Register
Page 14 of 15 FirstFirst ... 412131415 LastLast
Results 131 to 140 of 148

Thread: Văn hóa ăn

  1. #131
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Quote Originally Posted by Triển View Post


    Dạ cám ơn chị nhiều nhưng mà xin rước chị thời. Tui thì không dám ăn. Nội dung thì không biết sao chớ hình thức nhìn thấy ngại quá. Nhìn cái thành miệng chén giống như là lọ nồi dính tám năm mấy chưa rửa vậy. hihihi j/k
    Đa sự! Người gì mà tinh mắt quá vậy!

    Ăn chè chứ có phải ăn chén đâu. Chè đích thân Thạch Thảo nấu chứ có phải tui nấu đâu mà chê.
    Anh đọc nguyên văn Thạch Thảo viết đây nè:

    "Chè thơm vị hoa bưởi, béo bùi vị hột sen, nước dừa nấu với hột sen xay nhuyễn và sen nghuyên hạt, có cả dừa non nữa.
    Cỏ mời dùng cho dễ ngủ đó nheng".



  2. #132
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,591
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Ông Hoa Trần, 75 tuổi, cư dân Garden Grove, tâm sự: “Tôi nhận thực phẩm hàng tháng. Có cũng giúp những người lãnh tiền già cố định như chúng tôi tiết kiệm ngân quỹ gia đình. Những món nào chúng tôi ăn dư, bà xã tôi nấu chè đậu đỏ, làm cốm cho mấy đứa cháu.”

    “Còn mấy hộp phô mai, tôi để dành khi về Việt Nam, làm quà cho bà con. Họ thích lắm. Dễ gì có được cả thỏi phô mai chính gốc mà ăn!,” ông nói thêm.
    Có tiền mua vé máy bay về Việt nam mà cũng đi lĩnh thức ăn cho người lô in căm.

  3. #133
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by thuykhanh View Post
    Đa sự! Người gì mà tinh mắt quá vậy!

    Ăn chè chứ có phải ăn chén đâu.

    Nhiễu sự! Trong văn hoá sống có văn hoá ăn đi kèm nè chị, rước chị đọc: Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.






    Quote Originally Posted by ốc
    Có tiền mua vé máy bay về Việt nam mà cũng đi lĩnh thức ăn cho người lô in căm.
    Mấy hộp thức ăn này nếu cân đo thì cũng không lớn hơn cái bao tử mà đòi trói buộc tự do của người nhận sao thầy Ốc?
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #134
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,591
    Em nghĩ là những người đó chắc không cần mấy thùng thức ăn nhưng vẫn tham xin về, lại còn khoe là đem đi cho lại người khác. Chả biết bác đó một năm đi VIệt nam mấy lần mà để dành phô mai đem về làm quà. Phô mai chứ có phải là lương khô quân tiếp vụ đâu mà giữ được lâu? Cái vé đi về Việt nam cũng cả nghìn bạc là ít, lại còn tiền tiêu pha (tiền quà cáp cho bà con không tính vì đã có thỏi phô mai chính hiệu "dễ gì có được"). Nếu có tiền đi chơi thì chắc có thu nhập hàng tháng cao hơn "tiêu chuẩn hiện thời ... có thể được lãnh thực phẩm".

    Bên kia em thấy chị Lú chê người Hai ti là "dân có của, thượng lưu, sang trọng quí phái..." mà cũng xin di dân, vì thấy họ diện láng cóong, xịt nước hoa thơm phức, kéo Sam xô nai, cầm iphone ipad, nên em cũng bắt chước.
    Last edited by ốc; 05-15-2018 at 10:39 AM.

  5. #135
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Mì lạnh Bình Nhưỡng

    Tác giả: Từ Thức





    Món mì lạnh Bình Nhưỡng được phục vụ tại bữa tiệc của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-Un và Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-In. (Hình: Getty Images)


    Hình ảnh lưu truyền nhiều nhất trên các mạng xã hội, sau cuộc gặp gỡ giữa lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-Un và Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-In, không phải là cái bắt tay lịch sử, nhưng là tô mì lạnh. Đầu bếp của Kim đã nấu đặc sản Bắc Hàn, mì lạnh Bình Nhưỡng, Pyongyang Naengmyon, thết đãi phái đoàn Nam Hàn.

    Sau bữa tiệc ở Bàn Môn Điếm, khu phi quân sự giữa hai nước, người ta xếp hàng dài, cả giờ, trước những tiệm ăn để được thưởng thức món mì lạnh, tại Nam Hàn, hay những thành phố trên thế giới có tiệm ăn Hàn, nhưng thất vọng vì không còn một ghế trống.
    Với tôi, món mì lạnh Bình Nhưỡng gợi lại một kỷ niệm về chuyến đi Nam Hàn lần đầu, năm 1966 hay 67 gì đó, trong phái đoàn báo chí VN Cộng Hòa được chính phủ Nam Hàn mời. Tôi là người trẻ nhất trong đoàn, vừa là sinh viên Văn Khoa vừa viết báo. Những vị khác, đàn anh lớn hơn 10, 20 hay 30 tuổi như Trần Nhã ( chủ bút Saigon Post ), Hà Thượng Nhân, Phan Nghị…hầu hết đã qua đời.

    Mỗi người có một cô hướng dẫn viên. Cô hướng dẫn viễn của tôi, cũng họ Kim ( photo, chụp tại Bàn Môn Điếm ), ngoài những cuộc thăm viếng trong chương trình chính thức, một hôm mời tới nhà ăn Pyongyang Naengmyon, vì bố mẹ cô là người gốc Bắc Hàn, cũng như gia đình tôi là Bắc Kỳ di cư.

    Trời lạnh khủng khiếp, nhà không có lò sưởi, tôi chờ được ăn một tô mì nóng. Nhưng đó là một tô mì lạnh. Mì Bình Nhưỡng phải ăn thật lạnh. Nghe nói càng lạnh càng ngon. Nhà không có tủ lạnh, người ta xúc một chậu tuyết trong vườn, đặt tô mì ở giữa. Nước dùng nấu thịt , thả một gói mì sợi dài, càng dài càng tốt - mì dài tượng trưng cho sự trường thọ, mời khách mà sợi mì không đủ dài là một sự khiếm nhã -, trên để một miếng thịt bò hay thịt gà, với củ cải, kim chi, khoai lang thái sợi, hay vài khoanh trứng luộc. Phải là tay thiện nghệ mới hút hết sợi mì.

    Tôi ăn, không thấy mùi vị gì, hay mùi vị kỳ kỳ, khó nuốt. Vừa ráng ăn, vừa nghĩ tới một tô phở tái , chín, nạm, gầu nóng hổi, khói bay nghi ngút.


    Sau này, mỗi lần ghé Séoul hay Pusan ( Busan ), lại được đưa đi ăn mì Bình Nhưỡng. Mì lạnh đối với người gốc Bắc Hàn cũng như phở với người Việt. Nghĩ tới ăn là nghĩ tới mì lạnh. Vẫn không thấy ngon, mặc dù thiên hạ trầm trồ khen ngợi và tiệm ăn là tiệm có tiếng.

    Có thể vì không hợp khẩu vị của mình. Cũng có thể vì cuộc gặp gỡ lần đầu với mì lạnh không để lại một kỷ niệm ấm cúng, đúng hơn, lạnh giá. Giống như cuộc gặp gỡ lần đầu với một người tình, nó để lại một dư vị rất lâu.

    Kim rất dễ thương, hơn cả dễ thương, với một gã nhà báo sinh viên trẻ, lúc đó tóc tai như người thường, nhưng căn nhà quá lạnh với một người đến từ miền nhiệt đới, nắng chang chang quanh năm.




    Bức ảnh tác giả chụp cùng cô hướng dẫn viên họ Kim tại Bàn Môn Điếm những năm 1966-1967.


    Nhà không có lò sưởi, tủ lạnh, vừa ăn vừa run như người mắc chứng Parkinson, vừa thở ra khói. Dân địa phương mặc ba bốn lần áo. Đó là lần đầu tôi diện manteau, trùm khăn kín cổ ăn cơm khách.

    Nam Hàn là một nước nghèo, chậm tiến. Nhà cửa ngoại ô lụp xụp. Ở phi trường, thấy người ta xếp hàng đón một người lính từ VN về phép . Lương lính đóng ở ngoại quốc gởi về có thể nuôi cả một gia đình đông người, ở một xứ không có kỹ nghệ, đa số lêu bêu chẳng có nghề ngỗng gì.
    Thành phố xấu nhất thế giới, vô duyên nhất thế giới, theo tôi, là Manilla, Philippines. Ngoại ô Hán Thành lúc đó không hơn gì Manilla.

    Sau này, mỗi lần tới, hết hồn thấy Nam Hàn thoát xác mau lẹ. Từ một nước nghèo, chậm tiến, thua miền Nam VN về mọi phương diện, từ kinh tế tới văn hóa, họ trở thành một cường quốc, bỏ cái anh VN bệ rạc xa lắc , xa lơ đằng sau.

    Nam Hàn được xếp trong những nước nghèo nhất, có PIB thấp nhất trong những nước Phi và Á Châu những năm 60, bắt đầu vùng dậy từ những năm 80, ngày nay trở thành cường quốc kinh tế thứ 12 trên thế giới
    Phe ta chỉ còn hơn họ ba chuyện, đó là:
    1. Tô phở, so với mì lạnh ,
    2.cái ngu dốt và
    3. cái huênh hoang, khoác loác. Huênh hoang bởi vì ngu dốt.

    Phở cũng dở chứng, với bánh phở ngâm hóa chất, xương bò hầm với thuốc rửa nhà cầu. Một ngày nào đó, trước một tô mì lạnh khó nuốt và một tô phở dễ chết, cũng đành phải nhắm mắt ăn mì lạnh.

    Từ Thức

  6. #136
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc View Post

    Bên kia em thấy chị Lú chê người Hai ti là "dân có của, thượng lưu, sang trọng quí phái..." mà cũng xin di dân, vì thấy họ diện láng cóong, xịt nước hoa thơm phức, kéo Sam xô nai, cầm iphone ipad, nên em cũng bắt chước.
    Cái nào của Lú hay thì bắt cái nào của Lú dở thì chước. Theo mình thì hành động nào thuộc về nhân đạo thì mình chỉ đi về con đường đó, đừng bẻ trái, rẽ phải. Cũng như y tá bác sĩ ra trận gặp tướng giặc giãy đành đạch sắp tiêu thì nhào vô cứu chớ hỏi thẻ căn cước, à không giòm quần áo họ phe bên nào làm chi. Công việc của mình là chữa bệnh mờ. Đi phát cơm cũng vậy, người ta nghèo mới đi xin, chứ ai thời nhà của ăn của để thừa mứa ra đó nhà năm ba cái mà đi xin bao giờ. Thành thử mình chỉ nên chú trọng việc có đủ thức ăn để phát không thôi chứ chú trọng việc khác mần chi. Ý thức hệ hay ý thức xệ của họ là của họ, mình phát thì mình cứ phát. Họ có tham đem về VN thì họ cũng cho người khác chớ cũng chưa phải đem bỏ rác, vậy là cái thức ăn đó cũng được xử dụng vào bao tử. Không có uổng.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #137
    Quote Originally Posted by Triển View Post



    Dạ cám ơn chị nhiều nhưng mà xin rước chị thời. Tui thì không dám ăn. Nội dung thì không biết sao chớ hình thức nhìn thấy ngại quá. Nhìn cái thành miệng chén giống như là lọ nồi dính tám năm mấy chưa rửa vậy. hihihi j/k
    á ui mạnh miệng nheng anh Triểnnnnnnnnnn,
    Ahihi anh Triển hổng cừ ‘hihihi j/k’ là Tt giựn a.
    Beau lão anh Triển phá quá xá lun.
    ‘Đa sự’, ‘nhiễu sự’ là gì T hổng bít lun, bít chít liền.
    Cỏ yêu hoa tím trong vườn chị Kim.

  8. #138
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,591
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Theo mình thì hành động nào thuộc về nhân đạo thì mình chỉ đi về con đường đó, đừng bẻ trái, rẽ phải. Cũng như y tá bác sĩ ra trận gặp tướng giặc giãy đành đạch sắp tiêu thì nhào vô cứu chớ hỏi thẻ căn cước, à không giòm quần áo họ phe bên nào làm chi. Công việc của mình là chữa bệnh mờ. Đi phát cơm cũng vậy, người ta nghèo mới đi xin, chứ ai thời nhà của ăn của để thừa mứa ra đó nhà năm ba cái mà đi xin bao giờ. Thành thử mình chỉ nên chú trọng việc có đủ thức ăn để phát không thôi chứ chú trọng việc khác mần chi. Ý thức hệ hay ý thức xệ của họ là của họ, mình phát thì mình cứ phát. Họ có tham đem về VN thì họ cũng cho người khác chớ cũng chưa phải đem bỏ rác, vậy là cái thức ăn đó cũng được xử dụng vào bao tử. Không có uổng.
    Em đồng ý ngay, nhưng người đi nhận cũng không nên công khai kể lể khoe khoang chuyện đem về Việt nam làm quà, vì thế nghĩa là họ thật sự không cần thiết. Bài báo viết bằng tiếng Việt nhưng vẫn có khi người Mỹ bảo thủ đọc được họ sẽ nghĩ là có sự lợi dụng, rồi đòi cắt giảm những thứ phúc lợi xã hội cho mọi người. Tục ngữ gọi là "nhanh nhẩu đoảng, thật thà hư." The sin of sincerity,

  9. #139
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Thach Thao View Post
    á ui mạnh miệng nheng anh Triểnnnnnnnnnn,
    Ahihi anh Triển hổng cừ ‘hihihi j/k’ là Tt giựn a.
    Beau lão anh Triển phá quá xá lun.
    ‘Đa sự’, ‘nhiễu sự’ là gì T hổng bít lun, bít chít liền.

    Người mình có câu thành ngữ là một nụ cười bằng mười tô phở. Bây giờ tui cười là coi như đáp lễ cho cô Thảo 10 tổ phở rồi nha:





    Còn cái chuyện chị Thuỵ Khanh mắng tui đa sự nghĩa là lắm chuyện. Tui phúc đáp lại là nhiễu sự, nghĩa là rách việc. Ông bà mình có câu ăn miếng trả miếng. Từ đầu đến chân (viết chữ tới cũng ổn) tui đâu có ăn miếng nào vẫn trả sòng phẳng ... "rấp ben" luôn. Tính theo thời giá Mỹ Âu là sộp rồi đó ( > 250 ngàn).

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #140
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Em đồng ý ngay, nhưng người đi nhận cũng không nên công khai kể lể khoe khoang chuyện đem về Việt nam làm quà, vì thế nghĩa là họ thật sự không cần thiết. Bài báo viết bằng tiếng Việt nhưng vẫn có khi người Mỹ bảo thủ đọc được họ sẽ nghĩ là có sự lợi dụng, rồi đòi cắt giảm những thứ phúc lợi xã hội cho mọi người. Tục ngữ gọi là "nhanh nhẩu đoảng, thật thà hư." The sin of sincerity,
    Chỉ có người bảo thủ mới nhanh nhẩu rồi thành đoảng thôi. Bởi vì một bên là từ thiện bên kia là nhân quyền. Từ thiện và nhân quyền không có liên quan với nhau. Không thể cứ nghĩ theo sách lược chánh trị của Việt Cộng mà toan tính lợi hại được. Việt cộng thì chuyên dùng thủ đoạn bóp bao tử. Cho mày ăn no thì khiển mày chạy Đông chạy Tây. Đi lại là nhân quyền. Muốn đi đâu cũng được. Lãnh có hũ mắm mà bị bịt miệng không dám nói mình đi du lịch Việt Nam thì cái món quà đó quá nguy hiểm. Hơn cả sắc lệnh tổng thống.
    Có thế người nhận "khoe khoang" kia là người miền Nam. Ruột để ngoài da. Nói ăn không được, ăn không hết nên lấy để dành đem về VN cho con cháu họ ăn. Đó là họ bộc bạch hai sự thật. Về VN chơi và lấy của xin biếu kẻ khác. Vấn đề thu nhập họ thấp phải xin thực phẩm và vấn đề họ đi chơi nếu đem lên bàn cân đo vẫn còn lệch lạc về lý. Nếu họ cắc ca cắc củm dành được tiền vé máy bay để bay về VN chơi thì cũng không có gì gọi là quá đáng. Huống chi phô mai đem ra rồi thì cũng không ai hốt về. Ban phát mà tính toán chi li quá thì gọi là bủn xỉn.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 11:30 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh