Register
Page 5 of 6 FirstFirst ... 3456 LastLast
Results 41 to 50 of 51
  1. #41
    Biệt Thự linhphy's Avatar
    Join Date
    Sep 2013
    Posts
    627
    Con đường màu xanh

    Em thênh thang trên con đường tình
    Giọt nước mắt hãy lau thật khô
    Tình yêu đã tan theo mây trời
    Tôi mong em từ nay
    Nhìn lại con đường em đi trên...

    (Đầy màu xanh.)

    Trịnh Nam Sơn


    Mỗi khi tôi nghe lyric của ca khúc :'Con đường màu xanh " của nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn qua CD , tôi v ẫn không kềm chế được bao hoài niệm
    Bao nhiêu kỳ ức lẫn kỷ niệm chợt ùa vể trong tâm trí ,tưởng chừng như mình đang còn ở Sài gòn .
    Sáng sáng thức tôi rời nhà lái xe đến giảng đường ,đến thư viện thành phố học bài ,..
    Sài gòn có những con đường thật dễ thương ,thơ mộng không thua chi những con đường ziczac Lombard ở Sanfrancísco
    ,nếu bạn sinh trưởng tại S. gòn hay chỉ mới cư ngụ không bao lâu , hẳn bạn biết đường Duy Tân có hàng me xanh , rồi đường ,Bà Huyện Thanh quan ,Ngô thời Nhiệm ..
    ...với những gốc cây điệp vàng ,hay cây khuynh diệp ,cây me cao thật cao toả bóng mát tỏa xuống những buổi trưa hè Saigon

    Nhớ nhất hàng me xanh ngát ,màu xanh làm dịu hẳn cơn nắng gay gắt ,như thiêu như đốt cháy da ,riêng học trò cấp 3 vẫn đạp xe tới lớp học thêm
    chuẩn bị cho kỳ thi cuối năm ,và thi đại học .
    Tuổi học trò chúng tôi bận rộn với thi cử ,nhưng không ngăn cấm được lũ học trò rủ nhau đi nhặt me dốt ở đường Đồn Đất cũ
    trước cửa bệnh viện Grall nay là Nhi đồng 2.
    Không riêng tôi ,bạn bè tôi thèm ăn me chua , mỗi khi có cơn gió lay động là me chín trên cành rơi ào ào xuống , mọi học sinh lẫn người đi đường tạm dừng xe lại để nhặt me dốt.
    Giá như lúc ấy tôi có digital camera hay Iphone thì tôi đã lưu giữ khoảnh khắc thú vị ấy rồi .

    Khoảnh khắc đẹp ấy đã là quá khứ ,mà chẳng ai có thể quay ngược chiều kim đồng hồ để trở lại lứa tuổi áo trắng học trò ngày xưa ấy
    Những con đường màu xanh ngày xưa ấy luôn ghi dấu ấn cho mỗi chúng ta .

    Ai cũng yêu mến con đường đền trường ,dù bạn đi bộ vì nhà gần trường hay bạn đạp xe đạp 5- 10 cây số tới trường .
    Khi bạn ở Gò vấp , Thủ đức ,...nhưng trường bạn ở quận 1 , quận 3 ,quận 5 , nếu bạn học Sư phạm , Y ,Nha ,Dược ,
    ắt hẳn bạn quen thuộc với đường An Dương Vương ,Nguyễn Trãi ..
    Thật vậy . tên những con đường thân thương ấy luôn khắc sâu trong tim tôi


    Bất chợt ta ví von rằng chúng giống như người bạn thân lâu năm , gắn bó quen thuộc trong đời ta.
    Con đường màu xanh ấy vẫn mang trên mình chiếc áo màu xanh dịu dàng ,dù là trong mưa gió ,hay nắng hè chói chang
    Tôi xa Sài gòn cũng hơn hai thập niên , nhưng hình ảnh con đường thân quen dường như mãi ngự trị trong ngăn kỷ niệm .
    Tạm chia tay Sài gòn thân thương , ta lên phố cao Đà lạt với những con đường màu xanh nào thông 2 lá , thông ba lá màu xanh dịu mát .
    Những con đường của phố núi Đà lạt quanh co ,lên cao xuống thấp, chứ không giống như con đường thênh thang của Sài gon
    Tôi nhớ con dốc lên trường Bùi Thi Xuân ,hay đường Huỳnh Thúc Kháng , đường vào đại học Đà Lạt là ngả 3 Phan Đình Phùng

    Con đường đẹp nhất của phố núi là đường Trần Hưng Đạo , ôi .. màu xanh bất tận của cao nguyên Lâm Viên .
    Ví như chiếc áo thiên nhiên đặc biệt ban tặng cho những con đường ở phố núi Đà lạt .
    Và còn điểm đặc biết ít ai đề ý khi dạo bước trên con đường màu xanh này , vì Đà lạt ở độ cao như vậy nên vắng tiếng ồn ,khói xăng .
    Cư dân Đà lạt sáng sáng thức dậy chỉ thấy sương mờ lạnh lạnh và màu xanh ngút ngàn của thông ,của lá cây thật tuyệt vời bạn nhỉ ?!

    Nếu bạn là người Sài gòn ngoài nón bảo hiểm ,còn có găng tay và đôi khi che kín mặt bằng khăn che mặt y như ninza trong fim Hollywood
    Có lẽ ta yêu mến con đường màu xanh ở phố núi Đà lạt cũng chính là ở không khí trong lành tươi mát đem lại cảm giác bình yên cho ta!

    Bỗng dưng tôi chợt nhớ có những con đường bên này mang tên các vị Tổng thống như : Coolidge ,F.D. Roosevelt ,hay Tướng quân Mac Arthur , ,....
    Và ngược lại có tên con đường rất ư là ngộ nghĩnh và hài hước :nào là
    Button wood ,, hay Flying Fish ( Cá bay ), , Cinco de Mayo ( ai cũng gọi đùa là 5 cô mặc áo may ô ,) .
    Ngồi nơi đây tôi ghi lại dấu ân về những con đường màu xanh yêu thương ngày cũ.
    Chào tạm biệt con đường màu xanh nhé ,hẹn ngày đẹp trời chúng ta sẽ hội ngộ !!

    linhphy
    2013
    Last edited by linhphy; 04-15-2024 at 12:30 PM. Reason: typos

  2. #42
    Biệt Thự linhphy's Avatar
    Join Date
    Sep 2013
    Posts
    627
    Chỉ đơn giản là Mẹ

    Trong một gia đình đông con:
    - “Mẹ ơi ! Con muốn mua xe máy, mẹ mua cho con nhé !”
    -”Con muốn học Anh văn !”
    -”Con muốn 1 cái váy mới !”
    -”Con cần 1 cái laptop mẹ à !”
    - “Ừ, để mẹ lo”

    20 năm sau:

    - “Mẹ ơi! Con muốn làm chính trị gia, mẹ ủng hộ con nhé !”
    -”Con muốn học thạc sĩ, mẹ lo cho con nhé !”
    -”Con muốn làm ca sĩ !”
    -”Con muốn mở công ty điện tử !”

    - “Ừ, để mẹ lo”
    30 năm sau:
    - “Mấy đứa có khỏe không ?”
    – “Con chuẩn bị đi họp rồi, mẹ sang nhà chú Ba chơi nha !”
    -”Con sắp đi làm đồ án, mẹ sang nhà em Tư nha”
    -”Con đi lưu diễn, mẹ sang nhà chú Út nha !”
    -”Con bận rộn rối trí lắm mẹ à !
    ..” - “Ừ, để mẹ tự lo…”

    Lê Minh Hưng

    Mẹ

    Mẹ tần tảo cho con khôn lớn. Vai Mẹ nặng hơn khi con vào đại học.
    Bao năm học xa nhà, tuần nào con cũng viết thư thăm Mẹ.
    Mẹ cầm thư con, rớt nước mắt vì vui, nhưng Mẹ có biết con nói gì đâu !

    Mẹ đâu biết chữ !

    Lê Minh Hưng

  3. #43
    Biệt Thự linhphy's Avatar
    Join Date
    Sep 2013
    Posts
    627
    Truyện cực ngắn

    Thất sủng


    Sầu Riêng than thở với Măng Cụt:
    - Chúng ta là loại trái cây sang quý, suốt năm bao người thòm thèm.
    Thế mà tết đến lại phải chịu cảnh ra rìa, nhìn lũ quê mùa Cầu, Dừa, Đủ, Sung lên ngôi, thật mất mặt.

    Măng Cụt ngáp dài tự thán:
    - Ai biểu tên chúng ta đẹp quá làm gì!
    Ở quầy hàng gần đó, Tiêu hóng chuyện nãy giờ quay sang nói với Điều:
    - Hic, tưởng chỉ có chúng ta hẩm hiu, ế ẩm.


    Tiếc

    Khuya rồi mà con bé vẫn thút thít, mẹ nó dỗ dành:
    - Đừng khóc nữa để ông bà ngủ, mẹ hứa sang năm sẽ mua nhiều đồ đẹp cho con!
    Hôm sau bà mua về thật nhiều áo quần đẹp cho con bé.
    Mẹ thấy vậy áy náy:
    - Năm nay chúng con chẳng biếu bố mẹ nhiều, tiền đâu mà mẹ...
    Bà khoát tay:
    - Bố mẹ có để dành một ít, con đừng lo.
    Trở về phòng, bà nói với ông:
    - Biết vậy hồi xưa bọc vàng cả hàm ông nhỉ!

    Hứa

    Trong khuôn viên trường mù có hai thằng bé đang chơi bài.
    Những quân bài được làm dấu phân biệt một cách khéo léo.
    Vừa chơi chúng vừa chuyện gẫu:

    - Người ta nói má tao đẹp lắm mày ơi!
    - Ừ, biết rồi, nói hoài.
    - Đẹp như hoa hậu luôn!
    - Đẹp thì sao, đẹp mà có bao giờ muốn rước mày về không?
    Thằng bé kia quăng bài xuống đất, nước mắt chan hòa:
    - Má tao hứa sang năm đón tao về mà!
    Nói xong nó òa khóc vì nhớ ra má nó đã hứa vậy từ rất lâu rồi.


    Hoa mỹ

    Sinh nhật cô gái, chàng trai tặng cô một đóa hồng tuyệt đẹp.
    Tiếc thay, không phải hoa thật.

    Cô gái tỏ vẻ thất vọng:
    - Đến hoa tặng em anh cũng chọn hoa giả, thì tình yêu của anh liệu có thật chăng?
    - Hoa thật sẽ úa tàn, còn tình yêu anh dành cho em vĩnh viễn thắm tươi như bông hoa này, em ạ!
    Họ kết hôn, rồi sau đó chia tay vì chàng trai phản bội.
    Bông hoa vẫn thắm tươi.
    Lẽ tự nhiên, sự dối trá bao giờ cũng có vẻ ngoài đẹp đẽ.


    Bất ngờ cuối cùng

    Lần thứ ba thấy anh cười, nàng không thể kiên nhẫn hơn:
    - Anh làm gì tủm tỉm suốt thế?
    - À... chả là... hôm trước anh nói dối bố mẹ không về được em ạ.
    Anh muốn dành cho các cụ một bất ngờ.

    - Anh ác thế, khéo các cụ buồn.
    - Vậy mới bất ngờ chứ! Mà sao tàu chậm thế nhỉ, sắp giao thừa rồi...
    Điện thoại anh bỗng reo, phía bên kia giọng mẹ anh sốt ruột:
    - Con đi đâu khóa cửa cả ngày, bố mẹ định làm con bất ngờ cũng không được!

    Tinh ranh

    Sau một vòng thám thính, Chuột Nhắt báo cáo với Chuột Chù:
    - Đại ca ơi, tết năm nay “vả” rồi, gia chủ toàn cất đồ ăn trong tủ lạnh,
    ở ngoài chỉ còn hai bịch hạt dưa khác loại hớ hênh.

    - Có còn hơn không!
    - Chuột Chù tặc lưỡi.

    - Mà em nghe lũ gián đồn loại hạt dưa nhuộm màu có hóa chất gây bệnh đó đại ca.
    Chắc mình ăn loại không màu cho nó lành.

    - Chớ có mà dại dột. Tao chưa thấy thằng nào chết vì màu, nhưng khối đứa chết vì thuốc tẩy.

    Tội nghiệp

    Một bầy chim én vừa tung cánh vào trời xanh vừa tự hào chíu chít:
    - Phía dưới bao người đang ngóng đợi chúng ta, những sứ giả của mùa xuân mang niềm vui đến muôn nhà.

    Bất giác chúng trông thấy vài con chim vật vã bay loạng choạng như sắp đứt hơi bèn lấy làm kinh ngạc:
    - Này, mùa xuân ấm áp đẹp tươi sao các bạn lại tả tơi đến thế?

    Một chú chim xơ xác thều thào:
    - Chúng tớ là chim phóng sinh.
    Sáng giờ được phóng năm lần rồi.


    Trần Hoàng Trúc
    Last edited by linhphy; 04-10-2024 at 09:56 AM. Reason: typos

  4. #44
    Biệt Thự linhphy's Avatar
    Join Date
    Sep 2013
    Posts
    627
    Người con lai và chiếc vỏ ốc

    Bước vào tiệm food to go, tôi thoáng thấy một phụ nữ da đen - mà tôi nghĩ ngay là người Mỹ đen hay Phi châu, đứng trước quầy thức ăn dường như đang lựa chọn.
    Như thường lệ, tôi đứng đợi tới phiên mình.
    Bỗng dưng nghe cô ta nói rất rõ ràng bằng tiếng Việt “Bán cho tui một phần cơm chiên nhỏ”,
    làm tôi ngạc nhiên quay lại nhìn, vì không ngờ cô ta nói tiếng Việt rành thế.
    Da cô này rất đen, đúng điệu là dân lai Mỹ đen chính hiệu.
    Khi tôi ra bàn ngồi ăn, cô gái bước đến rụt rè chỉ vào chiếc ghế bên cạnh tôi và hỏi “Tui ngồi đây được không ?”
    Tôi gật đầu. Trời Cali vào đông lành lạnh, ngồi gắp từng đũa mì Nam vang nóng mà nghe ấm cả lòng.
    Đang múc muỗng nước lèo thì chị da đen lên tiếng

    “Trời lạnh quá, ăn cái này ngon lắm mà không chắc bụng”.
    Tôi quay sang nhìn thì bắt gặp cô đen vừa đưa tay chỉ chỉ vào tô mì tôi đang ăn, vừa nói với ánh mắt có vẻ thèm thuồng.
    Chị đen nói với cái giọng chân chất rất nhà quê “Cơm chiên nó hổng ngon bằng nhưng nó chắc cái bụng, tui mới khiêng đồ nặng nổi”.
    Thấy ái ngại, tôi nói ngay “Chị ăn không, tôi kêu tặng chị một tô”.
    Chị đen lắc đầu “Giờ ăn hổng kịp đâu, trễ xe bus là cả tiếng nữa mới có chuyến sau”.
    Tôi hỏi “Chị làm gì mà phải khiêng nặng ?”.
    Chị đáp “Tui lau chùi cầu tiêu, lau sàn nhà, chùi rửa hết tất cả phòng, sắp xếp đồ đạc lại ngay ngắn, khiêng bàn ghế,

    nhiều bàn ghế nặng lắm, cái gì tui cũng làm hết đó, để mười giờ người ta vô thì mọi thứ phải sạch sẽ đâu vô đó”.
    Rồi chị tiếp “Tui ở xa, nên 7 giờ phải dậy rồi, đi xe bus tới đây thì phải đổi xe bus khác mới tới.
    Nhưng đói quá nên tui phải xuống mua đồ ăn cho no bụng cái đã rồi mới lấy bus đi tiếp đến chỗ làm”.

    Tôi cứ nghĩ chắc chị đen này đi làm thêm overtime ngày cuối tuần, nên tôi nói “Chị làm thêm cuối tuần vậy, họ trả chị khá không ?”
    Chị nói ngay “Tôi đâu có lãnh lương, làm cho nhà thờ mà, cái này là tui tự nguyện làm, tui làm là cho Chúa, mà tui làm nhiều năm nay rồi...”.

    Vừa thấy tội nghiệp cho chị đen, tôi vừa thầm khâm phục chị đã có can đảm mà đứng chờ hai chuyến bus từ 7 giờ sáng, ngày chủ nhật
    - là lúc mà ai nấy đều đang ngon giấc với khí trời rất lạnh ở bên ngoài.
    Chị không những đã làm được điều phi thường đó, không có lương, một cá“Ừa, mà tui ghét nó lắm...”.
    Tôi ngạc nhiên “Tại sao chị lại ghét tên mình ?”
    Chị đen im lặng, và rồi chị kể, bằng cái giọng quê mùa một mạc...
    ...“ Khi Má sinh ra tui thì mọi người ai cũng đã ghét tui rồi.
    Chỉ vì tui ra đời dưới ngôi sao xấu, bởi vì cái màu da đen đúa không sao che dấu được của tui.
    Tui đâu có quyền được chọn màu da gì để sinh ra, cả Má tui cũng không chọn được cho tui.
    Nhà tui nghèo lắm, ở ven bờ một con sông.
    Gia đình tui gồm có sáu người : Má và năm chị em, chị Hai, chị Ba, chị Tư, tui, rồi đến em trai Út.

    Mấy chị và em trai là da vàng, chỉ có tui là đen thui thôi. Nhà tui nghèo mạt rệp, cả căn nhà dột nát không có cả cái bàn hay cái giường, cái ghế.
    Một mình Má đi mò ốc cả ngày để bán lấy tiền mua đồ ăn cho sáu miệng ăn.
    Mới ba, bốn tuổi là tụi con nít đã ghét tui. Tui tên Tí, họ Mai là họ của Má, vì Ba bỏ Má từ khi Má mới có bầu tui.
    Tụi con nít cả đám cứ đi theo sau tui hát nhạo là “Cút về Mỹ đi con Tí đen”.

    Có đứa còn lấy que tre vít cứt chim, cứt gà rồi kêu cả bọn xúm lại đè tôi xuống, trét vô miệng tui, tới khi nào tui lạy, tui khóc thì tụi nó mới tha.
    Năm sáu tuổi, Má cho tui với mấy chị đi học trường làng, nhưng tụi học trò khinh ghét tui lắm.
    Có lần tụi nó hè hội đồng tống một đống cứt gà vô miệng, tui không chống cự được nên nuốt vô cổ họng, nghe thúi ình và chua loét.
    Tui oẹ ra, tụi nó bốc nhét vô lại. Tui vùng vẫy, la hét.
    Thấy tui khóc dữ quá, mấy chị và em trai xúm lại binh, thì tụi nó đánh mấy chị, vừa đánh tụi nó vừa chửi “Đồ Mỹ đen không cha cút về nước đen mà sống”.

    Lần đó tui chạy về khóc với Má sưng cả mắt. Má cứ im lặng và rồi bà cho tui nghỉ học luôn.
    Nhiều lúc tui thèm được đi học, thèm được chơi chung, bất cứ trò chơi nào với chúng bạn, vậy mà đứa nào cũng chê là tui đen, tui dơ, tui thúi... hổng ai thèm chơi.
    Tui tủi thân lắm nên hỏi Má. Má bảo là “Ba bỏ Má từ lúc tui chưa sinh ra nữa”.
    Tôi ức lắm, hỏi lại “Thế Ba tên gì ? Sao Má không đi tìm ?”.
    Má im lặng, rồi Má khóc. Tui thương Má quá, và tui ghét Ba lắm.
    Tui thề sẽ có một ngày tui tìm gặp Ba và hỏi Ba cho ra lẽ”. Im lặng.
    Chị đen tiếp “Tại Ba mà giờ này tui vẫn chưa biết đọc, biết viết.
    Người ta nói là tui mù chữ. Mắt tui sáng mà, tui thấy đường, nhìn tờ báo thì tui chỉ thấy hình, chớ không biết đọc”.

    Rồi từ đó tui thui thủi chơi một mình.
    Nhà nghèo quá làm gì có tiền mua đồ chơi, nên tui cứ quanh quẩn bên bờ biển mà lượm mấy cái vỏ ốc, hốt cát bỏ vô đó, rồi đổ đi, rồi lại hốt vào.
    Hễ có lượm được cái vỏ ốc nào đẹp đẹp, tui để dành vô cái thùng giấy, lâu ngày có nhiều, tui đem ra ngắm một mình, thích lắm.
    Tui nhớ lần nọ tui đem ra khoe con bạn, nó lại kêu mấy đứa khác tới coi.

    Tui khoái lắm, trong bụng chắc mẫm thế nào bọn nó cũng khen cho coi.
    Ai dè, tự dưng thằng Tọc giựt mạnh một cái làm rách thùng giấy, rồi nó quăng tung tóe hết cả chục cái vỏ chai vui vẻ, mà lại từ nhiều năm qua...
    Bỗng dưng tôi muốn làm quen “Chị tên gì ?
    Mà tại sao chị lại tự nguyện làm công việc này từ bao lâu nay, nhà thờ không có người nào phụ chị sao ?”.

    Thấy có người quan tâm, chị đen có vẻ xúc động, nỗi xúc động mà tôi linh cảm như của một con người thường bị hất hủi bỏ rơi.
    Chị nói nhỏ lại “Tui tên Amy, là tên Mỹ đó, còn tên Việt nam, tui không thích nó...”.
    Chị có tên Việt nam ?ốc của tui ra biển. Tui hoảng hốt giơ hai tay chụp lại nhưng không kịp,
    thế là mất hết đống vỏ ốc “gia tài” mà tui gom góp gần cả năm trời.

    Tui đứng đó khóc ròng, cúi xuống nhìn thì chỉ còn sót lại trên cát một cái vỏ ốc to bằng nửa bàn tay, một bên màu đen còn nửa bên kia màu trắng.
    Tui lật đật lượm lên, dấu vào túi áo.
    Đám trẻ xúm quanh la to “Cút về Mỹ mà lượm vỏ ốc. Ở đây không có thứ gì cho mầy đâu, đồ da đen”.
    Tui tủi thân quá chạy về nhà khóc với Má. Lần đó Má cũng khóc.

    Hôm đó Má nói “Làm cái vỏ ốc mà còn sướng hơn Má con mình, bởi nó không biết buồn, không biết khóc,
    nó tự do khi thì nằm trên cát, lúc lại nhập vào biển cả bao la.
    Còn Má con mình, suốt đời chỉ sống nhục mãi ở đây thôi”.
    Tui quý cái vỏ ốc trắng đen này lắm, cứ lâu lâu đem ra nhìn. Phần nửa màu đen, sao mà đen thủi đen thui giống da của tui,
    còn bên kia màu trắng lại óng ánh như có pha lê.
    Nhớ có lần Má tui dạy “Con người ta giống cái vỏ ốc này vậy, có đen có trắng, có tốt có xấu.
    Da con dù có đen như bên này, nhưng con phải sống tốt, sao cho cuộc đời mình có ý nghĩa mà óng ánh như nửa bên kia”.
    Một hôm bỗng dưng Má nói “Tí đen ơi, đúng là Trời thương Má con mình, mình sắp hết khổ rồi”.
    Thì ra là chính phủ nước của Ba tui (chính phủ Mỹ) cho nhà tui đi theo diện con lai. Má và tui mừng hơn bắt được vàng.

    Lúc vô phỏng vấn, tui run quá nên cứ khóc, mà tay chân thì lạnh ngắt. Tui cứ sợ ông Bill - tên ông hỏi chuyện Má tui, mà thấy tui đen, tui xấu, tui hôi, tui dơ...
    ổng không cho đi thì tui phải ở đây suốt đời tui khổ lắm. Má tui cũng khóc, năn nỉ cô thông dịch xin ông Bill cho đi Mỹ.
    Lúc đó tui nghe ai cũng nói ở Mỹ sướng lắm, con nít được đi học, dù mình đen cũng không ai đánh mình, không ai nhét vô miệng mình...
    Khi đó chị Hai và chị Ba có chồng rồi, còn chị Tư và em trai thì chưa.

    Má định nếu được đi Mỹ rồi thì Má sẽ nhờ người làm đơn xin chính phủ cho chị Tư và em tui đi sau.
    Đêm trước hôm phỏng vấn, Má lo quá không ngủ được, mấy mẹ con cứ ngồi ôm nhau khóc cả đêm.
    Với gia đình tui, thì nước Mỹ là thiên đàng, chỉ tới Mỹ thì chúng tui mới hết khổ.

    Khi ông Bill biết rằng chị Tư và em trai còn độc thân, ông nói “Chiến tranh đã làm cho Bà và các con cực khổ,
    nên nay vì nhân đạo, chúng tôi cho Bà, cô con gái lai và cả hai người con độc thân cùng đi để qua Mỹ đùm bọc nhau mà sống”.
    Cả nhà tui khóc, vì mừng quá, đến nỗi quên cả nói lời cám ơn ông Bill.

    Đặt chân đến “thiên đàng” Virginia, bốn Má con tui không biết một chữ tiếng Anh,
    nói không được câu nào, mà đọc cũng rặn không ra, còn viết thì một chữ bẻ đôi cũng không biết.
    Một người quen cùng làng ngày xưa nhận ra Má nên giúp tìm dùm cho chúng tôi thuê một căn appartment nhỏ xíu một phòng ngủ để cả nhà ở chung.
    Cả nhà tui đi làm đủ thứ nghề nặng nhọc đễ đắp đỗi qua ngày.
    Tui còn nhớ lần thi vô quốc tịch, tui lo quá chừng, cứ học thuộc lòng những câu hỏi như con vẹt, vì tui có đọc và hiểu được chữ nào đâu.
    Có một chị người Việt đọc cho tui nghe các câu hỏi rồi biểu tui học cho thuộc, hễ người ta hỏi câu nào thì trả lời y như đã thuộc.

    Vậy mà may mắn ghê, tui đậu.
    Khi họ hỏi tui muốn có tên Mỹ không, hay vẫn muốn giữ cái tên Việt nam là Tí Mai, thì tui khóc.
    Không biết nói tiếng, tui nhờ cô thông dịch nói dùm với ổng là “Tui ghét lắm cái tên Tí đen, vì nó đen như màu da tui, đen như tuổi thơ nghèo hèn của tui”.
    Ông Mỹ trắng hỏi tui muốn tên gì.
    Lúc đó tui chỉ nhớ đến đứa cháu họ xa, đi lính cho quân đội Mỹ.
    Có một lần về thăm Má con tui ở Virginia, nó nói lý do nó đi lính là vì nó muốn đền ơn chính phủ.
    Tui nhớ mang máng nó có nói quân đội Mỹ gọi là... “AMI”... gì đó thì phải.

    Thiệt tình khi đó tui không biết chữ “AMI” viết làm sao nữa, nên tui nói đại với cô thông dịch là “Tui muốn cám ơn Chính phủ Mỹ,
    cám ơn ông Bill đã thương mà cho Má con tui đi, nên tui muốn có tên Mỹ là AMI, có nghĩa là quân đội”.
    Tui còn nhớ khi nghe tui nói vậy thì cô này cười, dễ thương lắm, và cô viết tên tôi lên tờ giấy đưa cho ông Mỹ.
    Thế là passport của tui có cái tên Amy Mai từ đó.
    Mãi sau này tui mới biết là cô đã quên chữ e rờ (R), vì quân đội viết là “army”,
    nhưng sao có người lại nói với tui là cô ta cố tình quên.

    Sau đó vài năm thì phát hiện ra là Má tui bị có nước trong phổi.
    Bác sĩ sau khi hỏi cặn kẽ thì giải thích rằng “Do Má ngâm nước lạnh hằng mấy chục năm liền khi đi mò ốc, nên giờ phổi Má yếu lắm”.
    Mấy chị em sợ quá, đứa nào cũng đi làm quần quật mà không sao đủ tiền mua thuốc cho Má.
    May mà Trời thương, nên lại có người hàng xóm ngày xưa biết chuyện, bảo chị em tui qua Cali ở đi thì khí hậu ấm sẽ tốt hơn cho sức khỏe của Má.
    Nhưng tiền đâu mà mua vé máy bay ?

    Cô Anh bảo “Khi xưa lúc chồng cô mới chết, cô một mình với con nhỏ, sức khỏe yếu nên không sao ngâm nước nổi, nhờ Má cho cô bữa bịch ốc, khi mấy con tôm mà sống qua ngày,
    nên cô muốn đền ơn Má bằng cách mua bốn vé máy bay cho chúng tôi qua Cali, cô cũng đã thuê sẵn một appartment nhỏ (cô Anh đã trả trước một tháng tiền nhà) cho Má con tui.
    Thế là cả nhà kéo nhau qua Cali. Cả tháng trời không ai xin được việc làm. Khi chỉ còn vài ngày là hết tháng,
    tụi tui lo lắm vì tiền đâu để trả cho tháng tới ?
    Gọi phone cho cô Anh thì cô và gia đình đi đâu rồi nên không sao liên lạc được.

    Một buổi tối trước ngày Giáng sinh, mấy Má con đứng đón bus về nhà.
    Trời lại lạnh, bụng ai cũng đói, nên không còn sức để mà đi, cứ đứng mà run. Chúng tôi thấy nhiều người đi vào một nhà thờ nhỏ.
    Vì lạnh quá, nên chúng tôi cũng đi vô đại định tìm một chỗ trú cho ấm chút rồi sẽ về.
    Đó là buổi tối đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cuộc đời chúng tui. Trên kia, mục sư Bảo đang giảng về tình yêu của Chúa.
    Ông nói “Chúa luôn dang rộng vòng tay yêu thương cho mọi người”.
    Có lẽ lúc ấy, vì quá buồn, mỏi mệt và tủi thân, nên bốn Má con đứng khóc ròng.
    Một người đàn bà bước lại hỏi thăm (sau này tui mới được biết là vợ mục sư Bảo).

    Má con tui thật lòng kể hết. Vợ chồng mục sư cùng một vài cô chú ở nhà thờ thấy tội nghiệp nên chở dùm mấy Má con về nhà,
    rồi hôm sau người ta đem đồ đến cho, bàn ghế, quần áo, tiền bạc, thức ăn.
    Rồi đích thân vợ chồng mục sư giúp điền đơn dùm Má con tui để xin tiền bệnh, tiền trợ cấp.
    Cũng chính nhờ sự động viên, nâng đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần mà má con tui mới sống nổi qua ngày...
    Và từ đó chúng tui đi nhà thờ mỗi chủ nhật. Cám ơn Chúa. Cầu nguyện cho Má mau hết bệnh.
    Cầu nguyện cho mấy chị em có công ăn việc làm. Các cô chú trong nhà thờ đối xử rất tốt với tui, không ai nhìn màu da tui mà khinh khi hết.
    Tui vui lắm khi mọi người cứ kêu “Amy, đến phụ cô làm cái này đi”, “Amy, ăn chút gì cho có sức rồi hẵng làm chứ cháu...”.
    Và tui biết là ở nơi nào có Chúa, thì tui có tình thương.

    Mang ơn vợ chồng mục sư Bảo và các cô chú trong nhà thờ, nên mấy chị em tui tình nguyện làm bất cứ việc gì nhà thờ cần.
    Tiền thì không có, nên chúng tui đóng góp bằng công sức và thời gian. Tui không bao giờ buồn vì công việc mình làm hết.
    ...Và rồi một ngày Chúa gọi Má tôi về với Ngài. Bà chết khi trong túi mấy chị em cộng lại hết vẫn chưa được một đồng.
    Lúc còn sống, Má cứ ước có tiền về Việt nam thăm chị Hai, chị Ba và các cháu.
    Vậy mà mơ ước chưa thành, Má đã ra đi. Tui còn nhớ lúc biết mình sẽ không qua khỏi,
    Má nói với các chị em tui “Ngày xưa Má cứ ước ao cả nhà mình qua đến được thiên đàng,
    nhưng nếu như Má có mất thì mấy con ráng lo cho Má về Việt Nam mà chôn cất, dù gì nằm bên bờ sông ngày xưa với mấy con ốc,
    Má vẫn thấy ấm lòng hơn...”.

    Cả nhà ai cũng đều biết ước nguyện cuối cùng của Má là được chôn nơi miền quê cha đất tổ, mà đào đâu ra tiền để chở xác Má về Việt nam ?
    Tụi tui chỉ biết khóc, vì không mua nổi một quan tài cho Má.
    Vợ chồng mục sư Bảo biết rõ ước nguyện của Má, nên tối nào mục sư cũng lên đài kêu gọi mọi người giúp một tay.
    Đêm nào mấy chị em cũng ngồi trên đài với mục sư Bảo và tụi tui cứ khóc, thương Má,
    mang ơn vợ chồng mục sư và tất cả những người hảo tâm.
    Nhiều người mang tiền đến tận nhà giúp.
    Cuối cùng quyên góp được $ 16 ngàn đồng - cả một gia tài mà mấy chị em tui không bao giờ dám mơ tới.
    Phải, $ 16,000 ngàn đồng - con số này suốt đời tui không thể nào quên.

    Đó là công ơn của hằng trăm người, mà nhiều nhất là vợ chồng mục sư Bảo và bác sĩ N. Hùng.
    Anh Tuấn ở nhà quàn biết hoàn cảnh nhà tui, nên anh bớt cho hai ngàn tiền chi phí chuyên chở xác Má về Việt Nam.
    Em trai tui được mua vé đi cùng về Việt nam với Má. Rồi số tiền còn lại thì mục sư đưa cho em tui về mua đất và lo chôn cất Má.

    Thế là cuối cùng Má cũng được về yên nghĩ vĩnh viễn bên vùng ven biển ngày nào với những con ốc nhỏ ngày xưa. Tạ ơn Chúa. Tạ ơn những tấm lòng.
    Hôm đưa em trai ra phi trường, tui đưa nó gói giấy trong đó có cái vỏ ốc trắng đen. Tui dặn nó nhớ thảy xuống huyệt khi chôn Má.
    Nó không chịu, hỏi lại là “Chị quý nó lắm mà ?”.
    Tui gật đầu. Nhưng tui biết Má thích biển, và đặc biệt là cái vỏ ốc này, Má cũng quý nó như tui.
    Lời Má dạy con ghi nhớ, con không tiền, không có gì tặng Má.
    Thôi con gửi Má cái vỏ ốc này, Má mang theo mà về với Chúa.

    Mong Má nói với Ngài rằng “Con Tí đen vẫn luôn cố gắng sống tốt, sao cho cuộc đời đẹp và có ý nghĩa nhưng nửa trắng óng ánh bên kia của vỏ ốc...
    Chị Amy ngừng kể. Tôi im lặng, vì tôi biết có nói gì cũng sẽ là rất thừa thãi vào giây phút này.
    Bất chợt chị nói “Tui không biết tên Ba, phải chi tui được gặp lại ông Bill năm nào phỏng vấn, có thể tui nhờ ổng tìm ra Ba tui”.
    - Chị mong gặp lại Ba chị à ?
    Chị không giận Ba sao ?
    - Ngày xưa tui ghét Ba lắm. Nhưng Chúa dạy rằng “Mình phải biết tha thứ và yêu thương.
    Tui chỉ mong gặp Ba, để nhìn ông và kêu một tiếng “BA” một lần trong đời”.
    Ngừng một chút, chị tiếp “Và tui sẽ nói rằng ”Ba đã làm Má khổ và con buồn. Vậy thôi...”
    Gió ngoài trời lành lạnh, báo hiệu một mùa Giáng Sinh nữa lại sắp đến.

    Tôi hỏi “Năm nay Giáng sinh, chị sẽ làm gì ?”.
    Chị Amy buồn buồn đáp “Tui đến nhà thờ dọn nhà cầu, khiêng bàn ghế, lau chùi các phòng, dự Thánh lễ rồi về nhà... nhớ Má.
    Má mới mất năm ngoái thôi, nên tui nhớ bả lắm, nhớ cả cái vỏ ốc trắng đen ngày xưa...”.
    Chị lại tiếp “Năm nào tui cũng đâu có tiền mà mua gì dâng tặng nhà thờ, hay tặng vợ chồng mục sư - người mà gia đình tui mang ơn cả đời, nên tui chỉ biết cầu nguyện cho mọi người.
    Nhiều lúc tui buồn lắm, vì không năm nào có tiền mua món quà gì dâng Chúa”.Những gì chị làm, chắc chắn là Ngài sẽ biết mà.
    Tôi tin chắc là thời gian, công sức và tấm lòng của chị, sẽ là một trong những món quà mà Ngài ưng ý nhất...
    Chị Amy chỉ cười, không nói. Tự dưng chị hỏi “Khi nào cuộc đời tui đăng lên báo, chị cho tui xin ba tờ được không ?”
    - Được chứ. Tôi đáp ngay.
    - Tui sẽ mang biếu vợ chồng mục sư Bảo một tờ, bác sĩ Nguyễn Hùng một tờ,
    còn một tờ tui sẽ nhờ ai đó đọc cho tui nghe, tại tui không biết chữ, rồi thì tui sẽ giữ nó mãi suốt đời.
    Phải chi Má còn sống, nghe đọc tờ báo này, chắc Má tui vui lắm”.

    Chị Amy nhờ tôi gửi bài viết này kính tặng vợ chồng mục sư Nguyễn Xuân Bảo, bác sĩ Nguyễn Hùng
    cùng tất cả những tấm lòng nơi Thánh đường Sàigòn.

    Chị nói “Đây là món quà - từ trái tim, chị dâng tặng mọi người nhân mùa lễ Giáng Sinh”.
    Trước khi chia tay, tôi hứa sẽ mang tặng chị Amy ba tờ báo, và sẽ đọc cho chị nghe. Chị nói “Cám ơn người đẹp”.
    Tôi ngượng ngùng “Chị đừng gọi tôi là người đẹp, kỳ lắm”.
    Amy đáp “Đẹp chứ, bởi vì chị trắng hơn tui ”.
    Tôi quay đi. Chạnh cả lòng.
    Nhìn xuống làn da mình, tôi tự hỏi “Cuộc đời này có được bao người thật sự “trắng da” hơn chị ?”

    Hoàng Thanh

  5. #45
    Biệt Thự linhphy's Avatar
    Join Date
    Sep 2013
    Posts
    627
    Cổ tích năm 2000

    Câu chuyện của tôi đưọc bắt đầu trong lần tình cờ ghé thăm New Orleans vào ngày cuối năm.
    Đối với những người có tâm hôn thực tế khi nghe đến sự hội ngộ của chúng tôi có thể sẽ lắc đầu nói "rõ khờ, vớ vẫn".
    Nhưng đối với ai có tâm hồn lãng mạn thì sẽ gật gù "Ừ giống như trong truyện cổ tích"..
    .Tôi vẫn nhớ như in hôm ấy, giống như mới vừa xảy ra hôm qua..

    Phi trường New Orleans cuối năm 1999 đông và ồn ào như một phiên chợ.
    Có lẽ dự đoán về năm Y2K sẽ xảy ra nhiều biến cố nào là thế giới tận cùng, thiết bị máy móc sẽ ngừng quay, cuộc sống sẽ đảo lộn, vân vân và vân vân,
    vậy nên mọi người đổ dồn về New Orleans đông hơn thường lệ.
    Những người đi làm xa nhà vội vã trở về cùng gia đình ngỏ hầu trải qua cùng nhau một cuộc biến đông của lịch sử (nếu có).

    Một số khác tụ lại về đây- về chốn có thể coi như là thiên đàng nơi hạ giới - để có thê vui thú một lần trong đời, hưởng thụ thêm một lần sự thoả thuê trần
    thế rồi mặc kệ cho mai này có xày ra chuyện gì cũng không thấy tiếc .V à lẫn trong muôn ngàn người với muôn ngàn lý do hô đổ xô về New Orleans trong một chiều đông cuối năm.
    Lại có tôi một con bé khờ khờ cũng bày đặt làm cách mạng với gia đình.

    Phải mở ngoặc một chút về tôi để quý vị khỏi thắc mắc; tôi bình thường như bao cô gái khác, nhỏ lớn sống trong vòng tay thân thương củag gia đình
    Tôi lúc nào cũng quanh quẩn bên cha mẹ chưa hề rời xa gia đình nửa bước.

    Và sở dĩ tôi đăt chân lên thành phố này mà đối với người khác có thể nói là quen thuộc
    Nhưng với tôi nó hoàn toàn xa lạ cũng bởi vì muốn chứng minh cho mọi người tôi có thể sống một cuộc sống tự lập.
    Số là sau khi tốt nghiệp, tôi được một công ty khá lớn mời về làm với đầy đủ lợi tức mà
    với một người chân ướt chân ráo chập chững vào đời như tôi đó quả là một cơ hội ngàn vàng;
    Đó cũng là ly do đưa tôi đến cuộc phiêu lưu ngày hôm nay.

    Nhớ ngày đầu tiên nhận tin báo được thu nhập, chưa kịp mừng mẹ là người đầu tiên phản đối với chiêu hù khủng khiếp:
    -Con đi làm xa nhà không ai lo cơm nước, bụng con lại yếu ăn cơm ở ngoài nhiều bột ngọt thế nào cũng đau bụng cho xem.
    Còn nữa, con đi xa lỡ khi trái gió trở trời bị xỉu or bị bênh lấy ai lo.
    Không được việc làm không có dịp này thì còn dịp khác. Mẹ vote NO.
    (tới đây xin mở ngoặc thêm lần nữa về gia đình tôi, số là nhà đông anh em, ba mẹ lại theo chế độ dân chủ
    nên mỗi khi có chuyện gì thì cả gia đình họp lại và sẽ dựa trên sự biểu quyết của mỗi người mà quyết đinh, một khi đã vote xong,
    thì nạn nhân cấm đưọc cãi lại mà chỉ đành tuân theo; no veto..)

    Tiếp theo sao ba lên tiếng: -Ừ mẹ con nói đúng con gái con gứa ở một mình xứ lạ quê người không ba mẹ anh em bên cạnh,
    ba không an tâm. Ba cũng vote NO Trong gia đình có 6 người, ba mẹ said NO khiến tôi cảm thấy chắc số phận mình đã được quết đinh.
    Theo sau ba, chị Hai cũng ỏn ẻn, trời cái bà chị này của tôi khỏi lên tiếng tôi cũng biết câu trả lời, đời nào bà nhút nhát này mà vote YES bao giờ.

    Y như rằng thêm 1 tiêng NO NO nũa.
    Tôi ũ rũ liếc nhìn ông anh và thằng út cầu cứu, chắc ngó bộ dạng tôi hết sức tội nghiêp nên thằng Ut lên tiếng:
    -Con thấy cho chi Tư ra ngoài học hỏi kinh nghiệm cũng tốt, chỉ cũng lớn rồi, đi đó đi đây cho biết với người ta.
    Anh Ba tôi tiếp lời:
    -Ba mẹ cho em nó đi đi.
    Nó cũng hai mươi mấy rồi nhỏ bé gì, nó đâu có ở nhà với ba mẹ suốt đời, mai mốt nó cũng lấy chồng rồi ,em sẽ ở xa không lẽ ba mẹ ôm nó bên cạnh hoài.
    Huống chi em nó mới ra trường mà được công viêc quá tốt phải nên đi coi nhu học hỏi kinh nghiem sau là cho dạn dĩ với đời.
    -Con biết gì mà nói, em con tuy hai mươi mấy tuổi nhưng nào giờ co xa ba mẹ hồi nào đâu.
    Va` lại thân con gái đi xa gia đình mẹ đã lo, giờ còn đi làm sẽ bị bạn bè ăn hiếp, rồi hoàn cảnh sống mới nũa, mot thân mình nó ai lo cho được.
    Me không đồng ý

    Ngồi yên nghe mọi người quyết định dùm tôi, tự dưng tôi cảm thấy mủi lòng, tại sao không ai hỏi xem tôi muốn gì nghĩ gì hết vậy,
    thế là tôi bật khóc thành tiếng, ban đầu thì hic hic trong cổ và rồi vỡ oà "hu...hu.....sao hông ai hỏi con muốn gì".
    Thế là nào ba nào mẹ rồi chị sà đến bên tôi vỗ về làm tôi càng được dịp rống to hơn

    Và hôm nay hòa cùng dòng người chọn New Orleans làm đích dừng chân, tôi có mặt ở thành phố mang nét nửa cổ kích nữa hiện đại này
    cũng là công lao tôi hùng hồn tuyên bố "con sẽ chứng minh cho gia đình thấy con vẫn có thể một mình tự lực cánh sinh".
    Nếu như nước mắt tôi hôm ấy rơi ít đi một xíu chưa chắc gì ba mẹ đồng ý cho tôi cái khả năng tự chứng tỏ bản lãnh tự sinh tồn của mình bằng một cuộc thách đố.

    Đó là tôi có một tuần ở lại đây, không người thân, không có ai cùng đi để làm người hướng dẫn, tôi phải đi viếng thăm hết những nơi mà ba mẹ chỉ định;
    nếu tôi làm được tôi sẽ tự do theo đuổi con đường sự nghiẹp của mình.
    Cuôc thách đố này nghe ra thì đơn giản nhưng với một cô nhóc chưa bao giờ bước chân xa gia đình, huống hồ đơn thân đi đến nơi xa lạ như tôi thì quả là một thử thách phi thường.
    Tuy là nóinhư có vẻ ba mẹ tôi hơi liều lĩnh nhưng thật ra ba mẹ có một sự sắp đạt sẵn cho tôi

    - Và chính là người bạn của chị Hai từ trung học theo chồng lập nghiệp ở New Orleans; cho nên đến lúc cùng đường tôi sẽ có nơi để giúp đỡ
    vì vậy ba mẹ cũng an tâm chấp nhận cuôc thử thách này của tôi. Nhớ lúc chuẩn bị bước vào sân bay, mẹ tôi vẫn sụt sùi

    -Con nhớ cẩn thận, tới đó nếu mà sợ quá thì nhớ gọi chi Anh nghe chưa, đừng có tin người và nhất là luôn đề phòng người xấu muốn lợi dụng mình biết hông.
    -Con lớn rồi đâu phải nhỏ xíu đấu mà mẹ lo, con bảo đảmsẽ an tòan mạnh khỏe trở về - tôi hùng hổ lên tiếng
    Vậy mà giờ đây, một mìnnh lọt thỏm giữa hàng ngàn người qua lại; những khuôn mặt xa lạ, những ánh mắt giọng nói không cùng ngôn ngữ không cùng màu da;
    tôi bỗng cảm thấy chùn bước.
    Con thỏ nhỏ tưởng chừng ngủ yên trong tôi tự dưng bò dậy và dần dần chui ra khỏi chỗ núp khiến tôi có thể cảm giác được mồ hôi rịn ra trong lòng bàn tay

    dù rằng bên ngòai từng cơn gió Đông liên tục thổi. Hít một hơi dài trân an đôi chân bắt đầu hơi run run của mình, tôi nghĩ thầm:
    -Chết nhát vừa thôi, mới lâm trận đã run rồi, mi còn đến 7 ngày đó nhỏ ạ
    Tự trấn an đẩy con ốc sên chui tọt vào vỏ, tôi bấm phone báo tin ba mẹ đã đáp xuông bình an.
    Đang định bấm số, điện thọai tôi khẽ kêu tít tít báo hiệu tôi có tin nhắn.
    -Chắc là mẹ rồi, đã bảo sẽ gọi khi máy bay đáp xuống mà, thiệt là...Tôi mỉm cười đồng thời mở tin nhắn ra nghe.

    Trong phone giọng một người phụ nữ lạ lộ vẻ gấp gáp "Hello , chị là chị Anh đây, sorry không báo cho em biết sớm, anh Thắng vừa bị tai nạn xe ở Alabama,
    chị phải vào bệnh viện, chị đang trên đường tói đó với ảnh, sorry không đón em được, em ok chứ !!...."
    Tai tôi ù đi, mắt hoa, hai chân run rẩy muốn té....
    Chị Anh nói nhiềulắm nhưng tai tôi không có thể nghe thêm gì nữa ngòai câu"sorry không tiếp em được, emcó thể tự lo chứ ?
    "Con ốc sên từ đâu bò hết ra ngòai làm tôi chao đảo như muốn gục ngã "Ba mẹ ơi, con gái ba mẹ dỏm thiệt rồi,
    tôi cứ tưởng ngon lành đòi làm đảo chánh, nào là đòi chứngminh khả năng sinh tồn gì gì đó; tất cả chỉ là ảo tưởng.

    Con gái ba mẹ tỏ vẻ ngonlành một mình đi đến New Orealns thật ra là vì con biết có ngườiquen ở đây,
    con biết dùcó chuyện gì xảy ra con vẫn có nơi để tìm về nương tựa nên mới hùng hổ như vậy.
    Nào ngờbây giờ con gái ba mẹthật sự bơ vơ nơi này, con muôn ba mẹ, con muốn chị Hai, anh Ba nữa...hic..hic..

    "Nước mắt ở đâu mà tuôn ra nhiều đến thế không biết nữa, tôi chỉ nhớ tôi cảm thấy hai chân yếu dần ,
    và từ từ tôi thấy mình trôi bồng bềnh trên dòng sông bên tai là muôn ngàn điệu nhạc véo von....
    -Are you ok?
    Chị là vietnamese?
    -Chị có sao không?

    Giọng nói người cùng dân tộc thức tỉnh tôi, tôi như kẻ chết đuối gặp được phao bơi, tôi níu lấy người đàn ông xa lạ đó, níu thật chặt không thể buông - tâm trí tôi nói với tôi như vậy.
    Đám đông dạt ra cho người thanh niên đỡ tôi ngồi ngay ngắn trên ghế, tôi vẫn nắm lấy tay áo anh không buông, tôi nghe anh ta nói với mọi người rằng anh ấy quen tôi, mọi người an tâm.
    Đám đông dần dần dãn ra để trở lại với những bận rộn của họ, chỉ còn tôi và người đàn ông xa lạ trong góc phi trường.
    Anh ta ngồi lặng im bên tôi, không lên tiếng như muốn tôn trọng sự tĩnh lặng của tôi.
    Không biết thời gian trôi qua bao lâu, nhưng tôi nghĩ có lẽ là lâu lắm, tôi vẫn ngồi lặng im nhắm mắt gục đầu cho thời gian như dòng suối róc rách chảy qua tâm trí tôi.

    Một bóng người thóang qua, có phải người thanh niên đã bỏ đi sau một hồi kiên nhẫn chờ đọi chăng?
    Tôi hỏang hốt mở mắt.
    Không - anh ta đã đổi tư thế, anh ngồi trên đất, mặt anh đối diện tôi, điều đầu tiên tôi thấy - anh có cặp mắt thât hiền.
    Tự dưng tôi cảm thấy thật thân quen với anh, cảm giác thật quen thuộc giống như chúng tôi đã quen nhau lâu lắm rồi nay bất chợt găp lại,
    và tôi đã kể cho anh nghe tất cả mọi chuyện từ lúc bắt đầu cuộc thách đố cho đến ngày hôm nay.

    Hiền từ và nhẫn nhịn, anh lắng nghe tôi như linh mục lắng nghe con chiên xưng thú tâm sự.
    Đợi tôi dứt lời, và đợi tôi lấy lại hơi thở sau những cơn xúc đông, anh nhìn tôi - vẫn cặp mắt ấm và thật sâu lắng.
    -Tôi tên Trung, tôi sẵn lòng giúp em bất cứ viêc gì em cần đến tôi. bây giờ em định như thế nào, em muốn mua vé trở lại Houston chư'?
    Hay em muốn tôi có thể đưa em qua Alabama đến vơi chị họ, tôi là người dân ở đây, từ đây qua bên đó cũng không xa.

    À, để em an tâm, tôi có thể đưa giới thiệu em với gia đình tôi, nhà tôi cách đây không xa, tôi còn có một người em gái,
    chúng ta sẽ rủ nó cùng đi nếu em cầ n tôi đua về Alabama.
    Thượng Đế ơi!
    Trên đời vẫn còn những người tốt như vậy hay sao? Có phải tôi đang nằm mơ?
    Có thể nào trong thế kỷ này khi mà người thân, bạn bè còn tranh giành hãm hại nhau chỉ vì tư lợi riêng;
    vậy mà còn có những người vẫn đem nhân ái, đem lòng thành đến với nhau hay sao?
    Tôi cảm thấy mơ hồ, nhưng bây giờ trong thòi khắc này, chỉ còn hơn 30 tiếng nữa là chuông đồng hồ đã điểm sang một trang mới của lich sử,
    tôi có thể đi đâu?

    Trở về nhà ư, để rồi tôi chấp nhận là kẻ thua cuộc?
    Hay qua bên kia để trở thêm 1 gánh nặng cho người ta trong lúc gia cư họ cũng đang rối bời.
    Con sâu ưong bướng lại trở về trong tôi sau 1 hồi bị đuổi trốn tại một góc nào trong cái đầu xì trum của tôi.
    Hít 1 hơi sâu, tôi ngồi thẳng dậy, hất mái tóc đang lòa xòa truoc mặt qua 1 bên, tôi nhìn anh hỏi:
    -Anh có thể cho tôi đi nhờ đến 1 hotel nào gần đây, tôi muốn check-in và sau đó tôi sẽ trở về nhà sau mấy ngày nữa.
    Ngước nhìn tôi như muốn khẳng định đó là quyết định dứt khóat của tôi, tôi hiểu ý gật mạnh đầu.
    -OK, vậy chúng ta lên đường. À em tên gì, tôi vẫn chưa hân hạnh được biết danh.
    -Kêu tôi, à không kêu em là Cassie, nhìn ra có vẻ anh lớn tuổi hơn Cassie, vậy có thể gọi Cassie

    (À - con bé đanh đá lại trở về trong tôi rồi đó quý vị .
    Anh đua tôi đến Motel cách phi trường không xa lắm, bên ngòai cổng tôi thấy đề bảng "Shutte pick up/drop off to airport",
    tôi liếc nhìn anh, tôi thầm nghĩ "ông này có vẻ tế nhị thiệt".

    Nhìn nghiêng anh thật phong nhã, mũi cao, miệng nhỏ, khuôn mặt hơi xuơng chính vì vậy tạo nên nét rất đàn ông.
    Đây là lần đầu tiên tôi nhìn kỹ anh, một khuôn mặt có thể nói là điển trai. "8 điểm - tôi thì thầm"
    -Cassie gọi anh ha
    Chết cha tôi chưa, sao anh lại có thể nghe được, tôi luống cuống chống chế
    - A, em nói Motel 6
    -Ừ, motel này gần phi trường lại có xe đưa rước rất tiện cho những người travel một mình...và ...xin lỗi anh không cố ý
    -Không sao, anh nói cũng đúng mà

    Xe anh đậu lại trong parking khuất cửa chính một chút, tôi định bước xuống, nhưng anh cản tôi lại nói "Để anh", tôi hơi nhíu mày không hiếu anh muôn gì,
    anh như đọc được suy nghĩ của tôi anh nói "Em con gái check in không tiện, để anh check in cho rồi lấy chìa khóa cho Cassie".
    Tôi đưa giấy tờ cho anh, trong lúc chờ đơi toi tò mò quan sát xe anh.
    Trong xe hơi có mùi thuốc lá, vậy là ông này có hút thuốc, trừ 2 điểm.

    Xe sạch sẽ, gọn gàng, cho lại 1 điểm. Mãi mê cộng cộng trừ trừ, anh về tới lúc nào tôi không hay.
    Tôi bẽn lẽn khi biết anh đang nhìn tôi từ nãy giờ ở bên ngòai, chắc thế nào anh ta cũng nghĩ tôi bị gì khi thấy tôi trò chuyên một mình.
    Mở khóa xe cho anh vào, tôi khỏa lấp:
    -Mình có phòng rồi chứ hah
    -Ừ, lầu 2, phòng 235. Chín nút, hên lắm á
    - Anh nhìn tôi cười hiền hòa.
    Cuối cùng rồi tôi cũng có 1 chỗ tạm dừng chân đợi ngày trở về nhà, có lẽ đây là một năm đáng nhớ nhất trong đời của tôi,
    New Year Eve xa nhà tha phương không người thân bên cạnh.
    Nghĩ tới tôi lại thấy sống mũi cay cay. Trao chìa khóa phòng lại cho tôi, tôi thấy tay anh hơi run run. Tôi hít mũi nói cùng anh:
    -Cám ơn anh Trung rất nhiều, tuy anh là người xa lạ nhưng đã rât tốt , sẵn lòng giúp Cassie trong lúc khó khăn nơi xa lạ này.

    Cassie không biết nói sao để cảm kích anh. Chỉ biết cám ơn anh rất nhiều, hy vọng Thượng Đế sẽ trả công cho tấm lòng tốt của anh.
    -Cassie....ơ....tôi...à không..anh có ý kiến này Cassie nghe xem có được không nha.
    Chúng ta tình cờ tương ngô, kể ra cũng có duyên, trong bao nhiêu ngàn người mà anh va Cassie có thể bump into each other, có thể nói là một sự hy hữu.

    Anh biết Cassie trong lúc này cần sự yên tĩnh không muôn ai quấy rầy, và có thể Cassie cho anh là đường đột, nhưng nếu Cassie không ngại chúng ta có thể làm bạn với nhau.
    Anh có thể giới thiệu với Cassie về thành phố này, Cassie có thể cùng gia đình anh đón Tân Niên còn hơn ngồi buồn trong quán trọ một thân môt mình
    lại là con gái nữa chắc Cassie cũng không an tâm.
    Cassie nghĩ sao, anh không có ý gì khác chỉ mong đem lại cho một người bạn có duyên hôi ngô một chút gì gọi là kỷ niêm cho1 tình bạn hy hữa lắm mới được tương phùng.
    Tôi nghe anh nói cảm thấy có lý, dù sao tôi cũng không biết làm sao qua cho hết mấy ngày này; hơn nữa ở nơi anh tôi bắt gặp cảm giác sao mà thân thiết,
    tôi hầu như không đề phòng anh nũa, anh cho tôi cảm giác thật an tòan, và gần gũi vộ cùng.

    Tôi chần chừ một lúc và gật đầu nói: "Vậy cho Cassie làm phiền anh Trung thêm mấy ngày nữa nha!"
    Tôi thấy khuôn mặt anh rạng rỡ hẳn lên, ánh mắt lấp lánh niềm vui, làm tôi bỗng dưng thấy nao nao.
    Chúng tôi bỏ hành lý tôi vào trong phòng, chờ tôi ngồi yên vị anh lên tiếng:
    -Welcome Cassie to New Orleans!
    Nào bây giờ mình đi giải quyết cái bụng trước, sau đó anh sẽ dẫn Cassie đi tham quan 1 vòng New Orleans rồi sẽ đua Cassie về nhà cho Cassie làm quen với gia dình anh.
    Đồng ý chứ?
    -Ok, đồng ý 2 tay 2 chân luon, nói thiệt chứ Cassie nãy giờ đói meo, sau mấy trận hết hồn bây giờ anh nhắc làm bao tử Cassie lại réo um sùm rồi nè.
    -Ok vậy chúng ta lên đừong.

    Chúng tôi cười vang nhằm hướng xa lộ đi tới. Cảm giác thân quen làm tôi thấy ấm áp vô cùng, bên ngòai cơn gió lạnh cuôi đông vẫn thổi ,
    nhưng nơi đây tôi thấy mình ấm áp - một thứ cảm giác thật lạ mà chưa bao giờ tôi cảm nhận được .
    Và tôi đã theo anh đi khắp nơi, chúng tôi cùng thưởng thức qua món Louisiana gumbo nổi tiếng, những món ăn cay xé luỡi khiến tôi hít hà mà vẫn không thể ngừng nhai.
    Anh đưa tôi đi tham khu chọ phiên, cùng tôi nhâm nhi ly cà phê Du Monde nóng hổi bên chiếc bánh beignets thơm dòn ngắm người qua lại trên French Quarter.

    Chúng tôi đã chen lấn trong Bourbon Street, đã cùng nhau đứng lặng trước một điệu Jazz quyến rũ. Những ngôi nhà cổ xưa níu chân tôi; tòa nhà trang nghiêm diễm lệ.
    Cathedral chan hòa mắt tôi sự ngưỡng mộ, những chiếc xe ngựa chạy trên Canal Street biến tôi thành Cinderella gieo vấn vương trong tôi ,
    đâu là hòang tử bạch mã; giòng sônghiền hòa chảy trong tôi bao êm đềm bao nhớ nhung.
    Tôi đã hòa cùng gia đình anh - những người hòan tòan xa lạ với tôi, cùng đi lễ New Year Eve, cùng count down 10..9..8...3..2..1 trong tiếng pháo bông đầy màu sắc rực rỡ để đón mừng năm mơi.

  6. #46
    Biệt Thự linhphy's Avatar
    Join Date
    Sep 2013
    Posts
    627
    Để cho hai má tôi thêm hồng khi anh bất ngờ hôn nhẹ lên má với lời chúc "Happy New Year", cho trái tim tôi tự dưng đập rộn rã,
    cho tay tôi ấm khi cùng anh cùng mọi người nắm tay hát vang "Happy New year ..".

    Năm mới Y2K đến với thế giới như vậy đó, hòa bình và êm dịu, xua tan đi bao nỗi lo toan đau khổ .Thay thế là tiếng cười rạng rỡ, hân hoan
    Và năm mói làm tôi biết tương tư; năm mới làm con tim tôi biết rung động, một ánh mắt một nụ cười ai đó.....
    .Ôi thế gian này tươi đẹp biêt bao......

    Ông bà mình nói không sai, không có cuộc vui nào mà không tàn, hay như nhà văn nào đã viết "chưa vui sum họp đã sầu chia phôi",
    cuối cùng cũng đến ngày tôi phải trở về nhà rời xa thành phố tưởng như xạ bỗng trở nên thân quen này.

    Đêm cuối cùng trước ngày ra đi, anh đón tôi, cả hai cùng ghé lại quán cà phê quen thuộc, trời đêm hôm ấy dường như lạnh hơn bao giờ hết.
    Gọi cho tôi ly mocha nóng, còn anh vẫn là ly cà phê đen như ngày nào.

    Cả hai chúng tôi im lăng, chúng tôi có thể nghe được hơi thở lẫn nhau, nghe được từng giọt cà phê hay nghe như tiếng tim tôi đang xao động.
    Tiếng Minh Tuyết trong ca khúc tình buồn vang đều "Anh đã đi một ngày mưa buồn, cơn gió đông lạnh đầy đôi tay
    Anh đã đi để lại nơi này, đôi mắt nâu ngồi buồn xa xăm..."
    -Cho phép anh hút thuốc nha

    - Tiếng anh cất lên phá tan sự yên lăng
    -Anh cứ tự nhiên. À nè, hôm nay trời lạnh quá hah
    Tôi nghe như tiếng tôi trở nên lạc lõng vô cùng, câu chuyện cũng trở nên nhạt nhẽo, có phải ai trước lúc rời xa cũng trở thành khờ dại không thể thốt nên lời.
    -Cassie nè, cám ơn em mấy hôm nay đã cho anh cơ hội để giới thiệu về thành phố quê hương thứ 2 của anh.

    Cam' ơn em đã đến đem cho New Orleans niềm vui và nắng ấm xua tan gió lạnh mùa đông và cám ơn em đã cho anh những kỷ niệm thật khó quên
    -Không phải đâu, chính Cassie mới là nguoi nen nói cám ơn mới đúng,.
    Nhớ ngày nào Cassie còn lạ lẫm bơ vơ, anh đã giúp đỡ Cassie thật nhiều lại còn bỏ thời gian đua Cassie đi chơi khắp nơi. Cassie cảm thấy ngại quá vì đã làm phiền anh.
    -Cassie đừng nói vậy, nếu không gạp Cassie New Year năm nay của anh sẽ không được ý nghĩa nhu bây giơ
    -Nhớ lại vui quá, Cassie nhớ lúc ở san bay Cassie nắm áo anh không buông, cũng may gap anh chứ gặp người xấu chắc Cassie tiêu rồi.
    Không biết vô tình hay cố ý, tôi lái câu chuyện sang một hướng khác, gần như là biên nó thành câu chuyện khôi hài.

    Tôi không dám nhìn thẳng sự thât, cũng không cho anh và tôi có cơ hội để lái câu chuyện theo chiều hướng mà tôi biết hình như tôi chưa đủ cam đảm để đi tới.

    Tôi cố tình tránh ánh mắt anh, tôi cố tình pha trò sau những câu anh có ý ngụ ý..
    Có lẽ hiểu được ý tôi, anh buồn buồn nhìn ra đường, chúng tôi cùng im lặng và điếu thuốc được anh đốt lên vẫn nằm im lìm trên chiếc gạt tàn
    -Khuya rồi anh đưa Cassie về, mai Cassie đi sớm được không anh ?
    - Tôi lên tiếng - à mai anh khỏi cần đón Cassie nha, Cassie có shuttle ra airport, làm phièn anh máy bữa nay ngại quá
    Anh nhìn tôi, cũng ánh mắt hiền hoà, hình như có làn sương mỏng thoáng qua trong mắt anh.

    Anh chớp nhẹ mắt, làn sương tan biến như chưa bao giờ hiện hữu.
    Anh cười, nụ cười buồn, cà hai yên lặng buơc ra xe.
    Chúng tôi giữ im lặng trong suốt quãng duong về, tôi bấm CD hy vọng tiếng nhac trấn an lòng tôi

    "Cho em một ngày, một ngày thôi
    Một ngày không có đêm vời vợi
    Một ngày đôi chân, đôi chân không mệt mỏi
    Đường về không có lá thu rơi ..."

    Sao lại nữa, thêm một bài hát buồn da diết, có phải đó là tiếng lòng tôi đó không?
    "Là một ngày anh đến như ước nguyện của em
    Một ngày mưa reo hát như tiếng cười của anh
    Ngày mùa đông ấm áp trong vòng tay anh nồng nàn
    Một ngày cho em, cho em một ngày dịu dàng "

    Tôi nhìn duong phố qua khung cửa sổ, thanh pho New Orleans hào hoa với muôn vạn ánh đèn màu từ từ bỏ lại sau lưng. Còn tôi, tôi đã bỏ lại những gì?
    Mãi suy nghi, xe đã về truoc cửa phòng trọ, tiễn tôi lên tận cửa, anh cầm tay tôi đặt vào đấy món quà nhỏ, ánh mắt anh nhìn tôi như muôn thấu suốt trái tim tôi, lời anh nói như hơi thở "
    Anh có món quà tặng Cassie, chúc em lên đường bằng an, chúc moi điều tốt lành nhất đến với em, và sau nữa cám ơn em, Anh có thể giữ liên lạc với em chứ".

    Tôi trả lòi anh mà mắt nhìn xuống đất không biết sao tôi không can đảm nhìn vào mắt anh "Anh co' email va phone của Cassie, rãnh anh có thể email hay gọi em.
    Em cũng cám ơn anh".

    Không cho tôi dứt lời, anh bất chợt đặt nhẹ lên trán tôi một nụ hôn vội xong anh quay người chạy nhanh xuống lầu.
    Tôi không kịp phản ứng, đến khi định thần anh đã lẫn trong sương khói New Orleans


    Phi trường New Orleans vẫn đông như ngày đầu tiên tôi đặt chân xuống mấy ngày trước, nhưng hôm nay tâm trạng người ra đi đã không còn được yên tĩnh như lúc ban đầu.
    Tôi ngồi mãi nơi ghế đợi, mãi đến khi tiếng loa phóng thanh báo chuyến bay sắp cất cánh thì tôi mới là người cuối cùng bước vào.
    Ngang qua chỗ check-in, tim tôi bỗng dưng đập rộn rã khi tôi thấy ánh mắt anh từ xa vẫn hiền hoà nhìn tôi.

    Hai chân tôi bỗng dưng không còn thuộc về tôi nữa, đôi chân không biết nghe lời muốn chay thật nhanh đến bên anh,

    nhưng đầu óc tôi không cho phép, tôi còn con đường phải đi ở phía trước; ngoái đầu nhìn anh chỉ kịp trao lại một nụ cười như mếu, tôi tiến thẳng vào khoang máy bay.

    Sau lưng tôi, ánh mắt anh vẫn nóng ấm, đưa tay chặn ngực tôi khẽ nói "Tạm biệt anh, ngủ ngoan nhé tim ơi đừng rung nữa".....
    Từ trên máy bay nhìn xuông New Orleans dần dần chỉ còn là 1 chấm mờ qua làn mây mỏng.

    Tôi bồi hồi mở gói quà anh tặng, bên trong là một chiếc móng ngựa điêu khắc thật tinh xảo, kèm theo mẫu giấy
    "Người đâu gặp gỡ làm chi?

    Trăm nam biết có duyên gì hay không?"
    Và lòi anh chúc "Tặng Cassie chiếc móng ngựa tượng trưng cho lời chúc tốt lành, chúc em đường công danh thênh thang, cuôc sông manh khoẻ tốt đẹp."
    Bên dưới anh ghi cho tôi 1 câu "Cassie biết horseshoe ngoài là lucky charm, nó còn mang 1 ý nghĩa gì khác không?"

    Chạm nhẹ tay vào chiếc móng ngựa, tôi như sờ được từng kỷ niệm của bao ngày qua theo anh phiêu lưu noi xứ lạ.
    Kỷ vật còn đây nhưng người đã xa khuất một nơi xa nào, biết bao giờ găp lại cho một lần gọi tiếng cố nhân?
    Về lại Houston trong sự mừng rỡ của ba mẹ và gia đình, tôi chấp nhận thua cuộc không điều kiện.
    Cũng may , một company gủi thư muớn tôi, vì vậy trở lại New Orleans sẽ mãi mãi chỉ là thoáng mơ qua.

    Mấy ngày sau, tôi nhận được email anh, nhưng câu thăm hỏi xã giao; và đó cũng là lần cuối cùng tôi nhận được tin anh....
    Thời gian thấm thoát mà trôi qua thật nhanh, tôi bận rộn với những công việc mới khiến tôi cũng dần xao lãng đi cuộc tương phùng hy hữu đó.

    Thỉnh thoảng trong lúc làm việc, tôi vô tình nhìn thấy chiếc horseshoe mà tôi cố tình giấu trong ngăn kéo; hình ảnh người đàn ông có đôi mắt thật hiền lại trở về níu kéo tôi.
    Những lúc ấy tim tôi lại nhói lên một cảm giác khó tả, và tôi lại cười tôi, trên đời này không hề có chuyện thần tiên,
    không có Cinderrella, không " love in first sight" . Không hề có một tương ngộ ngắn ngủi nào đủ làm khắc cốt ghi tâm.

    Và tôi suy ra một định kiến - Người đàn ông càng có cặp mắt thật hiền ,càng là người biết đóng kịch tài ba.

    À tôi có quyền gì trách ai kia chứ khi tôi và người ta có là gì của nhau, không lời hứa hẹn ( chỉ là suy nghĩ riêng tôi mà thôi.....)

    Mấy ngày nay Houston rộn lên bởi dòng người chạy bão Katrina tìm đến nương nhờ.
    Các chùa chiền, nhà thờ, chợ hay bất bất cứ những nơi nào có sức chứa người đều tràn ngập những người tị nạn.

    Cộng đồng Việt Nam ở Houston hăng hái mở rộng tay chào đón đàn dân Việt từ thành phố bạn ghé đến .Và báo chí, TV , đài phát thanh không ngừng kêu gọi những tấm lòng hảo tâm
    mở rộng vòng tay chào đón đồng hương di tản

    . Quả là "Môt miếng khi đói bằng một gói khi no" hay tinh thần "lá lành đùm lá rách" của người Việt Houston được loan truyền đi rất nhanh
    TV không ngừng chiếu nhữnh cảnh tang thương của thành phố từng mệnh danh là thiên đàng hạ giới nay bất lực tan hoang trước bàn tay tạo hoá.

    Hăng say nhất là những người Việt trẻ, họ cùng nhau dành thì giờ đến các nơi tạm trú, cùng với chính quyền, các đòan thể tôn giáo
    góp một bàn tay giúp đỡ các thành phố đã chọn Houston là nơi tạm dung.

    Tôi cũng theo các anh chị hoà mình vào công việc: như giúp các gia đình lập hồ sơ với FEMA, cùng nhau phát vật dụng cần thiết cho các gia đình,
    hay đơn giản chỉ đến để vui chơi cùng các em nhỏngõ hầu giúp vơi đi bao mất mát vật chất lẫn tinh thần.

    Không biết từ lúc nào New Orleans đã trở thành một phần trong cuộc sông của tôi, đã trở thành một thứ gia vị đắng trong cuộc đời tôi...
    Và tôi hy vọng có thể tìm lại một ánh mắt của người xưa ?

    -Cassie....giúp chị cái này nghe cưng - tiêng chị Thơ , một trong các staff thiện nguyện viên gọi tôi

    -Dạ, chị cần em làm gì ạ
    -Cưng giúp gia đình bác này điền đơn nghen, bác mới chuyển từ Baton Rouge về, tội nghiệp trong phút chôc trở nên trắng tay em à
    -Dạ chị để đó cho em
    -Thanks cưng
    Cầm tâp hồ sơ mới nhận trên tay, tôi chuẩn bị mọi giấy tờ cần thiết để mở hồ sơ.

    Cha - Trần Văn A.; Mẹ - Trần Thị K.; con - Trần Văn Trung...

    Hơi thở tôi trở nên gấp gáp, mồ hôi rịn ra bên thái dương, tay chân tôi bỗng trờ nên không thuộc về tôi nữa; tôi cảm thấy mâu thuẫn với chính mình;
    người mà tôi mong muốn gặp mặt một lần nay đang ở gần tôi, nhưng tại sao tôi thấy mình không đủ can đảm đối diện.

    Tôi cảm thấy ngộp thở, tôi quay qua chị Thơ giao nhanh chị xấp hồ sơ nói nhanh "sorry chị làm tiếp dùm em, em không được khỏe em phải về nghỉ" và tôi bỏ chạy ra ngoài....

    Mấy ngày nghỉ ở nhà, cho tôi đủ suy nghĩ thật kỹ càng. Bấy lâu nay hình như tôi thờ ơ với tất cà những người theo đuổi tôi,
    không phải là tôi không cho họ những cơ hội, nhưng ở bên cạnh họ, tôi cản thây trống rỗng.
    Tôi thấy mình không thể tìm thấy được những rung động, những xao xuyến như tôi đã từng cùng ai đó trải qua.

    Có người bảo tôi vô tình; kẻ thì bảo tôi quá ư kiêu căng; riêng tôi- tôi biết mình vẫn đang đi tìm một điều gì không hề hiện hữu,tôi đang mong một giấc mộng xa xôi ,khó trở thành hiện thực.
    Vậy mà hôm nay, chỉ cần thêm phút giây can đảm, tôi có thể đối diện với điều mà tôi hằng kiếm tìm.
    Nhưng sao tôi lại chọn con đường tháo chạy, nghị lực của tôi đâu?

    Khao khát tưởng như đến nóng bỏng hằng nung nấu tôi bao đêm dài nay đâu?

    Tại sao tôi không dám đối diên vói người ta? Tôi và người ấy dẫu sau cũng là bạn bè, nói cho đúng người ấy là ân nhân của tôi.
    Có phải tôi sợ phải diện kiến một sự thật phũ phàng?
    Hay tôi sợ chính tôi thấy mình thất vọng với những gì mình mơ tưởng.

    Không phải Xuân Diệu cũng phải thốt lên "Tình chỉ đẹp khi còn dang dở" hay sao?
    Thế nhưng trốn tránh vẫn không là một giải pháp chính đáng.

    Huống chi tôi không thể vì một người vô tình đi qua đời tôi mà suốt đời ẩn mình trong vỏ ốc của lòng mình, tôi thấy đã đến lúc cần đối diện thực tế

    Hơn nữa bổn phận một thiện nguyện viên càng không cho phép tôi làm vậy, tôi không nên để viêc tư ảnh huơng viêc chung của tập thể.

    Bước vào văn phòng, các anh chị em ùa quanh lấy tôi, người hỏi han, người lo lắng làm tui rươm rướm nưóc mắt.
    -Sorry các anh chị em nghỉ mấy ngày ở nhà làm công việc đình trệ, cám on các anh chị lo cho em
    -Cưng đừng lo, khỏe lại là tốt rồi. Công việc sau mấy ngày dồn đọng chiếm hết tâm trí tôi, tôi không có thể suy nghĩ gì khác ngoài công việc,.

    Giờ nghỉ giải lao, chị Thơ kéo tôi ra góc nhà nói nhỏ:
    --Cassie, em có bưu kiện
    -Của em , mà ai gửi?
    -Một cô gái nhờ chị chuyển lại cho em, cô ấy nói em thấy sẽ hiểu.
    Chị Thơ trao cho tôi một chiếc hộp gỗ nhỏ, có 1 vài chỗ bị thấm nước, có lẽ chiếc hôp đã bị nhận chìm trong cơn bão rồi tìm lại được.

    Tôi ra xe, nhẹ nhàng mở nắp hộp, tôi nghe tiếng tim tôi đánh ầm ầm trong lồng ngực.

    Bên trong hộp, xếp ngay ngắn 1 chiếc hôp quẹt, một điếu thuốc lá cháy nửa, một tờ napkin bọc nột sợi tóc nâu mềm mại, một vòng móng ngựa giống y hêt cái của tôi.
    và một lá thư xếp ngay ngắn mà nét chữ suốt đời tôi không thể quên.

    Nước mắt tôi từ đâu bỗng tuôn rơi, tôi sờ từng món vật cảm nhận như đang nhìn thấy mình 5 năm về trước.
    Tôi mở thư ra đọc, bắt đầu bằng 1 câu thơ...

    "Có những lúc trên đường đòi tấp nập

    Ta vô tình để lướt qua mau
    Những tâm hồn ta đã đợi từ lâu.."

    Cassie thân mến,

    Khi anh viết thư này thì anh đã không còn đủ tư cách để gặp em.
    Còn nhớ lúc chia tay em nơi phi trường, anh đứng từ xa nhìn em, rất muốn chạy đến bên em để nói rằng em có thể vì anh mà ở lại.
    Nhưng anh biết anh không thể ích kỷ, em còn gia đình còn cuộc sông em bên ấy, anh không thể giữ em lại.
    Hay đúng hơn là anh không dám ngỏ lời vì anh sợ câu chối từ của em.

    Nhớ không em đêm trước ngày chia tay, bao lần anh muốn ngỏ lời, còn em lại cố tình lẩn tránh.

    Em có tin không một cuộc tình không hẹn mà gặp, một cuôc tình mới gặp nhưng ngỡ như đã than quen tự thưở nào. Nhớ lúc đầu gặp em nơi phi trường, nhìn em khóc,
    nhìn em hoang mang, anh như thấy mình muốn dang rộng đôi tay ôm em vào lòng để nói vói em rằng có anh đây đừng sợ.
    Nhưng anh phải cám ơn Thượng Đế đã mang em đến bên đời anh, nhìn em cười nghe em nói, anh như đắm chìm trong hương tóc em , anh thấy minh như Lưu Nguyễn lạc thiên thai
    mà em là vị tiên nữ hạ phàm để làm ấm áp lòng anh.

    Em đến và em ra đi như cơn gió thoảng, nhưng anh vẫn cám ơn Thuong De vì có em anh mới biết mình được 8 điểm trong mắt em.
    Có em anh mới biết bỏ thuốc đi nếu không sẽ bị trừ 2 điểm.
    Chắc em đang cười anh nói năng lung tung phải không em?

    Còn nhớ dêm chia tay, anh dốt điếu thuốc cuói cùng và đó cũng là lần cuối anh hút thuốc, tại vì không có em, huơng vị cuộc đời cũng mất hết đi.

    Và nhớ lần cuối anh hôn em bất ngờkhông, ra về anh thấy áo mình vưong sợt tóc em, anh nhặt lấy như nhặt mảnh tim vỡ cất vào lòng.
    Còn nữa, chiếc móng ngưa hôm nào cùng em đi trên Cannal Street, em nói uớc gì em là Cinderella, em sẽ ước tìm thấy hoàng tử bạch mã trong lòng em.
    Lúc ấy anh đã nói "chỉ cần em muốn anh sẽ tìm ngay cho em chàng hoàng tử" em hỏi anh "Anh có chắc không ??
    " anh trả lời "chắc chứ, Nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy mà".

    Em ạ, nếu lúc đó em hỏi anh hoàng tử đó là ai thì anh sẽ trả lời chính anh đây.

    Ngày nào anh còn giũ chiếc móng ngựa này, thì ngày đó khi em cần anh sẽ thành hoàng tử của em để cùng em ngao du khắp cùng trời cuối đất...
    Nhưng em ơi, ở đời có ai biết được chữ ngờ phải không em.
    Thượng Đế vừa ban em đến cho anh, anh vẫn chưa kịp nắm lấy tay em , Thượng Đế lại tàn nhẫn kéo em rời khỏi vòng tay anh.

    Chưa đủ, Thượng Đế lại còn đưa anh vào hòan cảnh trớ trêu đó là biến anh thành một kẻ tật nguyền.
    Anh không trách Thượng Đế, anh chỉ trách mình không còn xứng đáng với em.
    Tai nạn xảy ra sau khi chia tay em nơi phi trường ,Vì anh không còn tòan vẹn. Anh sẽ không bao giờ trở thành hòang tử nữa rồi
    Anh đã hứa để có thể nâng bước chân Cinderella em qua bước đường gió bụi được nữa.
    Trở về nhà sau 1 tháng nằm bệng viện, anh như người điên muốn hủy họai tất cả, không có em thế giới không còn sắc màu,
    chung quanh anh chỉ còn màu đen thất vọng và màu trắng tang thương.

    Biết bao lần anh viết cho em những email thật dài, nhưng lại rồi không có can đảm gởi, ai sẽ chấp nhận một thằng cà nhắc như anh chứ?
    Đã bao lần anh cầm phone muôn gọi em mà sao âm thanh như tắt nghẹn, chỉ còn biết kêu tên em trong đau đớn tột cùng.

    Nhưng vì em anh can đảm sống, anh sống với hy vong cho anh một lần gặp lại em, dù chỉ đươc nhìn em từ xa,
    nhìn em cười, nghe em nói dù chỉ một lần thôi anh cũng mản nguyện với cuôc sống này.

    Để rồi cuộc đòi anh sẽ hiến dâng cho Thương Đế, anh sẽ đem hình ảnh em theo anh trên khắp nẻo đường gió bụi

    Cuối cùng rồi Thượng Đế đã nhận lời anh, anh đã gặp lại em bằng xương bằng thịt, hình ảnh em ở trước mặt anh, không phải là mộng mị, hiện hữu và xinh đẹp
    Nhìn em từ xa, nụ cười em vẫn như lửa thiêu đốt lòng anh như thủa nào, anh thật muốn chạy đến gần em, nhưng rồi nhìn lại mình, anh biết mình không thể.

    Nhìn em đau đớn chạy vụt đi khi nhìn tên anh trong bảng danh sách, anh như thấy tim mình bị hàng ngàn hàng vạn lưỡi gươm xuyên thấu.
    Hãy tiếp tục hận anh rồi em sẽ dễ dàng quên đi anh.


    Hãy cho anh gánh lấy bao đau khổ, bao uất ức dùm em được không?
    Hãy cho anh lần nữa goi tiếng em yêu dấu, cho anh lần cuối cùng gọi tên em và rồi anh sẽ cất quá khứ cất hết yêu thương vào lòng.
    Anh sẽ chôn chặt hình ảnh em theo năm tháng, và nơi xa trên bước đuờng phiêu bạt, anh nguyện chúc em hạnh phúc.
    Anh xin lỗi nhất ngôn ký xuất anh không thể giữ, thôi thì xin mượnn lòi này để xin lỗi cùng em.
    Vĩnh biệt Cassie yêu dấu của anh!"

    T.

    Tôi oà khóc không cần che dấu, tại sao tôi phải che dấu khi tôi biết rõ tôi đã tìm đươc những gì tôi hằng mong muốn.

    Tôi mở cửa xe chay ào vào văn phòng, níu áo chị Thơ hỏi trong làn nước mắt "gia dình bác A. đang cư trú ở chỗ nào?"
    Đường phô Houston hôm nay sao đông đúc hơn bao giò hết, sao xe tôi chạy mãi vẫn không tới đuợc nơi tôi cần đến.
    Tôi ước gì mình có đôi cánh, tôi sẽ bay đến nơi anh.
    À mà tôi phải nói gì nhỉ.
    Tôi sẽ nói rằng "Cinderella nếu không có hoàng tử thì sẽ không thể thành cổ tích,
    cũng như em nếu không có anh thì câu chuyện đời mình cũng sẽ không thể gọi là cổ tích.
    Ciderella và em đã tìm thấy cho mình hòang tử,
    và chàng hoàng tử đó đang ở trước măt em.

    Không cần biêt hoàng tử có viện bất cứ lý do gì, chiếc móng ngựa vẫn còn đây, lời nói đã thốt ra hà tất phải chối từ.
    Nếu như hoàng tử không chịu giữ lòi thì Cinderella cũng sẽ biến mất tại ,vì sau tiếng chuông 12 giờ đêm thì tất cả trở lại đời thường,
    Và sẽ không còn cổ tích ,khi chính hoàng tử là người nhẫn tâm phá hoại cổ tích đó.


    Cinderella sẽ trở về nguyên vẹn, như con người rồi cũng sẽ tàn phai theo năm tháng, chỉ có tình yêu là vĩnh cũu.
    Mà nếu như cả tình yêu cũng không thể ở gần người mình yêu thì cuộc sống sẽ trở thành vô vị.

    Sắc đẹp nào cũng sẽ tàn phai, như Cinderella cũng trở về thành cô bé lọ lem nếu không có hoàng tử xõ vào chân đôi giày pha lê óng ánh.
    Cũng như em sẽ mãi mãi héo hon nếu khôngcó tình yêu anh làm cho sống lại.

    Nếu con người mãi chay theo cái vẻ hào nhoáng bề ngoài thì mãi mãi sẽ bỏ lại nhiều thứ.
    Em đã để cho hạnh phúc vượt tầm tay qua một lần, thì lần này em sẽ không cho hanh phúc thêm lần nữa rời xa em.

    Tất cả chỉ chờ anh, đợi anh và vì anh để trở thành cổ tích."
    Hay là tôi chỉ cần hỏi một câu "Em có thể như ngày xưa nghe anh nói
    - Có anh đây , em đừng sợ được không em ?".....


    N.Nikki


    Last edited by linhphy; 04-12-2024 at 12:53 PM.

  7. #47
    Biệt Thự linhphy's Avatar
    Join Date
    Sep 2013
    Posts
    627
    Mười ngày

    26 TẾT
    Anh bảo : “Chiều nay về quê,mùng năm anh lên”.Tôi làm tính nhẩm :Mười ngày .
    Mười ngày vừa Tết,vừa đợi bằng một ngàn ngày thường,có nghĩa là tôi sẽ phải quét mạng nhện một mình ,một mình dỡ những cánh cửa xuống rửa rồi một mình lắp chúng vào chổ cũ …
    Tôi hỏi : “ Sao lâu vậy?”
    Anh cười : “X .có gần đâu để anh đi đi về về như chuột!”
    Tôi lẩm bẩm : “Biết làm gì ở thành phố bây giờ ?”.
    Anh trả lời bằng cách lập cho tôi một thời khóa biểu với những công việc nhàm chán đến nỗi,thay vì làm chúng,thà tôi uống một thứ thuốc gì đó để ngủ liên tục mười ngày còn hơn .
    Rồi anh dặn : “Nhớ viết thư !”.
    Tôi gật đầu ,đây là sở thích của tôi .

    27 TẾT
    Tôi bước vào bưu điện thành phố để bỏ lá thư đầu tiên cho anh .Khi phong bì chui tọt vào thùng thư “các tỉnh”,tôi bỗng cảm thấy hụt hẫng .
    Những giờ trước,khi cắm cúi trên tờ giấy cắt góc cẩn thận,những phút trước,khi bước tự tin trên những bậc tam cấp của bưu diện,tôi hoàn toàn nghĩ rằng anh đang đọc thư tôi .
    Lúc này,nhìn quanh,tôi thấy sao mà lo lắngcho cái thư nhỏ bé của tôi .Mọi người tất bật gọi điện,bôi hồ dán tem .

    Hàng trăm ngàn người như tôi nhưng xem ra họ đều bình tĩnh hơn tôi,xong việc là lạnh lùng bước ra ngoài trời nắng như rang,ngước,
    mắt nhìn nhà thờ đức Bà bên kia đường như thói quen của tất cả mọi người ,rồi đi
    .Còn tôi ,sau vài phút thẫn thờ,tôi ngượng ngiụ nhìn quanh rồi cũng chuồn thẳng .

    28 TẾT
    Khách khứa nhà tôi chủ yếu vào những ngày trước Tết .Họ hỏi : “Cháu đâu ?” Mẹ tôi tự hào chỉ tay không định hướng : “Nó đi làm kiệu,hành bên nhà bạn !”
    Tôi thích mọi thứ không phải nhà mình,ăn cơm nhà khác,ngủ ở nhà khác,trèo lên một cây ổi nhà khác vặt quả …đều thích hơn làm tại nhà mình,thích hơn,bởi vì nó lạ và tôi chỉ cần lạ.
    Tôi ngồi cắt rể kiệu,hai chân tê bại.Châu thọc tay vào cái chậu của tôi ,bĩu môi : “Con này keo,cắt kiệu hà tiện,để đuôi xanh lè !”.
    Tôi nghĩ ,nếu đây cũng là một cách xem tướng ,tôi sẽ phát cho các bạn trai của tôi ,mỗi đứa một cái dao sắc,một nắm kiệu,không ai được nhìn ai và cắt . Hẳn kết quả sẽ là :
    A : Không cắt lá kiệu,chỉ cắt rễ .
    B : Cắt rễ sạch sẽ,kiệu giống như đang nẩyy mầm .
    C : Thất thường ,hỗn độn.
    Và anh,tôi nghĩ,nắm kiệu sau khi đã lọt vào tay anh đành phải vứt đi vì cắt phạm cả đến thân kiệu.
    Châu hỏi : “Mày cười cái gì ?”. Rồi không đợi tôi trả lời,nó ngoe ngoảy đi xuống bếp .Ngày Tết,không ai có thì giờ để làm diều gì đến nơi đến chốn .

    29 TẾT
    Tôi gửi cái thư thứ hai,hy vọng bưu điện làm việc đến 30 Tết,đủ kịp cho cái thư đầu tới tay anh .Anh đang quét mạng nhện chẳng hạn,né tránh một cách bản năng và vô vọng những đám bụi chắc chắn sẽ rơi lên đầu …

    Ông đưa thư dừng lại trước cửa,hét to : “Thu nha !”…rồi tôi hy vọng ,cứ cái đà làm ăn nhanh chóng này ,mùng Năm anh sẽ đọc cái thư thứ hai,
    anh sẽ tưởng tượng được cái cảnh tôi chen lấn trong chợ Tết,tôi hoa mắt chóng mặt ra sao trước một núi công việc .
    Ờ chợ,dưa hấu nằm chồng chất trên rơm,đủ cỡ .Anh bán hàng xoen xoét về những quả dưa và tôi đâm nghi ngờ .

    Một người ăn mày bò lết dưới chân uyển và tôi,lở lói,đầy bùn ‘nhân tạo”
    .Uyển thì thầm : “Xin tiền để lấy sức mà sống,sống để đi xin tiền ,vậy sống để làm gì ?”
    Tôi nghĩ,nhiều khi người ta kéo dài cuộc sống một cách vô ích ,hình như ai cũng có,dù cụ thể hay mơ hồ,một hy vọng ngày mai khá hơn,người bệnh ,
    hy vọng khoa học phát hiện ra một thứ thuốc mới,người ăn mày này hy vọng một ngày nhặt được vàng ….
    Trong chợ,tôi gần như tựa vào Uyển mà bước. “Đông quá,ngộp quá !”.Tôi bảo .

    Uyển an ủi : “Một năm chỉ có một lần ,chịu khó !” ,rồi giở tờ mục lục ra,lẩm bẩm : “Còn bóng heo,mộc nhĩ,măng khô …”.
    Tôi thấy,hình như suốt mấy ngày qua ,tôi chuẩn bị tết không phải để cho gia đình tôi,tôi chuẩn bị cho những người khách chưa rõ mặt,cho một phong tục rắc rối không theo không được…
    Ở cửa,mẹ tôi bảo : “Mẹ đã đặt bánh chưng cho con đỡ mệt”
    .Tôi cười,đỡ mệt thật nhưng cái Tết đã mất đi một nửa .Những cái bánh Lang Liêu đã có người mang đến tận nhà,
    tôi sẽ không rửa lá,đãi đậu và cùng anh chị thức đêm ngoài vườn canh nồi bánh như xưa nữa,lúc còn cha .

    30 TẾT

    Tôi dồn lá vào một góc vườn và đốt, xong đứng hít thở mùi khói vườn. Trước sân, mai đã nở vàng. Con mèo đủng đỉnh ra chọn một khoảng đất sạch sẽ đầy ánh nắng, lăn lộn vài vòng,
    rồi nằm ngửa ra bất động, đầu ngoẹo qua một bên, trông hơi giống một anh động kinh. Tôi nghĩ, nó hạnh phúc hơn tôi, nó không phải chờ đợi điều gì. Còn tôi, tôi đợi thư anh, sao đến giờ này vẫn chưa có.

    Châu tạt qua vài phút dặn: “Tối xong hết việc, tao và mày đi một vòng rồi về đón giao thừa!”
    Đi một vòng Sài Gòn, vừa đi vừa nghĩ, một năm qua mình được gì mất gì… Tôi cũng thích cái trò này.

    Bẩy giờ tối, tôi thấy mẹ Châu còn ngồi may đồ. Nhà vắng hoe, vì sạch sẽ, gọn gàng nên trông càng vắng. “Đi chơi hết rồi, Châu cũng đi gội đầu rồi, chắc sắp về!”
    Cô bảo, rồi đưa tôi hộp mứt: “Ngồi đợi nó một chút!” Tôi mở nắp hộp, tự nhiên thấy ngán ngẩm, như thể mấy ngày nay mình đã phải ăn những thứ này thay cơm…
    Tôi quay mặt đi, che miệng ngáp, tự nhiên giật mình, giờ này, mẹ tôi cũng đang ở nhà một mình giống như mẹ Châu.
    Vội vã, tôi chào cô, dặn lại vài thứ rồi ra về, trong những giờ phút cuối cùng này của năm cũ, người ta “người” nhất.

    Tôi về, thắp một cây hương lên bàn thờ cha, rồi vào phòng nằm, nước mắt chảy dài trên má.

    … Giao thừa, tôi có cảm giác một bàn tay vô hình cuốn lại tấm thảm cũ, trải ra trước mặt tôi một tấm thảm mới tinh, việc đầu tiên tôi làm trên đó là cùng mẹ tôi uống trà, ăn bánh và nghe pháo nổ
    Pháo nổ khắp nơi, cả trong TV lẫn ngoài đường. Chó mèo hoảng hốt thật tội nghiệp, tôi ôm tất cả bọn lập cập đó vào lòng, thấy tràn ngập một cảm giác yêu thương cao cả.

    Mùng Một:

    Tôi mở mắt vì tiếng pháo xa gần khắp nơi, mùi thuốc pháo bay vào tận trong phòng. Mùng Một, trong nắng mới, trẻ con đóng bộ đi lại nhăng nhít trên con đường trước nhà
    Mẹ tôi bảo: “trẻ con cả xóm hôm nay trông cứng như hộp”. Anh chị tôi và thằng bé đến xông nhà, anh tôi nhìn sân, hỏi: “Sao không đốt pháo?”
    . Tôi bảo “Không dám!”. Anh treo pháo vào cành xoài, pháo nổ, các nhà bên cạnh cũng đì đẹt nổ theo, giống cái kiểu gà gáy đua bình minh.

    Chị tôi bịt tai, mắt rạng rỡ, tôi thấy, người Á Đông nhiều thú vui buồn cười, ngay cả ăn uống cũng vậy, lúc nào cũng thích có cảm giác pha trộn.
    Mùng Một, tôi phải cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói. Hàng xóm sang chúc Tết, như người xa lạ vì những lời chúc văn hoa.
    Tôi nghĩ, may mà mùng Một anh không đến, nếu đến chắc anh cũng thành người lạ.

    Mùng Hai:
    Mặc dù năm giờ chiều qua, chị tôi tuyên bố: “Hết Tết!”, tôi vẫn cảm thấy hôm nay mới thật là Tết. Buổi sáng, khách và họ hàng ngập nhà.
    Trẻ con rủ nhau ra ngoài hè, mở những phong bao ra đếm tiền, so đo, tị nạnh.
    Trẻ con dưới sự chỉ đạo của bố mẹ, nói thật máy móc: “Chúc dì (cô) có bồ!”. Tôi cười, thật là một lời chúc tốt đẹp cho tất cả những đứa con gái.
    Chiều, tối, Châu, Uyển và tôi đã khoác tay nhau trong Tao Đàn xem hoa phong lan và hòn non bộ. Châu bảo: “Sao dáng hoa lan đều giống nhau?”.

    Uyển hoang mang: “Tao chịu, không biết đánh giá mấy cây cổ thụ này, thấy cũng giông giống mấy chỗ bán ngoài đường”.
    Đường phố đầy xác pháo, chợ búa vắng tanh. Đêm về, ngang qua quán cũ, tôi nhớ anh thắt ruột, Uyển hỏi: “Mày nhận được cái thư nào chưa?”. “
    Chưa! Chắc bưu điện nghỉ!” “Hôm nay làm việc rồi mà?” Uyển bảo, “Có bồ mệt nhỉ, tao không thích có bồ là vì vậy!”. Châu liếc: “Thật không?”
    Ai cũng hiểu, trả lời là thừa.

    Về nhà, tôi trệu trạo nhai bánh chưng, nghe pháo lẹt đẹt đâu đó, biết rằng Tết đã qua rồi. Tôi ngồi vào bàn, viết một cái thư cho anh, đúng hơn là cho mình vì biết chắc rằng nó không tới kịp.

    Mùng Ba:
    Cũng như mọi năm, tôi ở nhà để đợi Lương tới. Lương bảo: “Tụi mình làm gì ăn cho đỡ ngán bây giờ?
    Lương thèm ăn canh cải và củ đậu chiên chấm mắm ớt”.

    Tôi cười: “Kiếm ở đâu ra để hầu ông đây?”.
    Tụi tôi ngồi cuốn bánh tráng ngoài vườn mẹ tôi đi qua hỏi: “Mấy đứa có muốn uống rượu mít không?”.
    Lương hỏi: “An còn giữ thư từ chứ?
    ” - “Còn, khoảng 80 cái”.

    Có lẽ tôi cũng viết cho Lương khoảng chừng ấy thư, có thể hơn nữa.
    Không hiểu vì lẽ gì và bằng cách nào, tụi tôi đã hạ bậc tình cảm xuống chỉ còn là bè bạn và sự chuyển cấp thoải mái này chứng tỏ cái mà chúng tôi ngỡ là “tình yêu” xưa kia chỉ là ngộ nhận.
    Rồi hai đứa đi thăm bạn bè cũ. Nhà nào cũng giống nhau ở bữa ăn thịt kho, dưa hành, khổ quá…
    Chủ, khách nói chuyện không tập trung nổi vì cắn hạt dưa lách tách, mọi người trêu chọc “Chúc Lương và An năm nay…”.
    Chúng tôi nhìn nhau cười, cố ý trêu chọc lại bằng cách làm cho mọi người hiểu lầm…
    Để đến tối, lúc chia tay, Lương mở đầu: “Chúc An và…” cũng vậy, tôi lặp lại: “Chúc Lương và…” một cơn mưa nhỏ bất chợt đổ xuống trái mùa, tôi tự hỏi, những lời chúc của mình có chân thành không?

    Mùng Bốn:

    Mãi mùng bốn, đám bạn chung của Uyển và tôi mới đến. Ồn ào như cái chợ dù chỉ có vài đứa, tụi nó trong giây lát tạo được không khí Tết vốn rất mờ nhạt trong nhà tôi.
    Phong ôm con chó tên Xịt đang ngoe nguẩy ngoài hiên vào lòng, leo lên xe rồi bảo: “Về nhà tôi!”.
    Phong dựng cái chòi xinh xắn để học bài trong khu vườn của ba mẹ nó. Trước cửa chòi, đầy xác pháo và vỏ hạt dưa.
    Tụi nhỏ kéo một cái ghế cho Xịt nằm xong lấy bài ra đánh.
    Uyển và tôi, hai “người già” ngồi bổ dưa, dọn bánh thuẫn và pha trà, thỉnh thoảng hé mắt nhìn, không hiểu gì lắm.
    Xác pháo hồng một khoảng sân lẫn những cành mai rụng. Mai vàng rực rỡ cùng lá mới, chị tôi đếm và hoan hỉ kêu lên: “Toàn sáu cánh!”.

    Từ xa, thấy anh đưa thư đạp xe tới, tôi chạy ra chặn đường hỏi thư, anh cười: “Không!”
    Uyển bảo: “Tao nghĩ, nó không viết gì cho mày đâu, chắc mải đi với em nào dưới đó!”
    Tôi thấy người ta thường mong người khác bất hạnh để được tỏ lòng thương hại, ai cũng vậy, có điều người khôn thì giấu đi, kẻ dại thì để lộ.
    Buổi chiều, cả bọn lên chùa, tụi con trai ngồi ngoài ghế đá đợi Uyển và tôi vào thắp nhang.

    Trên vòm điện chính, chim sẻ ríu rít bay chuyền qua các chùm đèn lồng, tôi đứng trước Phật và khấn:: “Xin cho mẹ con mạnh khỏe và con được bình an”.
    Rồi tự hỏi, sao lần nào thắp nhang, tôi cũng chỉ xin “bình an
    Rồi chụp hình, ông phó nhòm nói như ra lệnh cho đám loay hoay này: “Nhìn tôi đi, nhìn tôi”.
    Phong lẩm bẩm: “Ông có đẹp gì mà nhìn”, rồi nó đưa hai ngón tay lên đầu tôi như hai cái sừng con,
    tôi cười, hơi thương hại, cái trò đùa này hàng trăm, ngàn kẻ đã làm, nó lặp lại làm gì cho nhàm chán?

    Mùng Năm:

    Anh lên thành phố với một dáng vẻ lạ lùng. Tôi hỏi: “Anh có nhận được thư?”
    Anh gật đầu, “Sao anh không viết?” “Anh cũng không biết”
    . Tôi bảo: “Về đi, mệt lắm rồi” Rồi tôi ngồi đằng sau, nhắm chặt mắt cho đến khi xe dừng trước cửa nhà.
    Anh chúc: “Năm mới…” Tôi ngăn lại: “Thôi đủ rồi!”.
    Vào nhà, tôi xé tờ lịch mùng năm, bỏ vào trong tủ.

    Đêm đó, trời Thanh Đa đầy sao, Châu Uyển và tôi trong một cái quán cùng những vỏ bia.
    Tôi bảo: “Mượn cho tao ghế bố”, bên bờ sông, tôi nằm, nhìn lục bình trôi cùng gió lạnh, bờ bên kia là dừa nước, là những rặng cây hoang dại.

    Trong trạng thái lơ mơ, tôi nhớ lại mười ngày chờ đợi đã qua.
    Châu, Uyển nắm lấy vai và lau mắt cho tôi: “Thôi, An!”.
    Cảm động, tôi mỉm cười, nghe trên sông, róc rách một chiếc thuyền chèo đêm.

    Phan Vàng Anh

  8. #48
    Biệt Thự linhphy's Avatar
    Join Date
    Sep 2013
    Posts
    627
    Tình Người Sưởi Ấm Trái Tim

    Lạnh quá
    ! Gió buốt từng cơn! Đã hơn hai giờ đồng hồ... Vẫn chưa thấy bóng dáng chiếc xe buýt.
    Mọi người ai nấy đều cóng lạnh, đi tới đi lui cố gắng cử động để máu huyết lưu thông tạo nhiệt sưởi ấm cơ thể, nhưng hơi ấm vẫn trốn rút nơi đâu.

    Tuyết rơi càng lúc càng nặng hạt. Con đường lên dốc phía trước mặt - hướng xe buýt sẽ xuất hiện - cứ mịt mờ, trắng xóa.
    Xe qua lại không đủ nhiều để lớp tuyết mới ấy có thể tan nên chúng chỉ càng lúc càng dầy thêm.

    - Xe buýt không đến thì chúng ta phải làm sao đây"
    Một người trong nhóm đã thốt lên như vậy. Câu hỏi làm mọi người thêm lo, bởi xe buýt mà không đến được ,
    thì dù bọn chúng tôi có làm sang đi taxi về nhà vẫn chưa chắc sẽ có được taxi nào chịu đến chở...


    Tôi không còn cảm giác những ngón chân của mình. Chúng đang tê dần và như đang bị hàng nghìn mũi kim chích.
    Một chị đồng nghiệp gốc Phi Luật Tân thường ngày đi xe buýt đến gần bên và hỏi:
    - Em mặc có đủ ấm không" Đứng xích vào đây cho đỡ lạnh. Cầu xin xe buýt mau đến, kẻo bọn chúng ta sẽ chết cóng mất!
    Nhìn khuôn mặt Châu Á của chị làm tôi càng thêm nhớ nhà.
    Giáng Sinh sắp đến, trời Sài Gòn hiện giờ có lạnh lắm cũng chỉ trong khoảng 20 đến 25 độ C mà thôi, không lạnh như ở đây những âm 7 độ.
    Nơi đó còn có gia đình của tôi nữa, nên dù lạnh bao nhiêu tôi vẫn cảm thấy ấm áp.

    Tại sao những người thân yêu cứ phải xa nhau"
    Có phải chỉ như thế người ta mới có thể thấm thía thế nào là nhớ thương chăng, nhất là trong một mùa đông với cơn bão tuyết như vầy"

    Tuyết vẫn rơi, trời đã tối nên ánh đèn đường làm những bông tuyết ẩn hiện lấp lánh trong không gian.

    Cuối cùng, chuyến xe buýt 28-B ấy đã đến.
    Bọn chúng tôi lần lượt nhanh chân leo lên xe, miệng không ngớt kêu trời ơi, lạnh quá, lạnh quá!
    Người tài xế da màu, có lẽ đã ngoài 50 tuổi, giọng hơi ồ ồ, gật gù tỏ vẻ thông cảm:


    Tôi cứ tưởng sẽ không đến đón các người được, vì chặng đường này đã đóng băng.
    Đường dốc, lượng muối rải đường hôm qua chẳng thấm tháp vào đâu; tuyết đã đóng băng.

    Một chiếc xe buýt cách đây vài giờ đã bị trượt và suýt gây tai nạn, vì vậy mà 5 chuyến chỉ chạy một chuyến.
    Chúng tôi biết có một số người tan sở nên đã cố gắng "bò" từng bước lên đây đấy.

    Xin lỗi đã để mọi người phải đợi ngoài lạnh!
    Chúng tôi chỉ vừa xoa xoa tay vừa ríu rít cảm ơn.

    Nửa giờ được ngồi trên xe buýt đã tạm đủ để cả người tôi ấm lại; tôi đã dần cảm giác lại từng phần thuộc thân thể mình, nhưng cái chân phải sao như vẫn còn tê.
    Tôi cố gắng chuyển động từng ngón chân thì phát hiện phần đế ở mũi giày đã bị tróc keo từ lúc nào tôi cũng chẳng rõ. Chỉ phần đế bên trong còn dính vào nhau.
    Xe chạy được nửa đường thì tôi phải xuống để lại đón thêm một chiếc xe buýt khác về nhà.
    Đoạn đường còn lại này phố xá nhộn nhịp hơn nên đường sạch tuyết; tôi hy vọng mình sẽ không phải lại chờ xe bus thêm hai giờ đồng hồ nữa.

    Giầy đã “há mõm”, cái lạnh ùa vào hai lớp vớ len, tấn công những ngón chân.

    Tôi phải bước từng bước thật chậm, sợ đi nhanh quá đế giày tróc luôn.
    Ôi! Sao tôi lại mang đôi giày này vào đúng ngày bão tuyết!

    Tiếp tục đứng chờ xe bus, nhìn chiếc giày bị thương, tôi ứa nước mắt thấy nhớ cha nhớ me.
    Không biết nên tội nghiệp chiếc giày hay tội nghiệp chính mình.

    Đúng lúc đang tủi thân thì câu nói của Helen Keller mà tôi từng ghi nhớ bỗng như vang lên bên tai tôi:
    "J’ai pleuré parce que je n’avais pas de souliers, jusqu’au jour où j’ai vu quelqu’un qui n‘avait pas de pieds."

    - Tôi đã khóc vì không có giày để đi, cho đến khi nhìn thấy một người không có chân.

    Câu nói đó làm tôi bừng tỉnh giữa cơn giá buốt. Như Helen Keller, tôi thấy mình ngưng khóc, ra khỏi cơn buồn tủi, và tăng thêm sức mạnh, nghị lực.
    -Đúng thế. Dù cách một đại dương, tôi vẫn còn gia đình để nhớ. Chỉ mới bị một chiếc giày tróc nửa phần đế.
    Cũng chỉ vài giờ phải chờ xe bus trong bão tuyết giữa thành phố.

    Chỉ mới vậy mà đã khóc. Còn biết bao kẻ không nhà không cửa, tứ cố vô thân, chỉ có những gầm cầu là hiên che nắng, che mưa,
    che giông, che tuyết thì họ phải làm sao để qua được những mùa đông khắc nghiệt"

    Xe buýt vẫn chưa đến.
    Không thể cứ đứng mãi ở đây chờ chết cóng. Ngày mai tôi còn phải tiếp tục đến sở làm, đến lớp học...

    Chắc phải làm gì đó để cứu lấy những ngón chân đang dần đông đá. Bên kia đường có chợ hoa quả đang mời gọi.

    Mùa đông là mùa của trái hồng. Ngoài loại hồng mềm và chát như tôi đã được ăn ở quê nhà còn có loại Hồng dòn và ngọt.
    Tôi tiến đến gần hàng hồng để lựa. Hàng trăm trái hồng thật tươi nằm chồng chất trên nhau.
    -Trái nào cũng đẹp, cũng có vẻ ngon.

    Đang phân vân với mấy trái hồng trên tay, bỗng nghe tiếng nói Việt nho nhỏ: "Cho em cái bịch nè!"

    Quay sang người phụ nữ có vẻ nhiều tuổi hơn mình, tôi tươi cười cảm ơn và nhận cái bao ni-lông chị đang đưa qua cho tôi:
    - Thấy Hồng ngon quá em cứ mải mê lựa, chẳng nhớ đi lấy bao.
    - Ừa, hồng này ngon lắm, hôm qua chị có mua, về ăn thấy ngọt quá nên hôm nay ghé mua thêm!
    Thế là chị và tôi đã cùng nhau lựa hồng và chuyện trò đôi ba câu về rau quả.
    Lòng tôi dần nghe ấm lại. Câu nói "Cho em cái bịch nè!" cứ trở lại trong tôi.


    Dù lưu lạc bất cứ phương trời nào, người Việt mình thường luôn tự để ý và nhận ra nhau, khỏi cần phải hỏi "Chị có phải là người Việt Nam không"" rồi mới bắt đầu câu chuyện.
    Được trò truyện bằng tiếng mẹ đẻ giữa cơn cóng lạnh, tôi như thấy có hơi ấm lan tỏa trong mình và quên đi những ngón chân đông đá trong chiếc giày há mõm.
    Chị đồng hương tiếp tục đi chợ, còn tôi thì sang hàng khoai tây. Một bà có búi tóc bạc đang ráng vò miệng bao ni-lông để mở nó ra nhưng dường như bà không mở được.
    Từ xa nhìn bà vò vò thổi thổi cái bao, tôi vừa buồn cười vừa thấy thương. Tôi đến đưa cho cụ cái bao tôi đã mở sẵn:

    - Từ khi họ đổi loại bao này lúc nào cũng thật khó mở, con cũng bị hoài, nhiều khi vò hoài mà nó không chịu mở miệng...

    Phải thấm tay ướt một chút thì họa may ra con mới mở được.
    Bà gật đầu cùng cười với tôi và nói cảm ơn. Trên khuôn mặt bà hiện rõ niềm vui khi nhận sự chia sẻ, như tôi cũng vừa nhận từ một người xa lạ nhưng...là người Việt Nam mình .
    Mua xong đôi ba thứ, thấy người đã ấm lại, tôi trở ra ngoài, băng qua đường sang trạm đợi xe buýt.
    Vẫn còn những người đợi xe lúc nãy, vậy là chuyến buýt của tôi vẫn chưa đến. Nhưng tôi không còn ngại giầy há mõm, cũng chẳng sợ bão tuyết.

    Bây giờ, dù có phải chờ thêm bao lâu nữa tôi cũng sẽ vui vẻ đứng đợi. Thậm chí nếu xe buýt không đến, tôi sẽ vẫn vui vẻ đi bộ về nhà.

    Trong khi tôi đang mải suy nghĩ và nhìn những bông tuyết đang rơi thì một chiếc xe hơi dừng lại ngay trước trạm xe buýt, cửa kiếng dần hạ xuống, và lại những tiếng nói Việt Nam.:
    - Em ơi, em về đâu vậy"
    Lên chị chở về dùm cho, trời lạnh lắm, chờ xe gì nổi mà chờ!

    -Ôi, chính là cái chị đã "cho em cái bịch nè!"

    -Chị đi chợ xong rồi ư"
    Trời tối vầy mà sao chị ấy vẫn trông thấy tôi, hay thật!

    Em sợ làm phiền chị quá, em ở trên này khoảng 8 ngã tư, có tiện đường chị không"
    - Em lên xe đi, không tiện chị cũng chở em về... không sao đâu, chị cũng ở khu trên đó...
    Tối hôm ấy, trong khi bão tuyết vẫn vần vũ ngoài trời, tôi đã thật vui.
    Chưa bao giờ vui thế, dù phải ngồi hơ ấm chân và cứ lo mình sẽ bị cưa mất cái chân phải đông đá...

    Chính chị "cho em cái bịch nè!" đã cứu cái chân tôi!
    Xin cảm ơn chị, và cũng xin được cảm ơn người đồng nghiệp Phi-Luật-Tân đã đứng xích lại choàng lấy vai tôi giữa cơn bão tuyết,
    cảm ơn người tài xế xe buýt thật tốt bụng và có trách nhiệm khi ông đã cố ráng "bò" lên con dốc đóng băng.

    Quả đúng, trời có giá lạnh bao nhiêu, tình người vẫn luôn đủ để sưởi ấm cho nhau...

    Anne Khánh Vân

  9. #49
    Biệt Thự linhphy's Avatar
    Join Date
    Sep 2013
    Posts
    627
    Ông Bà Cụ Đakao

    Mỗi tuần một buổi nhóm chợ ngoài trời, tôi đều thấy ông bà cụ đó đi loanh quanh mua sắm.
    Nhìn hai cụ đi bên nhau, tôi chắc chắn đây là một gia đình hạnh phúc. Hai cụ rất đẹp lão, vẻ phúc hậu và phong lưu.
    Điều nổi bật làm tôi chú ý ngay là cả hai cụ đều có nụ cười rất tươi và rất hiền từ.
    Tôi cũng rất chịu cái gu ăn mặc của các cụ.
    Giản dị mà vẫn đẹp mắt. Trẻ trung mà không lố bịch.

    Nhất là cụ Ông hay mặc quần jean, đi giầy basket, khoác áo blouson vải nếu hôm nào có chút gió mát.
    Nhìn cụ phục sức như thế, không ai dám bảo cụ đã gần tám mươi tuổi.

    Không thấy quá trẻ so với đôi lông mày bạc dài rủ xuống phía đuôi mắt, mái đầu hói gần hết tóc, chỉ còn một vòng tròn phía sau đầu,
    giống mấu thầy tu dòng Franciscain.
    Khi nào trời lạnh, cụ khoác áo măng-tô dạ xám xẫm, quấn khăn cổ, đội mũ nồi, lúc đó mới thấy vẻ già nua.
    Cách mặc của bà cụ ít trẻ trung hơn, nhưng rất giản dị.

    Quần tây xám hay nâu, đậm hay nhạt mầu tùy mùa lạnh hay mùa hè. Choàng trên vai cái khăn lụa.
    Áo sơ mi dài tay cùng màu, thường được cụ bỏ ra ngoài quần « để che cái bụng nó xổ ».
    Cụ hay cười mà nói thế, tay để trên bụng, vuốt xuôi xuống:
    - Từ ngày sang đây, tôi mới ăn mặc như thế này, chẳng ra tây cũng chẳng ra ta. Các bà văn minh thấy tôi ăn mặc thế này, chắc chê tôi nhà quê?
    Tôi thì nghĩ tươm tất là được rồi. Vả lại thời buổi này, được may mắn như mình đã là phúc đức lắm rồi, xá gì cái bề ngoài nữa.
    - Chỉ có người đua đòi xe xua và bề ngoài mới cần cái...bề ngoài cụ Ơi.

    Cụ thấy không, cháu còn trẻ mà ăn mặc cũng giản dị như cụ vậy thôi.
    Ai chê cười mặc ai. Nhiều lúc nực cười cụ ạ, vừa thấy mặt mình, chưa chào hỏi đã nhìn từ đầu tới chân mình đánh giá.
    Thậm chí có người còn nhào cả vào người mình lật áo lên xem mác gì, hàng vải ra sao, tốt xấu thế nào, rồi hỏi ngay rằng mua ở đâu.
    Hễ nghe nơi bán là chỗ xưa nay nổi tiếng thì có vẻ ngán, mà nghe bình dân thì chê bai, rẻ rúng ra mặt.
    Cho nên khi nào hỏi, cháu trả lời hai nơi, một là ...chợ rệp, hai là Lafayette.

    Thế là cụt hứng. Hết khen và cũng hết chê. Có giỏi cứ ra hai nơi đó mua. Vài lần như thế là tởn mặt cháu, hết dám hỏi, cụ ạ.
    Bà cụ bật cười. Nụ cười hiền lành. Đoạn cụ điềm đạm nói:
    - Cô còn trẻ nên còn nóng tính. Chúng tôi thì chẳng để ý gì đến lời khen tiếng chê nữa.
    - Với mấy người ấy phải dữ như thế mới được cụ ạ. Có lần cháu mặc cái áo tơ tằm, quà của chị cháu ở Việt Nam ấy mà.

    Khi nghe nói là quà Việt Nam, họ tương ngay một câu « ối, áo xoa Việt Nam ấy à? chỉ đáng 10 đồng bạc ». Mười francs ấy mà cụ.
    Thế có giận không chứ?
    Đối với họ chỉ có đồng tiền, chẳng tình chẳng nghĩa gì hết.
    Nhiều khi lẩm cẩm, cháu cứ nghĩ sao họ không vất mấy tính xấu đó xuống biển, trong rừng cho rồi, hay bỏ lại ở Tân Sơn Nhất, khi lấy máy bay tị nạn sang đây.
    Chịu khó mang theo một lô tính xấu, rồi lại học thêm một mớ tính xấu ở đây. Thật là khổ tâm hết sức. Như cái vụ Ôm hôn
    . Mặt thì mít đặc, mà cứ hơn cả đầm. Mà phải còn trẻ bảo rằng nhiễm tính đầm. Đằng này nước phèn Việt Nam rửa mấy cũng chẳng phai.
    Gớm, mới nghĩ thôi cháu đã nổi mề đay cụ ạ. Bà cụ cứ nghiêng cả người đi mà cười.

    Rồi nửa trách nửa không:
    - Cô cũng khó tính quá nhỉ?
    - Không khó tính đâu, thưa cụ. Thẳng tính thôi. Rởm thì cháu nói rởm. Chứ cụ bảo cháu phải nói sao bây giờ?
    Khi trời rét ít thấy cụ bà. Những lần đó tôi đều hỏi thăm.
    - Bà nhà tôi trông thế nhưng yếu lắm. Đường xá cô thấy, lại trơn ướt. Nhỡ một cái thì khốn.
    Nên, thôi, để bà ấy ở nhà. Tôi chỉ mua mấy thứ lăng nhăng, loanh quanh một chút rồi về thôi.
    Gần như lần họp chợ nào, hai cụ cũng ghé mua chút hàng cho tôi. Cụ bà cứ mừng thật may có quán của tôi bán thức ăn và đồ dùng á đông.
    Không phải đi métro đến tận quận 13 trong Paris, vừa xa vừa mất thì giờ.

    Nhiều khi tôi biết hai cụ chẳng cần đến mà vẫn ghé mua, dù chỉ một chút xíu. Hình như hai cụ có ý mua giúp thì phải.
    Những lần đầu, tôi mới đến bán ở chợ này, hai cụ đứng chơi hơi lâu. Hỏi gia cảnh tôi và kể về gia đình cụ.
    Khi nghe kể chồng tôi chết trong tù cải tạo, thì bà cụ biến sắc mặt.
    Tôi thấy cả một trời thương cảm trong đôi mắt già long lanh lệ. Lòng tôi chợt mềm đi và tự nhiên tôi nhớ tới mẹ tôi.
    Cũng nét mặt thảng thốt, nhợt nhạt, đau thương đó, cũng thái độ im lặng, âm thầm chia xẻ đó, mà cũng đủ nói lên hết nỗi xót xa.
    - Thế cô đã có cháu nào chưa?
    Giọng bà cụ nhẹ nhàng, như sợ đụng vào vết thương trong tôi.
    - Dạ có. Cháu có hai đứa. Một trai một gái. Con trai cháu 17 tuổi rồi, em nó 14. Con nhỏ không biết mặt bố nó.
    Cháu có bầu thì bố nó đi tù cải tạo. Gọi là cải tạo cho mỹ miều để lừa gạt đấy cụ ơi !

    Nhân dân miền Nam ai chẳng hiểu là đi tù. Đó là hình thức trả thù. Chồng cháu bị đem ra Bắc. Có nhắn cháu mang con đi.
    Cháu cứ do dự mãi. Chẳng lẽ bỏ chồng ở lại?
    Cho dù không được thăm nuôi, chẳng được nhìn mặt nhau bao nhiêu năm trường. Nhưng anh ấy còn sống, làm sao cháu nỡ bỏ đi?
    Vì cháu vẫn hy vọng có ngày chồng cháu ra tù. Dù hy vọng rất mong manh. Thế rồi cháu được tin chồng cháu chết.
    Chết vì đói, vì rét, vì bịnh không thuốc men, không săn sóc, chết vì bị hành hạ từ thể chất đến tinh thần. Chết như thế là chết oan cụ ạ. Cho nên linh thiêng lắm.

    Có lẽ đã phù hộ nên ba mẹ con cháu thoát ngay lần đầu vượt biên. Cụ còn lạ gì, có người đi năm lần bẩy lượt mà không thoát.
    Tán gia bại sản, chưa kể tù tội mọt gông, phải chạy vàng mới ra tù.
    Sang đây, cháu toàn gặp may mắn. - Vâng, tôi biết cảnh đó. Các con tôi, cũng có người nếm cơm tù cộng sản rồi.
    Nói thật chẳng gia đình nào mà không bị ly tán, kể từ khi chúng nó về.

    Đến cả người dân sự, chỉ có một việc không may là làm cao cấp trong chính quyền cũ, cũng tù mọt gông, đừng nói ai khác.
    Cụ cười buồn khi nói đến chữ « không may ». Cụ tiếp:
    - Người ta già cả rồi nữa. Về hưu từ đời nào rồi. Chỉ vì thật thà, thơ ngây, vì là người tử tế mà cô, nghe kêu gọi ra trình diện, thế là dẫn xác ra.
    Rõ khổ. Nó có chừa ra đâu, cũng bị tóm đi. Rồi đi luôn. Vợ con cứ ngớ ra. Thật là dại dột. Mà tụi kia cũng thật là táng tận lương tâm. Thật là đểu cáng.
    Nói xin lỗi cô nhé! Chúng nó lừa tuốt tuột cả. Kể từ thời Pháp, thời các ông Quốc Dân Đảng hay trước nữa cơ ấy chứ.
    Lừa xong rồi thì chúng mách lẻo cho thực dân Pháp, thế là chết cả nút. Có ông cụ bạn nhà tôi, về hưu lâu rồi.

    Trước là luật sư. Ông cụ này thì không ngây thơ đi trình diện. Nhưng nửa đêm chúng nó xông vào nhà bắt đi.
    Bà vợ cứ khóc ngất đi mà chúng mặc kệ. Cứ xồng xộc lôi ông cụ đi.
    Cũng tròm trèm 70 rồi chứ trẻ trung gì đâu.
    Khổ thế. Nhà chỉ có hai vợ chồng. Các con đi thoát hồi 75 cả. Tưởng già thì yên thân. Vả lại làm luật sư chứ có giết ai?

    Ai ngờ chúng bảo rằng đã kết án nặng một đứa là Việt cộng. Bây giờ chó nhẩy bàn độc, cô hiểu chứ, chúng bắt trả thù.
    Mất gần 10 năm trời đấy cô ạ. Ra tù đã gần 80t. Kinh khiếp không cô?
    Bà cụ Ở lại nuôi chồng. Các con gửi tiền nuôi mẹ.
    Cũng may bị nhốt ở Phan Đăng Lưu hay loanh quanh miền Nam nên bà cụ còn thăm nuôi được.
    Nghe nói bác ấy vừa ra tù và sắp đi đoàn tụ với các con ở Canada. Thôi ông trời vẫn có mắt. Bà cụ thở dài, nét mặt xa vắng.
    - Ông trời mà có mắt thật thì tiêu diệt lũ quỷ đó đi.
    Từ nãy đến giờ im lặng, cụ Ông giận dữ chêm vào. Đôi mắt long lanh ánh lửa.

    - Rồi ông xem, ông trời có mắt chứ chẳng không đâu. Lũ ma quỷ ấy rồi sẽ tiêu tan nay mai thôi.
    Không hợp lòng trời, chẳng hợp lòng dân, hai thứ đó đều không có, mà sao chưa tan, kể cũng lạ thật!
    Ông cụ gật gù như nói riêng với mình.

  10. #50
    Biệt Thự linhphy's Avatar
    Join Date
    Sep 2013
    Posts
    627
    Tôi cứ vừa bán hàng vừa chuyện trò như thế mỗi khi hai cụ đến quán.
    Có lần các cụ hỏi đến con tôi.
    Tôi khoe chúng nó học giỏi. Hai cụ tươi cười mừng rỡ như chính cháu cụ tiến bộ.
    - Các cháu vẫn nói được tiếng Việt chứ?
    - Dạ, con của cháu còn Việt Nam lắm cụ ơi. Chắc chồng cháu phù hộ cho đấy.
    - Qúy quá ! Thế thì quý quá. Nhà cô có phúc đấy. Chắc chắn ông nhà phù hộ cho cô.

    Rồi bà cụ không ngớt dặn dò:
    - Cô cứ tiếp tục ăn hiền ở lành, cư xử tử tế đi. Trời Phật không bao giờ phụ lòng người tốt đâu cô ạ!
    Cụ đặt bàn tay lên cánh tay tôi vỗ nhè nhẹ. Tôi nhớ cụ có hai bàn tay ấm áp, lòng bàn tay đỏ hồng như son.
    Có khi hai cụ chỉ mua ở hàng tôi một món gì đó, không mua gì nơi khác.

    Mục đích để giúp tôi và có cớ đi loanh quanh cho thấy mặt người, những khi các con các cháu đi làm, đi học, chỉ đến thăm vào cuối tuần.
    Nhưng cũng có khi hai cụ khệ nệ mang mấy túi ny lông nặng.
    Vẫn không quên ghé hàng tôi mua đồ á đông. Nói vài câu thăm hỏi.
    Khoe rằng sẽ có các con cháu về chơi cả ngày. Sẽ làm món này món nọ cho cả nhà.

    Những lúc đó thấy cụ bà vui như tết, lăng xăng thu thu dọn dọn mấy túi xách và cứ giành với cụ Ông:
    - Ông đưa cho tôi xách bớt cho.

    Ai lại cứ đòi xách hết. Rồi lại trẹo cả tay. Tôi xách được chứ có què đâu mà không chịu chia cho tôi?
    Quay sang tôi, cụ bà tươi như hoa nói như giảng giải:
    - Ông ấy cứ đòi xách hết, mà nặng như thế, cô xem. Tôi cứ bảo ông ấy giống ông sư Giác Viễn trong truyện kiếm hiệp gì ấy.
    Cô có đọc truyện đó không?
    - Thế là cụ cũng đọc kiếm hiệp đấy à?
    - Vâng, thì cũng đọc cho vui ấy mà.
    Truyện gì mà có ông sư Giác Viễn với lại ông Nói Không Được gì ấy.
    Tôi chẳng biết là Nói Không Được hay là Không Nói Được. Tôi cứ nhầm mãi.
    Cụ Ông ít nói, lẳng lặng cân nhắc rồi đưa cho cụ bà một hai túi nhẹ.
    - Đấy, bà xách mấy túi này được rồi. Muốn xách thì cho xách nhé. Nhưng mà nói không được hay không nói được, đố bà.
    Cụ Ông cười cười, hiền lành nhưng dí dỏm.

    Rất nhiều lần, từ xa, tôi thấy hai cụ khoác tay nhau đi. Có khi thì cụ bà chỉ cho cụ Ông tránh chỗ bẩn trên vỉa hè,
    vì cụ Ông còn mải nghiêng đầu đọc một tít lớn trên một tờ báo trước cửa tiệm sách báo.
    Có khi thì cụ Ông dắt tay cụ bà đỡ bước leo lên hè phố hơi cao hay lồi lõm.
    Hoặc khi sang đường, lúc nào, cụ Ông cũng có cử chỉ đã đi vào thói quen là che chở cho cụ bà.

    Nhìn hai cụ săn sóc nhau từng li từng tí, nói với nhau bằng những lời lẽ giản dị mà vẫn gói ghém biết bao nhiêu tình nghĩa,
    tôi thấy cả một trời hạnh phúc trong cuộc sống của các cụ.
    Hạnh phúc thật là giản dị mà sao nhiều người chẳng phát giác ra điều đó.

    Tôi cũng nhận thấy cái tình, cái nghĩa thắm thiết, sâu đậm của người á đông chỉ còn tồn tại ở một số cặp vợ chồng già, như đôi ông bà cụ này.
    Bây giờ, những giá trị tinh thần đó giảm bớt, phai lạt khá nhiều bởi nếp sống cho là văn minh, tiến bộ,
    bởi nếp sống máy móc, chụp giựt ở xứ người và cả ở trong nước, nơi mà giá trị đồng tiền được đề cao hơn gì hết,
    nơi mà thái độ bất lương ngự trị khá phổ biến.

    Bẵng đi cả tháng trời, không thấy hai ông bà cụ đi chợ.
    Tôi băn khoăn ngóng nhìn phía xa nơi các cụ hay đi tới. Mặc dù chỉ quen biết thế thôi vào mỗi buổi chợ,
    nhưng tự nhiên tôi đã coi ông bà cụ như người thân thiết, gần như cha mẹ tôi đã khuất bóng. Lòng tôi bồi hồi lo lắng.
    Tôi có cảm giác không vui. Tôi đoán chừng một trong hai cụ đau ốm gì đây. Nghĩ tới đó, lòng tôi chợt lo lắng.

    Quả nhiên tôi đoán không sai.
    Vào một buổi chợ, chỉ thấy một mình cụ Ông đi tới. Ngay từ xa, tôi đã thấy cụ già hẳn đi.
    Lụ khụ. Vẫn ăn mặc như xưa. Bước đi bềnh bồng, không vững, dáng đi khom xuống, đôi vai xuôi.
    Khi cụ đến gần, tôi xúc động thật sự.
    Mặt cụ hốc hác, xanh xao.
    Đôi mắt buồn man mác. Đôi lông mày bạc trắng như rủ xuống thấp hơn.
    Chỉ nhìn thôi tôi đã không dám lên tiếng hỏi.
    Tôi nghĩ rằng có thể cụ bà không chỉ ốm đau nặng.

    Tôi chưa lên tiếng chào, cụ đã nói, giọng thong thả, nhưng thật buồn rầu:
    - Bà nhà tôi bỏ tôi đi rồi!
    Cụ chỉ nói thế thôi rồi đứng im. Buồn bã
    . Tôi nín thở. Hình như tim tôi ngừng đập trong tích tắc đó.
    Lúng túng, vụng về, tôi gợi chuyện:
    - Cụ bà mất rồi ư?
    Thật hả cụ? Chết chưa!
    Im lặng một chốc vì tự nhiên tôi không biết phải nói gì. Cứ thừ người ra. Liên tưởng đến mẹ, nước mắt tôi tự nhiên trào ra.
    Đang lúc tôi xụt xịt và tìm khăn giấy thì cụ Ông chậm rãi tiếp:
    - Bà ấy sướng, sướng hơn tôi nhiều. Bà ấy đi như đi ngủ.
    Cuối tuần gặp đầy đủ con cháu. Đang vui vẻ. Đêm chủ nhật, rạng thứ hai, tự dưng kêu đau tay, nhức đầu.
    Tôi dậy xoa dầu cho rồâi bảo để sáng ra kêu bác sĩ tới. Ai ngờ sau đó bà ấy ngủ luôn, không dậy nữa.
    Tự nhiên tôi đâm ra nhớ bà cụ ghê gớm. Nhớ nụ cười hiền hậu, tươi tắn.
    Nhớ giọng nói đôn hậu, dịu dàng. Nhớ dáng dấp giản dị mà sang trọng, không hề quê mùa chút nào như cụ đã nói
    Tôi không biết nói sao với cụ Ông. Tôi chỉ đành nói xuôi chiều:
    Thật tội nghiệp quá!
    Nhưng mà như thế...cụ bà thật là sung sướng.
    Chẳng đau ốm gì là sướng nhất. Bố mẹ cháu còn đau ốm ít nhất vài tháng mới mất.
    - Bà ấy sướng, sướng hơn tôi.
    Ông cụ nhắc lại câu nói lúc nãy. Có lẽ cụ muốn nói rằng kẻ ở lại mới là kẻ khổ hơn.
    Do dự giây lát, rồi cụ chào tôi:
    - Thôi tôi chào cô. Tôi dọn về nhà con gái út tôi rồi.
    Chúng nó không muốn tôi ở đây một mình. Hôm nay ghé về đây lo thủ tục giấy tờ, nhân tiện ghé qua cho cô hay.
    Thôi chào cô nhé. Chúc cô làm ăn phát tài. Cho tôi hỏi thăm các cháu.
    Tôi lại lúng túng xoay xoa? tìm lời:
    - Cháu xin chia buồn với cụ. Vâng, cụ về nhà các anh chị ấy là phải.
    -Cảm ơn cụ. Cụ ráng giữ sức khỏe nhé. Lúc nào có dịp, cụ nhớ ghé cháu.
    - Cảm ơn cô. Vâng tôi vẫn ráng giữ sức khỏe đấy chứ. Khi nào có dịp tôi không quên ghé thăm cô đâu.
    Ông cụ cười. Nụ cười héo hon, thật gượng gạo.
    Rồi cụ quay đi. Lưng khom, vai trĩu nặng u buồn. Bước chân run rẩy.

    Lần đầu tiên từ ngày quen biết hai cụ, tôi mới chợt nhận thấy tuổi tác già nua nơi cụ.
    Rồi từ đấy, không bao giờ tôi gặp lại ông cụ nữa. trong những buổi chợ sau này,
    đôi khi chợt thấy bóng ai, tôi cứ ngỡ là bóng dáng hai cụ.
    Khi là cụ bà với nụ cười hiền hậu, khi là cụ Ông với dáng dấp trẻ trung, khoẻ mạnh.
    Nhưng không. Chỉ là người thoáng giống mà thôi.

    Lâu lâu lòng tôi lại đột nhiên nhớ nhung như nhớ người thân thích.
    Ngần ấy ngày tháng quen biết, nhưng hai bên không ai biết rõ tên tuổi ai.
    Hai cụ chỉ biết tôi tên là Vân và tôi chỉ biết hai cụ ngày trước ở Đakao.
    Từ đấy, mỗi khi nhớ đến hai cụ, tôi lại thầm gọi Ông Bà Cụ Đakao.

    Vân Hải



 

 

Similar Threads

  1. Truyện ngắn Nhật Bản
    By Thùy Linh in forum Truyện
    Replies: 1
    Last Post: 06-03-2023, 08:22 AM
  2. Điệu Nam Ai- Truyện ngắn - Ngô Ái Loan
    By MưaPhốNúi_ in forum Truyện
    Replies: 2
    Last Post: 08-18-2020, 08:41 PM
  3. Truyện ngắn Mặc Bích
    By Frank in forum Truyện
    Replies: 10
    Last Post: 05-31-2014, 12:08 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 08-10-2013, 01:44 PM
  5. Truyện ngắn của Mưa PN
    By Mưa PN in forum Truyện
    Replies: 16
    Last Post: 11-02-2012, 09:30 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 06:39 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh