Register
Page 11 of 15 FirstFirst ... 910111213 ... LastLast
Results 101 to 110 of 144
  1. #101
    Lotus
    Guest
    Sách cho lớp 1 có in cờ Trung Quốc

    HANOI/SAIGON -- Sách học cho học sinh tiểu học VN đã vẽ cờ Trung Quốc tại nhiều nơi, một dấu hiệu cho thấy Bộ Giáo Dục & Đào Tạo VN nếu không có “dấu hiệu trở cờ” thì hẳn là ở cấp cao đã có gián điệp TQ chen vào, bơm tiền mua chuộc.

    Báo Tuổi Trẻ kể rằng:

    “Sau chuyện “cổng trường cắm cờ Trung Quốc” (Tuổi Trẻ ngày 5 và 6-3), lại có một cuốn sách nữa do tác giả Việt Nam biên soạn dạy tiếng Việt cho trẻ em cũng in cờ Trung Quốc.

    Kiểm tra thông tin do bạn đọc cung cấp cho biết sách học vần của trẻ em cũng vẽ cờ Trung Quốc, chúng tôi dễ dàng tìm thấy ở nhà sách Lý Thường Kiệt và nhà sách Tiền Phong (Hà Nội) cuốn Bé làm quen với chữ cái (hành trang cho bé chuẩn bị vào lớp 1) của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hà, NXB Đại Học Sư Phạm, được nộp lưu chiểu tháng 1-2012. Ở bài 14 (học chữ C) có in những con vật, đồ vật có chữ cái là “C”, trong đó có lá cờ của Trung Quốc.”

    Bản tin báo TT cũng ghi lời Ông Đinh Văn Vang - tổng biên tập của NXB Đại học Sư Phạm, người chịu trách nhiệm về nội dung các đầu sách của NXB phát hành - “cho biết chiều 6-3 đã đề nghị tác giả đi thu hồi toàn bộ cuốn sách “in thử” có vẽ cờ Trung Quốc.”


    Sách cho lớp 1 có in cờ Trung Quốc. (Photo: Báo Dân Trí)
    Điều khó hiểu rằng, sao “in thử” mà bắt trẻ em “học thiệt.”

    Tương tự, báo Người Lao Động loan tin về một văn bản từ một Thứ trưởng ra lệnh “không mua, sử dụng” các sách không thích nghi. Nhưng không thấy có lệnh điều tra hay truy tố nào.

    Bản tin NLĐ hôm Thứ Tư nói, vào chiều ngày 6-3, Thứ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Thị Nghĩa đã có văn bản gửi các sở GD-ĐT về bộ sách “Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ”.

    Bản tin viết:

    “Theo Bộ GD-ĐT, bộ sách có một số nội dung, hình ảnh không phù hợp với trường học và trẻ em Việt Nam, không phù hợp với Chương trình Giáo dục Mầm non do Bộ GD-ĐT ban hành.

    Vì thế, Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở GD-ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn không mua và sử dụng bộ sách này; nếu đã mua thì gửi trả lại các Nhà Sách để đơn vị phát hành (Công ty TNHH văn hóa Hương Thủy) và Nhà xuất bản Dân trí xử lý. Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn cho giáo viên và cha mẹ trẻ không nên mua và sử dụng bộ sách này.”

    Điều nguy hiểm là sách này mập mờ viết bằng ngôn ngữ, có thể để hiểu rằng những gì trong sách là từ Bộ GD-ĐT Trung Quốc.

    Baả tin NLĐ kể:

    “Cùng ngày, bà Ngô Thị Hợp - Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, Bộ GD-ĐT - cho hay, cuốn sách “Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ" có nhiều điểm “mập mờ” khiến người đọc phải băn khoăn. Đó là lời giới thiệu có nói sách được biên soạn theo chương trình giáo dục của Bộ GD-ĐT, nhưng lại không nói rõ Bộ GD-ĐT Trung Quốc hay Bộ GD-ĐT Việt Nam.

    Sách cũng ghi tác giả là một số GS đầu ngành, nhưng không biết đầu ngành của nước nào, và cuối cùng là in cờ Trung Quốc trên sách...

    Điều bất ngờ là trong hợp đồng mà Nhà xuất bản Dân trí cung cấp cho Vụ Giáo dục mầm non lại có điều khoản cho phép nhà xuất bản này chỉnh sửa nội dung cho phù hợp với yêu cầu của nơi phát hành sách. Chính vì thế, bà Hợp nhấn mạnh: “Việc cho rằng vì tôn trọng bản quyền mà lại phát hành sách cho học sinh chuẩn bị vào lớp 1 có in cờ Trung Quốc ngay trên cổng ngôi trường là không chấp nhận được”.”


    http://www.vietbao.com/D_1-2_2-70_4-205061_15-2/

  2. #102
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Dù sao em thấy cái lá cờ Trung quốc người ta in trong sách ấy cũng chỉ có 5 sao thôi, chứ không phải 6 như những lần trước. Đấy là một chi tiết rất tích cực và đáng ghi nhận.

  3. #103
    Lotus
    Guest
    Làm khu tự trị thì 6 sao, nếu sau chịu tự nhập luôn thành một thì không cần thêm sao.

  4. #104
    Lotus
    Guest
    Mở mắt vẫn bị... mờ


    Ngô Nhân Dụng




    .... Nếu trước khi lên 5 hay 6 tuổi, trước khi đến trường học, mà trẻ em biết hình lá quốc kỳ các nước trên thế giới thì cũng không hại gì. Nhưng cuốn sách “Bé Tập Kể Chuyện” lại không giới thiệu đó là cờ của Trung Quốc; mà chỉ giới thiệu nó là cờ mà thôi. Ðể một lá cờ nước khác trên ngôi trường, cho trẻ em nước mình tập đọc, thì thật không hiểu nổi! Các em sẽ tập một thói quen, là coi cờ Trung Quốc là cờ, lá cờ duy nhất, và lầm tưởng đó là cờ của chính các em....

    Sau khi hành động phản nghịch đó được phô bày trên bài báo, người ta kinh ngạc về phản ứng của các cơ quan nhà nước phụ trách về giáo dục. Trước hết, Bộ Giáo Dục và Ðào Tạo không hề hay biết gì về cuốn sách dạy trẻ này, cho tới khi nhà báo vạch ra. Họ mở mắt hay nhắm mắt? Sau khi báo chí phanh phui, các quan giáo dục chỉ cho biết họ sẽ “rà soát!” Sẽ, chứ chưa làm gì ngay cả! Hình ảnh những lá cờ bay phấp phới trên trang sách, mở mắt ra thì phải nhìn thấy và hành động ngay lập tức chứ? Nó đâu phải mấy trái mìn chôn dưới đất mà cần phải rà soát mới thấy? Hay họ mở mắt nhưng mắt vẫn mờ vì những lý do mờ ám? Cái nhà nước này ngồi đó ăn cơm của dân để làm cái gì? Tại sao khi một bác sĩ chỉ dịch bản tài liệu “Dân chủ là gì” thì bị bắt bỏ tù ngay; còn khi một nhà xuất bản nhồi sọ trẻ em bằng lá cờ ngoại quốc thì còn phải đi rà soát ?

    Càng ngạc nhiên hơn nữa khi chúng ta nghe những lời chạy chữa của bà Bùi Thị Hương, người chịu trách nhiệm xuất bản của nhà xuất bản Dân Trí. Bà giải thích: “Ðây là sách dịch, mua bản quyền của đối tác nước ngoài... Chúng tôi đã kiểm tra hợp đồng bản quyền thì thấy các điều khoản trong đó rất chặt chẽ, đơn vị phát hành sách phải giữ nguyên xi nội dung gồm phần chữ và hình ảnh như bản gốc, không được phép thay đổi.” Bà còn bào chữa: “Hình ảnh trong sách là hình ảnh trường của Trung Quốc thì phải treo cờ Trung Quốc chứ không thể treo cờ Việt Nam được. Tôi thấy nội dung và hình ảnh rất bình thường, không có gì nặng nề.”

    Công tác chữa chạy này theo đúng mô hình quen thuộc, đúng đường lối của Ðảng Ta. Thứ nhất, là chối tội. Thứ hai là gian trá.

    Chối tội rằng “nội dung và hình ảnh cuốn sách rất bình thường.” Nhưng đem dạy trẻ em ba, bốn tuổi về lá cờ, cho trẻ em thấy hình ảnh đầu tiên trong sách của lá cờ, mà lại dùng cờ một quốc gia đang xâm chiếm nước mình, thì đó là hành động rất “nặng nề,” không thể coi là bình thường được! Gieo rắc những hạt giống đầu tiên vào trí óc trẻ em, trắng tinh như những trang giấy mới, thì phải thận trọng! Làm sai rồi sẽ không thể dễ dàng xóa đi được. Lối chối tội này giống hệt như sau cuộc cải cách ruộng đất tàn sát hàng trăm ngàn đồng bào. Như nhà văn Lưu Quang Vũ viết: “Có những cái sai không thể sửa được!”

    Gian trá, cho nên mới nói đây là sách dịch, cho nên họ vẽ cờ gì mình phải giữ, không thể sửa chữa được; như bà Bùi Thị Hương nói “phải giữ nguyên xi nội dung gồm phần chữ và hình ảnh như bản gốc, không được phép thay đổi.” Người đọc chỉ cần coi một trang trong cuốn sách cũng thấy đây không phải là sách dịch.

    Trang 14 trong một cuốn sách cho trẻ em tập đọc chữ C. Phần trên có các hình ảnh như Cây, con Cua, con Cá, lá Cờ, trái Cam, vân vân. Dưới là những chữ viết để tập đọc.

    Nếu đây là một cuốn sách tập đọc của trẻ em Trung Hoa thì chắc chắn không thể có từng trang cho mỗi chữ A, B, C được. Chữ Tàu không dùng mẫu tự ABC. Trẻ em bên Tàu sẽ tập đọc từ những chữ ít nét, dần dần đọc đến chữ nhiều nét. Như vậy thì không thể nào có vấn đề “giữ nguyên xi nội dung gồm phần chữ và hình ảnh như bản gốc” như bà Hương nói. Cam đoan trong bản gốc, nếu có, không có trang nào dạy trẻ em Trung Hoa tập đọc mà lại vẽ hình quả cam cùng với con cua và lá cờ được. Ðó là những chữ rất nhiều nét, khó nhớ, chắc học hết bậc tiểu học các em mới tập nhớ được.

    Khi bà Bùi Thị Hương quả quyết, “...chắc sẽ không thể sửa nội dung sách,” và “không thể thay cờ Trung Quốc thành cờ Việt Nam bởi như thế là vi phạm hợp đồng” thì chính mắt bà có biết nội dung bản chữ Hán thế nào không? Có trang nào dạy trẻ em Trung Hoa học các chữ A, B, C hay không? Họ có thay đổi nội dung khi chuyển sách của họ thành sách dạy trẻ em nói tiếng Việt hay không?

    Cho nên phải nghi ngờ: Không biết thật sự có một bản gốc nào hay không; hay là đây là một sáng tác của các đồng chí Trung Quốc giúp dạy trẻ em nói tiếng Việt? Nếu có bản gốc, nó đã được dịch “nguyên xi” hay là được phóng tác? Nếu khi phóng tác, người ta đã phải đã sửa tất cả thứ tự trong nội dung, biến đổi lối dậy chữ Hán sang dạy chữ Việt được, thì tại sao không thay đổi được một cái hình lá cờ? Ai làm công việc dịch hoặc phóng tác mấy cuốn sách dạy trẻ em 3, 4 tuổi này? Với mục đích nào? Tại sao một nhà xuất bản của Hội Khuyến Học Việt Nam mà lại khuyến khích cho trẻ em tập nhìn lá cờ Trung Quốc, tập gọi đó là cờ, ngay từ khi các em chưa vào lớp Một? Họ có nằm trong một âm mưu nhồi sọ để đồng hóa trẻ em Việt Nam hay không?

    Ngày xưa có ông thi sĩ của đảng cộng sản hân hoan khi được nghe: “Tiếng đầu lòng con gọi Xít Ta Lin.” Nếu sau này có thể sẽ thấy những em bé Việt Nam khi nhìn thấy lá cờ Trung Cộng treo trên trụ sở huyện Tam Sa bèn reo lên: Cờ! Cờ! Yêu biết mấy mấy khi nghe con tập nói!

    Công việc nhồi sọ trẻ em Việt Nam này đã có dụng ý man trá ngay từ đầu, khi nhà xuất bản tự giới thiệu, “Cuốn sách được biên tập dựa trên chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo Dục Ðào Tạo,” nhưng không nói đó là Bộ Giáo Dục Ðào Tạo đóng tại Bắc Kinh. Nguồn gốc Bắc Kinh của cuốn sách chỉ là một minh chứng cho câu nói nổi tiếng của ông Lê Duẩn: “Ta Ðánh Miền Nam là Ðánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc...”

    Nhờ các nhà báo lanh mắt và có lương tâm, một âm mưu nhồi sọ và đồng hóa đã bị vạch ra. Như nhà thơ Bùi Chí Vinh đã viết:

    Nhân dân ngửi ra mùi bá quyền qua Luật biển năm 1982...

    Thi sĩ đánh hơi mùi bành trướng qua Tuyên bố ứng xử biển Ðông... đã hóa trò hề

    Tất cả đã ngửi, đã đánh hơi, đã báo động nhiều lần nhưng chẳng ai nghe

    Ðã không nghe lại còn bịt miệng Tú Xương, khóa mồm Cao Bá Quát

    Hèn chi đến hôm nay mở mắt vẫn bị... mờ!



    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...7#.UUIYhoy9KSM

  5. #105
    Lotus
    Guest
    Đông Đô Đại Phố

    Lần đầu tiên một dự án được xây dựng dành riêng cho cộng đồng người Hoa sinh sống, kinh doanh và phát triển, với tên gọi ấn tượng “Đông Đô Đại Phố” đã được khởi công xây dựng...

    Sinh sống và kinh doanh tại Đông Đô Đại Phố đồng nghĩa với việc tận hưởng toàn bộ tiện ích xã hội của thành phố mới Bình Dương mà không phải di chuyển đâu xa như trung tâm hành chính chính trị tập trung, trường đại học quốc tế Miền Đông, bệnh viện quốc tế, khu phức hợp thể thao, trung tâm hội nghị-tiệc cưới, sân golf ...

    http://cafef.vn/du-an/DDP/dong-do-dai-pho.chn

    ... Nhìn xa hơn, những đặc khu của người Hán-Trung Quốc trên đất Việt sẽ có một đặc quyền và sẽ có luật lệ riêng của nó một khi VN đã là thuộc quốc hoặc vùng lãnh thổ của thiên triều. Lúc bấy giờ người VN sẽ không được tự do hoặc tuyệt đối không được vào những đặc khu đó. Những nơi giải trí vui chơi sẽ có cửa nhỏ dành riêng cho người VN và thú vật vào. Còn cửa chính là của người Hoa.... Trước mắt tại Đà Nẵng đã có một Casino, và tại Mống Cái nơi địa đầu biên giới phía bắc đã có một sân Golf mà hai nơi này dân VN không được vào từ mấy năm qua. ...

    http://danlambaovn.blogspot.com/2012...-nam.html#more
    Bình Dương có nghĩa trang dành cho người Trung Quốc

    Nghĩa trang nằm trên quốc lộ 13, gần khu dân cư 434 của tỉnh Bình Dương, cách khu công nghiệp Việt Nam-Singapore chừng 6km, diện tích gần 400 hecta (rộng tương đương 50% diện tích khu dân cư 434 với hơn 50 ngàn người).

    Nghĩa trang nằm trên quốc lộ 13, gần khu dân cư 434 của tỉnh Bình Dương, cách khu công nghiệp Việt Nam-Singapore chừng 6km, diện tích gần 400 hecta (rộng tương đương 50% diện tích khu dân cư 434 với hơn 50 ngàn người).

    Có thể nói, đây là khu nghĩa trang rộng thoáng, đẹp và yên tĩnh thuộc vào bậc nhất nhì của quốc gia.

    Nó nằm cách khu nghĩa trang Quân Ðội Biên Hòa chừng 30km theo đường chim bay.

    Nhưng, nghĩa trang Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tàn tạ bao nhiêu thì nó khang trang bấy nhiêu.

    Với hàng chục ngàn ngôi mộ nằm thẳng thớm, cỏ cây được tỉa tót sạch sẽ, tưới mát mỗi ngày, nghĩa trang được chăm sóc hết mức. Có riêng đội bảo vệ và ban quản trang cho khu nghĩa trang này. Người lạ tuyệt đối không được bước vào nghĩa trang.

    Nếu không có người thân (hay nói cách khác, không phải là con cháu của người Hoa) thì không được bước vào bên trong cổng nghĩa trang dù chỉ ba bước.

    Bên trong có quán cà phê phục vụ ban quản trang, bảo vệ, có sân tenis và có cả một đài tưởng niệm nằm bên cạnh ngôi chùa lợp mái ngói xanh kiểu Tàu để hằng ngày tụng niệm cầu siêu cho các vong hồn...

    Ông H., nhân viên bảo vệ nghĩa trang cho biết: “Nghĩa trang này rất rộng, theo chỗ tôi thấy, nó trên 470 hecta chứ không phải là 400 như con số được biết. Mộ trong này rất khang trang, nó dành riêng cho cộng đồng người Hoa, không có bất kỳ ngôi mộ nào của người Việt ở trong này, bạn có thể ví von đây là lãnh sự quán cõi âm Trung Quốc tại Việt Nam.”

    “Tôi dám đoan chắc rằng không có cái nghĩa trang nào rộng và thoáng mát hơn nghĩa trang này, ... có nhiều cổ thụ xà cừ ...


    Ðài tưởng niệm trong nghĩa trang.


    Những ngôi mộ mới xây trên đất còn rất rộng ở đây.

    Một ông khác tên T., làm trong ban quản trang cho biết thêm: “An ninh ở đây được bảo vệ tuyệt đối, kín cổng cao tường, từ lúc tôi làm việc đến giờ, chưa có vụ mất trộm nào...”
    “Chính vì thế, chúng tôi ở đây, từ ban quản trang cho đến bảo vệ đều là người Hoa, chỉ có người Hoa mới tự bảo vệ nhau mà thôi!”

    Câu nói của ông T. làm chúng tôi hơi lạnh người, vì giữa xứ sở toàn là người Việt, dù sao ông và những người cùng làm việc trong nghĩa trang cũng chưa phải là người bản xứ, nhưng cách nói chuyện của ông cho thấy ông rất đề cao người Hoa và tỏ ra khinh thị người bản xứ, đây là vấn đề cực kỳ nhạy cảm và cũng có thể nguy hiểm cho bản thân ông cũng như nhóm làm việc ở nghĩa trang nếu như người chung quanh đây nổi giận vì cách nói chuyện có tính báng bổ của ông...
    Bà L., bán cà phê trong nghĩa trang cho biết: “Trong khu nghĩa trang này có chừng hai chục ngàn ngôi mộ, trong đó có chừng một nửa là mộ rất khang trang, có giá xây dựng không dưới một trăm triệu đồng, trong đó chưa kể đến đồ vật quí giá chôn kèm theo. Ðây là khu mộ vĩnh cửu của người Hoa trên đất Việt, còn dư nhiều đất lắm!”

    Cách nói chuyện tự tin của ba L. về “khu mộ vĩnh cửu” của người Hoa ngay tại Việt Nam khiến chúng tôi nghĩ đến vấn đề biên giới, lãnh thổ và dân tộc. Trên một nghĩa nào đó, dường như người Hoa đã có chỗ đứng quá vững trên đất Việt Nam, họ tuy không nói ra nhưng đã tự khẳng định với nhau về chủ quyền đất đai ở nơi này.

    Khác với những nghĩa trang của chính người anh em trong gia đình Việt Nam như hàng nhiều nghĩa trang Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bị đập phá, bứng bia, đạp tượng đài và bỏ cỏ cây mọc um tùm, rễ cây lấn vào âm phần chiến sĩ...!

    Ngồi một lúc nữa, chúng tôi rời quán cà phê nghĩa trang, cũng xin nói thêm, để vào bên trong nghĩa trang này ngồi nói chuyện, chúng tôi tốn cả buổi tìm hiểu và làm quen với mấy bảo vệ nghĩa trang, sau đó, nhờ một người lượm ve chai, tên Hùng, người Việt, trước đây là thầy dạy võ của đội bảo vệ này dắt vào quán cà phê bên trong ngồi uống.
    Nhìn những người Trung Quốc ngồi rất ung dung, tự tại trong khu nghĩa trang rộng lớn của họ ngay trên đất Việt Nam, tự dưng gợi lên trong chúng tôi một mối cảm hoài về những nông dân Văn Giang, gia đình anh Ðoàn Văn Vươn và nhiều người dân nghèo Việt Nam không có đủ tiền mua đất xây mộ cũng như hàng nhiều nghĩa trang Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị đối xử rất tệ, bị mất dấu trên quê hương. Ðó có phải vì họ không phải là người Trung Quốc?

    Vì sao người Trung Quốc lại được biệt đãi, người chết cũng có được không gian rộng rãi, có chủ quyền hẳn hoi, trong khi người Việt với nhau lại bỗng chốc trở thành dân oan mất đất, ăn bờ ngủ bụi để vác đơn đi kiện, đến chỗ ngủ ngoài công viên cũng không được yên ổn. Thật là tội nghiệp cho người Việt Nam!
    Thế mới hiểu cái câu nói của ông T., bảo vệ nghĩa trang có ý nghĩa chừng nào: “Vì đây là tổng lãnh sự quán cõi âm Trung Quốc ở Việt Nam, nên nó được bảo vệ rất nghiêm ngặt!”


    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...0#.UWsD78saySM

  6. #106
    Lotus
    Guest
    Lãnh sự quán âm ti Trung Quốc và chuyện anh Vươn

    Với hàng chục ngàn ngôi mộ nằm thẳng thớm, cỏ cây được tỉa tót sạch sẽ, tưới mát mỗi ngày, nghĩa trang được chăm sóc hết mức. Có riêng đội bảo vệ và ban quản trang cho khu nghĩa trang này. Người lạ tuyệt đối không được bước vào nghĩa trang.

    Nếu không có người thân (hay nói cách khác, không phải là con cháu của người Tàu) thì không được bước vào bên trong cổng nghĩa trang dù chỉ ba bước. Bên trong có quán cà phê phục vụ ban quản trang, bảo vệ, có sân tenis và có cả một đài tưởng niệm nằm bên cạnh ngôi chùa lợp mái ngói xanh kiểu Tàu để hằng ngày tụng niệm cầu siêu cho các vong hồn…

    Nghĩa trang nằm trên quốc lộ 13, gần khu dân cư 434 - Bình Dương, cách khu công nghiệp Việt Nam – Singapore chừng 6km, diện tích gần 400 hecta (rộng tương đương 50% diện tích khu dân cư 434). Có thể nói, đây là khu nghĩa trang rộng thoáng, đẹp và yên tĩnh thuộc vào bậc nhất nhì của quốc gia.

    Nó nằm cách khu nghĩa trang Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ở Biên Hòa chừng 30km theo đường chim bay. Nhưng, nghĩa trang Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tàn tạ bao nhiêu thì nó khang trang bấy nhiêu.

    Và, trong lúc người dân Việt Nam mất đất, bị cướp trắng với danh nghĩa “thu hồi đền bù” ở khắp mọi miền đất nước thì nghĩa trang người Tàu ở Bình Dương tồn tại khang trang và đầy thách thức về tính chủ quyền cũng như sự vững chãi của nó trước nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Điều này làm liên tưởng đến một tổng lãnh sự quán âm ti Trung Quốc và những số phận bèo bọt của người dân Việt Nam dưới chế độ Cộng sản xã hội chủ nghĩa.

    Cũng là đất, nhưng sao đất dành cho người chết của Trung Quốc lại rộng thênh thang ngay trên chính lãnh thổ quốc nội, trong khi chính người dân Việt Nam lại bị hất ra đường, trắng tay, đất đai bị tịch thu (với danh nghĩa “thu hồi, đền bù”), phải nổ súng, phản ứng dữ dội và tuyệt vọng để bảo vệ phần đất mà mình dày công gầy dựng? Rồi hàng ngàn người dân Văn Giang,Cồn Dầu, Daknong, Tiền Giang, Kiên Giang…?

    ... Thử hỏi, nhân dân sẽ nghĩ gì một khi họ nhận ra rằng ngay trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn của họ, người Trung Quốc được ưu đãi đặc biệt với hàng chục nghĩa trang rộng lớn, hàng vài chục khu phố Tàu sầm uất và khang trang, đất rừng, tài nguyên mỏ và những bờ biển đẹp… người Tàu nghênh ngang và coi thường dân Việt, bản thân nhân dân nghèo thì bị ép chế đủ đường, đến mức phải ra đường sống lây lất, đi kiện tìm công lý liền bị đánh đập, phản đối thì bị ghép tội…

    http://www.rfa.org/vietnamese/blogs/...013130711.html

  7. #107
    Lotus
    Guest
    Thứ bảy 13 Tháng Tư 2013

    Nguy cơ nô dịch văn hóa từ Trung Quốc


    Trái cây bày bán ở Việt Nam có dán cờ Trung Quốc (DR)

    Trong thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các hiện tượng từ sách cho trẻ em có in cờ và nhiều hình ảnh của Trung Quốc, cho đến vụ một siêu thị liên tục dán cờ Trung Quốc lên trái cây bày bán. Dư luận trong nước rất bất bình và nhiều người đã đặt câu hỏi, liệu đây là những trùng hợp tình cờ, hay là có một bàn tay nào đó ở phía sau.
    Trao đổi với RFI Việt ngữ, ông Nguyễn Văn Mỹ, giám đốc công ty dã ngoại Lửa Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh đã bày tỏ sự quan ngại về nguy cơ nô dịch văn hóa Trung Quốc.

    Nghe
    http://www.viet.rfi.fr/aef_player_popup/rfi_player#

    RFI : Xin chào ông Nguyễn Văn Mỹ. Thưa ông, vừa qua liên tiếp có những vụ sách dành cho trẻ em Việt Nam lại in cờ Trung Quốc, hàng bán trong siêu thị dán cờ Trung Quốc, ông nghĩ thế nào về hiện tượng này ?

    Ông Nguyễn Văn Mỹ : Dư luận trong nước hết sức bức xúc và bất bình trước những hiện tượng đặt ra rất nhiều vấn đề mà người dân có thể suy diễn. Liên tiếp những cuốn sách của nhiều nhà xuất bản bị phát hiện – còn những cuốn chưa bị phát hiện thì mình chưa biết được, bởi vì tôi thấy cứ vài ngày lại có thêm những thông tin mới – lãnh vực đó lâu nay chúng ta chưa quan tâm. Ở đây vai trò quản lý nhà nước cực kỳ kém, chủ yếu là nhờ người dân và báo chí phát hiện.

    Việc cờ Trung Quốc xuất hiện trên sách, từ sách tham khảo, sách tập đọc và gần đây gần như là sách giáo khoa – sách đọc tiếng Việt của Nhà xuất bản Giáo dục, lại quên Hoàng Sa, Trường Sa. Hàng loạt sai sót liên tiếp diễn ra, người dân có thể đặt câu hỏi, đây không phải là ngẫu nhiên. Bởi vì thứ nhất là nếu nhầm lẫn thì tại sao lại không nhầm lẫn với nước khác trên thế giới ? Liên Hiệp Quốc có 193 nước, tại sao mình cứ toàn nhầm lẫn với Trung Quốc không là sao ?

    Cái bất bình, thậm chí là phẫn nộ thứ hai, là sự giải thích vòng vo, loanh quanh, đổ lỗi, không nhận trách nhiệm của những người có trách nhiệm. Ví dụ như là sách Phát triển trí thông minh cho trẻ của Nhà xuất bản Dân Trí, đây là sách tham khảo. Hoặc là sách Bé làm quen với chữ cái của Nhà xuất bản Sư Phạm, ở mục đánh vần chữ C và cổng trường em, thì đều có cờ Trung Quốc. Người ta giải thích rằng cái này là vì mua bản quyền của Trung Quốc. Dư luận người ta đặt vấn đề là chả lẽ một cuốn sách tham khảo cho trẻ con chưa vô lớp 1 mà 10.000 giáo sư tiến sĩ Việt Nam không viết được, lại phải mua hàng Trung Quốc, mà hàng này là « hàng dạt ». Giáo dục Trung Quốc chưa bao giờ được xem là nền giáo dục tiên tiến cả.

    Sách tham khảo đơn giản như vậy mà lại không thể biên soạn được, phải nhập. Và cách giải thích hết sức vô trách nhiệm của những người lãnh đạo, ví dụ như bà Bùi Thị Hương, giám đốc Nhà xuất bản Dân Trí cho rằng sách này mua bản quyền của nước ngoài, theo chương trình Trung Quốc nên sách vẽ trường Trung Quốc thì phải để cờ Trung Quốc. Nhưng khi báo chí chất vấn, như vậy tại sao giới thiệu đây là sách biên soạn theo chương trình của Bộ Giáo dục Đào tạo, thì bà Hương im lặng không trả lời. Bà ấy còn biện minh rằng việc treo cờ Trung Quốc chẳng có gì quan trọng, bình thường thôi, nếu thay cờ Việt Nam là vi phạm hợp đồng.

    Tôi cho rằng thái độ như vậy là hết sức thiếu trách nhiệm. Nếu còn những con người, còn kiểu suy nghĩ của những người lãnh đạo như bà Hương, thì những chuyện như cờ Trung Quốc còn xuất hiện dài dài. Cái nữa là trách nhiệm giải quyết của những người cấp trên bà Hương. Họ cũng trả lời rất là loanh quanh. Thậm chí sách in sai thì Phó giáo sư tiến sĩ Đinh Ngọc Bảo cho rằng sách lỗi là chuyện bình thường, và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm cho phép 100 trang thì được sai dưới 5 lỗi.

    Có cái nước nào mà cho phép như vậy không ? Có nhà xuất bản nào mà kỳ quái như vậy không ? Đã xuất bản, mà lại sư phạm thì không được phép lỗi. Lỗi là chuyện bất khả kháng thôi. Ông Bảo, Tổng biên tập Nhà xuất bản Sư Phạm còn phân trần rằng cô Thu Hà là giáo viên lâu năm, có kinh nghiệm viết sách, cô chỉ viết phần nội dung thôi còn minh họa thì nhờ bạn lấy từ trên mạng. Lòi ra một cái việc bậy bạ nữa, tức là nội dung thì viết tào lao, minh họa thì ăn cắp hình từ trên mạng. Viết sách sư phạm mà như đi mua rau ! Nhờ cái chuyện lộn xộn đó mình mới biết được cái quy trình làm sách của Nhà xuất bản Sư Phạm và của ngành giáo dục hiện nay quá sức là tệ hại.

    Ngoài ra gần đây lại có thêm một số cuốn sách khác, đặc biệt là sách của Nhà xuất bản Mỹ Thuật về Trắc nghiệm trí tuệ toàn diện cho trẻ, và Mười phút cho bé trước khi đi ngủ, lại có cờ Trung Quốc tiếp. Và cách đây mấy bữa, có sách dạy Tiếng Hoa cho thiếu nhi (Việt Nam), không chỉ có cờ Trung Quốc mà còn có thủ đô Bắc Kinh và đường lưỡi bò 9 đoạn bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa và phần lớn Biển Đông, cùng toàn bộ thông tin về Trung Quốc.

    Còn sách của Nhà xuất bản Giáo Dục, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 thì gần như không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông Ngô Trần Ái là giám đốc nhà xuất bản thanh minh là bản đồ quá nhỏ nên không thể hiện, hơn nữa đây là sách học tiếng Việt chứ không phải là sách Địa lý. Chả lẽ là sách Địa lý mới chính xác, còn các sách học khác thì cứ thoải mái, tha hồ ?

    RFI : Theo ông thì liệu đây có phải là một sự tình cờ hay không ?

    Tôi cho rằng có thể những người làm sách, từ biên tập cho tới tổng biên tập họ ấu trĩ, họ đơn giản, nhưng mà dứt khoát người Trung Quốc thì họ không có đơn giản đâu. Người Trung Quốc có ý đồ rất rõ, họ tính toán cả một kế hoạch chi li, dài hơi và từng bước đi cụ thể. Không chỉ xâm lược về hàng hóa, mà họ sẽ xâm lược về văn hóa. Tại vì văn hóa mới là gốc, còn hàng hóa có thể tẩy chay được, và từ những việc rất nhỏ.

    Dư luận có quyền đặt vấn đề, tại sao những người mang trách nhiệm đầy mình, cũng toàn là giáo sư tiến sĩ, học hàm học vị như thế, lại trả lời hết sức là vô trách nhiệm, lại để những chuyện hết sức tế nhị len vào trong giáo dục. Đặc biệt là người ta rất quan tâm tới giáo dục cho trẻ con, bởi vì trẻ con như tờ giấy trắng, mình viết chữ gì lên là nó in chữ đó.

    Cho nên là cái nguy hiểm chúng ta chưa lường hết được, và thật ra theo ý kiến riêng của cá nhân tôi thì có khi cũng cần một cuộc hội thảo để mổ xẻ, tìm cho ra biện pháp mà sửa sai. Chứ nếu chúng ta cứ chấp nhận cái này thì chỉ là dung dưỡng cái xấu, bao che cho cái sai, dẫn đến hậu quả khôn lường là từ việc lệ thuộc về văn hóa thì chúng ta sẽ lệ thuộc về nhiều thứ khác.

    Dư luận xã hội và người dân có quyền đặt nghi vấn, đằng sau những sai sót này là gì ? Giống như tại sao hầu hết những công trình xây dựng, đấu thầu hiện nay trong rất nhiều lãnh vực, người Trung Quốc đều giành được. Phải chăng là vì Trung Quốc bán giá rẻ hơn, và họ lót tay rất lớn, cho nên họ mua chuộc được cán bộ của mình ? Một, hai việc thì còn nói là sơ suất, nhưng mà nó liên tiếp xảy ra cả một hệ thống như thế, nếu không có những biện pháp quyết liệt và xử lý nghiêm minh, thì tôi nghĩ rằng cái xấu sẽ lan tràn như là sinh sản vô tính, và nó cực kỳ nguy hiểm.

    Hàng loạt chuyện, kể cả việc trước đó VTV1 đưa hình cờ Trung Quốc có thêm một ngôi sao – nhầm lẫn đó ít nhất cần một lời xin lỗi, thì VTV1 chỉ gỡ cái cờ đó xuống và không thèm nói năng gì. Hoặc là chuyện dán cờ Trung Quốc ở trong siêu thị, tôi nghĩ rằng dư luận có quyền đặt câu hỏi là những sự nhầm lẫn vô tình này đều được chuẩn bị trước bởi một thế lực ngấm ngầm không biết ở đâu. Còn sự cố treo backdrop có tượng Phật ở Tứ Xuyên – Đại Phật Lạc Sơn – đi hội chợ mà không quảng cáo cho mình, lại quảng cáo cho nước khác là sao ? Mà thiếu gì nước, lại quảng cáo cho nước Trung Quốc ?

    Tôi rất bức xúc và cho rằng những người chịu trách nhiệm, họ có vấn đề về cả khả năng và phẩm chất. Sai sót về giao thông có thể gây ra tai nạn, bị thương nhưng mà có thể lành. Còn văn hóa mà sai sót thì không chỉ ảnh hưởng tới một người, mà cả một đất nước sẽ bị ảnh hưởng. Cả một nền văn hóa sẽ bị tổn thương, và cái đó rất khó chữa trị, nó còn nguy hiểm hơn cả ung thư.

    RFI : Ông có nói đến một cuốn sách dạy tiếng Hoa cho thiếu nhi nhưng lại có đường lưỡi bò, và Hoàng Sa Trường Sa thuộc về Trung Quốc. Cuốn sách này đã được xử lý như thế nào ?

    Cuốn sách đó là sách Tiếng Hoa dành cho thiếu nhi – thiếu nhi đây là thiếu nhi Việt Nam gốc Hoa, như vậy thì tổ quốc của họ là Việt Nam mặc dù gốc của họ từ Trung Quốc. Đặc biệt nguy hiểm là trong cuốn sách đó có đường lưỡi bò 9 đoạn bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và phần lớn Biển Đông. Sách của công ty cổ phần văn hóa Nhân Văn, Nhà xuất bản Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh tái bản.

    Sách này in từ năm 2008 nhưng mà không ai biết cả, tới lúc cả thế giới người ta lên án đường lưỡi bò, báo chí đăng lên, phụ huynh đọc mới té ngửa ra, mà trả lời thì loanh quanh lít quít. Tôi nghĩ rằng trách nhiệm trước hết thuộc về những người quản lý. Nếu họ có một chút lòng tự trọng thì nên từ chức.

    Tôi cũng không hiểu được tại sao chúng ta xử lý rất là đơn giản, không thể hiểu được : thu hồi sách rồi sửa lại. Những cuốn sách này chỉ có tịch thu, xử lý biên tập, xử lý nhà xuất bản một cách đích đáng thì may ra mới răn đe, may ra mới chặn đứng được cái xấu lâu nay đang núp bóng dưới nhiều hình thức văn hóa để xâm lấn Việt Nam, để làm hại cả một thế hệ trẻ như vậy. Những chuyện tày trời như thế mà chưa thấy một đơn vị nào chịu trách nhiệm, chưa thấy một cán bộ nào bị liên đới kỷ luật về chuyện này.

    RFI : Tình trạng hàng Trung Quốc tràn ngập Việt Nam mà hầu hết là hàng giả, hàng kém chất lượng thì nhiều người cũng nhìn thấy rồi. Nhưng những nguy cơ khác như sách học, sách tham khảo, phim ảnh, sách dịch Trung Quốc rất nhiều mà không chọn lọc…thì liệu dần dần sẽ có tình trạng nô dịch văn hóa không ?

    Cái nguy cơ đó là có thật, và nó đã biểu hiện ở một số phát ngôn của các nhà quản lý rồi. Thí dụ những nhà quản lý có trách nhiệm, có bằng cấp đàng hoàng mà cho rằng chuyện đó là bình thường, chẳng có gì quan trọng cả, trong khi dư luận người ta cho rằng sự việc đối với trẻ con là sự việc lớn, chuyện tày đình. Thì ít nhất là từ vô thức những người này đã tiêm nhiễm nô dịch văn hóa của nước ngoài, mà trước hết là của người Trung Quốc.

    Từ chuyện nho nhỏ như lá cờ, bức tranh hay cái bản đồ, không khéo rồi mấy chục năm nữa trên đất nước Việt Nam sẽ toàn « người lạ ». Tức là xác Việt Nam nhưng mà hồn Trung Quốc, bởi vì xem phim Tàu, đọc sách Tàu, xài hàng Tàu.

    Cho nên nguy cơ nô dịch về văn hóa là có thật, và nó đã diễn ra từ lâu rồi. Bây giờ từng bước nó đang bộc lộ với nhiều góc độ khác nhau. Ban đầu là lá cờ thôi, rồi từ từ lá cờ nhỏ bên trong cuốn sách nó sẽ ra ngoài bìa, lấn ra ngoài cuộc sống…

    Cái nguy hiểm là ở chỗ, nếu đây là sự xâm lược về quân sự, thì chúng ta sẽ đáp trả ngay, phản ứng ngay. Nhưng sự xâm lược về văn hóa dưới nhiều hình thức tinh vi, bằng nhiều biện pháp tổng hợp như vậy, thì rất là khó chống đỡ. Thậm chí người bị xâm lược không biết là mình đang bị nô dịch, thì cực kỳ nguy hiểm !

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2013...-tu-trung-quoc

  8. #108
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Em nghĩ bán hàng của Tàu thì dán cái cờ Trung quốc lên để cho người tiêu thụ để ý mà biết là hàng Tàu cũng tốt chứ. Mọi người bảo nhau tẩy chay hàng Tàu vì tinh thần dân tộc hay vì tinh thần sợ ngộ độc thì khi người bán hàng dán cái cờ và hàng chữ "Luôn Tươi Ngon" (vì tẩm thuốc) là có dụng ý tốt đấy.

    Ngay bên Mỹ bây giờ, đi mua hàng thì em bắt đầu không còn thấy họ nói rõ ràng sản phẩm làm ở xó xỉnh nào (Mết in whe, đút?), chỉ tuyền là thấy họ in "Đít tri bút tịt bai săm gai" hay là "Im pót tịt bai sô èn sô." Căm on, men!

  9. #109
    Lotus
    Guest
    Sản phẩm ghi "Nho Xanh VN" nhưng lại dán cờ Trung Quốc mới là đáng nói . Nếu là nho TQ thì đâu ai nói gì .



    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2013...-tu-trung-quoc

    Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc?

    Trang 16 cuốn sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 của Nhà xuất bản Dân Trí đăng cờ của Trung Quốc



    http://vn.news.yahoo.com/sao-c-ng-tr...004900251.html

  10. #110
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Thì chắc là trường của Trung quốc. Nom cái chị tóc đỏ đứng vẫy tay thì biết không phải là trường Việt nam.

    "Nho xanh VN" cũng có thể là "Nho xanh Vân Nam" chứ Việt nam thì giồng nho thì ra được bao nhiêu quả.
    Last edited by ốc; 04-15-2013 at 01:20 PM.

 

 

Similar Threads

  1. Bình Minh Bên Song Cửa
    By bông trang in forum Tâm Tình
    Replies: 299
    Last Post: 12-16-2018, 01:29 AM
  2. Tiểu thuyết trinh thám Việt - Trung
    By hoamaitrang1 in forum Truyện
    Replies: 18
    Last Post: 11-18-2011, 05:27 AM
  3. Bãi Sao - Phú Quốc
    By BaoTram in forum Thú Tiêu Khiển
    Replies: 5
    Last Post: 11-18-2011, 05:22 AM
  4. Giang Sơn Tổ Quốc Nối Liền
    By Ryson in forum Tiếng Hát Đặc Trưng
    Replies: 14
    Last Post: 10-18-2011, 03:22 PM
  5. Cha`o ACE o*? Dac Trung
    By Kim Ngân in forum Làm Quen/Nhắn Tin/Hỏi Đáp
    Replies: 11
    Last Post: 10-11-2011, 10:44 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:48 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh