Register
Page 2 of 3 FirstFirst 123 LastLast
Results 11 to 20 of 70

Hybrid View

  1. #1
    Biệt Thự Vịnh Nghi's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    3,557
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Tôi thấy mấy vị sư mới là người đáng tội nhất trong việc này vì không chịu thuyết giảng đâu là chân như. Cao hơn mấy cái chùa là giáo hội vẫn cứ che chở làm chuyện bậy bạ này mà không ngăn chẳng cấm.
    Nghi đồng ý với anh ở điểm này, tuy nhiên cũng thấy, nếu giáo hội ngăn cấm việc này thì chùa chiền và sư sãi chắc là hết đường...sống anh ơi. Thời buổi này, hình như người ta dùng vật chất để 'mưu cầu' phần tâm linh....Nghi hong biết ở bên Đức thì sao, chớ ở đây, chùa chiền cứ mọc lên như nấm sau cơn mưa, và thiên hạ bá tánh thì cũng đua nhau 'đầu tư' vào chùa. Xả nghiệp hay tác nghiệp thì cũng từ 1 nơi mà ra....

    Tôi nhớ sau 75, ở Sài-Gòn rộ lên các bà thầy bói. Nhất là các cụ, các bà mẹ, các bà vợ, quá tuyệt vọng ngóng chồng, ùa đi xem tay xem bài để biết chừng nào chồng, con, anh, em mình đi cải tạo đi tù về rất là tội nghiệp, có số đi vượt biên không v.v.v.v. Tôi đồng ý với Vịnh Nghi là có những bà thầy cũng xem như có chỗ để họ dựa giẫm tâm linh để mà sống tiếp tục. Nhưng chùa thì là nơi trực tiếp mang đạo Phật đến đời mà cứ tiếp tục như thế trông có đáng buồn không chứ. :-s
    Nghi (lại) không biết ở bên Đức thì sao (chắc là cũng không khác chi mấy), chớ riêng ở Cali, và cả ở VN chắc cũng vậy, chùa càng to chừng nào thì càng 'dung dưỡng những tà kiến đáng ghét' này chừng nấy...Bởi vậy Nghi thấy câu "Nghiệp người nào người nấy trả," hay như câu anh Ốc mới "phang" (lè lưỡi) "Nghiệp người nào người ấy hành," ngẫm nghĩ thâm thúy biết mấy! Trong cuộc đời này, hễ có người muốn mua thì sẽ có người chịu bán hà anh Triển. Thật, giả, chánh, tà cứ lẫn lộn với nhau. Cho là mình 'may mắn' thấy được đâu là thật, đâu là giả, đâu là chánh, đâu là tà đi, lại biết đâu những người 'mê tín' với đạo lại cho rằng họ may mắn hơn mình cũng nên (?)

  2. #2
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    378
    Quote Originally Posted by Vịnh Nghi View Post

    Bởi vậy Nghi thấy câu "Nghiệp người nào người nấy trả," hay như câu anh Ốc mới "phang" (lè lưỡi) "Nghiệp người nào người ấy hành," ngẫm nghĩ thâm thúy biết mấy! Trong cuộc đời này, hễ có người muốn mua thì sẽ có người chịu bán hà anh Triển. Thật, giả, chánh, tà cứ lẫn lộn với nhau. Cho là mình 'may mắn' thấy được đâu là thật, đâu là giả, đâu là chánh, đâu là tà đi, lại biết đâu những người 'mê tín' với đạo lại cho rằng họ may mắn hơn mình cũng nên (?)
    Đúng vậy Nghi ơi, đã nói là vấn đề "tâm linh", "tin tưởng", thì không bao giờ dùng kinh điển, sách vở để "sửa đổi" được, nếu ai cũng thấy cúng sao, cầu an, cầu siêu ... là bá láp, là mê tín dị đoan như anh Triển, Nghi hay tui, thì vấn đề thành ra "lý thuyết" mất rồi, đâu còn "tâm linh" nữa, mà vấn đề tâm linh thì nó biến đổi hàng giây luôn, ví dụ Nghi nghe nghen: có một người Phật tử (cho là anh Triển đi ....)) nhất định không tin cầu an, cầu siêu ..v.v. Nếu liên tục ba đêm mà người đó nằm mơ thấy một người thân mà đã mất, về báo là lạnh quá, đói quá ..v.v, thì người đó phải làm sao ? Có nhất định nghe ông thầy dạy cầu siêu là bá láp hổng làm rồi lơ luôn, hay là đi hỏi bạn bè, anh chị em, hay ông thầy nào mà chịu lắng nghe ...là bây giờ mình phải làm sao ?.
    Cớ dìn của 5Cam

  3. #3
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368
    Quote Originally Posted by Vịnh Nghi View Post
    Nghi đồng ý với anh ở điểm này, tuy nhiên cũng thấy, nếu giáo hội ngăn cấm việc này thì chùa chiền và sư sãi chắc là hết đường...sống anh ơi. Thời buổi này, hình như người ta dùng vật chất để 'mưu cầu' phần tâm linh....Nghi hong biết ở bên Đức thì sao, chớ ở đây, chùa chiền cứ mọc lên như nấm sau cơn mưa, và thiên hạ bá tánh thì cũng đua nhau 'đầu tư' vào chùa. Xả nghiệp hay tác nghiệp thì cũng từ 1 nơi mà ra....

    Nghi (lại) không biết ở bên Đức thì sao (chắc là cũng không khác chi mấy), chớ riêng ở Cali, và cả ở VN chắc cũng vậy, chùa càng to chừng nào thì càng 'dung dưỡng những tà kiến đáng ghét' này chừng nấy...Bởi vậy Nghi thấy câu "Nghiệp người nào người nấy trả," hay như câu anh Ốc mới "phang" (lè lưỡi) "Nghiệp người nào người ấy hành," ngẫm nghĩ thâm thúy biết mấy! Trong cuộc đời này, hễ có người muốn mua thì sẽ có người chịu bán hà anh Triển. Thật, giả, chánh, tà cứ lẫn lộn với nhau. Cho là mình 'may mắn' thấy được đâu là thật, đâu là giả, đâu là chánh, đâu là tà đi, lại biết đâu những người 'mê tín' với đạo lại cho rằng họ may mắn hơn mình cũng nên (?)

    .
    .


    Vịnh Nghi, từ đầu tôi đã có viết rồi, không thể ngăn cản được người ta mê tín, dị đoan, nhưng chùa chiền
    thì phải bỏ chuyện này đi. Vịnh Nghi muốn tin và muốn cầu, có thể ở nhà tin và cầu. Không cần đến chùa,
    đông, vui, hao và "lỗi đạo". Chùa đại diện cho Phật pháp thì phải hoằng dương Phật Pháp chứ không hoằng
    dương u mê tà kiến. Chuyện người ta "an" hay "không an" chắc là Vịnh Nghi biết nhiều hơn tôi. Tôi chỉ căn cứ
    vào giáo lý Phật giáo thôi.

    Nhân đây gửi bài viết này tác giả ở Việt Nam viết như tôi nghĩ. Vì tôi không nhiều chữ viết ra được như thế
    này nên dán lại đây mọi người xem cho vui.

    Tôi chỉ không đồng ý tác giả câu "đạo Phật chỉ xem việc ấy là một phương tiện". Không có đạo Phật nào xem
    chuyện mê tín này là một phương tiện để hoằng dương đạo pháp cả. Đây là những điều của các chùa chiền, tu sĩ
    tự nương theo những tập tục bày vẽ từ bên tàu mang sang Việt Nam, rồi mang luôn vào chùa. Cái tai hại là những
    người thích xuyên tạc sẽ châm chích và đánh đồng Phật giáo với các loại mê tín xảy ra trong xã hội thế này.
    Không có câu kinh nào trong Phật giáo dạy người ta phải cúng sao giải hạn cả. Và cũng không có câu kinh nào trong
    Phật giáo dạy tu sĩ phải dùng thủ đoạn để duy trì phẩm đạo. Nếu ai biết có thì xin trích dẫn. Cũng là một điều hay nếu
    biết được căn nguyên.

    .
    .
    .
    .
    .


    NGHĨ VỀ "PHƯƠNG TIỆN" CÚNG SAO GIẢI HẠN ĐẦU NĂM
    Vi Ngữ



    Sau Tết Nguyên đán thì có một cái lễ không kém phần quan trọng đó là Lễ Thượng Nguyên hay còn là Tết Nguyên Tiêu. Và đi kèm với nó là Lễ Cầu An cúng sao giải hạn. Có những chùa làm lễ này vào ngày mùng 8 tháng Giêng, có chùa làm ngày rằm. Đó có lẽ là phong tục lâu đời, và cũng chắc chắn không ai biết nó được “du nhập” vào đạo Phật từ lúc nào. Tôi đã đọc được những tài liệu nói về sao hạn này và biết đó là của Lão giáo.

    Tôi nghĩ khi mà đạo Phật bị ảnh hưởng mạnh Nho và Lão, thì đó là chuyện tất nhiên. Và giờ đây, đạo Phật đầy dẫy những ảnh hưởng “nghiêm trọng” từ Nho - Lão. Đạo Phật như một cây bồ đề mà toàn thân nó bị bám đầy cây cộng sinh tầm gởi. Đó là điều hiển nhiên mà ai cũng thấy. Điều quan trọng là chúng ta có dám nhìn vào sự thật không.

    Thật vậy, bản chất của đạo Phật là Từ Bi và Trí Tuệ, hay nôm na là tình thương và hiểu biết. Căn bản của đạo Phật được xây dựng trên giáo lý như Tứ đế, Bát chánh đạo, Duyên khởI.

    Trong đó, Duyên khởi được đề cập như một chân lý sống động. Chính Đức Phật đã từng tuyên bố “thấy được Lý Duyên Khởi là thấy được vạn pháp”. Vạn pháp sinh và diệt trong vũ trụ này đều theo những nguyên tắc duyên sinh và duyên diệt. Mỗi hữu tình đều có những nghiệp duyên riêng của mình và chịu sự tác động trực tiếp của nghiệp (karma) mình đã tạo ra; chịu sự dẫn dắt của nghiệp lực ấy. Nghiệp đó có thể là thiện hoặc bất thiện và nó đã được tạo ra trong quá khứ hay trong hiện tại. Đức Phật đã dạy: “Hãy nhìn vào quả hiện tại mà biết nhân quá khứ. Hãy nhìn vào nhân hiện tại mà biết quả tương lai”.

    Đó chính là nhân quả ba đời quá khứ - hiện tại - vị lai. Điều đó không ai có thể chối bỏ nếu biết nhìn bằng cặp mắt quán sát trí tuệ.
    Theo “phương tiện giáo hóa chúng sinh”, hàng năm các tự viện đều tổ chức Lễ Cầu An đầu năm và thường kết hợp cúng sao giải hạn cho Phật tử. Có nơi thì gọi là Lễ Cầu An giải hạn, có nơi gọi tránh đi là Lễ Tiêu Tai Diên Thọ.

    Phương tiện thì mỗi người một cách, nhưng chung quy vẫn là muốn “an tâm” cho chúng hữu tình. Chùa tôi cư trú cũng vậy, cũng làm lễ này cho những Phật tử. Trên bàn bày la liệt đèn xếp theo các ngôi sao chủ chiếu hay còn gọi là sao chiếu bổn mạng. Theo quan niệm dân gian thì con người mỗi năm chịu sự chiếu mạng của 9 vì sao (La hầu, Thổ tú, Thủy diệu, Thái bạch, Thái dương, Vân hớn, Kế đô, Thái âm và Mộc đức).

    Trong 9 ngôi sao chiếu mạng ấy có 2 ngôi sao tương ứng cho 2 năm xui. Đó là sao Thái bạch: Thái bạch sạch cửa, sạch nhà. Ốm đau, bệnh hoạn cùng là tai ương. Và “Nam La hầu. Nữ Kế đô” nghĩa là: nam gặp sao La hầu, nữ gặp sao Kế đô thì năm đó xui. Những ai bị các ngôi sao đó “chiếu mạng” thì coi như năm đó xui tận mạng, nếu không đề phòng. Còn lại các ngôi sao khác “chiếu” thì xui ... ít hơn. Đó là chưa kể đến các “bát hạn”: Huỳnh tuyền, Tam kheo, Ngũ mộ, Thiên tinh, Tán tận, Thiên la, Địa võng, Diêm vương. Mỗi hạn đều có những tai nạn “vận hạn” khác nhau. Rồi năm “tứ hành xung”, năm “ngũ hành tương khắc”. Nhìn lại chẳng có năm nào hoàn toàn tốt đẹp 100%. Vậy những điều đó là sao? Nếu chúng ta có Chánh kiến và Chánh tư duy thì chúng ta cần mạnh dạn nhìn thẳng vào các phương tiện này.

    Tôi nói việc này vì có mấy người Phật tử đã nói chuyện này với tôi và hỏi tôi quan niệm thế nào. Họ nói khi hỏi quý thầy thì có thầy tin chuyện ấy, có thầy phản bác, có thầy lấp lửng. Điều đó làm cho họ cảm thấy bối rối. Tôi nói quan niệm của tôi là:

    Nếu tin theo Đức Phật thì tin tuyệt đối vào duyên khởi, tin vào nhân quả ba đời.

    Ngoài ra còn có sự cầu nguyện Đức Phật bằng cách niệm danh hiệu Ngài và chư vị Bồ tát gia bị cho chúng ta bằng sự chí thành “cảm ứng đạo giao”, thì mình sẽ có một đời sống an lạc.
    Tốt hay xấu đều do chính mình vì vận mệnh là do mình làm chủ. Tất cả phải do mình tạo ra ngay đời này và giây phút hiện tại. Bởi trồng một cây cho trái đắng thì không thể đòi hỏi có quả ngọt được, đó là quy luật.

    Để cuộc sống chúng ta có những thiện nghiệp và giảm đi những tai nạn do bất thiện nghiệp đã gây ra trong quá khứ thì chúng ta phải biết thực hành Chánh pháp. Đó là biết: bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự. Những người đến hỏi tôi về vận hạn, tôi chỉ khuyên họ hãy tinh tấn niệm ân Đức Phật và Bồ Tát, thực hành giáo pháp, chịu khó bố thí và phóng sinh. Và hãy làm hết lòng chân thành chứ không phải chuyện qua loa, đối phó khi thấy run sợ trước những “lời phán”.

    Tôi được biết vào dịp đầu năm người ta thường đi lễ cầu xin, dâng sao, giải hạn. Một lá sớ trung bình vài chục đến vài trăm nghìn. Đó là chưa nói đến các VIP lập đàn riêng từ vài chục triệu đến vài trăm triệu. Tôi có anh bạn Phật tử nói anh được các thầy cho biết năm nay sao Thái bạch chiếu mạng và lại là hạn “Thiên tinh mắc phải ngục hình”, khuyên anh nên dâng sớ giải hạn. Anh đã làm theo sự chỉ dẫn “cung tiến” viết sớ giải hạn vào rằm này tại một ngôi chùa lớn ở Saigon. Anh nói đã làm theo nhưng vẫn chưa an tâm nên hỏi tôi có làm gì thêm không.

    Tôi nói đã tin vào việc cúng sao giải hạn, sao lại không an tâm mà còn bất an? Tôi hỏi tại sao không lấy tiền đó đi làm từ thiện hay đi phóng sinh? Tôi phân tích cho hiểu; nhưng có lẽ cũng khó mà “thủng” vì nó đã ăn sâu vào “thâm căn cố đế” của anh, cũng như những người dạng như vậy rồi. Vào mỗi dịp lễ hội, các phương tiện truyền thông trong nước cũng đã đề cập nhiều với ý “tế nhị” không đi sâu vào, vì dẫu sao cũng là lĩnh vực riêng của tôn giáo.

    Tôi có quen một số anh chị em ở một công ty tại Hà Nội. Hàng năm, cứ sau Tết là làm lễ cúng sao giải hạn. Cả công ty “bầu đoàn lớn nhỏ” dắt nhau đi từ chùa này sang chùa khác, đình này sang miếu nọ để … dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn. Tất nhiên là họ cũng bố thí rất nhiều, phóng sinh rất nhiều. Và có lẽ, ở Hà Nội và các tỉnh lân cận thì chuyện này không có gì là lạ. Nó đã trở thành “máu thịt” của họ rồi. Như một số chùa được các tờ báo phản ảnh về số lượng người về lễ và dâng sớ giải hạn.

    Trong Nam, ngoài Trung cũng vậy, nhưng ít hơn. Đạo Phật chỉ xem những việc ấy là phương tiện. Phương tiện trong một lúc nào đó thôi, chứ những chuyện ấy đâu phải là cứu cánh. Nếu các chùa cứ duy trì và phát triển hình thức ấy thì chắc hẳn không phù hợp với tôn chỉ của đạo Phật. Đạo Phật trí tuệ, lại bị “cột nhốt” vào những quan niệm và hành sự như vậy thì thật nghịch lý.

    Tôi nhìn đạo Phật, rồi tự lựa chọn cho mình một con đường đi. Pháp do người hành đạo nói ra thì nhiều lắm. Mỗi người diễn dịch theo một cách, một quan niệm, trình độ, nhận thức. Sai - Đúng chỉ có người thực tập thật sự mới thấy điều đó. Với tôi, trước sau như một, tôi làm theo điều mà chư Tổ đã dạy: “Hãy bỏ lớp vỏ cây mục ruỗng bên ngoài, chỉ lấy cái cốt lõi cây bên trong”. Cây bồ đề hơn 25 thế kỷ qua đã quá nhiều tầm gởi cộng sinh. Nếu không phá bỏ sự cộng sinh ấy thì nó sẽ chết mà chẳng có cách nào cứu chữa. Mạt pháp hay không chẳng phải lời huyền ký, mà do chính nghiệp chúng ta hành ngày hôm nay. Bạn nghĩ thế nào?
    Last edited by Triển; 01-20-2012 at 08:55 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #4
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368


    Bài bên trên tác giả có khuyên bù trừ việc cúng kiến là .... "sao không đi phóng sinh". Tôi cũng không đồng ý việc này. Bởi vì nó chỉ tượng trưng mà không có một ý nghĩa gì. Suy cho cùng nếu không có "lực lượng Phật tử hùng hậu" đi mua chim mua cá. Những con thú này sẽ không bị bắt. Nhiều khi bán không hết số phận cũng bi đát.
    Nếu nhìn sang hướng kinh tế. OK, nhờ tôi mua cá có thêm cái nghề bán cá, bán chim ngày tết, ngày rằm trong xã hội. Họ ăn ngon, mặc đẹp được vài ngày đỡ thất nghiệp ..... ! Nếu người mua cá mua chim phóng sinh nghĩ như thế, tôi đồng ý, không giúp được gì mình, thì giúp cho người âu cũng có cái hay. Đằng này những người mua chim, mua cá chỉ nghĩ đến sự "an nguy" cho chính họ nên trấn an mình bằng cách "làm thiện để tích đức" mà thôi.

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #5
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Vịnh Nghi từ đầu tôi đã có viết rồi, không thể ngăn cản được người ta mê tín, dị đoan, nhưng chùa chiền
    thì phải bỏ chuyện này đi. Vịnh Nghi muốn tin và muốn cầu, có thể ở nhà tin và cầu. Không cần đến chùa,
    đông, vui, hao và "lỗi đạo". Chùa đại diện cho Phật pháp thì phải hoằng dương Phật Pháp chứ không hoằng
    dương u mê tà kiến. Chuyện người ta "an" hay "không an" chắc là Vịnh Nghi biết nhiều hơn tôi. Tôi chỉ căn cứ
    vào giáo lý Phật giáo thôi.

    Khoảng năm 80 , tôi đi nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế học giáo lý , ông cha Vũ Khởi Phụng có nói ...rất nhiều người bị " ma ám " người nhà đem đến đây để nhờ các cha cùng hiệp lòng cầu nguyện để xua đuổi con ma ra khỏi người bệnh , nếu mình cầu xin , thì đến chùa hay nhà thờ có lẽ dễ đạt ý nguyện hơn , đến đây thì tôi lại nghĩ đến nhà sư trụ trì hay ông cha trông coi giáo phận có thực sự đạo đức không ? Vì rằng , từ 75 đến nay , sư , cha quốc doanh đầy rẫy khắp nơi !

  6. #6
    tranlan
    Guest
    Quote Originally Posted by Vịnh Nghi View Post
    Anh Triển, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, khác với Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất (GHPGVNTN), được lập ra theo lề lối, chủ trương của đảng cs, thì phải..."tà" mới đúng với chủ trương của đảng ta chớ anh!

    Nói chớ việc cung sao giải hạn vào dịp Tết thì các chùa chiền VN ở đây (GHPGVNTN) đều có, và Nghi thấy hình như đa số bà con mình cũng còn tin lắm. Có lẽ đây là 1 trong những tập tục từ xưa còn lưu lại (?) . Lợi dụng sự tín ngưỡng thì chắc cũng có phần nào, nhưng nghĩ cho cùng, khi mà cuộc sống mỗi ngày quá bấp bênh (nhất là ở VN), khi tương lai trước mắt lại mờ mịt hay quá vô vọng....thì cho người ta có 1 'nơi chốn' để họ bám víu, hy vọng, (dù chỉ là phần tâm linh) thì Nghi thấy cũng chẳng có chi đáng trách. Trách là trách những toan tính vô lương của con người, lợi dụng vào lòng tin của người khác để chiếm lợi thôi. Nhưng "Nghiệp của người nào người nấy trả," luật Nhân Quả thôi hà anh....
    Ở VN thì:

    "nhưng nghĩ cho cùng, khi mà cuộc sống mỗi ngày quá bấp bênh (nhất là ở VN), khi tương lai trước mắt lại mờ mịt hay quá vô vọng....thì cho người ta có 1 'nơi chốn' để họ bám víu, hy vọng, (dù chỉ là phần tâm linh)"

    còn ở hải ngoại thì: "Nghi đồng ý với anh ở điểm này, tuy nhiên cũng thấy, nếu giáo hội ngăn cấm việc này thì chùa chiền và sư sãi chắc là hết đường...sống anh ơi. Thời buổi này, hình như người ta dùng vật chất để 'mưu cầu' phần tâm linh....Nghi hong biết ở bên Đức thì sao, chớ ở đây, chùa chiền cứ mọc lên như nấm sau cơn mưa, và thiên hạ bá tánh thì cũng đua nhau 'đầu tư' vào chùa. Xả nghiệp hay tác nghiệp thì cũng từ 1 nơi mà ra....
    Nghi (lại) không biết ở bên Đức thì sao (chắc là cũng không khác chi mấy), chớ riêng ở Cali, và cả ở VN chắc cũng vậy, chùa càng to chừng nào thì càng 'dung dưỡng những tà kiến đáng ghét' này chừng nấy...Bởi vậy Nghi thấy câu "Nghiệp người nào người nấy trả," hay như câu anh Ốc mới "phang" (lè lưỡi) "Nghiệp người nào người ấy hành," ngẫm nghĩ thâm thúy biết mấy! Trong cuộc đời này, hễ có người muốn mua thì sẽ có người chịu bán hà anh Triển. Thật, giả, chánh, tà cứ lẫn lộn với nhau. Cho là mình 'may mắn' thấy được đâu là thật, đâu là giả, đâu là chánh, đâu là tà đi, lại biết đâu những người 'mê tín' với đạo lại cho rằng họ may mắn hơn mình cũng nên (?) "

    Té ra giống nhau! Hay hải ngoại cũng phải đối diện với "tương lai trước mắt lại mờ mịt hay quá vô vọng "

    Có lẽ tại Ố bà ma theo xhcn!

  7. #7
    Biệt Thự Vịnh Nghi's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    3,557
    Quote Originally Posted by tranlan View Post
    Té ra giống nhau! Hay hải ngoại cũng phải đối diện với "tương lai trước mắt lại mờ mịt hay quá vô vọng "

    Có lẽ tại Ố bà ma theo xhcn!
    Thưa vâng! Dù là ở hải ngoại hay ở cái 'thiên đường xhcn' thì cũng chẳng ai có thể biết được tương lai sẽ ra sao cả. Cho nên người ta (1 số thôi ha) mới hoang mang, lo sợ, quay qua tin tưởng vào những điều huyền hoặc, trở thành mê tín dị đoan. Tuy nhiên, cần phải rõ rằng, sự 'mờ mịt và quá vô vọng' của người Việt hải ngoại chỉ là nằm trong vấn đề sức khỏe, công ăn việc làm, là mong cầu gặp những sự lành, tránh điều dữ mà ông trời có thể đem đến cho họ....Nhưng người trong nước thì ngoài những vấn đề cơm áo gạo tiền ra, họ còn phải đối diện với không biết bao nhiêu nhiễu nhương mà cái 'thiên đường xhcn' đang đè lên đầu cổ họ, đang xiết chặt cái quyền làm người, làm chủ cuộc sống của họ. Sự lành hay dữ có thể chẳng do ông trời đem đến, mà là từ cái 'thiên đường' họ đang sống, bất cứ lúc nào cũng có thể phủ chụp xuống họ....vân vân và vân vân....

    Obama có theo xhcn hay không thì không cần bàn tràn lan làm gì, vì cơ điều quan trọng cơ bản nhất, là ổng được tin tưởng bầu lên bằng chính lá phiếu của mỗi người dân của ổng. Nếu tương lai họ thấy ông ấy thiếu khả năng, hoặc ổng tiền hậu bất nhất thì cũng chính người dân của ổng sẽ đưa 1 người khác lên thay thế ổng. Dân chủ là vậy! Nó khác xa cái loại đóng cửa bỏ phiếu cho nhau của lũ độc tài man rợ, kiểu như 'thiên đường xhcn'!

  8. #8
    tranlan
    Guest
    Quote Originally Posted by Vịnh Nghi View Post
    Thưa vâng! Dù là ở hải ngoại hay ở cái 'thiên đường xhcn' thì cũng chẳng ai có thể biết được tương lai sẽ ra sao cả. Cho nên người ta (1 số thôi ha) mới hoang mang, lo sợ, quay qua tin tưởng vào những điều huyền hoặc, trở thành mê tín dị đoan. Tuy nhiên, cần phải rõ rằng, sự 'mờ mịt và quá vô vọng' của người Việt hải ngoại chỉ là nằm trong vấn đề sức khỏe, công ăn việc làm, là mong cầu gặp những sự lành, tránh điều dữ mà ông trời có thể đem đến cho họ....Nhưng người trong nước thì ngoài những vấn đề cơm áo gạo tiền ra, họ còn phải đối diện với không biết bao nhiêu nhiễu nhương mà cái 'thiên đường xhcn' đang đè lên đầu cổ họ, đang xiết chặt cái quyền làm người, làm chủ cuộc sống của họ. Sự lành hay dữ có thể chẳng do ông trời đem đến, mà là từ cái 'thiên đường' họ đang sống, bất cứ lúc nào cũng có thể phủ chụp xuống họ....vân vân và vân vân....

    Obama có theo xhcn hay không thì không cần bàn tràn lan làm gì, vì cơ điều quan trọng cơ bản nhất, là ổng được tin tưởng bầu lên bằng chính lá phiếu của mỗi người dân của ổng. Nếu tương lai họ thấy ông ấy thiếu khả năng, hoặc ổng tiền hậu bất nhất thì cũng chính người dân của ổng sẽ đưa 1 người khác lên thay thế ổng. Dân chủ là vậy! Nó khác xa cái loại đóng cửa bỏ phiếu cho nhau của lũ độc tài man rợ, kiểu như 'thiên đường xhcn'!
    Em qua Mỹ lâu chưa mà khẩu khí chẳng thua gì bọn Mẽo thế em. Mấy thằng Mẽo thì luôn mồm xem nước Mẽo của chúng là nước Trời và bọn chúng là Thượng đế. Em thì chỉ cần vào chùa là leo lên thành Phật! Kinh!
    Mà mấy cái khẩu hiệu em reo chứng tỏ em có một thời đeo khăn quàng đỏ, đúng không? Sao em không bỏ luôn mấy khẩu hiệu rẽ tiền đó đi em. Bỏ đi rồi vui sống. Chẳng cần phải đến chùa cũng thân tâm thường an lạc em ơi!

  9. #9
    Biệt Thự Vịnh Nghi's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    3,557
    Quote Originally Posted by tranlan View Post
    Em qua Mỹ lâu chưa mà khẩu khí chẳng thua gì bọn Mẽo thế em. Mấy thằng Mẽo thì luôn mồm xem nước Mẽo của chúng là nước Trời và bọn chúng là Thượng đế. Em thì chỉ cần vào chùa là leo lên thành Phật! Kinh!
    Mà mấy cái khẩu hiệu em reo chứng tỏ em có một thời đeo khăn quàng đỏ, đúng không? Sao em không bỏ luôn mấy khẩu hiệu rẽ tiền đó đi em. Bỏ đi rồi vui sống. Chẳng cần phải đến chùa cũng thân tâm thường an lạc em ơi!
    Té ra dân cầu khỉ Bến Tre nói chuyện cũng khác...người. Kiếu!
    Last edited by Vịnh Nghi; 01-21-2012 at 09:53 PM.

  10. #10
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368
    Quote Originally Posted by tranlan View Post
    Ở VN thì:

    "nhưng nghĩ cho cùng, khi mà cuộc sống mỗi ngày quá bấp bênh (nhất là ở VN), khi tương lai trước mắt lại mờ mịt hay quá vô vọng....thì cho người ta có 1 'nơi chốn' để họ bám víu, hy vọng, (dù chỉ là phần tâm linh)"

    còn ở hải ngoại thì: "Nghi đồng ý với anh ở điểm này, tuy nhiên cũng thấy, nếu giáo hội ngăn cấm việc này thì chùa chiền và sư sãi chắc là hết đường...sống anh ơi. Thời buổi này, hình như người ta dùng vật chất để 'mưu cầu' phần tâm linh....Nghi hong biết ở bên Đức thì sao, chớ ở đây, chùa chiền cứ mọc lên như nấm sau cơn mưa, và thiên hạ bá tánh thì cũng đua nhau 'đầu tư' vào chùa. Xả nghiệp hay tác nghiệp thì cũng từ 1 nơi mà ra....
    Nghi (lại) không biết ở bên Đức thì sao (chắc là cũng không khác chi mấy), chớ riêng ở Cali, và cả ở VN chắc cũng vậy, chùa càng to chừng nào thì càng 'dung dưỡng những tà kiến đáng ghét' này chừng nấy...Bởi vậy Nghi thấy câu "Nghiệp người nào người nấy trả," hay như câu anh Ốc mới "phang" (lè lưỡi) "Nghiệp người nào người ấy hành," ngẫm nghĩ thâm thúy biết mấy! Trong cuộc đời này, hễ có người muốn mua thì sẽ có người chịu bán hà anh Triển. Thật, giả, chánh, tà cứ lẫn lộn với nhau. Cho là mình 'may mắn' thấy được đâu là thật, đâu là giả, đâu là chánh, đâu là tà đi, lại biết đâu những người 'mê tín' với đạo lại cho rằng họ may mắn hơn mình cũng nên (?) "

    Té ra giống nhau! Hay hải ngoại cũng phải đối diện với "tương lai trước mắt lại mờ mịt hay quá vô vọng "

    Có lẽ tại Ố bà ma theo xhcn!
    Thôi tiêu, Vịnh Nghi bị Tràn Lan gạc giò ! Tỉ số là 1:0 cho Tràn Lan.

    Mời Vịnh Nghi thượng đài ! ) j/k
    Last edited by Triển; 01-21-2012 at 09:48 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Similar Threads

  1. Con sãi ở chùa lại quét lá đa
    By Triển in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 2
    Last Post: 11-15-2011, 10:25 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:34 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh