Register
Page 10 of 27 FirstFirst ... 8910111220 ... LastLast
Results 91 to 100 of 262

Thread: Nắn gân

  1. #91
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by PhPhuongVy View Post
    Cảm ơn anh Triển. PV rất kết bài này, phục cái nhìn sắc bén và cách lý luận đầy sức thuyết phục của tác giả, và phục tài chuyển ngữ lưu loát của anh.
    Bài này tác giả có cái nhìn tổng hợp hay. Không biết thật sự mọi chuyện ra sao. Tôi thì thích dịch tới dịch lui để luyện tiếng Việt. Ít nói viết quá nên dễ quên. Còn một bài nữa bình luận với ý tưởng khác cũng lạ lạ. Để tôi dịch chị và mọi người đọc nhé.

  2. #92
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Xin thêm ....đừng có sợ nghe anh Triển... )...báo chí bình luận gì về phái đoàn nhân quyền Mỹ đến Hà Nội !

  3. #93
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by hoài vọng View Post
    Xin thêm ....đừng có sợ nghe anh Triển... )...báo chí bình luận gì về phái đoàn nhân quyền Mỹ đến Hà Nội !

    Mỹ đến Hà Nội năm nào cũng vậy, tòa đại sứ Mỹ ở Hà Nội, tòa lãnh sự Mỹ ở Sài-Gòn còn không viết gì về chuyến đi này, báo chí thế giới ít quan tâm lắm anh HV. Việt Nam nếu chế bom nguyên tử hoặc lớn miệng như Kim Chánh Ân thì họa may. Hiện nay ở Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nhỏ bé chỉ chế bom rắm, nâng bi và làm tàng thôi, họ không quan tâm mấy. Ở bộ ngoại giao Mỹ chỉ thông báo qua loa kỳ gặp hàng năm đối thoại nhân quyền với VN, gồm những ai, nói về cái gì rồi thôi chứ họ cũng không bình luận gì (http://www.state.gov/r/pa/prs/ps/2013/04/207356.htm ). Chuyện sau khi Mỹ gặp Việt Nam rồi muốn gặp hai vị tranh đấu nhân quyền kia, nhưng Việt Nam ngăn chặn chỉ có Ban Việt ngữ của BBC đề cập tới thôi. Anh xem bên dưới:

    Cấm tiếp xúc nhân đối thoại nhân quyền
    Cập nhật: 15:20 GMT - chủ nhật, 14 tháng 4, 2013

    Việt Nam ngăn cản hai nhà hoạt động gặp các quan chức Hoa Kỳ ngay sau đối thoại song phương về nhân quyền lần thứ 17 hôm 12/4.

    Hai nhà hoạt động bị chặn bất chấp việc Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội cho xe tới đón tận nhà là luật sư Nguyễn Văn Đài và bác sỹ Phạm Hồng Sơn.

    Ông Sơn nói với BBC hôm 14/4 rằng phái đoàn đàm phán của Hoa Kỳ đã thông báo với ông và luật sư Đài từ trước đối thoại với phía Việt Nam rằng họ muốn gặp hai ông tại khách sạn Metropole ở Hà Nội vào chiều 13/4.

    Tuy nhiên ông Sơn nói lực lượng an ninh Việt Nam đã dùng "vũ lực" đưa ông lên ô tô và đưa về trụ sở công an giữ trong vài tiếng để ngăn ông gặp phía Hoa Kỳ.

    Ông Sơn nói: "Trước buổi gặp dự kiến đó thì chúng tôi cũng nghĩ rằng nó sẽ diễn ra suôn sẻ... nhưng mà rất kỳ lạ là từ chiều ngày 12/4 tôi nhận thấy rằng xung quanh nhà tôi ...bắt đầu xuất hiện rất nhiều nhân viên an ninh mặc thường phục, họ đến gần như là họ thể hiện sự thị uy, họ đi theo tôi mỗi khi tôi đi ra ngoài.

    "Cho đến sáng ngày 13/4 thì họ lập một chốt gác rất lớn trước nhà tôi...

    "Đến buổi chiều khoảng 14:10 phút tôi đi ra ngoài thì đã thấy một xe ô tô màu trắng ... chắn ngay trước cửa ngõ và khi tôi đi ra ngoài thì đột nhiên có một đám người mặc thường phục trông rất hầm hố, họ từ trong xe bước ra và xung quay đấy họ ép tôi và bắt tôi lên xe và đi."

    Ông Sơn nói trước đó Đại sứ quán Hoa Kỳ đã thông báo cho ông biết đã cho xe tới đón ông và ông vẫn tin rằng ông sẽ đi được vì hai bên Việt - Mỹ đã vừa có đối thoại nhân quyền trong khi quyền tự do đi lại là điều "rất là bình thường".

    Ông cũng nói phía công an đã "lấy cớ" là có đơn tố cáo ông "cáo về bài phỏng vấn trên BBC về Hiến pháp" và đưa ra các vấn đề khác nữa để hỏi ông trong khoảng năm giờ bị tạm giữ.

    Mục đích

    Về phần mình, trả lời phỏng vấn BBC qua bút đàm hôm Chủ Nhật, luật sư Nguyễn Văn Đài nhận định về nguyên nhân, mục đích của việc chính quyền ngăn cản cuộc gặp, cũng như dự đoán về hậu quả của việc này với chính quyền.

    Trước hết, ông đưa ra hai giả thuyết giải thích động thái của chính quyền:

    "Thứ nhất là chính phủ Việt Nam muốn gửi 1 thông điệp rõ ràng với chính phủ Hoa Kỳ là việc đối thoại nhân quyền vẫn tiến hành, bất chấp các thỏa thuận, chính phủ VN muốn hành xử thế nào với công dân của mình là tùy thích. Điều này thể hiện quan điểm cứng rắn của VN về vấn đề nhân quyền. Họ không chịu nhượng bộ.

    "Giả thuyết thứ hai, những thế lực bảo thủ, tham nhũng và thân Trung Quốc muốn phá hoại việc xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ nói riêng và quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nói chung."
    Theo luật sư Đài "Mục đích của những thế lực này là rõ ràng không muốn cải thiện nhân quyền cũng như cải cách chính trị. Họ muốn duy trì hiện trạng để dễ dàng tham nhũng, duy trì quyền lực."
    Về hậu quả của việc ngăn cản, luật sư cho hay:

    "Tôi chỉ biết một tin ngắn ngủi là cuộc đối thoại đã diễn ra tốt đẹp và mang tính xây dựng. Nhưng ngay sau đó cơ quan an ninh Việt Nam đã hành xử một cách thiếu văn hóa, bất chấp luật pháp và các thỏa thuận đã có với Hoa Kỳ khi mà ông Phụ tá Ngoại trưởng chưa kịp rời khỏi Việt Nam.
    "Điều này sẽ khiến Bộ Ngoại giao cũng như chính phủ Hoa Kỳ tức giận và mất kiên nhẫn cũng như giảm niềm tin với chính quyền cộng sản Việt Nam. Chắc chắn Chính phủ Hoa Kỳ sẽ không nhượng bộ cho Việt Nam được hưởng các ưu đãi khi đàm pháp TPP cũng như chưa cho VN qui chế thuế quan phổ cập GSP," ông cho BBC Việt ngữ hay.

    'Ăn vạ'

    Trước đó luật sư Nguyễn Văn Đài thông báo trên trang Facebook để ngỏ của ông hôm 13/4:
    "Từ hôm đầu tuần, mình đã nhận được lời mời của Sứ quán Hoa Kỳ đến nói chuyện với Ngài Daliel Baer, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ.
    "Nhưng hôm qua an ninh thông báo không cho mình đi. Mình đã báo cho Sứ quán [Hoa Kỳ] biết việc đó.
    "Trong cuộc họp tối qua với Bộ Ngoại giao và Bộ CA của VN, phía Hoa Kỳ đã nêu sự vụ này. Sau đó 2 Bộ của VN đã đồng ý cho mình đi gặp Trợ lý Ngoại trưởng HK vào chiều nay.

    "Nhưng sáng nay, phía an ninh VN lại lật lọng, cho 1 lực lượng đông đảo an ninh và cảnh sát đến bao vây khu vực nhà mình. Sử dụng biển báo "RESTRICTED AREA"; NO FOREIGNERS; NO CAMERA trên con đường vào nhà mình."
    Sau đó tới 14:00 cùng ngày, ông Đài tiếp tục thông báo: "Thưa bà con cô bác, lúc này xe của tòa sứ quán Hoa Kỳ đã tới đón, nhưng xe bị chặn bên ngoài. Quan chức chính trị Hoa Kỳ Michael Orona không thể vượt qua được hàng rào an ninh dày đặc."
    Ông cũng nói phía an ninh Việt Nam đã "huy động đảo chục bà phụ nữ ra định nằm ăn vạ quan chức ngoại giao Hoa Kỳ."
    Việt Nam trong khi đó luôn nói rằng họ tôn trọng quyền tự cho của công dân và chỉ xử lý những người vi phạm pháp luật.
    Họ cũng đã không ngăn cản cuộc gặp của hai ông Sơn và Đài với Phó giám đốc điều hành Tổ chức Ân xá Quốc tế Frank Jannuzi, Tham tán chính trị Đại sứ quán Hoa kỳ Mark Lambert cùng Viên chức chính trị Michael Orona tại khách sạn Metropole hôm 27/2.
    Bác sỹ Sơn nói với BBC vụ việc vừa qua cho thấy một số người trong chính quyền có thực tâm mong muốn cải thiện tình hình nhân quyền nhưng bị những người theo chủ trương cứng rắn ngăn chặn.


    (nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...c_hoa_ky.shtml )
    Last edited by Triển; 04-14-2013 at 10:36 PM.

  4. #94
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    ... Hiện nay ở Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nhỏ bé chỉ chế bom rắm, nâng bi và làm tàng thôi, họ không quan tâm mấy. Ở bộ ngoại giao Mỹ chỉ thông báo qua loa kỳ gặp hàng năm đối thoại nhân quyền với VN, gồm những ai, nói về cái gì rồi thôi chứ họ cũng không bình luận gì
    Mong rằng sẽ có những cuộc " đi đêm " như Hòa Đàm Ba-Lê năm nào mà giới báo chí , truyền thông không hề được biết !

  5. #95
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Bắc Hàn rải mưa hoa thay vì tung hỏa tiễn

    Bắc Hàn đã bắt đầu mừng sinh nhật người khai quốc Kim Nhật Thành cho đến giờ này vẫn hòa bình: không thử nghiệm hỏa tiễn, không diễn binh vĩ đại, thay vào đó thủ đô Bình Nhưỡng tổ chức lễ hội hoa. Một cử chỉ bất ngờ của một người độc tài chuộng hăm dọa như Kim Chánh Ân.



    Hán Thành - Bên Bắc Hàn đã vào buổi tối. Bắc Hàn đi trước nước Đức bảy giờ đồng hồ. Như vậy là ngày trọng lễ của Bắc Hàn, sinh nhật của Kim Nhật Thành, đã kết thúc. Những gì giới chuyên gia chờ đợi đều không xảy ra: cho đến giờ này quân đội Bắc Hàn không có phóng hỏa tiễn. Và cũng không có một cuộc diễn binh nào xảy ra, ít nhất là theo tin tức cho đến giờ.

    Sau loạt đe dọa những tuần qua, Bắc Hàn bước qua ngày sinh nhật lần thứ 101 của Kim Nhật Thành không có một cử chỉ nào mang tính cách chiến tranh. Trên phương diện truyền thông nhà nước không nhắc đến một câu nào về tranh chấp hiện tại.

    Tuy nhiên Nam Hàn không loại trừ việc tiếp tục phô trương lực lượng có thể xảy ra. Bộ quốc phòng Nam Hàn ở Hán Thành thông báo rằng, "quân đội sẽ không ngừng cảnh giác". Bắc Hàn có thể khởi sự khiêu khích mới bất cứ lúc nào.

    Người quyền lực trẻ tuổi của Bắc Hàn và cháu của người lập quốc, Kim Chánh Ân, xuất hiện lại trước công chúng thứ hai hôm nay lần đầu tiên sau chuỗi ngày qua. Ông ta cùng tham dự lễ vinh danh ông nội của ông trong vòng tướng lãnh và các cán bộ cấp cao. Theo truyền thông nhà nước của quốc gia cộng sản tường thuật, họ đã viếng lăng ở Bình Nhưỡng có trưng bày xác ướp của nguyên thủ quốc gia và "chủ tịch muôn năm". Trong "dinh Kumusan Thái Dương" cha của Kim Chánh Ân, ông Kim Chánh Nhật cũng nằm trong đó.


    Đặc biệt phát gạo cho dân chúng


    Ở thủ đô Bình Nhưỡng ngày lễ lớn được trôi qua với lễ hội bông hoa. Ở miền quê những người Bắc Hàn nói theo người nhà kể lại được đặc biệt phát thêm gạo và thực phẩm.

    Kim Nhật Thành sinh năm 1912. Ông lãnh đạo quốc gia này từ ngày lập quốc năm 1948 cho đến khi qua đời vào năm 1994 với lý tưởng của riêng mình. Đó là cái lý tưởng đã đưa đất nước đến gần như bị cô lập. Đối với người Bắc Hàn ông là "lãnh tụ muôn năm". Thừa kế ông là người con trai Kim Chánh Nhật, chết năm 2011. Từ đó con trai của ông này, Kim Chánh Ân ngồi lên đỉnh cao nhất của đất nước. Những loạt khiêu khích chiến tranh của Bắc Hàn cũng như hăm dọa Mỹ, Nhật và Nam Hàn, theo bình luận của các chuyên gia, là để giàn dựng vị trí của ông trở thành người nắm quyền bính và để khiến phương Tây chấp thuận và thương thảo.

    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh trong chuyến công du đến khu vực rằng, Mỹ sẵn sàng đối thoại về đề tài giải trừ nguyên tử trên bán đảo Đại Hàn. Tuy nhiên những cuộc đối thoại như vậy phải nghiêm túc và có uy tín. Đồng thời ông cũng bảo đảm đồng minh Nhật Bản và Nam Hàn "sẽ làm tất cả những gì cần thiết" để bảo vệ họ.

    ler/Reuters/dpa


    (* dịch từ Nordkorea lässt Blumen regnen statt Raketen )

  6. #96
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by hoài vọng View Post
    Mong rằng sẽ có những cuộc " đi đêm " như Hòa Đàm Ba-Lê năm nào mà giới báo chí , truyền thông không hề được biết !
    Anh HV mất lòng tin đối với người Mỹ quá nhỉ. Cá nhân tôi thì không chờ đợi gì nữa cả, có thể như vậy sẽ đỡ có thành kiến. Có lẽ tôi ở bên này quá lâu nên đã quen lối suy nghĩ của chính trị gia Tây phương. Hiếm khi dấn thân miễn phí.

  7. #97
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    .
    .



    Để có hơn một nắm gạo

    Niels Kruse





    Kim Chánh Ân đã dụ dỗ được Mỹ trở lại bàn thương thảo. Ngoại trưởng Mỹ đã cho hay ở Đông Kinh, rằng Hoa Kỳ đã sẵn sàng cho một cuộc thương thảo "nghiêm túc và uy tín" với Bắc Hàn. Với câu nói hỗ trợ này sau lưng, ngày sinh nhật vốn dĩ được dàn dựng lòe loẹt cho ông nội và người lập quốc Kim Nhật Thành, trở thành một ngày lễ hội nhân đôi cho chàng trẻ độc tài. Bởi vì bây giờ anh ta có thể ra trước dân chúng và thông báo, rằng cường quốc thù địch đã bị bẻ gãy, rằng anh ta có thể yêu sách kẻ cựu thù, rằng đường lối "chính trị" của anh ta chỉ phục vụ cho danh dự nước Bắc Hàn chứ không phục vụ ai khác.

    Những luận điệu như vậy sẽ sắp sửa được nghe thấy ở Bình Nhưỡng. Chính quyền ở đó có thể rêu rao về sự mời mọc đối thoại của Mỹ xem là một thành công quốc tế vĩ đại. Và Kim Chánh Ân thật sự có thể tự hào như người chiến thắng. Ít ra là trong mặt trận nội địa: anh ta đã chứng minh cho lực lượng quân đội bi quan và hùng mạnh rằng anh ta có thể lãnh đạo. Anh đã chứng minh dân chúng rằng, phải làm thế nào để tạo được sự kính trọng của thế giới. Và rồi anh ta sẽ được thênh thang hoạn lộ cho kế hoạch cải cách kinh tế có thể thay đổi trông thấy (hoặc theo gương Trung Quốc, hoặc theo gương Việt Nam).

    Lần này Bắc Hàn muốn có hơn một bao gạo

    Điều kiện ít nhất là theo hành trình cũ, cách thức luôn luôn rập khuôn một kiểu, rằng sau khi nhà cầm quyền gây chú ý bằng cách mơn trớn quả bom nguyên tử của mình, hoặc là thử nghiệm vũ khí hạt nhân, hoặc là bắn thử một cái hỏa tiễn, một trong những món hàng xuất khẩu đắt giá nhất của đất nước. Đổi lại cho các dương oai diệu võ vũ khí, là thực phẩm, nhiên liệu và ngoại tệ của phương Tây (và Trung Quốc). Trò chơi này trở thành truyền thống nhà họ Kim. Từ hồi "chủ tịch muôn năm" Kim Nhật Thành kêu gào chiến tranh đã ăn mày được trợ giúp ngoại quốc, con trai ông ta Kim Chánh Nhật ("Lão khùng với quả bom") cũng làm y hệt như vậy. Và bây giờ sang đến lượt "người thừa kế vĩ đại" Kim Chánh Ân.

    Tranh chấp trên bán đảo Đại Hàn đã được trả giá với sự mời mọc đối thoại của Hoa Thịnh Đốn, nhưng mâu thuẫn chưa hẳn đã trôi qua. Bởi vì viên gạch được kẻ độc tài thả lại trên đoạn đường từ miền Bắc đến bàn thương thảo dù thế nào đi nữa, lần này cũng rất to. Chưa bao giờ Kim Chánh Ân treo giá kho vũ khí khiêm nhường của y rõ ràng như vậy: việc này phục vụ cho sự uy hiếp và là nền tảng cho thịnh vượng, Kim đã phát biểu như vậy trước ủy ban trung ương đảng Lao động hồi đầu tháng tư. Hơn nữa: vũ khí hạt nhân của chúng ta không thể trả giá bằng hàng tỉ Dollar được. Điều Mỹ muốn chính là cái này, giải trừ vũ khí. Cấp lãnh đạo Bình Nhưỡng phải thực hiện "những bước có ý nghĩa", để chứng minh họ muốn tuân thủ hiệp ước quốc tế, Kerry cho biết lúc công du ở Đông Kinh.

    Thỏa hiệp đầu tiên đã lộ diện

    Vị thế đôi bên mới nhìn tưởng chừng không thể thỏa thuận. Nhưng bây giờ đã biểu lộ sự thỏa hiệp mà không ai muốn mất hết sĩ diện. Mỹ yêu cầu Bắc Hàn ngừng tích tụ Plutonium, Kim sẽ được phép giữ quả bom Uran. Đại khái là một đồng ý cho kiểu "chương trình nguyên tử phiên bản nhẹ ký". Để trả công, theo tin đồn, anh độc tài được phép đánh thuế. Tương lai, 123 công ty hãng xưởng (của Nam Hàn) ở đặc khu kinh tế Khai Thành phải trả thuế cho miền Bắc.

    Tuy nhiên để tiếp tục thực hiện cải cách kinh tế, nhà cầm quyền cần nhiều hơn vài bao gạo. Ví dụ như đầu tư của ngoại quốc. Đã từ lâu nước này đã kêu gào ngoại tệ và mời mọc bằng "đồng lương thấp nhất Á Châu", như trong thư mời mọc của bộ kinh tế gửi các công ty Tây phương nhiều năm trước. Có thể làm theo gương Việt Nam. Cái nước còn bị thống trị bởi đảng cộng sản, đã làm nên tên tuổi Hổ Quốc bằng cách mở cửa cho công ty ngoại quốc làm ăn dưới các ràng buộc điều kiện của cán bộ.

    Hoa Thịnh Đốn đặt tụ theo "thay đổi bằng trao đổi" ?

    Kiểu chơi này được Bình Nhưỡng thích thú từ lâu. Đặc biệt, khác hơn Trung Quốc, là do tiền bạc phần lớn tiếp tục được kiểm soát nằm trong tay chính trị gia cấp cao. Và Mỹ cũng có thể hưởng lợi trong việc tự do hóa mậu dịch. Giống như ở Việt Nam, công ty Mỹ cho đến nay đã làm ăn tốt đẹp với kẻ cựu thù. Như đầu năm nay chuỗi cà phê Starbucks đã mở chi nhánh đầu tiên của họ ở thành phố HCM. Bang giao với Bắc Hàn đến như vậy còn lâu lắm mới được. Nhưng có thể ông ngoại trưởng Mỹ Johnn Kerry đã có kế hoạch "Thay đổi bằng Trao đổi" ở trong đầu rồi.


    (* dịch từ "Für mehr als eine Handvoll Reis")

  8. #98
    Biệt Thự dulan's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    3,163
    ...


    Xin chào cả nhà,

    Xin mời huynh Triển ăn bánh uống cafe..., và tiếp tục dịch bài cho cả nhà đọc nghen huynh!



    ---


    Thân mến,
    Dulan

  9. #99
    Về phần mình, trả lời phỏng vấn BBC qua bút đàm hôm Chủ Nhật, luật sư Nguyễn Văn Đài nhận định về nguyên nhân, mục đích của việc chính quyền ngăn cản cuộc gặp, cũng như dự đoán về hậu quả của việc này với chính quyền.
    Trước hết, ông đưa ra hai giả thuyết giải thích động thái của chính quyền:
    "Thứ nhất là chính phủ Việt Nam muốn gửi 1 thông điệp rõ ràng với chính phủ Hoa Kỳ là việc đối thoại nhân quyền vẫn tiến hành, bất chấp các thỏa thuận, chính phủ VN muốn hành xử thế nào với công dân của mình là tùy thích..."

    Lại thêm chmới ! Tê tìm không thấy trong các từ-điển Việt-Việt online. Xin Vị nào hiểu rõ hai chữ "động thái" cắt nghĩa giùm ! Có nghĩa tương-đương với hành-động không ?
    Khi ăn thì chỉ có ăn
    Lúc làm thì chỉ có làm
    Trên hết cả
    Chớ đòng-đưa

  10. #100

    "Wandel durch Handel"

    Hoa Thịnh Đốn đặt tụ theo "thay đổi bằng trao đổi" ?

    Hình như hai chữ "trao đổi" bên VN đời nay có nghĩa là nói chuyện giữa hai phía(= đi-thoại = dialogue) ! Không biết người bên VN đọc câu trên có hiểu liền là "thay đổi bằng (trao đổi) thương-mại" (= change by commercial) ? Hay có thể bị hiểu lầm thành "thay đổi bằng đối-thoại" (change by dialogue) chăng ? "đặt tụ theo" có nghĩa gì vậy Anh Triển ơi ?! Mới nghe lần đầu, hông hiểu !
    Last edited by Trò Tê; 04-16-2013 at 12:47 PM.

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 12:00 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh