phuongg
02-06-2012, 10:16 PM
BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM TRONG LÒNG MẸ TÔI.
Mẹ là người phụ nữ nông thôn thuộc xã hội cũ. Mẹ không biết chữ, không ăn chay, nhưng trong lòng mẹ luôn hiện hữu hình bóng của đức Đại từ Đại bi Cứu khổ Cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát.
Hồi tôi còn nhỏ, lúc đó làng tôi có rất nhiều người đến xin ăn, mẹ tôi sắm sửa một ít thức ăn đem đến tận tay cho họ, tuy rằng không nhiều nhưng có thể cứu đói tạm thời. Thời gian trôi qua như vậy, nhà tôi trở thành nơi dừng chân của những kẻ hành khất. Tôi còn nhớ, mùa đông năm ấy tuyết rơi trắng cả bầu trời, từng cơn gió lạnh thổi về buốt giá, một người phụ nữ dẫn con đi qua, người con vừa đói vừa lạnh, ngoài kia những bông tuyết vẫn rơi đều trên lá, cảnh vật như vô tình. Đến làng tôi, người phụ nữ kiệt sức ngồi tựa vào gốc cây bất động. Mẹ tôi đang ở nhà, bỗng nghe tiếng trẻ thơ từ gốc cây vọng lại, liền lật đật chạy đến chỗ có hai mẹ con và đưa họ về nhà. Một tay mẹ đốt cỏ sưởi ấm cho họ, một tay pha thuốc cho họ uống, mẹ còn tìm những bộ áo quần khô ấm cho họ mặc. Lúc đó có người hỏi mẹ tôi: “Bà làm như vậy là vì mục đích gì?” Mẹ trả lời ngay: “Không mục đích gì cả, tôi chỉ làm theo lương tâm mình mách bảo, có Bồ Tát Quán Thế Âm chứng giám là được”.
Sau năm 1958, những kẻ ăn xin đã bớt đi rất nhiều, nhưng thay vào đó là những người thợ sửa nồi, sửa giày từng đoàn kéo đến làng tôi. Mỗi lần đến như vậy, họ đều mở sạp hàng ngay trước mặt nhà tôi. Có khi đến bữa cơm không có chỗ ăn cơm, họ liền vào nhà tôi ăn. Mẹ tôi tiếp khách như thế nào thì đối đãi với họ như thế ấy. Khi đó tôi còn nhỏ, chưa hiểu mô tê gì ráo, nhưng vì những việc như vậy mà tôi hay thầm trách mẹ tôi. Mẹ biết và nói với tôi: “Con à, chúng ta mỗi người có mỗi hoàn cảnh khác nhau, họ đều có nỗi khổ tâm riêng, nhất là những người phải xa nhà rày đây mai đó. Anh con cũng như họ, tha phương cầu thực, người khác giúp đỡ anh con, bây giờ mẹ giúp đỡ họ thì cũng chính như giúp đỡ gia đình mình vậy”.
Mọi người trong làng đều nói mẹ tôi có tấm lòng Bồ Tát. Những lời nói đó thật không ngoa chút nào. Mẹ tôi đối với lân lí xóm giềng, bất kể ai gặp khó khăn đều hết lòng giúp đỡ.
Ở thập niên 1960, kinh tế trong làng gặp lúc túng quẫn, mọi người đói rách lầm than, mà nhà tôi được cái có mấy anh trai làm việc ở xa thường hay gửi tiền về nhà, nên kinh tế có phần đỡ hơn người khác. Tuy vậy, mẹ tôi không dám ăn, không dám xài, đem tiền cho người ta mượn hết, đến lúc nhà cần tiền để xài thì trong tay không còn một đồng nào. Nhưng mẹ tôi thà tự xoay xở chứ không bao giờ đến nhà người ta đòi nợ, trong lòng luôn nghĩ mọi người đang gặp khó khăn hơn mình.
Ngoài ra, mẹ còn dùng cây cỏ thuốc để chữa bệnh cho mọi người. Cứ đến mùa hè, bà con lối xóm đau đầu nghẹt mũi đều đến nhà tôi xin thuốc. Mẹ dù rất bận rộn, nhưng vẫn dành thời gian đi nhổ cây cỏ thuốc, đem về rửa sạch và phân ra từng loại rồi chế biến thành thuốc chữa bệnh. Tôi thường giúp mẹ giã và sao thuốc, giúp là giúp vậy chứ tôi chẳng biết thuốc gì là thuốc gì. Có một năm, ở nhà, tôi hỏi mẹ làm như thế để làm gì. Mẹ xoa đầu tôi nói: “Nói ra con cũng không hiểu đâu, làng trên xóm dưới cỏ cây đều khô trụi, lấy đâu ra thuốc mà uống?” May mà cuộc sống bây giờ điều kiện vệ sinh tốt, bệnh ghẻ lở bớt đi rất nhiều, hơn nữa bây giờ có thuốc tây rất công hiệu.
Mẹ ở nhà thường hay hỏi nhà nào gặp khó khăn, ai khổ đau, ai lầm lỡ, trên gương mặt mẹ lúc nào cũng biểu hiện sự lo âu, khắc khoải. Mãi cho đến bây giờ hình ảnh ấy vẫn còn khắc sâu trong đầu tôi. Mẹ làm như cuộc đời này tất cả nỗi khổ của người khác đều do mẹ tạo ra!
Mỗi lần nói xong một câu gì mẹ đều niệm Nam Mô A Di Đà Phật hoặc Quán Thế Âm Bồ Tát. Tôi còn nhớ, ở thời kỳ “Văn Cách”, mẹ thường nói với mấy anh em tôi: “Bây giờ là thời loạn, xấu tốt bất phân, các con nên làm việc thiện cho nhiều, tuyệt đối không làm kẻ ác nhân, làm ác nhân sau này ắt sẽ gặp ác báo”. Nhờ chúng tôi biết phận nên cũng chưa làm gì xấu xa, nếu không, mẹ tôi ở dưới cửu tuyền sẽ không yên lòng.
Mẹ không hiểu Phật pháp nhiều, không biết thiền, chỉ biết niệm Quán Âm Bồ Tát và A Di Đà Phật. Nhưng bà ngoại thì khác, bà là người đọc qua nhiều sách, thiên văn, địa lý cổ kim đều thông, đồng thời là người hướng Phật “Hành sở ứng hành, thọ sở ứng thọ, chư ác bất tác, chúng thiện phụng hành”. Mẹ tôi lúc nhỏ đã chịu ảnh hưởng của bà ngoại về đối nhân xử thế. Sau này tôi nghe mẹ tôi kể rất nhiều về những mẫu chuyện thiện ác nhân quả báo ứng, những câu chuyện này thời ấu thơ mẹ tôi nghe bà ngoại kể, vì thế mẹ thường nói với chúng tôi: “Phàm làm việc gì phải ngay thẳng vô tư, làm hết lòng bằng chính lương tâm của mình. Đừng bao giờ cho rằng người khác không biết việc của mình làm, tuy rằng có thể họ không biết, nhưng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát biết”.
Anh em tôi có ngày hôm nay là nhờ mẹ tảo tần hôm sớm nuôi nấng dạy dỗ. Ba tôi thì một đời lam lũ, là người nông dân hiền lành chất phát, chỉ biết an phận thủ thường. Mẹ tôi trừ việc lao động chân tay, còn giáo dưỡng chúng tôi trưởng thành. Mẹ không biết chữ, nên trong cuộc đời đã chịu nhiều cay đắng. Vì vậy, mẹ quyết tâm cho chúng tôi học hành đến nơi đến chốn. Cũng vì việc học của anh em chúng tôi mà mẹ phải bán đất bán ruộng không một chút do dự nào, nhưng nhà tôi ruộng đất chẳng là bao nên mẹ phải thức thâu đêm để may vá kiếm thêm tiền nuôi chúng tôi ăn học. Mỗi khi mùa đông đến thì tiếng cọc cạch của chiếc máy may cũ kỹ trong nhà tôi không bao giờ ngừng nghỉ. May mà sau này xã hội thay đổi, nếu không anh em tôi có thể sẽ không được đến trường đến lớp.
Tôi nhớ, hồi còn đi học, mẹ sợ chúng tôi thi không được lên lớp, nên mỗi khi kỳ thi đến, tôi thấy mẹ đối trước tượng Quán Thế Âm Bồ Tát đốt hương lâm râm cầu nguyện, mong sao cho chúng tôi vượt qua kỳ thi dễ dàng. Lúc đó tôi còn nói với mẹ mê tín như vậy thì được ích gì, mẹ liền mắng tôi: “Đừng nói tầm bậy! Tâm thành tắc linh. Con nói không có ích gì, vậy tại sao có người học giỏi nhưng thi rớt lên rớt xuống? Con không tin thì thôi, chứ mẹ thì tin lắm!” Nói ra cũng lạ, tôi học thì dốt đặc cán mai, mà hồi đó từ cấp Ι thi lên cấp ΙΙ rất khó, từ cấp ΙΙ lên cấp ΙΙΙ càng khó hơn. Toàn huyện chỉ có một hai trường cấp ΙΙΙ, mỗi trường chỉ lấy có hai lớp, nhưng tôi may mắn được lọt vào một trong hai trường đó, đây có lẽ là lời cầu nguyện của mẹ tôi đã làm động lòng đến trời cao?
Mẹ xa chúng tôi đã tám năm, thọ 88 tuổi. Mẹ ra đi thật nhẹ nhàng, chẳng đau ốm gì. Ngày nay, lúc nào nhớ mẹ, tôi đem chuyện Quán Thế Âm Bồ Tát và mẹ kể cho con mình nghe. Bây giờ nghĩ kỹ lại, những việc làm của mẹ tôi lúc còn tại thế hình như phảng phất đâu đó hình bóng của đức Quán Thế Âm. Mẹ tuy mù mờ về Phật pháp, nhưng trong lòng mẹ luôn nghĩ về điều thiện, cho nên những việc mẹ làm vừa phù hợp với Phật lý, vừa thắm đượm tình người. Đây gọi là “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác”; đồng thời cũng chính là nguyên nhân để chúng tôi nhớ sâu sắc về mẹ.
***Người soạn mong quý vị xem các video clip về Đức Quán Thế Âm bên dưới:
http://www.youtube.com/watch?v=5xJS9mqcu7A
http://www.youtube.com/watch?v=5XCwjqYQ_KU
http://phapthi.net/showthread.php?t=36
Mẹ là người phụ nữ nông thôn thuộc xã hội cũ. Mẹ không biết chữ, không ăn chay, nhưng trong lòng mẹ luôn hiện hữu hình bóng của đức Đại từ Đại bi Cứu khổ Cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát.
Hồi tôi còn nhỏ, lúc đó làng tôi có rất nhiều người đến xin ăn, mẹ tôi sắm sửa một ít thức ăn đem đến tận tay cho họ, tuy rằng không nhiều nhưng có thể cứu đói tạm thời. Thời gian trôi qua như vậy, nhà tôi trở thành nơi dừng chân của những kẻ hành khất. Tôi còn nhớ, mùa đông năm ấy tuyết rơi trắng cả bầu trời, từng cơn gió lạnh thổi về buốt giá, một người phụ nữ dẫn con đi qua, người con vừa đói vừa lạnh, ngoài kia những bông tuyết vẫn rơi đều trên lá, cảnh vật như vô tình. Đến làng tôi, người phụ nữ kiệt sức ngồi tựa vào gốc cây bất động. Mẹ tôi đang ở nhà, bỗng nghe tiếng trẻ thơ từ gốc cây vọng lại, liền lật đật chạy đến chỗ có hai mẹ con và đưa họ về nhà. Một tay mẹ đốt cỏ sưởi ấm cho họ, một tay pha thuốc cho họ uống, mẹ còn tìm những bộ áo quần khô ấm cho họ mặc. Lúc đó có người hỏi mẹ tôi: “Bà làm như vậy là vì mục đích gì?” Mẹ trả lời ngay: “Không mục đích gì cả, tôi chỉ làm theo lương tâm mình mách bảo, có Bồ Tát Quán Thế Âm chứng giám là được”.
Sau năm 1958, những kẻ ăn xin đã bớt đi rất nhiều, nhưng thay vào đó là những người thợ sửa nồi, sửa giày từng đoàn kéo đến làng tôi. Mỗi lần đến như vậy, họ đều mở sạp hàng ngay trước mặt nhà tôi. Có khi đến bữa cơm không có chỗ ăn cơm, họ liền vào nhà tôi ăn. Mẹ tôi tiếp khách như thế nào thì đối đãi với họ như thế ấy. Khi đó tôi còn nhỏ, chưa hiểu mô tê gì ráo, nhưng vì những việc như vậy mà tôi hay thầm trách mẹ tôi. Mẹ biết và nói với tôi: “Con à, chúng ta mỗi người có mỗi hoàn cảnh khác nhau, họ đều có nỗi khổ tâm riêng, nhất là những người phải xa nhà rày đây mai đó. Anh con cũng như họ, tha phương cầu thực, người khác giúp đỡ anh con, bây giờ mẹ giúp đỡ họ thì cũng chính như giúp đỡ gia đình mình vậy”.
Mọi người trong làng đều nói mẹ tôi có tấm lòng Bồ Tát. Những lời nói đó thật không ngoa chút nào. Mẹ tôi đối với lân lí xóm giềng, bất kể ai gặp khó khăn đều hết lòng giúp đỡ.
Ở thập niên 1960, kinh tế trong làng gặp lúc túng quẫn, mọi người đói rách lầm than, mà nhà tôi được cái có mấy anh trai làm việc ở xa thường hay gửi tiền về nhà, nên kinh tế có phần đỡ hơn người khác. Tuy vậy, mẹ tôi không dám ăn, không dám xài, đem tiền cho người ta mượn hết, đến lúc nhà cần tiền để xài thì trong tay không còn một đồng nào. Nhưng mẹ tôi thà tự xoay xở chứ không bao giờ đến nhà người ta đòi nợ, trong lòng luôn nghĩ mọi người đang gặp khó khăn hơn mình.
Ngoài ra, mẹ còn dùng cây cỏ thuốc để chữa bệnh cho mọi người. Cứ đến mùa hè, bà con lối xóm đau đầu nghẹt mũi đều đến nhà tôi xin thuốc. Mẹ dù rất bận rộn, nhưng vẫn dành thời gian đi nhổ cây cỏ thuốc, đem về rửa sạch và phân ra từng loại rồi chế biến thành thuốc chữa bệnh. Tôi thường giúp mẹ giã và sao thuốc, giúp là giúp vậy chứ tôi chẳng biết thuốc gì là thuốc gì. Có một năm, ở nhà, tôi hỏi mẹ làm như thế để làm gì. Mẹ xoa đầu tôi nói: “Nói ra con cũng không hiểu đâu, làng trên xóm dưới cỏ cây đều khô trụi, lấy đâu ra thuốc mà uống?” May mà cuộc sống bây giờ điều kiện vệ sinh tốt, bệnh ghẻ lở bớt đi rất nhiều, hơn nữa bây giờ có thuốc tây rất công hiệu.
Mẹ ở nhà thường hay hỏi nhà nào gặp khó khăn, ai khổ đau, ai lầm lỡ, trên gương mặt mẹ lúc nào cũng biểu hiện sự lo âu, khắc khoải. Mãi cho đến bây giờ hình ảnh ấy vẫn còn khắc sâu trong đầu tôi. Mẹ làm như cuộc đời này tất cả nỗi khổ của người khác đều do mẹ tạo ra!
Mỗi lần nói xong một câu gì mẹ đều niệm Nam Mô A Di Đà Phật hoặc Quán Thế Âm Bồ Tát. Tôi còn nhớ, ở thời kỳ “Văn Cách”, mẹ thường nói với mấy anh em tôi: “Bây giờ là thời loạn, xấu tốt bất phân, các con nên làm việc thiện cho nhiều, tuyệt đối không làm kẻ ác nhân, làm ác nhân sau này ắt sẽ gặp ác báo”. Nhờ chúng tôi biết phận nên cũng chưa làm gì xấu xa, nếu không, mẹ tôi ở dưới cửu tuyền sẽ không yên lòng.
Mẹ không hiểu Phật pháp nhiều, không biết thiền, chỉ biết niệm Quán Âm Bồ Tát và A Di Đà Phật. Nhưng bà ngoại thì khác, bà là người đọc qua nhiều sách, thiên văn, địa lý cổ kim đều thông, đồng thời là người hướng Phật “Hành sở ứng hành, thọ sở ứng thọ, chư ác bất tác, chúng thiện phụng hành”. Mẹ tôi lúc nhỏ đã chịu ảnh hưởng của bà ngoại về đối nhân xử thế. Sau này tôi nghe mẹ tôi kể rất nhiều về những mẫu chuyện thiện ác nhân quả báo ứng, những câu chuyện này thời ấu thơ mẹ tôi nghe bà ngoại kể, vì thế mẹ thường nói với chúng tôi: “Phàm làm việc gì phải ngay thẳng vô tư, làm hết lòng bằng chính lương tâm của mình. Đừng bao giờ cho rằng người khác không biết việc của mình làm, tuy rằng có thể họ không biết, nhưng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát biết”.
Anh em tôi có ngày hôm nay là nhờ mẹ tảo tần hôm sớm nuôi nấng dạy dỗ. Ba tôi thì một đời lam lũ, là người nông dân hiền lành chất phát, chỉ biết an phận thủ thường. Mẹ tôi trừ việc lao động chân tay, còn giáo dưỡng chúng tôi trưởng thành. Mẹ không biết chữ, nên trong cuộc đời đã chịu nhiều cay đắng. Vì vậy, mẹ quyết tâm cho chúng tôi học hành đến nơi đến chốn. Cũng vì việc học của anh em chúng tôi mà mẹ phải bán đất bán ruộng không một chút do dự nào, nhưng nhà tôi ruộng đất chẳng là bao nên mẹ phải thức thâu đêm để may vá kiếm thêm tiền nuôi chúng tôi ăn học. Mỗi khi mùa đông đến thì tiếng cọc cạch của chiếc máy may cũ kỹ trong nhà tôi không bao giờ ngừng nghỉ. May mà sau này xã hội thay đổi, nếu không anh em tôi có thể sẽ không được đến trường đến lớp.
Tôi nhớ, hồi còn đi học, mẹ sợ chúng tôi thi không được lên lớp, nên mỗi khi kỳ thi đến, tôi thấy mẹ đối trước tượng Quán Thế Âm Bồ Tát đốt hương lâm râm cầu nguyện, mong sao cho chúng tôi vượt qua kỳ thi dễ dàng. Lúc đó tôi còn nói với mẹ mê tín như vậy thì được ích gì, mẹ liền mắng tôi: “Đừng nói tầm bậy! Tâm thành tắc linh. Con nói không có ích gì, vậy tại sao có người học giỏi nhưng thi rớt lên rớt xuống? Con không tin thì thôi, chứ mẹ thì tin lắm!” Nói ra cũng lạ, tôi học thì dốt đặc cán mai, mà hồi đó từ cấp Ι thi lên cấp ΙΙ rất khó, từ cấp ΙΙ lên cấp ΙΙΙ càng khó hơn. Toàn huyện chỉ có một hai trường cấp ΙΙΙ, mỗi trường chỉ lấy có hai lớp, nhưng tôi may mắn được lọt vào một trong hai trường đó, đây có lẽ là lời cầu nguyện của mẹ tôi đã làm động lòng đến trời cao?
Mẹ xa chúng tôi đã tám năm, thọ 88 tuổi. Mẹ ra đi thật nhẹ nhàng, chẳng đau ốm gì. Ngày nay, lúc nào nhớ mẹ, tôi đem chuyện Quán Thế Âm Bồ Tát và mẹ kể cho con mình nghe. Bây giờ nghĩ kỹ lại, những việc làm của mẹ tôi lúc còn tại thế hình như phảng phất đâu đó hình bóng của đức Quán Thế Âm. Mẹ tuy mù mờ về Phật pháp, nhưng trong lòng mẹ luôn nghĩ về điều thiện, cho nên những việc mẹ làm vừa phù hợp với Phật lý, vừa thắm đượm tình người. Đây gọi là “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác”; đồng thời cũng chính là nguyên nhân để chúng tôi nhớ sâu sắc về mẹ.
***Người soạn mong quý vị xem các video clip về Đức Quán Thế Âm bên dưới:
http://www.youtube.com/watch?v=5xJS9mqcu7A
http://www.youtube.com/watch?v=5XCwjqYQ_KU
http://phapthi.net/showthread.php?t=36