Log in

View Full Version : Tâu âu chin



Triển
02-04-2012, 01:29 AM
Đợt lạnh giá tiếp tục hoành hành tại Châu Âu

http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_43_large/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/cold120203.jpg
Sóng chạm phải bức tường băng giá ở cảng Versoix gần Genève. Ảnh chụp ngày 03/02/2012.

REUTERS/Denis Balibouse

Mai Vân

Đợt lạnh từ vùng Siberia tỏa khắp Châu Âu ngày càng khắc nghiệt. Nhiệt độ ở hầu như mọi nơi đều tụt xuống mức âm. Có nơi như ở Ukraina hay Serbia, hàn thử biểu đã xuống đến mức âm 36°C, hậu quả là số lượng người bị chết cóng không ngừng gia tăng. Tại Ukraina, số nạn nhân đã vượt mức 100 trong khoảng một tuần lễ.
Theo ghi nhận của hãng tin AFP, cơn giá lạnh kéo dài từ một tuần nay đã làm khoảng 220 người thiệt mạng. Chỉ riêng vào hôm qua, con số thiệt mạng vì lạnh đã lên đến 40 người, nặng nhất là ở vùng Đông Âu. Tại Ukraina, có thêm 20 người chết trong 24 tiếng đồng hồ qua, nâng số trường hợp tử vong lên thành 101 người.

Đa số nạn nhân ở Ukraina thuộc thành phần vô gia cư, 64 người bị phát hiện chết ngoài đường, 26 người khác ở trong nhà, và 11 người còn lại khi đang được chăm sóc y tế. Tình trạng tại Ba Lan cũng bi thảm, có đến 30 nạn nhân. Bulgari và Rumani mỗi nơi có đến 20 người chết.

Tại những nước khu vực phía Tây, nhiệt độ cũng xuống dưới mức 0°C, có nơi như ở vùng Bắc Ý, nhiệt độ có lúc xuống còn -29°C.

Ở Pháp hôm nay, vùng Paris nhiệt độ cũng xuống mức -8°C, nhiều nơi thấp hơn, nhất là các vùng phía Đông, có nơi như ở Belfort, chỉ còn -15°C.Theo đài khí tượng Pháp cơn lạnh sẽ kéo dài trong những ngày tới.

Pháp đã đặt 39 tỉnh trong tình trạng cảnh giác cao, giao thông ở một số vùng bị tác động. Công ty điện lực kêu gọi dân chúng giảm bớt xài điện ở một số vùng, đặc biệt là ở phíaTây như vùng Bretagne.

Tại Ý, cơn lạnh cũng đã làm tê liệt một phần lưu thông trong mấy ngày qua. Một số tuyến đường xe lửa đã không hoạt động được và chỉ mới chạy lại tương đối bình thường vào hôm nay.

Bộ Nội vụ Ý vẫn cảnh giác những người đi xe hơi là nên tránh những vùng ở miền Trung, vì tuyết rơi đang làm cho đường sá vùng này trơn trợt, rất nguy hiểm.

Nếu Châu Âu chìm trong giá lạnh thì người dân Úc vùng phía Đông lại bị ngập lụt. Trực thăng của quân đội đã phải di tản gấp rút hàng ngàn người dân các thành phố bị lụt của bang Queensland. Hiện có hơn một chục ngàn người bị cô lập. Theo cơ quan cứu trợ khẩn cấp, hàng ngàn người khác đã được di tản

(*) nguồn: http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20120203-con-lanh-gia-tiep-tuc-hoanh-hanh-tai-chau-au-khien-hang-chuc-nguoi-chet-moi-ngay

Triển
02-04-2012, 01:31 AM
Hiện tại chỗ tôi 10 giờ rưỡi sáng, nắng rực rỡ bên ngoài nhưng đất thì đóng băng. Nhiệt kế để -10°. Lạnh queo râu.

Triển
02-04-2012, 01:37 AM
Công an Trung Quốc ngăn không cho một luật sư nổi tiếng gặp Thủ tướng Đức
Thanh Phương


Một luật sư nổi tiếng vì đã bênh vực các nhà đối lập hàng đầu của Trung Quốc hôm nay 03/02/2012 cho biết ông đã bị công an ngăn không cho gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Ông Mạc Thiếu Bình, luật sư của các nhà đối lập Lưu Hiểu Ba và Cao Trí Thịnh, kể với hãng tin AFP rằng, hôm qua công an đã ngăn không cho ông đến dự một buổi tiếp tân tại đại sứ quán Đức ở Bắc Kinh chào đón Thủ tướng Angela Merkel. Luật sư Mạc Thiếu Bình cho biết ông đã được mời hôm thứ Hai để nói chuyện với Thủ tướng Đức về tình hình pháp luật ở Trung Quốc, và về tình trạng của các luật sư Trung Quốc.

Luật sư Mạc Thiếu Bình nói thêm là công an bảo ông không có quyền đến dự tiếp tân ở đại sứ quán Đức, do những mối quan ngại về ổn định xã hội trước kỳ Đại hội Đảng Cộng sản vào mùa thu năm nay. Đại hội này sẽ thông qua thành phần ban lãnh đạo mới của Trung Quốc.

Đây không phải là lần đầu tiên luật sư Mạc Thiếu Bình bị ngăn không cho gặp các quan chức nước ngoài. Năm ngoái, ông đã không thể gặp Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé, cũng như các nhà ngoại giao Đức, Hà Lan và phái đoàn Liên hiệp châu Âu.

Đến Trung Quốc từ hôm qua trong chuyến viếng thăm ba ngày, Thủ tướng Angela Merkel đã tuyên bố là bà sẽ không tránh né vấn đề nhân quyền trong chuyến viếng thăm này. Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Ôn Gia Bảo hôm qua, bà Merkel đã nhấn mạnh đến quyền tự do ngôn luận và quyền tự do trên Internet.

Hôm nay, Thủ tướng Đức đã gặp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại Bắc Kinh và sau đó đã đi Quảng Đông để dự một diễn đàn kinh tế cùng với Thủ tướng Ôn Gia Bảo.

Trong các cuộc gặp với các lãnh đạo Trung Quốc, bà Merkel đều cố trấn an về sự vững chắc của đồng euro, và về khả năng của châu Âu vượt qua khủng hoảng. Về phần Thủ tướng Ôn Gia Bảo thì cho biết là Trung Quốc sẽ tham gia nhiều để giúp châu Âu đối phó với khủng hoảng nợ công.


(*) nguồn: http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120203-cong-an-trung-quoc-ngan-khong-cho-mot-luat-su-noi-tieng-gap-thu-tuong-duc





Lời bàn: tình trạng này kéo dài, vùng đồng euro tiếp tục tan tác, Châu Âu sẽ trở thành bang hội lớn nhất của Trung Cộng đó là: Cái Bang.

Rừng
02-04-2012, 04:56 AM
Hiện tại chỗ tôi 10 giờ rưỡi sáng, nắng rực rỡ bên ngoài nhưng đất thì đóng băng. Nhiệt kế để -10°. Lạnh queo râu.

Chạy vào quán Kim & Sợi của chị Phương Vy chôm đôi giày của anh Hoàng Vân đem qua tặng Triển đại ca, đại ca mang vào để đỡ bị queo ... râu :))




http://img443.imageshack.us/img443/420/phuongvy12020202.jpg

@};-

Triển
02-04-2012, 12:04 PM
Rừng đưa đại ca cái này không biết rồi lấy cái chi xỏ vào cho ấm. ;)
Đại ca thuộc lọai mình tượng chân voi chứ đâu phải mình hạc chân chim ....
Cái này thì họa may:

http://meiseundmeise-blog.de/wp-content/uploads/2011/08/S.-9_Andrew-Harris.jpg

Triển
02-04-2012, 10:00 PM
Trận rét lần này đã cướp đi mạng sống 200 người khắp Châu Âu. Đa phần ở Đông Âu. Hãi hùng nhất là Ukraine. Lạnh không còn gì để teo.

Bên dưới là một vài cảnh tượng ít thấy trích nguồn từ Badische-Zeitung.de: Tuyết trắng ở Rome

http://ais.badische-zeitung.de/piece/03/4e/97/d0/55482320-w-600.jpg

http://ais.badische-zeitung.de/piece/03/4e/97/d5/55482325-w-600.jpg

http://ais.badische-zeitung.de/piece/03/4e/97/da/55482330-w-600.jpg

http://ais.badische-zeitung.de/piece/03/4e/97/df/55482335-w-600.jpg

http://ais.badische-zeitung.de/piece/03/4e/97/e9/55482345-w-600.jpg

http://ais.badische-zeitung.de/piece/03/4e/97/ee/55482350-w-600.jpg

http://ais.badische-zeitung.de/piece/03/4e/97/f3/55482355-w-600.jpg

http://ais.badische-zeitung.de/piece/03/4e/98/0c/55482380-w-600.jpg

http://ais.badische-zeitung.de/piece/03/4e/98/11/55482385-w-600.jpg

http://ais.badische-zeitung.de/piece/03/4e/98/16/55482390-w-600.jpg

http://ais.badische-zeitung.de/piece/03/4e/98/25/55482405-w-600.jpg

http://ais.badische-zeitung.de/piece/03/4e/98/2a/55482410-w-600.jpg



.... và vẫn còn những phụ nữ thức thời trang nhưng chưa thức thời tiết :)

http://ais.badische-zeitung.de/piece/03/4e/98/1b/55482395-h-450.jpg

Triển
02-04-2012, 10:07 PM
... ở Anh


(nguồn: dailymail.co.uk )

http://i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/02/04/article-2096586-1197707B000005DC-999_964x429.jpg

http://i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/02/04/article-2096586-119778C4000005DC-846_470x606.jpg http://i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/02/04/article-2096586-11975FB9000005DC-677_472x606.jpg

http://i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/02/04/article-2096586-11975E36000005DC-11_964x546.jpg

.... và

http://i.dailymail.co.uk/i/pix/2012/02/04/article-2096586-11978F93000005DC-712_964x598.jpg

Triển
02-11-2012, 09:31 AM
(*) theo Spiegel - Hôm nay có khoảng 30 000 người tại Đức và một vài quốc gia Châu Âu biểu tình chống lại hiệp định thương mãi chống hàng giả ACTA (Anti-Counterfeiting Trade Agreement). Đại diện cộng đồng chung Âu Châu đã phác thảo xong thỏa thuận đa phương hợp đồng này với Hoa Kỳ và Nhật Bản để đẩy mạnh sự bảo vệ sở hữu các sản phẩm trí tuệ. Người phản đối sợ rằng thỏa thuận này sẽ dẫn đến việc thanh tra mạng, kiểm soát, ngăn chận các trang mạng. Để thỏa thuận hợp tác cần sự đồng thuận chính thức của 27 quốc gia của cộng đồng chung Âu Châu.
Thứ sáu hôm qua chính phủ Đức bỗng bất chợt tuyên bố rằng họ chưa tính ký vào hiệp ước này. Một vài quốc gia Châu Âu cũng còn trù trừ chưa ra quyết định, đặc biệt là Ba Lan và Latvia.
Ông Marus Kerber, giám đốc liên đoàn kỹ nghệ Đức cho biết mục đích của hiệp định là chống lại sự lan tràn sản phẩm giả mạo các nhãn hiệu cầu chứng chứ không phải nhầm mục đích theo dõi hoặc thanh tra những người tải nhạc lậu.

http://cdn1.spiegel.de/images/image-315010-galleryV9-apgj.jpg

http://cdn2.spiegel.de/images/image-315009-galleryV9-xzhy.jpg

http://cdn3.spiegel.de/images/image-315016-galleryV9-hiah.jpg

http://cdn4.spiegel.de/images/image-315007-galleryV9-zigd.jpg

Triển
02-11-2012, 09:54 AM
Dân Hy Lạp tiếp tục biểu tình trước khi Quốc hội biểu quyết về kế hoạch khắc khổ
Thụy My


Hôm nay 11/02/2012 tại Athens và Salonique, gần 8.000 người đã biểu tình để chống lại kế hoạch thắt lưng buộc bụng sẽ được Quốc hội Hy Lạp biểu quyết thông qua vào tối mai. Kế hoạch này là điều kiện thiết yếu nếu muốn được châu Âu cho vay tiếp, tránh nguy cơ mất khả năng chi trả, nhưng cũng đang gặp phải sự chống đối ngay trong liên minh cầm quyền.

Số người biểu tình như vậy là tương đối ít, do không có phương tiện giao thông công cộng vì công nhân viên đình công, và do cảnh sát được triển khai đông đảo. Hôm qua, riêng tại Athens đã có đến 17.000 người xuống đường, và cũng đã xảy ra đụng độ giữa các nhóm nhỏ tấn công vào cảnh sát bằng gạch đá và bom xăng, bị cảnh sát đáp trả bằng hơi cay.

Từ hôm thứ Năm, các công đoàn đã kêu gọi tổng đình công trong vòng 48 giờ. Dịp cuối tuần này là một thử thách đối với những người phản kháng. Tất cả các phe phái đều kêu gọi tập họp lại đông đảo trước Quốc hội tối Chủ nhật, vì các đại biểu sẽ họp suốt đêm để biểu quyết thông qua kế hoạch thắt lưng buộc do các chủ nợ của Hy Lạp đòi hỏi. Đây là điều kiện thiết yếu để được vay tiếp 130 tỉ euro, tối cần cho Hy Lạp.

Hôm nay thủ lãnh của hai đảng trong chính phủ liên minh đã kêu gọi các đại biểu của đảng mình bỏ phiếu thông quan kế hoạch khắc khổ gây mất lòng dân, do các chủ nợ đòi hỏi để tránh mất khả năng chi trả.

Cựu Thủ tướng Georges Papandréou, chủ tịch đảng xã hội Pasok đề nghị 153 đại biểu Quốc hội của đảng này ủng hộ kế hoạch thắt lưng buộc bụng. Ông nói : « Chúng ta phải chọn lựa giữa mất mát một ít hoặc mất hết ». Còn ông Antonis Samaras, chủ tịch đảng Tân Dân Chủ cũng kêu gọi 83 dân biểu của đảng bỏ phiếu tán thành, vì « Món tín dụng mới có thể giúp đất nước được ổn định ».

Theo một thỏa thuận giữa các đảng trong chính phủ liên minh, đạt được vào phút chót hôm thứ Năm, thì các đại biểu Quốc hội Hy Lạp sẽ biểu quyết ba dự án luật. Đó là kế hoạch xóa một phần nợ cho Hy Lạp, phương thức tái cấp vốn cho các ngân hàng, và một đạo luật về các biện pháp khắc khổ mới, tiết kiệm thêm ba tỉ euro.

Cho dù hôm qua đảng cực hữu đã rời liên minh, kéo theo việc bốn bộ trưởng của đảng này và hai bộ trưởng thuộc phe xã hội từ chức, chính phủ của Thủ tướng Lucas Papademos vẫn đang nắm đa số với trên 200 đại biểu, nhiều hy vọng chiếm ưu thế trong cuộc bỏ phiếu quan trọng tối Chủ nhật 12/2.

(*) nguồn: http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20120211-dan-hy-lap-tiep-tuc-bieu-tinh-truoc-khi-quoc-hoi-bieu-quyet-ve-ke-hoach-khac-kho




-- Hình ảnh theo Spiegel:

http://cdn3.spiegel.de/images/image-314936-galleryV9-ucuy.jpg

http://cdn2.spiegel.de/images/image-314741-galleryV9-nyov.jpg

http://cdn4.spiegel.de/images/image-314727-galleryV9-gdbe.jpg

http://cdn1.spiegel.de/images/image-314728-galleryV9-xhgf.jpg

ốc
02-15-2012, 07:14 AM
Tốt nhất là cho Hy lạp xin rút khỏi EU. Người dân biểu tình không phải là để chống cái chương trình cắt giảm chi tiêu tối đa của chính phủ mà chống cái tình trạng kinh tế bị lệ thuộc triền miên vào các nước kỹ nghệ bắc Âu, chủ yếu là Đức.

Triển
02-15-2012, 08:55 AM
Tốt nhất là cho Hy lạp xin rút khỏi EU. Người dân biểu tình không phải là để chống cái chương trình cắt giảm chi tiêu tối đa của chính phủ mà chống cái tình trạng kinh tế bị lệ thuộc triền miên vào các nước kỹ nghệ bắc Âu, chủ yếu là Đức.


Trước sau gì Hy Lạp cũng phá sản, còn nước thì còn tát. Hy Lạp chết nghĩa là các nhà băng của hai nước Đức và Pháp bị mất tiền => Chết chùm.

Dân xuống đường mà lo xa như Ốc thì chẳng phải dân Hy Lạp. Dân Hy Lạp chúa chạy thuế và một chính phủ bất lực lâu năm mới thành
con nợ như thế. Dân xuống đường vì theo kế hoạch tiết kiệm ngân sách, cắt giảm lung tung thì nhiều thành phần dân chúng trong xã
hội bị thất nghiệp rơi vào hoàn cảnh nghèo đói. Để Đức, Pháp và khu vực euro điều khiển chi tiêu của cái nhà nước bất lực này đối
với dân chúng là một sỉ nhục nhưng thử hỏi ngược lại nếu đám cầm quyền này tài giỏi, chính phủ đã không thành con nợ khủng khiếp.

Cứu được bao nhiêu thì cứu tới đâu hay tới đó. Đến khi phải buông thì cũng phải buông thôi.

ốc
02-15-2012, 09:53 AM
Dân Hy Lạp chúa chạy thuế và một chính phủ bất lực lâu năm mới thành con nợ như thế. Dân xuống đường vì theo kế hoạch tiết kiệm ngân sách, cắt giảm lung tung thì nhiều thành phần dân chúng trong xã hội bị thất nghiệp rơi vào hoàn cảnh nghèo đói. Để Đức, Pháp và khu vực euro điều khiển chi tiêu của cái nhà nước bất lực này đối với dân chúng là một sỉ nhục nhưng thử hỏi ngược lại nếu đám cầm quyền này tài giỏi, chính phủ đã không thành con nợ khủng khiếp.

Cứu được bao nhiêu thì cứu tới đâu hay tới đó. Đến khi phải buông thì cũng phải buông thôi.

Chuyện tài giỏi thì chả thể đánh giá công bình được vì kinh tế là một lãnh vực phức tạp và đầy những mánh lới. Nước Mỹ có bao nhiêu nhà nghiên cứu kinh tế nổi tiếng và những người làm kinh tế rất khôn ngoan nhưng cũng không tránh khỏi những đợt khủng hoảng.

Nguyên do Hy lạp trở thành phá sản đã phát sinh từ ngày thành lập Liên hiệp Âu châu và áp dụng chính sách tiền tệ chung. Hy lạp (cũng như Tây ban nha, Bồ, Ý...) thiếu kỹ thuật sản xuất kỹ nghệ nên chỉ có thể trông nhờ vào cung cấp nhân lực cho các nước công nghiệp cao ở bắc Âu, nhưng sau này cũng thiếu khả năng cạnh tranh với nguồn nhân lực rẻ hơn từ các nước đông Âu mới gia nhập Liên hiệp. Đây là tội lỗi ở khâu quản lý kinh tế của Liên hiệp Âu châu, mà xếp sòong là Đức và Pháp. Họ cho phép nhiều nước mới gia nhập vào khối thị trường chung vì có lợi riêng cho Đức và Pháp (thị trường càng lớn thì càng bán được nhiều hàng hoá, và càng có nhiều nhân công rẻ).

Cái cách quy tội cho nạn nhân là một thứ lập luận bị nhồi sọ. Cứ thấy ai nghèo là kết luận ngay tại vì người ta lười, hay dốt, hay phí phạm, hay là thiếu đạo đức...

Triển
02-18-2012, 11:57 PM
Nước Mỹ có bao nhiêu nhà nghiên cứu kinh tế nổi tiếng và những người làm kinh tế rất khôn ngoan nhưng cũng không tránh khỏi những đợt khủng hoảng.
Tạo ra khủng hoảng, tránh khỉ gì mà tránh. Chạy tội cẩu thả cũng là một thứ lập luận bị nhồi sọ. Phi đạo đức. ;)

gun_ho
02-19-2012, 05:28 AM
Vậy nên sửa câu này

Nước Mỹ có bao nhiêu nhà nghiên cứu kinh tế nổi tiếng và những người làm kinh tế rất khôn ngoan nhưng cũng không tránh khỏi những đợt khủng hoảng.

Thành ra :

Nước Mỹ có bao nhiêu nhà nghiên cứu kinh tế nổi tiếng tiếp tay với bọn tài phiệt ma mãnh nên tạo được những cuộc khủng hoảng ngoạn mục và hốt bộn tiền. :))

nhunguyen
02-19-2012, 07:45 AM
Vậy nên sửa câu này

Nước Mỹ có bao nhiêu nhà nghiên cứu kinh tế nổi tiếng và những người làm kinh tế rất khôn ngoan nhưng cũng không tránh khỏi những đợt khủng hoảng.

Thành ra :

Nước Mỹ có bao nhiêu nhà nghiên cứu kinh tế nổi tiếng tiếp tay với bọn tài phiệt ma mãnh nên tạo được những cuộc khủng hoảng ngoạn mục và hốt bộn tiền. :))



Thêm nha ...



Các nhà chính trị , ứng cữ viên v.v… , hứa hẹn với các công ty có phần góp tiền vào quỹ vận động hay …đen, sau này thành rồng thành rắn thì nới lõng hay để mặc họ thao túng thị trường hoặc giảm bớt luật lệ khe khắc có lợi cho người tiêu thụ .

Thí dụ như chuyện thuốc men của các ông bà đang hưỡng tiền về hưu , tiền hưu mua thuốc uống để trị bệnh cũng là …lè lưỡi . ( phải chạy qua Canada hay …mua cao đơn hoàn tán nào đó thay thế .) .

Rồi chuyện cho phép các công ty chạy ra nước ngoài kiếm nhân công rẽ , để dân ngồi không …

Lại thêm chuyện mất mát, thất thoát kỹ thuật tân tiến cho các nước có nhân công rẽ …

Rồi thì , cơ quan quốc phòng khám ra một số bộ phận lấp ráp quan trọng cho một hỏa tiễn mới phát minh : có nhãn hiệu …xì dầu .

Đau đầu quá sức !


Trong bài diễn văn toàn quốc vừa qua của Obama báo động um sùm ( phải hoàn chỉnh vấn đề Made in U.S.A ) , quá muộn chăng ?

Ăn vài triệu hay vài chục triệu cho bản thân, để bây giờ lòi ra đất nước nợ quá trời quá đất ...


Lổi này của ai ?

gun_ho
02-19-2012, 08:03 AM
Chắc là khó làm chuyện Made in USA lắm anh.

Cứ tưởng tượng dẹp bỏ Wal Mart rồi đem cái quần bò cho môt em Mỹ mập ngồi may, cặm cụi hai ngày mới xong, ẻm đòi 18 đô/giờ, lương hưu và bảo hiểm sức khỏe đi kèm cùng nghỉ phép và trợ cấp thất nghiệp linh tinh.

Dân Mỹ chắc chỉ còn nhất y nhất quởn và quần bò USA lại lên ngôi lừng lẫy như 3, 4 mươi năm trước.

nhunguyen
02-19-2012, 09:32 PM
Chắc là khó làm chuyện Made in USA lắm anh.

Cứ tưởng tượng dẹp bỏ Wal Mart rồi đem cái quần bò cho môt em Mỹ mập ngồi may, cặm cụi hai ngày mới xong, ẻm đòi 18 đô/giờ, lương hưu và bảo hiểm sức khỏe đi kèm cùng nghỉ phép và trợ cấp thất nghiệp linh tinh.

Dân Mỹ chắc chỉ còn nhất y nhất quởn và quần bò USA lại lên ngôi lừng lẫy như 3, 4 mươi năm trước.



Hiện tại là như thế !



Biết rằng sai thì mọi sự đều đã muộn , nhưng hối hận không đồng nghĩa bó tay !

Muốn hoàn chĩnh lại thì cần phải có thời gian và ý thức của mọi người dân .

Không riêng gì Hoa Kỳ , mà hầu như Châu Âu cũng không chịu kém thiệt thòi vì cái lợi trước mắt của các doanh nghiệp …

Tây phương giờ đã biết nguyên nhân tại sao mình “ chới với “ ngụp lặn những khó khăn về kinh tế , và …công nhận Trung Cộng là một ông chủ nợ ( toàn cầu ) .
Một khi họ đã biết rằng sai thì chắc chắn sẽ có phương pháp hoàn chĩnh .


Trong thời gian sắp tới , không biết Tập Cận Bình có tuyệt chiêu gì để duy trì nền kinh tế Hoa Lục như trước chăng ?

Cá nhân tôi thì nghỉ rằng : không thể !

Tự vì họ không …chút gì hãnh diện qua mặt hàng của họ ( Made in China ) từ thập niên 1990 cho đến nay , đã hơn 20 năm . ( không như Nhật của thập niên 80 và Đại Hàn trong thiên niên kỷ mới ).

Triển
02-19-2012, 10:19 PM
Tôi có cảm giác rằng Tây phương khinh địch và chủ quan.

ốc
02-19-2012, 11:40 PM
Vậy nên sửa câu này

Nước Mỹ có bao nhiêu nhà nghiên cứu kinh tế nổi tiếng và những người làm kinh tế rất khôn ngoan nhưng cũng không tránh khỏi những đợt khủng hoảng.

Thành ra :

Nước Mỹ có bao nhiêu nhà nghiên cứu kinh tế nổi tiếng tiếp tay với bọn tài phiệt ma mãnh nên tạo được những cuộc khủng hoảng ngoạn mục và hốt bộn tiền. :))
Chuyện này không chối cãi được: tư bản Mỹ rất là bá đạo, từ Dick Cheney cho đến Bill Gates, và chiến tranh với khủng hoảng là những cơ hội kiếm tiền dễ nhất.

nhunguyen
02-20-2012, 06:21 AM
Tôi có cảm giác rằng Tây phương khinh địch và chủ quan.



Chắc chắn rồi !

Tán dóc chơi nha ,mấy anh !

Trung Cộng cũng bắt chước Tây phương trên đường hành tẫu làm ăn , nhưng họ không ngây thơ chút nào , nếu không nói là tàn ác , nhưng được hiệu quả tức thời .
Đó là hiện tại của những quốc gia Phi châu được Hoa Lục chiếu cố .

Vạn dậm đường xa , hốt được bao nhiêu thì hốt, bất chấp thủ đoạn …

Không như Tây phương vẫn mang hình ảnh Bát quân xa xưa trên bước đường thương nghiệp…

Không thua mới là chuyện lạ !

Cuộc chiến kim tiền ( thành bại )bao giờ cũng cần có thời gian để gậm nhậm kết quả !

...

Hoa Kỳ hay Hoa Lục , đại biểu cho sức mạnh Tây và Đông … Nhưng Hoa Lục chỉ được một vài ưu điểm lấn lướt nhưng chung cuộc thì không thể ngang vai với Hoa Kỳ trong mọi phương diện ( Khoa Học Kỷ Thuật , Quân Sự , Chính Trị …)

Chiến tranh đối với Hoa Kỳ ,đồng nghĩa với Kinh Tế . Ngược lại đối với Hoa Lục là tự suy thoái ( nếu không muốn nói là thích …ăn cháo hoa. )


Muốn bảo đảm ngôi vị Hoàng đế tương lai của mình thì bất cứ ứng cử viên nào của đảng CS Trung Cộng , đều phải đến Hoa Kỳ “ xác định “ lập trường hổ tương ( căng thẳng thì được , tuyệt không được đối lập triệt để thành thù địch ) .

Biết người biết ta !

...( Tập đại gia còn chăm chỉ sốt sắng hơn nhiều so với Cẫm Đào .)

Đó là đường lối ngoại giao của Đảng Cộng Sản Trung Cộng đối với Hoa Kỳ .

tabalo
02-20-2012, 08:04 AM
Tư bản anh là ai ?
- Là người điều hành chính trị và chính trị điều hành kinh tế

Anh mang quốc tịch gì ?
- Khi kinh doanh anh mang quốc tịch nước lớn , khi khai thuế anh là dân nước nhỏ

Anh yêu gì nhất ?
- Anh yêu chiến tranh ghét hòa bình , vì vũ khí lời nhiều hơn lúa gạo và tái thiết lợi nhiều hơn bảo trì , trong chiến tranh ai cũng có công việc còn hòa bình thì kẻ có người không.

Anh có tàn nhẫn và bóc lột quá không ?
- Nhiều người có suy nghĩ này nhưng họ không biết Anh và bạn bè của Anh tuy không nhiều nhưng phải nuôi rất nhiều người , nếu một mai bọn anh tuyệt chủng xã hội sẽ loạn.

Anh nghĩ sao về khủng hoảng kinh tế ?
- Anh đang cho tụi nó dân chủ 1 chút trước khi anh ra chiêu mới

Nếu anh còn 1 mơ ước anh muốn ước gì ?
- Thế giới chỉ có 1 lãnh đạo như công ty của anh chỉ có 1 CEO điều hành toàn thê giới

Triển
02-20-2012, 09:48 AM
Công nghiệp ô tô Trung Quốc tìm cách thâm nhập châu Âu

http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_43_large/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/great%20Wall%20motors%20reuters%20_1387683i.jpg
Gian hàng triển lãm hiệu Great Wall motor tại Hội chợ Thượng Hải - Reuters

Trọng Nghĩa

Khủng hoảng tài chánh tại châu Âu phải chăng là cơ may giúp ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đột nhập vào pháo đài hết sức kiên cố của các đại gia trong lãnh vực này như Renault, BMW, Fiat… ? Chưa thể trả lời dứt khoát cho câu hỏi này, nhưng thực tế cho thấy là sau một mưu toan bất thành cách nay vài năm, các hãng sản xuất xe hơi Trung Quốc đang năng động trở lại, bỏ tiền ra mua rất nhiều nhãn hiệu hay cơ sở tại Châu Âu.
Sự kiện mới nhất phản ánh xu thế kế trên là việc tập đoàn Trung Quốc Trường Thành - tên tiếng Anh là Great Wall Motor – vào ngày mai, 21/02/2012 sẽ khánh thành một nhà máy lắp ráp xe hơi của họ tại làng Bahovista, miền Bắc Bulgari, với công suất ban đầu là 4000 chiếc xe mỗi năm, nhưng có khả năng vượt mức 70.000 chiếc nếu có nhu cầu.

Nhà sản xuất Trung Quốc này đã liên doanh với hãng Litex Motors của Bulgari để nhập linh kiện phụ tùng xe hơi của họ từ Trung Quốc, mang vào lắp ráp tại Bulgari, một thành viên Liên Hiệp Châu Âu, từ đó bán thẳng ra thị trường Châu Âu mà không bị thuế nhập khẩu. Trả lời phỏng vấn của AFP, đại diện hãng Litex xác định rằng Bahovista là nhà máy đầu tiên của tập đoàn xe hơi Trung Quốc trên lãnh thổ châu Âu.

Bí quyết cạnh tranh của tập đoàn xe hơi Trường Thành chẳng khác gì mô hình chung của sản phẩm Trung Quốc : Giá hạ hơn so với các sản phẩm cùng loại của các công ty Âu Mỹ. Trước mắt, liên doanh này tung ra thị trường hai kiểu xe Voleex C10, một loại xe du lịch giá từ 8.200 đến 12.800 euro, và Steed 5, loại pick-up, giá từ 10.700 đến 16.700 euro.

Tuy nhiên, mục tiêu lâu dài của tập đoàn Trung Quốc là mở rộng hoạt động của họ ra toàn thể châu Âu, và xuất xưởng từ 8 đến 10 kiểu xe vào khoảng năm 2016. Trước mắt, ngay trong năm nay, họ sẽ cho ráp thêm 3 kiểu xe khác tại Bulgari.

Trường Thành không phải là tập đoàn ô tô Trung Quốc duy nhất muốn thâm nhập thị trường châu Âu. Tại Ý, tập đoàn Trung Quốc Kỳ Thụy - Chery Automobile - đã bắt tay với hãng DR Motor, vốn đã mua lại một nhà máy ở Imerese trên đảo Sicilia của tập đoàn Fiat vào cuối năm 2011.

Kỳ Thụy cũng không xa lạ gì với thị trường Ý, vì đối tác DR Motor từ nhiều năm qua, đã bắt đầu lắp ráp xe của tập đoàn Trung Quốc tại Ý. Tham vọng của tập đoàn này cũng không giới hạn. Kỳ Thụy đã hợp tác với một tập đoàn xe hơi Israel để thiết kế một loại xe cụ thể cho thị trường châu Âu, đặt tên là Qoros, mà kiểu đầu tiên dự kiến ​​cho xuất xưởng vào năm tới.

Tại Anh, đồng hương của Kỳ Thụy là Cát Lợi - Geely Motors – cũng đã có kế hoạch tung ra thị trường một dòng xe sedan (berline) hạng trung vào cuối năm nay với mức giá chỉ khoảng 12.000 euro mà thôi. Cách nay 2 năm, tên tuổi tập đoàn Cát Lợi đã nổi bật trong ngành công nghiệp xe hơi khi họ mua lại hãng xe hơi nổi tiếng Volvo của Thụy Điển với giá 1,5 tỷ đô la.

Trong thời gian gần đây, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc thường xuyên được nhắc đến trong tư cách là cứu tinh cho các thương hiệu xe hơi châu Âu đang trong tình trạng khó khăn. Năm 2009 chẳng hạn, tập đoàn xe hơi Bắc Kinh BAIC đã muốn mua lại hãng xe Opel của Đức, nhưng đã bị sở hữu chủ của hãng này là tập đoàn Mỹ General Motors từ khước.

Phải nói là các đại gia trong ngành công nghiệp ô tô của Trung Quốc có thể lợi dụng được tình hình khủng hoảng tại Châu Âu để tung tiền mua lại các hãng xe gặp khó khăn, dùng đó làm đầu cầu để thâm nhập thị trường có rất đông người có khả năng mua xe cộ. Tuy nhiên, họ thường bị cản trở khi chủ nhân các thương hiệu đó là các công ty Mỹ.

Gần đây, General Motors cũng đã ngăn chặn một thỏa thuận với hai tập đoàn Trung Quốc, hãng chế tạo xe hơi Thanh Niên (Youngman) và nhà phân phối ô tô Bàng Đại (Pang Da), vốn ngấp nghé hãng Saab của Thụy Điển. Tuy nhiên Saab hiện đã bị phá sản, và theo báo chí Thụy Điển, tập đoàn Trung Quốc Thanh Niên có thể tái lập đề nghị mua lại của mình.





(*) nguồn: http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120220-cong-nghiep-xe-hoi-trung-quoc-tim-cach-dot-pha-phao-dai-chau-au

Triển
02-20-2012, 10:59 AM
Ngày quyết định gói cứu trợ thứ hai cho Hy Lạp

Hy Lạp lại thêm một lần đối đầu với quyết định có tất cả hoặc là chết. Các bộ trưởng
tài chính khu vực đồng Euro đã họp tại Brussels để bật đèn xanh cho gói cứu trợ lớn
thứ hai giúp Athen. Dự tính là đồng ý với quyết định chung chứ không thể quyết định
bơm thêm tiền được nữa, vì nếu không chính phủ Hy Lạp sẽ bị đe dọa phá sản.
Chủ tịch của khu vực đồng Euro, ông bộ trưởng Lục Xâm Bảo Jean-Claude Juncker
nhấn mạnh: "Phía Hy Lạp đã nỗ lực đáp ứng các yêu sách của chúng tôi đề ra". Phần
tôi nghĩ rằng đã đến lượt chúng ta hành động rồi vì không thể mất thời gian nữa. Tuy
nhiên nhiều chuyên gia kinh tế nghi ngờ sự hữu dụng của gói tiền trợ giúp bạc tỉ cho
quốc gia này. Mục tiêu là hạ núi nợ của Hy Lạp từ 160 xuống còn 120 phần trăm tổng
sản lượng quốc nội vào năm 2020. Mức độ thiếu nợ này của Hy Lạp theo phân tích
của Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu, Ủy Ban Châu Âu và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế là
có thể chịu đựng nổi. Dẫu sao vẫn không chắc chắn rằng mức thiếu nợ như thế có
thật sự kham nổi trên một quốc gia đã cố gắng tìm đường thoát khỏi sự suy trầm kinh
tế từ nhiều năm nay hay không.

(*) nguồn: http://de.euronews.net/2012/02/20/euro-finanzminister-entscheiden-ueber-griechenland-hilfe/







Gói cứu trợ thứ hai thật sự thế nào ?

Tóm tắc:

+ giúp 130 tỉ Euro tiền mặt
+ doanh thương tư nhân (phạm vi các nhà băng, kỹ nghệ tư nhân) hủy bỏ nợ khoảng 100 tỉ đã cho Hy Lạp vay dưới hình thức công khố phiếu
+ Hy Lạp phải cắt giảm đến năm 2015, 150 nghìn công chức.
+ Chính phủ Hy Lạp phải tiết kiệm thêm 3,3 tỉ Euro qua việc giảm bớt tiền hưu trí và tiền lương của nhân viên chính phủ.
Tiết kiệm bớt chi phí tài trợ y tế. Và sau cùng là đến năm 2020 tiền nợ xuống còn 120% tính theo năng lực nền kinh tế quốc dân.



http://www.youtube.com/watch?v=ItHg8gj3CwA

(*) nguồn: http://de.euronews.net/2012/02/20/fakten-zum-rettungspaket-fuer-griechenland/

Triển
02-26-2012, 10:42 AM
Hơn 10 nghìn người dân Nga biểu tình một tuần trước bầu cử Putin

Một tuần trước bầu cử tổng thống ở Nga, bên đối lập đã tụ tập hơn 10 nghìn người biểu
tình chống ứng cử viên tổng thống Wladimir Putin trong lạnh lẽo và tuyết giá. Những
người biểu tình yêu cầu một "nước Nga không có Putin" trên một đoạn xích hàng rào
người dài 15,6 cây số ở trung tâm của thủ đô Nga. Mục tiêu của hành động bất bạo
động này là lôi kéo khoảng 35 nghìn người nối nhau với sợi dây vải trắng thành vòng
kín biểu hiện tượng trưng cho một bên đối lập đoàn kết nắm tay nhau. Cảnh sát cho
biết có khoảng 11 nghìn người, tổ chức bên đối lập thì tường trình có hơn 30 nghìn
tham gia.

(theo thông tấn xã Đức DPA)



(*) nguồn ảnh: Spiegel.de

http://cdn3.spiegel.de/images/image-320852-galleryV9-obok.jpg

http://cdn2.spiegel.de/images/image-320849-galleryV9-iukc.jpg

http://cdn2.spiegel.de/images/image-320855-galleryV9-nfkf.jpg


http://cdn4.spiegel.de/images/image-320857-galleryV9-eotc.jpg

(khẩu hiệu trên áo người này: Hoặc là có một tên cướp trong điện Cẩm Linh, hoặc là ngồi tù. Bạn hãy chọn lựa đi !)

Triển
02-28-2012, 09:52 AM
Ký tên chống hiệp định thương mãi ...

(*) nguồn: https://secure.avaaz.org/en/eu_save_the_internet/?fp

http://i42.tinypic.com/2uh8nqc.png

Triển
03-03-2012, 10:01 PM
Mùa bầu cử: Thử biết qua Dân biểu có tiền và kiếm tiền thêm
Nguyễn thị Cỏ May




Quốc Hội Pháp có 577 Dân biểu và 343 Thượng Nghị sĩ. Dân biểu được bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm. Hạ Viện có nhiều quyền hạn nhưng bị Tổng thống giải tán. Thượng Nghị sĩ được bầu gián tiếp qua Cử tri đoàn đặc biệt gồm các Dân cử địa phương như Hội viên Hội đồng Vùng, Hội đồng Tỉnh, …với nhiệm kỳ 6 năm, ba năm bầu lại bán phần. Thượng Viện, trái lại, không bị giải tán.

Trong nền Đệ V Cộng Hoà Pháp cho tới nay, Hạ Viện bị Tổng thống giải tán 5 lần: năm 1962 và năm 1968 do TT de Gaulle, năm 1981và 1988 do TT Mitterrand và gần đây, năm 1997, do TT Chirac.


Quyền lợi Dân biểu

Ngân sách Hạ Viện dành 280 triệu euros để trả thù lao cho 577 vị Dân biểu làm đại diện dân và 156 triệu chi phí nhơn viên. Tổng cộng, nếu đem phần ngân sách này chia cho 577 Dân biểu, thì mỗi vị sẽ xài 755 600 euros. Lợi tức của Dân biểu không bị thuế lợi tức. Ngoài phụ cấp 6329 euros / tháng, Dân biểu còn được hưởng những quyền lợi khác như đi xe lửa hạng nhứt miễn phí, 4 điện thoại, internet, tem gởi thư cũng miễn phí, thêm 9021 euros để trả lương cho các phụ tá thường là người thân. Khi không được tái đắc cử, Dân biểu mãn nhiệm được phụ cấp 6000 euros / tháng trong 5 năm. Sau đó, được hưởng 25 % trên phụ cấp, tức 1500 euros / tháng suốt đời.

Trong Quốc Hội có 24 công chức cao cấp được trả lương hậu hơn hết, 213 000 euros / năm, tức 17 750 euros / tháng.


Bổng lộc Nghị sĩ

Thượng Viện dành 343 triệu euros cho 343 Nghị sĩ, vị chi mỗi vị Nghị sĩ đáng giá 1 triệu euros.

Thượng Viện sử dụng một ngân khoản 1, 5 tỉ euros để chi trả lương bổng và các chi phí khác.

Khi về hưu, cuộc đời các Nghị sĩ đầy hương thơm, mật ngọt. Quỹ hưu trí chi trả cho Nghị sĩ hưu trí 24 triệu euros. Lấy 24 triệu euros chia cho 583 Nghị sĩ hưu trí, mỗi vị bằng 41 000 euros. Khi làm chủ tịch luân phiên Âu châu 6 tháng, Pháp đã phải chi trả cho Quốc Hội Âu châu 170 triệu euros.

Khi nghe các vị Nghị sĩ yêu cầu Nhà nước hãy cắt giảm sự tốn kém của Thượng Viện, nguời ta có cảm tưởng như mình đang nghe các ông thuật lại chuyện các ông nằm mơ giữa ban ngày.

Trên thực tế, muốn tìm biết số thu nhập thật sự và cách kiếm tiền thêm ngoài thù lao chánh thức ấn định của Dân biểu và Nghị sĩ là bao nhiêu, không phải là điều đơn giản. Các ông vẫn tránh né kê khai số tiền kiếm được tuy có một số đã làm nghiêm chỉnh. Khi biết rõ những quyền lợi các ông thụ hưởng, cả trong thời kinh tế khủng hoảng hiện nay, người dân sẽ phê phán các ông có thật sự xứng đáng với những gì các ông hưởng không?


Dự luật minh bạch cho đời sống chánh trị

Trong một phiên họp vào cuối năm, sáu mươi Dân biểu, đầu óc căng thẳng bất thường vì phiên họp kéo dài hơn những phiên họp khác, thảo luận để biểu quyết một vài tu chính dự luật quy định sự minh bạch đời sống chánh trị do ông Charles de la Verpillière, Dân biểu đảng UMP, đệ nạp. Dự luật hăm dọa cho đi tù Dân biểu nào khai gian lợi tức của mình sau khi cảnh sát điều tra đưa ra sự thật. Ông Christian Jacob, đại diện đảng UMP, phát biểu yêu cầu hủy bỏ những điều khoảng quá gay gắt về việc minh bạch lợi tức. Tới giờ chót, dân biểu UMP đề nghị ngưng phiên họp để thảo luận riêng. Tới 1 giờ sáng, ông Jacob và cánh của ông chịu nhượng bộ, đồng ý kê khai tiền bạc kiếm được, nhưng yêu cầu hủy bỏ điều khoảng hóc búa “cho đi tù”.

Theo ông Martin Hirsch, Cựu Bộ trưởng trong Chánh phủ François Fillon, nhiều hoạt động chánh trị khó tránh bị lem nhem vì quyền lợi bất chánh. Ông đề nghị nên có một cơ cấu quyền lực cao để bảo vệ sự minh bạch bằng cách kiểm soát và chế tài những sai phạm như quà biếu, …Điều khó hiểu là các ông Dân biểu biểu quyết luật mà các ông lại không bị luật của các ông chi phối và đều không bị kiểm soát.

Theo kết quả cuộc điều tra do Nguyệt san L’expansion thực hiện qua 129 Dân biểu và Nghị sĩ của Ủy Ban Luật pháp thì có 69 % các ông bà không muốn phải minh bạch hóa lợi tức và thu nhập thêm của mình. Có vị vặn hỏi “tại sao không buộc các công chức cao cấp kê khai lợi tức của họ?”. Trái lại có 57 % sẽ sẵn sàng công bố chi tiết thù lao, các khoảng phụ cấp của mình trong khi ấy có tới 10 % đã làm việc này trên blog của họ.

Các dân cử kiêm nhiệm nhiều chức vụ dân cử, tức được thêm phụ cấp, luật cho phép sự kiêm nhiệm nhưng phụ cấp không vượt quá 1, 5 phụ cấp căn bản, tức 8272, 02 euros, có 61 % dứt khoát không chịu buông ra. Nói rõ hơn, một dân cử không thể kiếm thêm các chức vụ công cử địa phương mà phụ cấp quá 2257 euros. Mặt khác, có 71 % dân cử muốn kiếm thêm tiền bằng cách làm việc tư trong địa phương. Họ giải thích là để “sống gần dân, nắm sát nguyện vọng của dân”

Ông Phó Chủ tịch Tham Chánh viện, Jean Marc Sauvé, gởi tới TT. Sarkozy một báo cáo theo đó nên công bố các quyền lợi như: khế ước lao động, thù lao phụ, tiền lời của công ty, cấm nhận những quà biếu quá 150 euros, … Nhưng bản văn này chỉ chi phối các Tổng Bộ trưởng và công chức cao cấp vì các Dân biểu và dân cử địa phương đều có luật lệ riêng của họ. Nên khi đề cập tới việc công bố những món tiền kiếm thêm và để riêng, có người chế diễu “Bảo các ông dân cử làm việc này không khác gì người ghiền rượu đề nghị làm luật cấm siêu thị bán rượu”.

Tại hai Viện, một nhóm hỗn hợp làm việc nhằm thực hiện sự minh bạch trong đời sống chánh trị bằng luật pháp. Theo dự tính, tại Hạ viện, tổ chức thử một cuộc điều tra tài sản, thu nhập của các Dân biểu nhưng chỉ có số người tham dự không quá năm đầu ngón tay.

Đề nghị thành lập một chức vụ cao cấp đặc trách về đạo đức ở Quốc Hội để bắt buộc các giới chức công quyền phải công bố toàn bộ lợi tức.

Trong lúc ở Pháp, việc bạch hóa lợi tức của đời sống chánh trị còn đang giằng co, kẻ đồng ý, người không thì ở vài nước dân chủ khác vấn đề đã được giải quyết tốt đẹp. Ở Đức, Ủy Ban lo việc minh bạch hóa đã xâm nhập vào Quốc Hội. Mọi hoạt động nghề nghiệp được cho phép nên lợi tức phải được công bố đầy đủ. Tây-ban-nha và Ý cấm hoàn toàn sự kiêm nhiệm quyền hành. Ở Huê kỳ, việc kê khai lợi tức được FBI kiểm soát. Nhưng ở Sloénie, Anh, các Dân biểu trả lại tờ khai trắng. Ở Phần-lan, cứ 5 trên 13 Dân biểu phớt lờ việc kê khai lợi tức.

Ở Pháp việc công bố lợi tức bị chống đối, có người cho rằng do phụ cấp, lương bổng kém. Dân biểu Pháp lãnh phụ cấp kém hơn đồng nghiệp ở Đức 20 %, ở Ý tới 50 %.

Những chủ tịch tổng giám đốc các công ty lớn trong CAC 40 lãnh vào khoảng 170 000 euros / tháng ; trong lúc đó, vị dân cử đại diện cả ngàn dân chỉ lãnh được phụ cấp 1500 euros / tháng, có khi dưới 1000 euros.


Kiêm nhiệm

Các Dân biểu nhái lại câu khẩu hiệu của TT. Sarkozy về số giờ làm việc trong tuần trong khi chưa sửa đổi được luật 35 giờ tuần “Làm nhiều, ăn nhiều” bằng câu “Kiêm nhiệm nhiều, phụ cấp nhiều”. Dân biểu đủ phe phái, ở cả hai viện. Cứ 9 trên 10 người kiêm nhiệm thêm ít nhứt một chức vụ địa phương. Luật pháp không cho phép kiêm nhiệm quá hai chức vụ. Nhưng các ông tìm cách lèo lách né tránh không làm Thị trưởng, Chủ tịch Hội đồng thị xã, Tỉnh hay Vùng mà chỉ làm Chủ tịch một tập hợp cộng đồng địa phương, Chủ tịch Nghiệp đoàn tại một hay nhiều Thị xã. Trung bình, một hội viên Hội đồng lãnh thổ có thể kiêm nhiệm Chủ tịch năm nghiệp đoàn liên Thị xã.


Xứng đáng

Trong 20 Dân biểu được xem là tử tế, tận tâm nhứt, người ta thấy có 7 vị thuộc đảng cầm quyền UMP, 4 thuộc đảng Xã hội và 4 thuộc đảng Cộng sản. Còn những Dân biểu có ảnh hưởng mạnh, đảng UMP có 10 người, Xã hội có 7 ngưòi.
Có nhiều Dân biểu, suốt trong nhiều năm, chỉ nói trước diễn đàn Quốc Hội trung bình có hai hay ba câu / tháng. Như ông Laurent Fabius, Cựu Thủ tướng của TT Mitterrand, chỉ can thiệp hai lần trước Ủy Ban Quốc phòng trong suốt nhiệm kỳ.
Nhiều Dân biểu không đi họp suốt nhiều tháng dài. Năm 2009, Quốc Hội qui định phạt 353 euros cho mỗi lần vắng mặt. Từ đó, phòng họp thường lệ nay bỗng trở nên nhỏ bé. Có vài Dân biểu đề nghị xây thêm phòng họp cho đủ chỗ. Quí vị Dân biểu từ nay đi họp đông đảo vì sợ mất 353 euros mỗi lần vắng mặt.

Ở Việt Nam, nghe nói Nhà cầm quyền Cộng sản, để thi hành chánh sách bài trừ tham nhũng trong đảng Cộng sản, có ban hành chỉ thị cán bộ cấp lãnh đạo phải kê khai tài sản của mình. Nhưng dường như không có ai thèm để ý tới.

Hồi thời còn nặng mùi Xã hội chủ nghĩa, Nhà cầm quyền ở Hà Nội cũng đã có lần đề nghị cán bộ lãnh đạo trung ương nên trả thẻ mua hàng ở cửa hàng Tôn Đản. Ông Phạm Văn Đồng vội hưởng ứng. Ông thật tình trả thẻ mua hàng nhưng sau đó cán bộ lấy đủ phần hàng theo tiêu chuẩn của ông mang tới tận nhà của ông. Giúp ông khỏi đi mua.

Bạch hóa đời sống chánh trị thường vẫn là vấn đề khó thực hiện rốt ráo ở nước dân chủ vì luật pháp có chổ hở dễ chui qua. Còn ở nước độc tài cộng sản, bạch hóa đời sống chánh trị không thực hiện được vì luật pháp nhằm bảo vệ đảng viên tham nhũng.

Triển
03-04-2012, 01:09 AM
Hôm nay Nga bầu tổng thống

http://rt.com/files/news/russia-presidential-vote-live-779/sergey-novosti-krasnoukhov-ria.n.jpg


Ngày bầu cử tổng thống ở Nga đã bắt đầu mà gần như chắc chắn rằng Vladimir Putin sẽ thắng cử nhiệm kỳ thứ 3
tính từ khi ông đã nắm quyền lực 12 năm trước. Cuộc bầu cử khởi sự ở các thành phố phía Đông của Nga 8 giờ đi
trước Mạc Tư Khoa.
Những người ủng hộ Putin hi vọng rằng ông sẽ thắng lớn để phe đối lập không có cơ hội xăm soi đặt câu hỏi về sự
trung thực của cuộc bầu cử.

Để cố gắng trấn áp giảm nổi lo của dân chúng về chuyện bầu cử gian lận, Putin cho thiết lập 182 000 máy quay
phim webcams ở 91 000 trạm bỏ phiếu, để có thể xem giám sát trực tiếp qua mạng.

Đã có tiếng nói than phiền rằng các đài truyền hình nhà nước thiên vị quảng cáo hình ảnh Putin khiến cho cử tri
mất đi sự chọn lựa trung thực.

Trước khi bầu cử đã có nhiều tổ chức biểu tình rầm rộ phản đối thời gian tại chức của đảng ông ta. Đặc biệt là ở
khu thành thị có nhiều người đã xem ông như kẻ lãnh đạo độc tài trị nước bằng cách thiên vị các nhóm kinh doanh
siêu đẳng trong xã hội Nga. Còn phần còn lại nhìn nhận ông ta là người duy nhất có khả năng trị vì nước Nga và
mang lại vững chắc cho nước sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới.

(nguồn: http://www.euronews.net/2012/03/04/russian-poll-opens-with-putin-looking-certain-to-win/ )