Register
Page 236 of 340 FirstFirst ... 136186226234235236237238246286336 ... LastLast
Results 2,351 to 2,360 of 3399

Thread: Trâm

  1. #2351
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Một miếng khi đói
    Một gói cho Trâm







    Dân Mỹ tự gây quỹ cho tường biên giới



    Một cuộc quyên góp trên mạng do một cựu quân nhân trong Không lực Mỹ khởi xướng để gây quỹ xây bức tường biên giới mà Tổng thống đề xuất thu được hàng triệu đô la.

    Ông Brian Kolfage phát động trang quyên quỹ trên trang mạng GoFundMe hôm chủ nhật và góp được 9,7 triệu đô la tính tới ngày 21/12. Mục tiêu ông đề ra là thu được 1 tỷ đô la góp cho nhà nước xây tường biên giới giữa Mỹ với Mexico.

    Ông Kolfage nói bức tường biên giới sẽ trở thành hiện thực nếu mỗi cử tri đã bỏ phiếu cho ông Trump đóng góp 80 đô la.

    Ông Kolfage, một cựu chiến binh bị mất 3 chi trên chiến trường Iraq năm 2004, cho biết ông đã liên lạc chính quyền Trump để hỏi thăm cách chuyển tiền một khi cuộc gây quỹ kết thúc.

    ‘Đối đầu’ với chiến dịch gây quỹ của Kolfage, hôm thứ tư, một người đã lên GoFundme mở một trang gây quỹ nhắm tới ‘những chiếc thang vượt qua tường biên giới của Trump’. Trang này đề mục tiêu 100 triệu đô la và đã thu được 20 ngàn đô la tính tới ngày 21/12. Tất cả số tiền thu được trong chiến dịch ‘đối chọi’ này sẽ đóng cho một quỹ vô vị lợi cung cấp dịch vụ pháp lý và giáo dục cho người tị nạn và các gia đình di dân.


    /* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/dan-m...-/4711853.html

  2. #2352
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    Ta thán ở chuồng chim, chứng khoán tuột dốc, tranh cãi ngân sách

    Home Alone - Trump cô đơn

    Tranh luận với bộ trưởng quốc phòng Mattis còn tại chức, chỉ số chứng khoán lao xuống dốc do tranh cãi ngân sách với phe Dân chủ: tổng thống Mỹ bị nhiều vấn đề vây khốn ngồi một mình ta thán trong Tòa Bạch Ốc.




    Tổng thống Mỹ Donald Trump có lẽ đang kiệt sức mùa Giáng Sinh. Theo lẽ ông ta muốn về Florida đi đánh golf, đoàn viên với gia đình mùa lễ nơi đó. Thay vào đó ông đang bị kẹt ở Hoa Thịnh Đốn. Lý do: vì cuộc tranh cãi khốc liệt về ngân sách ở nhiều bộ bị phong tỏa. Điều đó có nghĩa là nhiều lãnh vực của chính phủ bị đóng cửa. Ông tổng thống cực chẳng đã phải hủy về Florida chơi.

    Trump viết trên twitter, "Tôi (tội tôi quá) đang cô đơn trong Tòa Bạch Ốc và trông đợi mấy ông Dân Chủ về để thỏa hiệp vụ biên giới đang khẩn cấp". Việc chính ông là người tự gây ra sự leo thang này vì ông không chịu ký khoản ngân sách không có bạc tỉ cho việc xây thành biên giới Mễ Tây Cơ, thì Trump giấu nhẹm. Mấy hôm nay ông bán cái sang phe Dân chủ đối lập đã tạo ra cớ sự đóng cửa chính phủ.

    Ông tổng thống xử dụng thời gian vô vọng trong Tòa Bạch Ốc vào cuối tuần và thứ Hai hôm qua để ta thán tường tận chán nản của mình chống lại phe Dân chủ, chống lại giới truyền thông, chống lại những người có tư tưởng khác biệt, chống lại Cục dự trữ Liên bang Mỹ, chống lại những người trong chính phủ của mình đang bỏ mình mà đi.

    Chứng khoán Hoa Kỳ tiếp tục tuột dốc. Những người mua bán cổ phiếu cho biết, người đầu tư đang bị bất an bởi những việc mới xảy ra ở Hoa Thịnh Đốn. Mới đây có sự xuất hiện cố vấn của bộ trưởng tài chánh Steven Mnuchin và nhóm người đại diện của cơ quan giám sát khủng hoảng trong Tòa Bạch Ốc càng làm gia tăng sự nghi ngại.

    Tháng Mười Hai đen đũi nhất kể từ năm 1931

    Chỉ số Dow-Jones đóng cửa với con số 2,9 phần trăm dưới 21.792 điểm. S&P 500 mất 2,7% ở mức 2351. Chỉ số chứng khoán kỹ nghệ NASDAQ mất 2,2 phần trăm ở mức 6192. Tuy nhiên việc giao thương bình thường chấm dứt cũng ngắn mất đi 3 tiếng rưỡi trước Giáng Sinh. Wall-Street có đe dọa có tháng 12 đen đũi nhất của thời gian khủng hoảng kinh tế thế giới thế kỷ trước vào năm 1931.

    Tờ "Bưu chính Hoa Thịnh Đốn" viết rằng sau khi hủy chuyến về Florida, Donald Trump có cả cái cuối tuần để ngồi xem truyền hình hàng giờ và bực tức trước các bản tin.

    "Sẽ sửa sai"

    Trump lại tiếp tục chia sẻ tư tưởng của mình chống lại vị bộ trưởng quốc phòng James Mattis hiện còn tại vị. Trump giải thích trên Twitter rằng, ông không chấp nhận động cơ thế giới sau lưng vai trò lãnh đạo quân sự của Hoa Kỳ khắp nơi trên thế giới: "Chúng ta phải bao thầu quá lớn số chi phí cho quân sự của nhiều quốc gia rất giàu có của cả thế giới, trong khi đó các nước này hoàn toàn lợi dụng người trả thuế Mỹ trong thương trường", Trump viết lên Twitter bằng các dòng tin ngắn.

    Từ lâu Trump đã chỉ trích trong các vấn đề kinh tế và quân sự về sự thiếu cân xứng gây tổn thất cho Hoa Kỳ khi so với các đồng minh của Mỹ ví dụ như nước Đức, "Tướng Mattis không thấy đó là vấn đề nhưng mà tôi thấy vậy, và mình sẽ sửa sai".

    Mattis tuyên bố từ chức vì lý do có sự khác biệt với Trump về kế hoạch thoái quân ở Syria, nhưng đồng thời cho biết sẽ làm việc thêm hai tháng nữa nếu cần. Phía Trump đã tuyên bố hôm Chủ Nhật rằng sẽ thay thế James Mattis ngày 1 tây tháng Giêng. Thứ trưởng Patrick Shanahan sẽ làm quyền bộ trưởng.

    Những ngày Giáng Sinh hỗn loạn rốt cuộc cũng có tin vui gia đình: Tòa Bạch Ốc thông báo đệ nhất phu nhân Melania Trump đã về Florida sẽ bay về lại Hoa Thịnh Đốn để nâng khăn sửa túi cho đức lang quân trong những ngày lễ lạc. Vậy là Trump không phải cô đơn ăn uống một mình mấy ngày Giáng Sinh. Cảm giác bị bỏ rơi chính trị vẫn vậy. Đặc biệt là năm nay không kết thúc êm ả đối với Trump cũng như Hoa Thịnh Đốn. Trump đang bị nhiều vấn đề bao quanh.

    (theo tin/dpa/Reuters)

    /* nguồn: http://www.spiegel.de/politik/auslan...a-1245351.html



  3. #2353
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Thước phim vẫn tiếp diễn.







    Trump bị dân Mỹ quy lỗi nhiều hơn về việc đóng cửa chính phủ


    Ông Trump nói rằng ông tự hào đóng cửa chính phủ vì an ninh biên giới


    Nhiều người Mỹ đổ lỗi cho Tổng thống Donald Trump hơn là phe Dân chủ ở Quốc hội về việc chính phủ liên bang bị đóng cửa một phần, một cuộc thăm dò dư luận do Reuters/Ipsos tiến hành cho biết hôm 27/12 trong khi các nhà lập pháp quay trở lại Washington sau kỳ nghỉ mà không có kế hoạch nào nhanh chóng chấm dứt đóng cửa chính phủ.

    Trong số những người được vấn ý, 47% nói rằng chính ông Trump là người chịu trách nhiệm, trong khi 33% quy trách nhiệm cho Đảng Dân chủ, theo kết quả cuộc trưng cầu từ ngày 21 đến 25/12. Ngoài ra, 7% đổ lỗi cho các thành viên Cộng hòa ở Quốc hội.

    Chính phủ Mỹ đóng cửa bắt nguồn từ yêu sách của Tổng thống Trump vốn bị đông đảo các thành viên Dân chủ lẫn Cộng hòa phản đối là lấy từ tiền thuế của người dân 5 tỷ đô la để trang trải chi phí xây dưng bức tường biên giới với Mexico. Tổng chi phí xây dựng bức tường này theo ước tính là 23 tỷ đô la.

    Văn phòng Quản lý Nhân sự, vốn giám sát lực lượng lao động liên bang, đã đưa ra các lời khuyên cho công chức chính phủ về làm cách nào để thoái thác các chủ nợ nếu tiền lương chưa được chi trả.

    Tại Điện Capitol, Thượng viện và Hạ viện dự kiến sẽ nhóm họp vào tối ngày 27/12 nhưng sẽ không có hành động nào ngay lập tức. Tình trạng thiếu khẩn trương làm dấy lên những đồn đoán rằng chính phủ sẽ đóng cửa kéo dài cho đến sang năm.

    Hồi đầu tháng, ông Trump đã nói rằng ông ‘tự hào đóng cửa chính phủ’ vì tranh cãi về bức tường biên giới. Tuy nhiên, kể từ khi chính phủ bị đóng cửa một phần, ông lại lên Twitter để đổ lỗi cho phe Dân chủ đã khiến chính phủ đóng cửa.

    Trong một dòng tweet mới nhất, ông mô tả đóng cửa chính phủ là một vấn đề mang tính đảng phái. Ông viết: “Những người Dân chủ có nhận ra rằng đa số những người không được nhận lương là cử tri Dân chủ hay không?”

    Ông Trump đưa ra tuyên bố trên mà không có bất kỳ bằng chứng nào và ngay lập tức đã hứng chịu chỉ trích từ các thành viên Đảng Dân chủ.

    “Nhân viên liên bang không mặc áo xanh hay đỏ để đi làm (hàm ý họ không được bày tỏ sự ủng hộ dành cho Đảng Dân chủ hay Cộng hòa),” Thượng nghị sỹ Mark Warner viết trên Twitter.

    /* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/trump...7/4719374.html






    Nhiều người Mỹ nói chính phủ đóng cửa là tại TT Trump
    December 27, 2018


    Du khách xếp hàng vào thăm tượng Nữ Thần Tự Do ở New York. Tấm bảng cho thấy tiểu bang phải tự trả tiền cho nhân viên để nơi đây được mở cửa. (Hình: AP Photo/Seth Wenig)


    WASHINGTON, DC (NV) – Nhiều người Mỹ cho rằng Tổng Thống Donald Trump, chứ không phải Quốc Hội, phải chịu trách nhiệm trong việc một phần chính quyền liên bang bị đóng cửa trong mấy ngày qua vì bế tắc ngân sách, theo thăm dò do Reuters/Ipsos thực hiện và được công bố hôm Thứ Năm, 27 Tháng Mười Hai.

    Có 47% người lớn nói rằng Tổng Thống Trump phải chịu trách nhiệm vụ đóng cửa chính quyền, trong khi 33% nói đó là tại các thành viên thuộc đảng Dân Chủ ở Quốc Hội, theo thăm dò từ 21 đến 25 Tháng Mười Hai cho biết.

    Ngoài ra, 7% số người được hỏi nói đảng Cộng Hòa phải chịu trách nhiệm.

    Bế tắc ngân sách xảy ra sau khi Tổng Thống Donald Trump đòi Quốc Hội phải bao gồm khoản tiền $5 tỷ để xây tường dọc biên giới Mỹ-Mexico.

    Chi phí toàn bộ cho bức tường, dài khoảng 1,700 dặm, là $23 tỷ.

    Chỉ có 35% số người được hỏi ủng hộ xây tường. Chỉ có 25% ủng hộ Tổng Thống Trump đóng cửa chính quyền.

    Trong một tuyên bố đưa ra hôm Thứ Năm, bà Sarah Sanders, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, nói: “Tổng thống nói rất rõ là bất cứ dự luật nào cũng phải chuẩn chi một cách đúng mức để tài trợ cho an ninh biên giới.”

    Tuyên bố không đề cập đến bức tường mà Tổng Thống Trump muốn xây. (Đ.D.)

    /* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/nh...-tai-tt-trump/


  4. #2354
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Mỗi ngày một chuyện tiếu lâm...: "vừa ăn cướp vừa la làng"






    Donald Trump pleased Europeans are unhappy with him

    US President Donald Trump said if he were popular in Europe then he would not be doing his job. Trump touted the "tremendous service" the US provides European nations and that in turn, they should respect the US.




    In his first Cabinet meeting of 2019, US President Donald Trump reflected on his lack of popularity in Europe. The president told reporters on Wednesday that he was unfazed by low approval ratings among Europeans, saying it was his job to demand that Europe treat the US more fairly.

    "That's why I got elected," Trump said, reiterating that European countries must be pushed to increase their share of defense spending, a point he has made repeatedly when talking about NATO funding and defense and security in Europe.

    "I shouldn't be popular in Europe. If I was popular in Europe, I wouldn't be doing my job," he added.

    Trump said Europe was treating the US unfairly on both trade and defense, but he blamed past US presidents for allowing the US to pay for the security of nations. "Germany pays 1 percent, they should be paying 4 percent," Trump said, referring to German defense spending.

    'They should at least respect us'

    A Pew Research Center study released in October 2018 revealed that confidence in Trump in European nations was strikingly low. Only 10 percent of Germans, 9 percent of the French, 7 percent of Spaniards and 28 percent of British people viewed Trump's handling of world affairs in a positive light.

    Pew later released a more detailed picture of German attitudes towards the US during the Trump era, which showed that 73 percent of Germans considered bilateral relations with the US to be bad.

    Additionally, the study showed that only 41 percent of Germans wanted more cooperation with the US.



    The US president admitted that he was aware of the studies proving his low popularity among Europeans and said he did not care about it.

    "I'm not elected by Europeans, I'm elected by Americans, by American taxpayers, frankly," Trump said.

    He clarified to reporters that his relationship with European leaders was still good and that he considered them friends.

    But he was more dismissive of the European public: "We're doing tremendous service to those countries and they should at least respect us. They didn't respect us and that was the problem."

    The president also boasted that if he wanted to, he could be the most popular person in Europe. "I could run for any office if I wanted to, but I don't want to," he added.

    Criticism at home

    Trump has come under fire in the US for frequently lambasting European countries, which for decades have been seen as traditional allies of the US.

    The most notable rebuke came when former Defense Secretary Jim Mattis stepped down from his post, citing in his resignation letter that he differed with the president on the issue of "treating allies with respect."

    On Tuesday, Utah senator-elect and former Republican presidential candidate Mitt Romney joined the chorus of dissenters, publishing a stinging opinion in The Washington Post, where he scolded the president for ruining relations with European allies.

    "Trump's words and actions have caused dismay around the world," Romney said, citing Trump's dismal favorability in the Pew study and highlighting that prior to his election, some 84 percent of Europeans thought the president of the US was doing the right thing in world affairs.

    "America is strongest when our arms are linked with other nations. We want a unified and strong Europe, not a disintegrating union," the senator-elect from Utah emphasized.

    Trump disregarded the criticism in a Twitter post, where the president noted that he had "won big" and Romney had not, urging the senator-elect to "focus on Border Security" and "be a team player."

    jcg/sms (dpa, AFP)


    /* src.: https://www.dw.com/en/donald-trump-p...him/a-46938501




  5. #2355
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    Tại sao Trump muốn trục xuất người Việt tỵ nạn chiến tranh Việt Nam?


    Tina Hà Giang

    BBCvietnamese.com



    Getty Images
    "Đối với hàng ngàn các người Việt Nam tại Hoa Kỳ lọt vào hoàn cảnh này, phần đông họ đã có công ăn việc làm,
    gia đình ổn định, và đã sanh con đẻ cái, sinh sống êm đềm tại Mỹ, thì ai sẽ chịu trách nhiệm với những hậu quả gia
    đình phân ly, ảnh hưởng tệ hại đến thân nhân của họ?"


    Người Mỹ gốc Việt khắp nơi đang rúng động trước tin của tờ The Atlantic rằng chính phủ Trump lại một lần nữa muốn trục xuất những người Việt tị nạn vốn là nạn nhân, hay là người lính từng tham chiến cuộc chiến Việt Nam, ra khỏi Hoa Kỳ.

    Tin này đặc biệt tạo nhiều hoang mang khi chỉ trước đó ba tuần The New York Times đưa tin nội các Trump đã âm thầm từ bỏ nỗ lực trục xuất một số người trong cộng đồng này.

    Đây là những người Việt tị nạn đã đến Hoa Kỳ trước 12/7/1995 hiện chưa là công dân Mỹ, từng phạm pháp, và đã nhận được lệnh trục xuất, nhưng chưa rời khỏi nước Mỹ, vì theo một thoả thuận giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ký năm 2008, không bị trục xuất bất kể có lệnh của Toà Di Trú.

    Trích lời một phát ngôn viên xin được dấu tên của Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, The Atlantic cho biết Nhà Trắng một lần nữa đang tìm cách dẫn giải lại một thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Việt Nam năm 2008 để nhất định trục xuất khoảng 8.000 người Việt có tiền án hình sự đã có lệnh trục xuất của Tòa Di Trú.



    Người Mỹ gốc Việt đang hoang mang trước tin chính phủ Trump lại một lần nữa muốn trục xuất những người
    Việt tị nạn vốn là nạn nhân, hay là người lính từng tham chiến cuộc chiến Việt Nam ra khỏi Hoa Kỳ



    Kế hoạch trục xuất... chưa thành

    Đây không phải lần đầu tiên tin chính phủ Trump quyết định trục xuất người Việt tị nạn đến Mỹ trước năm 1995 gây xôn xao dư luận.

    Tháng 3/2017, cộng đồng người Mỹ gốc Việt cũng như các tổ chức đấu tranh cho nhân quyền, dân quyền khắp nơi cũng hoang mang khi chính quyền Trump có một nỗ lực tương tự, đơn phương lý giải rằng những người nói trên không được bảo vệ theo thỏa thuận 2008, và bắt nhốt một số người Việt tị nạn có tiền án vào các trại giam của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE), trong khi chờ thủ tục trục xuất.

    Việt Nam thoạt đầu chấp nhận một số người bị trục xuất, dù họ đáng lẽ không, theo thoả thuận 2008, nhưng sau đó không đồng ý tiếp nhận nữa, và cuối cùng thì Mỹ chỉ trục xuất được 11 người về Việt Nam, số người còn lại tiếp tục bị giam cầm trong những trung tâm của ICE.

    Ít lâu sau, các chi nhánh của tổ chức Văn phòng Tư Pháp Người Mỹ Gốc Á (AAAJ) nộp đơn kiện chính quyền Trump với một vụ kiện tập thể (class-action lawsuit), đòi trả tự do cho họ, vì theo án lệ Zadvydas v. Davis 2001, thì ICE không được giữ người chờ bị trục xuất quá 180 ngày, và nếu trong thời gian 180 ngày giam giữ không có quốc gia nào nhận thì phải thả họ ra.



    Getty Images
    Image caption Một người đàn ông thắp hương tại tượng đài tưởng niệm những người lính Việt Nam và Hoa Kỳ
    trong cuộc chiến Việt Nam tại khu phố Little Saigon, ở Westminster, California hồi 2005.


    Trong quyết định xác nhận vụ kiện tập thể, Thẩm phán Cormac J. Carney của Tòa Án Liên bang Hoa Kỳ phụ trách khu vực California cho biết chính phủ Trump nói đã đạt một thỏa thuận với Việt Nam trong tháng 8, theo đó "việc trục xuất người Việt đến Mỹ trước 1995 có vẻ khó thành" và sẽ dần dần thả những người này.

    Thế nhưng bài báo của The Atlantic hôm 12/12 cho thấy chính quyền Trump đã thay đổi quyết định một lần nữa, và lại tìm cách trục xuất những người Việt có tiền án đã nhận được lệnh trục xuất này.


    Thoả thuận năm 2008 nói gì?


    Sở dĩ chính phủ Trump loay hoay tìm cách mãi mà vẫn chưa trục xuất những người Việt tị nạn này là vì rào cản có tên là thoả thuận năm 2008.

    Vậy thỏa thuận đó nói gì?

    Thỏa thuận năm 2008 được ký giữa cơ quan di trú Mỹ và đại diện của chính phủ Việt Nam, tại Hà Nội vào ngày 22 tháng Giêng, 2008, qua đó, Việt Nam bằng lòng nhận những người Việt di dân bị Hoa Kỳ ra lệnh trục xuất, nhiều người trong số đó có tiền án, theo những điều kiện được ghi rõ trong biên bản.


    Www.state.gov
    Khoản 2, Điều 2 trong Biên bản Ghi nhớ năm 2008 ghi người Việt đến Hoa Kỳ trước 12/7/1995 không nằm trong diện bị trục xuất


    Theo bà Kelly Nantel, phát ngôn viên của ICE, thoả thuận có mục đích bàn về việc trục xuất người Việt về Việt Nam, là kết quả đàm phán 10 năm của hai bên.

    Trước đó, Mỹ không thể trục xuất người Việt nào, vì Việt Nam thường từ chối cấp giấy thông hành cho những người Việt di dân bị Mỹ trục xuất.

    Toàn thể thoả thuận ảnh hưởng số phận của hàng ngàn người này được tóm gọn trong một bản ghi nhớ dài chưa đến 6 trang, gồm chín điều.

    Ngoài những thủ tục hành chánh hai bên phải theo, điểm then chốt của thoả thuận 2008 là những người Việt đến Mỹ trước 12/7/1995 sẽ không bị trục xuất, được ghi rõ trong Khoản 2, Điều 2:

    ''Công dân Việt Nam sẽ không bị trả về Việt Nam theo thỏa thuận này, nếu họ đến Hoa Kỳ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995, ngày mà quan hệ ngoại giao được tái thiết giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam duy trì vị trí pháp lý tương ứng của họ với công dân Việt đến Hoa Kỳ trước ngày đó.''



    Getty Images
    Những người tị nạn Việt Nam, đa số là người thuộc chế độ Việt Nam Cộng hòa, phải bỏ nước ra đi sau cuộc
    chiến, và đã sinh sống ở Mỹ trong biết bao thập niên, và con cháu họ, có khi chưa bao giờ sinh sống ở Việt Nam.


    Giải thích về tính cách pháp lý và sự ràng buộc của thoả thuận này, Luật sư Trần Thái Văn, cựu dân biểu tiểu bang California nói với BBC hôm 14/12:

    ''Thỏa thuận giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, được ký vào đầu năm 2008 có thể diễn tả một cách dễ hiểu. Đây là một 'hợp đồng' hoặc 'giao kèo hành chánh' giữa hai chính phủ, đại diện Bộ Nội An từ phía Hoa Kỳ (của Tổng thống George W. Bush), và Bộ Ngoại Giao của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam."

    "Văn kiện này không phải là một hiệp định được phê chuẩn bởi Quốc hội của hai quốc gia, hoặc sắc lệnh của một chính quyền áp đặt lên một chính quyền khác. Văn kiện này liên hệ đến, và giải quyết cho, nhiều vấn đề di trú và di dân giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

    "Nội dung của văn kiện này ấn định một điều khoản bãi miễn quyền phía Hoa Kỳ thi hành thủ tục trục xuất những người Việt Nam có tiền án hình sự, nhưng đã sinh sống tại Hoa Kỳ trước khi hai quốc gia thiết lập bang giao, đó là ngày 12 tháng 7 năm 1995."

    Xem kỹ hơn những điều khoản của thỏa thuận 2008 chúng ta thấy thoả thuận này có hiệu lực trong vòng 5 năm, và sau đó sẽ tự động gia hạn thêm ba năm, trừ khi một bên quyết định không muốn gia hạn.

    Nếu không muốn gia hạn, bên này phải báo cho bên kia tối thiểu trước 6 tháng. Còn nếu muốn tạm ngừng hay hủy bỏ thỏa thuận, bên này phải cho bên kia biết trước 1 tháng.


    Reuters
    Ông Phạm Chí Cường va Bùi Thanh Hưng, bị Mỹ trục xuất cuối năm 2017, nay không nhà, không việc làm, không người thân ở Việt Nam. Họ đang trao đổi với luật sư Tín Nguyễn ngày 19/4 tại TP HCM


    Vì thoả thuận hết hiệu lực lần đầu tiên vào năm 2013, nên đã được gia hạn tự động năm 2016, và sắp được tự động gia hạn một lần nữa, vào tháng Giêng năm 2019.

    Đây có lẽ là lý do tại sao chính phủ Trump đã có những cuộc thảo luận với Bộ Ngoại giao Việt Nam trong thời gian vừa qua.

    Phản ứng từ mọi giới

    Không chỉ cộng đồng người Mỹ gốc Việt mới có những phản ứng gay gắt.

    Tính đến hôm 14/12, ít nhất 27 dân biểu liên bang Hoa Kỳ ở những địa phương có nhiều cử tri gốc Việt, đã gửi thư bày tỏ quan ngại, và yêu cầu chính quyền Donald Trump tôn trọng thỏa thuận năm 2008 như hai bên đã ký kết.

    Người phản đối nêu lên tính cách thiếu nhân bản trong việc muốn trục xuất những người tị nạn Việt Nam, đa số là người thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa, phải bỏ nước ra đi sau cuộc chiến, và đã sinh sống ở Mỹ trong biết bao thập niên, và con cháu họ, có khi chưa bao giờ sinh sống ở Việt Nam.



    Getty Images
    Chính phủ Trump đang quay lưng lại với những người phải chạy trốn khỏi Việt Nam, nhiều người từng chiến đấu bên cạnh người lính Mỹ?


    Cựu ngoại trưởng John Kerry viết trên Twitter:

    "Thật đáng khinh. Sau khi rất nhiều người - từ George H.W. Bush đến John McCain và Bill Clinton - đã làm việc trong nhiều năm để chữa lành vết thương này và quên đi cuộc chiến - họ (chính phủ Trump) đã quay lưng lại với những người phải chạy trốn khỏi đất nước, nhiều người trong số đó từng chiến đấu bên cạnh chúng ta. Trump làm thế để đạt được mục đích gì cơ chứ?"

    Ông Bảo Nguyễn, cựu thị trưởng thành phố Garden Grove, nói với BBC hôm 13/12 ông cảm thấy rất buồn vì hành động mà ông cho là 'vô nhân đạo':

    "Sau khi những người tị nạn bị kết tội này đã chịu hình phạt, đã thụ án theo bản án của toà, trục xuất họ là kết án họ lần thứ hai, và là một hành động vi hiến. Thật là bất công và vô nhân đạo khi những cá nhân này bị tách khỏi gia đình, con cái họ và bị gửi đến một đất nước nơi họ không có tương lai."


    Luật sư Trần Thái Văn nhận định:

    "Với chính sách khe khắt về di dân, di trú nói chung, và đối với các thường trú nhân có tiền án phạm pháp nói riêng, chính phủ Donald Trump bây giờ đơn phương muốn vô hiệu hoá điều khoản bãi miễn trục xuất người Việt Nam đến Mỹ trước ngày 12 tháng 7, năm 1995 của thoả thuận 2008, với lập luận rằng phía Hoa Kỳ không phân biệt những người đến trước hoặc đến sau, và chính sách trục xuất sẽ được thi hành đồng đều với tất cả thường trú nhân có tiền án, một khi đã có lệnh truc xuất từ Tòa án Di trú Hoa Kỳ.''




    Getty Images


    "Tôi không biết có nên gọi động thái này là 'chính sách' hay chỉ mới là một 'dự định đổi ý' của chính phủ Trump đang gây nhiều phức tạp và lo âu từ nhiều giới khác nhau, nhất là từ cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ."

    "Tôi gọi đây là một 'dự định đổi ý'' vì vào mùa Hè năm nay, chính phủ Hoa Kỳ đã đồng ý tiếp tục tuân theo chính sách được thoả thuận giữa hai quốc gia từ năm 2008, là không trục xuất những người tỵ nạn Việt Nam, đã có tiền án hình sự, nhưng đến trước Hoa Kỳ trước ngày 12 tháng 7, năm 1995, trước khi Hoa Kỳ và Việt Nam chính thức lập bang giao. Đây là chính sách được thoả thuận từ các đời tổng thống George W. Bush và Barack Obama."

    "Trên thực tế, có gọi đây là một 'chính sách' một 'dự định đổi ý'' cũng không phân biệt được gì, vì quyết định mới đây từ phía Hoa Kỳ đã không được công khai và giải thích rõ ràng, hậu quả là đã gây ra rất nhiều hoang mang và sự phản đối từ nhiều giới khác nhau."

    "Cái gọi là chính sách của chính phủ Trump về vấn đề trục xuất các di dân phạm pháp Việt Nam đã sinh sống tại Hoa Kỳ trước khi hai quốc gia có bang giao chính thức có phần phản ảnh sự lúng túng, lưỡng lự của các viên chức Hoa Kỳ, vì họ không có một câu trả lời rõ ràng cho những người và gia đình bị lọt vào tình trạng này."




    Getty Images
    Cuộc sống của người Việt gốc Mỹ pha trộn văn hóa và lịch sử Việt Nam và Hoa Kỳ



    Cựu nhà báo Vũ Qúy Hạo Nhiên, hiện là giáo sư toán ở Nam California, xoáy vào tinh thần của thoả thuận 2008. Ông viết trên trang Facebook cá nhân:

    "Thoả thuận 2008 có ý nghĩa sâu sắc chứ không phải chỉ về việc trục xuất tội phạm.'

    "Điều khoản này có nghĩa là tuy tái lập ngoại giao, nhưng Hoa Kỳ không công nhận bất cứ quyền hạn nào của Cộng sản Việt Nam đối với người tỵ nạn Việt Nam trên đất Mỹ lúc đó. Mỹ sẽ không giao người tỵ nạn Việt Nam cho CSVN, và CSVN sẽ không đòi được Mỹ giao người tỵ nạn Việt Nam cho CSVN."

    "Đơn phương xoá bỏ điều khoản này, là một sự bắt tay rất nồng thắm giữa chính quyền Trump với CSVN. Tất nhiên cá nhân người bị trục xuất thì phải thế nào mới bị trục xuất, nhưng đó chỉ là bề nổi. Từ nay trở đi bất cứ người Việt nào cũng có thể bị đem ra trao đổi với CSVN. Và ý nghĩa thật sự của việc này là Hoa Kỳ chính thức công nhận khúc ruột nối dài liên kết người tỵ nạn với Đảng CSVN. Đó là điều hai tổng thống Bush và Clinton không muốn làm, nhưng Trump thì sẵn sàng làm.|"

    "Khi làm ngơ điều khoản đặc biệt này, chính quyền Trump nâng tầm quan hệ với Việt Nam lên ngang với các quốc gia văn minh không cộng sản như Pháp, Anh, Úc, v.v."

    "Đó mới là ý nghĩa của của việc làm này, và cũng là lý do các cựu đại sứ Hoa Kỳ phản đối.'''


    Tại sao cứ đòi phải trục xuất?

    Trả lời câu hỏi này, ông Vũ Qúy Hạo Nhiên nói với BBC hôm 13/12:

    "Ông Trump không ghét chế độ cộng sản ở Việt Nam, ông chỉ ghét chế độ cộng sản ở Cuba và đồng minh Cuba là Venezuela thôi. Thái độ của Trump đối với Việt Nam vồn vã như một người bán địa ốc vồn vã với khách hàng. Ta có thể thấy điều này khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời, Toà Bạch Ốc gửi lời chia buồn và ca ngợi 'những đóng góp của ông cho hòa bình, an ninh và thịnh vượng trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng như tiếng nói của ông cho một Việt Nam tự hào và độc lập trên trường quốc tế'."



    Getty Images
    Ông Trump không ghét chế độ cộng sản ở Việt Nam?

    "Ông Trump chỉ muốn được toàn quyền trục xuất bất cứ ai Trump có quyền trục xuất, và vì không ghét CSVN nên Trump không thấy có lý do gì mà CSVN lại bị ngoại lệ như vậy, so với các nước khác.''

    Trả lời phỏng vấn của BBC từ Texas, Luật sư Hoàng Duy Hùng nhận xét:

    "Ông Donald Trump là ổng tháu cáy. Ổng biết là Việt Nam không muốn nhận những người này về, và ổng là một thương gia, nên dùng cái chiêu bài này để thương thảo đòi hỏi Việt Nam phải nhượng bộ cái gì đó. Ổng cứ đưa ra hết điều này điều kia để ổng tháu cáy. Ổng nói vậy thôi chứ không làm gì được đâu, nếu bên kia cứ nhất định không chịu nhận về thì ổng làm sao mà trục xuất?"


    Luật sư Trần Thái Văn nhận định:

    "Đây không phải là một vấn đề đơn giản chút nào."

    "Hai nan giải trước mặt là nếu Việt Nam nhận hàng ngàn những người này sau khi Hoa Kỳ hoàn tất lệnh trục xuất, thì họ sẽ ở đâu, và có công việc gì để sinh sống hàng ngày. Đó là chưa nói đến vấn đề xáo trộn gia đình và sự khó khăn hội nhập vào xã hội địa phương xa lạ."

    "Đối với hàng ngàn các người Việt Nam tại Hoa Kỳ lọt vào hoàn cảnh này, phần đông họ đã có công ăn việc làm, gia đình ổn định, và đã sanh con đẻ cái, sinh sống êm đềm tại Mỹ, thì ai sẽ chịu trách nhiệm với những hậu quả gia đình phân ly, ảnh hưởng tệ hại đến thân nhân của họ?"

    "Theo tôi, chính phủ Trump không thông báo rõ ràng hoặc công khai về ý định thay đổi thoả thuận 2008 với công chúng vì họ có hai vấn đề phải đối diện."

    "Thứ nhất, các viên chức biết rằng sự rút lời hoặc đổi ý định của phía Hoa Kỳ khi đã có sự đồng thuận với Việt Nam về vấn đề này hồi mùa hè năm nay sẽ gây nhiều phẫn nộ và chống đối từ mọi phía."

    "Vấn đề trục xuất người Việt Nam trước năm 1995 không đơn giản như trục xuất thường trú nhân từ các quốc gia khác. Đại đa số người Việt lọt vào hoàn cảnh này là dân tỵ nạn cộng sản, đến Hoa Kỳ với căn cước quốc gia, và là một đồng minh trốn tránh sự áp bức của bạo quyền Việt Nam trong lúc hai quốc gia không chính thức nhìn nhận nhau.''




    Getty Images
    Diễu hành mừng Tết Nguyên Đán 2016 tại Westminster, California.

    "Thứ nhì, việc thông báo mơ hồ về sự đổi ý này là một cách ''thả bong bóng'' từ phía Hoa Kỳ để thăm dò dư luận quốc nội, song song với dự định muốn điều đình lại với Việt Nam về việc chấp nhận những người Việt lọt trong quy chế này."

    "Trên thực tế, nếu phía Việt Nam không chấp thuận, thì Hoa Kỳ có muốn trục xuất một người cũng không được. Thủ tục trục xuất chỉ có hiệu lực khi hai cửa phải được mở ra cùng một lúc. Một phía đưa mà đối tượng không nhận thì cũng hỏng việc."

    "Câu hỏi chúng ta cần đặt ra là phía Hoa Kỳ sẽ chuyển nhượng những thuận lợi gì nếu Việt Nam đồng ý sửa đổi điều khoản bãi miễn trục xuất những người Việt sinh sống tại Hoa Kỳ trước năm 1995? Hoặc ngược lại, Hoa Kỳ sẽ dùng những biện pháp và áp lực gì để buộc Việt Nam đồng ý nhận những người Việt trước năm 1995?"

    "Cuộc điều đình này đang xảy ra trong bí mật, với một hậu quả trầm trọng có thể ảnh hưởng đến cả hàng ngàn người dân Việt đang sinh sống tại cả hai nước, kể cả biết bao nhiêu thân nhân, gia đình của họ, và tại địa phương họ đang sinh sống."

    "Cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ là một cộng đồng tỵ nạn chính trị với nhiều làn sóng di dân và di trú trong 43 năm qua. Đây là một cộng đồng người Mỹ gốc Á có dân số lớn thứ tư tại Hoa Kỳ."

    ''Cộng đồng chúng ta ủng hộ một chính sách di trú bảo vệ quyền hiện hữu và anh ninh quốc gia đầy nhân bản, khoan dung và hợp lý, theo đúng tinh thần và truyền thống di dân của nước Mỹ. Tuy nhiên chúng ta sẽ không thể chấp nhận được một chính sách di trú khắt khe vô cớ, có tính chất phân biệt và mỵ dân, vừa không hợp lý mà cũng chẳng hợp tình.''


    Last edited by Triển; 01-04-2019 at 12:08 AM.

  6. #2356
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Quote Originally Posted by Triển View Post

    Trả lời phỏng vấn của BBC từ Texas, Luật sư Hoàng Duy Hùng nhận xét:

    "Ông Donald Trump là ổng tháu cáy. Ổng biết là Việt Nam không muốn nhận những người này về, và ổng là một thương gia, nên dùng cái chiêu bài này để thương thảo đòi hỏi Việt Nam phải nhượng bộ cái gì đó. Ổng cứ đưa ra hết điều này điều kia để ổng tháu cáy. Ổng nói vậy thôi chứ không làm gì được đâu, nếu bên kia cứ nhất định không chịu nhận về thì ổng làm sao mà trục xuất?"

    Ông này đưa một nhân định hết sức cà chớn. Trộm nghĩ rằng, nếu biết CSVN không chịu nhận những người này, nghĩa là những người này không có giá trị nào để chúng lợi dụng, thì trưởng tổng Tờ rum đang làm một chuyện cà chớn cà cháo. Chả có anh lái buôn nào tháu cáy ngớ ngẩn đến thế.
    Đỗ thành Đậu

  7. #2357
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Đậu View Post
    Ông này đưa một nhân định hết sức cà chớn. Trộm nghĩ rằng, nếu biết CSVN không chịu nhận những người này, nghĩa là những người này không có giá trị nào để chúng lợi dụng, thì trưởng tổng Tờ rum đang làm một chuyện cà chớn cà cháo. Chả có anh lái buôn nào tháu cáy ngớ ngẩn đến thế.
    Chính là Trâm không nắm trong tay bài tẩy của CSVN mà vẫn cứ tố cho cao mới gọi là tháu cáy. Chỉ cần một chút liên hệ thôi Trâm sẽ biến hoá thành vũ khí để xử dụng thủ đoạn mưu lợi. Mục đích của Trâm không phải là đám người phạm tội đã hoàn lương này. Họ chỉ là con cờ để Trâm đi canh bạc nhắm vào mục đích khác để thao túng Việt cộng.

    Tuy nhiên nếu Việt cộng dễ đàn áp như vậy thì đâu có ngồi lâu 43 năm ở miền Nam.

  8. #2358
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Trộm nghĩ, nếu biết CSVN không chịu nhận những người này, nghĩa là những người này, đối với chúng, không có giá trị nào để lợi dụng nữa, thì chúng sẽ chẳng dại đánh đổi lấy những thứ khác có giá trị. Nói tóm tắt, là nhóm người này không còn làm ra kiều hối nữa thì đối với csvn họ đã giở lên vô dụng. Còn những thứ khác mà Tờ rum đòi hỏi nơi csvn thì chắc chắn sẽ gây thiệt hại, gọi là bất lợi, cho chúng. Nhẽ thường thế gian là thà nhận cái vô dụng còn hơn là lấy cái bất lợi.

    Tháu cáy như chánh tổng Tờ rum thì dù có bao nhiêu tiền để thua, bao nhiêu mạng để chết cũng không đủ. Gọi "Thiên Hạ Đệ Nhất Ngớ" là vậy.
    Đỗ thành Đậu

  9. #2359
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Ban bố tình trạng khẩn cấp? Thiên tai hay khủng bố?




    ‘Tôi có thể ban bố tình trạng khẩn cấp để xây tường’
    January 5, 2019


    Tổng Thống Donald Trump tại cuộc họp báo ở Vườn Hồng. (Hình: AP Photo/Jacquelyn Martin)

    WASHINGTON, DC (NV) – Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Sáu, 4 Tháng Giêng, nói rằng ông đang xem xét việc ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để xây tường dọc biên giới Mỹ-Mexico.

    “Chúng ta hoàn toàn có thể ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì đây là vấn đề an ninh quốc gia của chúng ta. Chúng ta có thể làm. Chúng ta chưa làm. Tôi chưa làm, tôi có thể làm. Tôi có thể làm, nhưng chúng ta ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và xây bức tường một cách nhanh chóng. Đó là một cách khác để thực hiện việc này,” Tổng Thống Trump nói tại cuộc họp báo hôm Thứ Sáu, theo báo mạng The Hill.

    “Nếu chúng ta có thể làm việc này qua thương thuyết, chúng ta nên thử,” ông Trump nói thêm.

    Tổng Thống Trump phát biểu tại Vườn Hồng trong khuôn viên Tòa Bạch Ốc, ngay sau khi ông họp với các lãnh đạo Quốc Hội trong phòng kín, nhưng không đạt được kết quả nào, trong lúc ngân sách vẫn bế tắc, và chính phủ bị đóng cửa một phần qua ngày thứ 14.

    Ông Trump vẫn đòi Quốc Hội chi ra $5 tỷ để ông xây tường, mặc dù trước đó ông nói rằng người dân Mỹ sẽ không trả khoản này, mà Mexico sẽ trả.

    Cho tới nay, Mexico vẫn khẳng định họ sẽ không trả một xu nào để xây tường.

    Trong khi đó, Dân Biểu Nancy Pelosi (Dân Chủ-California), chủ tịch Hạ Viện, khẳng định sẽ không chi một đồng nào cho xây tường vì như vậy “không hiệu quả và lãng phí.”

    Cũng hôm Thứ Sáu, Tổng Thống Trump nói ông sẵn sàng để chính phủ đóng cửa “cả tháng hoặc cả năm trời,” cho tới khi ông có tiền xây tường. (Đ.D.)


    /* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/ti...-de-xay-tuong/

  10. #2360
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,591
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Trump vẫn đòi Quốc Hội chi ra $5 tỷ để ông xây tường, mặc dù trước đó ông nói rằng người dân Mỹ sẽ không trả khoản này, mà Mexico sẽ trả.

    Cho tới nay, Mexico vẫn khẳng định họ sẽ không trả một xu nào để xây tường.

    Trong khi đó, Dân Biểu Nancy Pelosi (Dân Chủ-California), chủ tịch Hạ Viện, khẳng định sẽ không chi một đồng nào cho xây tường vì như vậy “không hiệu quả và lãng phí.”

    Cũng hôm Thứ Sáu, Tổng Thống Trump nói ông sẵn sàng để chính phủ đóng cửa “cả tháng hoặc cả năm trời,” cho tới khi ông có tiền xây tường. (Đ.D.)
    Đừng xây những gì Trâm đòi hỏi, mà hãy nghe lại những gì Trâm nói...



    Wall, huh, yeah
    What is it good for
    Absolutely nothing
    Wall, huh, yeah
    What is it good for
    Absolutely nothing
    Say it again, why'all...

    (some famous song)

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 04:07 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh