Register
Page 6 of 7 FirstFirst ... 4567 LastLast
Results 51 to 60 of 62

Thread: Có nên....

  1. #51
    Nước Mận Khô Và Chứng Táo Bón
    Phương Hoa

    Nhân đọc bài viết “Của Đi Thay Người” của tác giả Phạm Hoàng Chương, kể chuyện nhân vật ăn mít bị tắc ruột, tôi nhớ lại có một lần tôi cũng “ngốn” một loại trái cây rồi bị chứng tắc ruột “hỏi thăm” sắp sửa cần đến xe cấp cứu, nhưng chỉ nhờ một thức uống đơn giản mà tôi đã thoát nạn một cách thần kỳ. Đặc biệt, loại nước mận này còn tốt hơn cả thuốc nhuận trường, vì nó vừa “xổ” lại vừa “bổ!” Trong mười mấy năm qua nó đã giúp cho tôi và gia đình, làm cho chứng táo bón “không có cửa” để hoành hành. Xin viết ra đây để chia xẻ với những ai thường bị “chặc dạ.”

    Trước khi đi vào câu chuyện chai nước mận, tôi xin “tản mạn” đôi chút về chứng táo bón mà có lẽ trong đời bạn cũng đã từng một vài lần bị nó “viếng thăm.” Theo tài liệu của viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ, National Institutes of Health (NIH), táo bón là cái chứng (symptom) chứ không phải bệnh (disease) nhưng lại là một trong những triệu chứng thuộc về dạ dày và ruột được phàn nàn nhiều nhất trên xứ Cờ Hoa. Hàng năm, có hơn bốn triệu người Mỹ thường xuyên bị táo bón, gây nên khoản gần ba triệu cuộc viếng thăm bác sĩ, và có khoản trên bảy trăm triệu Mỹ Kim được dùng để mua thuốc nhuận trường. Tuy nhiên, ngọai trừ những trường hợp bệnh đặc biệt về đường ruột hay bệnh nhân tiểu đường, theo NIH, chứng táo bón thường là tạm thời chứ không nghiêm trọng.

    Cũng theo NIH, một số trong những nguyên nhân thông thường nhất dẫn đến việc táo bón là do ăn uống không đủ chất sợi (fiber), ít hoạt động, thiếu nước, bị căng thẳng, hoặc là phải đối diện với sự đổi thay khắc nghiệt trong cuộc sống. Có lẽ đây là trường hợp của tôi.

    Khi tôi đến Mỹ thì chứng táo bón đã theo tôi dễ cũng đến mười mấy năm rồi. Chứng táo bón này bắt đầu hành hạ tôi từ ngày gia đình tôi rời bỏ miền thùy dương cát trắng Nha Trang và dọn đến một vùng rừng núi để bắt đầu cuộc sống rẫy rừng.

    Ở vùng kinh tế mới, mỗi ngày tôi bỏ ba đứa con thơ dại ở nhà chơi với nhau (khi đó ai cũng làm vậy cả, giờ nghĩ lại giật mình!) xách giỏ cơm khoai độn kèm gói muối ớt, vai mang gùi theo nhà tôi lên rừng chặt cây, phát rẫy, cuốc đất, trỉa bắp, trồng khoai. Chiều về, vợ nặng quằn vai gùi củi mục và rau rừng, chồng ì ạch với khúc gỗ to hay mấy gốc cây được đào bới lên từ nương rẫy. Đầu tắt mặt tối, cơm độn mà vẫn không đủ cho con ăn. Trăm nỗi lo âu, ngàn điều sầu não, ngủ không đủ giấc, ăn không đủ chất, bảo làm sao mà không…táo bón?

    Nhưng thời buổi ấy có khối việc để lo, ai quan tâm đến “nghiệp vụ” của cái ruột già ruột non mà làm gì, hôm nay không đi được thì hôm sau, ngày này nó không ra thì ngày khác nó cũng phải chui ra thôi. Bỡi thế cho nên khi chứng táo bón nó đến viếng thì nó lại…làm biếng ra đi. Những người xung quanh tôi cũng cùng chung tình trạng. Một lần, ông cụ hàng xóm người xứ Quảng đã dùng bã mía “cạy” dùm cho thằng cháu nội vì nó “rặn” mãi mà không ra. Đau quá thằng bé khóc la inh ỏi. Thấy tôi nhìn, cụ nói, “Hắn có ăn cái chất chi mô mà ị hả cô, toàn là mắm với muối không thôi!”

    Tội nghiệp ông cụ, người con trai đại úy Biệt Động Quân đã bị đi “học tập” mút mùa nên cụ phải phụ

    với con dâu lo cho thằng cháu sau khi đi rẫy về. Cô dâu xinh đẹp của cụ người miền Nam, ngày xưa khi còn là vợ sĩ quan thường lên xe xuống kiệu, cơm nhà hàng, ngủ khách sạn, nhưng “gặp thời thế” chị cũng hăng hái thưởng thức những món “đặc sản” do người cha chồng chế biến để nuốt cho trôi cơm. Quanh năm suốt tháng, hễ ăn hết khạp chuối cây muối cụ lại làm một khạp cây đu đủ muối, món nào của cụ cũng mặn đến quắn cả lưỡi.

    Lần đầu tiên khi cụ giới thiệu cái món ruột cây đu đủ thái mỏng muối chua, tôi ngạc nhiên quá đỗi. Trước 75, cây chuối và cây đu đủ thường được bà tôi dùng nấu cho heo. Thực ra những món này cũng chỉ để lừa cái khẩu vị đã từng quen ăn sung mặc sướng trước kia, chứ bổ khỏe gì. Cứ mãi hết muối đến dưa cộng với sự căng thẳng, chạy đua với cuộc sống cơ cực nên mọi người hè nhau mà “bí.”

    Tôi chịu đựng cái chứng táo bón này mãi cho đến ngày tôi rời quê hương đi định cư ở Mỹ. Khi mới đến, cái đất nước rất quí trọng mạng sống con người này đã cho tôi được chọn một bác sĩ gia đình, cho tôi làm xét nghiệm từ A tới Z để xem tình hình sức khỏe của tôi. Bác sĩ đã bắt tôi uống thuốc đến sáu tháng trời vì cái “tội” thử da bị đỏ. Nhưng cái chứng táo bón cố hữu thì dầu cho bác sĩ thay đổi đủ lọai thuốc nhuận trường, chúng chỉ “quớt” được mấy lần đầu, rồi sau lại “vũ như cẩn.”

    Cuối cùng bác sĩ cho đi soi ruột, tôi nhịn đói đến nỗi ngất xỉu phải gọi “Ambulance” nhưng rồi khi soi ruột cũng không tìm được gì. Bác sĩ bèn khuyên tôi nên thay đổi thức ăn. Từ đó, thực đơn chính của tôi nào là gạo lức muối mè, đu đủ chín, các loại rau, trái cây, và ăn ít thịt. Vậy mà cái ruột già của tôi nó vẫn “lì” ra đó, có khi nó làm việc có khi không. Có lẽ nó đã bị cái lũ mắm muối “đeo bám” kỹ rồi nên khó mà thay đổi! Dù bác sĩ nói chẳng nghiêm trọng gì, nhưng chứng táo bón đã làm cho tôi rất khó ngủ và khó chịu, bụng dạ lúc nào cũng cảm thấy anh ách, mặt mày nhiều lúc “quạu đeo.”

    Cho đến khi tôi gặp bà Rosie. Bà khách già người Mỹ này từng làm việc trong ngành y khi còn trẻ. Một lần tán chuyện nghe tôi bị chứng táo bón kinh niên, bà liền đem đến cho tôi một chai nước trái mận khô gọi là “Prune Juice.” Bà bảo tôi cứ vài ngày thì uống một lần vào buổi sáng sớm khi bụng đói, uống chung với sữa, sẽ giúp ích cho việc nhuận trường.

    Mới đầu, tuy tôi cám ơn Rosie về sự quan tâm của bà, tôi cũng không tin lắm vào sự hiệu quả của loại thức uống này. Tôi nghĩ, thuốc nhuận trường đủ loại, rau quả các thứ còn chưa “trông ăn” huống chi cái thức uống ngọt lịm đầy “nguy hiểm” này. Tôi đã từng tiếp xúc với nhiều người khách Mỹ bị bệnh tiểu đường nên tôi thường “kỳ thị” chất ngọt, chẳng thiết tha gì mấy với các loại thức uống và bánh kẹo của người Mỹ vì có chứa quá nhiều đường. Nhưng thật không ngờ thứ nước uống này lại có hiệu quả tuyệt vời. Nó đã đuổi được chứng táo bón của tôi chạy…“mất dép!” Lần đầu tiên trong mười mấy năm, tôi hiểu thế nào là cái cảm giác “sạch ruột nhẹ lòng” như mấy ông thầy thuốc bắc thường nói.

    Tôi bắt đầu làm “người quảng cáo thầm lặng” không công cho hảng “SunSweet.” Tất cả người trong gia đình, người quen, bạn bè, và cả khách hàng của tôi đều được tôi giới thiệu loại thức uống này và ai cũng hài lòng với kết quả nhuận trường của nó. Vì dùng thường xuyên nên tôi cũng sợ, chẳng biết nó có tác hại phụ nào không. Nhưng hầu hết các bác sĩ của gia đình tôi đều nói là Prune Juice dùng cho táo bón rất tốt và không có hại vì tuy nó ngọt nhưng đó là chất ngọt của chính trái “plum” chứ không có đường.

    Về sau tôi tìm ra quả là đúng như thế. Trên trang web nhà của hảng “SunSweet” họ khẳng định trong quá trình chế biến nước Prune Juice, họ không dùng hóa chất như chất bảo quản chống hư hoặc là bỏ thêm đường, mà tất cả thành phần, “ingredient,” chỉ có độc nhất trái mận khô (prune).

    Tôi cũng tìm thấy thông tin từ hội đồng California Dried Plum Board (CDPB) đại diện cho hơn 900 nhà trồng mận của tiểu bang California cho biết, kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy chất fiber rất cao trong trái mận khô sẽ giúp hấp thụ nước làm cho trơn ruột già, phân sẽ mềm ra dễ đi cầu, giúp hạ thấp mức cholesterol trong máu, và rất nhiều các hợp chất vimtamins như B6, chất khoáng minerals, carbohydrates…có thể giúp làm giảm đi sự nguy hiểm của các chứng về tim mạch, hạ thấp chứng cao huyết áp, và giúp điều chỉnh mức đường trong máu (theo CDPB).

    Biết được những thông tin này, tôi cũng an tâm khi liên tục dùng nước trái mận. Tủ lạnh nhà tôi lúc nào cũng có sẵn một chai Prune Juice, và nếu phải đi xa, tôi luôn mang theo một chai để phòng hờ nơi tôi đến không có bán. Ngay cả khi đi du lịch Hawaii tôi cũng nhét trong hành lý vài chai.

    Nhưng có một lần tôi đi “gần,” đi ăn mừng tân gia của vợ chồng thằng con út, nên không mang theo chai nước mận thì tôi lại gặp chuyện. Tụi nhỏ may mắn mua được căn nhà khá đẹp, địa thế tốt ở thành phố Freemont, Bắc Cali, mà còn mua với một cái giá “phải chăng,” bù lỗ lại cho cái nhà thứ nhất mua trong thời điểm “bong bóng phập phồng,” nên vợ chồng tôi rất mừng, bèn “khăn gói quả mướp” đến chung vui với con. Hôm sau xong tiệc, ông nhà tôi trở về đi làm còn tôi ở thêm một buổi để giúp trang trí bộ rèm cửa rồi sẽ về sau vì vợ chồng tụi nó phải đi làm.

    Sáng hôm đó, tôi ở nhà một mình, loay hoay với bộ rèm cửa cả tiếng đồng hồ nhưng vẫn chưa đâu vào đâu, thình lình tôi cảm thấy bụng đau quặn thắc. Tưởng là đến lúc phải “xả xui” tôi chạy vội vào nhà vệ sinh. Nhưng dù đau đến toát mồ hôi, tôi vẫn chẳng đi được chút nào, một tí “hơi” cũng không có. Tôi uống vào một ly nước lọc thì nó lại ào ạt “ọc” ra ngay. Bụng căng cứng, hơi bị ứ bên trong từ bao tử dồn lên chèn ép trái tim, làm tôi tức ngực đến không thở được.

    Khó đứng khôn ngồi, tôi há miệng thở như con cá ngáp mới vừa được gỡ khỏi lưỡi câu. Tôi dùng tay vừa xoa cái bụng căng tròn, vừa nghĩ xem ngày trước đã ăn những gì. Thức ăn cho bữa tiệc chỉ là những món thông thường như bánh hỏi thịt quay, chả giò, gỏi cuốn, và súp măng cua…, con dâu tôi nó đặt mua từ một nhà hàng Việt Nam ở San Jose. Tôi không ăn thịt heo nên chỉ ăn một ít bánh hỏi với xì dầu và một chén xúp thì đâu đến nỗi bị ngộ độc.

    Tôi bỗng nhớ lại buổi sáng sớm trước khi đi ăn tân gia, tôi có đi bộ với cô bạn Jilly. Thường thì mấy ngày weekend chúng tôi đều tranh thủ đi bộ một giờ vào buổi chiều. Hôm ấy vì phải đi cả ngày Chúa Nhật nên tôi rủ Jilly đi buổi sáng để tôi không bị gián đọan. Khi đi ngan qua một cây hồng dòn bên lề đường Low Saramento sum suê những trái mà trái nào cũng chín vàng ươm, Jilly dừng lại hái một trái, chùi vào áo rồi đưa lên miệng cắn nhai rào rào luôn cả vỏ. Từ trước đến nay tôi chưa ăn hồng luôn vỏ như thế bao giờ. Nhưng thấy Jilly ăn một cách ngon lành, tôi nghĩ ăn vỏ chắc là “good fiber,” có nhiều chất sợi, nên tôi cũng bắt chước. Tôi rứt một trái chín “bự chảng” cắn thử và thấy rất ngọt nên tôi đã ngon trớn tới luôn, ăn hết sạch. Đúng là “tham thực cực thân,” có lẽ là tại trái hồng to đùng đó.

    Tôi vào tủ thuốc gia đình của tụi nó lục lấy một viên tiêu thực “Maalox” rồi nhai như tôi vẫn thường làm mỗi khi ăn khó tiêu hay bị đầy hơi, hy vọng sẽ ợ được hơi ra cho nhẹ bụng. Lát sau, tôi nhai thêm một viên nữa.

    Hai viên tiêu thực tôi nhai đã được một lúc mà vẫn chả nghe ngóng gì, cơn đau bụng càng lúc càng tăng vì ợ không được, xả hơi không được, mà đi cầu cũng không được, tất cả các ngả “thông hơi” đều bị bế hết rồi. Phải gọi 911 thôi!

    Nhưng rồi tôi nghĩ đến bao nhiêu phiền phức sẽ kèm theo sau đó, phải gọi thằng con về trong giờ làm việc, nó đã cho biết trong hảng có việc gấp nên dù rất muốn xin nghỉ hôm đó để dọn dẹp nhà cửa mà nó vẫn phải đi làm, con dâu thì làm việc ở xa, rồi sợ sẽ nằm viện lâu bỏ shop không ai làm, phải trả “deductible” cho bảo hiểm… thôi thì ráng đợi thêm chút nữa.

    Tôi sực nhớ đến chai nước Prune. Phải chi tôi có mang nó theo thì sẽ uống một ly, may ra nó giúp cho thông cái ruột. Vội vàng khóa cửa, tôi ôm bụng lê từng bước đến tiệm FoodMaxx gần nhà. Nhiều lúc đau quá tôi phải ngồi xuống bên lề để thở, đợi cho dịu xuống rồi đứng dậy đi tiếp. Tiệm chỉ cách nhà con tôi hơn ba block đường, mà tôi cảm thấy đi lâu như cả hàng… thế kỷ. Đến nơi, tôi vào ngay dãy thức uống và tìm thấy chai nước mận quen thuộc. Không thể chờ được nữa, tôi ngồi bệt xuống sàn, run rẩy lắc mạnh cái chai cho đều, rồi vặn nắp ra và đưa lên miệng nốc một hơi dài đến “quên thở,” mặc kệ những khách hàng xung quanh đang tròn mắt nhìn tôi.

    Sau đó tôi đem chai nước ra quầy tính tiền, xin lỗi họ vì không thể chờ nên tôi đã uống trước. Cô thâu ngân cũng vui vẻ nói, “Không sao, bà trả tiền đàng hoàng mà.”

    Tôi mang chai nước uống dở lệt bệt ra về. Đi đến gần nhà, tôi bỗng nghe trong ruột sôi lên cuồn cuộn. Rồi tôi có cảm giác như là đã xả chút hơi và bất thình lình ợ được một cái rột.

    Và tôi bỗng thấy nhẹ cả người, không còn đau tức nữa. Về nhà, tôi vội vàng chạy ngay vào toa lét. Chiều hôm đó, tôi đường hoàng lái xe ra về và ngày hôm sau đi làm tỉnh bơ. Từ đó, mỗi khi cảm thấy trong bụng đầy hơi, tôi uống nước Prune thay vì dùng viên tiêu thực Maalox.

    Chưa hết, ngoài việc giúp nhuận trường, trái mận khô (prune) còn được cho là giúp tái tạo xương một cách tự nhiên và rất đắc lực. Theo kết quả nghiên cứu năm 2012 của giáo sư tiến sĩ Bahram Arjmandi, chủ tịch khoa dinh dưỡng “Nutrition, Food, and Exercise Sciences” tại đại học Florida State University (FSU), thì ăn từ sáu đến mười trái mận khô mỗi ngày, chẳng những có thể giúp ngăn ngừa chứng loãng xương, giúp tái tạo xương cho phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, mà nó còn giúp bảo vệ xương cho cánh đàn ông, vì từ 65 tuổi trở lên, các ông cũng bị hao hụt mất xương nhanh chóng không thua gì các bà. Từ kết quả nghiên cứu của ông, tiến sĩ Bahram cho rằng trái mận khô là một loại trái cây “miracle,” kỳ diệu, có thể giúp cơ thể người ta chiến đấu chống lại các chứng bệnh về xương (theo FSU).

    Đến đây thì tôi nghĩ, không biết có phải bà Rosie cũng nhờ loại mận khô này mà bà rất khỏe và rắn chắc hay chăng. Bà đã qua tuổi chín mươi, nhưng vẫn đi đứng hiên ngang, nói cười rổn rảng, lái xe chạy ào ào, chứ không phải nói bằng giọng hụt hơi thì thào, còng lưng mỏi gối như phần đông những người cao tuổi. Có lần tôi hỏi thăm bí quyết sống của bà. Rosie cho biết bà thường ăn sáng bằng cheerios với trái mận khô trộn sữa hoặc nho khô, đi bộ mỗi ngày một giờ, thỉnh thoảng “rửa ruột” bằng nước mận, và tối nào bà cũng lột ăn nửa trái chanh cùng với một ly whisky rồi “night night,” tự chúc mình ngủ ngon, và lên giường rất sớm. Bà ngủ đến mười tiếng đồng hồ mỗi đêm. Thật là ngưỡng mộ, vì tôi còn trẻ hơn bà, được sinh ra sau bà gần bốn thập niên mà họa hoằn lắm tôi mới ngủ được một đêm tám tiếng. Khi tôi dọn đi khỏi thành phố thì bà đã bước qua tuổi chín mươi lăm.

    Đó là chuyện về nước và trái mận khô. Về chứng táo bón, viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ đã có lời khuyên, “phòng bệnh hơn là chữa bệnh,” chứng táo bón không có gì nguy hiểm, nếu biết cách điều chỉnh cuộc sống, thay đổi thức ăn, cộng với thể thao thể dục thường xuyên, người ta sẽ tránh được nó. (Chứ để chứng táo bón “bám rễ” như trường hợp của tôi thì khổ lắm!) Phòng được bệnh chẳng những giúp cho chính bản thân và gia đình, mà còn giúp giảm đi chi phí “Medical” cho nước Mỹ.

    Tính sơ sơ nội cái chỉ cần giảm được chứng táo bón không thôi, mỗi năm đất nước Hoa Kỳ cũng sẽ tiết kiệm được hàng bảy tám trăm triệu Mỹ Kim.

    Nhưng quan trọng hơn hết, sống khỏe thì mới sống vui, sống hạnh phúc yêu đời. Chứ cái mặt cứ “nhăn nhăn như thằng táo bón” thì yêu đời sao nổi.

    Tips cho chai nước Prune Juice:

    Ở các tiệm thực phẩm có bán rất nhiều loại chai nước “Prune Juice.” Nếu bạn đã từng biết đến và thử qua loại nước mận này nhưng không có hiệu quả, thì có lẽ bạn đã mua không đúng loại rồi, vì trong thực tế chỉ có một loại nước Prune dùng tốt nhất cho táo bón. Nếu bạn muốn thử, hãy mua đúng loại chai có nắp màu cam và có chữ “WITH PULP” (có xác) y như hình trên thì mới hiệu quả.

    Dùng cho táo bón: Buổi sáng lúc mới ngủ dậy bụng đói, uống trước một ly nước lọc. Sau đó trộn nửa ly sữa chung với nửa ly nước Prune Juice rồi uống hết một lần. Có thể uống thêm nước lọc lai rai cho đến khi đi vệ sinh. Bảo đảm ruột của bạn sẽ được rửa sạch, “không đẹp không ăn tiền!”

    Loại nước chai có nắp màu cam này hơi khó tìm vì lúc nào cũng được bán hết sớm hơn các lọai có nắp màu khác và giá cao hơn nhiều. Bạn có thể lên trang nhà của hảng này để mua, giá rẻ hơn một nửa giá bán lẻ của các tiệm thực phẩm: $2.35 so với $5.99/chai, hoặc nếu có “on sale” thì ít nhất cũng phải trên $4.00. Nếu ở không xa, bạn cũng có thể đến tận địa chỉ nhà máy mà mua, họ có phòng bán lẻ tại đó để giới thiệu mặt hàng. Nếu mua nhiều, họ gửi UPS cước phí cũng nhẹ:

    http://store.sunsweet.com/merchant2/...ory_Code=JUICE

  2. #52
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by chieclavotinh View Post
    Nước Mận Khô Và Chứng Táo Bón
    Phương Hoa


    Đó là chuyện về nước và trái mận khô. Về chứng táo bón, viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ đã có lời khuyên, “phòng bệnh hơn là chữa bệnh,” chứng táo bón không có gì nguy hiểm, nếu biết cách điều chỉnh cuộc sống, thay đổi thức ăn, cộng với thể thao thể dục thường xuyên, người ta sẽ tránh được nó. (Chứ để chứng táo bón “bám rễ” như trường hợp của tôi thì khổ lắm!) Phòng được bệnh chẳng những giúp cho chính bản thân và gia đình, mà còn giúp giảm đi chi phí “Medical” cho nước Mỹ.

    Tính sơ sơ nội cái chỉ cần giảm được chứng táo bón không thôi, mỗi năm đất nước Hoa Kỳ cũng sẽ tiết kiệm được hàng bảy tám trăm triệu Mỹ Kim.
    Chịu khó mỗi ngày đi bộ (30 phút) cũng sẽ không bị táo bón
    Mà còn "bổ" mấy thứ khác nữa!
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #53
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Chịu khó mỗi ngày đi bộ (30 phút) cũng sẽ không bị táo bón


    Đau Thần Kinh Tọa, Chữa Lành
    Sao Nam Trần Ngọc Bình

    Đây là chuyện đau thần kinh tọa, đau tới mức đã tưởng là bất trị. Vậy mà chỉ nhờ đi dự đám cưới cô cháu lấy chồng Mỹ, mà tôi gặp duyên, chỉ một lần ấn huyệt mà lành 95 phần trăm. Vì vậy bài viết này cũng có thể gọi là chuyện hậu Đám Cưới Việt Mỹ.

    Năm 2014 tôi cảm thấy đau đau nơi chân trái. Đến Bà người Mỹ chuyên nắn bóp cột sống khám Bà ta cho biết tôi bị “Sciatica” nghĩa là tôi bị bịnh đau thần kinh tọa.

    Lên Internet đánh chữ đau thần kinh tọa thì được cho biết bịnh này có nhiều nguyên nhân và được chỉ dẫn cách tập 10 thế để tự chữa nhưng không hết.

    Chỉ đau phía bên chân phải mà thôi,cùng với bịnh này tôi còn bị bịnh thấp khớp nữa.

    Bịnh thấp khớp làm cho tôi đau thật là đau; mới đầu cái khớp của ngón tay giữa cứ hành quân liên miên làm tôi chịu hết nổi rồi nó chạy tiếp vào giữa lòng bàn tay.

    Đến đây thì quá đáng lắm rồi tôi phải làm sao trị cho hết nếu không làm sao lái xe.Mỗi lần tôi bẻ tay lái xe sang trái hay sang phải đều cảm thấy bị đau thấu đến trời xanh.

    Được bạn bè chỉ dẫn tôi vừa tập đi bộ để trị bịnh đau thần kinh tọa vừa xòe cả 2 bàn tay ra rồi nắm lại với ngón tay cái nằm trong lòng bàn tay của 2 bàn tay phải và trái để trị bịnh thấp khớp tôi cứ tập như thế dòng dã suốt 4 năm từ 2014 tới 2017 thì hết thấp khớp luôn nhưng bệnh đau thần kinh tọa lại chạy sang luôn chân trái mà tôi không hiểu tại sao.

    Lúc này khi tôi nằm ngủ tôi cảm thấy ở gần ngay xương cùng của cột sống làm như có một cục gì đó tự nhiên chen vào khiến cho tôi mỗi lúc trở mình thấy rất đau.

    Tôi ra tiệm One Dollar mua cái bịch “hot/cold pack” bỏ vào hâm nóng lên rồi để gần chỗ cái cục đó để chườm thì tôi ngủ yên được nhưng vẫn không ngon giấc.

    Tôi đi bác sĩ gia đình ông gởi tôi tới “Trung Tâm Trị Bịnh Đau Thần Kinh Tọa bằng Liệu Pháp Thể Dục.” (Physical Therapy)

    Tôi được hãng bảo hiểm cho tôi 6 lần điều trị.

    Tôi mang cuốn sách Yoga hỏi nhân viên điều trị xem tôi có nên tiếp tục tập Yoga nữa không thì được trả lời cứ tiếp tục tập không sao.

    Người nhân viên này nói có lẽ khi tập Yoga tôi làm chạm dây thần kinh nào đó nên tôi mới bị đau thần kinh tọa.

    Lời nói này phù hợp với lời giải thích về nguyên nhân của bịnh thần kinh tọa mà tôi đã đọc trên internet.

    Nguyên nhân của Bịnh Thần Kinh Tọa thì nhiều nhưng người bịnh bình thường như tôi và các bạn làm sao mà biết được.

    Trong mỗi buổi tập,trước khi bắt đầu tôi đều được hỏi bịnh của tôi tiến triển như nào thì tôi chỉ có một câu trả lời duy nhất khi bớt khi không.

    Đến khi tôi xài hết 6 buổi tập bà thư ký phụ trách Trung Tâm cho biết bà ta đã gọi bảo hiểm của tôi và hãng đã đồng ý cho tôi thêm 6 buổi nữa.

    Tôi gọi cho bảo hiểm của tôi nói cám ơn và từ chối nhận không nhận 6 buổi tập mà hãng bảo hiểm có nhã ý cho thêm.

    Theo như lời bà bạn của gia đinh tôi bà đã phải tập 6 tháng sau đó Trung Tâm Trị Bịnh bằng Liệu Pháp Thể Dục mới gởi bà qua bác sĩ chuyên môn về xương để ông bác sĩ này xem sao sau đó ông ta gởi bà qua một bà bác sĩ chuyên môn khác và bà được bà bác sĩ này cho chích vào xương sống thì hết bịnh.

    Nói thì giản dị nhưng đoạn trường ai có qua cầu mới hay! Nội cái đi tới đi lui trong 6 tháng liền cũng cũng đủ mệt rồi.

    Tôi phải làm sao đây?

    Người Việt ta có thói quen nghĩ rằng mình bị bịnh là trả cái quả từ kiếp trước tôi cũng không qua lối suy nghĩ đó.

    Nếu tôi cứ tiếp tục như bà bạn của tôi cho đủ 6 tháng mà Trung Tâm Điều Trị Thể Dục không tìm ra nguyên nhân để gởi tôi đi các bước kế tiếp thì tôi phải làm sao?

    Âu là tôi cứ sống với bịnh của tôi,khi chấp nhận như thế tôi thấy dễ chịu phần nào.

    Cứ coi bịnh là bạn của mình theo tôi đó là giải pháp hay nhất.

    Ngày 11 tháng 11 năm 2017 cô cháu dâu y hẹn đến đón vợ chồng tôi đi tham dự lễ cưới của cô con gái với anh chàng rể người Mỹ ở Thành Phố Charleston,SC. (Xin mời đọc Đám Cưới Mỹ-Việt trên Vietbao online)

    Trong số khách mời có chị L. là chị ruột của tôi cùng cháu V. con gái của chị tôi và cháu ngoại cúa chị tôi là K. cùng người bạn của K.từ Canada qua và vợ chồng cô V.là bạn đồng nghiệp của cô cháu dâu của tôi cũng ở Greenville, SC.

    Từ trước đến nay tôi chỉ biết cháu V. hành nghề thẩm mỹ chứ tôi đâu có ngờ là V. còn học được cách “Ấn Huyệt Trị Bịnh”nữa mà V. không nói cho tôi biết.

    Thời gian chúng tôi cùng sống với nhau chỉ có 4 ngày, mãi cho đến ngày thứ 2 thì cháu V. mới tiết lộ cái tài của cháu và trổ tài trị bịnh cho tôi, khi tôi cho V. biết tôi bị bịnh đau thần kinh tọa. Cháu V. nói:

    “Vai cậu bị lệch những sợi dây thần kinh quấn lại với nhau làm cho cậu bị bịnh đau thần kinh tọa đó. Cậu nằm xấp xuống cái bàn này để cháu ấn huyệt làm dãn các sợi dây thần kinh ra là cậu sẽ khỏi bịnh mà.”

    “Có bịnh thì vái tứ phương,”các cụ ta nói thế. Tôi được cháu ngỏ ý mà không phải “vái” thì tôi còn chần chừ gì nữa.

    Thế là tôi nằm xấp xuống mặt bàn. V. dùng cùi chỏ của cánh tay miết thật mạnh dọc xống lưng từ gần cổ xuống về dưới.

    Tôi cảm thấy đau thật là đau. Lúc đó đau quá tôi nghĩ thà chết sướng hơn.

    Tôi la làng khiến cho bà chị tôi vội vàng xông vào can thiệp. Chị nói:

    “Thôi đừng ấn huyệt cho cậu ấy nữa lỡ có chuyện gì cậu ấy đổ tại con?”

    Đang mải mê ấn huyệt V. không nghe cứ làm tới luôn mặc cho tôi la làng không để ý đến lời can ngăn của chị tôi.

    Khi cảm thấy đã đủ dose V. mới ngưng tay.

    Khi tôi đứng dậy để bước đi thì tôi hầu như không đi được và thấy đau vô cùng.

    Tôi thầm nghĩ “Thôi chết mình rồi đi không được thì làm sao đây?”Nhưng chỉ lối 30 phút sau tôi bắt đầu đi đi lại lại được nhưng là đi cà nhắc từng bước.

    Đêm hôm đó tôi ngủ ngon lành như chưa bao giờ có được một giấc ngủ như thế.

    Sáng hôm sau lúc thức dậy tôi cảm thấy nhẹ nhàng và bịnh đau thần kinh tọa của tôi hầu như bớt hẳn tới 95%.

    Theo như V. nói V. phải ấn huyệt cho tôi thêm lối 3 lần nữa thì mới hết mà bay đi đi Canada lại là cả một vấn đề nhưng bây giờ bịnh của tôi đã bớt tới 95% nên tôi để cho cơ thể của tôi tự điều chỉnh 5% chỗ còn lại vì cơ thể của mình có thể tự chữa bịnh cho mình được mà.

    Ban đêm khi đi ngủ tôi không cần tới túi “Hot/Cold pack” để chườm nữa.

    Có lẽ tôi được hưởng cái may mắn từ đám cưới của hai cháu của tôi? Hay là tôi đã trả cái nhân cho kiếp trước của tôi nên bây giờ tự nhiên cô cháu của tôi trị hết bịnh của tôi một cách ngon lành.

    Cũng như cái bịnh trĩ tôi mắc phải từ năm tôi 16 tuổi tôi phải chịu đựng cái bịnh này lối 24 năm cho đến năm 1980 tôi tập Yoga thì bịnh hết luôn cho tới bây giờ nghĩa là tôi đã trả xong cái nghiệp thì tôi mới hết bịnh.

    Bây giờ tôi đã có thể ngổi trước máy PC để gõ bài cho qua thì giờ để chia xẻ với quý bạn đọc thân mến.

  4. #54
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by chieclavotinh View Post


    [SIZE=4]
    Được bạn bè chỉ dẫn tôi vừa tập đi bộ để trị bịnh đau thần kinh tọa vừa xòe cả 2 bàn tay ra rồi nắm lại với ngón tay cái nằm trong lòng bàn tay của 2 bàn tay phải và trái để trị bịnh thấp khớp tôi cứ tập như thế dòng dã suốt 4 năm từ 2014 tới 2017 thì hết thấp khớp luôn nhưng bệnh đau thần kinh tọa lại chạy sang luôn chân trái mà tôi không hiểu tại sao.


    Vai cậu bị lệch những sợi dây thần kinh quấn lại với nhau làm cho cậu bị bịnh đau thần kinh tọa đó. Cậu nằm xấp xuống cái bàn này để cháu ấn huyệt làm dãn các sợi dây thần kinh ra là cậu sẽ khỏi bịnh mà.”

    Tại ổng có tật mà. Người không cân đối đi bộ nhiều sẽ hành qua cái khác. ( :đùa: )
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #55
    Theo em
    Trần Hoài Thư

    Bắt chước TCS thay vì chọn niềm vui, tôi cũng mỗi ngày chọn thức ăn cho người bệnh. Tôi phải tìm mua những rau cải, hay gạo nâu, cá salmon. Tôi càng lưu tâm đến độ đường, muối, chorestrol khi mua bất cứ thức ăn, hay thức uống.

    Từ ngày theo em, nhất là trong một tháng có mặt ở nursing home thường trực, tôi càng hiểu rõ hơn về mặt thật của một nơi mà người ta gọi là nhà dưỡng lão, trung tâm phục hồi, trung tâm săn sóc bệnh nhân già lão. Những kinh nghiệm mà Y. phải trả bằng cái giá rất đắc, quá đắc, từ những khổ nạn đóng đinh mười phân vào nửa thân người bị stroke, đến những khổ nạn đóng đinh 15 phân ở nursing home, tôi nghĩ, chưa có ai trải qua như Y. Cái bẩy rehabilation center được giăng ra, những niềm nở, những nụ cười, giờ tôi mới thấy là ghê sợ. Họ đã đeo vào chiếc mặt nạ. Họ ngụy tạo. Nhưng thân nhân của người già lão bệnh họan kia phải cần đến họ. Cần đến một nơi thay thế con cháu bởi vì con cháu không thể nào săn sóc cha mẹ tại nhà.

    Vâng. Cái bẩy. Tôi bị mắc bẩy. Y. bị mắc bẩy. Khi bệnh viện cho Y. xuất viện sau một tháng điều trị, họ đưa cho tôi một danh sách dài những rehabilation center. Họ bảo mục đích của trung tâm này là tiếp tục việc tập tành vật lý trị liệu hầu bảo đảm việc đi đứng trước khi được thật sự về nhà để theo chương trình home care. Tôi lên Net điều nghiên. Thấy nơi nào cũng tốt. Nào là phòng một giường. Nào là nệm drap, bình hoa, ánh nắng. Nào là y tá tươi cười. Nào là những ông già bà lão ngồi trên xe lăn, rạng rở. Nào là cảnh tập tành…

    Không ngờ, khi chạm vào thật tế, thì đã quá muộn. Vâng. Căn phòng một giường là có thật. Nhưng là phòng Private, phải trả tiền gấp đôi hay chỉ dành cho những bệnh nhân anh chị, thích đánh đấm. Vâng, họ nở nụ cười tươi là thật, nhưng sau đó, khi cần thì họ ít khi làm thỏa mãn. Nụ cười ấy chỉ dành để lấy tiền medicare. Vâng. Nơi để tập tành đi đứng là náo nhiệt thật, đầy đủ dụng cụ thật, nhưng trên thật tế, càng náo nhiệt thì người bệnh càng ít được cơ hội tập tành. Vâng, dụng cụ hiện đại thật. Nhưng hiện đại để thay thế công việc của những người phụ trách để họ có thì giờ lo những bệnh nhân khác hay đùa giởn câu ngày.

    Bạn tôi trách tôi tại sao không chọn một trung tâm phục hồi chức năng thuần túy, thay vì phải gởi Y. đến nursing home. Xin vui lòng tìm dùm tôi có một nơi nào thuần túy, nhận nuôi hay chăm sóc bệnh nhân. Có bạn thương tình giúp tôi những nursing home được medicare đánh giá rất cao. Nhưng medicare không thể đánh giá được một phòng hai người, một người thì tỉnh trí, một kẻ thì luôn luôn nói với người chết hay ho suyển suốt đêm, hay hét hò man rợ, đánh cả y tá, phun thuốc khi y tá cho uống…

    Tôi xin cảm ơn tấm lòng. Xin hãy để tôi chịu đóng đinh chung với Y. Tôi đã yêu cầu thay đổi phòng 3 lần. Nhưng lần nào tình trạng càng tồi tệ hơn. Thôi thì chỉ còn cách mang Y. về nhà, để tự mình chăm sóc lấy. Không thể chần chờ nữa.

    Trong hồi ức Cảm tạ Ban Mê Thuộc, tôi có viết về kinh nghiệm sống của mình. Khi cầm tờ sự vụ lệnh với hàng chữ: Đương sự phải phục vụ ở đơn vị tác chiến xa thành phố xa trục lộ giao thông, có ai ngờ vùng đất lưu đày lại trở thành vùng đất bao dung. Cũng như khi mang Y. về nhà, hẩm hiu hai chiếc bóng già, tôi không thể tưởng tượng là chính tôi đã tập Y. những bước chân đi đầu tiên qua những sáng kiến mà tôi đã nghĩ. Rõ ràng, cánh cửa đã mở ra, thật sự đón nhận những ánh nắng mai rọi vào phòng.

    Một câu hỏi là: Ai đã mở cánh cửa ra ? Tôi đã có câu trả lời cho tôi. Và chắc bạn cũng đã có câu trả lời cho bạn.

    Có phải vậy không ?


    https://vietbao.com/a308072/tran-hoa...va-noi-nho-que

  6. #56
    Tập Thở Và Vận Động Để Trị Bệnh Đau Nhức
    Chu Tất Tiến

    Một tờ báo Mỹ có kể một câu chuyện về một người đi ăn trộm, đang mò mẫm trong bóng tối bỗng đụng chạm làm rơi một món đồ gì đó, khiến ông chủ nhà thức giấc. Anh ăn trộm hoảng quá, đứng chết trân tại chỗ, chờ chủ nhà kêu 911. Nhưng bất ngờ, ông chủ nhà chỉ rên rẩm và nói :

    - Ăn trộm hả ? Muốn lấy gì thì lấy đi. Nhưng, trước khi đi, đưa giùm tôi lọ thuốc phong thấp ở trên bàn đó và một ly nước nữa. Tôi đang đau quá, không dậy nổi.

    Anh trộm chưng hửng một lúc, nhưng rồi cũng đưa lọ thuốc và nước cho chủ nhà xong, rồi chậm rãi nói :

    - Ông bị đau nhức đầu gối phải không ? Tôi cũng bị ... Nhưng uống thuốc này không hết đâu. Tôi dùng thuốc khác.

    Chủ nhà vừa rên vừa hỏi :

    - Thuốc gì vậy ? Viết tên thuốc được không ?

    Anh trộm viết tên thuốc rồi vừa đưa cho ông chủ vừa nói :

    - Tôi dùng thuốc này mới hết. Nhưng vì trước đây, đau quá, mất ngủ ban đêm quen rồi, nên bây giờ, hết bệnh, không biết làm gì cho hết đêm, đành đi ăn trộm ... Ông tha cho tôi. Tôi đi về nhé !

    Nói xong, anh trộm ra mở cửa, đi về. Ông chủ nhà gọi với theo :

    - Cám ơn nghe. Đêm nào mất ngủ, cứ tới đây, nói chuyện chơi.

    Bài báo nói lên được một thực trạng về bệnh tật mà bao người Mỹ đang mắc phải : bệnh Đau nhức các khớp xương, hay còn gọi là Phong thấp, mà tiếng Mỹ gọi là Arthritis. Có hai loại Đau nhức : Osteoarthristis, tạm gọi là loại Một (cho các vị cao niên dễ nhớ) và Rheumatoid Arthritis mà ta tạm gọi là loại Hai.

    Loại Một gây ra những đau nhức ở cổ, vai, bàn tay, ngón tay, đầu gối, xương chậu ...

    Nguyên nhân thường là do tuổi tác (phụ nữ trên 45 tuổi có thể mắc bệnh này), thoái hoá xương, di truyền, bệnh mập phì, hay do những động tác không ngay ngắn được lập đi lập lại lâu ngày như ngồi ghế cong lưng, ngồi lái xe mà thắt lưng bị bẻ cong, nghiêng đầu sang một bên, tay đánh máy suốt ngày không thư dãn, đứng một vị thế cong trong nhiều giờ, nhiều ngày ... Trên nước Mỹ có tới 21 triệu người bị đau loại Một.

    Loại Hai cũng đau ở các đốt xương, có thể sưng lên, làm biến dạng xương, khó đi đứng, cử động.

    Loại này có trên 2 triệu nguời mắc bệnh. Nguyên nhân có thể do hệ thống miễn nhiễm không làm việc tốt, bị di truyền, hay vì thời tiết thay đổi đột ngột. Nói chung cả hai loại đều gây đau nhức, nhiều người cảm thấy « khốn khổ, khốn nạn » khi bị các cơn đau hành hạ. Hoặc đi một lúc thì cảm thấy nhức chân, rồi đi lệch lạc. Hoặc ngủ không nổi vì khớp xương đầu gối buốt quá. Hoặc ngồi lâu thì tê hai bả vai ...

    Thường thì có Ba (3) cách điều trị các bệnh đau nhức : Thuốc uống (Medication), giải phẫu (Surgery) và Không dùng thuốc (Non-medication). Hai phương pháp đầu tiên, dĩ nhiên, là phải qua Bác Sĩ.

    Phương pháp thứ Ba : Không dùng thuốc lại gồm ba cách : châm cứu, vật lý trị liệu, và Tập Luyện (Exercise). Trong ba cách này, Tập Luyện (Exercise) dễ hơn cả và tác dụng lâu bền hơn cả. Châm cứu có tác dụng tức khắc, nhưng cũng hết tác dụng nhanh lắm. Vật Lý trị liệu cũng thế. Khi được Mát xa, thì thấy rất "đã", nhưng chỉ một ngày sau là lại đau như cũ. Vậy chỉ còn các TẬP LUYỆN lấy một mình, không tốn tiền, không phải giải phẫu, cũng không phiền ai, nhưng chỉ cần Ý CHÍ tự thắng mà thôi.

    Người viết bài này, chỉ còn một ít chỗ khớp xương nào còn nguyên vẹn mà chưa lần ... gẫy. Tuổi trẻ, đi tập đủ loại võ nghệ : Nhu Đạo, Thái cực Đạo, Hapkido, Aikido, Thiếu Lâm. . không môn nào mà không mang cho thân thể một lần trật xương, gẫy vỡ. Đấu vật thì cắm đầu xuống đất, lọi cổ tưởng chết. Rồi chống tay xuống đất, vỡ xương cổ tay, lọi cùi chỏ. . Nhẩy qua chướng ngại vật : gẫy vai (2 lần). Đá người thì bị lọi ngón chân. Vật người thì bị gẫy thắt lưng ... Bó bột liên miên, hết tay lại chân. Vào nhà thương chích thuốc rồi qua Thầy Cự Thất bó gà, qua Thầy Tầu điểm huyệt, có lần nhờ thầy Cao Miên thổi bùa cho lành vai ... Tất cả những lần gẫy vỡ ấy, tuổi thanh niên sung sức chẳng coi nhằm nhò gì, giờ này, mới thấy thấm t hía : đau nhức khắp người. Muốn hết đau nhức mà không muốn uống thuốc, không chích Cortisone, không đi Bác sĩ chỉnh xương, thì phải tập luyện hoài hoài, ngưng tập là. . đau ! Cho nên, viết bài này để chia xẻ những ai đau đớn vì bệnh phong thấp, nhức xương, mong mọi nguời cùng khoẻ.

    Nguyên lý : Hệ thống thần kinh của con người chạy cùng khắp thân thể, chỗ nào cũng có, từ đầu cho tới ngón tay, ngón chân. Tuy nhiên, theo hình vẽ về hệ thần kinh được treo tại các phòng mạch Tây, Đông Y, ta thấy chùm dây thần kinh đi từ sau ót toả ra cánh tay, xuống lưng, qua xương sống, tới hông, đùi, rồi chân (trông như một bó dây điện) là chùm quan trọng nhất. Nếu bị "kẹt" đâu đó, thì đau. "Kẹt" trên cổ có thể gây đau ra cánh tay, bàn tay. "Kẹt" thấp xuống dưới thì đau bắp thịt lưng, đau thắt lưng, "kẹt" ở chỗ thắt lưng lại gây đau ở đùi, chân ... Cho nên, khi bị đau quá vì xương thoái hoá hay vì đụng xe, mà phải giải phẫu, bác sĩ sẽ cân nhắc rất kỹ. Mổ ở thắt lưng, nếu "xui"chạm giây thần kinh, có thể bị liệt chân mà thôi, nếu mổ ở cổ mà bị "xui", có thể liệt cả người ! Vì thế, chỉ những trường hợp đau cổ chịu hết nổi, bắt buộc phải giải phẫu thì phải ký giấy chấp nhận 50/50, một là khỏi, hai làđời xe lăn. Hên thì cũng có thể phải ghép một cây sắt vào trong cổ. Đôi khi phải mổ lại. . Chỉ còn cách Tập Luyện, cho thư giãn thần kinh chỗ gây đau, cho mạnh bắp thịt chỗ đau, cho khớp xương được chuyển động dịu dàng trở lại, kích thích chất nhờn đầu khớp xương phục hoạt, điều chỉnh lại những chỗ lệch lạc xương cốt, thì sẽ ... bớt đau (không phải HẾT đau, vì hễ ngưng tập một thời gian, có thể đau lại).

    A – Chữa Đau Cổ, Đau Vai, Đau Tay

    1 - Xoay cổ trái phải : nhìn thẳng trước mặt, xoay cổ từ trái sang phải chầm chậm, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, từ từ hít vào. Từ từ trả cổ trở lại phía trước, rồi xoay sang bên phải, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, thở ra. Nhớ xoay cho hết cỡ, tới khi không xoay được nữa thì thôi. Làm 10 lần.

    2 - Gập cổ : ngửa cổ lên chầm chậm cho tới hết cỡ, từ từ hít vào. Chầm chậm gập cổ xuống ngực, hết cỡ, thở ra. Làm 10 lần.

    3 - Bẻ cổ : Mắt nhìn thẳng đằng trước, bẻ cổ nghiêng xuống đầu vai trái, hít vào. Từ từ thở ra, bẻ cổ qua đầu vai bên kia. (Khác với xoay cổ trái phải : ở đây, khi bẻ đầu xuống vai thì đầu vai có hơi nhô lên cho chạm với đầu, còn xoay cổ trái phải thì chỉ quay đầu vào khoảng trống sau vai mà thôi). Làm 10 lần.

    4 - Xoay cổ vòng tròn : Dùng điểm tựa là cổ, xoay vòng đầu chung quanh cổ, từ phải sang trái 10 lần rồi từ trái qua mặt 10 lần.

    B - Chữa Đau Cánh Tay, Bàn Tay

    1 - Xoay vai : hai tay buông thỏng, dùng đầu vai làm điểm tựa, xoay vai theo một vòng tròn chạy chung quanh đầu vai (không phải nhô lên, hụp xuống) từ sau ra trước, rồi từ trước ra sau. 10 lần. Trong khi xoay vai, vẫn hít thở đều đặn.

    2 - Lắc bàn tay : giơ cánh tay ra trước mặt, cùi chỏ ép hai bên thân mình, giữ nguyên cổ tay và cánh tay, hai bàn tay để trước mặt, lòng bàn tay hướng vào phía ngực. Lắc từ trên xuống dưới (như giũ giũ bàn tay) thật mạnh 10 lần. Đổi hướng, cho mu bàn tay lên trên, lòng bàn tay hướng về mặt đất, giũ mạnh bàn tay từ trên xuống dưới. 10 lần. Đổi hướng, hai lòng bàn tay quay vào nhau, giũ mạnh bàn tay từ trái qua phải, từ phải qua trái. Những người thư ký đánh máy, làm "neo", thợ may … phải tập bàn tay thường xuyên, nếu không, có thể bị mổ cổ tay vì khớp xương cổ tay bị cứng khô lại.

    3 - Vẽ vòng trên đất : đứng rộng chân ra, một tay vịn vào mặt bàn, nguời nghiêng xuống cho song song với mặt đất, cánh tay buông thỏng, tưởng tượng như đang cầm một cái que, vẽ một vòng tròn tưởng tượng thật to trên mặt đất. Vẽ nhanh 10 lần rồi đổi tay. Hít thở đều hoà.

    C – Chữa Đau Thắt Lưng, Đùi, Chân

    1 - Xoay thắt lưng theo vòng tròn : hai tay chống hông, ngón tay để ra sau lưng, ngón cái phía trước, các ngón tay ấn mạnh vào thắt lưng, dùng thắt lưng làm điểm tựa, xoay vòng bụng ra trước rồi vòng qua bên phải (bên trái) ra sau, rồi vòng tới trước. Làm liên tục không ngừng, khi ra tới trước, thì bụng phải ưỡn ra hết cỡ. Khi ra sau thì thắt lưng cong lại cũng hết cỡ. Hít thở chầm chậm theo vòng.

    2 - Gập lưng : cũng như gập cổ, ngửa lưng ra, hít vào, gập thắt lưng xuống, thở ra. Khi ngửa lên, ngửa hết cỡ, khi gập xuống, cũng gập hết cỡ.

    3 - Xoay hông : hai tay buông thõng bên sườn, vặn người qua bên trái thì hai cánh tay cũng "văng" theo bên trái, nghĩa là không dùng sức tay, chỉ để cho hai cánh tay "văng" theo mà thôi. Xong, vặn người qua bên phải. Hai cánh tay lại "văng" theo bên phải. Nhớ khi xoay sang bên nào thì xoay gót chân bên đó, và bàn chân bên đó nhấc lên, nghĩa là xoay trên gót chân mà thôi. Mục đích làm cho vòng xoay rộng thêm, nếu giữ nguyên bàn chân trên mặt đất, vòng xoay sẽ ngắn lại. Hít thở chầm chậm.

    D – Chữa Đau Đầu Gối

    1 - Xoay gối trái phải : đứng vừa phải, hai bàn tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối theo một vòng tròn về phía phải (theo vòng kim đồng hồ) 10 lần rồi đổi hướng quay theo bên trái.

    2 - Xoay gối trong ngoài : đứng rộng chân ra, hai tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối từ ngoài vào trong rồi từ trong ra ngoài.

    Các thế đầu gối này, mới đầu thì chỉ thấp người xuống một chút, sau đó, mỗi ngày càng thấp người xuống hơn, công lực sẽ mạnh hơn. Chỉ cần làm 10 phút, là đã thở mạnh, toát mồ hôi rồi. Người nhức đầu gối ban đêm phải tập trước khi lên giường ngủ.

    Lưu ý :

    - Những thế tập này chỉ được áp dụng với người chưa giải phẫu xương lần nào. Nếu đã giải phẫu cổ thì không được tập cổ. Nếu giải phẫu lưng rồi mà muốn tập lưng, phải hỏi bác sĩ, xem phim X-ray có trở ngại gì không.
    - Phối hợp vừa châm cứu, vừa mát xa, vừa tập luyện thì rất tốt.
    - Trường hợp đau kinh niên vì xương rồi, có thể uống thêm Glucosamine có bán tại các tiệm thuốc Tây để kích thích chất nhờn đầu xương và xương.
    - Mua một cái máy mát-xa nhỏ cầm tay để chà xát chung quanh chỗ bắp thịt đau sẽ hiệu nghiệm nhanh hơn.

    Vài hàng trao đổi những kinh nghiệm trong suốt mấy chục năm qua, nếu có chi sai sót, mong cao nhân chỉ điểm thêm. Chúc quý vị sống lâu, sống khoẻ mạnh, và hạnh phúc.

  7. #57
    Y khoa Đông phương an toàn, bảo đảm và rẻ
    Bác Sĩ Đặng Trần Hào

    Sự khác biệt giữa Đông và Tây y đó là Đông y nhìn hội chứng và triệu chứng, trong khi Tây y không quan tâm tới.

    Sau đây mời quý vị theo dõi và suy ngẫm về sự nhận thức của Bác Sĩ Andrew Weil, tốt nghiệp bác sĩ y khoa tại Đại Học Harvard Hoa Kỳ, viết và tôi phỏng dịch sau.

    Tây y dập tắt bệnh tật, Đông y chú trọng vào tự nhiên khỏi bệnh

    “Để tôi đưa ra một thí dụ tại sao có sự khác biệt về triết lý, dẫn tới sự khác biệt về thực hành. Ở phương Tây, khoa Tây y chú trọng chính vào sự tấn công từ bên ngoài của bệnh tật và phát triển những phương pháp và dụng cụ chế ngự nó. Nhờ vào sự khám phá tuyệt vời của trụ sinh trong bán thế kỷ qua và với sự chiến thắng những bệnh tật do vi trùng gây ra bằng trụ sinh. Sự thành công tuyệt vời này, đã chế ngự tâm trí con người và đã thuyết phục được hầu hết mọi người cho rằng thuốc tây với kỹ thuật sản xuất là hiệu quả nhất. Không cần biết về tốn kém.

    Trong khi đó Đông y, nhất là tại Trung Hoa. Đông dược đã có phần khác biệt về mục đích. Người Á Đông đã nghiên cứu cách làm sao gia tăng sức đề kháng của bệnh tật, và chúng ta có thể giữ được khỏe mạnh bằng cách đề phòng bệnh tật. Trong sự học hỏi của bác sĩ Đông y đã khám phá ra sự tự nhiên của thiên nhiên là chất bổ dưỡng cho cơ thể. Mặc dầu Tây y đã phục vụ sức khỏe cho con người rất tốt trong nửa thế kỷ qua, nhưng nói về lâu về dài thì sự hữu hiệu không còn như mong muốn khi so sánh với Đông y.

    Cái vũ khí nguy hiểm có thể ngấm ngầm đốt cháy gây nên thương tổn đối với ai dùng nó. Và nó có thể gia tăng dữ dội đối với kẻ thù. Thực sự những bệnh nhiễm trùng, các bác sĩ chuyên khoa trên thế giới ngày nay đôi khi phải bó tay với sự chống trả lại của những vi trùng. Vừa ngày hôm nay, tôi đã nhận được một bản tin nghiên cứu lâm sàng của các bác sĩ tại Đại Học Y Khoa Arizona, là nơi tôi giảng dạy, đã chính thức ra thông báo về sự chống lại của vi trùng và vi khuẩn là ‘Tai họa mới.’

    Trong khi sự tiêu diệt những vi trùng và vi khuẩn được coi như ‘thuốc kỳ diệu’ của bán thế kỷ thứ hai mươi, các trung tâm nghiên cứu và chẩn trị đang nhức nhối và lo ngại về sự chống lại của những vi trùng đối với thuốc là vấn đề chính trong lâm sàng. Có nhiều giải pháp đã đưa ra. Trong kỹ nghệ thuốc Tây đang cố gắng khám phá thuốc mới, ít bị ảnh hưởng đối với sự chống lại của vi trùng. Thật là bất hạnh khi các vi trùng đã phát triển nhanh, chống lại sự đối kháng của cơ thể… mặc dù với bệnh nhân tại bệnh viện đã được áp dụng tuyệt đối những thủ tục kiềm soát nhiễm trùng. Những nhân viên làm việc trong trung tâm bảo toàn sức khỏe cần phải biết sự chống lại của các vi trùng và vi khuẩn đang gia tăng phi mã trong lâm sàng trị liệu và ảnh hưởng trực tiếp tới sự vô vọng mà bệnh nhân phải chấp nhận.

    Có nghĩa là bệnh nhân sẽ chết vì bị nhiễm trùng mà bác sĩ không thể chữa bằng trụ sinh được nữa. Thực sự trụ sinh đang xuống dốc thê thảm và những bác sĩ chuyên môn đang cố gắng tìm phương cách nào đó để trị liệu thay vì chúng ta không còn bao lâu lệ thuộc vào nó.

    Chúng ta có thể quay lại những phương pháp đã được dùng trong bệnh viện vào thập niên 1920 tới 1930 trước khi có trụ sinh như áp dụng tuyệt đối cách ly, hy vọng tương lai gần phải thay đổi quan niệm để phối hợp và áp dụng trở lại trong triết lý Tây y.

    Trong khi đó sự kháng cự của vi trùng đã không xảy ra đối với chất bổ dưỡng dùng trong y khoa Đông phương, bởi vì Đông y đã không dùng thuốc đánh thẳng vào vi trùng, mà là gia tăng hệ phòng thủ và ảnh hưởng tới tế bào của hệ miễn nhiễm, giúp bệnh nhân chống lại mọi sự nhiễm trùng mà không trực tiếp chống lại vi trùng. Ngoài ra trụ sinh chỉ ảnh hưởng chống lại vi trùng, không dùng cho những bệnh tật do vi khuẩn gây ra. Sức mạnh của Tây y không còn khả năng để chống lại vi khuẩn thấy rõ ràng ở bệnh AIDS.

    Đông dược quan niệm gia tăng sự đề kháng bằng cách phòng bệnh và cho rằng cơ thể có khả năng đề kháng tự nhiên chống lại mọi loại vi trùng bệnh tật. Nên quan niệm này đã nổi bật trong Đông dược. Nếu chúng ta áp dụng, đã không bị khủng hoảng về săn sóc y tế ngày nay, bởi vì phương pháp đã biết lợi dụng khả năng tự nhiên lành bệnh, đỡ tốn kém rất nhiều đối với Tây y ngày nay và cũng an toàn hơn và hiệu quả hơn đối với thời gian.

    Tây y chú tâm vào dập tắt bệnh tật, trong khi Đông y chú trọng vào tự nhiên khỏi bệnh của cơ thể mà trời ban cho. Nguồn gốc bệnh là ngoại cảnh, còn lành bệnh là tự nhiên. Danh từ lành bệnh có nghĩa là tổng thể (making whole), là lấy lại sức lực và quân bình lại âm dương. Tôi rất thích thú theo dõi những chuyện bệnh nhân tự nhiên hết bệnh và tôi nghĩ quý vị cũng vậy. Có thể trong cuộc đời quý vị cũng đã có gặp trường hợp tự nhiên hết bệnh là thường, ngay cả ung thư cũng thế. Đối với trường hợp này các bác sĩ Tây y tại các trung tâm trưởng cũng chỉ cười xòa và cho là kỳ diệu và nghĩ có thể chỉ là tạm thời thay vì vĩnh viễn. Điều gì đã xảy ra khi một số người lành bệnh do cầu nguyện, phải chăng là cơ thể tự điều chỉnh.”

    “Y khoa Đông phương phục vụ tốt hơn nền y khoa hiện đại”

    Bác Sĩ Andrew Weil muốn kêu gọi sự lưu tâm chung về bản chất tự nhiên từ bên trong làm khỏi bệnh, mặc dù khi chúng ta chữa trị, chúng ta phải áp dụng mang tới kết quả tốt hơn. Những kết quả này được thể hiện, chẳng qua do sự kích động tự nhiên mà lành bệnh dù dưới bất cứ cảnh huống nào, cơ thể có thể được điều động, không cần bất cứ sự kích thích nào từ bên ngoài. Nếu chúng ta có sức khỏe tốt, chúng ta nên tìm hiểu về hệ thống tự chữa trị của thân thể tăng cường những điều kiện tốt này. Chẳng hạn chúng ta bệnh hay người thân của chúng ta bị bệnh, chúng ta cần biết về hệ thống này vì nó là tốt nhất để phục hồi sức khỏe.

    Bác sĩ muốn đưa ra những trường hợp hiển nhiên do tự nhiên lành bệnh mà những chứng cơ vẫn còn trong hồ sơ, gồm cả những sự bất đồng ý kiến tại bất cứ tổ chức nào của khoa sinh vật học. Những phương pháp tự định bệnh, tự lành bệnh vẫn hiện hữu trong con người. Các loại thuốc biết lợi dụng tính tự nhiên lành bệnh này thì kết quả gia tăng hơn là dùng thuốc để dập tắt.

    Trong bài này có nhiều câu chuyện về người bệnh mà tôi đã chứng kiến và đã lành bệnh mà thường đã được các bác sĩ tiên liệu là không còn phương cứu chữa và chỉ còn sống tứng giờ, từng ngày mà lại có thể khả quan với phép chữa trị cổ xưa. Và tôi đang thực hiện những điều đó. Tôi rất thích thú với những trường hợp đặc biệt này và tôi càng ngày càng có nhiều trường hợp và tôi tin tưởng bất cứ ngưòi nào hướng tới sẽ tìm được những phương pháp chữa trị khác nhau.

    Tự hết bệnh thường xảy ra, không phải họa hoằn. Chúng ta có thể vô cùng ngạc nhiên về những trường hợp người bị ung thư tự nhiên hết bệnh. Nhưng chúng ta phải chú tâm vào những hoạt động bình thường, hệ thống điều chỉnh tự nhiên của con người, như chữa trị những thương tích. Thực sự điều này là bình thường, ngày qua ngày làm việc của hệ thống tự chỉnh đề lành bệnh vô cùng bình thưòng.

    Chúng ta sẽ tìm thấy ở đây những sự kiện đã được sửa đổi trong cách sống gia tăng hệ tự lành bệnh của con người tới mức tối đa gồm thức ăn, môi trường ô nhiễm, thể dục, giảm căng thẳng, vitamin, dược thảo phụ và những dược thảo bổ dưỡng, tất cả những điều này sẽ giúp bạn giữ cho sức khỏe tốt. Và ông cũng đề nghị một chương trình tám tuần cho thay đổi cách sống, thói quen, những điều này sẽ giúp gia tăng sức mạnh của hệ thống tự điều chỉnh cho cơ thể lành bệnh.

    Sau khi phân tích sự mạnh yếu của Tây y và Đông dược và xác định những trường hợp khả tín đã dùng thành công cho bệnh nhân. Bác sĩ đưa ra những đề nghị dùng phương pháp tự nhiên để giảm thiểu những loại bệnh thông thường, kể cả ung thư là loại bệnh đặc biệt, bởi vì đây là loại bệnh có nhiều hy vọng đối với tự điều chỉnh hết bệnh của cơ thể, nhưng chọn lựa cách chữa trị đòi hỏi phải phân tích cẩn thận về điều kiện của mỗi bệnh nhân.

    Những sự nghiên cứu về “Những toa thuốc thường dùng” phải uyển chuyển cân nhắc sao cho các trường đại học y khoa hiện tại nên thay đổi để thích hợp với phương pháp trị liệu, làm gia tăng sức khỏe và phòng bệnh hơn chữa bệnh.

    Cho tới ngày nay, một số các bác sĩ và các nhà khoa học đã lưu tâm tới những trường hợp tự nhiên hết bệnh. Khái niệm bên trong tự điều chỉnh hết bệnh không còn mơ hồ và xa lạ đối với họ nữa.

    Ông khẳng định rằng: “Chúng ta càng nắm vững những khái niệm, chúng ta càng có nhiều kinh nghiệm về tự nhiên hết bệnh trong cuộc sống, và chúng ta càng ít phải dùng tới thuốc, vì nó không cần thiết và đôi khi có phản ứng không lường và tiêu phí nhiều tiền bạc. Y khoa Đông phương đã phục vụ chúng ta tốt hơn nền y khoa hiện đại vì: nó an toàn hơn, bảo đảm hơn và rẻ hơn. Tôi nói ra điều này trong sự cố gắng để giúp mang nó vào y khoa hiện tại.” [qd]

  8. #58
    Tôi Đi Mổ Tim
    Nguyễn Đức Trọng

    Ngày đi mổ, giờ hẹn là 7 giờ sáng nhưng bệnh viện yêu cầu đến sớm hai tiếng để làm thủ tục. Kết quả là phải để đồng hồ báo thức lúc 3 giờ sáng hầu có đủ thời giờ mà tập thể dục, tắm xà phòng như bác sĩ mổ yêu cầu, không sức dầu thơm, không xoa kem dưỡng da, rồi xoa "antibiotic ointment" trên môi và trong mũi trước khi rời nhà, v.v.

    Nhóm bác sĩ mổ tim của bệnh viện Inova Fairfax Hospital đã viết xuống giấy, dặn dò cẩn thận mọi chuyện cũng như đưa cho một quyển cẩm nang để bệnh nhân và người nhà an tâm trong ca mổ, cũng như hiểu rõ mọi giai đoạn từ các chứng bệnh về tim, việc chữa trị, thời gian bình phục, thực đơn nên theo sau khi mổ, xác suất khỏi bệnh, xác suất tử vong, v.v.

    Bệnh viện yêu cầu có ít nhất một thân nhân đi theo để có gì còn làm quyết định thay cho bệnh nhân. Phần tôi chỉ có cô hàng xóm đi theo, những bệnh nhân khác được cả ba, bốn người đi tháp tùng cho lên tinh thần. Tôi không lo lắng với kết quả vụ mổ vì đã chấp nhận, nhưng cô hàng xóm chắc chắn là lo đến mất ăn mất ngủ cả tháng qua, vì tôi từ chối không chịu đi mổ liền sau khi bác sĩ khám phá là tôi bị nghẹt 100% trên hai mạch chính (main artery) đưa máu trở về tim. Chưa kể vẫn cố đi du lịch, dù bác sĩ khuyên ở nhà. Mạch bên phải quả tim bị nghẹt làm thiếu máu cung cấp cho hai lá phổi và đó là lý do hay bị ho, sưng phổi, bị ách xì mổi khi khí hậu thay đổi, hơn xa một người bình thường. Bên trái mạch trước quả tim bị nghẹt khiến toàn bộ cơ thể bị ảnh hưởng.

    Sau khi làm các thủ tục giấy tờ xác định tôi đúng là bệnh nhân của ca mổ tim, tôi được cho vào ngồi trong phòng chờ để y tá cân đo và hỏi đủ mọi chuyện liên quan đến sức khỏe. Các bác sĩ, y tá trong nhóm mổ lần lượt xuất hiện và đến bắt tay cùng tự giới thiệu. Bác sĩ trưởng nhóm mổ thông báo cho biết là với các hình chụp quang tuyến mới nhất, chụp hai ngày trước, cho thấy là ngoài chuyện hai mạch máu bị nghẹt, quả tim của tôi lại có một bọc trắng chứa nước khá to nằm che phía trước. Do đó trước khi làm câu dẫn cho hai mạch máu bị nghẹt, một bác sĩ tim khác sẽ phải cắt và lấy đi cái bọc trắng đó. Thời gian mất thêm cho vụ mổ có thể là 15 phút. Hỏi ra mới biết là cái bọc trắng đó là do bẩm sinh, không phải ai cũng có. Nếu không có vụ mổ tim, bác sĩ có thể chỉ châm kim vào và rút nước trong bọc ra là xong. Nay nhân ngực được mở, bác sĩ sẽ cắt bỏ cái bọc đó luôn và thử nghiệm xem có bị ung thư hay nhiễm trùng gì chăng.

    Tôi chỉ nhớ đến đây với câu chuyện chờ đợi mổ vào buổi sáng, trước khi được đưa vào phòng giải phẫu. Khi mở mắt ra thì thấy cô hàng xóm đang đứng trước mặt và quơ tay qua lại hỏi tôi có biết ai đây không. Tôi tức cười quá bảo là cô chứ ai. Sau đó y tá xuất hiện cho biết là ca mổ của tôi đã xong với kết quả rất tốt, và tôi đang ở phòng hồi sinh (ICU), rồi hỏi tên tôi với ngày sinh, và có biết là tôi đang ở đâu không. Đây là họ muốn kiểm lại là trí nhớ của tôi có bị ảnh hưởng chi không với thuốc mê trong vụ mổ.

    Thấy tôi trả lời rõ ràng mọi câu hỏi, họ an tâm cho tôi nước uống, đắp thêm mền ấm như tôi yêu cầu. Họ cho biết là nếu tình trạng tiến triển khả quan, tôi sẽ được chuyển ra phòng bình thường nhưng rộng hơn vào tối nay. Phòng ICU thì một y tá trông nom cho một bệnh nhân 24/24, ngoài phòng thường thì một y tá trung bình trông 6 bệnh nhân hay hơn.

    Để theo dõi tình trạng bệnh nhân mới mổ, tôi sẽ phải nhịn ăn cho đến sáng mai, uống nước thì được. Vì thấy tôi đã tỉnh, không có quờ quạng chi, nên hai bàn tay của tôi được tự do, không bị buộc chặt xuống giường như vài bệnh nhân khác. Họ chỉ yêu cầu tôi nằm yên tại chỗ, cần chi thì bấm nút gọi y tá, ngay cả chuyện tiêu tiểu.

    Cô hàng xóm tiếp lời cho biết là tôi được đưa vào phòng mổ lúc 7 giờ hơn chút, và đến 10 giờ 30 thì cô y tá trong phòng mổ gọi ra cho biết là ca mổ thành công, chỉ mất có tổng cộng ba tiếng rưỡi, thay vì từ 4 đến 6 tiếng như dự tính. Họ sẽ đưa tôi ra phòng ICU, sau khi đóng lại vết mổ và lau chùi sạch sẽ.

    Được hỏi cảm thấy thế nào, tôi cho biết là ngực thì hơi đau nhưng không đến nổi phải la làng, chỉ có hơi khó chịu vì thấy ống cắm đầy người cùng các vết băng. Cô y tá cười và cho biết là tôi phải chịu như vậy trong những ngày ở bệnh viện chờ hồi phục. Nhưng sẽ được tháo bỏ ra từ từ trong vài ngày sắp tới.

    Nhân dịp cô y tá rảnh rang và trông cô vui vẻ trả lời các câu hỏi, tôi bèn hỏi thăm về từng vết băng trên người cùng những dây ống hiện đang nối đầy người. Nhờ vậy tôi mới liên kết được việc mổ tim của tôi, cũng như ý nghĩa của chữ "open heart surgery" là thế nào.

    Khi một mạch máu của tim bị nghẹt, nếu chỉ nghẹt từ 40 đến 60% thì bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống thuốc loảng máu và trợ tim, cùng khuyến cáo cải thiện việc ăn uống như ăn ít đi, bớt lượng thịt đỏ, dầu mở, v.v. Nếu nghẹt từ 60% đến 80%, thì khi làm soi tim thử nghiệm, bác sĩ sẽ bơm bong bóng làm thông nơi bị nghẹt và sau đó đật vào một vòng xoắn (stent) hầu giúp mạch máu nơi đó vững chắc hơn. Còn nếu mạch máu bị nghẹt từ 80% đến 100% thì phương pháp chữa trị duy nhất hiện nay được hiệp hội y khoa chấp nhận là dùng một tĩnh mạch khác trong người để câu dẫn cho máu đi vòng qua chỗ bị nghẹt (by-pass surgery).

    Xin mở ngoặc ở đây để nói về một phương pháp mới làm thông mạch tim dù đã bị nghẹt 100%. Phương pháp mới này do trường đại học y khoa Boston đề xướng. Họ chuyền vào máu một loại thuốc làm mềm phần bị nghẹt. Sau đó dùng các dụng cụ thông tim đi đến nơi bị nghẹt và dùng một mũi khoan xuyên qua, rồi rút các chất dơ làm nghẹt ra khỏi mạch máu. Sau đó chỉ việc đặt vòng xoắn (stent) vào đó là xong. Một bệnh viện vùng Florida đã thử nghiệm và thành công với 6 bệnh nhân, nhưng khổ cái là phương pháp này vẫn chưa được chuẩn nhận với hội y khoa Hoa Kỳ. Mà chạy đi xuống Florida xin được làm vật thí nghiệm với phương pháp này cũng quá khó khăn cho một người ở xa, nên tôi chào thua.

    Nếu nơi bị nghẹt nằm ở trên một mạch không quan trọng, ví dụ như chỉ một hoặc hai nơi ở mạch bên phải, bác sĩ giải phẩu có thế áp dụng phương pháp giải phẫu vi tiểu để câu thông mạch máu bằng nhưng dụng cụ thật nhỏ đi kèm với thâu hình. Trong trường hợp này, bác sĩ không cần cắt mở lồng ngực bệnh nhân, không cần cho tim phổi ngừng đập, mà chỉ cần soi ba hay bốn lổ nhỏ chung quanh khu vực tim bị nghẹt mà thôi. Như vậy thời gian vết mổ được lành và sức khỏe phục hồi sẽ thật nhanh.

    Trường hợp của tôi vì hai nơi bị nghẹt đều năm trêm mạch chính, một bên phải và một bên trái, bác sĩ cho biết là không thể nào áp dụng giải phẩu vi tiểu được mà phải áp dụng phương pháp thông thường là họ sẽ cưa xương giữa hai lồng ngực, rồi banh ra (giống như chúng ta đội chiếc xe lên lúc thay bánh xe vậy), để có thể thấy quả tim rõ ràng. Sau đó, máu sẽ được rút hết ra cho vào một bình chứa, cùng lúc các mạch máu trong người sẽ được nối vào một cái máy "heart and lung machine" sẽ bơm một dung dịch thay thế máu và khí oxy nuôi dưỡng các bộ phận khác trong người như bộ óc, thận, gan, v.v. Còn quả tim và phổi thì được cho nằm yên để bác sĩ dùng một tỉnh mạch cắt dưới chân đem lên để câu thông qua nơi bị kẹt. Nhờ có cái máy "heart and lung machine" này, cùng việc để quả tim và phổi bất động, việc câu thông mạch máu của quả tim trở nên dễ dàng, ít có tai nạn xãy ra bất ngờ đưa đến chuyện xuất huyết, kích tim, đứt mạch máu nảo, v.v. và đưa đến tử vong. Đó là chưa kể việc gây mê đã được dùng một liều nhẹ hơn và liên tục thẳng vào máu, thay vì một lần thật nhiều khi bắt đâu mổ rôi thôi, đã khiến nhiều bệnh nhân yếu trong người đã ngủ luôn không dậy nữa. Mặc dù bác sĩ mổ cho biết xác suất tử vong là 1%, nhưng theo thống kê thì con số đó thấp hơn nhiều. Có thể còn thấp hơn một phần ngàn.

    Sau khi đã làm xong việc câu dẫn mạch máu, dung dịch nước biển cùng các ống nối trên người bệnh nhân sẽ được rút ra. Máu sẽ cho chạy vào trở lại. Tim và phổi sẽ được kích thích cho đập trở lại từ từ như bình thường. Khung xương lồng ngực được cho về lại vị trí cũ, bác sĩ sẽ dùng một sợi dây kim loại để nối sát hai khung xương lại với nhau, cùng dùng một loại keo đặc biệt giữ chặt hai khung xương và kích thích xương tăng trưởng cho mau lành. Sợi dây kim loại này không có phản ứng với máy báo động nơi kiểm soát an ninh ở phi trường, vậy các bạn đừng lo nha.

    Nhìn vết mổ nơi ngực dài chừng 20cm, tôi thấy cũng hơi ớn, nhưng lạ là không thấy vết may hay băng lại gì hết. Cô y tá cho biết vết may nằm ở bên trong nên không tạo thành vết sẹo lớn như trước. Ngoài ra, nhờ môi trường trong bệnh viện trong sạch, vết thương không cần băng lại và như vậy sẽ mau lành hơn. Bên dưới vết mổ, tôi thấy có ba cái ống đường kính chừng 15mm đi vào trong người, cô y tá cho biết đó là ba ống hút giúp đưa ra ngoài những huyết dịch, huyết tương chảy ra từ các vết mổ, cắt vá bên trong người. Ba cái ống này thật làm phiền tôi, vì vướng chúng bệnh nhân không thể nào hít vào cho đầy phổi, hoặc thở bụng nếu muốn. Nhìn thấy ống câu thông nước tiểu, cô y tá cho biết đó là thủ tục bình thường để tránh bệnh nhân đái văng tung tóe trong phòng mổ, trong lúc ai nấy đều bận không có thời giờ lau chùi. Ống thông nước tiểu này sẽ được rút ra vào hôm sau, bệnh nhân cần uống nước cho thật nhiều để có thể đi tiểu trở lại như bình thường trong vòng 6 tiếng, vì nếu không họ sẽ gắn trở lại và uống thuốc thông tiểu thêm vài ngày nữa.

    Ngày thứ nhất sau khi mổ, tôi chỉ nằm trên giường và không được ăn gì. Qua ngày thứ hai, họ bắt đầu cho ăn nhẹ, và bắt tôi phải ra ghế ngồi, cùng khuyến khích đi bộ chung quanh tầng lầu. Ngày thứ ba, họ chỉ cách leo thang lầu sao cho an toàn, và gia tăng số vòng đi bộ, cùng lúc ăn uống nhiều hơn. Chiều tối ngày thứ tư, y tá làm thủ tục cho tôi về lại nhà, sau khi giúp tôi tắm rữa và chỉ dẫn các lau chùi các vết mổ khi về nhà. Tôi phải tắm và lau chùi các vết thương mỗi ngày một lần. Các khăn lau và quần áo đều phải thay mới hàng ngày. Hôm cuối, có nhân viên thể dục (physical therapist) vào chỉ dẩn tôi cách tập thể dục giới hạn khi phải nằm trên giường.

    Khi đang viết bài này, tôi đã về nhà được 6 tuần, xin viết tóm tắt để chia sẻ kinh nghiệm qua thời gian hôi phục.

    Sau khi mổ tim, chắc chắn là ai cũng được khuyến cáo là cần phải theo cách ăn uống cho một quả tim tốt lành (Healthy Heart Diet), và phải uống kèm vài thứ thuốc như thuốc loảng máu (Aspirin 81mg chẳng hạn), thuốc điều hòa máu, thuốc tan mở, v.v. Sau một thời gian, tùy theo tình trạng tiến triển của bệnh nhân, các loại thuốc này được giảm hoặc bỏ hẳn.

    Tuân lễ đâu tiên về nhà, chắc chắn rất là khó khăn cho bệnh nhân vì cử động chi cũng đều làm đau ngực, mặc quần áo cũng khó, làm bếp cũng không xong, khiêng vật chi nặng hơn 3 pounds cũng không cho, v.v. Cho nên việc cần người thân, hay thuê người phụ giúp, hay vào ở trong Rehab Center là điều cần thiết.

    Từ tuần thứ hai trở đi là đở hơn vì đã quen dần, nhưng bệnh nhân cũng cần tránh việc khiêng nặng, các hoạt động nặng nề như cắt cỏ, làm vườn, v.v.

    Sau khi mổ tim, việc tập thể dục cũng bị giới hạn, các bác sĩ tim cũng như như các chuyên viên thể dục đều khuyến cáo bệnh nhân nên đi bộ càng nhiều càng tốt. Mỗi ngày từ 2 đến 3 dặm (3 đến 5km). Dĩ nhiên đi dưới trời nắng ấm thì càng tốt hơn nữa.

    Đối với cá nhân tôi, việc ăn uống kiêng khem, làm việc và tập thể dục bị giới hạn cũng không có chi khó khăn. Việc duy nhất làm tôi mệt nhất là chuyện chỉ được nằm ngửa mà ngủ. Bác sĩ khuyến cáo là không nên nằm nghiêng, lý do là cần chờ cho hai khung xương sườn lành lặn trở lại. Việc trở mình, khiêng nặng có thể sẽ làm cho hai khung xương bị lệch, cần phai điều chỉnh, và làm thơi gian phục hồi lâu hơn. Mà thời gian cần thiết cho hai khung xương nối liền trở lại là từ 6 đến 12 tuần. Mỗi tối nhiều khi tôi chỉ ngủ được hai hay ba tiếng rồi thức luôn, vì nằm nhiều quá nóng lưng còn khổ hơn. Để qua thời giờ, tôi quay ra tập Thiền, hay đi bộ vòng quanh trong phòng. Thật khổ cho ai phải ngủ cùng phòng. Ngoài ra, thuốc gây mê Anesthesia đôi khi làm cho bệnh nhân cảm thấy lạnh hay nóng bất thường, ngược lại với thời tiết, và việc này có thế kéo dài từ một đến hai tháng.

    Do việc khung xương sườn cần ít nhất là từ 6 đến 12 tuầm mới lành lặn, bác sĩ mổ tìm khuyên bệnh nhân không nên lái xe trong vòng 6 tuần. Mỗi khi đi đâu thì chỉ nên ngồi ở băng ghế sau. Lý do là khung xương ngực còn yếu, mà lở có tai nạn xe cộ xãy ra cái túi hơi (airbag) bung ra có thể đập mạnh vào ngực làm cho khung xương bị lệch dễ dàng.

    Việc xuống cân chắc chắn là không tránh khỏi đối với những người hơi nặng cân. Nhất là khi áp dụng cách ăn theo đề nghị Healthy Heart Diet, cùng lúc uống thuốc tiêu mở. Đến nay tôi đã sụt 20 pounds, sau 6 tuần. Còn một người giám đốc trong sở của tôi đã sụt tổng cộng là 35 pounds. Ông ta đã cảm thấy khỏe hơn thật nhiều so với trước, làm việc dai sức hơn, v.v.

    Chắc các bạn cũng hiếu kỳ muốn biết phí tổn của việc mổ tim này là bao nhiêu. Ba tuần sau khi về nhà, tôi nhận được bản báo cáo của hãng bảo hiểm cho biết phí tổn mà họ đã thanh toán với nhà thương là $70,000. Tôi và bạn hữu đều ngạc nhiên là sao rẻ quá. Vì so với vài người quen cũng mổ tim ở Cali, phí tổn đã gần gấp ba. Đây là không tính các chi phí đến việc soi tim trước đó. Dĩ nhiên phí tổn cho việc cấp cứu một người bị kích tim (heart attack) cần xe cứu cấp chỏ vào bệnh viện, rồi phải làm soi tim, rồi tìm một nhóm bác sĩ tim làm ca mổ khẩn cấp, tổng số tiền chắc chắn là vượt qua con số $100,000 dễ dàng. Tùy theo bảo hiểm sức khỏe mà mỗi người đã chọn, bệnh nhân đôi khi chỉ phải trả 10%, 20%, hay 50% tổng số phí tổn.

    Vài dòng chia sẻ tin tức về vụ mổ tim cùng các bạn, cầu mong mọi người đều dồi dào sức khỏe, không phải trải qua một cuộc giải phẫu tim như tôi. Mà nếu có, thì cũng không có chi quá lo.

  9. #59
    Câu Chuyện Thầy Lang: Ý Kiến Thứ Hai
    BÁC SĨ NGUYỄN Ý-ĐỨC

    Sau một tai nạn giao thông, chiếc xe “câu cơm” bị hư hại khá nhiều, cẩn “đại tu bổ”. Thường thường thì ai cũng nhờ hai ba thợ máy ước lượng tổn thất và chi phí trước khi đồng ý cho sửa.

    Tương tự như vậy, trước một căn bệnh hiểm nghèo, chắc là bệnh nhân cũng muốn tìm hiểu thêm trước khi quyết định việc điều trị. Sự tìm hiểu thêm này có thể là từ sách báo, internet nhưng thường thì với các bác sĩ chuyên môn khác.

    Việc lấy ý kiến thêm (Second Opinion), là chuyện được nói tới khá nhiều ở mọi quốc gia. Ấy vậy mà kết quả thăm dò cho biết hàng năm chỉ có 20% bệnh nhân làm công việc có tính cách hỗ trợ, quyết định về bệnh tình của mình.

    Lấy ý kiến thứ hai (hoặc thứ ba…) có thể do bệnh nhân hoặc thân nhân yêu cầu, đôi khi cũng từ bác sĩ, khi vị này có khó khăn trong chữa trị, chẩn đoán.

    Nhiều bệnh nhân ngần ngại không muốn đi hòi thêm ý kiến, e rằng nếu làm như vậy sẽ chạm tự ái, làm buồn lòng vị bác sĩ đang chữa trị cho mình. Cũng có người dễ tính, hoàn toàn tin tưởng ở “ông bà thầy” đã nhiều chục năm giao hảo.

    Nhưng thực ra các bác sĩ cũng không nề hà gì về việc này. Trong thời gian huấn luyện, họ đã quen với truyền thống “học thầy không tầy học bạn”.

    Khi hành nghề, các bác sĩ hỏi ý kiến của nhau là chuyện thường tình. Lý do là y khoa ngày nay quá phong phú về kiến thức bệnh lý cũng như phương thức chẩn đoán, điều trị mà không một bác sĩ nào có thể nắm vững hết được.

    Ngoài ra, mặc dù có cùng huấn luyện nhưng họ có quan niệm, suy nghĩ khác nhau về cách áp dụng kiến thức của mình trong khi chẩn đoán cũng như điều trị. Có bác sĩ cho làm nhiều thử nghiệm nhưng cũng có bác sĩ chỉ làm vừa đủ rồi dùng kinh nghiệm nghề nghiệp để suy luận chẩn đoán bệnh.

    Trong điều trị, một số bác sĩ “bảo thủ” chữa vừa đủ cho hết bệnh, tránh tác dụng phụ của dược phẩm, một số bác sĩ khác lại muốn chữa mau chữa mạnh. Đó là tại vì mỗi bác sĩ có một kế hoạch trị liệu khác và không phải bác sĩ nào cũng nghĩ, hành động như nhau trong mọi hoàn cảnh.

    Người mà bác sĩ gia đình giới thiệu có thể là đồng nghiệp cùng chuyên môn, người được coi như có đủ khả năng để cho ý kiến hoặc tại trung tâm y tế, trường đại học y khoa. Và mặc dù bệnh nhân không có quyền đòi hỏi gặp người mình lựa, nhưng mình cũng không nên được gửi tới người mà mình không tin cậy.

    Hiện nay, có nhiều cơ sở y tế, các nhà chuyên môn cung cấp dịch vụ tham khảo, góp ý kiến này.

    Về phương diện quản trị sức khỏe, đôi khi bảo hiểm sức khỏe đòi hỏi có ý kiến thứ hai nếu chi phí điều trị quá cao hoặc họ cho là thử nghiệm, điều trị đó không cần thiết. Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể phải tự trả phí tổn tham khảo thêm.

    Theo các nhà chuyên môn, lấy ý kiến thứ hai hầu như là một quyền hạn của mình để bảo vệ sức khỏe.

    Tuy nhiên, trước khi yêu cầu gửi đi lấy ý kiến thứ hai, thứ ba, nên cùng với bác sĩ tìm hiểu lại bệnh tình của mình, hỏi tất cả các điều cần hỏi. Trong đa số trường hợp, sau thảo luận này vấn đề được giải quyết và không cần ý kiến thứ hai.

    Nếu bác sĩ không đồng ý thì hãy nhớ là không phải vị đó là người độc quyền quyết định. Thời kỳ “một thầy thuốc, một bệnh nhân” đã qua rồi. Ngày nay, một bệnh nhân có nhiều thầy thuốc khác nhau. Hơn nữa, sức khỏe của mình là ưu tiên số một và hãy làm mọi việc mà mình thấy cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Điều quan trọng là khéo léo yêu cầu. Chẳng may gặp vị bác sĩ “bảo thủ, quá tự tin”, nhất định từ chối thì có lẽ cũng nên “giã biệt chia tay” vị này, vì tương quan đôi bên có thể bắt đầu lỏng lẻo.

    Có nhiều trường hợp mà bệnh nhân cần phải xin ý kiến thứ hai.

    -Khi chính bác sĩ đang điều trị cho mình nêu ra vì căn bệnh ngoài chuyên môn của vị này.
    -Khi bác sĩ đề nghị một phẫu thuật không khẩn cấp. Trong trường hợp này, công ty bảo hiểm cũng đòi có ý kiến thứ hai.
    -Khi không được bác sĩ giải thích tường tận về bệnh của mình.
    -Khi mình không thỏa mãn với lời giải thích của bác sĩ điều trị
    -Một bệnh hiếm chưa được hoặc đã được xác định
    -Có hơn một phương thức điều trị bệnh được nêu ra.
    -Bác sĩ điều trị không biết mình đau bệnh gì
    -Bệnh nhân muốn có phương thức trị liệu mà bác sĩ của mình không nắm vững
    -Khi mang một bệnh trầm trọng, bệnh nhân cần quyết định xem nên chấp nhận hoặc từ chối phương án điều trị mà bác sĩ đề nghị.
    -Ý kiến thứ hai giúp ta yên tâm là mình đã quyết định đúng.
    -Lấy ý kiến thứ hai từ các bác sĩ có kinh nghiệm hơn về bệnh của mình.
    -Ý kiến thứ hai có thể giúp mình và bác sĩ điều trị an tâm về phương án trị liệu đang hoạch định
    -Lấy ý kiến thứ hai giúp ta hiểu biết nhiều hơn về phương thức trị liệu mới
    -Lấy ý kiến thứ hai đôi khi cần làm đối với vài loại bệnh hoặc kỹ thuật chữa trị, sàng lọc bệnh. Bảo hiểm đôi khi chỉ trả một nửa hoặc không bồi hoàn nếu không lấy ý kiến thứ hai.
    -Khi sẽ phải trải qua giải phẫu lớn hoặc tái giải phẫu
    -Khi gặp khó khăn thảo luận với bác sĩ điều trị
    -Không thấy bệnh tình khá hơn với trị liệu đang theo
    -Có quá nhiều bệnh một lúc

    Khi đã quyết định lấy ý kiến thứ hai, nên xin hồ sơ bệnh lý, kết quả thử nghiệm để mang cho bác sĩ thứ hai coi. Bệnh nhân phải ký nhận đồng ý chuyển hồ sơ.

    Hiện nay có nhiều cơ sở chuyên môn y khoa cung cấp ý kiến thứ hai mà không cần hồ sơ bệnh lý, kết quả thử nghiệm cũng như ý kiến của bác sĩ điều trị.

    Hoặc có thể chỉ cung cấp kết quả thử nghiệm, X-quang mà không có chẩn đoán và phương thức điều trị. Đó là blind second opinion. Lợi điểm là ý kiến thứ hai không bị ảnh hưởng bới các dữ kiện trước đó.

    Khi tới bác sĩ thứ hai, nên chuẩn bị sẵn các điều muốn hỏi như là:

    -Liệu bệnh của mình có thể có chẩn đoán khác
    -Có cách chữa nào khác không
    -Kết quả sẽ ra sao nếu trì hoãn hoặc không điều trị
    -Rủi ro của điều trị như thế nào
    -Điều trị có kéo dài hoặc nâng cao đời sống không
    -Bao lâu sau điều trị thì bình phục
    -Tại sao ý kiến thứ nhì lại khác với ý kiến trước.

    Theo các nhà chuyên môn y học Hoa Kỳ, năm bệnh thường được hỏi ý kiến là giải phẫu nối động mạch tim (heart bypass surgery),cắt bỏ tử cung, chấm dứt thai kỳ vì thai nhi bất bình thường, giải phẫu giãn tính mạch, điều trị u bướu não. Vì các phương pháp này đôi khi được thực hiện khi không cần thiết, kỹ thuật quá phức tạp hoặc chẩn đoán không chính xác.

    Kết luận
    Lấy ý kiến thứ hai có lợi điểm là giúp bệnh nhân có thêm hiểu biết về bệnh tình, về phương thức chữa trị để lựa chọn và nhờ đó họ an tâm tích cực hơn trong việc tự chăm sóc.

    Trước khi yêu cầu ý kiến thứ hai, nên coi lại xem giữa mình và bác sĩ đã có sự đối thoại, giải thích rõ ràng chưa. Nếu là chưa thì mình cứ nhẹ nhàng hỏi thêm, cho ra lẽ. Thường thường thì các vị lương y cũng không đến nỗi quá khó tính, không muốn mích lòng con bệnh và cũng không muốn thấy mấy ngài trạng sư gửi thư hỏi thăm.

    Các cụ ta vẫn nhắc nhở “Lời nói chẳng mất tiền mua”. Đôi bên nên nhẹ nhàng hỏi đáp thông cảm với nhau để duy trì tình nghĩa con bệnh-thầy thuốc ngày càng thêm thắm thiết.

  10. #60
    "Phòng bệnh hơn chữa bệnh"

    The astounding power (and savings) of prevention
    Dr. Oz

    Wouldn’t you love to sail into old age with few or no serious health issues? It might sound like a pipe dream in a country where about 115 million adults have prediabetes or diabetes, more than 162 million adults are overweight or obese, and fully 31 percent are living with more than one chronic condition. But you can do it.

    A new study published in the journal Hypertension found that you are likely to have the healthy blood vessels of a 30-year-old well into your 70s if you stay lean, have a low body mass index and avoid diabetes. People who achieve six out of seven of the American Heart Association’s Life’s Simple 7 healthy heart goals (good blood pressure, controlled cholesterol, lower blood glucose, staying active, eating a balanced diet, not being overweight and not smoking) are 10 times more likely to see healthy vascular aging than those who do none to only one of those measures.

    The benefits of vascular health? It protects your cardiovascular system, brain, skin (think no or fewer wrinkles), kidneys, eyes, sexual functioning and every other organ system. For the 28.4 million Americans who have diagnosed heart disease, we say, “You too can improve your heart health — in fact, all aspects of your health — enormously with smart self-care.”

    Next Steps

    The health care profession and industry (and YOU) have to shift the present focus from treating preventable diseases to pre-empting them.

    The Cost of Overlooking Prevention: According to the National Center for Chronic Disease Prevention and Health Promotion, 75 percent of our health care dollars are spent on preventable chronic conditions, such as hypertension, elevated LDL cholesterol, diabetes, obesity, some forms of arthritis, gum disease and stroke. Treating these chronic/preventable diseases cost around $2.4 TRILLION in 2015! Out-of-pocket expenditures were $338.1 billion. That takes a heavy toll on society and every individual who is spending hard-to-come-by money, especially during retirement.

    Powering Prevention: Both Dr. Mike’s most recent book, co-authored with Jean Chatzky, “Age-Proof: Living longer without running out of money or breaking a hip,” and the Future Health Index — a newly published report by Philips Royal that interviewed almost 4,000 health care professionals and 30,000 adults in 19 countries — offer insights into how the idea of “investing” in your future by changing your lifestyle or habits is an essential first step to living better, longer and with less financial burden on yourself and society. (“Age-Proof” also provides solid financial advice from Jean Chatzky on preparing for retirement and for potential medical expenses.)

    The best way to do that is to enter into a joint health partnership with your health care providers. YOU need to get involved and find doctors who are committed to joining you in your quest. They’re out there. As Brian Donley, M.D., and chief of staff at Dr. Mike’s Cleveland Clinic says in the Future Health report, “Health care is a team sport that needs the medical team and the patient’s participation to produce positive outcomes.”

    Your Moves

    To prevent costly, life-shortening, chronic conditions tomorrow, just upgrade your lifestyle today. The first moves may seem small, but you’ll build on them, and they’ll get you to the second level.

    1. Add an additional serving of fruit or veggies to each meal, every day (1 apple, a tossed salad or 1/2 cup cooked broccoli). Level two: a total of 7 to 9 servings of produce daily.

    2. Walk an extra 30 minutes every day: at lunchtime, after dinner or at the mall (no shopping!). Level two: 10,000 steps a day.

    3. Get aerobic and build muscles. In your walking routine, alternate 2 minutes of fast walking with 5 minutes of normal pace. It’s interval training. Level two: IN ADDITION to your 10,000 daily steps, throw in twice-a-week sweaty aerobics for 30 minutes and two 20-minute, strength-building sessions a week. Alternate strength building with aerobic days, then it’s time to go shopping!

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 11:01 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh