"Mặn nồng một vẻ một ưa,
Bằng lòng, khách mới tùy cơ dặt dìu."

(Đoạn Trường Tân Thanh)



Chữ "dặt dìu" này lâu quá sức rồi mới nghe lại, nhân ngồi nghe bài hát của cô Mãi và cô Hạ: "Rồi dặt dìu mùa Xuân theo én về" tới 2 lần nghe như là mới toanh. Dường như ông Cao và ông Duy đều là cổ nhân nhưng dùng chữ "dặt dìu" cũng rất lạ. Nghĩa là mùa Xuân được chim Én dạm hỏi vu vơ dè dặt mời về chăng?

Từ điển Khai Trí Tiến Đức thì viết nghĩa "dặt dìu" là "khuyên mời êm ái"; đoạn ghi câu ví dụ :"dặt dìu chén tạc chén thù". Xí khoan, chén tạc chén thù này chắc là tao nhã xưa lắm, ngày nay mà "tạc" qua "thù" lại mà dặt dìu sao đặng. Cụng ly côm cốp họa may.