PDA

View Full Version : Hòn đảo tuyệt đẹp và xì-căng-đan



Lotus
04-14-2012, 03:25 AM
Xì-căng-đan hòn đảo 700 người mù ở Hy Lạp

... Đảo Zante, tên gốc tiếng Hy Lạp là Zakynthos, nằm ở biển Ionienne gần vùng duyên hải nước Ý, là một trong những điểm đến được người Hy Lạp yêu thích nhất. Từ hàng chục bến nhỏ để câu cá ở các bãi biển đầy cát mịn, nước biển màu xanh biếc, cho đến các di tích Venise và các vụng biển từng là cảnh quay của những bộ phim Hollywood, đảo Zante thực sự là một góc thiên đàng hạ giới. Tuy vậy, chỉ có một phần dân số là ngắm được phong cảnh đẹp như mơ này.

Theo như con số thống kê chính thức, thì gần 2% dân số đảo Zante bị mù – ít nhất là trên giấy tờ. Có 700 người trên tổng số 39.000 cư dân ở đây được hưởng trợ cấp dành cho người mù, trong năm 2011. Như vậy, tỉ lệ người bị mù ở Zante cao gấp 9 lần so với báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.

Từ hơn một năm qua, nhiều nhà chuyên môn tố cáo « những người mù giả hiệu » ở hòn đảo này, thậm chí khẳng định trên thực tế họ là người lái taxi, họ đánh bài suốt ngày hay giết thời gian bằng cách câu cá. Báo chí còn chạy tít là : « Những người mù chỉ nhìn thấy màu của các tờ giấy bạc ».

Để làm dịu đi các chỉ trích, và dưới áp lực của các chủ nợ nước ngoài, Bộ Y tế Hy Lạp đã tổ chức một cuộc điều tra dân số về những người được nhận trợ cấp xã hội vì bị mù mắt. Các kết quả đầu tiên thật đáng báo động. Trong số 700 người được hưởng món tiền trợ cấp 725 euro mỗi hai tháng kể từ lúc mới sinh ra, chỉ có 190 người là bị mù thực sự.

Nikos Vartzelis, giám đốc bệnh viện nhãn khoa của Zante không giấu giếm sự thực. Ông nhìn nhận : « Bản thân tôi đã cấp trên 600 giấy chứng nhận bị mù cho các đồng bào trên đảo từ mười năm qua ». Ông vừa phải từ chức do lỗi « định bệnh sai », nhưng từ chối mọi trách nhiệm : « Tất cả đều mang tính chính trị ở nước này. Tôi làm như thế, vì tỉnh trưởng đều ký trước tất cả các đơn xin trợ cấp, khó thể làm gì khác được ».

Ngày nay, đã đạt được danh hiệu « Hòn đảo của những người mù », Zante còn trở thành biểu tượng của nạn tham nhũng đã hoành hành tại Hy Lạp hơn bốn chục năm qua.

Sau khi phát hiện có 40.000 người đã chết nhưng vẫn tiếp tục lãnh lương hưu, và những « người tàn tật » đi dạy khiêu vũ trong các làng, chính quyền Hy Lạp đã quyết tâm rà soát lại tất cả những vụ lãng phí công quỹ.

Công trình điều tra dân số trên đây có thể giúp Nhà nước tiết kiệm được trên 110 triệu euro, trong tổng số 6,4 tỉ euro dành cho trợ cấp xã hội hàng năm...

http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20120410-xi-cang-dan-hon-dao-700-nguoi-mu-o-hy-lap



http://www.youtube.com/watch?v=k16qHjp-xq0&feature=player_embedded


http://www.youtube.com/watch?v=6dNuRzfYgGo&feature=player_embedded

Lotus
04-14-2012, 04:17 AM
Ngay cả ngươì dân Hy Lạp cũng dùng quá đáng trong quỹ xã hội.

Khi ti vi Đưc´ phỏng vân´ năm ngoái, thì có ngươì Hy Lạp cho biêt´ là trong thơì gian những năm trươc´đây, đồng bào của họ nhàn hạ, ít siêng năng và ít ngươì làm thêm việc thư´hai hay là làm thêm giờ, khi mà cần thêm tiền. Tỷ lệ ngươì làm thêm giờ, hay là làm thêm việc thư´ hai ( dĩ nhiên là có trả công) ở Đưc´ nhiêù hơn Hy Lạp. Dân lạm dụng quỹ xã hội, và không mâý siêng năng để giám sát chính phủ .

Cả hai : Chính phủ và nhân dân Hy Lạp mạnh ai nâý ăn vào quỹ công và không mấy ai lên tiêng´ hay là moi ra vê`chuyện phiá khác.

Khác vơí CHXHCNVN là đa sô´ ngươì dân (công nhân, nông dân,...) làm nhiêù, mà nghèo vì bị chèn ép. Công nhân không được trả lương cho giờ làm thêm, nông dân VN thì bị trả giá bèo cho các mảnh đât´ bị cưỡng chê´ Không có tự do ngôn luận và các nhà bât´ đồng chính kiên´ VN hay bị giam tù hay là quản thúc .


Sự giám sát của nhân dân đôí vơí chính phủ và các tiêng´ nói đôí lập opposition rât´ là quan trọng, để ngăn cản lạm dụng .

Có hai trường hợp mà ngươì dân không lên tiêng´ :

1) Không có tự do : Chính phủ một đảng, ngăn cản thông tin và mị dân, loại bỏ tiêng´ nói đôí lập.

2) Có tự do, nhưng vì chính ngươì dân khi nhàn hạ thì cũng có sự ỷ lại, lạm dụng quỹ xã hội và không siêng năng, nêú không xãy ra chuyện thì họ không để ý giám sát chính phủ, thay vì cảnh giác xem chính phủ làm việc như thê´ nào và có hiệu quả nhiêù hay không.

Ngươì dân Đưc´ tuy sông´ trong thịnh vượng, nhưng mà họ khó tính và luôn đòi hỏi, phê bình và giám sát cán bộ chính phủ làm gì. Quá khư´đói nghèo vì hậu quả của các chê´ độ một đảng làm cho dân Đưc´ cảnh giác và biêt´ lo, quan tâm và giữ gìn đât´nươc´.

Triển
04-14-2012, 08:45 AM
Ngươì dân Đưc´ tuy sông´ trong thịnh vượng, nhưng mà họ khó tính và luôn đòi hỏi, phê bình và giám sát cán bộ chính phủ làm gì. Quá khư´đói nghèo vì hậu quả của các chê´ độ một đảng làm cho dân Đưc´ cảnh giác và biêt´ lo, quan tâm và giữ gìn đât´nươc´.

Đừng quá chủ quan khi so sánh và nói khái niệm "thịnh vượng" cô Liên. Có hai thống kê đối nghịch nhau vào năm 2008.
Đức đứng hàng thứ 6 ở Châu Âu về thịnh vượng (http://de.wikipedia.org/w/index.php?title=Datei:BIP_EU-27.jpg&filetimestamp=20091119112748 )
Thống kê thứ hai là cứ năm đứa trẻ là có một đứa sống trong nghèo khổ cũng vào năm 2008:


"In Deutschland ist jedes fünfte Kind arm." Das sagt der Wochenbericht des Deutschen Instituts
für Wirtschaftsforschung. "Jedes sechste Kind in Deutschland ist von Armut betroffen." Das sagt
der Bericht zur Lage der Kinder in Deutschland von Unicef aus Mai 2008. "Jeder Vierte zwischen
16 und 24 Jahre alte Jungendliche lebt in materieller Not oder ist davon bedroht." Das erklärt die
Arbeitsgemeinschaft der Kinder- und Jungendhilfe (AGJ) Anfang Juni 2008.
(http://www.kinder-armut.de/)



dịch:



"Ở Đức cứ năm đứa trẻ là có một đứa nghèo." - Bản tường trình trong tuần của viện Nghiên Cứu Kinh Tế Đức.
"Cứ 6 đứa trẻ là có một đứa bị sống cảnh nghèo nàn." - Bản tường trình của UNICEF về tình trạng trẻ con ở Đức tháng 5 năm 2008.
"Cứ 4 đứa trẻ là có một đứa tuổi từ 14 đến 24 tuổi thanh niên sống trong sự túng thiếu vật chất hoặc là đang bị đe dọa" - Tổ chức Hỗ Trợ Nhi Đồng và Thanh Thiếu Niên (AGJ) đầu tháng sáu 2008 cho biết.


Lý do về ý thức dân chủ là do được giáo dục từ nhỏ về dân chủ ở học đường. Mọi sự việc
đều phải được bầu chọn từ ý kiến số đông và người ta thực hành như thế. Chứ không phải
lý do nghèo đói. Nạn nghèo đói xảy ra ở Đức ở thập niên 30, trong lúc và sau chiến tranh
thế giới 1, 2.
6 nước đứng trên Đức ở Châu Âu về mức độ thịnh vượng theo đường dẫn bên trên không có
quá khứ nghèo đói vẫn có sự dân chủ và dân lập tự cường. Khái niệm thịnh vượng chỉ là những
khái niệm hết sức trừu tượng. Nếu Đức thật sự thịnh vượng thì dân chúng phía Tây không phải
đóng "thuế đoàn kết" để chính phủ chi cho phía Đông sau khi thống nhất đã 23 năm rồi. Và thịnh
vượng ra sao khi 16 tiểu bang mà chỉ có 6 tiểu bang các cháu đi học đại học miễn phí, 10 tiểu bang
còn lại mỗi cháu sinh viên phải đóng từ 300 đến 500 euro cho mỗi lục cá nguyệt. Một đứa học
luật chương trình master 5 năm mà học nhầm tiểu bang phải đóng học phí như thế là tốn 5000 euro.
Tiền ăn và sống như thế vất vả cho chúng nó không. Đến cuối thập niên 80 sinh viên không trả cắc
nào còn được mượn học phí mà không trả tiền nếu học đúng thời hạn. Sang thập niên 90 thì
mượn (BaFöG) theo chương trình học và sau này được trả phân nửa không có lãi. Rồi đến 4, 5 năm
trước ngân sách thâm hụt, các tiểu bang bèn bày trò lấy tiền học phí từ 300 - 500 euro kể trên.
Như thế mà thịnh ở đâu, vượng ở đâu. Thụt lùi đó cô Liên.

ốc
04-14-2012, 05:18 PM
Nước nào có các chương trình trợ cấp xã hội thì đều có nhiều hình thức gian trá để lợi dụng quỹ phúc lợi xã hội. Người nghèo có bòn rút tiền của chính phủ cũng chỉ bắng một phần nhỏ người giàu gian lận tiền thuế và lợi dụng những thứ trợ cấp khác.

Tác giả bài báo cố tình viết cho số tiền có vẻ nhớn lắm: "725 euro mỗi hai tháng..." (chưa đến 400/tháng). (Vậy là còn ít so với số tiền trợ cấp cho người tàn tật không đi làm ở Mỹ là 650 đô/tháng, có thể cao hơn ở một số tiểu bang.)

Ở Mỹ có chương trình trợ cấp cho nông dân mất mùa và nông sản mất giá, nhưng có nhiều nhà giàu làm những nghề khác cũng mua một cái ruộng hay một trang trại nhưng không canh tác sản xuất để được nhận tiền trợ cấp từ chính phủ.

Nhiều gia đình chồng làm ra nhiều tiền thừa khả năng chu cấp cho vợ con nhưng vẫn tính toán láu, không làm hôn thú để vợ và con được lãnh trợ cấp "sinh-gồ mom."

Tiền thì chả ai chê, cho nên giới làm chính trị dụ dỗ người đi bầu bằng cách hứa hẹn nhiều phúc lợi xã hội, hay là giảm thuế cho dân (và âm thầm thay đổi luật để làm lợi cho giới tư bản).

Dân chủ thì ai chả muốn có, nhưng thấy cái lợi trước mắt thì người ta dễ quên hết những lý tưởng công bằng xã hội, không còn quan tâm đến vận mệnh đất nước, cũng chẳng tiếc gì quyền lợi chính trị để đổi lấy quyền lợi vật chật cho bản thân và gia đình.

Triển
04-14-2012, 09:48 PM
Tác giả bài báo cố tình viết cho số tiền có vẻ nhớn lắm: "725 euro mỗi hai tháng..." (chưa đến 400/tháng). (Vậy là còn ít so với số tiền trợ cấp cho người tàn tật không đi làm ở Mỹ là 650 đô/tháng, có thể cao hơn ở một số tiểu bang.)


Ở Đức tiền phúc lợi xã hội căn bản theo luật là 374,-€ (mức định lên xuống theo mỗi năm) - ( máy tính: http://www.brutto-netto-rechner.info/grundsicherung.php )

trong đó chưa có:

- tiền trợ cấp tàn tật (phải có thẻ tàn tật chứng minh)

- tiền trợ cấp nhà (số tiền trả chỉ tính đến tối đa 50 thước vuông / người)

- tiền trợ cấp lò sưởi

- tiền trợ cấp bảo hiểm sức khỏe

- tiền trợ cấp bảo hiểm dưỡng lão

- tùy theo tiểu bang giàu nghèo còn có thêm các khoảng vé cho miễn phí đi tàu xe, đi hồ bơi, đi xem phim, sở thú .v.v.v.v


Dĩ nhiên là chính phủ nào cũng chỉ trả sao cho người ta sống ở mức tối thiểu, có đủ nhân quyền,
sống như một con người mà thôi. Gọi là an sinh xã hội. Còn chuyện gian trá thì dĩ nhiên là nơi nào cũng có.