Register
Page 1 of 35 12311 ... LastLast
Results 1 to 10 of 344

Thread: Tập dịch.

  1. #1
    Con sói quàng khăn đỏ gun_ho's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Haida Gwaii
    Posts
    1,729

    Tập dịch.

    Communists Drive Out Vietnamese Cook


    Cọng Sản tống cổ đầu bếp Việt.


    Vo Van Than sought refuge in Paris after fleeing Vietnam in the 1970s.
    Vo Van Than arrived in France in 1979 after fleeing the Communist government of Vietnam. His rage against the regime dissipated only with time and the happiness he found in cooking. But now the government has tried to cast him out again, this time as manager of a popular Paris restaurant.


    Võ văn Thân tị nạn ở Ba Lê sau khi trốn khỏi Việt Nam vào những năm 70. Võ văn Thân đã đến Pháp năm 79 sau khi đi trốn chính quyền cọng sản Việt Nam. Niềm căm hờn chế độ của ông chỉ tan biến nhờ thời gian và niềm vui mà ông tìm thấy khi nấu nướng. Nhưng nay, chính quyền lại cố đá ông ra một lần nữa , lần này với tư cách là một quản lý của một nhà hàng có tiếng ở Ba Lê.





    When Vo Van Than heard a rattling noise, he thought it was the garbage collectors. It was shortly after 8 a.m., and he was lying in bed on the second floor of the Paris restaurant he manages, the "Foyer Vietnam."

    Khi Võ văn Thân nghe tiếng rầm rầm, ông nghĩ đó là những người đến lấy rác. Lúc đó là ngay sau 8 giờ sáng....và ông đang nằm trên giường ở tầng hai của một nhà hàng ở Ba Lê mà ông quản lý, nhà hàng "Foyer Vietnam"


    When he heard loud footsteps on the stairs, he knew that something was wrong, but by then it was too late. When Than opened his door to see what was happening, he was suddenly face-to-face with a broad-shouldered man who pushed him back into the room. "Stay in there," the man said to Than. "We're from the Vietnamese Embassy."


    Khi ông nghe những bước chân ầm ĩ trên cầu thang, ông biết rằng có chuyện chẳng hay, nhưng đến lúc đó thì đã quá muộn . Khi Thân mở cửa để xem chuyện gì xảy ra, ông bỗng đối diện với một người đàn ông vai rộng, người đã đẩy ông trở vào trong phòng. "Ở lại đây", người đàn ông bảo Thân. "Chúng tôi từ tòa đại sứ Việt Nam".


    Ten men had broken into the restaurant, after smashing a glass panel in the front door. Now they covered the windows with cardboard and attached signs that read: "Closed for renovation." They connected the phone line to an answering machine, and they installed a door on the second floor to prevent Than from getting into his restaurant.


    Mười người đàn ông đã đột nhập vào nhà hàng bằng cách đập bể tấm kiếng lớn ở cửa trước. Bấy giờ, họ che những của sổ bằng những tấm các tông, gắn tấm bảng ghi chữ "Đóng cửa để tân trang". Họ nối đường dây điện thoại với cái máy trả lời tự động và họ làm một cửa ra vào ở tầng hai để chận không cho Thân vào nhà hàng của ông nữa.


    It was a well-planned operation, but how could it have come to that?


    Đó là một kế hoạch được dự tính chu đáo, nhưng sao sự việc lại đến nỗi như thế?


    The "Foyer Vietnam," with its worn, red wooden door, is on Rue Monge, in the old university neighborhood on the edge of the Latin Quarter. The prix fixe lunch costs €10 ($12.80), €8 for students, and includes an appetizer, an entrée and dessert, almost unheard of in this expensive city. The food is simple, but it's so good that celebrity chef Alain Ducasse once mentioned it in a book. And the "Foyer Vietnam" is the only Vietnamese restaurant in Paris with a picture of Ho Chi Minh on the wall.


    Nhà hàng Foyer Vietnam có cái cửa gỗ màu đỏ cũ nằm trên đường Rue Monge trong khu đại học xưa ngay cạnh Khu La Tinh. Ăn trưa đồng giá 10 euro, ($12,80) 8 euro cho học sinh (sinh viên) gồm món khai vị , món ăn chính và tráng miệng,(một giá mà) hầu như không thể nghe thấy ở thành phố đắt đỏ này. Món ăn đơn giản nhưng ngon đến nỗi ông đầu bếp nổi tiếng Alain Ducasse đã có lần đã đề cập đến trong một cuốn sách. Và nhà hàng Foyer Vietnam, là nhà hàng Việt Nam duy nhất ở Ba Lê có một bức hình Ho Chi Minh trên tường.


    Translated by goo_ho )



    http://www.spiegel.de/international/europe/0,1518,808375,00.html


    Last edited by gun_ho; 01-14-2012 at 12:37 PM.
    Giang Châu Tư Mã _ Bạn mượn khố của ĐVT.

  2. #2
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,642
    "Foyer Vietnam"
    Dịch là "Phở Dê Việt Nam"

    Rue Monge
    Việt hoá thành "Ru Mông Dơ"

    Những chỗ sai khác em để dành cho chị Gió chữa hộ anh.

  3. #3
    Con sói quàng khăn đỏ gun_ho's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Haida Gwaii
    Posts
    1,729
    Đang khi chờ cô Gió, tôi dịch tiếp nhé anh Ốc

    In waiting for Godot, may I continue to translate, Mr. Ốc?

    ===============================


    Fleeing the Communists


    Trốn chạy Cọng Sản




    Vo Van Than, the manager, even looks a little like Ho Chi Minh, with his long, salt-and-pepper beard and high forehead, but his white apron doesn't fit the picture. He is 56 and came to France in 1979, after fleeing from the communists. The odd thing about this story is that he is running a restaurant that was rented by the embassy of communist Vietnam.


    Võ văn Thân, người quản lý, trông lại hao hao giống Ho chi Minh ở bộ râu dài muối tiêu và cái trán cao, nhưng cái tạp dề trắng thì lại chẳng ăn nhậu gì với hình ảnh cả. Ông 56 tuổi và đến Ba Lê năm 1979 sau khi trốn chạy cọng sản. Điều quái lạ ở câu chuyện này là rằng ông đang điều hành một nhà hàng được tòa đại sứ Việt Cọng mướn.


    Than grew up in divided Vietnam, with the north controlled by the communists and the south by a regime backed by the United States. He was born into a wealthy South Vietnamese family. His grandfather was a mandarin at the imperial court, and his father was a prefect for the regime. Protected by one of his brothers, a general, Than spent his military service as a guard in a prison for political prisoners.


    Thân lớn lên khi Việt Nam bị cưa đôi, khi miền bắc bị cọng sản kiểm soát và miền nam thì bởi một chế độ được Mỹ hậu thuẫn . Ông sinh ra trong một gia đình miền nam Việt nam giàu có. Ông nội ông làm quan triều đình và cha ông là một thứ trưởng (đúng không anh Ốc?) của chế độ. Được một ông anh làm tướng che dù cho nên thời gian phục vụ trong quân ngũ của Thân chỉ làm một quản ngục coi tù chính trị.


    When the war ended and the south capitulated in 1975, Than himself became a prisoner at first. The family was dispossessed. Then he took his wife and child and fled the country in a tiny boat, landing first in Malaysia and eventually arriving in Paris.


    Khi chiến tranh kết thúc và miền nam đầu hàng năm 1975, trước hết bản thân Thân phải đi tù, gia đình thì bị tước đoạt tài sản. Rồi ông đem vợ con trốn khỏi nước trên một chiếc ghe bé tí, tấp vào Mã Lai trước và sau cùng đã đến Ba Lê.


    Vietnamese expatriates have been drawn to the capital of the former colonial power for more than a century. In the 1920s, Ho Chi Minh met the grandson of Karl Marx in Paris and became enthusiastic about communism, before eventually becoming a freedom fighter.


    Người Việt lưu vong đã quần tụ về thủ đô của thực dân năm xưa hơn thế kỷ nay. Vào những năm 20 , Ho chi Minh đã gặp gỡ cháu nội của Karl Marx ở Ba Lê và trở thành kẻ sính chủ nghĩa cọng sản trước khi trở thành kẻ tranh đấu cho tự do.
    Last edited by gun_ho; 01-14-2012 at 05:54 PM.
    Giang Châu Tư Mã _ Bạn mượn khố của ĐVT.

  4. #4
    Con sói quàng khăn đỏ gun_ho's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Haida Gwaii
    Posts
    1,729
    Finding Peace in the Kitchen
    Kiếm tìm hòa giải từ trong Bếp.


    Two Vietnamese student bars have existed in Paris since 1959. The communists met at "Uncle Ho's Restaurant" on Place Maubert. Less than a kilometer away, the South Vietnamese Embassy opened a student cafeteria loyal to its regime, the "Foyer Vietnam." Both establishments existed until Vietnamese reunification in 1976. After North Vietnam defeated South Vietnam, the new communist embassy also took over the "Foyer Vietnam."


    Hai quán nhậu dành cho đám sinh viên Việt đã có từ năm 1959 lận, đám thân cọng thì nhóm tại Nhà hàng bác Hồ ở quảng trường Maubert. Cách đó chưa đến cây số , tòa đại sứ Nam Việt Nam mở một cà phê tê ria cho sinh viên trung thành với chế độ , là "Phở Dê Việt Nam" (*dịch theo đề nghị của anh Ốc) Cả hai cơ sở này cùng hiện diện cho đến ngày Việt Nam thống nhất năm 1976 (!). Sau khi Bắc Việt đánh bại Nam Việt, tòa đại sứ mới của cọng sản cũng tiếp quản nhà hàng "Phở Dê Việt Nam" luôn.


    When Than arrived in Paris, he wrote pamphlets against the regime and took up with the remaining members of a group of South Vietnamese boy scouts. His rage against the regime only dissipated with time after he became a cook. After learning his trade at "Au Pied de Cochon," a brasserie in the Les Halles district, he opened a Vietnamese restaurant on the outskirts of Paris. Cooking made him happy.

    Khi Thân đến Ba Lê, ông viết những truyền đơn chống chế độ và bắt đầu sinh hoạt với nhóm hướng đạo của miền Nam còn sót lại. Lòng căm hờn của ông chỉ dần tiêu tan theo thời gian sau khi ông thành đầu bếp. Sau khi học thành nghề tại tiệm Giò Heo, một quán nhậu ở quận Les Halles, ông mở một tiệm ăn Việt ở ngoại ô Ba Lê. Nấu ăn đã làm ông thấy hạnh phúc.


    In 2001, a powerful Vietnamese businessman with connections to the embassy asked him if he would be interested in taking over the "Foyer Vietnam." His brother in the United States urged him not to work for the communists, saying that there was no love or friendship to be had with them. Than says that he had wanted to do something for his country, which he had not seen since fleeing in the 1970s. He accepted the position.


    Năm 2001, một thương gia Việt thế lực và có quan hệ với tòa đại sứ đã hỏi ông có muốn nắm trách nhiệm cho quán Phở Dê Việt Nam hay không. Anh của ông bên Mỹ thì khuyên ông là đừng có làm ăn với cọng sản, nói là chẳng thể có tình củm hay bằng hữu gì với chúng hết cả. Thân nói là ổng muốn làm một điều gì đó cho quê nhà, là nơi mà ông đã không còn thấy kể từ ngày bỏ chạy trong những năm 70. Ông đã chấp nhận chức vụ đó.



    Last edited by gun_ho; 01-14-2012 at 07:02 PM.
    Giang Châu Tư Mã _ Bạn mượn khố của ĐVT.

  5. #5
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,642
    "Prefect" chắc là chức quận trưởng ở miền Nam dưới chế độ Cộng hoà.

    "Les Halles district" là khu chợ cũ ở Ba Lê, dịch là "khu Lê Gian" cũng được.

    Ngày xưa ở khu Phố Dọt (Georgetown) của Hoa thịnh đốn cũng có một tiệm ăn Tây tên là Ô Pi đờ Cô Sông, chuyên mở cửa suốt đêm cho dân chơi khuya có chỗ ăn trễ khi tất cả các quán khác đóng cửa lúc 2 giờ sáng. Ông chủ người Pháp chính cống thấp người tóc xù và rất niềm nở với khách hàng. Sau này quán bị phá sản vì nợ thuế cho chính phủ nhiều quá. Thế là sau đó đi chơi về là cứ phải ních mì hoành thánh hay miến xào ở khu Phố Tàu, thay vì được ăn súp hành và thận thỏ xào tỏi.

    Theo bài báo thì có nhẽ ông Thân này là con cháu nhà Võ Văn làng Văn xá, Thừa Thiên.

  6. #6
    Con sói quàng khăn đỏ gun_ho's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Haida Gwaii
    Posts
    1,729
    Quote Originally Posted by ốc View Post

    Theo bài báo thì có nhẽ ông Thân này là con cháu nhà Võ Văn làng Văn xá, Thừa Thiên.
    Thế thì tôi lại phải hỏi thăm người bạn Huế họ Võ xem sao.
    Giang Châu Tư Mã _ Bạn mượn khố của ĐVT.

  7. #7
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368
    Góp ý:

    • vào những năm 70 => trong thập niên 70.


    • Niềm căm hờn chế độ của ông chỉ tan biến nhờ thời gian và niềm vui mà ông tìm thấy khi nấu nướng. => Nỗi căm phẫn chế độ của ông chỉ xoa dịu bằng thời gian, còn hạnh phúc thì ông đã tìm được trong nấu nướng.
      (dissipated = xoa dịu, xóa nhòa)


    • Nhưng nay, chính quyền lại cố đá ông ra một lần nữa , lần này với tư cách là một quản lý của một nhà hàng có tiếng ở Ba Lê. => nhưng nay chính quyền lại cố xua đuổi ông lần nữa
      (cast out = xua đuổi)



    • ông nghĩ đó là những người đến lấy rác => Ông nghĩ là những người đổ rác

    .


    • ông biết rằng có chuyện chẳng hay, nhưng đến lúc đó thì đã quá muộn => Ông đã biết có chuyện chẳng lành nhưng đã quá muộn.



    • Khi Thân mở cửa để xem chuyện gì xảy ra, ông bỗng đối diện với một người đàn ông vai rộng, người đã đẩy ông trở vào trong phòng. "Ở lại đây", người đàn ông bảo Thân. "Chúng tôi từ tòa đại sứ Việt Nam".
      => Lúc ông Thận mở cửa xem chuyện gì bỗng đối diện với một gã đàn ông vai u thịt bắp đẩy ông trở lại vào phòng. Gã đàn ông bảo Thận: - đứng im đấy, chúng tôi là người của tòa đại sứ Việt Nam.



    • Bấy giờ, họ che những của sổ bằng những tấm các tông, gắn tấm bảng ghi chữ "Đóng cửa để tân trang". Họ nối đường dây điện thoại với cái máy trả lời tự động và họ làm một cửa ra vào ở tầng hai để chận không cho Thân vào nhà hàng của ông nữa.
      => Bấy giờ, họ che những của sổ bằng những tấm bìa, gắn tấm bảng ghi chữ "Đóng cửa để tân trang". Họ nối đường dây điện thoại với cái máy trả lời tự động và họ gắn một cái cửa ở tầng hai chận không cho Thận xuống dưới nhà hàng của ông nữa.
      (cardboard = tấm bìa, sau này VN gọi là giấy bồi)
      (into = xuống dưới, vì đang ở lầu 2)



    • Đó là một kế hoạch được dự tính chu đáo, nhưng sao sự việc lại đến nỗi như thế?
      => Đó là một kế hoạch chu toàn, nhưng vì sao sự việc lại ra nông nỗi này ?





    • Nhà hàng Foyer Vietnam có cái cửa gỗ màu đỏ cũ nằm trên đường Rue Monge trong khu đại học xưa ngay cạnh Khu La Tinh. Ăn trưa đồng giá 10 euro, ($12,80) 8 euro cho học sinh (sinh viên) gồm món khai vị , món ăn chính và tráng miệng,(một giá mà) hầu như không thể nghe thấy ở thành phố đắt đỏ này.
      => Quán "Foyer Vietnam" có cửa gỗ sơn đỏ cũ kỹ nằm trên đường Monge cạnh đại học cổ ở rìa khu La Tinh. Thực đơn ăn trưa có giá biểu 10 € ($ 12,80), sinh viên trả 8 €, gồm có khai vị, món chính và tráng miệng, gần như hiếm thấy ở thành phố đắt đỏ này.
      (Rue Monge = đường Monge, unheard = hiếm thấy, chưa từng nghe)



    • Món ăn đơn giản nhưng ngon đến nỗi ông đầu bếp nổi tiếng Alain Ducasse đã có lần đã đề cập đến trong một cuốn sách. Và nhà hàng Foyer Vietnam, là nhà hàng Việt Nam duy nhất ở Ba Lê có một bức hình Ho Chi Minh trên tường.
      => Món ăn đơn giản nhưng ngon đến nỗi ông đầu bếp nổi tiếng Alain Ducasse đã từng nhắc đến trong một quyển sách. Và quán "Foyer Vietnam" là nhà hàng Việt Nam duy nhất ở Ba Lê có một tấm ảnh Hồ Chí Minh treo trên tường.



    • Thân lớn lên khi Việt Nam bị cưa đôi, khi miền bắc bị cọng sản kiểm soát và miền nam thì bởi một chế độ được Mỹ hậu thuẫn . Ông sinh ra trong một gia đình miền nam Việt nam giàu có. Ông nội ông làm quan triều đình và cha ông là một thứ trưởng (đúng không anh Ốc?) của chế độ. Được một ông anh làm tướng che dù cho nên thời gian phục vụ trong quân ngũ của Thân chỉ làm một quản ngục coi tù chính trị.
      => Thận trưởng thành khi Việt Nam bị chia cắt với miền Bắc do Cộng Sản kiểm soát và miền Nam có chính phủ được Hoa Kỳ hậu thuẫn. Ông sinh ra trong một gia đình miền nam Việt nam giàu có. Ông nội của ông làm quan triều đình và cha ông là tùy viên chính phủ. Được đùm bọc bởi người anh làm tướng, Thận làm cai ngục cho một trại tù chính trị trong lúc tham gia quân ngũ.
      (guard in a prison = trước là cai ngục, sau này VC gọi là quản giáo)



    • Vào những năm 20 , Ho chi Minh đã gặp gỡ cháu nội của Karl Marx ở Ba Lê và trở thành kẻ sính chủ nghĩa cọng sản trước khi trở thành kẻ tranh đấu cho tự do.
      =>Trong thập niên 20 Hồ Chí Minh đã gặp được cháu của Karl Marx ở Ba Lê và trở thành kẻ cuồng say chủ thuyết Cộng Sản trước khi biến thành người đấu tranh cho tự do.




    • Hai quán nhậu dành cho đám sinh viên Việt đã có từ năm 1959 lận, đám thân cọng thì nhóm tại Nhà hàng bác Hồ ở quảng trường Maubert. Cách đó chưa đến cây số , tòa đại sứ Nam Việt Nam mở một cà phê tê ria cho sinh viên trung thành với chế độ , là "Phở Dê Việt Nam" (Cả hai cơ sở này cùng hiện diện cho đến ngày Việt Nam thống nhất năm 1976 (!). Sau khi Bắc Việt đánh bại Nam Việt, tòa đại sứ mới của cọng sản cũng tiếp quản nhà hàng "Phở Dê Việt Nam" luôn.
      => Có hai quán ăn sinh viên Việt Nam lập ra từ năm 1959. Những người Cộng Sản thì gặp gỡ nhau ở "Quán Cụ Hồ" tại công trường Maubert. Cách đó chưa đến một cây số, tòa đại sứ của miền Nam Việt Nam lập một quán cà phê cho sinh viên thân với chính phủ, quán Foyer Vietnam. Cả hai quán đã tồn tại cho đến ngày người Việt Nam thống nhất quốc gia năm 1976. Sau khi Bắc Việt thắng Nam Việt, tân đại sứ Cộng Sản đã cưỡng chiếm quán "Foyer Vietnam".



    • Năm 2001, một thương gia Việt thế lực và có quan hệ với tòa đại sứ đã hỏi ông có muốn nắm trách nhiệm cho quán Phở Dê Việt Nam hay không. Anh của ông bên Mỹ thì khuyên ông là đừng có làm ăn với cọng sản, nói là chẳng thể có tình củm hay bằng hữu gì với chúng hết cả. Thân nói là ổng muốn làm một điều gì đó cho quê nhà, là nơi mà ông đã không còn thấy kể từ ngày bỏ chạy trong những năm 70. Ông đã chấp nhận chức vụ đó.
      => Vào năm 2001 một thương gia người Việt có thế lực và quan hệ với tòa đại sứ đã hỏi ông có hứng thú đảm nhận quán Foyer Vietnam không. Người anh trai của ông bên Hoa Kỳ can ngăn ông đừng nên làm ăn với Cộng Sản, nói rằng chẳng có tình cảm hay quan hệ bạn bè gì với họ cả. Thận kể lại rằng ông ta đã muốn làm một chuyện gì đó cho quê hương, cho nơi ông từng thoát ly trong thập niên 70. Ông đã đồng ý nhận việc.
    Last edited by Triển; 01-15-2012 at 12:12 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #8
    Nghe anh Ốc, anh Súng nhắc em mấy lần, em phải chạy vào trình diện tí, kẻo bị nghi oan là bận đi nhậu.

    Em sẽ không chữa gì bài dịch của anh Súng, nhưng xin chữa cái câu tiếng Anh này:

    Quote Originally Posted by gun_ho View Post
    Đang khi chờ cô Gió, tôi dịch tiếp nhé anh Ốc

    In waiting for Godot, may I continue to translate, Mr. Ốc?
    Em trộm nghĩ, viết thế này thì đúng hơn: “In waiting for Godot, may I continue translating, Mr. Ốc?”

    Lý do: “continue to translate” nghe như anh đang làm chuyện gì khác (ví dụ cãi nhau dằng dai với anh Triển), rồi bây giờ quay qua dịch tiếp. Còn “continue translating” hàm ý anh vừa dịch xong một phần, và bây giờ tiếp tục dịch nữa, không bị chuyện cãi cọ nào làm gián đoạn cả. Ở phần vừa rồi, em thấy việc dịch của anh là liên tục, nên đề nghị viết là “continue translating”.

    Còn khi anh dịch chữ “cô Gió” thành “Godot”, chắc anh phải lý do gì đó. Lý do ấy là gì vậy hở anh, em có được phép biết không anh?

    À, nhân tiện nói thêm, “Place Maubert” dịch thành “Quảng trường Maubert” như anh Súng, em nghĩ là ổn. Còn theo anh Triển, gọi nó là “công trường”, em lại hơi băn khoăn về nghĩa của chữ “công trường” – phải chăng thời xưa nó có nghĩa khác thời nay…

    Chữ “dissipate” anh Súng dịch là “tan biến”, cũng như cấu trúc câu tiếng Việt của anh Súng hoàn toàn đi theo đúng cấu trúc câu của bản tiếng Anh, em nghĩ cũng ổn. Còn anh Triển nhắc lại chữ “disperated”, em thấy nó vừa không đúng bản tiếng Anh, vừa trông giống như sai chính tả thì phải. (“Disparate” là chữ đúng chính tả, nhưng lại mang nghĩa khác, không có nghĩa “xoa dịu” hay “xóa nhòa”.)
    dựa cây cong

  9. #9
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368
    Quote Originally Posted by Lòng Như Gió View Post
    Nghe anh Ốc, anh Súng nhắc em mấy lần, em phải chạy vào trình diện tí, kẻo bị nghi oan là bận đi nhậu.

    Em sẽ không chữa gì bài dịch của anh Súng, nhưng xin chữa cái câu tiếng Anh này:



    Em trộm nghĩ, viết thế này thì đúng hơn: “In waiting for Godot, may I continue translating, Mr. Ốc?”

    Lý do: “continue to translate” nghe như anh đang làm chuyện gì khác (ví dụ cãi nhau dằng dai với anh Triển), rồi bây giờ quay qua dịch tiếp. Còn “continue translating” hàm ý anh vừa dịch xong một phần, và bây giờ tiếp tục dịch nữa, không bị chuyện cãi cọ nào làm gián đoạn cả. Ở phần vừa rồi, em thấy việc dịch của anh là liên tục, nên đề nghị viết là “continue translating”.

    Còn khi anh dịch chữ “cô Gió” thành “Godot”, chắc anh phải lý do gì đó. Lý do ấy là gì vậy hở anh, em có được phép biết không anh?

    À, nhân tiện nói thêm, “Place Maubert” dịch thành “Quảng trường Maubert” như anh Súng, em nghĩ là ổn. Còn theo anh Triển, gọi nó là “công trường”, em lại hơi băn khoăn về nghĩa của chữ “công trường” – phải chăng thời xưa nó có nghĩa khác thời nay…

    Chữ “dissipate” anh Súng dịch là “tan biến”, cũng như cấu trúc câu tiếng Việt của anh Súng hoàn toàn đi theo đúng cấu trúc câu của bản tiếng Anh, em nghĩ cũng ổn. Còn anh Triển nhắc lại chữ “disperated”, em thấy nó vừa không đúng bản tiếng Anh, vừa trông giống như sai chính tả thì phải. (“Disparate” là chữ đúng chính tả, nhưng lại mang nghĩa khác, không có nghĩa “xoa dịu” hay “xóa nhòa”.)

    Tôi chép lại sai chữ dissipate, động từ thì đúng là nguyên thể. Tôi thì dịch là xoa dịu, hoặc xóa nhòa.
    Tôi thấy chữ công trường hợp hơn quảng trường. Chữ công ở đây là công cộng.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #10
    Con sói quàng khăn đỏ gun_ho's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Haida Gwaii
    Posts
    1,729
    Hello anh Triển và Gió.

    Lâu lâu dịch chơi đỡ buồn coi thử máy móc có còn trơn tru hay không đó mà.

    Gió nè.

    Hôm qua khi viết câu đó, anh có ngập ngừng không biết nên dùng gerund hay infinitive và đây là câu trả lời trên nét

    http://www.englisch-hilfen.de/en/gra...infinitive.htm

    Anh cũng có xem lại lời giải thích này và quyết định dùng infinitive ( anh có ngưng một hồi vì đang coi chọi banh cà na mà)

    Generally speaking the infinitive has greater precison than the gerund. I think I can best amplify this by taking two sentences/situations.

    Imagine someone is playing the piano and is in fact practising. You walk into the room and the person stops playing. You say:

    Please continue to practise and take no notice of me.

    In another situation the music teacher says to the pupil who's not very good at playing the piano that practice is vital and says:

    If you really want to become a proficient player, you must continue practising.

    The first situation, I hope illustrates the particular (infinitive) and the second one the general (gerund)

    Having said all that, I must say there is a fine line between the two.

    Nói qua lý do dùng chữ Godot, chỉ là khi anh gõ "cô Gió" bỗng làm anh nhớ đến Godot và ngữ cảnh của waiting for nên anh cho vào chơi đấy thôi.

    Waiting for Godot ( /ˈɡɒd/ god-oh[1]) is an absurdist play by Samuel Beckett, in which two characters, Vladimir and Estragon, wait endlessly and in vain for someone named Godot to arrive. Godot's absence, as well as numerous other aspects of the play, have led to many different interpretations since the play's premiere. It was voted "the most significant English language play of the 20th century".[2] Waiting for Godot is Beckett's translation of his own original French version, En attendant Godot, and is subtitled (in English only) "a tragicomedy in two acts".[3] The original French text was composed between 9 October 1948 and 29 January 1949.[4] The première was on 5 January 1953 in the Théâtre de Babylone, Paris. The production was directed byRoger Blin, who also played the role of Pozzo.






    Giang Châu Tư Mã _ Bạn mượn khố của ĐVT.

 

 

Similar Threads

  1. Truyện dịch của Lan Huệ
    By Lan Huệ in forum Truyện
    Replies: 96
    Last Post: 10-03-2013, 10:43 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 04:23 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh