Register
Page 196 of 340 FirstFirst ... 96146186194195196197198206246296 ... LastLast
Results 1,951 to 1,960 of 3399

Thread: Trâm

  1. #1951
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,642
    Một phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc không trả lời câu hỏi là lần sau cùng nhà tỉ phú Trump tự mình đi chợ hay đi mua bất thứ gì khác là khi nào.
    Không thể giả nhời vì gia đình Trâm tuyền là mua đồ từ bên Tàu cho nó rẻ.


  2. #1952
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Không thể giả nhời vì gia đình Trâm tuyền là mua đồ từ bên Tàu cho nó rẻ.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #1953
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368




    Đoán Dân Chủ thắng bầu cử giữa khóa, giới đầu tư bán cổ phiếu giữ tiền mặt

    August 3, 2018



    Hoạt động thị trường chứng khoán New York. (Hình: AP Photo/Richard Drew)

    NEW YORK, New York (NV) — Do có nhiều dự đoán cho rằng phía Dân Chủ sẽ giành được quyền kiểm soát ít nhất là một viện Quốc Hội Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử Tháng Mười Một năm nay, một số các nhà điều hành các quỹ đầu tư bắt đầu bán cổ phiếu để lấy tiền mặt, hoặc ra khỏi các lãnh vực có thể bị nhiều kiểm soát hơn như tài chánh và kỹ thuật.

    Theo bản tin của hãng thông tấn Reuters, các giới chức điều hành quỹ đầu tư, như ở Federated Investors, Oppenheimer Fundsm và BMO Global Asset Management đang thay đổi các lãnh vực họ chú trọng đầu tư và xem việc giữ tiền mặt trong lúc này là an toàn nhất, khi chỉ còn chưa đầy 100 ngày nữa là có cuộc bầu cử ngày 6 Tháng Mười Một.

    Điều làm cho các giới chức này lo ngại nhất là chiến thắng của phía Dân Chủ sẽ chấm dứt việc đảng Cộng Hòa hoàn toàn kiểm soát lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ và Tòa Bạch Ốc, đưa đến việc có thêm các cuộc điều tra về hoạt động của chính phủ và khiến tạo ra bất ổn trong thị trường chứng khoán.

    “Lý do làm chúng tôi lo ngại rất giản dị: đó là có thể các cử tri Dân Chủ sẽ đi bầu đông đảo, trong khi đảng cầm quyền thì thường không có các kết quả khả quan trong cuộc bầu cử giữa khóa,” theo lời ông Phil Orlando, trưởng chiến lược gia tại Federated Investors ở New York. (V.Giang)


    /* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/du...-giu-tien-mat/

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #1954
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368



    Phải gọi là hưu chiến mới đúng. Trở thành đình chiến thì hay.





    Thực hư vụ Mỹ - châu Âu đình chiến thương mại
    Thanh Hà


    Trong cuộc họp báo chung, Jean -Claude Juncker (trái) và Donald Trump ngày 25/07/2018 : Âu Mỹ, mỗi bên nhìn về một hướng khác nhau ! Reuters

    Ngày 25/07/2018 Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu hoan hỉ thông báo đạt thỏa thuận "ngừng bắn" về mậu dịch. Châu Âu chưa thoát nạn. Mỹ vẫn có thể nuốt lời hứa. Trước mắt, đôi bên đã cam kết với nhau những gì ? Động cơ nào khiến Washington đổi ý sau khi đã "khai hỏa" ?

    Trả lời đài truyền hình France 24, ông Pascal Lamy, nguyên giám đốc Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, chủ tịch danh dự Viện Nghiên Cứu Châu Âu Jacques Delors đánh giá về những cam kết được Liên Hiệp Châu Âu và Mỹ cùng đưa ra trong cuộc họp báo kết thúc hai giờ họp giữa chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Jean-Claude Juncker và tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump :

    "Ông Trump nhiều lần cho thấy là ông có thể thay đổi thái độ, nay nói thế này, mai nói thế khác. Do vậy chúng ta cần thận trọng là hơn. Tuy nhiên, tại cuộc họp ở Washington với chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Jean- Claude Juncker hôm 25 tháng 7, có thể nói là Hoa Kỳ đã ký hiệp định ngưng chiến. Tổng thống Trump đơn phương khơi mào chiến tranh thương mại, rồi ông 'dội bom' vào đối phương qua các đòn áp thuế. Các đối thủ của Hoa Kỳ trả đũa tương xứng. Rốt cuộc, dường như Donald Trump nhận thấy rằng chính sách mậu dịch do ông đề xuất gây khó khăn cho ngay cả người dân Mỹ".

    Thỏa thuận mơ hồ đặt ra nhiều nghi vấn

    Mẫu số chung giữa lãnh đạo Mỹ và châu Âu là đôi bên cùng tuyên bố đã "đạt được mục tiêu mong muốn", nghĩa là đẩy lui rủi ro nổ ra một cuộc chiến mậu dịch giữa hai bờ Đại Tây Dương. Dù vậy nhìn từ Lục Địa Già và cả từ Mỹ, không một nhà phân tích nào tin rằng, Washington và Bruxelles thực sự giải quyết xong xung đột mậu dịch.

    Trước hết về phía Mỹ, tổng thống Donald Trump - người đã khuấy động trật tự thương mại thế giới, trong cuộc họp báo với lãnh đạo châu Âu thông báo những điểm chính như sau : một là khối Âu-Mỹ bao gồm 50 % tổng sản lượng toàn cầu, đàm phán về mậu dịch để hướng tới "zero hàng rào thuế quan". Trong thời gian đàm phán, Washington hoãn kế hoạch đánh thuế vào xe hơi của châu Âu bán sang thị trường Mỹ. Cam kết quan trọng thứ nhì là Nhà Trắng sẽ xét lại biện pháp đánh thuế 10 và 25 % vào nhôm, thép của châu Âu.

    Đổi lại châu Âu thông báo xích lại gần Mỹ trên ba hồ sơ lớn bao gồm nông nghiệp, năng lượng và công nghiệp.

    Thực chất không hẳn là như vậy theo phân tích của cựu giám đốc Tổ Chức Thương Mại Thế Giới Pascal Lamy :

    "Cho tới thời điểm này, Liên Hiệp Châu Âu chưa nhượng bộ gì cả mà chỉ mới hứa là cùng với Mỹ ngồi vào bàn để thương lượng với nhau. Ta có thể thương lượng tay đôi tức là giữa Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu và cũng có thể đàm phán đa phương trong khuôn khổ của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới.

    Trong cuộc mặc cả giữa châu Âu và Mỹ, mục tiêu của đôi bên là giảm bớt những rào cản đối với các trao đổi mậu dịch giữa hai bờ Đại Tây Dương. Các vòng đàm phán này không bao hàm vế nông phẩm và xe hơi. Thú thực, đối với tôi, điều nay khá khó hiểu bởi tổng thống Trump luôn bị nền công nghiệp xe hơi châu Âu ám ảnh. Nhưng tôi không phải là Trump nên không biết ông tính toán những gì. Chỉ biết rằng, trong cuộc đọ sức thương mại này, cả châu Âu lẫn Mỹ đều nhận thấy là đã đến lúc hai bên cần gác súng để đối thoại với nhau".

    Hứa suông về nhôm, thép và xe hơi

    Trước hết, hai điểm nhậy cảm nhất đối với Liên Hiệp Châu Âu hiện tại là thuế nhôm thép và nguy cơ xe châu Âu bị Nhà Trắng đánh thuế nhằm bảo vệ thị trường xe hơi Hoa Kỳ.

    Xin miễn bàn về việc đúng hay sai và mục tiêu của ông Donald Trump khi đưa ra các quyết định này. Trên hồ sơ nhôm thép, tuy có hứa xét lại quyết định gây tranh cãi và thường được coi là phát súng đầu tiên mà Mỹ tuyên chiến với gần như toàn thế giới trong lĩnh vực thương mại, trước mắt, hai sản phẩm này của châu Âu bán sang Hoa Kỳ vẫn bị đánh thuế 25 và 10 %.

    Thiệt hại cho phía Liên Âu ước tính lên tới 5 tỉ đô la. Còn đối với kinh tế Hoa Kỳ, trong sáu tháng đầu năm 2018 giá nhôm ở Mỹ tăng 11 %, thép 33 %. Một tác động trực tiếp là từ đầu tháng 07/2018 Coca Cola đã tăng giá các lon nước ngọt do hãng này phải mua nhôm với giá đắt hơn đến 11 % !

    Nhìn tới hồ sơ then chốt thứ nhì, là xe hơi : Donald Trump luôn nhắc đi nhắc lại là có quá nhiều xe châu Âu trên đất Mỹ và dọa nâng thuế nhập khẩu xe hơi lên tới 25 % để bảo vệ các hãng xe Hoa Kỳ. Nhưng khi tiếp chủ tịch Ủy Ban Châu Âu tại Nhà Trắng, thì tổng thống Trump dịu giọng. Washington hứa trong thời gian đàm phán với châu Âu, tạm gác lại điều tra đòi đánh thuế xe nhập sang Hoa Kỳ. Bruxelles thở phào nhẹ nhõm, đặc biệt là Đức, nơi mà nền công nghiệp xe hơi bảo đảm việc làm cho 800.000 nhân công.

    Tóm lại, trên hai hồ sơ quan trọng nhất đối với châu Âu, Mỹ vẫn treo lơ lửng đe dọa đánh thuế xe hơi, và không rút lại biện pháp áp thuế nhôm thép. Châu Âu không đả động đến khả năng hủy các biện pháp trả đũa Hoa Kỳ. Nghị viên châu Âu Bernd Lange kết luận : nội trên hai điểm cốt lõi này, chiến tranh thương mại Mỹ -Âu vẫn có mầm mống trỗi dậy bất kỳ lúc nào.

    Nông nghiệp, thùng rỗng kêu to?

    Nhìn đến vế thứ ba là nông phẩm : đây là một lĩnh vực hết sức nhậy cảm, bởi vì đôi bên cùng có những biện pháp hỗ trợ rất mạnh. Về điểm này, tổng thống Trump trong cương vị chủ nhà nhanh nhảu thông báo châu Âu "sớm" nhập đậu nành của Mỹ. Thông báo này khiến ông Trump hài lòng vào lúc Washington phải dự trù 12 tỉ đô la hỗ trợ nông gia trong vùng Midwest, đang khốn khổ vì không bán được hàng cho Trung Quốc.

    Cựu giám đốc Tổ Chức Thương Mại Thế Giới Pascal Lamy nhận xét :

    "Vì sao Trump đổi ý ? Công luận Mỹ đã khiến tổng thống Hoa Kỳ thay đổi thái độ, đặc biệt là khi ngành công nghiệp bắt đầu gặp khó khăn. Washington dự trù trích 12 tỉ đô la, một khoản tiền không nhỏ để hỗ trợ nông dân Mỹ không xuất khẩu được ngũ cốc, lúa mì cho Trung Quốc. Đến một lúc nào đó sự thật và thực tế phải được phơi bày ra ánh sáng".

    Tinh ý một chút, có thể nhận thấy ngay thông báo này nặng phần trình diễn để cả đôi bên cùng lấy điểm với công luận trong nước.

    Thứ nhất quyết định mua hay không đậu tương hay ngũ cốc của Mỹ tùy thuộc vào mức cung, cầu của từng nước châu Âu, chứ không thuộc thẩm quyền của Ủy Ban Châu Âu.

    Thứ hai, như ghi nhận của Sébastien Poncelet chuyên gia về thị trường nông phẩm thuộc hiệp hội Agritel, việc châu Âu chuyển sang mua đậu nành của Mỹ là hiển nhiên, vào lúc đậu nành của Mỹ bị khách hàng Trung Quốc bỏ rơi, nên rẻ hơn so với đậu nành Brazil đến 60 đô la một tấn. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung càng gia tăng, đậu nành Brazil càng có giá. Trung Quốc do phản đối Hoa Kỳ áp dụng chính sách bảo hộ, nên phạt nông gia Mỹ, quay sang thị trường Brazil.

    Nói cách khác, châu Âu không thể đem hồ sơ nông nghiệp ra mặc cả với Mỹ. Vả lại chính sách nông nghiệp của châu Âu là một trong những hồ sơ gây chia rẽ nhất trong số các thành viên. Bruxelles không thể nhân danh toàn khối để thương lượng với chính quyền Trump trên hồ sơ này. Cũng không có gì bảo đảm là các thành viên Liên Âu chấp nhận mua đậu nành của Mỹ, khi biết rằng 94 % trong số này là đậu chuyển đổi gen.

    Tất cả những chi tiết phức tạp đó không cấm cản tổng thống Trump trên Twitter cho rằng ông đã ghi được một bàn thắng quan trọng.

    Khí lỏng, tính khả thi xa vời

    Cuối cùng, khi nhìn vào hứa hẹn châu Âu mua nhiều hơn khí lỏng của Mỹ, giới quan sát cho rằng, đây cũng lại là một thông báo để ru ngủ công luận và làm vừa lòng thành phần cử tri trong ngành công nghiệp khai thác dầu khí Hoa Kỳ vốn ủng hộ Donald Trump. Đành rằng tổng thống Mỹ đã chỉ trích mạnh mẽ Đức mua dầu khí của Nga thay vì của đồng minh là Hoa Kỳ. Nhưng nhìn vào thực tế có nhiều lý do khiến khí lỏng của Mỹ kém hấp dẫn trong mắt châu Âu.

    Lý do đơn giản và dễ hiểu nhất là hiện tại, nếu châu Âu mua khí lỏng của Mỹ, hóa đơn sẽ cao gấp đôi so với những gì đang phải thanh toán cho các tập đoàn của Nga. Kế tới, để năng lượng của Mỹ đến tay khách hàng trên Lục Địa Già, cần có cả một hệ thống đường ống dẫn. Washington hay Bruxelles sẽ tài trợ cho công trình cơ sở hạ tầng vừa tốn kém vừa dài hơi đó ? Cả Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu đều im lặng khi cần trả lời hai câu hỏi này. Bộ trưởng Kinh Tế Đức nhấn mạnh : "Berlin sẽ mua khí đốt của Mỹ với điều kiện, giá cả phải chăng và phải có lợi cho kinh tế Đức".

    Trump-Juncker thông báo "đình chiến" thương mại như thể là một màn trình diễn để chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean -Claude Juncker trấn an các thành viên trong đại gia đình châu Âu vào lúc Anh Quốc chuẩn bị rũ áo ra đi. Với tổng thống Donald Trump thì 100 ngày trước bầu cử giữa nhiệm kỳ, cuộc họp báo với lãnh đạo châu Âu là một cơ hội để chứng minh với cử tri Mỹ rằng chính sách thương mại của ông đi đúng hướng và chỉ có Donald Trump mới đủ can đảm để buộc một đối thủ nặng ký là Liên Âu phải nhượng bộ.

    Thực ra, ván bài thương mại thế giới phức tạp hơn nhiều.

    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180731-th...ien-thuong-mai
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #1955
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368




    Ủa sao kỳ, chẳng lẽ lại không thể đuổi "dân di cư lậu" một lèo sao ta, tổng thống Mỹ nghe nói quyền hạn vô bờ bến, thích thì có thể leo lên bục đứng trên pháp luật, khi nào kẹt quá lại leo xuống. Bây giờ làm sao ăn nói với cử tri thương mến đây? Đoán là tin này là "fake news!" ;-)






    Tòa án ra lệnh cho chính quyền Trump khôi phục trọn vẹn DACA
    04/08/2018

    Chương trình Hành động Trì hoãn cho Người đến Mỹ lúc nhỏ, tức DACA, cho phép khoảng 700.000 thanh niên thường được gọi là "Dreamer" được bảo vệ khỏi bị trục xuất và được cấp giấy phép lao động trong thời hạn hai năm.

    Một thẩm phán liên bang hôm thứ Sáu đã phán quyết rằng chính quyền Trump phải khôi phục trọn vẹn một chương trình bảo vệ một số người nhập cư trẻ tuổi được đưa đến Mỹ bất hợp pháp lúc nhỏ khỏi bị trục xuất, kể cả việc chấp nhận những đơn mới nộp cho chương trình này.

    Tuy nhiên thẩm phán khu vực tư pháp liên bang John Bates ở thủ đô Washington nói ông sẽ hoãn thi hành sắc lệnh đưa ra hôm thứ Sáu cho đến ngày 23 tháng 8 để cho chính quyền thời gian quyết định có đề nghị phúc thẩm hay không.

    Ông Bates đầu tiên đưa ra một phán quyết vào tháng 4 yêu cầu chính phủ liên bang tiếp tục chương trình Hành động Trì hoãn cho Người đến Mỹ lúc nhỏ, tức DACA, bao gồm cả việc nhận đơn. Ông đã hoãn thi hành phán quyết đó trong 90 ngày để cho chính phủ thời gian giải thích rõ hơn tại sao chương trình nên được chấm dứt.

    Hôm thứ Sáu, ông Bates, người được cựu Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm và theo Đảng Cộng hòa, cho biết ông sẽ không sửa đổi phán quyết trước đó của ông vì những lập luận của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã không lấn át được những lo ngại của ông.

    Dưới chương trình DACA, khoảng 700.000 thanh niên, thường được gọi là những "Dreamer," được bảo vệ khỏi bị trục xuất và được cấp giấy phép lao động trong thời hạn hai năm, sau đó họ phải nộp đơn đăng kí lại.

    Chương trình được lập ra vào năm 2012 dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama theo Đảng Dân chủ.

    Hai tòa án liên bang khác ở California và New York trước đó đã ra lệnh giữ nguyên DACA trong khi các vụ kiện tụng thách thức quyết định của ông Trump chấm dứt nó tiếp tục. Các phán quyết này chỉ ra lệnh cho chính phủ phải xử lí các đơn xin gia hạn DACA chứ không xử lí các đơn mới.

    Một vụ kiện khác tại tòa án liên bang Texas đang tìm cách chấm dứt DACA.

    Một phát ngôn viên của Bộ Tư pháp Mỹ cho biết hôm thứ Sáu rằng chính phủ sẽ tiếp tục bảo vệ lập trường của mình rằng họ "đã hành động trong thẩm quyền hợp pháp của mình trong việc quyết định dần dần chấm dứt DACA một cách có trật tự."

    Quốc hội cho đến nay vẫn không thông qua được luật để định đoạt số phận của các Dreamer, bao gồm một con đường tiềm năng cho phép họ được trở thành công dân.

    /* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/toa-a...a/4513679.html
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #1956
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,642
    Trâm bị vợ trích, coi Trâm như bung xung.

    Melania Trump praises LeBron James in statement after husband insults him

    https://www.theguardian.com/us-news/2018/aug/04/lebron-james-donald-trump-insult-melania-trump

    The US first lady, Melania Trump, said she would be open to visiting the NBA superstar LeBron James’s new public school, the day after her husband questioned the Los Angeles Lakers player’s intelligence.

    On Saturday afternoon, Melania Trump also issued a surprising, positive statement about James, but did not reference her husband.

    “It looks like LeBron James is working to do good things on behalf of our next generation and just as she always has, the First Lady encourages everyone to have an open dialogue about issues facing children today,” a statement provided by her spokeswoman said.

  7. #1957
    Nhà Lầu
    Join Date
    Mar 2012
    Posts
    393










  8. #1958
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Trâm bị vợ trích, coi Trâm như bung xung.
    (Tu thân), Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ?
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #1959
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368
    Quote Originally Posted by gtmt View Post










    Còn Rhapsody nữa.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #1960
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368


    Thật ra người xứ lá đỏ yêu nước là một chuyện tốt, nhưng đừng trở thành bài xích chủng tộc. Nên phân biệt giữa các tập đoàn theo Trump và các công ty thuần túy. Vị dụ Harley Davidson "dọn hàng" ra khỏi nước Mỹ chỉ là nạn nhân của chính sách đấu đá cá nhân Trump. Xe của họ vẫn nên mua nếu mình thích.




    Vì thuế quan và ‘bực’ TT Trump, nhiều người Canada tẩy chay thực phẩm Mỹ
    August 4, 2018


    (Hình minh họa: Old Dutch Foods)

    OTTAWA, Canada (NV) – Người dân Canada không hài lòng việc Hoa Kỳ tăng thuế quan và cũng vì những lời lẽ mạt sát của Tổng Thống Donald Trump nhắm vào thủ tướng của họ, hiện đang tẩy chay hàng thực phẩm Hoa Kỳ và tìm mua hàng Canada.

    “Thường thì chúng tôi không để ý nhiều đến việc này,” theo ông Garland Coulson, 58 tuổi, một cư dân ở Spruce Grove, Alberta, nói với tờ Wall Street Journal.

    “Chúng tôi mua những sản phẩm hợp với khẩu vị của mình hoặc là mua những sản phẩm giá rẻ nếu vấn đề hợp khẩu vị không quan trọng.”

    Nhưng ông Coulson nói rằng trong vài tuần trở lại đây đã cố tìm mua các sản phẩm Canada khi đi chợ.

    Phong trào mua hàng Canada và tẩy chay hàng Hoa Kỳ lan rộng sau khi Washington tăng thuế quan 25% đối với sản phẩm thép và 10% đối với nhôm của Canada từ ngày 1 Tháng Sáu.

    Việc Tổng Thống Donald Trump gửi tweet chỉ trích thủ tướng Canada, ông Justin Trudeau, là “rất thiếu thành thật và yếu kém,” ngay sau khi rời cuộc họp của nhóm G-7, càng làm người dân Canada không hài lòng.

    Ông Tom Legere, người lo về tiếp thị cho công ty Kawartha Dairy Ltd. ở Ontario, nói rằng “người dân Canada cảm thấy không được Hoa Kỳ đối xử tử tế và chúng tôi phải có biện pháp tự bảo vệ.”

    Tuy nhiên, khi tìm mua các sản phẩm địa phương, người dân Canada cũng thường gặp khó khăn: thế nào mới thật là sản phẩm Canada?

    Canada là thị trường xuất cảng hàng đầu của Hoa Kỳ. Có hơn 18% sản phẩm Mỹ bán ở ngoại quốc là tại Canada.

    Bà Sylvain Charlebois, một giáo sư về phân phối thực phẩm và chính sách tại đại học Dalhousie University ở Nova Scotia, ước lượng có từ 40% đến 60% thực phẩm bầy bán ở chợ Canada là từ Hoa Kỳ.

    Việc các nguồn sản xuất giữa Mỹ và Canada liên hệ chặt chẽ với nhau cũng khiến việc định nghĩa thế nào là hàng sản xuất ở Canada là điều không dễ dàng.

    Một thí dụ điển hình là món chip thông dụng ở Canada, có tên Old Dutch, từng khiến nhiều người nghĩ đây là sản phẩm của một công ty Canada. Nhưng Old Dutch Foods Ltd. là một công ty con bán sản phẩm ở Canada, trong khi công ty mẹ là Old Dutch Foods Inc. lại có trụ sở chính đặt tại Minnesota, Hoa Kỳ.

    Trong trường hợp này, người mua có thể tự trấn an đây là hàng Canada, vì nếu tìm hiểu tới nơi tới chốn, sẽ biết là các potato chips này được sản xuất ở Canada.

    Thế nhưng, cũng có những trường hợp làm người mua phân vân, như khoai tây chiên đông lạnh của công ty sản xuất thực phẩm Canada McCain Foods Ltd. Công ty này sản xuất khoai đông lạnh ở Canada, nhưng trên bao bì lại nói rõ rằng khoai được trồng ở Hoa Kỳ.

    Có một lãnh vực mà hiện nay phong trào tẩy chay hàng Mỹ có vẻ không thành công là du lịch. Số người Canada lái xe sang Hoa Kỳ trong Tháng Sáu đã tăng 12.7% so với cùng thời gian năm ngoái, theo các dữ kiện của cơ quan thống kê chính phủ Canada. (V.Giang)

    /* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/...pham-my%cc%83/

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 12:43 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh