Register
Page 10 of 10 FirstFirst ... 8910
Results 91 to 97 of 97
  1. #91
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,603
    Dạ em cũng đang nói về những cái bất động sản ở miệt... rừng đó bác Hoài Vọoooong.

  2. #92
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Phải miệt rừng giáp với Miên hay Lào mới ăn thua ( dân chạy trốn Tàu cộng mới mò đến tỵ nạn )

  3. #93
    Cánh Đồng Bắp Ngô Đồng's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Milpitas, California, United States
    Posts
    2,214

    Người Nghệ Sĩ “Quay Lưng Vào Khán Giả”! - Nam Lộc

    Khi đọc hàng chữ “người nghệ sĩ quay lưng vào khán giả”, chắc ai cũng mường tượng đến một người nghệ sĩ nổi tiếng, lớn tuổi, có một quá trình hoạt động lâu dài trên con đường nghệ thuật. Nhưng bỗng dưng chán nản, quyết định bỏ cuộc, rồi “quay lưng vào khán giả”! Hoặc cũng có thể nghĩ rằng, đây là hành động “phản bội” lại khán giả ái mộ của một người nghệ sĩ!

    Nhưng không, người nghệ sĩ mà chúng tôi muốn nói đến trong bài viết này là một thiếu nữ Việt Nam trẻ đẹp, sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ sau 1975 trong một gia đình tỵ nạn, từng làm nghề đánh cá ở một làng chài lưới tại Quảng Ngãi trước tháng Tư 1975. Cô chỉ mới xuất hiện trên sân khấu ca nhạc của trung tâm Asia lần đầu tiên, chưa được khán thính giả biết đến tên tuổi, và lại càng không biết dung nhan của cô, vì cô luôn luôn đứng “quay lưng vào khán giả”! Thưa quý vị đó chính là người nhạc trưởng điều khiển toàn bộ dàn nhạc giao hưởng gồm hầu hết là những nhạc công chuyên nghiệp người ngoại quốc cùng ban Ngàn Khơi, một ban hợp xướng thiện nghệ nhất của cộng đồng người Việt mà quý vị đã có dịp thưởng thưc tài nghệ của họ qua bộ DVD “Hùng Ca Sử Việt” do Asia Entertainment thực hiện và phổ biến trong tháng 10, 2011 vừa qua.

    Thể theo lời yêu cầu của đông đảo khán thính giả đã viết thư về cho trung tâm Asia, hoặc qua những diễn đàn văn nghệ, đặc biệt là đối với quý vị mà chúng tôi có dịp gặp gỡ và tiếp xúc qua những buổi lưu diễn gần đây, hầu như ai cũng “trách” người đạo diễn đã vô tình không cho mọi người được nhìn ngắm cô nhạc trưởng tài hoa, mặc áo dài, cầm chiếc đũa conductor’s baton điều khiển dàn nhạc đại hòa tấu. Và đó chính là lý do thúc đẩy cho tôi viết lên đôi hàng giới thiệu về cô.

    Như đã nhắc qua trong phần đầu, cô sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ sau 1975 trong một gia đình tỵ nạn VN, tên cô là Lee Lee Ngọc Trương, mà chúng tôi quen gọi là Lily. Cô còn rất trẻ, độc thân và hiện đang sống với gia đình ở quận Cam (Orange County), California. Lily yêu nhạc từ thuở nhỏ cho nên ngay sau khi tốt nghiệp trung học, cô đã dành trọn suốt 7 năm sau đó để lấy cả hai bằng cử nhân về âm nhạc và hợp xướng! Đặc biệt là hòa tấu và nghệ thuật điều khiển các dàn nhạc giao hưởng cùng những ca đoàn!

    Lily may mắn được rất nhiều nhạc trưởng lừng danh người bản xứ, cũng như từ nhiều quốc gia khác hướng dẫn và giúp cô trau dồi nghệ thuật để nâng cao năng khiếu trời cho này. Kể cả vị nhạc trưởng tài ba trong cộng đồng người Việt của chúng ở hải ngoại là tiến sĩ Vũ Tôn Bình, ông cũng đã dành nhiều thì giờ để huấn luyện và cố vấn cô trong vai trò “conductor”! Cũng nhờ vậy mà từ chức vụ “Assistant Conductor”, cô đã trở thành “Associate Conductor” trong vòng 7 năm trời, để cùng sánh vai với hàng chục vị thầy đã dậy dỗ mình trong nhiều năm kiên trì học hỏi.


    Ban Hợp ca Sóng Xanh


    Lily cũng rất năng động trong các sinh hoạt cộng đồng, cô tham dự những buổi hòa nhạc thiện nguyện, hướng dẫn ca nhi, thành viên ca đoàn, cùng nhóm Sóng Xanh và ban hợp xướng Ngàn Khơi! Tuy nhiên công việc và chức vụ chính của Lee Lee Ngọc Trương hiện nay là Phụ Tá Giám Đốc Âm Nhạc (Assistant Music Director) cho Laguna Niguel Presbyterian Church, với một dàn nhạc giao hưởng và đại hợp xướng gồm toàn người Hoa Kỳ.


    Lily trong một buổi sinh hoạt cộng đồng


    Thật ra có một lần duy nhất khuôn mặt của cô đã được chiếu thoáng qua trên DVD Hùng Ca Sử Việt trong tiết mục của nam ca sĩ Đặng Thế Luân, nhưng không đủ để mọi người có thể kịp nhận diện! Khi hỏi cảm tưởng của cô về sự thiếu sót này, Lily nói “Đây là một tác phẩm nghệ thuật có tính cách lịch sử và hợp quần. Hầu hết các ca nhạc sĩ nổi tiếng đều đứng chung và say sưa hợp ca để nói lên lòng yêu nước và sức mạnh của dân tộc, cho nên được tham dự đã là niềm hãnh diện lớn lao đối với Lily, vì thế yếu tố cá nhân không còn là một điều quan trọng”!


    Conductor Lee Lee Ngọc Trương


    Trả lời về cảm nghĩ của vai trò và hình ảnh khiêm tốn của một người nữ nhạc trưởng trẻ tuổi VN, đứng điều khiển một dàn đại hòa tấu gồm toàn những nhạc công chuyên nghiệp ngoại quốc, dáng dấp to lớn có làm cho cô bị khớp hay không? Lily nói “Cháu cảm thấy mình thật bé nhỏ khi đứng chung với họ, nhưng ngược lại với giai điệu hùng hồn, vĩ đại và phong phú của những bản hùng ca VN đã mang đến cho Lily bao niềm cảm hứng để thấy mình bỗng dưng cao lớn, tưởng như Phù Đổng Thiên Vương đang vươn vai đứng dậy”!

    Cô Lily nhờ tôi chuyển lời cám ơn chân thành đến sự chú ý và khuyến khích của khán thính giả dành cho cô và xin gởi tặng quý vị một vài tấm ảnh sinh hoạt đính kèm. Ngòai ra thể theo lời mời của Asia Channel, cô sẽ xuất hiện trong một cuộc phỏng vấn truyền hình do MC Thùy Dương thực hiện vào những tuần lễ sắp tới. Kính mời quý vị nhớ đón xem.

    Nam Lộc

  4. #94
    Biệt Thự ngocdam66's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Los Angeles, California, United States
    Posts
    23,996
























    Monica Thieu



    Những người Trẻ Gốc Việt làm vẽ vang dân Việt...


    Monica Thiệu (Thieu Kim Ngan),

    N
    ử Sinh Viên năm thứ hai, về tâm lý học thuộc University of North Texas, đã giành được giải nhất và
    $100,000 tiền thưởng trong cuộc thi Kiến Thức (Jeopardy) dành cho các sinh viên Đại học năm 2012 (Jeopardy College Championship), sau khi đã qua nhiều vòng và chiến thắng được 14 đối thủ là những sinh viên đến từ các trường Đại học Hoa Kỳ. Với chiến thắng này Monica Thiệu trở thành người thắng giải Vô Địch Sinh Viên trẻ nhất từ trước đến nay (kể từ khi chương trình được bắt đầu vào năm 1989) và cô cũng sẽ được tham dự cuộc thi dành cho những người thắng giải (Tournament of Champions).



    Cô đã mơ ước nhiều năm được tham dự chương trình Jeopardy, và nay mơ ước đã thành sự thật, không những thế cô lại còn là người chiến thắng của Jeopardy College Championship, mà những đối thủ của cô là những bậc đàn anh, đàn chị. Cô cho biết.. “ Tôi hy vọng chiến thắng của tôi, cho những bạn sinh viên khác thấy, họ có thể làm tốt (chiến thắng) mà không kể đến kinh nghiệm hay tuổi tác..”


    Được biết “Jeopardy College Championship” trong chương trình thi đố Jeopardy, có hàng năm, kể từ năm 1989. Thí sinh phải là những sinh viên tại các Đại học Hoa Kỳ, học toàn thời gian, chưa tốt nghiệp, có tất cả 15 sinh viên được tuyển chọn và sẽ tranh tài liên tiếp trong hai tuần lễ -

    Xin mời xem toàn bảng tin dưới đây.


    http://www.jeopardy.com/minisites/collegechamps-s28/blogsandvideos/

    Watch the exclusive winner's interview here!


    CULVER CITY, CALIF. (Feb. 14, 2012) -- Monica Thieu, an 18-year-old psychology major at the University of North Texas, took first place in the "Jeopardy!" College Championship -- winning $100,000 and a guaranteed spot in the next Tournament of Champions. Thieu outscored 14 undergraduates from across the country and became the youngest College Championship winner ever since the tournament debuted in 1989.
    "I hope my win shows other undergrads that they can do well regardless of experience or age," she said. "Just being in the tournament was completely surreal. I've wanted to be on 'Jeopardy!' for many years and to finally make it on is just unbelievable."
    Thieu felt calm while waiting to play her first game, but admits that everything changed when she stepped onto the stage. "When Johnny Gilbert announced my name, I had the butterflies hit me full-on," she said. "I hardly even knew where I was at when Alex Trebek walked onto the stage!"
    Besides winning, Thieu said the most exciting part of the experience was fulfilling her life-long dream of meeting "Jeopardy!" Host Alex Trebek. "He is a venerated figure in the trivia scene," she said. "As a trivia buff, I knew that meeting him would be the capstone of all my years of work."
    Originally from Dallas, Texas, Thieu is a member of the university's a cappella singing group and involved with the theater club. She also enjoys attending university talks and was inspired to wear a pair of TOMS shoes on "Jeopardy!" after hearing the company's founder speak. "I think it's a great business model because you know exactly where the money goes, and you get a great product for yourself," she said regarding the company, which donates a pair of shoes for every pair purchased. "The shoes weren't lucky before but now that I've had such great success, I'm going to rock them during finals week!"
    Thieu plans to use most of her winnings to pay off college and save the rest of it after a small shopping trip.
    Sarah Bart, a senior at Goucher College, finished second in the competition, winning $50,000. Third place winner Zack Terrill, a senior at Vanderbilt University, earned $25,000.
    "Jeopardy!," the winner of 29 Emmy awards, including the 2011 Emmy for Outstanding Game/Audience Participation Program, was inducted into theGuinness Book of World Records for the most awards won by a TV Game Show. The series is the #1-rated quiz show in syndication with 25 million viewers each week. "Jeopardy!" is produced by Sony Pictures Television, a Sony Pictures Entertainment Company. It is distributed domestically by CBS Television Distribution and internationally by CBS Television International, both units of CBS Corp.

    [/FONT]

  5. #95
    bữa đường kẹt em leo xe lên lề chạy có ông tây đang đi bộ ngược lại nhìn em chằm dằm.Đến khi mình chạy ngang ổng đi sát vào xe ép mình xuống lề lại,khi 2 bên gần nhau thì ổng hích vai em xém té.
    Biết là ổng ghét mình đi ẩu lấn đường đi bộ của ổng nhưng em tức lắm
    Văn minh kiểu ổng dễ bị đập,em mà ở mỹ thì em mở phố thịt cầy cho tây nó hoảng

  6. #96
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by heineken View Post
    em mà ở mỹ thì em mở phố thịt cầy cho tây nó hoảng
    Đọc đây nhé : http://news.sciencemag.org/scienceno...-may-have.html
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #97
    Biệt Thự ngocdam66's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Los Angeles, California, United States
    Posts
    23,996
    Chàng trai Việt lau dọn vệ sinh trở thành nhà khoa học vệ tinh không gian của Mỹ

    Tinh thần hiếu học và phấn đấu vượt khó đã giúp một chàng trai lau dọn vệ sinh ở khách sạn, rửa bát, dọn bàn ở nhà hàng trở thành một nhà khoa học về vệ tinh và không gian tại Mỹ với 2 bằng Tiến sĩ, 4 bằng Thạc sĩ cùng nhiều giải thưởng vinh dự và hơn chục văn bằng sáng chế trong lĩnh vực vệ tinh, truyền thông di động, và các hệ thống radar.
    Trà Mi-VOA | Washington DC


    Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tiến nhận 'Giải thưởng Người Mỹ gốc Á của năm' vào năm 2000 từ tay Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Tiến sĩ Pete Alridge



    Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tiến từng làm việc cho phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực của NASA, một trong những phòng thí nghiệm quan trọng nhất của cơ quan không gian Hoa Kỳ. Trong thời gian này, ông là đại biểu của NASA trong Ủy ban Tiêu chuẩn Quốc tế chuyên Tư vấn về Hệ thống Dữ kiện, đóng góp rất nhiều trong lĩnh vực hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, với rất nhiều công trình nghiên cứu trở thành tiêu chuẩn quốc tế.

    Ông cũng phát minh ra phương pháp tính toán tối ưu hóa đường dây tín hiệu từ quả đất lên tới phi thuyền và từng được Cơ quan Không gian Châu Âu mời cộng tác để ứng dụng phương pháp đó cho các vệ tinh phóng sâu vào trong không gian. Ông thuộc nhóm khoa học gia đầu tiên tham gia vào chương trình dùng máy bay và trực thăng liên lạc truyền thông với vệ tinh trong không gian tại Mỹ. Rời NASA, ông về cộng tác với tập đoàn hàng không vũ trụ danh tiếng Aerospace Cooperation, làm ra một số chương trình vệ tinh tiên tiến. Hiện ông là kỹ sư trưởng, quản lý một số chương trình của hãng Raytheon, tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới chuyên cung cấp các thiết bị điện tử tiên tiến phục vụ công tác điều khiển và giám sát trong quốc phòn
    g.


    Đến với Tạp chí Thanh Niên hôm nay, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tiến từ tiểu bang California, Hoa Kỳ, sẽ kể cho chúng ta nghe câu chuyện thành công đáng nể của ông .


    Tiến sĩ Tiến: Tôi qua đây năm 1979 lúc đang học trường Chu Văn An. Tôi vừa xong lớp 12, sắp thi tú tài thì 30/4, tôi chạy qua Mỹ. Thời gian đầu mới tới Mỹ, tôi cũng giống như mọi người phải bắt đầu cuộc sống mới, học tiếng Anh, làm những công việc như rửa chén, rửa bát. Tôi làm những việc này được vài năm thì bắt đầu đi học lại.


    Trà Mi: Hồi ở Việt Nam, thành tích học tập của tiến sĩ thế nào?


    Tiến sĩ Tiến: Tôi thường đứng từ hạng 1 tới hạng 10, chứ không phải nhất trường. Tôi chơi thể thao môn bóng bàn, là vô địch bóng bàn tỉnh Gia Định và vô địch bóng bàn Hướng đạo sinh toàn quốc.


    Trà Mi: Qua Mỹ bắt đầu đi học lại ông bắt đầu từ lớp nào và những khó khăn ban đầu ra sao?


    Tiến sĩ Tiến: Năm đầu tiên tôi vào thẳng đại học luôn. Cũng như các học sinh ngoại quốc khác tới Mỹ, mình thường giỏi toán nhưng các môn học khác mình nghe hiểu lờ vờ. Những khó khăn tôi gặp những năm đầu là về ngôn ngữ, phong tục tạp quán, và những khó khăn về đời sống vừa đi học vừa đi làm. Tôi học 3 năm thì xong cử nhân. Năm thứ tư tôi lấy bằng cao học rồi học lên tiến sĩ, lấy bằng tiến sĩ đầu tiên. Tới khi làm việc cho NASA, tôi trở lại trường, vừa đi học vừa đi làm.


    Trà Mi: Đã có bằng tiến sĩ rồi cộng thêm rất nhiều văn bằng khác, động cơ nào thúc đẩy ông tiếp tục đam mê theo đuổi con đường học vấn?


    Tiến sĩ Tiến: Đó là vì công việc làm của tôi làm về nghiên cứu.


    Trà Mi: Nhìn lại chặng đường đã qua, tiến sĩ có thể hồi tưởng lại một vài khó khăn tiêu biểu nhất trong đời của ông là gì?


    Tiến sĩ Tiến: Chẳng hạn như lúc tôi mới qua Mỹ. Lúc đó chú tôi làm việc trong một khách sạn ở San Diego. Chú tôi giới thiệu tôi vào làm dọn dẹp vệ sinh khách sạn. Công việc này bên đây không phân biệt là dọn phòng vệ sinh nam hay nữ. Lúc đó tôi bảo là đàn ông ai lại vào lau phòng vệ sinh nữ. Tôi nhất định không vào. Một kỷ niệm khác tôi nhớ mãi là mười mấy năm về sau này khi làm việc cho NASA, tôi có quay lại khách sạn này trong một buổi họp quốc tế.


    Trà Mi: Mười mấy năm sau khi trở lại nơi từng làm việc thuở hàn vi trong một vị trí hoàn toàn khác biệt, một người thành công, cảm giác của tiến sĩ lúc đó thế nào?


    Tiến sĩ Tiến: Tôi bồi hồi khi quay lại đó, nhìn khung cảnh những căn phòng mình từng lau chùi. Tôi nhớ hồi xưa làm việc ở khách sạn này, mỗi lần khách cần mình mang đồ lên cho họ, mình xung phong lắm, với hy vọng kiếm thêm tiền tip (tiền thưởng công), mà người khách nào chỉ cho mình 5-10 xu, mình thất vọng lắm. Khi tôi trở lại khách sạn đó, tôi cho tiền những người làm việc ở đó rất rộng rãi khi nhờ họ giúp mang đồ cho mình. Vì mình đã trải qua thời gian như họ, mình mới hiểu đời sống của họ thế nào.


    Trà Mi: Khi trở lại, có ai ở đó nhận ra tiến sĩ không?


    Tiến sĩ Tiến: Tôi nhận ra họ, chứ họ không nhận ra tôi. Sau thời gian làm dọn dẹp ở khách sạn, tôi còn làm rửa chén ở nhà hàng, dọn bàn, rồi lên tới bồi bàn. Tới khi tôi đi học lại, tôi làm công việc trong trường, cùng với sự phụ giúp của người anh và người chú, tôi cũng đủ sống qua ngày. Lên tới cao học, tôi được học bổng hoàn toàn trong thời gian lấy các bằng cao học. Học phí lúc học bằng tiến sĩ thứ nhì do sở làm tôi chi trả. Những khó khăn trong đời sống hằng ngày đa số là về vấn đề trả tiền nhà. Còn ăn uống thì chẳng dám đi ăn ngoài.


    Trà Mi: Những bước đầu khó khăn đó, tiến sĩ có cảm giác mặc cảm, cảm giác bị người ta nhìn với ánh mắt kỳ thị hay phân biệt không?


    Tiến sĩ Tiến: Tôi đi rất nhiều nước và thấy rằng nước Mỹ này là ít kỳ thị nhất. Họ cho mình cơ hội để làm. Trong cơ hội đó, mình phải làm đúng tiêu chuẩn họ nghĩ.


    Trà Mi: Một câu chuyện thành công luôn có giá phải trả. Với những cái giá mà tiến sĩ đã trả để có được vị trí thành công hôm nay, nhìn lại, ông nghiệm ra cho mình điều gì?


    Tiến sĩ Tiến: Đối với tôi, ngay từ các công việc nhỏ nhặt nhất như lau chùi cho tới công việc tôi đang làm hiện thời, lúc nào tôi cũng chú tâm vào làm việc hết sức mình, không lãng phí. Kinh nghiệm trong đời sống thăng trầm cho tôi thấy bao giờ cũng vậy, khi mình làm hết khả năng của mình, sự thành công dần dần cũng sẽ tới. Tùy theo số mệnh mỗi người, có người thành công đến nhanh, có người chậm. Nhưng khi mình bỏ hết sức ra làm, tôi chắc chắn sự thành công sẽ tới, không sớm thì muộn. Ông trời không bao giờ bỏ quên những người làm hết sức mình.


    Trà Mi: Để thành công, ngoài yếu tố nỗ lực cũng nhờ tới yếu tố may mắn cộng hưởng với tư chất ham học. Ba tố chất chính đó chiếm tỷ lệ thế nào trong sự thành công của tiến sĩ?


    Tiến sĩ Tiến: Khi còn nhỏ, ba tôi thường bảo tôi lớn lên phải làm kỹ sư điện, nhưng lúc đó tôi không thích học, tôi chỉ thích đi đánh bóng bàn. Khi rời Việt Nam, tôi vẫn nghĩ qua Mỹ sẽ sống nhờ vào nghề đánh bóng bàn và sẽ thành công trong phương diện đó, chứ tôi không nghĩ đến chuyện học hành gì cả. Khi qua Mỹ, có anh bạn giới thiệu tôi đánh bóng bàn đọ sức với một nữ vô địch của tiểu bang California. Là vô địch bóng bàn toàn tỉnh Gia Định, toàn trường, và vô địch của Hướng đạo sinh toàn quốc, tôi nghĩ sẽ thắng cô ta. Nhưng khi ra đánh, tôi thua cô ấy cả 3 trận. Lúc đó tôi mới vỡ lẽ vì đánh với vô địch của tiểu bang thôi mà tôi còn thua, thì làm sao mơ đến vô địch nước Mỹ và làm sao có thể sống bằng nghề bóng bàn. Tôi thấy không xong, quyết định phải đi học lại. Chuyện này tôi kể để thấy rằng những dự tính của mình chưa chắc được ông trời chiều lòng. Mình định thế, nhưng thời cuộc và hoàn cảnh xung quanh cho thấy mình làm không xong, và mình phải đổi hướng.


    Trà Mi: Giữa tư chất hiếu học và nỗ lực phải bỏ ra để thành công, yếu tố nào vượt trội hơn trong thành công của tiến sĩ?


    Tiến sĩ Tiến: Bản chất ít nhất phải chiếm 60%, bản chất của tôi là làm việc hết mình dù việc nhỏ hay việc lớn. Phải làm tới nơi tới chốn, tôi nghĩ đó là quan trọng nhất, phải chăm chỉ. Tôi thấy nhiều người có thể là thông minh vượt bậc, nhưng lại làm qua loa. Còn một người chăm chỉ dần dần sẽ vượt qua mặt họ.


    Trà Mi: Ước mơ thành công đã thành hiện thực, giờ đây nhìn ra tương lai, tiến sĩ có ước mơ gì cho bản thân mình nữa không?


    Tiến sĩ Tiến: Ước mơ sâu xa nhất của tôi là sau này có cơ hội về Việt Nam đóng góp trong lĩnh vực khoa học.


    Trà Mi: Vì sao ước mơ này hiện giờ tiến sĩ chưa hoàn thành được hoặc bắt đầu được?


    Tiến sĩ Tiến: Vì đời sống hằng ngày vì những việc mình phải làm để ‘trả nợ đời’. Xong hết rồi mình mới có cơ hội làm những chuyện mình thật sự muốn làm.


    Trà Mi: Nếu có người nhận xét rằng nhân tài người Việt ở nước ngoài ít người hướng về phục vụ quê cha đất tổ, ý kiến của ông ra sao?


    Tiến sĩ Tiến: Tôi không đồng ý. Tôi có nhiều bạn bè thành công khá nổi tiếng và rất giỏi. Họ có lòng và có suy nghĩ giống tôi, nghĩa là có dịp nào họ có thể đóng góp được thì họ cũng sẽ sẵn sàng.


    Trà Mi: Đó là về những khó khăn chủ quan. Thế có yếu tố khó khăn khách quan nào ngăn cản việc này không?


    Tiến sĩ Tiến: Về mặt khách quan, hiện giờ Việt Nam cũng mở rộng. Tôi không thấy đây là vấn đề. Quan trọng nhất là bản thân mình có thể bỏ thời gian và công việc để làm những việc đó hay không. Đa số các anh em bạn tôi đều gặp vấn đề như con còn nhỏ, họ phải nuôi con lớn ăn học. Sau đó họ mới có thời gian làm những việc họ muốn.


    Trà Mi: Người Việt Nam ra nước ngoài có vị trí thành công tỏa sáng hơn ở trong nước. Những người thành công ở nước ngoài cũng nghĩ rằng nếu họ còn trong nước thì chưa chắc họ thành công tới được vị trí như vậy. Câu hỏi mọi người đặt ra là làm thế nào để Việt Nam có được những nhân vật tài giỏi có những phát minh khoa học được tôn vinh? Vai trò của người trẻ và của xã hội trong nước thế nào trong việc đào tạo nhân tài, ý kiến tiến sĩ ra sao?


    Tiến sĩ Tiến: Vấn đề này vừa tế nhị vừa phức tạp. Tế nhị ở chỗ những người ra khỏi nước Việt Nam thành công hơn là khi họ ở trong Việt Nam. Ở Việt Nam có những người rất giỏi, thông minh vượt bậc, nhưng cách học trong nước theo kiểu từ chương. Còn cách học bên này không bắt mình phải nhớ mà ngược lại bắt mình phải hiểu. Ví dụ như học từ chương thì không thể nào lấy được bằng tiến sĩ bên này. Anh phải nghĩ ra được cái gì mới thì mới lấy được bằng tiến sĩ bên này. Người lấy tiến sĩ bên này không phải là thành công hơn người ở Việt Nam. Ở Việt Nam cách học như vậy sẽ đào tạo ra con người như vậy. Làm thế nào để những người trong nước được phát triển giống những người ở ngoài nước, việc này phải trở lại nguồn gốc của nó. Cũng cần một thời gian để Việt Nam thay đổi cách học. Tôi nghĩ 10, 20 năm nữa cách học từ chương tại Việt Nam sẽ bị thoái hóa. Họ đang cải thiện đường lối giáo dục. Hiện giờ hệ thống internet và sự giao lưu giữa hai nước Mỹ-Việt rất mở rộng cho nên họ có nhiều thông tin và cũng cập nhật những dữ kiện bên này.


    Trà Mi: Đối với những người bạn trẻ trong nước đang nghe câu chuyện thành công của tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, ông có thông điệp nào muốn nhắn gửi tới họ?


    Tiến sĩ Tiến: Đừng nên câu nệ chuyện mình làm phải tương đương với bằng cấp của mình. Công việc nào mình cũng nên làm và khi làm thì nên làm hết sức mình. Đó cũng là lời khuyên của tôi muốn chuyển tới anh em trong nước.


    Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Tiến đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.


    Qúy vị và các bạn vừa nghe câu chuyện thành công của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, chàng trai Việt tới Mỹ lập nghiệp đã phấn đấu vươn lên từ vị trí một người lau dọn vệ sinh ở khách sạn trở thành nhà khoa học có nhiều thành tích trong lĩnh vực vệ tinh-không gian tại Mỹ.
    Tạp chí Thanh Niên xin chia tay với quý vị tại đây và hẹn gặp lại quý vị trên làn sóng phát thanh của đài VOA trong chương trình 10 giờ tối thứ sáu và chủ nhật hằng tuần cũng như trên trang web voatiengviet.com, trong phần Chuyên mục-Tường trình đặc biệt ngay trang chính.



 

 

Similar Threads

  1. "Hành Trình Tìm Tự Do của Người Việt"
    By thuyền nhân in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 25
    Last Post: 05-02-2022, 09:56 PM
  2. Replies: 14
    Last Post: 03-17-2012, 11:06 AM
  3. Dương Triệu Vũ - Người Việt hết diêm dúa
    By Be Nam in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 1
    Last Post: 01-02-2012, 08:01 PM
  4. Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ
    By Ba Ếch in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 11
    Last Post: 10-24-2011, 09:19 AM
  5. [TPDT] Chương Trình Quê Hương Và Người Lính (4/2008)
    By Ryson in forum Tiếng Hát Đặc Trưng
    Replies: 0
    Last Post: 10-12-2011, 07:29 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 05:43 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh