Log in

View Full Version : Phải chăng chết là hết...?



ba0
03-25-2012, 11:25 AM
http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/biologie/images/luanaymam.jpg
"Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt." (Ga 12, 24)

passenger
03-25-2012, 01:17 PM
"Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt." (Ga 12, 24)
Với điều kiện là hạt lúa mì phải rơi xuống đất để chờ thối rồi mới có thể sinh ra nhiều bông hạt khác.
Giả dụ nó không rơi xuống đất mà lại rơi trên một phiến đá thì sao?
Và cũng không hẳn là hạt lúa mì nào cũng chắc để có thể nẩy mầm...
(nhỡ nó lép thì sao?)

Hàn Sinh
08-05-2012, 07:29 AM
http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/biologie/images/luanaymam.jpg
"Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt." (Ga 12, 24)



Chuyện từ ngàn xưa khi người ta dùng những lời xảo biện để gieo rắc niềm tin đặt trên sự mê tín là thế:

Các hạt lúa mì, tự nó mang theo mầm sống. Vậy thì chuyện đương nhiên khi gieo vào môi trường thích hợp, chúng sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở thì có gì là nhiệm mầu?
Nếu đem được cây lúa mì ĐÃ CHẾT sau vụ gặt rồi trồng lại mà cây sẽ tái sinh; thì việc đó mới là lạ. [-X

Sống trong thế kỷ thứ hăm mốt mà vẫn còn nhiều suy nghĩ muốn tìm tòi trở ngược lại với tri giác của thời đại man sơ!^:)^

ngocdam66
08-05-2012, 08:41 AM
http://www.youtube.com/watch?v=HvyCMgAajqk

phiulinh
08-05-2012, 08:57 AM
"Phải chăng chết là hết...?"

Nếu nguyên hạt lúa mì thối đi thì chỉ còn củ tỏi mới mọc được!

Còn nếu một con người vừa mới chết đi, nếu bụp từng bộ phận ra đi ráp vô người khác thì tất cả đều còn sống nhăn răng. Cái tay đó bảo đảm vẫn lên net khỏ tới bến không đứa nào chịu nổi luôn.
Như vậy thì cái "chết" đó là cái gì? đám khoa học giả nói đó là cái tên co-ordinator giữa các bộ phận trên một cơ thể sống, nó bị câm điếc vĩnh viễn.

Mớ bên đạo nói chung chế ra cái tên chết tiệc đó là cái hôn-đen, mớ văn sỡi thì gọi bằng là cái hôn-huyền.

Cái hôn đó, nó có thể lên thiên giới hay địa ngạp hay, có thể chui vô bụng em nào đó đục cái hôn yếu để chui đầu ra thai.
Và, để tiếp tục kiếp ngu mới toanh trả nợ.

Không bao giờ chếch ếch./.

ntđl
08-06-2012, 10:00 AM
*

Lóng này tui đã có tuổi (tuổi thiệt) thành rồi rảnh rang.
Rảnh rang thì hay suy nghĩ vẩn vơ.
Vẩn vơ nhiều nhứt hạng là suy nghĩ vụ linh hồn và kiếp sau.

Nếu "giả như" (nghĩa là có hay không thì hổng biết, chưa biết) linh hồn có thiệt thì kiếp sau phải có thiệt. Mà xui cái... những người chết rồi họ đi luôn, hổng ai dzìa báo cáo tình hình chiến sự cho mình nghe ráo nạo.
Nếu giả như (lại giả như nữa) họ có "về", thì tui nghĩ, chuyện về này, cách nào đó, chỉ có trong tâm tưởng của người sống, cốt để giải đáp một số chuyện đang còn trĩu nặng tâm tư - một trong những trĩu nặng ấy hẳn phải là "linh hồn vốn có thiệt". Vì có thiệt nên mới về, đã về ... !!!

Theo kinh nghiệm của tui, đúng sai hổng chắc, linh hồn và kiếp sau là chuyện của người già - hay cảm thấy mình bắt đầu già, và của những người tuy trẻ nhưng đã thích chuyện... người lớn -
Người trẻ nhìn thẳng ra phía trước, chúng mạnh cùi cụi, xác suất ngủm củ tỏi hầu như zéro, chúng bận bịu lao động tốt (học hành mần ăn) và hưởng thụ cuộc đời. Linh hồn và kiếp sau là chuyện còn lâu mới phải... nhức đầu nghĩ tới - chuyện tào lao nữa hổng chừng -

Tui nghĩ (lại nghĩ) linh hồn và kiếp sau là tập hai của tôn giáo, và nguồn gốc của sự sống là tập một. Cả hai tập này đều là chuyện... nhơn dân tự vệ.
Chuyện nhơn dân tự vệ vốn là chuyện dài không dứt và không bao giờ dứt. Nó chỉ dứt khi nhơn dân hổng còn, hoặc còn nhưng việc tự vệ đã không cần thiết phải có nữa.

(nhắc cho qúi vị con nít biết, rằng hồi nẳm nằm xa xưa ấy, chánh phủ VNCH, trong nỗ lực an ninh trị an, đã võ trang cho các đấng "paramilitaire" địa phương để họ tự canh gác phòng thủ bảo vệ địa phương, và vì chỉ là paramilitaire, kinh nghiệm xử dụng võ khí đã thiếu thuần thục, ngay cả rất nhiều khi hoàn toàn hổng có, thành tai nạn cứ xảy ra hoài như cơm bữa. Và báo chí gọi nó là "chuyện dài nhơn dân tự vệ", sau mỉa mai hơn, chuyện dài nhơn dân... tự vận)

Thành ra rồi... các vấn đề của tôn giáo sẽ hết còn là vấn đề (để tranh luận) một khi con người minh chứng với bằng cớ hẳn hòi, rằng linh hồn thiệt sự hiện hữu.

Trước đây, ngay tại con phố này, đã có những "cơn sốt chiến sự" về tôn giáo. Tranh luận đã hầu như - luôn luôn - dẫn đến tranh chấp.
Rồi do mất bình tĩnh hết còn tự chủ, người ta khẩu chiến với nhau bằng lời lẽ nặng nề, lắm khi thành mạ lị (cho bỏ ghét).
Và những độc giả "chơn tay" như tui (dà, lẽ ra phải viết chơn chánh chơn thành chơn thực, nhưng teo nên hổng dám) bỗng sanh lòng ái ngại.
Rồi khi cuộc chiến leo thang, đám tay chơn (thì cũng tui đó nha) còn thêm ngao ngán, và ban điều hành điều hợp buộc lòng phải... vệ sanh đường phố !

*

Có một việc, xin phép nêu ra như một vấn đề cần và nên tránh để mạch bài đừng bị gián đoạn, là người ta thường lẫn lộn "tôn giáo" với "thái độ, phương pháp, hành xử" để tiến tới mục đích của tôn giáo. Ngắn gọn là cách "hành giáo" hay "hành đạo".

Tôn (cách nào đó có lẽ, có thể..) là việc của Trời (viết hoa).
Hành là việc của người. Mà người thì thường sai lầm, vô tình lẫn cố ý - ngộ cái, chuyện cố ý sai lầm trong khi hành đạo thường khi được cảm thông và ngay cả hân hoan chấp nhận, theo cách "lý lẽ biện minh cho phương tiện" -
Tách được hai vụ này riêng ra, tui nghĩ, topic sẽ sáng và hứng thú hơn.

Ai hổng muốn nghe tui cù cưa dai nhách xin nhảy phần sau này ha.

Tui cũng lại xin phép thêm cái nữa, để nhắc tới vụ tranh luận sóng gió gần đây nhứt làm tui mất luôn một người bạn - chân thành và tha thiết (hai chữ này rất chánh xác) -
Hảo bằng nữu Nguyên Nhơn của tui, dưới bí danh đạo cù (hay cù hay cái chi cù đó, trí nhớ tui rất tồi về các bí danh) đã viết một loạt bài về tôn giáo.
Chuyện tôn giáo đã không thể đúng sai. Chuyện hành giáo mới có thể sai đúng.

Cách trình bày lập luận của ông đạo cù rất qui củ hệ thống, theo quan điểm của riêng ông về tôn giáo, hành giáo. Và theo tui, một độc giả chơn tay, quan niệm này, nếu có khác, vẫn cần phải được tôn trọng.
Mỗi bữa tui mỗi hứng thú vào đọc và học được rất nhiều từ ông - bổ túc những lỗ hủng về các tôn giáo. cả của mình lẫn của người. Tiện đây xin gởi tới cù lời cám ơn muộn, giả như ông đang dọc những dòng này -

Chẳng may - xui xẻo quá xá xui xẻo - đã xảy ra ngộ nhận từ một người còn trẻ do đó sự hiểu còn nông.
Ngộ nhận này đã tạo ra mây mù dẫn tới giông bão và kéo theo nhiều người (cái kiểu... góp gió héng).
Và... xui xẻo hơn nữa... ông cù hết còn bình tĩnh nổi. Ông gộp chung tôn giáo và hành giáo vào một xuồng, cái xuồng trở thành quá nặng.
Sức chèo tát của ông dĩ nhiên chỉ có hạn, nên rồi ông đã làm nó chìm lỉm giữa dòng.
Tiếc cho công của ông nhiều chút, và tiếc cho công của tui ít chút (đã theo dõi loạt bài hữu ích này).

*

Bữa qua, thím bảy các cháu sang chơi nhà, hai chị em tui ngồi tán dóc, rồi lan man sang chuyện tôn giáo.
Con em bạn dâu của tui là đứa hiền lành thiệt thà dịu dàng ngay thẳng. Là mẹ tốt vợ hiền dâu thảo của cả dòng họ nhà chồng.

Hồi đám cưới, tụi nó vào nhà thờ làm phép đạo : phép hôn phối cho chú và phép giao - giao chớ hổng phải hôn phối - cho thím, vì thím nó dứt khoát hổng "trở lại đạo" (chời ơi chời, tui ghét term trở lại này hết sức ghét, vào đạo nghe còn được, trở lại thì không).
Phép hôn phối ràng buộc tín hữu phải nuôi dạy con cái trong tín lý công giáo, nhưng do... thím bảy hổng vào đạo nên đã hổng lý chi tới cái ràng buộc này.

Đám con thím hổng đứa nào "bị" ẵm ra nhà thờ rửa tội ráo nạo, để tự chúng quyết định sau này.
Chú bảy, như tất cả các trự đầu đội nón chơn mang dép của thế giới, việc nhà thờ nhà thánh vốn đã hổng siêng, nay lấy thím chú còn lười hơn nữa, một năm đôi ba bận chú thím cùng đám con theo anh em chồng vào nhà thờ những dịp có việc cần phải vào. Chấm hết.
Nhà chồng tui vốn cởi mở, hổng ai thắc mắc chi ráo.

Thím bảy tin chết là hết. Linh hồn hổng có, linh hồn là chuyện tưởng tượng cốt để hù dọa cho nhau sợ chơi.
Thành ra... thế giới và sự sống hiện tại, theo thím, là sự tiến hóa từ từ của vũ trụ, trong đó có con người.
Vậy rồi thím bảy tin cái chi ? Thưa thím tin vào "conscience" của mình, chính cái conscience nớ sẽ phán xét thím, dẫn dắt thím đi vào và ở lại trong "chánh đạo". Conscience là thiên đàng và địa ngục ngay ở kiếp này !

Thím bảy hỏi ngược lại tui : Thế chị tin có linh hồn không ?
Tui nói hổng biết.
Hồi đó tui còn thắc mắc chuyện linh hồn và kiếp sau, nhưng chừ hết dzồi, hai cái thứ đó hổng làm bận tâm tui nữa.
Mà ngay cả những cái tưởng là khác biệt giữa các tôn giáo trước đây, chừ tui cũng thấy hết khác, có khác là do cách giải thích thôi hà.

Tui nghĩ... tôn giáo phát sanh từ "cảm nhận" của con người về sự sống và vũ trụ.
Cảm nhận nớ được xếp đặt từ chuỗi suy luận khác nhau, để lý giải cùng một sự việc.
Vì sự việc có thiệt (sự sống héng) nhưng do cách lý giải khác nhau nên tôn giáo đã có những tên khác nhau.
Tôn giáo là Trời.
Trời của thím bảy là conscience, của người khác là chúa phật a-la ja-vê..v.v..

Cái khác - mà tui nhìn ra giữa tui và thím hiện nay (nhưng tui hổng chắc tui đúng ha) - là thím hổng tin việc sáng tạo, thím cũng hổng tin luôn chuyện "có" của thế giới vạn vật này đã khởi sanh từ cái "duyên" trong đạo phật.
Theo thím, có là vì tự nhiên mà có, rồi tiến hóa cũng tự nhiên mà tiến hóa luôn, hổng "duyên" cũng hổng "tạo" chi dzáo.
Cách nào đó, tui nghĩ thím bảy các cháu gần với đạo phật hơn là ba bốn nhánh của đạo Abraham (thiên chúa giáo và hồi giáo).

Thím bảy tự nhận mình vô tôn giáo, giản dị là vì thím không muốn lệ thuộc vào bất cứ một hệ thống lý luận tôn giáo nào của loài người.
Cách nào đó, "linh hồn", nếu có, của thím có tên "conscience". Conscience ở trong tim trong óc, hiện diện với sự sống con người.
Khi con người hết sống, tim óc chết và linh hồn chết theo luôn.
Cách nào đó, thím bảy có lý quá đi chớ.

Mong rằng topic "chết là hết" sẽ sống dai và sống thọ, để tui còn kịp nghe thêm các ý kiến về tôn giáo - trước khi... quá trễ -
Xin cám ơn qúi bà con và... xin hết.

Triển
08-06-2012, 10:21 AM
Ma đàm Ngô một bụng kinh luân, rứa mà khi thím Bảy hỏi tin có linh hồn không lại nói không biết. Cho phép tôi bàn loạn ma đàm là một trong 5 ' bà trinh nữ ' thiếu dầu bị lỡ sở hội phải đứng ngoài chầu rìa rồi phải không ? Không phải người Ki-tô hữu luôn phải giữ ngọn đèn mình được luôn cháy sáng sao ? Nhất là vào lúc chiều tà, bóng xế ?

HoangVan
08-06-2012, 04:31 PM
Chị Ngô là người thành thật anh 5 à ..
Thím 7 hỏi: chị có tin linh hồn không ?
Chị Ngô hổng biết nên nói hổng biết .

Hổng biết mà nói tin thì không phải là chị Ngô .. :) .. Ngọn đèn của Ki-Tô hữu là Tình Thương anh 5 ơi . Tình Thương Đức Mến là điều răn của tất cả những điều răn ; có ngọn đèn đó thì không bao giờ mất ánh sáng .. (*) ...

gun_ho
08-06-2012, 04:53 PM
Ngày xưa tui cũng có đi dịch (vật) nhưng không đến nỗi nhất sao thất bổn như vầy

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Thím bảy hỏi ngược lại tui : Thế chị tin có linh hồn không ?



Thím 7 hỏi: chị có tin linh hồn không ?



:))

HoangVan
08-06-2012, 04:56 PM
.. http://www.gifmix.net/3d-smileys/naughty-3d-smilies/0029.gif ..

Triển
08-06-2012, 10:10 PM
Chị Ngô là người thành thật anh 5 à ..
Thím 7 hỏi: chị có tin linh hồn không ?
Chị Ngô hổng biết nên nói hổng biết .

Hổng biết mà nói tin thì không phải là chị Ngô .. :) .. Ngọn đèn của Ki-Tô hữu là Tình Thương anh 5 ơi . Tình Thương Đức Mến là điều răng của tất cả những điều răng ; có ngọn đèn đó thì không bao giờ mất ánh sáng .. (*) ...



..... - Tình thương của anh Hoàng Vân là gì, ra sao, có ích lợi gì không ? Lợi ích này có người viết ở dưới đây như sau, tôi chỉ ví dụ thôi: ;)

Muốn đọc thêm xin đến trang đấy đọc sẽ đầy đủ hơn => http://www.hoangfamily.biz/D_1-5_2-63_4-983/



.... Dưới đây là trích đoạn từ trang trên:




....

Người Kitô hữu phải giữ cho ngọn đèn yêu mến của mình được luôn cháy sáng, vì theo Thánh Gioan Thánh Giá, trong lúc xế chiều của cuộc đời ta sẽ được xét xử theo tình yêu. Nhưng để ngọn đèn tình yêu đó cháy sáng được, ta cần phải có dầu. Vậy dầu của ngọn đèn yêu mến này là gì?

Trong đời sống Kitô hữu, dầu của ngọn đèn tình yêu là đức tin, là dầu thánh được xức trên trán ta khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Thánh Nữ Catarina Siena, Tiến Sĩ Hội Thánh thì cho rằng đó là đức khiêm nhường. Nhờ sự hòa trộn giữa đức tin, dầu Thanh Tẩy, và đức khiêm nhường sẽ đem lại những hoa trái tốt.

Tình mến trọn hảo đòi hỏi đức tin vững mạnh, đời sống khiêm nhường, cũng như sự bền đỗ trong ơn thánh sủng mà Thiên Chúa đã ban cho ta khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội.

Nếu giờ chết đã được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, thì dù ta có sợ hãi đôi chút vì đức tin còn yếu kém, hoặc đời sống bị chao đảo do những cám dỗ và khuyết điểm, ta vẫn tin tưởng ra trước tôn nhan Thiên Chúa, vì biết rằng Ngài không từ chối ta khi ta đã cố gắng kiếm tìm và thực hiện ý Ngài trong cuộc sống.

Ðối với nhiều người, sự sợ hãi ghê gớm nhất khi nghĩ đến giờ chết, là không biết mình sẽ chết như thế nào. Qua dụ ngôn Mười Trinh Nữ, Ðức Kitô đã cho biết rõ ràng về cái chết của mỗi người bằng cách căn cứ vào đời sống của người đó. Nhưng qua tình thương của Thiên Chúa, ta có thể tin tưởng rằng Ngài không muốn ai chết trong lúc ngọn đèn tình yêu của họ hết dầu. Ngoại trừ trường hợp giống như năm cô trinh nữ đã không giữ được đèn mình cháy sáng.

Do đó, thái độ cẩn trọng của ta là phải giữ cho ngọn đèn tình yêu luôn cháy sáng, bằng việc chuẩn bị và lo lắng cho đèn luôn luôn có đủ dầu. Ðây là hành động khôn ngoan của người tìm kiếm Thiên Chúa, một ân huệ của Chúa Thánh Thần. Nhờ ánh sáng và sự soi dẫn của nó, ta biết tìm kiếm những giá trị thật của cuộc đời. Cuộc sống có giá trị được xây dựng trên sự kính mến Thiên Chúa, trên những hành động bác ái với anh chị em đồng loại, cũng như trên những việc làm tiết chế và tự chủ đối với tính tình hoặc xu hướng xấu.

....



______________________

PS: theo tôi thấy thì tôn giáo nào tựu trung cũng có căn bản nằm ở đức tin, niềm tin, sự tin tưởng vào tôn giáo và giáo lý của mình. Khi niềm tin vì một lý do nào đó có vẻ lung lay, thì phản ứng đầu tiên rất tự nhiên là các câu hỏi mà đáng lý đã có câu trả lời trong giáo lý của mình. Cho nên củng cố niềm tin vào tôn giáo của mình trong một không gian cùng tính chất có lẽ là điều căn bản nhất. Ý tôi ở đây là giữa Ki-Tô hữu với nhau, giữa các Phật tử với nhau hoặc giữa các tín đồ Ấn giáo, Hồi giáo với nhau, dường như là bổ ích hơn, là mang các vấn đề xã hội ra thảo luận dưới lăng kính các tôn giáo khác nhau. Tôi nghĩ làm điều này không có ích lợi gì, hoặc nói có vẻ cực đoan một chút là có ý đồ muốn gây tranh cãi, phỉ báng sự tin tưởng của mỗi tôn giáo, hoặc là muốn truyền đạo.

HoangVan
08-06-2012, 10:57 PM
.. ~o) .. anh 5 đã dẫn chứng .. :) ..

Triển
08-06-2012, 11:39 PM
.. ~o) .. anh 5 đã dẫn chứng .. :) ..






Có nghĩa là anh đã hiểu ý của tôi chứ? :)

HoangVan
08-07-2012, 02:34 AM
.. tôi hiểu anh cũng như anh hiểu tôi .. :) ..

Triển
08-07-2012, 03:23 AM
.. tôi hiểu anh cũng như anh hiểu tôi .. :) ..


Không, khác chứ. Tôi đâu biết gì về anh mà dám hiểu anh. ;) Ở đây vấn đề "hiểu" chỉ gói gọn trong ngữ cảnh 'quan niệm về sự chết của Ki-Tô giáo và dụ ngôn 10 trinh nữ' tôi mang vào, để đặt dấu chấm hỏi về đức tin Ki-Tô của bà Ngô mà thôi. ;)

Hàn Sinh
08-08-2012, 10:48 PM
Ma đàm Ngô một bụng kinh luân, rứa mà khi thím Bảy hỏi tin có linh hồn không lại nói không biết. Cho phép tôi bàn loạn ma đàm là một trong 5 ' bà trinh nữ ' thiếu dầu bị lỡ sở hội phải đứng ngoài chầu rìa rồi phải không ? Không phải người Ki-tô hữu luôn phải giữ ngọn đèn mình được luôn cháy sáng sao ? Nhất là vào lúc chiều tà, bóng xế ?Tôi nghĩ là hai câu hỏi in bold màu xanh của anh Triển nhằm mục đích tìm hiểu về suy nghĩ và niềm tin của người đối thoại chứ hoàn toàn không phải là sự khiêu khích dùng để tranh luận về tôn giáo!





.......
Bữa qua, thím bảy các cháu sang chơi nhà, hai chị em tui ngồi tán dóc, rồi lan man sang chuyện tôn giáo.
Con em bạn dâu của tui là đứa hiền lành thiệt thà dịu dàng ngay thẳng. Là mẹ tốt vợ hiền dâu thảo của cả dòng họ nhà chồng.

Hồi đám cưới, tụi nó vào nhà thờ làm phép đạo : phép hôn phối cho chú và phép giao - giao chớ hổng phải hôn phối - cho thím, vì thím nó dứt khoát hổng "trở lại đạo" (chời ơi chời, tui ghét term trở lại này hết sức ghét, vào đạo nghe còn được, trở lại thì không).
Phép hôn phối ràng buộc tín hữu phải nuôi dạy con cái trong tín lý công giáo, nhưng do... thím bảy hổng vào đạo nên đã hổng lý chi tới cái ràng buộc này.

Đám con thím hổng đứa nào "bị" ẵm ra nhà thờ rửa tội ráo nạo, để tự chúng quyết định sau này.
Chú bảy, như tất cả các trự đầu đội nón chơn mang dép của thế giới, việc nhà thờ nhà thánh vốn đã hổng siêng, nay lấy thím chú còn lười hơn nữa, một năm đôi ba bận chú thím cùng đám con theo anh em chồng vào nhà thờ những dịp có việc cần phải vào. Chấm hết.
Nhà chồng tui vốn cởi mở, hổng ai thắc mắc chi ráo.

Thím bảy tin chết là hết. Linh hồn hổng có, linh hồn là chuyện tưởng tượng cốt để hù dọa cho nhau sợ chơi.
Thành ra... thế giới và sự sống hiện tại, theo thím, là sự tiến hóa từ từ của vũ trụ, trong đó có con người.
Vậy rồi thím bảy tin cái chi ? Thưa thím tin vào "conscience" của mình, chính cái conscience nớ sẽ phán xét thím, dẫn dắt thím đi vào và ở lại trong "chánh đạo". Conscience là thiên đàng và địa ngục ngay ở kiếp này !

Thím bảy hỏi ngược lại tui : Thế chị tin có linh hồn không ?
Tui nói hổng biết.
Hồi đó tui còn thắc mắc chuyện linh hồn và kiếp sau, nhưng chừ hết dzồi, hai cái thứ đó hổng làm bận tâm tui nữa.
Mà ngay cả những cái tưởng là khác biệt giữa các tôn giáo trước đây, chừ tui cũng thấy hết khác, có khác là do cách giải thích thôi hà.

Tui nghĩ... tôn giáo phát sanh từ "cảm nhận" của con người về sự sống và vũ trụ.
Cảm nhận nớ được xếp đặt từ chuỗi suy luận khác nhau, để lý giải cùng một sự việc.
Vì sự việc có thiệt (sự sống héng) nhưng do cách lý giải khác nhau nên tôn giáo đã có những tên khác nhau.
Tôn giáo là Trời.
Trời của thím bảy là conscience, của người khác là chúa phật a-la ja-vê..v.v..

Cái khác - mà tui nhìn ra giữa tui và thím hiện nay (nhưng tui hổng chắc tui đúng ha) - là thím hổng tin việc sáng tạo, thím cũng hổng tin luôn chuyện "có" của thế giới vạn vật này đã khởi sanh từ cái "duyên" trong đạo phật.
Theo thím, có là vì tự nhiên mà có, rồi tiến hóa cũng tự nhiên mà tiến hóa luôn, hổng "duyên" cũng hổng "tạo" chi dzáo.
Cách nào đó, tui nghĩ thím bảy các cháu gần với đạo phật hơn là ba bốn nhánh của đạo Abraham (thiên chúa giáo và hồi giáo).

Thím bảy tự nhận mình vô tôn giáo, giản dị là vì thím không muốn lệ thuộc vào bất cứ một hệ thống lý luận tôn giáo nào của loài người.
Cách nào đó, "linh hồn", nếu có, của thím có tên "conscience". Conscience ở trong tim trong óc, hiện diện với sự sống con người.
Khi con người hết sống, tim óc chết và linh hồn chết theo luôn.
Cách nào đó, thím bảy có lý quá đi chớ.

Mong rằng topic "chết là hết" sẽ sống dai và sống thọ, để tui còn kịp nghe thêm các ý kiến về tôn giáo - trước khi... quá trễ -
Xin cám ơn qúi bà con và... xin hết.Chào chị ntdl,

Cảm ơn vì đã được đọc một bài viết rất hay và nhận định vô cùng khách quan trong cái nhìn của chị về vấn đề niềm tin và tôn giáo. Trong đó, bao gồm suy nghĩ và niềm tin của chính cá nhân chị cũng như cách trình bày suy nghĩ và niềm tin của người khác (cô em bạn dâu của chị, thím Bảy).

Vô tình, HS đọc được đoạn viết quoted lại bên trên, mà chị đã mô tả về thím Bảy với nhiều điểm rất gần gũi trong suy nghĩ và niềm tin của mình; đồng thời, HS cũng muốn được trả lời một vài ngộ nhận của chị đối với tôn giáo bạn, trong sự chia sẻ lẫn nhau. Các ngộ nhận này, được xem là quan trọng hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào người đọc hơn là người trình bày. Hơn nữa, có thể nó cũng chỉ là suy nghĩ của cá nhân HS chứ không hoàn toàn là suy nghĩ của đại đa số các Phật tử khác:

Theo hiểu biết của cá nhân HS, thì niềm tin vào Thượng Đế của người theo đạo Abraham (thiên chúa giáo và hồi giáo) dựa theo Cựu và Tân Ước là những bộ Kinh Thánh đã có trước khi các đấng Tiên Tri ra đời. Phải chăng, vì lý do này mà Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, cũng như Hồi Giáo mới có việc xây dựng và đặt để niềm tin nơi sự "Sáng Tạo", "Sáng Thế"?

Trong khi đó, đạo Phật được mệnh danh là đạo Giải Thoát và Từ Bi (tất nhiên, chúng ta hiểu Từ Bi tương đương với niềm tin Nhân Ái của đạo Thiên Chúa!). Và, trong niềm tin của người Phật giáo, ít nhất là theo kinh sách Phật giáo, không hề có sự tìm hiểu về việc khởi thủy của vạn vật. Đồng thời theo Phật giáo, kinh Phật chỉ được ra đời sau khi Đức Phật đã đắc đạo và bắt đầu đi thuyết pháp, nhằm ghi chép lại những lời giảng dạy cũng như các sự việc liên đới (gọi là công án).

Không riêng chị ntdl hoặc một số Đạo hữu Thiên Chúa giáo đã có sự nhầm lẫn rằng các chữ "duyên" và "nghiệp" trong kinh Phật là dùng để nói đến việc "Sáng tạo" hay "Khởi thủy" của vạn vật hoặc của sự sống. Rất đông Phật tử đi chùa cũng có sự lẫn lộn tương tự!

Theo kinh Phật, "duyên" và "nghiệp" dùng để giải thích về thuyết Luân Hồi, là thuyết mà nhiều Phật tử cho rằng là thuyết của nhà Phật. Một lần nữa, "duyên" và "nghiệp" cũng không hề được dùng để giải thích cho sự sáng tạo, nguyên thủy, hay kết thúc của vạn vật. Đức Phật và đạo Phật sau này không hề có tham vọng giải thích những điều đó!

Tuy nhiên trong suy nghĩ của mình (tất nhiên, có thể khác xa với suy nghĩ của những Phật tử khác), là một Phật tử, HS cho rằng thuyết Luân Hồi chỉ là sự đơm đặt với mục đích vụ lợi, lợi dụng... của tăng chúng sau này mà thôi.

Có lẽ ngay cả những người xưa kia đã đơm đặt về thuyết Luân Hồi và bỏ vào miệng của Đức Phật, một là không đủ sâu sắc để hiểu rằng làm điều đó là phỉ báng Phật Thích Ca Mâu Ni. Hoặc giả, người ta biết rất rõ, nhưng cái lợi đem đến quá lớn để mà những kẻ buôn thần bán thánh đã không từ bỏ việc làm thiếu lương tâm và phản trắc. HS gọi là phản trắc, vì đơm đặt như thế là phản lại người mà họ đã và đang tôn thờ!

Cái gì khiến cho HS không tin rằng Phật Thích Ca Mâu Ni đã đưa ra hoặc "supported" cho thuyết Luân Hồi?
Đơn giản, vì nếu xem rằng những người đang sống khốn khổ vì tật nguyền, thiên tai,... là hậu quả không hay do "nghiệp báo" từ những kiếp trước; thì mặc nhiên, chúng ta đã vu khống và kết tội một cách vô cớ đối với các nạn nhân lẽ ra rất cần được giúp đỡ và quan tâm! Sinh ra làm người mà có thể suy nghĩ và cư xử tàn ác với đồng loại không may của mình như thế được, hay sao?

Vì thế, HS gọi những kẻ dựng lên thuyết Luân Hồi và đút vào miệng Đức Phật chính là cơ hội, lợi dụng, và đầy phản trắc. Chúng đã gán cho Đức Phật tiếng xấu là bất nhân. Và hơn cả như thế, một cách gián tiếp, chúng gọi Đức Phật là ngu xuẩn, thiếu suy xét khi đưa ra thuyết Luân Hồi vào hệ thống kinh Phật!

Vâng, trong niềm tin đối với Đức Phật là người dạy chúng sinh lòng từ bi và đạo Giải Thoát, HS không thể nào chấp nhận những suy nghĩ u mê hằng ngày mà các Phật tử vẫn dùng thuyết Luân Hồi để mạ lỵ Đức Phật!
Mỉa mai thay, trong cái u mê đó, người ta vẫn nghêu ngao rằng mình đang "Hoằng Dương Phật Pháp" mà không hề mảy may hiểu đó là những điều phỉ báng nặng nề(!)

Nếu tin rằng sinh ra là khổ như lời Phật dạy, thì ngập chìm trong u mê tăm tối cũng là một cái khổ. Mà khổ vì u mê ngu xuẩn, nếu không là khổ Nhất, Nhì, Ba, Tư... thì cũng chiếm hạng Năm. Tức là, cái khổ có "bằng Danh Dự" chứ chẳng phải chơi!
Muốn thoát được khổ, người ta cần thoát khỏi u mê. Mà rõ ràng, thuyết Luân Hồi như vừa phân tích cũng đã là một trong vạn cõi u mê mà Phật tử đã và đang bị chìm đắm vào bởi những kẻ vô lương tâm đút lời vào miệng Đức Phật!

Một trong những cách Giải Thoát ra khỏi những điều tối tăm mịt mù, chính là kiến thức, là sự hiểu biết... Chẳng phải các triết gia Tây Phương từ ngàn xưa cũng đã kêu gọi, "I think, I am." Hoặc giả, có người còn nói thẳng ra rằng, "chỉ có sự hiểu biết mới giải phóng được con người thành tự do.", hay sao?

Chị ntdl,

Trình bày suy nghĩ và niềm tin của mình trong tư cách là một Phật tử, HS biết chắc đã làm chị và nhiều người khác ngạc nhiên vì không có ý hoặc tranh luận tôn giáo (đối với các tôn giáo bạn khác!), mà chỉ chỉ trích những niềm tin lệch lạc của chính trong tăng chúng và Phật tử trong tôn giáo của mình mà thôi!

Vài lý do đáng được đề cập đến. Đó là, tranh cãi về tôn giáo với mục đích đả kích về niềm tin của người khác là điều không nên!
Điều thứ hai, các chi tiết trình bày tuy được gọi là niềm tin của mình, HS chỉ dựa theo sự kiện và suy luận biện chứng thông qua cách cách cư xử của tăng chúng và Phật tử đối với người mà họ đang tôn thờ.
Do thiếu hiểu biết, mà hằng ngày họ vẫn làm những việc mạ lỵ, vu khống, phỉ báng Đức Phật... chẳng tiếc lời; nhưng vẫn tưởng rằng tôn vinh Ngài(?)
Thứ ba, việc chỉ trích những u mê nông cạn của tăng chúng và Phật tử trong đạo Phật của HS, nếu đạo hữu Thiên Chúa giáo vô tình tìm thấy được điểm nào đó tương đồng khiến cho niềm tin của chính mình bị lung lay; thì xin hiểu rằng điều đó hoàn toàn nằm ngoài ý muốn của người viết post này!

Hàn Sinh.

ntđl
08-09-2012, 11:41 AM
*

Cám ơn Hàn tiên sanh về bài viết.
Tui đọc và còn đang đọc lợi với rất nhiều cẩn trọng, do sợ rằng sơ sót nên hiểu thiếu và hiểu sai ý ông.

Dà, lại cũng xin phép nói về "ngộ nhận" - chữ của ông hén - trong quan điểm luân hồi. Theo ông, ngộ nhận này có là vì đã hiểu sai.
Vô tình hiểu sai do đã được dạy dỗ sai, nhưng vì thiếu huệ nhỡn nên đã hổng "ngộ" ra (chời ơi chởi, sao bửa nay chữ nghĩa của tui nó sáng rỡ vầy nè chời).
Và... chưa chừng còn cố ý hiểu sai với "ý đồ bội bạc", nghĩa là để thủ lợi.

Gì thi gì, những người gọi chung là con phật (phật tử và sư tăng) có ngộ nhận nớ, đã và đang làm phương hại tới thanh danh Đức Phật.
Thành ra rồi... những chuyện tưởng là giảng đạo, hoành dương đạo pháp của họ, thiệt ra gây nguy hiểm thay vì sanh lợi ích.
Và... với tư cách phật tử, ông Hàn sinh đã nói lên cái quan điểm của riêng ông về luân hồi của phật giáo, như một tiếng chuông báo động để cảnh tỉnh chúng sanh nhà phật.

Như thế tui có đã hiểu đúng và hiểu hết ý ông chưa, thưa ông ?
Nếu rồi thì tui lại xin phép "tán" tiếp.

Trước giờ tui vẫn yên trí thuyết luân hồi là "chánh đạo", nay thì... có lẽ "chánh đạo" chỉ còn là chuyện "tương đối", do "góc nhìn" khác nhau nên "luận điểm luận cứ" đã khác nhau... chăng ? ! (chấm hỏi lẫn chấm than)
Tui xin phép tán thêm, rằng "điểm" và "cứ" ở đây, có lẽ tới nay, cũng chỉ và vẫn chỉ là "luận", nghĩa là bàn và tán chớ chưa ngã ngũ cái kiểu dứt điểm. Dứt sao đặng, dứt rồi lý thuyết còn chi, khỏi bàn khỏi tán nữa - và rồi dám việc hành giáo sẽ nóng bỏng hơn hổng chừng -

Chuyện "duyên" và "khởi" có lẽ tui nói hổng rõ, chưa rõ, thành đã gây ngộ nhận nơi ông. Lỗi này là ở tui héng.
Chữ duyên và khởi tui dùng ở đây hoàn toàn hổng mang tánh "tạo thành", nó chỉ có nghĩa "phát sanh" hay đúng hơn mình ên tự tạo.
Đức Phật dạy chúng sanh : có sanh thì có diệt, sanh và diệt đi theo thứ tự trong một vòng tròn khép kín. Diệt sẽ tạo sanh và ngược lại theo cái kiểu - ví kiểu này là cho vui, chớ thiệt ra hổng... fít - con gà và trái trứng (gà mái hén, gà trống hổng kể)

Sanh diệt khởi từ cái duyên - duyên khởi - và cái duyên nếu có được là từ cái nghiệp. Nghiệp tốt tạo duyên lành, nghiệp xấu tạo duyên dữ.
Nhân tốt sanh quả tốt, nên thuyết luân hồi dạy chúng sanh tránh nghiệp chướng hầu "kiếp sau" đi lên và lên từ từ. Nhưng... cái đích nhắm tới là.. luôn luôn là, thoát ra khỏi cái vòng tròn khép kín khép chặt nớ. Và Phật gọi vòng tròn ấy là vòng trầm luân, là bể khổ của cuộc đời.

Y hình tui được dạy rằng (dà, bị hổng chắc, sợ nhớ lộn) chúng đệ tử đã được phật dạy như sau khi hỏi ngài về tiền kiếp hậu kiếp : Kiếp nào lo kiếp nấy, sống kiếp này cứ lo chuyện kiếp này, kiếp trước thì đã qua, và kiếp sau lại chưa tới...
Nếu tui nhớ đúng, và nếu thiệt sự Phật dạy như rứa, thì trong thuyết nhà Phật hẳn là có luân hồi.
Nhưng nay, theo Hàn tiên sanh, có thể lời này do người đời bịa ra rồi đặt vào miệng Phật, cốt tạo cái nền vững chắc cho thuyết luân hồi dựa vào... chăng ?

Hiểu biết về phật pháp của tui rất giới hạn, do khả năng đọc và hiểu chưa thông. Triết lý đạo phật lại quá sâu quá cao.
Phật giáo, theo tui (được dạy)) là con đường tự giải thoát bằng sức lực và ý chí của chính mình, nghĩa là phải tự rèn tự luyện để tự giải thoát. Và... giải thoát ngay bây giờ chớ đừng chờ tới kiếp sau (nếu như kiếp sau có thiệt, nghĩa là... linh hồn có thiệt)

Nhơn sinh quan và triết lý của đạo phật, cách nào đó, là để giải thoát và giải phóng con người, giúp con người vượt ra khỏi những hệ lụy ràng buộc của cuộc sống. Hệ luỵ tạo đau khổ, và ràng buộc sẽ trùng điệp dính chùm nối tiếp nhau theo nhơn quả.
Lời Phật tui hiểu chỉ nhiêu đó và cố gắng áp dụng nhiêu đó trong đời sống hàng ngày mà ngó bộ đã trần ai khoai củ dzồi. Nay còn nói chuyện linh hồn (lời của cả chúa lẫn phật) và kiếp lai sinh (của các phật tử, ông Hàn sinh không có trong trỏng), thì... tía má ơi, to tát quá tui theo hổng kịp.

Tôn giáo vốn là cây gậy dẫn đường, ta nắm vào mà bước cho đừng té. Rủi như té rồi cũng vịn vào để dứng dậy đi tiếp. Ý chí tui hổng cao, sức lực lại yếu xìu, nên tui rất cần có gậy. Gậy nào cũng đặng ráo, bất kể hình thể màu sắc.
Con đường gập ghềnh bao nhiêu, ổ gà bao nhiêu, tối tăm bao nhiêu, cứ nắm được cây gậy là tui yên trí lớn.
Tui là đứa vốn... thiếu tự tin, nên rồi thấy ai xung quanh tự tin đầy mình, tui sanh lòng dzô dzàn cảm phục và ngưỡng mộ.

*

Phần sau đây là để trả lời Triển tướng công.

Cám ơn ông Triển hén, đã ví tui là... trinh nữ (cho dù trinh nữ thiếu dầu - trời thần ơi, bảo đảm trước sau rồi cũng chết cái tên với anh em nhà chồng, kép tui đang phởn với term này, y chang chuyện chả phởn vì tui đòi... "đứng")

Tui nghĩ... đức tin là chuyện đường dài ông à. Đèn hổng chỉ cần dầu mà còn cần cả bấc (tim đèn) nữa lận, có thế mới hổng tàn lụi khi ra trước gió.
Như đã nói, tôn giáo có hai tập, tập đầu là sự sống (and/or sáng tạo), tập sau là... sự chết (nghĩa là hậu chuyện của sự sống).

Tui có nói tui và thím bảy khác nhau ở tập 1 này heng - Tui thuộc tập 1 như cháo, nhuyễn nhừ hổng cần có sách trước mặt. Qua tập 2 - thím bảy chê cả hai tập - thì tui đọc mà ráng quá xá ráng, có khúc chữ nghĩa dễ nên hiểu ra, có khúc chữ nghĩa khó nên hiểu hổng đặng, than ôi !

Điều này hổng phải tui mù chữ ha, chỉ là từ vựng tui còn thiếu nên loạng quạng.
Cũng tỉ như... mình gởi thân chủ đi specialist rồi họ gỡi cái report cho mình, họ là một chiên-da có ngôn ngữ diệu vợi ngàn trùng, chữ nghĩa tối thui.
Nên rồi... cái kết luận của report ta hiểu liền, nhưng chữ nghĩa chiên-da dùng - để giải thích cho kết luận - thì ta ấm ớ hiểu hổng ra.

Thành ra... nghe kết luận tập 2 nớ coi như là đạt, chuyện giải thích rắc rối ta xếp lợi, để thủng thẳng từ từ "điều nghiên" hổng đi đâu mà vội.
Giả như sau này hiểu đặng và hiểu kịp thì quá xá tốt, còn bằng như hổng đặng hổng kịp cũng hổng sao - rồi mần màn tự an ủi, rằng hố cát nhỏ mong gì chứa hết được nước đại dương.
Amen.

Kính chào ông.
Chừ tui ngồi chờ gia chủ, ổng mở topic ra thì hẳn phải ít nhiều có ý kiến héng.

chuongd
08-09-2012, 12:48 PM
Xin lỗi ...quí bạn.
Nếu có rảnh, xem bài "Vấn đề là ...." trong mục "Chuyện linh tinh" này ...rồi sẽ có câu trả lời.

Vấn đề là:
- Nếu tin "chết là hết .." thì sẽ chấm dứt (.)-dấu chấm hết câu-.
- Nếu tin "chết là chưa hết" thì đó là con đường của các tôn giáo.

ĐQC

Hàn Sinh
08-09-2012, 04:29 PM
- Nếu tin "chết là hết .." thì sẽ chấm dứt (.)-dấu chấm hết câu-.
- Nếu tin "chết là chưa hết" thì đó là con đường của các tôn giáo.

ĐQCChào anh Chính,

Trong mạch bài này, các chữ "hết" và "chưa hết" bên trên, HS hiểu rằng anh đang nói về sự tồn tại của linh hồn sau khi chết!
Là người tin rằng linh hồn sẽ không còn tồn tại sau khi chết, tuy nhiên HS thấy khó có thể đồng ý với vế sau này, "thì sẽ chấm dứt." và anh dùng dấu chấm hết câu với ý nghĩa rằng, chẳng còn gì bàn thêm!

Bởi vì tin rằng chết là hết, đồng nghĩa với tin rằng đời sống của chúng ta chỉ có một mà thôi. Với niềm tin này, HS cảm thấy trân trọng sự sống của mình nhiều hơn. Quý trọng không có nghĩa là ham sống sợ chết. Nó có nghĩa là, mỗi giây phút khi chúng ta còn sống; hãy cố gắng làm cho nó xứng đáng với chính mình. Linh hồn tuy không còn nữa sau cái chết, nhưng người xưa có nói, "cọp chết để da,... "

Ý nhỏ chia sẻ cùng với anh, khi HS là người rơi vào trường hợp một trong cái list có hai trường hợp kia của anh.
Tất nhiên, vẫn có những người khác cũng tin rằng, "chết là hết" mà HS không thể là đại diện duy nhất thay thế cho tiếng nói, ý kiến, hoặc niềm tin của họ!
Chúng ta không nên dùng dấu chấm hết câu để ngăn chặn ý kiến của người khác, anh ạ!

Hàn Sinh.

Hàn Sinh
08-09-2012, 07:07 PM
Chuyện "duyên" và "khởi" có lẽ tui nói hổng rõ, chưa rõ, thành đã gây ngộ nhận nơi ông. Lỗi này là ở tui héng.
Chữ duyên và khởi tui dùng ở đây hoàn toàn hổng mang tánh "tạo thành", nó chỉ có nghĩa "phát sanh" hay đúng hơn mình ên tự tạo.
Đức Phật dạy chúng sanh : có sanh thì có diệt, sanh và diệt đi theo thứ tự trong một vòng tròn khép kín. Diệt sẽ tạo sanh và ngược lại theo cái kiểu - ví kiểu này là cho vui, chớ thiệt ra hổng... fít - con gà và trái trứng (gà mái hén, gà trống hổng kể)

Sanh diệt khởi từ cái duyên - duyên khởi - và cái duyên nếu có được là từ cái nghiệp. Nghiệp tốt tạo duyên lành, nghiệp xấu tạo duyên dữ.
Nhân tốt sanh quả tốt, nên thuyết luân hồi dạy chúng sanh tránh nghiệp chướng hầu "kiếp sau" đi lên và lên từ từ. Nhưng... cái đích nhắm tới là.. luôn luôn là, thoát ra khỏi cái vòng tròn khép kín khép chặt nớ. Và Phật gọi vòng tròn ấy là vòng trầm luân, là bể khổ của cuộc đời.

Y hình tui được dạy rằng (dà, bị hổng chắc, sợ nhớ lộn) chúng đệ tử đã được phật dạy như sau khi hỏi ngài về tiền kiếp hậu kiếp : Kiếp nào lo kiếp nấy, sống kiếp này cứ lo chuyện kiếp này, kiếp trước thì đã qua, và kiếp sau lại chưa tới...
Nếu tui nhớ đúng, và nếu thiệt sự Phật dạy như rứa, thì trong thuyết nhà Phật hẳn là có luân hồi.
Nhưng nay, theo Hàn tiên sanh, có thể lời này do người đời bịa ra rồi đặt vào miệng Phật, cốt tạo cái nền vững chắc cho thuyết luân hồi dựa vào... chăng ?

Hiểu biết về phật pháp của tui rất giới hạn, do khả năng đọc và hiểu chưa thông. Triết lý đạo phật lại quá sâu quá cao.
Chào chị ntld,

Trong thảo luận, HS sẽ không quan tâm đến thái độ mỉa mai bằng những ngôn từ xưng hô "tiên sanh" này kia!

Riêng những điều chị viết như, "Đức Phật dạy chúng sanh... ",... rồi "chúng đệ tử đã được phật dạy như sau... "...; thì tất cả chỉ là kinh sách ghi lại. Và, người ta vẫn nhắm mắt tin rằng, đã là kinh sách viết thì phải đúng(!)

Có nhiều lý do để HS nghi ngờ đến sự chính xác do kinh sách ghi lại mà không hề lo sợ rằng mang tội bất kính đối với Đức Phật. Nói một cách khác, kinh sách là một kho tàng của sự bịa đặt:

1/ Đầu tiên tiểu sử của Đức Phật ghi lại, Ngài đã lập gia đình và có con trai. Nhưng sau đó vì nhìn thấy chúng sinh lầm than, nên đã xuất gia cho đến khi thành chánh quả (49 tuổi) thì mới bắt đầu ra đi thuyết pháp cho đến khi viên tịch (80 tuổi). Có nghĩa là, thời gian thuyết pháp của Ngài trên dưới ba mươi năm. Cũng trong tiểu sử ghi lại, các đệ tử đã theo Ngài đi đến nhiều nơi khác nhau để nói về đạo từ bi và giải thoát của mình. Như thế có nghĩa là trong thời gian ba mươi năm đó, nội dung thuyết pháp của Ngài đã được lập đi lập lại rất nhiều lần với các khán thính giả khác nhau. Nó không phải là một khóa học kéo dài ba mươi năm cho đến khi Đức Phật viên tịch...

Vì thế, những gì Đức Phật nói ra và dạy chúng sinh, ghi chép lại chỉ vài quyển kinh là đã quá đủ. Thế mà, ngày nay kinh Phật có đến vài mươi vạn (vài trăm ngàn) bộ. Mà mỗi bộ kinh thì không chỉ bao gồm một quyển trơ trụi(!) Tây Du Ký là cuốn tiểu thuyết phóng tác. Nhưng chuyện Trần Huyền Trang đi thỉnh hàng vạn bộ kinh từ Ấn Độ đem về là có thật và được ghi vào chính sử. Ngay cả lịch sử Phật giáo Trung hoa cũng ghi nhận, tuy đem về nhiều, nhưng bản thân Trần Huyền Trang cũng chỉ dịch được hơn sáu trăm quyển... Số còn lại trong các tàng thư của bảo tự dù sau này có người tiếp tục vẫn chưa dịch ra hết được!

Vâng, Đức Phật chỉ có một miệng vừa để nói và đôi khi còn dùng để ăn khi đói, để uống lúc khát. Nhưng lời Ngài nói ra và các cố sự mà chúng đệ tử ghi chép lại lên đến hàng vạn bộ kinh thì chẳng phải là điều diễu cợt lắm hay sao? Tin vào sự chính xác của kinh sách ghi lại, tựa như câu nói đùa ngày còn bé của các anh em con Cô của HS với nhau: "Nếu lúc đang ngủ và ngáy khò khò, Đức Phật cũng thuyết pháp. Và, khi Ngài đi thăm lăng bác hồ, người ta cũng ghi ghi chép chép, trong suốt ba mươi năm của Đức Phật; cũng chẳng đủ để ghi vào hàng vạn bộ kinh sách!"

2/ Người đọc sách và kinh (được cho là lời dạy của Đức Phật, tuy chẳng ai biết được bao nhiêu phần trăm đâu là lời Phật dạy, còn đâu là lời bịa đặt!) vẫn hay lẫn lộn giữa Luật Nhân Quả và Thuyết Luân Hồi:

Thuyết Luân Hồi được xây dựng dựa vào Luật Nhân Quả. Theo luật nhân quả, gieo nhân tốt thì sẽ gặt quả tốt. Mọi sự đều có khởi đầu và có kết thúc, có nguyên nhân và hậu quả. Thuyết luân hồi, cho rằng chúng sinh sống hết kiếp này rồi sang kiếp khác..., và áp dụng luật nhân quả vào thuyết luân hồi mà gọi là quả báo, ác nghiệp, nghiệp duyên ... và ...!

Như thế về thực tế, luật nhân quả có thể tồn tại độc lập được. Trong khi đó, thuyết luân hồi không thể đứng một mình mà thiếu luật nhân quả!

Tuy nhiên cũng trong thực tế, luật nhân quả không hề là sản phẩm độc quyền của đạo Phật. Vì ngay cả những đứa trẻ sơ sanh khi chưa biết nói cũng đã áp dụng luật nhân quả một cách vô cùng bản năng:
Trong một tình cờ do đói bụng, đứa bé cất tiếng khóc oe oe thì được người lớn đem bình sữa đến. Từ đó, đứa trẻ biết lên tiếng khóc khi đói vì biết rằng làm thế sẽ được cho ăn và hết đói!
Cần chi phải đến chùa nghe thuyết giảng, cần gì phải được sinh ra trong một gia đình Phật giáo để một đứa trẻ con học được luật nhân quả?

Thậm chí súc sinh cũng học được luật nhân quả qua bản năng loài vật của chúng. Rõ ràng hơn cả là chó, mèo làm bậy trong nhà; đét cho vài roi ít lần, thì những lần sau chúng sẽ chừa và không còn làm bậy nữa mà!
Hình tượng hơn, thợ săn bắn chết một con nai trong đàn, thì nguyên bầy nai sẽ không còn dám bén mảng vào phá vườn trong thời gian thu hoạch trái cây hoa quả...

Còn nhiều lý do khác hơn để HS khó có thể tin vào những điều kinh sách viết mà đành phải tin vào những điều hợp lý mà thôi!
Trong những điều hợp lý tối thiểu có thể tin được là Phật (hay Chúa cũng thế!) là những đấng nếu không phải phi phàm thì ít ra cũng không thể là tầm thường bao giờ. Vì thế, cứ lấy ngay suy nghĩ và việc làm của mình làm tiêu chuẩn tối thiểu:

Nếu điều gì đó được nói rằng "Phật dạy thế này, Phật nói thế kia" mà thực sự hay hơn suy nghĩ của bản thân mình, HS xếp vào loại có thể tạm tin được và để đó xem xét sau!
Ngược lại, nếu điều gì đó được nói rằng "Phật dạy thế này, Phật nói thế kia" mà nhận định được là ấu trĩ hơn cả suy nghĩ nông cạn của chính HS, thì điều đó làm sao mà tin được hả trời?

Trong cả các điều mà HS nghi ngờ, có cả việc các thần tượng tôn giáo tự xưng mình là toàn năng hoặc chí tôn. Bởi vì, nếu thật sự toàn năng và chí tôn, các Ngài đã có thể nhìn xa trông rộng để thấy rằng có lúc nào đó trong lịch sử nhân loại; chúng sinh và con chiên của các Ngài đã nhân danh thượng đế toàn năng của mình để tàn sát lẫn nhau như chúng ta đã từng chứng kiến hoặc học được từ lịch sử!

Nếu thật sự toàn năng và chí tôn, các Ngài đã không để những điều đó xảy ra. Với lý do nào đó, khi con người nhân danh thượng đế của mình và tàn sát lẫn nhau như thế, thì trách nhiệm đã thuộc về ai? Lẽ nào, thượng đế toàn năng lại là những kẻ bất lực và vô trách nhiệm khi không can thiệp vào những chuyện máu đổ thịt rơi vì mình, như vậy?...

HS nghi ngờ rằng, các thần tượng tôn giáo không hề ngạo mạn nhận mình là đấng toàn năng hoặc chí tôn, cũng vì lẽ đó. Ngoài ra, chúng sinh nếu có vì tôn vinh thần tượng tôn giáo của mình quá đáng để mà gọi vậy (toàn năng, chí tôn...); thì chẳng phải không chỉ gán tội vô trách nhiệm, mà còn là cách gián tiếp chê bai các Ngài đã không biết nhìn xa, trông rộng hay sao?

Phật giáo, kể cả những điều mê tín và bịa đặt trong kinh sách; đã không hề đề cập đến căn nguyên và sự sáng thế. Thuyết luân hồi, một lần nữa HS tin rằng đó chỉ là sự bịa đặt không hơn không kém. Bởi vì, lẽ nào Đức Phật không nhìn thấy thuyết luân hồi là sự vu khống, nhạo báng, nguyền rủa... một cách bất nhân đối với những người không may sinh ra trong thân thể tật nguyền bẩm sinh. Nó cũng là thái độ láo xược đối với những người bị hoạn nạn do bất kỳ nguyên nhân nào đem đến (tai nạn, thiên tai, chiến tranh... ).

Đức Phật với lòng từ bi của mình, HS tin rằng Ngài đã dạy chúng sinh hãy quan tâm giúp đỡ những kẻ kém may mắn hơn mình. Không chỉ như thế, HS tin rằng Ngài cũng nhắn nhủ với chúng sinh chớ có dùng thuyết luân hồi để không mang "khẩu nghiệp" không hay!

Hàn Sinh.

Triển
08-09-2012, 10:44 PM
Tôi nghĩ là hai câu hỏi in bold màu xanh của anh Triển nhằm mục đích tìm hiểu về suy nghĩ và niềm tin của người đối thoại chứ hoàn toàn không phải là sự khiêu khích dùng để tranh luận về tôn giáo!
Vâng anh Hàn Sinh, tôi không tranh luận một vấn đề nhân sinh với một tín đồ của tôn giáo khác. Nhất là khi lạm bàn về cái chết của con người.




Theo kinh Phật, "duyên" và "nghiệp" dùng để giải thích về thuyết Luân Hồi, là thuyết mà nhiều Phật tử cho rằng là thuyết của nhà Phật. Một lần nữa, "duyên" và "nghiệp" cũng không hề được dùng để giải thích cho sự sáng tạo, nguyên thủy, hay kết thúc của vạn vật. Đức Phật và đạo Phật sau này không hề có tham vọng giải thích những điều đó!
Tuy nhiên trong suy nghĩ của mình (tất nhiên, có thể khác xa với suy nghĩ của những Phật tử khác), là một Phật tử, HS cho rằng thuyết Luân Hồi chỉ là sự đơm đặt với mục đích vụ lợi, lợi dụng... của tăng chúng sau này mà thôi.
Tôi cũng đồng ý với anh (anh là Phật tử ?) rằng thuyết luân hồi không phải do Phật giáo sáng chế ra. Phật giáo chấp nhận sự 'tái sinh' (reincarnation) và phát triển một khía cạnh giáo lý trên sự chấp nhận này. Nhưng mà câu đánh giá và tính từ lợi dụng của anh Hàn Sinh có vẻ hơi nặng nề tí đó. :)

Triển
08-09-2012, 11:11 PM
Phần sau đây là để trả lời Triển tướng công.

Cám ơn ông Triển hén, đã ví tui là... trinh nữ (cho dù trinh nữ thiếu dầu - trời thần ơi, bảo đảm trước sau rồi cũng chết cái tên với anh em nhà chồng, kép tui đang phởn với term này, y chang chuyện chả phởn vì tui đòi... "đứng")

Tui nghĩ... đức tin là chuyện đường dài ông à. Đèn hổng chỉ cần dầu mà còn cần cả bấc (tim đèn) nữa lận, có thế mới hổng tàn lụi khi ra trước gió.
Như đã nói, tôn giáo có hai tập, tập đầu là sự sống (and/or sáng tạo), tập sau là... sự chết (nghĩa là hậu chuyện của sự sống).

Tui có nói tui và thím bảy khác nhau ở tập 1 này heng - Tui thuộc tập 1 như cháo, nhuyễn nhừ hổng cần có sách trước mặt. Qua tập 2 - thím bảy chê cả hai tập - thì tui đọc mà ráng quá xá ráng, có khúc chữ nghĩa dễ nên hiểu ra, có khúc chữ nghĩa khó nên hiểu hổng đặng, than ôi !

Điều này hổng phải tui mù chữ ha, chỉ là từ vựng tui còn thiếu nên loạng quạng.
Cũng tỉ như... mình gởi thân chủ đi specialist rồi họ gỡi cái report cho mình, họ là một chiên-da có ngôn ngữ diệu vợi ngàn trùng, chữ nghĩa tối thui.
Nên rồi... cái kết luận của report ta hiểu liền, nhưng chữ nghĩa chiên-da dùng - để giải thích cho kết luận - thì ta ấm ớ hiểu hổng ra.

Thành ra... nghe kết luận tập 2 nớ coi như là đạt, chuyện giải thích rắc rối ta xếp lợi, để thủng thẳng từ từ "điều nghiên" hổng đi đâu mà vội.
Giả như sau này hiểu đặng và hiểu kịp thì quá xá tốt, còn bằng như hổng đặng hổng kịp cũng hổng sao - rồi mần màn tự an ủi, rằng hố cát nhỏ mong gì chứa hết được nước đại dương.
Amen.

Kính chào ông.
Chừ tui ngồi chờ gia chủ, ổng mở topic ra thì hẳn phải ít nhiều có ý kiến héng.


Ma đàm Ngô,

tôi đồng ý với bà Ngô là "đức tin" là chuyện đường dài. Cho nên tôi mới đưa ví dụ sự chết và liên quan đến đức tin trong Ki-Tô Giáo đến Ki-Tô Hữu như bà để hỏi xem. Nếu bà tin vào lời Đức Chúa, tin vào giáo lý, sao lại muốn thảo luận về sự chết với người đạo khác hoặc không có tôn giáo. Bà muốn qua đó để củng cố đức tin, hay là qua đó để truyền đạo của mình ? Tôi cho rằng cả hai đều không phải ý bà, xin được phép phóng túng đoán như vậy.

Tuy nhiên ý của bà ra sao ?

Câu thứ nhì bà viết bên trên cho tôi rằng: "Như đã nói, tôn giáo có hai tập, tập đầu là sự sống (and/or sáng tạo), tập sau là... sự chết (nghĩa là hậu chuyện của sự sống)".

Đây là suy nghĩ của bà dưới lăng kính Ki-Tô Giáo. Chứ Phật Giáo theo tôi biết không đặt giáo lý nhân sinh ở hai tập như bà, mà nhiều tập (tôi xin tránh chữ "phim bộ" vì nghe "trửng giỡn" không nghiêm túc).

"Thành - Trụ - Hoại - Diệt", 4 khái niệm mà người ta hay nghe trong Phật Giáo nói đến, chỉ để giải thích cho sư Vô Thường trong vũ trụ, một sự tất yếu của một yếu tố nhân sinh hiện hữu đó là bản ngã (vật lý). Và Phật Giáo không chấp nhận bản ngã, có nghĩa là đó là thân giả lập, không có tự chủ. Nói thêm là lạc đề, vì gieo vào những người không có đạo Phật một sự mơ hồ về giáo lý đạo Phật. Cho nên tôi xin phép ngừng tại chỗ này không nói thêm nữa.

Ý tôi là như thế đó, ma đàm nhìn sự việc ở lăng kính khác, góc độ khác, thấy nó đen. Tôi nhìn sự việc theo sự hiểu biết của tôi với giáo lý tôi biết được của đạo của tôi thấy vấn đề màu trắng. Trắng gặp đen thì sẽ không có mẫu số chung dù mình cố gắng nhân đôi nhân ba ở tử số, vẫn còn sự sai số tiếp tục nằm chung quanh. Cái sai số này chính là đức tin của bà, và niềm tin của tôi vào đạo pháp của riêng mình. Dù rằng ma đàm có tránh tiếng và nhân cách hóa sự việc cho nhẹ nhàng bằng chị Bảy, thằng Tư, hay con Tám, nhưng rốt cuộc thì căn bản để tranh luận vẫn chính là sự khác biệt quan niệm này mà thôi. Có lửa mới có khói. Ma đàm thường tránh lửa, dập khói mà phải không ?

Tuấn Nguyễn
08-10-2012, 05:27 AM
"Phải chăng chết là hết?"
Đây là một câu hỏi, rõ ràng rất rắc rối. Nếu mỗi người đứng từ một quan điểm, một đức tin, ... để tranh luận thì ... ôi thôi biết bao giờ xong mà có khi lại va chạm vào một số vấn đề tế nhị.
Nếu đứng trên quan điểm của khoa học thì "Chết là hết". Nhưng đức tin, tôn giáo thì lại khác.
Nhưng rõ ràng qua kinh nghiệm của một số người thì họ lại thấy rằng chết, té ra vẫn chưa hết.
Tôi lấy kinh nghiệm cha tôi, ngày xưa, trước 1975, có lần ông đang ngồi uống trà sáng, bỗng nhiên, ông thấy có bàn tay vổ nhẹ vào vai ông và tiếng một người đàn bà nói:
- Ông hãy lên trên sân thượng mà xem nhảy dù tề! (lúc đó là trúng ngày Quân lực VNCH).
Bản tính cha tôi không bao giờ tin dị đoan, mỗi lần nghe ai bàn chuyện ma quái là ông cười và bỏ đi. Nhưng lần đó ông như quán tính vụt ngồi dậy leo lên lầu như một sự vô thức (bình thường ông rất ghét mấy mục nầy, một phần vì thành kiến khuynh cộng).
Khi bước lên sân thượng, vì muốn xem cho rõ, ông lùi dần, ra đằng sau, bỗng chân ông đụng phải một cái gì mềm mềm. Ông quay người lại và bắt gặp ông anh kế của tôi nằm sòng sượt dưới mái ngói trên sân. Miệng ông anh sùi bọt mép, bên cạnh là vỏ ống Optalidon...
Sau này, chính ông đã khẳng định, là mẹ tôi đã hiện về cứu con.
Cho đến bây giờ thú thật với các bạn, tôi vẫn không tin là chết thì không hết. Nhưng bằng những sự kiện mà ta quy nạp, có khi tôi cũng giật mình!
Thôi, mình là người Đông Phương và là người VN, hãy tin "chết là không hết" để cảm thấy không cô đơn, không trơ trọi!

Triển
08-10-2012, 10:25 PM
Nếu đứng trên quan điểm của khoa học thì "Chết là hết". Nhưng đức tin, tôn giáo thì lại khác.



Dạ không đúng lắm. Trong khoa học, ở vật lý theo định luật bảo toàn năng lượng trong một hệ kín (conservation of energy) được phát hiện và chứng minh trong thế kỷ 19, thì chết không có hết anh ơi.

Hàn Sinh
08-10-2012, 11:43 PM
Vâng anh Hàn Sinh, tôi không tranh luận một vấn đề nhân sinh với một tín đồ của tôn giáo khác. Nhất là khi lạm bàn về cái chết của con người.
Tôi cũng đồng ý với anh (anh là Phật tử ?) rằng thuyết luân hồi không phải do Phật giáo sáng chế ra. Phật giáo chấp nhận sự 'tái sinh' (reincarnation) và phát triển một khía cạnh giáo lý trên sự chấp nhận này. Nhưng mà câu đánh giá và tính từ lợi dụng của anh Hàn Sinh có vẻ hơi nặng nề tí đó. :)Anh Triển,


Trước hết, tôi phải nói rằng bản thân mình không hề phủ nhận công sức đóng góp vào xã hội của các tổ chức tôn giáo. Thí dụ như, các việc tổ chức cứu trợ đối với nạn nhân thiên tai, hỏa hoạn, nạn nhân chiến tranh, các trại tế bần, dục anh, hoặc chăm sóc các bệnh nhân nan y, truyền nhiễm... Trong các việc làm đó, hầu hết các tu sĩ thiện nguyện viên (ni cô, Phật tử, và các nữ tu Thiên Chúa giáo... ). Đó là những việc làm đầy lòng từ bi và nhân ái của những đơn vị, tổ chức, và sự hy sinh đáng kính trọng. Tuy nhiên, đó chỉ là cái nhìn từ một phía của hai mặt của đồng xu mà thôi. Nói chính xác hơn, những việc làm và sự hy sinh cao quý của họ dành cho xã hội, chỉ đại diện cho chính bản thân và các đơn vị trực thuộc của họ mà thôi!

Gọi tôi là Phật tử hay không, điều đó không hề quan trọng, anh ạ:

Tôi được nhận pháp danh năm mới được mười một tuổi, trong thời gian được Bố-Mẹ gửi theo Thiếu Nhi Phật tử, tại chùa Thiền Quán, Hóc Môn. Nhưng khi lớn hơn, tôi sinh hoạt Hướng Đạo Việt Nam. Sau đó, tôi từ bỏ thói quen đặt chân đến những nơi Phật tự (đôi khi cả nhà thờ Thiên Chúa Giáo) nguy nga đồ sộ!

Trong những năm đói kém của thập niên 80's, nơi tôi đến là các ngôi chùa được cất sơ sài ngoài ngoại ô hẻo lánh hoặc các vùng miệt quê nghèo xa xôi... Đó là những nơi mà người trụ trì có thể còn chưa được là Đại Đức,... Họ có thể chỉ là các cư sĩ tầm thường. Hiểu biết về kinh sách và Phật pháp của họ, có thể chỉ ở mức rất đơn sơ. Sự tu tập của họ cũng thế, đơn sơ theo hiểu biết nghèo nàn của họ. Nhưng đời sống vật chất của họ rất gắn bó với việc lao động "tay làm hàm nhai" của chính mình. Họ cũng từng lội năm sáu cây số trong đêm hôm khuya để làm lễ cầu siêu cho những gia đình tang chủ không có đủ khả năng gì hơn là, "gửi Thầy năm lon gạo trắng đem về!"

Anh có biết rằng các nơi đó gọi là chùa, có nơi thật ra chỉ là những liếp tranh trống hoác từ trong ra ngoài. Mà bàn thờ Phật, nhiều khi chỉ là mảnh ván không được ngay ngắn, kê lên mà thôi. Gọi là chùa, nhưng không có được nhiều hơn vài tấm chiếu và dăm chiếc ghế để tiếp khách thập phương!
Dăm litres dầu lửa, ký lô đường vàng, dăm muỗng bột ngọt, thùng mì chay, và chục ký gạo... mà chúng tôi có thể đem đến; được nhận với tất cả lòng hoan hỷ và tri ân!
Tuy nhiên, cũng từ họ tôi được nghe những tâm tình chân thành của các tăng chúng nghèo nàn cả về vật chất lẫn kiến thức, nhưng giàu lòng từ bi và hỉ xả!

Tôi còn nhớ trong một thread nào đó, anh có than phiền về những lễ lạc mê tín mà cửa chùa tổ chức vừa để thỏa mãn nhu cầu Phật tử đến chùa, cũng vừa để có sự đóng góp "phước sương" xây chùa to và đẹp(!)
Cũng là "nghề" tu hành, người dùng công sức lao động của mình là chính và nhận của thập phương chỉ là sự phụ giúp, điều này hoàn toàn khác với kiếp sống ăn bám của những tu sĩ trong các chùa chiền lộng lẫy, anh ạ!
Có lẽ, điều tôi gõ ra đây khiến anh nghe thấy nặng nề. Nó càng nặng nề hơn, vì anh đang nghi ngờ tư cách Phật tử của tôi và còn muốn hỏi rằng, nếu điều tôi nói là đúng, thì điều đó cũng xảy ra ở tôn giáo khác, nhưng
tại sao tôi không hề đề cập đến?

Lý do đơn giản như đã trình bày, tôi giữ thái độ không đả kích tôn giáo bạn. Tuy nhiên, nếu các đạo hữu của tôn giáo khác soi được cái gương của chính tôn giáo của mình qua những điều gì tôi gõ về Phật giáo khiến đức tin suy giảm phần nào, thì đó là ngoài ý muốn của tôi!

Trở lại với sự đánh giá và các tính từ lợi dụng, trục lợi,... mà tôi đã dùng:

Như anh từng công nhận tôn giáo, ít ra là Phật giáo, đã đơm đặt những điều điều mê tín so với mục đích ban đầu của các thần tượng tôn giáo đó (Phật chẳng hạn!).
Vậy mục đích ban đầu của Phật khi Ngài thuyết pháp là gì? Và quan trọng hơn cả là, lý do tại sao người ta phải thêu dệt, đơm đặt vào những điều Đức Phật không hề đề cập đến?

Đơn giản, Đức Phật đã đi chân ròng rã các nơi để thuyết pháp về đạo từ bi và giải thoát. Chính trong kinh sách cũng nói rằng, có khi Ngài và các đệ tử cũng phải chịu đói khát mà vẫn vượt qua những chặng đường dài trong cái nắng mùa Hè oi bức giữa các địa phương khác nhau để đem lời thuyết pháp của mình đến với chúng sinh còn sống trong bể khổ.

Bản thân Đức Phật và các đệ tử đã phải mang nhiều nỗ lực trong hành trình thuyết pháp của mình là thế!
Ngày nay, các hòa thượng, thượng tọa thuyết pháp trong những đại sảnh, đại tự nguy nga phù phiếm... trong khi bên ngoài bao kẻ đói khát cần giúp đỡ!
Tiền ở đâu ra để xây chùa cao, đúc chuông to; nếu không biết cách chiêu dụ chúng sinh qua những triết lý "cao siêu" (mà thực chất chỉ là mơ hồ), các thuyết mê tín khiến cho Phật pháp càng huyền bí, khó hiểu với chúng sinh?
Nếu Phật pháp được trình bày đơn giản và dễ hiểu, thì lấy đâu có thùng "phước sương" đong đầy giấy bạc của thập phương, hả anh Triển?
Có lẽ trong suy nghĩ của anh, chưa bao giờ anh hình dung ra được một thứ nghề nghiệp, đó là "nghề đi tu"!
Chắc chắn rằng, thuyết luân hồi cùng những điều mê tín, huyền hoặc, và cả những cái gọi là "triết lý cao siêu"... cũng chỉ là phương tiện thương mại; mà sau khi Phật đã viên tịch rồi cũng chẳng còn quyền năng hiện ra để ngăn cản việc làm bậy của tăng chúng!

Phần này tôi trình bày, trong con mắt của một Phật tử nhìn vào đạo mình. Còn việc đạo hữu của các tôn giáo bạn có so sánh hoặc giữa cuộc đời và sự hy sinh của Đấng Cứu Thế với đời sống của tu sĩ ngày nay ra sao, khiến ảnh hưởng đến đức tin của họ, một lần nữa hoàn toàn ngoài ý muốn của tôi, anh ạ!

Câu chuyện, "Đậu hũ chùa đang cắn nhau với đậu hũ làng!" chắc hẳn anh đã nghe qua?
Lẽ ra như đã viết ở trên, tôi không hề đề cập đến tôn giáo khác trong thread này. Tuy nhiên, câu chuyện khôi hài dưới đây được kể từ chính miệng của Cha Xứ nhà thờ Hoàng Mai tại Gò Vấp trong một lễ cưới năm 1995 mà tôi trong tình cờ về VN thăm gia đình và thành phó nhòm bất đắc dĩ của đám cưới đó. Cha (tôi không biết tên) vẫn đang còn sống và làm Chánh Xứ tại Hoàng Mai. Câu chuyện khôi hài rất thâm thúy của Cha nói về đạo của mình. Nhưng tôi thấy có thể áp dụng chung cho mọi tôn giáo khác. Chuyện vui mà Cha kể, có nội dung như sau:

Một giáo dân ăn ở hiền lành, thật thà rất mực. Đến khi chết, tất nhiên ông được lên thiên đường cùng những người thiện lương khác nữa. Bước ngang cổng thiên đường họ được thánh Peter chào đón họ với thái độ thờ ơ nên có phần thất vọng. Bỗng đâu có tiếng chuông trống inh ỏi. Rồi, thánh Peter hớn hở chạy ra đón mừng một vị linh mục bước vào cổng thiên đường. Các giáo dân lấy làm lạ và chạy theo nắm áo thánh Peter hỏi cho ra lẽ, tại sao có sự kỳ thị?

Thánh Peter nở nụ cười hiền lành rồi từ tốn giải thích:
"Tại các con chưa biết, giáo dân thường như các anh chị em đây được lên thiên đường... thì hằng hà, sa số. Nhưng khoác áo tu sĩ dưới trần thế mà giữ mình để lên được thiên đường thì hiếm hoi vô vàn! Cho nên, chúng ta nên quý trọng những tu sĩ như thế, các con ạ!"

Tôi nhớ, khi Cha kể xong câu chuyện, nhiều thanh niên trẻ ồ lên cười như vỡ chợ, trong khi các giáo dân lớn tuổi hơn thì im lặng. Thậm chí, có người còn tỏ thái độ khó chịu ra mặt!


Tôi hiểu trong câu anh nói, "Nhưng mà câu đánh giá và tính từ lợi dụng của anh Hàn Sinh có vẻ hơi nặng nề tí đó. :)", đã có phần ít nhiều nể nang và thiên vị đối với cá nhân tôi!
Tuy nhiên, như đã trình bày trong suy nghĩ của mình ở bên trên, thì trục lợi và lợi dụng vẫn chưa hoàn toàn nói hết được tính chất của sự việc, phải không anh?

Hàn Sinh.

Triển
08-11-2012, 12:31 AM
Tôi hiểu trong câu anh nói, "Nhưng mà câu đánh giá và tính từ lợi dụng của anh Hàn Sinh có vẻ hơi nặng nề tí đó. :)", đã có phần ít nhiều nể nang và thiên vị đối với cá nhân tôi!
Tuy nhiên, như đã trình bày trong suy nghĩ của mình ở bên trên, thì trục lợi và lợi dụng vẫn chưa hoàn toàn nói hết được tính chất của sự việc, phải không anh?

Hàn Sinh.

Không phải tôi thiên vị hoặc nể nang anh Hàn Sinh hay người khác, mà tôi nhẹ nhàng và thận trọng trong những đề tài như thế này, để chứng tỏ thiện chí của mình. Những đề tài này nếu không có thiện chí hậu thuẫn phía sau, dễ thường đi đến cãi vã, lời qua tiếng lại rồi tiến dần sang miệt thị, lăng mạ cá nhân.

Tuấn Nguyễn
08-11-2012, 12:46 AM
Dạ không đúng lắm. Trong khoa học, ở vật lý theo định luật bảo toàn năng lượng trong một hệ kín (conservation of energy) được phát hiện và chứng minh trong thế kỷ 19, thì chết không có hết anh ơi.
Nếu vậy thì chúng ta phải khẳng định lại, hết đây là hết cái gì? Nếu khi chết thì nó chuyển qua một dạng vật chất khác, chịu những định luật vật lý thì lại khác. Còn nếu nói chết là hết, nghĩa là điều mà ta vẫn gọi là "ý thức" hay "linh hồn" hết thì có khoa học nào dám quả quyết là còn. "Còn" mà một số người vẫn khẳng định, theo tôi là niềm tin hay gọi theo nghĩa tôn giáo là đức tin.

Triển
08-11-2012, 09:52 AM
Nếu vậy thì chúng ta phải khẳng định lại, hết đây là hết cái gì? Nếu khi chết thì nó chuyển qua một dạng vật chất khác, chịu những định luật vật lý thì lại khác. Còn nếu nói chết là hết, nghĩa là điều mà ta vẫn gọi là "ý thức" hay "linh hồn" hết thì có khoa học nào dám quả quyết là còn. "Còn" mà một số người vẫn khẳng định, theo tôi là niềm tin hay gọi theo nghĩa tôn giáo là đức tin.

Tôi chỉ nhắc cho anh nhớ về định luật bảo toàn năng lượng trong vật lý. Và điều này có chứng minh và khoa học hẳn hòi. Vũ trụ này hiện nay là một hệ kín. Nếu không, chúng ta đã không tồn tại từ lâu rồi. Trong định luật bảo toàn năng lượng thì không có năng lượng sinh ra, và cũng không có năng lượng triệt tiêu đi. Chỉ có sự chuyển đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác mà thôi. Mọi sự vật trong vũ trụ này đều đang chuyển động. Không có trạng thái nào ngừng nghỉ cả thì làm sao có sự chết. Người ta không nhìn thấy sự chuyển hóa năng lượng rồi suy diễn là sự chết, là một sự chấm dứt mà thôi. Người ta chỉ thấy sự dừng lại của thể chất, nhưng không nhìn thấy sự chuyển hóa của năng lượng trong thể chất đó. Năng lượng chính là yếu tố chính của sự chuyển động. Một con người hay vật thể sống nghĩa là gì ? Khi không nhìn thấy sự chuyển hóa năng lượng được thì người ta cho rằng "sự sống" của bề ngoài vật chất đó đã hết. Muốn nói đến khoa học thì đó là khoa học đó. Tôi chỉ gợi ý anh bấy nhiêu thôi anh Tuấn và cũng không bàn tiếp vào các quan niệm nhân sinh trong các tôn giáo khác nhau để tránh các ngộ nhận và tranh cãi.

Hàn Sinh
08-11-2012, 10:07 AM
Nếu vậy thì chúng ta phải khẳng định lại, hết đây là hết cái gì? Nếu khi chết thì nó chuyển qua một dạng vật chất khác, chịu những định luật vật lý thì lại khác. Còn nếu nói chết là hết, nghĩa là điều mà ta vẫn gọi là "ý thức" hay "linh hồn" hết thì có khoa học nào dám quả quyết là còn. "Còn" mà một số người vẫn khẳng định, theo tôi là niềm tin hay gọi theo nghĩa tôn giáo là đức tin.Anh Tuấn,

Tôi đồng ý và ủng hộ nhận xét này của anh!
Bởi vì, nếu xét rằng linh hồn tồn tại sau cái chết, thì ít nhất linh hồn của các thần tượng tôn giáo cũng tồn tại và đang hiện hữu.

Thế nhưng lịch sử của nhân loại đã từng ghi lại bao cuộc chiến tương tàn máu đổ xương rơi thành sông thành núi cũng vì nhân danh Thượng đế của mỗi bên. Nếu bản thân linh hồn của các đấng Allah, Chúa, Phật... vẫn còn hiện hữu; thì họ đã ở đâu khi chiến tranh tôn giáo nổ ra? Phải chăng, họ cũng hiếu thắng và mặc cho thảm họa rồi để cho fans của mình bịch nhau chí chết, chỉ để biết chân lý nào hơn, triết lý nào thua?

Lập luận cho rằng, đó là sự trừng phạt của Đấng trên cao đối với loài người, e rằng mang nhiều phần lố bịch. Lố bịch vì điều này đi ngược lại với đức từ bi, tinh thần bác ái của Chúa của Phật. Lố bịch, vì trong khi kêu gọi con người cư xử tử tế và thương yêu lẫn nhau, thì các Ngài lại xem mạng sống của chúng sinh nhân loại là cỏ rác; chỉ để chứng tỏ quyền uy của mình(?) Ngược lại, nếu các Ngài vẫn đang tồn tại nơi nào đó ở trên cao, nhưng lại xem rằng chiến tranh xảy ra chỉ do con người ngu muội thanh toán lẫn nhau mà thôi; thì đó chính là suy nghĩ hoàn toàn vô trách nhiệm, bởi đó là những cuộc chiến tranh, dù muốn hay không, cũng là nhân danh các Ngài!

Là kẻ phàm phu mà HS còn nhìn nhận ra được vấn đề rõ ràng như trong lòng bàn tay mình. Thử hỏi tại sao các Ngài không thể nhìn thấy được? Phải chăng, các Ngài là những kẻ vô lương khoanh tay chứng kiến nhân loại tàn sát lẫn nhau vì mình?

Sự thật thì luôn luôn đơn giản. Khổ nỗi, chính vì sự đơn giản của nó mà tâm lý con người khó chấp nhận và tin được. Họ luôn luôn đi tìm những gì mơ hồ để đặt niềm tin của mình vào đó!

Gần cuối năm 1999, trong team làm việc của tôi tại San Jose có một đồng nghiệp người Việt. Project lúc đó là chuẩn bị debug Y2K trên các testing program, làm việc trên máy Sun Solaris... Khổ nạn của tôi khi đó là mỗi ngày cứ phải bị chị Cathy đem báo lá cải đăng những tin đồn nhảm nhí về "tận thế" đến dí vào tận mặt tận tai của mình. Lịch sự có, sẵng có, với mục đích cầu xin chị ấy "tha cho" cái trò chơi quái đản của chị; nhưng vẫn không thành công... Cho đến một buổi sáng, thấy chị từ xa bước đến cubicle của mình, tôi chủ động gợi chuyện trước, "chị Cathy, em nghe nói sau năm 2000... ", rồi im bặt không nói thêm một chữ nào nữa... Sự im lặng kéo dài của tôi đã khiến chị sốt ruột, vì được rà trúng tần số, nhưng bị bỏ ngang xương! Không nhịn được tính tò mò, chị hỏi trong sự sốt sắng, "sau đó thì sao, thì sao, hả T?"

Chậm rãi cầm ly cafe thấm giọng trong khi sự tò mò của chị Cathy đã căng như sợi dây "Mí" (dây số 6) của chiếc đàn guitar, tôi nói, "sau năm 2000, sẽ là năm 2001 chị à!":))
Chị giận và không thèm nói chuyện với tôi hết vài tuần... Cũng nhờ thế tôi có đủ thời gian dành cho project của mình trước ngày 28/12/1999!:)

Chuyện có thật mà tôi vừa kể ra cho thấy, sự thật luôn luôn bị khinh thường và rẻ rúng... Và, với cái gọi là "niềm tin", người ta luôn luôn là nạn nhân của chính mình trong việc tìm kiếm những điều hoang tưởng!

Trong hiểu biết hạn hẹp và nông cạn của tôi, nguyên thủy mục đích cứu rỗi và giải thoát của các thần tượng tôn giáo hoàn toàn là giúp cho nhân loại được hòa thuận trong cách sống để biết thương yêu nhau và hòa thuận hơn. Cách khác, họ dạy cho nhân loại căn bản đạo đức để mà noi theo. Nếu đệ tử các đời sau này dựa vào căn bản đạo đức, đạo lý để truyền đạt lại; quả thật đó là hạnh phúc vô bờ của loài người!

Tuy nhiên, lòng tham con người chính là cha đẻ của tôn giáo khi lợi dụng sự kém hiểu biết của người khác bằng niềm tin và đức tin. Tôi nói vậy, vì chúng ta đã có quá nhiều bằng cớ khi người ta lựa chọn giữa niềm tin, đức tin,... và căn bản đạo đức. Chỉ một việc, "miệng ăn chay, tay làm mặn." cũng nói lên được điều này!

Và cũng chính vì tham lam, các Phật tử (hoặc có thể cả tín đồ của những tôn giáo khác nữa cũng làm điều tương tự, mà tôi không tiện đề cập) đã lấy việc tụng kinh, gõ mõ, lập bàn thờ... để mong sơm' đến cõi niết bàn, thay cho việc trau dồi căn bản đạo đức của chính bản thân!

Vài điều chia sẻ cùng anh về cảm nhận của sự tồn tại của linh hồn sau cái chết!

Hàn Sinh.

Đậu
08-11-2012, 01:20 PM
"sợi dây "Mí" (dây số 6) của chiếc đàn guitar" là dây trầm nhất, tần số là 82 Hz. Dây Mí (số 1) căng nhất, có tần số 330 Hz

Đậu
08-11-2012, 01:30 PM
Chào anh Chính,

Trong mạch bài này, các chữ "hết" và "chưa hết" bên trên, HS hiểu rằng anh đang nói về sự tồn tại của linh hồn sau khi chết!
Là người tin rằng linh hồn sẽ không còn tồn tại sau khi chết, tuy nhiên HS thấy khó có thể đồng ý với vế sau này, "thì sẽ chấm dứt." và anh dùng dấu chấm hết câu với ý nghĩa rằng, chẳng còn gì bàn thêm!


Hàn Sinh.

Em thì nghĩ rằng nếu nói về sự "tồn tại" của linh hồn sau khi con người chết đi, thì theo định lý bảo toàn năng lượng: nó phải tồn tại nhưng dưới một hình thức khác. Vậy thời, chết là chưa hết đặng.

Hàn Sinh
08-11-2012, 05:56 PM
Dạ không đúng lắm. Trong khoa học, ở vật lý theo định luật bảo toàn năng lượng trong một hệ kín (conservation of energy) được phát hiện và chứng minh trong thế kỷ 19, thì chết không có hết anh ơi.Vấn đề là, anh đang nói một cách không rõ ràng lắm:

Công trình nghiên cứu nào đã được các giới khoa học chính thức công nhận rằng, họ đã chứng minh được linh hồn là năng lượng hoặc năng lượng là linh hồn?
Nếu chưa chứng minh được một cách dứt khoát điều trên, mà đã vội áp dụng định luật khoa học (bảo toàn năng lượng) thì đã là hành vi không được lương thiện!

Ngay cả, nếu có chứng minh được điều đó (linh hồn = năng lượng), thì trong lý lẽ đó, người ta mặc nhiên công nhận rằng linh hồn đã là vật chất. Mà, vật chất thì cũng bị thối rữa như các tế bào hữu cơ khi con người không còn sự sống mà thôi... Nói khác đi, theo lập luận đó, linh hồn sẽ bị thối rữa chứ không thể xem là bất diệt. (Đoạn này, tôi chỉ bàn loạn cho vui, dựa vào việc người ta đòi áp dụng định luật bảo toàn năng lượng lên trên linh hồn).

Trong niềm tin ngây thơ của mình, người ta thường bỏ qua rất nhiều điều vô lý và tự tạo mình thành những nạn nhân cho các luận lý lừa bịp...
Vì thế, nếu có trách; chúng ta nên trách chính mình vì đã tìm đến với các luận lý đó, chứ không phải tự các luận lý này tìm đến với chúng ta!
Ngay cả, khi chúng tìm đến như một món hàng; chúng ta vẫn có cơ hội để từ chối. Không từ chối món hàng dỏm mà bị lừa, thì không phải chỉ có lỗi của người bán. Nó còn do lòng tham của người mua, ham mua của rẻ, anh ạ!

Nhắm mắt tin vào năng lượng của linh hồn và thắc mắc linh hồn sẽ về đâu sau khi chết dựa vào những điều không bằng không chứng, sẽ dẫn chúng ta vào trận đồ bát quái để tiến đến cõi "tẩu hỏa nhập ma". Bởi vì, nơi đâu quanh chúng ta trong thế giới này chẳng là năng lượng? Mỗi nguyên tử đều được kết hợp bằng hạt nhân mang điện từ dương và các đám mây điện tử chuyển động không ngừng bao quanh nó! Mỗi phân tử khí cũng phải có các năng lượng liên kết để giữ các nguyên tử của chúng lại với nhau... Lẽ nào, anh lại cho rằng ngày nào đó, linh hồn của chúng ta sẽ chui vào bình xăng động cơ nổ của xe hơi, hay trong một món đồ chơi vớ va vớ vẩn của trẻ em; vì chúng đều mang năng lượng?

Learning được xem là một tiến trình khó khăn trong cuộc đời. Nhưng unlearning một điều đã được học sai, lại còn khó hơn nhiều. Thử hỏi, unlearning một vấn đề thuộc về niềm tin, thuộc về đức tin; thì bao nhiêu vạn lần khó hơn? Và trên đời, đã mấy ai làm được?
Vài dòng gợi ý cùng anh!

Hàn Sinh.

Hàn Sinh
08-11-2012, 06:30 PM
Em thì nghĩ rằng nếu nói về sự "tồn tại" của linh hồn sau khi con người chết đi, thì theo định lý bảo toàn năng lượng: nó phải tồn tại nhưng dưới một hình thức khác. Vậy thời, chết là chưa hết đặng.Mỗi người trong chúng ta đều có quyền nghĩ theo hiểu biết của mình!
Ngay cả khi còn chưa biết gì về các định luật vật lý, tôi đã tự nói với mình, "chớ có bạo gan bạo phổi mà tin rằng linh hồn tồn tại sau cái chết!".

Thật vậy, nếu tin rằng linh hồn còn tồn tại sau đó, thì có nghĩa là Allah, Chúa, Phật vẫn còn linh hồn nơi đâu đó thật cao.
Tin như thế, như post gõ trong trang trước cũng có nghĩa là xem các vị chỉ là những đồ vô lương trước các cuộc chiến tranh tôn giáo gây đổ máu xương kéo dài từ bao nhiêu thế kỷ cho đến ngày nay!
Hoặc giả, phải tin rằng đó là hậu quả trừng phạt của một Thượng đế hiếu sát, không xem mạng người bằng rơm rác!...
Tin vào linh hồn tồn tại sau khi chết, kéo theo việc tin vào Thượng Đế toàn năng và những gì kinh sách ghi lại; điều này lại càng phạm thượng:
Bởi vì tin rằng Thượng Đế trừng phạt tội lỗi của muôn loài bằng Đại Hồng Thủy, nên mới phải tin rằng Thượng Đế không chỉ hiếu sát mà còn bất công và ngu xuẩn. Bất công và ngu xuẩn, vì chỉ trừng phạt tội lỗi các loài trên cạn mà tha tội chết cho các loài sống dưới nước!

Đối với các bậc tôn kính, bản thân tôi không hề muốn mạo phạm ... Thế nên, tôi chẳng bao giờ lấy gan cóc tía để mà tin rằng linh hồn tồn tại sau cái chết để phải mang quá nhiều tội bất kính!
Hết, chẳng còn gì để gõ thêm vào thread này nữa!

Triển
08-11-2012, 09:02 PM
Người ta không nhìn thấy sự chuyển hóa năng lượng rồi suy diễn là sự chết, là một sự chấm dứt mà thôi

Câu nói này, tôi viết sự lặp lại khiến câu bị tối nghĩa. Có thể viết lại như sau: "Người ta không nhìn thấy sự chuyển hóa năng lượng rồi suy diễn là sự chết hoặc là một sự chấm dứt mà thôi". Anh Đậu khi viết đã hiểu ý tôi đó.

Tuy nhiên hì hì, phần anh, anh Hàn Sinh ơi, anh đừng cố gắng nữa. Định luật bảo toàn năng lượng và năng lượng là gì đối với thể chất, xin lỗi, đó là trình độ vật lý trung học. Nếu chị Hoàng Lan Chi còn ở đây nhờ chị ấy giảng một bài nhẹ nhàng nghe lại cho vui. Riêng tôi nhận xét thì ý đồ của anh trong mục này, khi tôi đọc mấy câu anh viết cho tôi ban đầu, là tôi đã hiểu rồi. Anh không có phân tích hay thảo luận về chuyện chết chóc gì cả, mà chạy đi phỉ báng hết đạo này đến đạo khác, lăng mạ những tín đồ tôn giáo, bằng những nhận thức cực đoan một phía của anh. Nói cho anh hay, tôi tin vào sự "tái sinh" của con người, riêng ở diễn đàn này là Lê Văn Cù Nhầy. :))

Tôi chấm hết nơi đây để bảo toàn năng lượng nhé! ;)

TL4
08-12-2012, 12:12 AM
Chào anh Tuấn,

Cũng đề tài này, mà năm xưa nơi diễn đàn Kia, hai vị học giả nọ đã tranh CẢI rất hăng. Có lẽ vì uất khí còn nhiều nên tăng xông lên làm mờ cả mắt, xíu nữa thì đi...Vị ấy tuy không nói nổi nữa vì thổ ra 1 bụm tức canh nhưng vẫn còn lầm bầm điều chi trong họng. Gắng sức nhấc cây viết, vị ấy bèn phóng bút:

Kiếp sau mà được làm người,
Tớ thành hàng xóm, thì mày biết tay

Triển
08-12-2012, 12:28 AM
Chào anh Tuấn,

Cũng đề tài này, mà năm xưa nơi diễn đàn Kia, hai vị học giả nọ đã tranh CẢI rất hăng. Có lẽ vì uất khí còn nhiều nên tăng xông lên làm mờ cả mắt, xíu nữa thì đi...Vị ấy tuy không nói nổi nữa vì thổ ra 1 bụm tức canh nhưng vẫn còn lầm bầm điều chi trong họng. Gắng sức nhấc cây viết, vị ấy bèn phóng bút:

Kiếp sau mà được làm người,
Tớ thành hàng xóm, thì mày biết tay
Bộ có rau sạch sao mà phải tranh nhau vấy?

Hàn Sinh
08-12-2012, 04:19 AM
Câu nói này, tôi viết sự lặp lại khiến câu bị tối nghĩa. Có thể viết lại như sau: "Người ta không nhìn thấy sự chuyển hóa năng lượng rồi suy diễn là sự chết hoặc là một sự chấm dứt mà thôi". Anh Đậu khi viết đã hiểu ý tôi đó.

Tuy nhiên hì hì, phần anh, anh Hàn Sinh ơi, anh đừng cố gắng nữa. Định luật bảo toàn năng lượng và năng lượng là gì đối với thể chất, xin lỗi, đó là trình độ vật lý trung học. Nếu chị Hoàng Lan Chi còn ở đây nhờ chị ấy giảng một bài nhẹ nhàng nghe lại cho vui. Riêng tôi nhận xét thì ý đồ của anh trong mục này, khi tôi đọc mấy câu anh viết cho tôi ban đầu, là tôi đã hiểu rồi. Anh không có phân tích hay thảo luận về chuyện chết chóc gì cả, mà chạy đi phỉ báng hết đạo này đến đạo khác, lăng mạ những tín đồ tôn giáo, bằng những nhận thức cực đoan một phía của anh. Nói cho anh hay, tôi tin vào sự "tái sinh" của con người, riêng ở diễn đàn này là Lê Văn Cù Nhầy. :))

Tôi chấm hết nơi đây để bảo toàn năng lượng nhé! ;)Anh Triển,

Tôi biết anh lớn tuổi hơn tôi và bản thân tôi không muốn dùng lời lẽ trịch thượng đối với anh rằng, không cần một lời xin lỗi vì việc chụp mũ của anh trong post này:
Anh đọc từ đâu ra sự phỉ báng đạo này đạo khác? Nếu anh gọi nhận thức của một người nào đó là cực đoan, anh cần chứng minh rõ ràng...

Tuy nhiên, vì thiện chí và thận trọng như anh có lần đề cập, anh hãy đọc lại post # 32 khi nói về sai lầm trong suy nghĩ của người khác, tôi đã dùng danh xưng đại danh từ gì?
Tôi đã dùng "anh", "các anh"? Hay là tôi đã dùng đại danh từ "chúng ta"?

Anh đem một định luật có thật và đã được bảo chứng (bảo toàn năng lượng) để áp dụng vào linh hồn, có nghĩa là mặc nhiên xem rằng linh hồn là năng lượng, là vật chất rồi; anh có hiểu không?
Nhưng điều mà anh mặc nhiên xem là đúng đó (việc đồng hóa linh hồn = năng lượng = vật chất), anh tìm thấy ở đâu ra? Ai là người chứng minh?

Trong post trước viết trả lời anh, tôi vẫn hiểu rằng anh nhặt được cái lập luận lá cải xem linh hồn là năng lượng này trong những nơi đâu đó trên net và nhắm mắt tin theo. Vì thế mới có chuyện hỏi lại anh, ai là người đã từng chứng minh hoặc khám phá được rằng linh hồn là năng lượng?

Anh có hiểu rằng, xem linh hồn là năng lượng (một hình thức vật lý của vật chất) là điều ngây ngô, ngớ ngẩn đối với một đứa học sinh trung học lắm; hay không?


Nếu anh có thể không hiểu những gì do chính bản thân mình viết ra. Và, nếu anh có thể không hiểu những gì mà anh đọc được. Đó hoàn toàn không phải lỗi do người viết là tôi, anh ạ!

Ở tuổi của anh mà được nhận một lời khuyên nên trau dồi reading skills của mình thì có bẽ bàng lắm, hay không?

Hàn Sinh.

Đậu
08-12-2012, 05:56 AM
Mỗi người trong chúng ta đều có quyền nghĩ theo hiểu biết của mình!
..
Hết, chẳng còn gì để gõ thêm vào thread này nữa!

Em tưởng anh Hàn Sinh nói thật, làm thật. Hổng ngờ nói giỡn, làm chơi.b-):))

tonthattue
08-13-2012, 08:19 AM
tiếng chuông
Tiếng chuông bạn nghe là do cái chuông hay cái dùi gỗ? Tôi chỉ nhớ chừng đó trong một câu chuyện trong Cổ Học Tinh Hoa của Nguyễn Văn Ngọc, không nhớ câu giải đáp.
Tôi cứ nhớ nó hoài sau hơn 60 năm. Giá dụ phải trả lời theo a b c khoanh, giả dụ trả lời sao cũng được thì cũng chỉ để làm test (trắc nghiệm). Trả lời cái chuông hay trả lời cái cây gỗ, giống như hai ý niệm siêu hình tuyệt đối, những dogma.
Cho dù đơn giản đến đâu, câu trả lời vẫn thiếu một yếu tố là cái tâm. Nói khác là ý hướng làm nên tiếng chuông, đánh cho vui, đánh cảnh tĩnh thằng ăn trộm nằm sau hè….Ngay cả khi vô tình đánh nhầm hay cái dùi trên cao rớt xuống, cũng phải kể đến sự tương hiện của duyên khởi.
(từ đây trở xuống lấy ý của Peter Della Santina)
Có 14 câu hỏi Phật không trả lời, chia thành ba nhóm:
Nhóm một gồm 8 câu quan đến bản chất thế giới: (1) thế giới bất diệt (2) hay không bất diệt? (3) cả hai? (4) hay không cả hai? (5) hữu hạn? (6) hay vô hạn? (7) cả hai? (8) hay không cả hai? Số nầy chia làm hai, nửa trước về thời gian; nửa sau về không gian.
Nhóm hai liên quan đến niết bàn hay thực tế tối thượng qua bốn câu: (9) Như Lai tồn tại (10) hay không tồn tại sau khi nhập diệt? (11) cả hai? (12) hay không cả hai?
Nhóm ba về kinh nghiệm bản thân: (13) Phải chăng con người chết cùng với xác thân (14) hay cá tính hoàn toàn khác biệt và độc lập với xác thân?
Phật không trả lời 14 câu hỏi nầy, hay nói khác trả lời bằng sự im lặng. Ngài không muốn rơi vào cái bẫy lý thuyết giáo điều. Thoát khỏi những cái nầy thì đến sự giái thoát.
Những câu hỏi ấy liên quan đến hai thái độ chính yếu về thế giới nầy. Quan điểm về sự tồn tại và về sự không tồn tại.
Lập luận tồn tại: thế giới bất diệt và vô tận, Như Lai tồn tại sau khi chết, ngã độc lập và khác biệt với thân xác.
Lập luận không tồn tại: thế giới không bất diệt, Như Lai không tồn tại sau khi chết; ngã dồng nhất với thân xác.
Theo Peter Della Santina suy nghĩ, có hai lý do không trả lời: 1. Hậu quả đạo đức và 2. Các quan điểm tồn tại và không tồn tại không đúng với chiều hướng thục sự của sự vật.
Nếu ngã bất diệt, nó không bị ảnh hưởng bởi bất cứ hành động thiện ác; điều nầy ra ngoài trách nhiệm tinh thần. Nếu ta nói ngã đồng nhất với xác thân và chết cùng xác thân thì không có hạn chế nào về luân lý đạo đức; chết là hết, cứ làm mọi thứ bất nhân cho thỏa thích.
Sự vật hình thành do các nguyên nhân phụ thuộc vào nhau, cho nên tồn tại tuyệt đối và không tồn tại không thể xấy ra.

Tham khảo: The Tree of Enlightment, Peter Della Santina từ cuối trang 317

http://www.buddhanet.net/pdf_file/tree-enlightenment.pdf


Xin đọc thêm: http://www.sacred-texts.com/bud/cob/cob08.htm
The Silence of the Buddha

Hàn Sinh
08-14-2012, 09:23 PM
tiếng chuông
Tiếng chuông bạn nghe là do cái chuông hay cái dùi gỗ? Tôi chỉ nhớ chừng đó trong một câu chuyện trong Cổ Học Tinh Hoa của Nguyễn Văn Ngọc, không nhớ câu giải đáp.
Tôi cứ nhớ nó hoài sau hơn 60 năm. Giá dụ phải trả lời theo a b c khoanh, giả dụ trả lời sao cũng được thì cũng chỉ để làm test (trắc nghiệm). Trả lời cái chuông hay trả lời cái cây gỗ, giống như hai ý niệm siêu hình tuyệt đối, những dogma.
Cho dù đơn giản đến đâu, câu trả lời vẫn thiếu một yếu tố là cái tâm. Nói khác là ý hướng làm nên tiếng chuông, đánh cho vui, đánh cảnh tĩnh thằng ăn trộm nằm sau hè….Ngay cả khi vô tình đánh nhầm hay cái dùi trên cao rớt xuống, cũng phải kể đến sự tương hiện của duyên khởi.
(từ đây trở xuống lấy ý của Peter Della Santina)
Có 14 câu hỏi Phật không trả lời, chia thành ba nhóm:
Nhóm một gồm 8 câu quan đến bản chất thế giới: (1) thế giới bất diệt (2) hay không bất diệt? (3) cả hai? (4) hay không cả hai? (5) hữu hạn? (6) hay vô hạn? (7) cả hai? (8) hay không cả hai? Số nầy chia làm hai, nửa trước về thời gian; nửa sau về không gian.
Nhóm hai liên quan đến niết bàn hay thực tế tối thượng qua bốn câu: (9) Như Lai tồn tại (10) hay không tồn tại sau khi nhập diệt? (11) cả hai? (12) hay không cả hai?
Nhóm ba về kinh nghiệm bản thân: (13) Phải chăng con người chết cùng với xác thân (14) hay cá tính hoàn toàn khác biệt và độc lập với xác thân?
Phật không trả lời 14 câu hỏi nầy, hay nói khác trả lời bằng sự im lặng. Ngài không muốn rơi vào cái bẫy lý thuyết giáo điều. Thoát khỏi những cái nầy thì đến sự giái thoát.
Những câu hỏi ấy liên quan đến hai thái độ chính yếu về thế giới nầy. Quan điểm về sự tồn tại và về sự không tồn tại.
Lập luận tồn tại: thế giới bất diệt và vô tận, Như Lai tồn tại sau khi chết, ngã độc lập và khác biệt với thân xác.
Lập luận không tồn tại: thế giới không bất diệt, Như Lai không tồn tại sau khi chết; ngã dồng nhất với thân xác.
Theo Peter Della Santina suy nghĩ, có hai lý do không trả lời: 1. Hậu quả đạo đức và 2. Các quan điểm tồn tại và không tồn tại không đúng với chiều hướng thục sự của sự vật.
Nếu ngã bất diệt, nó không bị ảnh hưởng bởi bất cứ hành động thiện ác; điều nầy ra ngoài trách nhiệm tinh thần. Nếu ta nói ngã đồng nhất với xác thân và chết cùng xác thân thì không có hạn chế nào về luân lý đạo đức; chết là hết, cứ làm mọi thứ bất nhân cho thỏa thích.
Sự vật hình thành do các nguyên nhân phụ thuộc vào nhau, cho nên tồn tại tuyệt đối và không tồn tại không thể xấy ra.

Tham khảo: The Tree of Enlightment, Peter Della Santina từ cuối trang 317

http://www.buddhanet.net/pdf_file/tree-enlightenment.pdf


Xin đọc thêm: http://www.sacred-texts.com/bud/cob/cob08.htm
The Silence of the Buddha Chào anh Tôn Thất Tuệ,

HS không được rõ phần dẫn nhập của post được quoted lại bên trên là do chính anh viết, hay là được trích dẫn từ nơi nào? Ngay cả hai cái links kèm theo, HS cũng không click vào để xem vì công việc rất tất bật trong những ngày này nhằm chuẩn bị cho mười ngày vacation dành cho con gái trước khi mùa Hè kết thúc.

Tuy nhiên bài viết dưới đây, HS gõ nhằm trả lời một vài trong nhiều câu hỏi của một bạn trẻ có thư riêng hỏi ý kiến mình về quan điểm của Peter Della Santina (PDS) khi cô so sánh với điều mà HS đã gõ trong post # 19 nhằm trả lời ý kiến của anh Đặng Quang Chính trong post # 18.
Một trong các câu cô ấy muốn hỏi là, với suy nghĩ của HS như đã viết,
“Bởi vì tin rằng chết là hết, đồng nghĩa với tin rằng đời sống của chúng ta chỉ có một mà thôi. Với niềm tin này, HS cảm thấy trân trọng sự sống của mình nhiều hơn. Quý trọng không có nghĩa là ham sống sợ chết. Nó có nghĩa là, mỗi giây phút khi chúng ta còn sống; hãy cố gắng làm cho nó xứng đáng với chính mình. Linh hồn tuy không còn nữa sau cái chết, nhưng người xưa có nói, "cọp chết để da,... "“,
thì có gì khác biệt với suy nghĩ của PDS, “Nếu ta nói ngã đồng nhất với xác thân và chết cùng xác thân thì không có hạn chế nào về luân lý đạo đức; chết là hết, cứ làm mọi thứ bất nhân cho thỏa thích.”, hay không?

Vì thế, HS mong anh hiểu rằng đây là bài HS viết dùng để trả lời một phần nhỏ của câu hỏi có liên quan đến suy nghĩ và lập luận của PDS, mà không liên quan đến quan điểm hoặc cá nhân người posted bài là anh!

Chào người bạn trẻ đã gửi thư riêng,

Đầu tiên, xin được cảm ơn sự tin cậy của bạn khi gửi những câu hỏi cho HS liên quan đến suy nghĩ cá nhân mình về linh hồn và ảnh hưởng của các niềm tin khác nhau lên các phương diện đạo đức và xã hội.

Tuy nhiên, nếu bạn đăng những câu hỏi này một cách công khai; tôi tin rằng bạn sẽ có được nhiều câu trả lời từ những ý kiến khác nhau hơn để bạn có thể rút ra được kết luận bổ ích và khách quan cho riêng mình.
Một phần, có thể bạn sẽ có được các câu trả lời đầy đủ của những tài năng trong ĐT rất sẵn sàng gallant với phụ nữ. Phần khác nữa, vì thời gian eo hẹp, HS chỉ có thể chọn và trả lời một trong năm, sáu câu hỏi bạn gửi mà thôi!


Một lần nữa, cảm ơn bạn vì đã chú ý đến đoạn ngắn của HS, trong post dành trả lời anh Đặng Quang Chính.

Vâng, khi bạn đọc được đoạn văn đó thì đã rõ sự khác biệt rất xa giữa suy nghĩ, lập luận của PDS và suy nghĩ, lập luận của HS:

1/ Dường như lập luận và suy nghĩ của PDS trong phần tô đậm hoàn toàn không mới mẻ. Nó cũng không là của riêng của đạo Phật (nếu tạm cho là như vậy) như nhiều người trong chúng ta tưởng tượng. Dạng thức của nó có từ những tranh luận đầu tiên của thế kỷ thứ nhất giữa các triết gia và các nhà thân học tại phương Tây. Nó cũng đã xuất hiện trước và sau Công Nguyên tại phương Đông (lược sử về tư tưởng Trung Hoa, Nguyễn Hiến Lê).

2/ Trong các cuộc tranh luận về sự tồn tại của linh hồn từ ngàn xưa, bao giờ nhìn thấy bị đuối lý và dồn đến chân tường; thì người ta dễ dàng nhân danh đạo đức và sự ổn định xã hội để cứu vớt cho sự tồn tại của linh hồn sau khi chết. Phật bị nhét những câu nói như thế vào miệng, trong những trường hợp như vậy. Đơn giản, đây chỉ là thủ đoạn rẻ tiền mà tục ngữ chúng ta cũng đã có câu để diễn tả, “Cáo mượn oai hùm!”. Lý luận bá vơ, đem nhét vào miệng Phật, thì đứa nào dám cãi?

3/ Kết luận của PDS, “Nếu ta nói ngã đồng nhất với xác thân và chết cùng xác thân thì không có hạn chế nào về luân lý đạo đức; chết là hết, cứ làm mọi thứ bất nhân cho thỏa thích…” mang đầy hàm ý ngạo mạn và đầy miệt thị đối với độc giả của mình. Nó miệt thị vì hạ thấp nhân phẩm của độc giả, khi cho rằng, độc giả cần phải có niềm tin vào linh hồn còn tồn tại bên ngoài nhục thể… để tránh làm điều xấu! Nó cho rằng, nếu không tin linh hồn tồn tại, người ta lập tức trở thành những kẻ "bad guys", mà không còn gì để bàn cãi! ^:)^^:)^

Suy nghĩ và lập luận đó chính là lời kết tội bản chất của loài người là hoàn toàn xấu xa, không hơn không kém!:)


Nếu PDS suy nghĩ sâu xa hơn, chỉ một chút xíu thôi, ông sẽ hiểu rằng đó là lời quảng cáo không công cho độc tài cs hiện nay tại VN:

Chẳng phải cs VN đang dùng cùng một lập luận của PDS, là vì dân trí đồng bào VN còn thấp, nên không thể áp dụng dân chủ cho người dân trong nước được, hay sao?

Đó là một thứ lập luận không chỉ là ngạo mạn, xem thường đối phương. Nó còn là sự dối trá xảo quyệt để đặt đối phương dưới gông cùm nô lệ cho hệ thống tư tưởng mà mình đặt ra.


Ngoài những độc giả đang vị PDS khinh miệt vì niềm tin của mình, còn có những người tin rằng, nếu sự thật linh hồn chẳng còn tồn tại sau khi chết; tại sao chúng ta không quý trọng đời sống duy nhất của mình để làm cho bản thân mình ngày được cao quý hơn, tốt đẹp hơn về mặt đạo đức; cho đến khi từ giã cõi đời này?

Cảm ơn bạn đã, chú ý đến câu tục ngữ mà tôi đã trích dẫn một nửa, “hùm chết để da, người ta chết để tiếng!”

Thử hỏi, so sánh giữa hai suy nghĩ và lập luận đó; cái nào mới thật sự đóng góp và làm cho xã hội tốt hơn?


4/ Như đã nói trong phần 2/ và 3/; suy nghĩ và lập luận tương tự của PDS thể hiện sự xảo biện không khác gì thủ đoạn cs đang làm trên quê hương chúng ta để kìm kẹp đồng bào. Đó không thể và không bao giờ là lời Phật dạy cho chúng sinh. Một nền tảng đạo đức có giá trị, không thể và không bao giờ được xây dựng bởi những lời trí trá, lừa gạt!


Nếu Đức Phật biết rõ rằng linh hồn có tồn tại sau khi chết, không có lý do gì để Ngài dấu diếm đối với chúng sinh!
Nếu Ngài biết chắc rằng linh hồn không tồn tại mà không trả lời, có phải là điều dấu diếm không được ngay thẳng, hay sao?

Những điều bịa đặt rẻ tiền đầy bất kính như thế này, chỉ có thể bắt nguồn từ phàm phu; chứ không thể thốt ra từ miệng đấng chân tu; bạn a!


Thành thật xin lỗi vì chỉ gõ vội vài điểm đủ để nói lên khác biệt nổi bật, thay vì hơn chục các điểm dị biệt giữa hai quan niệm về linh hồn… Tối nay, sau khi sắp xếp hành trang; phải ngủ sớm để mai lên đường!

HS tôi cũng xin cảm ơn sự tin cậy quá đáng khi bạn nói rằng, “hoàn toàn tin tưởng vào cách giải thích của anh!”. Tuy nhiên, đó lại là điều mà HS tôi không bao giờ ủng hộ trong tiến trình học hỏi của chúng ta:

Hãy bắt buộc trí óc của chúng ta hoạt động một cách hữu hiệu, hơn là nhắm mắt tin tưởng vào những gì nghe được, đọc được. Bởi vì, ngay cả những máy computers cũ của hai mươi năm về trước, chúng cũng có processors để làm việc. Công việc của computers, dù chỉ là máy móc, cũng không phải chỉ có việc “copy and paste” mà thôi. Các máy tính cũng còn làm được việc information processing nữa. Lẽ nào, sinh ra làm người mà chúng ta lại chỉ mù quáng tin vào những gì đọc và nghe được vậy sao? Làm như thế, có khác gì công việc “cut and paste” là công việc thua cả CPUs của những máy tính đã lỗi thời?


Ít dòng gõ rất vội vàng… Hy vọng, bạn đủ mạnh dạn tự post bài với những câu hỏi vào đây khi tôi đi vắng. Và, hy vọng bạn sẽ tìm được những câu trả lời lý thú từ các ý kiến khác nhau cho riêng mình!

Hàn Sinh.

tonthattue
08-15-2012, 01:58 AM
Cùng anh Hàn Sinh,
1. Câu chuyện về tiếng chuông tôi có đọc từ nhỏ như đã trình bày, phần đó tôi viết.
2. Phần dưới tôi viết ngắn gọn từ hơn một trang sách của Peter Della Santina.
3. Cái câu làm anh phiền lòng nhất và anh đã in đậm thì do tôi vung vít trong lúc thực sự tác giả chỉ nói đến giá trị luân lý. cứ làm mọi thứ bất nhân cho thỏa thích.

4. Tôi không có ý khinh mạt, không nói đó là việc làm của tất cả những ai cùng quan niệm. Con người không phản ứng điều kiện hóa mà rất khác biệt trước cùng một hoàn cảnh; có người khóc có người cười.
5. Tôi xin lỗi về mọi thứ.
Thân ái,

ba0
08-15-2012, 02:46 PM
Xin chào tất cả mọi người.


http://farm2.staticflickr.com/1128/777305970_a4c9bea738_z.jpg?zz=1 (http://www.flickr.com/photos/robherr/777305970/)

Hàn Sinh
08-17-2012, 07:52 AM
Cùng anh Hàn Sinh,
1. Câu chuyện về tiếng chuông tôi có đọc từ nhỏ như đã trình bày, phần đó tôi viết.
2. Phần dưới tôi viết ngắn gọn từ hơn một trang sách của Peter Della Santina.
3. Cái câu làm anh phiền lòng nhất và anh đã in đậm thì do tôi vung vít trong lúc thực sự tác giả chỉ nói đến giá trị luân lý. cứ làm mọi thứ bất nhân cho thỏa thích.

4. Tôi không có ý khinh mạt, không nói đó là việc làm của tất cả những ai cùng quan niệm. Con người không phản ứng điều kiện hóa mà rất khác biệt trước cùng một hoàn cảnh; có người khóc có người cười.
5. Tôi xin lỗi về mọi thứ.
Thân ái,Chào anh Tôn Thất Tuệ,

Cảm ơn anh đã cho biết mình là tác giả của đoạn mở đầu trong post nguyên thủy mà HS đã trả lời trong post trước, cũng như ý phóng tác trong câu kết luận, " cứ làm mọi thứ bất nhân cho thỏa thích. "
Nguyễn văn Ngọc là một trong số các ký giả, nhà giáo, nhà biên khảo... đã góp công rất nhiều trong việc phát triển Quốc ngữ nước nhà vào đầu thế kỷ trước. Trước tác của cụ tuy không đồ sộ, nhưng giá trị của nó đã khiến người ta gọi là học giả thì cũng không phải là quá lời. Điều này khiến HS ngưỡng mộ tài năng và công sức của tác giả những cuốn Cổ Học Tinh Hoa, Đông Tây Ngụ Ngôn,... Tuy không đồng tình với một số quan điểm trong một số bài luận văn, tác phẩm... của cụ (một trong số đó có câu chuyện tiếng chuông kêu mà anh đã đề cập), nhưng sự quý trọng các tác phẩm của NVN mà HS dành cho cụ vẫn không thay đổi.

Thật ra, trong post trước HS đã cố gắng trả lời trong nội dung của câu hỏi được gửi đến mình. Và dĩ nhiên, câu trả lời nhằm vào ý nghĩa trong hệ thống lập luận của PDS hơn là phần thêm vào của anh trong câu kết luận!

Bởi vì, khi nêu ra lý do khiến người ta cần phải nhắm mắt tin rằng linh hồn còn tồn tại sau khi chết vì xem như đó là một ràng buộc luân lý, tác giả (PDS) đã không hề hiểu hàm ý xúc phạm độc giả của mình rất rõ rệt trong việc làm của mình như HS đã phân tích trong post trước. Hoặc có thể ông biết rằng mình đang xúc phạm đến độc giả, nhưng tự cho rằng địa vị của ông cao đủ để làm việc xúc phạm đó(?)

Lập luận của PDS, được nói ngắn gọn là một sự đe nẹt đối với độc giả nhân danh luân lý của mình, "dù linh hồn còn tồn tại hay không sau cái chết, chúng bay vẫn cứ phải nhắm mắt tin rằng linh hồn tồn tại. Nếu không tin như thế, chúng bay sẽ là kẻ xấu làm băng hoại xã hội, thế thôi!"

Việc làm này của chính bản thân PDS hoàn toàn sai trái. Vì ông đã vượt qua mọi rào cản luân lý trong mọi thời đại khi áp đặt sự dối trá, bịp bợm lên niềm tin của độc giả trong lúc nhân danh luân lý, nhân danh Đức Phật để viết ra lập luận như thế!

Không kể rằng lập luận này hoàn toàn là lập luận mà csVN đang dùng để khước từ dân chủ cho đồng bào trong nước, "bởi vì dân trí còn chưa cao"; nhưng truyền bá những bài học luân lý bằng việc làm vô luân của PDS, chẳng phải là mỉa mai lắm, mà vẫn có người tin vào hay sao?

PDS không hề hiểu rằng, không có một thứ luân lý nào có thể được xây dựng trên những lý lẽ vô luân, bịp bợm như thế được. Nhất là, khi nhân danh Đức Phật để làm những việc vô luân như thế; đó chỉ là những sự phỉ báng, mạ lỵ... đối với người mà mình đang nhân danh (Đức Phật)!


Anh Tuệ,

Tôi tin vào sự thành thật của anh, không có ý khinh miệt khi post bài. Có lẽ, vì anh không thật sự hiểu được hàm ý trong câu nói của mình đã xúc phạm và làm tổn thương nặng nề đối với người đọc. Tuy nhiên, với PDS là tác giả dùng ngòi viết của mình để truyền bá kiến thức và niềm tin phổ biến ra đại chúng thì khác!

Lý lẽ và hệ thống lập luận của ông và những tác giả tương tự, như HS phân tích sơ qua: hoặc là họ không hiểu những gì mình đang viết bởi chính niềm tin mù quáng của mình, hoặc họ đang xem thường độc giả đến độ bất cần! Bất cần vì khi viết ra những điều đó, họ mặc nhiên xem rằng độc giả của mình chỉ có những bìa đậu hũ non phía sau xương trán mà thôi. Họ đánh giá thấp độc giả của mình vì cho rằng người ta đọc và tin theo mà không hề có khả năng đánh giá cũng như suy nghĩ thấu đáo!

Giữa anh và HS, niềm tin và nhận thức của chúng ta có thể khác nhau... Tuy nhiên, HS nhận lời xin lỗi công khai của anh với tất cả sự trân trọng của mình. Có thể mỗi người trong chúng ta, anh và HS có nhận thức khác nhau, thế giới quan khác nhau... Nhưng HS tin rằng chúng ta luôn luôn có thể chấp nhận sự khác biệt trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau trong tranh luận. Tặng anh cánh sen màu vàng (melumbo lutea) có nguồn gốc canh tác từ những người thổ dân da đỏ Bắc Mỹ:




http://img687.imageshack.us/img687/3160/dsc6373g.jpg





Ảnh được chụp mới đây trong ao sen nhà người bạn tại Charleston, SC; nơi xảy ra những trận giao tranh lịch sử trong nội chiến Hoa Kỳ (1861-1865).



Thân,
Hàn Sinh.

Hàn Sinh
08-18-2012, 05:52 PM
Gửi anh Tuệ và ACE Phật tử hai thời kinh "Vô Ngôn" dưới đây:





http://img201.imageshack.us/img201/7590/dsc1105r.jpg







http://img442.imageshack.us/img442/3276/dsc1006l.jpg








Vô Ngôn kinh là những thời kinh duy nhất mà HS tụng niệm mỗi phút giây để thấy được hình ảnh Đức Phật trong gần gũi tâm trí và cố gắng gìn giữ bản thân trước mọi cám dỗ trong đời sống hằng ngày!
Ảnh chụp sáng nay, 8/18/12 lấy trực tiếp từ máy camera không hề qua chỉnh sửa...

Thân,
Hàn Sinh.

Hàn Sinh
08-22-2012, 07:40 AM
Chào anh Tuệ,

HS mới trả lời thư nhắn, xin anh check trong PM box. Trong PM đó, HS trả lời và giải thích một ngữ vựng mà anh đang thắc mắc... Xin lỗi vì thư trả lời muộn: cũng như anh, HS đang on vacation nên không leo net thường xuyên... cho đến hôm nay!

Đem vào đây một bài tường thuật đáng thương tâm, vì nó liên quan đến quan niệm và niềm tin của người ta về linh hồn cũng như nhận thức của tôn giáo:


Teen at Center of Abortion Debate Dies After Chemo Delay



http://a.abcnews.com/images/Health/gty_pregnant_teen_dies_nt_120820_wg.jpg


A Dominican teenager was denied treatment for Leukemia because she was pregnant and abortion is illegal in the Dominican Republic. (Getty Images)



By SYDNEY LUPKIN
Aug. 21, 2012



A pregnant 16-year-old in the Dominican Republic took center stage in the abortion debate when she died last Friday of leukemia complications amid reports that doctors had delayed chemotherapy out of fear that it could terminate her pregnancy. The Dominican Republic has a strict anti-abortion law.
But the young woman's doctor at Semma Hospital in Santo Domingo told ABCNews.com that the hospital had postponed chemotherapy not because of the country's abortion ban but because they were waiting for her bone marrow test results to come back from a hospital in New Jersey to determine what kind of leukemia she had.
The young woman, whose name has not been released, was admitted to the hospital on July 2, Dr. Tony Cabrera told ABCNews.com. She told doctors she'd missed her period, and they immediately gave her a blood test and pelvic sonogram to determine she was pregnant.
Since chemotherapy interrupts tumor progression by halting the rapid division of cancer cells, "it's likely to also have an adverse effect on a rapidly dividing organism, such as an embryo," said Christina Chambers, at the Organization of Teratology Information Specialists' Collaborative Research Center in San Diego.
Dr. Lauren Streicher, an obstetrician at Northwestern University Hospital in Chicago, said doctors practicing in the United States generally recommend that cancer patients requiring chemotherapy terminate their pregnancies in their first trimester, "given the limitation of information about what generally happens at 10 weeks."
The young woman's mother, Rosa Hernandez, had urged doctors to give her daughter an abortion so she could undergo chemotherapy immediately, according to CNN, but Article 37 of the Dominican Republic's constitution prohibits abortion, claiming "the right to life is inviolable from conception until death." The doctors did not perform an abortion.
"My daughter's life is first. I know that [abortion] is a sin and that it goes against the law ... but my daughter's health is first," Hernandez told CNN (http://articles.cnn.com/2012-08-18/americas/world_americas_dominican-republic-abortion_1_abortion-ban-dominican-courts-dominican-constitution)in July.


Cardinal Nicolas de Jesus Lopez Rodriguez, an archbishop in Santo Domingo, spoke out about the case after a Mass in late July, saying that a "direct abortion" was wrong, but "everything possible" should be done to save the life of this young woman, according to the news organization Dominican Today (http://www.dominicantoday.com/dr/local/2012/7/25/44505/Cardinal-favors-saving-girls-life-in-abortion-dilemma).

"Her situation can be saved, but we don't agree with performing an abortion directly," Rodriguez said.


Once the doctors received the test results from the Carol G. Simon Cancer Center in Morristown, N.J., they learned their patient had acute lymphoblastic leukemia, which Cabrera said had a "very poor prognosis," especially for children more than 10 years old. (For its part, the Carol G. Simon Cancer Center has not confirmed that it ever processed these tests.)
The doctors started chemotherapy when the young woman was nine weeks' pregnant, just as her first trimester was ending, in late July, Cabrera said.
Speaking generally, Dr. Brian Druker, an oncologist at the Oregon Health and Science University, said that a short delay in administering chemotherapy should not in itself drastically affect a patient's outcome.
"A delay of a couple of weeks should have no bearing on the outcome unless there was a complication that made someone's medical condition less able to handle therapy," said Druker.
But last Thursday night, the young patient had begun to cough up blood and was moved to the intensive care unit, where she was placed on a respirator, Cabrera said. She also had vaginal bleeding and severe respiratory distress.
She underwent a blood transfusion, but by 2 a.m. Friday, she'd miscarried, Cabrera said. A few hours later, she went into cardiac arrest. Doctors were able to revive her, but she died at 8 a.m. Friday.


Death was attributed to hypovolemic shock (not enough blood or fluid), alveolar hemorrhage, acute respiratory distress syndrome and acute lymphoblastic leukemia, Cabrera said.
After her daughter's death, Hernandez told CNN, "They have killed me. I'm dead, dead. I'm nothing. … She was the reason for my existence. I no longer live. Rosa has died. Let the world know that Rosa is dead."

____________________________ Bản tin từ ABC News______________________

Một trong nhiều kết cục thảm thương và đáng buồn bởi vì nhân loại trở thành sát nhân máu lạnh chỉ vì những niềm tin mù quáng...
Đoạn mà HS highlited lên đó, cũng đủ nói lên tính chất bất nhân của tác giả của lời biện hộ khiến HS phải thầm lên tiếng chửi thề:

Trước hậu quả như thế đó mà còn lý luận về hình thức của việc phá thai, what's the heck of differences between indirect and direct abortion?

Người ta nhân danh tôn giáo để giết người một cách vô luân và biện hộ một cách man rợ như thế giữa thế kỷ hai mươi mốt này... có phải là cách kéo nên văn minh của nhân loại trở về thời hồng hoang ăn lông ở lỗ hay không?

Vài ý kiến chia sẻ cùng anh.
Chúc anh Tuệ và gia đình những ngày nghỉ Hè vui vẻ!

Thân,
Hàn Sinh.
P/S: Hãy chụp hình bên anh khi lá đang vàng và đẹp, anh ạ!... Khoảng ba tuần nữa Virginia mới thực sự vào Thu. E rằng khi đó HS lại đang tối tăm mịt mù trong công việc, nên chưa chắc chụp được những hình ảnh đáng treo lên...

ba0
08-22-2012, 08:08 PM
Chào anh Hàn Sinh,

Anh có thể dịch bài viết của Sydney Lupkin ở trên sang tiếng Việt được không ạ?


Camel
08-22-2012, 09:10 PM
Nếu "may mắn" nhân dân phố sẽ được coi 1 cuộc đấu khẩu ... sôi nổi với đề mục " niêm tin tôn giáo khiến con người trở nên vô luân , man rợ , đầy máu lạnh v.v... " !

Đúng hay sai chắc phải chờ anh HanSình dịch đoạn tiếng Anh sang tiếng Việt để các "đấu sĩ" múa kiếm bằng tiếng mẹ đẻ nó mới oách !

Hôm nay ngày 22 tháng 8 ... đèn trước nhà của tôi tắt , bóng tối xâm chiến khoảng không gian nhờ nhờ , thì ra là điềm lành vì có người thầm chửi thề :)) ... (con thiệt phải lạy mấy thày nóng tánh, nóng máu vài lạy rồi đó !!)

- - - - - - - - - - -

@HanSinh ... hoa sen trắng anh chụp lần này phải nói đẹp tuyệt vời , bái phục tài chụp của anh ! :)

Hàn Sinh
08-22-2012, 10:43 PM
Td,

Thông thường, khi nhờ ai làm một việc gì giúp mình... chúng ta nên nói lời cảm ơn. Không biết khi còn bé, td có từng được dạy dỗ như thế hay không?
Tôi dạy con mình điều này khi cháu mới được tuổi rưỡi. Rồi phải nhắc nhở mãi cho đến ngày vào mẫu giáo thì cháu mới không quên thói quen tốt này!

Nếu yêu cầu dịch lại bài báo của td nhằm vào việc tranh cãi như lời người khác đang khích bác, tôi e rằng thất bại thuộc về đối phương của mình quá rõ rệt...
Tôi sẽ không dịch lại bài báo, cho dù lời yêu cầu của td nhằm vào mục đích nào đi nữa!

Tôi dám dùng những chữ "vô luân", "máu lạnh"... vì để bào chữa cho cái chết thảm của cô bé đáng thương; người ta lại lồng vào trong câu nói đầy tính cách đạo đức giả mà tôi đã highlited, thêm vào cái định nghĩa rất là bs, "abortion directly" và xem đó là có tội!

Nó cũng bs giống như kẻ nào đó nói rằng, "ăn cắp hình chụp hoa sen thì được Phật tha thứ, còn ăn cắp thứ gì khác thì mang tội!"

Nếu đọc được Anh ngữ trong case này, td sẽ thấy rõ rằng cái chết được nói đến là vì cô bé đáng thương bị băng huyết do xẩy thai đã quá rõ ràng... Phải chăng, chữ "abortion indirectly" ngầm thốt từ tác giả muốn nói đến là áp dụng hóa trị và đưa đến tình trạng sẩy thai và đem đến cái chết của cô bé khốn khổ này chăng? (Trong khi, nếu phá thai cho cô bé ngay từ đầu vì phương pháp hóa trị đòi hỏi; cơ may sống sót của cô vẫn còn mà không bị chết oan một cách tức tưởi!)

Đáng chú ý là cho đến khi chết, cô bé mang thai con so mới chín tuần thai kỳ; mà theo yêu cầu của cô bé và mẹ cô vào đầu tháng 7, thai kỳ của cô mới chỉ khoảng 4 hoặc năm tuần gì đó thôi!
Tấm hình minh họa dễ làm hiểu lầm người xem vì nghĩ rằng cái thai rất lớn tám, chín... tháng rồi!

Giết người vô tội bằng cách này, mà gọi là vô tội được sao?
Sự việc như thế, chẳng gọi là vô luân thì gọi là gì bây giờ?

Điều không thể tưởng tượng nổi là, lời nói bs đó được chui ra từ cửa miệng của một chức sắc tôn giáo!

P/S: À, tôi nghe nói đâu đó trong ĐT rằng, sửa tên (dù là nickname) của người khác là hành động của những kẻ vô giáo dục, thì phải!

Camel
08-23-2012, 06:07 AM
Anh Hàn Sinh , tôi phạm tội vô ý khi typing nick của anh thành HanSinh cho nó mau . Anh mắng tôi làm thế là vô giáo dục tôi đành chịu , chỉ biết cười ;)

Lớn hết rồi , dù ở diễn đàn có là ảo chẳng ai biết ai như ở ngoài đời , nhiều chuyện cởi được thì nên cởi , châm chước được thì châm chước , ai trong đời chẳng có lần làm sai hay nói sai , tánh anh hay nóng, tôi rào trước đón sau , khích bác là tôi xấu điều này không phủ nhận , nhưng đôi khi lại tốt cho anh mà anh không biết . Còn các anh coi diễn đàn là hí trường để thóa mạ nhau cho sướng miệng thì là sai lầm rất lớn !

Đậu
08-23-2012, 07:28 AM
Td,

P/S: À, tôi nghe nói đâu đó trong ĐT rằng, sửa tên (dù là nickname) của người khác là hành động của những kẻ vô giáo dục, thì phải!

Anh Hàn Sinh

Em thi thấy chưa phải vì anh không dẫn chứng cái chỗ nào trong phố này đề cập đến việc sửa tên người khác là vô giáo dục. Anh viết khơi khơi như thế thì người đọc cũng cười cười thôi. Trộm nghĩ như thế là uổng công sức.

P/S: Em có ý tốt nhắc anh câu "Nói có sách mách có chứng". Anh khỏi cần cám ơn em.

Hàn Sinh
08-23-2012, 07:33 AM
Chị TK :)

Cám ơn chị hỏi thăm , mẹ em vẫn sản xuất rau muống chẻ với năng suất cao mỗi tuần .
Chị hỏi tuổi em , dạ em cầm tình con camel ạ ;) sống cô đơn ngoài sa mạc lâu ngày nên thói quen "nghĩ sao thì nói vậy" ít quan tâm đến việc nói để vừa lòng nhau ... à mà em hỏi nhỏ chị "em nói có đúng không ạ !" ;) ... em mong chị đừng dị ứng với lời nói chối tai của bất cứ ai , vì đó là cách tu dưỡng để tiến bộ .
Cái người nói ghét em là cái người không thật lòng , ghét mà còn đem hình Đức Mẹ vào tặng ;) ... em thì em không ghét ai vì em chẳng dư thì giờ cho mấy chuyện dở hơi . À mà chị có ghét Đàm Vĩnh Hưng thì chị cũng đừng bắt chước ông thày đổi tên người ta thành Đàm Vĩnh Biệt nha chị , ai cũng có cha sanh mẹ đẻ , đem tên ngươ`i ta ra diễu cợt là một thói xấu cần bỏ của những người có học , muốn thuyết phục quần chúng tin vào chính nghĩa của mình điều quan trọng là giữ tư cách cá nhân ... chị thấy em nói có đúng không nào ? :))Câu nói này của ai đứa nào?
Tư cách như thế đã đủ chưa?

Lòng Như Gió
08-23-2012, 09:27 AM
Anh có thể dịch bài viết của Sydney Lupkin ở trên sang tiếng Việt được không ạ?



Em chào anh chủ nhà tđ và các anh chị khác.

Để phần nào hưởng ứng lời đề nghị của anh tđ về việc dịch bài tiếng Anh sang tiếng Việt, em xin dịch đoạn đầu.

Một thai phụ mười sáu tuổi ở Cộng Hòa Dominica đã trở thành tâm điểm của sự chú ý trong cuộc tranh cãi về vấn đề phá thai khi cô tử vong vào thứ sáu vừa qua vì biến chứng của bệnh bạch cầu. Các bản tường trình cho hay các bác sĩ đã trì hoãn hóa trị cho cô vì e rằng điều đó có thể làm chết thai nhi. Cộng hòa Dominica áp dụng luật chống phá thai rất nghiêm.

Nói sao thì làm vậy, em chỉ dịch một đoạn đầu. Anh chị nào có lòng tốt dịch phần tiếp theo, em đội ơn.

À, nếu em là người mang bài tiếng Anh vào dán, và được anh tđ nhắc nhở rằng nên dịch sang tiếng Việt, trước hết em sẽ cám ơn anh ấy về lời nhắc nhở, chứ sẽ không bắt lỗi anh ấy sao “nhờ” mình dịch mà lại không cám ơn mình.

Em đồng ý với anh Hàn Sinh rằng cám ơn là một trong những bài học đầu đời của con người. Nhưng tất nhiên chưa đủ. Ngoài lời cám ơn ra, người ta còn phải học và rèn luyện rất nhiều, có khi học cả đời vẫn chưa xong. Ví dụ: rèn luyện đức tính khiêm cung, học cách lễ độ ngay cả khi đang nóng giận, học cách tôn trọng người khác dù (mình nghĩ) người ta “ít học” hơn mình, vân vân…

Còn tại sao em chỉ dịch một đoạn rồi ba hoa chuyện ngoài lề, vô duyên vậy. Xin thưa, ba hoa ngoài lề là vì muốn bàn luận về lời cám ơn và những bài học của đời người. Còn chỉ dịch một đoạn là vì em chỉ có mười phút chạy vào đây chơi, sau đó phải ra làm việc khác.

Đến đây em xin ngưng và xin phép đi ra.

Đậu
08-23-2012, 02:50 PM
Td,

Thông thường, khi nhờ ai làm một việc gì giúp mình... chúng ta nên nói lời cảm ơn. Không biết khi còn bé, td có từng được dạy dỗ như thế hay không?


Anh Hàn Sinh

Theo phép công bằng, khi người ta nhờ mình một việc, mình chưa làm mà người ta đã nói “cám ơn”, ấy là mình đã mắc nợ người ta vậy. Sau này mình phải làm việc người ta nhờ dù việc đó ra thế nào đi nữa. Không làm không được đâu.

Mà nếu người ta không nói “cám ơn”, khi nhờ mình giúp, thì mình phải vui mừng mới là phải. Vì mình có cơ hội từ chối nếu như thấy việc người ta nhờ vượt quá sức mình hoặc một lý do nào đó ngăn trở mình. Trộm nghĩ, nếu người ta không nói “cám ơn” trước, thì mình phải cám ơn người ta mới là phải.

ba0
08-26-2012, 11:17 AM
Xin chào tất cả quý vị.

Có mod nào ghé qua đây thì xin làm ơn xóa giùm cho từ bài #54 cho đến bài #74.
tđ cũng mong rằng các bác trao đổi với nhau, xin làm ơn giữ cho lời ăn tiếng nói cho nhè nhẹ một chút... bởi lẽ, chết là chưa hết cho dù đó chỉ là một câu nói.

Xin cảm ơn ạ.


ba0
08-26-2012, 01:21 PM
Só-rì anh Ốc nhé.
Anh dán bài không đúng nơi và không đúng lúc, nhằm ngay khi tôi đang nhờ mod xóa giùm bài viết cuối (mà anh đã quote lại).
Cảm ơn anh đã nhắc cho nhớ, nhưng lập lại không đúng lúc và ở không đúng nơi đâm ra khách sáo anh ạ.


chieclavotinh
12-10-2017, 02:41 AM
Chiếc Áo Cuối Cùng

Trong buổi mạn đàm với một số bạn vong niên, có người đặt câu hỏi ở Mỹ bằng cấp gì quan trọng nhất. Ai cũng kể tên một số bằng cấp dài lê thê và oai vang kinh hồn. Đợi mọi người khai thác hết bằng cấp sang trọng quí giá, một bà bạn già từ lâu ngồi khiêm nhượng trong góc phòng mới lên tiếng:

- Theo ý tôi, ở Mỹ cái bằng quan trọng nhất là bằng lái xe. “Thượng vàng” thì không nói làm gì, mà cũng không nhiều. Còn “hạ cám” mới là hằng hà sa số, không có bằng lái xe thì không còn làm ăn gì được !

Không biết có phải vì “kính lão đắc thọ” không, mà đến đây mọi người ngừng tranh cãi và chưng bằng cấp, quay ra bàn tán thêm về cái bằng lái xe. Ai cũng đồng ý nó quan trọng và đáng yêu vô cùng, không có nó giống như què tay què chân.

- Vắng người yêu một tháng không sao, vắng bằng lái một tháng thì dám mất việc lắm!

Tâng bốc vốn không phải là “nghề của nàng” nhưng tôi rất đồng ý với bà già gân này, cái bằng lái thực đáng vinh danh là đệ nhất quan trọng. Này nhé, khi ta đang lái xe phom phom dù trên đường thiên lý hay ở một xó góc tối hù nào trong ngõ hẽm, mà bị “bạn dân” chận xe, thì bạn dân này đâu có cần biết ta là ai. Kỹ Sư, Luật sư, Bác sĩ, hay anh chàng khố rách áo ôm. Xe ta lái là xe 100 ngàn hay xe cà khổ rách nát tơi bời, cũng đều nhận được một chào kính, tiếp đến là câu:

“Xin cho tôi xem bằng lái!”

Lại còn khi ta đi mua bán món gì, nếu trả bằng thẻ tín dụng, dù ít chục, vài trăm hay bạc ngàn, không có cái bằng lái xe trình diện thì món hàng sẽ không thể nào ra khỏi cửa. Lần đầu tiên trong đời, phát biểu của tôi được mọi người đồng ý.

Bắt đầu từ tuổi 16, các cô cậu choai choai đã mong thi lấy được cái bằng lái, người lớn tuổi thì thôi khỏi nói, được rồi phải o bế kỷ, giữ giới luật giao thông cẩn thận, không uống rượu lái xe, nhớ đóng thuế lưu hành, mua bảo hiểm đều đều hàng năm, có thế “ta với mình” mới sống chung hòa thuận đến nửa thế kỷ được.

Nhưng không phải chuyện một lần là trăm năm, khi các em tuổi 18 đã thành Ông thành Bà rồi. Các Cụ đã lên thượng thọ “Thất thập cổ lai hy” rồi, mà vẫn còn muốn tự lái xe vì con cháu lập gia đình xong, chúng đều “Nước non ngàn dặm ...” mất tiêu hết, không còn ai chở đi Bác Sĩ, đi chơi…. .. Các cụ phải thi lại, chứ không được phây phây đợi bằng gia hạn gởi đến tận nhà như thời xuân còn xanh.

Các cụ phải khám mắt xem có còn đọc dấu hiệu từ xa được không, tai còn thính, cảm giác còn bén nhạy, phản ứng có chớp nhoáng……… ?... . Lại còn cái mục thi viết mới toát mồ hôi hột! Bài thi từ 30 (?) câu trở lên tùy theo quá trình lái xe tốt lành hay bê bối, có bị giấy phạt nhiều, có đụng xe, có say rượu đấu võ với ai không để được lãnh bài thi dài hay ngắn. Trả lời sai 5 lỗi là rớt và nếu rớt luôn 3 keo, sẽ bị thi lái xe lại, chân tay lạng quạng rớt cả mục thi lái thì đành phải học cách thức đi xe Công Cộng có tài xế mở cửa lên xuống hầu vậy.

Điều tôi muốn nói đây không phải mục thi viết, thi lái hay khám tai, khám mắt, mà là cái tấm thiếp hứa hiến tặng thân xác được gửi kèm theo bằng lái xe sau khi thi đậu.

Tấm thiếp nhỏ, đại khái hỏi xem nếu lỡ không may mình lăn đùng ngã ngựa, chết bất cứ vì lý do gì thì có muốn “phát bồ đề tâm” hy sinh hiến tặng thể xác cho khoa học không. Có cho phép xử dụng phần nào trong thân thể: Tim, gan,thận, phổi, mắt, da.... một thứ, vài thứ, tất cả các thứ linh tinh, hay toàn thân cho những người đang cần những bộ phận này, hoặc cho trường đại học để sinh viên thực tập mổ xẻ nghiên cứu.

Ngoài tấm thiếp ký cho phép ghi chú rõ ràng, còn có một mãnh giấy con nhỏ như hạt tiêu, có in chữ “donor” ( hiến tặng) để dán vào bằng lái xe. Đấy là dấu hiệu chứng cớ mình đã vui lòng “bút sa gà chết”. Mặc dầu danh sách những người chờ đợi được thay mắt, tim, gan, thận v.v....dài dằng dặc. Nhưng biết đâu “Hữu cầu tất ứng” mà!

Tôi còn nhớ ở Việt Nam, không có nghề chào hàng bán đất, bán hòm, ai cần thì tự tìm đến. Hồi mới tới Mỹ, nghe các hãng mời mua đất mua hòm đặt trước để dành, hàng tháng chỉ việc trả góp, nhiều người không thích vì thấy quá lo xa, hoặc sợ xúi quẩy.

Có khi họ còn bị chửi cho một trận là “tại sao dám trù ẻo”. Nhưng lâu ngày bạn bè thân quen có khi còn đem chuyện đặt trước Sanh Phần ra đùa giỡn, dặn dò mua đất gần nhau hoặc chọn vùng đồi núi để còn được ngắm cảnh lúc về bên kia thế giới!

Cố nhiên là nghĩa địa Mỹ cũng giống như nhà ở Mỹ chia lô ra sẵn cả rồi, không còn chọn lựa phương hướng Long Chầu Hổ Phục gì được. Miễn có một chút xíu phong cảnh hữu tình là đã may mắn lắm rồi. Các lô đất nằm sát rạt nhau và chôn lì xuống dưới đất để mỗi cuối tuần xe cắt cỏ chạy làm việc cho dễ! Có khi đi ngang một nghĩa trang, nhìn thấy đồi cỏ xanh với nhiều chổ có hoa nhìn thật mát mắt, chỉ muốn dừng chân nghỉ, thì ra đó là đồi cỏ với trăm nghìn nấm mộ.

Một lần tôi đi theo bà bạn thân, chồng vừa mất, đến viếng văn phòng chuyên lo “Hậu sự”. Thật là một kinh nghiệm quý giá nên định trước để khỏi phiền những người ở lại, nhỡ mình thình lình theo ông bà lên ngồi “trên nóc tủ”.

Thấy bạn có vẻ “tang gia bối rối” tôi lãnh phần gọi điện thoại tìm dịch vụ chôn cất dùm. Mở tờ báo Việt Nam ra đọc, tìm không khó gì mấy vì vỏn vẹn chỉ có một văn phòng thôi, nên cũng đỡ mất nhiều thì giờ tìm kiếm. Hình như chỉ có nghề này ít ai dành giật muốn nhào vào làm. Mừng vớ được khách hàng, chủ nhân hẹn gặp chúng tôi càng sớm càng tốt.

Trưa hôm ấy, tôi lái xe đến đón bà bạn tới văn phòng Hậu Sự, nơi đây cũng là nhà quàn và nghĩa địa luôn. Hai chị em chúng tôi ngồi chờ ngoài phòng đợi thật lâu mới thấy cô chủ tiệm xuất hiện. Cô bước vào vội vã, không một lời xin lỗi đã để khách hàng chờ đợi quá lâu. Cô mời chúng tôi vào văn phòng, và bắt đầu đưa ra danh sách đã liệt kê sẵn, kiểu mẫu bộ này, bộ nọ, bao gồm những gì trong đó, giá cả bao nhiêu, hòm loại nào, gỗ tốt xấu, tiền chôn cất, tiền phòng, tiền linh tinh đủ thứ. Ngoài ra còn cho chúng tôi xem những cái hòm mẫu bé tí như đồ chơi.

Dĩ nhiên giá hỏa thiêu rẻ hơn, vì chôn cất cần hòm đựng xác gọi là Quan, luật còn bắt buộc phải có hòm đậy gọi là Quách, lại còn đất chôn, mộ bia, nghi lễ tôn giáo, hóa trang, móc ruột gan, hoa chưng bày, giờ thăm viếng ... . Muốn chết cho yên thân thực không dễ !

Bà bạn tôi chọn hỏa thiêu theo ý nguyện của chồng. Từ lâu tôi vẫn nghe nói thiêu rẻ lắm, chỉ trong vòng trên dưới 600 đô, nhưng tôi lầm to. Đó là giá của hãng bốc xác trực tiếp ngay từ trong nhà thương, ho sẽ bao lo cả thủ tục khai tử. Hãng lãnh xác về thiêu xong sẽ giao lại cho khổ chủ một bình tro. Công tác hoàn tất. Trường hợp của bạn tôi không đơn giản như thế nên cần phải đặc biệt thương lượng.

Cô bán hòm có vẻ mặt nghiêm trang như chia buồn cùng tang gia. Thỉnh thoảng chuông điện thoại cầm tay reo, cô nói chuyện thì thầm to nhỏ, mặt vui tươi hẳn lên. Cô cuời khúc khích một cách sung sướng, quên rằng khách hàng đang chờ đợi.

Sau cuộc điện đàm thú vị. Cô trở lại với thực tế, thay đổi vẻ lạnh lùng nãy giờ tiếp chúng tôi. Cô ngọt ngào trình bày:

• Hòm này gỗ thường giá $2,900, còn cái kia là gỗ thông chỉ mắc hơn có $1000 thôi, nhưng tốt hơn nhiều. Người ta hay chọn loại gỗ thông này, dù sao Áo Quan cũng là “chiếc áo cuối cùng” của người quá cố.

• Cái liễng này giá $500, sau khi đốt xong, sẽ bỏ tro vào đây cho chị mang về. Chị nên chọn cái liễng bằng gỗ thông này cho hợp với cái hòm gỗ thông chị đã chọn.(!)

• Phòng để cho anh nằm 1 ngày $250, chị định thiêu vào chủ nhật, vì là ngày cuối tuần nên mình phải trả “giờ phụ trội” thêm $100 đô cho nhân viên...

Cô ta nói thao thao bất tuyệt như cái máy phát thanh, tôi nghĩ thầm :

“Họ đang lợi dụng lúc tang gia bối rối để đánh đòn tâm lý đây! Cái liễng này mà dám cứa $500! Đến mấy tiệm bán hoa, bình, hũ lọ, những cái hộp đủ hình dáng, mạ vàng, bạc láng cóng, nhiều lắm cũng chỉ mười mấy đô!

Đã vậy còn bày đặt xúi người ta mua cái liễng bằng gỗ thông cho hòa hợp với cái hòm, thiêu xong thì hòm cháy rụi và mình thì cũng . . . .cháy túi.

Nhìn những cái hòm làm bằng gỗ thường, mặt ngoài như dán giấy hình gỗ giả, bên trong chắc chỉ là ván ép “mạt cưa” thôi chớ đâu phải là gỗ thật, thế mà cũng chặt đẹp gần $3000. Ngoài ra còn có nhiều giá khác từ rẻ nhất là loại gỗ thường cho đến những cái mắc hơn, giá khoảng $8000! Bên trong bọc nệm êm và lót “xa tanh” mát rượi.

Mắc kiểu này thì nên mua trước mang về nhà làm giường ngủ, nằm cho đả lưng, mai mốt chết chôn hoặc thiêu luôn cũng đỡ đau …lòng xót ruột.

Cô nàng còn hỏi tiếp nhiều lắm mà tôi không nhớ hết, nào là:

- Chị muốn đặt sẵn ba vòng hoa để trên nắp hòm không? Một vòng của chị tặng ảnh, một của con tặng cha, một của bạn bè tặng ảnh lần cuối. Ba vòng hoa cộng thuế chỉ có $350 thôi à.

Không hiểu bà bạn chuyến này về có bầm chân hay không, vì bị tôi cứ ngồi đá chân bà ấy dưới gầm bàn để ngăn chận sự tiêu tiền vô lý. Mấy cái vòng kết hoa cúc và cẩm chướng, nhỏ khoảng bằng chiếc nón lá mà tính bằng giá 1 lượng vàng y. Mình tự làm lấy cũng được. Hoặc bạn bè đến thăm viếng, phúng điếu là hoa đã chật phòng rồi, đâu dến nỗi gia đình phải tự tặng !

Chưa hết đâu, nhà trước là nơi để quan tài cho bạn bè thân nhân tới viếng thăm trong một thời gian hạn định. Lúc đẩy quan tài vòng ra phía sau khu vực nhà quàn là tới phòng hỏa thiêu, có lẽ đếm được chừng mười mấy bước. Giá tiền cũng được tính gọn thêm khoảng một trăm mấy. Tôi ngồi tính nhẩm trong bụng, như thế một bước đi của mình cũng đáng giá tới mười mấy đô!

Cô bán hòm còn lịch sự hỏi thêm:

- Chị theo đạo Công Giáo hay đạo Phật? Nếu chưa mời Cha hay Thầy thì đây tôi cũng có.

- Thiêu xong muốn mang tro ra biển rải, dịch vụ này ở đây cũng có luôn.

- Tôi tính giá “đặc biệt” cho chị, tôi sẽ ghi lùi lại ngày chị đến gặp tôi, như thể chị gặp tôi trước ngày anh ấy mất, bởi vì mua sớm hơn, nghĩa là trước ngày qua đời thì giá rẻ hơn. Cộng thêm chi phí trả cho dịch vụ của văn phòng chúng tôi $4000 nữa, tổng cộng là $10,984.27 đã bao gồm thuế má rồi. Nhưng nhờ giá đặc biệt, chị được trừ bớt $1230.00. Thỉnh thoảng cô bán hòm lại nhắc:

- Áo Quan là “Cái áo cuối cùng” của một đời người. Mình phải cố làm cho thực sang trọng để đẹp mặt anh ấy. Phải không chị?

Bà bạn tôi quả thật bị động lòng vì ngón đòn tâm lý “đẹp mặt”, nên dưới sự hướng dẫn nhà nghề của cô chủ tiệm, bà đã chọn toàn thứ “sang trọng”, kết quả gần mười ngàn đồng bay cái vèo, nhưng đây chỉ mới là dịch vụ đốt xác thôi, nếu là chôn cất thì chao ôi! Còn hàng nghìn thứ cần phải hạ hồi phân giải ... . Tổng số chi phí an táng sẽ không phải chỉ có thế. Lại còn khoản nghi thức hành lễ tôn giáo cũng chưa bàn đến....

Sẵn dịp tôi hỏi vài điều thắc mắc với cô bán hòm:

- Nếu như người chết không có tiền đốt hay không có thân nhân còn sống để lo cho mình thì sao cô?

Đổi sang giọng nghiêm trang, lạnh lùng, cô ta nói:

- Ở đây chúng tôi cũng có “cho mướn” quan tài, cho người chết mướn nằm ít hôm, đến chừng đốt chúng tôi lấy lại. Nhưng ai làm như thế bao giờ ! “Cái Áo cuối cùng” của một đời người phải làm sao coi cho được chớ!

Hình như cô ấy không trả lời câu hỏi của tôi. Nghe có vẻ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược quá. Đã chết không có thân nhân lo liệu, cũng không có tiền đốt, mà cô đòi “cho mướn” quan tài, để rồi hồn ma nào trả tiền mướn đây!

Cuối cùng cô còn quảng cáo thêm:

- Nếu người chết có ước nguyện muốn được chôn cất bên Việt Nam, chúng tôi cũng có thể lo từ đầu tới cuối, mang xác về Việt Nam cho họ.

Sau màn thủ tục lựa chọn trên giấy tờ và nhìn mấy cái quan tài mẫu nhỏ tí như đồ chơi, cô ta dẫn chúng tôi đến xem tận mắt “đồ thật”, tôi cũng hơi rờn rợn khi bước vào căn phòng đầy quan tài được xếp thành hàng dài. Thấy người ra vào khá tấp nập, không ngờ thiên hạ chết cũng dữ ta!

Xem đến phòng thiêu xác thấy nó bé tí như cái lò nướng bánh mì không đủ chỗ cho thân nhân đứng. Nhưng tôi biết phòng ấy không phải để cho ai đứng cả. Xác được di chuyển đến rồi là mọi người lập tức “đi chơi chổ khác”.

Có lần tôi viếng đám tang một người bạn, tới cái màn hỏa thiêu khi hòm được đẩy vào rồi thì cửa phòng đóng mất tiêu, không ai được trông thấy gì hết. Thiêu hay không? Thiêu cả hòm hay bị lột hết ra, lấy lại vật liệu vừa tiết kiệm vừa đỡ tốn lữa? Thiêu chung hay riêng từng đám? Không ai biết! Chỉ biết vài hôm sau, gia đình bạn nhận được một cái bình đựng tro mang về thờ phụng.

Đã nhiều lần tôi đọc báo thấy tin tức về những dịch vụ hỏa thiêu bị điều tra. Nào là công ty nhận xác rồi không đốt, hoặc một lần đốt nhiều xác cho đỡ tốn tiền “lửa củi”. Hoặc là đưa cho tang gia một bình tro gì không biết...

Ngày xưa, lúc còn ở trong nước, thỉnh thoảng có dịp theo cha mẹ đi thăm các bậc trưởng thượng, tôi thường thấy trong nhà hay để một cỗ quan tài. Tôi sợ hãi tưởng có người chết nhưng Bà nội tôi cắt nghĩa cho tôi biết là các cụ có niềm tin cỗ quan tài là chiếc áo cuối cùng của cuộc đời. Các cụ muốn ăn chắc. Nghĩa là được chính mắt trông thấy “Chiếc áo cuối cùng” gọi là “Thọ đường” ấy.

Thọ đường thường sơn đỏ, Gỗ phải là thứ gỗ tốt, cứng chắc không dễ bị mối mọt. Ngoài ra nếu nhà giàu còn chạm trỗ Long Ly Qui Phượng rất đẹp. Về phần miếng đất chôn, gọi là Sanh Phần cũng phải nhờ thầy Phong Thủy chọn lựa công phu. Có được Sanh Phần và Thọ Đường rồi, các cụ mới cảm thấy thoải mái sung sướng, yên trí là một mai khi mình “nằm xuống” mọi sự đều như ý.

Trên đường lái xe chở bà bạn về, cả hai đều yên lặng. Riêng tôi, đầu óc suy nghĩ miên man. Con cái mình quanh năm bận bịu công việc, chồng con, bổn phận, công danh, sự nghiệp của nó, thường không rảnh dù chỉ để thăm thôi, chứ không hề mơ đến sự “quạt nồng ấp lạnh”.

Mẹ nó còn sống sờ sờ mà chưa chắc Xuân Thu nhị kỳ nó đã có chút thì giờ nào cho mẹ, Ngoài tấm thiệp bán sẵn có những giòng chữ đầy thương yêu cũng đã in sẵn, huống hồ nghĩa lý gì sau khi chết. Tại sao lại còn phải lái xe hàng trăm dặm để nhìn nấm đất vô tri vài phút giây.

Bạn bè thì quanh năm cũng ai lo phận nấy, bận rộn vô cùng, tại sao lại làm người ta cảm thấy có bổn phận phải bỏ công việc đến nhìn cái xác trong hòm của mình, cái xác mà họ chưa chắc thích gặp khi còn sống!

Tôi chợt nhớ đến câu chuyện Bà già tự tổ chức đám ma cho mình làm tôi bật cười. Có một cụ cao niên nọ, một hôm bỗng gởi thiệp mời tất cả bà con bạn hữu đến nhà vui chơi. Cơm no rượu say rồi, chủ nhân mới cho biết lý do buổi họp mặt. Bà nói:

- Tất cả qúi vị đều là bà con, bạn bè thân thiết của tôi đã lâu năm. Tôi biết tôi sắp từ giã các bạn vĩnh viễn. Vậy có ai thương tôi, hay ai có lời hay ý đẹp gì về tôi, xin phát biểu ngay bây giờ. Đừng đợi đến khi tôi chết rồi mới mua hoa, làm chay cúng giỗ linh đình, nói nhiều lời ca tụng thân ái. Lúc ấy tôi đã nằm trong hòm chết rồi, đâu có nghe để cảm ơn quí vị, và trên đời cũng không còn gì quan trọng đối với tôi nữa!.

Tôi chắc Bà cụ đã nghe nghìn lời thân yêu, và được con cháu ôm hôn tới tấp như mưa ngay lúc ấy. Bà già này khôn thật !

Còn tôi và đám bạn thì có khi còn đùa nhau:

- Mai mốt tao chết, mày đi phúng bao nhiêu? Đưa tao trước tao xài, tao còn mang ơn và mày nhìn thấy tao biết ơn chúng mày.

- Chết là hết! Linh hồn đã lìa khỏi xác bay mất, nhục thân chẳng còn nghĩa lý gì cả, lại trả về với cát bụi. Tang lễ to lớn, mồ yên mã đẹp rồi cũng dầm sương giãi nắng với thời gian, còn hỏa thiêu thì hũ tro này hay là tro gì khác cũng chỉ là tro bụi, thêm choán chật chỗ trên nóc tủ của gia đình các con, hay xó góc, bàn vong của một Chùa Đền nào đó thôi.

Bạn tôi phản đối :

- Ơ hay, thế còn những vụ có người không có cả tiền đốt mà làm di chúc ước ao được chôn cất ở quê nhà. Mấy cụ này làm đồng bào quyên góp phờ người ra mới đủ tiền thỏa mãn xác chết được thối nát trên đất quê hương.

Tôi nghĩ thầm rằng nếu các xác chết chở về mà làm cho nước mạnh dân giàu được thì dù có phải bán nhà để đóng góp tôi cũng vui lòng. Tôi lại nhớ đến cái rừng vòng hoa trong những đám táng tôi đã từng dự…. Hoa ơi là hoa! Sao mà nhiều thế, từ sân trước ra sân sau chen chân không lọt. Giá mấy chục ngàn tiền vòng hoa ấy được dùng vào việc khác thì. . . Chao ôi. . . “ . . . thì sự anh hùng . . .”

Năm nay một tháng trước ngày sinh nhật, cũng là ngày bằng lái của tôi hết hạn, Nha Lộ Vận không quên nhắc nhở tôi đóng thuế lưu hành xe, kèm theo giấy tờ bảo hiểm cần thiết để được gia hạn sớm cho tiện việc sổ sách của cả hai bên. Thật là chu đáo làm sao!
Nhân dịp giúp bà bạn lo việc hậu sự, tôi đã học thêm được một ít kinh nghiệm về chôn cất trên xứ người, và cũng giác ngộ được với cảm nghĩ của cuộc sống phù du.

Nhờ vậy hôm nay, nhìn cái bằng lái xe mới tinh vừa nhận được, kèm theo những văn kiện phải ký kết, tôi không ngần ngại điền ngay vào mục “hiến tặng toàn thân xác” (donate my entire body) cho nghiên cứu khoa học.

Mai đây, may ra một thiên tài sẽ khám phá được điều gì mới lạ bổ ích cho đời ! Hay Lục phủ Ngũ tạng của tôi có thể giúp được ai đó chút hy vọng kéo dài thêm cuộc sống còn tràn đầy yêu thương !!!

Mỹ Ngọc

chieclavotinh
02-11-2018, 03:11 AM
Câu Chuyện Trên Đường Về
Nguyễn Kỳ Yên

Anh Bốn len lách đám đông đứng ngồi đăm đắm, buồn rũ, bước ra khỏi nhà quàn. Anh hít thở liền mấy hơi thật sâu để đổi lớp không khí đầy khói nhang, khói trầm, hơi người, mùi nước hoa, mùi dầu mà anh đã hít mấy giờ liền ở bên trong. Anh đến ngồi bên bể cạn, nơi có dựng pho tượng đá và vòi nước phun, lấy thuốc ra mồi, hút, chờ hai người bạn và đứa em trai ra, cùng về.

Bên ngoài nhà quàn vắng lặng. Nắng chiều chói lói. Xe cộ chạy vùn vụt ở trên đường xa xa, tạo ra một dòng âm thanh dứt, nối, đều đều, dễ chịu. Một con chim sẻ bay sà xuống, tắm hồn nhiên trong vũng nước đọng dưới chân pho tượng, rồi bay vù lên cành cây gần đó, rung cánh cho những hạt nước li ti văng bung ra, tan biến trong không. Cửa nhà quàn lại mở, Tường, Khánh và Minh nối nhau bước ra. Lời tụng niệm, tiếng mõ vang lên theo họ, rồi tắt ngấm theo cửa đóng.

Chiếc xe chạy vòng ra con đường đồi, bỏ lại đàng sau vùng thung lũng khuất nắng, chạy nhập vào dòng xe trên xa lộ lớn, chạy về hướng mặt trời chiều.

Trong xe im lặng một chặp lâu. Minh lái xe lên tiếng:

- Mình chạy kiểu này về đến nhà là đúng giờ cơm tối. Gần hai ngày rày, chẳng làm gì nặng nhọc, mà cũng thấy mệt nhừ. Mấy ông ca hát, chuyện trò gì lên, cho tui khỏi buồn ngủ chớ.

Khánh, nhỏ tuổi nhứt trong xe, hưởng ứng:

- Đúng rồi. Nói chuyện đi. Suốt ngày cứ phải làm mặt đưa đám, im ỉm. Có nói chuyện với nhau thì cứ lào thào, như người bịnh. Tui chịu hết nổi rồi. Mà đám tang lớn quá. Hôm qua khách viếng thật đông. Nhiều tràng hoa qúa. Lần đầu tiên, tui dự đám tang ở xứ này, thấy thiệt là khác xa với chỗ biết ở xứ mình.

Tường nói chen vô:

- Chú mày, hồi nào tới giờ, chưa bước chân ra khỏi làng quê, y như ếch ngồi đáy giếng, làm sao biết được ở thành phố, ở bên mình, tổ chức đám tang ra sao? Thì cũng y vậy thôi. Cũng người chết nằm ngay đơ cẳng, một chỗ, người sống chạy vắt giò lên cổ, đàn bà thì khóc lóc, con nít thì đùa phá. Chỉ một vài điểm khác, như là ở đây họ không che đậy mặt người chết, mà để lộ ra, cho khách viếng tiện nhìn, và còn quay phim, chụp hình hơi nhiều. Lúc di dời quan tài, không có ban đờn kèn trỗi nhạc Tây, nhạc Ta, cũng không có đám khóc mướn làm rộn.

Khánh thắc mắc:

- Tui không hiểu sao ở ngay lối vào, lại có thể dựng tấm bảng “Xin Miễn Phúng Điếu”, coi không nhã. Còn lúc con cháu lạy, thấy không ăn rập theo bài bản nào hết, đứng ngồi thật lộn xộn.

Anh Bốn nói:

- Vậy mới ra cái cảnh “tang gia bối rối”. Con cháu toàn khá giả, nên không muốn nhận tiền phúng điếu, tránh khỏi mang nợ về sau. Chỗ đó hay lắm, chú làm sao hiểu tới. Chú có để ý, khi mình thắp nhang lạy ba lạy, thì bạn chú, là con của người chết, lạy trả lại bốn lạy không? Đó là chủ trương thà dư, không để thiếu, thà người nợ mình, chớ không để mình nợ người.

Minh thêm vô:

-Tui ngồi gần mấy người lớn tuổi, có nghe họ nói về các phí tổn mua áo quan, trả cho nhà quàn, phí hoả thiêu, cúng nhà chùa, rước thầy tụng kinh, trả công ban hộ niệm, hoa đèn,... tính ra chừng ba chục ngàn đô. Đám tang vậy là tươm tất.

Tường:

- Nhưng tui thấy thiếu thiếu, nhớ nhớ một cái gì đó.

Anh Bốn:

- Chắc ông thiếu nhớ tiếng kèn, tiếng nhị. Không thì nhớ cảnh ăn uống, nhậu nhẹt, ca hát, chia buồn thâu đêm, của bà con chòm xóm. Hay là lại nhớ cảnh quốc kỳ bọc thây, với lính bồng súng dàn chào, hồi trước?

Anh Bốn ngừng nói, đốt thuốc, rít một hơi dài, rồi nói chậm:

- Đúng ra, tui cũng thấy có cái gì hụt hẩng. Người chết mình không quen. Mà chết đi là hết rồi. Tui nói hụt hẩng là có lẽ từ cái thấy ở nơi đám con cái. Chú Khánh, chú Minh, hai chú, hồi trước còn nhỏ quá, may mắn, chưa biết qua đám tang của bạn bè chết trận, chưa thấy cảnh chôn lấp vội vàng của người chạy nạn, nạn chiến cuộc Tết Mậu Thân, nạn Muà Hè Đỏ Lửa, càng chưa thấy những đám tang đầy kiểu cách, của thời thanh bình ngắn, trước chiến tranh. Mỗi đám tang tui thấy đều in đậm vào trí nhớ, không phai. Nói chung, nói theo kiểu dao to, búa lớn, thì đám tang, cũng như đám giỗ, đám cưới, là cớ, là dịp, để những người sống tụ lại với nhau, mà thể hiện lối sống, quan niệm của mình về nhân sinh, thể hiện với chính mình và với những người thân quen chung quanh. Đi đám tang là mình đi đến những người sống, người còn lại, đến với những người chưa chết.

Anh Bốn ngưng nói, kéo một hơi thuốc. Khánh nói chen vào:

- Anh Bốn à, chuyện này để chút nữa nói tiếp được không? Nói xong “đám” rồi mới nói qua “người sống” nghen? Hồi ở làng, tui có coi đám tang ông Hương Kiểm Nhì. Còn nhớ người ta đặt một ly rượu đầy lên quan tài. Đám phu nhà đòn khiêng đi thật khéo, qua bao con dốc, khúc quanh, mà rượu trong ly vẫn đầy. Ban kèn thì thổi những bản khác nhau. Tiếng nhạc nghe ai oán, buồn đau như dao cứa vào thịt. Con cháu cứ nghe theo đó mà làm y một rập, lúc khóc to, lúc khóc ri rí. Không thấy có tặng tràng hoa, chỉ phúng tặng nhang đèn, và phụ công, góp sức. Tui chưa từng thấy hỏa táng. Ghê quá. Nghĩ đến đã sợ rồi. Đem đi đốt như hầm gạch, hầm vôi, nóng quá thì hồn phách chịu sao nổi, làm sao còn dám đầu thai lại làm kiếp người? Rồi tro cốt hôi hốt ra lại đem đặt ở chùa, nơi mà ông ấy, hồi còn sống, chưa từng đặt chân tới. Con cái đông đầy, có trai, có gái, nhà cửa thênh thang, sang trọng, mà chẳng có được một chỗ nhỏ nào để thờ cha. Chuyện này, cứ nghĩ đến tui lại thấy tưng tức, buồn buồn.

Minh:

-Tui có nghe anh con trưởng nói là sẽ để hộp cốt hôi ở chùa, cho nghe kinh. Độ một năm sau, anh ta sẽ đích thân mang về táng ở phần mộ của gia đình. Anh ta có chương trình xây mộ cho cha thật “hoành tráng”, như cha anh đã xây cho nội anh, mấy năm trước. Xong, chọn một người kha khá trong họ, nuôi tiền cho người ấy trông coi, nhang khói mộ phần. Đã bắt đầu bàn chuyện gom hùn tiền lại rồi. Anh còn nói về cuộc đất phát của giòng họ. Đem cha táng ở đấy, để con cháu thêm hưng vượng. Đó là việc lớn phải làm.

Anh Tường than thở:

- Kể cũng xui. Thằng đó trộng tuổi rồi. Mới về VN tính hỏi vợ, chưa kịp hỏi thì ông già mất. Chờ cho mãn tang cha thì lâu quá, e vật đổi, sao dời, mà cưới chạy tang thì vội quá, nhà gái không ừ. Mất cha như nhà dột. Hồi nào tới giờ hắn quen sống lè phè, lông bông rồi.

Anh Bốn:

- Ờ, nói đến phong thủy, tui nhớ chuyện buồn cười này. Hồi nhỏ, một lần đi ăn giỗ, có nghe mấy ông lớn trong họ nói là thầy địa lý Tàu coi đất phát, nói cuộc đất của họ Trần có cái bàu nước tốt lắm. Chừng nào nước trở trong veo, trong họ có người làm quan lớn. Lúc đó ông Tư, trưởng tộc, lệnh cấm đụng bàu nước, cấm đánh bắt cá, cấm thả bò gặm cỏ v.v...,với lòng ước mong đời mình kịp thấy được trong họ có người nên quan. Về sau, chiến cuộc lan rộng, cả họ lần lượt bỏ làng, tản cư ra thành phố sống, nước bàu trở trong thiệt. Sau này, hết chiến tranh, bà con lục tục trở về làng cũ, thấy ra trong họ có mấy quan lớn: bí thư huyện, tư lệnh quân khu, đại biểu quốc hội v.v...ai ai cũng oai phong, lẫm liệt, hia mão rỡ ràng. Có điều, bà con dân đen trong họ cứ xa lánh mấy quan, chẳng ai dám thân cận. Các quan buồn, chỉ còn biết theo gạ mấy cháu thanh niên ăn không ngồi rỗi, rủ đi soi nhái, bắt kỳ đà về nhậu, giải sầu. Còn cái bàu nước, cứ để cho đục. Trưởng tộc cho bắt cá thả dàn. Còn nói: “Mình là dân làm ruộng, cần chi tới nước trong.”

Anh Tường ngắt lời:

- Chuyện quê nhà thì buồn lắm, nói đến bao giờ cho hết. Để tui kể chuyện ở đảo tị nạn cho nghe, cũng chuyện táng tro cốt. Có ông kia vợ chết. Ông không chôn vợ trên núi, mà đem đốt xác, rắc tro xuống biển. Ông nói: “Biết bao giờ mình trở lại chỗ đảo vắng đầy buồn đau này. Thôi thì bỏ tro xuống biển, cho bả gần đứa con chết lúc trên thuyền đánh cá.” Một người láng diềng nghe chuyện, cứ gật gù khen, còn dặn vợ con: “Khi chết, dù là đã đi định cư, cũng đừng chôn, mà hãy đốt xác, lấy tro, đem rắc xuống biển.” Bà vợ ghen, hỏi: “Bộ muốn cho gần con đĩ ngựa nào hay sao?” Ông chỉ cười. Mấy con thắc mắc, ông nói: “Má bay rồi già yếu, bọn bay rồi lớn, lấy chồng, ở theo chồng con. Khó có dịp cùng rảnh rỗi đi thăm mộ cha mà thắp nhang, nhổ cỏ. Thôi thì bỏ tro xuống biển. Biển bao la, chỗ nào mà chẳng thấy. Có nhớ cha, thì dắt chồng con ra biển chơi, tắm. Thấy nước như thấy cha.”

Khánh nói góp vào với anh:

- Tui có nghe một chuyện hơi khác, nghe ở bàn nhậu. Chuyện thế này: “Có bà kia gần chết, mà đám con chẳng đứa nào về. Bà trối là hãy hoả thiêu, lấy tro rắc ở các shopping mall, vì biết các con thích mua sắm, mới gần chúng được.” Thiệt là, đến chết, mà còn chẳng muốn buông nhau.

Anh Bốn:

- Mình trở lại chuyện đám tang nói chưa hết. Chú Khánh cứ nói ra ngoài đề. Nè, tui hỏi chớ mấy người nghe kinh, nghe giảng, có thấy ra điều gì không? Cái ông thầy chùa mập trắng hồng hào, cùng với mấy bà ban hộ niệm già khọm, tóc bạc phơ, hợp thành một nhóm tụng niệm thật nhịp nhàng. Tui đứng nghe lâu, nghe riết, cũng thấy thấm. Hồi xong lễ, ông thầy có kêu các anh em mặc áo tang, lại bên quan tài, để nghe khuyên nhủ. Ông thầy nói: “Đây là việc buồn. Sao lại buồn? Vẫn biết, ở đời có hợp thì có tan, có tụ thì có tán. Đó là lẽ tự nhiên. Nhưng, như con chim ở trên cây, thấy lá rụng, cành rơi, còn kêu thương, nhớ tiếc, huống chi người với người sao cho khỏi buồn, khi xa mất nhau. Nhưng từ chuyện buồn, ta làm gì? Ta biết quý hơn, biết giữ kỹ hơn, những thứ còn lại, chưa mất. Thứ gì? Đó là cái tình thân máu mủ, ruột rà, cái tình anh em, hoà thuận, yêu mến, giúp đỡ nhau. Đó mới là mâm cao, cỗ đầy dành cho nhau, trong kiếp sống tạm ở cõi trần. Trước, có tình cho cha, nay, ta dồn tình đó cho mẹ, cho anh chị em. Các con đã lớn,có học hành, có hiểu biết, thầy không phải nói nhiều.”

Minh chen vô:

- Tui cũng nghe thấy đoạn giảng đó. Lời lẽ thật cảm động. Nhưng không rõ là có nhằm ẩn ý gì không.

Tường nói:

- Tui cũng có nghe được mấy điều, có lẽ có ăn nhập với lời khuyên của ông thầy, cùng cắt nghĩa cho nhiều cảm nghĩ khó mô tả. Tình cờ tui nghe hai bà già nói chuyện với nhau. Một bà hỏi: “Lo cho ảnh xong, rồi chị với cháu nhỏ định ở đâu?” Đáp: “Ông nhà mất, tôi lại hay ốm đau, phải dời ra khỏi chỗ ở bây giờ, nhưng chưa biết về với đứa nào. Thằng lớn thì chưa vợ, chưa con, cũng đang ở trọ nhà em gái, em rể. Nhà đó rộng, con rể, cháu ngoại rất tốt, nhưng là nhà của con gái. Mình về đó thì không thể gọi là ở theo con trưởng, mà mang tiếng là ở dựa con rể, con gái.” Hỏi: “ Vậy còn vợ chồng anh kế, anh có hai đứa con dễ thương, và cô vợ điệu điệu đó? Chị ở đó trông giúp cháu nội cho vui”. Đáp: “Thằng đó, vợ người nước ngoài, không ăn ở như người mình. Hai vợ chồng nó đã nói rõ từ lâu là muốn sống theo lối riêng tư của chúng. Mình làm cha mẹ, phải giúp cho chúng sống hạnh phúc, không thể quấy rầy”. Hỏi: “ Còn đứa em kế, tên L., vừa lấy vợ hồi trước Tết?” Đáp: “Nó cưng chìu vợ mới cưới, cho vợ đi học cắm hoa, pha trà, thể dục thẩm mỹ..., về đến nhà không phải đụng tay đến việc nhà. Nó bận hầu vợ, còn rảnh đâu mà lo cho mẹ, cho em. Hồi hỏi cưới, nhà gái đã ra điều kiện trước là con gái họ khờ dại, quen được nuông chìu, không thể bắt làm dâu, chịu thì mới gả. Mình đã chịu rồi”. Hỏi: “Tôi quên, còn con Nh., cháu mới học xong đại học năm ngoái đó. Sao không về ở chung với nó? Tôi mến con nhỏ, định làm mai thằng cháu cho nó. Cháu nay bao tuổi rồi chị?” Đáp: “ Nó hăm sáu, nhưng có bạn trai rồi. Chúng nó theo lối Mỹ, dọn vào ăn ở chung với nhau. Có thấy hợp nhau mới làm đám cưới. Biết đến chừng nào? Tôi rầy la, thì nó nói là nếu vội lấy nhau, mà không hợp, phải ly dị rắc rối lắm, làm vầy nếu có chia tay cũng tiện gọn. Nó nói cái gì I live my life. Tôi buồn, nhưng mình dạy chúng không kỹ, giờ biết nói sao. Ổng đi trước vậy mà khoẻ thân”. Hỏi: “Vậy còn hai đứa em kề, làm ở Tây Bắc thì sao? Đáp: “Thằng T. Với thằng Ch., chúng nói với tôi là má và em dọn lên đây, ở với đứa nào cũng được. Má lo cơm nước, trông coi nhà cửa là được rồi. Tiền già má giữ. Tôi tính ở theo chúng nó, nhưng thương nhớ mấy đứa cháu dưới này, với lại tôi hay bị phong thấp, nhức xương, nhức mình mà ở đó thì lạnh quá, chắc gần Tết mới tính lại. Với lại ổng mới mất, còn tôi ở đây, chúng mới còn tụ tập lại với nhau.”

Tường tiếp: “Mấy người nghĩ coi, hoàn cảnh bả bơ vơ như vậy, thấy có buồn không? Lời khuyên của ông thầy hẳn nhằm vào chỗ này. Cảnh này, lỗi ở ai?”

Anh Bốn:

- Đừng nói lỗi ở ai. Gốc rễ nằm sâu lắm, nhổ không lên đâu. Cũng buồn. “Nuôi con những tưởng về sau...” Ngồi đây gẫm lại mấy câu hát của ông bà xưa, mà thấy thấm thía. Để coi, cái gì: “Gió đưa ông Đậu về trời, Bà Đậu ở lại chịu đời đắng cay.” Coi, còn câu gì nữa,...

Khánh xen lời:

- Tui còn nghe câu gì: “Hiếu tử nha nha....” Ai làm ơn nói tui nghe khúc đuôi. Sao hỏi hoài mà mấy người lớn chỉ cười, không chịu nói ra?

Tường:

- Họ cười là may cho mày. Tao thì tao cú đầu. Đưa đầu ra đây. Có thằng em như mày tao thiệt hết hứng thú. Nhưng mà,...người chết là hết. Còn lo cho thừa mứa làm gì, khi mà không lo yên được cho người sống? Mẹ già, em dại bơ vơ, không lo, để chờ đến chừng nào? Lời khuyên của ông thầy, rồi ra như nước đổ đầu vịt, như đàn gảy tai trâu. Bọn con không hiểu thấu được.

Anh Bốn:

- Tui mong có đứa hiểu được sớm sớm, cho bà già đỡ buồn khổ. Xứ này nói là theo thực tế, mà không thực tế. Giáo dục ở xứ mình thô sơ, mà có chỗ hay. Người mình có truyền thống hiếu đễ. Tổ tiên mình đặt ra nào đám giỗ, đám cúng dãy mả, nhà từ đường, nào con trưởng, con thứ, đám hỏi, đám cưới, làm dâu, làm rể,... thiệt là có sắp xếp sâu xa. Con cháu cứ theo đó mà sống. Càng hiểu biết, càng kính phục. Nhờ vậy, trải qua bao ly tán, chiến nạn, người trong gia đình vẫn không bỏ nhau. Dù có lưu lạc nơi tha phương, mà nghe, mà gặp người anh em họ hàng, người cùng quê quán, cũng thấy dấy lên tình lưu luyến, cũng muốn lân la, gần gũi... Nhớ những lần đi cúng dãy mả, từ sáng sớm tụ tập ở nhà từ đường, rồi kéo nhau, kẻ cuốc, người rựa, đến các khu phần mộ. Đi dọc đường đã kể cho nhau nghe về những chuyện của người sống, của người chết, kể về những liên hệ tốt xấu. Đến phần mộ, dọn cỏ, đắp đất, lại nghe kể chuyện nữa. Chuyện về người nằm dưới mộ, cùng chuyện mơ ước của chính người sống, ước muốn chết yên mồ mả, an nghỉ cạnh những ông bà thân thương, để nằm nghe con cháu đời sau, vừa dọn cỏ, vừa bàn luận về mình. Nghe rồi phù hộ cho con cháu sống an ổn, ăn nên, làm ra. Chuyện được lập đi, lập lại, năm này qua năm khác, trở thành những bài học quý giá dùng suốt đời. Ôi, dòng đời đưa đẩy mình đến đây, thấy lòng người thay đổi theo khung cảnh mới, mà ngán ngẩm.

Tường ngắt lời anh Bốn:

- Ông sao xuống tinh thần chi cho tụi em nó nản. Đúng ra, xã hội nào cũng có cái hay, cái dở của nó. Khổ là chúng ta đứng một chân ở bên này, một chân ở bên kia. Lại luôn có kẻ chọn đứng theo kiểu con dơi, khi chọn làm chim, khi chọn làm chuột, mà mưu lợi cho bản thân, mà lánh né bổn phận. Mình nói chuyện vui đi. Cũng gần về tới nhà rồi. Chú Minh, sao không thấy nói gì hết vậy? Chiều tối rồi, mở đèn lên chưa? Chạy chầm chậm thôi. Hai ngày rày ăn chay, chắc là yếu sức. Về nhà tui tẩm bổ lại cho. Bê thui hỷ. Dê xào lăn hỷ. Giò heo giả cầy hỷ,…

Minh:

- Thì tui nghe mấy ông nói. Nhớ ông bà già quá. Tối nay phải viết thư thăm ổng bả. Bậy quá, lâu nay cứ nghĩ gởi tiền về đều đặn là đủ. Đâu dè... Thiệt rắc rối.

Trong xe yên lặng. Xe lại rời xa lộ, chạy rẽ vào con đường quen thuộc, tìm đến xóm nhà có nhiều vườn cây ăn trái nhiệt đới. Khánh nhìn anh Bốn đang nhả khói, trêu ghẹo: “Tiếc quá, bà già nhứt định đem đốt mấy cái ống vố hàng hiệu, nói là hút thuốc đã hại thân ông, dù có đứa con muốn giữ lại làm kỷ vật. Tiếc quá. Anh Bốn, hỷ.”

chieclavotinh
04-22-2018, 03:21 AM
Bác sĩ Võ Văn Tùng mất ngày 20 tháng 6, 2017
https://www.nguoi-viet.com/phan-uu/bac-si-vo-van-tung-10/

Tự Truyện Về Những Giờ Cận Tử

Là "đầu tầu" tổ chức những “Ngày Nhớ Huế” và chủ biên Tuyển tập Nhớ Huế hàng năm, Bác sĩ Tùng là vị huynh trưởng được bà con yêu mến. Ông cũng là một trong những vị bảo trợ Việt Báo Viết Về Nước Mỹ suốt 15 năm qua.

Trước thềm Tết Ất Mùi 2015, sau khi mừng tuổi 80', Bs. Tùng thình lình bị cơn bệnh ngặt. Được cấp cứu tại Hoag Hospital Newport*, ông hoàn toàn rơi vào hôn mê suốt 5 ngày đêm. Bệnh viện đã phải thông báo tình trạng nhiều phần tuyệt vọng cho gia đình để tổ chức buổi viếng thăm vĩnh biệt. Sau nhiều sự cầu nguyện, như một phép la, Bác sĩ Tùng bỗng tỉnh lại và từng bước phục hồi. Sau 17 ngày kề cận với cái chết trong khu ICU -Intensive Care Unit, nơi chữa trị đặc biệt cho trường hợp nguy kịch- ông bình an về nhà và dành ngày mùng Ba Tết Ất Mùi viết lại "Tự truyện về những giờ cận tử -My Near-Death Experiences.”

Dù bài viết còn ở dạng bản thảo nóng hổi chờ sửa chữa, Bác sĩ Tùng đã cho phép Việt Báo phổ biến sớm, chỉ như một chia sẻ đặc biệt với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ. Việt Báo trân trọng cám ơn tác giả và giới thiệu bài viết.

* * *

Tặng Tâm Thường và các con yêu quí.
Võ Văn Tùng

Chúng tôi vừa hưởng xong một ngày cuối năm thật là vui nhộn.

Tối hôm đó 31 tháng 12, 2014 một số anh em với ba người đầu đàn là Phạm Quang Tố, Trần Anh Dũng và Phạm gia Nghị đã tổ chức đêm New Year Eve đầu tiên dành cho gần 200 bạn bè thân hữu tại Grand Garden Restaurant.

Ăn uống thịnh soạn, gần đến giờ giao thừa của năm mới dương lịch, tất cả ra sàn nhảy liên tục. Bốn cặp vợ chồng gồm Tố-Mai Khanh, Dũng-Tuyết Trang, Quang-Thúy An, Tâm Thường và Tùng có màn biểu diễn nhạc điệu Tango Argentina. Cặp tôi và Tâm Thường đứng giữa, chung quanh có Dũng-Trang, Tố -Mai Khanh, Quang -Thúy An đi những bước Tango nhịp nhàng và sau đó tất cả bạn bè dự tiệc đều mang mặt nạ, đưa ly champagne lên chúc mừng nhau năm mới 2015. 12 giờ 30 ra về, trong lòng hân hoan mừng năm mới đầu tiên của tuổi 80.

Trưa January 1st., vợ chồng tôi đến nhà cô em để ăn Anniversary, vẫn thấy trong người bình thường, mạnh khỏe. Trưa mồng hai lên Anaheim Hill ăn cơm với Thầy Hằng Trường cùng với vợ chồng Phúc, Tố, Sâm và Lộc để tiễn đưa Thầy đi Nhập Thất 3 tháng tại Đài Loan.

Thầy mời nhóm Khai Tâm tối này đến đài SBTN thu âm cho buổi phát hình sẽ chiếu trên TV vào dịp Tết Nguyên Đán với một số các anh chị em trong Hội Từ Bi Phụng Sự và trong nhóm TiVi Khai Tâm, đặc biệt có sự tham dự của ông Tân Thị Trưởng thành phố Garden Grove, người Việt trẻ tuổi đầu tiên Nguyễn Quốc Bảo vừa mơi được bầu lên. Trong buổi thu hình, Thầy hết sức tế nhị, không ngồi trên ghế cao với Ông Thị Trưởng đã dành sẵn mà rủ nhau cùng ngồi bệt xuống sàn của sân khấu với anh em. Sau phần nhập đề như thường lệ, Thầy có lời khen nhóm Radio Khai Tâm đã cùng Thầy làm và cho phát thanh được gần 400 bài pháp cho thính giả ở khắp nước Mỹ và trên thế giới nhờ qua một website mang tên Radiokhaitam.com http://tam.com/ và qua I Phone. Thầy trao lại microphone cho tôi nói lên sự góp công cuả toàn nhóm gồm 10 người đã liên tục làm việc với Thầy một cách đo àn kết và hữu hiệu trong 8 năm qua.

Tôi ra về vào lúc gần 11 giờ đêm. Trời lạnh và khó chịu. Tối hôm ấy về nhà tôi thấy hơi ê người, cố ráng ngủ cho đến sáng hôm sau. Trưa January 4, nhà tôi có mở một tiệc nhỏ mời một số chị em thuộc nhóm Couvent des Oiseaux đến họp gây quỹ cho trường cũ. Tôi vẫn còn ngái ngủ và không xuống tham dự như mọi khi. Đến chiều tối con tôi đến thăm và cùng ăn cơm cùng gia đình. Tôi cảm thấy dễ chịu hơn và lên lầu ngủ tiếp.

Vào khoảng 2 giờ sáng bỗng nhiên tôi cảm thấy ngộp thở và mệt vô cùng, tự nhiên mất hết sức lực nhưng không bị nóng sốt. Tôi muốn thức nhà tôi dậy nhưng hai người nằm hai phòng riêng biệt nên không thể làm sao liên lạc được. Chừng 5 phút sau, lấy hết sức lực tôi tuột xuống giường, bò qua được phòng của nhà tôi và nhờ đưa tôi đi bệnh viện cấp cứu. Nhà tôi liền kêu 911, xe cứu thương đến ngay. Nhà tôi yêu cầu chở tôi vào bệnh viện Hoag ở New Port Beach, là nơi mà có con tôi là Andre làm việc ở ICU. Người Y tá trưởng xe cấp cứu đồng ý, ba nhân viên làm ngay những thủ tục cần thiết đưa mask oxygen cho tôi thở và chở tôi lên xe trực chỉ Bệnh Viên. Kể từ đó tôi không còn biết gì nữa và mê sảng trong nhiều ngày sau.

Theo lời kể lại, bác sĩ ở bệnh viện cho nhà tôi biết là tôi bị Pneumonia (viêm, xưng) cả hai lá phổi, vì vậy khó thở nên họ phải cho tôi thở máy, và chuyền không biết bao nhiêu thứ thuốc vào tĩnh mạch, lẽ tự nhiên trong đó có nhiều thuốc trụ sinh. Nhà tôi liền kêu phone cho Thầy Hằng Trường đang ở Đài Loan, Thầy cầu nguyện Quan Thế Âm Bồ Tát và kêu gọi đồng đạo khắp nơi cầu nguyện theo.

Năm ngày sau thì tôi tỉnh dậy, thấy mình đang ở trong phòng ICU và đang thở bằng máy. Các bác sĩ điều trị cho biết tim đập không đều với nhiều Atrial fibrillations và thận bị suy nặng, cấp 4, nên họ bảo cho gia đình biết rằng tỷ số bình phục trở lại chỉ có từ 20 đến 30%. ICU cho phép các con, các em và bạn bè thân đến thăm tôi gọi là "lần chót".

Tôi tiếp tục mê man, sau nghe thuật lại thì bà con chỉ đứng nhìn cảnh thương tâm và khóc, ai cũng chắp tay lâm râm cầu nguyện cho tôi được tai qua nạn khỏi.

Các con tôi, 4 cháu làm nghề y lâu năm, 3 cháu chuyên về Critical medicine and Pulmonary, mặt mày buồn xo vì nghĩ rằng chuyến nầy Cha của chúng khó vượt qua khỏi tay của tử thần vì tuổi già mà ba cơ quan chính của cơ thể là Tim, Phổi, Thận đều failed.

Trong 5 ngày mê man trên giường bệnh tôi đã làm gì và trong tâm tôi đã thấy gì, nghĩ gì?

Chuyện tôi viết ra đây là chuyện thật, tin hay không thì do ý của mỗi người nhưng có điều là tôi không bịa đặt, chỉ muốn chia xẻ những giây phút thập tử nhất sanh hay nói một cách khác là tôi đang đứng trước ngưỡng cửa của tử thần. Tuy nhiên lúc mê lúc tỉnh, nhiều chuyện xảy ra lộn xộn trong đầu, khó hiểu mà cũng rất khó kể lại cho rành mạch, thứ tự. Dù sao, xin kể rất trung trực.

Đầu tiên tôi nghe có tiếng nói bên tai:

"Anh theo đạo gì?"

Tôi trả lời:

"Đạo Phật".

"Anh muốn theo đạo Chúa không vì trong gia đình anh có người muốn anh theo..." Tôi xua tay nói không phải vậy.

Tuy nhiên họ vẫn tiếp tục theo và hỏi tiếp,

"Anh nói anh theo đạo Phật thì nói chữ A cho tôi nghe được không?"

"Sao không!"

Sau đó không biết bao lâu tôi thấy mình đang đứng trên cao, không rõ nơi nào, nhìn xuống, ngạc nhiên thấy đám ma của tôi đang diễn ra tại Peek Family, phòng số 1. Một cái hình bán thân rất lớn của tôi để ở giữa, một quan tài được rất đông người mặc đồ tang đang đẩy ra khỏi phòng. Nhìn sang hai bên rất nhiều vòng hoa phúng điếu và bên phải có nhiều tờ báo Phân Ưu trong đó có nửa trang rõ nét nhất đăng lời chia buồn của người chị ruột tôi tên Võ Thị Hồng T. với nhà tôi Tâm Thường và các con cháu.

"Ủa, mình chết rồi sao?" Tôi giựt mình, thấy dễ sợ, tự hỏi.

Nhưng không, sờ hai tay và hai chân thấy mình còn nhúc nhích được.

Tâm hồn tôi lúc ấy bỗng rất thanh thản thấy không còn bệnh tật gì nữa, xem như đang ở một nơi thật thanh bình không nghe tiếng súng, không có đồng loại giết nhau thì hạnh phúc quá rồi. Vợ tôi kể lại, thấy chuyện bệnh nặng của tôi xảy ra quá nhanh, chỉ đau có 2 ngày mà đã chết sao, oan ức thật. Vợ chồng đã sống với nhau trên 50 năm nay đành ly biệt sao?

Con tôi đâu? Đông lắm, 4 trai, 3 gái với 6 dâu rể và một bầy cháu 12 nội ngoại rất dễ thương nhưng tuổi còn nhỏ quá. Tôi đang phân vân không biết nên đi tới hay đi lui tìm kiếm người lạ thì bỗng nhiên tôi tỉnh dậy, thấy khó chịu trong cuống họng vì ống thở đang còn nằm trong ấy.

Qua đến ngày hôm sau con tôi Andre vừa đi Vacance từ Bali trở về, cháu hội chẩn ngay với các đồng nghiệp, quyết định rút ống thở ra ngay và thay thế bằng một dây chuyền Oxygene thẳng vào mũi. Tôi cảm thấy dễ chịu, có thể tự thở được một mình. Vợ con tôi khuyến khích tôi thở càng mạnh càng tốt.

"Bác Sĩ nói anh ráng thở sâu hơn mới đạt được tỷ lệ Oxy trong máu. Anh nghe em. Ráng lên".

Cứ như vậy tôi cố gắng thở vào, thở ra miệng lẩm bẩm, "mỗi nhịp thở là nối lại với cuộc đời". Thật vậy, tim thì bóp tự động nên mình không cảm thấy gì cả, thở trong lúc hai lá phổi lành mạnh cũng vậy nhưng khi mình bị ngộp thở thì mình cảm thấy ngay.

Tôi tiếp tục cố gắng thở sâu trong một thời gian khá lâu nữa để đi tìm sự sống và rất phấn khởi khi đã đạt được tiêu chuẩn, sau đó lăn ra ngủ ngon lành. Bỗng trong cơn nửa tỉnh nửa mê, bên phải đằng xa hiện ra một cảnh tượng toàn màu tím nhạt, phía dưới là cây cảnh phía trên là một bầu trời trong vắt, đẹp không thể tưởng tượng nỗi, không có bóng dáng của một ai khác, chỉ có mình tôi thôi. Tôi cố nói to trong miệng với mục đích để cho vợ tôi nghe

"Đẹp quá em ơi. Tuyệt vời!"

Nhưng câu nói đó chỉ có trong tiềm thức làm sao nhà tôi nghe và chia xẻ với tôi được.

Rồi từ phía xa xa một đám ánh sáng màu vàng rực rỡ hiện ra trên ngọn cây và cuối cùng tất cả rộ lên như một đám mây sáng ngời bay từ phải sang trái ngang qua trước mắt làm tôi giựt mình thứ dậy. Mở mắt ra thì đã 10 giờ sáng.

Nhưng không lâu sau đó tôi bị nghẹt thở trở lại, tôi được bác sĩ cho thở phụ bằng dụng cụ CPAP. Khi đeo cái máy nầy vào đầu thì tôi thấy tuần tự hiện ra hàng chục cái CD âm nhạc Việt Nam đủ loại bắt buộc tôi phải xem. Chán quá, tôi nhắm mắt lại nhưng những hình ảnh ấy vẫn hiện ra trước mắt mới lạ. Muốn bỏ cái CPAP cũng không phải dễ nên tôi nằm yên chịu trận.

Ngày hôm sau thêm một loại CD phim Tàu lại hiện ra, tiếp đến là một dự án xây dựng cả một tỉnh lỵ riêng của Việt Nam ngay trên đất Mỹ. Tôi tự hỏi, làm sao có chuyện vô lý như vậy được. Hình ảnh của tỉnh nầy xem lớn lắm với đường sá hàng chục miles, hai bên có trường học, nhà thương, chợ búa, hàng quán và hàng chục cao ốc, cư dân sinh hoạt tập nập, xem ra rất an bình, thịnh vượng. Lạ một điều là giữa những hình ảnh tươi đẹp của tỉnh lị này, tôi vẫn tự nhắc phải cố mà hiểu là mình đang trong cơn mộng du, mọi thứ trước mắt chỉ là ảo ảnh, giống như cảnh suối nước ngọt ngào thường hiện trong đầu óc những kẻ sắp chết khát trên sa mạc.

Giữa lúc ấy, trong tai tôi bỗng nghe tiếng nói:

"Con ơi, Bác đây. Bác là bạn thân của Cha con ngày trước, bác muốn vào thăm con được không?"

Tôi nghe tiếng của tôi vang trong đầu:

" Dạ thưa bác, cha con chết đã lâu rồi, tính ra bây giờ đã trăm tuổi, làm gì có bạn còn sống!".

"Con không tin thì hãy nhớ lại đi, mới ba tháng trước bác còn gặp con mà".

Đầu óc tôi lúc ấy rất hoang mang và quá mệt nên không muốn để ý chuyện nầy nữa.

Sau nầy khi về nhà tìm hiểu mới biết đúng như vậy. Ba tôi có một người bạn rất thân, năm nay đã 97 tuổi, tôi có gặp mặt bác tại Pharmacy của nhà tôi và bác vừa mới qua đời cách đây ba tháng. Có thể bác là "người âm" cư dân mới của cái đô thị trong mơ kia, thấy tôi đi ngang muốn đến thăm tôi chăng? Dễ sợ!

Trong lúc tôi nằm bệnh viên, nhà thương đã tử tế cho nhà tôi mượn một cái ghế nhỏ có thể kéo dài ra để nằm gần giường bệnh để săn sóc tôi phụ với y tá.

Tôi đánh thức nhà tôi dậy,

"Em ơi, anh mệt quá, chuyện gì đâu đâu "họ "cứ bắt anh xem hoài, anh hết chịu nổi rồi. Xem ra có thể đây là một hình thức tra tấn thử xem anh có chịu nổi không. Chắc là ma quỷ muốn hại anh".

Tôi điên người lên và tâm thần bị rối loạn, đâm ra nghi ngờ tất cả mọi chuyện. Tôi không còn kiểm soát được thân và tâm tôi nữa.

Bác sĩ đến cho tôi uống Seraqual.

"Bây giờ là mấy giờ rồi hở em?"

"Mới 2 giờ sáng".

"Em đưa áo quần cho anh và chúng mình lên xe ra về kẻo có người đến ám hại mình".

Nhà tôi và các con tôi nghĩ rằng tôi đang bị khủng hoảng tinh thần nặng phải bịa đặt để trấn an tôi:

"Bây giờ thang máy hư rồi mà mình đang ở lầu thứ 10".

"Anh đi bộ xuống được, không sao, anh muốn về nhà ngay. Liệu anh có thể chịu trận với tình thế nầy đến 8 giờ sáng không? Bây giờ anh đang thở mệt hút hơi. Tim đập rầm rầm Em xem cái đường chỉ nhịp tim có đều không?"

Hỏi thì cứ hỏi nhưng tôi nghĩ nhà tôi không dám nói sự thật vì khi ấy tôi đoán chắc nhiều nhịp tim hỗn lọan thay phiên hiện ra trên màn ảnh vì thỉnh thoảng chuông lại reo lên.

Lúc ấy tôi thấy tình trạng nguy hiểm quá, cái chết gần đến nơi rồi. Tôi quyết định đầu hàng, không tranh đấu nữa, tôi liều mình, mọi chuyện đến đâu hay đó.

"Em ơi, chắc đã đến lúc anh phải từ giã em. Em kêu Bác Sĩ trực cho anh. Kêu các con cho anh".

Bà bác sĩ trực đến ngay, tôi dơ hai tay lên chéo lại trước ngực và chỉ nói với bà bác sĩ ba chữ.

"Doctor, I surrender".

Nói xong tôi tự tay đẩy cái CPAP ra khỏi miệng và mũi, nằm co theo thế như thai nhi trong bụng mẹ. Trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê, tôi mơ thấy tất cả người thân yêu của gia đình và những người thường dễ thương với tôi.

Nghe vợ tôi kể lại lúc ấy y tá đến chích cho tôi một mũi thuốc (sau này biết là morphine) theo lệnh của bác sĩ để tôi nằm yên, không vùng vẫy nữa.

Sớm mai tôi chợt thấy mình đang ngồi trên một cái ghế xem nhiều CD về những Ngày Nhớ Huế quá đẹp, những chuyện tôi đã làm mấy chục năm trước với rất đầy đủ chi tiết mới lấy làm lạ và ngạc nhiên vì đó là chuyện riêng tư của tôi ai biết mà đem ra chiếu lại? Bỗng nhiên tôi nghe lao xao tiếng y tá gọi nhau. Mở mắt ra tôi lại thấy mình đang nằm yên trên giường như cũ chứ không phải đang ngồi trên ghế.

Thật là hoan mang, tôi lại sờ chân, tay, co lên co xuống thấy vẫn bình thường. Thế là trong giờ phút nầy mình vẫn còn sống, chắc một phép lạ nào đó đã xảy ra!

Từ đó tôi không còn ngộp thở nữa, tim đập điều hòa trở lại, mỗi ngày sức khỏe một tiến bộ rõ rệt. Tôi đã nằm trong ICU và Sub IUC tổng cộng 17 ngày, bao giờ cũng có nhà tôi bên cạnh. Các con tôi và các em ruột cũng chia phiên đút thức ăn chà nhuyễn cho tôi.

Vài ngày sau bệnh viện cho tôi ăn bình thường, uống thì hạn chế, vì khi nuốt sợ nước có thể chạy sai vào phổi. Hằng ngày có chuyên viên phục hồi đến tập cho tôi đi đứng như đứa con nít.

Tối ngày thứ 17 tôi được xuất viện. Về nhà nằm lại trên giường cũ thấy thoải mái vô cùng.

Vậy mà vẫn chưa hết lo âu.

Khoảng 8 giờ tối nhà tôi lái xe ra chợ mua đồ ăn sáng. Tôi nằm nhà một mình chờ đơi mãi đến 11 chưa thấy nàng về.

Bỗng điện thoại reo.

"Anh ơi em bị đụng xe.Em đang chạy đến gần ngã ba thấy cái xe Van đằng trước có đèn sau chớp chớp. Thiếu bình tĩnh trong trí em tưởng nó đang chạy, ai dè nó đang đậu nên em đã húc vào đít xe của người ta, mũi xe của mình nát bét. Em bị kẹt trong xe vì cửa không mở được, phải đợi cảnh sát và xe Hồng thập Tự đến giúp và làm report vừa mới xong".

"Em có sao không? Có kêu ai đến giúp không?"

"Em không bị thương tích nhưng bị tức ngực."

Tôi thở ra, nhẹ phần lo. Thật phước mới trùng lai thì vẫn họa vô đơn chí!

Tâm, con trưởng của chúng tôi đã đến khám bệnh cho mẹ tại hiện trường còn Andre, con thứ đang đến nhà chăm sóc cho tôi.

Nửa giờ sau thì nhà tôi về đến nhà.

Thế là nhà tôi cũng được trời Phật phù hộ thóat khỏi một tai nạn có thể chết người. Phần tôi đã được sống lại sau cơn bệnh hiểm nghèo thập tử nhất sinh, có thể nhờ nhiều lý do:

Thứ nhất là tôi được nhà tôi chở kịp đến một bệnh viện lớn, đầy đủ phương tiện và có đầy đủ bác sĩ chuyên môn và y tá tận tình chăm sóc. Bệnh Viện Hoag đặc biệt có một nhóm 11 bác sĩ chuyên về ngành Critical Medicine điều trị những bệnh nặng, luôn luôn túc trực 24/24 để cứu bệnh nhân.

Thứ đến về mặt tâm linh tôi được gia đình luôn luôn ở bên cạnh để hỗ trợ và khuyến khích, được Thầy cùng các anh chị em trong Hội Từ Bi Phụng sự, bà con, bạn bè ngày đêm cầu nguyện cho tôi.

Gần đây tôi có hỏi một vị Cao Tăng về hiện tượng Sống Chết của tôi vừa xảy ra.

Thầy giảng rằng: Người ta có hai phần là Tâm và Thân. Cái Tâm mới là cái thật của con người. Tâm thì vô hình vô tướng, nhỏ thì không có vật gì nhỏ hơn mà lớn thì cũng không có gì lớn hơn. Thân và Tâm cùng ở với nhau. Niệm còn thì Thân còn. Niệm dừng thì Thân và Tâm lìa nhau để Tâm có cái thân mới. Tâm của tôi luôn luôn ở trong Thân của tôi, chưa bỏ tôi, nên tôi chưa chết.

Mùng Ba Tết Ất Mùi.Feb 21/2015

Thân Phổ Võ văn Tùng

chieclavotinh
06-24-2018, 03:43 AM
Tản Mạn Chuyện Hậu Sự

Tại thành phố Houston, Tiểu Bang Texas, trong khu vực gần nơi cư ngụ của gia đình tôi, có ba Nhà Quàn: Thiện Tâm, Vĩnh Cửu và Vĩnh Phước. Cả ba phục vụ về "Hậu Sự" cho tất cả sắc dân cư ngụ tại vùng tây nam thành phố. Tôi thấy Nhà Quàn Vĩnh Phước được nhiều khách hàng chiếu cố hơn cả, bởi lẽ nhà quàn nầy ra đời trước và giá cả có phần nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra, còn tìm cách giúp đỡ tối đa những gia đình nghèo chẳng may có người thân nằm xuống. Tôi thường đến Nhà Quàn Vĩnh Phước tham dự các buổi đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn những tín hữu Công Giáo thuộc Giáo Xứ tôi là Giáo Xứ Ngôi Lời Nhập Thể.

Liên lạc với một số khách hàng, tôi thu thập được một số dữ kiện về "Hậu Sự"có thể hữu ích trong việc học hỏi, tìm hiểu thêm về phong tục, tập quán liên quan đến đám tang của người Việt.

1. Tranh chấp về tang lễ

Ông bà Bá đã già, có đứa con gái duy nhất là S. Cô nầy không ở chung nhà với bố mẹ kể từ khi vào đại học y khoa. Sắp ra trường và đi làm thì bà Bá lâm trọng bệnh và từ trần tại bệnh viện Memorial Hermann Hospital.

Không hiểu vì lý do gì, hai bố con giành nhau việc tổ chức tang lễ . Cô S. viện cớ là cô rất yêu thương mẹ và ngược lại, bà Bá cũng thương yêu cô không kém. Cô luôn sẵn sàng lái xe chở mẹ đi bất cứ đâu và lúc nào. Do đó, cô phải được quyền đứng ra tổ chức đám tang cho mẹ, từ ấn định ngày giờ phát tang, đến nghi thức cầu siêu, việc lựa chọn địa diểm chôn cất, v.v... Theo yêu cầu của ông Ba, thi thể bà Bá đã được đưa về nhà quàn Vĩnh Phước. Tuy nhiên, vì có đơn khiếu nại của cô S. , nên nhà quàn chưa thể xúc tiến những "nghi thức hậu sự" cần thiết. Ông Bá và cô S. đều mướn luật sư biện hộ. Hai bố con không ai nhượng ai.Thời gian chờ đợi hơn 10 ngày. Cuối cùng, nội vụ được giải quyết bằng lý thuần túy. Tòa không mở phiên xử công khai tại đình trường, nhưng cho một đại diện đến gặp hai bố con ông Bá tại nhà quàn. Vị đại diện tuyên bố: việc tổ chức tang lể cho bà Bá là trách nhiệm của người chồng (tức ông Bá). Cô S. tức giận, bước ra khỏi phòng đặt linh cửu bà Bá, vừa đi vừa lẩm bẩm trong nước mắt: Thôi, để hôm đưa đám mẹ, con cố gắng đi dự.

2. Tờ Di Chúc

-Năm 1989, Ông Phan V. B. vượt biên qua Mỹ , để lại Việt Nam vợ và 2 con nhỏ. Tại Mỹ, một thời gian sau, ông cưới bà M. và có với bà nầy một con trai. Ông và vợ cả vẫn liên lạc bằng thư từ, đồng thời lập hồ sơ bảo lãnh cho 3 mẹ con, chờ ngày đoàn tụ. Năm 2001, ba mẹ con bà Phan ở Việt Nam qua, nhưng cư ngụ tại Michigan.

Năm 2005, ông Phan bị ung thư phổi và chết tại Houston, Texas. Bà M. đứng ra nhận lãnh trách nhiệm tang lễ. Nhưng bà không đủ tiền để trang trải mọi phí khoản. Được tin chồng từ trần, bà Phan tức tốc lấy vé máy bay về Houston. Bà đến nhà quàn Vĩnh Phước thì gặp bà M. đang có mặt tại đó. Hai bà trao đổi chuyện hậu sự. Bà M. và Ông manager Nhà Quàn Vĩnh Phước chiết tính tổng số chi phí dành cho đám tang. Theo di chúc ông Phan để lại thì bà Phan được hưởng một trăm ngàn đô la ($100,000.00) là tiền bảo hiểm nhân thọ ông Phan đã mua. Trong di chúc, không thấy có khoản tiền nào dành cho bà M. và đứa con trai (con chung của ông Phan với bà M.). Viện dẫn tình và lý giữa hai bà và người quá cố, ông manager nhà quàn đề nghị bà Phan trích một phần trong số tiền bảo hiểm nhân thọ để thanh thỏa phí khoản cho nhà quàn. Bà Phan đồng ý đề nghị của ông manager. Bà chào từ giả bà M., ông đại diện nhà quàn và nói bà sẽ trở lại nhà quàn vào sáng hôm sau để giải quyết. Bà không quên để lại số cell phone của mình cho hai người.

Tuy nhiên, sáng hôm sau, bà M. và ông đại diện nhà quàn không thấy bóng dáng bà Phan xuất hiện. Gọi cell phone 5 lần bảy lượt, vẫn êm ru bà rù. Đợi thêm 3 ngày nữa, không thấy bà Phan, bà M. đành cắn răng hỏi vay bạn bè số tiền còn thiếu để lo cho xong chuyện hậu sự. Nhìn đứa con trai, bà vừa xót thương nó, vừa oán hận ông Phan đã không nghĩ gì đến hai mẹ con bà khi ông cầm bút viết tờ di chúckia.

3. Con Cái Và Tang Lễ

Cuối năm 1995, Ông Nguyễn K., một cựu Sĩ Quan Quân Lực VNCH đến Mỹ theo diện HO. Gia đình ông gồm vợ và bốn con, ba trai một gái. Sau một thời gian không lâu, các con ông bà K. đều lập gia đình và mỗi người ở một Tiểu bang riêng rẽ. Chỉ có đứa gái út ở Houston, nhưng cô ta cũng ra riêng với chồng. Ngôi nhà trước kia ở chung 6 mạng, nay chỉ còn hai ông bà già.

Đầu năm 2007, ông K. từ trần vì bị ung thư gan. Bà K. thông báo cho 3 con trai ở 3 Tiểu Bang xa về Houston dự tang lễ. Theo lời yêu cầu của bà K., xác ông K. đã được chở về nhà quàn Vĩnh Phước. Ông bà K. hưởng tiền già (SSI), hằng tháng, mỗi người lãnh $505.50 (năm trăm lẻ năm đô la, năm mươi xu). Tổng cộng là một ngàn, mười một đô la ($1,011.00). Bà K, gọi phone cho nhà quàn Vĩnh Phước, yêu cầu đưa thi thể chồng về nhà quàn. Nhưng bà không ký hợp đồng thanh toán phí khoản hậu sự. Lý do đơn giản là vì bà không có tiền. Giá tối thiểu hỏa táng là $4,000.00 (bốn ngàn đô la). Còn chôn cất tại nghĩa trang thì tùy từng ca. Tang gia mất khá bộn tiền vì giá đất đắt và quan tài tốt, xấu có giá khác nhau. Ngoài ra, nếu xử dụng "trong quan, ngoài quách" thì giá lại cao hơn.

Tóm lại, chôn tại nghĩa trang, tang gia phải trả ít nhất là 7, 8 ngàn đô la cho một đám tang hạng bét.

Bà K. tổ chức buổi họp mặt bốn con, yêu cầu mỗi người góp tiền để lo đám tang của bố. Trong bốn con, phải có một người ký giấy tờ chịu trách nhiệm thanh toán phí khoản tang lễ. Không ai nhận lãnh công tác nầy. Anh hai "chuyền bóng" cho anh ba. Anh ba né tránh. Bà mẹ chụp bóng, "pass" qua con gái út và rể. Bà nói rằng tụi con chỉ ký trên giấy tờ cho hợp lệ mà thôi. Còn tiền bạc, mỗi đứa bỏ ra một phần. Khi góp đủ, bà đích thân trả cho nhà quàn, có biên nhận đàng hoàng. Cuối cùng, con gái chịu đứng tên ký giao kèo với nhà quàn. Số tiền cần thu là $8,000.00 (tám ngàn đô la). Các con bà miễn cưỡng chấp nhận việc đóng góp, mỗi người hai ngàn đồng. Cuộc "lạc quyên" được tiến hành hết sức chậm chạp. Bốn con bà K. viện đủ lý do để trì hoãn. Nào là thu nhập ít ỏi, con cháu bệnh hoạn, cần đi bác sĩ. Nào là việc làm bấp bênh, có thể "lay off" bất ngờ v.v...

Tình trạng góp tiền cù cưa, nhùng nhằng như thế, nên xác thân ông K. phải nằm trong phòng lạnh nhà quàn Vĩnh Phước đúng một tháng. Sau đó mới được nhập quan, đưa ra phòng ngoài cho thân nhân, bạn bè thăm viếng và thực hiện những nghi thức đạo, đời cần thiết.

4. Quyên góp cho tang lễ

Ba trường hợp liên quan đến "Hậu Sự" như trên làm tôi bùi ngùi nhớ đến anh Hùng, một cựu tù nhân chính trị Cộng sản Việt Nam được đi định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO vào năm 1993. Anh đến Houston một mình, không vợ con, gia đình, được bạn bè giúp đỡ để sớm hội nhập cuộc sống mới.

Khoảng hai tháng sau khi đặt chân lên đất Mỹ, anh Hùng đi khám bệnh tổng quát thì phát hiện bị ung thư gan thời kỳ chót. Nằm điều trị tại South West Hermann Hospital một tháng thì từ trần. Ngoài một số ít giáo dân Giáo Xứ Ngôi Lời Nhập Thể (lúc bấy giờ còn thống thuộc Giáo Xứ Mỹ mang tên Notre Dame ở đường Boone), không có bà con, họ hàng nào của anh Hùng đến thăm viếng, săn sóc anh. Điều đặc biệt là anh Hùng ngỏ ý muốn học hỏi để trở thành tín hữu Công Giáo. Anh đã được linh mục Bảng, tuyên úy bệnh viện, truyền đạt những tín điều căn bản về Kitô Giáo. Trước giờ lâm chung, anh được linh mục Bảng trao ban Bí Tích Thanh Tẩy (baptism).

Vì không có thân nhân, nên anh Th., Hội Trưởng Hội Đạo Binh Đức Mẹ (Legio Mariae ) thuộc Giáo Xứ Ngôi Lời đứng ra lãnh nhận việc mai táng.

Về tài chánh, anh Hùng chỉ được hưởng SSI. Nhóm giáo dân chúng tôi tổ chức gây quỹ yểm trợ tang lễ dành cho một tín hữu tân tòng vừa nằm xuống. Nếu hỏa táng thì chỉ tốn khoảng 3,4 ngàn đô la. Tuy nhiên, trường hợp anh Hùng không thể hỏa táng, nhưng phải chôn cất tại nghĩa trang để đề phòng trường hợp có người thân khiếu nại về cái chết của anh . Chúng tôi lạc quyên công khai tại Nhà Thờ. Giáo dân tích cực giúp đỡ. Kết quả rất khả quan. Nhà quàn Vĩnh Phước đảm trách việc mai táng. Họ chỉ lấy phần nửa phí tổn tang lễ. Do đó, số tiền lạc quyên, sau khi thanh toán cho nhà quàn, còn dư chút đỉnh, gởi cho thân nhân anh Hùng ở Việt Nam (cô: Nguyễn Thị Thanh Vân, em gái anh Hùng, Số 19F, đường 31, Tổ 78, Phường 18, Quận Tân Bình) .

*

Tìm hiểu về chuyện "Hậu Sự", đối chiếu với Việt Nam, tôi nhận thấy có những điểm khác biệt, như: tại Mỹ, người ta để xác tại nhà quàn (Funeral Home), chứ không bao giờ để tại tư gia như ở Việt Nam.

Tôi còn thấy ở Việt Nam có những gia đình mua sắm cỗ quan tài và trưng bày ngay tại tư thất để xử dụng khi hữu sự. Đám tang ở thôn quê Việt Nam còn mang hình ảnh, màu sắc, đường nét đặc thù cổ xưa. Không biết bây giờ có thay đổi gì không. Nhưng trước năm 1975, có địa phương còn tổ chức đám tang với kèn sáo, trống chiêng rộn ràng, với đội ngũ "Phu Đòn" trai tráng (công nhân phụ trách khiêng linh cử ) ăn mặc áo khăn diêm dúa, lạ mắt. Thậm chí có gia đình còn áp dụng chương trình "khóc mướn, thương vay" để khách bàng quan cho rằng tang gia thuộc thành phần giàu sang, con đàn, cháu đống.

Về chi phí , một đám tang ở Mỹ quá tốn kém, nhất là chôn cất tại nghĩa trang. Bao nhiêu nhu cầu phải chi tiêu: từ mua đất, đào huyệt, tẩm liệm , phát thanh, đăng báo phân ưu, cáo phó, đến tổ chức lễ cầu hồn, cầu siêu tại Nhà Thờ, Chùa, di quan bằng xe hơi, thuê mướn cảnh sát hộ tống, dẫn đường đến nghĩa địa v,v...

Đám cưới ở Mỹ đã tốn. Có khi đám tang còn tốn hơn. Tùy phong tục, tập quán,Tôn Giáo của mỗi Quốc Gia, chúng ta lo chuyện hậu sự cho người thân qua đời bằng đám tang đơn giản, ít tốn kém, hay sang trọng, có nhiều nghi thức cầu kỳ, mới lạ. Trước là để biểu lộ lòng hiếu thảo của con, cháu đối với ông bà, cha mẹ. Sau là bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa Dân Tộc đã có từ ngàn xưa. Không nên viện dẫn lý do nầy, nguyên nhân nọ như nghèo khổ, tài chánh hạn hẹp chẳng hạn để đám tang tiến hành quá chậm trễ (thi thể người thân để tại nhà quàn một tháng) đôi khi đám tang đáng lẽ là bi kịch, lại biến thành hài kịch hoặc nửa bi nửa hài gây bất hòa, chia rẽ trong gia tộc. Từ đó, chúng ta tin chắc rằng người quá cố khó có thể ngậm cười nơi Chín Suối ./.

Lưu Thái Dzo

Triển
06-24-2018, 10:39 AM
Tản Mạn Chuyện Hậu Sự



Tìm hiểu về chuyện "Hậu Sự", đối chiếu với Việt Nam, tôi nhận thấy có những điểm khác biệt, như: tại Mỹ, người ta để xác tại nhà quàn (Funeral Home), chứ không bao giờ để tại tư gia như ở Việt Nam.


Có thể do luật pháp không? Bên tui chỉ được phép để 36 giờ trong nhà. Sau đó phải đem đến nhà xác. Có thể xin gia hạn đôi chút.

chieclavotinh
08-12-2018, 04:30 AM
Many Lives, Many Masters của Dr Brian Weiss
http://www.tgot.org/images/1_File-PDF-MLMM.pdf

Sống nhiều đời chết nhiều lần
Hay chỉ sống và chết một lần?
Huyền Ký

Có lẽ chúng ta ai cũng rất tò mò, muốn biết về các chuyện đã xảy ra trước khi mình sanh ra làm người, và sau khi chết, thì mình sẽ đi đâu, về đâu hay tất cả chỉ thành ra tro bụi, không còn chút gì hết?

Chúng ta sẽ chỉ sống một đời, chết một lần? Sau đó, mọi người đều được Thượng Đế phán xét để cho phép lên Thiên Đàng hay bắt xuống Hỏa Ngục, tùy theo cách ăn ở hiền lương hay dữ dằn của mình? Hay là chúng ta sẽ còn sống nhiều đời, chết nhiều lần khác, vui khổ tùy theo các duyên nghiệp mình đã tạo ra trong kiếp này?

Tùy theo tín ngưỡng tâm linh, chúng ta có những câu trả lời khác nhau cho những thắc mắc nói trên. Riêng trong giới y khoa Âu Mỹ, từ vài thập nhiên qua, càng ngày càng có nhiều bác sĩ và các nhà tâm lý bỏ công nghiên cứu để tìm hiểu về ”Đời sống sau khi chết”, về những câu chuyện tái sinh khó tin nhưng kiểm chứng được rõ ràng. Nhiều bệnh nhân đã bị y giới coi là chết - sau ít giờ bỗng nhiên sống lại, tường thuật về những cảnh giới tương đồng một cách lạ lùng với những mô tả của các vị tu sĩ Phật Giáo Mật Tông, từ thế kỷ xa xưa, thí dụ như trong cuốn Tử thư của Tây Tạng (Tibetan book of the death).

Mấy bài sau đây kể lại câu chuyện rất bí ẩn, hầu như khó tin nhưng có thực, liên quan tới tiền kiếp của nữ bệnh nhân Catherine, do bác sĩ tâm thần Brian L. Weiss thuật lại.

Catherine là một cái tên giả do bác sĩ Brian L. Weiss đặt cho một nữ bệnh nhân có thật của ông, để cô không bị làm phiền sau này. Bác sĩ Brian L. Weiss đã viết lại tất cả những gì ông được nghe từ miệng cô Catherine nói ra trong những buổi ông chữa trị cho bệnh trầm cảm nặng của cô, bằng thuật Thôi miên (Hypnosis).

Bác sĩ Brian L. Weiss là ai?

Tốt nghiệp ưu hạng tại đại học Columbia năm 1966, Brian L.Weiss được nhận vào học ngành Y Khoa tại đại học Yale, một đại học nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ. Ông tốt nghiệp Y Khoa Bác Sĩ vào năm 1970. Sau khi tập sự tại bệnh viện Bellevue Nữu Ước, ông trở lại Yale để học chuyên ngành về Tâm Lý trị liệu. Tốt nghiệp và làm việc ít năm tại Miami - Florida, Bác sĩ Weiss trở thành giáo sư về tâm lý trị liệu tại đại học Miami và là giám đốc chuyên ngành này tại nhà thương liên hệ với đại học đó.

Ông đã xuất bản hàng mấy chục bài tham luận, nổi danh trong ngành chuyên biệt của ông. Là người bảo thủ, ông không hề chú ý gì tới các nghiên cứu ngoài lãnh vực Tây Y thuần túy ông đã theo học. Theo đạo Do Thái, ông tin tưởng vào Thượng Đế và không có ý niệm gì và không hề tin có chuyện luân hồi hay tái sinh như trong các truyền thống Ấn Độ Giáo và Phật giáo. Cho tới khi bác sĩ Brian Weiss gặp và chữa trị những căn bệnh tâm lý cho cô Catherine.

Khoảng đầu thập niên 1980, sau 18 tháng chữa trị Catherine theo các phương pháp thông thường của khoa tâm lý tây y, Brian Weiss thấy bệnh tình của Catherine hầu như không thuyên giảm. Sau cùng ông dùng tới thuật thôi miên. Trong nhiều buổi trị liệu liên tiếp từ khi dùng thuật đó, Catherine đã nhớ lại được các tiền kiếp của cô, trong đó có những ký ức gây ra các bệnh hay hoảng sợ, lo lắng và trầm cảm của kiếp này. Cô cũng đã đóng vai trò trung gian cho các vị “Thầy tâm linh”, nói lên nhiều bí mật về sự Sống-Chết của kiếp người. Và chỉ sau ít tháng, Catherine lành bệnh, trở thành một con người rất hạnh phúc và bình an.

Bác sĩ Weiss viết: “Tôi không hề được sửa soạn để tiếp nhận câu chuyện lạ lùng này. Tôi hoàn toàn kinh ngạc trước những diễn biến của việc chữa trị cho Catherine.Tôi không thể giải thích bằng khoa học những gì tôi đã xảy ra, vì trí óc con người không thể hiểu được những chuyện đó. Có lẽ trong khi bị thôi miên, Catherine đã có thể làm hiển lộ được những ký ức về tiền kiếp được ghi dấu trong tiềm thức (tàng thức hay subconsciouss) của cô. Và có lẽ cô cũng đã ghi lại những ký ức đó trong cái mà triết gia Jung gọi là Vô thức chung (hay Tâm thức cộng đồng - collective unconscious) - tức là nguồn năng lượng bao quanh chúng ta gồm ký ức của toàn thể nhân loại

Điều giải thích của Bác sĩ Weiss có nhiều tương đồng với những luận cứ trong Pháp Tướng tông tức phái Duy Thức (Tâm Lý học trong Phật Giáo). Theo Duy Thức, trong cuộc sống, tất cả các hành nghiệp (actions) chúng ta từng làm, từng nói năng hay suy nghĩ (ba nghiệp Thân/Khẩu/Ý) đều được ghi dấu trung thực và toàn vẹn trong Tàng thức A-Lại-Gia (Alaya) của mỗi người. Và tổng kết của những hành nghiệp đó sẽ là hành trang duy nhất chúng ta mang sang kiếp sau. Tùy theo nghiệp lành hay dữ đã tạo ra trong suốt cuộc đời mà chúng ta sẽ được tái sinh vào các cõi an vui của trời, người hay chúng ta sẽ bị đọa đầy trong các thế giới đói khát, sân hận và khổ đau của ngã quỷ, súc sanh, địa ngục....

Qua những buổi chữa trị cho cô Catherine, Bác sĩ Weiss bắt đầu để tâm nghiên cứu, mới hay trong thư viện đã có biết bao tài liệu của các bạn đồng nghiệp ông viết về những câu chuyện tương tự, liên can tới những bí mật sau cái chết. Ông viết:

“Khoa học chỉ mới bắt đầu đi vào lãnh vực này mà thôi, chúng ta đi rất chậm và còn bị nhiều người trong giới khoa học cũng như trong quần chúng hết sức cản trở. Trong lịch sử nhân loại, hình như loài người thường có thói quen chấp nhận một cách rất khó khăn những gì mới mẻ. Các nhà tâm lý trị liệu đa số có khuynh hướng nhắm mắt hoặc bỏ qua những khám phá liên quan tới các tiến kiếp của bệnh nhân, các chứng cớ do người chết sống lại tường thuật”.

Trình bày lý do thôi thúc ông viết ra toàn bộ những buổi đối thoại của ông với bệnh nhân Catherine trong giấc thôi miên, ông cho biết:

“Tôi viết cuốn sách này, như một đóng góp nhỏ nhoi của tôi vào việc nghiên cứu thuộc lãnh vực “Cận Tâm Lý” (Parapsychology), đặc biệt về những gì xảy ra trước khi chúng ta ra đời và sau khi chúng ta chết đi. Tất cả những lời Catherine kể ra đều được giữ nguyên. Tôi không thêm bớt chút nào, chỉ bỏ đi những gì cô lập đi lập lại mà thôi.

“Tôi mất 4 năm để viết lại câu chuyện của Catherine, 4 năm để có can đảm tường thuật lại những dữ kiện “không chính thống” này, có thể làm nguy hại cho nghề nghiệp chuyên môn của chính tôi.. . Một đêm nọ, khi tắm dưới vòi hoa sen, tôi chợt thức tỉnh, thấy là mình phải viết ra cho hết câu chuyện đó để chia sẻ với mọi người những gì tôi đã được học hỏi được về sự bất tử và ý nghĩa đích thực của cuộc đời.”

Phê bình về cuốn sách của Bác sĩ Brian Weiss, nhiều khoa học gia, nhất là trong ngành Y Khoa Tâm lý trị liệu, đã khen ngợi ông hết lời. Trong số đó, bác sĩ Joel Rubinstein, giáo sư Tâm lý trị liệu tại đại học Havard đã viết:

“Bác sĩ Weiss đã kết hợp được khoa tâm lý trị liệu với sự khám phá tiềm thức của bệnh nhân. Từ nay, tôi không còn xét đoán tôi và người khác như trước được nữa.”.

Edith Fiore, tiến sĩ tâm lý và là tác giả cuốn sách “Bạn đã ở đó thời xưa”, phê bình sách của BS Weiss: “Cuốn sách rất hay này làm cho chúng ta phải suy nghĩ nhiều. Nó phá vỡ được những rào cản của phương pháp trị liệu tâm lý thông thường và trình bày một cách chữa bệnh mới mẻ có hiệu quả lớn lao. Các nhà trị liệu chuyên môn về bệnh tâm thần cần trân trọng sách này.”

Tác giả nhiều sách về Sống-Chết, ông Richard Sulphen cho rằng: “Câu chuyện hấp dẫn của Bác sĩ Weiss chứng tỏ ta có thể chữa bệnh bằng cách tìm hiểu tiền kiếp. Cuổn sách này mở ra những cánh cửa mới cho đa số chúng ta, thường cho là hiện tượng tái sinh không thể hiện hữu.”

Bác sĩ Harry Prosen, giám đốc phân khoa tâm lý tại đại học Y Khoa Wisconsin: “Cuốn sách này là tổng hợp của tâm lý và con đường huyền bí của việc đi tìm Sự Thật và chuyện tái sinh của con người. Giống như một cuốn tiểu thuyết ly kỳ, nó “bắt hồn” người đọc, không cho phép chúng ta bỏ sách xuống trước khi đọc hết!”.

Theo Tiến Sĩ Y Khoa Andrew Staby, giám đốc bệnh viện Fair Oaks: “Đây là một cuốn sách viết rất hay, ly kỳ và lôi cuốn người đọc trong việc tìm hiểu các kiếp trước để chữa bệnh tâm lý cho kiếp này. Chúng ta không thể không đồng ý với bác sĩ Brian Weiss sau khi đọc xong.”

chieclavotinh
09-23-2018, 06:10 AM
“la-siết”: la sieste (giấc ngủ trưa)

Vong
Song Thao

Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Montreal vừa ra một thông báo tìm thân nhân của ông Đỗ Đình Giáp, 69 tuổi. Ông Giáp sống một mình tại nhà số 5289 St-Hubert, phòng số 11, ở Montreal, đã từ trần vào ngày 27 Tháng Sáu 2018, không có thân nhân.

Trước đó, vào tháng Mười Một năm 2016, bà Ngô Thị Đức, cũng mạng vong cô đơn tại Montreal. Một thông báo đã được phổ biến rộng rãi tới mọi người. “Bà Ngô thị Đức, 79 tuổi, ngụ tại số 6260 Christophe Colomb, apt 103, Montreal, đã từ trần trong appartement của bà. Thi hài của bà Đức hiện được giữ tại nhà xác của chính phủ số 1701 đường Parthenais, Montreal gần một tuần nay, nơi dành cho các người chết không có thân nhân thừa nhận”. Rất may vì bà Đức là người rất năng động trong cộng đồng người Việt tại đây và bà cũng là người có nhiều hoạt động từ thiện nên cộng đồng có hình của bà. Cuộc tìm kiếm có kết quả nhanh chóng. Thân nhân đã từ Mỹ qua nhận xác và lo hậu sự cho bà.

Bà Ngô Thị Đức là người may mắn. Rất nhiều người không được chôn cất êm ả như vậy. Nếu bị coi là chết vô thừa nhận, hành trình lâu dài hơn nhiều. Trước hết, cảnh sát sẽ điều tra và tìm thân nhân. Nếu không tìm ra hoặc tìm ra mà thân nhân không muốn nhận, nhà nước sẽ lo. Họ sẽ giữ xác trong vòng ba chục ngày, sau đó sẽ đem chôn hoặc hỏa táng. Mỗi nấm mồ hoặc hũ tro được ghi tên tuổi đàng hoàng.

Có hai nơi dùng làm chốn an nghỉ cho những người chết cô đơn: nghĩa trang Laval và nghĩa trang Le Repos St-Francois d’Assise ở Montreal. Mỗi nghĩa trang có cách tôn kính những oan hồn này khác nhau. Tại nghĩa trang Montreal, hàng năm, cứ tới tháng Chín, các hũ tro tàng trữ trong năm sẽ được mang ra làm lễ tiễn đưa với sự tham dự của tất cả nhân viên nhà quàn. Sau đó họ sẽ gom chung trong một chiếc quan tài lớn và chôn cất. Tháng Chín năm 2017, có 115 hũ được chôn cất như vậy. Nghĩa trang Laval lại tổ chức lễ an táng vào mỗi thứ Tư đầu tháng. Tro cốt được mang tới nhà nguyện trên đường Sherbrooke để dự lễ tiễn biệt. Sau đó được mang về chôn cất.

Danh sách những người được nhà nước lo chuyện chôn cất sẽ được post lên mạng internet để thông báo gồm các chi tiết: tên, ngày sanh, địa chỉ cuối cùng, ngày chính quyền nhận xác, để thân nhân được tin trễ có thể tới nhận người thân. Hiện có 340 người chết vô thừa nhận được thông báo gồm 285 đàn ông và 55 phụ nữ. Người “thâm niên” nhất là ông Robert Laberge, có tên từ năm 2005!

Hai mạng vong cô đơn của hai người Việt tại Montreal không phải là những trường hợp cá biệt. Báo The Gazette of Montreal, số ra ngày 28 Tháng Sáu 2018, vừa đăng tin ông Philippe Champagne, 72 tuổi, cũng đã chết cô độc trong phòng. Trường hợp của ông Philippe bi thảm hơn. Người ta ngửi thấy mùi hôi thối từ phòng của ông tỏa ra khiến hàng xóm không chịu nổi. Quản lý tòa building lên gõ cửa, không có tiếng trả lời. Họ phá cửa phòng. Đèn trong phòng tắt hết. Cửa phòng tắm đóng kín. Mở cửa vào mới thấy thi thể ông Phillippe đã rữa thối. Họ kêu cảnh sát. Vì thi thể đã rữa nên bác sĩ pháp y không thể định được ông chết khi nào. Họ chỉ nhận diện được ông nhờ hàm răng. Quan sát trong phòng, cảnh sát thấy trên tường treo một cuốn lịch mà ông Philippe gạch chéo mỗi ngày. Ngày cuối cùng có gạch là ngày 17 Tháng Hai 2017. Ngày phát hiện ra xác ông là ngày 18 Tháng Tư 2017. Như vậy ông nằm chết trong phòng tắm đã được hai tháng! Cho tới bây giờ, một năm rưỡi đã trôi qua, chưa có thân nhân nào nhận xác ông. Văn phòng pháp y đã phổ biến trên internet tên tuổi, địa chỉ cuối cùng, ngày tìm thấy xác, nhưng không có hồi âm. Ngày 15 Tháng Sáu 2017, hai tháng sau khi tìm thấy xác, thi thể ông Phillippe đã được hỏa táng và chôn cất tại nghĩa địa Laval, khu vô thừa nhận.

Hiện có tới 1,500 ngôi mộ vô thừa nhận trong khu này. Riêng trong năm 2017, có 412 xác vô thừa nhận được mang tới. Ông Patrice Chavegros, Giám Đốc Thương Mại và Liên Lạc Khách Hàng của công ty Magnus Poirier, chủ khu nghĩa trang này, vừa mới la trời: “Đây không chỉ là một vấn đề nữa. Khi một vấn đề mang tới nhiều hậu quả như thế này, phải gọi đó là một khuynh hướng. Tôi không bao giờ nghĩ là chúng ta đã đi tới mức này. Không bao giờ! Không bao giờ!”

Building ông Philippe sống gồm 312 ông bà già. Họ thường tụ tập chung vui với nhau tại phòng chơi trên lầu cao nhất. Ông Phillippe lại chẳng bao giờ lui tới nơi này. Ông chọn cuộc sống cô đơn. Vậy nên không ai biết sự vắng mặt trong hai tháng của ông. Tại building có quy định là mỗi tối, trước khi đi ngủ, người trong phòng phải gắn một tấm bảng được cung cấp nơi chốt cửa, và mỗi sáng phải cất tấm bảng này đi. Biện pháp này để một toán thiện nguyện viên biết người trong phòng vẫn bình an. Không hiểu sao cửa phòng của ông Phillippe lại không được kiểm soát. Vậy mới nên cớ sự!

Một ông bạn văn của tôi cũng sống cu ky một mình trong một căn phòng thuê tại Laval. Thỉnh thoảng bạn bè phải ới coi xem ông còn thở không. Lần nào cũng nghe được tiếng cười hì hì của ông với tiếng trả lời: “Còn sống đây!” Có một dạo, cũng dài tới cả năm trời, ông bạn vui tính chịu chơi này kêu mệt mỏi trong người mà không biết tại sao. Sau một thời gian tới lui bệnh viện thử đi thử lại, bác sĩ mới phát hiện là do ông uống một thứ thuốc chữa bệnh mắt glaucome và bị thuốc hành. Họ bắt ông ngưng uống ngay tức khắc. Ông khỏe hẳn ra, yêu đời yêu mình. Tôi rủ ông đi chơi Iceland, ông bắt liền, mua vé máy bay ngay. Khi đó là vào khoảng tháng Giêng 2018. Giữa tháng Tư, bỗng không thấy ông đâu. Cũng nhờ ông chơi Facebook hàng ngày nên bạn bè mới biết sự im tiếng của ông. Xúm xít hỏi quanh nhau, chẳng ai biết chi. Sốt ruột nhưng đành chịu. May mắn, tôi tình cờ gặp một người thân của ông và có được số điện thoại của cậu con trai duy nhất của ông. Hỏi mới biết ông đang nằm trong nhà thương. Tới thăm mới nghe ông kể sự tình.

Buổi trưa ông làm một giấc la-siết. Khi tỉnh dậy, tay ông tự nhiên yếu xìu, không chống lên được. Loay hoay một hồi, ông cũng nhấc được người dậy và ra bàn computer. Ông bất tỉnh khi đang ngồi lướt sóng internet. Khi tỉnh dậy, ông thấy đang nằm dưới sàn nhà, kính đeo mắt bị bể, máu đầy mặt. Ông không rõ bất tỉnh như vậy bao lâu. Người ông yếu xìu, cố lê ra lấy cái phôn để gọi 911 cũng không được. Phôn treo ở trên tường phía đầu giường. Nhìn thấy phôn nhưng chịu. Ông vớ được cây gãi lưng ở gần, cố chọc cho chiếc phôn rơi xuống. Sau nhiều cố gắng, ông cũng cầm được phôn nhưng đây là phôn chỉ nhận được cuộc gọi tới chứ không gọi đi được (tới bây giờ tôi cũng không hiểu sao lại có thứ phôn kỳ quái như vậy!).

Điện thoại được cắm vào một trong hai lỗ nằm cạnh nhau. Một lỗ như điện thoại thường, một lỗ chỉ nghe gọi tới Chỉ cần đổi lỗ cắm là xong nhưng ông bạn tôi yếu đến nỗi không rút ra và cắm vào được. Lúc đó nếu có ai gọi vô là ngon lành. Nhưng chẳng ai nhớ tới ông. Ông cố trườn tới bàn làm việc, mất rất nhiều thời gian mới khều được chiếc điện thoại từ trên bàn xuống, và a-lô 911! Xe cứu thương tới liền. Họ phải phá cửa xông vào nhà. Ông nói: “Nhìn thấy tên Tây to như hộ pháp là biết mình sống!”. Nghe kể thì tưởng lâu nhưng thực tế lâu thiệt! Kể từ lúc 3 giờ trưa là giờ ông bất tỉnh tới khi nhìn thấy các đấng cứu tinh tới là 3 giờ sáng. Đúng 12 tiếng! Thường ông vẫn khỏe, chẳng có triệu chứng chi nhưng sau khám nghiệm, bác sĩ cho biết ông bị nghẽn mạch máu tim rất nặng. Nặng đến nỗi không làm bypass như thường tình được mà phải mổ. Vậy là người ta lôi tim ông ra sửa chữa rồi lại nhét vào. Trái tim hết còn trinh! Ca mổ thành công, giờ ông lại nói cười như ngày nào.

Tôi kể trường hợp một ông bạn văn của tôi để đưa ra một minh chứng là khi đã qua tuổi tri thiên mệnh, cơ thể chúng ta hay bất ngờ chơi nhiều trò nhức tim lắm. Vậy không nên cu ky một mình một cơ ngơi. Bảo ông bạn nên kiếm thêm một mình nữa, ông nhướng mắt hỏi: “Để làm chi dzậy?”. Không làm chi được nhưng không bổ ngang cũng bổ dọc. Để có người canh gọi phôn cho! Không làm chuyện lớn, ông cũng làm được chuyện nhỏ: sắm được chiếc cellphone lúc nào cũng kè kè trong túi kể cả khi vào toilet! Cho chắc ăn!

Ngày nay chiếc phôn được coi như chiếc phao cứu sinh. Cũng giống như trường hợp ông bạn tôi, một bà cụ 91 tuổi sống một mình tại một căn nhà tại L’Isle Verte, Montreal, bị té xỉu trong nhà bếp. Bà lết ra tới phòng khách để với chiếc điện thoại nhưng không cách chi với được. Suốt một đêm dài, bà nằm trên sàn nhà trong tình trạng tuyệt vọng. Khoảng 9 giờ rưỡi sáng hôm sau, điện thoại reo. Bà chịu không trả lời được. Mười phút sau, lại reng. Bà vẫn không sao cầm được điện thoại. Điện thoại reo lần thứ ba. Rồi tắt. Nhưng chỉ ít phút sau, bà hàng xóm mang theo chìa khóa phòng của bà cụ vội sang mở cửa. Bà ở bên bà cụ cho tới khi xe cứu thương tới.

Tại sao bà hàng xóm lại tới kịp lúc sau hồi chuông reo lần thứ ba? Bởi vì bà cụ đã tham gia vào chương trình mang tên Pair Program. Pair Program điện thoại cho thân chủ mỗi ngày. Sau lần kêu thứ ba, nếu không nhận được trả lời, guồng máy cứu cấp hoạt động tức thì. Đã có sáu ngàn người cao niên sống một mình ghi tên vào chương trình chỉ có tại tỉnh bang Quebec này.

Ông Yves Cournoyer, Phó Giám Đốc công ty Somum Solutions, người điều khiển chương trình Pair Program cho biết: “ Chương trình này đã cứu được nhiều mạng sống nhưng vấn đề là nó không được phổ biến và chưa có nhiều tiền đầu tư vào”. Đáp ứng lời kêu cứu này, Bộ Y Tế tỉnh bang Quebec đã hứa sẽ đầu tư 300 ngàn đô để mở rộng chương trình trên toàn tỉnh bang. Các cơ quan cảnh sát, tòa đô chính và các hội thiện nguyện cũng đã tham gia bằng cách mua dịch vụ rồi tặng lại miễn phí cho các người già.

Hiện mỗi ngày có từ 10 tới 15 cụ gọi vào xin gia nhập chương trình. Ông Cournoyer ước lượng phải tốn khoảng 2 triệu rưởi mỗi năm để mang dịch vụ hữu ích này tới tất cả các cụ có nhu cầu. Hỏi lý do các cụ phôn vào xin tham gia chương trình, có cụ nói vì không muốn thân xác rữa thối nhưng có cụ cũng lo nếu ngủm mà không ai biết sẽ tội con mèo không có ai chăm sóc! Chuyện các cụ ra đi cô đơn không ai biết là chuyện không hiếm trong thời buổi này. Thời buổi mà con cháu trăm công ngàn việc có khi cả tháng không có được một cú phôn cho cha mẹ. Nhiều cụ lại chán đời, sống khép kín, chẳng chịu giao thiệp với người chung quanh. Đây là một vấn nạn xã hội mà, theo ông Cournoyer, cần phải có sự góp phần tích cực của mọi cấp công quyền.

Tôi mới chỉ nói tới tình trạng “vong” không ai biết tại tỉnh bang Quebec chúng tôi, nhưng đây là vấn đề toàn cầu. Nhật Bản là quốc gia có 27.7% người trên 65 tuổi và có nhiều người già sống cô đơn nhất. Đây cũng là quốc gia chiếm nhiều kỷ lục Guinness về những người sống thọ nhất thế giới. Theo tài liệu năm 2013 của Bộ Y Tế, Lao Động và An Sinh Nhật thì số người già chết cô đơn là 3,700 trường hợp. Họ có một danh từ riêng để chỉ tình trạng này: kodokushi. Mới đây, văn phòng theo dõi người già tại Nhật đã cho biết họ mất liên lạc với hơn 250 ngàn người trên trăm tuổi. Một người được coi là già nhất Tokyo là ông Sogen Kato, 111 tuổi. Giấy tờ như vậy nhưng thật ra ông này đã là một xác chết từ 30 năm trước! Vụ vong mà không vong này đã làm xôn xao dư luận thế giới vào năm 2010.

Theo báo Japan Times thì ngày càng có nhiều các cụ ở Nhật phải tự xoay sở trong sinh hoạt hàng ngày và có thể chết một mình trong nhà. Tại thủ đô Tokyo đã có 1,346 người già chết cô đơn trong năm 2002, con số này lên đến 2,211 người vào năm 2008. Chắc nhiều người sẽ thắc mắc: bộ các chủ nhà không hay biết chi sao? Họ không biết thật vì tại Nhật, các dịch vụ căn bản, trong đó có tiền nhà, đểu tự động được trừ vào tài khoản ngân hàng của đương sự. Chỉ khi nào tài khoản hết tiền họ mới tìm người thiếu nợ!

Theo tài liệu của Phòng Kiểm Kê Mỹ thì 28% các cụ trên 65 tuổi ở Mỹ, tính ra con số là 11 triệu cụ, sống cu ky một mình. Rất nhiều cụ chẳng có con cháu chi nên việc tiếp xúc với xã hội bên ngoài rất hiếm hoi. Thống kê Canada cho biết chỉ có khoảng 80% các cụ tham gia vào một hoặc nhiều hơn các hoạt động xã hội ít nhất mỗi tháng một lần. Như vậy đã có khoảng 20% các cụ sống tách rời với thế giới chung quanh. Sự buồn chán trong kiếp sống cô đơn mang lại những hậu quả như: trầm cảm, bệnh quên lãng và nhất là sớm tử vong.

Có cách nào biết các cụ còn sống trong căn phòng của họ hay đã là những thân xác nát rữa được không? Có một cách khá hữu hiệu. Người ta theo dõi các cụ bằng cách đặt máy nhìn vào con số tiêu thụ điện năng hay nước máy trên công-tơ. Nếu thấy có bất thường trong việc xài điện nước là máy sẽ báo cho người tới kiểm tra.

Tôi đã xúi ông bạn văn tìm “mình” nữa về để vừa tránh được cảnh sống cô đơn, vừa có người a-lô cho 911 khi hữu sự. Ông này vốn chuyện chi cũng cứ hì hì nên chẳng biết ông ấy có nghe theo lời khuyên đầy nhiệt tình của tôi không. Vì cái nhiệt tình đó nên tôi lục tung google và kiếm được cho ông bạn một tấm gương sáng. Đó là cụ Han Zicheng ở Trung Quốc. Ở tuổi 85, cụ rét, sợ ngủm cù tì mà không ai hay nên cụ đã...tìm bạn bốn phương. Cụ tự mô tả như sau: “Ông lão cô độc ngoài 80 tuổi. Cơ thể khỏe mạnh. Có thể mua sắm, nấu nướng và tự chăm sóc bản thân. Không mắc bệnh mãn tính. Có lương hưu với mức 6 ngàn nhân dân tệ (950 USD)/tháng”.

Cụ Han không đăng báo nhưng in thành những tờ thư rơi với tiêu đề “Tìm Người Nhận Nuôi” phân phát cho mọi người. Lúc đó là tháng Tháng Mười Hai năm 2017. Có lần một phụ nữ chụp hình được cảnh ông đang đi dán thông báo và đưa lên Facebook với phụ đề: “Hy vọng những người có lòng nhân hậu có thể giúp đỡ cụ”. Một phóng viên đã đọc được thông báo của bà này và tìm tới phỏng vấn cụ và đăng trên báo câu chuyện của “ông lão cô độc ở Thiên Tân”. Suốt ba tháng sau khi bài báo được phổ biến, điện thoại liên tục gọi tới cụ. Nhưng cụ Han vẫn vò võ một mình.

Cụ chỉ trúng được chút giải an ủi: một nhà hàng địa phương đã nhận cung cấp miễn phí thức ăn cho cụ. Cùng với mùa Đông khắc nghiệt, những cú phôn gọi tới cụ Han lơi dần. Cụ lại mang nỗi sợ hãi ra đi không ai biết. Cụ vói tay ra thế giới bên ngoài. Cô sinh viên luật Jiang Jing, một người đã liên lạc với cụ khi đọc được thông báo, được cụ gọi thường xuyên. Chưa chắc ăn, cụ gọi cho một đường dây hỗ trợ người già tên “Lan Tỏa Yêu Thương” ở Bắc Kinh. “Lan Tỏa Yêu Thương” do bà Xu Kun thiết lập nhằm ngăn chặn những người già sống một mình tự tử.

Bà Xu cho biết người già hay giận dữ, đẩy người chung quanh ra xa dù rất cần tới sự chú ý săn sóc của họ: “Gia đình và xã hội không thể hiểu sự gắt gỏng hay buồn chán ở người già khi tuổi của họ ngày một cao”. Từ tháng Hai 2018 cụ Han gọi tới 1 đường dây này vài lần mỗi tuần. Rồi bỗng nhiên cụ vắng tiếng. Lần cuối cụ trò chuyện với cô sinh viên Jiang Jing là ngày 13 Tháng Ba. Ngày hôm sau, cụ gọi nữa nhưng không gặp được cô. Đầu tháng Tư, cô Jiang Jing mới gọi hỏi thăm cụ. Đầu dây bên kia là một giọng nói lạ. Con trai cụ, từ Canada về, cho biết là cụ đã mất vào ngày 17 Tháng Ba 2018!

Con trai cụ check phôn của cụ, thấy cụ đã gọi cho một số lạ mà anh không biết, vào đúng ngày 17 Tháng Ba đó. Khi đó cụ cảm thấy không được khỏe. Nhờ vậy mà cụ đã được chuyển tới bệnh viện và qua đời tại đây giữa nhiều người không quen biết. Dù sao, cụ cũng không… vong trong cô đơn!

gopvui
10-08-2018, 04:39 PM


Kính thưa chủ nhà của thread nầy và kính thưa quý quan khách,


Thú thật là vui không có đọc hết những bài trong nầy, mà chỉ góp ý với cái tựa đề "Phải chăng chết là hết?".
Cho nên nếu Vui viết bài có trật đường rầy thì xin lỗi nha.


Vui nghĩ rằng, tùy theo niềm tin của mỗi tôn giáo và tùy quan niệm của mỗi người mà câu trả lời như thế nào. Vui không có quan niệm ai đúng ai sai hết, mà chỉ nói theo niềm tin và sự học hỏi của mình.


Vui có học hỏi giáo lý của đạo Phật thì:
Vui tin rằng có luân hồi sanh tử.
Sau khi mình chết đi ở cuộc đời nầy, thì cái tâm của mình sẽ đi theo nghiệp dẫn mà mình sinh trở lại cuộc đời.Khi còn sống mình tạo nghiệp gì thì khi chết đi mình sẽ theo cái nghiệp đó mà trở lại.


Những vị xuất gia tu hành theo Phật giáo thì,
Tùy theo quả vị và nguyện lực
của quý Ngài đó mà họ sẽ được đi về đâu.


Thí dụ như quả vị A La Hán thì sẽ không còn tái sinh nữa.
Các Ngài Bồ Tát thì còn trở lại cỏi ta bà để cứu độ chúng sanh vì cái nguyện của các Ngài.


Như Ngài Địa Tạng Bồ Tát thì phát nguyện rằng "Khi nào địa ngục chưa hết người thì Ngài sẽ chưa thành Phật"
(Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật,
Chúng sanh độ tận phương chứng Bồ Đề)


Kinh chào

chieclavotinh
01-06-2019, 02:09 AM
Tưởng Rằng Như Đã...
Nguyễn Kim Dục

Mùa hè năm đó, cách đây cũng mấy năm rồi, có vợ chồng người cháu từ bên Úc qua chơi, trong họ hàng vai cháu nhưng tuổi cũng xấp xỉ chúng tôi, hồi xưa đi lính đến lúc tan hàng mang cấp bậc Thiếu Tá Hải Quân, rồi cũng vào tù đến khi ra tù thì có người con vượt biên qua Úc bảo lãnh cả gia đình đi Úc trước khi chương trình HO ra đời vào năm 89, 90.

Chú cháu gặp nhau tay bắt mặt mừng sau bao năm xa cách. Người cháu cho biết cuộc sống ở bên Úc rất thoải mái được săn sóc y tế đầy đủ và những người già đều có trợ cấp cả. Những người có khả năng canh tác thì chính phủ cấp đất và phương tiện để canh tác, nhiều gia đình đã phất lên một thời gian sau đó. Thời tiết thì khác bên Mỹ: Mùa Hè bên đó là mùa đông ở đây. Riêng các sĩ quan quân lực VNCH đều được hưởng quy chế cựu chiến binh Úc hàng tháng đều có lương hưu và hàng năm tham dự lễ lạc mà hội cựu quân nhân Úc tổ chức. Đứng trong hàng ngũ, họ cũng thấy hãnh diện. Nghĩ đến tình trạng các quân nhân sống ở Mỹ, buồn 5 phút.

Vợ chồng người cháu muốn đi thăm Las Vegas cho biết. Vợ chồng tôi và mấy cặp trong họ tổ chức chuyến đi Las Vegas trên một xe van tám chổ trực chỉ Casino Stardust là nơi chúng tôi có membership nên được phòng free (bây giờ casino và khách sạn đã phá đi xây lớn lấy tên khác nên không còn Stardust nữa).

Sau khi lấy phòng xong chúng tôi kéo nhau đi ăn buffet ở tiệm ăn ngay trong sòng bài. Ra khỏi tiệm ăn vợ tôi nói: "Thôi các ông đi đánh bài đi, em lên phòng ngủ. Thế là chúng tôi tản mát ra các bàn đánh bài; người thì đánh xì-lác, người chơi pai-gow, người chơi roulette, người kéo máy. Casino có đủ trò đỏ đen để móc hầu bao của khách.

Tôi đang chơi blackjack thì có chú em rể hớt ha hớt hải chạy lại: "Anh Dục, chị Dục chết chìm trong hồ tắm. Em nằm nghỉ ở trên phòng người ta báo cho biết." Thế là chúng tôi ba chân bốn cẳng phóng ra hồ tắm. Vợ tôi nằm dài trên bờ hồ tóc tai rũ rượi, mặt trắng bệch bất tỉnh đang được các nhân viên cấp cứu làm hô hấp nhân tạo thấy tôi chạy xộc tới một người hỏi: "Ông là gì của người này" Tôi đáp: "Chồng." Người ấy chỉ xe ambulance: "Lên xe."

Lên xe lòng tôi trăm mối lo âu, vẫn nhìn các nhân viên cấp cứu. Họ chụp ống dưỡng khí cho vợ tôi và truyền sérum xong đưa cáng lên xe. Xe hú còi phóng đi theo sau có xe cứu hỏa cũng hú còi inh ỏi cả một khu vực. Tôi ngồi trên xe cứ ngó nhìn vợ tôi coi có động đậy gì không, thấy bất động tôi càng lo thêm. Nghĩ đến họ bên vợ tôi có cái huông chết vì nước: Bà Ngoại chết chìm, một bà cô đi buôn ngồi trên ghe trên đường đi Cà Mau cũng rớt xuống sông chết. Sau này các cô các chú của vợ tôi đi vượt biên cũng chết chìm trên biển. Không lẽ bây giờ đến phiên vợ tôi!

Lúc nãy, sau khi ăn xong bà nói với chúng tôi là bà lên phòng nghỉ mà sao lại đi tắm hồ. Chắc nóng quá. Lúc đó thời tiết trên 110 độ. Bà đã ghé mua áo tắm đi xuống hồ hay ma đưa lối quỷ đưa đường xuống nước để ra nông nỗi này!

Xe chạy ngoằn ngèo qua các đường phố rồi đến Sunrise Hospital. Tôi lo quá, vì vợ tôi không có insurance, không có medical, không biết người ta có chữa không. Nhưng họ không có hỏi gì hết, chỉ chú tâm cứu bệnh nhân. Vậy là không có cảnh như ở Việt Nam, nghe nói vô bệnh viện mà không có tiền đóng tiền trước thì họ cũng để cho chết luôn.

Các chuyên viên cứu thương của Sunrise Hospital làm rụp rụp với thao tác chuyên môn trong nháy mắt họ đã đem vợ tôi vào phòng cấp cứu, để tôi chơi vơi ngoài này, không nói với tôi một tiếng. Nhưng tôi cũng mon men vào phòng đợi ở ngoài phòng cấp cứu, ngồi đợi mà tâm trạng tơi bời, cầu nguyện Trời Phật phù hộ cho nhà tôi tai qua nạn khỏi.

Một giờ sau có người gọi tôi lại quầy làm hồ sơ lý lịch cho bệnh nhân. Tôi hỏi tình trạng của vợ tôi họ cho biết chưa tỉnh vì nước vô phổi nên không thở được, hơi thở rất yếu.

Ngồi đợi mãi, ba giờ sau họ mới báo cho tôi biết vợ tôi đã được chuyển ra phòng ngoài, rồi chỉ cho tôi đến. Tôi thấy nhà tôi vẫn nằm bất tỉnh trên giường, tôi hỏi thì bác sĩ cho biết bà đã tỉnh rồi nhưng trong phổi còn nhiều nước. Ông ta chỉ mấy cái ống nhựa giải thích đây là ống đút vào phổi để hút nước ra, đây là ống để giúp hơi thở, đây là ống cho vào bao tử để chuyền thức ăn, "Vì ba ống này mà chúng tôi phải chụp thuốc mê để bà không dãy dụa, (thuốc tan) lâu hay mau cũng phải tùy thuộc vào hơi thở của bà. Hiện giờ hơi thở của bà yếu lắm. Ông cứ yên tâm ở đây trông coi bà, chúng tôi sẽ cố gắng trong khả năng của chúng tôi." Tôi nói lời cảm ơn bác sĩ.

Đêm đó tôi ở lại phòng bệnh luôn. Tôi xin cô y tá một cái drape trải ngay dưới chân giường bệnh nằm. Tôi liên lạc về Cali báo cho các con tôi biết là mẹ nó gặp nạn và dặn đừng cho thằng Khôi ở bên Florida biết sợ nó lo lắng.

Tôi nằm mà đâu có ngủ được. Đang mơ màng thì nghe thấy tiếng nói ở bên giường: "Wendy, sao để ông ấy nằm như vậy? Xuống kho lấy cái ghế xếp lên đây cho ông ấy nằm." Tôi nhắm mắt làm như ngủ không biết gì, chắc bà xếp nói với y tá, tự nhiên mình cũng thấy mát lòng, được sống ở Mỹ thật là hạnh phúc.

Hàng ngày tôi vẫn ở bên cạnh nhà tôi. Nhà tôi vẫn nằm bất động. Tôi thật đau khổ, muốn nói chuyện cũng không được. Bác sĩ vào thăm mỗi lần khám xong lại lắc đầu. Tôi hỏi sao vậy thì ông nói là hơi thở yếu quá. Còn cô y tá Wendy thì săn sóc cho nhà tôi thấy thay tả rửa ráy rất là tội nghiệp. Tôi lấy hai chục ra biếu cô, cô từ chối không nhận. Tôi nghĩ chắc cô chê ít. Để hôm sau mình đưa năm chục xem sao. Hôm sau cô cũng từ chối nữa. Thì ra ở Mỹ khác ở Việt Nam.

Một hôm đang ngồi trông bệnh thì tôi nhận được điện thoại của con tôi ở Florida. Nó nói 8 giờ tối ra phi trường Las Vegas đón nó.

- Sao con biết bố mẹ ở đây?

Nó còn đùa:

- Thế mới tài. Cậu Tư cho con biết.

- Cậu Tư nào?

- Cậu Tư là em của mẹ vợ con. Cậu chết đã lâu rồi mà cậu linh lắm. Mấy ngày nay con không được nghe tiếng mẹ. Hàng ngày mẹ cứ gọi sang hỏi thăm cháu nội mà mấy hôm nay không thấy mẹ gọi gì cả, hỏi chị Quỳnh Anh thì nói mẹ đi đây đi đó, con sốt ruột quá mới thỉnh cậu Tư về hỏi. Cậu cho biết:

- Mẹ mầy bị trầm mình trong nước.

- Có sao không cậu Tư?

- Chắc không qua khỏi vì mẹ mầy bị nạn vào giờ tử.

- Cậu Tư làm ơn cứu mẹ con.

- Tao cấp thấp không cứu được. Chỉ có Phật mới cứu được thôi.

- Bây giờ con phải làm sao?

- Mầy báo cho anh chị em, bạn bè của mầy, bà con của mẹ mầy, kể cả bạn bè của mẹ mầy mua hoa quả trái cây bày bàn ở ngoài trời để ba đêm không được dọn vô rồi hàng đêm khấn nguyện cầu xin Trời Phật cứu giúp thì may ra mới qua khỏi.

- Con đã báo cho mọi người rồi. Mẹ sao rồi bố?

- Mẹ vẫn chưa tỉnh. Thôi sang đây con sẽ biết.

Đó là một chuyện.

Còn một chuyện này nữa là mặc dù âm dương cách trở nhưng chuyện ở trên trần gian, ở dưới âm gian biết hết. Không tin cũng phải tin. Cô em tôi cùng đi với chúng tôi lên Las Vegas có cô em chồng sống ở bên Đức. Đang nói chuyện với cô ấy ở bên Đức thì có một cái giọng điệu đàn ông chen vào: "Đ. M. đi chơi vui quá há?" Cô em tôi biết là “ông Tư Thìn lên rồi” vì mỗi lần mở miệng là ông văng tục. Em tôi trả lời:

- Vui thì có vui mà có một chuyện buồn.

- Tao biết rồi. Cái nữ (cái nữ là một trong những cách gọi người còn sống của người đã khuất khi được nhập vào xác của một người sống) trầm mình trong nước.

- Ông Tư giúp cho chị tôi tai qua nạn khỏi đi.

- Nạn nặng lắm. Tao cấp thấp không giúp được. Cái nữ này có bố mẹ chồng thương cái nữ này lắm. Ông bà tu cao rồi may ra mới giúp được. Mầy về làm mâm cơm cúng cầu ông bà giúp cho.

Em tôi làm đúng như lời ông Tư chỉ dạy. Ông Tư Thìn chúng tôi biết được từ hồi còn ở bên Việt Nam. Ông là Thiếu Úy Biệt Động Quân chết trận mà cứ hay nhập vào cô em chồng của em tôi và cứ đi theo giúp cho cô gái ấy. Mỗi lần ông lên là chúng tôi tập trung hỏi đủ thứ chuyện người này làm sao, người kia làm sao, ông đều cho biết hết. Mỗi lần ông lên ông hay lấy tay chậm mắt, hỏi làm sao vậy ông nói Việt cộng bắn ông vào mắt nên cứ chảy nước mắt hoài. Ông uống bia, hút thuốc lá liên miên, mở miệng ra là văng tục, mà cái cô gái bị ông nhập vào thì không biết hút thuốc hay uống rượu, ghét ông lắm mà sao ông cứ theo cô hoài. Sang Đức định cư ông cũng theo sang. Đúng là thế giới vô hình mình không làm sao biết được.

Trở lại bệnh tình của vợ tôi. Bà cứ nằm bất động từ ngày này qua ngày khác, hơi thở rất yếu. Ngày nào bác sĩ khám xong cũng lắc đầu. Thấy tôi buồn, lo lắng, ông cũng an ủi nói tôi yên tâm. Ông cũng cho biết là đến ngày thứ 15 mà hơi thở không tiến triển thì ông sẽ rút hết các ống trong người ra vì để lâu không được. Ông ra dấu sẽ đục một lỗ ở cổ để đút ống vào để thở và một ống ngang bụng để cho đồ ăn vào. Tôi nghe thấy rụng rời chân tay. Thôi thế là hết. Sống cũng như chết. Nằm một chỗ còn gì là đời nữa. Chúng tôi đau buồn vô tả, chỉ còn biết ngày đêm cầu Trời Phật cho nhà tôi tai qua nạn khỏi.

Sáng sớm ngày thứ 14 thì cô y tá đánh thức tôi và nói good news for you. Tôi đưa mắt hỏi, cô cho biết là vợ tôi thở lại bình thường rồi. Tôi mừng ra mặt. Cô cũng vui lây cái vui của tôi. Cô cho biết lát nữa sẽ báo cho bác sĩ biết để rút dây ra, và như vậy là khỏi đục lỗ. Tôi liền báo cho các con và mọi người thân biết. Mấy đứa con ở khách sạn chạy vào liền. Mọi người thở phào nhẹ nhõm. Một đứa nói đúng là Phật cứu. Mẹ hay đi chùa và làm việc thiện nên bây giờ được phước.

Ngay ngày hôm ấy bác sĩ đã cho đem bệnh nhân đi rút ống và giải thuốc mê. Vợ tôi đã tỉnh lại và nói chuyện được. Coi như thần kinh không có sao hết, nhưng dậy không được, chân tay còn cứng ngắc. Mấy đứa con xúm lại xoa dầu bóp chân nắn tay cho co lên duỗi ra và mặt mày thì hớn hở nói là mẹ tưởng rằng đã... Thiệt, nằm bất tỉnh mười mấy ngày mà bây giờ tỉnh lại thì còn gì vui sướng cho bằng.

Trong thời gian ở lại bệnh viện để tập therapy để cho chân tay cứng cát, đi lại được rồi xuất viện thì lại xảy ra một chuyện làm rùm beng bệnh viện, mà do tôi gây ra mới chết chứ. Đúng là lú lẫn mới làm như vậy! Số là có ông bạn thân nghe tin nhà tôi bị nạn từ Cali lái xe lên Las Vegas thăm, lại đem theo một mớ ngải cứu nói tối đốt lên rồi xông cho bà ấy thì chân tay mau trở lại bình thường. Đâu có ngờ lại là tai họa. Tối đến tôi đốt lên định xông cho nhà tôi. Chưa kịp xông thì chuông báo động nó rú lên inh ỏi khắp bệnh viện. Nhân viên chạy lại rần rần. Hồn vía tôi lên mây không biết giải thích với người ta làm sao. Ngải cứu tiếng Anh là gì! Trời ơi là trời! Sao mình ngu thế. Nhè trong bệnh viện mà xông khói người ta sẽ đuổi ra khỏi bệnh viện trong lúc bệnh nhân còn đang yếu thì biết làm sao bây giờ.

Thủ phạm gây ra báo động là tôi lập tức bị phát giác. Một bà sếp Mỹ hỏi là tôi làm gì thế. Tôi ấp úng, luống cuống trả lời: "Chinese medicine, I burn it and warm up for her." Thế mà họ hiểu. Gương mặt họ không tỏ vẻ gì giận dữ cả. Tôi tưởng họ sẽ nổi trận lôi đình đuổi chúng tôi ra khỏi nhà thương nhưng họ chỉ nói một câu: "Don't do that anymore." "Yes Mam." Họ nói tôi chuẩn bị sang phòng khác. Sao nhân viên bệnh viện Mỹ họ đối xử dễ thương như vậy mặc dù mình gây ra tổn thất cho bệnh viện.

Trở về Cali tôi thấy nhà tôi còn yếu quá. Tôi đem nhà tôi đến ông bác sĩ T. có phòng mạch ở cạnh Phước Lộc Thọ để xin truyền cho mấy bình serum. Ông nói: "Tôi truyền serum thì tôi lấy tiền, nhưng không tốt đâu. Bây giờ chiến hữu về mua cho bà nhà nước phở cho bà uống mấy ngày là lại sức ngay." Hai chữ "chiến hữu" nghe sao nó thân thương thế. Ông biết tôi ngày xưa ở trong quân đội như ông ấy nên gặp là gọi "chiến hữu". Người ta nói nhiều ông bác sĩ chuyên môn cứ đề nghị bệnh nhân mổ để lấy tiền nhiều, tôi chưa thấy, chắc cũng phải có nên người ta mới nói, nhưng ông bác sĩ này tôi biết không tìm cách chém bệnh nhân mà lại thêm mát tay nên lúc nào phòng mạch cũng đầy nghẹt người.

Nhà tôi theo lời bác sĩ về mỗi ngày cứ uống nước phở mà sức khỏe mau bình phục. Sau tuần lễ đi đứng bình thường, da dẻ hồng hào, không còn nét bệnh trên người nữa.

Chúng ta sống ở Mỹ có cuộc sống tiện nghi lại gặp nhiều người làm việc có lương tâm nên rất là hạnh phúc và đáng sống.

chieclavotinh
03-16-2019, 08:59 PM
Kỷ vật cho người ở lại
Diễm Vy

Chuyện xảy ra gần 20 năm trước, khi tôi còn làm y tá của một bệnh viện trong một thành phố nhỏ ở tiểu bang Arizona.

Tối hôm đó, bệnh viện của tôi nhận một nhóm nạn nhân của một tai nạn xe hơi thảm khốc. Trên xe là bốn em học sinh đều ở lứa tuổi 17-18, cùng đi về với nhau sau sau bữa tiệc. Người lái xe 18 tuổi, say rượu và chạy xe quá tốc độ, lạc tay lái tông vào một chiếc xe tải đang đậu bên lề đường. Nhờ có thắt dây an toàn, người lái và em ngồi cạnh tuy bị thương nặng nhưng không nguy hiểm tính mạng. Riêng hai em ngồi sau, 1 nam 1 nữ bị thương rất nặng vì không thắt dây an toàn. Em trai bị chấn thương sọ não và chết ngay sau khi xe chở đến bệnh viện. Em gái hôn mê bất tỉnh phải mổ gấp, không biết có cứu được hay không?

Thật đáng buồn, em trai tử vong là một em Việt Nam, 17 tuổi, vừa tốt nghiệp trung học và đang sắp rời nhà để vào một trường đại học danh tiếng. Các em còn lại đều người ngoại quốc.

Lúc đó tôi đang làm tại khu ICU (Intensive Care Unit). Bệnh nhân tôi được giao đêm đó là em gái 17 tuổi của tai nạn vừa kể trên. Một cô bé người ngoại quốc, đẹp hay không thì tôi không biết vì cả khuôn mặt lẫn cái đầu tóc vàng của em đều tím bầm, sưng to như trái dưa hấu vì những cú va chạm kinh khiếp. Em đang được mổ não khẩn cấp trong phòng mổ.

Tôi được (hay bị) kêu vào phòng họp gấp để nhận một nhiệm vụ quan trọng.

Sau khi được biết nhiệm vụ của mình là gì, tôi nhăn nhó phản đối, “Tại sao lại là tôi? Đây là nhiệm vụ của bác sĩ mà!”

“Tôi biết, nhưng người nhà của bệnh nhân không biết tiếng Mỹ rành lắm, cô đi theo thông dịch cho bác sĩ, và ráng van xin họ giúp chúng tôi,” bà y tá trưởng năn nỉ.

Sau một hồi bàn qua tính lại, tôi lê bước đi theo ông bác sĩ đến phòng chứa xác của em trai Việt Nam mới tử nạn, với nhiệm vụ là cùng bác sĩ, năn nỉ gia đình người chết hiến tặng những bộ phận còn tốt trong cơ thể của em cho bệnh viện.

Một em trai 17 tuổi đang khỏe mạnh nhưng chết vì tai nạn, là một ứng cử viên tuyệt vời để làm người hiến tặng, vì hầu hết các bộ phận trong cơ thể em còn rất khỏe, rất trẻ, rất thích hợp để cứu sống các bệnh nhân đang chờ đợi để được thay các bộ phận trong người. Đó là lý do bệnh viện hết sức cầu xin gia đình.

Thời gian đó, đối với người Việt mình, khái niệm hiến tặng bộ phận cơ thể còn rất mới mẻ. Nếu không là cho người thân trong gia đình, hầu như rất ít ai hiến tặng cho những người không quen biết. Huống hồ gì, chuyện cha mẹ đồng ý hiến tặng các bộ phận trong cơ thể của con thì hình như chưa hề xảy ra. Có cha mẹ nào mà nỡ lòng nào làm như thế? Mất con đã đau đớn lắm rồi…

Chúng tôi gặp cha mẹ nạn nhân trong phòng đợi, trong khi người con đang được chờ quyết định để rút tất cả ống support bên trong, tôi bắt đầu trình bày lý do. Quả như tôi lường trước, cho dù có van xin, nài nỉ, giải thích cách mấy, bác sĩ và tôi chỉ nhận được những cái lắc đầu quầy quậy, ánh mắt oán ghét, và những lời xua đuổi.

Tôi lắp bắp xin lỗi rồi bước nhanh như chạy ra khỏi phòng.

Phòng ICU rất vắng lặng vì ở đây toàn những ca rất nặng. Những y tá cùng trực với tôi đêm đó ai cũng bận rộn với bệnh nhân của mình nên chỉ có một mình tôi ngồi tại nurse station. Thường thì ở ICU, mỗi y tá lãnh hai bệnh nhân trong một ca. Nhưng đêm nay tôi chỉ có một, vì một bệnh nhân mới chuyển sang phòng thường. Bệnh nhân còn lại là cô gái đang trong phòng mổ, nên tôi cũng khá rảnh rỗi, cho đến khi ca mổ xong.

Bỗng nhiên tôi thấy hơi nhức đầu nên cúi gục vào lòng bàn tay một chút cho đỡ mỏi mắt. Khi tôi ngẩng đầu lên thì vụt một cái, thoáng có một bóng người mặc áo trắng lướt thật nhanh qua mặt.

Tôi đảo mắt nhìn quanh.

Không có ai cả!

Tôi vẫn thường thấy lao đao như vậy lắm, có lẽ vì tôi bị chứng bịnh thiếu máu kinh niên. Tôi dụi mắt nhìn kỹ lại một lần nữa, lần này thì thật sự có một bóng áo trắng đang từ từ tiến lại gần tôi.

Tôi dợm đứng dậy để nhìn cho rõ thì thấy có một cậu thanh niên Á Châu rất trẻ, gương mặt xanh xao mệt mỏi đang đi lại phía tôi ngồi. Cậu đi nhẹ nhàng như lướt trên không vậy, xuất hiện trước mặt tôi mà không gây nên một tiếng động. Cậu nhìn tôi, đôi mắt nâu hiền và ngây thơ đến nao lòng. Có vẻ như cậu đang bị lạc đường. Chắc là cậu đi nuôi người nhà bệnh và lạc từ khoa khác sang.

Thấy cậu đứng yên lặng không nói gì, tôi hỏi bằng tiếng Mỹ, “Em cần gì, tôi có giúp được gì cho em không?”

Lạ thay, cậu trả lời bằng tiếng Việt, “Em đi kiếm đồ!”

Giọng của cậu nhỏ và thanh, nghe văng vẳng như từ một nơi xa xôi nào đó vọng về.

“Em bị mất cái gì à?”

“Em làm rớt cái ví trong xe. Trong đó có một món đồ rất quan trọng. Chị kiếm dùm em nghe chị. Nhớ nghe chị…”

Không đợi tôi trả lời, cậu quay lưng đi thật nhanh và khuất bóng sau góc quẹo.

Tự nhiên tôi cảm thấy lạnh buốt, cái lạnh từ trong xương lạnh ra. Tôi rùng mình. Lạ thật, Tháng Sáu Mùa Hè ở cái xứ sa mạc này nóng cả trăm độ. Cho dù máy lạnh có mở cũng chỉ vừa đủ. Chưa bao giờ tôi cảm thấy lạnh cóng bằng cái lạnh của hiện tại.

Đầu óc tôi quay cuồng và tiếp tục nhức. Chắc mình sắp bịnh rồi, tôi tự nhủ. Sao tự nhiên lại cảm thấy lạnh và nhức đầu quá. Tôi đứng lên định đi theo cậu bé nhưng rồi lại choáng váng ngồi phịch xuống một chiếc ghế.

Vừa lúc đó, một cô bạn đồng nghiệp từ đâu đi tới. Nhìn thấy sắc mặt tôi, cô la lên, “Oh my God! Trời ơi sao cái mặt cô xanh lè xanh lét thấy ghê quá. Are you OK?”

“Tôi thấy lạnh quá, cô lấy dùm tôi một cái áo lạnh được không?”

Cô bạn nhanh chóng đi lấy cho tôi một cái áo labcoat mới được giặt ủi và hấp nóng. Tôi mặc áo vào, ngồi co ro mà thấy vẫn còn lạnh, mồ hôi rịn ra hai bên thái dương.

Tôi uống thêm hai viên Tylenol. Một lúc sau, tôi thấy từ từ dễ chịu, và lại nghĩ đến cậu bé hồi nãy. Cậu ta là ai, làm sao biết cậu ở đâu, đi kiếm cái xe gì, và cái ví gì nữa chứ?

Cả khu ICU này có 6 phòng. Hiện giờ đang có năm bệnh nhân, mỗi người nằm một phòng. Tôi coi lại danh sách bệnh nhân viết trên bảng treo trên tường. Không có bệnh nhân nào người Việt. Vậy cậu từ khoa nào đi sang đây?

Tôi đi lòng vòng với hy vọng gặp lại cậu bé, nhưng hỏi thăm những nhân viên quanh đó xem có ai gặp một cậu bé người Á châu không, ai cũng lắc đầu không biết.

Thất vọng, tôi trở về khoa đúng lúc bệnh nhân của tôi đã được giải phẫu xong và chuyển về phòng ICU. Bác sĩ bảo em được cứu sống nhưng đôi mắt sẽ bị mù vĩnh viễn vì chấn thương quá nặng. Chỉ có một hy vọng duy nhất là được thay đôi mắt khác em mới có thể thấy lại ánh sáng.

Ba mẹ em ngồi bên giường trong khi em vẫn đang nằm thiêm thiếp. Ông bà yên lặng chắp tay cầu nguyện. Tôi không biết làm gì hơn là ngồi xuống bên cạnh và góp lời cầu nguyện trong lòng.

Người mẹ buồn rầu nói, “Tội nghiệp chúng quá. Rồi đây Jane sẽ ra sao khi tỉnh dậy và biết là người yêu của nó đã chết?”

“Người yêu của Jane là anh Việt Nam ngồi chung xe hả bà?” tôi hỏi.

“Đúng vậy, chúng nó yêu nhau lắm. High school sweethearts mà. Hai đứa đều học giỏi và có tương lai. Thế mà, chỉ qua một đêm, một đứa ra đi vĩnh viễn, một đứa trở nên mù lòa.” Bà sụt sịt khóc.

Tôi ngập ngừng, “Bác sĩ nói con bà còn có hy vọng thấy lại ánh sáng, nếu…”

“Vâng tôi biết! Nhưng ở đâu ra có cặp mắt để thay kia chứ? Nếu đó là cặp mắt của một người còn sống cho con tôi, tôi biết chắc chắn nó sẽ không chịu nhận. Nó là cô gái rất tốt, không bao giờ muốn làm khổ ai.”

“Nhưng nếu đó là cặp mắt của một người vừa mới mất thì hoàn toàn có thể dùng được, chỉ có điều…” tôi bỏ dở câu nói vì tôi biết chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra. Đừng bao giờ nên hỏi cha mẹ cậu bé Việt Nam thêm một lần nữa.

Như đọc được ý nghĩ của tôi, bà mẹ thở dài, “Cô y tá ạ, tôi biết nỗi đau của người mẹ mất con nó khủng khiếp như thế nào. Tôi không dám đòi hỏi gì thêm. Số phận con gái tôi bị mù thì tôi sẽ hết lòng chăm sóc cho nó. Con gái tôi có nghị lực lắm, tôi tin nó sẽ vượt qua…”

Xót xa nhưng cũng rất xúc động trước những lời nói của bà, tôi nhẹ nắm lấy tay bà. Vừa lúc đó, một ông cảnh sát đang rảo bước tới, trên tay cầm một bọc giấy. Ông hỏi tôi, “Người ta chỉ cho tôi là có một cô y tá người Việt ở đây. Cô nói được tiếng Việt chứ?”

“Dạ được. Ông cần gì không?”

“Tôi muốn nhờ cô đi với tôi đến gặp gia đình người tử nạn trong tai nạn xe chiều nay. Chiếc xe bị total lost. Trước khi xe tow kéo xe đi, chúng tôi kiểm tra trong xe và tìm thấy chiếc ví này rớt trong xe. Nó thuộc về người đã chết. Tôi muốn giao lại kỷ vật này cho thân nhân của cậu.”

Ví, xe, người tử nạn… những mảnh rời rạc của chiếc hình puzzle tự nhiên ráp nối lại với nhau một cách có trật tự. Tim tôi đập thình thịch và cổ họng tự dưng tắc nghẽn. Chân tôi bắt đầu run lập cập và tay thì nổi da gà. Sao giống y hệt những điều cậu bé kia vừa nói?

Không lẽ mình vừa gặp ma sao?

Tôi lắp bắp hỏi ông cảnh sát, “Ông có thể cho tôi xem qua chiếc ví được không?”

Ông ngần ngừ một chút rồi nói, “Cũng được, nhưng trong ví không có gì quý giá hết, chỉ có tấm bằng lái xe và một ít tiền mặt vậy thôi!”

Tôi tần ngần mở chiếc ví ra. Thật vậy, trong ví ngoài một ít tiền nhỏ chỉ có tấm bằng lái xe. Tôi tò mò nhìn vào tấm bằng lái và hoảng sợ làm rơi chiếc ví xuống đất. Trên tấm bằng là hình của cậu bé vừa đến gặp tôi ít phút trước đây. Với gương mặt gầy và cặp mắt nâu trong vắt thơ ngây như đang nhìn xoáy vào tôi, như muốn nói một điều gì.

Vậy ra cậu chính là người đã chết đó sao?

Một luồng khí lạnh chạy dọc theo sống lưng của tôi. Tôi thầm thì, nhắc lại lời của cậu bé khi nãy: “Trong ví này có một vật rất quan trọng…”

“Cô nói gì?”

Tôi lượm chiếc ví lên, mở ra xem lại và lật tới lật lui. Quả thật không có gì khác ngoài vài tờ giấy $10 và $5, cùng tấm bằng lái.

Tai tôi văng vẳng nghe tiếng của cậu bé, “chị nhớ giúp em nghe chị, nhớ nghe chị…”

Tấm bằng lái!

Tôi nhìn kỹ lại tấm bằng lái lần nữa. Đây rồi, vật quan trọng mà tôi cần tìm chính là tấm bằng lái này đây.

Trên bằng lái có tên, tuổi và hình chụp của cậu bé. Còn nữa, nằm ngay ngắn ở góc phải của tấm bằng là cái sticker nhỏ màu hồng, trên có dòng chữ “DONOR” màu đen in đậm nét.

Tim tôi đập thình thịch. Như vậy là, chính cậu đã run rủi cho sở cảnh sát tìm thấy chiếc ví rơi trong gầm xe trước khi xe bị kéo đi; chính cậu đã tìm đến tôi, và đưa đẩy cho ông cảnh sát gặp tôi để mọi người có thể biết được ý nguyện của cậu. Thì ra ngay từ khi mới có bằng lái, cậu đã quyết định là nếu có điều gì xảy ra cho mình, cậu sẽ sẵn sàng hiến tặng những bộ phận còn tốt trong người cho tất cả ai đang cần chúng nên đã tình nguyện ghi tên làm người DONOR. Có phải cậu đến tìm tôi vì biết tôi là người chăm sóc cho người bạn gái thương yêu của cậu đêm nay và muốn nhờ tôi tìm cách để trao tặng cho cô gái đôi mắt của cậu như một kỷ vật cuối cùng?

Tôi chỉ vào chữ “DONOR” và nhờ vị cảnh sát xác minh lại với DMV. Sau khi xác nhận là cậu bé Việt Nam chính thực đã ghi danh làm người “DONOR”, nhưng đồng thời vị cảnh sát cũng thông báo rằng theo luật pháp, vì cậu bé mất khi cậu chưa đủ 18 tuổi, nên quyết định cuối cùng, cho hay không, cũng vẫn là quyết định của cha mẹ.

Phái đoàn gồm các bác sĩ, cảnh sát cùng với tôi sau khi đưa chiếc ví lại cho cha mẹ cậu và thông báo về tất cả những sự việc trên cho họ. Trong khi chờ gia đình cậu bé bàn thảo với nhau, chúng tôi đều lui ra ngoài đứng chờ.

5 phút, 10 phút trôi qua. Một bầu không khí yên lặng đến nghẹt thở.

Rồi cha mẹ cậu bé cũng bước ra. Người mẹ ôm mặt khóc, trong khi người cha nghẹn ngào nói với chúng tôi: “Thôi thì con tôi nó đã muốn như vậy, chúng tôi xin nghe theo ý nguyện của cháu. Xin bệnh viện giúp cháu làm tròn tâm nguyện, hãy giúp đỡ tất cả những ai đang chờ được giúp.”

Tôi bật khóc vì quá xúc động. Tất cả những người có mặt lúc đó đều khóc và cảm ơn cha mẹ cậu bé đã làm quyết định đau đớn và khó khăn nhưng rất cao cả này. Cảm ơn ông bà, tôi thầm thì. Trên cao kia, tôi biết cậu bé đang nhìn xuống và mỉm cười.

Những ngày sau đó, có ít nhất là cả chục bệnh nhân đang chờ thay thận, gan, tim, v.v… đã được cứu sống nhờ được ghép những bộ phận trong cơ thể cậu bé. Cô bạn gái cũng đã nhận được cặp mắt của cậu. Trên gương mặt trắng bóc và mái tóc vàng hoe, đôi mắt nâu trong veo luôn tỏa những tia sáng ấm áp dịu dàng. Đôi mắt như biết nói những lời yêu thương đến mọi người. Cậu bé đã ra đi mãi mãi, nhưng tình yêu quảng đại của em vẫn tiếp tục tồn tại.

****

Ngay sau cái đêm “gặp ma” trong bệnh viện đó, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Tôi về bàn với chồng, và vợ chồng tôi đã cùng đi đến quyết định là ra DMV để ghi tên tình nguyện làm người “DONOR.”

Nếu một mai có người nào phải ra đi trước, chúng tôi không muốn người thân mình ở lại phải suy nghĩ để làm những quyết định đau lòng thế cho mình.

Cát bụi rồi sẽ trở về với cát bụi. Thế thì tiếc làm chi các xác thân tạm bợ này! Nếu sau khi mình ra đi mà vẫn còn có ích cho người khác thì đó chính là một niềm an ủi và hạnh phúc vô biên cho mọi người chúng ta rồi.

chieclavotinh
06-15-2019, 09:30 PM
TRIẾT LÝ BA XU
Huy Phương

Điều gì nói ra mà ai cũng biết cả rồi vì nó tầm thường, đơn giản, hiển nhiên, rẻ tiền thì người ta thường mỉa mai gọi nó là “triết lý ba xu”, mặc dầu đó những điều xác thực, chỉ vì nó xưa cũ hay người ta đã quen nghe.

Bây giờ mỗi ngày bạn đang có bao nhiêu công việc phải lo toan từ sáng đến chiều, hết sức là bận rộn, mỗi tối trước khi lên giường, bạn phải liệt kê các công việc cần ghi nhớ cho ngày mai trên một trang giấy, sợ có điều không ghi nhớ thì sẽ quên mất. Giá như có ai đó đề nghị bạn bỏ một ngày đi thăm một người bạn ở xa, hay nghỉ trọn một tuần, bỏ hết tất cả công việc, để làm một chuyến du lịch cho thanh thản tấm thân, cắt đứt với mọi liên lạc công việc bên ngoài, bạn sẽ không bao giờ chấp nhận, vì quá thật là bạn quá bận, không dư ra một tí tẹo thời giờ nào cho những công việc như thế.

Thế rồi đùng một cái, không báo trước, buổi chiều, chiếc xe cấp cứu rú còi inh ỏi, ghé qua nhà bạn, mang vào bệnh viện cái đầu óc bận rộn và cả cái tấm thân đang bệnh tật, có thể là sắp chết của bạn vào bệnh viện. Bạn sẽ sắp đặt gì cho chương trình vào sáng hôm sau của bạn, công việc ở sở làm, một vài chuyện giả quyết chưa xong, đôi việc giao dịch chưa hoàn tất, cái thư chưa phúc đáp, cái bill chưa trả. Bạn sẽ không làm được gì hết ngoài ra việc nằm thẳng trên giường bệnh viện với các giây nhợ chằng chịt trên cánh tay suốt ngày, xoay trở cũng khó khăn, mê mê, tỉnh tỉnh, nói gì chuyện đi đứng, bay nhảy như những ngày khỏe mạnh. Nghĩa là tất cả đều được xếp lại, như cho vào một ngăn kéo đóng kín, không giải quyết không xoay trở gì được. Bây giờ ai đưa cháu đi học, bây giờ mấy cái bills chưa trả, bây giờ còn trăm thứ việc ngổn ngang.

Tổng Thống thứ 9 của Hoa Kỳ là ông William Henry Harrison, tuyên thệ nhậm chức vào ngày 4 tháng 3 năm 1841, lẽ cố nhiên ông có nhiều kế hoạch, chương trình cho nhiệm kỳ bốn năm trước mặt, còn ai trên thế giới này bận rộn hơn ông. Ngày tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống, nhiệt độ Washington DC xuống quá thấp dưới độ đông đá, đứng giữa trời suốt mấy tiếng đồng hồ không đội nón, Ông William Henry Harrison đã đọc một bài diễn văn dài 105 phút, ông bị cảm lạnh và bị sưng phổi rồi qua đời sau đó đúng một tháng vào ngày 4 tháng 4 năm 1841. Tổng Thống Harrison qua đời thì có ông Phó Tổng Thống John Tyler lên thay, cũng hết một nhiệm kỳ 4 năm (1841-1485), nước Mỹ đâu có một ngày nào không có Tổng Thống đâu. Bạn đừng nghĩ rằng vai trò của bạn khó thay thế, khi bạn không hiện diện hôm nay ở sở làm, trong gia đình, ngay tại văn phòng Phủ Tổng Thống, hay cả trên cõi trần gian này nữa. Không có gì không thể thay thế, ngay cả Tổng Thống một cường quốc như nước Mỹ.

Trong đạo Phật, chúng ta thường nghe đến câu “Thân không cầu không tật bệnh, thân không tật bệnh thì tham dục dễ sanh.” Quả thật, chúng ta có rất nhiều ham muốn, những món tiền lớn, chức vụ béo bở, danh vọng ngất trời, bình thường thì cũng nhà đẹp, xe đời mới, bữa ăn ngon, thú vui xác thịt. Nhưng khi nằm trên giường bệnh rồi, khi chúng ta bị bệnh tật, đau đớn, điều ước mơ duy nhất là lành bệnh, ngoài ra những thứ chức tước, danh vọng, tiền của đầy nhà, rượu ngon, gái đẹp... đều vô nghĩa. Khi thân thể rã rời, sinh lực tiêu hao, không buồn nhấc cánh tay lên, không muốn nở một nụ cười, ta còn ao ước điều gì trên cõi đời này nữa. Những con số trong ngân khoản nhà băng, những món lời trong tầm tay sẽ không còn ý nghĩa gì nữa, sẽ không còn cần thiết gì cho thực trạng hôm nay với cái thân tàn tạ, nằm nhìn lên trần nhà mà chưa biết những gì có thể xẩy ra cho cái thân xác hữu cơ cùng với mầm thối rữa này.

Nhiều người đã kề cận với cái chết, nghĩa là đang ở giữa hai bờ sinh tử thì luôn luôn ám ảnh bởi nỗi biệt ly, xa cách rồi đây có thể xẩy ra giữa mình và những người thân yêu hơn là nghĩ đến những gì mình đang có bỗng phải bỏ lại đàng sau. Cái chết chỉ nhẹ nhàng, con đường ra đi chỉ có thể thênh thang nếu cuộc hành trình không mang những hành lý quá nặng với những nuối tiếc, với những tư hữu, những bận bịu tưởng chừng như không thể rời bỏ được ngay vào những giờ phút cuối cùng. Nhưng làm sao ra đi mà không thương nhớ, mà để lòng mình được thảnh thơi như người xưa nói rằng “chết là trở về” hay làm sao để cái chết nhẹ nhàng vui thú “như khi ta trở lại đi trên những con đường quê những ngày thơ ấu!”

Lúc nằm trên giường bệnh mới thấy những ngày khỏe mạnh quý báu biết bao nhiêu. Những chuyện nghe ra rất tầm thường trong cuộc sống hằng ngày bây giờ bỗng trở nên giá trị, khó tìm lại được. Những buổi sáng thức dậy thấy được ánh mặt trời và những chòm lá xao động bên ngoài cửa sổ, có thể nghe cả tiếng chim hót, tiếng xe cộ qua lại ồn ào hay tiếng người lao xao đâu đó. Những chuyện ấy rất thường tình, đời sống trôi chảy chung quanh ta, mà ngày thường không bao giờ chúng ta quan tâm, để ý đến. Bây giờ trong một căn phòng vắng lặng, cách biệt đời sống bên ngoài, mạch máu và nhịp tim đập của chúng ta gắn liền với những giọt thuốc tỉ tê đang luồn vào cơ thể.

Có những ngày nằm trên giường bệnh mới thấy những ngày lành mạnh là đáng quý, không gì hơn được sống gần những người mình thương yêu, được làm những điều mình thích, được nói được cười trong một nhân quần ấm áp trong một ngày như hôm nay. Thế thì khi chúng ta được trở lại với cuộc sống dù là tầm thường, nhưng rất bình thường yên ổn, chúng ta có thấy quý những ngày như thế không? Hay bây giờ chúng ta đã thực sự quên rồi.

Cuộc sống đã xô đẩy chúng ta đi không một phút giây ngơi nghỉ trên chuyến tàu tốc hành đang băng băng trong đêm trong ngày, qua bao nhiêu dòng sông, chiếc cầu, qua bao nhiêu cánh đồng, rặng núi. Con tàu đã dừng lại một ga nhỏ nào đó để cho chúng ta lên tàu, rồi con tàu sẽ dừng lại một sân ga nào đó cho chúng ta xuống tàu, có thể cũng không ai biết chúng ta là ai, hiện diện trên toa tàu này lúc nào, trừ những người hành khách kế cận. Một người khách đã xuống tàu lúc con tàu đậu lại một sân ga nào đó đâu có gì là quan trọng.

Trong cuốn sổ điện thoại của tôi dùng thường ngày đã có những cái tên và số điện thoại bị gạch bỏ hay không bao giờ dùng đến, vì những bạn bè, thân thuộc này đã không còn ở trên cõi đời này nữa. Tên của tôi trong cuốn sổ điện thoại của bạn cũng vậy, một này nào đó, như khi tôi đã xuống tàu, đâu có ai cần đến nữa.

Đến cái tuổi nào đó, có những người không còn thấy quyền lực, danh vọng và tiền của là quan trọng nữa. Con tàu trước khi rời sân ga đã kéo những hồi còi dài trong đêm tối, có thể không ai để ý đến một người hành khách đã xuống tàu lầm lũi một mình. Con tàu như dòng đời trôi chảy chúng ta đã bỏ lại sau lưng. Giờ phút đó, chúng ta không còn ở trên cõi đời này nữa, nhưng trước giờ ra đi, có thể có nhiều điều chúng ta chưa thực hiện được như những mơ ước từ lúc niên thiếu. Nhiều triết gia đã cho rằng chúng ta đã sống như thế nào chứ không phải đời sống dài hay ngắn.

Nhưng cái điều mà ai cũng biết, ai cũng nghe nói nhiều lần đến nhàm chán, và chẳng ai muốn nghe thì người ta gọi nó là thứ triết lý ...ba xu. Câu chuyện này có thể được xếp loại như vậy chăng?

chieclavotinh
08-17-2019, 09:05 PM
TIME TO GO
Author Unknown

Pardon me, doctor, but may I die?
I know your oath requires you to try to keep me alive
So long as my body is warm and there is a breath of life.
But listen, Doc, I've buried my spouse,
My children are grown and on their own.
My friends are all gone, and I want to go, too.
No mortal man should keep me here
When the call from Him is unmistakably clear.
I deserve the right to slip quietly away.
My work is done and I am tired.
Your motives are noble, but now I pray,
You can read in my eyes what my lips can't say.
Listen to my heart and you'll hear it cry,
Pardon me, Doc, but may I die?

chieclavotinh
11-09-2019, 09:57 PM
Ở cuối một con đường
Huy Phương

Ở vùng đất Nam California, Bolsa là tên một con đường chạy cắt ngang từ Đông sang Tây, giữa lòng một khu phố đông đúc người Việt trên đất Mỹ, nên theo thói quen, người ta gọi luôn khu phố này là khu Bolsa, một khu phố nổi danh trong cộng đồng người Việt trên cả thế giới.

Ở phía Đông, trên con đường này có một khu chúng cư màu hồng, cao mười một tầng, khác với màu sắc và cái bề thế bên ngoài, đây lại là một khu nhà dành cho người lớn tuổi, lặng lẽ, sống những ngày cuối cùng, an nhiên và chờ đợi. Chờ đợi để đi về cuối con đường hướng kia.

Ở cuối con đường này về phía Tây, người ta gặp một con đường sắt, đã lâu chỉ có vài toa tàu chở hàng hóa qua lại, không biết từ nhà ga nào và chạy về đâu. Cách con đường sắt này vài trăm thước, không có một nhà ga nào để chúng ta đặt tên là “Ga Cuối Đường Tàu,” nhưng gần đó là một nơi, mà cuối cùng, hầu hết cư dân người Việt ở Bolsa đều phải đến, tiễn đưa bạn bè thân quyến ra đi hay chọn cho chính mình một nơi yên nghỉ. Người ta gọi căn nhà màu trắng xây theo kiểu thuộc địa khá xưa này là “Peek Family.”

Ở khu Bolsa này cũng có rất nhiều nhà hàng Trung Hoa chuyên tổ chức những buổi tiệc cưới cuối tuần cho những đôi tân nương và tân lang, mà hình như lâu lắm, dễ chừng gần mười lăm năm, tôi không có dịp đến đó, nâng ly rượu mừng cho con cháu. Cái thời ấy hình như đã qua rồi, chỗ mà ngày nay tôi vẫn thường lui tới, tiễn đưa bạn bè hay thân thuộc, thắp một nén nhang, nói mấy lời chia buồn với tang chủ, chậm chạp bắt tay những người bạn già đã lâu không gặp, hỏi bạn rằng “Có khỏe không?” là… Peek Family.

Nhiều thành phần trong một gia đình đã lần lượt đi qua nơi đây.

Hai mươi năm về trước, tôi và bạn bè đã đến đây đưa tiễn anh, còn nhớ vào một chiều nắng ấm, và bây giờ, hai mươi năm sau, tháng ngày như một chớp mắt, chúng tôi lại đến đây, một buổi sáng, để đưa tiễn chị về nơi an nghỉ.

Nhiều năm về trước, cũng tại nơi này, chúng tôi có dịp chia buồn khi hiền nội của một cấp chỉ huy qua đời, rồi sau đó vài năm, chúng tôi lại tiễn ông ra đi.

Đôi lúc, tôi có cảm tưởng đến đây để gặp gỡ những người còn sống nhiều phần hơn là thăm viếng những người đã khuất.

Có những người quen biết đã năm mười năm mà lâu nay không thấy mặt, có những bạn bè ở tiểu bang xa mới vội vã trở về, cơ hội gặp nhau quả là hiếm. Không gặp nhau ở đây thì còn cơ hội gặp nhau ở đâu nữa? Không hẹn hò, không thông báo, không có ban tổ chức mà lúc nào cũng có họp trường, họp lớp, họp khóa, họp đơn vị, họp quân binh chủng, không có nghi lễ, mà sao lúc nào cũng đông vui. Bởi vậy không nên bỏ cơ hội đi gặp một người chết và rất nhiều người sống vài tuần một lần, ở cái nơi gọi là Peek Family này! Hèn chi, đám ma nào, cũng thấy ít khi có nước mắt, mà tay bắt mặt mừng, cười cười nói nói. Hèn chi, nghe có tiếng: “Suỵt suỵt! Mấy ông nói nhỏ lại, người ta đang đọc điếu văn, đang làm lễ cầu siêu kìa!”Nhiều khi người ta quên mất, tưởng đến đây là để gặp bạn bè bù khú mấy câu.

Bao nhiêu con người lưu lạc Việt Nam đã qua đây. Mười năm trước là một tướng lãnh lưu vong, mười năm sau là một người lính thất trận, tất cả đều không được giấc mơ gối đầu lên mảnh đất quê hương.

Có người là tỷ phú cũng chôn nơi này, nhưng cũng có người lâm cảnh vô gia cư, được cộng đồng người Việt đùm bọc đưa đến đây!

Rất nhiều nhà văn, ký giả, ca sĩ, nhạc sĩ… ưu tú của cộng đồng đã yên nghỉ bên nhau trong gần như là một ngôi làng nhỏ và họ đã trở thành bạn bè, lối xóm của nhau. Một ngôi làng có những bóng cây cao và trong yên lặng, chúng còn nghe cả tiếng chim vô tình ríu rít đâu đây!

Tất cả đều bình đẳng trong phần mộ của mình.

Tôi không đếm hết những lần đến đây chậm rãi đi theo sau chiếc quan tài với tấm lòng bùi ngùi thương tiếc và nghĩ đến lẽ đời vô thường. Một người chị đến tuổi đại thọ nhưng phải chi chị sống cho thêm vài năm nữa, vì đời sống của chị mang hữu ích lại cho người đời. Một người bạn văn không còn quá trẻ nhưng mất đi để lại quá nhiều thương tiếc cho mọi người.

Ở đây, có lần anh em du ca đã quây quần hát bên quan tài người đã mất. Có lần bài hát của người sáng tác nằm trong mộ đã được người sống đứng vòng trong, vòng ngoài hát lên. Đã qua đây những Nguyễn Đức Quang, những Trầm Tử Thiêng, những Nhật Trường Trần Thiện Thanh, những Nhật Ngân, những Cao Xuân Huy… Đây cũng là nơi an nghỉ của Đỗ Ngọc Yến, Mai Thảo, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Bùi Bảo Trúc… Cả một quê hương, cả một xóm văn học thu nhỏ.

Chúng ta chưa có một bảo tàng viện, một tự điển văn học xứng đáng với tầm vóc của nó, nhưng chúng ta đem tinh hoa văn học của miền Nam, Việt Nam Cộng Hòa, đến đây, không phải để chôn vùi theo tác giả trong những phần mộ mà còn để xiển dương và duy trì nó muôn đời.

Trăm năm sau, lớp hậu thế còn ai biết những người nằm ở đây là ai? Rồi đây, Peek Family cũng trở thành những khu nghĩa trang lịch sử như Passy, Père Lachaise, Montparnasse hay Montmartre của Paris, đó là những nơi chôn cất những nhân vật lịch sử, những bậc Vua Chúa hay những bậc anh hùng. “Bất tri tam bách dư niên hậu,” liệu rồi có ai tò mò đến đây, vạch đám cỏ, lấy tay chùi lên tấm bia mộ để đọc tên một người đã khuất?

Không phải chỉ “ở cuối một con đường” mà ở cuối con đường nào cũng có một chỗ để chúng ta dừng chân, quay đầu nhìn lại đoạn đường đã qua, trước khi bước vào cõi miên viễn, chỉ còn khác nhau ở chỗ chậm, nhanh mà thôi!

chieclavotinh
02-08-2020, 09:55 PM
Cát Bụi Cuộc Đời
https://www.youtube.com/watch?v=LWsy0BryKBQ

Chỉ là một nắm tro
THÍCH NỮ HẠNH CHIẾU

“Chỉ là nắm tro” không phải là một bài kinh trong kho tàng Phật điển, mà nó là một thực tế. Thực tế ấy tôi đã chạm mắt, đã sờ mó được. Từ đó tôi có một cảm nhận riêng, xin được chia sẻ với tất cả các bạn đồng tu nắm tro này.

[Có một vị đồng tu cùng chúng tôi trước đây đến nương náu với Hòa thượng vào lúc tuổi đã xế chiều.] Vì là nữ nên Hòa Thượng sắp xếp cho cụ ở thiền viện ni tức Linh Chiếu. Cụ lớn tuổi nên không nhập chúng, mà ở cái thất trong khuôn viên thiền viện do Hòa Thượng cất cho. Vì thế chúng tôi xem cụ như một thiền sinh ni của viện. Cụ rất siêng tu, không bao giờ lơi lỏng, tự lực lo cho mình mọi việc, ít làm phiền đến chư Ni. Năm 91 tuổi cụ vẫn tự quét nhà, rửa chén, giăng mùng, không phải nhọc nhằn ai, sáng suốt minh mẫn và rất dễ thương. Đến 92 tuổi cụ mất, ra đi hết sức nhẹ nhàng, không giật mình giật mẩy, không làm kinh động đến đại chúng.

Khi được tin cụ yếu, tôi sang thăm. Cụ nhìn tôi quá đổi hiền lành rồi khép nhẹ đôi mắt, đi hồi nào tôi không hay. Thiền viện lo hết chuyện hậu sự. Hỏa táng xong, buổi chiều tôi cùng chư ni đi lấy cốt. Phần xương cho vào hũ đem về nhập tháp Liên Hoa tại Thường Chiếu, còn lại phần tro quý cô hốt vô bao ni lông đem đến cầu Long Sơn - Bà Rịa.

Tại đây tôi được chư huynh đệ chỉ cho dãy núi Long Sơn thật trầm mặc nằm sâu lắng bên trong. Dòng sông trước mắt cũng trôi chảy yên ả quá chừng, làm như không có chuyện gì phải buồn phải vui. Sạch và trong vắt. Tôi thật bất ngờ về một miền đất gần gũi với mình. Ở đó có một dòng sông tinh khiết, yên tĩnh, như không hề bận tâm tới chuyện phố thị rộn ràng bên ngoài.

Huynh đệ chia nhau nắm tro sau cùng của người pháp lữ cao niên rải xuống dòng sông. Nắng chiều óng ánh chiếu xuống màu áo lam, màu xám tro, màu sông nước, màu trái tim huynh đệ lần chia tay. Đẹp và cảm động vô cùng. Khi tôi bốc nắm tro rải xuống, bụi tro bay bay trong hư không, từ từ tan loảng rồi hòa vào sông nước.

Về đến thiền viện, ngồi lặng lẽ trong phòng, tôi như ngộ ra một điều: Đời người chỉ là nắm tro.

Thật ra chuyện này chúng ta ai cũng biết. Tôi cũng biết. Nhưng mãi đến khi chính bản thân mình cầm nắm tro của bà cụ, mà trước đó mình ngồi một bên, còn nhìn, còn nói, còn cười gọi tên… bây giờ lại là nắm tro, cũng do chính tay mình đem gởi xuống dòng sông. Bỗng dưng tôi cảm nhận sâu sắc về một đời người, chung cuộc của chiếc thân tứ đại, ai cũng như ai, chỉ là nắm tro. Đã là nắm tro thì không có nắm tro nào sang hơn nắm tro nào, không có nắm tro nào vinh quang hơn nắm tro nào, không có nắm tro nào ti tiện hơn nắm tro nào. Tự nhiên bao nhiêu muộn phiền, toan tính trong lòng rớt xuống. Bởi vì mình đã là nắm tro thì không có lý do gì đi phiền não các nắm tro khác.

Chúng ta ít nhiều đã đánh mất cả một quãng đời của mình trong phiền lụy, khổ đau. Cuối cùng tứ đại này không mang theo được vì nó chỉ là nắm tro, chỉ mang theo nghiệp mà thôi. Sao ta không tự hỏi vì cái gì mà ta tạo nghiệp, vì ai mà ta tạo nghiệp? Vì nắm tro mà tạo nghiệp! Có vô lý không. Phải chi vì vàng vì ngọc mình tạo nghiệp cũng được đi, nhưng vì nắm tro mà tạo nghiệp thì oan uổng quá. Tạo nghiệp để mưu cầu hạnh phúc, không ngờ lại chuốc quả khổ đau. Bởi vì ranh giới giữa hạnh phúc và khổ đau nằm ở chỗ nào, chúng ta không biết được.

Chẳng hạn trời đang nóng mình thèm ăn kem. Ăn được một cây kem thật tuyệt vời, có thể gọi là hạnh phúc. Ăn thêm một cây nữa, cũng còn hạnh phúc. Thêm một cây nữa thì… hết hạnh phúc, bởi vì nó sắp nôn ra đây nè. Nếu ăn kem là hạnh phúc thì càng ăn càng hạnh phúc, ăn một cây hạnh phúc chỉ có một, ăn hai cây hạnh phúc nhân đôi, ăn ba cây hạnh phúc nhân ba. Tại sao ăn ba cây lại hết hạnh phúc? Thì ra chúng ta đã hiểu lầm về hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Là vừa lòng. Tạm định nghĩa ngắn gọn như vậy đi.

Mình cho rằng cái gì vừa lòng, thích thú, thỏa mãn là hạnh phúc, mà không biết rằng cơ thể chúng ta, tâm tư chúng ta không bao giờ thỏa mãn được hết. Khi tham là cứ muốn thêm, mà sự tiếp nhận của thân tứ đại có chừng mực. Đến lúc nó không tiếp nhận được nữa, mà nghiệp tham vẫn lôi kéo, thế là có sự xung đột giữa thân và tâm. Như vậy là mất hạnh phúc.

Phật dạy các pháp chỉ là duyên sinh thôi, chứ không có cái gọi là chân thật trong đó. Chúng ta luôn mong muốn mình sống thì phải được vừa lòng hoài, nhưng các duyên không biết chuyện ấy. Nó cứ đến cứ đi, cứ họp cứ tan theo cách của nó. Mình không vừa lòng thì thôi, nó không chiều mình. Cho nên rốt lại hạnh phúc không có thật. Nó chỉ là ảo giác của cảm thọ.

Cảm thọ có ba:

Một là thọ khổ. Khi gặp những cảnh trái ý, nghịch lòng chúng ta không thích, gọi là thọ khổ.
Hai là thọ lạc. Gặp những cảnh vừa ý thuận lòng, chúng ta thích thú sung sướng, gọi là thọ lạc.
Ba là thọ không khổ không lạc. Khi gặp cảnh bình thường, chúng ta cũng thấy bình thường, gọi là thọ không khổ không lạc.

Trong ba cái thọ này, có một số người thích thọ bình thường. Tại sao? Vì họ bảo có vui thì có khổ. Do sợ khổ nên không dám nhận vui. Lo xa như thế. Thì ra vì né cái khổ mà tránh cả cái vui, chớ không phải giác ngộ cái vui tạm bợ của thế gian vốn không thật. Do đó mà chọn thọ bình thường. Nhưng Phật nói rõ thế này: Ba cái thọ đó đều vô thường, ngay cả thọ bình thường cũng không thường.

Tóm lại, có thọ là có khổ. Chẳng hạn bây giờ mình không buồn cũng không vui, nhưng có chuyện buồn tới mình sẽ buồn. Chúng ta chọn cái bình thường, nhưng ngoại duyên không mãi bình thường được, nó luôn thay đổi.

Ngoại duyên đến từ bên ngoài, chúng ta không thể chủ động được. Trong toàn bộ đời sống, con người chỉ chủ động một phần, còn lại phần lớn là bị động bởi các duyên bên ngoài. Như thời tiết tốt chúng ta thấy bình thường, dễ chịu, nhưng nếu nước lụt lên thì sao? Khổ liền. Các tỉnh miền Trung, miền Tây Nam bộ lụt hoài, dân mình cứ phải sống theo con nước, hoàn toàn không thể chủ động được. Đâu có ai muốn lụt, nhưng nước vẫn cứ dâng. Đó là duyên bên ngoài. Đến duyên bên trong lục phủ ngũ tạng của chúng ta cũng thế. Có ai muốn bệnh đâu, mà sao vẫn cứ bệnh. Già có bệnh của già, trẻ có bệnh của trẻ. Ngày nay trẻ đã bệnh ké những bệnh của người già. Như vậy thân của mình mà mình nói nó không nghe, biểu đừng bệnh mà vẫn cứ bệnh. Rõ ràng chúng ta mất quyền tự chủ đối với thân tứ đại này rồi. Cho nên Phật bảo thân này không phải của mình.

Đã không phải của mình, tại sao người ta nặng nhẹ một chút mình lại nổi sùng? Chúng ta khổ vì chúng ta lầm. Đơn giản vậy thôi. Hàng xóm mích lòng nhau là vì hiểu lầm.

Phật nói thân này là duyên sinh, do bốn chất đất nước gió lửa hợp thành, đó là phần thân, còn phần tâm là do nghiệp dẫn. Chúng ta tạo nghiệp, rồi nghiệp quay trở lại lưu dẫn chúng ta thọ sanh. Cho nên đời quá khứ chúng ta tạo nghiệp gì nhiều, đời sau sanh ra rất quen thuộc với nghiệp ấy. Thương ai nhiều, ghét ai nhiều, nhắc ai nhiều thì đời sau được gặp lại thôi.

Nếu đời quá khứ ta đã là người tu, đời này sanh ra thấy chùa muốn tu ngay. Đời quá khứ là ca sĩ, đời này nghe nhạc là hát. Hát rất hay mà không cần ai chỉ vẽ, vì đã huân tập rồi. Nhiều thiên tài xuất hiện dưới dạng thần đồng, người ta bảo là thiên tư, thật ra nó là dòng nghiệp được nối tiếp từ đời trước.

Tuy nhiên, đạo Phật bảo nghiệp cũng không thật, có thể thay đổi được. Bởi vì nó do duyên tạo tác, luôn thay đổi sinh diệt. Nếu thật thì nó còn hoài và không thể sửa đổi. Song nó luôn biến dịch nên chúng ta có thể thay đổi được. Khi mê chúng ta tạo nghiệp xấu, nhưng tỉnh rồi không tạo nghiệp xấu nữa, mà tạo nghiệp thiện. Ví dụ chúng ta mê nên có tham sân si, nếu sáng suốt tỉnh táo ta sẽ không thèm tham sân si nữa. Điều đó có người đã làm được, như các bậc thánh nhân, cao tăng xưa cũng như nay. Nhờ thế chúng sanh mới có thể tu thành Phật.

Có người thấy tiền thích, có người thấy tiền không thích vì họ không có nhu cầu. Nhu cầu thường không nhất định, do quan niệm và sở thích của mỗi người mà phát sinh. Muốn bớt tham thì bớt nhu cầu. Muốn không tham thì không có nhu cầu. Vậy thôi. Cho nên tham tiền hay không tham tiền, chúng ta làm được, nếu muốn. Giữa hai nghiệp thiện và ác, mình muốn làm ác cũng được, muốn làm thiện cũng được. Làm ác thì nghiệp ác dẫn đi trong đường ác. Làm lành thì nghiệp thiện dẫn đi trong đường lành. Tất cả đều do chúng ta quyết định.

Có người thắc mắc, khi chết rồi đi về đâu ai mà biết được?

Về vấn đề này, chúng ta có thể lý giải sự có mặt của nghiệp qua những gì mình thấy biết trong đời hiện tại. Như một gia đình, cha mẹ sanh ra ba đứa con. Chúng được chăm sóc như nhau, mà ba đứa không đứa nào giống đứa nào. Chúng khác nhau trên mặt mày, trên tánh tình. Tại sao cùng cha cùng mẹ, cùng sống trong một môi trường, cùng nhận sự yêu thương chăm sóc như nhau mà lại khác nhau? Nhiều đứa bé mới hai ba tuổi đã thể hiện những đường nét riêng của nó. Đường nét riêng này ở đâu ra? Đâu có chuyện khơi khơi mà ra, chứng tỏ nó có chủng tử nghiệp từ đời trước.

Thêm điều này nữa, chúng ta vừa thấy người nào đó thì mến liền, mặc dù chưa nói chuyện với nhau lần nào. Người ấy có thể dễ mến với mình, nhưng chưa hẳn dễ mến với người khác. Cũng thế, trong trường hợp đối nghịch. Vừa thấy người đó lần đầu, bỗng nhiên ta dị ứng ngay, thì biết oan nghiệp tới rồi.

Cho nên lúc ra đi, tâm mình bình an không vấn vương việc gì, không sợ hãi việc gì, không lưu niệm việc gì thì đi thanh thản, theo phước duyên thọ thân sau tốt đẹp. Ngược lại, trước lúc ra đi chúng ta sợ hãi, hoảng loạn, lo nghĩ đến con cháu thì thọ thân sau trong sự trói buộc của nghiệp lực đời trước.

Người Phật tử hiểu đạo rất sợ tạo nghiệp. Thân này không giữ được vì nó là nắm tro, nhưng nghiệp sẽ quyết định cho vận mệnh nhiều đời của mình. Chúng ta không đầu tư vào chuyện chăm chút nắm tro, mà lo chuyển hóa tu tập ba nghiệp của mình. Hơn thua nhau từng tiếng là tạo nghiệp bất thiện. Từ đó lưu vào tâm thức những hình ảnh căm tức sân hận, nguyện gặp lại để trả thì rất nguy hiểm. Đó là một trở ngại trong tiến trình tái sinh, nếu chúng ta chưa giải thoát được.

Ở đây mục đích của người tu thiền là giải thoát sanh tử, nhưng chúng ta không dám đi quá xa với mức độ tu tập thực tế của mình, chỉ mong quý Phật tử chuyển được nghiệp bất thiện thành nghiệp thiện, định tĩnh trước phút lâm chung để có được hướng đi tốt.

Sức mạnh của nghiệp rất đáng sợ. Ví dụ người nữ có tật hay cằn nhằn. Thật ra họ không muốn cằn nhằn nhưng khi đã thành nghiệp rồi, vừa gặp chuyện không hài lòng thì cằn nhằn. Cằn nhằn mà không hay mình đang cằn nhằn. Cho nên mới nói bị nghiệp lôi, không kiềm chế được.

Cũng như bên nam có tật uống rượu. Uống quen không uống thấy buồn, thấy thèm. Đặc biệt những lúc căng thẳng, bức xúc là đi kiếm rượu uống. Nhiều vị dư biết uống rượu là uống chất độc mà đã nghiền rồi thì không cưỡng lại được.

Thế nên vị nào lỡ ghiền rượu mà muốn bỏ thì xin đừng đi ngang quán rượu. Quán rượu đâu có tay mà kéo quý vị, nhưng cái nghiệp nó sẽ kéo. Nghiệp là gì? Là thói quen. Thật đơn giản mà không đơn giản chút nào. Tại sao? Như nghiệp uống rượu, nghiệp đánh bài, nghiệp hút thuốc... muốn bỏ không phải là chuyện đơn giản.

Lại nữa, chúng ta không ai thích phiền não nhưng luôn luôn sống trong phiền não.

Tại sao? Tại quen rồi, bỏ không được. Ai bắt chúng ta phiền não? Ta không có câu trả lời vì ta không dám nhận lỗi về mình. Bây giờ muốn giải trừ phiền não, nhất định phải truy nguyên cho ra nguồn gốc của nó. Phiền não từ mình mà ra. Do si mê tăm tối nên ta tạo nghiệp, nghiệp quay trở lại làm tăng trưởng vô minh. Cứ thế xoay vần gốc vô minh càng lớn, nghiệp lực càng mạnh, chúng ta càng bị nó sai sử, chớ không ai bắt mình cả.

Đối với phiền não, nhà Phật gọi nó là giặc. Muốn trừ giặc, trước tiên ta phải phát hiện nó thật sớm, sau đó kiên quyết đuổi sạch, không khoan nhượng mới yên ổn được. Vừa nổi nóng lên ta phát hiện ngay, một tên giặc vừa ló đầu ra, dùng gươm trí tuệ chém nhanh. Tự nói giận làm gì cho mệt, không thèm giận. Đó chính là tu tập, là chuyển hóa nghiệp. Việc này cũng phải có lực, nhà Phật gọi là đạo lực. Muốn có đạo lực mạnh phải liên tục huân tu, không đợi gặp cảnh mới tu.

Cái gan của chúng sanh lớn tợn lắm, rất sợ khổ mà chuyên lao vào nhân khổ. Phật nói Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả. Nếu thấy phiền não mệt quá thì đừng thèm phiền não. Thí dụ hồi xưa mình nói chuyện với ai, bất đồng ý kiến là bắt đầu nổi sùng trong bụng, tức thiệt là tức. Bây giờ thấy tức mệt quá mình không tức nữa. Vậy thôi.

Ngoài cách đó ra không còn cách nào hữu hiệu hơn. Có người bảo làm không được. Được chứ! Cứ không thèm tức thử coi ai làm gì mình. Thật ra chúng ta không chịu buông cái sân giận mà lại đuổi theo nó, chơi với nó, hòa nhập làm một với nó. Trong tâm cứ bám cứng theo đối tượng làm nhân cho sự tức tối thì làm sao hết tức được.

Như có vị ngồi đây trong lòng đang buồn bực chuyện riêng. Lẽ ra hôm nay không đi nghe pháp mà tại sùng bà hàng xóm quá, đi cho khuây khỏa. Nếu chúng tôi chia sẻ với quí vị rằng đừng thèm sùng bà hàng xóm đó nữa, bỏ đi. Quí vị đồng ý thực tập như vậy. Bà ta đâu có nhảy vô bụng của quí vị cản lại điều ấy. Thành thử do ý chí, do quyết định sáng suốt, do sự thực hành của chúng ta thôi.

Tất cả trạng thái tâm khổ đau là do ta tạo ra, ta lầm chấp. Người kia có quyền thích ngọt, mình có quyền thích mặn, không thể bắt buộc người kia thích giống mình. Cũng không vì người kia thích ngọt, mà ghét người ta. Điều này vô lý. Tất cả các pháp do duyên sinh, không có duyên nào giống duyên nào, chỉ giống nhau ở chỗ chúng đều là tướng sinh diệt. Tướng sinh diệt thì không chân thật, có gì ta lấn cấn với nhau hoài, cuối cùng không ai hơn ai, cũng không ai tồn tại.

Chỉ một thứ tồn tại gây khó cho mình, đó là nghiệp ta đã tạo. Thế mà ta lại quên, cứ tạo hoài. Chính nghiệp tham sân si quyết định cuộc đời tiếp tục của chúng ta. Trong một đời này mình khổ đã ngán rồi, bây giờ gieo nhân để thọ thân nữa thì được khổ nữa. Một lần có thân là khổ, Phật bảo bốn thứ khổ cơ bản của thân là sanh lão bệnh tử, không ai tránh khỏi. Đó là chưa kể tới thành bại hơn thua trong cuộc đời.

Thật ra cái chết không đáng sợ, nhưng vì mình mê thân nên sợ chết. Sống thì khổ mà lại không muốn chết. Vậy chớ sống để làm gì? Sống để khổ. Có lạ lùng chưa!

Trở lại vấn đề nắm tro. Khi đang sống đây, dù chúng ta thành công vinh quang cách mấy, cũng không giữ được. Vì sự thành công ấy phải gắn liền với chủ nhân, mà chủ nhân sẽ không còn nữa để nhận sự vinh quang kia. Chủ nhân theo vô thường mà trở thành nắm tro. Tội gì vì một nắm tro mà ta khổ triền miên như vậy. Sao không ngay đây thanh thản, hạnh phúc, bình an, để khi trở về với cát bụi, ta chỉ còn lại sự thanh thản, bình an chớ không phải là nghiệp thức mênh mang.

Giả như còn nghiệp chúng ta cũng thọ nghiệp lành, tái sanh vào cõi lành. Nếu hết nghiệp chúng ta không còn đi trong sanh tử, vĩnh viễn thoát khỏi khổ đau. Chúng ta cũng nên như thế, sống giữa trùng trùng duyên sinh tương đối, thân này còn không giữ được huống là mọi việc chung quanh.

Cho nên người tỉnh ngộ sớm chừng nào thì khỏe chừng đó. Tỉnh ngộ chậm hoặc không khéo tỉnh ngộ thì sẽ khổ đến nhắm mắt. Chẳng những khổ đến nhắm mắt mà cho tới lúc tái sinh vẫn tiếp tục khổ. Chúng ta buông xuống hết những buồn phiền, giận hờn, thương ghét để sống đúng trở lại bản vị của mình. Bên cạnh chùm duyên sinh còn có tánh giác.

Tánh giác ấy chúng ta hiện có đủ, bình đẳng như nhau và vĩnh cửu bất sanh bất diệt. Chúng ta luôn luôn nghe, luôn luôn thấy rõ ràng, đó là tánh Phật thường biết nơi mỗi chúng sanh. Tánh này không ưu tư, không lao lự toan tính, thường tại như vậy. Chỉ khi buông hết các duyên, ta mới nhận ra mình có tánh giác hiện hữu. Bấy giờ còn thân tứ đại cũng vui mà không còn thân tứ đại cũng vui, sống cũng vui mà chết cũng vui.

Trong nhà Phật, người tu giỏi là người buông xả giỏi. Buông tới lúc trong lòng trống rỗng, không còn gì để buông nữa thì sống chết tự tại, vĩnh viễn an vui. Đó là những gì chúng ta cần chia sẻ với nhau.

Triển
02-14-2020, 05:30 AM
A South Korean mother has been 'reunited' with
her deceased daughter using virtual reality technology.


https://www.youtube.com/watch?v=NSb6FHzwGdY

ba0
03-05-2020, 04:13 AM
... chết là hết. nhưng chưa phải là chấm dứt... là một sự khởi đầu cho một cái mới kết thành tự trong quá khứ.

ba0
03-26-2020, 12:01 AM
Ai Phải Sống?

"Dear Mr. President (https://patch.com/new-york/newcity/dear-mr-president)
...
Tell me ― when there is only one ventilator available, should it go to the young nurse or the elderly woman with multiple comorbidities who has an advanced directive that says “do not intubate/do not resuscitate”? How about the single mother of three? Or the deeply respected emergency medicine attending doctor I worked with last week? How about the middle-aged man with some medical comorbidities and corny jokes who reminds me of my father ― or is my father? Or maybe the person in prison for rape? How about the person of color in jail for marijuana possession? How about a beloved and wealthy celebrity? How about the homeless person with alcohol use disorder who spits on my fellow medical professionals and me when we try to help? How about the homeless person who lives on my street corner and smiles at me every day and says “God bless you”? It’s not so easy choose, is it?
..."

https://med.nyu.edu/emergency/sites/default/files/emergency/Rachel_Sobolev.jpg
Rachel Sobolev, MD

ba0
03-27-2020, 07:24 AM
Ai Phải Chết?

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/8c/Trolley_problem.png/1280px-Trolley_problem.png

phiulinh
03-27-2020, 08:14 AM
Đám đứng dính chùm kia chết vì ham nhậu Côrona. Hai người đứng lẻ loi nhậu Heineken ok.

RaginCajun
03-27-2020, 09:38 AM
Ai Phải Sống?

"Dear Mr. President (https://patch.com/new-york/newcity/dear-mr-president)
...
Tell me ― when there is only one ventilator available, should it go to the young nurse or the elderly woman with multiple comorbidities who has an advanced directive that says “do not intubate/do not resuscitate”? How about the single mother of three? Or the deeply respected emergency medicine attending doctor I worked with last week? How about the middle-aged man with some medical comorbidities and corny jokes who reminds me of my father ― or is my father? Or maybe the person in prison for rape? How about the person of color in jail for marijuana possession? How about a beloved and wealthy celebrity? How about the homeless person with alcohol use disorder who spits on my fellow medical professionals and me when we try to help? How about the homeless person who lives on my street corner and smiles at me every day and says “God bless you”? It’s not so easy choose, is it?
..."

https://med.nyu.edu/emergency/sites/default/files/emergency/Rachel_Sobolev.jpg
Rachel Sobolev, MD

BS thực tập, trăn trở, không biết than với ai nên đi than với TT. Muốn quyết định thì có cả một đội và cấp trên để mà hội ý, mắc mới gì phải viết thư tình với TT.

RaginCajun
03-27-2020, 09:43 AM
Đám đứng dính chùm kia chết vì ham nhậu Côrona. Hai người đứng lẻ loi nhậu Heineken ok.

Cũng tuỳ theo cái nhìn của từng người. Biết đâu thằng đứng một mình nhậu corona. Đễ tránh hậu hoạn, cho nó đi trước để nó khỏi mời nhóm kia nhậu

phiulinh
03-27-2020, 10:35 AM
Ok Salem. Tính chất của corona là nhậu chung dui. Còn chết là lý do bênh lề như thẩy chai qua thẩy tin lại bể đầu, té dô đường rầy... không tin thì anh thử tìm xem trong tất cả mọi người quen, ngay cả thằng cha hàng xóm anh ghét nhất mà vẫn thấy chả vẫn sống nhăn răng hà. Hễ tin là kéo cả đám. Không tin thì có một.

Triển
03-27-2020, 01:44 PM
Ai Phải Chết?

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/8c/Trolley_problem.png/1280px-Trolley_problem.png

Đoàn kết là chết chung
Chia rẽ là sống lẻ tẻ.

ba0
04-18-2020, 06:10 PM
http://www.whatabeginning.com/CGeoms/Part1/CG_0.gif
Six feet away... top or under?

chieclavotinh
06-21-2020, 02:31 AM
"Thấy người chết, biết mình rồi cũng chết,
Thấy người đau, mình khỏe mãi hoài sao?
Xe tang vừa khuất qua mau,
Đưa người đi trước mai sau đưa mình!
Thân ai cũng án tử hình...
Khác nhau chút đỉnh thời gian ngắn dài
Đời người sanh kiếp trần ai
Khác nào như giấc mộng dài thế nhân."


“Ai cười đám ma...”
Huy Phương

Hôm nay cáo phó sao nhiều quá!

Ở tuổi già, bạn bè thường nói với nhau: “Bây giờ chẳng ai mời đám cưới nữa mà toàn đi dự đám tang!” Ðây không hẳn là một câu nói trách móc ai mà chỉ là một lời “tri thiên mệnh.” Một ông bạn già còn phát biểu thêm: “Ði đám ma còn mất thời giờ hơn đi đám cưới!” Tôi đang còn ngạc nhiên vì chậm hiểu thì ông bạn lanh lẹ giải thích: “Lần thứ nhất phải vào bệnh viện thăm, lần thứ hai phúng điếu tại nhà quàn, lần thứ ba đưa đám và lần thứ tư dự lễ thất tuần hay bách nhật!” Ðúng là một thằng cha chi ly, tính toán, nhưng chưa chừng thực tế, nếu chúng ta thân với hắn, chắc cũng phải đến với hắn đủ bốn lần, cho đúng với câu “nghĩa tử là nghĩa tận”.

Nhiều người sợ khi phải nói đến cái chết, tệ hơn là nói đến những dự định hay sửa soạn cho đám tang của mình, vì sợ xui xẻo, nhưng lại thích tưởng tượng chuyện trúng số độc đắc, bằng chứng là có nhiều người mua vé số hàng tuần vì hy vọng. Người mua vé số “có thể” trúng độc đắc, ta là người mua vé số, ta cũng có thể trúng độc đắc, đó là tam đoạn luận. Tuy vậy, mỗi năm nước Mỹ này chỉ có thêm được vài chục người may mắn trúng số độc đắc, nhưng cũng mỗi năm xứ này có 20,000 người chết vì bệnh cúm thường (common flue), 42,000 người chết vì tai nạn trên xa lộ, 15,000 người chết vì súng ống, đâm chém. Nội số người bị điện giật không thôi cũng gấp bốn lần số người trúng số. Vậy thì chúng ta nói chuyện đám ma coi bộ còn có lý và hiểu biết chuyện đời hơn là bàn chuyện trúng số.

Nếu bàn chuyện: “Chết rồi đi về đâu?” là nói chuyện triết lý và đụng đến niềm tin tôn giáo. Bọn phàm phu tục tử chúng tôi thường có câu hỏi thực tế gần hơn, là chết rồi, nên chôn hay nên thiêu? Thiêu thì hẳn rẻ hơn chôn. Thiêu rồi đem rải tro ở đâu đó để “cát bụi trở về cát bụi” cho xong một kiếp người. Nhưng khổ nỗi, nhiều người ngỏ ý không chịu cho con cháu thiêu vì sợ nóng, người chết còn biết nóng thì chắc khi chôn bị ngộp thở, rồi côn trùng sâu bọ rúc rỉa trong xương thịt dài dài, còn khổ sở biết bao nhiêu! Chôn xuống đất, phải tốn tiền cho một phần mộ. Một phần đất chôn, cộng với nhà quàn, quan tài, bia mộ không dưới $15,000 cho một người, đâu phải là số tiền ai cũng có được! Mộ thì phải có bia, mặc dù bia đá trăm năm cũng phải mòn. Chôn xuống đất rồi, nằm đó, ngày tháng trôi qua mà không có “con ma” nào lui tới thăm viếng còn rầu hơn nữa, nhất là những ngày Hiền Mẫu, Nghiêm Phụ, những ngày Lễ Tết, “nằm trong huyệt lạnh chắc em sầu...”( Ðinh Hùng), vì mộ người bên cạnh nhang khói, hoa tươi phủ đầy mà phần ta tiêu điều vắng lạnh, sao cho khỏi chạnh lòng dưới mộ sâu.

Chết rồi đem vào nhà quàn, lại có người muốn đến đọc bản tuyên dương công trạng và phủ cờ. Bản thân chưa làm được điều gì ích quốc lợi dân, lại chưa hết lòng vì tổ quốc, nay nước mất nhà tan, chịu cảnh đầu hàng, hoặc là bỏ đơn vị, chiến hữu ra đi, cao bay xa chạy, hoặc xếp hàng “đăng ký” xin ghi tên vào tù, còn vinh dự gì để được lá cờ tổ quốc phủ lên quan tài. Những người xứng đáng được phủ lá cờ tổ quốc hiện nay đang nằm trong nghĩa trang quân đội Biên Hòa hoang lạnh hay bỏ xác trên rừng dưới biển. Ngoài những trang liệt sĩ, anh hùng đã chết vì tổ quốc như thế, ở đây còn ai xứng đáng để phủ lá cờ thiêng liêng ấy cho người lính già chết tha phương trên đất khách hôm nay?

Cũng xin đừng quá lo lắng, phiền lòng đến chuyện cầu nguyện cho người đã chết để linh hồn được sớm siêu thoát bay lên Niết Bàn hay Thiên Ðàng an vui. Nghiệp chướng, nếu sống một cuộc đời tốt lành, không có năng lực nào làm cho dầu chìm được xuống đáy hồ, nếu sống một cuộc đời xấu xa, là đá thì là nghìn câu kinh cầu nguyện cũng không làm cho đá nổi lên được mặt nước. Không có giáo sĩ quyền năng trên thế giới này có thể cầu nguyện để làm ngược lại được định luật đó.

Nếu chúng ta vẫn thường tự hào về bản sắc văn hóa, nghìn năm nô lệ cũng không bị đồng hóa, sao mới sống với Mỹ ba mươi lăm năm, đã vội quên đậy nắp quan tài cho người thân. Người Việt trong nước sau năm 1975, bắt chước Liên Xô, người chết nằm trong quan tài có nắp kính để người viếng có thể trong thấy mặt, vợ con anh em thay nhau phát biểu tình cảm với người chết, rồi quan khách “diễu hành” quanh quan tài nhiều vòng, trước khi di quan, nhưng ngày nay loại văn hóa này đã không còn tồn tại. Theo tục lệ Việt Nam, người chết rồi thì phải đắp mặt, tẩm liệm thì phải đậy nắp hòm. Người bệnh đau ốm lâu ngày, nhan sắc tàn phai, nhiều khi không muốn gặp mặt bạn bè, thân quyến, huống gì lúc đã nhắm mắt xuôi tay. Gia đình con cái thì xúc động khi còn nhìn thấy mặt người thân, tạo nên sự lưu luyến tình cảm, bịn rịn không muốn chia rời.

Hầu như tất cả đám tang cử hành tại Mỹ, trong cáo phó đều có ghi hàng chữ “Xin miễn phúng điếu” vì dần dần người ta hiểu nghĩa “xin miễn phúng điếu”, có nghĩa là tang gia không nhận tiền, trong khi đó vẫn nhận hoa. Thật ra “Phúng: là lễ vật để điếu người chết,” “Phúng Ðiếu: là đem lễ vật đến hỏi thăm người chết” (*) vậy thì không những tiền, mà hoa hay bánh trái, nhang đèn (như ở Việt Nam) đều là vật phúng điếu. Người ta cũng thường căn cứ vào số lượng vòng hoa phúng để lượng giá một đám tang lớn hay nhỏ, sang hay hèn, mặc dầu những tràng hoa này chỉ tồn tại trong vòng một ngày rồi đem vứt bỏ, đã tốn kém khoảng $200 cho một tràng hoa, một số tiền không nhỏ. Nhiều tang gia đã loan báo không nhận vòng hoa và xin dành số tiền đó cho những việc từ thiện, nhưng không được đáp ứng từ bạn bè thân thích, lý do là người ta thích bề ngoài, làm sao cho đẹp mắt mà mọi người đều thấy được. Một đám tang, khoảng từ 5 đến $8,000 tiền hoa được đem đi vứt bỏ phí phạm. Một đám tang của người Mỹ, dù là danh giá hay triệu phú, không có nhiều vòng hoa tang như người Việt, có dịp, các bạn thử đếm xem, chúng ta “chơi bảnh” hơn họ nhiều.

Vui hay buồn thì cũng hiểu cho thuận lẽ trời. Mái tóc điểm sương và xác thân “tứ đại”(**) bắt đầu rệu rã. Châm ngôn của ngành Thiếu Hướng Ðạo là “Sắp Sẵn”, còn chúng ta thuộc loại “cổ lai hy” rồi, đã có ai sắp sẵn chưa?

Phần các con, xin hãy cho mẹ một bát canh nóng lúc về già hơn là nghìn nghi thức đưa tiễn lúc nằm xuống, lúc bấy giờ mẹ đâu còn biết gì nữa!

(*) Hán-Việt. Ðào Duy Anh
(**) Gió, Lửa, Nước, Ðất

chieclavotinh
09-06-2020, 02:40 AM
Sinh Tử và Hậu Sự
Phùng Annie Kim

Ngôn ngữ văn chương ví cuộc đời con người như một chuyến tàu. Sáu mươi năm là cái mốc vừa đủ cho một đời người. Những con số sau đó là phần thưởng (bonus). Con tàu ấy sẽ bắt đầu lên đường từ ba chữ “sinh, lão, bệnh... Nó sẽ chạy mãi để rồi chấm dứt ở nhà ga cuối cùng là “tử”, cái chết.

Việt Bút là một nhóm văn chương gồm các bạn đa số đều được lãnh giải thưởng từ mục “Viết Về Nước Mỹ”. Đầu năm con gà, một số các bạn trong nhóm phải đối diện với sự ra đi của những người thân. Đầu tiên là người chị gái của họ Phùng. Tiếp đó là mẹ của chị “huyền thoại TH”. Gần đây là hai bà má ruột và má vợ của giám khảo Nguyễn Viết Tân. Cùng một ngày, má chồng chị bảy Song Lam vừa mất ở Việt Nam.

Trong số những người ra đi có người đã gần “thất thập cổ lai hy”. Tuổi thọ như thế đã là hiếm nhưng chị ra đi nhanh và bất ngờ quá khiến người em vẫn còn ngơ ngẩn, bàng hoàng. Có bà mẹ già thọ hơn trăm tuổi, con cháu đã chuẩn bị hậu sự và tâm lý để chờ đợi cụ về với Chúa, thế mà khi cụ về, người con trai ngày thường vẫn mang nụ cười đến cho mọi người đã phải nghẹn ngào khóc lên “Má ơi, con đây nè má”. Người con gái ở xa, ray rứt mãi vì lý do sức khỏe không về dự đám tang mẹ, nàng ôm nỗi đau khóc mẹ âm thầm. Có người ra vào bệnh viện chứng kiến từng ngày cơn bệnh và cái chết của bà má.

Hóa ra bài thuyết pháp đầu tiên của ông Phật ở vườn Nai cho năm người đệ tử đầu tiên là bài nói về “Khổ”(Tứ Diệu Đế). Một trong tám cái khổ “ái biệt ly khổ” thương mà phải xa nhau hay “ sinh ly tử biệt” sống phải xa nhau, khi chết phải lìa nhau là những kinh nghiệm về “khổ” mà đời người ai cũng trải qua.

Đạo Phật bình thản đối diện với nổi “khổ” và cái chết, ví cái chết như thay chiếc áo cũ, mặc một chiếc áo mới và tái sinh vào một cảnh giới mới theo vòng luân hồi sinh tử. Trong kinh kể chuyện hồi Phật còn tại thế, các thầy tỳ kheo ra nghĩa địa nhìn và quán tưởng những xác chết thối rữa để thấy sự vô thường và lìa bỏ sự tham đắm. Các thiền sư Phật giáo thực hành và quán chiếu chữ “tử” khắc trên trán mỗi ngày để ra đi không sợ hãi. “Sinh tử trọng đại” trong Nho giáo coi cái chết là chuyện lớn và quan trọng cũng như sự sống của đời người. Quan niệm dân gian “sinh ký tử quy”, “sống gửi thác về” gần giống với đạo Phật.

Văn hóa Việt nam ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa từ ngàn xưa. Đời Lê có vị tiến sĩ tên là Hồ Sỹ Tân, hiệu là Thọ Mai soạn sách “Thọ Mai Gia Lễ” dựa vào quyển “Chu Công Gia Lễ” của Trung Hoa nhưng có sửa đổi ít nhiều cho hợp với phong tục cổ truyền của người Việt. Các nghi lễ tang ma phức tạp về hình thức đã được đơn giản hóa như tục lệ để tang, coi ngày tốt xấu... Một số tục lệ dân gian vẫn còn giữ như đập niêu đất khi quan tài ra khỏi nhà, mở cửa mả ở mộ sau ba ngày chôn cất, đốt vàng mã... Ngoài ra có các hủ tục đã lược bỏ nhiều như tục khóc lóc, khóc mướn, lăn đường, chống gậy, kêu hồn người chết trên mái nhà, kết hình người bằng vải trắng gọi là lễ thiết hồn, cưới chạy tang, ăn uống linh đình, “rả nợ miệng”, vay nợ làm đám tang cho “hoành tráng”, quàn người chết trong nhà quá lâu, kiêng cữ nghiêm khắc quá đáng đi đến chỗ mất vệ sinh trong thời gian cư tang như không tắm rửa, đi chân đất, mang giầy cỏ, mặc áo xô gai...

Từ khi tượng hình trong bào thai mẹ, con người sinh ra có thể biết được thời gian chào đời vào khoảng chín tháng mười ngày. Nhưng cái chết không ai có thể đoán biết được. Vì thế có nhiều người khi còn sống đã chuẩn bị cho mình hình thức mai táng sau khi chết. Thông dụng nhất là thiêu còn gọi là hỏa táng và chôn cất gọi là địa táng. Người chọn hỏa táng vì sạch sẽ, bảo vệ môi trường, phí tổn rẻ, không phải mua đất chôn, không muốn linh hồn vướng mắc với thân xác đã thối rữa, không có thân nhân thăm viếng mộ phần. Người chọn địa táng muốn chôn cất vì quan niệm “mồ yên mả đẹp”, “sống mỗi người mỗi nhà, chết mỗi người mỗi mồ”, “lá rụng về cội”, con cháu có dịp thăm viếng vào các ngày lễ tảo mộ như “Thanh Minh trong tiết tháng ba”, rằm tháng bảy, ngày lễ Cha hoặc lễ Mẹ. Ngày xưa có tục xem phong thủy. Gia đình tìm thầy địa lý và địa thế tốt để chôn, hy vọng sau này con cháu làm ăn khấm khá.

Điểu táng hay thiên táng chỉ còn tồn tại ở xứ Tây Tạng. Xác chết nằm phơi ngoài trời trên núi đá làm thức ăn cho bầy kên kên. Thủy táng là chôn trên cánh đồng, mùa nước lũ biến thành biển nước mênh mông như trong phim “Mùa Len Trâu”. Thủy táng cũng là nghi thức chôn đặc biệt cho trùm khủng bố Bin Laden từ chiến hạm USS Card Vinson. Ngoài ra còn có “huyền táng” hay táng treo. Tục lệ này rất hiếm. Người ta tìm thấy những quan tài đặt trên những vách đá cheo leo khi đi thuyền qua sông Dương Tử hoặc treo lơ lửng trong hang động sâu ở Trung Quốc. Lịch sử kể hai vị sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường thị tịch trong tư thế thiền định còn gọi là Thiền táng. Nhục thân của hai vị vẫn còn thờ trong chùa Đậu.

Trong Nam hầu hết tang ma được cử hành ở tư gia, nhà thờ hoặc chùa. Ở thôn quê, nhà nào cũng đất rộng nên có tục lệ chôn thân nhân vĩnh viễn ở vườn sau nhà cho gần gũi và ấm cúng gia đình. Ngoài Bắc nhà cửa chật hẹp nên không chôn cất ở nhà. Thân nhân quàn người chết ở các nhà quàn lớn như Hội Hợp Thiện, Nhà Tang Lễ Thành Phố...Chôn ở nghĩa trang Văn Điển là nghĩa trang lớn ở Hà Nội cũng chỉ ba năm, thân nhân sẽ làm lễ bốc mộ, đem hài cốt đến một nơi khác để chôn như đất tư nhân, nghĩa trang gia đình hay nghĩa trang của làng. Vì thế chôn người chết lần thứ hai ở một địa điểm khác gọi là cải táng.

Thế giới ngày nay có tục lệ hiến xác.Ở Mỹ có chương trình nguyện vọng hiến xác (Willed Body Programs). Người sống tuy chưa chết nhưng có tấm lòng nghĩ đến người bệnh còn sống đang trong danh sách chờ đợi nội tạng thay thế có khi kéo dài hàng năm. Với tình người, họ hiến tặng các bộ phận cơ thể cho bệnh viện để cấy, ghép như giác mạc, tim, gan, thận, phổi, da... Xác của họ có khi được các chuyên gia y tế dùng trong các mục đích khoa học như con tàu vũ trụ Orion chở người vào không gian. Cơ quan hàng không vũ trụ Nasa đã sử dụng ba tử thi của người để kiểm nghiệm mẫu trang phục du hành, thiết kế ghế ngồi và sự hạ cánh an toàn.

Muốn được hiến xác, người cho phải là người khỏe mạnh và không bị bệnh nan y. Phải có công ty tiếp nhận tử thi được hội đồng giải phẫu của tiểu bang cho phép để tránh các công ty bất hợp pháp bán xác cho các phòng thí nghiệm hay những người giàu mắc bệnh tìm mua nội tạng. Vì thế, theo kinh nghiệm của người Mỹ, hiến xác cho các trường đại học y khoa là tốt nhất.

Văn học dân gian thường nhắc đến các từ ngữ “ba hồn bảy vía” hay “ ba hồn chín vía”. Quan niệm xưa cho rằng con người ta có phần hồn và phần xác. Phần “hồn” là phần không thấy, không sờ mó mà chỉ cảm nhận được. Có ba hồn là “tinh” còn gọi là nhận thức, “khí” còn gọi là năng lượng và “thần” là thần thái của sự sống. Phần xác còn gọi là vía. Đàn ông có bảy vía là bảy lỗ thông thoát ra từ cơ thể như nước mắt, nước mũi, tai, miệng, mồ hôi, đường tiểu tiện, đại tiện. Đàn bà có thêm hai thành chín vía vì làm mẹ có sữa cho con bú và hành kinh. Vì thế vía của đàn bà được coi là nặng hơn đàn ông.

Đạo Phật quan niệm con người có hai phần là “danh” hay tâm và “sắc” hay thân. Cái vòng “sinh lão bệnh tử”, từ khi “sinh” ra cho đến khi “già” hoặc “bệnh”, cơ thể con người còn gọi là thân “tứ đại” gồm “đất” là những chất cứng như tế bào, “nước” chiếm bảy mươi phần trăm trong lượng cơ thể, “gió” là hơi thở, “lửa” là hơi ấm. “Tứ đại” này theo tiến trình “sinh, trụ hoại, diệt” sẽ dần tan rã đưa đến “tử” là giai đoạn cuối cùng. Lúc ấy linh hồn hay thần thức của người chết sẽ ra đi theo “nghiệp lực”. Có nhiều loại “nghiệp”. “Cận tử nghiệp” là nghiệp dẫn dắt đi thọ sanh.

Tư tưởng hay suy nghĩ cuối cùng của người hấp hối trong giây phút lâm chung sẽ quyết định sự tái sanh của họ. Khi còn sống, nếu làm những điều lành, thiện, khi chết sẽ thanh thản, bình an. Vì thế các nước theo đạo Phật khuyến khích tín đồ làm lành tránh ác, tạo những nghiệp lành trước giờ phút lâm chung như đọc kinh, niệm Phật, bố thí...để ra đi thọ sanh ở những cảnh giới lành.

Vào thời chưa có các phương tiện y khoa, đa số người hấp hối chết già hay bệnh đều được tẩm liệm ở nhà. Người nhà theo dõi lời trăn trối hay di chúc của họ, đặt nằm đầu quay về hướng đông, xem các dấu hiệu như bắt mạch, sờ chân tay đã lạnh hay còn ấm, xem hơi thở bằng cách đặt miếng bông gòn ở lỗ mũi. Nếu biết chắc đã chết thật rồi, khi làm lễ khâm liệm, họ xem giờ để tránh trùng tang hoặc xem tuổi kỵ của người chết với thân nhân để tránh mặt. Họ làm lễ mộc dục là lau hoặc tắm khô cho người chết bằng rượu hay nước ngũ vị hương, sau đó chải tóc, thay quần áo mới. Áo phải cắt hết nút. Người tu theo đạo Phật thì mặc thêm bộ áo hải hội màu vàng. Tiếp đó họ làm lễ phạn hàm, cho vào miệng người chết ít vàng, bạc, nhúm gạo gọi là có tiền đi đường tránh tà ma ác quỷ và không bị đói.

Ngày xưa chưa có dịch vụ mai táng như bây giờ. Thi thể người chết đặt trên giường phủ một miếng vải liệm trắng, lớn sao cho quấn đủ thân người. Họ xé vải trắng buộc ngang vai, hai bên hông, hai đầu gối, hai ngón chân cái. Hai tay đặt trên bụng, phủ vải trắng trên mặt. Có nơi dằn trên bụng người chết một nải chuối xanh. Đầu giường người chết họ đặt một bát cơm úp, quả trứng, đôi đũa, bát nhang.

Ngày nay người ta đã bỏ lễ thiết hồn tức là kết vải trắng thành hình người có hai tay và hai chân đặt lên ngực người chết và thay vào đó là bức ảnh. Họ chọn giờ tốt làm lễ khâm liệm, rải trà khô chung quanh, khiêng xác cho vào hòm, dán kỹ bằng keo rồi đóng đinh. Có nơi họ cho cỗ bài tổ tôm vào hòm để ngừa ma quỷ và một ít đồ vật dụng ưa thích của người chết khi còn sống. Sau lễ khâm liệm là lễ thành phục, gia đình sẽ mặc đồ tang và làm lễ cúng cơm ngày ba lần, mời người chết về ăn cơm như lúc còn sống.

Lễ phúng viếng người chết bằng vòng hoa, vòng cườm, trái cây, nhang đèn,tiền, liễn, triệu, trướng, câu đối vẫn còn được áp dụng. Người đi phúng lạy người chết bốn lạy. Thân nhân người chết đáp lễ phân nửa hai lạy. Nếu người phúng lạy ba lạy, thân nhân đáp lễ một lạy kèm theo lời chia buồn. Tục lệ mướn phường bát âm còn gọi là dàn nhạc ta có tiếng đàn cò ò- í- e, tiếng trống tùng tùng, tiếng sáo hay dàn nhạc tây có tiếng kèn đồng “trombone”, tiếng chập chỏa lèng xèng vẫn còn là những âm thanh quen thuộc thường có trong đam ma. Họ cho rằng không có văn nghệ, thiếu ban nhạc, đám ma…buồn. Thực tế có đám ma nào vui?

Ở Việt Nam, thôn quê cũng như thành phố, hiện nay có phong trào chơi nhạc sống “live show” trong các đám ma của giới đồng tính. Nếu gia chủ đồng ý, họ tình nguyện kéo đến ca hát, nhảy múa “giúp vui” mặc dù tang ma đang trong lúc bối rối.

Tại Mỹ hoặc các nước Tây Phương, tang lễ thường tổ chức vào những ngày cuối tuần để con cháu đi làm hay ở xa có dịp về tham dự. Tang lễ thường được tổ chức ở nhà quàn trang nghiêm và yên tĩnh. Có dịch vụ trọn gói từ a đến z cho thân nhân người chết tự do chọn lựa. Tùy theo quan tài tốt hay thường, các dịch vụ mai táng sang trọng hay trung bình, chôn hay thiêu, đất đai ở lô nào mà giá cả có chênh lệch và khác nhau.

Đám tang ở xứ Mỹ lại càng thiêng liêng, trang trọng và yên tĩnh. Những người đến chia buồn ăn mặc lịch sự và tươm tất. Phụ nữ Mỹ đi dự đám tang trang điểm đẹp chứ không bèo nhèo, nhếch nhác. Có những người thuộc giai cấp thượng lưu mặc những chiếc áo tang sang trọng, đội những chiếc mũ lông thời trang hay che những chiếc mạng đắt tiền. Tất cả là một màu đen. Cung cách của họ rất nghiêm trang, chuyện trò chừng mực khi đến chia buồn với tang gia.

Chuyện hậu sự của người chết cũng phản ánh được phần nào sự khác biệt giữa hai nền văn hóa Mỹ, Việt.

Người Việt thích dịch vụ của những nhà quàn có người Việt làm quản lý để dễ thương lượng và có sự cảm thông. Trung bình chôn một người chết, giá rẻ nhất cũng từ năm đến sáu ngàn. Có những chi phí lên tới hai chục ngàn tùy theo lô đất và mộ bia nằm. Mộ bia đứng là hai mươi lăm ngàn. Nếu ít tiền, thân nhân có thể chọn nghĩa trang xa hơn trung tâm Little Saigon mất nửa tiếng lái xe, lô đất chỉ có khoảng hai ngàn, chi phí trọn gói khoảng bảy ngàn. Dịch vụ hỏa thiêu, quan tài, giấy tờ, linh tinh cũng vào khoảng bảy ngàn. Dù sao các nhà quàn trong cộng đồng người Việt ở Mỹ vẫn là nơi được người đồng hương yên tâm và tin tưởng giao phó “chuyện hậu sự” cho họ.

Ở Mỹ, đa số người Mỹ cho rằng chết là dịch vụ tốn tiền nhất bằng mua một chiếc xe hơi hay đám cưới. Cơ quan quản lý tang lễ tiểu bang Cali CFA ước lượng giá chôn cất ở các tiểu bang như Washington hay thành phố Atlanta cao hơn ở quận Cam có lẽ vì các tiểu bang đó không bị cạnh tranh nhiều như ở Cali. Luật sáu trăm năm mươi tám ra đời năm hai ngàn mười ba buộc các nhà cung cấp dịch vụ tang lễ phải ghi rõ chi tiết giá cả trên trang mạng cho người tiêu thụ chọn lựa như giá quan tài, thuê nhà quàn, trang điểm cho người chết, đào mộ, bia mộ, giá đất, thuê xe Limousine, hoa… Tính ra giá chôn cất rẻ nhất từ năm cho đến hai chục ngàn, giá thiêu từ ba ngàn rưỡi đến chín ngàn tùy theo chất lượng dịch vụ.

Trong các nghi lễ, nghi lễ quan trọng nhất trong tang ma đó là lễ động quan hay di quan. Tục lệ ngày xưa nếu ở thôn quê, thân nhân sẽ đi bộ đưa người chết ra nghĩa trang trong làng. Quan tài sẽ đặt trên chiếc xe kéo gọi là linh xa. Ở thành phố, các gia đình khá giả tiến hành lễ di quan rất phức tạp. Trước bảy lăm, trong Chợ Lớn, người Hoa còn giữ tục lệ này. Đám ma của họ rất dài, đông và ồn ào làm tắc nghẽn lưu thông. Họ có người đi đầu cầm ảnh hai vị thần mặt mày dữ dằn gọi là Phương Tướng dẫn đường. Một người cầm một bức hoành bằng vải trắng ghi bằng chữ Hán “ Hổ Sơn Vân Ám” nếu cha mất và “Dĩ Lĩnh Vân Mê” nếu mẹ mất. Qua đó, người đi đường có thể biết được người chết là đàn ông hay đàn bà. Tiếp đó là có người cầm hai đèn lồng trắng và cái minh tinh bằng vải đỏ ghi tên tuổi, chức tước, công trạng của người chết. Sau nữa là hai người khiêng hương án có nhang đèn, ngũ quả và bộ tam sơn gồm thịt quay, bánh, trái. Nếu có các nhà sư, họ sẽ vừa đi vừa tụng niệm.

Đám tang người Việt cũng như người Hoa ở Việt Nam thường có phường bát âm hay còn gọi là dàn nhạc ta. Khá giả hơn, tang chủ mời thêm dàn nhạc tây với kèn, trống, phèng la, chập chỏa vang lên om sòm đường phố. Con trai hay con gái của người chết ôm bức ảnh, bát nhang, chén cơm đi thành hàng. Một dãy những người mang các câu đối, liễn, trướng. triệu của những người phúng viếng tuần tự theo sau. Thân nhân đi sau xe tang một đoạn đường rồi mọi người mới lên xe buýt đến nghĩa trang làm lễ hạ huyệt hoặc đến lò thiêu. Dọc đường họ rải giấy tiền vàng bạc để “hối lộ” (lại hối lộ) cho ma quỷ đừng kéo quan tài chậm khó đi hay gây trở ngại dọc đường.

Đám tang của người chết theo đạo Phật thường mời các sư hay các thầy cúng đến làm lễ cầu siêu. Các chùa cũng có những nhà quàn cho người chết được làm lễ khâm liệm, phúng viếng và động quan. Nếu thiêu, chùa có gian thờ các vong. Thiêu xong, hũ cốt đặt ở chùa để vong hồn người chết có dịp nghe kinh. Nhà chùa sẽ cúng cơm và làm lễ cầu siêu trong vòng bảy tuần. Biết đâu nhờ “nghiệp” nhẹ mà các vong hồn siêu thoát được và đi đầu thai kiếp khác.

Nghi thức trong dân gian hiện nay vẫn còn “thất thất lai tuần” là nghi lễ cúng bảy tuần tính từ ngày chết. Sau bốn mươi chín ngày là cúng một trăm ngày. Sau một năm sẽ có ngày giỗ đầu gọi là tiểu tường, hai năm gọi là đại tường. Thân nhân thọ tang tùy quan hệ với người chết. Con cái thọ đại tang cha mẹ là ba năm. Vợ, chồng, anh, chị, em ruột là một năm. Do công ăn việc làm và kiêng cữ, thân nhân có thể làm lễ xả tang ngay khi hạ huyệt.

Đối với các tôn giáo khác như đạo Tin Lành có các mục sư làm lễ cầu nguyện ở nhà thờ. Các mục sư đọc kinh bình an cho người hấp hối, làm lễ Xức Dầu ký thác linh hồn cho Chúa để người chết an lòng ra đi hoặc đọc Kinh Thánh, dẫn những lời Chúa dạy để an ủi tang quyến và nhắc nhở người sống về ngày qua đời sắp tới của mình phải đối diện trước Chúa.

Đạo Công giáo có các vị linh mục làm lễ Xức Dầu là lễ quan trọng với người chết. Tang lễ được tiến hành theo ba giai đoạn. Canh Thức là giai đoạn đọc kinh cầu nguyện ở nhà, nhà quàn hay nhà thờ. Giai đoạn Thánh Lễ An Táng là giai đoạn các vị linh mục làm phép xác, rảy nước thánh, xông hương ở nhà thờ. Giai đoạn Nghi Thức Phó Dâng là nghi thức các linh mục, các vị phó tế và giáo dân cử hành ở mộ, lăng hay nhà nguyện. Nói chung, hình thức nghi lễ của đạo Công giáo đơn giản và trang nghiêm, tập trung vào sự cầu nguyện cho linh hồn được về nước Chúa hay lên cõi Thiên đàng. Những bài thánh ca là “lời cầu nguyện được hát lên” làm cho tang lễ ở nhà thờ thêm phần thiêng liêng mà không bi lụy.

“Nghĩa tử là nghĩa tận”. Tại xứ Mỹ, có những cụ ông, cụ bà lớn tuổi thường có nguyện vọng chôn cất ở quê nhà vì các cụ có tiền, còn con cháu đông ở Việt nam, con cháu ở Mỹ bận rộn không có thì giờ chăm sóc mồ mả cho các cụ. Vì thế mới có dịch vụ chết ở Mỹ nhưng chôn cất ở Việt nam.

Hiện nay “chuyện hậu sự” này có những nhà quàn như Peek Funeral, Thiên An Môn, An Lạc làm rất chuyên nghiệp. Tùy theo loại hòm tốt hay loại thường mà giá cả thay đổi. Một “package” trọn gói từ lúc lo giấy tờ hợp pháp ở Mỹ và Việt nam, khâm liệm, cúng kiếng theo nghi thức người Việt và tôn giáo, liên lạc với Việt nam và giao quan tài đến tận nhà, giá cả trung bình khoảng mười hai ngàn đến mười lăm ngàn trong thời gian một tuần. Nếu nhà quàn chỉ lo giấy tờ ở Mỹ và mang thi hài về, thân nhân ở Việt nam ra đón và lo việc chuyên chở quan tài từ phi trường về nhà, giá cả rẻ hơn vào khoảng từ bảy đến chín ngàn trong vòng hai tuần. Thai Airways Cargo là hãng chuyên chở đủ loại hàng hóa trong đó có quan tài của người Việt từ Mỹ về Việt nam.

Ngoài ra còn có dịch vụ gửi tro cốt về Việt nam chỉ có một trăm đô cho những đứa con ở Mỹ tôn trọng ý nguyện của cha mẹ muốn chôn cất ở Việt nam nhưng vì dịch vụ chuyên chở thi hài quá tốn kém đành phải đem thiêu. Tro cốt được cho vào hũ rồi gửi về Việt nam theo đường bưu điện. Giá cả như thế sẽ rẻ lại an toàn. Tóm lại, “Chuyện hậu sự” là chuyện lo liệu của người sống đối với người thân đã qua đời. Từ xưa cho đến nay, dù tổ chức dưới hình thức nghi lễ nào, tôn giáo nào, hoàn cảnh nào, người nằm xuống khi nhắm mắt, xuôi tay đều mong ước được “ngậm cười nơi chín suối”, hưởng nhan thánh Chúa”, “về miền Tịnh Độ”..v..v hay còn gọi là một cái chết bình an về một cảnh giới thiện lành.

“Sống hạnh phúc”. (1) là sống biết đủ, biết cho đi, làm nhiều việc thiện và biết buông bỏ để có được cái chết bình an. “Chết bình an” (1) vì người ra đi không luyến tiếc đời, vướng mắc người, chuẩn bị một chuyến đi xa cuối cùng sau khi đã làm tròn nghĩa vụ với bản thân, gia đình và xã hội.

Thời gian là liều thuốc nhiệm mầu sẽ phôi pha những niềm đau nỗi khổ. Chuyện “sinh tử” mãi mãi vẫn là những câu hỏi có nhiều đáp án và “chuyện hậu sự” vẫn luôn luôn là chuyện dài nhân sinh hệ lụy của kiếp người.

Chú thích: (1) “Sống hạnh phúc. Chết bình an”. Sách của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

chieclavotinh
10-18-2020, 01:39 AM
Sống gửi...thác về…
Nguyễn Thị Hồng Diệp

Chắc quý bạn ngạc nhiên vì sao tôi lại chọn đề tài bi thảm này để đăng dưới đề mục gia đình? Nếu bạn chịu khó bỏ một phút thôi để suy nghĩ về cái chết, nhất là cái chết tại nơi này, nơi mà phí tổn y tế và phí tổn ma chay có lẽ cao nhất hơn ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, thì quý cụ thấy ngay rằng chết chưa phải là hết chuyện mà còn đưa tới rất nhiều điều lo lắng cho những người sống. Những người di tản chúng ta, liệu có được bao nhiêu gia đình coi là khá giả để khi hữu sự có ngay một món tiền lớn để báo hiếu cho cha mẹ? Hay là lại mang công mắc nợ?

Cụ Charles N. Barnard đã nghĩ tới chuyện này và cụ đã làm một màn nghiên cứu và quyết định sẽ lo việc hậu sự cho mình trước khi từ giã cõi đời để cho vợ con cụ khỏi phải lo. Tôi thấy cụ này thật là có tình có lý nên mới cóp tác bài của cụ để cống hiến bà con. Sau khi đã giải quyết chuyện hậu sự cho mình, cụ Barnard, hay có thể là bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể quẳng gánh lo đi, không những cho chính bản thân mình mà còn cho cả những người thân yêu của mình. Và từ nay, cụ có thể vui sống nốt những ngày còn lại, với vợ con, cháu chắt, mà không cần phải bận tâm. Sau đây là những lời tâm sự của cụ Charles Barnard.

Ông giám đốc nhà hòm mở cánh cửa có đề chữ Lò Đốt Xác và dẫn tôi vào - tôi đây là Charles Barnard - Chỉ có một mình chúng tôi ớ trong lò. Căn phòng có thể là một phòng chữa răng, chỉ có cái nơi tiếp khách hơi nóng. Ông Giám Đốc nói với tôi như xin lỗi: “Chúng tôi vừa có hai vụ hỏa táng xong. Vì thế nhiệt độ quá cao”.

Một vách tường, trông giống như một tủ để hồ sơ khổng lồ bằng sứ trên đó có nhiều nút mầu đỏ có đề tên Lò Đốt, Thông Hơi, Sau khi Đốt, Quạt Gió. Ở phía cuốì cái tủ lớn này có một cánh cửa giống như cửa lò, hé mở. Tôi ghé mắt nhìn vào. Một hố sâu màu xám tro, tỏa ra ánh sáng và hơi nóng giống như một lề đường vào mùa hè. Một lớp tro nhẹ trải dưới đáy. Thật khó có thể tưởng tượng rằng sau khi tôi chết, thân xác tôi sẽ được tiêu tan trong cái dụng cụ này. Tuy nhiên, thực tế thì đúng như vậy. Tôi đang đứng ở đây, tôi đang sửa soạn cho đám ma của tôi.

Các bạn có nghĩ rằng tôi quá bi quan và có những tư tưởng hắc ám không? Tôi không nghĩ như thế. Rất nhiều người trong chúng ta hiện nay cũng đang ở trong vòng nghiên cứu như tôi. Giống như họ, tôi quyết định rằng cái chết của tôi, dù xẩy ra ở đâu và bất cứ lúc nào, cũng sẽ được coi như một biến cố bình thường trong cuộc sống của tôi mà tôi bắt buộc phải có trách nhiệm. Tôi cương quyết không muốn để vấn nạn này lại, sau khi tôi chết, cho gia đình tôi phải giải quyết. Tôi không muốn gia đình tôi phải đoán mò xem ước nguyện cuối cùng của tôi là gì. Cách tốt nhất để cho họ biết tôi muốn gì là tôi tự ý quyết định lấy hậu sự của tôi khi tôi còn khỏe mạnh và tinh tường.

Ông chủ nhà hòm đóng cửa lò lại và nói với tôi: “Đẹp quá phải không cụ. Tôi mua tại California với giá 27,000 đồng đó. Sức nóng của nó lên tới 2500 độ, thiêu một xác người chỉ mất có hai giờ rưỡi đồng hồ. Không có mùi, không có khói chỉ bay hơi mà thôi. Những nhà môi sinh học đã tính làm khó dễ tụi tôi, nhưng cuối cùng tôi cũng vượt qua được tiêu chuẩn của họ.”

Tôi nghĩ thầm... cứ cho là được đi, cho tới đây...

Tất cả mọi nhà hòm tôi tiếp xúc đều rất hồ hởi cho tôi một cái hẹn và ghi danh tôi vào sổ “Những người lo xa, muốn tự quyết định”, một loại khách hàng mới của kỹ nghệ nhà hòm. Một cô thư ký trả lời điện thoại đã cho tôi biết rằng: “Sắp-Đặt-Trước, Preplaning chỉ mất chừng 45 phút”. Tôi cảm thấy yên tâm. Dù sao việc làm của tôi cũng không kỳ lạ gì.

Vì tôi không có những điều kiện, những đòi hỏi đặc biệt của một tôn giáo nào và cũng không có những tin tưởng nào về sự sống đời sau cho nên sự lựa chọn việc ma chay tống táng cho tôi rất là cởi mở dễ dàng. Tôi có rất nhiều chọn lựa: hỏa thiêu, chôn cất. Tôi có thể muốn yên nghỉ dưới lòng đất hay là rắc tro theo chiều gió. Nhiều lúc tôi còn nghĩ đến việc cho xác cho Cơ Thể Học Viện. Còn nghĩa trang thì tôi có thể chọn một nơi gần biển, gần núi hay một chỗ nào trong thành phố để tiện việc thăm nom cho các con tôi. Về đám táng thì tôi có thể chọn một hình thức tôn giáo, có sự hiện diện của linh mục với đông đủ bạn bè, gia đình, người thân đưa tiễn tôi tới nơi an nghỉ cuối cùng. Hay là tôi lẳng lặng chết một mình, không rình rang, phiền hà tới ai. Cái đó tôi có toàn quyền quyết định.

Phí tổn cho một đám ma giản dị nhất tại xứ này cũng phải mất 2,500 đô la, người ta bảo tôi thế nhưng tôi biết rằng chúng ta có thể chỉ tiêu một phần mười hay là 10 lần số tiền đó. Vốn là một người giản dị, tôi không muốn bày vẽ tốn kém. Mặt khác, không phải tôi đang đi khảo giá để có được một giá hời cho chuyện ma chay của tôi hay là tìm cách lật mặt nạ những nhà hòm cắt cổ trong nghề. Tôi muốn có một cái nhìn toàn diện về kỹ nghệ chôn cất trước khi quyết định cho tôi.

Tôi tới gặp một ông chủ nghĩa trang trong vùng tôi ở. Ông ta đưa tôi đi xem khu nghĩa trang bằng xe hơi của ông. Ông hỏi: “Cụ đi coi cho cụ hả?” Tôi trả lời đúng thế. Trước hết ông đưa tôi tới khu không đắt lắm gồm những mộ đôi. Ông nói:”Khu này hệ thống cống rãnh rất tốt,” Rồi ông nói tiếp “Nếu ông mua ngay bây giờ thì ông sẽ được lời là được thêm ba feet chiều dài vì nó ở ngay lối đi” Tôi nghỉ thầm: “Mại dô! Mại dô! Cơ hội cuối cùng để có một cái giường king size!”

Sau đó chúng tôi nói chuyện giá cả. Ông ta nói ông ta không thể bảo đảm giá cả sẽ như thế này mãi được trong tương lai. Ông thở dài và tiếp: “ Mua trước luôn luôn được giá hời”. Theo ý ông, lời hơn hết là mua mộ đôi, chôn một hố là rẻ nhất. Tôi hỏi: “Nghĩa là một quan tài chôn ở dưới một cái ở trên hả? Ông nhắc lại với ý sửa lại lời tôi “Hai chiều sâu!”

Tôi nhận thấy rằng trong chương trình preplaning thì việc xem áo quan trước hay sau cũng không khác biệt gì. Nếu bạn tính hỏa thiêu thì sự lựa rất giản dị: một loại áo quan bằng giấy bồi mà nhà đòn nào cũng có, nếu bạn yêu cầu giá chỉ chừng năm chục bạc (nên tránh dùng chữ cạc tông, nhưng thật tình thì nó là cạc tông). Nếu bạn tính chôn thì bạn có thể lựa chọn quan tài sau khi đã mua đất hoặc ngược lại cũng chả sao.

Lựa chọn áo quan cũng giống như lựa chọn một ca bin khi đi “cui” trên tàu biển; cái gì cũng có hạng, có giá. Một cái áo quan đắt tiền phải đi đôi với một đám ma đắt tiền. Tôi đi thăm nhiều phòng triển lãm, tất cả đều giống nhau. Họ trưng bầy từ 12 đến 20 chiếc rất cầu kỳ, có nắp mở lên để phô bầy ra những gối chăn bằng lụa là bên trong. Có nhiều cái lại còn có cả nệm lò so nữa cơ, tôi không nói láo đâu. Ông nhà hòm gõ gõ mấy ngón tay lên nắp các áo quan và quảng cáo: “Cái này làm gỗ Mahogany Phi Châu…cái này bằng gỗ gụ....gỗ thật đấy...cái này cùng kiểu với cái quan tài của Tổng Thống Kennedy. Chúng tôi gọi tên nó là Kiểu Tổng Thống.” Xem chừng chôn cất cầu kỳ thật.

Tôi hỏi: “Ông có cái nào giản dị hơn không?” Ông nhà hòm mỉm cười thương hại: “Ai cũng nói thế, nhưng sự thật thì cái đó không phải là cái họ muốn.” Tôi đoán rằng những tang gia không muốn tỏ ra là bủn xỉn với người quá cố. Nhưng tôi thì khác, tôi mua cho tôi mà!

Bất đắc dĩ, ông nhà hòm dẫn tôi đến khu rẻ tiền, một cỗ áo quan sơ sài ở trong lót mầu xám chuột với giá 500$. Sau đó tôi được biết rằng những hòm bằng gỗ thông chỉ có 200$. Ngay với giá này tôi cũng thấy rằng tôi có thể làm lấy một chiếc, đẹp hơn và chắc chắn rẻ hơn nhiều. Ờ! tại sao không nhỉ? Tôi có đủ đồ nghề mà!

Cuối cùng thì cuộc nghiên cứu của tôi đã hoàn tất một cách tốt đẹp và cũng không khó khăn gì bởi vì tôi làm việc này với hình ảnh những người thương yêu trong trí óc. Bây giờ thì tôi có nhiều ngày giờ để suy nghĩ trước khi quyết định. Tôi sẽ lựa chọn cửa tiệm nào tôi có cảm tình để làm bi si nét với họ. Tôi sẽ cân nhắc giữa cái hòm bằng gỗ thông và cách thức tống táng. Tôi sẽ quyết định giữa cái lò “Bát Quái” sạch bóng mua ở Cali với ngôi mộ “hai chiều sâu” ở ngoài nghĩa trang trong phố. Sự lựa chọn cũng không khó khăn gì.

Tất cả công việc này kết quả rất khả quan và không phải vì thế mà tôi lôi cái chết lại gần. Tất cả là vì những người thân yêu của tôi, tôi chỉ muốn chứng tỏ cho họ biết là tôi yêu họ đến chừng nào và tôi không muốn cho họ phải khổ sở, đau đớn hơn nữa khi tôi qua đời nên tôi đã quyết định mọi sự dùm cho họ.

Mụ Xệ cà nhỏng của tôi, cà nhỏng trong tất cả mọi chuyện, nhưng chuyện hậu sự mụ lại lo xa. Mụ đã tậu đất đâu vào đấy rồi. Mụ còn khoe là đất mụ mua đã có lời bộn rồi đó. Mụ thích làm ma to, có hòm đẹp để “diện” cái hình măng dê phô tô của mụ cho bà con lé mắt chơi. Nhưng mà Xệ vốn con nhà bình dân, chẳng khoái mấy cái lời khen lẻ tẻ đó, chỉ nghĩ đến sự phí phạm đồng tiền. Hỏa táng, như ông cụ trên đây đã nghiên cứu, có gì là ghê rợn đâu, lại còn sạch sẽ gọn gàng nữa chứ. Chôn cất rình rang tốn kém hàng chục ngàn đồng, thà để tiền đó lại cho con cho cháu còn bổ ích hơn, mặc dù chúng nó chẳng cần thì với 10 ngàn đó mình làm được thiếu gì việc thiện. Chết rồi thì khen chê có nghĩa lý gì. Bây giờ Công Giáo cũng cho hỏa táng, tội gì mất tiền chôn. Xệ nhất định mụ muốn làm gì thì làm, riêng phần Xệ thì tro bụi lại trở thành tro bụi là tốt nhất. Thấy Xệ cương quyết, mụ cũng nghe theo nhưng vẫn còn sân si hám hư danh hão. Mụ dặn con rằng: “mai kia mẹ chết, đốt xác xong đem về nhà gắn lên hòn non bộ giữa hồ cá vàng cho mẹ, để hàng ngày mẹ ngắm cá vàng bơi lội trong hồ và nghe hơi gió thổi xem trời kéo mây.” Thật là dấm dớ đã chết lại còn tiếc của trời đòi ngắm cá vàng!

Thằng con không thấy bố dặn dò gì, nó nắm lấy tay bố thì thầm: “Còn bố, sau khi đốt xong, con sẽ đem tro của bố về Yên Bái con rắc trên mộ 13 Liệt sĩ Quốc Dân Đảng cho bố. Bố có chịu không?”

Xã Xệ bùi ngùi nhìn thằng Cu nghĩ thầm trong bụng nó đúng là một thằng con hiếu thảo biết rõ tâm ý của bố, nhưng ngoài miệng lại ậm ọe cằn nhằn: “Làm gì rắc rối thế cho thêm tốn tiền. Cứ vứt mẹ nó đi đâu chả được. Mày chỉ bày vẽ!”

Nhân tiện đang trong môi trường thích hợp để dặn dò, Xã Xệ thủ thỉ: “Con ạ, bố không thích rình rang đâu. Khi bố chết, cứ việc làm ma, hỏa thiêu đâu đấy xong xuôi đâu đó rồi hãy thông báo cho bà con xa gần biết. Lúc chết bố chả muốn làm phiền ai.” Thằng Cu còn đang do dự thì Mợ Cả Đoảng nhẩy vào can thiệp: “Không được đâu bố. Tại sao lại phải làm lúi xùi thế! Bố muốn hỏa táng tụi con không phản đối, nhưng nhà mình bố mẹ quen nhiều, bà con cũng bộn. Con nghĩ rằng phải làm đủ nghi thức đời đạo đâu đấy rồi hỏa táng. Con không chịu làm âm thầm thế đâu.” Xã Xệ nổi nóng vì con này giống mẹ nó, hơi tí là nghĩ đến sĩ diện: “Tao chết chứ có phải mày chết đâu mà muốn hoa hòe hoa sói. Làm um xùm bố có sống lại được đâu mà ham. Kệ tao, tao thích như vậy đó.”

Thấy coi mòi gay cấn đến nơi, mụ Xệ xông vào giải quyết: “Cả Đoảng nói đúng, mình chết chứ có ăn trộm ăn cướp đâu mà phải dấu diếm. Mẹ đề nghị thế này là dung hòa cả đôi bên. Sau khi bố hay mẹ chết, các con cứ việc cáo phó cáo phiếc theo ý tụi mày. Để tại nhà hòm, thăm viếng, đọc kinh cầu nguyện, bao lâu tùy ý nhưng sau khi làm lễ ở nhà thờ rồi thì mẹ muốn tất cả mọi người về hết, kể cả các con các cháu. Để cho tụi nhà hòm nó xe hòm đi nó đốt. Khi nó bỏ vào hũ vào lọ xong xuôi nó gọi tụi con đến lấy thì tụi con đến. Đừng đi theo, chứng kiến cảnh nó bỏ áo quan vào lò, ghê lắm con ạ. Mẹ còn nhớ hoài đám tang cô Chi, khi nó cho hòm vào lò, rồi bật lửa phụt lên, ruột mẹ nó thắt lại từng hồi. Mẹ không muốn các con phải chứng kiến cảnh ấy. Nhất là tụi trẻ con.

Quay sang Xã Xệ mụ hỏi: “Như vậy được không?” Xã Xệ thấy rằng khi hai mẹ con nó hùa vào với nhau, có cãi mấy cũng chẳng lại nên bất đắc dĩ gật đầu, nhưng vẫn còn cố cải chính cho các con yên tâm: “Mẹ mày nói thế mà nghe được. Lò bên Việt Nam hạng bét mới thế chứ, lò bên này nó kín như bưng làm gì thấy lửa phựt mà sợ đứt ruột mí chả đứt gan.”

Mợ Cả Đoảng thấy hết hồi gay cấn, thấy ỏng già tự nhiên hiền khô, Mợ nghĩ đến sự quan trọng của câu chuyện, Mợ làm như sắp mồ côi cả cha lẫn mẹ đến nơi, bèn mếu máo sụt sùi. Ông Xã Xệ cũng cảm động không kém một tay ôm thầng Cu, một tay ôm Cả Đoảng, đánh trống lảng bằng cái điệp khúc muôn thuở: “Nói thế chứ còn lâu bố mới chết. Nhiều thì không dám hứa nhưng Bố sẽ cố gắng sống với mẹ con tụi bay mươi năm nữa. Chịu không?”

Thôi thế là xong. ít nhất cũng giải quyết được một vấn đề cần giải quyết. Cám ơn cụ Charles Barnard.

chieclavotinh
12-06-2020, 12:48 AM
Chết ở Mỹ, chôn ở VN – chi phí của lần ‘quy cố hương’ cuối cùng
Kalynh Ngô/Người Việt

WESTMINSTER, Calif (NV) – Sinh tử là quy luật hiển nhiên của tạo hóa. Cái chết là điểm dừng chân cuối cùng không ai tránh được. Đối với nhiều người Việt tha hương, chết không chỉ là hết, mà còn là sự chuẩn bị cho một ngày “trở về” – “quy cố hương.”

Về bằng cách nào?

Tuấn Nguyễn, người thành lập nhà quàn Thiên Môn, là người đến Mỹ từ lúc còn rất nhỏ tuổi, cho biết: “30% những gia đình đến nhờ nhà quàn Thiên Môn mang thi hài người thân về Việt Nam đều là người miền Nam. Và đặc biệt, tất cả họ là những người đã đặt chân đến xứ sở này bằng con đường vượt biển.”

Anh Minh, cư dân của thành phố Santa Ana, người vừa thực hiện xong ước nguyện cuối đời của mẹ mình là di quan thi hài về Việt Nam, cho biết: “Gia đình tôi, bên này lẫn bên Việt Nam, không phải lo gì cả ngoài tờ giấy chứng nhận của bác sĩ. Sau đó thì nhà quàn Thiên Môn lo hết tất cả những gì còn lại, cả giấy tờ cần thiết bên Việt Nam. Gần đến ngày thi hài mẹ tôi được đưa về đến Qui Nhơn, nhân viên của họ gọi điện thoại cho chúng tôi biết để người nhà bên Việt Nam chuẩn bị. Sau đó, họ mang thi hài mẹ tôi đến tận nhà.”

Là một người lớn lên ở Mỹ, nhưng vì tính chất công việc, anh Tuấn tìm hiểu rất nhiều về phong tục tập quán của người Việt. Chính vì vậy, “chúng tôi cung cấp một dịch vụ chu toàn từ phong tục truyền thống như ma chay, tụng liệm, cho đến đáp ứng thời gian nhập quan theo ý của gia đình. Chúng tôi làm với một mức giá phù hợp với người Việt.”

Nói thêm về công việc của mình, Tuấn cho biết: “Tất cả những gì anh mong muốn là giúp cho người Việt mình phương cách thỏa đáng nhất để cho dù có nằm lại đây thì sẽ là một lễ tang đúng theo truyền thống, hay muốn đưa thi hài quay về cố hương thì cũng bằng dịch vụ tốt nhất và khả thi nhất.”

“Trong dịch vụ này, giai đoạn đầu tiên là lâu nhất. Đó là lúc chờ nhận tờ giấy ‘chứng tử’ từ bác sĩ có thẩm quyền,” Tuấn nói về điều đầu tiên cần phải cho việc mang thi hài ra khỏi nước Mỹ.

Điều này được ông Khang Lê, chủ nhà quàn An Lạc cũng đồng ý: “Phần quan trọng nhất là giấy xác nhận với chữ ký của bác sĩ thì việc di quan về Việt Nam mới thực hiện được. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng mau chóng. Vì có khi người bác sĩ đó bận đi công tác hoặc vì một công việc gì đó thì thời gian sẽ bị lâu hơn.”

“Chúng tôi kết hợp với một nhà quàn đối tác ở Việt Nam để thực hiện giai đoạn nhận thi hài ở phi trường và mang đến tận nhà cho gia đình. Thời gian từ năm đến bảy ngày hoặc có thể lâu hơn một chút,” ông Khang nói.

Cô Lynda Trần, quản lý của nhà quàn Peek Funeral Home tọa lạc trên đường Bolsa có cách giải thích rõ ràng hơn về những thủ tục pháp lý: “Chúng ta đang sống ở Mỹ, một đất nước mà mạng sống của con người rất được trân quí. Xã hội này lo cho chúng ta từ sống cho đến khi mất đi. Nói cách khác là cái chết của mỗi con người cũng phải được chứng nhận rõ ràng. Nó liên quan đến luật pháp, đến y tế. Đó là lý do mà gia đình phải có được tờ giấy chứng nhận người thân mình đã chết với chữ ký của bác sĩ thì lúc đó những chuyện tiếp theo mới được tiến hành.”

Để chứng minh cho điều mình nói, cô Lynda kể một trường hợp của một gia đình có người thân vừa mất: “Đó là một người không có tiền sử bệnh nan y. Thế nhưng, trong một lần uống thuốc, vì lý do gì đó mà viên thuốc khi vào trong đường thở, làm chặn lại đường hô hấp. Trường hợp này phải đợi đến bác sĩ giảo khiệm, tìm ra nguyên do, sau đó gia đình mới có được giấy phép để hỏa táng.”

Điều này cũng cùng nhận định với anh Tuấn Nguyễn và ông Khang Lê về thủ tục pháp lý cần phải có đầu tiên cho dịch vụ hậu sự, dù là hỏa táng ở Mỹ, chôn cất ở Mỹ hoặc đưa thi hài về Việt Nam.

Một chia sẻ rất chân thành của cô Lynda, đó là: “Với tôi, đây là một thủ tục rất tình người. Đó là cái tình cho người ở lại. Người ở lại sẽ không bị liên lụy đến cái chết không rõ nguyên nhân của người đã mất.”

Cô Lynda cho biết có hai lựa chọn trong dịch vụ di quàn thi hài về Việt Nam. Lựa chọn thứ nhất là Peek Funeral Home sẽ lo tất cả giấy tờ hậu sự cần thiết ở Mỹ và Việt Nam. Sau đó, thi hài được đưa về đến tận gia đình.

Lựa chọn thứ hai là gia đình ở Việt Nam tự đến phi trường để nhận thi hài người thân. Với lựa chọn này, gia đình người mất phải cung cấp cho nhà quàn “Đơn xin nhận thi hài” (xin bên phía Việt Nam). Sau khi có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, Peek Funeral Home sẽ lo phần “visa cho người chết” (theo cách nói của cô Lynda).

Bao nhiêu cho một lần trở về?

Nói về chi phí, Tuấn Nguyễn cho biết: “Có hai trường hợp. Nếu gia đình cần chúng tôi lo hết mọi thứ, từ giấy tờ ở đây và ở Việt Nam, cho đến di quàn về đến tận nhà, thời gian mất một tuần. Gia đình không phải lo gì cả. Giá là $11,500. Còn nếu gia đình lo giấy tờ ở Việt Nam, chúng tôi chỉ chịu trách nhiệm giấy tờ ở Mỹ và mang thi hài về đến phi trường thì thời gian là hai tuần. $9,500 là chi phí tổng cộng khách hàng trả cho trường hợp này.”

“Đặc biệt, Thiên Môn có một quy tắc, đó là khi mọi chuyện xong xuôi, chúng tôi mới lấy chi phí,” Tuấn nói thêm.

“Những gia đình nào muốn làm tang lễ cho bạn bè, thân hữu thăm viếng, chúng tôi sẽ giúp tổ chức phần đó. Sau khi xong, chúng tôi đưa quan tài về Việt Nam. Thường thì công ty của tôi gửi qua Thai Airway, một loại máy bay cargo, không dùng để chở hành khách.”

Anh Minh, người vừa đưa thi hài mẹ của mình về Quy Nhơn cũng bày tỏ sự hài lòng và cả biết ơn với dịch vụ của Thiên Môn, “xong xuôi hết chúng tôi mới phải trả tiền.”

Ông Khang Lê, nhà quàn An Lạc, cho biết tổng chi phí một dịch vụ hậu sự mà An Lạc nhận sẽ bao gồm từ việc lo tang lễ bên này, tùy theo tôn giáo từng gia đình, cho đến di quàn thi hài người mất về đến Việt Nam là trên dưới $15 ngàn.

Tuy nhiên, ông Khang Lê cho biết mức giá có thể cao hơn tùy theo loại quan tài mà gia đình sử dụng.

“Hình thức và cả chất lượng,” ông nói.

Không chỉ áp dụng một mức giá mà ông gọi là “dành cho người Việt,” ông Khang, một trong hai người Việt ở Little Saigon được tiểu bang California cấp chứng nhận Funeral Director, cho biết: “Đã sống đến tuổi này, tôi hiểu và chứng nghiệm rất rõ câu ‘có nhân thì có quả.’ Công việc của chúng tôi thực sự gọi là giúp cho người đã chết. Và tôi sẽ luôn luôn đặt chữ đạo đức lên hàng đầu.”

“Dù là Phật giáo hay Công giáo, bất cứ lúc nào, dù là nửa đêm, tôi cũng có thể gọi giúp ngay một nhà sư hay một cha xứ đến để đọc kinh cầu nguyện cho gia đình có hậu sự.”

Tuấn Nguyễn thì cho biết thêm về những gì nhà quàn Thiên Môn có thể đáp ứng cho khách. “Người Việt mình có một phong tục là coi ngày giờ tốt cho lễ nhập quan. Cho dù thời gian đó là vào lúc nửa đêm, tôi vẫn thực hiện được.”

Ông Khang chia sẻ thêm rằng ông đến với công việc này cũng vì “một phần là cái nghề, một phần là không muốn người Việt mình ở đây bị các công ty nhà quàn của Mỹ ‘bắt chẹt.’”

Ông kể ra một câu chuyện vui mà ông cho là “không biết nên cười hay nên khóc.” Một người bạn nói với ông “sau khi xem chi phí của dịch vụ mai táng của một số nơi, tôi tự nói với mình là thôi mình khoan chết. Vì chết tốn tiền quá.”

Ông Khang chia sẻ: “Những công ty nhà quàn của Mỹ nắm được tâm lý ‘chịu chi’ của người Việt Nam. Chính vì vậy, họ thuê nhân viên là người Việt làm ‘salesman’ và cho người đó tùy ý đưa ra giá cả. Những ‘salesman’ đó được tiền ‘hoa hồng’ trên giá mà họ ‘bán’ được cho khách hàng.”

“Đây gọi là kinh doanh trên thân xác người chết,” ông nói.

Cô Lynda Trần cho biết tổng chi phí của Peek Funeral Home cho dịch vụ di quàn thi hài vào khoảng $7,000 – $15,000, tùy lựa chọn của gia đình. Chi phí khoảng $15,000 là cho những gia đình muốn tổ chức tang lễ thăm viếng ở đây trước khi di quàn thi hài về Việt Nam.

Tuấn Nguyễn cũng thế: “Giá cả dịch vụ của tôi thấp hơn những công ty Mỹ hơn một nửa. Đơn giản vì công ty Mỹ nắm được điểm mấu chốt của người Việt mình là rất trọng nghi thức như chôn ở đâu, tang lễ thế nào. Tôi là người Việt nên tôi hiểu và tôi không để cho người Việt của mình thiệt thòi.”

“Dù là công việc gì, cũng phải cần đạo đức,” anh nhấn mạnh.

Nhà quàn An Lạc cũng cho biết, so với di quàn thi hài, dịch vụ đưa tro cốt về Việt Nam không những dễ mà chi phí còn thấp hơn rất nhiều.

Nhưng theo ông Khang thì “không có nhiều người Việt hải ngoại chọn cách này. Thật sự cá nhân tôi không rõ vì sao. Tôi chỉ đoán có thể là do phong tục tập quán của người Việt mình là muốn con cháu nhìn mặt lần cuối.”

Riêng cô Lynda Trần thì cho biết: “Khách hàng gần đây nhất của tôi là bác Trợ, ở ngay Santa Ana. Chính tôi đã tư vấn cho bác ấy cách gửi tro cốt về Việt Nam bằng đường bưu điện, với giá $100. Và bác cho tôi biết gia đình bên Việt Nam đã nhận được. Đó là một trong những cách mà tôi nghĩ tôi có thể giúp cho cộng đồng của mình.”

“Công việc tôi đang làm trước nhất là giúp cho những người đã chết, và sau đó là người thân của họ,” cô nói thêm.

Vì sao họ quay về?

Anh Tuấn Nguyễn cho rằng sở dĩ người Việt mình thích “quay trở về nằm ở quê hương” vì đó là tâm lý người Á Đông, nhất là người Việt Nam, khi mất đi rồi thì ai cũng muốn được nằm kề cận bà con dòng họ, vì “người Việt mình … thích vui lắm!”

Ông Khang cũng nói rằng đa số những người Việt đã mất ở xứ Mỹ và di quàn về Việt Nam là người miền Nam. Theo suy nghĩ của riêng ông, đó là “do tâm lý thôi. Người miền Bắc có cuộc sống chắt chiu hơn. Đối với họ ‘chết đâu cũng là chết’.”

Chia sẻ từ cô Lynda Trần thì: “Hầu như nhu cầu di quàn thi hài về Việt Nam thuộc về những người lớn tuổi. Họ có bà con thân nhân ở Việt Nam nhiều hơn ở bên này. Cho nên khi mất rồi, họ muốn quay trở về cố hương. Lá rụng về cội. Đó là ước nguyện của họ”

Đúng vậy. Đó cũng chính là nỗi niềm của bác Xuân, một người cao niên sống ở Santa Ana, đặt chân đến Hoa Kỳ từ những năm 80, tâm sự rằng “Tôi hay nói với tụi nhỏ ở nhà tôi là ông bà mình xưa nay có câu ‘sống gởi, thác về’ ý để nói vợ chồng tôi vẫn muốn quay về ‘kề cận’ bên ông bà khi đến ‘ngày trăm tuổi.’”

Đó là lý do vì sao mà người mẹ quá cố của Minh nhắn gửi trước khi mất rằng bà không muốn thiêu hay chôn ở đây, mà bà “muốn được trở về nằm cạnh phần mộ của họ hàng.”

Không phải chỉ riêng những người lớn tuổi vừa mới đến Mỹ đoàn tụ gia đình, con cháu mới có mong muốn ấy. Mà họ còn là những người tìm đường thoát đến xứ tự do khi tuổi đời còn rất trẻ và đã sống ở Mỹ hơn nửa đời người. Con cháu của họ giờ đây là thế hệ thứ hai, thứ ba của nước Mỹ.

Và đó còn là những người chưa từng một lần quay trở lại quê hương trong mấy mươi năm họ xa xứ.

Đó là trường hợp của bác Bình Nguyễn, một người Việt tị nạn ở Mỹ gần 40 năm: “Gia đình tôi làm nghề đánh cá. Tôi cùng với anh em trong nhà là dân đi biển. Năm đó tôi cùng với hai người anh đánh tàu tìm đường thoát đi. Chúng tôi may mắn vượt biển thành công và định cư ở Mỹ từ năm 1975 đến nay. Anh em chúng tôi mỗi người sống một tiểu bang khác nhau. Tôi ở Philadelphia, còn hai người anh thì ở Houston. Bao nhiêu năm nay tôi chưa một lần về thăm quê nhà. Nhưng tôi vẫn nói với con của mình là sau khi tôi mất, hãy mang tôi về chôn cất bên cạnh ông bà tổ tiên.”

“Lá rụng về cội mà,” bác Bình nói, mắt nheo nheo để lộ những vết tích thời gian trên gương mặt.

Nỗi niềm của người nằm lại

Tuy nhiên, là thủ phủ của người Việt tị nạn với dân số đông nhất nước Mỹ, mang thi hài về quê hương không phải là lựa chọn duy nhất của hầu hết người Việt ở Little Saigon.

“Nói riêng cộng đồng chúng ta ở Little Saigon này thì số người nằm lại cũng tương đương với số người chúng tôi di quàn về Việt Nam. Có thể nói là 50-50. Không phải gia đình nào cũng có chung một cách giải quyết cho việc hậu sự của người thân của mình. Vì còn tùy hoàn cảnh từng gia đình. ” Tuấn Nguyễn nói về những trường hợp khác mà anh từng gặp.

Hoàn cảnh mà Tuấn nói đến là những gia đình không còn ai ở lại Việt Nam.

Bác Hồng ở Hội Người Già Westminster cho biết mình vừa đến Mỹ đoàn tụ con cháu chỉ vỏn vẹn gần ba năm. Cho nên “nhớ Việt Nam lắm. Nhớ bà con láng giềng hủ hỉ sớm tối,” bác tâm sự.

Nhưng nói đến “ngày trăm tuổi” của mình, bác Hồng không nghĩ rằng mình sẽ lựa chọn quay về quê hương. Vì “tôi là người cuối cùng rời khỏi Việt Nam. Con cháu của tôi đều ở đây hết. Công việc làm tụi nó sẽ không cho phép tụi nó đi về thường xuyên để lo mồ mả,” bác nói.

Bác Hồng là một trong những người biết rằng ngày mình nằm xuống, nơi này sẽ là nơi mình gửi thân. Và bác chấp nhận điều ấy, vì con cháu của mình.

“Có những người tìm đến đây và hỏi ý kiến của tôi về việc khuyên bố, mẹ của họ như thế nào khi mà các ông, bà cụ cứ muốn được chôn cất ở nơi chôn nhau cắt rốn, nhưng con cái của họ thì lại muốn ông bà cụ chôn cất bên này để thuận tiện cho những ngày giỗ kỵ,” anh Tuấn kể về những trường hợp mà anh gặp.

Thế nhưng, “cá nhân tôi vẫn nghĩ rằng tôi sẽ làm theo mong muốn cuối cùng của ba mẹ tôi. Vì đơn giản, tôi nghĩ đó là bổn phận một người con.”

“Con người có tổ có tông.
Như cây có cội như sông có nguồn.”

Với một số người Việt hải ngoại, cái tổ cái tông đó là ước mơ cuối cùng của họ. Và có những người như Tuấn Nguyễn của Thiên Môn, như ông Khang Lê của An Lạc, như cô Lynda Trần của nhà quàn Peek Funeral Home sẽ giúp họ đạt được tâm niệm đó.

Triển
12-06-2020, 10:43 AM
“Đã sống đến tuổi này, tôi hiểu và chứng nghiệm rất rõ câu ‘có nhân thì có quả.’ Công việc của chúng tôi thực sự gọi là giúp cho người đã chết. Và tôi sẽ luôn luôn đặt chữ đạo đức lên hàng đầu.”


Theo quan niệm của Phật Giáo (Liễu sanh thoát tử) thì thần thức sẽ không còn bên cái thân xác muộn nhất là ngày thứ 49 (thất tuần). Tái sanh rồi. Vui vẻ gì với bà con nữa. Chỉ tốn tiền người tại thế thôi. Bày vẽ chi cho thêm chuyện. Cho nên nếu theo quan niệm Phật giáo thì nên giản tiện cho người thân. Tái sanh rồi có nhận biết ai mô.

chieclavotinh
03-14-2021, 01:31 AM
... Bày vẽ chi cho thêm chuyện. Cho nên nếu theo quan niệm Phật giáo thì nên giản tiện cho người thân. Tái sanh rồi có nhận biết ai mô.



Cũng nghĩ như bác. He is a businessman!

SỐNG VÀ CHẾT
Song Thao

Chuông điện thoại reo chát chúa. Từ bên kia đầu dây giọng dẻo quẹo của một người đàn ông vang lên:

- Chào ông. Chúng tôi ở hãng bảo hiểm M.

Đầu óc tôi nghĩ nhanh tới bảo hiểm xe, bảo hiểm nhà, bảo hiểm tai nạn... Chẳng có một cái bảo hiểm nào ăn nhậu tới cái tên M. lạ hoắc này.

- Xin lỗi ông, hình như tôi không có bảo hiểm gì của hãng M. thì phải.

- Thưa đúng vậy. Chúng tôi chỉ muốn hỏi ông ít câu để làm bản thăm dò thôi.

- Tôi rất ít thời giờ.

- Thưa chúng tôi không dám làm phiền ông lâu. Thưa ông, ông có mua bảo hiểm nhân thọ chưa ạ?

- Tôi không có ý định mua!

- Thưa ông, ông có gia đình chứ ạ?

- Có!

- Ông có nghĩ nếu ông mệnh hệ nào thì mọi chuyện sau đó sẽ được giải quyết ra sao không ạ?

- Tôi không cần biết!

- Ông cũng nên nghĩ tới vợ con ông chứ?

- Cám ơn ông. Tôi không cần ông quan tâm tới chuyện riêng của tôi!

Tôi dằn mạnh điện thoại thiếu điều muốn bể chiếc máy. Tôi nổi giận thực sự. Mấy thằng cha này coi bộ hết thứ buôn bán rồi sao mà buôn bán tới chuyện sống chết của người khác!

Tôi ngồi thừ người chờ cơn giận lắng xuống. Mấy câu thơ mới đọc hồi chiều lùng bùng trong đầu tôi. Không hiểu sao hai ông bạn tôi lại hè nhau nói tới chuyện chết vào cùng một lúc trên báo Nắng Mới số tháng 5 vừa rồi. Ông Lưu Nguyễn dặn dò:

Mai này ta sẽ ra đi
Đừng thương tiếc (bởi) có gì tiếc đâu
Ở vui đi cũng chẳng sầu
Đời cho quá hậu cơ cầu làm chi.

Ông Luân Hoán còn dặn dò kỹ càng hơn:

Khi tôi chết đừng chia buồn, phúng điếu
Đừng tiễn đưa, đừng gắng lập bàn thờ
Bởi tôi sẽ đi đầu thai tức khắc
Làm một cọng mây tuyệt cõi lửng lơ.

Đọc những câu thơ chia lìa của bạn bè lòng tôi đang bâng khuâng ngơ ngẩn; vậy mà cái anh bán bảo hiểm vô duyên lại “thương mại hóa” nỗi xúc động của tôi. Làm gì tôi không nổi giận! Tìm ra nguyên cớ của ông Trương Phi nằm trong lòng mình tôi bỗng thấy nhẹ nhàng thanh thản.

Ở bên mình người ta cũng lo hậu sự kỹ lắm chứ. Các cụ ông cụ bà khi đã “tri thiên mệnh” thì đón đợi cái chết một cách bình thản an nhiên. Làm như thể sắp đi chơi xa một chuyến. “Về với các cụ”. Nghe sao mà nhẹ hẫng nhẹ hơ. Có cụ sắm sẵn một cỗ hậu sự bằng gỗ vàng tâm để vào một góc nhà đi ra đi vào ngắm nghía thú vị như vừa sắm được một chiếc va ly vừa ý cho một chuyến đi xa. Có cụ lại lo xây sẵn kim tĩnh, làm lăng làm mộ như tậu được một căn nhà mới trong bụng rất ưng. Lo hậu sự xong xuôi, các cụ bình tĩnh ngồi chờ ông Thần Chết tới đón đi. Ông thần này là một anh chàng bất lịch sự chẳng bao giờ hẹn hò gì cả, xoạch một cái là tới dắt người ta đi. Vậy mà các cụ cứ thản nhiên như không. Có cụ chờ tới cả chục năm mà vẫn không sờn lòng sờn chí!

Con cái cũng sửa soạn hậu sự cho bố mẹ như một cách trả hiếu lần cuối cho các bậc sinh thành. Cô con gái lẳng lặng nuôi một cặp heo như một cách để dành tiền phòng khi các cụ về với tổ tiên. Cô con dâu âm thầm chơi bát hụi nhỡ khi có chuyện sẽ hốt hụi lo cho bố mẹ chồng cho trọn đạo làm dâu.

Bằng cách này hay cách khác người ta thản nhiên sửa soạn chuyện chung sự. không mong mỏi nhưng cũng không tránh né. Hoa nở hoa tàn, trăng tròn trăng khuyết, xuân qua hạ tới, trời đất có sự tuần hoàn của trời đất. vòng tử sinh là chuyện tuần hoàn của con người, có chi mà thắc mắc!

Mai này ta sẽ ra đi.
Trăm năm cũng thế có gì khác đâu. (thơ Lưu Nguyễn).

Chứ có đâu lại sỗ sàng tính toán hơn thiệt như bảo hiểm nhân thọ. Nói chuyện tình cảm ở một xứ sở văn minh làm như có chút ngớ ngẩn lạc lõng. Thì cái chết cũng chỉ là một thứ business như mọi thứ business khác chứ sao! Khéo vẽ chuyện là cái anh đồ gàn.

*

Giữa sự sống và sự chết có cái biên giới mỏng như một tờ giấy quyến. Tôi nhớ hồi nhỏ đã có lần nhìn mọi người quây quần quanh một ông bác đang hấp hối. Một người cầm miếng giấy quyến nhỏ để trước mũi ông bác tôi. Tờ giấy gượng gạo phập phồng một cách khó khăn như đang cố gắng giữ lại chút sinh lực nhỏ nhoi. Rồi tờ giấy yếu dần trước khi đứng sững bất động. Một người òa lên khóc kéo theo những cái miệng méo xệch chu chéo ầm ĩ cả nhà. Từ sự sống qua cái chết chỉ là một chớp mắt mảnh mai.

Xa lộ Métropolitain, xa lộ vòng đai thành phố Montreal, một buổi chiều mùa đông ảm đạm. Trận bão tuyết từ tuần trước còn để lại những đống tuyết dơ dáy bên thành xa lộ. Chiếc xe chạy ngay trước xe tôi lăn bánh với tốc độ vừa phải. Bỗng chiếc xe lạc tay lái quay ngang trước đầu xe tôi và lao về phía thành xa lộ cao khoảng một thước. Chiếc xe lướt qua hai hàng xe phía bên phải, leo qua đống tuyết thoai thoải, nhảy phắt lên thành xa lộ rơi qua phía bên kia, rớt xuống con đường dốc của một exit. Đầu xe quay ngược trở lại làm tôi nhìn thấy người lái xe khoảng ba chục tuổi ngồi chết trân sau tay lái. Cả thân người bất động chỉ có đôi mắt trợn trừng mở to muốn rách mí mắt. Khoảng nửa phút sau bộ râu mép mới rung động báo hiệu ông tài xế đầy may mắn này mới chỉ “dựa lưng nỗi chết”.

Chiếc xe lao qua hai làn xe đầy nhóc xe cộ mà, lạ lùng thay, không đụng vào một chiếc xe nào. Nếu không có đống tuyết thoai thoải thì xe đã chắc chắn tan tành khi húc vào bức tường chắn bằng bê tông cao khoảng một thước. Khi xe nhảy qua tường nếu không gặp đường exit thì đã rơi xuống đường phố chằng chịt xe cộ ở phía dưới xa khoảng hai chục thước. Xe nào mà chịu thấu! May mắn cuối cùng là đường exit lúc đó không có một chiếc xe nào nên xe quay ngược đầu lại mà không đụng chạm gì cả. Chỉ thiếu một trong nhửng cái may mắn trên thì ông tài xế chắc chắn đã về với tổ tiên rồi. Giữa sự sống và cái chết mỏng manh biết bao!

*

Cái biên giới mong manh giữa cõi nhân gian và miền miên viễn có nhiều người muốn xóa nhòa đi. Cuộc sống tù đầy nhọc nhằn, tăm tối, tủi nhục trong các trại tù cộng sản có khác chi cõi chết. Bước từ cái chết này qua cái chết khác coi bộ thong dong như không.

Ông bạn vong niên “hàng xóm” của tôi trong trại tù cải tạo cứ nằng nặc đòi chết. Ngồi trên chiếc chiếu cá nhân bên cạnh chiếc chiếu của tôi, ông quay qua gục gặc mái đầu mới trên năm chục mà đã nả trắng mệt mỏi bảo tôi:

- Toa ạ, chắc moa tỏi mất.

Tôi nói đùa xóa đi nỗi u ám đang đè nặng lên con người đầy thất vọng:

- Thưa Ngài Đại Sứ, Ngài còn lâu mới tỏi được!

Đại sứ thứ thiệt Phạm Trọng Nhân cười bày ra hai hàm răng hơi hô:

- Moa muốn tỏi thiệt đó!

Tết năm đó, cái tết đầu tiên sau ngày cộng sản cưỡng chiếm toàn thể đất nước, được gọi là tết Thống Nhất.

Trong tù, chúng tôi cũng được động viên làm bích báo mà lúc đó được diễn nôm là “báo tường” để đón xuân Thống Nhất. Ông Đại Sứ đa tài ngồi hí hoáy làm thơ. Bài thơ nói lên tâm trạng người mẹ già ngóng chờ đứa con xa nhà về ăn tết có hai câu chót rất ngang tàng:

Xuân nay đoàn kết, xuân đoàn tụ
Sao mãi thằng Nhân chửa thấy về!

Được tôi hỏi nhỏ Ngài không rét sao mà làm thơ hách xì xằng như vây, nhà thơ Lương Giang tỉnh bơ bảo tôi:

- Moa đã bảo là moa muốn chết thì moa còn sợ đếch gì nữa!

Tám năm tù từ Nam ra Bắc gian khổ biết mấy mà anh Thần Chết vẫn chưa rước được người muốn chết đi.Cuối cùng nhà tù cũng phải mở rộng cửa để cụ về đi Pháp đoàn tụ với gia đình.

Vài năm trước đây, cụ qua Montreal nói chuyện về nhà thơ bạn của cụ, thi sĩ Bàng Bá Lân, hai chúng tôi gặp lại nhau. Tôi nheo mắt hỏi cụ:

- Cụ này, khó tỏi gớm nhỉ!

Cụ cười hết gân phán một câu xanh rờn:

- Tỏi thế chó nào được!

Sau đó mỗi dịp xuân về chúng tôi không bao giờ quên gửi thiệp chúc tết cho nhau. Tết vừa rồi, thiệp tôi gửi đi mà không thấy thiệp cụ gửi lại. Tôi nghĩ là cụ bận việc quên gửi thiệp cho tôi thôi. Đầu năm đọc báo mới thấy báo loan tin cụ đã vĩnh viễn ra đi. Tôi nhìn hình của cụ trên báo, thầm nói với người đã khuất. Cụ Nhân ạ, cụ tỏi thế chó nào được. “Thằng” Nhân chỉ về đó thôi!

*

Về với đất là kết thúc một chu trình làm người. Có sinh có tử. Lẽ thường! Cát bụi rồi sẽ trở về với cát bụi. Trừ có một người không chịu như vậy: ông Luân Hoán.

Không từ đất sao phải về với đất
Thịt xương này không thể mất khơi khơi
Khi tôi chết xin đem giùm thi thể
Chia cho thù lẫn bạn nhậu chơi.

Hừm! Lại thêm một anh đồ gàn!

chieclavotinh
07-04-2021, 02:53 AM
ĐIỀU GÌ XẢY RA SAU KHI CHẾT?
Từ Quán

Sự chết của con người là một giai đoạn trong chu trình biến thiên bất tận sinh-lão-bệnh-tử. Đầu tiên, tim ngừng đập rồi đến phổi, sau đó đến não; cuối cùng cơ thể phân hủy. Từ lúc tim ngừng đập đến lời thông báo chính thức rằng một người đã chết, các bác sĩ chờ đợi 2,3,5 hoặc 10 phút, nhưng "thời gian chuẩn" mà ngành y gọi là asystolic là bao nhiêu vẫn còn có sự khác biệt giữa hai quan điểm của "y học cổ truyền Tây Tạng" và y học hiện đại. Theo "Tạng thư sống chết" và "Tử thư Tây Tạng", phải mất 8 giờ sau khi tim ngừng đập và tắt hơi, con người mới chết hẳn và các nghi thức tẩn liệm chỉ được phép thực hiện sau 8 giờ. Theo y học hiện đại thì bệnh nhân chỉ thực sự chết sau khi tim ngừng đập nửa giờ. Bốn giờ sau khi tim ngừng đập thì não mới chết hẳn và không còn "hoạt động điện não"... Sau đó, cơ thể người chết trở nên lạnh cứng, lộ rõ âm khí và hoại tướng của một tử thi. Thiền sư Hakuin có nói: "Kẻ nào thấu triệt được lẽ sống chết, kẻ ấy mới thực sự là một con người vĩ đại".

Những thời điểm quan trọng của sự chết

Khi hơi thở ra chấm dứt thì sinh lực bị rơi vào trung khu thần kinh của "sự biết" (sushuma nadi) và "người biết" sẽ kinh nghiệm được "ánh sáng trong suốt" trong điều kiện tự nhiên của nó. Lúc đó, sinh lực bị phóng xuất chạy xuống dọc theo các dây thần kinh sinh lý bên phải và bên trái cột xương sống (ida nadi và pingala nadi). Sau khi sinh lực đã đi qua trung khu thần kinh ở rún, nó lan ra trong đường gân bên trái và bên phải. Thời gian cần thiết cho sự vận chuyển này của sinh lực khi hơi thở còn thoi thóp vào khoảng thời gian một bữa ăn. Thời gian của sự hấp hối là thời gian mà sinh lực còn ở trong đường thần kinh chính giữa - đó là lúc tri thức ngất lịm. Thời gian này bất định, nó tùy thuộc vào thể chất tốt hay xấu, tùy thuộc vào tình trạng các dây thần kinh và sinh lực của mỗi người. Những người có kinh nghiệm thiền định vững vàng và yên tĩnh hay những người có cá tính trầm tĩnh thì thời gian đó có thể kéo dài từ 4 cho đến 7 ngày. Những người có đời sống bê bối, trụy lạc hay những người tâm thần không bình hòa thì tình trạng trên không kéo dài lâu hơn một cái búng ngón tay. Nơi những người khác thì có thể kéo dài trong thời gian một bữa ăn. Đây là giai đoạn đầu của chi khai bardo: ánh sáng trong suốt ban đầu được thấy vào lúc chết.

Ánh sáng trong suốt ban đầu, nếu được nhận ra thì có thể giúp người chết đạt đến giải thoát; bằng không, sau cái hắt hơi cuối cùng của một bữa ăn, người chết sẽ có khả năng thấy được sự loé sáng của ánh sáng trong suốt bậc nhì. Tùy theo nghiệp tốt hay xấu, sinh lực chạy xuống trong đường thần kinh bên phải hay bên trái và thoát ra một trong chín cửa của thân thể (còn gọi là cửu khiếu: 2 mắt, hai tai, hai lỗ mũi, miệng, hậu môn và đường sinh dục). Lúc đó, một tình trạng khác của tinh thần sáng suốt khác lại hiện ra. Suốt trong giai đoạn hai của thân trung ấm, người chết (linh hồn) ở trong tình trạng gọi là "thân thể sáng chói của ảo tưởng". Người chết trong tình trạng này vẫn không biết là mình đã chết hay chưa, nếu họ được một pháp sư rành pháp "chuyển duy tư tưởng" giúp họ hội nhập vào "nguồn sáng" này thì nghiệp lực sẽ không ngăn cản, họ sẽ hội nhập vào "thực tại tối thượng" và đạt được giải thoát.

Nếu sự giải thoát không thực hiện được trong giai đoạn hai, thì người chết sẽ bước vào giai đoạn gọi là thân trung ấm thứ ba hay chonyid bardo. Trong giai đoạn ba này, các ảo tưởng theo nghiệp thức sẽ nổi dậy, kéo dài cho đến hết ngày 49 sau khi chết, và được phân thành 6 tình trạng:

- Tình trạng ảo giác tự nhiên theo tạp niệm, vọng tưởng hay quan niệm kiến chấp.
- Tình trạng ảo giác như các giấc chiêm bao.
- Tình trạng ảo giác cực kỳ hỷ lạc của trạng thái nhập thiền sâu.
- Tình trạng ảo giác chuyển tiếp lúc chết.
- Tình trạng trải qua kinh nghiệm thực tại.
- Tình trạng trải qua tiến trình ngược lại của kiếp sống luân hồi (nhớ lại các sự việc từ bé đến lớn hay các tiền kiếp quá khứ).

Sau 49 ngày hay hết giai đoạn 3, người chết sẽ đầu thai theo một trong sáu cõi của lục đạo luân hồi.

Tiến trình của sự chết

Theo các kinh sách Tây Tạng nói về sự chết, tiến trình chết là quá trình tan rã gồm hai giai đoạn: một sự tan rã bên ngoài, khi các căn và tứ đại phân tán; và một sự tan rã bên trong, thuộc về các ý tưởng và cảm xúc thô và tế.

Sự tan rã bên ngoài

- Lục căn phân tán và ngưng hoạt động: nếu có người đứng xung quanh giường người đang chết mà nói chuyện, sẽ đến một lúc y có thể nghe âm thanh tiếng nói của họ, mà không thể nghe ra một lời nào. Đây là dấu hiệu nhĩ thức đã ngưng hoạt động. Khi y nhìn một vật trước mặt mà chỉ có thể thấy hình dạng lờ mờ, không rõ chi tiết và dấu hiệu nhãn thức đã suy. Tương tự, các dấu hiệu suy kiệt cũng xảy ra đối với các khả năng ngửi, nếm, sờ. Khi các giác quan không còn cảm nhận được một cách trọn vẹn thì đó là giai đoạn đầu tiên của tiến trình tan rã.

- Địa đại tan rã: Thân xác chúng ta khởi sự mất hết sức mạnh, kiệt quệ, không còn chút năng lực nào: không thể ngồi thẳng, đứng lên hay cầm bất cứ vật gì; thậm chí không giữ được cái đầu của mình. Ta cảm thấy như mình đang té xuống, đang bị nhận chìm xuống đất hay đang bị một sức nặng ghê gớm như trái núi đè bẹp và nghiền nát. Ta cảm thấy nặng nề, khó chịu trong bất cứ tư thế nào. Màu da ta phai nhạt dần và một màu tái xanh hiện ra. Má hóp lại, những vết đen xuất hiện trên răng, càng lúc ta càng thấy khó mở mắt, nhắm mắt. Khi sắc uẩn phân tán, ta bất động, tâm thần dao động, miệng có thể nói nhảm, sau đó đi vào trạng thái hôn trầm.

- Thủy đại tan rã: Ta khởi sự mất khả năng kiểm soát chất lỏng trong thân. Mũi ta bắt đầu chảy nước và miệng rỏ nước miếng. Có thể nước mắt chảy ra và ta có thể mất tự chủ. Lưỡi không còn di động, lỗ mắt khô cạn, môi tái lại và thụt vào. Tay run rẩy, co giật và rất khát nước. Mùi tử khí bắt đầu tỏa ra chung quanh. Khi thọ uẩn phân tán, những cảm giác của thân yếu dần, khi khổ khi vui, lúc nóng lúc lạnh. Tâm thức ta trở nên mờ mịt, bất mãn, bực tức và nóng nảy. Kinh điển nói chúng ta cảm thấy như bị dìm trong đại dương hay bị cuốn trôi trong dòng nước lớn.

- Hỏa đại tan rã: Miệng và mũi ta hoàn toàn khô cạn. Tất cả hơi ấm trong cơ thể bắt đầu mất dần, từ dưới chân lạnh ngược lên đến tim. Một luồng khói có thể thoát ra từ đỉnh đầu. Hơi thở trở nên lạnh khi qua miệng và mũi. Ta không còn ăn uống gì được nữa. Tưởng uẩn đang phân tán. Tâm trí bắt đầu lộn xộn: không thể nhớ được tên bà con, bè bạn hay nhận ra họ. Ta càng lúc càng khó nhận ra những gì ở bên ngoài, vì âm thanh và hình ảnh luôn trộn lẫn. Kalu Rinpoche cho biết: "Đối với người sắp chết, kinh nghiệm bên trong là như thể bị nuốt chửng trong một ngọn lửa lớn, ở giữa một cái hỏa lò hừng hực, hay toàn thế giới đang bị thiêu đốt".

- Phong đại tan rã: Ta càng lúc càng khó thở. Không khí dường như thoát ra ngõ yết hầu chúng ta. Hơi thở vào càng lúc càng ngắn và khó nhọc, hơi thở ra càng lúc càng dài (thở hào hển). Ta nằm bất động với đôi mắt trợn trừng lên. Khi hành uẩn phân tán, tâm trở nên hoang dã, không biết gì về thế giới bên ngoài. Mọi sự trở nên một khối mờ mịt. Cảm giác liên lạc cuối cùng của chúng ta với tình trạng xác thân đang tan mất. Ta khởi sự có ảo giác và thấy các cảnh tượng: nếu trong đời, ta đã tạo nhiều nghiệp ác, ta có thể trông thấy những hình thù ghê rợn. Rồi những ám ảnh và những giây phúc kinh hãi của đời ta bây giờ quay lại, có khi chúng ta hét lên vì kinh hoàng. Nếu ta sống đời với tấm lòng từ bi, bác ái, xót thương và độ lượng, chúng ta có thể kinh nghiệm những cảnh thiên đường đầy hỷ lạc, gặp các bạn bè thân yêu hoặc những bậc giác ngộ. Những người sống đời lương thiện, khi chết cảm thấy bình an thay vì sợ hãi. Kalu Rinpoche viết: "Kinh nghiệm nội tâm đối với người sắp chết là một ngọn cuồng phong quét sạch toàn thế giới, kể cả chính mình, một trận gió xoáy cuốn hút toàn vũ trụ".

Vào thời điểm này, máu tụ lại đi vào trong "kinh mạch của sự sống" nằm chính giữa tim ta. Ba khối máu lần lượt tụ lại gây nên ba hơi thở ra cuối cùng. Rồi thình lình hơi thở ta chấm dứt. Chỉ một chút hơi ấm còn lại trong tim ta. Một dấu hiệu của sự sống không còn, và đây là điểm mà sự xét nghiệm lâm sàng cho là: "chết". Tuy nhiên, các bậc thầy Tây Tạng cho rằng vẫn còn tiếp diễn một tiến trình bên trong.

Sự tan rã bên trong

Trong quá trình tan rã nội tâm, ở đấy những tâm trạng và cảm xúc từ thô đến tế tan rã, có bốn tầng lớp tâm thức vi tế được gặp gỡ. Ở đây, tiến trình chết phản ảnh ngược lại với tiến trình đầu thai. Khi tinh huyết cha mẹ gặp gỡ, tâm thức ta do nghiệp thúc đẩy, bị kéo vào. Trong thời kỳ phát triển bào thai, tinh chất của cha, một hạt nhân "trắng và phúc lạc" an trú trong luân xa ở đỉnh đầu, trên cùng của huyệt đạo trung ương. Tinh chất của người mẹ, một hạt nhân "đỏ và nóng" an trú trong luân xa nằm dưới rốn chừng bốn ngón tay. Chính từ nơi hai tinh chất này mà những giai đoạn kế tiếp của sự tan rã xảy ra. Với sự biến mất của ngọn gió giữ nó lại đấy, tinh chất màu trắng đi đến huyệt đạo về phía trái tim. Bên ngoài có tướng màu "trắng" hiện ra như "một bầu trời trong sáng dưới ánh trăng". Bên trong, ý thức chúng ta trở nên vô cùng sáng suốt, và tất cả những tâm trạng do sân giận, gồm 33 thứ, đều dứt. Giai đoạn này gọi là "xuất hiện". Rồi tinh chất của mẹ bắt đầu đi lên qua huyệt đạo trung ương, khi ngọn gió giữ nó nguyên chỗ đã biến mất. Tướng bên ngoài là một màu "đỏ" như mặt trời chiếu trên nền trời trong. Bên trong, có một cảm giác phúc lạc phát sinh, và những tâm trạng do tham dục, gồm 40 thứ tất cả, ngưng hoạt động. Giai đoạn này gọi là "tăng trưởng".

Khi hai tính chất đỏ, trắng gặp gỡ ở tim, tâm thức được kèm theo trong ấy. Tulku Urgyen Rinpoche, một bậc thầy lỗi lạc ở Nepal, nói: "Kinh nghiệm ấy giống như bầu trời và trái đất gặp nhau". Bên ngoài, chúng ta thấy xuất hiện một màu "đen", giống như một bầu trời trống rỗng chìm trong màn đêm dày đặc. Tướng bên trong là một trạng thái tâm thức không có tư tưởng. Bảy trạng thái tâm do ngu si và vọng tưởng đi đến chấm dứt. Điều này được gọi là "thành tựu". Khi chúng ta hơi tỉnh giác trở lại, ánh sáng căn bản lóe lên như một bầu trời vô nhiễm không mây mù. Đôi khi đấy gọi là "tâm với ánh sáng trong của sự chết". Đức Đạt lai Lạt ma nói: "Tâm thức này là tâm thức sâu xa nhất. Chúng ta gọi nó là Phật tính, suối nguồn thực sự của mọi thức. Dòng tương tục của tâm thức này kéo dài ngay cả đến khi thành Phật quả;.

Đặc tính phổ quát của tiến trình chết đối với mọi loài chúng sinh

Tiến trình chết là một tiến trình phổ quát mà tất cả chúng sinh từ lớn nhất cho đến nhỏ nhất như côn trùng cũng đều trải qua như nhau. Tuy nhiên, tiến trình này có thể đổi khác tùy từng cá nhân và những thay đổi này có thể xảy ra do hậu quả của những chứng bệnh đặc biệt và tùy thuộc vào tình trạng các huyệt đạo, khí lực hay tinh thần của người sắp chết. Trong trường hợp chết bất ngờ hay chết vì tai nạn, tiến trình này cũng vẫn xảy ra, nhưng cực kì nhanh chóng.

Tóm lại, để hiểu một cách rốt ráo điều gì xảy ra khi chết là xem sự tan rã bên trong và bên ngoài như một sự sinh khởi và phát triển tuần tự những tầng lớp tâm thức càng lúc càng vi tế. Khi tiến trình chết tuần tự diễn ra, mỗi tầng lớp tâm thức nổi lên trên sự tan rã liên tục của hợp thể thân tâm để đi dần đến sự hiển lộ hoặc là thanh tịnh giải thoát, hoặc là tùy theo nghiệp báo chiêu cảm vào trong lục đạo.

chieclavotinh
09-12-2021, 02:46 AM
When My Time Comes

https://www.c-span.org/video/?468857-1/when-time-comes

chieclavotinh
11-21-2021, 02:08 AM
“Sân ga một đám đứng chờ tàu,
Toàn bạn già xưa biết mặt nhau.
Tàu chật, có người lên được trước;
Chậm chân, kẻ đợi chuyến tàu sau.
Một đi là chẳng quay đầu lại,
Áo trắng trên người đủ kín thân.
Ra đi giống thuở ai vừa đến,
Tàu suốt trăm năm chỉ một lần.
Sân ga thấp thoáng bóng người già,
Họ sẵn sàng về cõi thật xa.
Hình như trong đám trông chờ ấy,
Có bạn thân tình, có cả ta”.

Tử Biệt
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Cổ nhân ta vẫn thường nói tới chu kỳ kín của đời người “Sinh, Lão, Bệnh, Tử”.

Vâng: có sinh thì có tử, nhưng “sinh thì hữu kỳ, tử thì vô hạn”. Nặng bụng cưu mang chín tháng mười ngày là biết rằng con sẽ “nhập thế cuộc”, chào đời. Còn mặc áo mới vĩnh viễn ra đi thì chẳng biết khi nào, ra sao.

Sinh ly, tử biệt. Vào đời là tạm thời chia ly với cơ thể người mẹ. Rời khỏi cuộc đời là tạm biệt với nhân gian. Hẹn lại cùng nhau gặp ở “cõi thật xa”: Niết Bàn, Thiên Đàng, Aara, Elysium, Soma, Jahannan...Hoặc Địa Ngục để mặt đối mặt với Diêm Vương, luận tội kể công.

Với thân xác, bệnh tật thì học giả Ngô Tất Tố đã thoát dịch bốn câu thơ của vua Trần-Thái-Tôn như sau:

“Cũng bởi có thân mà có bệnh
Ví bằng không xác quyết không đau.
Phép tiên chớ vội khoe không chết,
Thuốc thánh còn chưa chắc sống lâu”.

Chưa chắc sống lâu thì có ngày phải biệt tử.

Mà Voltaire đã nói “Lúc ta chào đời là đã một bước đi về cõi chết”. Đúng chăng là con người bắt đầu chết ngay từ lúc sinh ra và trong chu kỳ kín, cái kết cuộc nối liền với khởi điểm.

Guillaume Amerye (Abbé de Chaulieu) thì rõ ràng hơn “Cái chết chỉ là sự kết thúc cuộc đời; Nỗi thống khổ, niềm sung sướng không cùng mang theo”-.La mort est seulement le terme de la vie; De peine ni de biens elle nest point suivie”.

Với Napoleon Đại Đế “Chết là giấc ngủ không mơ” và Shakespeare:“ Kẻ nào chết rồi là sạch nợ”.

Nói vậy thì chết cũng đơn giản như sanh, đôi khi ồn ào, lộn xộn hơn.

Có người đã ví sự chết của cơ thể như sự tắt của một nhà máy với những động cơ, giây điện. Nhà máy không im lặng ngưng hoạt động khi ta ngắt nút kiểm soát tắt mở mà mọi bộ phận còn cót két rên rỉ kêu trong khi chậm lại rồi ngưng.

Ngoại trừ bất thần chết vì tai nạn, thương tích hoặc cơn dột quỵ suy tim, cơ thể cũng cót két, rên xiết trước khi sự sống hoàn toàn ngưng.Vì thế Dylan Thomas có nhận xét rằng “Chúng ta không nhẹ nhàng đi vào tử biệt mà thịnh nộ, nổi khùng trước sự tắt lịm của ánh sáng”.

Nhưng có người tin rằng ở nội tâm thì lại bình an.Tuy ồn ào nhưng sự chết luôn luôn xác thực. Nhiều người đã tìm được bình an và chân giá trị trong sự xác thực này.

Tư Mã Thiên có ghi: “Nhân cố hữu nhất tử: Tử hoặc trọng ư Thái Sơn, hoặc khinh ư hồng mao”. Do đó mới có nguời khi đối diện với tử thần thì sợ hãi, phủ nhận, cô lập, giận dữ rồi năn nỷ điều đình để rồi cuối cùng cũng phải chấp nhận. Vì số trời đã định.

Y giới thường được huấn luyện để cứu chữa bệnh nhân và kéo dài sự sống trong đó họ đạt được phần thưởng về tinh thần cũng như tài chánh.Nhưng khi không ngăn chặn được sự chết thì họ hết hứng thú và thường chuyển sang đối tượng khác. Và nguời bệnh đôi khi bị quên lãng, đơn độc ra đi trong tình cảm gia đình, tôn giáo.

Mà ra đi thì xác còn đó, hồn đi đâu, chẳng ai hay. Cho nên Shakespeare đã ví “ Chết chỉ là một cuộc du lịch nhưng chẳng ai quay trở lại”. Để nói cho nhau biết chết ra sao, như thế nào, và bên kia vui hay buồn, thái bình hay binh đao, độc tài hoặc dân chủ...Chẳng ai “báo cáo” nên người tiễn đưa phải suy luận, tìm hiểu về người ra đi. Đi như thế nào, lúc nào, ra sao.

Từ nhiều thế kỷ, chết được hiểu như là khi con người mất hết các chức năng sống: tim ngừng đập vĩnh viễn, hơi thở không còn. Nhưng khi nào thì mạng sống đó được coi như là không còn sống. Đó là điều mà giới y, luật gia, triết nhân, các vị học giả, thường dân, người làm chính trị đã và đang ồn ào, hăng say thảo luận, góp ý.

Vì tạm thời tim ngưng đập, hơi thở gián đoạn khoảng 6 phút mà các bộ phận sinh tử chưa bị tổn thương, con người tưởng như đã mãn phần thì y học hiện đại đã phục hồi được các chức năng và cứu sống nhiều người.

Vì vậy tiêu chuẩn não-tử brain death được thêm vào.

Não là trung tâm của hệ thần kinh.

Cuống não kiểm soát các chức năng duy trì sinh lực của các cơ quan, bộ phận.

Não trên điều hòa ý nghĩ, trí nhớ, tình cảm con người.

Năm 1968, Đại Học Y Khoa Harvard đề nghị bốn tiêu chuẩn cho não tử:

a- Không đáp ứng với cảm giác sờ mó, âm thanh và các kích thích ngoại vi;

b- Không còn cử động và không còn hơi thở tự phát (spontaneous breathing);

c- Không cón tác động phản xạ.

Phản xạ (reflex) là một sinh hoạt tự động hay không chủ ý do một vòng thần kinh tương đối đơn giản gây ra mà không nhất thiết liên quan tới ý thức. Chẳng hạn khi dùng kim chích nhẹ vào tay một người, thì kim đau sẽ gây ra cử động phản xạ tự vệ tức thì để rút ngón tay lại trước khi não có thời gian gửi cảm giác đau tới các cơ quan liên hệ.

d- Không còn ký hiệu não điện đồ hoặc bất cứ hoạt động điện năng nào từ tế bào não.

Từ năm 1929, bác sĩ thần kinh tâm trí người Đức Hans Berger đã khám phá ra là não bộ có những luồng điện phát ra trong khi não hoạt động. Nhưng khi đó không ai tin. Phải đợi tới khi nhà bác học người Anh Edgar Adrian cụ thể chứng minh được sinh hoạt điện năng này của não thì mọi người mới chấp nhận và Edgar được Nobel Prize vào năm 1932 cùng với Sir Charles Sherrington nhờ kết quả việc nghiên cứu này.

Ngày nay nhiều máy móc tối tân đã ghi nhận được các sinh hoạt điện năng của não bộ với các sóng alpha, beta, delta, theta. Rồi lại còn MRI, PET scan ghi lại các tín hiệu cũng như thay đổi hóa chất của não khi nghỉ cũng như khi làm việc.

Trong tương lai gần đây, chắc là các ý nghĩ thầm kín của ta cũng sẽ được máy móc tìm ra, đọc được.

Tiêu chuẩn não-tử của đại Học Harvard cũng không được mọi giới công nhận là một thử nghiệm để kết luận sự chết. Mỗi quốc gia có những tiêu chuẩn khác nhau.

Từ năm 1981, Hoa Kỳ định nghĩa chết như sự ngưng không đổi ngược của toàn bộ não kể cả phần cuống là nơi điều hòa hô hấp, tuần hoàn và các chức năng khác.Và về pháp lý, các điều kiện trên phải kéo dài sau 12 giờ.

Khi còn ở trong tình trạng thực vật (vegetative state) thì cuống não còn hoạt động và tiếp tục giúp hoàn thành sự hô hấp, tuần hoàn và vài nhiệm vụ khác; nhưng phần não trên điều hòa sự suy tư, thu nhận cảm xúc không còn nữa.

Khi rơi vào tình trạng Permanent vegetative state là tình trạng không có ý thức vĩnh viễn, không đổi ngược trong đó không có cử động tự ý hoặc bất cứ khả năng nhận biết nào; không còn khả năng chủ ý truyền đạt hoặc tương tác với ngoại cảnh. Người bệnh đôi khi rơi vào tình trạng nhìn theo mà không còn biết gì (coma vision.)

Cho nên rơi vào Não Tử thì ít khi thoát lưỡi hái Tử Thần dù có cấp cứu tiến bộ tinh vi; tình trạng thực vật vegetative lại vẫn còn nhờ sự toàn vẹn của cuống não để điều khiển một số chức năng của cơ thể cho nên có thể kéo dài sự sống vật vờ cả nhiều năm...

Tử biệt

...Maria được Chúa và Đức Mẹ ban cho tuổi thọ 94, kéo dài sự sống được 10 năm sau khi người chồng thân yêu của bà bình an vĩnh viễn ra đi trong một cơn stroke vào ban đêm. Từ đó bà ở với con này con kia mỗi nơi một vài tháng, nửa năm để bớt đơn côi.

Bà tương đối vẫn mạnh khỏe ngoài vài bệnh thông thường của tuổi già, rất siêng năng lần hạt mân côi và luôn luôn liên lạc, khích lệ con cháu trong sự nghiệp, bổn phận đối với gia đình và xã hội.

Mấy tháng gần đây, bà cảm thấy trong người như không được khỏe cho lắm và bà được đưa vào điều trị tại bệnh viện hơn một tuần rồi xuất viện, về nghỉ ngơi theo dõi bệnh tình ở Skill Nursing Facility do các nữ tu dòng Franciscan tổ chức có nhân viên tận tình chăm sóc. Bà enjoy nếp sống ở đây, tham gia tất cả các sinh hoạt, vui vẻ với mọi người. Bà luôn luôn điện thoại cho con cháu xa gần, khoe là bà cảm thấy hạnh phúc sung sướng lắm…

Rồi một đêm, người nhà được thông báo là bà cảm thấy trong người mệt mỏi, ngực hơi đau, khó thở, đầu hơi choáng váng và được đưa vào phòng cấp cứu. Bà yếu dần, nằm mấy ngày, rồi nhẹ nhàng ra đi trước sự chứng kiến của các con. Bà đã được gọi về nước Chúa, sau khi đã được chịu các phép bí tích của giáo hội…

Trong khi đó, sự ra đi của Lão Tam, một người thân quen trong gia đình, lại có tính cách kinh điển hơn.

Lão được Trời ban cho tuổi thọ gần bát tuần. Ông tương đối vẫn mạnh khỏe, không bệnh kinh niên, không phải dùng thuốc gì, ngay cả Tam Tinh Hải Cẩu hoặc nhân sâm, cao hổ cốt..

Nhưng từ nửa năm nay, Lão thấy sức khỏe mỗi ngày mỗi giảm.Lão không còn sinh lực như mấy năm trước, ít quan tâm tới mọi sự chung quanh, đôi khi muốn xa lánh mọi người. Khẩu vị giảm, nhai nuốt khó khăn và ông thấy thực phẩm là không cần thiết. Ông rất sợ khi người thân ép uống súp, ăn thịt, chỉ sợ bị nghẹn, ói. Có những ngày ông ngủ li bì, như để tiết kiệm sinh lực cho những chức năng quan trọng.

Ông bồn chồn trong lòng, nằm ngồi không yên như nhớ như quên điều gì muốn làm muốn thôi, muốn nhắc nhở vợ con. Rồi thở dài, ngán ngẫm. Vào đêm khuya vắng, ông dường như thấy cha mẹ ông xuất hiện đâu đây, ân cần nói chuyện với ông.

Có lúc ông lên kinh, chân tay co giựt, hàm cứng lại. Giá có ai bóp tay bóp chân cho mình lúc này nhỉ!.

Ông thấy nhịp tim chậm dần, nhẹ hơn. Hơi thở đôi khi như hụt và nông. Tuần hoàn kém, thân ông giá lạnh vì thiếu máu. Da ông xanh nhợt. Não thiếu oxy nên ông hay choáng váng mày mặt, kèm theo những cơn nhức đầu kéo dài khó chịu. Ngượng ngùng hơn là nhiều lần ông không kềm hãm được đại tiểu tiện, bài tiết trên giường. Người toát ra mùi hôi; nước miếng hoen khóe mép, đóng cặn.

Xương thịt, nội tạng ông đôi khi đau nhức, nhưng không kéo dài lâu. Ông nhớ có người nói, cận tử thì cơ thể tiết ra vài hóa chất giúp giảm sự đau, sự quằn quại khi mô bào, bộ phận bước vào giai đoạn đau đớn của sự chết (agony phase of death). Các bộ phận trong hình hài ông ngưng dần, bộ phận nọ tiếp nối bộ phận kia như những quân bài domino đè lên nhau mà ngả xuống.

Ông mỉm cười chờ đợi. Một ngày đẹp trời nào đó, mắt ông sẽ mờ dần, đồng tử mở rộng nhưng bất động, để đón nhận thêm nhiều ánh sáng. Không gian tối dần, như Victor Hugo than phiền “ Tôi chỉ thấy bóng tối” hoặc Emily Dickinson “...sương mù đang bao phủ quanh tôi”. Bắt chước Goeth, ông kêu lên “ Light! more light”, cho tôi thêm ánh sáng !. Để lần cuối nhìn thấy cuộc đời. Rồi ông lịm dần, lịm dần.

Chỉ trong vài giờ, cơ thịt ông co cứng, giá lạnh, xanh lợt. Rồi vài chục giờ sau, cơ thể ông mềm, mô bào tự hủy hoại vì hóa chất tiết ra, rồi thoái rữa vì đám vi khuẩn trong ruột già ruột non đua nhau lan tràn phá phách đó đây.

Rồi thân xác này sẽ được chôn cất dưới lòng đất xâu. Cát bụi lại về cát bụi…

Ông nhớ là cách đây vài tháng, khi linh cảm rằng sẽ đi xa, ông đã làm di chúc. Xin đừng móc dây móc máy vào người tôi khi tôi hấp hối. Cho phép tôi ra đi lành lặn như khi tôi tới. Trên giấy tờ hộ tịch sẽ được ghi tôi chết vì natural cause, rất tự nhiên, điều mà nhiều người mong ước. Và xin cảm ơn mọi người đã chăm sóc tôi, đã lưu tâm tới “những nhu cầu cận tử” nhu cầu của người trên ngưỡng cửa tử vong”.

Lão Tam sẵn sàng ra đi.

Như Thomas Edison reo lên Bên kia thế giới sao mà đẹp “It is beautifull over there”!

Và bình thản đợi chờ như nhà văn lão thành MặcThu viết nhân chuyến “tiễn đưa” nhà văn Mai Thảo.

“Sân ga một đám đứng chờ tàu,
Toàn bạn già xưa biết mặt nhau.
Tàu chật, có người lên được trước;
Chậm chân, kẻ đợi chuyến tàu sau.
Một đi là chẳng quay đầu lại,
Áo trắng trên người đủ kín thân.
Ra đi giống thuở ai vừa đến,
Tàu suốt trăm năm chỉ một lần.
Sân ga thấp thoáng bóng người già,
Họ sẵn sàng về cõi thật xa.
Hình như trong đám trông chờ ấy,
Có bạn thân tình, có cả ta”.

Vâng. Có cả ta.

chieclavotinh
03-06-2022, 02:08 AM
What is a good death? How my mother planned hers is a good road map for me.
Cynthia Miller-Idriss

Years ago, I called my brother to ask whether he would serve as my health proxy, charged with making decisions about my care in the event of some unforeseeable disaster.

“Sure,” he said affably, and then added: “You should be mine, too. I mean, if I lost a leg or something, I wouldn’t want to live. You’d pull the plug, right?”

Unsettled by our widely disparate visions of a good life — and a good death — I quickly hung up and called my sister instead.

But more than a decade later, as we saw our mother succumb to the final stages of an indignant, drawn-out death from Alzheimer’s disease, I find myself returning to my brother’s words. I still find his view of a good life terribly narrow: If I lost a leg, I would certainly want to live. But I have also come to appreciate his utter certainty about what a good life — and a good death — looks like for him.

Most of us avoid thinking about death, which makes a good one harder to come by. Two-thirds of citizens in the United States do not have a living will. Although most Americans say they want to die at home, few make plans to do so, and half will die in hospitals or nursing homes instead — a situation Katy Butler, author of “The Art of Dying Well,” attributes in part to our “culture-wide denial of death.”

Even healthy people need a living will, but many don’t want to think about it.

Specifying what a good death means is especially important for dementia patients, who will lose the ability to express their own wishes as the disease progresses. In the early stages, patients have time to reflect and clarify what they do and do not want to happen at the end of their lives. But these options dry up quickly in later stages.

This means that most families are left with a terrible series of guesses about both medical interventions and everyday care. Are patients still enjoying eating, or do they just open their mouths as a primitive reflex, as one expert put it, unconnected to the ability to know what to do with food? What kinds of extraordinary resuscitation measures would they want medical staff to undertake?

In the absence of prior directives, such considerations are estimates at best. As I sat beside her one recent morning, my mother repeatedly reached a shaky hand to her head, patting the side of her face. Puzzled, I leaned in.

“Does your head hurt?” I wondered. She moved her palm with painstaking slowness from her head to mine, cradling my cheek. “Are you in pain?” I asked. Her mouth parted, but no words came. My eyes welled. Is this the path to the good death she wanted?

I may never know the answer. But over time, I did learn how to help her have a better one. One afternoon, after she was frightened by the efforts of two nurses in her residential dementia care facility to lift her from a wheelchair, a quiet phrase slipped out of her mouth. “There you go,” she murmured calmly, just as she had for a thousand childhood skinned knees and bee stings. She was consoling herself, I realized, and teaching me how to do it at the same time.

I learned to read micro-expressions, interpreting small facial shifts for fear, anxiety or contentment. I discovered I could calm her breathing with touch: holding her hand or settling my hand on her leg. She would visibly relax if I made the shushing sounds so second-nature from the sleepless nights I’d rocked my own babies.

“It’s okay, love, you’re okay, I’m here, I love you,” I would murmur, patting her shoulder. She would sigh, and close her eyes.

Some of the path to her good death was luck. Michelle, another dementia resident, decided she was my mother’s nurse. She sat beside her constantly, holding her hand and tucking small morsels of coffeecake between her lips. Whenever I arrived, Michelle would spring up, give me a surprisingly fierce hug and offer her informed assessment of how my mother was doing. “I take care of her,” she told me repeatedly, stroking my mother’s cheek.

Other parts of her good death came through privilege. She was the last of a generation of teachers to retire with a significant pension, easing the substantial financial burden of 24-hour care. My father’s own secure retirement enabled him to care for her at home for years, and to spend hours with her every day after she moved into a residential care facility.

But her good death is also a result of planning. Having laid out her wishes with some precision, my mother was part of the minority of Americans with an advanced directive specific to dementia. This means that we knew she wanted comfort feeding, but no feeding tube. A DNR (do not resuscitate) order helped guard against unnecessary pain and suffering — the broken ribs common in elderly resuscitation attempts, for example — in case of a catastrophic event. In the end, her wishes were followed: there were no tubes and no machines.

Some indications suggest more Americans are starting to think about what a good death will look like.

There are initiatives to encourage people to talk about end-of-life care. The Death over Dinner movement suggests groups of friends host dinner parties to process how they feel about death. “How we want to die,” the movement’s website prompts, “represents the most important and costly conversation America isn’t having.” Indeed, advising people on how to die well may be the logical next step for a burgeoning wellness industry that has captivated the attention of a generation trying to live a better, more balanced life.

There is no way to know for certain whether my mother’s death was the good death she wanted. But her willingness to think it through left us with less guesswork than most — and provided a good map for me as I tried to figure it out.

I am not sure I could ask for anything more.

chieclavotinh
06-05-2022, 03:12 AM
Near Death Experience (NDE): Kinh nghiệm cận tử

https://shop.goop-img.com/cdn-cgi/image/height=300,width=300,dpr=3,format=auto,onerror=red irect,metadata=copyright/spree/images/attachments/000/019/423/large/open-uri20170928-66-56vg9n?version=1506556911.webp


Cảnh Giới Bên Kia Cửa Tử
Nguyên Ngọc

Hiện nay luân hồi tái sinh là một đề tài nóng bỏng ở xã hội Tây Phương nói chung và Hoa Kỳ nói riêng. Chương trình 60 Minutes ngày 30 tháng 10, năm 2005 có đề cập đến vấn đề luân hồi tái sinh và báo cáo hiện nay có đến 78% người Mỹ - vào khoảng 200,000,000 dân -- tin có kiếp trước kiếp sau.

Ông Raymond Moody, một giáo sư tiến sĩ và bác sĩ y khoa mà cũng là một nhà nghiên cứu tiền phong về vấn đề luân hồi tái sinh, nói rằng sự hiểu biết về hiện tượng có đời sống khác sau đời sống này (life after life) đã được giấu nhẹm rất kỹ cho đến bây giờ. Nếu ai tò mò muốn tìm hiểu xem người Mỹ nghĩ thế nào về luân hồi chỉ việc vào thăm GOOGLE website, ghi chữ “books on reincarnation” thì thấy một con số khổng lồ là hơn 2,000,000 tài liệu gồm sách và các bài luận giải về nhân quả và luân hồi (karma and reincarnation).

Năm 1975 khi cho in cuốn sách đầu tiên Life After Life sau nhiều năm tiếp xúc với những bệnh nhân chết đi sống lại, bác sĩ Moody nói ông chỉ ghi lại trung thực những câu chuyện này mà không cố ý chứng minh là có một đời sống khác sau khi chết. Ông cũng nói thêm rằng hiện nay chưa ai có thể đưa ra một bằng chứng cụ thể để chứng minh có một cảnh giới bên kia cửa tử nhưng người ta cũng không thể phủ nhận kinh nghiệm của hơn 8 triệu người lớn ở Mỹ và mấy triệu trẻ con, chết đi sống lại đã kể những gì họ thấy được sau khi lìa khỏi xác thân vật lý.

Bác sĩ Moody kể lần đầu tiên ông được nghe tả về cảnh giới bên kia cửa tử do người chết hồi dương kể lại (Near Death Experience) là khi ông còn là sinh viên ban triết ở University of Virginia. Một giáo sư y khoa dạy môn tâm thần học (psychiatry) kể cho sinh viên nghe chính ông đã “chết” đi rồi sống lại hai lần, cách nhau 10 phút. Ông kể lại những chuyện ly kỳ ông được chứng kiến trong thời gian ông “chết”. Thoạt nghe thì anh sinh viên Moody cũng lấy làm lạ nhưng không có ý kiến gì. Anh chỉ cất cái băng thu thanh câu chuyền này để làm tài liệu thôi. Mấy năm sau, ông Moody bây giờ là giáo sư tiến sĩ dạy môn triết ở một trường đại học ở North Carolina. Trong một buổi giảng dạy về thuyết bất tử (Phaedo) của Plato, một nhà hiền triết nổi tiếng của Hy Lạp, một sinh viên xin gặp riêng để hỏi thêm về vấn đề sống chết vì bà của chàng ta đã “chết” trên bàn mổ, sau đó hồi sinh và kể những chuyện bà đẵ chứng kiến rất hấp dẫn. Giáo sư Moody yêu cầu anh sinh viên này kể lại từng chi tiết và ông rất đỗi ngạc nhiên khi thấy những chuyện xẩy ra cho bà già này gần giống những mẩu chuyện ông được nghe từ miệng ông thầy của ông mấy năm về trước. Từ đó ông cố ý thu thập tài liệu về hiện tượng chết đi sống lại. Ông cũng đưa vấn đề này vào trong các bài giảng của ông, nhưng ông không đề cập gì đến hai trường hợp ông được nghe. Ông nghĩ rằng nếu có nhiều người chết đi sống lại thì thế nào sinh viên cũng sẽ nói ra trong các giờ triết. Quả vậy, trong mỗi một lớp học chừng 30 sinh viên khi nào cũng có một anh xin gặp riêng sau giờ học để kể cho ông nghe một câu chuyện chết đi sống lại. Có điều lạ là những mẩu chuyện này có nhiều tình tiết giống nhau tuy người có kinh nghiệm chết đi sống lại gồm nhiều thành phần khác nhau, khác về tôn giáo, về học vấn, và địa vị xã hội.

Khi ông Moody theo học y khoa năm 1972 thì ông đã có một hồ sơ dày cộm về những trường hợp chết đi sống lại. Ông bắt đầu nói đến công cuộc nghiên cứu của ông với nhũng người ông gặp ở trường y. Sau đó, theo lời yêu cầu của một người bạn, ông nhận lời thuyết trình về hiện tượng chết đi sống lại tại một hiệp hội y sĩ và nhiều hội đoàn khác. Và sau mỗi buổi thuyết trình, thế nào cũng có người đứng lên kể lại kinh nghiêm chết đi sống lại của chính mình. Dần đà ai cũng biết tiếng ông nên nhiều bác sĩ đã giới thiệu những bệnh nhân họ cứu sống được mà có những kinh nghiệm lạ lùng trong thời gian họ “chết”. Sau khi vài tờ báo đăng tải tin tức về công cuộc nghiên cứu của ông thì nhiều người tự động gởi những mẩu chuyện xẩy ra cho họ. Ông quyết định chỉ chú ý đến trường hợp những người do bác sĩ chứng thực là đã chết (clinical death tức là tim ngừng đập, óc ngưng hoạt động) rồi được cứu sống lại, và trường hợp những người bị tai nạn, hồn lìa khỏi xác ngay nhưng sau đó lại hoàn hồn, đã kể những sự việc họ chứng kiến.

Trong mấy trăm câu chuyện chết đi sống lại mà tác giả được trực tiếp nghe, bác sĩ Moody nhận thấy tuy kinh nghiệm của mỗi người có điểm khác nhau nhưng tựu trung thì có thể nói có chừng 15 điểm mà ông thấy người ta hay nhắc nhở. Ông dựng lên một trường hợp điển hình như sau:

Bệnh nhân đang giẫy chết, cảm thấy đau đớn vô cùng trong phút giây hồn lìa khỏi xác, rồi đương sự chợt nghe bác sĩ tuyên bố mình đã chết. Y bắt đầu nghe một tiếng động khó chịu, một tiếng kêu ù ù trong tai và đồng thời cảm thấy mình đang lướt đi thật nhanh qua một đường hầm dài tối thui. Sau đó y chợt nhìn thấy thân thể mình bất động nằm đằng kia. Y đứng nhìn bác sĩ, y tá đang cố cứu tỉnh cái thân thể bất động ấy và y cảm thấy tâm thần bị xúc động mãnh liệt. Sau một lúc, y lấy lại bình tĩnh và bắt đầu để ý đến tình trạng kỳ cục đang xảy ra. Y thấy mình vẫn có một “thân thể ” nhưng thân thể này khác hẳn với thân thể mà y vừa trút bỏ lại đang nằm bất động ở đằng kia. Rồi y thấy có nhiều người bước đến thăm hỏi, và trong thâm tâm y hiểu rằng đây là hồn ma của bà con, bạn bè đã qua đời đến giúp đỡ đón tiếp. Y cũng thấy một vị toàn thân tỏa ra một thứ ánh sáng kỳ diệu, dịu dàng hỏi han y nhưng không bằng lời nói, chỉ như theo thần giao cách cảm thôi. Vị này gợi ý cho y tự đánh giá cuộc đời của mình ở cõi trần, giúp y thấy lại những biến cố đã xẩy ra trong đời rõ ràng như nhìn chúng trên màn ảnh. Rồi y thấy mình bước về hướng một hàng rào hay một ranh giới ngăn chia hai cõi: cõi giới bên này và cõi trần. Đồng thời y cũng vừa được biết rằng y phải trở lại cõi trần vì “chưa đến số.” Nhưng y không muốn trở lại chút nào vì y thấy thích thú cõi giới bên này. Y đang cảm thấy được phúc lạc và bình an vô cùng. Tuy nhiên không muốn cũng không được, tự dưng y thấy mình nhập vào cái thân xác vật chất kia và trở lại cõi trần. Sau đó y muốn kể lại những sự việc y chứng kiến nhưng cảm thấy khó khăn. Thứ nhất là chữ nghĩa của thế gian không thể dùng để diễn tả cảnh giới ngoài thế gian. Thứ hai là bị người ta cười, cho là y bịa đặt câu chuyện hoang đường cho nên y ngưng, không muốn kể cho ai nghe nữa. Tuy nhiên cái kinh nghiệm “chết” này đã ảnh hưởng sâu đậm con người y, ảnh hưởng nhất là lối suy nghĩ về sự sống chết ở đời.

Đây chỉ là tổng hợp những chi tiết mà nhiều người nói đến. Không phải ai cũng trải qua những kinh nghiệm như thế. Tác giả nhấn mạnh là không có trường hợp nào giống hệt trường hợp nào, không có ai kinh qua hết 15 điều, nhiều lắm là 12 thôi. Có người chỉ kinh nghiệm chừng tám hay chín điều. Có người khi tỉnh lại thì không nhớ gì hết. Thứ tự những sự việc xảy ra mà họ nhớ được cũng thay đổi, thí dụ có nhiều người nói họ thấy “người ánh sáng” (the “being of light”) khi gần chết, hay ngay sau khi hồn lìa khỏi xác chứ không phải về sau mới gặp. Tuy thế, đây là trường hợp rất hiếm. Phần đông đều kể những sự việc xảy ra theo thứ tự trên.

Sau đây là tóm lượt 15 điều thường xẩy ra:

1. Ngôn ngữ bất đồng

Người nào cũng tỏ vẻ bực bội rằng ngôn ngữ của cõi trần (3-dimensional world) không thể diễn tả đúng những sự việc xẩy ra ở cõi giới kia. Một bà nói rằng “Tôi biết thế giới mà tôi được thấy là một thế giới có hơn 3 chiều nên không thể nào diễn tả được hết những điều tôi muốn nói với thứ ngôn ngữ của thế giới 3 chiều của chúng ta.”

2. Nghe tin mình đã chết

Nhiều người kể rằng họ nghe được chính bác sĩ hay những người ở bên cạnh họ tuyên bố họ đã chết. Sau đây là câu chuyện của bà Martin: “Tôi vào bệnh viện nhưng họ không tìm ra bệnh. Dr. James đưa tôi sang phòng quang tuyến để soi gan tìm bệnh. Vì tôi bị dị ứng với nhiều thứ thuốc nên họ thử trên cánh tay tôi trước. Thấy tôi không có phản ứng gì, họ liền chích cho tôi thứ thuốc ấy. Nhưng lần này thì tôi phát dị ứng liền và chết ngay. Tôi nghe bác sĩ quang tuyến, người vừa chích thuốc cho tôi, bước đến dở máy điện thoại. Tôi nghe rõ tiếng ông quay từng con số và nghe ông nói, 'Dr. James, tôi đã giết bệnh nhân của ông. Bà Martin chết rồi.' Nhưng tôi biết tôi không chết. Tôi cố cử động, cố tìm cách nói cho họ biết là tôi chưa chết nhưng tôi không thể làm gì được. Rồi thấy họ làm thủ tục cấp cứu. Tôi nghe họ nói cần bao nhiêu dung lượng (cc -- centicube?) thuốc chích cho tôi nhưng tôi không cảm thấy gì khi ông chích đâm vào da. Tôi cũng không có cảm giác gì khi họ chạm vào người.” Trường hợp một thanh niên “chết” sau một tai nạn xe cộ nhớ lại rằng anh ta nghe một bà đứng gần đó hỏi, “Ông ấy chết rồi há?” và một người khác đáp, “Vâng, ông ta chết rồi.”

3. Tâm an bình và tịch tịnh

Số đông kể rằng họ tận hưởng được một cảm giác thật an lạc, thật khoan khoái khi mới thoát ra khỏi cái xác phàm của mình. Một người bất tỉnh ngay sau khi bị thương nặng ở đầu kể rằng khi mới bị chấn thương thì anh cảm thấy đau nhói nhưng chỉ một thoáng thôi, rồi sau đó anh có cảm tưởng như mình đang bình bồng trôi trong một phòng tối. Mặc dù hôm ấy trời lạnh lắm mà anh cảm thấy rất ấm áp trong khoản không gian âm u này. Anh thấy tâm thần mình bình an thoải mái lạ lùng và anh chợt nghĩ “chắc là mình đã chết rồi.” Một bà vật vã, đau đớn và ngất đi sau một cơn đau tim. Khi được cứu tỉnh bà kể, “Tôi bắt đầu cảm thấy sung sướng lạ, mọi lo âu buồn phiền biến mất, chỉ còn lại một cảm giác bình an, thoải mái, thanh tịnh. Tôi không còn cảm thấy đau đớn nữa.” Một người lính “chết” trận ở Việt Nam kể khi bị trúng đạn tự nhiên anh thấy như trút được một gánh nặng. Anh không cảm thấy đau đớn gì mà trái lại anh thấy khoan khoái, an lạc vô cùng.

4. Âm thanh

Nhiều âm thanh lạ được tả lại, hoặc khi sắp chết hoặc khi vừa tắt thở. Người thì nghe một thứ tiếng rất khó chịu như trường hợp một người đàn ông “chết” trong thời gian 20 phút trên bàn mổ (mổ bụng) nói là ông nghe một tiếng kêu ù ù rất khó chịu. Tiếng kêu như phát ra từ trong đầu mình chứ không phải từ bên ngoài. Ông không bao giờ quên được tiếng kêu rù rù quái ác ấy. Một người đàn bà kể khi vừa ngất đi thì bà nghe một tiếng rì rì lớn và bà đang chơi vơi bay lộn lòng vòng trong không gian. Bà còn nghe một thứ tiếng khác cũng khó chịu lắm như tiếng động lạch cạch, tiếng va chạm hay tiếng rống mà cũng như tiếng gió hú. Những người khác thì nghe một âm thanh dễ chịu như âm nhạc như trường hợp một bệnh nhân “chết” trên đường đến bệnh viện, khi được cứu tỉnh lại ông kể là ông nghe một âm thanh như âm ba của nhiều cái chuông nhỏ từ đằng xa theo gió vọng lại làm ông nghĩ đến mấy cái chuông gió (wind bells) của Nhật và ông chỉ nghe một âm thanh này thôi. Một người đàn bà trẻ thì kể khi vừa bất tỉnh, cô nghe một thứ âm nhạc kỳ diệu mà cô không tả được.

5. Đường hầm tối

Đồng thời vừa khi nghe tiếng động thì người ta cảm thấy như bị hút mạnh vào một khoảng không gian u tối. Người thì nói giống như vào một hang động; người thì bảo sâu hút như một cái giếng; người khác thì tả như một khoảng không, một đường hầm, một ống xoắn, một cái chuồng, thung lũng, ống cống, hoặc khoảng không của một vật thể hình trụ. Tuy được diễn tả khác nhau nhưng điều này cho thấy người nào cũng trải qua kinh nghiệm này. Một người đàn ông 36 tuổi kể lại kinh nghiệm chết của ông lúc còn là đứa trẻ 9 tuổi. Ông nói tuy đã 27 năm rồi nhưng không bao giờ ông quên được kinh nghiệm lạ lùng này. Người nhà đưa đứa nhỏ vào bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ quyết định mổ liền nên chụp thuốc mê (ether) vào mặt. Khi đứa nhỏ ngửi thuốc mê thì tim ngừng đập ngay. Người ta kể cho nó nghe sau này chứ lúc đó nó nói nó chỉ nghe tiếng reo brrrrrrnnnng - brrrrrnnnng - brrrrrnnnng đều đặn, rồi thấy như mình di động qua một chỗ tối tăm, nghe thì có vẻ kỳ cục vì chỗ ấy dài và tối như ống cống hay cái gì đó mà nó không tả được. Trong khi nó bị đẩy đi trong chỗ tối ấy thì tai nó vẫn nghe tiếng reo.

Một bệnh nhân khác kể khi tim anh ngừng đập vì bị dị ứng với thuốc mê thì anh thấy mình như bay qua một quãng không tối tăm có thể ví như một đường hầm với một tốc độ cực nhanh như một con tàu đang lao đầu bay xuống ở một công trường giải trí (roller coaster train at an amusement park). Một đứa trẻ khác kể kinh nghiệm chết của nó sau khi bị té xe đạp, “tôi có cảm tưởng như đang đi qua một thung lũng rất tối, tối đến nỗi không nhìn thấy gì khác nhưng trong tâm lại cảm thấy bình yên phúc lạc lạ lùng, một tâm vô quái ngại không còn sợ hãi điều gì nữa.” Một bà “chết” vì bệnh viêm phúc mạc (peritonitis), nói, “Khi ấy, bác sĩ gọi anh và em gái tôi vào nhà thương nhìn mặt tôi lần cuối. Y tá chích cho tôi một mũi thuốc để tôi được đi một cách nhẹ nhàng. Tôi thấy mọi sự vật bắt đầu chập chờn lùi ra xa và thấy mình chui đầu vào một đường hầm rất tối và hẹp chỉ vừa đủ chỗ cho một người. Và cứ thế tôi trượt dần xuống...” Một bà khác kể sau khi “chết” vì tai nạn xe cộ, bà thấy mình êm đềm chui qua một đường hầm vòng tròn. Về sau khi thấy một chương trình TV có nhan đề “Đường Hầm Thời Gian (The Time Tunnel) mà người ta phải chui qua để đi ngược về thời quá khứ thì bà nói đường hầm mà bà đã đi qua có thể ví như đường hầm hình xoắn ốc này.

6. Giây phút bước ra khỏi xác phàm

Tuy ai cũng biết rằng cái “ta” gồm hai phần, thân thể và trí óc (body and mind), nhưng ít ai để ý đến phần trí óc vì cho rằng có thân xác vật lý thì trí óc mới hoạt đông được. Vì vậy nên nhiều người cho rằng không thể nào có một đời sống nào khác ngoài đời sống với tấm thân vật lý này. Cho nên trong quá trình chết đi sống lại, ai cũng bị ngạc nhiên quá mức khi họ được ngắm nghía thân xác bất động của họ như một khách bàng quan. Một bà kể, “Tôi nhập viện vì đau tim. Sáng hôm sau, khi cảm thấy đau nhói ở ngực, tôi vội bấm nút gọi y tá. Họ chạy vào và bắt đầu làm thủ tục cấp cứu. Đang nằm ngửa khó chịu quá nên tôi trở mình muốn nằm sấp, và khi vừa trở mình thì tôi thở hắt và tim ngưng đập. Tôi nghe mấy bà y tá la lên, 'Code pink! Code Pink' báo hiệu tôi vừa tắt thở. Khi nghe mấy bà la lối thì tôi cũng vừa thấy mình bước ra khỏi thân thể, tụt dần khỏi tấm nệm xuyên qua mấy song chắn ở giường và tụt xuống sàn nhà. Khi đã đụng sàn rồi thì tôi bắt đầu bay lên, cũng vừa lúc tôi thấy nhiều y tá khác chạy tới, bác sĩ gia đình của tôi đang đi thăm bệnh nhân trong nhà thương nên họ gọi ông đến. Tôi thấy mình bay lên gần chạm trần nhà rồi dừng lại và nhìn xuống. Tôi cảm thấy mình nhẹ như một tờ giấy bị ai thổi lên trần nhà. Lơ lửng ở trên ấy, nhìn xuống tôi thấy mọi người đang loay hoay lo cứu sông thân xác bất động của tôi trên giường. Một bà y tá nói, ‘Lạy Chúa tôi, bà đi rồi!’, một bà y tá khác cúi xuống miệng áp vào miệng tôi cố chuyền hơi thở cho tôi. Tôi chỉ nhìn thấy phía lưng bà. Tôi vẫn còn nhớ mái tóc ngắn của bà, vừa lúc ấy thì người ta đẩy vào phòng một cái máy cứu cấp chạy điện và người ta để bàn xốc lên ngực tôi. Tôi thấy toàn thân tôi giật nẩy lên và nghe xương cốt trong người kêu răng rắc, một cảnh tượng hãi hùng! Bỗng dưng tôi nghĩ sao họ phải nhọc nhằn như vậy chứ, tôi vẫn yên ổn ở đây mà.”

Một người trẻ tuổi kể rằng hai năm trước khi anh vừa 19 tuổi, anh lái xe đưa một người bạn về nhà. Khi đến một ngã tư, anh thắng lại, nhìn hai bên rồi nhấn ga thì vừa nghe người bạn hét lên và anh thấy ánh đèn pha thật chói của một chiếc xe chạy quá tốc độ đang đâm sầm vào xe anh và anh nghe cả tiếng “rầm” chát chúa khi xe kia húc bên hông xe anh; và trong chớp mắt anh thấy mình như đang đi vào một vùng tăm tối, nhưng chỉ một thoáng thôi, rồi anh thấy mình chơi vơi bay bổng lên hỏng mặt đất chừng một thước rưỡi, và cách chiếc xe bị bẹp dúm chừng hơn bốn thước. Anh thấy nhiều người chạy đến xúm xít quanh chiếc xe, anh thấy bạn anh bước ra khỏi xe ngơ ngác như người mất hồn. Anh cũng thấy cả người anh bị kẹt trong xe và người ta đang cố tìm cách kéo anh ra; hai chân anh quyện vào nhau và máu vung vãi khắp nơi.

Thật là khó mà tưởng tượng được tâm trạng của những người này khi họ thấy mình đứng đây mà sao lại còn có thân hình mình nằm bất động ở đằng kia! Khi hồn vừa lìa khỏi xác, họ chưa ý thức được mình đã chết nên ngẩn ngơ không hiểu được hiện tượng này. Nhiều người muốn nhập vào xác mình lại nhưng không biết làm sao. Có người hoảng sợ lắm nhưng cũng có người không sợ như người bệnh nhân này kể: “Bệnh tôi trở nặng, bác sĩ bắt phải vào nhà thương. Sáng hôm ấy tôi thấy một lớp như sương mù bao phủ quanh tôi và cùng lúc ấy tôi thấy mình bước ra khỏi xác. Tôi thấy mình bình bồng bay lên phía trên và nhìn xuống cái xác mình nằm ở giường nhưng tôi không thấy sợ. Tôi không thấy sợ chút nào, chỉ thấy một cảm giác bình yên trong một khung cảnh êm ả thanh bình. Và tôi nghĩ có lẽ tôi đang đi về cõi chết. Và tôi tự nhủ rằng nếu tôi không nhập trở lại được vào cái xác kia thì tôi chết thật rồi và như vậy cũng không sao.” Một bà bệnh nhân khác, sau một hồi ngơ ngác cố tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra cho mình thì chợt nghĩ ra chắc mình đã chết và thốt ra, “Ô, tôi chết rồi! Thật là êm ái!”

Có một hai trường hợp, người “chết” kể sau khi hồn, ý thức, hay thần thức (soul, mind, consciousness) lìa khỏi thân xác vật lý rồi thì họ biết họ không hiện hữu trong một thân xác nào khác nữa. Mặc dầu họ thấy được hết mọi sự việc chung quanh nhưng không phải thấy qua một thân xác mà chỉ như cảm biết vậy thôi. Có người thì nói họ không nhớ là mình có một tấm thân khác không khi họ lìa khỏi tấm thân vật lý vì họ quá bàng hoàng với những sự việc kỳ lạ đang xảy ra. Nhưng phần đông thì nói rằng vừa lìa khỏi thân xác vật lý thì họ thấy mình có một thân xác khác liền và ở đây thật khó mà diễn tả tấm thân mới này. Mỗi người nói mỗi cách vì ngôn ngữ của thế gian không thể diễn tả cho đúng những hiện thượng ngoài thế gian. Có người dùng chữ thể hồn (spiritual body) để tả tấm thân mới này. Sau một lúc họ nhận ra rằng với thể hồn, mặc dầu họ thấy được, nghe được nhưng những người kia (cõi trần) không thấy họ, không nghe họ. Một bà chết giấc vì ngột thở được đưa vào phòng cấp cứu. Bà lấy làm lạ tại sao bà lại lơ lửng bên trên nhìn về phía mọi người đang cứu cấp cái xác của bà. Bà cố nói chuyện với họ mà chả ai nghe, chả ai để ý đến bà cả!

Nhiều người nói rằng sau giây phút hoang mang lúc đầu, dần đà họ thấy giác quan mới của thể hồn bén nhạy hơn. Họ có thể nhìn thật xa, nghe thật rõ, đọc được ý nghĩ của người khác và chỉ nghĩ đến chỗ nào họ muốn đi thì đã thấy mình ở đó rồi. Nhưng vì họ không trao đổi gì được với những người chung quanh nên họ thấy cô đơn buồn tủi.

7. Gặp những thể hồn khác

Nhiều người kể họ chỉ cảm thấy cô đơn trong chốc lát thôi vì sau đó họ gặp và chuyện trò được với những thân nhân bạn bè đã quá cố đến tiếp đón họ. Một bà kể trường hợp đẻ khó, bà bị mất máu rất nhiều trong khi sinh. Bà nghe bác sĩ nói là bà không sống được nhưng bà thấy mình vẫn tỉnh táo và ngay lúc đó bà thấy nhiều người ở trong phòng xúm xít quanh bà nhưng lạ là chỉ thấy mặt thôi. Đông người lắm, lơ lửng ở phía trần nhà. Bà nhận ra đó là những người đã qua đời, bà thấy bà ngoại và một cô bé bạn học hồi nhỏ cùng nhiều người bà con quen biết khác. Ai cũng có vẻ tươi cười như chào đón bà ở xa về. Một ông khác kể rằng sau khi người bạn thân tên Bob chết vài tuần thì ông cũng suýt chết. Ông thấy mình bước ra khỏi thể xác vật chất và có cảm tưởng như Bob đang đứng cạnh mình. Ông biết đó là Bob nhưng một Bob không giống như hồi còn sống, tuy ông nhìn thấy Bob nhưng không phải nhìn bằng mắt vì chính ông cũng không có mắt! Nhưng lúc ấy ông không nghĩ đến điều này là lạ vì ông không cần có mắt mà vẫn thấy. Ông hỏi dồn Bob, “Bây giờ tôi phải đi đâu, chuyện gì đang xảy ra? Có phải tôi chết rồi không? Nhưng Bob không nói gì cả. Suốt mấy ngày tôi ở bệnh viện, Bob vẫn ở bên cạnh tôi nhưng vẫn không trả những câu hỏi của tôi cho đến ngày bác sĩ tuyên bố là tôi đã thoát chết thì Bob bỏ đi.

8. Đối diện với với “người ánh sáng“

Tuy tình tiết về kinh nghiệm “chết” của mọi người khác nhau nhưng ai cũng nói đến cuộc gặp gỡ một vị thân toàn ánh sáng. Đây có lẽ là một chi tiết lạ lùng nhất đã làm thay đổi cuộc đời của những người chết đi sống lại. Lúc đầu vị này hiện ra trong một thứ ánh sáng lờ mờ, rồi ánh sáng trở nên rõ dần và sau cùng thì hiện toàn thân trong một thứ ánh sáng rực rỡ. Có điều lạ là tuy rực rỡ mà không làm chói mắt (có lẽ họ không thấy chói vì họ không còn có con mắt trần tục nữa). Tuy vị này hiện ra như một tòa ánh sáng mà ai cũng hiểu đây là một người (being) với đầy đủ cá tính nhân phẩm của một cá nhân và vị này đã ban phát cho họ một tình thương yêu không thể dùng lời nói mà diễn tả được và ai cũng quyến luyến muốn kề cận vị này. Có điều lạ là hầu hết mọi người đều tả dung mạo, phong cách của người ánh sáng này giống nhau nhưng khi được hỏi người ấy là ai thì mỗi người nói một cách khác tùy theo niềm tin tôn giáo của họ. Mấy người Do Thái cho rằng họ đã gặp “thiên thần”, người theo đạo Cơ Đốc (Christians) thì nói người ánh sáng này là đấng Christ, người thì cho là mình đã gặp Thượng Đế. Sau khi hiện ra đối diện với thể hồn, vị này bắt đầu hỏi hồn đã sẵn sàng ra đi chưa và trong đời họ đã làm được những gì hay ho đáng nói không. Nói là hỏi và trả lời nhưng không ai dùng ngôn từ bình thường hay nghe giọng nói bình thường. Vị kia hỏi nhưng có vẻ không chờ đợi câu trả lời, làm như vị ấy biết hết rồi. Đặt câu hỏi chỉ như để nhắc nhở hồn nhớ lại những việc mình đã làm trong đời thôi.

9. Nhìn lui quãng đời mình

Sau câu hỏi của “người ánh sáng” nhắc nhở hồn tự kiểm thảo đời mình, vị này cho hồn xem lại quãng đời của mình rõ ràng như được chiếu trên màn ảnh lớn, từ lúc còn nhỏ ở với cha mẹ, lớn lên đi học, đỗ đạt, công danh sự nghiệp vân vân đều hiện lên rất rõ mà dường như “người ánh sáng” nhắc nhở rằng ở trên đời không có gì quan trọng ngoài tình thương. Ai cũng nói khó mà diễn tả quang cảnh này. Làm như họ nhớ lại rõ ràng như thấy nhưng không phải thấy bằng mắt. Họ thấy mình là vai chính đang diễn xuất trên màn ảnh. Họ xúc động, buồn bã, ân hận hay vui cười với diễn viên. Tuy nói là như xem một đoạn phim về đời mình nhưng từ đầu đến cuối chỉ chừng vài phút thôi hay có thể vài chục giây thôi. Họ không khẳng định được thời gian bao lâu. Khi hình ảnh trên màn ảnh bắt đầu xuất hiện thì họ không thấy “người ánh sáng” nữa nhưng họ biết người ấy vẫn ở gần và vẫn chuyện trò với họ. Một người kể rằng khi ông được xem lại quãng đời niên thiếu của ông với cô em gái, người mà ông rất thương yêu; “người ánh sáng” cho ông xem những lúc ông hành động một cách ích kỷ với em mình, nhưng ông cũng thấy những lúc ông tỏ lòng trìu mến săn sóc em. “Người ánh sáng” nhấn mạnh đến việc nên giúp đỡ người khác. Dường như vị này rất chú tâm đến sự học hỏi, cứ nhắc nhở ông phải lo trau dồi sự hiểu biết của mình và nói rằng sau này khi ông thật sự giã từ thế gian (lần này thì ông phải trở lại cõi trần) để sang cõi này ông cũng vẫn phải tiếp tục học hỏi vì đó là một qui trình không gián đoạn.

10. Ranh giới giữa hai cõi

Nhiều người nhớ rằng họ đi dần đến một chỗ giống như một bờ ranh. Người thì nói như đến một bờ sông, một cánh cửa, một vùng sương mù màu xám, một hàng rào, hay chỉ như một đường vẻ dưới đất. Một người kể mình “chết” vì bệnh tim: “Sau khi lìa khỏi xác tôi thấy mình đang đi trên một cánh đồng thật đẹp, toàn một màu lục nhưng khác hẳn với màu lục của thế gian và chung quanh tôi tràn ngập một thứ ánh sáng kỳ diệu. Xa xa đằng trước là một cái hàng rào, tôi vội rảo bước về phía đó thì thấy có một người phía bên kia đang tiến về hàng rào như để gặp tôi nhưng bỗng nhiên tôi có cảm tưởng bị kéo thụt lùi và người phía bên kia thì ngoảnh lưng lại đi về hướng xa hàng rào.” Một thiếu phụ kể kinh nghiệm chết của bà sau khi sinh đứa con đầu lòng. “Mới được tám tháng nhưng bác sĩ bắt vào bệnh viên cho đẻ sớm vì tôi bị nhiễm độc. Sau khi sanh, máu ra nhiều quá (sản hậu?). Là một y tá, tôi hiểu tình trạng này rất nguy hiểm. Ngay lúc đó thì tôi ngất đi. Tôi thấy mình ở trên một chiếc tàu nhỏ đang chạy sang bờ bên kia của một con sông lớn. Rồi tôi thấy những người thân của tôi đã qua đời, cha, mẹ, chị và nhiều người khác nữa, đứng trên bờ vẫy tay như muốn kêu tôi về với họ nhưng tôi lắc đầu nói rằng tôi chưa sẵn sàng về theo họ, tôi chưa muốn chết. Có điều lạ là khi thấy mình đang đi trên thuyền, tôi vẫn thấy quang cảnh trong phòng bệnh viện rất rõ ràng, bác sĩ, y tá đang bận rộn cố cứu sống tôi. Tôi nhìn thấy mọi sự như mình là khách bàng quan. Tôi cố hết sức nói cho họ biết là tôi không chết nhưng không ai nghe tôi cả. Trong khi ấy thì chiếc tàu vẫn di chuyển nhưng khi tàu sắp đến bờ thì bỗng dưng quay lại và đi trở về. Và khi ấy thì tôi vừa tỉnh lại. Bác sĩ nói tôi mất máu nhiều quá đã tưởng không cứu được.”

11. Trở lại cõi trần

Dĩ nhiên tất cả những người có kinh nghiệm chết này đều sống lại. Và điều đáng nói là tất cả đều đổi khác sau khi nhìn thấy thế giới bên kia. Phần đông nói rằng khi vừa tắt thở, họ tiếc nuối thân xác vật chất lắm và cố tìm cách chui vào lại. Nhưng dần đà khi thấy được nhiều điều mới lạ ở cảnh giới bên kia thì họ không muốn trở về nữa, nhất là những người đã được gặp gỡ “người ánh sáng) (being of light) và cảm thấy mình được vị này ban cho một thứ tình thương bao la vô điều kiện. Tuy cảm thấy hạnh phúc trong tình thương mới này, nhiều bà mẹ trẻ muốn trở về cõi trần vì con còn nhỏ. Có người thì muốn trở về để tiếp nối một công việc đang dở dang. Có người nghĩ rằng vì người thân của họ níu kéo, cầu nguyện nên họ không “đi” được như câu chuyện sau đây: “Tôi săn sóc một người cô già. Cô bị bịnh lần này khá lâu. Đã mấy lần cô tắc thở nhưng lại đước cứu sống có lẽ vì mọi người trong gia đình ai cũng thương cô và cầu nguyện cho cô bình an. Một hôm cô nhìn tôi và bảo, 'Joan, cô đã thấy cõi giới bên kia đẹp lắm. Cô muốn ở lại bên đó nhưng con và mọi người cứ cầu nguyện cố giữ cô lại bên này nên cô không đi được. Thôi, con nói mọi người đừng cầu nguyện cho cô nữa.” Và chúng tôi ngưng cầu nguyện thì cô mất một cách bình yên sau đó.”

Phần đông nói rằng họ không nhớ đã “trở về” như thế nào. Họ nói họ chỉ thấy buồn ngủ, rồi mê đi và khi tỉnh dậy thì thấy mình nằm trên giường bệnh như trước khi được chu du sang thế giới bên kia. Nhưng cũng có người nhớ rõ chi tiết khi bị lôi trở về. Một ông kể lại là khi hồn vừa lìa khỏi xác, ông thấy mình bị cuốn đi nhanh qua con đường hầm tối. Khi sắp ra khỏi đường hầm thì ông nghe ai gọi giật tên mình ở phía sau và bất thần ông bị lôi tuột trở lại. Một ông khác kể là hồn ông bay lên trần nhà nhìn xuống bác sĩ y tá đang cuống quýt cứu chữa. Khi bàn sôốc đặt vào ngực, toàn thân ông giật nẩy lên và đúng lúc đó ông bị rớt xuống thẳng đứng như một tảng đá và chui tuột vào thân thể trên giường. Có người kể thể hồn có hình dáng giống như hai trái cầu, một đầu lớn và một đầu nhỏ. Ông nhớ là khi hồn lìa khỏi xác thì đầu lớn thoát ra trước nhưng đầu nhỏ lại nhập vào trước khi hồn trở về. Một ông khác kể là ông thấy hồn thoát ra từ đỉnh đầu như được tả trong cuốn Tử Thư Sống Chết của Tây Tạng.

Thường thường ai cũng tiếc nuối cảnh giới bên kia nên khi tỉnh lại họ buồn bã trong một thời gian. Có người nói họ buồn đến phát khóc vì họ thật sự không muốn trở lại cõi Ta Bà sau khi được thấy cõi giới bên kia.

12. Kể lại kinh nghiệm“chết"

Những người đã trải qua kinh nghiệm này nhớ rất rõ là họ đã ngạc nhiên sửng sốt khi chứng kiến những sự việc đang xảy ra cho họ. Họ bảo chúng đã thật sự xảy ra chứ không phải do trí tưởng tượng hay ảo giác. Tuy thế, nhiều người không dám kể hay chỉ kể cho một vài người thân thôi vì họ biết ở xã hội này không ai tin những chuyện như thế mà còn cho là họ bị bệnh tâm thần. Một cậu bé kể cho mẹ nghe nhưng vì em bé quá nên bà mẹ không để ý đến những lời em kể. Từ đó em không kể cho ai nghe nữa. Người thì cố kể cho mục sư của mình nghe nhưng bị vị này phê bình là ông ta bị ảo giác nên ông im luôn. Một cô học trò trung học muốn kể cho bạn nghe kinh nghiệm lạ lùng của mình nhưng bị cho là điên rồ nên cô đành nín lặng. Cô nghĩ, “Tuy lạ lùng nhưng chính tôi đã được sống qua kinh nghiệm này, tôi chỉ muốn nói với các bạn rằng có nhiều khía cạnh về đời sống mà xưa nay tôi không hề biết, tôi chắc chắn các bạn cũng không ai biết.” Một người khác kể cho mấy bà y tá nghe thì các bà này bảo không nên tưởng tượng bậy bạ. Vì vậy nên ai cũng câm nín và cứ tưởng chuyện này chỉ xảy ra cho một mình mình thôi. Một người kết luận: “Tôi đã đi đến một nơi mà xưa nay chưa ai biết.” Khi bÿc sĩ Moody nói với họ rằng có nhiều người đã có kinh nghiệm tương tự thì họ có vẻ mừng vì thấy không phải mình “điên”, không phải chỉ một mình mình thấy những chuyện lạ lùng của cõi giới bên kia.

13. Thay đổi tâm tư

Như đã trình bày trên, những người trải qua kinh nghiệm này thường không muốn kể lể với ai nhưng họ cảm thấy những gì họ kinh nghiệm đã để lại một dấu ấn sâu xa trong đời họ, đã mở rộng tầm mắt của ho, đã thay đổi hẳn lối nhìn của họ về cuộc đời. Một ông tâm sự, “Kể từ ngày ấy, tôi thường tự hỏi tôi đã làm gì với cuộc đời của tôi, và khoảng đời còn lại này tôi sẽ phải sống như thế nào. Ngày trước muốn gì là tôi làm liền, không suy nghĩ đắn đo. Nay thì tôi thận trọng lắm. Trước khi hành động tôi tự vấn tâm xem việc này có đáng làm không hay chỉ có lợi cho tôi thôi, có ý nghĩa gì không, có ích lợi gì cho đời sống tâm linh không v.v... Tôi không phê phán người khác, không thành kiến, không tranh cãi. Và tôi thấy hình như mình hiểu rõ mọi sự việc chung quanh một cách đúng đắn hơn, dễ dàng hơn.” Người thì nói rằng họ như sực tỉnh thấy xưa nay mình chỉ “lo sống”, lúc nào trong tâm cũng lo lắng, mưu cầu, sắp đặt cho ngày mai hay luyến tiếc quá khứ mà quên sống với giây phút hiện tại. Họ khám phá rằng đời sống tinh thần thật sự quí báu hơn đời sống vật chất nhiều, rằng thân xác vật chất chỉ là nơi tạm trú cho phần tâm linh. Ai cũng nói một bài học từ “người ánh sáng” là ở trên đời chỉ có tình thương không vị kỷ là quan trọng. Tiền tài, danh vọng, hay bằng cấp cao cũng không đáng gì, chỉ có tình thương, ý tưởng phụng sự người khác mới đáng kể. Thông điệp thứ hai từ vị này là người nào cũng phải lo trau dồi kiến thức, tiếp tục học hỏi vì đây là một quá trình được tiếp nối không ngừng. Khi thần thức rời ngôi nhà tạm trú (thân xác vật chất) chỉ có thể đem qua cõi giới khác tình thương và kiến thức tích lũy được mà thôi. Vì vậy, nhiều những người chết hồi sinh thường quyết định đi học trở lại.

Nói tóm lại, người nào trở về cũng thấy đời mình có một mục đích rõ ràng hơn, tâm tư thoải mái hơn, đầu óc rộng rãi cởi mở hơn, mọi hành động hướng về đời sống tâm linh hơn, họ nhấn mạnh đời sống tâm linh (spiritual life) là quan trọng chứ không phải đạo giáo (religious life). Một anh chàng trẻ tuổi đang học làm tu sĩ Tin Lành kể trước kia anh nghĩ chỉ có những người theo giáo phái của anh mới được cứu rỗi, còn ngoài ra là tà đạo cả và sẽ xuống hỏa ngục hết. Sau khi gặp “người ánh sáng” mà anh cho là đấng Christ thì anh thay đổi hoàn toàn. Anh thấy vị này hiền hòa, nhân từ chứ không như đấng Christ mà anh được học trong nhà tu, một đấng Christ hay trừng phạt như được tả trong thánh kinh mà anh thường sợ hãi. Vị này không hề hỏi han gì về giáo phái của anh mà chỉ hỏi anh có biết yêu thương người khác không, thế thôi.

14. Quan niệm mới về cái chết

Sau khi được thấy cảnh giới đẹp đẽ bên kia, không còn ai sợ chết nữa. Nói như thế không phải là họ chán sống và muốn đi tìm cái chết. Trái lại họ thấy quí đời sống hơn và hiểu rằng đời sống này là một môi trường tốt cho họ học hỏi. Họ hiểu là họ còn nhiều việc cần phải làm nên mới “bị” trả về và họ lo làm cho xong để được ra đi một cách nhẹ nhàng sau này. Một người kể, “Kinh nghiệm này đã thay đổi hẳn cả cuộc đời của tôi mặc dù chuyện xảy ra lúc tôi mới 10 tuổi. Từ đấy tôi tin tưởng hoàn toàn rằng có một đời khác sau đời sống này và tôi không hề sợ chết. Tôi thường tự cười thầm mỗi khi nghe có người nghi ngờ về sự hiện hữu của cõi giới bên kia, hay cho rằng chết là hết. Có một lần tôi bị người ta dí súng vào màng tang dọa bắn mà tôi cũng không sợ lắm. Tôi nghĩ nếu hắn bắn mình chết, thì mình cũng sẽ sống ở một nơi khác thôi”. Có người nói họ vui vẻ trở lại cõi trần vì “người ánh sáng” (the light) hứa sẽ có mặt để đón họ khi họ thực sự từ giã cõi đời sau này. Có người thì ví cái chết như một sự di chuyển từ một nơi này sang một nơi khác, hay từ một con người vật chất sang một thể tâm linh cao hơn. Có một bà, sau khi thấy nhiều người thân đến chào mừng, có cảm tưởng như mình được đón tiếp về nhà sau một thời gian đi chơi xa. Người khác thì nói rằng dùng danh từ chết để tả lại cảnh tượng này là không đúng vì đây chỉ giống như học xong tiểu học thì lên trung học, và khi xong trung học thì lên đại học thôi. Một người khác nữa thì ví thân thể mình như nhà tù và khi chết thì được thoát ra khỏi cái ngục tù đó!

15. Chứng cớ cụ thể

Dĩ nhiên có nhiều người đặt câu hỏi những chuyện do những người chết hồi sinh này kể lại có thể tin được không, có chứng cớ gì không. Và câu trả lời là có. Thứ nhất là các bác sĩ thấy rõ ràng tim bịnh nhân đã ngưng đập, bệnh nhân đã tắt thở nên họ mới dùng phương pháp cấp cứu, vậy mà sau khi hồi sinh, bệnh nhân đã dùng danh từ y khoa kể lại đầy đủ chi tiết những gì xảy ra trong khi họ nằm bất động trên giường! Một cô gái sau khi lìa khỏi xác đã đi qua phòng bên cạnh và thấy chị mình đang ngồi khóc và kêu thầm “Kathy, đừng chết, em ơi đừng chết”. Sau khi hồi tỉnh cô kể lại chi tiết này và chị cô không hiểu sao cô biết rõ như vậy. Một nạn nhân kể lại đầy đủ tình tiết từ khi một người đàn ông kéo cô ra khỏi chỗ tai nạn, quần áo của người ấy mặc, những người chung quanh đã nói những gì v.v... và cha cô đã chứng nhận những tình tiết ấy rất đúng mà sao cô biết được vì cô đã bất tỉnh trước khi được kéo ra ngoài, trừ phi cô đã thoát xác và hồn cô chứng kiến mọi sự việc xẩy ra nơi ấy. Một bà kể khi bay lên gần trần nhà, bà thấy một chùm chìa khóa trên một góc tủ. Chùm chìa khóa này của một bác sĩ trong lúc vội vàng đã vứt lên đó mấy ngày trước và đã quên bẵng đi.

Các bạn nào muốn tìm hiểu chi tiết về cánh giới bên kia cửa tử có thể tìm đọc tài liệu nghiên cứu của nhiều tác giả người Mỹ. Chỉ cần vào Google website và ghi "the life beyond", "life after death", hay "near death experience” thì sẽ thấy vô số tài liệu. Tôi cũng đã được đọc cuốn Tử Thư Tây Tạng (Tibetan Book of the Dead) và thấy có nhiều điểm tương đồng với cảnh giới được diễn tả trong cuốn Life After Life của bác sĩ Raymond Moody. Có một điều lạ là những người chết đi sống lại đều nói đến một luồng ánh sáng (the light), hay một người sáng (being of light) mà họ cho là thiên thần, hay thượng đế tùy lòng tin tôn giáo của họ còn cuốn Tử Thư Tây Tạng thì nói đó là đức Phật Tỳ Lô Giá Na ngự trong biển sáng.

Người ánh sáng được tả trong cuốn sách của bác sĩ Moody không nói mình là ai. Vị này dường như thương mến tất cả mọi người và dạy mọi người rằng làm người phải biết thương thân mình, và thương người khác, rằng hành trang mà người chết có thể mang theo chỉ là tình thương thôi, một thứ tình thương vô vị kỷ. Tôi thấy những lời dạy này cũng quen thuộc như những lời Phật dạy.

chieclavotinh
08-21-2022, 02:25 AM
Lời Kể Của 1 Người Hấp Hối: Năm Hình Ảnh Trước Cửa Tử
Hòa Thượng Rastrapal
Hải Trần dịch Việt

Cuộc sống sau cửa tử và sự hiện hữu của không gian bốn chiều là hai nan đề đã làm điên đầu bao triết gia, tâm lý gia, và các học giả về bản chất con người. Có nhiều quan điểm khác biệt đã được nêu lên, nhưng tựu trung, tất cả đồng ý rằng chúng ta đều phải chết. Thêm vào đó, người hấp hối thường có những cử chỉ lạ lùng như thể họ đang sống trong một thế giới nào khác mà chúng ta không cảm nhận được. Lúc đó, dường như họ đang sống trong ảo tưởng. Thế nhưng, nếu quan sát một cách tường tận, chúng ta có thể sẽ thấy rằng những "ảo tưởng" đó tuy khó tin nhưng có thật. Nhiều năm trước đây, là một nhà sư, tôi chứng thực được điều đó khi đứng cạnh giường của một người đang hấp hối. Kinh nghiệm này đã chấn động tinh thần tôi đến độ sau đó tôi phải bỏ công tìm tòi học hỏi thêm các khái niệm về chư Thiên trong Kinh Tam Tạng Phạn ngữ (Pali).

Qua lời thỉnh cầu của chư Phật tử bốn phương, tôi xin viết lại câu chuyện trên với hy vọng rằng câu chuyện này sẽ trả lời được phần nào các thắc mắc đó. Nơi đây, tôi xin cám ơn sự khích lệ và đóng góp vào cuốn sách nhỏ này của các Ngài Thiền sư Munindra, Tiến sĩ Arabinda Barua, Giáo sư Sunil Barua, và Bà Krishna Barua.

Tỳ Kheo Rastrapal

-oOo-

Câu chuyện tôi sắp kể ra đây xảy ra vào năm 1957. Lúc đó tôi thọ giới tỳ kheo được bốn năm. Tôi hoan hỉ hăng say học Phật Pháp. Trong đó, có câu chuyện về Phật tử Dhammika trong quyển Chú giải Kinh Pháp Cú làm tôi quan tâm hơn cả.

Cư sĩ Dhammika là một Phật tử tín tâm thời Đức Phật còn tại thế. Toàn thể gia quyến ông thực hành Phật Pháp rất nghiêm túc. Khi thọ bệnh, và nhận thấy mình sắp từ giã cõi đời, ông thỉnh cầu Đức Phật cho phép Tăng chúng đến tụng kinh bên giường bệnh. Lời thỉnh cầu của ông được Đức Phật chấp nhận. Ngài cử một số chư Tăng đến gia thất ông, và chư Tăng bắt đầu trì tụng Kinh Tứ Niệm Xứ.

Khi chư Tăng đang tụng kinh, thình lình ông la lớn: "Ngừng lại! Ngừng lại!". Nghe vậy, chư Tăng rất lấy làm ngạc nhiên. Vì nghĩ rằng ông Dhammika yêu cầu đừng tụng kinh nữa, chư Tăng bèn ngưng tụng và trở về tinh xá trình với Đức Phật.

Đức Phật hỏi sao chư Tăng về sớm vậy. Chư Tăng thưa rằng đó là vì cư sĩ Dhammika yêu cầu ngưng, và do đó chư Tăng quay trở về tuy chưa tụng hết bài kinh. Đức Phật nói rằng mọi người đã hiểu lầm ý người bệnh. Ngài giảng giải thêm rằng ý của ông ta hoàn toàn khác hẳn. Ông muốn chư Thiên đang đem xe đến đón ông về thiên giới hãy ngừng lại, đừng đưa ông đi vội, vì ông đang nghe kinh. Ông ta không hề có ý yêu cầu chư Tăng ngưng tụng kinh.

Trong Tam Tạng Kinh Điển và trong các sách Chú Giải, tôi cũng từng đọc được nhiều câu chuyện về sự xuất hiện của chư Thiên và ngạ quỷ trong giờ phút lâm chung, tùy thuộc vào nghiệp quả đã làm trong suốt cuộc đời của người hấp hối. Tôi rất thắc mắc, vì những câu chuyện này đi ngược lại với đường lối tôi lý luận lúc đó. Tôi tìm đến Hòa Thượng Jnanishwar, một học giả uyên thâm về Phật học trụ trì tại một ngôi chùa nổi tiếng ở vùng Unainpura tại quốc gia Bangladesh, và trình lên Ngài nỗi thắc mắc của mình. Ngài bèn niệm bài kệ sau:

"Niraye aggikkhandho ca petalokanca andhakam, tiracchanayoninca mamsakkhandhanca manusam, vimanam devalokamhi nimittam panca dissare."

Có nghĩa là:

"Ai bị đọa xuống Địa Ngục sẽ thấy lửa; ai bị đọa làm ngạ quỷ sẽ thấy xung quanh mình tối tăm; ai sinh làm thú vật sẽ thấy rừng rú, súc vật và muông thú; ai sinh làm người sẽ thấy thân nhân đã khuất; và ai sinh lên cõi Trời sẽ thấy cung điện trên Thiên giới. Thường thường, năm hình ảnh này sẽ hiện ra cho người hấp hối."

Ngài Hòa Thượng đã cố công giải thích câu kệ trên cho tôi rất cặn kẽ, nhưng tôi vẫn không đồng ý cho lắm. Phải có một kinh nghiệm thực chứng nào đó họa may mới có thể thuyết phục tôi hoàn toàn tin tưởng vào câu kệ trên.

-oOo-

Sau đó không lâu, tôi đã chứng thực được điều mình đang mong mỏi. Lúc ấy, tôi đang ở tại một ngôi chùa trong làng Tekota thuộc hải cảng Chittagong, nằm trong quốc gia Bangladesh. Một ngày kia, khi đi học về từ ngôi trường đại học cách chùa khoảng năm dặm, tôi cảm thấy rất mệt mỏi và muốn lên giường nằm nghỉ chốc lát. Bỗng đâu, có một cư sĩ ở làng bên đến chùa nhờ tôi đi thăm người anh rể tên là ông Abinash Chandra Chowdhury, vì ông này đau nặng và đang cơn hấp hối. Ông Chowdhury được năm mươi sáu tuổi, và là một Phật tử tín tâm, ai cũng biết đến tâm đạo của ông ta. Tôi đứng dậy và đi theo vị cư sĩ đến nhà người anh rể của ông ấy.

Đến nơi, tôi thấy nhà ông đã đông đủ bạn bè thân quyến. Tất cả đều nhường lối cho tôi tiến đến gần người hấp hối. Ông ta đang nằm trên một tấm nệm trải trên sàn. Lúc ấy khoảng 8:30 tối. Có người mang ghế lại mời tôi ngồi. Cả nhà trở lên im lặng khi tôi sửa soạn tụng kinh. Ai nấy đều hồi hộp vì trước đó, tôi đã từng ngỏ ý trong các bài thuyết pháp rằng tôi ước ao được kiểm chứng lại năm hình ảnh thường hiện ra trước giây phút lìa đời của người sắp chết. Giờ đây, giây phút quan trọng được mong chờ này đã đến.

Tôi bắt đầu tụng kinh. Sau khi tụng xong vài bài, tôi nghe người hấp hối thì thào một cách thành kính những chữ "Phật - Pháp - Tăng, Vô thường - Đau khổ - Vô ngã" và "Từ - Bi - Hỷ - Xả". Thế rồi, tôi nhận thấy ông ấy suy nhược hẳn đi. Để nhìn ông ta cho rõ, ngõ hầu chứng minh câu kệ về năm hình ảnh nọ, tôi yêu cầu mọi người cho tôi ngồi xuống sàn, cạnh người sắp quá vãng. Mọi người liền tuân theo ý tôi ngay.

Người hấp hối nằm nghiêng về phía tay trái đối diện tôi. Tôi đặt bàn tay phải của mình lên cánh tay phải của ông ta và hỏi thăm sức khỏe. Ông trả lời rằng giây phút lìa đời đã đến, và không còn hy vọng gì sống thêm nữa. Tôi cố gắng an ủi ông rằng ông mới có năm mươi sáu tuổi và không thể nào chết sớm như vậy. Suốt đời ông đã làm rất nhiều việc thiện, nêu lên bao nhiêu gương sáng cho mọi người trong làng, cho nên cuộc đời ông không thể bị vắn số như vậy được.

Thế rồi tôi hỏi ông có muốn thọ trì Ngũ Giới và nghe thêm kinh không. Ông ta bằng lòng. Sau khi cho ông thọ giới, tôi tụng kinh và nhận thấy ông ta lắng nghe với tất cả lòng thành kính. Khi ngừng tụng, tôi muốn biết ông có thấy hình ảnh nào không. Suốt thời gian tôi ngồi cạnh, cặp mắt ông ta nhắm nghiền. Cứ mỗi khoảng thời gian ngắn là tôi nhắc lại câu hỏi của mình. Ông ta cho biết rằng ông không nhìn thấy gì cả.

Khoảng 11:30 tối, đôi môi ông bắt đầu mấp máy. Những người đứng cạnh giường nhận ra rằng ông đang nói thấy cây Bồ đề tại Bồ đề Đạo tràng, nơi Đức Phật thành đạo. Có lẽ ông ta thấy cây Bồ đề vì đang nhớ lại chuyến hành hương của mình tại Bồ đề Đạo tràng. Tôi hỏi ông còn thấy gì khác. Ông nói một cách ngạc nhiên rằng hai vị sinh thành ra ông cũng ở đó và đang dâng hoa lên Vajrasana (Kim Cương Tọa) dưới cội cây Bồ đề. Ông ta nói như thế đến hai lần. Tôi nhờ ông hỏi song thân ông có muốn thọ Ngũ Giới không. Ông ta trả lời có và hai người đang chắp tay nhận giới.

Sau khi truyền Ngũ Giới cho song thân ông, tôi lại hỏi ông xem hai vị ấy có muốn nghe kinh không. Khi được trả lời rằng có, tôi bèn tụng bài Từ Bi Kinh. Tôi cảm thấy rất kích động với những diễn tiến vào lúc đó, vì chúng đã xảy ra giống câu kệ về năm hình ảnh nọ. Những người xung quanh cũng bị kích động không kém vì họ đang chứng kiến một sự kiện không thể ngờ.

Theo như lời kệ, tôi hiểu rõ ràng rằng hình ảnh cha mẹ quá vãng cho tôi biết ông sẽ tái sinh làm người và trong điều kiện sống rất cao đẹp, vì có hình ảnh của cây Bồ đề cùng với song đường. Thế nhưng, tôi cảm thấy với đức tin trong sạch, ông xứng đáng lên cõi cao hơn. Tôi tiếp tục hỏi ông còn thấy gì nữa.

Một lúc sau, tôi nhận thấy ông ấy có sự thay đổi. Hình như ông ta bắt đầu lo lắng cho cuộc sống trần thế và yêu cầu họ hàng giải nợ cho ông. Tôi hỏi ông thấy gì. Ông trả lời một cách yếu ớt rằng ông thấy một bộ tóc dài. Lúc ấy khoảng 1:40 sáng. Tôi hỏi: "Ông có thấy mắt không"" thì được trả lời rằng: "Không, vì bộ tóc đen phủ kín từ đầu đến gót."

Tôi không biết hình ảnh ma quái này có nghĩa gì, nhưng cũng đoán chừng rằng nếu ông ta chết vào lúc này thì sẽ tái sinh vào một cảnh giới thấp, nên tôi bắt đầu tụng kinh để xua đuổi con ma. Quả nhiên công hiệu, vì khi tôi hỏi con ma còn đó không, ông nói con ma đã biến mất. í´t lâu sau, khi tôi nhờ Hòa Thượng Jnanishwar và Hòa Thượng Silalankara giải thích, cả hai đều nói rằng nếu qua đời vào lúc bấy giờ ông ta sẽ tái sinh làm ngạ quỷ.

Hình như ông vẫn còn quyến luyến sự sống trên cõi thế gian vì ông nài nỉ thân nhân cất giữ tấm nệm dưới giường ông nằm cho người con trai duy nhất mang tên là Sugata Bikash Chowdhury. Người con trai này còn kẹt ở xa, tận tỉnh Durgapur thuộc Ấn độ. Ông không muốn tấm nệm bị hỏa thiêu theo xác ông theo tục lệ của nhiều Phật tử ở hải cảng Chittagong thuộc quốc gia Bangladesh. Sau đó, ông bị kiệt sức rất nhiều.

Tôi hỏi ông còn thấy những gì. Ông ta trả lời rằng ông thấy hai con chim bồ câu đen. Tôi hiểu tức thì rằng đó là hình ảnh của thế giới loài thú, nơi ông sẽ tái sinh. Lúc này đã 2:00 giờ sáng. Tôi không muốn ông thọ sinh làm kiếp thú nên tiếp tục tụng kinh. Khi tụng xong vài bài, tôi lại hỏi ông thấy gì. Lần này, ông trả lời rằng không thấy gì cả.

Tôi tiếp tục tụng kinh. Một lúc sau, tôi hỏi ông có thấy gì nữa không. Tôi phải nhắc lại câu hỏi nhiều lần. Cuối cùng, ông ta nói một cách ngạc nhiên rằng ông thấy một cỗ xe từ thiên giới đang tiến đến gần. Mặc dù biết rằng không một chướng ngại vật nào có thể ngăn cản được cỗ xe đó, nhưng vì lòng tôn kính đối với chư Thiên, tôi yêu cầu thân quyến của người hấp hối đứng xa ra, nhường chỗ cho cỗ xe đậu lại. Xong, tôi hỏi ông cỗ xe đó cách xa ông bao nhiêu. Ông đưa tay ra dấu cho biết cỗ xe đó đang ở sát cạnh giường.

Khi được hỏi có thấy ai trong xe không, ông ta trả lời rằng có những vị thiên nam và thiên nữ trong xe. Tôi nhờ ông hỏi ý chư Thiên có muốn thọ Ngũ Giới không, vì tôi được biết qua kinh điển rằng chư Thiên rất vâng lời và kính trọng chư Tăng và các vị cư sĩ tại gia có đạo tâm.

Khi được trả lời rằng có, tôi liền làm lễ truyền Ngũ Giới cho chư Thiên và hỏi các Ngài có muốn nghe Từ Bi Kinh không. Khi biết chư Thiên đồng ý, tôi bèn tụng hết cả bài kinh. Tôi lại hỏi chư Thiên có muốn nghe Hạnh Phúc Kinh (Mangala Sutta) không, và tôi tụng bài này khi chư Thiên tỏ ý bằng lòng.

Khi tôi hỏi các Ngài có muốn nghe thêm bài Linh Bảo Kinh (Ratana Sutta) không, thì người hấp hối xua tay ra dấu rằng chư Thiên bảo không còn thì giờ nghe kinh nữa. Sau đó, ông ta cho biết chư Thiên muốn tôi trở về chùa.

Tôi hiểu rằng chư Thiên nóng lòng muốn rước người bệnh lên thiên giới, nhưng tôi tìm cách ngăn cản để kéo dài sự sống cho ông ta trên mặt đất này. Tôi nhờ ông mời chư Thiên lui gót vì chưa đến lúc ông ấy chết. Tôi lý luận rằng ông ta mới có năm mươi sáu tuổi, cho nên tôi dám chắc rằng chư Thiên đã lầm lẫn. Tất cả mọi người có mặt và cả tôi nữa sẵn lòng hồi hướng phước báu của mình đến các Ngài để đổi lấy sự sống cho ông ta.

Tôi lại hỏi người hấp hối còn thấy hình ảnh gì nữa không. Ông trả lời rằng song thân ông còn quanh quẩn bên cây Bồ đề. Như vậy, chỉ có nghĩa là tâm ông còn vướng bận cảnh trần rất nhiều và ông sẽ tái sinh làm người. Một lần nữa, tôi đề nghị tất cả chúng tôi hồi hướng phước báu đến cha mẹ ông đã quá vãng, và sau khi thọ hưởng rồi, hai ông bà phải ra đi như chư Thiên đã ra đi vậy.

Theo dấu hiệu của người hấp hối thì hình như người cha đồng ý, nhưng người mẹ thì không. Tôi tỏ vẻ nghiêm cẩn với bà mẹ vì chư Thiên đã đồng ý với tôi thì hai người không nên từ chối. Tôi nói rằng nếu hai người vẫn có hành động như thế, e rằng sẽ gây ra các hậu quả không tốt cho hai người mà thôi. Tôi phải nói mãi họ mới chịu nghe. Cuối cùng, cả hai biến mất.

Bây giờ thì không còn bóng hình nào lảng vảng trong tâm người bệnh nữa. Trông ông ta thay đổi hẳn. Ông ta hít một hơi dài và có nhiều sức sống. Khi có người cầm đèn đến gần để soi mặt ông, ông ta nói: "Đừng lo nữa, tôi không chết đâu." Nhận thấy ông đã khỏe hẳn, tất cả chúng tôi đều cảm thấy nhẹ nhõm và vui mừng.

Chúng tôi đều bị kích động với những diễn tiến vừa qua. Lúc đó đã 5:00 giờ sáng. Mọi người vừa trải qua một đêm không ngủ, nhưng không ai tỏ ra mệt mỏi, vì sự kiện trên quá hấp dẫn và thu hút. Tôi từ giã mọi người, quay trở về chùa, đi tắm, ăn sáng, và sau cùng lên giường chợp mắt.

Khoảng 10:30 sáng, nghe tiếng động ngoài phòng, tôi đi ra xem chuyện gì thì thấy ông khách tối qua. Tôi hỏi ông nguyên do trở lại chùa thì được biết ông ta đến đón tôi vì sau năm tiếng đồng hồ khoẻ mạnh, ông Chowdhury lại bị đuối sức và cái chết lại cận kề.

Tôi vội vàng theo người khách trở lại nhà ông Chowdhury. Trên đường, tôi gặp rất nhiều người trong làng lũ lượt kéo nhau đi cùng hướng với tôi, và khi đến nhà ông Chowdhury, tôi thấy rất đông người đứng chật cả nhà. Đó là vì tiếng đồn về sự kiện xảy ra từ đêm trước. Mọi người rẽ ra nhường lối cho tôi tiến đến giường bệnh.

Tôi ngồi bên cạnh người hấp hối hỏi thăm sức khỏe. Ông ta trả lời rất yếu ớt rằng ông không sống được nữa. Tôi khuyến khích ông và nhắc nhở ông những việc thiện ông đã làm trong đời. Lâu lâu tôi lại hỏi ông có thấy ai không, nhưng ông ta không thấy gì cả.

Khoảng 11:20 sáng, một cụ lão tên là cụ Mahendra Chowdhury khoảng 86 tuổi nhớ ra giờ ăn chót trong ngày của tôi sắp qua nên nhắc tôi độ ngọ. Tôi cương quyết từ chối vì không thể rời giường bệnh vào lúc đó cho dù là để ăn cơm.

Câu nói của tôi làm bầu không khí căng thẳng thêm vì ai cũng chờ đợi những diễn tiến tiếp theo tối trước ra sao. Tôi lại hỏi người hấp hối thấy gì không. Lần này, ông ta trả lời: "Có, chư Thiên lại đem xe đến nữa."

Sự xuất hiện của chư Thiên ngay sau khi tôi từ chối ăn trưa làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Sau này, khi tôi nhờ Hòa Thượng Jnanishwar và Hòa Thượng Silalankara giải thích, cả hai đều nói rằng chư Thiên chờ tôi đi độ ngọ, để khi tôi vắng mặt là chư Thiên đón ông ta về trời ngay. Thế nhưng vì tôi không chịu bỏ đi, nên các Ngài đành đến rước ông ta vậy.

Người bệnh cho tôi biết chư Thiên thỉnh cầu và năn nỉ tôi trở về chùa. Khi tự hỏi tại sao, tôi bỗng hiểu sở dĩ các Ngài ngần ngại không rước người bệnh đi khi tôi còn ở đó vì các Ngài mang ơn tôi đã ban Ngũ Giới và tụng kinh cho các Ngài. Sau này, nhị vị Hòa Thượng cũng nói thế.

Vì cảm thấy người bệnh không thể trốn tránh cái chết được nữa, tôi nhờ ông thưa cùng chư Thiên rằng: "Xin chư Thiên tự nhiên rước ông ta đi, cho dù tôi đang có mặt tại nơi đây. Tôi không phản đối nữa. Tôi rất hoan hỉ cho phép ông ta ra đi." Sở dĩ tôi nói vậy vì ông ta sẽ đi về thiên giới, rất xứng đáng với các công đức ông đã làm và đó là điều tôi chân thành ao ước cho ông. Tiếp theo, tôi yêu cầu bà vợ và thân quyến của ông nói lời giã biệt một cách vui vẻ.

Đây là lúc mọi người sửa soạn cuộc hành trình cuối cùng trong đời của người hấp hối. Trước khi ra đi, ông nói: "Thôi, tôi đi dây." Vẻ mặt ông rất hân hoan và xán lạn.

Tôi bèn nâng đầu và vai ông, còn người khác nắm chân. Chúng tôi đặt ông nằm ngửa cho thẳng thắn. Tôi nhỏ vài giọt nước đường vào miệng ông. Tiếp theo, tôi đặt bàn tay phải của mình lên ngực ông ta. Tôi cảm thấy còn rất nhiều hơi ấm. Người đang chết hình như còn tỉnh thức và đang lẩm nhẩm những câu kinh nhật tụng.

Thế rồi, ông ta giơ bàn tay phải lên như đang tìm kiếm một vật gì. Tôi không hiểu ông muốn gì. Có người trong đám đông đề nghị có lẽ ông muốn sờ chân tôi như đêm trước ông đã từng làm như vậy, vì tôi đang ngồi trên sàn cạnh ông.

Tôi đưa chân phải của mình đến gần để ông ấy có thể đưa tay ra sờ được. Khi sờ được chân tôi xong, trông ông có vẻ mãn nguyện. Sau đó, ông giơ bàn tay vừa đụng vào chân tôi lên trán mình và sau cùng xuôi thẳng tay đặt bên hông.

Tôi cảm thấy hơi ấm ở ngực ông bớt dần. Khoảng một hay hai phút sau, cơ thể ông ấy giật lên và trút hơi thở cuối cùng. Khi xác ông hoàn toàn lạnh, tôi rút tay về và nhìn quanh. Mọi người xung quanh ngồi hay đứng đều hoan hỉ và an nhiên tự tại.

Cả nhà không một tiếng khóc. Đó là một cuộc tiễn đưa người chết rất hay, theo đúng lời tôi căn dặn trong các buổi thuyết giảng. Tôi từ giã mọi người và bảo thân nhân bạn bè người chết bây giờ có thể tha hồ khóc lóc, vì vào lúc này sự thương tiếc không còn ảnh hưởng đến người quá vãng nữa.

-oOo-

Câu chuyện trên đã đánh tan mọi mối nghi ngờ từ trước về câu kệ diễn tả năm hình ảnh xuất hiện trong trí người sắp chết do Hòa Thượng Jnanishwar đọc và tôi cũng từng thấy những câu tương tự trong kinh điển. Sau này, khi phân tích về cái chết của ông Chowdhury, tôi nhận ra rằng mỗi giai đoạn đều có một hình tướng (nimitta) tương xứng với trạng thái của tâm (citta).

Cảnh cây Bồ đề và cha mẹ đã khuất là kết quả của nghiệp tướng (kamma nimitta). Đó là yếu tố quan trọng trong tâm thức do thiện nghiệp gây ra. Thế nhưng, sau này, ông ta thấy người tóc dài và hai con chim bồ câu hoặc hình ảnh ngạ quỷ. Đó là dấu hiệu của những việc bất thiện ông đã làm.

Nghe kinh tụng đã xua đuổi được tư tưởng bất thiện và kết quả là hình ảnh ma quái lẫn muông thú biến mất. Tâm trở nên an tịnh nhờ nghe kinh kệ và thọ Ngũ Giới nên hình ảnh chư Thiên xuất hiện. Cho đến phút cuối, trạng thái tâm trong sạch này mạnh hơn hết. Tâm này còn mạnh hơn cả tâm khi thấy song thân. Hình ảnh cha mẹ đã biến mất để cuối cùng con đường lên thiên giới hiển lộ cho người hấp hối thư thái ra đi.

-oOo-

Kết luận câu chuyện này là giây phút cuối trong đời sẽ có ảnh hưởng mạnh đưa chúng ta về cảnh giới cao hơn hay thấp hơn. Vì thế, bổn phận của thân nhân người đang hấp hối là hãy nhắc nhở cho người đó những việc thiện đã làm trong đời và tụng kinh niệm Phật luôn luôn. Chúng ta không nên làm tâm thức người đó mê mờ qua sự khóc than hay khiến họ lo nghĩ đến chuyện thế tục.

Tôi cũng hiểu thêm rằng cho dù mộ đạo hay làm việc thiện đến đâu chăng nữa, chúng ta không thể đạt được giải thoát hoặc lên cõi Niết bàn. Mọi hành vi thiện chỉ có thể giúp chúng ta tái sinh lên cõi an vui như cõi trời hoặc Phạm thiên chẳng hạn. Chỉ khi hành thiền Tuệ Quán (vipassana-bhavana) chúng ta mới thoát khỏi được mười kiết sử (dasa samyojana) và đạt được bốn quả Thánh đưa đến Giải Thoát. Bốn quả Thánh đó là Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Lai và A-la-hán.

Ba kiết sử đầu tiên là thân kiến (sakkaya-ditthi), hoài nghi (vicikiccha), và giới cấm thủ (silabbata-paramasa) chỉ vượt qua được khi đạt quả Nhập Lưu. Ai đã đạt được quả vị này sẽ không tái sinh vào bốn khổ cảnh: Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh, và A -tu-la. Không những thế, các Ngài không tái sinh quá bảy lần. Khi lâm chung, các Ngài chỉ thấy hình ảnh cõi người hay cõi trời mà thôi.

Ai hành thiền tiến xa hơn nữa sẽ đạt được quả vị Nhất lai khi kiết sử thứ tư là dục ái (kamaraga) và thứ năm là sân hận (patigha) đã bị suy yếu. Các Ngài chỉ còn tái sinh thêm một lần mà thôi. Hình ảnh hiện ra khi hấp hối cũng là hình ảnh cõi người hay cõi trời.

Người nào hành thiền và diệt được hoàn toàn kiết sử thứ tư và thứ năm, nghĩa là dục ái (kamaraga) và sân hận (patigha), sẽ không tái sinh lại cõi người nữa. Các Ngài sẽ tái sinh vào thiên giới gọi là Tịnh Cư Thiên, và sẽ nhập Niết bàn sau đó. Những vị này chỉ nhận được hình ảnh chư Thiên khi hấp hối.

Khi hành thiền nếu tiến được xa hơn, chúng ta có thể đạt được quả A-la-hán khi loại trừ năm kiết sử còn lại. Đó là sắc ái (rupa-raga), vô sắc ái (arupa-raga), mạn (mana), trạo cử (uddhacca), và vô minh (avijja). Các Ngài đã đạt được quả vị cuối cùng, và khi lìa cõi đời sẽ không thấy hình ảnh gì cả.

Niết bàn là đích cuối cùng do Đức Phật tìm thấy qua thiền Tuệ Quán. Các đệ tử của Ngài đi trên con đường do Ngài chỉ dạy, và phải nhờ thiền Tuệ Quán mới đạt đến Niết bàn. Những hình ảnh hiện ra chỉ là những ánh đèn khi mờ khi tỏ tạm soi kiếp sống con người. Mục tiêu cuối cùng, ngọn đèn sáng thật sự ở cõi Niết bàn, chỉ đạt được qua thiền Tuệ Quán mà thôi.

chieclavotinh
10-16-2022, 02:21 AM
Tiễn Anh!

Chiều qua anh còn đó
Sáng nay anh đi rồi
Nhìn anh nằm bất động
Nét xám xịt bờ môi.

Không biết gì để nói
Cả một kiếp long đong
Suốt đời anh tất bật
Giờ nằm cũng tay không.

Nhớ xưa anh nghèo khó
Quyết chí phải thành công
Cuộc đời như huyễn mộng
Anh có biết hay không?

Nay anh nằm bất động
Tiền bạc có như không
Người thân đành chia cắt
Từ giã chốn bụi hồng.

Thôi chia tay anh nhé
Tôi thầm nhủ với lòng
Cuộc đời vô thường quá
Sắc sắc tức thị không…

Như Chiếu

chieclavotinh
03-05-2023, 01:47 AM
"One person’s demise is another person’s gain”

Biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi
Tràm Cà Mâu

Mẹ vợ ông Hàn mới chết, con cháu từ xa đổ xô về chịu tang. Các anh chị em vợ của ông chọn một cái hòm do nhà quàn đề nghị, với giá 12 ngàn đô. Ông Hàn chê đắt, bảo khoan quyết định, chờ ông khảo giá đã. Ông Hàn bình tĩnh ngồi bên máy vi tinh, lục tìm khảo giá. Bà vợ ông thì chạy lui chạy tới trong phòng khách, dẫm chân đành đạch trên sàn nhà, khóc bù lu bù loa, rồi đến day áo ông mà nói:

“Giờ nầy mà anh còn ngồi đây thong dong khảo giá? Chuyện nầy cấp bách. Có phải mua món hàng gia dụng đâu mà chần chờ? Tốn kém bao nhiêu anh em chúng tôi cũng chung chịu. Mẹ chết có một lần. Làm chi cái việc hà tiện xấu thế?”

Ông anh vợ cũng bối rối nói:

“Giờ phút nầy, thì nhà quàn ra giá bao nhiêu, mình cũng phải nhận. Có đắt hơn ít trăm bạc, cũng không sao. Mình lựa chọn cái hòm đó, chứ họ có ép mình đâu?”

Ông Hàn quay ngoắt lại, nói với giọng cứng rắn:

“Ít trăm thì tôi khảo giá làm chi? Phải ít nhất là mấy ngàn đồng. Có thể tiết kiệm được từ 40% đến 60% toàn bộ chi phí tang lễ. Dù là tiền của ai đi nữa, tôi cũng không muốn phung phí.”

Bà vợ thét lên:

“Rồi mua phải thứ hòm giả mạo, không tốt. Nó đâu đem đến liền cho mình được, chờ đến bao giờ mới có? Chậm trể việc ma chay. Mà lỡ nhà quàn không chịu nhận hòm từ nơi khác đưa tới, thì đem cái hòm đi tặng ai, tôi nhất định không cho để trong nhà nầy.”

Ông Hàn cười hề hề, chậm rải trả lời:

“Giả mạo làm sao được? Cũng hòm ấy, cùng hiệu, cùng tên, cùng nhà sản xuất. Nhà quàn cũng mua tại các nơi đó thôi. Rồi cộng thêm chi phí, tiền lời, mà tăng giá lên. Ai dại mua thì ráng chịu. Nhà quàn cũng không làm gì sai trái. Họ làm thương mãi, phải kiếm cho được nhiều tiền lời càng tốt. Họ chẳng có gạt gẫm ai. Nhưng nếu mình mua được hòm đúng giá, thì người bán sẽ chuyển ngay đến nhà quàn trong vòng 24 giở. Chắc chắn. Theo luật liên bang Mỹ, bắt buộc nhà quàn không được từ chối quan tài và các vật dụng cần thiết cho người chết do thân nhân mua và đem đến. Trường hợp đó, nhà quàn chỉ lo các dịch vụ tang ma, các lễ lạc mà thôi. Tôi còn phải kêu nhà quàn cung cấp cho mình bảng ghi giá cả của từng mục, gọi là FPL (Funeral Price List) theo luật định. Tôi sẽ so sánh thêm giá cả của từng mục dịch vụ để không bị hố, trả giá cao, đắt. Bà đừng lo, nếu nhà quàn không nhận hòm, thì tôi bán lại kiếm chút lời.”

“Bây giờ không phải là lúc đùa giỡn được. Anh có chắc hòm được giao đúng thứ mình muốn, và trong vòng 24 giờ không. Giao cho nhà quàn, họ tráo hòm khác thì sao? Anh đã có kinh nghiệm nào đâu?”

“Mình có thể đòi hiện diện trong lúc giao hàng, ai mà đánh tráo được?”

Cả nhà bực mình, xôn xao vì thái độ kỳ cục của ông Hàn. Một bà chị vợ gay gắt:

“Có phải vì không là mẹ ruột, nên cậu nhẩn nhơ, và đòi làm những chuyện trái đời?”

Ông Hàn hơi giận, giọng cứng, gằn: “Nầy, chị đừng nói thế. Mấy năm nay ai chăm sóc mẹ? Ai đưa mẹ đi bệnh viện, làm đủ thứ giấy tờ, nhắc mẹ uống thuốc hàng ngày? Thằng nầy chứ ai. Thế thì bây giờ mẹ qua đời, tôi không có quyền phụ giúp mẹ và cả gia đình nầy, cử hành tang lễ đàng hoàng hơn, ít tốn kém hơn hay sao?”

Ông Hàn gầm gừ bỏ đi, lục lọi tìm tòi trong mấy chồng hồ sơ, và quăng ra một tờ bào “US News & World Report” và nói:

“Các anh, các chị đọc bài “Đừng Chết Trước Khi Đọc Bài Nầy” (Don’t Die Before You Read This) đi, để biết.”

Vợ ông Hàn la lên: “Trời ơi, giờ nầy còn bụng dạ nào mà đọc báo? Mà nó viết gì? Sao anh không tóm tắt kể cho bà con nghe, xem có lọt tai không?”

Ông Hàn chầm chậm nói: “Tác giả Miriam Horn viết về chuyện linh mục Henry Wasielewsky. Vị linh mục nầy đã vạch trần cách làm ăn thiếu lương thiện, bóc lột quá đáng của một số nhà quàn trong lúc tang gia bối rối. Đã bị những nhà quàn bất lương hăm dọa, nhiều lần kêu điện thoại lúc nửa đêm đòi xin tí huyết, không những thế, ông còn bị cảnh sát địa phương săn đuổi, và cả vị Giám Mục địa phận cũng đày ông đi xa. Bài báo viết rất hay, kể rõ một số thủ đoạn của những nhà quàn thiếu lương thiện.”

Ngưng một lát, uống hớp nước xong, ông Hàn nói tiếp: “Tác giả viết thêm rằng, người ta không có kinh nghiệm, không có thì giờ trong thời gian cấp bách, không có đủ bình tĩnh khi đang đau buồn, bối rối, cho nên nhà quàn và nghĩa địa làm giá rất cao. Tang quyến mệt quá, và nghĩ rằng người chết chỉ có một lần, nên giá nào cũng chịu. Cò kè giá cả trong lúc đau buồn nầy, thì thấy có cái gì lấn cấn trong lòng. Trong bài báo nói, giá cái hòm chỉ 675 đô, mà nhà quàn đưa giá 3495 đô, cũng gật đầu chấp nhận. Giá xe tang mỗi giờ vào thời đó chỉ 25 đô mà tăng lên 200 đô hay cao hơn nữa. Cũng như các món khác như là hoa, bia mộ, thiệp cám ơn vân vân, tăng gấp 3 đến 8 lần. Nếu giá chỉ tăng 100% thôi, là đã là phước cho tang chủ lắm.”

Ông Hàn cười, và tiếp lời: “Bài báo viết thêm rằng, trường hợp tang chủ kêu đắt, họ nói khéo lắm. Đề nghị bỏ xác vào thùng giấy đem chôn sẽ được rẻ hơn nhiều, tang quyến nghe mà xót xa, đau lòng, tủi thân, nghĩ rằng mình thương người quá cố không đủ, thế là cắn răng chịu giá cao.”

Bà Hàn hỏi thêm: “Còn gì nữa không?”

“Đây, tác giả viết rằng, có một bà đã khóc và xin bà con bạn bè trợ giúp tiền bạc để làm đám tang cho chồng. Nhà quàn đòi 995 đô cho cái hòm. Khi có người hỏi sao đắt thế, họ bảo đó là loại hòm đặc biệt. Có người không tin, đi khảo giá, cũng hòm đó, loại đó, thì nơi sản xuất bảo rằng đó là loại rẻ nhất bằng ván ép. Người ta đến phàn nàn với nhà quàn, thì họ giảm giá xuống 50%. Có nhà quàn gián tiếp hối lộ cho tu sĩ, giáo sĩ, tặng những vé máy bay đi chơi, du lịch miễn phí, để họ dành cho nhà quàn sắp xếp chương trình tang lễ. Có thế mới ra giá cao được. Có thể tưởng tượng được không, cùng một cái hòm, mà có nơi đưa giá chỉ 1495 đô, mà nơi khác cho giá 9910 đô. Một số nhà quàn kiếm tiền của thân nhân kẻ quá cố dễ dàng, bằng cách bán các phụ kiện trong đám ma. Ví như gắn thêm một tượng kim loại nhỏ, hình Đức Mẹ Maria, giá mua chỉ chừng 3 đến 5 đô, mà tính đến một hai trăm. Người ta ngại, không dám hỏi về những biếu tượng thiêng liêng nầy.”

Ông Hàn đưa tờ báo cho mọi người và thúc hối : “Đọc đi, mọi người đọc đi để thấy việc tôi làm đây là đúng hay sai. Nếu không biết, thì để cho người khác làm, đừng cản trở.”

Vừa lúc đó, thì có bà Kim đến. Bà nầy trước đây làm việc cho nhà quàn, bà là trưởng giám đốc tang lễ, nay đã về hưu. Ông Hàn như bắt được của quý, xoắn lấy bà Kim, yêu cầu giúp đỡ, hướng dẫn dể làm sao giảm thiểu được chi phí đám tang . Bà Kim ngồi cười. Vợ ông Hàn chạy ra phân bua:

“Giờ nầy mà ông xã em còn khảo giá trên mạng để làm tang lễ. Ông ấy muốn giảm chi phí, vì nhiều nhà quàn thường cho giá cao trên trời. Chị làm trong nghề, xin chị chỉ giúp tụi em với.”

Bà Kim chậm rải: “Không phải nhà quàn nào cũng thiếu lương thiện, muốn nhân cơ hội tang gia bối rối mà moi tiền. Rất nhiều nhà quàn đàng hoàng, uy tín, nhưng họ cũng thừa khôn ngoan, để tìm lợi tức tối đa cho cơ sở kinh doanh của họ. Giá cả cũng có cao, nhưng cao vừa phải, không quá lố. Nếu họ có đề nghị, quảng cáo khách hàng mua thêm mục nầy, mục kia, thì là lẽ thường trong việc kinh doanh kiếm lời. Với chủ trương không gạt gẫm ai, nhưng ai muốn có những thứ xa xỉ, đắt tiền, mà có khả năng tài chánh, thì tại sao nhà quàn lại bỏ lỡ cơ hội ? Nhà quàn là nơi làm thương mãi, kiếm lợi tức, chứ không phải nơi làm phước thiện.”

Ông Hàn nhỏ nhẹ: “Chị có nhiều kinh nghiệm trong ngành nầy, chúng tôi xin chị vài lời vàng ngọc hướng dẫn cho, làm sao để giảm thiểu chi phí chôn cất thân nhân, tránh những sai lầm tốn kém vô ích.”

Bà Kim cười: “Sai lầm lớn nhất của tang quyến, là không chịu khảo giá năm ba nơi khác nhau. Người ta cho giá nào, thì cũng nhận, không dám hỏi mà cũng không dám mặc cả từ quan tài, cho đến đất chôn, và các nghi lễ tốn kém khác. Sai lầm kế tiếp là chọn lựa nhà quàn. Thường chọn gần nhà, hoặc nơi đã có người quen làm đám tang rồi. Nếu không khảo giá vài ba nơi, tang quyến có thể trả giá gấp 3 lần nơi khác. Ví như cùng việc mai táng, có nơi cho giá 2500 đô mà chỗ khác đến 6500 đô. Cũng việc thiêu xác, có nơi chỉ 395 đô, mà nơi khác đến 5600 đô.”

Bà vợ ông Hàn bẻn lẻn nói nho nhỏ: “Nếu chị không nói ra điều đó thì em tưởng ông chồng em là người khùng, gàn dỡ, chướng ách. Nhưng em hỏi chị, thì giờ đâu mà đi khảo giá, thân nhân mình chết rồi, có nằm đó mà chờ được không?”

Bà Kim cười nhẹ nhàng:

“Cứ thong thả, để xác thân nhân tại bệnh viện, nơi đây có đủ phòng lạnh để tồn trử, không ai đem xác quăng đi hoặc gởi hoá đơn xuống âm phủ đòi tiền người chết. Khi nào tìm được nơi làm tang lễ tốt, giá cả xứng đáng, chịu được, thì mới ký hợp đồng”

Một ông rể trong gia đình xen vào câu chuyện: “Trường hợp của gia đình tôi, ông bố vừa tắt thở tại bệnh viện, thì khoảng mười phút sau có nhân viên của nhà quàn đến tiếp xúc với gia đình, nói là họ được kêu điện thoại để đem thi hài thân nhân quý vị về nhà quàn. Chúng tôi vừa ngạc nhiên, vừa mừng là tự nhiên có người lo cho mình, khỏi phải đi tìm, chạy ngược xuôi trong lúc bối rối nầy. Chị có biết tại sao nhà quàn biết giỏi thế?”

Bà Kim cười: “Có gì lạ đâu? Nhiều nhà quàn liên lạc mật thiết với các y-tá trong các khu cấp cứu, hồi sinh. Khi có người qua đời, thì y tá báo ngay cho nhà quàn biết. Cũng là chuyện làm ăn thường tình”

Ông Hàn hỏi: “Làm sao giảm thiểu được chi phí tống táng, mà tang lễ vẫn được trang trọng, bình thường?”

Bà Kim nói: “Đừng gồng mình lên mua tất cả các mục không cần thiết mà nhà quàn liệt kê và khuyến cáo. Mua tối thiểu mà thôi. Vòng hoa trên ngực, vòng hoa trên quan tài, mình mua chỉ mấy chục đô, nhà quàn sẽ tính đắt gấp năm, gấp mười lần. Nếu khôn ngoan, thì làm lễ tưởng niệm tại nhà, tại chùa, nhà thờ. Trang trọng và thân mật hơn.”

Bà Hàn lo lắng hỏi: “Chỉ có mua hòm và đất chôn thôi, là đã đủ. Còn chi phí gì khác nữa chăng ?”

Bà Kim cười : “Có lẽ ai cũng tưởng chôn cất là đơn giản như chị nghĩ. Không. Cả mấy chục thứ chi phí , tôi kể sơ ra đây mà thôi, nghe chán lắm. Nầy nhé, chi phí cơ bản tại nhà quàn để bàn định việc chôn cất, giấy phép chính quyền, khai tử, mua hòm, vải tẩm liệm, quách bao quanh hòm dưới đất, chuyển xác từ nơi chết về nhà quàn, tẩm xác bằng cách rút hết chất lỏng trong người ra và bơm chất hoá học vào, trang điểm cho người chết, áo quần liệm, giữ xác trong phòng lạnh, mướn phòng viếng thăm, đem xác ra vào, lễ viếng thăm, thức ăn, giải khát, tổ chức cử hành tang lễ, in chương trình tang lễ, cuốn tập ghi khách viếng thăm, vòng hoa trên ngực và vòng hoa trên giá, tụng niệm tôn giáo, ban nhạc, xe tang chuyển hòm từ nhà quàn ra huyệt mộ, xe lớn chở thân nhân theo quan tài, xe chở các vòng hoa ra nơi chôn, đất chôn, đào và lấp mộ, chuẩn bị mặt bằng để làm lễ hạ huyệt, căng lều, ghế ngồi, xếp đặt việc hạ huyệt, bia mộ tạm, đăng cáo phó, bia mộ, khắc chữ, dựng bia vân vân, mỗi mục là tính tiền riêng. Chưa kinh nghiệm thì tưởng chỉ có mua hòm và đât chôn là xong. Cộng tất cả lại, cũng là số tiền rất lớn, tang gia không ngờ được.”

Bà Hàn hỏi: “Thế thì mục gì mình có thể từ chối, không mua?”

“Còn tùy cách lựa chọn, thường thì mục nầy kéo theo mục kia, nhưng có nhiều mục có thể bỏ qua được. Nếu muốn tránh những chi phí linh tinh, thì tốt nhất là giảm bớt các nghi tức rườm rà, như thăm viếng nhìn mặt, làm lễ tại nhà quàn. Thân nhân có thể làm lễ tưởng niệm tại nhà thờ, chùa hay tại tư gia trong khung cảnh nghiêm trang, và bà con đỡ phải cực nhọc thăm viếng. Người quá cố được đưa từ bệnh viện đến nhà quàn, rồi thẳng ra huyệt mộ. Ngày nay, nhiều gia đình Mỹ tổ chức tang lễ đơn giản cho người quá cố, chỉ riêng trong vòng bà con thật gần gũi thân thiết, không tiếp bạn bè, quan khách, không vòng hoa, không phúng điếu”

Bà Hàn cắt ngang lời: “Thế thì không sợ người ta dị nghị, chê cười? Thiên hạ tưởng gia đình keo kiệt, bần tiện, không dám chi tiền, hoặc người ta chê mình nghèo?”

Bà Kim thở dài: “Quan trọng nhất là ước nguyện của người quá cố. Biết họ muốn gì, và mình làm được gì trong khả năng tài chánh của gia đình. Nhiều người chết, muốn tang lễ đơn giản, mà gia đình sợ bạn bè bà con dèm pha, phải gồng mình lên chi tiêu, nợ nần, mua lo âu vào thân. Cách tốt nhất, là mỗi người, làm sẵn di chúc, viết rõ các ước muốn của mình, trong khả năng tài chánh có thể. Chuẩn bị trước khi chết một chương trình và lối tang lễ mà mình ưa thích, mong muốn, và hợp với khả năng tài chánh sẵn có. Đừng để gánh nặng đè lên vai người còn sống, và đôi khi thực hiện tang lễ trái với ý muốn của mình. Đừng có dặn miệng thôi, không có bằng chứng, con cháu nhiều người quên mà không ai nghe. Khi đó, gia đình đỡ bối rối, vì kẽ muốn thế nầy, người muốn thế kia, gây gổ nhau. Nếu tang lễ có đơn giản, thì cũng không ngại ai chê cười. Nếu những người có dư tiền, muốn hoang phí đem chôn tiền xuống đất, thì cũng không ai trách móc . Bà nội tôi ngày trước, muốn con cháu mặc áo sô, thắt lưng rơm, dép cỏ, khóc lóc, nằm lăn lộn cản đường xe tang. Thuê thêm người khóc mướn làm điếc tai bàng dân thiên hạ. Thấy không đẹp, thiếu văn minh. Nghe đâu ông cố nội của tôi chết, hòm quàn trong nhà gần môt năm dài, tiếp khách viếng tang, chôn xong thì bà cố chết vì quá mệt nhọc, và gia đình sạt nghiệp.”

Ông Hàn hỏi: “Trẻ như chúng tôi, có nên viết di chúc không? Khi nào là lúc nên viết?”

“Trên năm mươi tuổi, thì viết được rồi. Những người bệnh nặng, nên viết ngay là tốt nhất. Tôi biết, nhiều người Mỹ giàu hàng trăm triệu, khi chết cũng muốn làm đám tang đơn giản, tối thiểu, không cho ai nhìn mặt, và chỉ có vài chục thân nhân tham dự. Trong nghề, tôi biết khá nhiều gia đình Việt Nam giàu có, khi chết cũng chuyển xác từ bệnh viện thẳng đến nhà thiêu luôn, khỏi phải qua nhiều giai đoạn, nghi thức rườm rà. Rồi bà con bạn bè đến nhà làm lễ tưởng niệm, nhắc chuyện vui buồn liên hệ đến người quá cố trong không khí vui vẻ, bình thường. Tôi nhấn mạnh ở điểm nầy, nếu không muốn cho thân nhân bối rối khi mình qua đời, thì mỗi người lớn tuổi, nên viết sẵn lời dặn dò cho gia đình”

Ông anh lớn nói: “Theo tôi nghĩ, người Việt mình bắt chước Mỹ, trưng bày mặt người chết cho bạn bè thân nhân nhìn lần cuối trước khi đem chôn là một việc làm không nên. Vì dù có trang điểm cách nào đi nữa, thì khi đã chết, mặt mày cũng không còn dễ nhìn như khi còn sống, nếu không nói là xấu xí, rờn rợn, hốc hác, tái mét. Cái hình ảnh cuối cùng trong trí của bạn bè rất quan trọng. Nếu không được đẹp đẽ, thiếu sống động như xưa, uổng vô cùng. Nhiều lần đi đám tang bà con, tôi thấy mặt mày người chết hốc hác, méo mó, miệng vẩu, mắt sâu, mà cứ buồn và tiếc mãi, giá như tôi đừng nhìn thấy hình ảnh đó thì hơn, để tôi còn giữ mãi trong trí cái khuôn mặt vui tươi, rắn rỏi, dễ thương ngày xưa. Nhất là nhiều người bạn, cứ nhắc đến tên, là tôi mường tượng ra đôi mắt sáng, nụ cười như hoa tươi, thay được bằng một hình ảnh vêu vao khó nhìn. Tôi cứ muốn quên đi, để lấy lại hình ảnh đẹp đẽ xưa, mà không được. Tôi chắc không ai muốn bị bạn bè nhìn họ với một nhan sắc xấu xí cả. Tuy nhiên, cũng có rất ít trường hợp, thấy mặt người chết đẹp hơn khi còn sống. Đó là những trường hợp người chết chưa bị bệnh lâu dài, nhan sắc chưa bị tàn phá nhiều. ”

Bà vợ ông Hàn nói: “Theo tôi, thì vì người trang điểm kém, hoặc chi ít tiền trang điểm, nên người chết không được đẹp”

Bà Kim cười lớn: “Một chiếc xe Ford đời cũ, làm sao mà sửa lại thành đẹp bằng chiếc xe Mercedes đời mới. Tô trát cũng có giới hạn thôi, ngoại trừ mang cái mặt nạ khác. Theo kinh nghiệm của tôi, thì không phải đám tang nào của người Mỹ cũng trưng bày mặt người chết cho bạn bè nhìn. Nhất là những người đã đau yếu bệnh hoạn lâu ngày, ngay cả khi chưa chết, họ không muốn ai thấy họ đã ốm o, hốc hác, xấu xí cùng cực.”

Ông Hàn thêm vào câu chuyện; “Khi làm mặt và trang điểm cho người chết, tôi xem chiếu trong phim tài liệu, mà sợ. Ngoài việc moi hết tim gan phèo phổi, dạ dày, ruột non ruột già, thấy người ta còn dùng mấy cây sắt dài chừng nửa thước, to hơn chiếc đũa, xiên từ trong miệng xuống cổ, vào thân, có lẽ để giữ cho cái đầu và xác ở vị trí thẳng. Rồi cắt trong nướu, để dùng dây kẽm may, xâu hàm trên và hàm dưới lại với nhau trong vị trí bình thường, cho miệng khỏi há ra, và may môi lại với nhau. Dùng chất dẻo đắp vào các nơi cần đắp. Sau đó, dùng phấn, màu, thoa lên mặt, tạo thành một lớp giống như da thường. Cắt tóc, cạo hay tiả râu lại cho đẹp. Nếu mình chứng kiến tận mắt khi họ làm cho thân nhân mình, thì đau lòng lắm.”

Ông anh vợ cắt ngang: “Thôi, thôi, dượng đừng nói chuyện đó, nghe mà ghê. Khuất mắt, mình không thấy thì đỡ sợ. Sao không trở lại câu hỏi chính, là làm thế nào để chi phí tang lễ ít tốn kém nhất?”

Bà Kim cười: “Cách tốt nhất là thiêu xác, và nếu thiêu liền, chuyển xác từ nơi chết, trực tiếp đến lò thiêu, tang lể làm tại nhà, không nhìn mặt, thì đỡ được rất nhiều chi phí khác như tẩm liệm, ướp thuốc, xem mặt, thuê phòng, xe tang. Thường phí tổn chỉ trên 1000 đô thôi.”

Bà Kim hớp thêm ngụm trà, rồi tiếp: “Có người nói sợ nóng, không dám thiêu. Nhưng khi chết rồi, thần kinh đã tê liệt, thì đâu biết chi nữa mà nóng hay lạnh. Nếu còn biết nóng lạnh, thì khi nằm dưới đất lạnh lẽo, tối om, chật chội, ngộp , dòi bọ vi trùng đục khoét, mặt mày teo rúm, há hốc mồm miệng, nhăn răng, khô đét, hoặc rữa mũn ra, thì có khó chịu hơn không? Chưa kể điều mà chủ nghĩa địa bảo là đất ‘vĩnh viễn’, thì thường là 49 năm hay 99 năm thôi. Sau đó thì thông cáo trên báo chí là sẽ dời xác. Con cháu có bao giờ đọc đến cái thông cáo nầy, mà có đọc, cũng không biết đó là mộ của thân nhân mình. Bên Âu Châu, có nhiều hầm nhà mồ, xương chất đẩy, xương của hàng trăm vạn ngôi mộ được đào lên, gom lại, xếp đặt hàng triệu miếng xương lẫn lộn , rất mỹ thuật. Luật lệ nhiều xứ, chỉ cho chôn 5 năm hay 10 năm, hoặc mấy chục năm thôi. Phải bốc mộ sau thời gian đó. Ít có nơi nào là vĩnh viễn hoặc lâu vài ba trăm năm. Ngày nay tại Mỹ, ngưòi ta càng ngày càng ưa thích việc thiêu xác. Các xứ khan hiếm đất đai như Nhật, và cả Tàu, Ấn Độ, đều thiêu xác. Ngoại trừ những vùng xa xôi, còn giữ lại việc chôn dưới đất.Theo thống kê năm 2009, thì mười tiểu bang sau đây, có tỷ lệ thiêu xác cao nhất ở Mỹ: Nevada 73.93%, Washington 69.62%, Oregon 69.24%, Hawaii 68.82%, Vermont 65.67%, Arizona 65.60%, Montana 64.81%, Maine 62.75%, Colorado 62.01%, Wyoming 61.76%”

Bà Hàn xen vào: “Người theo đạo Chúa, có thiêu xác được không?”

Bà Kim cười và tiếp lời: “Mãi cho đến khi Đức Giáo Hoàng Phao Lồ Sáu tuyên bố việc hoả thiêu là không trái với Giáo Luật vào năm 1963 và ba năm sau, các linh mục được phép làm lễ cho các đám tang hoả thiêu, thì việc hỏa táng được phát triển rất mau. Ngày xưa giáo hữu Thiên Chuá tin rằng, phải còn xác, để chờ ngày phán xét cuối cùng, mà sống lại trên thân xác đó. Chì còn đạo Do Thái là cấm hỏa thiêu thôi, vì họ cho rằng, tro cốt nằm trong hủ, không thể “đất bụi trở về lại với đất bụi được.”

Ông Hàn bưng bánh ra mời bà con, và nói : “Ông anh rễ tôi kể rằng, thời mới chạy qua Mỹ mấy năm sau 1975, anh em đồng khoá Võ Bị Đà Lạt đi thăm viếng một người bạn đang hấp hối vì bệnh ung thư trong khu chờ chết ở Viện Phục Hòi. Khi đó, đa số đều độc thân, hoặc vợ con còn kẹt lại ở Việt Nam, bơ vơ, không bà con thân thích. Anh em thấy ông bạn nằm thiêm thiếp, bàn nhau đóng tiền thiêu xác. Tưởng hắn mê man không nghe được, nhưng bỗng hắn mở mắt ra và nói rõ ràng : “Ông cóc muốn thiêu, sợ nóng lắm. Chôn mà thôi.” Đám bạn bè giật mình nhìn nhau. Một ông bạn nóng tánh, gằn giọng: “Đưa tiền đây, tụi tao chôn cho. Thằng nào cũng rách mướp, tiền đâu mà chôn mầy.” Một ông bạn khác nháy mắt, rồi nói: “Mầy muốn chôn cũng được, yên tâm đi.” Khi đi ra ngoài, anh bạn nói: “Cứ hứa đại, cho nó yên tâm chết. Sau khi chết rồi, thì cóc biết chó gì nữa, thiêu hay chôn thì cũng thế.” Thời đó, mới đến Mỹ, người nào cũng đi làm việc lao động với đồng lương tối thiểu, lo nuôi thân chưa đủ, lại lo gởi tiền giúp gia đình bên Viêt Nam, tiền đâu mà bỏ ra chôn cất bạn bè, đòi việc ngoài khả năng, làm sao mà thoả mãn được? Nầy chị Kim, chị biết tại sao ngày nay người ta chuộng việc thiêu xác hơn là chôn không?”

Bà Kim ăn bánh, uống nước, rồi thong thả nói: “Theo nghiên cứu của các nhà xã hội học, người ta chuộng thiêu hơn chôn vì càng ngày người có học thức cao càng đông đảo hơn, việc thiêu xác được quần chúng chấp nhận xem như bình thường, đất chôn không còn dễ dàng và rẻ như xưa, tiết kiệm đất đai cho người còn sống, giáo luật không cấm thiêu, tiện lợi, giản dị và tiết kiệm được nhiều thì giờ, giảm thiểu chi phí không cần thiết.”

Một người khác trong gia đình hỏi: “Tôi nghe nhiều người già mua trước toàn bộ chương trình tang lễ, từ đầu tới cuối. Khi nằm xuống thì khỏi bàn cãi lôi thôi gì, và tiền bạc cũng đã thanh toán xong. Gia đình khỏi phải bận tâm. Việc mua trước đó, có thất không, và có lợi hại gì không?”

Bà Kim gật gù: “Mua trước toàn bộ các mục cho đám tang cũng là điều hay. Nhưng phải liệt kê rõ ràng từng danh mục cho minh bạch, đừng thiếu khoản nào. Để sau nầy khỏi phải trả thêm, vì thiếu sót. Cũng có nhà quàn muốn kiếm chác thêm chút chút, khi làm đám tang, nói là hòm loại nầy chưa về hoặc mới hết, phải chờ mua . Nghe chờ mua hòm là đã hết hồn, và chấp nhận trả thêm tiền cho cái hòm đắt hơn.”

Ông Hàn hỏi: “Có khi nào mình mua trước, tiền thanh toán hết rồi, mà khi chết, họ chối từ làm tang ma hay không?”

Bà Kim cười khanh khách: “Chuyện gì cũng có thể xảy ra cả. Bình thường, thì không có chuyện rắc rối đó. Ngoại trừ khi nhà quàn bị đóng cửa, hoặc đã đổi chủ. Kẹt nhất là khi mình đổi nơi cư trú quá xa nhà quàn ký hợp đồng làm tang lễ, hoặc mình chết ở một chốn xa xôi nào đó, mang xác về tốn kém hơn là chôn hay thiêu ở nơi chết. Thường thường hợp đồng nầy không trả lui được, không chuyển nhượng cho người khác được. Mua trước cũng có cái lợi, là phí tổn khòi phài tăng theo thời giá.”

Cả nhà mời bà Kim ở lại ăn cơm, để tham dự cuộc họp gia đình và điện thoại khảo giá việc tang lễ. Cả gia đình bàn cãi sôi nổi, kẻ muốn chôn, người muốn thiêu, bà chị lớn còn muốn làm đám tang linh đình, đủ các nghi thức rườm rà. Cả nhà cãi nhau thành to tiếng, mãi chưa đi đến đâu, thì cô Út lấy trong xách tay ra một là thư, nhìn mọi người và nói với giọng run run đầy nước mắt:

“Thưa các anh chị, em muốn cho mẹ có được một đám tang bình thường như mọi người. Em để các anh chị quyết định, nhà chúng ta không thiếu tiền, không cần tiết kiệm. Nhưng các anh chị không đồng ý với nhau, có thể sinh ra bất hoà, nên em xin trình lá thư của mẹ gởi cho em từ lâu, để anh chị xem. Đây, em xin đọc lá thư : “…Sau nấy mẹ chết, thì mẹ ước mong các con làm đám tang đơn giản. Không khăn sô, không tụng niệm, không để bà con xem mặt, không phúng điếu, không vòng hoa, và mẹ muốn được thiêu xác. Tro cốt thì đem thả xuống Thái Bình Dương, để mẹ hoà tan vào biển cả, may ra thấm về thấu tận quê nhà bên kia đại dương. Đừng chôn tiền xuống đất. Tiền tiết kiệm được đem cúng cho hội từ thiện ..”

Cả nhà trách cô Út tại sao không đưa là thư ra từ đầu, để khỏi bàn cãi lôi thôi, cô khóc mà không trả lời.

Sau khi nhờ bà Kim phối hợp, cả nhà hoàn tất và ký khế ước hỏa thiêu. Chi phí tang lễ chôn cất do nhà quàn đề nghị tổng cộng 34,680 đô, chỉ còn tốn 1676 đô bao gồm toàn bộ thủ tục giấy tờ, chuyển xác, hoả thiêu và bình tro tạm.

Toàn anh chị em trong gia đình góp thêm tiền, đem tặng hội từ thiện 35 ngàn đô. Cả nhà đều vui mừng, nhẹ nhỏm. /.

Triển
05-15-2023, 10:31 AM
CHUYỆN TÌNH QUA NHIỀU
KIẾP LUÂN HỒI

BRIAN L WEISS
MƯA RADIO


https://www.youtube.com/watch?v=A9uQktXzxJk

chieclavotinh
06-18-2023, 03:13 AM
CHUYỆN TÌNH QUA NHIỀU
KIẾP LUÂN HỒI

BRIAN L WEISS
MƯA RADIO
...






Brian Weiss tốt nghiệp bác sĩ y khoa ở Yale University, là trưởng khoa thần kinh ở Mount Sinai Medical Center, Miami. Ông viết nhiều sách về tiền kiếp (past life) và tái sinh (reincarnation): Many Lives Many Masters, Through Time Into Healing, Only Love Is Real (Chuyện Tình Qua Nhiều Kiếp Luân Hồi), Messages From the Masters, Same Soul Many Bodies, Miracles Happen…


Vòng tròn đời sống
BS. Hồ Ngọc Minh

Lâu nay, tôi viết nhiều bài chủ đề về sức khỏe: làm sao sống mạnh, sống khỏe, sống lâu. Kỳ này, tuần lễ cuối năm của năm Âm Lịch, xin cho tôi một cơ hội để nói về một đề tài khác hẳn. Đó là cái chết.

Mọi vật, trong vũ trụ nầy, nếu có sanh thì có tử. Đừng ngạc nhiên, cái chết không phải là một hiện trạng trái ngược với sự sống, mà thật sự nó đi đôi với sự sống, chỉ vì chúng ta vô tình hay cố ý, lãng quên nó mà thôi. Cái chết không tự nhiên xuất hiện một cách đột ngột, một kết cuộc có khi như bất thình lình, mà bắt đầu chết từng phần, từng tế bào, từng ngày theo đời sống. Khi còn trong trường thuốc, tôi chạnh nghĩ, làm nghề y sĩ, có khi nghĩ mình đang phục vụ, để kéo dài sự sống, nhưng trên thực tế, mình chỉ kéo dài, trì hoãn cái chết mà thôi.

Bạn đọc có thể ngưng ngay đây và đừng đọc tiếp nếu nghĩ tôi đang nói chuyện tào lao, bốc phét, chém gió, hay theo thành ngữ của Mỹ, “full of hot air”, hay “full of… it”.

Mà thật, tôi sẽ trình bày những triết lý cùn của tôi, cứ xem là chuyện phiếm cuối năm bạn nhé.

Những lúc gần đây, tôi thường đi tiễn biệt nhiều người quen đã ra đi như “mùa thu không trở lại”. Những giây phút như thế, cho tôi những giây phút lắng đọng tâm tư, có thật là như mùa thu ra đi không trở lại hay không? Nhìn quanh, Thu đến và Thu đi. Xuân, Hạ, Thu, Đông cứ vậy mà tuần hoàn, và một lần nữa, Xuân sắp về. Từ trong những tế bào của cơ thể cho đến vũ trụ mênh mông bên ngoài, tất cả đều chuyển động theo một quỹ đạo vòng tròn, một đường cong khép kín. Những hạt điện tử xoay quanh hạt nhân không ngưng nghĩ; mạch máu luân lưu rồi cũng trở về tim để rồi lại ra đi cho một chu kỳ mới; và những hành tinh vẫn xoay đều quanh những mặt trời hằng tỉ năm qua. Một mặt trời có thể bị hủy diệt, nhưng một mặt trời khác được tái sinh đâu đó. Vậy thì có lẽ nào, cuộc sống con người lại chấm hết ở tận cùng? Đi và về, mà về đâu? Có thật sự là cát bụi sẽ về với cát bụi hay không?

Tôi muốn đưa ra một giả thuyết là, cuộc sống vẫn đi trên một quỹ đạo hình tròn, chỉ vì đường tròn quá lớn, vì không thấy hết cuối đường, nên chúng ta tưởng là đi trên đường thẳng, và cho rằng mọi đường thẳng đều đồng quy vào một chỗ, tận cùng.

Năm ngoái trong bài “Lựa Tuổi Cho Con”, tôi có nêu thí dụ về những khoảng không thời gian hiện hữu song song, dựa trên lý thuyết của Einstein. Năm nay, bạn nào có dịp xem phim Interstellar do Christopher Nolan đạo diễn, sẽ nghe nói về khái niệm không gian 5 chiều, mà nhiều nhà khoa học đồng ý là có thể hiện hữu và không xa thực tế lắm đâu. Chúng ta đang sống trong một không gian ba chiều, cọng thêm một chiều thời gian nữa là bốn. Theo lý luận của các khoa học gia theo trường phái của Einstein thì chiều thời gian không phải là đường thẳng mà là những đường cong, tùy thuộc theo sức hút của các thiên thể, có thể trôi nhanh hay chậm. Một con kiến bò trên chữ U, nó không biết là từ đỉnh nầy của chữ U sang đỉnh kia của chữ U rất gần. Cũng như chúng ta nghĩ thời gian đi theo một đường thẳng, nhưng, có thể cảm nhận đó không đúng. Thí dụ, cột mốc thời gian năm 1975 cách đây 40 năm, nhưng có thể nó nằm rất gần, như đỉnh chữ U nầy nhìn qua bên kia thôi. Cũng theo lý thuyết của Einstein thì có nhiều khoảng không thời gian nằm chồng lên nhau như những bọt bong bóng trong chậu giặt đồ. Chúng ta sống trong một khoảng không thời gian như sống trong một bong bóng và không biết rằng bong bóng bên cạnh rất gần. Một người con đang sống ở Mỹ, cử tưởng mẹ mình sống ở Việt Nam là xa xôi lắm, nhưng có thể, chỉ ở một bong bóng bên cạnh. Vì thế có những chuyện như, con té, mẹ biết đau, cho dù cách nhau cả ngàn dặm. Một thí dụ khác, bạn có một người bạn cũ thời tiểu học ở Việt Nam, lâu năm không gặp. Đùng một cái đi dạo ngoài phố, bạn gặp lại người nầy. Bạn cho là quả đất tròn. Rất có thể, không những quả đất tròn mà khoảng không thời gian cũng tròn luôn! Vì thế, nếu bạn có thể vượt qua được chiều không gian thứ 5, như miêu tả trong phim Interstellar, thì bạn có thể nhìn thấy tất cả các sự kiện, không đi theo thứ tự “đường thẳng” của thời gian, mà các sự kiện được chất chồng lên nhau như những thùng hàng ở trong một kho hàng vậy. Đại khái như ta đứng ngoài, nhìn con kiến đang bò trên chữ U vậy.

Tại sao tôi tốn công, nói chuyện khoa học viễn tưởng lòng vòng như vậy?

Ngày xưa trước khi khám phá ra Mỹ Châu, người ta tưởng “mặt đất phẳng”, cho nên khi một người phiêu lưu ra khỏi Âu Châu, được xem như “qua bên kia thế giới”. Hiện tại, vì quả đất hình tròn và phương tiện di chuyển, phương tiện truyền thông nhanh hơn trước rất nhiều, nên khoảng cách giữa “thế giới nầy” với “thế giới kia” lần lần bị xóa bỏ.

Sự sống diệu kỳ chỉ là tập hợp của các nguyên tử. Có lý thuyết cho rằng, tri thức hay linh hồn chẳng qua chỉ là những làn sóng điện được phát ra từ những tế bào thần kinh như sóng radio hay TV chẳng hạn. Sóng điện tồn tại cho dù con người mất đi, chúng ta không cảm nhận được nó chỉ vì không” bắt trúng đài” mà thôi. Hơn nữa, nếu nước có thể hiện hữu ở ba dạng thể, lỏng, đặc, và hơi, mà, con người chúng ta chỉ là một bích nước lớn. Sự chuyển hóa từ một thể trạng nầy qua một thể trạng khác có thể làm cho ta kinh hãi vì nó vẫn còn là một bí mật.

Tóm lại, một người đi “qua bên kia thế giới”, rất có thể họ chỉ băng qua một bong bóng không thời gian bên cạnh mà thôi.

Nhưng dù sao đi nữa, Đức Lạt Ma đã dạy, có ba ngày: hôm qua, hôm nay, và ngày mai. Chỉ có ngày hôm nay là ngày chúng ta thực sự sống. Vì thế hãy sống vui với hiện tại, bạn nhé.

chieclavotinh
09-10-2023, 02:20 AM
A life of pain or the right to die on her own terms: 'I won't be a gray ghost'
Alden Woods

PRESCOTT — She had already refused IV chemotherapy, sold her hair salon and searched for apartments by the beach. Living wills from two states waited for her signature on the kitchen table. Now she just wanted to sleep, but the cancer pills woke her up before sunrise every morning.

So Julie Jones unhooked her breathing machine and slipped out of bed. Limping to the kitchen, to the cabinet where she kept wide plastic totes of medicine, she shook the day's first two pills into her hand.

Julie cried in the mornings, usually, gripped by the same few questions: How would her husband handle himself? Did they have enough money to make it to the end? What if she waited too long?

Was she strong enough to end her own life?

She took the anxiety pill first, then another that sent drugs to her lungs. Settling into a thick leather chair where she spent most of her days, she read the news on her phone. She opened Facebook and flipped through pictures of puppies and smiling friends. She wondered if she should just tell them what she had planned.

Her husband worked nights and wouldn’t be up for hours. It was still too early to call a friend. She was alone, so she found a pad of paper and started to write.

I don’t want to die, she wrote. But I won’t be a gray ghost.

The cancer was rooted in both lungs, had doubled in size over the past few months. “Inoperable, incurable, and a terminal illness,” read a letter from her doctor, but there was no way to tell exactly how long she had to live.

Julie had seen her father at the end of his life, 6-foot-3 and 95 pounds, so frail the bones pressed against his skin. She had heard her mother-in-law’s screams when they rolled her over for more medicine, more nutrients, one more day of suffering.

I will have to leave my friends and loved ones to move to a place that’s not my home. Change anytime is hard but imagine at your last days.

Her decision had been made for months. She would end her life before the cancer spread and living became torture. But she wanted to do it right, and Arizona lawmakers had blocked a bill allowing terminal patients to receive medical aid in dying.

Julie had only two options: She could die slowly and painfully in Arizona, or she could uproot her life and move to a state that would let control her death.

Some use palliative care, she wrote, but give me the choice of my last days.

'I just know I have things to do'

That word. Julie hated that word. She winced when she heard it, spat it out of her mouth whenever she had to say it. Suicide. That wasn’t her plan, she insisted. Suicide is for people who want to die, and she would give anything to live.

“Suicide is a choice of living and dying,” Julie said. “I don’t have that choice.”

It had been more than two years since doctors told Julie she was going to die. A third year would be a blessing, she knew, but she already felt herself deteriorating. Words escaped her in the middle of a sentence. She limited herself to two activities a day, always home by 5 p.m. A thick streak of white slashed through her red hair. Her eyes itched and her hands shook uncontrollably, the skin so thin it was almost transparent. A doctor had limited her to a strict vegan diet. Next year was probably her last, she said, but even that felt uncertain.

“I can’t die yet,” she told a counselor after her diagnosis, back when the scars and the shock were still fresh. “I have things to do.”

The counselor had heard that before. “Julie, what do you have to do?”

“I don’t know. I just know I have things to do.”

The last year of Julie’s life was supposed to be simple, spent traveling the world and leaving notes for her two grown children. She had hung scenes from a past life on the walls, moments frozen in time, in jet-black frames. In the photos, she could still ride a dirt bike, dive to the ocean floor, reel in a fish bigger than her husband’s. That was when she still felt like Julie.

Instead, her first thought most mornings was money. A pile of paperwork greeted her at the kitchen table. Her afternoons were phone calls, apartment searches and accounting. She was usually in bed by 9 p.m., wrapped in the whirring tubes of a breathing machine.

Julie was going to die in peace, she’d make sure of it, but it would cost her a final few months of living. She was only 62 years old and already planning her last day.

“I don’t want to go through the suffering,” she said. “I want to feel good going.”

The right-to-die movement had been built on that idea. Advances in medicine were keeping people alive longer than ever before, but for terminally ill people like Julie, more time usually meant more suffering.

It became a national battle for control over the most vulnerable part of human life — the end.

Supporters pictured a time when people with terminal illnesses were free to skip a painful decline, to plan their deaths and die before life became a countdown of miserable days. Americans already put to death their most violent criminals and euthanized their pets, they argued. Why couldn’t people willingly do the same? Opponents compared medicinal deaths to legalizing suicide and saw the potential for abuse and coercion.

That left people like Julie stuck in the center, torn between two desires: to extend human life, and to extinguish human suffering.

“A lot of people think it’s terrible,” Julie said, “but it is my choice as to whether I live that way or not.”

A mom and a hairdresser

Julie just wanted to make it to 59. Nobody in her family had lived longer than that.

Her mother died at that age, her sister at 54. Lung cancer killed her father at 46. She wasn’t sure if she had any other relatives left.

Julie worked to keep her health, became the woman who worked 70 hours a week and still made time for hot yoga and hikes up Granite Mountain. She ate well, quit smoking and planned retirement trips to Hawaii.

A Southern Baptist, she believed deeply in God’s angels and an eternity in heaven. She was less certain of astrology, but her Virgo sign meant she should like organization and being in control, and that made sense to her.

She opened her first hair salon with a $5,000 loan and a talent for self-promotion. Four more salons followed, and she was flying across the country to teach seminars on hairstyling. Her career left less time than she would’ve liked for her children, who were now well into their own lives: a 44-year-old daughter in New Hampshire, and a 26-year-old son who fought wildfires with the Prescott Hotshots.

“I think God put me here for two things,” Julie said. “To be a mom, and a hairdresser.”

Health escaped her. In 2003, doctors found cancer in one breast, and Julie chose a double mastectomy. Later, her chest turned a deep purple when one of her implants split open, but she survived. She and her husband, Dana, moved from Florida to Prescott shortly after.

At 58, fluid filled her lungs and made breathing a chore. A small cough turned to a wheeze. She was diagnosed with routine pneumonia, given a prescription and sent home to rest.

“It was so weird,” she said. “And I didn’t feel that sick.”

After a round of antibiotics, they found spots in Julie’s chest X-rays, little black splotches that dotted both lungs. Those usually meant nothing, the doctor told her. Probably just scarring from the pneumonia, but she’d have to check back in three months.

So she did, making the two-hour drive to Phoenix, slipping into a thin hospital gown and staring at the ceiling while the CT scanner creaked around her. Every time, a physician’s assistant brought her the results: No significant changes, everything’s fine, see you in three months.

Her 59th birthday passed.

Then, May 2014, time for another scan. She went alone, following the same routine. Another trip down Interstate 17, another breezy gown, another scan. She dressed and waited for the results. She hadn’t felt any different, so she expected to see the assistant again.

Her doctor walked in. Julie swallowed to hide the panic as it rose from the scar on her chest, to quiet the only thought in her mind. What’s he doing in here?

It was a rare subtype, he explained. Adenocarcinoma in situ. Cancer in both lungs.

A lifetime of plans crumbled in an instant. They had just built their dream home, tucked high in the mountains above town. She still hadn’t been to Italy. Her career, 42 years as a hairdresser, was over. She had just opened another hair salon, her favorite, right across the street from her doctor’s office. She'd have to sell that.

Well, she thought as the doctor scheduled an emergency surgery, I made it to 59.

A diagnosis and a decision

A spiking pain awakened Julie two weeks later. Surgeons had cut four tumors out of her right lung and filled the gap in her chest with painkillers.

The cancer was aggressive, had invaded both lungs and started its spread across the surface. Doctors told Julie what she had assumed for weeks: The cancer was Stage IV. It was incurable. She was going to die. Medicine could only give her a couple of extra years.

“If you know she needs it,” her husband pleaded with the doctors, “why not just give it to her now?”

Julie turned to him and lowered her voice. “Honey, there’s no cure,” she said. “They’re just buying me time.”

As she recovered from surgery, asking the nurses for more morphine and not getting any, she studied. She read medical journals, treatment plans, five-year survival rates, anything to make her feel in control.

That October, when the drains in her back had been removed and the scars began to heal, Julie opened the computer in her home office. She skimmed the day’s news, glancing over headlines for the Ebola scare and protests in Hong Kong.

Then she saw Brittany Maynard, 29 years old and diagnosed with terminal brain cancer. Maynard had become the right-to-die movement’s most public face when she moved to Oregon and announced she would end her own life. "My right to death with dignity at 29," she titled a column online. Julie read it all, then read it again.

“That’s it,” Julie whispered to herself. “That’s what I’m doing.”

When the time is right

Julie read the laws and made a mental checklist of what she had to do. She had other options. They kept guns in the house, she had dozens of bottles of pills, a tank of helium was only $20. But none of those methods sounded peaceful or reliable.

“I can’t find deadly things that I couldn’t do wrong,” she said. “I don’t want to do it wrong.”

It would have to be California, she decided. Three other states recognized the right to die, but were too far away to move. Her favorite doctor was in California, and its law was open to all state residents, no matter how recently they had moved.

She and Dana were barely pulling together enough money to last through each month. They couldn’t afford a gap in their income, so Dana would have to stay with his job in Arizona, standing on the gun-manufacturing line until his feet swelled and the stench followed him home. Julie had started making him strip down in the garage, so the smell of his clothes wouldn't seep into the walls.

Julie would have to go to California alone.

There, she would need a doctor to confirm her diagnosis, to agree she was terminally ill and had less than six months to live. That part would be easy. Julie knew she was dying, felt it as the cancer spread across her lungs.

After asking the doctor for medication to end her life, she would be sent home, told to think it over. Fifteen days would pass. She’d see a different doctor, get her diagnosis confirmed again. She’d make another request, then put it in writing. Two witnesses would sign, as well.

Two doctors had to agree she was a paradox: mentally stable enough to make the decision, but trapped inside a body that was slowly dying. If so, she’d get a prescription for a powerful cocktail of sleeping medicine, to be filled whenever she was ready.

Julie didn’t know when that time would come. She had surprised herself by surviving two years, and now she had just passed her 62nd birthday. "Don’t let me miss my six-month window,” she kept telling her doctors. She wouldn't let herself go until she was ready, but the law required patients to give themselves the drugs, without any help. Waiting too long could leave her too weak to die.

She’d always been terrified of drowning. As a girl, she floated on the waters outside her Florida home, drifting farther and farther from land. When she turned back toward shore, it looked impossibly distant. I’m never going to make it, she thought then, and now she was starting to drown in her own fluids.

Each day carried her further from the life she had built. Images of relatives’ last days floated in her mind: the way tubes ran through them, the noises they made as they struggled for breath, the time her mother-in-law begged for something to make it stop.

“Everybody is going to go,” Julie said. “But do they have to go in pain?”

The politics of dying

Be it enacted by the Legislature of the State of Arizona ...

Oregon implemented the country’s first right-to-die law in 1997. Washington, Vermont and California passed similar laws over the next two decades, and a ruling by Montana’s Supreme Court upheld a doctor’s right to prescribe life-ending medication to willing patients.

That time had not yet come to Arizona, or the 44 other states that didn’t allow medical aid in dying. Thirty-nine of those states had laws specifically banning assisted suicide, leaving the possibility that anyone — a doctor, a friend, a stranger, a spouse — who helped someone end their life could be prosecuted. Arizona considered assisting suicide a form of manslaughter.

Under any name, the debate has grown in statehouses and hospital rooms across the country. Lawmakers in 20 states had considered right-to-die laws in the past year, many for the first time. In most states, the bills were shut down early.

That left terminally ill people with little choice. They could stay in place and hope their suffering was short, or they could leave home behind and move to a state where they could legally avoid the pain.

… An adult who is capable, is a resident of this state and has been determined by the attending physician and consulting physician to be suffering from a terminal disease, and who has voluntarily expressed a wish to die …

Arizona lawmakers had introduced right-to-die laws at least four times since 2003, all unsuccessfully. Sen. Barbara McGuire decided it was time to try again this year.

Support was growing across Arizona. The city councils of Bisbee and Tucson had passed resolutions supporting the right to die. A corps of supporters was traveling around the state to explain their desires to the public. A 2015 poll had shown 56 percent of Arizonans in favor of a terminally ill person’s right to end their life.

“The time is right for this dialogue,” McGuire said, and she introduced Senate Bill 1136 in January. “What it’s about is a person having the ability to pass with dignity.”

SB 1136 was assigned to the Senate Heath and Human Services Committee, chaired by Republican Sen. Nancy Barto, who argued the bill would allow doctors and family members to pressure people into ending their lives. Trust in Arizona’s health-care system, she said, would be destroyed.

“End of life issues can be complicated but attempting to simplify them by choosing death as a treatment option is a pandora’s box,” Barto said in an email. “No matter what it is called, the ‘right-to-die’ may soon become a ‘duty to die’ as our seniors, the disabled and depressed family members are pressured or coerced into ending their lives. ”

… May make a written request for medication for the purpose of ending the person’s life in a humane and dignified manner in accordance with this article.

The bill stalled without a vote.

'What the hell do I do?'

By August, Julie and Dana had sold their dream home and talked about moving into a trailer. Dana was selling his art collection. Julie was picking which jewelry she could part with, and still it wasn’t enough. Julie’s disability check felt smaller each month, and even Dana’s 60-hour weeks couldn’t make up the gap. They were burning through their retirement savings, pulling out $2,000 at a time. Credit cards they had once paid off were now loaded with flights and hotel rooms for Julie’s hospital visits.

Between Julie’s disability check and Dana’s temp job, they brought in $3,100 a month. They had $18,000 in savings, and expenses were climbing.

At least they had health insurance, they told themselves. They were lucky. But Dana’s policy expired in October, and they wouldn’t make it through the year without it. In America, they were finding, dying is expensive.

“I really do need to find some answers to this,” Julie said, and she searched stacks of paperwork on her kitchen table. A friend had told her AARP offered the best prices on Medicare plans. Julie took a breath and dialed. On the other end of the phone, a voice named Dana introduced herself.

Julie grinned. A good sign, maybe. “Well hi, Dana,” she said. “That’s my husband’s name. That’ll be easy.” She picked at an elastic band around her tablet’s case and ground the rubber off a pencil eraser.

“If I move to California, do you have a policy for me?” she asked, leaving out the reason for her move. “Under 65.”

The voice put her on hold. Julie set down the phone, elevator music flowing from the speaker. Tears rimmed her eyes.

“It’s been a rough two years,” she said.

As Julie dried a tear and waited for the voice to return, Dana trudged into the kitchen, still fiddling with the buttons on his shirt.

He had always wanted to fly, to be with the birds as they took to the air. When he died, he once told Julie, he wanted to be reincarnated as a pelican. Two tours in the Army and eight years as a commercial pilot got him airborne, but now he was just another laborer on the line, churning out pocket-size pistols. Another 12-hour shift, another $110 in their pockets.

“She’s been on the phone all this time?” he said. “Typical.” He kissed her forehead, packed a lunch and slipped out the door.

A few minutes later, the voice came back. She had pulled together the price of Julie’s coverage, and ticked off the list of expenses.

The first month of drugs would cost Julie almost $2,700. Her monthly Medicare payment would be more than $400. The voice kept going, slashing Julie’s disability check in half before she could consider food, over-the-counter drugs or a second apartment in California.

“The time is right for this dialogue. What it’s about is a person having the ability to pass with dignity.”
Arizona state Sen. Barbara McGuire

Julie tried to stop her, to ask her to slow down and let the new expenses sink in, but the words wouldn’t come out.

“I wasn’t expecting it to be that high,” she said. She had tried to scribble down the numbers as they came, but there were just too many. Her hands shook as she did the math in her head, chipping away at the life she had planned for herself.

“I wish you many blessings,” the voice said, and Julie was alone again.

“Well, that was a shocker,” she said, leaning her head back to stare at the ceiling. She reached for a glass and held it up to her mouth. The tea inside sloshed to the edges as her hand shook. She took a sip, caught her breath, looked down at the stacks of paper.

The numbers stared back at her. They had enough to make it seven months, if they were careful.

“What the hell do I do?” she asked, but nobody was there to answer.

Peace. Finally, peace

One day next year, when missing words become lost memories, when she doesn’t trust herself to live alone, when her eyelids droop and her hands won’t stop shaking and each step sucks the breath from her body, Julie will know it’s time.

She’ll wake up next to Dana and sip green tea as the sun rises over San Diego. Two friends will fly in. Her children will be invited. They’ll go to lunch by the beach, and Julie will eat whatever she wants. Italian food, maybe. They may see a movie, something light-hearted to make Julie laugh.

They’ll walk to the beach as evening settles. Four chairs will already be set out. They’ll feel the sand slip out from beneath their feet and watch the seagulls gather on the pier.

“You see the birds,” she’ll tell Dana, “it’s me, saying bye.”

And they’ll sit, friends and family and Julie, drinking good wine and telling their favorite stories as the sky fades to a deep orange. She’ll say she loves them and hold their hands tight.

Then Julie will take the drugs, an oversize dose of sleeping medication mixed into water.

She’ll feel the tension leave her body. The pain will dull and the anxiety will dissolve. Peace, finally.

Her eyes will close, and she’ll fade to sleep. Without a sound, she’ll be gone, slipping away as the birds fly overhead and the sun dips under the horizon.

chieclavotinh
12-03-2023, 01:03 AM
“Every day we're one day closer to death.”

Cuộn chỉ thời gian
Huy Phương

Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy,
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
(Kahlil Gibran)

Chuyện gì nhắc chúng ta biết rằng một ngày đã qua: Tiếng đồng hồ báo thức mỗi buổi sáng hay khi chúng ta mở vòi nước để làm vệ sinh khi ra khỏi giường? Chuyện gì nhắc chúng ta một tuần lễ đã qua: Sáng Thứ Bảy này dậy trễ hay có hẹn đưa gia đình đi chơi cuối tuần?

Chuyện gì nhắc chúng ta hai tuần đã qua: Ðến kỳ lãnh check lương hay ngày rằm hay mồng một ăn chay? Chuyện gì nhắc chúng ta một tháng đã qua: Trả các thứ bill nhà, bill điện, bill nước? Chuyện gì nhắc chúng ta sáu tháng đã qua: Vặn đồng hồ lui hay tới một giờ? Chuyện gì nhắc một năm đã trôi qua: Phải chăng là những khúc ca Giáng Sinh rộn ràng và các thương xá giăng đèn kết hoa, và với người Việt là hoa cúc, hoa mai, bánh chưng, bánh tét và những bài hát về Mùa Xuân đã trở lại?

Trọn một năm rồi, hôm nay tôi trở lại văn phòng dịch vụ khai thuế mà cảm thấy như mới đến đây hôm qua, cũng anh chàng khai thuế vui tính, những chồng hồ sơ ngổn ngang, trên vách chiếc đồng hồ tròn chậm rãi đếm giây... Cách đây một năm tôi đã ngồi trên chiếc ghế này, hôm nay tôi lại đến đây. Mùa khai thuế đã tới. Một năm nữa đã qua. Ði khai thuế mỗi năm hẳn lòng ta chẳng có cảm xúc gì, nhưng bạn cứ tưởng tượng, nào ngày con cháu chúng ta tốt nghiệp, nào ngày tan trường, ngày tựu trường, Mùa Thu lá rụng, rồi Mùa Ðông tuyết rơi.

Không những một giờ, một ngày qua rất nhanh, mà một năm, mười năm cũng như phút chốc. Phương Ðông nói: “Thời gian như bóng câu qua cửa sổ” (câu quang quá khích). Ca dao Việt Nam lại nói: “Thời giờ thấm thoắt thoi đưa -Nó đi đi mãi chẳng chờ đợi ai!” Thời gian có những bước đi cố định của nó, nhưng qua chủ quan, nhanh chậm hay dài ngắn lại “tùy người đối diện”, dù Lamartine đã thốt nên lời: “Thời gian ơi, xin hãy ngừng cánh bay.” (Ô temps, suspends ton vol!), cũng như chúng ta vẫn thường than vãn: “Ngày vui qua mau!” Trái lại, Kim Trọng tương tư Thúy Kiều thì một ngày cũng dài bằng ba năm: “Sầu đong càng lắc càng đầy- Ba thu dọn lại một ngày dài ghê!” Người bị gông cùm, lao lý thì “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại.” Phải chăng vì: “Người vui thì than đêm ngắn- Kẻ buồn lại hận canh dài.” Những ngày ở trong tù 35 năm về trước, hằng ngày phải lao động khổ sai vất vả, chúng tôi thấy ngày quá dài, chỉ mong đến lúc có tiếng kẻng “thu dụng cụ” để ra về, kiếm chén khoai lửng dạ và ngã tấm thân gầy guộc mệt nhoài trên chiếc chõng tre. Ðêm là lúc tự do, riêng rẽ một mình thì quá ngắn, vì người tù cảm thấy sợ hãi khi nghe tiếng kẻng đánh thức mỗi buổi sớm mai để thức dậy trước một ngày nữa, vất vả và vô vọng.

Bây giờ đến lúc tóc đã hoa râm, ngoảnh mặt nhìn lại: “Hồng Hồng! Tuyết Tuyết! Mới ngày nào còn chữa biết chi chi!” (Nguyễn Công Trứ), con cháu ngày nào, còn bồng bế nay đã trưởng thành, nghĩ lại “đời người như giấc mộng.” Nghĩ lại, thời hoa niên, rồi chiến tranh, tù đày, lưu lạc quê người cũng qua nhanh. Bây giờ không còn nói chuyện một ngày qua, một tuần qua, một tháng qua, mà nói chuyện mười năm, ba mươi năm, sáu mươi năm qua. Nhìn lại quá khứ, hình như chúng ta đều mang trong lòng nỗi tiếc nuối hơn là vui mừng vì chúng ta đã làm được điều gì đó trong những ngày tháng cũ.

Ai cũng nói được câu “dĩ vãng là lịch sử,” là những điều đã qua, nhưng tất cả văn thơ, âm nhạc đều khóc lóc, thương tiếc những ngày tháng cũ. Người thì xin đi lại từ đầu, người thì gọi ngày xưa là hoa bướm... Hiện tại là món quà Trời cho (Present) nhưng ít ai biết giá trị mà nâng niu nó, để khi nó đã trở thành dĩ vãng mới buồn bã khóc than. Phật Pháp cũng có nói đến: “Quá khứ đã qua, tương lai chưa tới, hãy sống tỉnh thức trong giờ phút hiện tại!”

Ðể biết giá trị của thời gian, phương Tây nói :

"- Ðể biết giá trị của một năm, hãy hỏi một sinh viên vừa thi trượt năm cuối
- Ðể biết giá trị của một tháng hãy hỏi một người mẹ sanh non.
- Ðể biết giá trị của một tuần hãy hỏi chủ bút của một tuần báo.
- Ðể biết giá trị của một giờ, hãy hỏi những người yêu đang chờ đợi gặp nhau.
- Ðể biết giá trị của một phút, hãy hỏi người vừa lỡ chuyến tàu.
- Ðể biết giá trị của một giây, hãy hỏi người vừa thoát chết trong đường tơ kẽ tóc
- Ðể biết giá trị của một phần nghìn giây hãy hỏi người vừa nhận huy chương bạc trong cuộc thi Olympic. ''

Thời gian đi những bước đều đặn, như tiếng đồng hồ kêu “tic-toc” nhịp từng giây, nó chẳng bao giờ có thể chạy nhanh hơn theo ý ta, hay chậm lại để chờ đợi ai. Trong những chuyện cổ tích của Ðông Âu, ông Tiên cho mỗi con người một “cuộn chỉ thời gian”, chiều dài của cuộn chỉ là chiều dài của mỗi đời người. Ai thấy đời khổ đau thì cứ kéo vội sợi chỉ đi nhanh, ai muốn hưởng hạnh phúc thì kéo cuộn chỉ chậm lại.

Này người bạn già của tôi ơi! Khổ đau hay hạnh phúc, bạn đã kéo “cuộn chỉ đời” bạn, nhanh hay chậm, thì chúng ta chỉ còn lại mươi vòng chỉ nữa thôi. Vì thời gian vẫn trôi đi, nên chúng ta không thể dừng lại, mà vẫn phải tiếp tục kéo sợi chỉ ra khỏi cái lõi của nó, cho đến lúc thở ra hơi thở... cuối cùng. Liệu trong mươi vòng chỉ còn lại này, chúng ta có thể làm gì để bù đắp cho gần cả một “cuộn chỉ đời” dài dằng dặc của những ngày tháng đã qua từ bao lâu nay không?

chieclavotinh
03-03-2024, 02:00 AM
Nhục thân kim cương bất hoại
Tiểu Huyền

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về cái Chết theo kinh nghiệm mà ngài đã trải qua (ngài được coi là hậu thân của nhiều đời Lạt Ma trước, đã chết và tái sinh nhiều lần). Ngài viết:

“Theo y khoa hiện đại. sau khi phổi ngừng thở và tim ngừng đập, chi vài phút sau là bộ óc cũng ngưng. Nhưng theo Phật Giáo, còn có 4 giai đoạn tiếp theo nữa. Không có dấu hiệu gì ở bên ngoài mà chỉ là những cảm giác, ý tưởng nội tại, trong tâm thức người chết. Trong mỗi giai đoạn, họ nhìn thấy một thứ ánh sáng khác nhau. Đầu tiên là ánh sáng trắng, rồi dỏ, rồi đen và sau cùng là cảm giác thênh thang của không gian vô tận, một thứ ánh sáng trong suốt (điểm Linh Quang). Dù tầng thô của tâm thức đã ngưng hiện hữu, tầng vi tế của nó khi đó vẫn chưa thoát ra khỏi cơ thể con người.

“Khả năng trụ vào vùng sáng trong suốt tùy thuộc khả năng định tâm của các thiền giả tu tập đã lâu, nhưng cũng có khi do tình cờ, người ta vào được cảnh giới này. Thiền sư Ling Rinpoche, thầy tôi, là một thể nghiệm lớn của một cao tăng có định lực hùng mạnh, an trú trong ánh sáng trong suốt đó thật lâu. Trong 13 ngày sau khi viên tịch, ngài ở trong trạng thái đại định, cơ thế vẫn tươi đẹp chứ không bị hôi hám.”

Trong lịch sử Phật Giáo thế giới, có nhiều vị tãng sĩ đạt đạo đã có khả năng để lại nhục thân kim cang bất hoại, sau bao đời, hình hài vẫn còn nguyên vẹn như khi mới chết.

Tại chùa Nam Hoa thuộc tỉnh Quảng Đông, ba nhục thân của Lục tổ Huệ Năng (638-723) và của các vị thánh tăng Hám Sơn (1546-1623), Đan Điền hiện nay vẫn “ngồi yên” trên ban thờ từ bao đời. Theo hướng dẫn viên du lịch của Trung Quốc thì sở dĩ xác thân của ba vị sư đó được giữ nguyên vẹn là do người Trung Quốc xưa đã biết trét nhiều lớp sơn đặc biệt lên nhục thân của quý ngài. Ba vị trên bàn thờ coi uy nghi như ba bức tượng được tạc rất khéo léo. Có thể người Hoa cũng dùng một thủ thuật ướp xác nào đó nên đã gần 1500 năm mà xác Lục Tổ vẫn chưa bị lụi đi chút nào.

Tại Việt Nam, ngoài sư Từ Đạo Hạnh (thờ tại chùa Thầy, Sơn Tây), có nhục thân kim cương bất hoại của hai vị thiền sư Đạo Chân Nguyễn Khắc Minh và Đạo Tâm Nguyễn Khắc Trường (đời nhà Lê, cách đây gần 400 năm) tại chùa Đậu. Chùa Đậu cũng có tên là chùa Pháp Vũ hay Thành Đạo Tự, thuộc huyện Thường Tín, phía Nam Hà Nội. Tài liệu trong chùa kể lại, trước khi nhập tháp để thiền định và chết trong đó, thiền sư Vũ Khắc Minh đã dặn các đệ tử, đại ý như sau:

“Ta sẽ nhập tháp 100 ngày và thị tịch (chết) trong đó. Các con chờ một trăm ngày sau sẽ mở tháp ra. Nếu thân thể ta bốc mùi hôi thì đem hỏa táng, nếu không, các con cứ để ta như vậy mà thờ....”. Sau ngài, thiền sư Vũ Khắc Truờng (gọi ngài là chú) cũng chết theo cách đó. Và tăng chúng trong chùa y theo lời quý ngài, đã rước hai nhục thân nguyên như vậy lên bàn thờ, chỉ sơn lên trên một lớp sơn đặc biệt của Việt Nam.

Từ hơn 300 năm, nhà chùa không dùng bất cứ cách nào đế tẩm ướp xác thân của hai vị thiền sư, các bộ phận trong người hai vị không bị rút ra, cơ thế không tẩm liệm bằng một chất hóa học nào. Không khí trong chùa cũng để tự nhiên, không hề có máy điều hòa nhiệt độ hoặc, làm gì để trừ ẩm ướt....Nhưng sau hơn ba trăm năm, nhục thân kim cương bất hoại của hai vị vẫn còn nguyên.

Thời kỳ bị Việt Nam bị lệ thuộc Pháp, nghe nói lính Pháp đã đem một trong hai “ngôi tượng” ra khoan một lỗ trên đầu để coi có đúng là xác người hay không. Cho tới gần đây (thập niên 1980), chính phủ VN mới đem hai ngài để vô lồng kính, và trong chùa có treo vài tấm hình quang tuyến chụp hai bộ xương còn nguyên vẹn của quý ngài. Năm 1983, chính phủ VN đã dùng quang tuyến soi nhục thân của thiền sư Vũ Khắc Minh và kết luận rằng:

- Nhục thân của ngài không bị hút ruột, bỏ óc như cách ướp xác thông thường.

- Các khớp xương dính vào nhau tự nhiên, không có vết đục đẽo

- Cân nặng 7kg

Những điều này chứng tỏ nhục thân của ngài còn nguyên vẹn một cách tự nhiên, khiến cho các khoa học gia rất thắc mắc muốn tìm hiểu.

Các Phật tử Việt Nam và quốc tế thường về chùa Đậu chiêm bái để được tận mắt nhìn thấy nhục thân thiền sư Vũ Khắc Minh đang ngồi trên bàn thờ như một cụ già nhỏ thó, nét mặt còn rất tinh anh. Riêng nhục thân của thiền sư Vũ Khắc Trường, nghe nói xương sống bị gãy trong một lần chùa bị lụt, nên các sư trong chùa đã đem tô thạch cao trắng lên để giữ cho tượng vẫn ngồi thẳng được! Một cách bảo trì thô sơ và thiếu nghệ thuật của dân nghèo! Vì vậy nhục thân của ngài coi không sống động bằng nhục thân của thiền sư Vũ Khắc Minh.