Register
Page 10 of 23 FirstFirst ... 8910111220 ... LastLast
Results 91 to 100 of 221
  1. #91
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by hoanghac View Post
    Ông này là bác sĩ gia đình nhưng cái gì ổng cũng làm tuốt . Ổng chích mũi thuốc tê rồi nhổ càí lưỡi câu ra , mất có năm phút mà tính tiền bố đến 325 đô.
    Rồi, gặp lương y như Từ Dũ. )))
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #92
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    [IMG][/IMG]

    Chào quí bạn

    Cám ơn quí bạn đã ghé thăm .

    Hình ngày ra trường của cháu . Ðại đăng khoa gì đó , chắc chờ vài năm nữa , bây giờ cháu đang học chuyên khoa nhi ở Houston, TX
    Last edited by hoanghac; 07-17-2016 at 02:01 PM.

  3. #93
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Ra trường (tiếp theo)

    Cuối cùng là tất cả sinh viên y khoa UNT đứng lên vắt những sợi dây tua vàng trên cái nón hình tám cạnh từ bên phải sang bên trái .
    - Cái này cho biết từ giờ này trở đi các sinh viên được tốt nghiệp y khoa , được gọi là bác sĩ .

    Tiếp đến các tân bác sĩ xếp hàng để lên chính đài bắt tay . Tôi băn khoăn không biết choàng khăn như thế nào nhưng sau một lúc quan sát các người khác thì việc này cũng dễ như ăn cơm . Khăn thì hình vòng tròn , khi đeo vào cổ nó daì gần một thước , phần nào to nhất thì nằm dưới lưng . Người nào thấp thì dài tới đít . Phần nào nhỏ nhất thì khoác vô cổ . Tuy vậy cũng có một giáo sư đứng kế để giúp và chỉnh khăn quàng cổ cho đúng . Cuối cùng con tôi cũng được gọi tên , Doctor Thy Tran . Nó bước lên chính đài , nhe răng cười và bắt tay các giáo sư dạy nó .

    Tôi bước đi trở về chỗ ngồi lòng đầy vui sướng . Mình có một đứa , trong khi ông anh vợ tôi sáu đứa con thì có đến năm bác sĩ . Vô hãng ổng làm , tụi Mỹ cứ gọi ổng là Father of Doctors .

    Cuối cùng thì cũng xong buổi lễ , tất cả chúng tôi từ từ bước ra khỏi sảnh đường . Ngoài hiên nắng đã lên cao , hai bố con đi tìm người nhà và người quen . Chụp xong vài ba tấm hình kỷ niệm với họ và không quên mời về nhà dùng bữa cơm thân mật gia đình .

    Khi mọi người ngồi đầy đủ xung quanh bàn ăn , tôi lên tiếng :
    - Hôm nay con gái tôi mới ra trường y khoa và là người bác sĩ đầu tiên của họ Trần của chúng tôi . Các cô chú đã chúc mừng nó rồi thì xin mời vô dùng bữa ăn thanh đạm của gia đình .

    Ông P. ba kế của Vân , bạn trai con gái tôi gật đầu , nói:
    - Vâng , tôi chúc mừng cháu Thy , nhưng mà họ Trần dã có nhiều bác sĩ rồi .

    Tôi cười :
    - Tôi biết , nhưng đây là chi nhánh họ Trần trùng trục . Không biết tiếng Anh gọi là gì nhỉ . Last name hay Family name ?

    Ông P. cười nói tiếp :
    - Tôi nghĩ là Family tree .
    - Thật ra tôi nghe các bác tôi , bây giờ họ ngủm hết rồi , họ kể là ông cố ông tổ tôi không phải họ Trần .

    Cô em gái tôi ngồi đối diện bàn xen vào :
    - Ủa ! Chuyện này sao em không biết ?
    - Tại cô lúc đó còn bé quá . Mình không phải họ Trần con cháu của các vua Trần ngày xưa .
    - Vậy mình họ gì vậy anh ?
    - Họ Bạch , con cháu của Bạch Hải Ðường .

    Tôi ngừng lại một chút rồi tiếp :
    - Thế cô biết Bạch Hải Ðường không ? Không à Vậy cô hỏi chú Kh . chồng cô đây .

    Chú Kh. cười cười :
    - Bạch Hải Ðường là tướng cướp đô

    Cô em cười giả lả :
    - Anh cứ hay nói đuà hoài . Nếu vậy chắc em cũng đổi họ luôn . Em đổi thành Transam hay Transcontinent .

    - Cô nói vậy chứ họ Trần mình cũng có giá lắm , Người Tàu gọi là Chen, Chan như Jacky Chan . Người Hàn có Dr. Jin (Trần Hách ) .

    Cô con dâu người Tàu của tôi nói với thằng Gavin , cháu đích tôn bằng tiếng Anh:
    - Này Gavin , giờ đây con không được gọi cô Thy nữa , mà phải gọi là Ðốc Tưa Thy nghe không ?

    Thằng cháu mới lên năm tuổi trả lời :
    - No way .

    Thằng cháu đích tôn Gavin của tôi mà cha Vũ Thế Toàn cứ trêu chọc gọi là cháu đít tôi vì nó cứ lẽo đẽo theo đít ông bà nội ngoại năm nay được năm tuổi . Ði học lớp Pre-K (lớp chim non) ,mỗi lần qua nhà tôi tía lia tía lịa với thằng em Jonah của nó hay với cô Kim bằng tiếng Mỹ . Thỉnh thoảng bà nhà tôi hỏi tụi nó có ăn gì không , dĩ nhiên là bằng tiếng Việt . Có lần mẹ chúng nó nói với bà nhà tôi là bà nội nói với nó bằng tiếng Mễ nên chúng nó không hiểu bà nói gì . Con nhà tông chỉ giống lông mà không giống cánh .

    " Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời ..."

    Bà nhà tôi đẻ ra bố nó , bố nó sinh nó ra , thế mà nó bảo bà nội nó nói tiếng lạ , nó không hiểu .

    Theo như truyền thống văn hóa người Mỹ , chỉ có những người có tước vị, học vị hay quân hàm mới được xưng trước công chúng như Tổng Thống Obama , Ông hay Bà Chủ Tịch Hạ Viện , Ðaị Tướng Smith , Bác sĩ Brown . Còn như người Việt Nam có một tí gì cũng được xướng danh , như ông Tú Xương , ông Tú Hèo (đỗ được Tú Tài), ông Bảng X (đỗ được cử nhân) , ông trùm N. trong các xứ đạo v.v...

    Bà nhà tôi xen vào :
    - Nói đến đây tôi mới nhớ tuần trước , ông về nhà có nói với tôi là nếu mình đi lễ có gặp ông Ổi cô Xoài thì phải gọi là ông cố Ổi , bà cố Xoài . Tôi hỏi tại sao thì ông bảo là họ đều có con mới đậu chức linh mục , bà sơ . Tôi coi báo Nguyệt San Trái Tim Ðức Mẹ họ giải thích là không bắt buộc . Thích thì gọi , không thích thì thôi .
    - Vậy hôm đám hỏi thằng Bờm . Trong bữa tiệc hôm đó có chú Nguyên Thao , một nhà báo . Ông đáng tuổi chú của mình . Tôi gọi là chú Nguyên Thao thì bà ngồi kế bên nhắc khéo là tôi phải gọi là cố Nguyên Thao .
    - Thì người ta gọi sao thì mình gọi vậy .
    - Vậy từ giờ trở đi bà phải gọi tôi là Hạ Sĩ , à không sắp lên Trung Sĩ rồi thì Việt Cộng vô .
    - À ! Nhà mình từ đây có bác sĩ bây giờ lại có Trung y Sĩ nữa .

  4. #94
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Ðại Hội Thánh Mẫu 2016

    Năm nay vợ chồng dự định đi lên Missouri dự đại hội Thánh Mẫu lần thứ 39. Nhưng không đi xe nhà mà đi mướn xe để ngủ đêm trong xe vì gần tới ngày đại hội các khách sạn motel , hotel đều đầy chỗ . Vài người bạn nói mở máy lạnh ngủ qua đêm , xe không chịu nổi vì overheat , vài người lại nói không sao vì họ đã có kinh nghiệm này rồi . Tôi phân vân không biết tính sao , xe mà bị overheat mà gọi hãng cho mướn xe chắc cũng vài giờ họ mới mang xe khác đến . Thế là để chắc ăn , tôi mua một cái máy lạnh nhỏ 5000 BTU và đi mượn một máy phát điện nhỏ 2000 watt . Tôi tính sẽ đặt máy lạnh bên cửa sổ nhưng bà xã tôi không chịu vì sợ trầy xe , họ bắt đền nên đặt để ở cuối xe . Cho nên bà nhà tôi liền đi may một tấm vải để phủ đằng sau xe , và không quên khoét một cái lỗ để cho máy lạnh vào .

    Lần này tôi không đi xa lộ 35 và 44 mà theo đường 75 và 69 . Với hai lần đổ xăng chúng tôi tới nhà dòng Ðồng Công đúng 6 giờ 20 phút sáng thứ sáu ngày 5 tháng 8 năm 2016 .

    Bà nhà tôi chép miệng :
    - Biết thế nó ngắn hơn nhưng chút chút lại ngừng vì đèn xanh dèn đỏ . Ðường lại cong cong quẹo quẹo nhức cả đầu .

    Lúc ghé vào tiệm Walmart mua vài thứ vặt vãnh , gặp vài ông đầu đen đang bàn chuyện đi đứng .

    - Lúc nãy đi gần tới thành phố Joplin , tôi gặp cảnh sát xa lộ đang còng tay một ông Việt Nam , chắc là chạy quá tốc độ nên bị cảnh sát chặn lại cho giấy phạt . Ông không chịu ký tên chắc bị còng tay thôi .

    Tôi đi tìm chỗ đậu xe , giờ này thứ sáu nên tìm một chỗ đậu cũng không khó lắm . Trên đường Maple cách nhà dòng hai đoạn đường .

    - Trời đất ! Ông đậu xe chỗ này xa vậy ?
    - Ðậu chỗ này là gần nhất rồi . Bà ngó xem , đường Grand trước mặt nhà dòng thì cảnh sát không cho vô . Ðường kế tiếp là đường Main cũng đầy chật xe . Thôi bà có đau lưng mỏi lưng thì để tui cõng vậy .

    Tôi ngó đồng hồ 11 giờ sáng , giờ này hội thảo cha Vũ Thế Toàn đã gần xong, hội trường chắc đã đầy nghẹt người .
    - Thôi mình đi kiếm cái gì ăn trưa , rồi đi nghe cha Nguyễn Khắc Hy giảng thuyết .

    Trời nơi đây đầy ánh nắng nhưng không gay gắt như thành phố tôi ở , 95 độ F . Những con đường xung quanh nhà dòng đầy những người hành hương . Già trẻ lớn bé nam nữ lão ấu có đủ . Có những vị ăn mặc đầy đủ com lê , có những cô cậu quần cộc áo thun , chân đi dép .

    Bà nhà tôi kéo tôi vào một cửa hàng . Bên ngoài được bày bán ô dù và nón . Trên tường có treo những tấm tranh vẽ hay in ấn gì đó về Chúa Giê Su hay Ðức Mẹ Maria . Tôi chăm chăm nhìn lên trên tường có treo một bức tranh in khá đẹp . Bà Maria tay phải bồng một hài nhi , tay trái ôm một con cừu chừng một tuổi . Con này tôi đoán chừng 10 kí lô .

    - Ông ngó ai mà nhìn kỹ vậy ?

    Tôi chỉ tay lên bức tranh và nói:
    - Bà nhìn thấy bức tranh đó có gì đặc biệt không ?
    - Không , Ðức Mẹ bế con , có gì lạ đâu !
    - Vậy là bà không thấy con chiên à ?
    - Thấy chớ ! Rồi sao ?
    - Thì một tay bế con , một tay bồng chiên . Ắt hẵn Mẹ Maria phải khỏe lắm .

    Cách đây hai ba tuần , vợ chồng tôi có đi đọc kinh tôn vinh Nữ Vương Hoà Bình tại nhà một người bạn . Ngoài tượng Mẹ Maria đứng trên quả điạ cầu (tượng này thuộc giáo khu Giu se) còn có vài tượng Ðức Mẹ khác . Một tượng gỗ màu nâu nhạt , trên hai tay Mẹ giăng ra , giáo dân trong khu tốt bụng treo lên năm hay sáu sợi tràng hạt . Mỗi tràng hạt thì đọc năm chục kinh . Vậy thì ý chỉ Mẹ ơi , Mẹ hãy đọc 300 kinh . Một tượng Me Sầu Bi hai tay ôm trong lòng thi hài Chúa Giê Su . Một tượng Ðức Mẹ Fatima bằng gỗ sồi . Khi đọc kinh xong , tôi hỏi bà chủ nhà :
    - Chị ơi ! Hình như tượng Ðức Mẹ có cái bàn tay bị gãy .
    - Ừ !
    - Nhưng sao lại lấy bàn tay búp bê gắn vào hả chị ?
    - Thì thì ... khi di chuyển tượng Mẹ từ nhà này sang nhà khác , vô ý làm đổ tượng nên tay Mẹ bị gãy thôi . Mình già té còn gãy tay , huống chi Mẹ .
    - Sao khu của chị không thay tượng khác .

    Bà chủ nhà ngập ngừng đôi chút, nói:
    - Cũng có người đề nghị mua tượng mới , nhưng mấy cụ già trong khu không bằng lòng . Họ nói tượng này linh lắm , không chịu đổi

    Co`n tie^'p

  5. #95
    Biệt Thự SauDong's Avatar
    Join Date
    Nov 2013
    Posts
    1,460
    nhìn lịch trình của bác này, tui tạm đoán là bác ở Đà Lát hay Ốc Tin ... Họ tổ chức đại hội đầu tháng 8, giai đoạn nóng nhất trong năm. Nghe nói tuần tới bắt đầu hạ hoả rồi. Mau mau mưa kẻo cây cối chết hết thôi

  6. #96
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Chào bạn SD

    Tôi ở thành phố Fort Worth , cách Dallas 25 dặm . Dưới đây là hình chụp bức tranh Mẹ bồng con .

    [IMG][/IMG]

  7. #97
    Biệt Thự SauDong's Avatar
    Join Date
    Nov 2013
    Posts
    1,460
    chào bác Hạc vàng,
    Với khách phương xa thì Fort Worth Dallas là 1, vì gần gũi và cũng vì xài chung 1 phi trường héng. Tuy nhiên, 2 tuần nữa Sầu tui có việc phải chạy từ Ốc Tiêu sang bang Á Con Sò một chuyến. Trên đường đi thì chỉ ghé phố Ga Lăng để thưởng thức vài món Việt lót dạ. Lúc đó thì chỉ rủ rê được một vài bạn hữu ở xứ Đà Lạt mơ .. ra quán Bistro B để nhâm nhi cà phê. Lúc đó mới thấy Phọt Quắc cần câu của bác là xa xôi thiệt. Hôm nào chở thằng nhóc lên phố của bác để ghé thăm cái sở thú nổi tiếng của xứ này, rồi rủ bác chạy sang Ạc Linh Tơn ăn Thanh Thanh Bò Bảy Món vậy.

    .

  8. #98
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Chào SauDong

    Tôi theo đạo 4 bốn mùa , Ấn giáo nên kiêng thịt bò thịt trâu , theo Hồi thì kiêng thịt heo , theo Phật thì kiêng tôm cua .

  9. #99
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    566
    Ðai Hội Thánh Mẫu 2016 (tt)

    Bà chủ nhà vói tay lấy chai nước , ngụm một tớp rồi nói tiếp :

    - Hình như chú dì không ở khu Giu se tui thì phải ?
    - Dạ , đúng vậỵ Tụi em ở khu Tử Ðạo .
    - Vậy mà tui tưởng chú dì ở khu Mân Côi .
    - Dạ, không . Hình như khu Mân Côi họ siêng đọc kinh lắm . Mỗi tuần đều có người rước tượng Mẹ về đọc kinh .
    - Bây giờ thưa lắm . Các bác các chú biết không ? Có lần tui đi đọc kinh bên đó . Lúc trước tượng Mẹ cũng nho nhỏ như tượng này . Rồi không hiểu tại sao họ lại thay tượng mới . Tượng này có Ðức Mẹ bồng con , bên cạnh có một ông thánh nào đó đang quì và mặt ngước nhìn Ðức Mẹ , lại thêm một con chó đang vẫy đuôi ngồi kế bên ông . Cho nên cái khung nền rộng cộng với tượng bằng nửa cái bàn này . Có lẽ vậy giáo dân thấy ngại không dám rước tượng về , vì muốn chuyên chở thì phải có xe van hay vận tải cỡ nhỏ .

    Tôi mở cái phôn di động , đánh vào trang Google :"Which saint has a dog kneeling before Mary and her child" . Lập tức trên màn hình nhỏ hiện lên những hình thù lạ lùng . Trong đó có hình một ông thánh như bà chủ nhà miêu tả . Tra tìm một lúc thì được biết đó là thánh Ða minh .

    Tôi vui mừng nói :
    - Bà chủ à ! Ðó là thánh Ða Minh , tương truyền là bà mẹ ông ta khi mang thai nằm mơ thấy có chó nhảy qua người .

    Ông chủ nhà ngồi im nãy giờ , vội lên tiếng :
    - Tui nghĩ không phải . Chắc là thánh Martin . Thuở sinh thời ngài hay chữa bệnh cho chó , nên các chú chó hay lẽo đẽo theo ngài .

    Tôi cười cười nói theo :
    - Có lẽ vậy , nhưng cái tượng này ông thánh da trắng , còn thánh Martin da đen mà .

    Quay qua quay lại không thấy bà nhà tôi đâu, thì ra bên cạnh một cái sạp bán ô dù nón bà nhà tôi đang thử nón .

    - Ông có muốn mua nón không ? Cái nón lá tui mới mua ông đội rách rồi .
    - Mới mua bao giờ vậy hả bà ?
    - Mới mua chừng ... mười năm .
    - Ừ mới có mười năm ! Vậy mua cho tui một cái , nhưng lựa cái nào là chiếc nón bài thơ .
    - Chi vậy ?
    - Ðể khi ra vườn vừa cắt cỏ vừa làm thơ .

    Giờ này gần đến trưa các hàng quán đầy ắp người . Chúng tôi bước vào một quán nào đó . Vừa ngồi bàn ăn trải khăn nhựa trắng đục có một em thiếu nhi bước hỏi chúng tôi muốn ăn gì .

    Bà nhà tôi liền chỉ ngón tay vào món phở :
    - Còn ông ?

    Nói thật khi đi bất cứ nơi đâu , tôi ngại ngùng khi gọi món phở . Phở thường là phở bò , tôi kiêng thịt bò nên không ăn . Cầm cái thực đơn lên ngó tới ngó lui thì chỉ có phở bò , cơm sườn , bún riêu, bún thịt nướng , bánh cuốn , cà ri heo rừng , bánh mì giò chả , canh chua cá kho tộ, cơm cá khô với canh rau đay .
    - Ừ cho tôi phần cơm canh chua cá kho tộ .

    Bà nhà tôi ở nhà ít nấu phở cho các con , nhưng mỗi khi ra ngoài lại thèm món phở . Ăn được vài miếng bánh phở , bà nhà tôi lắc đầu rồi nói :
    - Giáo xứ này hình như toàn người Bắc không , nhưng sao nêm nếm cho đẫy đường . Phở ngọt ngay ăn gì được . Tôi cười thầm trong bụng : " Cái bà này lần nào cũng vậy , đi chơi thì gọi phở , ăn thì chê . " . Tôi cũng gắp thử miếng cá kho tộ và húp món canh chua cá catfish . " Chu choa ! Cũng ngọt quá chừng . " Tới đây chẳng lẽ bỏ cũng đành xơi nốt phần cơm canh chua cá kho tộ . "

    Chúng tôi chen chúc đi về hội trường Các Thánh Tử Vì Ðạo , vừa lúc đó tan buổi hội thảo của cha Vũ Thế Toàn . Hai bên cửa hông là lối ra , không cho người mới chen vô . Một ông đứng canh cửa nói :
    - Xin quí vị xếp hàng ở cổng chính của hội trường . Lối này là lối ra , không vào được . Chúng tôi sẽ cho tất cả mọi người trong hội trường ra hết .

    À ! Thì ra vậy . Mấy năm trước người đi nghe giảng thuyết ở lại dành chỗ cho người thân . Một người dành năm sáu chỗ cho người quen . Nhiều khi qua phân nửa giờ giảng thuyết chỗ trống vẫn còn mà người khác chen chúc nhau ngồi ngoài hành lang hay các bực thảm dưới đất . Vì vậy năm nay để cho công bằng hết giờ hội thảo các trật tự viên mời tất cả mọi người ra ngoài .

    Chúng tôi đi vòng qua cửa chính , nơi đây đã đầy ních người . Một bà sồn sồn chen ngang vào đoàn người . Có người hỏi :" Bà chen vô đây không xếp hàng bà ? . Bà ta nhe răng cười : "Tui đi tìm ông chồng tui , chắc ổng đứng xếp hàng đâu đây ." Tôi nói chen vào : " Phải cái ông Hăng Rết cao cao kia không ? , vừa nói tôi chỉ đại vào một ông cao lớn . Ông này nghe loáng thoáng nghe có bà nào tìm mình vội quay đầu lại , nhe hàm răng sún gần hết của mình ra . Bà ta nhìn thấy lắc đầu ngoe nguẩy .

    Khi cửa vừa mở thì mọi người chen đẩy nhau vào . Tôi lắc đầu ngán ngẩm , điệu này thì các chàng trai trẻ còn sung sức chứ mấy ông già bà lão chen vô không khá nổi . Cái này có thể là đức tính của Người Việt Xấu Xí đây .

    Chúng tôi kiếm chỗ ngồi gần cửa ra ngoài . Ðến khi lúc cha Hy hỏi ai cần có câu hỏi là chúng tôi bước ra ngoài để đi xếp hàng tiếp nghe cha Toàn giảng thuyết .

    Cũng xếp hàng chen chúc , xô đẩy nhau . Lần này không ngồi dưới mà leo lên lầu , có ghế nệm .

    Ðang mơ màng tôi nghe tiếng bà nhà tôi gọi : " Dậy ông , ông ngáy quá ." Tôi cười giả lả : " Cha giảng tới đâu rồi ? " Sắp hết rồi , ông có thắc mắc gì hỏi cha không ? " Tôi lắc đầu , hội trường cả mấy ngàn người , mấy chục người cũng có đầy thắc mắc như tôi . Làm sao mà tới phiên mình được .

    Các phòng vệ sinh nam nữ cũng đầy người . Ðàn ông thì nhanh hơn . Mấy bà còn xếp hàng dài dài , nhưng tôi không thấy ai chen lấn .

    Tôi gọi điện thoại cho cô em tôi để trao cái bóp có giấy tờ tùy thân của chồng cô mà khi lái xe hôm thứ tư lại bỏ quên ở nhà . Lều của cô em tôi nằm sát mặt đường Grand , cách đó là một cái bàn dãi dài trên có những chai bia Heineken . Năm sáu ông quen quen ở nhà thờ tôi lên tiếng mời : " Ê ! Ông Anh , vô đây làm vài chai . " Tôi cười hề hề : " Bà nhà tôi đang tìm tôi , hẹn khi khác nhé ! " Cô em tôi phân bua với các bạn của chồng mình : " Ảnh không biết uống bia rượu đâu ? Các anh chị đừng mời ảnh làm gì !" Nói xong cô em tôi thò đôi đũa vào nồi đang nấu món heo rừng xào lăn cho mấy ông đang nhậu .

    Trời về chiều hừng hực cái nóng của mùa hè , tuy nhiên vẫn không bằng cái nóng gắt của thành phố tôi ở . Tôi coi lại trang thời tiết Weather dot com nơi đây , ngày mai mát hơn , mưa 20 phần trăm .

    Bảy giờ Thánh Lễ Ðại Trào mừng kính các Thánh Tử Ðạo Việt Nam . Trống chiên vang lừng cộng với mười ba ca đoàn tổng hợp vang vọng cả một góc trời .

    http://www.dongcong.net/NTM/2016/Thu6/CTTD/index.html
    Last edited by hoanghac; 08-22-2016 at 06:14 PM.

  10. #100
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by hoanghac View Post
    Chào SauDong

    Tôi theo đạo 4 bốn mùa , Ấn giáo nên kiêng thịt bò thịt trâu , theo Hồi thì kiêng thịt heo , theo Phật thì kiêng tôm cua .
    Cứ mỗi thứ Sáu tôi bị ép theo đạo Chúa. Vì nhà hàng của công ty chẳng có bán thịt cá. Ăn tuyền là sà-lách. ))
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:42 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh