Register
Page 29 of 277 FirstFirst ... 1927282930313979129 ... LastLast
Results 281 to 290 of 2768
  1. #281
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    5,983
    Hoạ Vần

    Tự Hỏi



    Cảnh vật im lìm chẳng hiểu sao ?
    Thùy viên không thấy bóng anh nào?
    Thứ Lang có lẽ lây Cô -Vít ?
    Chú Tiểu hay là bị té ao ?
    Sáng dậy ra vườn đào bụi cỏ
    Trưa ngồi đọc sách dựa cây đào
    Xem hoài chả biết sai hay đúng ?
    Tự hỏi "sao" trà, giống chữ "xao" ?


    Thùy Linh
    15 Jan 2021

  2. #282
    Quote Originally Posted by Thùy Linh View Post
    * Chữ "xao" Hán-Việt nghĩa là đẩy, gõ, TLinh khg biết có đúng nghiaa~ hay không ? hay là động từ viết như này=
    sao
    trà ? Nếu vậy "chiêu" này phải biến hoá ...TLang là người đứng ngoài xác nhận thử xem TLinh sai phải không ta ?
    敲 XAO (động từ): động từ): đâp, gõ
    Trong câu thơ “Tăng xao nguyệt hạ môn” Sư gõ cửa dưới trăng, trước “Giả Đảo” định dùng chữ “thôi” , đến khi hỏi “Hàn Dũ” bảo nên dùng chữ “xao” hay hơn. Nay ta nói làm việc gì phải suy nghĩ cân nhắc cho kỹ là “thôi xao” là vì cớ ấy.
    Thôi xao nghĩa là đẩy, gõ. Chỉ sự gò gẫm lựa chọn từng chữ trong việc làm thơ.


    SAO (động từ): sao, rang, xào

    Như vậy sao trà là dùng lửa nhỏ làm cho trà khô, nên sao trà là chữ SAO (炒).
    Tiếng Việt Nam, người miền bắc, nhất là gần giáp giới với Trung Hoa, gần tỉnh (Quảng Đông) thường phát âm giọng lưỡi giồng giọng Quảng Đông, không phân biết các phụ âm đâu như ch/tr , x/s, l/n, d/gi. r/d v.v... nhất là qua hai đợt từ 1945 (Việt Minh) và 1975 (Việt Cộng) hầu hết là người từ vùng rừng núi, bưng biền vào cầm quyền. đặt ra đường lối văn hóa giáo dục. Họ phát âm không chính xác nên làm từ điển, sách giáo khoa, viết văn v.v... cũng viết lẫn lộn những chữ trên.
    Việc nầy ảnh hưởng ra hải ngoại qua những cuộc di dân sau 1975. Do đó chúng ta thấy ngày nay, kể cả hải ngoại, nhiều người viết chữ SẬP NHÀ, SẬP CẦU thành XẬP NHÀ, XẬP CẦU, TRÒNG TRÉO thành CHÒNG CHÉO, TRƠ VƠ thành CHƠ VƠ v.v... do họ thấy trong nước viết nên viết theo.
    Chuyện chữ nghĩa, chính tả, văn phạm... tiếng Việt hiện nay nhiêu khê lắm, nhiều bậc thức giả hải ngoại có lòng với tiếng Việt đã và đang báo động là tiếng Việt đang trên đà bị phá hoại.

    Last edited by Chú Tiểu; 01-15-2021 at 07:24 PM.

  3. #283

    Tổ tiên la thường nói CHỮ NGHĨA hoặc NGHĨA LÝ, nghĩa là CHỮ thì phải có nghĩa và NGHĨA phải hợp LÝ.
    Tránh dùng chữ TỐI NGHĨA, VÔ NGHĨA và không hợp LÝ.
    Như post trên, chữ XẬP đối với tiếng Việt là không có chữ nầy, ngoại trừ vay mượn của Quảng Đông, XẬP là con số MƯỜI.
    Ngày nay người ta dùng từ điện Việt Nam của nhà xuất bản Viện Ngôn Ngữ Học Hà Nội hoặc dùng từ điển online/google cũng của trong nước cho nên mắc phải những điểm như nói trên.
    Muốn hiếu chữ Việt tiếng Việt phải hiểu chữ Nho (Hán-Việt) và chữ Nôm thì mới có thể truy nguyên, tầm nguyên (tìm ra nguồn gốc) về chính tả của chữ Quốc Ngữ
    Như chữ SAO (sao trà) ở trên là lối chữ biểu nghĩa gốm hai bộ, bên trái bộ hỏa bên phải bộ thiếu, Hỏa là lửa, thiếu là ít là nhỏ (thiếu gia/đại gia, thiếu niên/lão niên...). Như vậy SAO là dùng lửa nhỏ để làm cho vật trong nồi trong chão khô từ từ, không được dùng lửa to làm cháy, khét.

  4. #284
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    5,983
    Chào Chú Tiểu,
    Nghe Chú Tiểu than, TLinh biết Chú không phải "sư quốc doanh " rồi. Chú Tiểu đừng bực bội nữa, vì lẽ đó TLinh ít khi ngó ngàng tới tin tức tiếng Việt hay bài vở gì nhiều .hết.
    Sống trong chế độ nào thì người ta sẽ ảnh hưởng hay theo mọi " khuôn mẫu " do chế độ đó đúc ra .
    Chữ nghĩa cũng trong "khuôn" đó .
    Thử bàn về người Việt ở hải ngoại một chút
    Thế hệ thứ nhất: rời VN 1975 hay không lâu sau 1975 (còn giữ tiếng Việt trong sáng)

    Thế hệ thứ nhì : con, còn biết đọc, viết tiếng Việt (còn giữ tiếng Việt trong sáng)
    Thế hệ thứ 3 là cháu của thế hệ thứ nhất thì không mấy người còn biết đọc, viết tiếng Việt nữa là


    Quote Originally Posted by Chú Tiểu View Post
    敲 XAO (động từ): động từ): đâp, gõ
    SAO (động từ): sao, rang, xào

    Như vậy sao trà là dùng lửa nhỏ làm cho trà khô, nên sao trà là chữ SAO (炒).

    .... nhiều người viết chữ SẬP NHÀ, SẬP CẦU thành XẬP NHÀ, XẬP CẦU, TRÒNG TRÉO thành CHÒNG CHÉO, TRƠ VƠ thành CHƠ VƠ v.v... do họ thấy trong nước viết nên viết theo.
    Chuyện chữ nghĩa, chính tả, văn phạm... tiếng Việt hiện nay nhiêu khê lắm, nhiều bậc thức giả hải ngoại có lòng với tiếng Việt đã và đang báo động là tiếng Việt đang trên đà bị phá hoại.


    Ôi trời ạ, TLinh cũng không biết chơ vơ sai, họ viết đầy ra nên gần đây TLinh còn vô sửa thơ của TLinh từ chữ trơ ra chơ nữa á...

    Hôm trước Chú Tiểu đòi mua đào, mà TLinh hong có bán, mỗi mùa đông TLinh cắt nhánh đi thẳng lên cho thấp xuống, nên trái sà xuống tầm tay với hái, có một mớ trên cao thì TLinh để dành cho chim và két hoang dã . Hai cây táo, cây lê, cây ổi và nho cũng vậy, chim đều có phần. Chỉ thấy quýt, cam, chanh thì chúng nó khg có rớ tới ...

    Mời Thi khách, khách viếng Liễu viên, Chú Tiểu, TLang dùng đào chín cây nha .




  5. #285

    Hàn Mặc Tử trước khi làm thơ mới thì đã là một tay cự phách về thơ Đường luật.
    Nhân đọc bài thơ nầy thấy rất chỉnh luật nên có cảm hứng họa vần như sau (cho xôm tụ Liễu Thùy Viên)

    Chuyến Đò Ngang
    Chẳng hẹn hò sao gặp gỡ đây
    Người thời như tỉnh kẻ như say
    Trong veo làn nước soi đôi mắt
    Xa tít quê nhà chỉ một tay
    Tâm sự vừa trao bờ đã đến
    Nỗi niềm chưa cạn khách về ngay
    Ba sinh duyên nợ ôi là thế
    Một chuyến đò đưa nghĩa một ngày
    Hàn Mặc Tử

    Họa vần:
    Chuyến Đò Ngang
    Duyên trời xui khiến gặp nhau đây
    Nhắp chén men tình ướp mộng say
    Ngọc biếc long lanh soi ánh mắt
    Miền xa diệu vợi cách tầm tay
    Đôi lời tâm sự củng phân tỏ
    Vạn mối tơ lòng vội kết ngay
    Túc đế lương duyên là định số
    Đò ngang một chuyến nghĩa ngàn ngày
    Thứ Lang

  6. #286
    Quote Originally Posted by Thùy Linh View Post
    Chào Chú Tiểu,
    Sống trong chế độ nào thì người ta sẽ ảnh hưởng hay theo mọi "khuôn mẫu" do chế độ đó đúc ra .
    Chữ nghĩa cũng trong "khuôn" đó.
    Thử bàn về người Việt ở hải ngoại một chút
    Thế hệ thứ nhất: rời VN 1975 hay không lâu sau 1975 (còn giữ tiếng Việt trong sáng)

    Thế hệ thứ nhì : con, còn biết đọc, viết tiếng Việt (còn giữ tiếng Việt trong sáng)
    Thế hệ thứ 3 là cháu của thế hệ thứ nhất thì không mấy người còn biết đọc, viết tiếng Việt nữa là
    A Di Đà Phật,
    Tín nữ Thùy Linh luận bàn nghe cũng có lý, nhưng chưa có tình.
    Lý là “lý kẻ mạnh” dùng cường quyền để ép mọi người vào khuôn khổ, ai “yếu bóng vía” nói theo tôn giáo là không có đức tin vào chánh pháp thì dễ ngả nghiêng (chao đảo). Người có đức tin (lập trường) thì khác hơn. Như đức Phật ngày xưa bị ma nữ quyến rũ mọi cách cũng không xao lòng.
    Dân tộc Việt Nam bị một ngàn năm đô hộ bởi giặc Tàu, bị o ép phải theo văn hóa Tàu nhưng tổ tiên ta vẫn giữ riêng bản sắc văn hóa Việt cho tới trước 1975. Pháp đô hộ Việt Nam 100 năm cũng muốn “khai hóa” dân tộc ta theo văn hóa tây phương, nhưng tổ tiên ta vẫn giữ vững nét đẹp văn hóa cổ truyền.
    Nói riêng về ngôn ngữ chữ nghĩa, sách vở tổ tiên để lại trong kho tàng văn học nước nhà, trải mấy ngàn năm nay, cho tới trước ngày 30/4/1975, chúng ta đọc vẫn hiểu từng ý từng lời không sót, ngoại trừ một số rất ít từ ngữ quá cổ xưa mới bị đào thải (nhưng vẫn tra nghĩa được).
    Từ sau 1945 ở miền bắc và sau 1975 trên toán quốc, sách vở, chữ nghĩa bây giờ trong nước lan ra tới hải ngoại chúng ta đọc (hoặc nghe) mà không hiểu, vì cớ gì?
    Có những người làm “công tác” ngôn ngữ (trong nước) nhưng chưa chắc họ là những nhà âm ngữ học. Mà từ cái âm đọc mới viết ra thành chữ, âm đọc sai thì làm sao viết chữ đúng.
    Người Tàu Minh Hương vì không đầu phục nhà Thanh (Mãn tộc), họ di cư sang Việt Nam sinh con đẻ cháu nhiều đời qua mấy trăm năm mà bản sắc văn hóa, dân tộc tính họ vận giữ, con cháu họ vẫn nói tiếng Tàu vẫn viết và đọc được chữ Tàu.
    Nói thì quá đáng chứ người Việt thì “vui đâu chúc đó”, phù thịnh bất phù suy. Nếu tổ tiên là cũng có tính đó thì chúng ta mất gốc gác lâu rồi (như dân Trung Mỹ nói tiếng Hispanic hiện nay).
    Không giữ được cội nguồn thì mất gốc thôi.
    Có nhiều người nghĩ Tiểu lo tu hành kinh kệ mà không biết tiếng nói chữ nghĩa trong nước hiện nay, chứ họ đâu biết Tiểu biết rất nhiều kể cả những tiếng lóng chit chat hiện nay của giới tuổi teen. Tất nhiên là không hẳn biết 100%, nhưng họ viết ra là Tiểu đọc hiểu hết.
    Tiểu tu theo Phật giáo, tin theo chánh pháp của Đức Thế Tôn, cho nên bất cứ chữ nghĩa nào ở Việt Nam sau 1975 không thể nào vô đầu của Tiểu được, vừa toan vô là automatic bị đánh bật ra ngay tức khắc, Bởi vậy Tiểu nhìn là biết chữ (tiếng) nào mới chữ (tiếng) nào cũ của tổ tiên truyền lại. Nhiều người bạn của Tiểu hỏi Tiểu hoài khi gặp chữ nào còn phân vân, lưỡng lự. Những bản văn họ viết, Tiểu “bắt” là họ vui vẻ công nhận ngay, không cãi lấy có được, vì Tiểu nói thường có dẫn chứng.


  7. #287
    Nhà Ngói Thứ Lang's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,301





    Nỗi Khổ Dân Quê

    Đến xứ Sầm Giang ở miệt quê quê
    Nhiều nơi cuộc sống khổ trăm bề
    Cây vườn nước mặn lòng đau buốt
    Ruộng lúa rầy nâu dạ tái tê
    Tội trẻ thơ ngây gồng miệng mếu
    Thương già ốm yếu gánh vai ê
    Ngày ngày tất bật lo đống áng
    Cuộc sống người dân thật não nề

    Thứ Lang


  8. #288
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    5,983

    Quote Originally Posted by Chú Tiểu View Post
    A Di Đà Phật,
    Tín nữ Thùy Linh luận bàn nghe cũng có lý, nhưng chưa có tình.
    Lý là “lý kẻ mạnh” dùng cường quyền để ép mọi người vào khuôn khổ, ai “yếu bóng vía” nói theo tôn giáo là không có đức tin vào chánh pháp thì dễ ngả nghiêng (chao đảo). Người có đức tin (lập trường) thì khác hơn. Như đức Phật ngày xưa bị ma nữ quyến rũ mọi cách cũng không xao lòng.
    Dân tộc Việt Nam bị một ngàn năm đô hộ bởi giặc Tàu, bị o ép phải theo văn hóa Tàu nhưng tổ tiên ta vẫn giữ riêng bản sắc văn hóa Việt cho tới trước 1975. Pháp đô hộ Việt Nam 100 năm cũng muốn “khai hóa” dân tộc ta theo văn hóa tây phương, nhưng tổ tiên ta vẫn giữ vững nét đẹp văn hóa cổ truyền.
    Nói riêng về ngôn ngữ chữ nghĩa, sách vở tổ tiên để lại trong kho tàng văn học nước nhà, trải mấy ngàn năm nay, cho tới trước ngày 30/4/1975, chúng ta đọc vẫn hiểu từng ý từng lời không sót, ngoại trừ một số rất ít từ ngữ quá cổ xưa mới bị đào thải (nhưng vẫn tra nghĩa được).
    Từ sau 1945 ở miền bắc và sau 1975 trên toán quốc, sách vở, chữ nghĩa bây giờ trong nước lan ra tới hải ngoại chúng ta đọc (hoặc nghe) mà không hiểu, vì cớ gì?
    Có những người làm “công tác” ngôn ngữ (trong nước) nhưng chưa chắc họ là những nhà âm ngữ học. Mà từ cái âm đọc mới viết ra thành chữ, âm đọc sai thì làm sao viết chữ đúng.
    Người Tàu Minh Hương vì không đầu phục nhà Thanh (Mãn tộc), họ di cư sang Việt Nam sinh con đẻ cháu nhiều đời qua mấy trăm năm mà bản sắc văn hóa, dân tộc tính họ vận giữ, con cháu họ vẫn nói tiếng Tàu vẫn viết và đọc được chữ Tàu.
    Nói thì quá đáng chứ người Việt thì “vui đâu chúc đó”, phù thịnh bất phù suy. Nếu tổ tiên là cũng có tính đó thì chúng ta mất gốc gác lâu rồi (như dân Trung Mỹ nói tiếng Hispanic hiện nay).
    Không giữ được cội nguồn thì mất gốc thôi.
    Có nhiều người nghĩ Tiểu lo tu hành kinh kệ mà không biết tiếng nói chữ nghĩa trong nước hiện nay, chứ họ đâu biết Tiểu biết rất nhiều kể cả những tiếng lóng chit chat hiện nay của giới tuổi teen. Tất nhiên là không hẳn biết 100%, nhưng họ viết ra là Tiểu đọc hiểu hết.
    Tiểu tu theo Phật giáo, tin theo chánh pháp của Đức Thế Tôn, cho nên bất cứ chữ nghĩa nào ở Việt Nam sau 1975 không thể nào vô đầu của Tiểu được, vừa toan vô là automatic bị đánh bật ra ngay tức khắc, Bởi vậy Tiểu nhìn là biết chữ (tiếng) nào mới chữ (tiếng) nào cũ của tổ tiên truyền lại. Nhiều người bạn của Tiểu hỏi Tiểu hoài khi gặp chữ nào còn phân vân, lưỡng lự. Những bản văn họ viết, Tiểu “bắt” là họ vui vẻ công nhận ngay, không cãi lấy có được, vì Tiểu nói thường có dẫn chứng.


    Hôm nay Chú Tiểu thân tâm an lạc huh .
    Ngày hôm qua TLinh đi " dẩm xà"(phải nói thế vì khg chỉ uống trà mà ăn nữa ) đi họp mặt với nhóm bạn cũ, có nhớ lấy 1 dĩa tà hủ hấp gừng, 1 dĩa bánh ướt nước tương và cải rổ hấp dầu hào cho Chú Tiểu nè, nhâm nhi trà tiện nữ hầu chuyện Chú Tiểu nha.
    Chú Tiểu bàn nghe có tình thì nhẹ cái lý .
    Chú Tiểu nghĩ xem, đã hơn 45 năm rồi từ khi đổi chế độ, Chú có đủ căn bản, học thức nên "quân binh" khác không thâm nhập vào bức tường lửa Chú đã dựng lên còn dầy hơn Vạn Lý Trường Thành của TQ .
    Ý TLinh là đến một thế hệ con, cháu ở hải ngoại sẽ không biết, đọc và viết tiếng Việt nữa là phân biệt cái đúng, sai, cái hay cái dở....?
    Người sinh ra hay lớn lên và hàng ngày nghe, đọc, nói, viết như thế thì lấy "căn bản" ở đâu mà biết đây.
    Ngày nay mạng internet phổ biến thì những từ ngữ tự sáng chế, cách tân, đảo qua, đảo lại càng lan rộng hơn.
    Như TLinh là thí dụ điển hình, căn bản không vững, cũng bị lai rai hoài à, mà không để ý luôn. Nhiều khi nghe riết thành quen, nói ra rồi chợt khựng lại cũng có, nói rồi trơn luôn cũng có...
    Mấy chữ " sự cố " " ẩm thực" TLinh cũng nghe hoài, mà TLinh nói gì đây ? Đó là lúc TLinh còn trong Ban điều hành (4 người làm việc thiện nguyện), có tiếp xúc với giới trẻ du học sinh Việt Nam nhiều, họ đến cần giúp đỡ, xin việc . Cũng có nhận vài người cho làm việc trả lương nữa vì họ cần tiền, nhóm TLinh cần người mà khg có nhiều đơn xin thích hợp của người ở Úc lâu năm, vì việc làm bán thời, người nói, viết tiếng Việt lưu loát thì tiếng Anh không, không rành xử dụng máy vi tính, hay ngược lại . Quyết định của BĐH, trong đó TLinh có 1 phiếu để bầu.


    TLinh nghĩ, điều những học giả uyên thâm, những người có kiến thức quan tâm, yêu tiếng Việt hay đẹp thuần túy chỉ có thể làm được là viết nhiều bài, viết sách điện tử tung ra trên mạng cũng như xuất bản sách, tặng cho các thư viện trên thế giới, thì may ra có người có lòng muốn học, muốn dạy con, cháu .
    Làm sao kiếm/ ngăn chặn sách tiếng Việt xuất bản từ bên Việt Nam qua những thư viện ở hải ngoại đây? Khg hề đơn giản.
    Chú Tiểu, TLang có học thức, suy nghĩ xem, ta nên làm gì để "cứu" đây ?

    Còn phần TLinh biết chữ Việt chỉ đầy cái lá ...chanh thôi à, chỉ biết ráng làm thơ không có bị "sạn" là may lắm rồi( dù như hạt cát bỏ biển) TLinh vẫn bị sai chính tả, hỏi, ngã hoài vì khg lẽ lật quyển tự điển Nguyễn Văn Khôn TLinh đem qua từ trại tị nạn xem, còn xem trên mạng có khi sai vì người ta viết sai.
    Last edited by Thùy Linh; 01-18-2021 at 06:52 AM. Reason: Sửa chữ cho hay hơn

  9. #289
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    5,983

    Nỗi Khổ Dân Quê

    Đến xứ Sầm Giang ở miệt quê
    Nhiều nơi cuộc sống khổ trăm bề
    Cây vườn nước mặn lòng đau buốt
    Ruộng lúa rầy nâu dạ tái tê
    Tội trẻ thơ ngây gồng miệng mếu
    Thương già ốm yếu gánh vai ê
    Ngày ngày tất bật lo đống áng
    Cuộc sống người dân thật não nề

    Thứ Lang

    Hoạ vần :

    Lời Con Bò Xứ Nghệ *

    Cái kiếp con bò ở xứ quê
    Nghệ An vất vả khó tư bề
    Mùa đông lạnh đất chân đau mỏi
    Nắng hạ nung đường cẳng thốn tê
    Tối lại còng lưng ăn cỏ nát
    Đêm về duỗi gối thấy đầu ê
    Sinh trong đất nước nghèo xơ xác
    Địa ngục trần ai quá nặng nề

    Thuỳ Linh

    19 Jan 2021

    * Tặng cho những con bò xứ Nghệ, ngày ngày kéo thồ trên đường dốc, nắng hè chảy nhựa dưới chân, gió đông lạnh buốt xương.
    Một buổi sáng TLinh đi qua Nghệ An, nhìn những con bò, lẽ ra lang thang ăn cỏ, thỉnh thoảng kéo cày, thì những con bò xứ Nghệ và nhiều nơi khác của đất nước Việt Nam phải làm việc cật lực suốt ngày này, tháng nọ để thay cho xe chở đồ, nặng oằn vượt quá khả năng của chúng, vì thế cái lưng bị gù lên như lưng con lạc đà. Nếu chủ của chúng có ăn, có mặc, có tiền mua xe thì đời chúng không đến nỗi khổ ....?

    Những hình ảnh đau lòng đó đã theo TLinh rất lâu, cho tới bây giờ vẫn như mới hôm qua...


    Có một gia đình ông Nguyễn Văn Lô ở xóm Tân Cao, xã Diễn Nguyên - Diễn Châu Nghệ An,
    được chính quyền địa phương " tuyên dương" nuôi 7 đứa con vào đại học bằng nghề đánh xe bò thuê
    Ôi ! vận mệnh tương lai bao nhiêu người đều đặt trên lưng của một con bò...!!
    Lẽ ra con bò phải được gắn huy chương mới phải, nhưng nó được gì?
    Cả cuộc đời của nó chỉ ăn cỏ, không ăn xăng mà nó phải làm công việc của một chiếc xe tải !?
    Khi nó không còn kéo thồ được nữa thì nó hiến thịt cho chủ bán lấy tiền.
    Cho đến giờ phút cuối cùng nó vẫn cao thượng như vậy. Chắc chắn những con bò kéo thồ xứ Nghệ nói riêng và những con bò ở Việt Nam nói chung đều được lên thiên đàng...và

    Kiếp sau xin chớ làm bò ....




    Photos by Thuỳ Linh -Nghệ An 2010
    Last edited by Thùy Linh; 01-19-2021 at 05:56 PM. Reason: thêm chữ

  10. #290
    Nhà Ngói Thứ Lang's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,301


    Nỗi Khổ Dân Quê

    Đến xứ Sầm Giang ở miệt quê
    Nhiều nơi cuộc sống khổ trăm bề
    Cây vườn nước mặn lòng đau buốt
    Ruộng lúa rầy nâu dạ tái tê
    Tội trẻ thơ ngây gồng miệng mếu
    Thương già ốm yếu gánh vai ê
    Ngày ngày tất bật lo đống áng
    Cuộc sống người dân thật não nề

    Thứ Lang



    Ủa, bài thơ nầy lúc posted có hình "minh họa", sao hôm nay hình biến đâu mất tiêu rồi?
    Giống y như hôm trước, nothing to see!

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 178
    Last Post: 03-29-2024, 02:29 PM
  2. Vũ Hoa Viên: Phút Giao Cảm
    By conmuanho in forum Thú Tiêu Khiển
    Replies: 37
    Last Post: 03-08-2024, 08:34 AM
  3. Tây Úc Xinh Đẹp - Thùy Linh
    By Thùy Linh in forum Du Lịch
    Replies: 159
    Last Post: 01-13-2022, 05:33 AM
  4. Vũ Thi Viên: Trường Tương Tư
    By conmuanho in forum Thơ
    Replies: 133
    Last Post: 04-29-2018, 03:46 PM
  5. Cho Lòng Bay Xa - Thùy Linh
    By Thùy Linh in forum Không Gian Riêng
    Replies: 26
    Last Post: 06-21-2013, 08:42 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:07 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh