Register
Page 3 of 4 FirstFirst 1234 LastLast
Results 21 to 30 of 31
  1. #21
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,004
    TL chào quý anh, chị, các bạn

    TL đi tìm đọc lại câu đối để coi cách ...

    Như câu này đối chỉnh từng chữ theo tự loại, còn Bằng Trắc TL khg hiểu có bắt buộc 100% hay như thơ Đường Luật, có người theo chính luật, có người theo luật Nhất Tam Ngũ bất luân ??

    Tối ba mươi nghe tiếng pháo Giao Thừa ờ ờ Tê't.
    Sáng mùng một vấp nêu Nguyên Đán à à Xuân
    .

    Nguyễn Công Trứ

    Tối # Sáng ( cùng tĩnh từ và Trắc Trắc)
    ba mươi # mùng một (cùng danh từ - BB - BT)
    nghe # vấp ( cùng là động từ - B-T)
    nêu # pháo (danh từ -BT)
    Nguyên Đán # Giao Thừa (danh từ riêng BT -BB)
    ờ ờ # à à (trạng từ -BB -BB)
    Tết # Xuân ( Danh từ T -B )

    TL thấy luật đối giống như câu 3&4, 5&6 của thơ Đường Luật chỉ khác nhiều hoặc ít chữ hơn.

    Tết sắp đến, TL thử làm 1 câu đối đầu tiên nhen ...


    Tiễn con Mèo kêu tiếng...nghèo ra khỏi cửa
    Last edited by Thùy Linh; 01-04-2012 at 03:11 AM.

  2. #22
    NhonhaKG
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,685
    Đối

    Chào bác Rồng khỏa thân đẹp lượn vào xuân

    quay lại sửa khoe thành khỏa ) cho ra trắc )
    Last edited by catvan; 01-04-2012 at 05:55 AM.
    Cát Vân

  3. #23
    NhonhaKG
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,685
    hay
    Tiễn con Mèo kêu tiếng...nghèo ra khỏi cửa
    Đối :
    Chào bác Rồng vén mây đẹp lượn vào Xuân
    Cát Vân

  4. #24
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,004
    Cát cưng
    Em thấy câu đối đó hay rồi . Mắc cười con mèo bị xách lên là nó kêu ....ngheòoooo !! có câu " Chó vô nhà thì sang, mèo vô nhà thì ...nghèo "
    kỳ thị con mèo thiệt hén .

    Em cũng đối :

    Tiễn con Mèo kêu tiếng...nghèo ra khỏi cửa


    Chào Chúa Xuân đón tài lộc rước vô nhà

    là lá la la .......

  5. #25
    NhonhaKG
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,685
    Bé cưng
    Chị đang bị chiêm bao thấy rồng é )
    Cát Vân

  6. #26
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,004
    Quote Originally Posted by catvan View Post
    Bé cưng
    Chị đang bị chiêm bao thấy rồng é )
    Cát cưng ơi, cho em hỏi ...tiếng nghèo thì chữ nghèo ở đây là danh từ hay tĩnh từ ?

    Chị đang học vẽ rồng nên chị mớ ra ...long là phải rồi, em khg có thì giờ chơi hihihi

  7. #27
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,004
    TL đọc trên net nghe nói khg mấy người đối nổi câu đối của bà Đoàn Thị Điểm đố Trạng Quỳnh, mà Trạng bị ăn ..bí .

    Da trắng vỗ bì bạch

    mà hồii nhỏ anh học trò nghèo HS đối là :

    Tóc xanh nghe phát ( 髮) thanh

    nên được cố thi sĩ Vũ Hoàng Chương nhận làm học trò 1 năm.
    vì chữ "phát thanh" nghĩa là đài radio mà cũng còn có nghĩa là "tóc xanh"
    trong khi đó, chữ "vỗ" được anh HS đối bằng chữ "nghe" nên thi sĩ VHC bảo chỉnh đối !
    vì động từ vỗ tạo âm thanh, được đối bằng động từ nghe; thì không có gì hay hơn nữa

    còn bác +hồ thì nghi là khg chỉnh tự loại với cầy thật ...

    Đang gây chiến cho ra miệng mắng mình chơi, xả xui cuối năm ........=))

  8. #28
    Hay quá,

    Dạ, năm mới em cũng kính chúc anh Thuyền Nhân sớm được định cư ạ.

  9. #29
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by TL4 View Post
    kính chào anh Hàn Sinh,

    Chúng em xin lắng nghe và học hỏi. Khi ta ra 1 câu đố thìi mình có phải dựa vào luật băng trắc không ạ. Xin chào, em đi khò đây, mai còn phải đi kiếm cơm
    Chào TL4,

    Xin TL4 rút lại chữ "kính" của mình trong post quoted lại bên trên. Những gì HS gõ ra chỉ là mong mỏi chia sẻ được điều đã học từ sách vở hoặc người đi trước mà thôi!

    Thủa ban đầu, các cụ ngày xưa làm câu đối dựa vào Hán văn. Vì thế, vế đối xuất mà ngắn có thể là dạng một câu của thơ Đường ngũ hoặc thất ngôn (năm hoặc bảy chữ). Các vế xuất ngắn năm hoặc bảy chữ này không bắt buộc phải theo luật Bằng - Trắc trong bản thân nó như các câu luận của thơ Đường.

    Tuy nhiên, thường các cụ thích ra câu đối dưới dạng thơ Đường vì ba lý do sau đây: Thứ nhất, câu văn có nhạc điệu bởi các âm vận của luật Bằng - Trắc gây ra. Thứ hai, dựa vào cấu trúc thơ Đường trong các câu năm hoặc bảy chữ, người đối xuất (ra câu đối) có thể áp dụng các kỹ thuật tiểu đối (trái ý hoặc trái nghĩa) hoặc biền ngẫu (cùng ý hoặc cùng nghĩa) trong nội dung câu đối của mình. Thứ ba, câu đối xuất tự nó có vần và nhịp điệu mạch lạc sẽ được xem là "đẹp" và cũng là lý do kín đáo để bắt buộc người đối phải theo nhịp điệu của mình một cách chặt chẽ.

    Ngoài việc ra câu đối dưới dạng một câu luận của thơ Đường, người xưa cũng rất thường dùng các câu dưới dạng văn xuôi để ra câu đối xuất. Người đối chỉ việc theo sát nội dung và luật bằng trắc và cấu trúc văn phạm cố gắng đối sao cho chỉnh.

    Theo thứ tự, các thành phần sau đây dùng để thẩm định giá trị của vế đối:

    Đầu tiên là ý. Gọi là câu đối, nhưng giữa vế xuất và vế đối luôn luôn có sự so sánh và tương phản. Các ý so sánh và tương phản được xem là tinh hoa của một cặp câu đối. Ý của vế đối càng tương phản với vế xuất, giá trị càng cao, vì đôi khi hàm chứa nghĩa bóng rất sâu sắc. Hãy xem cặp câu đối sau đây:

    "An Nam nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh"

    ("An Nam có một tấc đất, không biết bao nhiêu người cày") Sứ thần Trung Quốc xỏ xiên nói rằng, ngàn năm Bắc thuộc khiến cho đàn bà VN nhiều người phải làm vợ quân tướng người Tàu đô hộ. Cái nham nhở của sứ thần Trung hoa là dùng chữ "nhất thốn thổ" (một tấc đất).

    "Bắc quốc chư đại phu, giai do thử đồ xuất"
    ("Các đại phu từ phương Bắc, đều do từ chỗ ấy mà ra") Bà Đoàn thị Điểm đối trả với ý rõ ràng, nhân tài đất Trung hoa cũng từ "tấc đất" đó của đàn bà VN chui ra mà thôi!


    Giá trị thứ hai của các câu đối là nghĩa. Tức là nghĩa đen thông thường của các con chữ trong vế đối. Trong vế đối, các chữ dùng cần ngược nghĩa với vế xuất để được xem là chỉnh. Thí dụ, có đối với không, khó đối với dễ, sông đối với núi,... Nếu không đối nghĩa được hoàn toàn, cũng không nên dùng các chữ cùng ý để đối với nhau.

    Nguyễn Hiền đậu trạng nguyên khi còn rất trẻ (12 tuổi) nên vua cho về nhà quê và đợi lớn lên mới bổ làm quan. Có việc, vua cho sứ đi vời ông vào kinh. Sứ giả tìm về làng thấy đứa trẻ chăn trâu ngỗ nghịch có dáng học trò nên ra câu đối:
    "Tự (字) là chữ, cất giằng đầu, chữ tử (子) là con, con ai con nấy?"
    đứa trẻ chăn trâu (ông Trạng Nguyễn Hiền) trả lời:
    "Vu (于) là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh (丁) là đứa, đứa nào đứa này?"

    Trong vế đối, hai chữ "là" lặp lại của vế xuất là những lỗi rất lớn khi làm câu đối; chưa kể bao nhiêu lỗi B/T trong vế đối.... Nhưng câu đối nói trên đi vào văn học sử vì giá trị thâm trầm và cách chơi chữ độc đáo của ông Trạng thần đồng!


    Tương tự, hầu như các nhà Nho xưa kia đều thuộc hai câu đối của Thầy-trò ông Trạng Nguyên Nguyễn Giản Thanh (trò) và Đàm Thuận Huy (Thầy):

    Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách (雨無鈐鎖能留客 - Đàm Thuận Huy)

    Sắc bất ba đào dị nịch nhân (色不波濤易溺人 - Nguyễn Giản Thanh)


    Hai câu đối này được ca ngợi hết lời trong văn học sử nước nhà. Nhưng chưa tìm thấy có người dịch thành quốc ngữ. HS tạm dịch như sau:
    (Cơn) Mưa chẳng then cài, cầm chân khách

    Cái) Đẹp không sóng nhớn, kéo phăng người.


    Trong vế đối của quan Trạng Nguyễn Giản Thanh được hết sức ca ngợi đó, chúng ta cũng tìm thấy được hai lỗi rất to. Lỗi thứ nhất, dùng "bất" đối với "vô" rất hợp với luật B/T. Nhưng lại không đối được về nghĩa, vì "bất" và "vô" đều có nghĩa là "không", không thể đối với nhau hoàn toàn chỉnh được.
    Lỗi thứ hai, quan Trạng dùng chữ "dị" nghĩa là "dễ", chỉ có thể đối được với "nan" có nghĩa là "khó"; chứ không thể dùng để đối với chữ "năng", có nghĩa là "làm được, có khả năng". Đối như thế rất gượng ép!

    Tuy nhiên, một lần nữa dù mang hai lỗi rất lớn, câu đối của quan Trạng cũng mang giá trị rất cao vì ý nghĩa so sánh mượt mà và lãng mạn của mình trong cơn mưa buổi chiều!


    Những điều này xảy ra được là do "xuất đối dị, đối đối nan" (ra câu đối thì dễ, đối lại câu đối xuất mới là khó) nên chúng ta khó kiếm được câu đối nào hoàn toàn chỉnh trong văn chương. Vì thế, ngay cả các câu đối rất nổi tiếng của Cao Chu Thần, Nguyễn Siêu, và Cụ Tam Nguyên Yên Đổ.... làm bằng chữ Quốc Ngữ cũng khó tìm được vế đối thật sự hoàn hảo. Vì thế, khi xem xét và thẩm định một câu đối, người ta luôn có sự du di hợp lý theo một trật tự nào đó!

    Sau hai giá trị về ý (sự thâm trầm, đôi khi hiểm hóc) và nghĩa (đen) của các vế đối; người ta mới xem xét đến tự loại và luật B/T trong câu (vế) đối. Hai điều sau này dễ hơn cho chúng ta thẩm định ... tuy giá trị của chúng không mạnh mẽ như hai yếu tố đầu tiên. Thí dụ, dùng "con bọ hung" là loài ăn bẩn để đối với "ông Tú Cát" là điều hiểm hóc và thâm thúy của Trạng Quynh, lắm thay!
    Last edited by Hàn Sinh; 01-06-2012 at 07:14 PM. Reason: chính tả

  10. #30

    ông thị

    Thị là một chức như thư ký, nói chung là quan lại đủ mọi ngành. Trong trường hợp nầy là quan thái giám có nhiệm vụ ghi chép và chứng kiến chuyện nhà vua "doing sex" với cung phi, ngày giờ nơi chốn, tên cung nữ. Câu đối sau đây gồm những nghĩa chữ Hán đồng âm với chữ thị, nó có tính cách bi hài kịch.

    Thị vào chầu, thị đứng, thị trông, thị muốn, thị không có cái ấy.

    Tôi không biết chữ Hán với thị là đứng. Còn mấy nghĩa kia thì đoán được như: trông (cận thị, thính thị...) muốn (thị hiếu) không có (thị phi), cái ấy (y thị dùng nhiều trong luật pháp).

    Thầy tôi nói năm 1957 rằng chưa có ai đối được. Cho đến lúc ấy có người dùng chữ "vũ", tôi quên câu đối ra làm sao chỉ nhớ đại cương là người đánh võ, múa võ múa kiếm nhanh mà trời mưa không ướt lông. Vũ là võ nghệ, vũ là múa (khiêu vũ) là mưa (vũ vô kiềm tỏa ...) vũ là lông. Thầy tôi nói chữ vũ là lông, như lông gà lông công (feather) còn lông con người gọi là mao (hair).
    Hơn nửa thế kỷ rồi biết đâu đã hoặc sẽ có những người tài ba cao kiến trong phố nhà như ... ra tay.
    Last edited by tonthattue; 01-11-2012 at 05:42 PM.

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 08:59 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh