Results 311 to 319 of 319
Thread: Liễu Thùy Viên
-
01-17-2021, 06:28 PM #311
Nỗi Khổ Dân Quê
Đến xứ Sầm Giang ở miệt quê quê
Nhiều nơi cuộc sống khổ trăm bề
Cây vườn nước mặn lòng đau buốt
Ruộng lúa rầy nâu dạ tái tê
Tội trẻ thơ ngây gồng miệng mếu
Thương già ốm yếu gánh vai ê
Ngày ngày tất bật lo đống áng
Cuộc sống người dân thật não nề
Thứ Lang
-
01-17-2021, 06:34 PM #312
Hôm nay Chú Tiểu thân tâm an lạc huh .
Ngày hôm qua TLinh đi " dẩm xà"(phải nói thế vì khg chỉ uống trà mà ăn nữa ) đi họp mặt với nhóm bạn cũ, có nhớ lấy 1 dĩa tà hủ hấp gừng, 1 dĩa bánh ướt nước tương và cải rổ hấp dầu hào cho Chú Tiểu nè, nhâm nhi tràtiện nữ hầu chuyện Chú Tiểu nha.
Chú Tiểu bàn nghe có tình thì nhẹ cái lý .
Chú Tiểu nghĩ xem, đã hơn 45 năm rồi từ khi đổi chế độ, Chú có đủ căn bản, học thức nên "quân binh" khác không thâm nhập vào bức tường lửa Chú đã dựng lên còn dầy hơn Vạn Lý Trường Thành của TQ .
Ý TLinh là đến một thế hệ con, cháu ở hải ngoại sẽ không biết, đọc và viết tiếng Việt nữa là phân biệt cái đúng, sai, cái hay cái dở....?
Người sinh ra hay lớn lên và hàng ngày nghe, đọc, nói, viết như thế thì lấy "căn bản" ở đâu mà biết đây.
Ngày nay mạng internet phổ biến thì những từ ngữ tự sáng chế, cách tân, đảo qua, đảo lại càng lan rộng hơn.
Như TLinh là thí dụ điển hình, căn bản không vững, cũng bị lai rai hoài à, mà không để ý luôn. Nhiều khi nghe riết thành quen, nói ra rồi chợt khựng lại cũng có, nói rồi trơn luôn cũng có...
Mấy chữ " sự cố " " ẩm thực" TLinh cũng nghe hoài, mà TLinh nói gì đây ? Đó là lúc TLinh còn trong Ban điều hành (4 người làm việc thiện nguyện), có tiếp xúc với giới trẻ du học sinh Việt Nam nhiều, họ đến cần giúp đỡ, xin việc . Cũng có nhận vài người cho làm việc trả lương nữa vì họ cần tiền, nhóm TLinh cần người mà khg có nhiều đơn xin thích hợp của người ở Úc lâu năm, vì việc làm bán thời, người nói, viết tiếng Việt lưu loát thì tiếng Anh không, không rành xử dụng máy vi tính, hay ngược lại . Quyết định của BĐH, trong đó TLinh có 1 phiếu để bầu.
TLinh nghĩ, điều những học giả uyên thâm, những người có kiến thức quan tâm, yêu tiếng Việt hay đẹp thuần túy chỉ có thể làm được là viết nhiều bài, viết sách điện tử tung ra trên mạng cũng như xuất bản sách, tặng cho các thư viện trên thế giới, thì may ra có người có lòng muốn học, muốn dạy con, cháu .
Làm sao kiếm/ ngăn chặn sách tiếng Việt xuất bản từ bên Việt Nam qua những thư viện ở hải ngoại đây? Khg hề đơn giản.
Chú Tiểu, TLang có học thức, suy nghĩ xem, ta nên làm gì để "cứu" đây ?
Còn phần TLinh biết chữ Việt chỉ đầy cái lá ...chanh thôi à, chỉ biết ráng làm thơ không có bị "sạn" là may lắm rồi( dù như hạt cát bỏ biển) TLinh vẫn bị sai chính tả, hỏi, ngã hoài vì khg lẽ lật quyển tự điển Nguyễn Văn Khôn TLinh đem qua từ trại tị nạn xem, còn xem trên mạng có khi sai vì người ta viết sai.Last edited by Thùy Linh; 01-18-2021 at 07:52 AM. Reason: Sửa chữ cho hay hơn
-
01-18-2021, 07:47 AM #313
Nỗi Khổ Dân Quê
Đến xứ Sầm Giang ở miệt quê
Nhiều nơi cuộc sống khổ trăm bề
Cây vườn nước mặn lòng đau buốt
Ruộng lúa rầy nâu dạ tái tê
Tội trẻ thơ ngây gồng miệng mếu
Thương già ốm yếu gánh vai ê
Ngày ngày tất bật lo đống áng
Cuộc sống người dân thật não nề
Thứ Lang
Hoạ vần :
Lời Con Bò Xứ Nghệ *
Cái kiếp con bò ở xứ quê
Nghệ An vất vả khó tư bề
Mùa đông lạnh đất chân đau mỏi
Nắng hạ nung đường cẳng thốn tê
Tối lại còng lưng ăn cỏ nát
Đêm về duỗi gối thấy đầu ê
Sinh trong đất nước nghèo xơ xác
Địa ngục trần ai quá nặng nề
Thuỳ Linh
19 Jan 2021
* Tặng cho những con bò xứ Nghệ, ngày ngày kéo thồ trên đường dốc, nắng hè chảy nhựa dưới chân, gió đông lạnh buốt xương.
Một buổi sáng TLinh đi qua Nghệ An, nhìn những con bò, lẽ ra lang thang ăn cỏ, thỉnh thoảng kéo cày, thì những con bò xứ Nghệ và nhiều nơi khác của đất nước Việt Nam phải làm việc cật lực suốt ngày này, tháng nọ để thay cho xe chở đồ, nặng oằn vượt quá khả năng của chúng, vì thế cái lưng bị gù lên như lưng con lạc đà. Nếu chủ của chúng có ăn, có mặc, có tiền mua xe thì đời chúng không đến nỗi khổ ....?
Những hình ảnh đau lòng đó đã theo TLinh rất lâu, cho tới bây giờ vẫn như mới hôm qua...
Có một gia đình ông Nguyễn Văn Lô ở xóm Tân Cao, xã Diễn Nguyên - Diễn Châu Nghệ An, được chính quyền địa phương " tuyên dương" nuôi 7 đứa con vào đại học bằng nghề đánh xe bò thuê
Ôi ! vận mệnh tương lai bao nhiêu người đều đặt trên lưng của một con bò...!!
Lẽ ra con bò phải được gắn huy chương mới phải, nhưng nó được gì? Cả cuộc đời của nó chỉ ăn cỏ, không ăn xăng mà nó phải làm công việc của một chiếc xe tải !?
Khi nó không còn kéo thồ được nữa thì nó hiến thịt cho chủ bán lấy tiền.
Cho đến giờ phút cuối cùng nó vẫn cao thượng như vậy. Chắc chắn những con bò kéo thồ xứ Nghệ nói riêng và những con bò ở Việt Nam nói chung đều được lên thiên đàng...và
Kiếp sau xin chớ làm bò ....
Photos by Thuỳ Linh -Nghệ An 2010Last edited by Thùy Linh; Yesterday at 06:56 PM. Reason: thêm chữ
-
01-18-2021, 09:48 AM #314Nỗi Khổ Dân Quê
Đến xứ Sầm Giang ở miệt quê
Nhiều nơi cuộc sống khổ trăm bề
Cây vườn nước mặn lòng đau buốt
Ruộng lúa rầy nâu dạ tái tê
Tội trẻ thơ ngây gồng miệng mếu
Thương già ốm yếu gánh vai ê
Ngày ngày tất bật lo đống áng
Cuộc sống người dân thật não nề
Thứ Lang
Ủa, bài thơ nầy lúc posted có hình "minh họa", sao hôm nay hình biến đâu mất tiêu rồi?
Giống y như hôm trước, nothing to see!
-
01-18-2021, 07:12 PM #315
-
Yesterday, 07:48 PM #316
TLinh chào quý khách ghé ngang Liễu viên, mời dùng trà
pha nhiều trà ngon nha . Chào Chú Tiểu, Thứ Lang .
Trước khi đỡ chiêu của TLang, TLinh kể chuyện này nha, vì TLinh là người tình cảm, nên như TLang đã nói tức cảnh sinh tình cũng đúng, đặt tâm trạng vào trước, mới thành thơ .
TLinh dùng thơ để tả lại những gì TLinh thấy. Khi về Việt Nam, TLinh đã đi đường bộ ( đi xe chứ khg bay) từ nam ra bắc trong 25 ngày .
Bắt đầu đi xuống mũi Cà Mau ( ra tới mũi luôn ) lần đó, TLinh đi với Hạc Vàng (Hoàng Chi) thi hữu quen trên diễn đàn, làm bạn ngoài đời luôn, Chi từ Mỹ về hẹn TLinh cùng đi, sau đó Chi về Sài Gòn thăm thân nhân, TLinh tiếp tục đi dài ra miền trung, tới Cao Bằng, thác Bản Giốc, đi bè tre trên sông Quây Sơn ( cùng du khách Trung Hoa cộng sản, họ cũng đi bè tre cùng người Việt trên một dòng sông, ....vì tình anh, em kết nghĩa hai nước, nên chia hai cái thác Bản Giốc và đất của tổ tiên với họ.)
TLinh thấy rất nhiều người khổ, cảnh khổ, mà ngại khg dám ghi lại, tự hỏi tại sao? trách nhiệm là của ai? Làm con người không may mắn phải tự sinh, tự diệt hay sao?
Một trong những cảnh TLinh thấy là một ông, nghĩ là khg già lắm đâu, TLinh sẽ đem hình lên, theo bài thơ của TLinh luôn nha .
TLinh tôn trọng những người khuyết tật, khiếm thị, khg bao giờ chụp hình mà khg xin phép. Trường hợp này TLinh xin lỗi, TLinh chụp đại từ ban công căn nhà (chính tay ba TLinh vẽ kiểu, chỉ huy thợ xây vì ba TLinh học kiến trúc và làm thầu khoán xây dựng.)
Cũng tránh đứng ra giữa chợ làm người bố thí, nên nhờ chị bếp đem tặng ông ít tiền, chị bếp vừa để vô thau, là ông lấy cất liền vào giỏ.
TLinh muốn ghi lại bằng hình, để trong ký ức những mảnh đời trong XHCN. Những buổi trưa nóng bức, khg muốn đi đâu, TLinh thường nhìn xuống đường quan sát người qua lại. Khi đi chơi đâu, ngoài chơi ra TLinh hay chú ý đến con người, tập quán, sinh hoạt đời thường của họ.
Nhà nằm trên con đường chính, xe chạy ngang đi các nơi khác như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, ...
Khi TLinh còn nhỏ chưa bỏ ra đi, thì chợ ở trước nhà, nên TLinh rất rành những món "ăn hàng" và nghe người bán, người mua nói chuyện mà bắt chước, đúng cũng có, sai cũng có luôn. (Bởi vậy TLinh mang theo "hành trang" có mớ ngôn ngữ "xà bần" nữa nha.)
Sau này, thấy chợ dời qua bên hông nhà, đường xuống sông, để mở rộng đại lộ, nhà TLinh bị bắt buộc giải tỏa ( năm ấy má TLinh còn bên đó, vì lý do này mới chịu đi đoàn tụ với TLinh), lẽ ra thì mất hết căn nhà rồi, Ủy ban nhân dân thành phô' đền cho một cái "nền " (họ gọi nền ) ở trong hẻm lộ 19 . May là mọi người ở phía bên này đường đồng làm đơn xin cứu xét, họ chịu chia hai lấy bên đối diện phân nửa, nên mới còn được khúc nhà bếp thôi, xây vách trước lại, còn ở trên lầu được, nhưng chừng 2-3 người thôi, nhiều hơn thì khg thoải mái, phía tầng trệt làm tiệm kim hoàn. Tiền bồi thường do quy định của Tỉnh uỷ, đủ đập và, sửa nhà lại. Thế là kỷ niệm thời thơ ấu cũng bay lên trời theo đất luôn.
Khi bị giải toả nhà thì một là trúng ....gió, mất trắng, hai là trúng ...số vì từ trong hẻm, sau lưng nhà người ta lại tự dưng chễm chệ ra ngoài mặt tiền để làm ăn, buôn bán hay cho mướn giá cao, và trị giá qua một đêm đổi đời tăng gấp 10 lần vì địa thế.
Căn nhà, ngoài tình cảm do ba TLinh tự thiết kế, xây, ( ba TLinh đã mất hai mươi năm rồi) nó giữ rất nhều kỷ niệm đẹp thời thơ ấu của TLinh. Bởi vì sau khi rời bỏ nó, tha hương thì chỉ là sóng gió cuộc đời thôi, bảo sao TLinh khg nhớ, khg thương .
Còn không đầy một tháng là Tết Nguyên Đán rồi, TLinh nghĩ có rất nhiều người xa quê dù còn thân nhân bên đó hay không cũng sẽ bồi hồi ...vì ở đây không có Tết !
Như TLinh nhớ lắm, có rất nhiều hồi ức về Tết, tiền lì xì TLinh nhận được nhiều hơn anh, chị vì TLinh lúc nhỏ miệng rất dẽo nha. Còn sau này có về VN dịp Tết vài lần, nhưng cảm giác như Từ Thức trở về quê thôi ...
Last edited by Thùy Linh; Today at 05:13 AM. Reason: bớt chữ
-
Yesterday, 08:00 PM #317Bài xướng
Em Bé Bán Rau
Mẹ bước sang đò bỏ bến sông
Cha nhìn nước mắt nhỏ ròng ròng
Nhà nghèo mỗi bữa rau em bán
Nỗi khổ hàng ngày gạo nội đong
Cám cảnh bà con cho mấy cắc
Thương tình cô bác biếu vài đồng
Thơ ngây bé bỏng đời cơ cực
Đói lạnh cơ hàn buổi lập đông
Thứ Lang
Hoạ vần:
Áo Rách Cơ Hàn
Nhà em ở cạnh mé bờ sông
Sát chợ Cần Thơ, nước lớn ròng
Nhìn kẻ không nhà bao tử đói
Trông người tàn tật nỗi buồn đong
Dù cho của tặng bao cân gạo
Cho dẫu tiền trao mấy vạn đồng
Triệu triệu người nghèo như thế đó
Bên đời áo rách buổi chiều đông
Thùy Linh
20 Jan 2021
Photo by Thuỳ Linh - Cần Thơ Feb. 2011
-
Yesterday, 09:38 PM #318
Có cái đề tài nầy, tuy không liến quan đến thi phú của trang Liễu Thùy Viên, nhưng mạn phép post vào đây để đọc và ngẫm nghĩ thêm về chữ nghĩa của tiếng Việt.
Bài trích dẫn sau đây tuy không phải là một bài biên khảo, nhưng tương đối đọc cũng được:
http://tranhuybich.blogspot.com/p/trao-oi-y-kien.html
-
Yesterday, 09:51 PM #319
Những câu chuyện về Những Mảnh Đời Đau Khổ ở Việt Nam hiện nay bút mực nào tả cho xiết.
Mỗi người (trong chúng ta) thấy hoặc biết chỉ một số nhỏ trong muôn ngàn hoàn cảnh khác nhau, không có cái khổ nào giống cái khổ nào, không có hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào.
Do sự thay đổi tận căn bản của nên giáo dục, cách sống... nên có những cảnh đạo đức con người xuống dốc một cách thảm hại, nhưng ngược lại cũng có những tấm gương hiếu thảo, nghĩa tình rất đáng khâm phục.
Similar Threads
-
Vũ Thi Viên: Trường Tương Tư
By conmuanho in forum ThơReplies: 133Last Post: 04-29-2018, 03:46 PM -
Vũ Thi Viên: Một Ngày Tình Cũng Trăm Năm
By conmuanho in forum ThơReplies: 87Last Post: 01-28-2017, 03:26 PM -
Cho Lòng Bay Xa - Thùy Linh
By Thùy Linh in forum Không Gian RiêngReplies: 29Last Post: 06-21-2013, 08:42 AM -
Tây Úc Xinh Đẹp - Thùy Linh
By Thùy Linh in forum Du LịchReplies: 158Last Post: 02-03-2012, 09:47 PM -
Vũ Hoa Viên: Phút Giao Cảm
By conmuanho in forum Thú Tiêu KhiểnReplies: 4Last Post: 11-24-2011, 06:26 PM