PDA

View Full Version : Nên lưu ý về thực phẩm



V.I.Lãng
04-13-2012, 10:40 AM
Sông Long Giang tại Quảng Tây bị nhiễm chất Cadmium




Dưới đây là hình ảnh sông Long Giang tại Quảng Tây bị nhiễm chất Cadmium do các nhà máy thải ra với nồng độ gấp 3 lần sức chịu đựng của người (theo báo cáo của họ ,thực tế có thể nhiều hơn )

http://farm8.staticflickr.com/7036/6830799004_af06f2f2da_z.jpg


Sau khi bị phát giác chính quyền cho đổ vôi xuống sông để khử chất Cadmium
http://farm8.staticflickr.com/7203/6976925297_cd4c6600f0_z.jpg
http://farm8.staticflickr.com/7188/6830799140_cd2a23a16a_z.jpg


Dân chúng không còn nước để dùng kéo nhau đi mua nước chai trong các cửa tiệm
http://farm8.staticflickr.com/7180/6830799204_3dd554509a_z.jpg


Các gian hàng bán nước đều không còn nước
http://farm8.staticflickr.com/7202/6976925499_595952aea3_z.jpg





Không chỉ sông Long Giang ,sông Trường Giang và hầu hết các con sông trong Trung Quốc đều bị nhiễm độc bởi các các độc phế thải từ các nhà máy đổ xuống

Trung Quốc hiện là quốc gia cung cấp hầu hết các loại thực phẩm đồ tiêu dùng hàng ngày cho khắp thế giới .Lấy gì bảo đảm những nhà sản xuất tại Trung Quốc không xử dụng nguồn nước từ những con sông bị nhiễm độc này ,không xử dụng nước ở đây thì lấy nước ở đâu ? Do đó các loại thực phẩm sản xuất từ Trung Quốc ít nhiều đều bị nhiễm các chất độc ,chúng ta chỉ còn cách giới hạn tối đa đuợc bao nhiêu thì đuợc là không mua ,không dùng hàng sản xuất từ Trung Quốc để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình mình

Tình trạng nước sông tại TQ


http://farm8.staticflickr.com/7038/6830799342_0cd11b07d8_z.jpg



Tại Trung Quốc có khoảng 250 làng trong 27 Tỉnh bị gọi là "làng ung thư" (癌村) theo như bản đồ trên ,mỗi năm có khoảng 2triệu người bị bệnh ung thư ,1 triệu 400 ngàn người chết vì bệnh này ,tất cả đều do xử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm bởi các chất kim loại nặng do các nhà máy thải ra .Theo báo cáo của chính quyền TQ thì mỗi năm có khoảng 12 triệu tấn lương thực bị nhiễm các chất kim loại nặng ,thiệt hai ước chừng 200 ức tiền nhân dân tệ .Tất cả đều do xử dụng nguồn nước từ các con sông bị ô nhiễm tưới cây ,trồng lúa ,tắm rửa ,....


http://farm8.staticflickr.com/7209/6830799402_7ab8a95fdc_z.jpg



Những tấm hình trên cho người ta thấy tùy theo sự phế thải các chất độc của các nhà máy mà mầu sắc của nước mỗi con sông khác nhau ,có dòng sông đen ,có dòng sông lại đỏ như máu .Dân TQ bị bệnh đã đành ,tại vì họ tham lam ,vô trách nhiệm nhưng người Việt Nam cũng bị bệnh lây vì phần lớn những thực phẩm sản xuất từ TQ xuất cảng sang các nước Âu Mỹ ,Nhật Bản ,Hồng Kông ....bị trả về thì họ thường dấu diếm luồn lọt chuyển qua bán tại VN .Cán bộ VN ăn hối lộ ,chính quyền VN hèn hạ không dám cấm đoán ,dân VN thấy hàng rẻ là mua rốt cuộc cả nước chuốc lấy hàng ô nhiễm mang bịnh hoạn không những hiện tại mà còn ảnh hưởng cho con cháu sau này nữa .

Vì vậy các báo cáo ở dưới đều cho biết tình trạng bệnh và vệ sinh của người dân VN rất tồi tệ
Những hàng cảnh báo này hy vọng người dân trong nước lưu ý cố gắng tối đa không xử dụng hàng rẻ của Tầu để bảo vệ sức khỏe cho mình và con cháu sau này .

VN thuộc nhóm quốc gia có tỉ lệ tử vong do các nguyên nhân liên quan đến ô nhiễm không khí ngoài trời cao nhất, khoảng 200-230 ca/triệu dân/năm. Hằng năm ước tính VN có 16.400-18.800 ca bệnh có căn nguyên từ ô nhiễm không khí ngoài trời. VN có tỉ lệ tử vong do ô nhiễm không khí trong nhà cao ở mức thứ hai, khoảng 300-400 ca/triệu dân/năm, tương đương 24.600-32.800 ca bệnh/năm.

(sưu tầm)

V.I.Lãng
04-13-2012, 11:21 AM
Trích từ : “10 Amazing Things You Didn’t Know About China” của trang: http://oddee.com/item_97005.aspx



6. 700 triệu người Trung Quốc không được uống nước sạch.

Cứ 6 người sống trên hành tinh thì có một người Trung Quốc, vậy mà Trung Quốc chỉ có 7% tài nguyên nước toàn cầu. Ngoài ra, Trung Quốc đang trải qua cuộc công nghiệp hóa với một quy mô chưa từng thấy cho đến nay. Nước thải và chất thải của hàng ngàn nhà máy mới, cũ và các khu nhà ở tác động lên các con sông và hồ. Ngân hàng Thế giới ước tính rằng, 90% mạch nước, 75% hồ và các con sông đang bị ô nhiễm. Điều này cho thấy 700 triệu người Trung Quốc không có nước sạch để uống.

V.I.Lãng
04-13-2012, 11:23 AM
Người bệnh tại Việt Nam ngày càng tăng


Bệnh nhân ngồi chờ la liệt ngay cổng vào BV Ung bướu Tp.HCM từ lúc 6 giờ sáng
http://farm7.staticflickr.com/6056/6996072033_5a07a1f709.jpg


"Rồng rắn" xếp hàng chờ đăng ký khám bệnh
http://farm8.staticflickr.com/7133/6849948086_c62d961ac2.jpg


Khổ vì bệnh và càng khổ thêm vì chen chúc đi khám bệnh
http://farm8.staticflickr.com/7275/6996072055_d01e29ea1b.jpg


Cảnh "3 trong 1" (3-4 người một giường bệnh) như thế này là chuyện thường ngày ở bệnh viện xhcn VN
http://farm8.staticflickr.com/7084/6849948100_3618f2fee5.jpg


Nhiều bệnh nhân tại BV Ung bướu thậm chí còn phải trải chiếu nằm dưới sàn nhà
http://farm8.staticflickr.com/7111/6996072093_6157f138ab_z.jpg


Bệnh viện Nhi đồng 1 khám chữa cho 5000 bệnh nhân/ngày, cao điểm lên đến 7000 bệnh nhân/ngày
http://farm7.staticflickr.com/6105/6996072115_4bd276330d.jpg


Bệnh nhân phải nằm ra cả hành lang
http://farm7.staticflickr.com/6095/6849948166_b790ba973a.jpg


Khuôn viên Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM với 4000 bệnh nhân khám mỗi ngày
http://farm8.staticflickr.com/7205/6849948198_f980f92859.jpg


Những giường bố cho bệnh nhân nằm điều trị như thế này được tận dụng sắp xếp tại bất cứ chỗ nào còn trống trong khuôn viên bệnh viện
http://farm7.staticflickr.com/6043/6996072157_200aa35fee.jpg



Bác sĩ Lê Hoàng Minh, Giám đốc BV Ung bướu (TP.HCM): Trung bình mỗi ngày BV tiếp nhận 1619 lượt bệnh nhân đến khám chữa bệnh. BV phải khám bệnh từ 6 giờ sáng và cả giờ nghỉ trưa. Với 631 giường bệnh nhưng BV Ung bướu “gánh” điều trị nội trú cho 1807 bệnh nhân và đến 9510 lượt điều trị ngoại trú nên chuyện nằm ghép 3 người 1 giường hay thậm chí bệnh nhân phải trải chiếu nằm sàn đất là chuyện bình thường.

Bác sĩ Trần Thanh Mỹ, Giám đốc BV Chấn thương Chỉnh hình (TP.HCM): Trong vòng 26 năm (1985 đến nay) số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại BV Chấn thương Chỉnh hình đã tăng hơn 4 lần (8310 bệnh nhân vào năm 1985 và năm 2011 là 33882 bệnh nhân, tính đến tháng 11.2011) nhưng quy mô BV vẫn chỉ có thế.

Bác sĩ Tăng Chí Thượng, Giám đốc BV Nhi đồng 1 (TP.HCM): Điều đánh lo ngại hơn là tình trạng quá tải bệnh nhân nặng điều trị nội trú tại BV đang gia tăng. Các phòng cấp cứu, hồi sức tích cực tại bệnh viện đã không đủ chỗ cho bệnh nhân nằm trong thời gian qua. Trong khi đối tượng bệnh nhân này cần được điều trị kỹ thuật cao, điều kiện vô trùng, theo dõi sát sao nên không thể nằm ghép giường hay ghép máy điều trị được. Đặc biệt hiện nay, BV Nhi đồng 1 đang theo dõi và điều trị cho hơn 10000 trẻ bị tim bẩm sinh chờ phẫu thuật.

Còn tại các khoa hô hấp, nhiễm, tiêu hóa, sơ sinh của BV Nhi đồng 1 thì quanh năm luôn “gánh” số lượng bệnh nhân gấp đôi so với quy mô điều trị của BV.

BV đã xoay đủ cách như kê thêm dãy giường đôi ở giữa ở tất cả các phòng, thay giường to thành giường nhỏ (thay vì kê 3 giường to thì kê 6 giường nhỏ) để tăng chỗ nằm cho bệnh nhân nhưng giờ thì không thể tăng được nữa. Lãnh đạo các BV cho rằng, quá tải BV ảnh hưởng xấu đến chất lượng điều trị, thái độ phục vụ và y đức của cán bộ y tế; đồng thời làm cho công tác quản lý BV và dịch vụ ngày càng kém, nhếch nhác.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, chẳng có BV nào khác ở các nước Đông Nam Á và châu Á quá tải giống như ở nước ta. Đồng thời người đứng đầu Bộ Y tế cho rằng: “Cả xã hội bức xúc về tình trạng quá tải BV nhưng cuộc sống phải cân bằng giữa cho và nhận. Có cho (ngành y tế) cái gì đâu mà đòi nhận nhiều. Không đầu tư, xây dựng BV mà dịch vụ đòi tốt thì vô lý, bất công vô cùng”.

Nguồn: Thanh Niên Online

V.I.Lãng
04-14-2012, 06:06 AM
Tại Đồng Nai: Phát hiện 2.5 tấn (hai tấn rưỡi) chất tạo nạc cho heo

http://farm8.staticflickr.com/7120/6875454112_1bf2972b03.jpg
Chất siêu tạo nạc. Ảnh: PTTH Đồng Nai.



Vào lúc 14 giờ ngày 12/3/2012, đội quản lý thị trường cơ động tỉnh Đồng Nai đã phát hiện và thu giữ gần 2,5 tấn hàng có công dụng tạo nạc cho heo.

Số hàng trên là của công ty TNHH Nhân Lộc, trú tại xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu do ông Nguyễn Trọng Hiền, 36 tuổi làm giám đốc. Trong số 2,5 tấn hàng gồm: 110 bao loại 20kg có nhãn hiệu HT04, HT02 có công dụng tạo nạc cho heo, giảm mỡ lưng, tăng tiết hoocmon tăng trưởng, cải thiện tăng trọng, giảm tiêu tốn thức ăn cho heo và 156 bao đóng gói có nhãn hiệu: T01, Sumo, Pig-Moke, trọng lượng 1kg/gói có công dụng: Bung đùi, nhiều nạc, nở mông, nở vai.

Ngoài ra, lực lượng quản lý thị trường còn phát hiện 175 kg thuốc Chlortetracylin chứa trong 7 bao loại 25kg đã hết hạn sử dụng và gần 10 tấn hàng hóa khác nhập khẩu không có tem nhãn phụ.

Tại thời điểm kiểm tra, đại diện công ty không xuất trình được hóa đơn chứng từ nào ngoài giấy photocopy đăng ký kinh doanh. Cơ quan chức năng đã tiến hành lập biên bản niêm phong số hàng trên và lấy mẫu đi kiểm nghiệm tại Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn chất lượng đo lường 3.



***





Người tiêu dùng hãy thận trọng với thịt lợn “siêu nạc”


http://farm8.staticflickr.com/7106/6875454174_9681c3eb4f.jpg
Hai tấn rưỡi thuốc để nuôi heo " chế thịt " siêu nạc



Những ngày vừa qua, dư luận không ngớt xôn xao về việc cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đã phát hiện tại kho của Công ty TNHH Nhân Lộc, đặt tại xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai một số lượng lớn chất "tạo nạc" cho lợn, dùng để trộn vào thức ăn gia súc. Theo nhiều chuyên gia, thành phần của chất "tạo nạc" này là Sabutamol, Clenbuterol hoặc Ractopamine, tất cả đều thuộc nhóm beta-agonist, và là chất độc cho người nếu ăn phải thịt lợn được nuôi bằng thức ăn có chứa Clenbuterol, Salbutamol.

Clenbuterol, Salbutamol là chất gì?
Theo tiến sĩ, dược sĩ Đào Đại Cường, giảng viên Khoa Dược - Đại học Y Dược TP HCM, thì Clenbuterol được xếp vào nhóm thuốc trị hen suyễn. Trên thị trường, nó xuất hiện dưới những cái tên như Broncodil, Clenbuerol, Ventolax, Protovent. Trong thú y, Clenbuterol cũng được dùng làm thuốc giãn phế quản, trị bệnh khó thở cho lợn.

Cũng như Clenbuterol, Salbutamol dễ dàng hấp thu qua đường tiêu hóa. Đây là loại thuốc dùng cắt cơn hen, làm giãn phế quản trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), giúp người bệnh dễ thở hơn. Tiến sĩ, dược sĩ Đào Đại Cường, nói: "Sử dụng Salbutamol không đúng chỉ định có thể dẫn đến bệnh tim mạch, rối loạn mạch vành, trụy mạch, thậm chí tử vong".
Bên cạnh đó, dùng Salbutamol lâu dài có thể gây nhược cơ, làm giảm vận động của cơ, khớp, khiến việc đi đứng, lao động không được như bình thường. Nếu bà mẹ mang thai hoặc cho con bú mà dùng Salbutamol thì có thể gây độc cho trẻ nhỏ, gây bệnh tim mạch cho trẻ từ trong bào thai. Đối với thai phụ, có thể bị giãn cơ tử cung, ảnh hưởng quá trình mang thai và phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, Clenbuterol và Salbutamol lại không phải là hormon (chất nội tiết) như dư luận vẫn quen gọi, mà đó là hóa chất tổng hợp có tác dụng kích thích thần kinh giao cảm. Sở dĩ nó bị gọi nhầm là hormon do gà mái khi ăn thức ăn trộn Clenbuterol hoặc Salbutamol, lắm con đẻ hai trứng trong ngày, hoặc một trứng nhưng hai lòng đỏ nên nhiều người tưởng rằng nó là hormon sinh dục. Cách đây vài năm, một địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long đã báo động tình trạng sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa Clenbuterol nhằm giúp gà, vịt đẻ trứng to và nhiều, thậm chí còn cho ra loại vịt "siêu thịt".

Năm 2006, Cục Chăn nuôi cũng từng công bố một kết quả kiểm tra, theo đó Cục đã phát hiện 47/428 mẫu thịt heo bán tại TP HCM dương tính với Clenbuterol. Tiến hành giám sát 114 công ty sản xuất thức ăn gia súc, cũng phát hiện trong thức ăn chăn nuôi lợn của 6 công ty có dư lượng chất Clenbuterol. Cùng thời điểm này, Chi cục Thú y TP HCM tìm thấy trong gần 500 mẫu thịt heo bày bán tại các chợ, lò giết mổ, có gần 30% mẫu dương tính với Clenbuterol.

Theo kết quả kiểm tra hàng loạt mẫu thức ăn chăn nuôi bày bán trên thị trường TP HCM và Đồng Nai mới đây của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas), thì có khoảng 17% mẫu thức ăn cho lợn có chứa chất Salbutamol. Ông Nguyễn Nam Vinh -
Trưởng đại diện Văn phòng Vinastas phía Nam cho biết: Trước những thông tin phản ánh nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trộn các chất độc hại thuộc nhóm beta-agonist, Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn tiêu dùng thuộc Hội đã tiến hành mua 12 mẫu thức ăn chăn nuôi bày bán tại thị trường TP HCM, Đồng Nai rồi gửi kiểm nghiệm tại Trung tâm Kỹ thuật 3. Kết quả, trong tổng số 12 mẫu này, có 2 mẫu chứa chất độc hại bị cấm triệt để là Salbutamol.

Trong thú y, Clenbuterol, Salbutamol cũng được dùng làm thuốc giãn phế quản trị bệnh cho lợn. Tuy nhiên sau một thời gian, những người chăn nuôi nhận thấy tác dụng tăng cơ, tăng trọng rất bất thường của Clenbuterol đối với vật nuôi, nhất là với lợn nên họ đã báo cáo cho cơ quan quản lý thú y.

Năm 1991, một số các nhà khoa học tại Khoa Thú y, Đại học Oklahoma, Mỹ, đã tiến hành những nghiên cứu về tác dụng này, mà cụ thể là công trình "Nghiên cứu tác dụng làm tăng cân của Clenbuterol đối với cừu". Sau 18 tháng, khảo sát trên thịt cừu được nuôi bằng thức ăn có trộn lẫn Clenbuterol, các nhà khoa học nhận thấy mỡ cừu có rất ít mà thay vào đó là thịt nạc, và lượng Clenbuterol tập trung nhiều nhất ở những phần thịt nạc này.

Tiến hành khảo sát trên lợn, khi ăn thức ăn có chất Clenbuterol, lợn tăng cân nhanh hơn bình thường, các cơ cũng phát triển hơn bình thường dẫn đến mỡ ít, lượng thịt nạc nhiều hơn, màu thịt đỏ tươi hơn. Người tiêu dùng nhìn vào cứ tưởng là thịt ngon, thịt sạch chứ không hề biết có được điều đó là do hóa chất!

Tác hại của thịt lợn chứa Clenbuterol, Salbutamol trong cơ thể người

Khi ăn thịt heo có Clenbuterol, Salbutamol thì chẳng khác gì ta đang uống loại thuốc này. Hàm lượng chất Clenbuterol, Salbutamol tồn dư trong thịt heo bao nhiêu là người ăn lãnh đủ bấy nhiêu. Lâu dài, lượng Clenbuterol, Salbutamol tích lũy lại, dẫn đến ngộ độc bằng các biểu hiện như sốt, run cơ, căng thẳng, tim đập nhanh, tăng huyết áp, đau đầu, choáng váng, buồn nôn và người mắc phải có thể chết.

Bác sĩ Tiến, chuyên khoa gan mật Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết: "Thông thường, khi bệnh nhân nhập viện, ngoài các triệu chứng mà bệnh nhân khai, chúng tôi còn hỏi tỉ mỉ về chế độ ăn uống. Nhưng làm sao biết được thịt lợn, thịt vịt, thịt gà bệnh nhân ăn, có Clenbuterol, Salbutamol hay không?. Vì thế, đứng trước một bệnh nhân đau cơ, nhược cơ hoặc cao huyết áp, ít người nghĩ đến nguyên nhân chính của nó là "chất tạo nạc".

Tiến sĩ, dược sĩ Đào Đại Cường, nói: "Vấn đề là khi trộn Clenbuterol hoặc Salbutamol vào thức ăn chăn nuôi, để giảm chi phí, có thể người ta trộn dạng nguyên liệu thô - nghĩa là vẫn còn tạp chất thay vì Clenbuterol, Salbutamol tinh chất dùng cho người". Mà nếu đã là Clenbuterol, Salbutamol dạng nguyên liệu thô thì mức độ nguy hiểm còn cao hơn nữa.

Ngay từ năm 2002, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấm sử dụng Clenbuterol, Salbutamol trong thức ăn chăn nuôi và năm 2010, Bộ còn ban hành quy định kiểm tra, giám sát các chất thuộc nhóm beta-agonist. Mặc dù vậy, nó vẫn được một số cơ sở sản xuất lén lút trộn vào, còn người nuôi thì bị mê hoặc bởi những lời quảng cáo "có cánh" in trên bao bì nên cứ vô tư mua về cho lợn. Và mặc dù những chất này bị phân giải ở nhiệt độ cao, đồng thời cũng chưa có tài liệu khoa học nào nói Clenbuterol, Salbutamol cũng như dư lượng của chúng trong sản phẩm chăn nuôi gây ung thư cho người. Nhưng những hậu quả xấu mà nó gây ra như sốt, run cơ, căng thẳng, tim đập nhanh, tăng huyết áp, đau đầu, choáng váng, buồn nôn, là có thật.

Theo bác sĩ Trần Văn Ký, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, thì Salbutamol là chất cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe. Nó vốn là loại thuốc dùng cắt cơn hen, dãn phế quản, dãn cơ trơn. Nếu sử dụng Salbutamol không đúng chỉ định có thể dẫn đến hậu quả nặng nề.

Vì thế, người tiêu dùng chỉ còn biết trông chờ vào sự mạnh tay của các cơ quan chức năng đối với những cơ sở sản xuất đã trộn Clenbuteronl, Salbutamol vào thức ăn gia súc bởi lẽ khi ra chợ rồi nhìn thấy miếng thịt lợn đỏ tươi, săn chắc, không nhão, không nhớt, không trứng sán, ai mà chẳng thấy thèm

Vũ Cao


***

Vài lời từ V2012:

Các bạn ở ngoại quốc , đặc biệt ở Mỹ, không nên mua chà bông của trung cọng, hay của việt cọng nhập khẩu , nhằm tránh độc hại cho các bạn và cho gia đình

Mình hãy tự làm chà bông từ thịt gà , thịt heo nội địa , vừa tốt lại vừa ngon

V.I.Lãng
04-14-2012, 06:09 AM
Giá đậu ngâm thuốc kích thích

http://farm7.static.flickr.com/6228/6289058716_5622a20f29.jpg
Thuốc làm giá không rõ nguồn gốc nhập từ Trung Quốc.


Theo quan sát của phóng viên, thuốc kích thích này không hề có nhãn mác bằng tiếng Việt, mà chỉ toàn tiếng Trung Quốc.


http://farm7.static.flickr.com/6228/6288558763_3f9f1b78ed.jpg
Duy nhất có chữ SHS là phiên âm La tinh, nếu không được nói trước là thuốc kích thích dùng cho giá thì khó có thể biết đó là thuốc gì. Lọ thuốc có nước bên trong không màu, để lâu lợn gợn, khi bị vỡ, nước bốc hơi chỉ còn cặn trắng đục.

V.I.Lãng
04-14-2012, 06:19 AM
Không nên ăn crawfish



http://i.istockimg.com/file_thumbview_approve/9226887/2/stock-photo-9226887-crawfish.jpg


Please be alert of this kind of Mini Lobster... that may harm your lungs

Do not eat these Mini Lobsters.

These mini crustaceans are literally the garbage cleaners in the sewage treatment plants.

The Dirtier the Water, the More Mini Lobsters Grow.

Their lungs are full of worms and their flesh saturated with poisonous metals.

Unscrupulous merchants somehow found a way to get these marketed to eateries.

Remember : Do not order the Mini Lobster dish.