Register
Page 9 of 19 FirstFirst ... 7891011 ... LastLast
Results 81 to 90 of 182
  1. #81
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,591
    Vậy thôi kiêng luôn.

  2. #82
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,000
    Có thể đun sôi trước.
    Có khi trời nắng, có khi trời mưa.

  3. #83
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,000
    Viêm Phổi Cấp ở trẻ em do virus Corona: Nguy cơ và cách phòng ngừa


    https://jiohealth.com/bao-chi/chi-ti...ach-phong-ngua

    Triệu chứng viêm phổi cấp

    Dưới đây là những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm phổi cấp, nó có thể gây ra bởi virus Covid-19 hoặc đến từ nhiều nguyên nhân khác. Khi thấy trẻ có các triệu chứng được liệt kê sau đây, bố mẹ cần lưu ý và nên liên hệ ngay với cơ sở y tế địa phương để được được kịp thời tầm soát, cách ly và điều trị trong trường hợp cần thiết.


    Sốt cao là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phổi cấp (Nguồn: Internet)
    • Sốt vừa đến sốt cao
    • Đau rát họng
    • Lúc đầu ho khan, sau đó chuyển sang ho có đờm
    • Biếng ăn (ở trẻ lớn) hoặc bỏ bú ở trẻ sơ sinh (có thể dẫn đến mất nước)
    • Đau ngực và nôn ở giữa các cơn ho
    • Đau bụng hoặc tiêu chảy
    • Mệt mỏi, ớn lạnh
    • Thở rất nhanh (trong một số trường hợp, đây là triệu chứng duy nhất)
    • Thở với tiếng khò khè
    • Khó thở và thở gắng sức (lỗ mũi phập phồng, co bóp mạnh các cơ giữa các xương sườn)
    • Mặt, môi, móng tay tím tái do thiếu oxy
    • Đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, ít vận động...

    Biến chứng viêm phổi cấp ở trẻ em

    Nếu như không được điều trị kịp thời, bệnh viêm phổi cấp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:

    • Nhiễm trùng huyết: Đây là tình trạng vi khuẩn khi xâm nhập vào phổi, sau đó tiếp tục tấn công vào hệ tuần hoàn gây nên tình trạng nhiễm trùng máu và biến chứng sốc nhiễm trùng.
    • Tràn dịch màng phổi: Biến chứng này xảy ra khi lượng bạch cầu trong máu tăng cao, gây ra khó khăn trong quá trình hô hấp. Bạch cầu tăng cũng sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc.
    • Viêm màng não: nhẹ sẽ gây rối loạn thần kinh, nặng sẽ gây tổn thương não nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của trẻ.
    • Hội chứng suy hô hấp cấp: Gây nên tình trạng áp xe phổi, viêm phổi mạn tính và làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ.
    • Tràn dịch màng tim, trụy tim: viêm phổi cấp ở trẻ em còn gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn dẫn đến tràn dịch màng tim, trụy tim…

    Đặc biệt, nếu trẻ bị nhiễm bệnh viêm phổi cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra mà không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làm tăng khả năng lây nhiễm chéo cho cộng đồng.


    For Parents: Multisystem Inflammatory Syndrome in Children (MIS-C) associated with COVID-19

    https://www.cdc.gov/coronavirus/2019...ren/mis-c.html

    What we know about MIS-C


    Multisystem Inflammatory Syndrome in Children (MIS-C) is a condition where different body parts can become inflamed, including the heart, lungs, kidneys, brain, skin, eyes, or gastrointestinal organs. We do not yet know what causes MIS-C. However, we know that many children with MIS-C had the virus that causes COVID-19, or had been around someone with COVID-19. MIS-C can be serious, even deadly, but most children who were diagnosed with this condition have gotten better with medical care.

    What to do if you think your child is sick with MIS-C

    Contact your child’s doctor, nurse, or clinic right away if your child is showing symptoms of MIS-C:

    • Fever
    • Abdominal pain
    • Vomiting
    • Diarrhea
    • Neck pain
    • Rash
    • Bloodshot eyes
    • Feeling extra tired


    Be aware that not all children will have all the same symptoms.


    Seek emergency care right away
    if your child is showing any of these emergency warning signs of MIS-C or other concerning signs:


    • Trouble breathing
    • Pain or pressure in the chest that does not go away
    • New confusion
    • Inability to wake or stay awake
    • Bluish lips or face
    • Severe abdominal pain
    Last edited by Nhã Uyên; 05-22-2020 at 08:15 AM.
    Có khi trời nắng, có khi trời mưa.

  4. #84
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Trump Criticizes Fox News for Hydroxychloroquine Warning





    Chloroquine or hydroxychloroquine for COVID-19: why might they be hazardous?

    Christian Funck-Brentano
    Joe-Elie Salem

    Published:May 22, 2020DOI:https://doi.org/10.1016/S0140-6736(20)31174-0

    The 4-aminoquinoline antimalarials chloroquine and hydroxychloroquine have been promoted and sometimes used in the treatment of COVID-19, alone or combined with azithromycin, based on their immunomodulatory and antiviral properties, despite an absence of methodologically appropriate proof of their efficacy. The global community awaits the results of ongoing, well powered randomised controlled trials showing the effects of chloroquine and hydroxychloroquine on COVID-19 clinical outcomes. These drugs, however, might be associated with cardiac toxicity. Macrolides (1) and 4-aminoquinolines (2) prolong ventricular repolarisation, as evidenced by QT interval prolongation corrected for heart rate (QTc) on the electrocardiogram. QTc prolongation can be associated with a specific ventricular arrhythmia called torsade de pointes, which, although often self-terminating, can degenerate into ventricular tachycardia or fibrillation, leading to death.
    Torsade de pointes is a rare event, with an estimated annual crude incidence of 3·2 per million population; the incidence is almost doubled in women compared with men and increases with age.(3)
    Drug-induced torsade de pointes mostly occurs in the presence of several risk factors, including high drug concentration, simultaneous exposure to multiple QTc-prolonging drugs, coronary heart disease, heart failure, hypokalaemia, bradycardia, or congenital long-QT syndrome, among others.(4)

    In The Lancet, Mandeep Mehra and colleagues (5) report the largest observational study published to date on the effects of chloroquine or hydroxychloroquine, with or without a macrolide, in 96 032 hospitalised patients (mean age 53·8 years, 46·3% women) who tested positive for severe acute respiratory syndrome coronavirus 2. Verified data from an international registry comprising 671 hospitals in six continents were used to compare patients with COVID-19 who received chloroquine (n=1868), hydroxychloroquine (n=3016), chloroquine with a macrolide (n=3783), or hydroxychloroquine with a macrolide (n=6221) within 48 h of COVID-19 diagnosis, with 81 144 controls who did not receive these drugs. The primary outcome was in-hospital mortality and the occurrence of de-novo non-sustained or sustained ventricular tachycardia or ventricular fibrillation was also analysed. A Cox proportional hazard model accounting for many confounding variables, including age, sex, ethnicity, comorbidities, other medications, and COVID-19 severity, showed a significant increase in the risk of in-hospital mortality with the four treatment regimens compared with the control group (hazard ratios [HRs] of 1·335 [95% CI 1·223–1·457] to 1·447 [1·368–1·531]). Analyses using propensity score matching by treatment group supported this result. The increased risk of in-hospital mortality was similar in men (1·293 [1·178–1·420] to 1·408 [1·309–1·513]) and women (1·338 [1·169–1·531] to 1·494 [1·334–1·672]). The incidence of repetitive ventricular arrhythmias ranged from 4·3% to 8·1% in patients treated with a 4-aminoquinoline, compared with 0·3% in the control group (p<0·0001).

    Despite limitations inherent to the observational nature of this study, Mehra and colleagues should be commended for providing results from a well designed and controlled study of the effects of chloroquine or hydroxychloroquine, with or without a macrolide, in a very large sample of hospitalised patients with COVID-19. Their results indicate an absence of benefit of 4-aminoquinoline-based treatments in this population and suggest that they could even be harmful. It is tempting to attribute the increased risk of in-hospital deaths to the higher observed incidence of drug-induced ventricular arrhythmias, given that these drugs are known to prolong QTc and provoke torsade de pointes. However, the relationship between death and ventricular tachycardia was not studied and causes of deaths (ie, arrhythmic vs non-arrhythmic) were not adjudicated. Although not all ventricular arrhythmias might have been detected, the number of deaths in the treatment groups was much greater than the number of patients who had ventricular arrhythmias. The risk of death associated with 4-aminoquinolines alone or combined with a macrolide was similar, whereas it would be expected that the combination of two QTc-prolonging drugs would increase their proarrhythmic potential.(6) The HRs for death were similar in men and women, whereas women have a higher sensitivity to drug-induced QTc prolongation 7) and a higher risk of drug-induced torsade de pointes (3) than men. The study therefore does not suggest that the increased risk of death with 4-aminoquinolines was due to a proarrhythmic mechanism. Another hypothesis to explain the increased risk of death with 4-aminoquinolines is that their antiviral and immunomodulatory properties could worsen COVID-19 severity in some patients. Nevertheless, the increased incidence of ventricular arrhythmias is intriguing. Chloroquine,(8) hydroxychloroquine,(9) and azithromycin (10) have sodium channel blocking properties that might contribute to proarrhythmia (11) and heart failure in the context of myocardial injury and hypoxia present in COVID-19.(12) This hypothesis remains to be tested.

    References

    1.
    Mason JW
    Antimicrobials and QT prolongation.
    J Antimicrob Chemother. 2017; 72: 1272-1274

    2.
    White NJ
    Cardiotoxicity of antimalarial drugs.
    Lancet Infect Dis. 2007; 7: 549-558

    3.
    Sarganas G Garbe E Klimpel A Hering RC Bronder E Haverkamp W
    Epidemiology of symptomatic drug-induced long QT syndrome and torsade de pointes in Germany. Europace. 2014; 16: 101-108


    4.
    Vlachos K Georgopoulos S Efremidis M Sideris A Letsas KP
    An update on risk factors for drug-induced arrhythmias. Expert Rev Clin Pharmacol. 2016; 9: 117-127

    5.
    Mehra MR Desai SS Ruschitzka F Patel AN
    Hydroxychloroquine or chloroquine with or without a macrolide for treatment of COVID-19: a multinational registry analysis.
    Lancet. 2020; (published online May 22.) https://doi.org/10.1016/S0140-6736(20)31180-6

    6.
    Frommeyer G Fischer C Ellermann C et al.
    Additive proarrhythmic effect of combined treatment with QT-prolonging agents. Cardiovasc Toxicol. 2018; 18: 84-90

    7.
    Darpo B Karnad DR Badilini F et al.
    Are women more susceptible than men to drug-induced QT prolongation? Concentration-QTc modelling in a phase 1 study with oral rac-sotalol.
    Br J Clin Pharmacol. 2014; 77: 522-531

    8.
    Vicente J Zusterzeel R Johannesen L et al.
    Assessment of multi-ion channel block in a phase I randomized study design: results of the CiPA phase I ECG biomarker validation study.
    Clin Pharmacol Ther. 2019; 105: 943-953


    9.
    Ten Broeke R Mestrom E Woo L Kreeftenberg H
    Early treatment with intravenous lipid emulsion in a potentially lethal hydroxychloroquine intoxication.
    Neth J Med. 2016; 74: 210-214

    10.
    Yang Z Prinsen JK Bersell KR et al.
    Azithromycin causes a novel proarrhythmic syndrome.
    Circ Arrhythm Electrophysiol. 2017; 10e003560


    11.
    Roden DM Anderson ME
    Proarrhythmia.
    Handb Exp Pharmacol. 2006; 171: 73-97


    12.
    Guo T Fan Y Chen M et al.
    Cardiovascular implications of fatal outcomes of patients with coronavirus disease 2019 (COVID-19).
    JAMA Cardiol. 2020; (published online March 27.)
    DOI:10.1001/jamacardio.2020.1017





    /* src.: https://www.thelancet.com/journals/l...174-0/fulltext




    Last edited by Triển; 05-22-2020 at 04:45 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #85
    Nhà Lầu
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    351
    Xin chuyen quy vi mot bai cua bac si VN viet ve dich COVID 19
    Xin gửi đến anh em bài viết thật hay của một bác sĩ gốc Việt, ngay từ những ngày đầu đã làm việc tại một bệnh viện nằm ngay tại trung tâm đại dịch ở New York.
    Lối viết của ông với đầy đủ chi tiết của một người thầy thuốc cho chúng ta khá nhiều cách chữa trị cũng như tinh thần phục vụ rất tích cực của các nhân viên y tế tại nơi tuyến đầu. Không thấy ông đề cập đến những phản ứng tiêu cực với những nỗi lo âu sợ hãi trong khi chữa trị bệnh nhân Virus Vũ Hán. Bài viết của ông đem đến cho người đọc niềm tin cũng như hy vọng cho những ngày tươi sáng sắp tới...



    Cám ơn Bs Minh Ngọc- NYU Winthrop Hospital. New York người đã viết bài nấy.


    CUỐI MÙA DỊCH
    BS Minh Ngọc - NYU Winthrop Hospital

    Có vẻ như bọn Coronavirus tạm hưu chiến ở NY, những con số tuột xuống mỗi ngày. Thống đốc Cuomo và các thống đốc Đông Bắc cho phép mở bãi biển trở lại cùng một số hoạt động kinh doanh, dĩ nhiên vẫn theo đúng luật cách 6 feet và mang khẩu trang, rửa tay sát trùng...

    Hai tuần nay, các khoa phòng bệnh viện không còn bệnh nhân COVID-19, dọn dẹp tẩy rửa, trở về trật tự cũ: khoa nội soi, cath lab, các khoa Nội Ngoại. Suốt hai tháng chống dịch, toàn bệnh viện biến thành trại COVID-19, trước mỗi khoa, cánh cửa đóng kín có người gác, những ngăn kệ chất đầy các bao đựng đồ bảo hộ của nhân viên đề tên từng người, chiếc bàn dài sắp ngăn nắp những hộp khẩu trang đủ loại, găng tay, áo choàng, kính che mặt, nhân viên ra vào rộn ràng, che trùm kín mít. Bây giờ đi ngang hành lang trống trải, không khí thanh bình quang đãng như chưa từng có mấy tuần xáo động, tự nhiên lòng thấy bâng khuâng.

    Số bệnh nhân COVID-19 nặng chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, đủ nằm trong ICU, không cần mượn thêm khoa khác, bệnh nhẹ đủ nằm trong một khoa. Khu phòng mổ và hậu phẫu trước đây là COVID-19 ICU giờ trống trơn, cả tuần nay không có bệnh nhân COVID-19 nào cần lên bàn mổ, toàn khu dọn dẹp tẩy trùng, sắp đặt lại thiết bị phẫu thuật để tuần sau mở lại mổ chương trình. Theo đúng chỉ thị của Thống đốc, phòng mổ và các khoa chỉ được hoạt động 70-75%, để dành giường và phòng trống chuẩn bị dịch tái phát đợt hai. Các nhân viên tình nguyện đã rời NY từ hai tuần trước.

    Còn nhớ, lúc dịch mới phát, nhân viên xôn xao căng thẳng, chỉ biết là con virus có thể gây chết người nhưng chưa biết sẽ phải đối phó ra sao, cứ nhào vô cấp cứu chủ yếu về hô hấp, xin tiểu bang viện trợ máy thở liên tục, may mà đủ dùng. Bệnh nhân mới đầu bị suy hô hấp, đặt máy thở vẫn không cứu được hết - bệnh nhân nào hồi phục cũng mất 3-4 tuần, nhiều bệnh nhân tử vong, ECMO cũng không hiệu quả, khi phổi đã đông cứng thì không sao trở lại bình thường được nữa. Về sau, phát hiện thêm rối loạn đông máu gây suy đa cơ quan, nhiều người có bệnh cảnh DIC (disseminated intravascular coagulation) vốn chỉ thấy trong những trường hợp nhiễm trùng huyết nặng. Nhiều bệnh nhân suy thận, một số suy gan và suy tim. Chữa bệnh này chủ yếu vừa làm vừa rút kinh nghiệm lâm sàng để chữa tiếp, vì như đã nói, Trung Quốc có kinh nghiệm chống dịch 3 tháng nhưng chẳng tiết lộ thông tin gì giúp ích thế giới, giữ kín như bưng, để mặc mọi người loay hoay tự tìm hiểu. Hậu quả là bệnh nhân nhập viện hồi tháng 3 tử vong ào ào vì toàn mày mò chữa triệu chứng. Từ cuối tháng 3, các bác sĩ bắt đầu hình thành kế hoạch cụ thể hơn căn cứ vào những kinh nghiệm bước đầu - không chữa theo phác đồ ARDS nữa mà hỗ trợ hô hấp bằng BiPAP hay CPAP, chỉ đặt nội khí quản khi bệnh nhân thực sự suy hô hấp nặng cần thở máy, cho xét nghiệm chức năng đông máu thường xuyên để phát hiện sớm và chữa kịp thời bằng thuốc kháng đông alteplase (tPA). Các thuốc thử nghiệm hydroxychloroquine, remdesivir, leronlimab được áp dụng, có còn hơn không. Chưa bao giờ thấy FDA duyệt nhanh và nhiều như vậy, phê chuẩn ào ào đủ loại thuốc và xét nghiệm. Nhiều chương trình nghiên cứu thử luôn thuốc kẽm, pepcid, sinh tố D... nói chung nghĩ ra được món gì khả dĩ chống được con virus này là thử hết. Bệnh nhân và gia đình bệnh nhân được đề nghị thử thuốc gì cũng gật đầu, biết đâu công hiệu thì sao! Rốt cuộc chẳng biết nhờ các biện pháp phòng ngừa, nhờ thay đổi cách điều trị hay nhờ các thứ thuốc chữa bá bệnh mà các bệnh nhân tháng 4 hồi phục nhanh chóng, xuất viện ào ào, tinh thần làm việc của bác sĩ, điều dưỡng phấn chấn hẳn, thừa thắng xông lên. Trên tường bệnh viện xuất hiện tấm bảng đen ghi bằng phấn, mỗi ngày thay đổi con số xuất viện, lên tới trên con số ngàn. Hai trại cấp cứu dã chiến trong sân bệnh viện đã dỡ bỏ bớt một, còn giữ một trại tuy trống nhưng để phòng đợt dịch thứ hai. Đội cấp cứu đường thở đâm ra "thất nghiệp", nhiều ngày ngồi ngáp ruồi chẳng ai gọi, bèn phân vào phòng mổ. Phòng mổ "sạch" (COVID-19 âm tính) ngày càng bận rộn, làm việc toàn thời gian.

    Tuần qua là tuần đầu tiên phòng mổ "sạch" đạt 75% số phòng hoạt động. Các anh chị BS Ngoại khoa và điều dưỡng phòng mổ chính thức không còn làm việc ở Cấp cứu và ICU nữa, trở lại với áo mũ dao kéo, BS Gây mê thôi không còn chạy đi cấp cứu đường thở, trở lại với máy móc thuốc men. Mọi người gặp lại nhau trong phòng mổ, mừng mừng tủi tủi nhưng không ôm nhau được (vì còn phải cách 6 feet), điểm danh ai còn ai mất. Trong phòng mổ robotic, tuy tránh không nhắc tới, nhưng ai nấy đều ngậm ngùi cảm thấy sự thiếu vắng. Ken Whitney, anh phụ tá phẫu thuật robotic còn trẻ, khoẻ mạnh, thường xuyên chơi thể thao và chạy bộ mỗi ngày, lại nhiễm bệnh nặng vì con Corona chỉ sau 1 tuần chống dịch. Anh bị khó thở, đau ngực, nhập viện đặt ống thở không hiệu quả, chuyển sang ECMO 3 tuần nhưng cứ nặng dần, suy gan thận, trụy mạch. Lúc bệnh viện có huyết tương, đem chữa cho anh đầu tiên nhưng anh vẫn không qua khỏi. Trong bệnh viện, đồng nghiệp đều yêu mến anh vì tính tình vui vẻ, hào hiệp, dễ dãi. Hôm anh mất, nhân viên túm tụm ngồi khóc với nhau. Không có tang lễ, họ hẹn nhau trưa thứ bảy tuần đó đến khu nhà anh diễu hành bằng xe.

    Một trường hợp kỳ diệu đã cứu bệnh viện khỏi một cái tang nữa, là BS. Shubach. Ngoại lồng ngực. Ông lớn tuổi, nhỏ người, ốm yếu, nhiễm COVID-19 nặng nằm ICU. Tuy bị suy hô hấp, ông từ chối không cho đặt ống thở mà nhất định dùng BiPAP thôi vì kinh nghiệm chống dịch ông thấy bệnh nhân không cải thiện với máy thở. Cuối cùng ông cũng bình phục, xuất viện, đi làm trở lại ngay lập tức mặc dù được cho nghỉ thêm đến khi khoẻ hẳn, nghĩa là tiếp tục trực ICU chống dịch vì Ngoại lồng ngực không được mổ thường quy trong mùa dịch. Buổi sáng hôm đó tôi đi thang bộ lên lầu 4 (lầu mổ) để vào locker thay đồng phục, gặp ông đi trở xuống (ông già gân không thèm đi thang máy!), mừng quá reo lên "Ôi, ông trở lại rồi!", ông cười hiền không nói chi cả.

    Trở lại với hoạt động bình thường trong bệnh viện, là điều vẫn ao ước hàng ngày khi đang vất vả đối phó với bệnh nhân la liệt khắp nơi, vậy mà lại bùi ngùi tiếc nuối! Nhớ không khí căng thẳng, mọi người tất bật làm việc trong trang phục kín mít, những ánh mắt trao đổi thầm lặng qua kính bảo hộ - lo lắng, hy vọng - khi các chỉ số nhảy lên xuống trên màn hình, gương mặt thất thần của bệnh nhân dán mắt vào các nhân viên như cầu cứu. Từ chỗ hoang mang lo sợ những ngày đầu, mọi người trở nên thuần thục, hăng hái, quên cả nguy hiểm dốc sức cứu chữa từng sinh mạng, tự nhiên cảm thấy những ngày giờ làm việc của mình có một ý nghĩa nào đó, không chỉ là một công việc lãnh lương hai tuần một lần. Có những cô điều dưỡng phòng mổ nhỏ nhắn mảnh mai mà xung phong vào đội "proning" (xoay bệnh nhân nằm sấp nhiều lần một ngày vì tư thế này giúp phổi hồi phục nhanh hơn) trực cả thứ bảy chủ nhật, mặc dù hầu hết bệnh nhân nặng đều to béo quá khổ.

    Một điều tôi biết chắc, khi dịch tái phát, đội ngũ y tế nay đã dày dạn kinh nghiệm, sẵn sàng đương đầu với con virus ghê gớm, các trang bị bảo hộ tích trữ đủ dùng nhiều tháng, máy thở và thiết bị hô hấp được cung cấp quá số lượng cần dùng nằm trong kho chờ sẵn. Chúng tôi không còn sợ nó.

    Xông pha như vậy mà xét nghiệm tôi vẫn âm tính mới hay! Bệnh viện có chương trình thử kháng thể cho toàn bộ nhân viên, ngày mai đi thử coi sao nè!


    Tháng 5/2020















    Last edited by SP500 SPY; 05-23-2020 at 03:30 AM.

  6. #86
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,000
    Quote Originally Posted by Triển View Post


    Trump Criticizes Fox News for Hydroxychloroquine Warning


    /* src.: https://www.thelancet.com/journals/l...174-0/fulltext



    Nghe ai đây?

    Nghe Tàu là chết hết . Nghe WHO cũng chết. Nghe bs tt Đại ca cũng chết.
    Tốt nhất tìm cách chữa lành bệnh nền, giảm mỡ bụng kiếm chút kháng thể và chờ miễn dịch cộng đồng.
    Rửa tay, cách giãn xã hội, đeo khẩu trang, ở nhà nếu bệnh.
    Có khi trời nắng, có khi trời mưa.

  7. #87
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,000
    Quote Originally Posted by SP500 SPY View Post
    Cám ơn Bs Minh Ngọc- NYU Winthrop Hospital. New York người đã viết bài nấy.

    __________________________________________________ ________________________________

    Một điều tôi biết chắc, khi dịch tái phát, đội ngũ y tế nay đã dày dạn kinh nghiệm, sẵn sàng đương đầu với con virus ghê gớm, các trang bị bảo hộ tích trữ đủ dùng nhiều tháng, máy thở và thiết bị hô hấp được cung cấp quá số lượng cần dùng nằm trong kho chờ sẵn. Chúng tôi không còn sợ nó.

    Xông pha như vậy mà xét nghiệm tôi vẫn âm tính mới hay! Bệnh viện có chương trình thử kháng thể cho toàn bộ nhân viên, ngày mai đi thử coi sao nè!


    Tháng 5/2020



    NU cũng xin cảm ơn bác sĩ Minh Ngọc. New York là thiên đường của ngành Y. Bởi có ba bệnh viện lừng danh cả nước và thế giời nằm trong hệ thống Đại Học là Columbia, Cornell và New York. NYU-Winthrop Hospital nằm trong hệ thống New York University Hospital. Còn thêm chuỗi bệnh viện Mount Sinai do người gốc Do Thái làm chủ, phủ gần khắp các quận, cũng lừng danh về các bác sĩ giỏi, dịch vụ cao cấp tuyệt vời. Còn lại và vô số các bệnh viện các trường Y nhỏ khác. Bệnh viện công cũng rất tốt. Vậy mà trong trận dịch này, cả cha cả con đã run lẩy bẩy lo không đủ giường, đủ PPE! Thế mới biết mức lợi hại con vi rút bé xíu này!

    Bởi thế không biết đợt hai sẽ như thế nào. Hy vọng đợt hai sẽ không tái xuất giang hồ cùng một lượt với nàng cúm. Trong khi đó, điều mọi người ai ai cũng có thể làm được là rửa tay thường xuyên và kỹ càng, giãn cách xã hội, đeo khầu trang và ở nhà húp cháo hành nếu bệnh. Dân nào nằng nặc biểu tình đòi quyền tự do đi làm lúc ấy thì cứ cho họ đi làm – cho hết vào bệnh viện làm – lương trả công bằng tử tế. Sorry bà con, vài hàng xả stress.
    Last edited by Nhã Uyên; 05-23-2020 at 10:08 AM.
    Có khi trời nắng, có khi trời mưa.

  8. #88
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Nhã Uyên View Post
    Nghe ai đây?
    Nước xa không cứu được lửa gần. Không có phép
    vua nào dù là vua Trâm có thể thắng lệ làng. Cho nên
    cứ tin vào cái giếng bên nhà là chắc ăn. Hể chánh quyền
    sở tại hô giáng kiểu nào thì mình giáng theo kiểu đó.
    Thuốc sốt rét có cái nguy hiểm tim mạch. Mà con người
    không có ai ngừng thở mà còn sống hết. Cho nên phải né
    vụ đó tối đa chớ không có vụ phòng mí ngừa gì sất.
    Chỉ khi bị nặng, rồi bị hốt vô nhà thương, rồi bị gây mê
    nhét ống thở, thì lúc đó hên xui rồi. Tùy ông bác sĩ sếp chỗ
    đó cứu bệnh nhân theo kiểu gì.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #89
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Những điều ông bác sĩ giám đốc sở y tế quận Cam này nói đầy thuyết phục nè. Quận Cam nên tự hào có ông bác sĩ Việt làm giám đốc sở y tế mà kiến thức uyên bác lại khiêm nhường và cho những lời khuyên, nhận xét rất hữu ích và đúng đắn.



    TB:
    Sẵn đây thấy cô ký giả này phỏng vấn không thuộc bài ừ à dữ quá. Ai quen cô này mời cổ vô đây tui chỉ cho cái mánh làm máy chạy chữ trên màn hình mà không có phóng viên nào nghĩ ra. Lập trình HTML chạy chữ có từ thập niên 90 nhưng các ký giả không ai biết. Chỉ cần gõ các câu hỏi của mình vô giữa hai thẻ lệnh (tags) marquee. Rồi điều chỉnh vận tốc chạy qua thông số scrolldelay. Lưu lại dưới dạng .html tha hồ mà có "nhắc tuồng" trực tiếp trên laptop, giống như cái "máy chạy chữ" trong đài truyền hình mà không tốn cắc bạc đồng xu nào.

    HTML Code:
    <marquee direction="down" scrollamount="50" scrolldelay="100">
      tin tức 1, 
      tin tức 2,
      ...
    </marquee>

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #90
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,591
    Người Đức có luyện Đạt ma tờ Dịch cân kinh?


    Covid-19 expert Karl Friston: 'Germany may have more immunological “dark matter”

    https://www.theguardian.com/world/20...al-dark-matter

    We’ve been comparing the UK and Germany to try to explain the comparatively low fatality rates in Germany. The answers are sometimes counterintuitive. For example, it looks as if the low German fatality rate is not due to their superior testing capacity, but rather to the fact that the average German is less likely to get infected and die than the average Brit. Why?

    There are various possible explanations, but one that looks increasingly likely is that Germany has more immunological “dark matter” – people who are impervious to infection, perhaps because they are geographically isolated or have some kind of natural resistance.

    This is like dark matter in the universe: we can’t see it, but we know it must be there to account for what we can see. Knowing it exists is useful for our preparations for any second wave, because it suggests that targeted testing of those at high risk of exposure to Covid-19 might be a better approach than non-selective testing of the whole population.

 

 

Similar Threads

  1. Coronavirus COVID-19 - WATCH AT YOUR OWN RISKS
    By TLNVN in forum Thời Sự Trong Ngày
    Replies: 57
    Last Post: 05-04-2020, 11:38 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 02-29-2020, 07:04 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 10-23-2019, 03:20 AM
  4. Replies: 5
    Last Post: 12-17-2011, 11:10 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 06:36 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh