Register
Page 68 of 72 FirstFirst ... 18586667686970 ... LastLast
Results 671 to 680 of 713
  1. #671
    Quote Originally Posted by HXhuongkhuya View Post





    Chào Huynh Diệp .

    Ghé Quán Tạp Kỷ nghe Lưu Thuỷ Bắc Oán Ai - Phú Lục Bắc Hạ Nam Oán . Cám ơn Huynh Diệp đã bỏ thời gian soạn lời ca nhắc lại trang sử . Quang Toản là chồng của công Chúa Ngọc Bình , vậy vua Quang Trung là gì của công Chúa Ngọc Bình và là gì của công Chúa Ngọc Hân ? Hôm nay đầu óc HX như bị rối , đố cũng như hỏi Huynh nhắc để ôn lại sử xưa .

    Truyện Bùa Lỗ Ban Huynh Diệp viết tuần tự , bài bản cho nên phần trả nợ cho Bậu ( viết soạn lời ca ) như nằm trong truyện vậy . Cám ơn Huynh Diệp cùng NS Bạch Long Nhi .


    Oh, thiệt tình chi tiết về lịch sử D trả lại cho Ông Thầy hết rồi HX ơi hihihi chỉ nhớ đại khái Công chúa Ngọc Hân là vợ của Vua Quang Trung ... công chúa Ngọc Bình là em cùng cha khác mẹ với Ngọc Hân ... còn là vợ của ai thì D bù trất ... nhưng trong Ông Gồ có ghi đó HX ... cám ơn HX đã vào nghe cặp LTBOA & PLBHNO ... ngày vui nha HX
    Mây thiếu gió mây buồn rơi xuống thấp
    Gió thiếu cây há được gọi cuồng phong
    Cây thiếu hoa sao tránh khỏi thẹn lòng
    Hoa thiếu bướm hoa thẫn thờ rũ cánh

  2. #672
    D thân chào HX, Bậu & ACE đã ghé quán TK và mời nghe tiếp bài Phú Lục ...

    *** ***


    Phú Lục - BẮC HẠ NAM OÁN
    Lập bản : NS Tấn Nhì


    LÊ LAI Cứu Chúa
    Soạn lời ca : Hoàng Thu Diệp (TH)
    Dàn nhạc : NS Văn Môn
    Ái Linh & Thiên Hùng trình bày




    I- Điệu Bắc

    Lê Lợi : 1- (------) Nầy Nguyễn khanh (u)
    Tiếng quân reo khắp bốn bề vang dội (cộng)
    2- Hoà trong trống chiêng lồng lộng (cộng).-----
    Chắc giặc Minh lại mở cuộc tấn công (u)
    N. Trãi : 3- (------) Tâu Chúa Công (u)
    Binh đến thì đã có tướng ngăn (u)
    4- Rồi đây lũ giặc xâm lăng (u).-----
    Phải tan tành trên đất tổ Hùng Vương (liu)
    L. Lợi : 5- (------) Căm giận (cộng)
    Thay cho lũ giặc Minh (xê)
    6- Cậy đông chúng kéo đến đây (xê).-----
    Gieo điêu tàn cho bá tánh sanh linh (liu)
    7- (------) Ta là Lê Lợi (cộng)
    Nối chí quật cường anh dũng của tiền nhân (u)
    8- Nguyện cùng sông núi cỏ cây (u).-----
    Thề tử chiến với địch quân (liu).-----

    II- Điệu Hạ

    L. Lai : 9- (------) Xin khẩn báo (cống)
    Tình hình mặt trận phía Tây Nam (liu)
    L. Lợi : 10- Ô kìa, Lê Lai tướng quân (Liu).-----
    Khanh nói đi trận địa như thế nào? (xề)
    L. Lai : 11- (------) Chúa Công ơi (xg)
    Thế giặc MInh như biển nổi ba đào (xừ)
    12- Quân mình đã quá tiêu hao (xê)
    Chúa Công hãy thu quân để lực lượng bảo tồn (xàng)
    13- (------) Nhưng thần e (xê)
    Địch quân vây điệp điệp trùng trùng (xừ)
    14- Nếu Chúa tôi đồng tử chiến (cống).-----
    Không thể nào lường hết hiểm nguy (xê)
    15- Thần nguyện hy sinh liều mình cứu Chúa (cống)
    Xinh Chúa Công hãy cổi long bào (xàng)
    16- Cho thần tạm mặc vào (xàng).-----
    Cùng xông phá vòng vây (xê).-----

    III- Điệu Nam

    L. Lợi : (Hơi Xuân)17- Ta (xg) đã biết (xể).-----
    Giặc Minh (xê) đã quyết truy tìm (hò)
    18- Bắt ta để diệt mầm (hò).-----
    Đấu tranh (liu) đang sôi sụt căm hờn (xề)
    (Hơi Đảo) 19- (------) Tướng quân ơi (xg)
    Lòng ta bao nỡ đành (lịu)
    20- Nhìn trang nghĩa sĩ hùng anh (xê).-----
    Sa vào tay lũ giặc hung hăng (xg)
    L. Lai 21- (------) Là nam nhi (xê)
    Chết vinh là chết tại chiến trường (lịu)
    22- Chết cho non sông gấm vóc (xể).-----
    Của giống nòi anh dũng Rồng Tiên (xê)
    23- Để danh thơm truyền lưu muôn thuở (xể)
    Thì thần đây cũng hã dạ cam lòng (xàng)
    24- Chúa công chớ ngại ngùng (xàng).-----
    Kíp lên đường cùng Nguyễn tiên sinh (xê).-----

    IV-Điệu Oán
    (mở ra nhịp 8 Oán dây Tố Loan)


    L. Lợi : 25- (------) (------)
    (------) Cổi long bào (hò)
    Trao người (xự) trung liệt (xự).-----
    Ta nghe (xê).----- can trường đày đoạn (xự)
    26- Ơn dân (xg) nợ nước (xể).-----
    Còn mang nặng (xự) (------)
    Vang vang (xg) tiếng trống trận (xự)
    nghe máu hận (xự).----- trào dâng (xê)
    27- (------) (------)
    (------) Hởi hồn thiêng (xê)
    Đất tổ (lỉu) Hùng Vương (liu).-----
    Lê Lợi (xự).----- một tấm lòng son (xê)
    28- Quyết mài gươm (liu) diệt loài hung bạo (xự)
    Rèn luyện chí cao (xê) (------)
    Cùng ba quân (liu) sát vai (liu)
    Giết giặc Minh (xê) cứu nước non nhà (xàng)
    L.Lai : 29- (------) (------)
    (------) Giống nòi (hò)
    Lạc Hồng (xàng) anh hùng (xề).-----
    Bao đời (hò).----- đánh đuổi ngoại xâm (xg)
    30- Giặc Minh (xg) rồi sẽ (xể).-----
    Như giặc Tống Nguyên (xg) (------)
    Chúa Công (xê) bớt ưu phiền (xề)
    Vì phía trước (lỉu) còn nhiều truân chuyên (liu)
    31- Đây (liu) chiếc áo (lỉu).-----
    Của ngày khởi binh (oan) (------)
    Chúa Công (liu) hãy mặc vào đi (oan)
    Để nhớ (lỉu) mãi lời thề (xề)
    32- Vì muôn dân (liu) lướt xông tên đạn (xự)
    Cứu nước thành công (xê) (------)
    Chúa thánh (lỉu) kíp lên đường (xề)
    Thần giải phá (lỉu) vòng vây (liu)
    L. Lợi : 33- Trông (liu) theo (lỉu).-----
    Chiếc áo cửu long (oan) (------)
    Giữa đám giặc Minh (liu) hùng hổ như sói lang (oan)
    mà tâm can (oan).----- từng hồi đứt đoạn (xự)
    34- Từ đây (xg) theo ta (xể).-----
    Hận thù sôi sụt (xự) (------)
    Ta sẽ (lỉu) tiến quân về (xề)
    Thành Đông Quan (liu) (------).


    Last edited by Hoàng Thu Diệp; 12-14-2018 at 08:19 AM.
    Mây thiếu gió mây buồn rơi xuống thấp
    Gió thiếu cây há được gọi cuồng phong
    Cây thiếu hoa sao tránh khỏi thẹn lòng
    Hoa thiếu bướm hoa thẫn thờ rũ cánh

  3. #673
    Biệt Thự Thu Vàng's Avatar
    Join Date
    Sep 2017
    Posts
    607





    Quote Originally Posted by HXhuongkhuya View Post
    Originally Posted by Hoàng Thu Diệp
    D thân chào & chúc cô chủ Ao Sen, Bậu cùng tất cả ACE ao khách ngày thứ 4 vui vẻ hạnh phúc
    @ hihihi Bậu an chí, trong sổ nợ của Qua, sao chỉ thấy ghi toàn là Qua nợ Bậu không huh OK, món nợ đầu trả nè - cái vụ Én Nhạn trong chuyện Bùa Lỗ Ban, tên Vịt kiều có hứa sẽ viết cặp Lưu Thủy Bắc Oán Ai - Phú Lục Bắc Hạ Nam Oán - Qua mời Bậu, cô chủ Ao Sen & các bạn mình qua bên Quán Tạp Kỷ nghe đỡ buồn viễn xứ nha


    *****


    Chào Huynh Diệp .

    Ghé Quán Tạp Kỷ nghe Lưu Thuỷ Bắc Oán Ai - Phú Lục Bắc Hạ Nam Oán . Cám ơn Huynh Diệp đã bỏ thời gian soạn lời ca nhắc lại trang sử . Quang Toản là chồng của công Chúa Ngọc Bình , vậy vua Quang Trung là gì của công Chúa Ngọc Bình và là gì của công Chúa Ngọc Hân ? Hôm nay đầu óc HX như bị rối , đố cũng như hỏi Huynh nhắc để ôn lại sử xưa .

    Truyện Bùa Lỗ Ban Huynh Diệp viết tuần tự , bài bản cho nên phần trả nợ cho Bậu ( viết soạn lời ca ) như nằm trong truyện vậy . Cám ơn Huynh Diệp cùng NS Bạch Long Nhi .


    ... Hay quá đi Bạch Long Nhi và Bậu ơi
    ... Đúng là Lưu Thủy của Bắc Oán Ai... Mê... mê...
    ... Mê tiếng đàn giọng quyển là đây (nhớ hình như câu này hồi xưa hồi xửa, các người Mẹ mình thường hay rầy con gái... không phải đúng vậy không nữa )
    ... Nợ gì thì từ từ trả, không gấp gáp gì Bậu ơi ...hihi

    Cảm ơn NS Tấn Nhì, NS Văn Môn, Bạch Long Nhi & Bậu nhiều lắm

  4. #674
    D thân gởi lời chào đến Bậu, HX, chị TK, Bé Cỏ & các bằng hữu đã ghé quán Tạp Kỷ thời gian qua, và chúc một năm mới Dương lịch Vui Vẻ An Bình trong cuộc sống
    @ Nhân đầu năm mới 2019, D mạn phép anh Hàn Sĩ Nguyên đem 1 công trình giải mã của anh về câu Đối - DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH - của Nữ Sĩ Hồng Hà Đoàn Thị Điểm - cách đây đã 300 năm ... để các ACE Đặc Trưng mình nếu có hứng thú thì cùng tham gia cho vui


    *** ***






    TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI

    DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH
    [ĐOÀN THỊ ĐIỂM]



    Người ra câu đối trên là Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1749).
    Tục truyền rằng, có một hôm, khi bà Điểm đang tắm, Trạng Quỳnh lần mò lại, tưng tửng, đòi vào… xem. Bà Điểm ra câu đối DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH, hứa nếu đối được sẽ cho vào tắm chung. Trạng Quỳnh, một người cực giỏi thời bấy giờ, vậy mà cũng cắn lưỡi, chịu thua! Trải qua 300 năm sau, người tham gia giải đối thì nhiều, nhưng hầu hết các câu đáp đều KHÔNG THỎA.

    Giải mã câu đối BÌ BẠCH

    1-Đây là một câu đối gồm 5 chữ THUẦN NÔM (thuần Việt), trong đó 2 chữ cuối BÌ BẠCH là một từ tượng thanh (Onomatopée), chỉ ra cái âm của tiếng vỗ trên da thịt, nó bao gồm một thanh bằng (dấu huyền trong chữ BÌ) và một thanh trắc (dấu nặng trong chữ BẠCH). BÌ BẠCH là tiếng Nôm thuần túy.
    2-Điểm quái ác của câu đối này nằm ở chỗ 2 từ Nôm BÌ BẠCH tượng thanh nói trên lại có cả nghĩa Hán: BÌ là DA, BẠCH là TRẮNG.
    3-Chữ giữa VỖ là một động từ
    4-Hai chữ đầu gồm một danh từ DA (thanh bằng) và một tính từ TRẮNG (thanh trắc)

    Trong 4 đặc điểm ấy, đặc điểm 1 tượng thanh đã là KHÓ, đặc điểm 2 là CỰC KHÓ. Suốt mấy trăm năm qua, câu đối này hầu như là một câu TỬ ĐỐI (câu đối chết, kg thể giải đối được). Thậm chí còn được gọi là câu TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI (Câu đối chết, không thể giải phá, suốt ba trăm năm).

    oOo

    Câu đáp của Trạng Quỳnh

    Đây là một câu đáp được truyền khẩu đã lâu đời, kg biết của ai, cũng có ý kiến cho rằng đó là câu đáp tức thời của Trạng Quỳnh, ngay lúc ấy. Đó là câu:

    TRỜI XANH MÀU THIÊN THANH [Kd-Khuyết danh]

    -Ông Lê Anh Chí đã nhận định như sau (trong website www.leanhchi.com): “Từ gần 300 năm nay, có nhiều người đã đối lại câu đối DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH. Hầu hết đều không chỉnh. Câu đáp TRỜI XANH MÀU THIÊN THANH này khá hay, nhưng vẫn không chỉnh, vì đây chỉ là một câu tả chân thôi, không có hành động của một chủ thể. Trong câu đối DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH, có chủ thể vỗ vào da gây ra tiếng bì bạch”.

    -Ý kiến của HSN: TRỜI trùng thanh bằng với DA (một điều hỏng). Danh từ MÀU đối với động từ VỖ (hai điều hỏng). THIÊN THANH không phải là từ tượng thanh (ba điều hỏng).


    _________________________
    Hàn Sĩ Nguyên
    =====================
    Ngày tháng đong đưa đời gió bụi
    Mặc ai xa mã chốn gian trần
    https://www.youtube.com/hsn2k3


    Trên website www.leanhchi.com ông Lê Anh Chí nói: “Câu đối này hiện nay đã có người đối được: đó là nhà ngữ học Nguyễn Tài Cẩn. Tôi nghĩ rằng tôi cũng đối được, trong bài này, tôi sẽ đưa ra 4 câu đáp, đối lại câu của Hồng Hà nữ sĩ!”

    Chúng ta sẽ rảo qua một vòng, xem thử các câu đáp ấy như thế nào.

    Câu đáp của ông NGUYỄN TÀI CẨN:

    Ông Lê Anh Chí viết: Nguyễn Tài Cẩn là một nhà ngữ học, đã giải đối như sau:

    RỪNG SÂU MƯA LÂM THÂM [NTC]

    -Nhận định của ông Lê Anh Chí: Câu này rất hay. Trước ông Nguyễn chưa có ai đối chỉnh đến thế (Lâm thâm là chữ tượng thanh-Lâm là rừng-Thâm là sâu-Có tác động của chủ thể: trời mưa, gây tiếng động lâm thâm). Chỉ có một khuyết điểm sau: Trong câu đối của nữ sĩ, tiếng động ‘bì bạch’ là do ta vỗ vào da thịt, chỉ có da thịt mới đưa đến tiếng động ‘bì bạch’. Còn "Rừng sâu mưa lâm thâm" thì mưa trong thành phố cũng có thể lâm thâm! Chẳng phải là một đặc điểm của mưa trong rừng! Mưa trong rừng có thể gây nên những tiếng động vũ bão, cuồng loạn.

    -Nhận định của lão thủ An Chi (Tác giả An Chi, người phụ trách mục Chuyện Đông - Chuyện Tây trên tạp chí Kiến thức Ngày nay), ông cho rằng: “Da trắng” không đối bằng “má hồng”, “môi son”, “mắt huyền”, “máu đỏ”… thì thôi, chứ làm sao lại đối bằng “rừng sâu” được? Rồi ông hóm hỉnh hơn: “Mưa” mà đối được với “vỗ” thì “nắng” tất phải đối được với “sờ” trong “sờ mó”, “tạnh” tất phải đối được với “xoa” trong “xoa bóp”, “chớp” tất phải đối được với “vê” trong “vê râu”… Nghệ thuật đối mà đạt được đến những kết quả cụ thể như thế thì chẳng còn gì thảm não cho bằng! Và ông kết luận: Vì vậy mà câu “Da trắng vỗ bì bạch” vẫn còn treo ở đấy. Nó vẫn hấp dẫn như thường.

    -Ý kiến của HSN: Tôi nhất trí với các nhận định của tiền bối AN CHI. Ngoài ra, còn một điểm nữa, “Lâm thâm” 2 thanh bằng, không nghịch thanh như “Bì bạch”, một bằng một trắc. Do đó, không thể cho rằng câu đáp này là chuẩn được.


    oOo

    Bốn câu đáp của ông Lê Anh Chí:

    Câu thứ nhất: MẬP PHÙ THỞ PHÌ PHÒ [LAC] (hay "Béo phù thở phì phò")

    LAC giải thích:
    -Phì (Hán Việt) = mập béo (Nôm)
    -Phò (Hán Việt) = phù (Nôm và Hán Việt)
    -Phù (Nôm) = (sưng) phù = quá mập béo
    -Mập phù = phì phò
    -người quá mập béo thì thở phì phò !

    Ý kiến của HSN: Câu này hỏng ở 2 điểm
    -Tính từ MẬP không thể đối với danh từ DA
    -PHÙ không thể thay cho PHÌ. Dân ta nói MẬP PHÌ, SƯNG PHÙ, chứ không nói MẬP PHÙ

    Câu thứ nhì: ÁO XANH LAY LỤC PHỤC [LAC]

    LAC giải thích:
    -Lục (Hán Việt) = xanh lục (Nôm)
    -Phục (Hán Việt) = áo (Nôm)
    -Áo xanh = lục phục
    -Lục phục là tiếng tượng thanh, âm thanh của quần áo khi bị lay động
    -Lay động áo xanh thì nghe lục phục! Dĩ nhiên nếu ta lay giũ áo trắng thì cũng nghe lục phục, cũng như vỗ vào da đen cũng nghe bì bạch!

    Ý kiến của HSN: Câu này trật cấu trúc của vế xuất. Trong vế xuất chữ BẠCH (màu trắng) đi sau. Câu đáp này màu LỤC lại đi trước. Nếu đảo lại PHỤC LỤC thì từ tượng thanh này vô nghĩa (không có trong ngôn ngữ VN)

    Câu thứ ba: QUẦN ÁO VUNG PHÙNG PHỤC [LAC]

    LAC giải thích:
    -Quần (Nôm) = cái quần = quây quần (nghĩa bóng) = Phùng (Hán Việt)
    -Áo (Nôm) = Phục (Hán Việt)
    -Quần áo = phùng phục
    -quần áo mà vung, mà giũ thì nghe phùng phục!

    Ý kiến của HSN: Chữ QUẦN nghĩa cụ thể (cái quần) bị ép ra nghĩa trừu tượng (quây quần) để đi cặp với PHÙNG, là một điều gượng ép. Chữ ÁO (danh từ) không thể chọi với chữ TRẮNG (tính từ). QUẦN ÁO trùng thanh với DA TRẮNG. PHÙNG PHỤC không thể hiểu thay thế cho PHẦN PHẬT được. Đó là 4 điều hỏng của câu đáp này.

    Câu thứ tư: ĐÁ CHÀM SỜ LAM NHAM [LAC]

    LAC giải thích:
    -Lam (Hán Việt) = (màu) xanh chàm (Nôm)
    -Nham (Hán Việt) = đá (Nôm)
    -Đá chàm = lam nham
    -đá chàm sờ thấy lam nham lám nhám
    -chữ "bì bạch" là tượng thanh, "lam nham" ở đây là tượng-cảm-giác. Ngoài ra còn có ý nói: sự hình thành của đá chàm cẩu thả lam nham. [Lê Anh Chí]

    Ý kiến của HSN: Giống như câu thứ hai, câu này hỏng về cấu trúc, chữ LAM đi trước, trong khi chữ BẠCH của vế xuất đi sau. Đảo lại thành NHAM LAM cho đúng cấu trúc, thì hóa ra vô nghĩa (từ này không có trong ngôn ngữ Việt)

    Tóm lại, cả 4 câu đáp của ông Lê Anh Chí đều không thỏa vậy.





    _________________________
    Hàn Sĩ Nguyên
    =====================
    Ngày tháng đong đưa đời gió bụi
    Mặc ai xa mã chốn gian trần
    https://www.youtube.com/hsn2k3


    CÁC CÂU ĐÁP KHÁC


    Trải dài suốt 300 năm qua, có rất nhiều câu đáp cho DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH. Tựu trung, ngoại trừ những câu chỉ nhằm mục đích đùa giỡn (chẳng hạn như GÀ ĐEN KÊU Ô KÊ - CHÉM GIÓ ĐI AIR BLADE) ra, các câu đáp khác có thể tạm quy thành 6 nhóm chính

    Nhóm 1: Hỏng ngay chữ đầu tiên, không đối thanh, hoặc trật từ loại (DA là danh từ, thanh bằng. Do đó câu đáp nào có từ đầu tiên trùng thanh bằng, hoặc không phải là danh từ đương nhiên bị loại)

    TRỜI XANH MÀU THIÊN THANH [Kd]
    RỪNG SÂU MƯA LÂM THÂM [Nguyễn Tài Cẩn]
    QUẦN ÁO VUNG PHÙNG PHỤC [Lê Anh Chí]
    RÙA ĐEN LÈN QUY HẮC [Việt Thành]
    RÙA VÀNG LỒNG QUY HOÀNG [Việt Thành]
    NHÀ VÀNG NGỒI ĐƯỜNG HOÀNG [Kd]
    NHÀ MỚI ĂN TÂN GIA [Kd]
    CON THẦY SĂN SƯ TỬ [Kd]
    MÂY RỒNG RUNG VÂN LONG [Lu Ha]
    LÔNG RỒNG CHEN MAO LONG [Lu Ha]
    SEN TRẮNG ĐIỂM BẠCH LIÊN [Lu Ha]
    MẤT SÁCH ĐI THẤT THƠ [Kd]
    BẢY TIẾNG KÊU THẤT THANH [Kd]
    SÁU BI VA LỤC CỤC [Kd]


    (MẤT là động từ-BẨY, SÁU là tính từ số đếm)

    Nhóm 2: Hỏng chữ thứ nhì (TRẮNG là tính từ chỉ màu sắc, thanh trắc. Câu đáp nào có chữ thứ nhì trùng thanh trắc và không phải là tính từ sẽ bị loại.

    QUẦN ÁO VUNG PHÙNG PHỤC [Lê Anh Chí]
    MẤT SÁCH ĐI THẤT THƠ [Kd]
    BẢY TIẾNG KÊU THẤT THANH [Kd]
    SÁU BI VA LỤC CỤC [Kd]
    NHÀ MỚI ĂN TÂN GIA [Kd]
    SEN TRẮNG ĐIỂM BẠCH LIÊN [Lu Ha]
    SUỐT ĐỎ KHOAN THÔNG HỒNG [Kd]
    HẠC ĐỎ THỞ HỒNG HỘC [Kd]


    (ÁO, SÁCH, TIẾNG, BI là các danh từ, không chọi được với TRẮNG trong vế xuất)

    Nhóm 3: Hỏng chữ thứ ba (VỖ là động từ, thanh trắc. Do đó, câu đáp nào có chữ thứ ba trùng thanh trắc hoặc không phải là động từ cũng bị loại).

    TRỜI XANH MÀU THIÊN THANH [Kd]
    SUỐI VÀNG NGẬP HOÀNG TUYỀN [Lu Ha]
    CHỊ ĐEN KHÓC TỈ TI [Hoài Anh Võ Quang Thạch]
    ĐẤT ĐEN NẮN ĐỊA Ô [Thanh Đạt]
    TÓC XANH THẤY PHÁT THƯƠNG [Kd]
    MẮT ĐEN NGẮM NHÃN HUYỀN [Kd]
    MÂM VÀNG THẤY BÀNG HOÀNG [Kd]
    NGỖNG HỒNG THỞ HỘC HÀ [Hoài Anh Võ Quang Thạch]
    HẠC ĐỎ THỞ HỒNG HỘC [Kd]



    (MÀU không phải là động từ)

    Nhóm 4: Hai từ cuối không tượng thanh,không tượng hình, cũng không biểu cảm. Đương nhiên bị loại.

    TRỜI XANH MÀU THIÊN THANH [Kd]
    RÙA ĐEN LÈN QUY HẮC [Việt Thành]
    RÙA VÀNG LỒNG QUY HOÀNG [Việt Thành]
    GẤU VÀNG ĂN HÙNG HOÀNG [Hàn Băng Tâm]
    ĐẤT ĐEN NẮN ĐỊA Ô [Thanh Đạt]
    MÂY RỒNG RUNG VÂN LONG [Lu Ha]
    LÔNG RỒNG CHEN MAO LONG [Lu Ha]
    SEN TRẮNG ĐIỂM BẠCH LIÊN [Lu Ha]
    BƯỚM VÀNG XUYÊN ĐIỆP HỒ [Lu Ha]
    NHÀ VÀNG NGỒI ĐƯỜNG HOÀNG [Kd]
    TÓC XANH THẤY PHÁT THƯƠNG [Kd]
    MẮT ĐEN NGẮM NHÃN HUYỀN [Kd]
    NHÀ MỚI ĂN TÂN GIA [Kd]
    CON THẦY SĂN SƯ TỬ [Kd]


    Nhóm 5: Có 2 từ cuối, tượng thanh, tượng hình hoặc biểu cảm, nhưng không nghịch thanh (cùng có 2 thanh bằng hoặc 2 thanh trắc)


    RỪNG SÂU MƯA LÂM THÂM [Nguyễn Tài Cẩn]
    ÁO XANH LAY LỤC PHỤC [Lê Anh Chí]
    ĐÁ CHÀM SỜ LAM NHAM [Lê Anh Chí]
    MÂM VÀNG THẤY BÀNG HOÀNG [Kd]
    XƯƠNG LIỀN KÊU CỐT KẾT [Kd]
    QUẠ ĐEN KÊU Ô Ô [Nguyễn Phước Thạnh – Dương Hồng Kỳ]
    MẬP PHÙ THỞ PHÌ PHÒ [Lê Anh Chí]
    SÁU BI VA LỤC CỤC [Kd]



    -LỤC PHỤC, LAM NHAM: ngược cấu trúc với BÌ BẠCH
    -CỐT KẾT: không thay cho CÓT KÉT được.
    -MẬP PHÙ, SÁU BI: trật từ loại.


    Nhóm 6: Có 2 từ cuối tượng thanh, tượng hình, hoặc biểu cảm và 2 từ này nghịch thanh (một trắc, một bằng). Đây là câu cho đáp án ĐÚNG (nếu 3 chữ đầu cũng đúng)

    QUẦN ÁO VUNG PHÙNG PHỤC [Lê Anh Chí]
    TAY SƠ SỜ TÍ TI [Kd]
    BUỒNG XANH VANG THẤT THANH [Kd]
    PHÒNG XANH VANG THẤT THANH [Kd]
    BẢY TIẾNG KÊU THẤT THANH [Kd]
    MẤT SÁCH ĐI THẤT THƠ [Kd]
    NGỖNG HỒNG THỞ HỘC HÀ [Hoài Anh Võ Quang Thạch]
    CHỊ ĐEN KHÓC TỈ TI [Hoài Anh Võ Quang Thạch]
    HẠC ĐỎ THỞ HỒNG HỘC [Kd]


    Thật đáng tiếc cho các câu đáp này, về gần đích nhất mà vẫn CHƯA ĐẠT
    -QUẦN, TAY, BUỒNG, PHÒNG, trùng thanh với DA: Hỏng!
    -PHÙNG PHỤC: ép chữ PHÙNG. Và PHÙNG PHỤC không thay thế được PHẦN PHẬT.
    -BẢY là tính từ chỉ số đếm, không chọi được với danh từ DA. TIẾNG là danh từ không chọi được với tính từ TRẮNG (đã vậy, lại còn cùng thanh trắc)
    -MẤT SÁCH: trật từ loại
    -NGỖNG là NGA, không phải HỘC. HỒNG và HÀ cũng là dùng ép (đã vậy lại trùng thanh giữa THỞ và VỖ của vế xuất)
    -Câu CHỊ ĐEN KHÓC TỈ TI trùng thanh trắc chữ KHÓC rất uổng. Nhưng CHỊ ĐEN và TỈ TI cũng không ổn.
    -Câu HẠC ĐỎ THỞ HỒNG HỘC có vẻ đạt yêu cầu nhất. Nhưng câu này vấp 3 lỗi về trùng thanh: ĐỎ trùng thanh với TRẮNG, THỞ trùng thanh với VỖ, HỒNG HỘC trùng thanh với BÌ BẠCH… Hơn nữa, “lão thủ AN CHI” chắc cũng không cho rằng con HẠC có thể chọi được với DA (!)

    Tóm lại: Từ 4 đặc điểm GIẢI MÃ đã nêu ở đầu bài, nhìn lại các câu đáp, ta sẽ thấy TẤT CẢ đều hỏng, hỏng hết. Và khi ta chưa có được câu đáp nào thỏa đáng, đành phải kết luận câu đối này là một câu TỬ ĐỐI thôi.



    _________________________
    Hàn Sĩ Nguyên
    =====================
    Ngày tháng đong đưa đời gió bụi
    Mặc ai xa mã chốn gian trần
    https://www.youtube.com/hsn2k3




    CÂU ĐÁP TẠM của HSN

    (Tạm đặt mình vào cương vị của Trạng Quỳnh, cách đây khoảng 300 năm, đứng xớ rớ trước cửa cái buồng tắm ấy):

    DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH [ĐTĐ]
    Da (tôi) trắng, (tôi) vỗ (nghe kêu) bì bạch.
    CHÓP XINH RÌNH PHIÊU DIÊU [HSN]
    Chóp (ai) xinh, (tôi) rình (tôi thấy) phiêu diêu.

    -CHÓP: vật hình chóp, hình nón, có đỉnh nhọn (giống cái gì vậy ta?)
    -XINH: tính từ phẩm tính, có thể chọi với tính từ màu sắc TRẮNG
    -RÌNH là động từ chỉ việc rình rập, rình mò, lén nhìn, có thể chọi với VỖ được
    -PHIÊU DIÊU: từ biểu cảm (nói lên cảm xúc) với nghĩa là nhẹ nhàng lâng lâng, muốn bay bổng lên. (Chúng ta hoàn toàn có thể dùng từ tượng thanh, hoặc từ tượng hình, hoặc từ biểu cảm để chọi với từ tượng thanh, điều này chấp nhận được)
    -DIÊU, cũng như DAO nghĩa là xinh, là đẹp (Giống như SWELL, PRETTY, BEAUTIFUL vậy)
    -PHIÊU: trong tiếng Hán, còn cách đọc khác là PHIẾU (dấu sắc) hoặc PHIỂU (dấu hỏi). Chữ PHIỂU (dấu hỏi) này là cái phễu (miền Bắc) cái quặng (miền Nam), một vật dụng hình chóp, có một đầu nhọn. PHIỂU (dấu hỏi) còn là một nhạc cụ cổ xưa hình chóp, giống cái chuông, chuyên dùng để gõ. Thời Xuân Thu Chiến Quốc, khi hộ tống vua Triệu dự hội nghị với vua Tần, Tướng quốc Lạn Tương Như đã rút gươm ép vua Tần đánh cái phễu là đánh cái nhạc cụ PHIỂU này vậy.


    Câu CHÓP XINH RÌNH PHIÊU DIÊU này chỉ là một câu đáp TẠM, trong đó, chữ PHIÊU được phát âm và được hiểu như PHIỂU, một vật hình chóp chỉ cái chóp xinh của… phụ nữ. Do tính chất PHIÊU DIÊU trùng thanh (hai thanh bằng), và phải hiểu một cách gượng ép chữ PHIÊU (không dấu) này như PHIỂU (dấu hỏi), nên câu đáp này chỉ là một chút mua vui, giúp bằng hữu bốn phương tham khảo mà thôi.

    oOo

    MỘT CHÚT TÂM SỰ


    Khi lần theo câu đối BÌ BẠCH này, cách đây 20 năm, tôi hầu như đã nắm được chìa khóa để giải phá nó. Có lúc đã tưởng chừng mình sắp về đến đích rồi, nhưng rút cục vẫn KẸT MỘT SỢI TÓC, khiến nên câu đáp không thể hoàn chỉnh.

    Mấu chốt của nó ở đâu: Ở 2 chữ cuối. Nếu ta tìm được 2 từ Nôm tượng thanh, tượng hình, hoặc biểu cảm có 2 thanh nghịch nhau (Trắc trước, Bằng sau), mà bản thân 2 từ ấy lại có nghĩa Hán thì bài toán xem như đã có lời giải. Cần thiết phải đi từ nấc thang đầu tiên ấy, may ra mới có thể về đích. Nếu bạn cứ tìm 2 chữ đầu trước, chắc chắn bạn sẽ đi vào ngõ cụt. Và câu đáp của bạn may lắm cũng sẽ chỉ lọt vào các nhóm… bị loại.

    Theo cái hướng đi vừa nói, có lần tôi đã tìm ra 2 chữ thuần Nôm: TỈNH KHÔ.
    -Đây là một từ biểu cảm, chỉ cái trạng thái cảm xúc: tỉnh táo, tỉnh queo, tỉnh rụi, không bộc lộ cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên hay sợ hãi gì ra mặt.
    -Từ TỈNH KHÔ này Trắc trước Bằng sau chọi với BÌ BẠCH (Bằng trước, Trắc sau) rất đẹp.
    -Tỉnh (Hán) là cái giếng. Còn Khô (Hán) nghĩa là cạn, khô héo

    Lập tức, tôi có được câu đáp:

    GIẾNG CẠN PHƠI TỈNH KHÔ [HSN]

    Cái giếng cạn (của ai) phơi (ra) tỉnh queo!

    -GIẾNG là cái giếng nước, tất nhiên. Nhưng nghĩa bóng ám chỉ bộ phận sinh dục nữ (kiểu như chữ LỖ: "Một lỗ sâu sâu mấy cũng vừa" vậy)
    -CẠN: khô, nông, không sâu
    -PHƠI: phơi ra, phô bày ra, tô hô ra
    -TỈNH KHÔ: tỉnh queo, không ngượng ngùng gì

    Tưởng chừng là QUÁ ĐẸP. Tưởng chừng là đã phá giải được câu đối quái chiêu của bà Điểm... Nhưng nhìn lại thì vẫn HỎNG. Vì sao?
    -Vì TỈNH KHÔ bắt đầu bằng cặp phụ âm T-K không giống nhau, trong khi BÌ BẠCH 2 phụ âm B-B.
    -Hơn nữa, CẠN và TRẮNG trùng thanh, cùng là thanh Trắc cả.

    Thế mới đau. Tiếc hùi hụi câu này, các bạn ạ. Nói rằng "tưởng chừng sắp về tới đích, nhưng lại... LỌT GIẾNG" là vì thế. Tôi không giấu dốt, phô bày cái yếu kém đó của mình ra đây. Chỉ mong các bạn nắm lấy cái LA BÀN ấy, một ngày nào đó, các bạn sẽ có thể tìm ra được câu đáp, mà chính tôi đã KHÔNG THỂ.

    Chúc tất cả quý hữu luôn vui

    Hàn Sĩ Nguyên
    Saigon, tháng 12 năm 2018

    *** ***


    QUÁ TRÌNH PHÁ KHÓA TÌM CHÌA

    cho câu đối

    DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH [ĐTĐ]


    1-Lần thất bại thứ nhất:

    CHÓP XINH RÌNH PHIÊU DIÊU [HSN]

    Như đã nói, câu này chỉ là câu đáp tạm, vì nó chất đầy tính gượng ép:

    -Nếu hiểu PHIÊU là PHIỂU với nghĩa cái chóp, DIÊU là xinh. Thì PHIỂU DIÊU rất đúng với CHÓP XINH, lại nghịch thanh (một trắc, một bằng) chọi được với BÌ BẠCH, nhưng trường hợp này 2 chữ PHIỂU DIÊU vô nghĩa (kg có nghĩa là nhẹ nhàng lâng lâng được).
    -Nếu hiểu như PHIÊU DIÊU (nhẹ nhàng lâng lâng) thì PHIÊU DIÊU trùng 2 thanh bằng, không chọi được với BÌ BẠCH. Hơn nữa chữ PHIÊU (không dấu) kg thể là phễu, là vật hình chóp.

    Tóm lại, hiểu như thế nào thì câu này cũng đầy gượng ép, và chỉ có thể… vứt đi mà thôi

    2-Lần thất bại thứ hai:

    GIẾNG CẠN PHƠI TỈNH KHÔ [HSN]

    Câu này tốt hơn câu PHIÊU DIÊU kia nhiều. Ngặt một nỗi CẠN bị trùng thanh trắc với TRẮNG. Chỉ có một lỗi ấy. Nhưng thế cũng đủ để bị loại bỏ. Chưa kể nếu xét nét chi ly, thì câu này cũng HỎNG ở 2 điểm khác nữa:

    -Một là, GIẾNG không chọi được với DA (như lão thủ AN CHI đã nhận định chung, khi bình câu RỪNG SÂU MƯA LÂM THÂM của ông Nguyễn Tài Cẩn)
    -Hai là, TỈNH KHÔ có 2 phụ âm đầu T-K, trong khi BÌ BẠCH là B-B giống nhau.

    oOo

    Hai câu đáp ấy HỎNG, tuy vậy, việc lần mò tìm cách giải phá câu đối quái chiêu của bà Điểm, dù liên tiếp thất bại, vẫn đem lại những kinh nghiệm quý giá, và những điều tổng kết bổ ích, giúp mình nhận ra SAI Ở ĐÂU, và phải khởi đầu lại như thế nào…

    3-Ý tưởng nối tiếp giúp tôi tìm đến 2 chữ Đ: ĐIẾM ĐÀNG

    -ĐIẾM ĐÀNG là từ Nôm, nghịch thanh và khởi đầu Đ-Đ, lại là trạng từ thể cách (Adverb of manner) giống như BÌ BẠCH. Vậy ĐIẾM ĐÀNG có thể là câu đáp tốt, tốt hơn TỈNH KHÔ.
    -Trong tiếng Hán, ĐIẾM là quán, ĐÀNG (cũng như ĐƯỜNG) là nhà. Hai từ Nôm ĐIẾM ĐÀNG, mỗi từ đều có nghĩa Hán. Đạt thêm một yếu tố nữa.

    Lập tức tôi có câu đáp:

    QUÁN NHÀ CHƠI ĐIẾM ĐÀNG [HSN]

    -Chữ NHÀ này, bình thường là danh từ chỉ cái nhà, nhưng khi đi sau một từ khác như “sân nhà”, “rượu nhà” thì chữ nhà ấy là tính từ sở hữu (Sân nhà là sân của mình, đối lập với sân khách là sân của đối phương. Rượu nhà là rượu của mình, rượu tự làm lấy ở nhà mình). Tính từ NHÀ này chọi được với tính từ màu sắc TRẮNG.
    -Ý nghĩa: Quán nhà chơi trò… đểu, hoặc tính tiền ăn gian khách, hoặc phục vụ món ăn không đúng về giá trị, không xứng về chất lượng so với khoản tiền khách phải trả.

    Mọi thứ có vẻ như là TẠM ĐƯỢC… Nhưng mà hỡi ơi… Lập luận chính xác của lão thủ AN CHI vẫn lơ lửng đó… QUÁN là cái quán, cái tiệm… sao mà đối được với DA thịt chứ!

    4-Hai chữ ĐIẾM ĐÀNG không xong, tôi lại loay hoay đi tìm 2 chữ khác: TÁN TÀN

    -TÁN TÀN là từ Nôm nghịch thanh, khởi đầu T-T giống như BÌ BẠCH. Khi kết hợp với động từ VUNG ta có cụm từ VUNG TÁN TÀN nghĩa là vung, là vãi (cái gì đó) ra tứ phía như kiểu Mãn thiên hoa vũ (Mưa hoa bay đầy trời).
    -TÁN và TÀN đều có nghĩa Hán: TÁN là cái lọng, cái dù, cái ô. Còn TÀN nghĩa là hư, hư hỏng, hư hại.

    Lập tức tôi có câu đáp:

    LỌNG HƯ VUNG TÁN TÀN [HSN]


    Mọi thứ đều ăn khớp hết, tưởng đã về đích, nhưng LỌNG là cái ô, cái dù cũng không chọi được với DA (theo tiêu chuẩn gắt gao của lão thủ AN CHI). Và vì thế câu DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH vẫn chưa có lời giải!

    Tôi ghi lại cái quá trình PHÁ KHÓA TÌM CHÌA (nhiều lần thất bại) ấy ở đây, mục đích để giới thiệu với các bạn cái NGUYÊN TẮC phải nắm để giải câu đối này… Tôi thất bại nhiều lần, vì tôi chưa gặp may, và trí lực của tôi cũng chỉ CÓ HẠN. Tôi hy vọng các bạn khác, trí lực cao hơn tôi, kiến thức rộng hơn tôi, và có CƠ MAY nhiều hơn tôi, sẽ có thể, một ngày nào đó, tìm ra câu giải đáp. Ngày đó KHÔNG XA, các bạn ạ. Chúc các bạn thành công (hơn tôi).

    Hàn Sĩ Nguyên trân trọng
    Saigon, tháng 12/2018

    HanSiNguyen
    ====================
    Ngày tháng đong đưa đời gió bụi
    Mặc ai xa mã chốn gian trần


    _________________________
    Hàn Sĩ Nguyên
    =====================
    Ngày tháng đong đưa đời gió bụi
    Mặc ai xa mã chốn gian trần
    https://www.youtube.com/hsn2k3


    NHỮNG KẾT LUẬN RÚT ĐƯỢC




    1-Một là, không thể làm mò mẫm tự phát, mà phải lần dò theo đúng nguyên tắc. Việc thất bại với PHIÊU DIÊU, chỉ ra rằng phải tìm được một cặp từ nghịch thanh (trắc-bằng) trước nhất. Từ thất bại với 2 chữ PHIÊU DIÊU này mà có câu thứ hai với 2 từ cuối TỈNH KHÔ nghịch thanh.

    2-Hai là, cặp nghịch thanh ấy phải khởi đầu bằng 2 phụ âm giống nhau mới đáp ứng được 2 chữ BÌ BẠCH. Nếu 2 phụ âm đầu khác nhau như trường hợp TỈNH KHÔ cũng sẽ không đạt yêu cầu. TỈNH KHÔ thất bại, dẫn đến việc tìm ra những từ nghịch thanh cùng phụ âm đầu như ĐIẾM ĐÀNG và TÁN TÀN.

    3-Ba là, khi đã có được 2 từ cuối đạt yêu cầu rồi, việc truy xuất ra nghĩa Nôm của 2 từ Hán ấy lại dẫn đến thất bại khác: Đó là 2 chữ đầu KHÔNG CHỌI được với DA (theo tiêu chuẩn của lão thủ AN CHI), chẳng hạn như QUÁN (ĐIẾM), và LỌNG (TÁN) đều không phải là các bộ phận trên thân thể như DA (BÌ), do đó các câu đáp ấy đều hóa ra… lãng nhách (!)

    4-Bốn là, vấn đề bây giờ lại quay ngược trở về với chữ đầu tiên: Phải có một danh từ thanh trắc chỉ bộ phận nào đó trên cơ thể trước đã. Những danh từ thanh bằng như XƯƠNG, MÔI, CẰM, TAY, CHÂN trùng thanh bằng với DA đều tự bị loại, vì không thỏa yêu cầu. Bắt buộc phải là danh từ thanh trắc như MẮT, TÓC, MŨI, LƯỠI, RỐN… đặc biệt những danh từ thanh trắc nào chỉ “chỗ hiểm” như HÁNG, VÚ, VẾ hoặc có thể hiểu 2 nghĩa (trên và dưới, tục thanh ngấm ngầm) như MÉP, MIỆNG, KHÓE… sẽ càng “thanh lịch” và tốt đẹp hơn nữa. Từ các chữ này, truy nguyên ra tiếng Hán, sau đó tìm cặp trạng từ nghịch thanh. Đó là lộ trình duy nhất ĐÚNG vậy.

    Thí dụ: Với chữ TÓC, truy nguyên ra từ Hán là PHÁT, cặp từ nghịch thanh (tượng thanh, tượng hình, hoặc biểu cảm) sẽ là PHÁT (GÌ?). Mấu chốt chung cuộc ở nơi chữ GÌ ấy. Tìm không ra, hoặc tìm ra từ không thích hợp thì bế tắc vẫn hoàn bế tắc vậy.

    5-Năm là, không được quên rằng “DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH” là một câu đối mang ý bỡn cợt, tục thanh, xuất ra trong bối cảnh một người nữ đang tắm, và một người nam đang lần mò đến, đang lân la, rình mò, ngắm nhìn, đang định gạ gẫm, kiếm chác… DA TRẮNG, mà DA gì? Không phải ý bà Điểm muốn nói da chung chung, càng không phải là da đầu hay da tay hay da của những bộ phận “nghiêm túc” khác.

    Tìm hiểu chữ thứ ba, chữ VỖ, động từ VỖ thì đã rõ ràng là một động tác diễn tả việc dùng tay đập lên người hoặc đồ vật khác cho phát ra tiếng kêu, thế nhưng trong câu đối ấy, túc từ (đối tượng object) của chữ VỖ ấy đâu? Túc từ này ẨN, nghĩa là được giấu đi, không nói ra, để người đọc tự hiểu… Vậy thì tác giả đã VỖ cái gì? Ẩn ý của bà Điểm nếu không phải là VỖ mông, hay VỖ ngực thì cũng là VỖ háng hoặc VỖ vế (bắp vế, bắp đùi)… Như vậy, một câu đáp (nếu có, nếu tìm được) cũng phải ẩn cái ý tục thanh ngấm ngầm này, thì khi đó mới có thể gọi là hoàn chỉnh vậy.

    Thí dụ: Với chữ MẮT, từ Hán tương ứng là NHÃN hoặc NHẪN, có thể cho ra cặp nghịch thanh nào đó phù hợp (có thể lắm)… nhưng câu MẮT (gì đó) đi kèm với NHÃN… hoặc NHẪN…, e rằng sẽ không thể mang ý tục thanh nơi cửa buồng tắm được. Và như thế cũng sẽ không đạt!

    Nhân tố “tục thanh ngấm ngầm” này khiến câu đối đã khó lại càng thêm khó. Có vẻ như nó bó hẹp phạm vi của câu đáp lại hơn nữa… Nhưng không phải thế, tôi cho rằng cái ý “tục thanh ngấm ngầm” này lại giúp phạm vi tìm từ được khai triển RỘNG thêm thì đúng hơn. Không những các từ cụ thể quanh quẩn bộ phận kín có thể là lời đáp, mà cả những từ lóng ám chỉ các bộ phận ấy (như CHÓP xinh, như NÚI to, như HÁNG thâm, như RỐN lồi, như LƯỠI hồng, như GIẾNG khô, như LỖ thâm, như LỖ sanh v.v…) đều có thể là đáp án chính xác vậy…


    Tóm tắt về LỘ TRÌNH giải đáp:

    1-Trước hết, tìm một danh từ chỉ một bộ phận trên người (Mắt, Tóc, Lưỡi v.v...) hoặc từ lóng chỉ một bộ phận trên người (như LỖ, KHÓE, KẼ, MÉP v.v...). Đây là tiêu chuẩn gắt gao của lão thủ AN CHI.
    2-Truy nguyên từ ấy ra tiếng Hán
    3-Tìm cặp từ nghịch thanh (trắc bằng) của từ Hán ấy mang tính chất tượng thanh, tượng hình hoặc biểu cảm)



    Lời kết:

    Tôi đã phát hiện cái SẠN ĐẠO gập ghềnh dẫn đến việc TIẾP CẬN mục tiêu chung cuộc gần đến như thế, mà cuối cùng vẫn không thể tìm ra câu đáp. Chỉ có thể tự trách chính mình thiểu năng mà thôi. Và trên tất cả, chỉ có thể bội phục, cảm phục bà Điểm… Càng nghĩ sâu, càng cảm phục bà nhiều hơn vậy.

    Chơi đối nhức đầu lắm, tôi đã lớn tuổi rồi, lại mang bệnh trầm kha, không thể đeo đẳng mãi với ĐỐI. Tôi xem như mình đã thất bại trong việc giải đáp câu đối này, nhưng với các điểm khai phá nêu trên, thực sự tôi hy vọng rằng một ngày không xa, sẽ có một ai đó trong số các bạn đạt đến thành công.

    Hàn Sĩ Nguyên
    Tháng 12 năm 2018


    _________________________
    Hàn Sĩ Nguyên
    =====================
    Ngày tháng đong đưa đời gió bụi
    Mặc ai xa mã chốn gian trần
    https://www.youtube.com/hsn2k3
    Mây thiếu gió mây buồn rơi xuống thấp
    Gió thiếu cây há được gọi cuồng phong
    Cây thiếu hoa sao tránh khỏi thẹn lòng
    Hoa thiếu bướm hoa thẫn thờ rũ cánh

  5. #675
    Biệt Thự HXhuongkhuya's Avatar
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    4,662
    Chào Huynh Diệp cùng ACE thân hữu trong Quán Tạp Kỷ .

    Ở diễn đàn nọ , có lần HX cũng mang câu đối của Nữ Sĩ Hồng Hà Đoàn Thị Điểm về để các anh chị tham gia cho vui .
    Cuối cùng có một anh vào đối khá hay và không trùng với những câu đối đã có trong bài viết trên :

    Đầu xanh nghe phát thanh . ( HS )

    Chữ " nghe " cũng là một động tác , vế đầu có hai chữ là danh từ và tính từ , cả hai vế trước sau động từ đồng nghĩa và có nghĩa đối hán nôm ,
    chỉ e chữ đầu thanh bằng ( không đối ) .

    Năm mới HX mang thêm câu đối chưa có trong bài viết của tác giả về Quán Tạp Kỷ cho vui . Luôn tiện trích câu trong bài viết của tác giả Hàn Nguyên Sĩ để anh chị , các bạn đã bàn luận trước đây tham khảo cho vui.


    Quote Originally Posted by HTD
    TÀN nghĩa là vung, là vãi (cái gì đó) ra tứ phía như kiểu Mãn thiên hoa vũ (Mưa hoa bay đầy trời).
    Quote Originally Posted by HTD
    -TÁN và TÀN đều có nghĩa Hán: TÁN là cái lọng, cái dù, cái ô. Còn TÀN nghĩa là hư, hư hỏng, hư hại.

    HXhuongkhuya cám ơn các anh chị
    , các bạn ghé thăm .




  6. #676
    Quote Originally Posted by HXhuongkhuya View Post
    Chào Huynh Diệp cùng ACE thân hữu trong Quán Tạp Kỹ .

    Ở diễn đàn nọ , có lần HX cũng mang câu đối của Nữ Sĩ Hồng Hà Đoàn Thị Điểm về để các anh chị tham gia cho vui .
    Cuối cùng có một anh vào đối khá hay và không trùng với những câu đối đã có trong bài viết trên :

    Đầu xanh nghe phát thanh . ( HS )

    Chữ " nghe " cũng là một động tác , vế đầu có hai chữ là danh từ và tính từ , cả hai vế trước sau động từ đồng nghĩa và có nghĩa đối hán nôm ,
    chỉ e chữ đầu thanh bằng ( không đối ) .

    Năm mới HX mang thêm câu đối chưa có trong bài viết của tác giả về Quán Tạp Kỹ cho vui . Luôn tiện trích câu trong bài viết của tác giả Hàn Sĩ Nguyên để anh chị , các bạn đã bàn luận trước đây tham khảo cho vui.


    HX mến,
    Câu đối của anh (HS) ngay từ chữ "Đầu" mang thanh Bằng đã hỏng rồi ... hơn nữa như ở trên anh HSN viết "Phát" tiếng Hán nghĩa là "Tóc" chứ có phải là Đầu đâu ... nên D nghĩ nó không đạt ... tuy nhiên D đã chuyển câu nầy cho anh HSN để xem ý của anh như thế nào, rồi D sẽ đem về đây cho HX biết ... vui nha
    Mây thiếu gió mây buồn rơi xuống thấp
    Gió thiếu cây há được gọi cuồng phong
    Cây thiếu hoa sao tránh khỏi thẹn lòng
    Hoa thiếu bướm hoa thẫn thờ rũ cánh

  7. #677
    Biệt Thự HXhuongkhuya's Avatar
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    4,662
    Quote Originally Posted by Hoàng Thu Diệp;236018

    HX mến,
    Câu đối của anh (HS) ngay từ chữ "Đầu" mang thanh Bằng đã hỏng rồi ... hơn nữa như ở trên anh HSN viết "Phát" tiếng Hán nghĩa là "Tóc" chứ có phải là Đầu đâu ... nên D nghĩ nó không đạt ... tuy nhiên D đã chuyển câu nầy cho anh HSN để xem ý của anh như thế nào, rồi D sẽ đem về đây cho HX biết ... vui nha
    Chào Huynh Diệp ,

    Nhờ đọc bài viết của tác giả HX mới hiểu chữ " đầu " trong câu đối của Huynh HS là thanh bằng , thế nên HX có để chữ mờ mờ bằng màu mực khác phía sau chữ hai chữ " hán nôm ", nhưng pha mực trắng xóa , Huynh high light phần sau sẽ thấy :

    " Chữ " nghe " cũng là một động tác , vế đầu có hai chữ là danh từ và tính từ , cả hai vế trước sau động từ đồng nghĩa và có nghĩa đối hán nôm , chỉ e chữ đầu thanh bằng ( không đối ). "

    Cám ơn Huynh Diệp đã giúp HX sửa dấu ngã cho chữ Tạp Kỷ , Tạp Kỹ mới đúng , hồi nào tới giờ quen mắt quen tay viết nhầm dấu hỏi mà không hay . Nhân đây cám ơn sis Thu Vàng , nhờ sis viết chữ Tạp Kỹ ( dấu ngã ) HX tìm hiểu mới biết mình nhầm .

    HXhuongkhuya cám ơn các anh chị
    , các bạn ghé thăm .




  8. #678
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by HXhuongkhuya View Post
    Chào Huynh Diệp ,

    Nhờ đọc bài viết của tác giả HX mới hiểu chữ " đầu " trong câu đối của Huynh HS là thanh bằng , thế nên HX có để chữ mờ mờ bằng màu mực khác phía sau chữ hai chữ " hán nôm ", nhưng pha mực trắng xóa , Huynh high light phần sau sẽ thấy :

    " Chữ " nghe " cũng là một động tác , vế đầu có hai chữ là danh từ và tính từ , cả hai vế trước sau động từ đồng nghĩa và có nghĩa đối hán nôm , chỉ e chữ đầu thanh bằng ( không đối ). "

    Cám ơn Huynh Diệp đã giúp HX sửa dấu ngã cho chữ Tạp Kỷ , Tạp Kỹ mới đúng , hồi nào tới giờ quen mắt quen tay viết nhầm dấu hỏi mà không hay . Nhân đây cám ơn sis Thu Vàng , nhờ sis viết chữ Tạp Kỹ ( dấu ngã ) HX tìm hiểu mới biết mình nhầm .

    Quote Originally Posted by Hoàng Thu Diệp
    NHỮNG KẾT LUẬN RÚT ĐƯỢC

    1-Một là
    2-Hai là


    "Một là": Hán Nôm là hai danh từ riêng. Danh từ riêng trong tiếng Việt phải viết bông. ;-)

    "Hai là": TRƯỚC các "dấu" như chấm, phết, chấm phết, dấu than, dấu hỏi không có dấu cách.

    "Ba là": TRONG ngoặc đơn, ngoặc kép, ngoặc vuông cũng không có dấu cách.

    Không tuân thủ ngữ pháp này "thì là" độc giả Năm Triển thấy khíu chọ. Mong sửa chữa giùm thay. ;-)

  9. #679
    Cám ơn HX & anh 5 Triển đã ghé quán TK
    @ hihihii nhờ HX, D có thể sau nầy sẽ bớt bỏ dấu sai với chữ Kỷ - Kỹ
    @ cám ơn đại ca Triển đã góp ý

    *** ***

    HX ơi, anh HSN trả lời nè :


    Đệ Thiên Hùng thân mến,

    Bạn hữu hỏi thì tôi phải đáp, đáp một cách chân thành và trung thực, dựa trên cái kiến thức hạn hẹp mà tôi có. Có gi không vừa ý, xin được miễn thứ... Theo thiển ý, câu này hỏng hoàn toàn:

    1-Nếu dùng chữ ĐẦU: ĐẦU trùng thanh bằng với DA, câu đáp sẽ bị loại (ngay nhóm thứ nhất)
    2-Nếu thay ĐẦU bằng TÓC (vì thật ra PHÁT nghĩa là tóc) thì câu này bị loại vì rơi vào nhóm thứ tư (2 chữ cuối không phải là trạng từ)

    -Trong vế xuất BÌ BẠCH là trạng từ thể cách, trạng từ chỉ cách thức (Adverb of manner). Nó trả lời câu hỏi HOW: VỖ thế nào? (Đáp: Vỗ bì bạch)
    -Trong vế đáp nêu trên, PHÁT THANH không trả lời câu hỏi HOW (thế nào), mà nó trả lời câu hỏi WHAT (cái gì): NGHE cái gì? (Đáp:Nghe... phát thanh. Nghe một điều gì đó được phát trên sóng, trên đài, trên loa). Do đó, PHÁT THANH kg phải là trạng từ như BÌ BẠCH. PHÁT THANH là một cụm từ ngữ danh từ (Noun Phrase), làm nhiệm vụ túc từ (Object) cho động từ nghe. Vì vậy 2 chữ PHÁT THANH trật từ loại, so với BÌ BẠCH

    Câu đáp này hỏng là vì thế.


    Mây thiếu gió mây buồn rơi xuống thấp
    Gió thiếu cây há được gọi cuồng phong
    Cây thiếu hoa sao tránh khỏi thẹn lòng
    Hoa thiếu bướm hoa thẫn thờ rũ cánh

  10. #680
    Biệt Thự HXhuongkhuya's Avatar
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    4,662
    Quote Originally Posted by Triển View Post


    "Một là": Hán Nôm là hai danh từ riêng. Danh từ riêng trong tiếng Việt phải viết bông. ;-)

    "Hai là": TRƯỚC các "dấu" như chấm, phết, chấm phết, dấu than, dấu hỏi không có dấu cách.

    "Ba là": TRONG ngoặc đơn, ngoặc kép, ngoặc vuông cũng không có dấu cách.

    Không tuân thủ ngữ pháp này "thì là" độc giả Năm Triển thấy khíu chọ. Mong sửa chữa giùm thay. ;-)

    1 ) Hán Nôm viết hoa là đúng . Thường thì mình hay viết hoa cả tên riêng cho " hoa lá hành tỏi "cho nó đẹp mắt .
    2) Viết như thế thì chữ nó nhảy dấu biến thành chữ khác coi kỳ dị lắm , đà nh phải dùng space .

    3) Quành lại đọc câu số 2

    Khíu chọ là triệu chứng của người không còn trẻ như trước nữa ( icon khoe răng cười ) .
    Mong giúp giùm cái bàn phím thì sẽ vui cả làng . ;-)

    Nói vui chớ cám ơn anh Triển .

    HXhuongkhuya cám ơn các anh chị
    , các bạn ghé thăm .




 

 

Similar Threads

  1. Trị ung thư bằng cách ...không làm gì!
    By hongnguyen in forum Sức Khoẻ/Sắc Đẹp
    Replies: 9
    Last Post: 01-11-2017, 04:35 AM
  2. Đồng Bởi Dui Vưng
    By Triển in forum Tiếng Hát Đặc Trưng
    Replies: 6
    Last Post: 11-01-2012, 08:28 AM
  3. Chống bằng cái gì
    By Triển in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 0
    Last Post: 03-29-2012, 09:32 PM
  4. Loài khỉ chỉ nhỏ bằng ngón tay.
    By ngocdam66 in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 0
    Last Post: 10-22-2011, 08:20 AM
  5. Viết lại bằng chứ hoa
    By Tuấn Nguyễn in forum Hướng Dẫn Sử Dụng Diễn Đàn
    Replies: 0
    Last Post: 10-19-2011, 08:15 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 10:44 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh