Register
Page 1 of 11 123 ... LastLast
Results 1 to 10 of 105
  1. #1

    Các dấu trong văn bản tiếng Việt

    Đây không phải là hướng dẫn hay gợi ý mà là thử xem ý kiến của tôi có được không?
    Tôi thấy một số bài viết trên diễn đàn ĐT, khi đọc tôi bị đau mắt. Lý do là các bạn khi đánh máy, các dấu các bạn cách mà theo tôi hình như là tùy hứng, không có quy ước. Có bạn khi phết thì đánh liền không cách, có bạn cách một lần rồi phết sau đó lại cách rồi đánh, các dấu khác cũng vậy, nghĩa là tùy tiện. Tôi thấy hình như trong nghiệp vụ đánh máy, người ta có hướng dẫn điều này. Trước đây, tôi làm ở bộ phận Ban Thư kí Biên tập NXBGD tại VN, người ta để ý điều này rất kĩ, cách sai là phải sửa liền. Ví dụ trong câu này:
    "Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm dẫn tôi đi trên một con đường dài và hẹp. Đường này tôi đã đi lại nhiều lần, sao lần này tôi cảm thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi ..."
    Viết như thế , theo tôi là đúng với quy ước. Có nhiều bạn lại tự do:
    "Buổi mai hôm ấy , một buổi mai đầy ương thu và gió lạnh ,mẹ tôi âu yếm dẫn tôi đi trên một con đường dài và hẹp.Đường này tôi đã đi lại nhiều lần , sao lần này tôi cảm thấy lạ . Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi ..."
    Theo tôi các bạn nên tập thói quen nhập tin bằng cách dấu liền với chữ sau cùng rồi cách một cái và lại nhập chữ. Lẽ dĩ nhiên còn các dấu khác nữa, ví dụ: dấu ".", dấu - , ... Tất cả chỉ là thói quen. Các bạn xem ý kiến tôi có được không?
    Cảm ơn!
    Last edited by Tuấn Nguyễn; 07-29-2012 at 12:28 AM.

  2. #2
    Mưa PN
    Guest
    Cám ơn Tuấn Nguyễn đã gợi ý nhắc nhở. Tôi là một trong những kẻ mắc phải sai lầm này. Bản thân tôi chưa từng được học đánh máy. Trước đây cũng có người đã nhắc khéo, song tôi vẫn theo thói quen.


    Thỉnh thoảng tôi cứ hay bối rối, không biết nên để dấu hỏi hay dấu ngã. Hy vọng anh Tuấn Nguyễn có cách, xin chỉ bảo giùm với. mpn

  3. #3
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    hihihi, cái này nhiều khi hơi khó, sau dấu phẩy thường thì không sao, nhưng có nhiều bộ gõ ví dụ như bộ Unikey của Phạm Kim Long, đánh dấu chấm cuối câu mà không rời ra, có khoảng trống (blank) là nó ..... sửa dấu của chữ phía trước.

    ví dụ:

    Tuấn Nguyễn mà thêm dấu chấm cuối chữ là nó thành ri này: Tuấn Nguyện
    5 Triển có dấu chấm thành 5 Triện
    ông già có dấu chấm thành ông giạ

    .....cho nên gõ thành: "ông già ." và lười trở lui xóa cái khoảng trống giữa mẫu tự cuối và dấu '.'

    Và rồi thói quen là sợ bi sai dấu chữ trước người ta (dạ em đây ) ) phải gõ cái dấu trống (blank) cái cạch để nó cách ra rồi mới gõ dấu chấm. Nhưng 5 Triển thuộc loại siêng ), nên sau đó nhấn cursor đi ngược lại và xóa cái khoảng trống đi. Gặp người ít siêng thì để luôn. hihihihi
    Chắc là lý do này đó anh Tuấn Nguyễn. Chứ chắc ai mà không biết dấu phẩy, dấu chấm phải đứng liền chữ.

  4. #4
    Ăn cái gì bi giờ? Angie's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,759
    Khi oánh máy, người Việt ta thường đánh sai chỗ chấm phẩy. Ngày hôm qua chính bà cô tui kêu con bà 10 tuổi, sau khi đánh xong một câu hỏi phải có "dấu cách" rồi mới chấm hỏi. Rồi bà hỏi tui không có dấu cách coi kỳ quá. Là editor ĐT tui đi lượm bài về bỏ vô kho, tui bỏ nguyên bài nào chấm phẩy lung tung vô Word kêu nó edit, replace all " ," cho tất cả các dấu thành ",". Rồi tiếp tục replace all thêm bớt các dấu cách giữa các chữ.

  5. #5
    Theo em thấy, ở phố này có một người đặt dấu rất đúng luật đánh dấu kiểu tiếng Anh, ví dụ như đặt hai khoảng cách sau dấu chấm, và không có khoảng cách nào trước dấu gạch ngang, vân vân… Người đó là Trân.

    Còn nhiều người Việt ta, bao gồm cả em, đôi khi có thói quen pha trộn cách đặt dấu vừa kiểu Pháp vừa kiểu Anh, miễn sao mình thấy đẹp và không bị công cụ Spellling check nó bắt lỗi. Ví dụ, kiểu Pháp thì tương một khoảng trắng vào cả trước lẫn sau dấu chấm hỏi và chấm phẩy, trong khi kiểu Anh thì không có khoảng trắng trước các loại dấu ấy. Kiểu Pháp chỉ cho một khoảng trắng sau dấu chấm, trong khi kiểu Anh cho hai khoảng trắng, vân vân…

    Khi đăng bài lên phố này, có khi em thấy cách bỏ dấu của mình vô tình có thể gây “đau mắt”. Đó là trường hợp dấu ba chấm, khi em đánh trong Word thì cho một khoảng trắng phía sau nó (theo kiểu Pháp), nhưng khi dán vào diễn đàn, nó bị biến mất khoảng trắng phía sau (chắc do bài trong Word và trong diễn đàn nó ngắt hàng ở những chỗ khác nhau). Tuy nhiên, em không siêng bằng anh Triển, nên không quay lại sửa mấy cái khoảng trắng này.
    dựa cây cong

  6. #6
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    hihihi, cái này nhiều khi hơi khó, sau dấu phẩy thường thì không sao, nhưng có nhiều bộ gõ ví dụ như bộ Unikey của Phạm Kim Long, đánh dấu chấm cuối câu mà không rời ra, có khoảng trống (blank) là nó ..... sửa dấu của chữ phía trước.

    ví dụ:

    Tuấn Nguyễn mà thêm dấu chấm cuối chữ là nó thành ri này: Tuấn Nguyện
    5 Triển có dấu chấm thành 5 Triện
    ông già có dấu chấm thành ông giạ

    .....cho nên gõ thành: "ông già ." và lười trở lui xóa cái khoảng trống giữa mẫu tự cuối và dấu '.'

    Và rồi thói quen là sợ bi sai dấu chữ trước người ta (dạ em đây ) ) phải gõ cái dấu trống (blank) cái cạch để nó cách ra rồi mới gõ dấu chấm. Nhưng 5 Triển thuộc loại siêng ), nên sau đó nhấn cursor đi ngược lại và xóa cái khoảng trống đi. Gặp người ít siêng thì để luôn. hihihihi
    Chắc là lý do này đó anh Tuấn Nguyễn. Chứ chắc ai mà không biết dấu phẩy, dấu chấm phải đứng liền chữ.
    Trường hợp của M cũng giống như anh 5 Triển đưa ra ví dụ . Nên cứ sợ chữ đi qua một nghĩa khác, làm biếng quay lại sửa, một hồi thành thói quen, bị cô bạn rầy rà là "mày không biết đây là ngữ pháp à ?" ngoài ra M còn bị lổi chính tả nữa, thật quá thất bại (, M chỉ tập viết để khỏi bị mất trí nhớ, cho vui tháng ngày, mong những người đọc ngó lơ dùm M, lơ cái bà già tóc bạc trắng phơ, gần đất xa trời nay mai.
    Nhưng M luôn cố gắng để làm tốt, cám ơn anh Tuấn Nguyễn .
    Last edited by MưaPhốNúi_; 07-29-2012 at 09:16 AM.




    Mừng được là chiếc lá,
    Trong ngất ngây vũ trụ,
    Hòa quyện vào thiên thu
    (VTA)

  7. #7
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by Tuấn Nguyễn View Post
    Đây không phải là hướng dẫn hay gợi ý mà là thử xem ý kiến của tôi có được không?
    Tôi thấy một số bài viết trên diễn đàn ĐT, khi đọc tôi bị đau mắt.....
    Trước đây, tôi làm ở bộ phận Ban Thư kí Biên tập NXBGD tại VN, người ta để ý điều này rất ,...
    Cảm ơn!
    Chỉ là một "friendly reminder":

    Trong chính tả Việt ngữ, chỉ có các chữ "Thư ký", "kỹ/kỹ lưỡng" mà không có các chữ "Thư kí", "kĩ/kĩ càng/kĩ lưỡng"...
    Đó là hậu quả của việc tắc trách khi cs áp đặt sự ngu dốt lên chính tả Quốc ngữ trong những quá khứ. Để đến nỗi ngày nay, khi muốn sửa đi cái sai này... người ta đã không còn biết bắt đầu từ đâu và sửa nó ra sao cho được hoàn chỉnh:

    1/ Rất nhiều các phương tiện truyền thông (báo giấy và báo điện tử) trong nước hiện nay đang dùng các chữ "bác sỹ", "tiến sỹ", "nghệ sỹ" một cách vô tội vạ... Người ta đã không hề nghĩ rằng báo chí và sách vở (bằng giấy và điện tử) là các phương tiện dùng để phổ biến nhanh nhất những cái sai như thế này đến với đại chúng!

    2/ Ngay cả những bài viết của các GSTS ngôn ngữ học trong nước bàn về chính tả của hai chữ "I" và "Y" này, HS cũng đọc thấy được những lỗi nghiêm trọng trong việc "nghiên cứu" một cách cẩu thả và vô cùng tắc trách. Để đến nỗi, HS phải viết bài lên tiếng và chịu mang tiếng ngạo mạn vào thân vì "dám sửa lưng" những người có học vị học hàm trong chuyên môn của họ. Không biết anh Tuấn Nguyễn đã đọc bài viết sau đây hay chưa (HS viết dưới một nick khác là Chân Phương)? Thôi thì, đem về để anh đọc mua vui ngày cuối tuần:



    Sẵn nhà bếp của Zung, HS xin mượn chỗ đem bài viết của một GSTS được đào tạo trong thiên đường xhcn mà mình đã từng nhận xét về độ chính xác trong bài viết này của ngài "Giáo Sư" ngôn ngữ học. Một kẻ vô danh như HS (viết dưới nick Chân Phương) dám phê bình luận điểm của "Giáo Sư ngôn ngữ" thì có bị xem là "lớn lối" cũng chẳng oan một chút nào, phải không Zung?

    Dưới đây là phần giới thiệu của HS (Chân Phương) và "công trình nghiên cứu" của ông GSTS:




    _____________________Bắt đầu bài trích giới thiệu ________________________

    Trong chính tả Việt Ngữ, nhà cầm quyền Hanoi đã từng bất chấp các quy luật chính tả và áp đặt cả nước VN phải dùng chữ "I" ngắn thay cho "Y" dài... Thí dụ, "nước Mĩ" thay cho "nước Mỹ", "Qui i" thay cho "Quy y"...

    Sự áp đặt của kẻ mạnh đã xảy ra tại miền Bắc VN sau năm 1954 và miền Nam sau biến cố tháng Tư 1975 bởi những mệnh lệnh bằng... miệng! Sự kệch cỡm đó đã lên đến đỉnh cao, khi các "đỉnh cao của trí tệ loài ngợm" ban hành thành văn bản, đó là quy định ngày 30-11-1980 của bộ Giáo Dục về việc rút ngắn một tí ti... mực trong chữ viết Việt Ngữ.

    Đó chỉ là một trong hàng trăm việc tàn phá vào sự trong sáng của tiếng Quốc Ngữ mà "đỉnh cao của trí tệ loài ngợm" thực hiện trên quê hương chúng ta.

    Hơn nửa thế kỷ thực hiện những việc quái gở, giờ đây một số "trí thức xhcn" đã thức tỉnh và lên tiếng sửa lại những cái sai của những kẻ mán rừng.

    Bài viết sau này của một GSTS về ngôn ngữ học, thành phần trí thức ưu tú của xhcn, đã chỉ ra những cái ngây ngô ngớ ngẩn của quy định quái gở ngày 30-11-1980 của bộ Giáo Dục.

    Tất nhiên, trong bài nghiên cứu công phu với tên thật, Nguyễn Đức Dân với học vị Giáo Sư-Tiến Sĩ của mình, đã không ăn nói bạt mạng như kẻ vô danh là CP. CP xin giới thiệu bài viết của GSTS Nguyễn Đức Dân nói về chính tả của hai chữ này và cái quy định quái gở của thiên đường xhcnVN dưới tựa đề như sau:


    Nên viết i hay viết y?


    Có một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ trong chữ Việt: hình chữ phải đẹp. Điều này dẫn tới hiện tượng “phá rào” với quy định viết i/y hiện nay.

    Đó là quy định ngày 30.11.1980 của bộ Giáo dục về chính tả liên quan đến hai chữ y và i, như sau: “… trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i, trừ uy, như duy, tuy, quy…; thí dụ: kì dị, lí trí, mĩ vị. Chú ý: i hoặc y đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen cũ, thí dụ: ý nghĩa, y tế, ỉ eo, ầm ĩ, im, yêu”.

    Hiện nay có những ý kiến trái chiều với quy định này.

    Những điều còn bỏ qua

    Chữ viết là quy ước, chuẩn mực chính tả cũng là quy ước. Chữ Việt là loại chữ viết ghi âm. Khi ta nói, mỗi tiếng là một âm tiết. Mỗi âm tiết gồm có ba bộ phận: âm đầu – vần – thanh điệu. Mỗi vần lại chứa các thành phần nhỏ hơn: vần = âm đệm – âm chính – âm cuối. Như vậy, âm đầu, vần (âm đệm, âm chính, âm cuối), thanh điệu là những yếu tố có liên quan đến chuẩn mực chính tả.

    Quy định trên không chú ý tới thói quen khi viết âm tiết có bán nguyên âm đứng cuối được ghi bằng y hoặc i. So sánh tay/tai, hay/hai. Cùng một nguyên âm, có i đứng cuối thì sẽ đọc dài ra, có y đứng cuối thì đọc ngắn đi. Lúc này nguyên âm a thể hiện âm vị /ă/ nên không ít học sinh mắc lỗi viết tăy, hăy.

    Quy định không nói tới công dụng của y hay i đứng cuối âm tiết để phân biệt hai vần uy/ui: thuý khác với thúi, quý khác với cúi…

    Quy định cũng không đề cập tới quy tắc viết bằng chữ y trong những trường hợp:

    + Viết yê, ya khi nguyên âm đôi này đứng sau âm đệm /w/: Nguyễn Khuyến, đêm khuya.
    + Viết y sau chữ qu~ (bán nguyên âm u đứng sau /k/): quy luật, quy ước, quyền lực, quyết định…
    + Viết yê khi âm tiết vắng phụ âm đầu và là nguyên âm đôi /ie/: yến, yểm trợ, yêng hùng, niêm yết, uyển chuyển, yên tâm… Như vậy, viết yêu không phải là “viết theo thói quen cũ” như nhận định trong quy định đã nêu.
    + Dù đứng một mình hay đứng cuối trong các từ phiên âm thì gốc sao phải viết vậy: dao i nốc (inox → inoxydable → không gỉ), muối i ốt… Nguyên âm /i/ đứng cuối nhưng vẫn phải viết là khí ôxy, khí hy đrô.

    Những điều chưa chuẩn

    Quy định trên không chú ý tới một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ trong chữ quốc ngữ: hình chữ phải đẹp, nghĩa là có sự cân đối về độ cao giữa các con chữ trong từ ngữ. Khái niệm này được hiểu như sau:

    – Ghép những phụ âm cùng độ cao với /i/ thì có khuynh hướng dùng i: si mê, mị dân, chim ri, rằn ri, rên rỉ, xanh rì, kẻ sĩ, vĩ mô, vi phạm, vì sao, vì vậy, vị trí... Gia Định Báo viết bán sỉ (số 6.5.1882), không thấy số nào viết bán sỷ. “Thói quen viết ỉ eo, ầm ĩ, im…” (quy định) phản ánh quy tắc này.
    – Khái niệm cân đối còn được hiểu là trong một từ nếu con chữ một phụ âm nhô cao lên thì ta viết y nhằm tạo ra sự hài hoà trên dưới. Viết lý thì phần trên và phần dưới chữ này cân đối với nhau, còn viết lí thì phần dưới chữ này hơi bị hụt. Vì vậy trong báo Nông Cổ Mín Đàm năm 1902, chúng ta gặp: Lý văn Ngọc; chánh lý; chưởng lý; mạng lý (11.1); không lý vì bộ tướng vậm vỡ; có lý lắm (27.3). Cũng lý do tương tự, trong Gia Định Báo năm 1881, 1882 chúng ta gặp ký tên (26.12); thơ ký (12.2); trong kỳ 15 ngày (15.3)…; trong Nông Cổ Mín Đàm năm 1902, chúng ta gặp xem kỹ (6.3); ích kỹ (9.1, sai thanh hỏi); Nam-Kỳ; dầu thắng kỳ nhứt; anh lấy làm kỳ (24.7); chẳng kỳ lòng súng lớn nhỏ; cho kỷ càng (21.8, sai thanh ngã)… Chúng ta còn gặp thanh ny hồi tục, mỹ danh, làng Bình-hy… Cách viết Hoa Kỳ cũng nằm trong hệ thống trên. Trong những âm tiết vừa dẫn không gặp cách viết “trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i” như trong quy định.
    – Còn “viết theo thói quen cũ, thí dụ: ý nghĩa; y tế...” vẫn phản ánh luật cân đối trong chữ quốc ngữ: dùng y trong ý nghĩa, y tế để có sự cân đối giữa hai tiếng trong một từ ghép.
    – Trường hợp ngoại lệ “trừ uy (thì viết y) như duy, tuy, quy…” thì báo thời đó lại viết ngược lại: trong Nông Cổ Mín Đàm, chúng ta gặp nhơn gian qui Sở Khanh, vinh qui, Lão – kị – qui – y (3.4.1902).
    – Kích thước con chữ cũng là một lý do thẩm mỹ: chữ i ngắn hơn chữ y tạo ra ấn tượng là một đối tượng nhỏ. Vậy nên có khuynh hướng dùng i ngắn cho những đối tượng tạo ra ý niệm nhỏ: li ti, tỉ mỉ, vi tính; chi li, chi tiết; chơi bi, sân si, lí nhí… chứ không ai viết chơi by, tỷ mỷ, chy ly, chy tiết, vy tính…

    Có những thói quen ngôn ngữ không tìm được lý lẽ

    Trong tiếng Pháp hiện nay có từ poids (trọng lượng). Thuở xưa, từ này được viết là pois. Tới thời Phục hưng có người cho rằng nó do từ Latinh pondus mà thành, vậy phải thêm d vào sau i mới đúng, thế là người ta đổi pois thành poids. Về sau có người chứng minh được pois chính do từ Latinh pensum (vật được cân xem nặng nhẹ thế nào) mà ra, nhưng người Pháp đã quen dùng poids mất rồi. Vậy là poids vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay.

    Trong tiếng Việt có những biến thể trong cách viết i/y. Một từ mĩ là đẹp, mọi người quen viết nước Mỹ, châu Mỹ nhưng lại viết mĩ mãn. Những biến thể như vậy gặp rất nhiều. Điều đó là bình thường, không có gì đáng tranh cãi.

    Tóm lại: Cách viết i/y trong quy định của bộ Giáo dục không phù hợp với tâm lý người Việt và thực tế tiếng Việt nên chúng ta thường “vượt rào” hoặc mắc lỗi trước quy định này. Nên chấp nhận những biến thể trong cách viết i/y.

    GS.TS Nguyễn Đức Dân
    Nguồn: Sài Gòn tiếp thị
    ____________________________________________

    Xong phần giới thiệu và "nghiên cứu" của ngài "Giáo Sư". Post sau, HS sẽ copy and paste lại những nhận xét của mình về bài nghiên cứu này của ông ấy!

    Hàn Sinh.
    Last edited by Hàn Sinh; 07-29-2012 at 10:52 AM.

  8. #8
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Tiếp nối bài của post trước:


    Một lần nữa, HS xin phép mượn bếp của Zung để bàn chuyện chữ nghĩa ... đúng hơn là chính tả Việt Ngữ, để post bài nhận xét của mình (HS dưới nick Chân Phương) về công trình nghiên cứu của vị GSTS xhcn Nguyễn Đức Dân. Cảm ơn Zung thật nhiều:



    ___________________Bắt đầu bài nhận xét và phê bình________________________:



    Trong bài viết mở đầu của thread này, CP đã thiệu về bài viết của GSTS Nguyễn Đức Dân đã chỉ ra những sai sót trong nghị định ngày 30-11-1980 mang tính áp đặt một cách mù quáng và ngu xuẩn lên chính tả Việt Ngữ về cách viết, khi nào thì dùng "I" và khi nào phải dùng "Y".

    Đó là một bài viết ngắn nhưng súc tích và tương đối có sự tìm tòi của tác giả là một GSTS của viện Ngôn Ngữ tại VN.

    Tiếc thay, tuy người Việt tại trong nước và tại hải ngoại đều biết rằng quy định kia đã làm xáo trộn trật tự chính tả Việt Ngữ vốn có đã trong sáng từ trước đó (những năm 1950's); nhưng ít ai thấu hiểu được mức độ tàn phá của nó đến ra sao:

    Ngay cả một GSTS về ngôn ngữ học của chế độ là Nguyễn Đức Dân, khi muốn sửa lại cái sai đã có (của nghị định ban hành ngày 30-11-1980) cũng đã mắc phải những sai lầm mới.

    Chỉ ra những sai lầm của ông GSTS trong bài viết trên, CP không hề phủ định những phần chính xác còn lại trong bài viết đó. Mục đích đầu tiên của CP là mong rằng khi bài viết trên được ký bởi một GSTS về ngôn ngữ học và đang được phổ biến rộng rãi, sẽ không lan truyền thêm những cái sai sót mới tai hại đến cho độc giả. Vì, với học vị và chuyên môn của ông, sẽ ít người nghi ngờ đến tính chính xác của bài viết.

    1/ Ông GSTS viết, "Quy định cũng không đề cập tới quy tắc viết bằng chữ y trong những trường hợp:

    + Viết yê, ya khi nguyên âm đôi này đứng sau âm đệm /w/: Nguyễn Khuyến, đêm khuya.

    + Viết y sau chữ qu~ (bán nguyên âm u đứng sau /k/): quy luật, quy ước, quyền lực, quyết định… "

    Phần tô đậm màu xanh đen đó, nếu cẩn thận hơn, ông ta đã nhìn ra được nó chỉ là một trường hợp cụ thể (subject) trong một trường hợp tổng quát hơn rất nhiều (a set, a group đối với âm yê). Đó là khi âm này đi cùng nhiều phụ âm khác nhau. Chẳng hạn như chuyên, chuyện, chuyền, huyên, huyền, huyện, luyến, luyện, quyên, quyến, quyện, thuyên, truyện, truyền, tuyên, tuyến,... chứ không riêng cho âm đệm W(kh) như ông đã ghi. Ngoài ra, chính trong thí dụ của mình, ông cũng đã không nhìn ra được rằng chữ "Nguyễn" trong "Nguyễn Khuyến" cũng là một trong những trường hợp trong trường hợp tổng quát nói trên.

    Tuy thiếu sót vì sự bât' cẩn trong bài viết của mình, lỗi này cuả ông GSTS về ngôn ngữ có thể được xem là không quá quan trọng.
    Sai sót lớn và trầm trọng trong bài viết xoay quanh việc ông liều lĩnh đưa ra một "quy luật bất hành văn (luật không có văn bản) về thẩm mỹ"

    2/ CP thật sự đã không được nhã nhặn khi nhận xét về bài phê bình của GSTS hầu như chỉ xoay quanh với vấn đề thẩm mỹ của con chữ khiến cho giá trị bài viết bị kém đi chất lượng mong đợi, chẳng phải không có lý do. Một trong những lý do mà CP cũng đã mentioned rằng nên tra cứu từ điển để cho bài viết được thêm trọng lượng của nó. Thật vậy, ông đã viết rằng, "Quy định trên không chú ý tới một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ
    trong chữ quốc ngữ: hình chữ phải đẹp, nghĩa là có sự cân đối về độ cao
    giữa các con chữ trong từ ngữ."

    Nếu ông lật từ điển chính tả quốc ngữ, chỉ một trang thôi, quan niệm về thẩm mỹ đó của ông sẽ hoàn toàn bị sụp đổ thảm thương. Vì ngoài các chữ có khái niệm nhỏ bé như ông biện giải, chúng ta hãy xem chính tả và nghĩa của các chữ sau đây khi đứng với phụ âm "t" là phụ âm cao:

    Ti tỉ: hằng hà sa số.
    Tí Ngọ Tuyến, đường kinh tuyến đi qua Paris.
    Tì tay, tì cằm; động từ dựa vào một vật gì khác.
    Tì tạng, lá lách trong khoang bụng con người hoặc động vật.
    Tì vị, lá lách và dạ dày.
    Tỉ lệ, tỉ thí; sự so sánh, sự tranh đua.
    Tỉ dụ, thí dụ.
    Tỉ muội, chị em gái.
    Tỉ, nghĩa là cái ấn cái triện: ngọc tỉ truyền ngôi.
    Tỉ khâu, tỉ khâu ni; người xuất gia đi tu (nam/nữ)
    Tỉ tê, lời dụ dỗ ngon ngọt hoặc kể lể, khóc lóc ỉ ôi.
    Tĩ, cuống ruột già.
    Tị nạn, lánh nạn.
    Tị tổ, người sáng lập khai sáng ra một học thuyết. Đức Thích Ca là tị tổ của đạo Phật.
    (Trong số các chữ này, cũng có chữ có hai cách viết "I" và "Y", cũng có chữ chỉ có một cách hoặc "I" hoặc "Y" mà thôi. Cũng có chữ viết sai bởi sự chủ quan của người soạn từ điển. Tuy nhiên, đó là thí dụ để cho thấy rằng lý thuyết thẩm mỹ của ông GSTS về ngôn ngữ học, chỉ hoàn toàn là ảo tưởng vô căn cứ!)

    Ngoài ra, ghi theo trí nhớ nhất thời thì CP có thể kể ra hằng hà sa số các chữ đi với phụ âm cao mà chỉ dùng "I" chứ không phải là "Y" như quy luật thẩm mỹ của ông:

    Bầu bì, bì heo, bì bõm, bỉ mặt, bĩ cực, thiên di, di trú, dĩ nhiên, dì dượng, dị nhân, chim gi, hỉ nộ, cười hì,...

    CP không biết bản thân ông GSTS đã được học hành nghiên cứu ra sao về ngôn ngữ (!). Nhưng trong bài viết của ông đã lộ rõ hai điểm sai mà trong đó, lý thuyết về sự thẩm mỹ trong chính tả của ông là hoàn toàn vô căn cứ theo vài thí dụ đơn sơ của CP mà thôi!

    Khi viêt' ý kiến phản hồi về bài viết này trong một website khác (Hoingo.org), CP từng bị xem là lớn lối vì là kẻ vô danh khi chỉ ra những sai sót trầm trọng của giới chuyên môn trong hàng ngũ "trí thức xhcn". Nhưng bản thân CP nhìn thấy được, trong sai lầm trầm trọng của ông GSTS, thì lỗi của ông ta chỉ ít thôi. Mà phần lớn là do chế độ cs bao năm qua đã dùng đám man' rừng để quản lý các cơ quan giáo dục. Ngài GSTS được đào tạo bằng kiến thức sai lạc, tránh sao bài viết không có lỗi lầm vừa trong nhận định, vừa từ lỗ hổng trong kiến thức?

    Thật tình mà nói, bản thân CP không hề viết văn làm thơ hoặc sinh hoạt văn chương. Tuy nhiên, nhận định của mình trong những bài viết như này, chỉ dùng đến kiến thức chính tả Việt ngữ của thời còn đi học lớp Năm tiểu học để chuẩn bị đi thi vào lớp Sáu (Đệ Thất) trung học. Điều này không hề ngoa một chút nào đối với thế hệ học sinh tiểu học thi vào trung học công lập Saigon của những năm 1960's và đầu 1970's hoặc trước nữa. Để chui vào được học trường công, ngoài các bài thi Toán và Câu hỏi Thường Thức; môn Luận văn, chưa kể là ý của bài luận, mỗi lỗi chính tả kể cả dấu hỏi-ngã đều bị trừ đi 1/2 điểm. Do đó, CP và các ACE bạn hoặc cùng lứa hoặc lớn/nhỏ hơn; đều phải viết được những bài luận hoàn toàn không có lỗi chính tả.

    Lối thi cử để vào được trường công lập tại Saigon trước năm 1975 có khắc nghiệt thật đấy. Nhưng nó đã đào tạo ra được những đứa học sinh lớp Sáu (Đệ Thất) trung học có khả năng chính tả hơn cả ông GSTS trong "thiên đường xhcn". Và điều này hoàn toàn là sự thật nếu chúng ta tham khảo các bạn học trường công tại Saigon cùng xấp xỉ lứa tuổi của CP ngày xưa!

    Chân Phương.
    FYI: Khi CP thi vào lớp Sáu năm 1972 tại Saigon, trường Trung học Võ Trường Toản lấy vào điểm thấp nhất là 48/60 cho ba môn. Tức là mỗi bài thi đều phải cao hơn 16/20 điểm thì mới đậu vào trường. Các trường Trung học khác như Trưng Vương, Gia Long, Petrus Ký, Chu văn An,... cũng nằm trong các thang điểm tương tự. Bài luận văn chấm cả ý, văn phạm, và chính tả để được 16/20 điểm; chỉ cần sai một lỗi chính tả là tiêu đời.
    (Đây cũng là lý do các bạn học thời đó của CP hoàn toàn không bị lỗi chính tả kể cả hỏi-ngã, bất kể họ là người miền Nam, Trung, hay Bắc!). Hẳn nhiên, những kẻ đã ra khỏi nước VN từ hơn hai mươi năm và ít có dịp viết lách gì nhiều như CP mà còn nhìn ra được các khiếm khuyết trầm trọng của nhà nghiên cứu GSTS một cách quá dễ dàng... thì quả là điều vô cùng đáng tiếc cho việc đào tạo nhân tài tại thiên đường xhcn!(


    ________________________Hết phần trích dẫn________________________

    Hàn Sinh.

  9. #9
    Chào anh Hàn Sinh,
    Vấn đề viết đúng chính tả trong tiếng Việt của mình, cụ thể qua chữ "i", "y" tôi đồng ý với quan điểm của anh. Và thú thật với anh tôi bị thói quen viết như "rứa". Ngay cả khi tôi còn làm việc, người ta cũng nói qua nói về chuyện này loạn xạ. Tôi nhớ ngày trước, trong tờ nguyệt san Bách khoa, xuất bản trước 1975, tại Sài Gòn, bác trưởng bối Nguyễn Ngu Ý cũng đặt vấn đề này.
    Tuy nhiên việc tôi nói đây là các dấu trong văn bản tôi thấy mình nhập loạn xạ, tùy hứng, mà tuổi già như tôi mỗi lần đọc bị đau mắt nên có nguyện vọng như "rứa", chứ chẳng có chi là quan trọng. Chúng ta cứ tự do viết thoải mái. "Răng cũng được" phải vậy không bạn?
    Chào anh!
    Last edited by Tuấn Nguyễn; 07-29-2012 at 06:36 PM.

  10. #10
    Quote Originally Posted by Mưa PN View Post
    Cám ơn Tuấn Nguyễn đã gợi ý nhắc nhở. Tôi là một trong những kẻ mắc phải sai lầm này. Bản thân tôi chưa từng được học đánh máy. Trước đây cũng có người đã nhắc khéo, song tôi vẫn theo thói quen.


    Thỉnh thoảng tôi cứ hay bối rối, không biết nên để dấu hỏi hay dấu ngã. Hy vọng anh Tuấn Nguyễn có cách, xin chỉ bảo giùm với. mpn
    Bạn Mưa PN,
    Bạn thường hay băn khoăn khi viết các chữ có dấu hỏi, ngã? Đây là vấn đề viết chính tả. Thú thật với bạn tôi vẫn bị vấp trường hợp này. Điều quan trọng là bạn nên tra từ điển tiếng Việt, khi gặp các từ mà bạn không chắc là mình viết đúng. Sau dần, trở thành thói quen Mưa PN sẽ thấy cũng không sao. Viết đúng chính tả là do phát âm đúng. Tôi người Huế, rất tệ về việc này. Nhớ có lần tôi viết sai một từ quá thông dụng làm anh Triển (thời đó là Triển Chiêu) la ới ới qua thư riêng, làm tôi ngượng chết đi được. Kỉ niệm vẫn còn nhớ mãi (cảm ơn anh Triển, nếu anh đọc bài này). Hiện nay, tôi vẫn đọc lại các bài cũ và vẫn sửa, nếu phát hiện viết sai. Tôi vẫn nghĩ mình đọc để nhặt những hạt sạn còn rơi rớt...
    Do đó chuyện bạn viết sai chính tả là bình thường nhưng chịu khó tìm để sửa những chữ sai là rất nên và sau đó biết đâu càng ngày bạn càng bớt sai.
    Tôi có vài hàng như vậy để nói với bạn về chữ có dấu hỏi hay ngã.

 

 

Similar Threads

  1. Miền Nam Việt Nam trong những ngày gần 30/4/1975
    By Vịnh Nghi in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 23
    Last Post: 04-26-2014, 05:40 PM
  2. Thử đánh tiếng Việt với IPad
    By bông trang in forum Hướng Dẫn Sử Dụng Diễn Đàn
    Replies: 4
    Last Post: 05-05-2012, 08:27 AM
  3. Những vị Tướng Hoa Kỳ gốc Việt trong tương lai.
    By nvhn in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 16
    Last Post: 02-14-2012, 09:20 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 01-08-2012, 10:56 PM
  5. Đứng ngoài đường hơn 3 tiếng trong năm mới
    By ngocdam66 in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 10
    Last Post: 01-01-2012, 09:38 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 10:41 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh