Register
Page 10 of 33 FirstFirst ... 8910111220 ... LastLast
Results 91 to 100 of 323
  1. #91
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,368
    Quote Originally Posted by tư mã tai trâu
    Em đoán đại khái rằng thì là chất thơ (và cả chất nhạc) thuộc diện vô vi
    Quote Originally Posted by ntdl
    Thơ là một loại tinh dầu dễ bay hơi.
    Quote Originally Posted by chieubuon_09
    thì thơ không là chất nào cả
    Quote Originally Posted by Đậu
    Rắn lỏng tùy theo thể thơ.
    Theo anh Bốn và tiến sĩ Đậu thì thơ thuộc giới cầu vồng. Khi lỏng khi đặc.
    Theo bà Lú thì thơ ở dạng khí. Lên không trung ra nhiều loại xạ hương.
    Theo chieubuon_09 thì trớt quớt luôn.
    Trường hợp trả lời của em Chiều Buồn này thiếu thuyết phục. Nếu không là chất nào cả làm sao có tính chất.

    Tôi thì cho rằng khi người ta nói rặn quá chừng mới ra mấy chữ. Dù rằng đầu ra không biểu lộ được tình trạng vật lý cho nên khó xác định tính chất như thể: thơ có thể là chất khí, chất lỏng hoặc chất rắn. Tuy nhiên theo ngữ học thì thơ chắc chắn là chất lỏng và giống cái.

    Cấu trúc của thơ với "chất nền" (cái này phải hỏi bà Lú nha mới nhặt của bả á) vốn dĩ là chữ. Chữ vốn dĩ mang giống cái cho nên ngoài thiên hạ ra, có bà Lú cũng mới vừa biên "con chữ". Khi tập trung một số con chữ thành câu thơ rồi, thì đích thực đám chữ đó là hội phụ nữ. Cả một bài thơ khi rặn chưa ra trong cảm giác bị bón thì người ta có thể cho là thể rắn, hoặc trong quá trình bôi tẩy thơ ở tình trạng xì xụp bốc hơi thì người ta có cảm giác là khí. Kỳ thật thơ là chất lỏng bạn ơi.

    Vì khi ra được rồi thì thơ "tuôn thành dòng". Đó, lúc ông bà mình khai sáng Việt ngữ đã định sẵn dòng sông, dòng nước, dòng chữ đều là chất lỏng và mang giống cái. Con sông xanh, con nước lớn, con chữ bự chính là các cách gọi mạo từ xác định âm tính (nôm na là giống cái).

    Xét tình trạng vật lý của chất thơ rồi là các bạn mình có thể tìm hiểu tình trạng vật lý của nhạc để xem lời rao của tiến sĩ Đậu có phù hợp sự tương sinh thể thức hay không.

    Bây giờ đến phần nhạc. Xin hỏi chất nhạc là chất gì?
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #92
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Bây giờ đến phần nhạc. Xin hỏi chất nhạc là chất gì?
    Chào Làng Xã Phủ Huyện,

    Em trộm nghĩ, muốn giả nhời nghe cho được thì phải phân ra nhạc Tây và nhạc Ta, rồi từ đó mà phát xuất tư duy định chất. Nhạc Tây có 7 nốt: Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si. Nhạc Ta thì có thang âm như sau: Hò, Xự, Xang, Xê, Cống. Em xin chọn nhạc Tây làm điểm xuất phát.

    Nhạc Tây được viết theo ký âm Tây. Các nốt đều có biểu thị là hình tròn lỏng hoặc đặc, tùy theo độ dài âm tiếng. Các nốt ấy là: Tròn, Trắng, Đen, Móc một, Móc hai, Móc ba, Mốc bốn. Nốt Tròn có hình tròn rỗng ruột . Nốt Trắng có hình tròn rỗng ruột treo tòng teng bằng sợ dây gai. Đen thì có hình tròn tô đen và treo tòng teng. Từ Móc một đến Móc tư có hình tròn tô đen, treo tòng teng và có râu nữa. Râu ít râu nhiều còn tùy vào móc ít móc nhiều. Móc ít râu ít. Móc nhiều râu nhiều. Còn hệ thống giá trị hối xuất thì quyết định như sau: Nốt trước bằng hài lần nốt sau. Tròn bằng 2 Trắng. Trắng bằng hai đen. vân vần và này nọ.

    Nốt Tròn và Trắng thuộc Dương vì có biểu thị hình tròn lỏng, rỗng ruột; Nốt Đen và các nốt móc là Âm vì có dáng hình tròn đặc ruột ( tô đen)

    Muốn biết một bài nhạc Âm Dương ra răng thì lấy tổng số các nốt lỏng ruột nhân với hối xuất quy định thì được Tổng Dương. Lại làm y chang như vậy với các nốt đặc ruột thì được Tổng Âm. Bước kế tiếp thì lấy Tổng Dương trừ cho Tổng Âm.

    Nếu hiệu số là dương thì bản nhạc đó thuộc Dương, có thể chất rắn, đặc.
    Nếu hiệu số âm thì bản nhạc đó thuộc Âm, có thể chất mềm, lỏng.

    Phần nhạc Ta thì hơi phức tạp là vì độ cao của các âm được biểu thị bằng con chữ: Hò, Xự, Xang, Xê, Cống. Cũng mau là năm con chữ này tương ứng với các hành: Mộc, Kim, Thổ, Thủy, Hỏa.

    Biết được ngũ hành của các con chữ này rồi thì đếm trong bài nhạc con chữ nào xuất hiện nhiều nhất. Ấy là hành của bài nhạc vậy. Rồi đem đối chiếu với thể chất của hành đó mà suy ra bài nhạc thuộc thể rắn hay lỏng.

    Hai điểm cần nhớ:

    Hỏa và Thủy là hai thể mềm, lỏng vì hình thể của chúng thay đổi luôn.

    Kim, Mộc, Thổ là đặc, rắn.

    :-"
    Last edited by Đậu; 11-13-2014 at 09:40 AM.
    Đỗ thành Đậu

  3. #93
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,452
    Năm ơi Năm....
    Lóng rày thức ăn của Năm thay đổi ra sao mà mồm miệng Năm trơn tuột vậy hở ? Haha... đọc mà tui cười hết biết luôn, khổ cho tui hông !
    Ai bảo cười là khổ, không cười vui lắm chứ ! Dĩ nhiên cười phải vui rồi, nhưng... cứ nhè ngay lúc không nên cười mà cười thì khổ dữ lắm lận. Cười nghẹn ngào tức tưởi con tim hổng dám haha ra ngoài. Khổ quá đi chớ, hổng khổ thì sao lại rơi lệ vì đã cười ?

    Chời ơi chời... mấy nhà thơ đang ngó mông ngó lung tìm thi hứng, nghe Năm tả chuyện "chất đậc, chất lỏng" của thơ như dzầy, bảo đảm tịt ngòi dzáo nạo... Hahah...
    Còn James Đậu nữa kìa, càng đọc càng tẩu hỏa hổng cách chi hiểu cho thông. Mẹ cha tui ơi... cũng từng ấy chữ ấy nghĩa, vậy mà ổng xếp chúng lợi có dây có nhợ để độc giả lần theo đó mà đi tới, càng đi càng hổng biết mình đang đứng ở đâu ? Đọc 1 lần hổng hiểu đã đành, đọc 10 lần lại càng hổng hiểu 10 lần hơn - nhưng độ cười vẫn giữ nguyên cường độ hổng giảm -

    Thiệt tình... bốn ông Tư Năm Đậu ốc kỳ này gây sóng gió giang hồ ha.
    Tướng công tui nghe tui cười cũng tò mò vào nghe mấy ông đối thoại ngôn ngữ, đọc một chập chả đi ra, vừa cười vừa nói : Phu nhơn nó làm ơn "tóm lược" câu chuyện dùm đậng hông ? Tui biểu chuyện vậy làm sao tóm nổi. Chả nói thì tóm dùm bị chả hay ngu đột xuất. Tui mới trả lời, cứ cười đậng là coi như thắng lợi, còn cười mà hổng hiểu gì mới là đạt chỉ tiêu... thông thái đề dza !

    Chời ơi là chời... thơ còn đậc nên rặn hổng ra, chừng tuôn thành dòng thì. thơ đã chuyển thành thể lỏng... Hahah... haha... Năm ơi là Năm, ngầu hết biết !!!
    Make the long story... short !

  4. #94
    Biệt Thự RaginCajun's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,795
    Quote Originally Posted by Triển View Post

    Vì khi ra được rồi thì thơ "tuôn thành dòng". Đó, lúc ông bà mình khai sáng Việt ngữ đã định sẵn dòng sông, dòng nước, dòng chữ đều là chất lỏng và mang giống cái. Con sông xanh, con nước lớn, con chữ bự chính là các cách gọi mạo từ xác định âm tính (nôm na là giống cái).
    Đọc khúc này làm tớ nhớ tới câu chuyện chữ nghĩa của tiếng Việt. Đơn giản, khi dạy cho người ngoại quôc phân biệt khi nào xài chữ con, khi nào xài chữ cái. Như trên, sông nước chảy nên gọi là con sông, chữ cũng múa máy nên gọi là con chữ ...nói chung thứ gì nhúc nhích là con. Còn thứ gì không nhúc nhích là cái.
    Laissez les bon temps rouler!

  5. #95
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Bây giờ đến phần nhạc. Xin hỏi chất nhạc là chất gì?
    Dạ thì em đã đoán như lần trước là thơ và nhạc thuộc dạng hai hệ khi rắn khi mềm.
    Thì có phải các bậc cổ nhân hay chân nhân xưa đã so sánh 1 bài nhạc hay và được trình diễn hay thì nghe như là lưu thủy hành vân không ạ. Ấy như là thế đấy, Thủy và Vân đều mềm mại như nhau nên mới được các bậc cha mẹ dùng đặt tên cho các ái nữ ( em còn đoán trong phố mình cũng có chí ít là 1,2 chị có tên Thủy/Vân thật ở ngoài đời ).

    Đoán như vậy chưa đủ làm bằng chứng yêu nhạc nên theo thói quen em vội vàng mở file truyện Kiều lên để bói.

    Nhắm mắt khấn vái cụ Tiên Điền xong em cờ líc 1 cú rất là ran đâm. Mở mắt ra em thấy ngay trang cụ Nguyễn Du tả chàng Kim Trọng khi được nghe live show của nàng Thúy Kiều đã xuýt xoa khen rằng:

    Trong như tiếng hạc bay qua,
    đục như tiếng suối mới sa nửa vời .
    Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
    Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa


    Trong bốn câu ví dụ để dụ khị kia thì có hai câu nói tiếng nhạc của Ms. Kiều giống như tiếng suối và tiếng mưa. Đây là thể lỏng.
    Hai câu kia. Một câu nói giống tiếng chim Hạc. Một câu nói giống tiếng mũi khoan. Đều là thể đặc.

    Cổ nhân và chân nhân nước mình có nói rằng truyện Kiều còn thì tiếng Việt còn nên em tin vào truyện Kiều lắm.

    Lần này thì truyện Kiều đã thêm phần tự tin cho em khi đoán rằng chất nhạc vốn dĩ là háp háp, lúc nhu lúc cương tùy người đối diện.
    Last edited by tư mã tai trâu; 11-13-2014 at 03:41 PM.

  6. #96
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,641
    Quote Originally Posted by ntđl View Post
    Năm ơi Năm....
    Lóng rày thức ăn của Năm thay đổi ra sao mà mồm miệng Năm trơn tuột vậy hở ?
    Em nghe lóm bên quán Mặn mà Ngon ngọt anh Triển bảo dạo này hay ăn phở áp chảo với hắc sì dầu.

  7. #97
    Biệt Thự chieubuon_09's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,174
    Chào làng xã, ngày thứ sáu vui vẻ,

    Đọc sư huynh Đậu trả lời đáp lại làm Chiều cười chịu không thấu luôn, trời ơi ! sao mà chuyện gì cũng đáp ứng được hết chơn à hahahaha, nhưng cái hay là vẫn không bị lạc đề, luôn có Ngũ Hành. :-bd

    Không thuyết phục được anh 5 thì thôi chứ biết làm chi bây giờ :-s , hay thơ là intangible được không, tại kho tàng thơ cũng là assets vô giá $-)

    Anh Tư, cô Lú, sư huynh Ốc đáp ứng hay và thật vui . Mời cafe ~o) ~o) ~o)
    Last edited by chieubuon_09; 11-14-2014 at 09:33 AM.

  8. #98
    Hồng Y tui đứng hóng "Chuyện nghe lóm " hổm rày , thú thiệt tận đáy con tim , tui càng nghe càng bị đi lạc trong sương mù , hỏng lý tui phải tưởng tượng ra một câu chuyện đặng tui " Về trong sương mù " sao ta .

    Chúc bá quan văn võ đàm đạo tiếp tục những gì còn dang dỡ , rồi Hồng Y tui tiếp tục đứng nghe lóm tiếp coi cái bộ chỉ huy có " tiếp thu" nổi không nữa . Đúng là đi ra đường cũng học được những điều mới lạ của các bậc anh hùng hào kiệt , thiệt vô cùng khâm phục .

    Xin đạ tạ , chúc mọi người một ngày thiệt vui vẻ , khỏe mạnh .
    Đi đâu tìm kiếm chi,
    Vui đâu được mấy khi,
    Trăm năm đâu dài nữa...
    (VTA)

  9. #99
    Biệt Thự
    Join Date
    Jun 2013
    Posts
    1,111
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Em nghe lóm bên quán Mặn mà Ngon ngọt anh Triển bảo dạo này hay ăn phở áp chảo với hắc sì dầu.
    Tôi thích cái... tế nhị của bác Ốc, may quá tôi không phải là khách. )

    (Tôi không nói là bác Ốc mời, bác chỉ có ... giảng nghĩa thôi)

    Đa số quý vị cũng không phải là khách đâu.

    )
    Last edited by Hanhgia; 11-14-2014 at 03:33 PM.

  10. #100
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,452
    Chào cô áo đỏ (nhưng nhứt định bận áo trắng) Tui xin phép thay mặt tứ đại anh hùng trên kia "welcome" cô áo đỏ "to the club".
    Chào tái ngộ Chiều.

    Lú tui xin thành khẩn báo cáo chuyện ni nhưng xin bà con bỏ qua dùm nếu như nó kỳ cục quá, mà tui thì thiệt hiểu chưa ra :
    Nghe ông Tư (ngựa) diễn nghĩa tiếng đờn, tui còn chưa ất giáp ngã ngũ gì dzáo thì được tướng công giải thích như ri : À cái tiếng trong đục nhặt khoan xầm xì xầm xập nọ là dấu hiệu báo trước chuyện thơ đang chuyển mình, đổi dạng từ thể rắn sang thể lỏng, nó y chang tiếng trời gầm báo hiệu cơn giông.

    Nói xong chả vỗ đùi cái đét rồi lên đồ tủm tỉm lái xe đi mất để tui ngơ ngác ngẫm nghĩ hổng ra. Một chập sau chả phôn dzìa, hỏi tui đã tìm ra chơn lý chưa vậy, tui nói : chưa, đường hầm còn tối thui hổng thấy miếng ánh sáng, từ từ để tiện thiếp vào phố vấn kế coi có cao nhơn nào chỉ giáo dùm hông.

    Tư ơi Tư... Tư mã là tên, tên Tư-Mã heng. Nghe nói có điển tích chi đó biểu Tư Mã là một chức quan nhỏ trong xóm. Thành ra văn học tàu mới nghe có ông Tư Mã Tương Như, nghĩa là ông Tư Mã đất Tương Như.
    Rồi cũng nghe nói ông nọ uýnh đờn số một, đờn chi hổng nghe nói nhưng nhứt định hổng phải đờn bà - ông Tư Mã nọ vốn hào huê phông nhị, hổng thể võ sư võ biền cho đặng - Ông Tư Mã uýnh lục huyền cầm có lẽ, rồi ca vọng cô sáu câu, mùi rệu tới nỗi dụ khị được một goá phụ ngây thơ, tên chi tui quên rồi, nàng đang ngồi may vá bên hiên nhà u sầu tưởng nhớ người chồng vắn số thì nghe được tiếng đờn trong đục nhặt khoan mà chạnh nỗi lòng cô phụ. Nghe một chập tâm tư bèn quẹo cua 180 độ, nàng xếp kim chỉ vào hộp may, lột bỏ khăn tang, lên đồ điểm trang nhan sắc, rồi leo lên mình ngựa theo Tư Mã mà online cho gọn lẹ giấy tớ.

    Tui biết tên của Tư hổng phải cái kiểu Tư Mã nọ, nhưng là số thứ tự trong nhà, thành tui mới dịch luôn chữ mã "háng-việc" thành tiếng "việc" cho được việc "làm. trong sáng quốc ngữ nước nhà".
    Nếu như Tư hổng phải số thứ tự mà là tên thì Tư phải đổi đi heng Tư, Tư Mã tai trâu trành Tư Mã Phố Rùm cho rõ nghĩa chữ, bị vì... chữ ngựa vốn "liền với chữ trâu... một chuồng".
    Chào hết thảy bà con quán Lóm.
    Make the long story... short !

 

 

Similar Threads

  1. Hát Cho Nhau Nghe - Thu Hoài Nguyễn
    By Thu Hoài Nguyễn in forum Tiếng Hát Đặc Trưng
    Replies: 1162
    Last Post: 02-13-2024, 11:54 PM
  2. Nghe, thấy, ngẫm nghĩ...
    By Co may in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 65
    Last Post: 03-22-2014, 11:02 PM
  3. Nghe CD Dạ Quỳnh Hương của Phạm Anh Dũng
    By phamanhdung in forum Âm Nhạc
    Replies: 0
    Last Post: 07-27-2013, 10:08 AM
  4. Nghe tiếng gọi non sông
    By Lotus in forum Âm Nhạc
    Replies: 1
    Last Post: 04-12-2013, 07:18 AM
  5. Nghe,thấy,suy ngẫm
    By Co may in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 30
    Last Post: 01-02-2013, 09:07 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 06:55 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh