Register
Page 4 of 10 FirstFirst ... 23456 ... LastLast
Results 31 to 40 of 95

Thread: Việt Nam

  1. #31
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Qua câu nói "con hư tại mẹ, cháu hư tại bà" đã cho thấy vai trò quan trọng của hai người này trong việc dạy dỗ con cháu. Trong câu chuyện, người mẹ giao con mình cho gia đình bố mẹ ruột để nhờ nuôi nấng dạy dỗ, khi ấy nó mới non một tuổi. Đến năm nó ba tuổi, vừa đến tuổi để được giáo dục, thì bà ngọai mất. Rồi năm nó được năm tuổi, lứa tuổi bắt đầu đi học, thì ông ngọai mất. Có thể nói, lúc này, nó chưa đựoc dạy dỗ gì nhiều.

    Rồi thì cậu nó thay thế ông bà ngọai để dạy dỗ nó. Nhưng cậu làm sao thay thế được mẹ, mặc dù có câu nói "cha là chú, cậu là mẹ." Cha và chú là hai người, tâm sanh lý khác nhau, nên cách hành xử trong việc giáo dục con cháu cũng có khác. Việc này đưa đến hiệu quả của việc giáo dục cũng khác luôn. Huống gì cậu còn khác phái với me thì tâm sanh lý phải rất khác nữa. Trong câu chuyện, người cậu có thể phụ chị mình nhưng không thể thay thế chị trong việc giáo dục đứa cháu. Rồi cậu lấy vợ. Vợ cậu là người dưng bước vào nhà. Thì như làm vậy, vợ cậu không thể thương cháu cậu như cậu đặng. Mợ còn phải lo dạy dỗ con cái của mợ và cậu.

    Nói tóm lại, không ai có thể thay thế "người mẹ tập kết" trong việc giáo dục con mình cả. Ngày bà bỏ con để theo chồng tập kết cũng là ngày bà gieo hạt mầm tủi hờn, hằn học vào cuộc đời con bà. Bà đã dạy nó biết thứ mặc cảm bị bỏ rơi, thua kém. Xót xa khi nhận ra cuộc đời nó không bằng cái cái lý tưởng riêng tư của bà. Thà bà bỏ con còn hơn từ bỏ lý tưởng mình. Rồi người con lớn lên, khi nghe thông tin hằng ngày và biết đuợc cái lý tưởng của mẹ mình chỉ phục vụ cho một nhóm người tòan mang lại khổ đau chết chóc cho người khác thì trong nó mặc cảm con của việt cộng, con của thủ phạm dù là gián tiếp, đã phát sanh. Nó nhòm hàng xóm láng giềng và bắt đầu nhận ra sự nghi kỵ, lạnh nhạt của họ với gia đình mình. Bạn bè cùng trường xa lánh nó vì sợ vạ lây. Và nó bắt đầu óan trách mẹ mình.

    Đến tháng tư năm 75, khi chính nó là nạn nhân của việt cộng, phải lưu lạc xứ người, phải lo lắng cuộc sống mới từ hai bàn tay trắng thì nó thù hằn cái lý tưởng của mẹ và hằn học với bản thân mẹ mình. Có thể ngay trong gia đình nó, cũng có lúc vợ chồng sanh chuyện mỗi khi nhắc đến tên mẹ nó? Nhòm chồng tất bật ngược xuôi, nhòm bạn bè quanh mình vất vả sớm trưa thì cái mặc cảm con việt cộng, người gây ra cảnh ly tán, trong nó lại dâng cao.

    Nói tóm tắt, chính "người mẹ tập kết" đã dạy con mình thuộc nằm lòng những thứ mặc cảm ấy và cũng chỉ có một mình bà có thể xóa chúng tan đi. Thế mà, cuối cùng, mẹ con chả đi đến một thỏa hiệp cuối cùng để sống bên nhau được. Và sau lần này, không biết hai mẹ con còn gặp nhau nữa không?

    Tôi khóai đọan kết này, chứ cứ mong cái kết cuộc có hậu, tốt đẹp thì xem truyện cổ tích bằng tranh, có khi, lại hay hơn.
    Đỗ thành Đậu

  2. #32
    Con sói quàng khăn đỏ gun_ho's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Haida Gwaii
    Posts
    1,729
    Ye! Đậu viết bài này hay đây. Ông bà kia vì chạy theo cái lý tưởng của ý thức hệ mà bỏ con thì con nó cũng có cái lý tưởng của ý thức hệ đối lập để không lập bàn thờ, không sống chung với mẹ...binh thường thôi.
    Cậu ruột tôi bỏ vợ con ra bắc tập kết. Các con trai lớn lên đều là sĩ quan quân đội Cộng Hòa. Sau 75 các anh ấy đi tù cải tạo mút chỉ. Ông cậu nói cứ để chúng nó học tập cho tốt. Nhờ vậy anh nào cũng trên 7, 8 năm. Về là có list HO dông tuốt qua Mỹ chẳng thèm biết lão già cán bộ đảng viên kia là ai ha ha.
    Giang Châu Tư Mã _ Bạn mượn khố của ĐVT.

  3. #33
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    **
    Chị chào Gun,

    Cùng nhận xét với Gun, bài viết trên rất hay. Đậu viết văn bình dị, chậm rãi
    mà lý lẽ chắc nịch hà.

    Cảm ơn Đậu, cảm ơn Gun với luận cứ nêu ra và câu chuyện vừa kể.

    Một người bạn học sau hai lớp ở trường NH cũng kể cho chị nghe
    một câu chuyện tương tự.

    H. là 1 phi công trong QĐVNCH, trước 30 tháng tư ông già đi tập kết từ
    hồi H. còn nhỏ, đã cho người liên lạc với gia đình H., dặn người con dâu
    nhắn chồng ở lại.
    Thế là H đi luôn, qua bên này rồi mới thu xếp cho vợ và con gái đi sau.

  4. #34
    Chắc mọi người đã đọc qua trường hợp của nhà văn Phan Nhật Nam.
    Và sao không nghe ai nhắc tới chuyện con tố cha, cháu tố bà đến chỗ chết thời cải cách điền địa. Đó mới đáng gọi là thời mạt kiếp.

  5. #35
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,007
    Quote Originally Posted by gun_ho View Post
    Cậu ruột tôi bỏ vợ con ra bắc tập kết. Các con trai lớn lên đều là sĩ quan quân đội Cộng Hòa. Sau 75 các anh ấy đi tù cải tạo mút chỉ. Ông cậu nói cứ để chúng nó học tập cho tốt. Nhờ vậy anh nào cũng trên 7, 8 năm. Về là có list HO dông tuốt qua Mỹ chẳng thèm biết lão già cán bộ đảng viên kia là ai ha ha.
    Khác với tình huống trong truyện nhưng thái độ dứt khoát thẳng thắn và rõ ràng của anh anh GH thì NU thích. Thà như vậy.
    Có khi trời nắng, có khi trời mưa.

  6. #36
    Con sói quàng khăn đỏ gun_ho's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Haida Gwaii
    Posts
    1,729
    Mấy ảnh đều là sĩ quan và có lý tưởng rõ rệt, lại là người Huế chứng kiến biến cố Mậu Thân nên rất dứt khoát đó NU.
    Giang Châu Tư Mã _ Bạn mượn khố của ĐVT.

  7. #37
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    **









  8. #38
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    **

    Tiếng Việt trong mắt một người Anh


    Chúng ta thường cho rằng ngôn ngữ của mình khó hơn
    "phong ba bão táp".
    Tuy nhiên, G. Millo đã đưa ra 9 lý do xóa bỏ nhận định
    này của người nước ngoài lẫn Việt Nam


    Từ góc độ một người ưa dịch chuyển, biết nhiều thứ tiếng,
    bao gồm tiếng Việt, George Millo đã chỉ ra quan niệm có phần
    sai lầm của nhiều người về ngôn ngữ này.
    Anh đưa ra những so sánh thú vị của tiếng Việt với tiếng Anh -
    tiếng mẹ đẻ của mình và một vài ngôn ngữ khác như Tây Ban Nha,
    Pháp để chỉ rõ những ưu điểm của tiếng Việt.



    George Millo. Ảnh: Abroaders


    Nếu hỏi một người Việt Nam về ngôn ngữ của họ, bạn sẽ nhận
    được câu trả lời "rất khó".
    Đây gần như là quan điểm chung của khoảng 90 triệu người
    dân quốc gia này và họ còn vui vẻ khi nói với bạn rằng
    "tiếng Việt khó" (Vietnamese is hard) bất kỳ lúc nào. Vì vậy, khi
    nghĩ đến học tiếng Việt, bạn gần như cảm thấy mất tinh thần.
    Tuy nhiên, tôi sẽ mang đến có bạn một cái nhìn tích cực hơn về
    ngôn ngữ này.
    Tiếng Việt có thể dễ hơn so với những gì các bạn nghĩ.

    Điều không thể chối cãi là với sáu tông giọng và quá nhiều
    nguyên âm khác với tiếng Anh, phát âm tiếng Việt là việc khó khăn.
    Nhưng phần lớn những người ở Việt Nam chỉ trong vòng một năm
    sẽ nhận ra phát âm là điều duy nhất gây trở ngại trong tiếng Việt,
    những yếu tố khác đều rất dễ - đặc biệt khi so sánh với phần lớn
    các ngôn ngữ châu Âu khác.


    1-Tiếng Việt không có giống đực và cái

    Nếu từng học tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Đức hay gần như bất kỳ
    ngôn ngữ châu Âu nào ngoại trừ tiếng Anh, bạn sẽ thở phào nhẹ nhõm
    vì tiếng Việt không có khái niệm giống đực hay cái cho các từ vựng.
    Bạn chỉ cần ghi nhớ mỗi từ mà không cần thiết phải học thuộc lòng thêm điều gì
    .


    2-Tiếng Việt bỏ qua mạo từ "a", "the"


    Nếu một người nước ngoài học tiếng Anh và hỏi bạn khi nào dùng "a" và "the",
    bạn có giải thích cặn kẽ được không? Đây là một vấn đề phức tạp, thậm chí
    bài viết nói về mạo từ trên trang Wikipedia còn dài hơn 2.500 chữ.

    Tuy nhiên, dùng "a", "the" trước một chủ thể có thực sự quan trọng?
    Một cách đơn giản hơn, bạn có thể loại bỏ chúng đi vì sự việc vốn hiển nhiên,
    người nghe cũng có thể hiểu ý bạn mà không cần thêm mạo từ.
    Đó chính xác là điều người Việt vẫn làm. "Người" là từ có nghĩa "a person"
    (người nào đó) lẫn "the person" (chính người đó) mà người nghe vẫn không
    lo lắng nhầm lẫn.

    3-Tiếng Việt không có số nhiều

    Trong tiếng Anh, khi muốn chỉ thứ gì đó ở số nhiều, chúng ta thường thêm
    "s" vào cuối từ đó.
    Như vậy, "dog" thành "dogs", "table" thành "tables" và "house" thành "houses".
    Tuy nhiên, nhiều ngoại lệ tồn tại như "person" thành "people", "mouse" thành
    "mice", "man" thành "men" và một số từ như "sheep" hay "fish" lại chẳng thay đổi gì.




    Trong tiếng Việt, mọi từ ngữ đều như "sheep" - con cừu.
    Từ "người" tôi nêu trên, còn có thể sử dụng giống như
    "people" hay "person", "chó" là "dog" hoặc "dogs",
    "bàn" là "table" hoặc "tables"…
    Nếu thắc mắc rằng điều này có gây nên sự nhầm lẫn, bạn
    hãy tự hỏi bản thân mình, đã bao giờ nghe ai đó kể về
    "con cừu đó", "con chó đó" và bối rối vì không viết họ đang
    nhắc đến bao nhiều con vật trong câu chuyện đó hay không?


    Nếu cần thông tin chi tiết, bạn chỉ cần dễ dàng thêm một từ
    trước danh từ đó, giống như "một người" (one person),
    "những người" (some people) hay "các người" (all the people).


    4- Tiếng Việt không có các dạng khác nhau của động từ

    Thật đáng thương cho những người học tiếng Tây Ban Nha khi
    nói những từ đơn giản như "hablar" (nói), họ vẫn phải học 5 hoặc
    6 dạng khác nhau (tùy thuộc địa phương) để thể hiện chính xác
    thể của động từ này.
    "I hablo", "you hablas", "he habla", "we hablamos" và danh sách
    này vẫn chưa hết. Một động từ trong tiếng Tây Ban Nha có thể
    bao gồm 50 dạng (form) khác nhau mà người học phải ghi nhớ.

    Tiếng Anh không giống tiếng Tây Ban Nha nhưng một từ cũng
    bao gồm nhiều dạng khác nhau tùy thuộc ngữ cảnh. Chẳng hạn,
    động từ "speak" có thể biến cách (inflect) thành "speaks", "speaking",
    "spoken" hay "spoke".

    Tiếng Việt là một ngôn ngữ hoàn toàn không biến cách - không
    từ ngữ nào đổi dạng trong bất kỳ ngữ cảnh nào. Ví dụ, "speak"
    trong tiếng Việt là "nói" và bạn luôn dùng "nói trong mọi trường hợp -
    "I nói", "you nói", "he nói", "she nói", "we nói", "you nói" và "they nói".
    Điều này có thể tiết kiệm hàng chục, thậm chí hàng trăm giờ học
    thuộc so với một thứ tiếng châu Âu.


    5- Thì của tiếng Việt có thể học xong trong 2 phút

    Bạn chỉ cần thêm 5 từ được liệt kê sau đây vào phía trước động từ
    ban đầu để diễn tả thì mong muốn: "đã" - trong quá khứ, "mới" - vừa xong,
    gần với hiện tại hơn với "đã", "đang" - ngay bây giờ, tương lai gần , "sắp" -
    tương lai gần, "sẽ" - trong tương lai.

    Thì tiếng Việt thực sự quá dễ. Ngoài 5 từ trên, bạn có một số từ khác,
    nhưng chỉ cần 5 từ này, bạn có thể diễn đạt đúng tới 99% trường hợp.
    Tôi sẽ cho bạn một vài ví dụ:

    - Tôi ăn cơm = I eat rice
    - Tôi đã ăn cơm = I ate rice
    - Tôi mới ăn cơm = I have just eaten rice
    - Tôi đang ăn cơm = I am eating rice (right now)
    - Tôi sắp ăn cơm = I am going to eat rice, I am about to eat rice
    - Tôi sẽ ăn cơm = I will eat rice.

    Hơn nữa, bạn còn có thể bỏ qua những từ này nếu ngữ cảnh câu
    đã đủ rõ ràng.
    Chẳng hạn, "Tôi ăn cơm hôm qua" giống như "I eat rice yesterday"
    - từ "hôm qua" đã thể hiện điều trong quá khứ rồi, từ "đã" không
    cần thiết nữa nên câu này hoàn toàn đúng ngữ pháp trong tiếng Việt
    còn "I eat rice yesterday" lại sai ngữ pháp hoàn toàn với tiếng Anh.

    6- Bạn không phải học bảng chữ cái mới

    Bạn nên cảm ơn người Pháp vì điều này. Cách đây khoảng 100 năm,
    một bộ phận người Việt vẫn dùng một hệ thống chữ tượng hình
    phức tạp được gọi là "chữ Nôm", có ký tự giống tiếng Trung Quốc
    bây giờ. Ngày nay, điều đó đã được thay đổi 100% bởi bảng chữ
    cái Latinh, được gọi là chữ Quốc ngữ.
    Vì thế, không như với tiếng Quan Thoại, Quảng Đông, Nhật Bản,
    Thái Lan, Campuchia, Hàn Quốc hay hàng chục ngôn ngữ châu Á
    khác, bạn không cần học bảng chữ cái.
    Tất cả những thứ bạn cần là thêm các dấu (diacritic) để làm rõ tông
    giọng và bạn có thể đọc tiếng Việt ngay.

    Cách phát âm từ tiếng Việt hoàn toàn thống nhất theo một quy luật
    Câu hỏi nhanh: "Bạn đọc từ 'read', 'object', 'close' và 'present' như
    thế nào?". Bạn sẽ phải quan tâm rằng chúng nằm trong ngữ cảnh
    như thế nào:
    "Was it close" hay "Did you close?",
    "Did you present the present",
    "Read what I’ve read" hay "Object to the object?"
    (các từ này đều có cách đọc khác nhau, tùy thuộc vào từ loại, nghĩa)

    So với những ngôn ngữ mà tôi biết, cách phát âm từ tiếng Anh
    thực sự không thống nhất bởi cùng một từ có thể được đọc khác
    nhau trong mỗi ngữ cảnh. Thậm chí, mỗi chữ cái cũng được đọc
    rất nhiều âm khác nhau, chẳng hạn "a" trong "catch", "male", "farmer",
    "bread", "read" và "meta".
    Những người học tiếng Anh trên thế giới đều gặp rất nhiều khó khăn
    trong việc ghi nhớ các từ tiếng Anh được viết và đọc với quy luật
    như thế nào.

    Mặt khác, tiếng Việt lại chẳng có đặc điểm vô lý ấy. Tất cả chữ cái
    luôn được đọc như vậy dù từ hay ngữ cảnh có thay đổi (tuy nhiên,
    điều này chính xác hơn ở tiếng Việt Hà Nội so với Sài Gòn - nơi có
    một ít âm có cách đọc không thống nhất).
    Một khi bạn học thuộc 28 chữ cái tiếng Việt vốn gần giống với 26
    chữ cái tiếng Anh và hiểu sự khác nhau của các giọng do dấu tạo ra,
    bạn có thể đọc chính xác bất kỳ từ nào.

    7- Ngữ pháp tiếng Việt gần như không tồn tại

    Như tôi đã đề cập, tiếng Việt cho phép bạn bỏ từ chia thì trong câu,
    như câu "I eat rice yesterday" nếu ngữ cảnh giúp người nghe hiểu chính
    xác thì.
    Đây là một ví dụ điển hình cho một quan điểm lớn hơn: ngữ pháp
    tiếng Việt rất đơn giản. Bạn gần như luôn luôn chỉ sử dụng số lượng từ
    tối thiểu để để diễn đạt quan điểm của mình và ngữ pháp vẫn chính xác
    dù với tiếng Anh, việc ghép từ này thường chỉ tạo nên một câu lỗi.

    Đây cũng là lý do khiến bạn có thể nghe nhiều người Việt Nam nói những
    câu tiếng Anh như "no have", "where you go".
    Họ đang dịch trực tiếp những gì thường nói trong tiếng Việt sang tiếng Anh
    mà quên rằng có hàng loạt những quy tắc phức tạp mà người dùng tiếng Anh
    phải tuân theo.
    Đây là một bất lợi lớn với người Việt nếu muốn học tiếng Anh
    nhưng ngược lại, một lợi thế lớn với người nói tiếng Anh muốn học tiếng Việt.

    8- Từ vựng tiếng Việt cực kỳ logic

    Phần lớn người nước ngoài ở Việt Nam, dù không nói ngôn ngữ
    này cũng biết sự thật thú vị rằng "xe ôm" - tên phương tiện di chuyển
    như taxi bằng xe máy, được đơn thuần ghép từ "hug vehicle".
    Nhưng mọi việc không dừng ở đó, một tỷ lệ lớn từ vựng ở Việt Nam
    được tạo thành theo công thức ghép hai từ logic với nhau, trong khi
    với tiếng Anh, bạn phải học một từ vựng mới hoàn toàn khác.
    Ví dụ, nếu tôi cho bạn biết "máy" nghĩa là "machine", "bay" nghĩa là
    "flying", bạn có đoán được "máy bay" nghĩa là gì không?


    "Xe ôm" là một từ ghép logic - "hug vehicle". Ảnh: TH.

    Có rất nhiều ví dụ khác tôi có thể liệt kê ra cho bạn: a bench - ghế dài -
    a long chair, a refrigerator - tủ lạnh - a cold cupboard, a bra - áo ngực -
    a breast shirt, a bicycle - xe đạp - a pedal vehicle; to ski - trượt tuyết -
    to slide snow, a tractor - máy kéo - a pulling machine, a zebra - ngựa vằn -
    a striped horse.

    Cách ghép từ như vậy có thể giúp bạn nhanh chóng học từ mới. Một khi
    có được vốn từ cơ bản, bạn có thể tự động biết thêm hàng trăm từ khác mà
    không cần học thêm.


    Tiếng Việt dễ hơn so với bạn nghĩ:

    Liệu tôi đã chứng minh cho bạn thấy tiếng Việt dễ hơn so với những gì
    bạn từng nghĩ chữ? Hy vọng tôi đã gạt bỏ một vài lời đồn đại, hiểu nhầm
    về tiếng Việt mà bạn đã nghe trước đó và hiểu hơn về ngôn ngữ này.



    Y Vân (theo Fluent in 3 months)

























    Last edited by thuykhanh; 04-12-2016 at 10:24 PM.

  9. #39
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Anh này mới học tiếng Việt nên tưởng bở. Nhòm mọi sự đơn giản và lý giải rất cụ thể như 2 nhơn 2 là 4 vậy. Theo em tư duy thì việc học một sanh ngữ chả phải dễ. Khó giàn trời chứ chả không. Giống như việc lấy vợ vậy. Lúc đầu mới sống chung thì tưởng bở là mình đã hiểu người phối ngẫu. Chả đặng tám phần thì cũng đặng ba hoặc năm phần. Ấy thế mà càng về sau lại càng phát hiện ra nhiều điều khó hiểu hoặc là không thể hiểu đặng. Phải nhờ đến mấy nhà tư vấn này nọ tháo gỡ tơ lòng.

    Đỗ thành Đậu

  10. #40
    Biệt Thự
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,872
    Chưa nói đến màu sắc đó bác Đậu, nhất là khi nói tới thú vật, như về màu trắng, con chó màu trắng không ai nói là chó trắng mà là chó cò, chó màu đen là chó mực, mèo đen là mèo mun, ngưạ màu đen là ngựa ô (ngựa ô chuỳ) , con chuột trắng gọi là chuột bạch, gà trắng là gà nhạn, gà lông màu đỏ là gà điều, gà màu đen là gà ô, gà lông trắng có chút màu đen là gà bông. Về lớn, nhỏ thì hởi ôi. Chuột lớn chút là chuột cống, chuột nhỏ là chuột lắc ....

    Quay lại chào chị Thuỵ Khanh, anh Gun, anh Tư, Nhã Uyên và anh chị em phố.

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 04-14-2014, 01:47 PM
  2. Replies: 28
    Last Post: 04-11-2014, 01:47 PM
  3. Replies: 1
    Last Post: 02-22-2013, 12:24 PM
  4. Việt kiều Pháp mất quyền tỵ nạn vì về Việt Nam!
    By Võ Thanh Liêm in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 2
    Last Post: 06-01-2012, 06:49 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 02:24 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh