Register
Results 1 to 10 of 191

Threaded View

  1. #11
    Biệt Thự chieubuon_09's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,167
    Quote Originally Posted by Khoa1221 View Post
    [SIZE=2]
    SAO EM BIẾT ANH NHÌN MÀ NGHIÊNG NÓN?



    Đó là tựa đề bài thơ của nhà thơ Trần Quang Long, bài thơ đã một thời làm rung động trái tim của bao nhiêu người, nhất là của những O nữ sinh Đồng Khánh, bởi họ đã tìm thấy chính hình ảnh mình trong đó. Chiếc áo dài, mái tóc thề, chiếc nón bài thơ đã là một biểu tượng của người con gái Huế.

    Nón Huế đã hiện diện từ rất lâu. Sách Phủ Biên Tạp lục của Lê Quý Đôn viết : “Thể cách làm nón ở xứ Thuận hoá có phần hơi khác với nón các nơi. Tại làng Triều Sơn và làng Tam Giáp thuộc huyện Phú Vang có những người thợ làm nón rất tinh tế và rất mỏng mảnh “. Ca dao cũng nhắc nhở về nơi xuất phát của nón Huế: “Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim”. Như vậy ngay từ xa xưa (1776 là thời điểm ra đời của Phủ Biên Tạp Lục), nón Huế đã có mặt và Triều sơn là nơi phát xuất những chiếc nón Huế với điểm phân biệt với các nơi khác là sự thanh mảnh. Phải chăng là để tương xứng với dáng dấp mảnh mai của cô gái Huế ?

    Để đạt được vẻ đẹp mỏng mảnh này đòi hỏi người thợ nón phải vô cùng khéo léo và tỉ mỉ trong các công đoạn.

    Mười sáu vành nón phải được vót và chuốc thật nhỏ, xây thật tròn như những vành sau rằm một hôm. Lá nón thì được chọn kỹ sao cho lá vừa đủ độ để dù khô vẫn giữ được màu xanh nhẹ, lá phải được ủi thật thẳng và láng. Lúc lợp phải tính toán để những lớp lá đừng chồng lên nhau làm thô đi chiếc nón. Mũi chỉ chằm phải sát để kẻ lá ôm khít lấy nhau…

    Trong chiếc nón bài thơ, khung cảnh thiên nhiên thơ mộng của Huế sẽ được thu gọn giữa hai lớp lá với những hoạ tiết,thơ văn rất mỹ thuật. Có thể là hình ảnh chiếc cầu Trường Tiền, Tháp Chùa Thiên Mụ, Sông Hương, Núi Ngự, đền đài, lăng tẩm hay có khi cũng chính là hình ảnh của cô gái Huế. Bên cạnh là những câu thơ. Tất cả được cắt bằng giấy, nằm giữa hai lớp lá. Dưới vành nón mỏng manh kia, bên mái tóc dài của cô gái Huế, hình ảnh đất Thần Kinh cũng những dòng thơ khi ẩn , khi hiện sau những vầng nắng lấp lánh qua các vành nón tạo cho người mang nó một nét duyên độc đáo

    Chiếc nón không chỉ là một dụng cụ che nắng ,mưa rất hữư hiệu của người con gái Huế mà còn tạo nên một sức quyến rũ cho cô gái Huế, một sự quyến rũ kín đáo ,nhẹ nhàng và tự nhiên, đủ làm xao động trái tim của những chàng trai theo bước. Một cử chỉ nghiêng nón tự nhiên của người con gái Huế đủ là một nguồn cảm hứng để nhà thơ Trần Quang Long đặt những câu hỏi như vừa trêu ngươi, như vừa tự xác tín với mình về một niềm rung cảm đã gởi trao cho cô gái Huế yêu kiều kia.

    Nét duyên của nàng Tôn nữ với hình ảnh “Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ” cũng đã làm xao lòng nhà thơ Đông Hồ không ít và Nguyễn Thái Dương ,một nhà thơ trẻ cũng đã mượn chiếc nón thay lời tỏ tình với cô gái Huế lưu lạc tận miền Nam bằng bài thơ có tựa đề” Chiếc nón bài thơ chưa có bài thơ”

    Ôi chiếc nón bài thơ mà chưa có bài thơ
    Xui anh nhẩm trong lòng câu hát mãi
    Vầng trăng kia chưa rằm có phải.
    Nên em cầm vành nón cứ nghiêng nghiêng
    Phút tiễn biệt đã thành bài thơ nhỏ.
    Anh muốn đề,biết chiếc nón chịu không?



    Chiếc nón Huế cũng không quên đi vào và để lại trong âm nhạc những âm vang tha thiết. Nhạc sĩ An Thuyên đã “ Tìm em,giữa Huế mộng Huế mơ” chỉ bởi đã bị quyến rũ bởi hình ảnh cô gái “ Huế thương,bài thơ khắc trong chiếc nón,em cầm trên tay ra đứng bờ sông”.Phải chăng hình ảnh chiếc nón bài thơ đã gắn liền với người con gái Huế như một nét đẹp khó phai nhoà vì đã trở thành một ấn tượng mạnh cho những người yêu Huế ( và yêu…con gái Huế ?)

    Thế nhưng hôm nay, những chiếc nón bài thơ đang xa dần với tà áo dài và cô gái Huế. Đời sống công nghiệp buộc họ phải lựa chọn những gì tiện ích cho mình hơn.Hình ảnh “ Nghiêng nón” của những cô gái Huế giờ đây thật hiếm hoi. Cả hình ảnh “ Gió cầu vướng áo nàng Tôn nữ. Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ “ hình như cũng chỉ còn trong những thước phim kỷ niệm. Chiếc nón bài thơ thanh mảnh và duyên dáng kia đang khóc nhớ những ngày thiết thân cùng cô gái Huế.Giờ đây chiếc nón kia đã biến thành những món quà lưu niệm cho khách du lịch khi đến Huế và những cô gái trong tà áo dài, đội nón bài thơ đi bộ trên cầu Trường Tiền chính là… những du khách nước ngoài, những cô gái với những thân hình khá tương phản với những gì mà họ đang mang. Họ không biết “ Nghiêng nón”, nhưng họ vẫn biết trân trọng một nét đẹp , nét đẹp của Văn Hoá Huế. (st)
    Chào sư huynh/ sư tỷ Khoa1221,

    Chiều cũng thích thơ lắm, nhưng đọc đến bài sưu tầm này, và tên của tác giả, lần đầu nghe tên Trần Quang Long, cảm thấy lạ lạ nên đi tìm hiểu, thì ôi thôi .... muốn xỉu luôn . Không biết sư huynh / sư tỷ đã đọc về tác giả này chưa ?, ông ta là liệt sĩ.

    Nguồn ở đây:

    http://honvietquochoc.com.vn/bai-vie...-ngi-i-ti.aspx

    http://www.baomoi.com/nha-tho-liet-s...c/11567793.epi
    Last edited by chieubuon_09; 03-19-2017 at 12:04 AM.

 

 

Similar Threads

  1. Ca nhạc sĩ Viêt Dzũng đã qua đời
    By ngocdam66 in forum Chúc mừng/Phân ưu/Cảm tạ
    Replies: 31
    Last Post: 01-22-2014, 09:24 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 10:19 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh