc đáo anh Năm Triển ơi!
    Hạnh Phúc mỗi sáng thức dậy - Hơi thở đầy vào ra!

  3. #23
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    867
    Quote Originally Posted by ntđl View Post
    *
    ...
    Năm bôi đậm chữ cực kỳ, vậy có phải 5 nói nó là... từ diệc công hử ?
    Tui ít nói, hầu như không nói bao giờ chữ nọ, nhưng má và bà ngoại, nhứt là bà ngoại thường xuyên xài chữ này.
    Which means... nó là tiếng bắc, nói từ lâu lắm, rồi theo chơn đám 54 thẳng vô nam.

    Cực kỳ là một adverb tức trạng từ, thêm nghĩa cho adjective tỉnh từ sát bên nó.
    Cực kỳ đẹp, đẹp cực kỳ.... Cực phải có kỳ chớ cực hổng thể đứng mình ên.
    Nà á… dà hông, dà hổng, dà hông!
    1) “cực” vẫn có thể xé lẻ chứ hổng bắt buộc phải có “kỳ” lẽo đẽo theo sau, nhưng “cực” có thể làm cả tĩnh từ lẫn trạng từ đứng trước để bổ nghĩa cho một chữ khác và chữ được bổ nghĩa cũng phải là đơn chứ không chơi kép, chẳng hạn như “cực nóng, cực lạnh, cực thô, cực đại, cực tiểu, cực đoan, cực điểm, cực đông, cực tây, cực nam, cực bắc (không phải để chỉ “Nam Cực”, “Bắc Cực”), cực hình, cực lạc, cực đoan, cực kỳ (“kỳ” trong “cực kỳ” là danh từ và có nghĩa là “hạn”, “mực, mức”, “giai đoạn…”), cực lực (hết sức),…” chứ không dùng “cực nóng bức, cực lạnh lẽo, cực thô thiển,… ” (cực kỳ nóng bức, cực kỳ lạnh lẽo, cực kỳ thô thiển” thì được. Xem mục 2) ở dưới). Tuy nhiên, cũng như bao chữ khác, chữ dùng nghe có lọt tai, nhìn có thuận mắt hay không dù là dùng đúng đi nữa thì cũng còn tùy vào “kiểu văn chương” của người dùng nữa.

    2) “Cực kỳ” (và những trạng từ khác như “cực lực” chỉ được dùng làm trạng từ và cũng phải đặt trước chữ được nó bổ nghĩa chứ không đặt sau và chữ được bổ nghĩa đó phải là chữ kép hoặc có hai chữ tròn trịa với nhau. Ví dụ: “cực kỳ quyến rũ, cực kỳ xinh đẹp, cực kỳ thô lậu,…” chứ không dùng “cực kỳ quyến, cực kỳ , cực kỳ xinh, cực kỳ đẹp, cực kỳ thô, cực kỳ lậu…” và lại càng không có chuyện chưa bước chân vào trường ấp trường xã mà còn đi xài “quyến cực, rũ cực, xinh cực, đẹp cực, thô cực, lậu cực”. Nếu muốn đặt sau tĩnh từ thì nên dùng một trạng từ khác có nghĩa tương tự, chẳng hạn như “phi thường”, “vô song”, “độc nhất vô nhị”, … chớ hổng thể xài như loại xài lếu láo như thím đã nêu ra ở trên như vầy nè:

    Quote Originally Posted by ntđl View Post
    ... Sau đó thì hay cực, đẹp cực...
    Do đó, nếu dùng cực” hay “cực kỳ” mà trái với các nguyên tắc này thì sẽ trở nên chướng lỗ tai, gai con mắt ngay!

  4. #24
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    867
    Quote Originally Posted by Thùy Linh View Post
    A..
    Lóng rày Bát Sư Phụ chu du xứ mô rồi ...
    Tui sắp qua bển đặng... "go to town on it" rồi đó!

  5. #25
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,436
    *

    Dà...
    Xử lý thường vụ là một grade, một level trong nấc thang quản trị điều hành.
    Đây là chức vụ của nhơn viên được chọn ra để xử trí giải quyết những vấn đề thường nhựt trong lãnh vực văn phòng phụ trách.
    Nhửng vấn đề lớn và phức tạp cần họp bộ tham mưu cố vấn để tìm giải pháp thích ứng.

    Đó giờ chúng ta nghe và hiểu xử lý là như vậy, và như thế xử lý là danh từ.
    Tới khi đám nọ vô thì xử lý biến thành động từ, hàm nghĩa xử trí - Và đã rất thường khi được phát âm thành xử ný, nghe ngây ngất luôn -
    Bởi vậy vì thế cho nên... tui chối biến chữ nọ, nhứt định hổng thèm "tiếp thu" chi (cho nặng nề cái củ tỉ vốn dĩ đang tầm cỡ táo bón)

    Tui có hỏi cô y sĩ chuyên tu sang đây thăm viếng học hỏi tiếp thu 3 tháng theo chương trình trao đổ của viện đại học
    - học cái chi trong 3 tháng nọ hổng biết, nhưng cái đám nọ tuyền chăm chăm chú chú mua bán đặng... cải thiện đời sống, trong đó đáng kể nhứt là đám vitamines. Khi nớ là thời điểm 1990 heng, nên vitamines rất... hot -
    Xử lý là xử cái chi vậy hở em ?
    Con nhỏ biểu ô thế bác không biết "từ" này à.
    Xử là xem xét để giải quyết "vụ việc", nhưng hổng xem khơi khơi đâu mà phải trong xu hướng thuận lý theo thời đại tiến lên chủ nghĩa xã hội.

    Con nọ càng nói tui càng ấm ớ bạo.
    Tui biểu nó ngắn gọn được hôn, đừng hô khẩu hiệu nữa, bị đây là xứ tư bản em gái à.
    Nó chưng hửng, nói em học vậy biết vậy, bảo ngắn gọn thật khó xử lý bác ạ.
    Tui biểu nó : ờ mỹ ngụy cũng có chữ nọ, nhưng nghĩa khác chút nẹo.
    Giả bộ em hỏi qua vitamine A vitamine D bán rẻ ở đâu, để rồi qua phải đi kiếm tìm cho ra chỗ mua, đặng giúp em giải quyết vụ việc,
    điều này mang nghĩa do qua là xử lý thường vụ của đại học, nên phải xử trí những câu hỏi ngoài chương trình "tu nghiệp".

    Con nọ cười rộ, đấy đấy, cái khác biệt giữa xử lý và xử trí là thế đấy bác nô.
    Xử trí không viện dẫn lý lẽ chứng thực. còn xử lý phải có lý lẽ và lý lẽ của đảng, bởi đảng luôn luôn là đuốc soi đường.
    Tui nói với nó, thế thì mơi mốt qua sẽ xử lý các vụ việc em hỏi, chớ hổng xử trí nữa heng.
    Bị vì... tu nghiệp là chiệng chuyên tu để giúp nhơn dân XHCN, tu nghiệp hổng phải đi mua vitamines dìa bán lợi. Periode.

    *

    Kể chiệng ngoài lề giúp vui, chừ xin hỏi vô đề:
    - Chức xử lý thường vụ nọ, tiếng anh tiếng pháp là chi ? Coordinator hay manager hay là gì khác nữa ?
    - Đổng lý văn phòng là chức vụ administrator, dịch ra anh pháp là chi ? Nó có khác với chánh văn phòng không vậy ?

    Đám chữ nghĩa nọ nặng hơi hướm hán việt, nghe lùng bùng lỗ tai luôn. Có vẻ... càng bí mật mơ hồ nhiêu thì chức vụ càng cao nớ.
    Hồi xưa nghe hoài mà thiệt sự hổng để ý thắc mắc.
    Bữa nay nhớ ra, hỏi ông kia nhưng ổng còn bí bạo hơn tui nữa cà. Ổng biểu má nó hổng biết sao ổng biết đặng.
    Khổ cái... những bực trưởng thượng nay đã chấu trời rồi, còn không thì đã lú lẫn suốt lượt !
    Xin giúp dùm, tui mang ơn.
    Make the long story... short !

  6. #26
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ntđl View Post
    *


    Kể chiệng ngoài lề giúp vui, chừ xin hỏi vô đề:
    - Chức xử lý thường vụ nọ, tiếng anh tiếng pháp là chi ? Coordinator hay manager hay là gì khác nữa ?
    - Đổng lý văn phòng là chức vụ administrator, dịch ra anh pháp là chi ? Nó có khác với chánh văn phòng không vậy ?

    Đám chữ nghĩa nọ nặng hơi hướm hán việt, nghe lùng bùng lỗ tai luôn. Có vẻ... càng bí mật mơ hồ nhiêu thì chức vụ càng cao nớ.
    Hồi xưa nghe hoài mà thiệt sự hổng để ý thắc mắc.
    Bữa nay nhớ ra, hỏi ông kia nhưng ổng còn bí bạo hơn tui nữa cà. Ổng biểu má nó hổng biết sao ổng biết đặng.
    Khổ cái... những bực trưởng thượng nay đã chấu trời rồi, còn không thì đã lú lẫn suốt lượt !
    Xin giúp dùm, tui mang ơn.

    Xử lý thường vụ là coordinator, operator, scheduler ít khi là manager. Cái chức này ví như chức "thừa phát lại" bên tư pháp vậy. Nghĩa là nhận nhiệm vụ rồi lo làm, "thừa hành", lo tổ chức, lo thu xếp, lo sắp xếp. Ban Thường Vụ là Standing Committee. Xử lý thường vụ là những người trong cái ban cu li này đó.

    Đổng lý văn phòng là lord chancellor ở Anh. Chức vụ này trong nội các. Phân nửa là chánh văn phòng, phân nửa là tổng thơ ký. Nhưng là một chức vụ trong nội các chính phủ chứ không phải văn phòng tiệm sửa máy giặt ủi. Cho nên ai phăng te quá là té. Tự vì phải làm trong nội các chính phủ chứ bên ngoài làm gì có chức này.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #27
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,436
    *

    Chữ và người, người và chữ.


    BS Trần Văn Tích


    Nữ Bác sĩ Lê thị Khánh Vân hiện là Hội trưởng Hội Y giới Việt Nam Tự do tại Pháp.
    Trong một điện thư phổ biến trên in-tơ-nét bàn về chuyện hành nghề, Chị tâm sự như sau :


    “Không thể chịu được cái giọng Bắc bây giờ. Em vẫn nổi gai ốc, và không thích giao thiệp. Khổ nỗi, đám Bắc Kỳ đến khám bệnh em bây giờ càng ngày càng đông vì họ không biết nói tiếng Tây, nghe nói có BS VN, mách nhau đến khám. Vì là bệnh nhân, nên em vẫn tiếp tử tể, đối xử như các bn khác. Nhưng khi đi chợ, đứng trước hàng thịt, có tiếng hỏi em bằng cái loại tiếng bắc đó, em không muốn trả lời. Tiền họ lấy ỏ đâu để cho con đi du học, mua nhà hàng triệu €. (Em đi làm cả đời, chỉ mua nổi căn appartement nhỏ vài trăm ngàn!!!).
    Chế độ nào thì cảnh tượng này cũng vẫn có. Nhưng mức độ ít hơn nhiều. Siêu việt của XHCN là ăn cướp sao?
    Kể một chuyện cười ra nước mắt. Có một cậu độ 20, chắc du học sinh, đến phòng mạch khám, líu lo một tràng.
    Em bảo cậu ta : nói chậm lại. Tôi người Việt, cậu người Việt, mà cậu nói cái thứ tiếng gì tôi không hiểu nổi!!!
    Thảm trạng!!! Người cùng một gốc, cùng nói một thứ tiếng mẹ đẻ, không hiểu tiếng của nhau!
    Em chỉ ở Hà Nội đến khi 4 tuổi, nói năng còn chậm chạp, nhưng ai đã nghe em nói trên micro, thì đều xác nhận em nói đúng tiếng Việt, không lai Tây, và giọng Bắc kỳ 100%, thứ tiếng Bắc của Hà thành ngày trước.
    Oán thì không, (vì đó là thế hệ sau. Cái thế hệ sát hại gia đình em cũng đã chết mất đất rồi), nhưng allergie thì không thuốc chữa!!“


    Đó là chuyện giữa người và người, cụ thể là chuyện giữa bác sĩ và bệnh nhân; cả hai đều là người Việt. Bác sĩ nghe tiếng nói, nghe cách nói của bệnh nhân thì bị dị ứng. Nhưng dị ứng không gây chết người (trong trường hợp chúng ta đang bàn luận) nên bác sĩ cảm thấy có bổn phận phải cư xử đàng hoàng với bệnh nhân và chữa trị đứng đắn cho đương sự. Câu chuyện xưa như trái đất nhưng cũng rất mới mẻ.
    Chuyện mới mẻ ở chỗ khi chuyển qua lĩnh vực văn chương chữ nghĩa thay vì ở lĩnh vực giao tế nhân sự.
    Nguyên là hai anh bạn của tôi, BS Lê Văn Thu ở Hoa Kỳ và DS Nguyễn Hiền ở Hoà Lan, sau trên mười hai năm cật lực làm việc, vừa hoàn tất cuốn Từ điển Việt ngữ Phổ thông. Từ điển Larousse thì ghi tiềng Pháp. Từ điển Duden thì ghi tiếng Đức. Từ điển Webster thì ghi tiếng Anh, tiếng Mỹ. Mấy thứ tiếng đó thiệt là có phước nhưng tiếng Việt thì có vẻ như vô phước.
    Vì Việt ngữ có những từ ngữ gây dị ứng cho độc giả như cái anh chàng sinh viên khoảng 20 tuổi gây dị ứng cho Bác sĩ Lê thị Khánh Vân.


    Đồng bào trong nước đang nói và viết đại khái như sau :
    1) Chúng ta có một nhiệm vụ bức xúc. Vấn đề biển đảo thực là bức xúc.
    2) Cái máy may này đang có sự cố. Cả đoàn xe phải ngừng lại vì đang có sự cố trên đườnggiao thông* v.v..

    Đồng bào quốc nội nói và viết như thế một cách hết sức tự nhiên thoải mái nhưng đối với một số bà con mình ở ngoài này thì viết hay nói như vậy là không thể chấp nhận được vì sử dụng“chữ của Việt cộng“.


    Thực chất của vấn đề không hề đơn giản hay dung dị như một số người chỉ muốn hiểu hay cố tình hiểu.
    Chữ“bức xúc“ quả là không có trong các tự vị, từ điển “mang tinh thần quốc gia“, nhưng chữ“sự cố“ thì có.
    Nó vốn được ghi trong các từ điển tự điển sau đây :


    1. Hán-Việt Tự-điển Đào Duy Anh,
    2. Hán-Việt Từ-điển Nguyễn Văn Khôn,
    3. Hán Việt Tự điển Trần Trọng San-Trần Trọng Tuyên : cố (bộ phác) : sự việc : sự cố,
    4. Otto Karow.- Vietnamesisch-Deutsches Wörterbuch : sự cố (= tai nạn) Vorfall, Zwischenfall, Unfall, Unglücksfall.

    Như vậy, “sự cố“ cũng được một số tài liệu tham khảo của phe quốc gia ghi nhận và cũng có khi mang ý nghĩa “biến cố bất thường“, “tai nạn“. Vậy có nên tuyển chọn từ “sự cố“và đưa vào từ điển tiếng Việt mệnh danh là tiếng Việt lưu vong hải ngoại hay không?

    Từ điển Việt ngữ Phổ thông có ghi những từ ngữ gây dị ứng với một số người Việt chống cộng ở quốc ngoại, kiểu các từ ngữ “bức xúc, nổi cộm, sự cố“. Những ai dị ứng với những chữ đó thì cứ việc “nổi gai ốc“ nhưng người biên soạn từ điển tiếng Việt phổ thông thì có lẽ không bị bắt buộc phải có phản ứng như vậy, giống như nữ Bác sĩ Khánh Vân tuy dị ứng với những chàng thanh niên vào cỡ tuổi 20 nói tiếng Việt mà líu lo như chim, nhưng bác sĩ vẫn sẵn sàng chữa bệnh cho họ một cách bình thường.

    Thực ra có rất nhiều người Việt Nam cố gắng thích ứng với chế độ trong nước để tồn tại cùng với gia đình và đã thành công.
    Tôi có một số những đứa cháu gọi tôi bằng bác bằng cậu, sắm được nhà cửa khang trang và mua được cả ô-tô.
    Có đứa gửi được con cái sang học đại học bên Mỹ. Không lẽ tôi từ chúng tất tần tật?

    Một đứa cháu trai gọi tôi bằng bác (đúng ra nó phải gọi tôi bằng cậu nhưng bà xã tôi, theo cách xưng hô của người Bắc, yêu cầu các cháu con người em gái của tôi gọi chúng tôi bằng bác trai bác gái), có dịp đến Bonn thăm chúng tôi nhân một chuyến du lịch châu Âu cùng với một phái đoàn. Gặp tôi, nó bảo vì ít thì giờ quá nên nó không đi siêu thị Kaufland gần nhà mua thức ăn được, và nó rất tiếc vì đã không "trải nghiệm" được việc đi chợ Đức cùng với tôi.
    Giả như tôi mà lẩn thẩn tra từ điển Lê Văn Đức-Lê NgọcTrụ thì sẽ không thấy hai chữ “trải nghiệm” để rồi không chừng tôi sẽ lạnh nhạt với người cháu vô tình vô tội vì “sử dụng từ ngữ Vixi”!

    Trên thế giới hiện có dăm ba quốc gia bị chia cắt mà chỉ có nước Đức là đã thống nhất trong đắc nhân tâm, trong khi Việt Nam tuy gọi là thống nhất nhưng thống nhất trong hận thù chia rẽ.
    Chúng tôi không có điều kiện để nhận định về sự khác biệt của ngôn ngữ Hàn quốc được sử dụng ở Bình nhưỡng và ở Hán thành, nhưng lại có may mắn lớn là bản thân đang sử dụng tiếng Đức hằng ngày.
    Từ điển Duden triệt để không phân biệt từ Đức cộng sản và từ Đức dân chủ; chỉ có các cung cách sử dụng những từ ngữ chung nhưng hơi khác thường do phía xã hội chủ nghĩa chủ trương được Duden ghi nhận và chú thích trong ngoặc đơn “(bes. DDR)“ (đặcbiệt Đông Đức); những trường hợp này không nhiều.
    Riêng Trung Hoa thì hình thức chữ viết lối giản thể của lục địa khác với hình thức chữ viết lối phồn thể ổ Đài loan, ở Tân gia ba, ở Mã lai á. Không rõ cộng đồng tỵ nạn cộng sản người Cuba – vốn hoạt động rất tích cực và rất hữu hiệu ở HoaKỳ, nhất là ở Florida – có sở hữu một kho từ vựng chống Cuba-cộng hay không.


    Người biên soạn từ điển đơn ngữ tiếng Việt sinh sống trong cộng đồng hải ngoại vô hình trung phải kiêm nhiệm chức năng phán quyết và tuyển chọn. Mỗi mục từ được trình bày phải hội đủ các điều kiện lý lịch cần và đủ sau đây : (1) tiếngViệt, (2) quốc gia, (3) lưu vong, (4) tỵ nạn cộng sản. Ghi vào từ điển những từ “bức xúc, nổi cộm, sự cố“ có thể bị một số thành viên trong cộng đồng lên án hay kết tội, vì các từ đó chỉ có duy nhất điều kiện số (1).

    Thực ra trong thực tế chúng ta phải chứng kiến nhiều tình huống éo le khó xử.
    -Người Việt tỵ nạn cộng sản nếu dung dăng dung dẻ du ngoạn Việt Nam là phản bội chính nghĩa quốc gia?
    -Lĩnh lương hưu do “đế quốc đầu sỏ”trả rồi về Sài gòn, Nha trang ung dung dư dả sống những tháng ngày nắng ấm là tự phủ nhận căn cước tỵ nạn?
    -Ra công góp tiền góp của để cùng nhau thi đua xây cất mồ mả tổ tiên thực đồ sộ bề thế là vô hình trung“làm theo lời Bác”: “Còn non còn nước còn người /Đánh thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng bằng mười ngày nay”?

    Những kiến giải như vậy rất hợp lý, có ai muốn phản bác phản đối cũng chỉ là gượng gạo, khiên cưỡng.
    Tuy nhiên chúng khác với chủ trương hô hào triệt để tẩy chay một số từ ngữ tiếng Việt chỉ vì chúng bị gán cho cái mác “từ ngữ Việt cộng”.
    Nếu thấy mình dị ứng đối với một số từ, đối với một số chữ nào đó, thì chỉ việc tránh xa không dùng.
    Bản thân tôi thay vì viết hay nói : “Sản phẩm của Đức có chất lượng cao” thì tôi nói hay viết “Phẩm chất hàng hoá Đức nổi tiếng là tốt”. Tôi còn tránh chữ “nhân dân” vì thấy chính quyền trong nước hay sử dụng; thay vào chữ đó, tôi nói hay viết “quần chúng, đại chúng, dân gian” v.v..tuỳ theo tình huống.
    Xin nói ngay cho tiện sổ sách : chữ “chính” trong chính quyền không phải là chữ “chính” trong chính nghĩa, chính danh, chính nhân quân tử.
    Ấy, cẩn tắc vô áy náy, nói ngay để tránh mọi lôi thôi rắc rối có thể xảy ra, những lôi thôi rắc rối không lường trước được khi viết khi nói. Mà tôi thì phải cái nết không chừa được là hay viết hay nói.


    Tóm lại, tôi chủ trương nếu là từ điển tiếng Việt thì nên ghi những từ, những chữ nào là tiếngViệt.
    Chỉ có thế thôi.



    14.08.2023


    * Các ví dụ này được trích dựa vào Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê Chủ biên, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội –Trung tâm Từ điển học. Hà nội. 1994.
    Last edited by ntđl; 10-03-2023 at 09:51 AM.
    Make the long story... short !

  8. #28
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    867
    Quote Originally Posted by ntđl View Post
    *...
    Kể chiệng ngoài lề giúp vui, chừ xin hỏi vô đề:
    - Chức xử lý thường vụ nọ, tiếng anh tiếng pháp là chi ? Coordinator hay manager hay là gì khác nữa ?
    - Đổng lý văn phòng là chức vụ administrator, dịch ra anh pháp là chi ? Nó có khác với chánh văn phòng không vậy ?

    Đám chữ nghĩa nọ nặng hơi hướm hán việt, nghe lùng bùng lỗ tai luôn. Có vẻ... càng bí mật mơ hồ nhiêu thì chức vụ càng cao nớ.
    Hồi xưa nghe hoài mà thiệt sự hổng để ý thắc mắc.
    Bữa nay nhớ ra, hỏi ông kia nhưng ổng còn bí bạo hơn tui nữa cà. Ổng biểu má nó hổng biết sao ổng biết đặng.
    Khổ cái... những bực trưởng thượng nay đã chấu trời rồi, còn không thì đã lú lẫn suốt lượt !...
    Dà, hai cái chức xử lý thường vụ với đổng lý văn phòng này hồi nhỏ tui nghe người lớn bàn luận chiện thời sự nói ra hà rầm đều chi cá lóc luôn. Hồi đó tháng tháng các cụ hay họp mặt oánh “tổ tôm” ở nhà tui và tui phải giữ nhiệm vụ… chia bài (tui khoái nhất là ngày này vì cụ nào “ù” cũng đều quẳng ra chút ít cho thằng bé chia bài ăn quà). Bốn cụ vừa oánh bài vừa bàn luận thời sự sang sảng nên có chiện gì các cụ nói ra đều chui hết vào đầu thằng bé nên ngày nay cũng còn nhớ được ít nhiều mà ghi ra đây để thím duyệt:

    - Xử lý thường vụchargé d’affaires (tây Mỹ gì cũng xài vậy hít), là người tạm thời (hoặc có khi cũng chính thức dài hạn luôn cho tới khi được triệu về) phụ trách công việc trong khi còn khuyết người lãnh đạn… í quên… lãnh đạo phái đoàn ngoại giao, tức là đại sứ, cao ủy, hoặc quốc vụ khanh*. Có khi “xử lý thường vụ” cũng chính thức cầm đầu một phái đoàn ngoại giao y hệt như ông đại sứ (đây là trường hợp chính thức dài hạn) nhưng không gọi là đại sứ vì mối bang giao giữa hai nước chưa lên đến cấp… trọn bộ (not yet elevated to full diplomatic relations). Mấy ông xử lý thường vụ thường là được ngoại trưởng xứ mình bổ nhiệm và trình ủy nhiệm thư (letter of credence, lettre de créance) với ngoại trưởng của xứ nhận trong khi đại sứ có thể do thủ tướng hoặc tổng thống bổ nhiệm (tùy thể chế) và trình ủy nhiệm thư với nguyên thủ quốc gia của xứ nhận.

    - Đổng lý văn phòngchief of staff (tiếng Tây dường như còn tùy trường hợp mà gọi là secrétaire général, chef de cabinet, chef d'état major, hay directeur gì gì đó..)
    của một bộ (department, ministère). Có khi có những cơ quan không được tổ chức thành một “bộ” hẳn hòi nhưng quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan đó cũng giống như một bộ và người cầm đầu cơ quan đó được gọi là đổng lý văn phòng**, tương đương với bộ trưởng. Chánh văn phòng cũng là chief of staff giữ vai trò phụ tá và cố vấn đặc biệt của tổng thống, thủ tướng hoặc bộ trưởng để điều hành toàn bộ công việc của phủ tổng thống, văn phòng thủ tướng hoặc văn phòng bộ trưởng.

    * Ngoài chuyện được bổ nhiệm đặc trách một lãnh vực nào đó thì mấy ông quốc vụ khanh này cũng hay được cử cầm đầu một phái đoàn ngoại giao cho một mục đích cụ thể nào đó trong một thời gian nhất định (có khi cũng gọi là đặc sứ hay đại sứ lưu động). Cấp quốc vụ khanh này tương đương với cấp bộ trưởng và cũng còn gọi là bộ trưởng không bộ nào (minister without portfolio, ministre sans portefeuille). Khi thủ tướng (hoặc tổng thống, tùy thể chế) cần đưa các ông ấy đi làm chuyện gì thì lúc đó mới gắn thêm phần “đặc tránh cái gì đó”. Tui còn mang máng nhớ được các cụ có nhắc đến tên mấy ông quốc vụ khanh như ông Trần Văn Chương, ông Trần Chánh Thành và ông Vũ Quốc Thúc.
    ** Tui nhớ hồi đó có nghe nhắc đến ông Phạm Duy Lân giữ chức Đổng Lý Văn Phòng Bộ Thông Tin thì phải (gọi tắt là ông Đổng Lân, hay gọi thường hơn nữa là ông chồng Thanh Nga).

  9. #29
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    867
    Quote Originally Posted by ntđl View Post
    Nữ Bác sĩ Lê thị Khánh Vân hiện là Hội trưởng Hội Y giới Việt Nam Tự do tại Pháp.
    Trong một điện thư phổ biến trên in-tơ-nét bàn về chuyện hành nghề, Chị tâm sự như sau :


    “Không thể chịu được cái giọng Bắc bây giờ. Em vẫn nổi gai ốc, và không thích giao thiệp. Khổ nỗi, đám Bắc Kỳ đến khám bệnh em bây giờ càng ngày càng đông vì họ không biết nói tiếng Tây, nghe nói có BS VN, mách nhau đến khám. Vì là bệnh nhân, nên em vẫn tiếp tử tể, đối xử như các bn khác. Nhưng khi đi chợ, đứng trước hàng thịt, có tiếng hỏi em bằng cái loại tiếng bắc đó, em không muốn trả lời. Tiền họ lấy ỏ đâu để cho con đi du học, mua nhà hàng triệu €. (Em đi làm cả đời, chỉ mua nổi căn appartement nhỏ vài trăm ngàn!!!).
    Chế độ nào thì cảnh tượng này cũng vẫn có. Nhưng mức độ ít hơn nhiều. Siêu việt của XHCN là ăn cướp sao?
    Kể một chuyện cười ra nước mắt. Có một cậu độ 20, chắc du học sinh, đến phòng mạch khám, líu lo một tràng.
    Em bảo cậu ta : nói chậm lại. Tôi người Việt, cậu người Việt, mà cậu nói cái thứ tiếng gì tôi không hiểu nổi!!!
    Thảm trạng!!! Người cùng một gốc, cùng nói một thứ tiếng mẹ đẻ, không hiểu tiếng của nhau!
    Em chỉ ở Hà Nội đến khi 4 tuổi, nói năng còn chậm chạp, nhưng ai đã nghe em nói trên micro, thì đều xác nhận em nói đúng tiếng Việt, không lai Tây, và giọng Bắc kỳ 100%, thứ tiếng Bắc của Hà thành ngày trước.
    Oán thì không, (vì đó là thế hệ sau. Cái thế hệ sát hại gia đình em cũng đã chết mất đất rồi), nhưng allergie thì không thuốc chữa!!“

    ...
    .

    Còn em đây cũng nổi da vịt da ngỗng đầy mình đầy mẩy khi nghe cái giọng đó. Có khi em nghe mấy cái "líp" trên youtube đến cả 1, 2 phút sau mới nghe ra là mình đang nghe tiếng... Việt! Thỉnh thoảng em có gặp những người nói giọng này ngoài đời mà khi nói chuyện xã giao với họ cũng không khác gì khi em nói chiện với "dưng Còi" ở Quê Bách. Em nói thì họ nghe vèo vèo mà họ nói thì em cứ phải ngẩn người ngẩn ngợm hoặc đứng im tụ khí đan điền
    xẹt điện tứ tung trong não mà vểnh tai lên "giải mã" giọng của họ để cố nghe cho ra họ nói thứ tiếng gì và nói cái gì! Thông thường cũng phải tốn 1, 2 phút hoặc trong trường hợp tiếng còi thì có khi em phải tốn đến cả 5 phút hoặc hơn nữa mới bắt đầu quen tai được chút ít! Ấy là mới nói về giọng thôi, còn chữ dùng (vocabulary) và câu cú, cách hành văn cũng... hành luôn cả em ghê lắm...luông. Cộng cả 2 thứ đó lại thì em cứ như là Từ Thức về trần!

  10. #30
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ntđl View Post
    *

    Chữ và người, người và chữ.


    BS Trần Văn Tích


    Nữ Bác sĩ Lê thị Khánh Vân hiện là Hội trưởng Hội Y giới Việt Nam Tự do tại Pháp.
    Trong một điện thư phổ biến trên in-tơ-nét bàn về chuyện hành nghề, Chị tâm sự như sau :


    “Không thể chịu được cái giọng Bắc bây giờ. Em vẫn nổi gai ốc, và không thích giao thiệp. Khổ nỗi, đám Bắc Kỳ đến khám bệnh em bây giờ càng ngày càng đông vì họ không biết nói tiếng Tây, nghe nói có BS VN, mách nhau đến khám. Vì là bệnh nhân, nên em vẫn tiếp tử tể, đối xử như các bn khác. Nhưng khi đi chợ, đứng trước hàng thịt, có tiếng hỏi em bằng cái loại tiếng bắc đó, em không muốn trả lời. Tiền họ lấy ỏ đâu để cho con đi du học, mua nhà hàng triệu €. (Em đi làm cả đời, chỉ mua nổi căn appartement nhỏ vài trăm ngàn!!!).
    Chế độ nào thì cảnh tượng này cũng vẫn có. Nhưng mức độ ít hơn nhiều. Siêu việt của XHCN là ăn cướp sao?
    Kể một chuyện cười ra nước mắt. Có một cậu độ 20, chắc du học sinh, đến phòng mạch khám, líu lo một tràng.
    Em bảo cậu ta : nói chậm lại. Tôi người Việt, cậu người Việt, mà cậu nói cái thứ tiếng gì tôi không hiểu nổi!!!
    Thảm trạng!!! Người cùng một gốc, cùng nói một thứ tiếng mẹ đẻ, không hiểu tiếng của nhau!
    Em chỉ ở Hà Nội đến khi 4 tuổi, nói năng còn chậm chạp, nhưng ai đã nghe em nói trên micro, thì đều xác nhận em nói đúng tiếng Việt, không lai Tây, và giọng Bắc kỳ 100%, thứ tiếng Bắc của Hà thành ngày trước.
    Oán thì không, (vì đó là thế hệ sau. Cái thế hệ sát hại gia đình em cũng đã chết mất đất rồi), nhưng allergie thì không thuốc chữa!!“


    Đó là chuyện giữa người và người, cụ thể là chuyện giữa bác sĩ và bệnh nhân; cả hai đều là người Việt. Bác sĩ nghe tiếng nói, nghe cách nói của bệnh nhân thì bị dị ứng. Nhưng dị ứng không gây chết người (trong trường hợp chúng ta đang bàn luận) nên bác sĩ cảm thấy có bổn phận phải cư xử đàng hoàng với bệnh nhân và chữa trị đứng đắn cho đương sự. Câu chuyện xưa như trái đất nhưng cũng rất mới mẻ.
    Chuyện mới mẻ ở chỗ khi chuyển qua lĩnh vực văn chương chữ nghĩa thay vì ở lĩnh vực giao tế nhân sự.
    Nguyên là hai anh bạn của tôi, BS Lê Văn Thu ở Hoa Kỳ và DS Nguyễn Hiền ở Hoà Lan, sau trên mười hai năm cật lực làm việc, vừa hoàn tất cuốn Từ điển Việt ngữ Phổ thông. Từ điển Larousse thì ghi tiềng Pháp. Từ điển Duden thì ghi tiếng Đức. Từ điển Webster thì ghi tiếng Anh, tiếng Mỹ. Mấy thứ tiếng đó thiệt là có phước nhưng tiếng Việt thì có vẻ như vô phước.
    Vì Việt ngữ có những từ ngữ gây dị ứng cho độc giả như cái anh chàng sinh viên khoảng 20 tuổi gây dị ứng cho Bác sĩ Lê thị Khánh Vân.


    Đồng bào trong nước đang nói và viết đại khái như sau :
    1) Chúng ta có một nhiệm vụ bức xúc. Vấn đề biển đảo thực là bức xúc.
    2) Cái máy may này đang có sự cố. Cả đoàn xe phải ngừng lại vì đang có sự cố trên đườnggiao thông* v.v..

    Đồng bào quốc nội nói và viết như thế một cách hết sức tự nhiên thoải mái nhưng đối với một số bà con mình ở ngoài này thì viết hay nói như vậy là không thể chấp nhận được vì sử dụng“chữ của Việt cộng“.


    Thực chất của vấn đề không hề đơn giản hay dung dị như một số người chỉ muốn hiểu hay cố tình hiểu.
    Chữ“bức xúc“ quả là không có trong các tự vị, từ điển “mang tinh thần quốc gia“, nhưng chữ“sự cố“ thì có.
    Nó vốn được ghi trong các từ điển tự điển sau đây :


    1. Hán-Việt Tự-điển Đào Duy Anh,
    2. Hán-Việt Từ-điển Nguyễn Văn Khôn,
    3. Hán Việt Tự điển Trần Trọng San-Trần Trọng Tuyên : cố (bộ phác) : sự việc : sự cố,
    4. Otto Karow.- Vietnamesisch-Deutsches Wörterbuch : sự cố (= tai nạn) Vorfall, Zwischenfall, Unfall, Unglücksfall.

    Như vậy, “sự cố“ cũng được một số tài liệu tham khảo của phe quốc gia ghi nhận và cũng có khi mang ý nghĩa “biến cố bất thường“, “tai nạn“. Vậy có nên tuyển chọn từ “sự cố“và đưa vào từ điển tiếng Việt mệnh danh là tiếng Việt lưu vong hải ngoại hay không?

    Từ điển Việt ngữ Phổ thông có ghi những từ ngữ gây dị ứng với một số người Việt chống cộng ở quốc ngoại, kiểu các từ ngữ “bức xúc, nổi cộm, sự cố“. Những ai dị ứng với những chữ đó thì cứ việc “nổi gai ốc“ nhưng người biên soạn từ điển tiếng Việt phổ thông thì có lẽ không bị bắt buộc phải có phản ứng như vậy, giống như nữ Bác sĩ Khánh Vân tuy dị ứng với những chàng thanh niên vào cỡ tuổi 20 nói tiếng Việt mà líu lo như chim, nhưng bác sĩ vẫn sẵn sàng chữa bệnh cho họ một cách bình thường.

    Thực ra có rất nhiều người Việt Nam cố gắng thích ứng với chế độ trong nước để tồn tại cùng với gia đình và đã thành công.
    Tôi có một số những đứa cháu gọi tôi bằng bác bằng cậu, sắm được nhà cửa khang trang và mua được cả ô-tô.
    Có đứa gửi được con cái sang học đại học bên Mỹ. Không lẽ tôi từ chúng tất tần tật?

    Một đứa cháu trai gọi tôi bằng bác (đúng ra nó phải gọi tôi bằng cậu nhưng bà xã tôi, theo cách xưng hô của người Bắc, yêu cầu các cháu con người em gái của tôi gọi chúng tôi bằng bác trai bác gái), có dịp đến Bonn thăm chúng tôi nhân một chuyến du lịch châu Âu cùng với một phái đoàn. Gặp tôi, nó bảo vì ít thì giờ quá nên nó không đi siêu thị Kaufland gần nhà mua thức ăn được, và nó rất tiếc vì đã không "trải nghiệm" được việc đi chợ Đức cùng với tôi.
    Giả như tôi mà lẩn thẩn tra từ điển Lê Văn Đức-Lê NgọcTrụ thì sẽ không thấy hai chữ “trải nghiệm” để rồi không chừng tôi sẽ lạnh nhạt với người cháu vô tình vô tội vì “sử dụng từ ngữ Vixi”!

    Trên thế giới hiện có dăm ba quốc gia bị chia cắt mà chỉ có nước Đức là đã thống nhất trong đắc nhân tâm, trong khi Việt Nam tuy gọi là thống nhất nhưng thống nhất trong hận thù chia rẽ.
    Chúng tôi không có điều kiện để nhận định về sự khác biệt của ngôn ngữ Hàn quốc được sử dụng ở Bình nhưỡng và ở Hán thành, nhưng lại có may mắn lớn là bản thân đang sử dụng tiếng Đức hằng ngày.
    Từ điển Duden triệt để không phân biệt từ Đức cộng sản và từ Đức dân chủ; chỉ có các cung cách sử dụng những từ ngữ chung nhưng hơi khác thường do phía xã hội chủ nghĩa chủ trương được Duden ghi nhận và chú thích trong ngoặc đơn “(bes. DDR)“ (đặcbiệt Đông Đức); những trường hợp này không nhiều.
    Riêng Trung Hoa thì hình thức chữ viết lối giản thể của lục địa khác với hình thức chữ viết lối phồn thể ổ Đài loan, ở Tân gia ba, ở Mã lai á. Không rõ cộng đồng tỵ nạn cộng sản người Cuba – vốn hoạt động rất tích cực và rất hữu hiệu ở HoaKỳ, nhất là ở Florida – có sở hữu một kho từ vựng chống Cuba-cộng hay không.


    Người biên soạn từ điển đơn ngữ tiếng Việt sinh sống trong cộng đồng hải ngoại vô hình trung phải kiêm nhiệm chức năng phán quyết và tuyển chọn. Mỗi mục từ được trình bày phải hội đủ các điều kiện lý lịch cần và đủ sau đây : (1) tiếngViệt, (2) quốc gia, (3) lưu vong, (4) tỵ nạn cộng sản. Ghi vào từ điển những từ “bức xúc, nổi cộm, sự cố“ có thể bị một số thành viên trong cộng đồng lên án hay kết tội, vì các từ đó chỉ có duy nhất điều kiện số (1).

    Thực ra trong thực tế chúng ta phải chứng kiến nhiều tình huống éo le khó xử.
    -Người Việt tỵ nạn cộng sản nếu dung dăng dung dẻ du ngoạn Việt Nam là phản bội chính nghĩa quốc gia?
    -Lĩnh lương hưu do “đế quốc đầu sỏ”trả rồi về Sài gòn, Nha trang ung dung dư dả sống những tháng ngày nắng ấm là tự phủ nhận căn cước tỵ nạn?
    -Ra công góp tiền góp của để cùng nhau thi đua xây cất mồ mả tổ tiên thực đồ sộ bề thế là vô hình trung“làm theo lời Bác”: “Còn non còn nước còn người /Đánh thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng bằng mười ngày nay”?

    Những kiến giải như vậy rất hợp lý, có ai muốn phản bác phản đối cũng chỉ là gượng gạo, khiên cưỡng.
    Tuy nhiên chúng khác với chủ trương hô hào triệt để tẩy chay một số từ ngữ tiếng Việt chỉ vì chúng bị gán cho cái mác “từ ngữ Việt cộng”.
    Nếu thấy mình dị ứng đối với một số từ, đối với một số chữ nào đó, thì chỉ việc tránh xa không dùng.
    Bản thân tôi thay vì viết hay nói : “Sản phẩm của Đức có chất lượng cao” thì tôi nói hay viết “Phẩm chất hàng hoá Đức nổi tiếng là tốt”. Tôi còn tránh chữ “nhân dân” vì thấy chính quyền trong nước hay sử dụng; thay vào chữ đó, tôi nói hay viết “quần chúng, đại chúng, dân gian” v.v..tuỳ theo tình huống.
    Xin nói ngay cho tiện sổ sách : chữ “chính” trong chính quyền không phải là chữ “chính” trong chính nghĩa, chính danh, chính nhân quân tử.
    Ấy, cẩn tắc vô áy náy, nói ngay để tránh mọi lôi thôi rắc rối có thể xảy ra, những lôi thôi rắc rối không lường trước được khi viết khi nói. Mà tôi thì phải cái nết không chừa được là hay viết hay nói.


    Tóm lại, tôi chủ trương nếu là từ điển tiếng Việt thì nên ghi những từ, những chữ nào là tiếngViệt.
    Chỉ có thế thôi.



    14.08.2023


    * Các ví dụ này được trích dựa vào Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê Chủ biên, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội –Trung tâm Từ điển học. Hà nội. 1994.


    Ông Trần văn Tích so sánh việc thống nhất nước Đức và thống nhất nước Việt rồi so sánh nhân tâm và chữ nghĩa thì theo chữ của bác sĩ gọi là "khiên cưỡng". Mẹ ơi một nước tự do đứng hàng thứ 4 thế giới về nền kinh tế hàn gắn lại cái tay, cái chân cộng sản bị cắt bởi bức tường thành ô nhục, làm sao mang đi so sánh với việc cưỡng chiếm miền Nam của một bầy quỷ đỏ.

    Ngôn ngữ sử dụng thường ngày hết 70% đến từ báo chí, truyền thông, chính trị và học đường. Khi Tây Đức thống nhất với Đông Đức, học trò học sách theo sách giáo khoa của bên Tây Đức, ngôn ngữ chính thức đã loại bỏ hẳn các chữ đại từ nhân xưng như .... "đồng chí". Chí hướng và ý thức hệ không đồng điệu rồi đa. Phải gạt các từ ngữ này ra khỏi tư tưởng, suy nghĩ chứ! Đâu có dựa giẫm gì vào tự điển và từ điển để chứng tỏ phân biệt hay không phân biệt. Bây giờ mà em Đông Đức nào nói thành ngữ "chào đồng chí bắt tay đồng chí" chắc bị "dân chúng" (không phải nhân dân, cũng không phải đại chúng, cũng không phải quần chúng bác sĩ Tích nhé) đè ra dần (đục) cho chết. "Đắc Nhân Tâm" của Nguyễn Hiến Lê mang đi dịch ra tiếng Việt cũng có giới hạn trong xã hội hiện thực. Tôi đoán già đoán non rằng bác sĩ hưu trí lâu rồi ít còn va chạm thực tế.

    Khi cái đầu Lenin bị hạ xuống ở thành phố Leipzig, khi thành phố Karl Marx Stadt được sử dụng lại tên cũ là Chemnitz, các từ ngữ được dùng trong thời Đông Đức cũng theo ông theo bà.

    Y hệt như vậy khi nhìn về Việt Nam. Mọi thứ đều được "xử lý triệt để". Đi cầu đại tiện, cũng bất quá là xử lý chất thải mỗi ngày mà thôi. Cho nên cả một chế độ thích xử lý hẳn hòi từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Nghe đâu cũng xử lý. Ngôn ngữ đang được sử dụng hoặc lưu hành ở Việt Nam là thứ ngôn ngữ của kẻ mạnh. Một sự áp đặt toàn trị mà nó bắt đầu từ học đường. Mới bảnh mắt ra ăn nói lễ nghi chưa học xong kính trọng ông bà, chưa học thưa mẹ kính cha đã phải học cái thứ gì gọi là yêu tổ quốc, yêu đồng bào, đoàn kết tốt, kỷ luật tốt .... bla bla. Ngôn ngữ nó bắt đầu cái "học tập tốt", "lao động tốt", mọi thứ tốt ấy.

    Khi phân tích ngôn ngữ. Theo tui đó không phải từ sự ganh ghét thông thường, mà trên lý thuyết lẫn thực tế, cảm nhận đó đến từ chính trị. Do sự khác biệt ý thức hệ. Không phải chỉ từ cái thổ ngữ mỗi miền. Bà bác sĩ kia ở Tây trên lý thuyết cũng không nên trách cứ khách hàng của mình trước bàng dân thiên hạ như vậy. Thà rằng bà không khám bệnh cho họ, hơn là trị bệnh cho họ rồi lại phát ngôn lên báo chí như vậy. Cái "allergie" bà nói là dị ứng của bà từ tiềm thức. Tiềm thức của bà cũng từ uất hận cộng sản mà ra. Bà Khánh Vân có nói gì tui cũng không tin rằng bà này không hận cộng sản từ mắt cá. Còn ông Trần văn Tích thì "nhập xa tùy tục" tối đa. Nhập từ xa chứ không phải nhập gia. Nói đến biện luận của ông Trần văn Tích, mà quên viết vụ từ điển của ông Tích bên trên, đọc đoạn đó ông so sánh Duden với Larousse. Thật ra nên so sánh Wahrig với Larousse. Còn Webster là tự điển người Mỹ thích dùng. Anh văn thứ thiệt có lẽ phải xài từ điển Oxford, từ điển Cambridge.


    Last edited by Triển; 10-03-2023 at 10:26 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Similar Threads

  1. Chủ nghĩa ...
    By V.I.Lãng in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 0
    Last Post: 06-30-2020, 06:15 AM
  2. Vừa được ăn ngon, vừa làm việc nghĩa
    By Lotus in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 0
    Last Post: 08-03-2013, 03:18 AM
  3. Y nghĩa của cuộc sống là gì???
    By hoa sen in forum Tùy Bút
    Replies: 0
    Last Post: 04-22-2012, 11:30 PM
  4. Danh ngôn về chủ nghĩa cộng sản
    By vivi in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 0
    Last Post: 02-27-2012, 12:01 AM
  5. Tình nghĩa
    By Triển in forum Nhân Văn
    Replies: 0
    Last Post: 10-11-2011, 10:29 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 06:43 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh