PDA

View Full Version : Tìm nhau trên đồi thông



Lúa 9
10-02-2011, 04:00 AM
Vô nhà mới được rồi, từ từ kể chuyện quanh ta cho đời nghe chơi. ;;)

YenLinh
10-02-2011, 05:02 PM
Knock Knock, em đây. Leo ì ạch, bê một rổ táo, một rổ dâu lên đồi tặng chị. Trái cây mới hái, tuơi rói chị á, tay chân em còn tèm lem. Cho em ly nước, uống xong nói chiện tiếp :-)

marriedchick
10-02-2011, 08:50 PM
Chào bà chị hàng xóm Lúa 9! Cho ăn ké với nha YL!

Lúa 9
10-03-2011, 04:27 AM
Cảm ơn Yên Linh, chị kho ái ăn táo lắm, vườn nhà chị năm nay trúng mùa đó YL, tha hồ làm bánh táo. Còn beer đỏ YL sẽ làm gì với nó ? Chị cũng hái vô đông lạnh vì chưa biết làm gì. Năm tới chị tính huy ho ạch chương trình trồng ớt và su để bỏ mối :)). Thấy chị có đầu óc kinh doanh chưa.
Nhỏ Chick nhớ chờ chị học cách dán hình đã - Chị làm bánh táo cho "ăng" nhé. Giờ chị đi post cái bài ni mới viết xong.

Lúa 9
10-03-2011, 04:35 AM
Cánh rừng thông

Hôm nay là ngày Lễ Thống Nhất nước Đức - mùng 3 tháng 10.

Bên Đức là ngày lễ, bà con được nghỉ, nhưng cần dạo qua biên giới một vài mét thì bên Pháp vẫn sinh hoạt bình thường. Hôm nay ai vào chợ Pháp tha hồ gặp dân chúng Đức sang mua bán. Sống sát biên giới có lợi chỗ đó, qua lại vui vui. Đâu có ai nhớ ngày xưa ngay biên giới hai bên choảng nhau thảm sát khốc liệt. Máu và nước mắt đã khô đi lâu rồi. Chỉ còn lại vài ba đài chiến sĩ trận vong nghiêm trang giữa thành phố, trước la gare.

Ngọn đồi này nay nó không còn bơ vơ như xưa khi mình mới dọn về ở nữa. Ngay con đường trước nhà đây nhà nước họ cũng đang đào hầm, lấp hố, sửa chữa cho nó ngày càng khang trang hơn. Ngồi trong nhà, sau lớp cửa kính người ta có thể nghe tiếng cưa gỗ, thợ rừng đang cưa những ngọn thông cho ngắn đi. Thông là loại gỗ mộc nếu bị chặt ngọn đi rồi, thì trong tương lai cành lá của nó cũng đâm chồi nhảy vọt lên trời. Thành những ngọn thông mới. Chỉ tội những chú Chim Muông chọn ngọn thông nào đó làm nhà xây tổ, khi tổ bị đốn ngang xương không thông báo, vì Chim Muông không hiểu được tiếng loài người, mất nhà dễ như chơi ( không như BĐH PR thông báo loa loa cho cư dân biết cả tháng trước, để họ kịp dọn nhà sang Phố Mới ).

Mấy tháng qua có ông Tây nọ, chắc là chủ hãng gỗ, ghé vào nhấn chuông hỏi:
- Bon dua ma đàm, có mơ xừa ở nhà không, thưa ma đàm?
Không dám mở cửa, ma đàm chỉ mở cửa sổ thò đầu ra ngoài nói chuyện với người lạ, cái cẩn thận bất đắt dĩ đã khiến ma đàm phải au tô ma tích làm như vậy, còn hơn là mở cửa đón kẻ cướp vô nhà, lúc đó có la làng cũng chẳng ai cứu kịp.

Chào ông Tây cái, hỏi:

- Có chuyện gì không mơ xừa, sao kiếm mơ xừa tui chi, ổng không có nhà. Il n´est pas là.

- Ma đàm có biết cánh rừng của ma đàm đã bắt đầu có sâu, chỉ trong một năm nữa thôi là nguyên cánh rừng của ma đàm sẽ chết rụi. Nên tui ghé vào hỏi nếu mơ xừa đồng ý, chừng nào ông ấy về thưa ma đàm ?

- Chẳng cần mơ xừa tui đồng ý gì ráo, nói chuyện với tui nè - Ông Tây hãng gỗ cứng đầu hỏi tới:

- Chừng nào mơ xừa nhà ma đàm về thì gọi cho tôi, tôi đến nói chuyện giá cả mua cánh rừng mé sau nhà.

Ma đàm bắt đầu bực, dợm đóng cửa: " Mệt ông quá, tôi đã nói chẳng cần mơ xừa nhà tui có ý kiến gì ráo, mà tôi xin trả lời thẳng cho mơ xừa biết, là cánh rừng đó dẫu có sắp chết rụi, tụi tui cũng không bán".

Ông chủ hãng gỗ vẫn ngoan cố vói vói nói tiếp mong thuyết phục ma đàm: " Hiện giờ giá gỗ cao lắm, nhưng khi gỗ mục chết thì ma đàm bị thiệt hại rất lớn. Mơ xừa nên suy nghĩ đến lời tôi nói."

Bực. Tại sao lại cứ phải chờ nói chuyện với mơ xừa nhà tôi cơ chứ - bộ câu trả lời của ma đàm chẳng có ký lô nào ?

Tiếng họ cưa gỗ thông vẫn còn vang đều đều. Con đường này ngày mai sẽ thoáng mát, bớt cây cối um tùm, sáng sủa mát mẻ, có vẻ như nhà nước sắp bán thêm mặt tiền phía bên kia đường. Vài ngôi nhà mới sẽ hiện lên, con đường càng thêm đông cư dân về xây nhà. Vẻ bơ vơ của ngọn đồi sẽ bớt đi, còn lại tiếng chuông nhà thờ đổ, và vầng trăng vẫn lặng lẻ về treo lấp ló sau những ngọn thông, cánh rừng thông của ma đàm.

Ma đàm yêu thích vẻ nên thơ vắng vẻ thiên nhiên khởi sắc của ngọn đồi này. Giống như yêu cư dân phố đã bao năm dọn nhà ở cạnh bên nhau, tuy không chào hỏi nhau thường, chỉ thấy họ lái xe vụt qua ngoài ngõ, mất hút, và tối tối họ từ sở làm quay về nhà, một chiếc xe hơi, hai chiếc xe hơi, màu xám của ma đàm Bang, xe màu trắng của mơ xừa đàm Landmann, màu bạc của thằng Serge, màu đỏ của thằng Pascal...

Họ dòm ngó và âm thầm quan sát sinh hoạt của nhau. Xa xa tiếng cưa gỗ bỗng tắt hẳn, nhìn đồng hồ - à lên một tiếng - dân Tây đang giấc ngủ trưa.

Montag 03 Okt 2011
13h Trưa

Lúa 9
10-03-2011, 04:40 AM
Lý do sửa:

Xin lỗi dán bài 2x - Phố Mới lạ quá, gửi bài đi rồi lần thứ nhất, chẳng thấy tăm hơi, bèn sốt ruột gửi thêm cái nữa, nó ra hai lần! Khổ !!

YenLinh
10-03-2011, 05:24 AM
Em đi vườn táo và vườn dâu hái đó chị . Tay em đâu mát mẽ như chị Lúa trồng cây gì cũng được . Em love apple pie too yum yum . Chik chỉ chị Lúa post hình, cho YL học ké dzi' . Khi mình làm file attached, ai login mới thấy hình . Otherwise dạo ngang sẽ không thấy gì hết .

marriedchick
10-03-2011, 06:20 AM
Chào chị Lúa9 & YL...sáng nay bận làm sổ lương nhưng phải ghé vào chỉ hai chị em dán hình nè ...thấy Chick dễ sương chưa?

Để dán được hình, Chị Lúa & YL gõ:
rồi copy paste link của hình, bỏ vào ở giữa. No space in between...
Thí dụ: chickdesuong.jpg

Lúa 9
10-03-2011, 07:23 AM
Chick & YL, phải có account ở phototbucket hay đâu đó trước phải hông nhỏ ? Chị xóa hết trọi rồi, giờ muốn dán hình phải làm cái account mới hay sao ??

tabalo
10-03-2011, 07:31 AM
Có 1 ông Ta cần nhựa thông và quả thông làm đồ lưu niệm

Lúa 9
10-03-2011, 07:48 AM
Có 1 ông Ta cần nhựa thông và quả thông làm đồ lưu niệm

Thân chào anh Ta, anh cần bao nhiêu nhựa thông và bao nhiêu quả thông ?? Làm đồ lưu niệm ? Anh biết làm à ?? Hay nhỉ ? Nhựa thông không biết cách nào để hứng, có phải cứa vòng vòng vào thân và hứng từng giọt như hứng nhựa cây cao su ?? Còn quả thông thì eo ui rụng đầy sân, lượm quăng một xó, khi đốt lửa trại, quẳng chúng vào lửa, quả thông khô cháy nổ kêu rất vui tai. Quả thông rớt xuống, theo tháng năm nó mọc lên cây con.

tabalo
10-03-2011, 08:20 AM
Thân chào anh Ta, anh cần bao nhiêu nhựa thông và bao nhiêu quả thông ?? Làm đồ lưu niệm ? Anh biết làm à ?? Hay nhỉ ? Nhựa thông không biết cách nào để hứng, có phải cứa vòng vòng vào thân và hứng từng giọt như hứng nhựa cây cao su ?? Còn quả thông thì eo ui rụng đầy sân, lượm quăng một xó, khi đốt lửa trại, quẳng chúng vào lửa, quả thông khô cháy nổ kêu rất vui tai. Quả thông rớt xuống, theo tháng năm nó mọc lên cây con.
Nghe nói muốn lấy nhựa phải là thông 2 lá , cách lấy nhựa thì mù tịt nhưng chắc không giống lấy mủ cao su
Làm đồ lưu niệm thì dễ ẹt , chỉ cần lấy 2 quả thông dính liền gắn lên tấm gỗ đề chữ " I love you" là mấy chị Hô,Gờ,Tờ,Phờ,Rờ.....mua sạch

Lúa 9
10-03-2011, 09:16 AM
Nghe nói muốn lấy nhựa phải là thông 2 lá , cách lấy nhựa thì mù tịt nhưng chắc không giống lấy mủ cao su
Làm đồ lưu niệm thì dễ ẹt , chỉ cần lấy 2 quả thông dính liền gắn lên tấm gỗ đề chữ " I love you" là mấy chị Hô,Gờ,Tờ,Phờ,Rờ.....mua sạch

3 chữ đơn giản vậy thôi mà đắt khách vậy sao anh Ta ?

tabalo
10-03-2011, 09:34 AM
3 chữ đơn giản vậy thôi mà đắt khách vậy sao anh Ta ?
Dạ đúng vậy chị , TBL cũng là 1 khách hàng , không tin chị hỏi ông Bẹc ,ông Hoài Việt ...mấy ông này mua sỉ chứ không thèm mua lẻ

Lê Nguyễn Hiệp
10-03-2011, 09:34 AM
Chào chị Lúa,

Ngồi chờ chị Lúa viết rồi đọc.

Hi! Hi!

Lúa 9
10-03-2011, 09:57 AM
Mải suy nghĩ về 3 chữ đơn giản của anh Ta, anh LNH đến nhà quên mời anh ly nước dừa. Anh đừng ngồi chờ và chỉ đọc thôi, mà phải nói lên tiếng nói về lối suy nghĩ của cánh đàn ông như thế nào về 3-chữ-đơn-giản đó, cho chị em chúng tôi nhờ.


Nếu chỉ lấy quả thông non ghép lại thành 3 chữ đơn giản iloveyou thì lắm khách hàng sẽ tò mò ghé coi, sờ mó, lựa chọn, đắn đo nên-hay-không-nên-mua món hàng lưu niệm tên iloveyou xa xỉ ấy về - hóa ra trên đồi thông này mình đã vô tình gieo bao nhiêu là quả-tình-yêu mà mình không hay nhỉ ? Tôi đem bán, có ai mua ??

Có ai tin rằng trên đời này có một tình yêu vĩnh cửu không ? một tình yêu kéo dài những hơn 34 năm dài không ? Đàn ông có gánh mối tình bên mình như vậy thật không ? hay là - họ chỉ than oán thế thôi cho đời thường bớt tẻ nhạt ?? Tôi - thường ít tin tưởng vào tình yêu của đàn ông. Hôm nay tự thú.

San Hô
10-03-2011, 10:22 AM
Chào chị Lúa và các anh chị đang đi dạo trên đồi thông .
Món gì mà ... đếm được thì chị Lúa cứ mang bán hết cho nhỏ Rờ, hehe, món gì sờ được thì bán cho quán thầy Sún, món gì chỉ cảm được thôi thì bán cho anh Văn ở quán chạp phô, bảo đảm không bị ế hàng đâu chị .
Em tin tình yêu là vĩnh cửu, đời đời không thay đổi, chỉ có người yêu mới thay đổi xoành xoạch thôi :).

marriedchick
10-03-2011, 10:36 AM
Chị Lúa,
Đúng là phải có link hình chứa từ chỗ khác ...bằng không chị gởi kèm giống của YL kem theo đám trái cây. Nhưng mà kèm kiểu này thì ~ khách đứng ngoài cửa, âm thầm ngó vào mà không chịu vào phố sẽ không thấy hình được đâu ...

Sờ hôm nay siêng dạo phố hơn Chick rồi nha ...để Chick giải quyết bớt mớ giấy tờ trên bàn làm việc xong nó sẽ kể Hô nghe về giấc mơ lộn xộn đêm qua ...để Hô bói mò luôn...teeheehee

Chào anh Tà, anh LHN và khách trên đồi thông của chị Lúa luôn nhé!

July
10-03-2011, 11:27 AM
Chào gia chủ và các ACE.
Tám về 3 chữ ILY, J thấy mấy ông (VN) thường thưỡng "xài sang" thà bỏ tiền ra mua ba chữ ILY làm bằng trái thông hay gì gì đó để đem cho, chứ mở miệng ra nói vừa rẻ vừa đẹp mà họ ít khi xài "hà tiện" kiểu này lắm :-).
(nói xong bỏ chạy)

Ý Yên
10-03-2011, 06:11 PM
Chào làm quen chị Lúa 9

maiyeuthuong
10-03-2011, 09:50 PM
Chị Lúa ơi, lâu ngày quá. Chị dọn nhà từ đồi bơ vơ chuyển sang đồi thông rồi hả chị? Chị mở nhà mới vui nha.

Dung
10-04-2011, 01:36 AM
Nhớ vào thăm chị Lúa nè :)>-.
Chúc chị Lúa và thân hữu nơi đây luôn cười vui và hạnh phúc nhé .
Cho em ăn táo với chị YL ơi :))

Lúa 9
10-04-2011, 10:39 AM
@ San Hô: Chào chị Lúa và các anh chị đang đi dạo trên đồi thông .
Món gì mà ... đếm được thì chị Lúa cứ mang bán hết cho nhỏ Rờ, hehe, món gì sờ được thì bán cho quán thầy Sún, món gì chỉ cảm được thôi thì bán cho anh Văn ở quán chạp phô, bảo đảm không bị ế hàng đâu chị .
Em tin tình yêu là vĩnh cửu, đời đời không thay đổi, chỉ có người yêu mới thay đổi xoành xoạch thôi :).

=> SH, chúc mừng Phố Mới SH ơiiii - Ý tưởng của SH này độc thiệt à nha

@July: Chào gia chủ và các ACE.
Tám về 3 chữ ILY, J thấy mấy ông (VN) thường thưỡng "xài sang" thà bỏ tiền ra mua ba chữ ILY làm bằng trái thông hay gì gì đó để đem cho, chứ mở miệng ra nói vừa rẻ vừa đẹp mà họ ít khi xài "hà tiện" kiểu này lắm :-).
(nói xong bỏ chạy)

=> đừng bỏ chạy người ơi, đề tài này nóng hot hot. Chờ khi Lúa mình có thì giờ rảnh sẽ quay lại 3 chữ đơn giản mà phức tạp này. iloveyou

@Chick ơi, chị sẽ thử mở account dán hình mới - cảm ơn nhỏ

@Ý Yên: Thân chào Ý Yên, hân hạnh làm quen, nhớ ghé đồi thông tìm nhau nhé YY.

@ Mãi Yêu Thương: woah nhỏ em đi đâu lắm lắm chị em mình mới gặp lại, cưng khỏe chứ ?

@ Nhớ anh: chị theo dõi chuyện mấy mẹ con thường xuyên lắm đó, tuy ít để lại dấu tay thui. Chúc các em gái vui luôn.

( phải post lẹ nếu không bài biến mất như hùi sáng thì chít )

maiyeuthuong
10-04-2011, 06:52 PM
Hihi, em cũng đi loanh quanh vậy đó chị. Phố 3 hầu như em ko viết gì hết, thi thoảng có đọc bài thôi chị. Em sẽ gởi mail chị nha.

Lúa 9
10-05-2011, 02:08 AM
Hihi, em cũng đi loanh quanh vậy đó chị. Phố 3 hầu như em ko viết gì hết, thi thoảng có đọc bài thôi chị. Em sẽ gởi mail chị nha.

Chị đọc đâu đó biết nhỏ em đi chơi Mỹ Du Ký ?? Chừng nào Tây Du Ký nhớ quánh dây luộc cho chị Lúa heng - Đồi Thông của chị luôn mở rộng cửa chờ mấy em ghé chơi.

Lúa 9
10-05-2011, 02:11 AM
Chỉ mới nhắc đến hai chữ Xuống phố đã gợi cho nàng nhớ đến bài hát Vũng lầy của chúng ta của Lê Uyên Phương:

Theo em xuống phố trưa nay
đang còn chất ngất cơn say
Theo em bước xuống cơn đau
bên ngoài nắng đã lên mau

Lãm là một người Việt duy nhất sống trên ngọn đồi bơ vơ này - nhưng con đường mòn ấy nay nhộn nhịp hẳn lên, nào xe cào đất màu cam, đang bận rộn, nào máy trộn xi măng, ồn ào, dầu hắc màu đen để chuẩn bị lát đường nhựa, nhìn hình dáng thợ đang vật lộn sỏi đá thì có thể tưởng tượng ra hai bên lề sẽ có một con đường riêng dành cho xe đạp và người đi bộ, bên lề trái và lề bên phải - Giữa dành đủ cho ô tô chạy, hai chiều.

Bên Tây phương làm đường xá chỉ cần vài ba anh nhân công, anh nào anh nấy vạm vỡ, ăn mặc lịch sự to lớn, không như bên Việt nam mình - bên mình nhìn cảnh phu làm đường, phu quét chợ, nhan nhãn mấy chị em phụ nữ gầy nhom, họ đeo mặt nạ, chống nắng - bên Tây họ lại rất thèm nắng - vì mùa hè quá ngắn ngủi - Bên mình họ đeo găng tay, đội nón lụp xụp, không ai đoán được nét mặt các chị buồn hay vui sau cái mặt nạ ấy, chị đang nghĩ gì nhỉ ? Những công việc ấy bên này chỉ có bóng dáng đàn ông mới làm mà thôi. Chắc chắn là miễn có tiền mang về giúp chồng, nuôi con cái ăn học thì các chị vui lòng. Người phụ nữ Việt nam mình có bao giờ nề hà sự vất vả đâu, cho nên sang hải ngoại phụ nữ Việt nam mình nổi tiếng chăm chỉ nhất về vấn đề đầu tư vào sự học vấn của con cái. Câu thần chú trong mỗi gia đình Việt là - con cái phải có tương lai khá hơn bố mẹ - mình là người ngoại quốc, ta phải làm cho chúng nó nể, chớ để chúng coi thường mình. Cứ thế mà nhiều gia đình Việt bên này, con cái tốt nghiệp đại học dễ dàng, dù ngày xưa bố là dân cu li, mẹ là thợ may, hoặc cha là lính ngụy, mẹ là bà nội trợ.

Tiếng máy động cơ to đùng làm đường vẫn vang lên, không biết chừng nào họ mới làm xong con đường này, dân Tây nổi tiếng tàn tàn, không như dân Đức. Đức nổi tiếng hektik, bận rộn vội vã máy móc - nhưng có lẽ phương hướng làm việc cho nhân dân của hai nước Đức Pháp hơi giống giống nhau, thí dụ: nhà nước họp hành, quyết định, thiết kế, lên chương trình rồi sau đó nhân dân thấy đăng báo, mất phải vài ba năm sau việc đó mới được thực hiện thành sự thật. Ở đây họ quen gọi là đường hướng chánh trị của các ông bà chánh trị gia.

Ở đây mình khoan bàn về chánh trị, mà là bàn về đời sống xã hội khi ta Xuống Phố. Hôm nọ, mới bước vào hội trường - hôm nay phố có đêm văn nghệ Dạ Vũ Mùa Thu. Nhạc vẫn dìu dặt, ca sĩ cố mang tiếng hát du dương hiến tặng khán giả, thì ở một góc khác - gọi tạm là khu dành riêng cho việc ăn, uống.

Tấp vào một bàn, tươi cười nói - chào bác, lâu lắm không gặp, bác khỏe không ? bác Nờ dừng tay nhai bánh cuốn, trả lời: Ôi lớn tuổi rồi cô ơi, tôi nay quên tới quên lui, tôi mong cho nó chết m..nó cho rồi. Lãm hỏi tiếp - hôm trước phái đoàn cao niên đi Hy Lạp bác vui không ? kể em nghe với- Ối, vui m..gì, cô biết không, cái con mẹ đó, nó ăn cắt tiền của tôi đóng đấy cô, cô biết không, dù gì tôi với ông nhà tôi vẫn là vợ chồng mà, dù chúng tôi có đang cãi cọ dắt nhau ra tòa đòi ly dị đi nữa, nhưng danh nghĩa chúng tôi vẫn còn là vợ chồng mà. Cái con mẹ ba-que-xỏ-lá ấy, tôi không ưa - Bác ơi, đêm nay là đêm vui, bác hãy quên chuyện ấy đi, buông xả đi cho nó nhẹ người bác ạ - Bác vẫn trố mắt nói cho hã bực - Buông sao được, nó ba-que với tôi làm sao tôi quên chứ - Hihi, bác ạ, chừng nào bác cầm/bán ba cái từ ba-que-xỏ-lá đấy thì nhớ gọi em, em mua cho.

Đứng lên quay sang cái quầy khác, gặp cô dược sỹ, chồng bác sỹ, đôi vợ chồng thành công giàu nứt vách trong tỉnh ai cũng nể. Hai bên tay bắt mặt mừng chào hỏi xã giao vì lâu lắm chưa gặp lại. Hỏi: Sao nhà thuốc và phòng mạch của hai ông bà vẫn khách khứa buôn bán độ này khấm khá chứ ? - Cũng thường chị ơi - Hỏi tiếp: Con cái nay lớn, chắc đỡ mệt rồi mà ? Làm văn nghệ trở lại đi cho vui, yêu đời hơn. Lo làm kiếm tiền mãi cũng buồn.
- Đúng đó chị, em thấy cảnh ông anh em, bà chị dâu vừa qua đời mới chưa đầy hai tuần sau ổng đòi đi lấy bà khác. Lúc bả chết trông ông khóc ai cũng thương, tưởng đâu chung tình lắm, nào ngờ..
- ??
- Thành ra, em nghĩ, bây giờ em phải lo cho thân em, mình kiếm tiền cho lắm thì khi chết, chị có mang gì theo đâu - mình chết ổng vác bà khác dô hưởng bạc triệu của mình để lại. Thôi, giờ em lo đi chơi hà.
- Em đi một mình hay với ox ? - Thì cũng có khi đi chung, cũng có khi em đi mình.

Đi chơi một mình không có ox đi tò tò theo cũng có cái hay đấy nhỉ- tôi thoáng nghĩ trong đầu - Quay qua bàn khác, nhóm này là nhóm trẻ trẻ của ngày xưa nay thuộc thế hệ thứ hai sau lớp người già tại đây. Nhìn quanh hội trường thành phần bô lão nay chỉ còn lại vài khuôn mặt, còn các cụ khác đã rủ nhau ra nghĩa trang nghỉ giấc nghìn thu rồi - Lãm thấy lòng mình bồi hồi. Nói:

- Các em tổ chức văn nghệ như vậy tốt lắm, ráng làm cho các bác, anh chị lớn tuổi nghỉ hưu - Tre già thì măng mọc chứ.

- Thôi chị ơi, thiệt là chán, mình mới nhú nhú lên làm văn nghệ cho bà con có chỗ vui chơi đỡ phải cô đơn ngồi nhà, thì có cái cha nội kia hô hoảng là tụi em bị sứ quán vc giựt dây, không chào cờ, không hát quốc ca, còn treo cờ đỏ. Thiệt em chán người Việt mình không có tình đoàn kết chút nào.

- Thôi mặc kệ họ em ơi, ai nói gì thì nói, chứ chị ủng hộ em hết lòng thấy chưa, chị quảng cáo và còn kéo theo năm sáu người đến xem ban nhạc trình diễn. Chị không quá khích như họ. Chị khác họ.

Hai chị em đồng hương văn nghệ choàng ôm vai nhau tỏ sự cảm thông. Lãm thấy mình qua bóng dáng thế hệ trẻ này.

Xuống phố một thời gian ngắn thôi mà cũng đủ thứ chuyện xảy ra - Rời phố thị, quay trở về đồi thông, một màn sương mù bay lảng đảng mới biết mùa Hè đã thật sự chia tay - Mùa Thu về rồi đấy. Bên kia đỉnh đồi bị màn mây mù che, không thấy rõ gì. Tất cả như chìm vào tĩnh lặng, lá sẽ thay màu áo khác - Gió sẽ cuốn lá vàng bay theo mất hút.

Nhớ khi nảy, có chị kia trong Phố hỏi: sao dạo này cô làm gì mà ốm nhom thế, có gì lo lắng à ? Đâu, em vẫn vậy mà, có gì lo lắng đâu. Nói xong Lãm biết lá mùa Thu đang quay đi che miệng cười, vì biết mình đang nói dối với mọi người.


Mittwoch, 05.Okt 2011

http://www.youtube.com/watch?v=75uA5O636m8

Lúa 9
10-13-2011, 04:39 AM
Hai mẹ con đi dạo quanh bờ hồ, vào Thu nên gió lạnh căm, nắng Hạ yếu ớt, lá trỗ vàng và mưa rơi lất phất. Đang đi chợt đứa con gái chỉ tay lên trời, la lên nói - ô mẹ coi kìa, con vịt mà biết bay dễ thương quá - Bà mẹ này có máu tếu lâm, thấy bầy Vịt Trời trong đầu nghĩ nhanh như chớp về một chuyện vui nọ, cố nhịn cười kể cho con nghe chơi. Chuyện đó nó như vầy:

Có một con vịt đực anh hùng, ngày ngày hắn ta làm việc chăm chỉ duy trì nòi giống là " đạp " hết ráo mấy chị vịt mái cùng chuồng, cùng bầy với hắn, nhưng bao nhiêu vịt mái già, mái sồn sồn, mái tơ, mái teen mới lớn, cũng không thỏa mãn thú vịt-đực-đuôi-dài của mình, hắn ta ngắm nghía tới lui, cuối cùng chịu hết nổi, bèn lén chui rào qua " đạp " luôn mấy con gà mái của ông hàng xóm chủ trại gà.

Một ngày nọ, ông chủ trại gà thấy tên dzịt đực này nằm xụi lơ trước cổng, hai con mắt lim dim, ông khoái chí hỏi:

- Sao hết xí quách rồi hả mậy Dzịt Dzật ?

Hắn ta chu mỏ, nói: tsỵtttttt

- ??? mầy làm gì dzạ quỷ sứ ?

- Tsỵtttttt. Tôi đang nằm chờ mấy chị dzịt-trời đây...ông ồn ào quá chúng nó sợ, tui hết mần ăn.

- Nồi đất hỡi, mầy "đạp" cha nó hết bầy vịt mái, chưa đủ mầy còn chơi luôn bầy gà mái của tao, giờ mầy còn nằm rình bầy Dzịt Trời đáp xuống nữa. Cái thằng này thiệt tình, không biết nguyên nhân từ đâu mà mầy khỏe thế. Đạp bao nhiêu con cũng hổng đủ ..( chậc chậc ...sao mầy giống tao thế ).

Mẹ kể nhưng mẹ giàu đầu óc tưởng tượng quá, cố nhịn cười vì từ ngữ đầy hình dung tự phong phú của tiếng Việt mình - đạp - đạp - đạp - trong khi đứa con gái sinh ra và lớn lên tại hải ngoại, tỉnh bơ dòm mẹ, ngạc nhiên, hỏi:

- Sao nó " đạp " nhau chi vậy ? " Đạp / treten - có đâu gì đâu mà tếu !!!

Mẹ nó giờ cười lớn hơn nữa vì sự ngây ngô của con về cách dùng động từ " đạp " nhau, nhưng chưa biết phải dùng từ tương tự nào để giải thích cho con hiểu, bà nói - đạp là yêu nhau đó con ơi.

Con gái: Trời con chịu thua. Yêu gì đạp nhau đau quá trời dzậy mà yêu ??

Lúa 9 http://www.bentrehome.net/forums/style_emoticons/default/cuoilan.gif
13 Okt 2011

Lúa 9
10-15-2011, 02:57 AM
Chào Phố, tự dưng thấy Sống-Chết là một đề tài thật gần gũi với mình, ghi vội vài hàng chia sẻ với Phố. Kính chúc bạn mình bình an, may mắn nhé.

Nhớ lại hôm nọ tới nhà anh D., anh bạn Việt nam, để tu Thiền. Anh làm chủ một hồ cá rộng mênh mông, xung quanh cây cối phủ um tùm, người ta đến mua thẻ câu cá, thẻ ngày hoặc thẻ năm...Đại khái anh sống bằng nghề thả cá xuống nuôi, cá lớn, người ta câu, có thể câu cá lên nướng ngay tại chỗ hoặc tới hồ mua mang về, anh bán ký lô cũng có.

Nơi đó là nơi anh kiếm sống, mặc dù trước kia anh ra trường kỷ sư cơ khí đường hoàng, nhưng cớ gì anh bỏ ngang xương ngành kỷ sư học hành cực khổ đó để làm ông chủ hồ cá ?? Tiếp bạn đến chơi bằng những tách trà bốc khói, anh ngồi xuống ghế gỗ đơn sơ, tay ôm cây đàn guitar, vừa đàn vừa hát nho nhỏ Dona Dona người yêu dấu, thế là ta mất em thật rồi....Tôi cũng cất giọng hát theo nho nhỏ, nhỏ chỉ vừa đủ cho rừng thông nghe.

Nhà anh phải lái xe xa lắm mới tới, nó nằm heo hút trong rừng. Tôi nhìn quanh chỗ anh ở, ngó xa xa, tận cuối rừng, bao quanh chỉ thấy toàn lá xanh um, tôi lo ngại hỏi anh:

- Hàng xóm của anh đâu chẳng thấy, nhỡ nửa đêm hôm anh có chuyện gì, ai cứu anh ?

Anh cười hiền, trả lời - chết thì chết - sợ gì chết. Bạn thân quấn quýt dưới chân anh là 3 con chó dễ thương, trung thành với chủ.

Tôi ngẫm nghĩ, tôi cũng đâu có sợ chết, đời ai chẳng một lần chết - sợ gì chết. Chúng tôi ngồi ngoài vườn dưới tàng cây xanh um, cạnh đống lửa bập bùng tí tách, cô giáo dạy Taichi, dạy Thiền người Đức, cô còn trẻ, đẹp người mảnh mai, đốt 3 nén hương cắm xuống đất, cô lót cái gối bằng cát dưới mông, tư thế sắp tọa Thiền, quen thuộc. Chúng tôi ngồi khoanh tròn chân bên nhau, tập trung tư tưởng để vào Thiền tọa. Cô xưa kia theo đạo công giáo, nhưng về sau cô thấy giáo lý Phật giáo thu hút mình hơn từ đó cô tập Thiền và Thiền đã giúp cô vượt qua nhiêu sợ hãi, bớt khổ đau.

Tôi cố tập trung tư tưởng để cố quên-những-gì-tôi-đang-nhớ. Ngồi Thiền cho đến khi 3 nén hương đó lụn tàn, mà chúng tôi vẫn còn muốn yên lặng bên nhau. Chân tê cứng, nhưng khi nó tê cứng thì ta không còn cảm giác khó chịu nữa, thân và tâm nhập vào thành một.

Tai nghe gió vi vu, bóng đêm chùng xuống vạn vật, chúng tôi chỉ còn nhìn thấy đóm lửa cháy rực, đốt bằng lá thông. Trong bóng tối khó nhìn thấy nét mặt nhau. Tôi gợi ý khi nãy đã nói chuyện với anh D.:

- Cô có sợ chết không ? Tôi thì không sợ chết. Tôi nghĩ, tôi đã sống hết lòng cho quê hương, gia đình và tha nhân, giờ nếu ngả ra chết bất thình lình, tôi cũng không có gì tiếc nuối. Còn cô thì sao ?

Cô giáo người Đức trả lời chậm rãi:

- Tuy ta nói, ta không sợ chết thật, nhưng nhỡ mai đây ngả bệnh, đi bệnh viện, diagnose của labor báo tin rằng bà mắc bệnh nan y, chỉ còn vài năm nữa để sống, lúc đó, mình lại trở nên thèm sống và cầu nguyện ơn trên cho cuộc sống dài thêm ra. Mình mong được y khoa và ơn trên cứu mạng sống !

Thì ra, con người chỉ biết sợ cái chết khi Thần Chết cận kề mình.

Lúa 9
15 OKt 2011

Lan Nguyen
10-15-2011, 07:15 AM
:-hmorning chị Lúa,

nghe chị tả mà cảm thấy thích thú
anh bạn của chị sống trong ru*ng`, nuôi cá rồi lại cho nguo*ì ta câu cá lên nuo*ng' ăn tại chỗ hay mang về nũa, nghe sao thích thú quá . chắc là anh ta sống vui vẻ lắm, đuo*c. làm nhũng gì mình thích, còn mang niềm vui đến cho nguo*ì khác nũa .

sáng nay em lại phải đi làm . nãy có ghé mua donut cho mẹ, mẹ thích donut lắm em mua 12 cái glaze còn mua 12 cái pig in a blanket nũa, còn nóng hổi chắc là sáng nay mẹ sẽ enjoy lắm . em có mang theo mấy cái đi làm nũa ... đang ngồi nhâm nhi cafe ăn donut đọc bài của chị đây nè .

chúc chị 1 ngày vui nha .

em chạy đi làm tí lâu lâu ghé mắt xem có gì vui hong thì xí xọn tiếp :)


good morning phố:-h

Lúa 9
10-15-2011, 07:37 AM
Ới Lan, bữa nay thứ bảy mà phải xách đít đi làm à, thôi cũng có cái thú khi vào đấy ngồi dòm thiên hạ bát phố :)). Anh D. ấy hả, cứ cho là ảnh sướng đi, cứ vẽ ra những gì như chị diễn tả nhé, nếu chị tả " chân " kỹ hơn chút nữa thì sợ Lan buồn, thất vọng, nên thôi, chị dừng tả anh D. tại đây nhe.

Lan có bao giờ tập trung tư tưởng đế cố-quên-những-điều-mình-đang-nhớ chưa ? Chờ câu trả lời đó nhe.

Lan Nguyen
10-15-2011, 07:48 AM
Lan có bao giờ tập trung tư tưởng đế cố-quên-những-điều-mình-đang-nhớ chưa ? Chờ câu trả lời đó nhe.

hồi đó có ... và làm đuo*c. đó chị . buông hết, buông hết, mo*í đầu thì khó nhu*ng rồi cũng quen . redirect suy nghĩ của mình mỗi lần mình nho*' hay nghĩ to*í nhũng gì mình không muốn nghĩ .

Lúa 9
10-15-2011, 07:55 AM
hồi đó có ... và làm đuo*c. đó chị . buông hết, buông hết, mo*í đầu thì khó nhu*ng rồi cũng quen . redirect suy nghĩ của mình mỗi lần mình nho*' hay nghĩ to*í nhũng gì mình không muốn nghĩ .

Buông hết - Buông hết - buông hết suy nghĩ của mình mỗi lần mình nhớ, hay nghĩ tới những gì mình không muốn nghĩ. Tuyệt vời ! nhưng có dối lòng mình không đó ? Người ta bảo, dối người thì được nhưng làm sao dối mình với cả trái tim ?

Lan Nguyen
10-15-2011, 08:06 AM
không chị, bắt buộc phải buông thôi, không buông là chết đó
chết lần chết mòn rồi ho*i su*c' đâu mà lo cho mấy nhỏ lúc đó .

thật ra lúc đó bị depress mà không biết . đi bác sĩ, bác sĩ bảo cho thuốc,
em không muốn uống thuốc nên tu*. làm . rồi tất cả đâu cũng vào chỗ của nó hết . amazing lắm :)

Lúa 9
10-15-2011, 08:35 AM
không chị, bắt buộc phải buông thôi, không buông là chết đó
chết lần chết mòn rồi ho*i su*c' đâu mà lo cho mấy nhỏ lúc đó .

thật ra lúc đó bị depress mà không biết . đi bác sĩ, bác sĩ bảo cho thuốc,
em không muốn uống thuốc nên tu*. làm . rồi tất cả đâu cũng vào chỗ của nó hết . amazing lắm :)

...chị phải dừng lại suy nghĩ vài ba giây trước những lời tâm sự của em gái. Chị chọc cho Lan kể đó, hôm qua hình như đọc trong nhà của Góc, Lan nói " phải chi hồi đó mình ngoan chút xíu, hiền chút xíu, kiên nhẫn hơn chút xíu ..." gì gì đó phải hông ? Tiếc nuối với quá khứ ? Không phải chỉ một mình Lan tiếc nuối với quá khứ đâu, mà rất nhiều người đều tự vấn mình " Phải chi mà mình hồi đó v..v...what if thì đã không đánh mất nhau trong đời !!

Tình yêu - Mất nhau là một đề tài bất hủ để văn thi nhạc sĩ diễn tả tâm trạng rã rời khi họ đánh mất nhau đó Lan - Họ lấy Đời đầy đau thương viết thành Truyện, thì đời thường như Lan đang viết Truyện đấy thôi.

Dễ thương chân thật như Lan không lẽ chẳng tìm ra một bờ vai cho dựa mỗi khi buồn ?

Lan Nguyen
10-15-2011, 09:09 AM
chị Lúa,

em đâu cần thiết phải share nếu em không muốn
nhu*ng mà, em thấy đâu có sao đâu à
đã qua hết rồi mà .

nói tiếc nuối cũng không đâu
em thấy duo*ng` nhu* nó chỉ là một dĩ vãng của một quãng đo*ì của em, mà đã nằm xâu lắc đâu đó trong em, và có đôi khi bất cho*t. nho*' lại mà thôi chị .
dĩ vãng nó không còn bother em anymore chị Lúa .

mà nè chị Lúa ... nào gio*` em thấy chị hay tò mò về em,
hôm nay chị share phần của chị đi nhé :))

share share nhé chị Lúa, em cho*` nghe đó .

Lúa 9
10-15-2011, 09:57 AM
chị Lúa,

nói tiếc nuối cũng không đâu
em thấy duo*ng` nhu* nó chỉ là một dĩ vãng của một quãng đo*ì của em, mà đã nằm xâu lắc đâu đó trong em, và có đôi khi bất cho*t. nho*' lại mà thôi chị .
dĩ vãng nó không còn bother em anymore chị Lúa .

mà nè chị Lúa ... nào gio*` em thấy chị hay tò mò về em,
hôm nay chị share phần của chị đi nhé :))

share share nhé chị Lúa, em cho*` nghe đó .

Chị bắt chước Lan là buông - buông - buông hết rồi - dĩ vãng không còn bother chị anymore, gãi đầu, nên chị lấy gì để shareeeee ??

Lan Nguyen
10-15-2011, 10:13 AM
Chị bắt chước Lan là buông - buông - buông hết rồi - dĩ vãng không còn bother chị anymore, gãi đầu, nên chị lấy gì để shareeeee ??

hihihihi :-|hong sao
chị cu*' tiếp tục gãi đầu đi
biết đâu sẽ nho*' ra gì chị muốn share thì sao
mà gãi nhẹ thôi nha
rụng hết tóc thì hết đẹp đó chị Lúa :)

Lúa 9
10-16-2011, 01:48 PM
không chị, bắt buộc phải buông thôi, không buông là chết đó
chết lần chết mòn rồi ho*i su*c' đâu mà lo cho mấy nhỏ lúc đó .

thật ra lúc đó bị depress mà không biết . đi bác sĩ, bác sĩ bảo cho thuốc,
em không muốn uống thuốc nên tu*. làm . rồi tất cả đâu cũng vào chỗ của nó hết . amazing lắm :)

Ới Lan, depression là đề tài đang xâm chiếm tâm hồn chị Lúa đây này, chưa tìm ra câu trả lời ( gãi đầu)...help please ! Lan, anh bạn của chị ( người Đức ) đang trong tình trạng này - depression - Làm sao kéo họ ra khỏi vòng sanh tử này ?? Biết họ vây vào trạng thái đó làm sao/cách nào dắt họ thoát ra ngõ bí - Ngõ nào tốt nhất để cho họ thấy tia hy vọng nhỉ ?? Làm sao cho họ tin ? Thường, nguyên nhân là hạnh phúc lứa đôi không trọn vẹn làm họ không còn muốn sống nữa!! Mình thấy họ đang đứng bên bờ vực thẳm, làm sao cứu ? Cách nhốt họ trong khu biệt lập tâm thần, uống thuốc ...không phải là biện pháp hữu hiệu đâu!

Lan, hay ai đó biết, làm ơn giúp ý kiến tui cái. Cám ơn em gái/các bạn rất nhiều.

Lúa 9

July
10-16-2011, 02:04 PM
Nên khuyên họ đi bác sĩ tâm lý một cách tế nhị.... Cách đây ít năm, J có đi học khóa "Depression First Aid" do sở tổ chức. Mới biết trong quá khứ nhiều khi mình mghĩ mình nói đúng và tưởng mình đang giúp họ nhưng mình không biết cách nói có khi không tác dụng, có khi phản tác dụng.

Xin lỗi đây là site tiếng Anh. Bên Đức hay Pháp có trang web tương tự không ? Hay là ráng la to to coi anh DangSon đang lưu lạc ở đâu, về đây mách giùm.
http://www.emergency.qld.gov.au/embrace/documents/Depression%20First%20Aid%20Factsheet.pdf

Lúa 9
10-16-2011, 02:25 PM
Nên khuyên họ đi bác sĩ tâm lý một cách tế nhị.... Cách đây ít năm, J có đi học khóa "Depression First Aid" do sở tổ chức. Mới biết trong quá khứ nhiều khi mình mghĩ mình nói đúng và tưởng mình đang giúp họ nhưng mình không biết cách nói có khi không tác dụng, có khi phản tác dụng.

Xin lỗi đây là site tiếng Anh. Bên Đức hay Pháp có trang web tương tự không ? Hay là ráng la to to coi anh DangSon đang lưu lạc ở đâu, về đây mách giùm.
http://www.emergency.qld.gov.au/embrace/documents/Depression First Aid Factsheet.pdf

Oh hay quá, cảm ơn July, mình sẽ nghiên cứu cái link của J gửi, và sẽ đọc thêm vài chi tiết bằng Đức ngữ nữa, tuần tới anh bạn mình sẽ nhập viện 4 tuần. Trong quá khứ mình đã " mất " rất nhiều người bạn thân ( cũng người Đức ) nay anh R. này, mình thương lắm, vì là ba đỡ đầu đứa con gái mình và anh lại là ân nhân của học sinh nghèo tại BếnTre. Khi xưa anh làm ra tiền, nay anh sắp phải bán nhà mà tự tay anh xây nên, tất cả chỉ vì-một-người-đàn-bà.

Đàn bà - vũ khí của họ lợi hại đến đổi một đấng mày râu phải ngã gục. Từ đâu mà đàn bà trở nên độc ác như thế ?? ( gãi đầu tiếp...)

Miên Thụy
10-17-2011, 12:50 AM
Lúa ơi ! dữ hôn đó, hôm ni mới mò mẫn đến nhà Lúa nè , cứ thấy Lúa gãi đầu mà e sợ có ngày sẽ rụng tóc Lúa à . Con gái út mình hay càm ràm " Mẹ thò tay gãi đầu hoài có ngày rụng tóc " . Cho nên chừ thấy ai có ý vuốt tóc hay sờ đầu mình là hỏng chịu đâu à nghen !

Thăm Lúa và các bạn hưũ nơi này

Miên Thụy

Lúa 9
10-22-2011, 01:59 AM
Lúa ơi ! dữ hôn đó, hôm ni mới mò mẫn đến nhà Lúa nè , cứ thấy Lúa gãi đầu mà e sợ có ngày sẽ rụng tóc Lúa à . Con gái út mình hay càm ràm " Mẹ thò tay gãi đầu hoài có ngày rụng tóc " . Cho nên chừ thấy ai có ý vuốt tóc hay sờ đầu mình là hỏng chịu đâu à nghen !

Thăm Lúa và các bạn hưũ nơi này

Miên Thụy

Ới nàng Miên Thụy ơi, cảm ơn nàng ghé thăm ta trên đồi thông, nàng chịu khó nán lại cho ta tâm sự đôi lời nhé:

Nán lại đây đi em/anh
ta tìm nhau trên đồi thông
đời có ruổi rong lang thang gió lộng
ngồi xuống bên đồi
nhặt lại chút nắng trong
những ngày còn không
em anh mong ngóng
lá đổi thay mùa
tình chết giữa mùa đông ?
( đốt lửa lên cho lòng ta thêm ấm hỉ MThụy ?...)

Chúc nàng cuối tuần vui.
Lúa ta

YenLinh
10-23-2011, 02:03 PM
Chị ơi,
Cuối tuần có bánh gì YL ăn ké hông ? Em gởi chị link này http://tinypic.com/index.php
Không cần account ở tinypic . Chị upload hình từ máy vào, chỉ cần điền 2 chữ code họ đưa, sau đó copy link số 2 (như Chick chỉ chị em mình hôm trước) Link " IMG code for forums & Message Boards" và paste vào DacTrung là OK .
Vui khỏe chị Lúa ha .

tonthattue
10-23-2011, 09:07 PM
Chào Lúa Chín Vàng
Hôm nay hoàng huynh mới cùng phu nhân đi thăm chợ đồ cũ. Cảm giác của hoàng huynh là các thrift stores đều có cái gì lâng lâng hay hay hơn các department store như Macy, Target, kể cả 5th Avenue. Suy nghĩ mãi mới tìm ra được nguyên do, rất chi là thần bí, rất chi là siêu hình, nhưng rất chi là thực nghiệm rất chi là trực giác.
Những thứ xoàng xỉnh ấy mang hơi người, mang dấu vết con người. Càng cũ thì dấu tích càng nhiều. Những cuốn sách cũ có ghi chú xanh đỏ. Có những chữ rất tục, có những chữ của tình thương. Như Mary, I love you all my life. Sách vĩa hè thời xưa gần cái cầu tiêu hôi thối trước nhà sách Khai Trí Saigon, đường Lê Lợi mang tên Nguyễn Du, Trang Tử, Nhất Linh...có những hình trái tim với mũi tên xuyên qua cùng vài giọt máu rơi, đi kèm những lời yêu thương tuyệt vọng. Có khi chủ nhân còn quyên vài cánh xương hoa hay cả bức thư tình ngây ngô.
Và hôm nay chỉ 52 xu kể cả thuế, hoàng huynh tậu được một tập thơ của người ít ai biết Walter Rinder
Bài đầu tiên có thể đọc trên đồi thông mà không bị gió núi cự nự, trách móc.
Chúc tất cả thân hữu có những điều đơn giản ý vị như những simple things của Walter Rinder.

Simple things
I have come to know the simple things in life
that helps to make the complex mind silent of many frustrations.

the sound of leaves
the knocking on my door of a friend
a forest illuminated by the moon
the smell of fireplace smoke as I walked down the road
a frog hiding in the foliage with her family
picking huckleberries from the bushes
making rose hip tea from wild roses
finding sour grass and mushrooms for a salad
waking up to the sound of the river
eating homemade baked in my kitchen
building a woodshed beneath the pines
discovering new flowers
finding old things in a homestead
feeling the earth... breathing.-
Walter Rinder

Lúa 9
10-24-2011, 01:29 AM
Hay quá huynh ơi, you know, xưa nay Lúa vẫn rất thích lối hành văn cũng như ý tưởng nhẹ nhàng Thiền vị của huynh đó. Bài thơ Simple things của Walter Rinder quá đơn giản nhưng lại lột trần được những-điều-đơn-giản quanh ta sống, giống ngọn đồi Thông Lúa đang ở. Giống nhất là ông tả cảnh cánh hoa bị gió gõ gõ vào cửa tựa như âm thanh tiếng gõ cửa của ai đến thăm - Diễn tả sự cô độc - Ôi giống sao là giống tâm tình của Lúa 9. Cảm ơn huynh, nếu có phát giác những điều đơn giản khác, huynh nhớ tìm nhau trên đồi Thông nha. Chúc huynh và phu nhân an vui, đi dạo Chợ đồ cũ tìm ra được những điều thú vị mới.

Lúa xin mạn phép phỏng dịch bài Thơ huynh post ra Đức ngữ và Việt ngữ nhé.

Einfache Dinge
Ich bin gekommen, um die einfachen Dinge des Lebens zu erkennen - das hilft, um die komplexen Verstand, vieler Frustrationen zu lindern - der Klang der Blätter - wie das Klopfen eines Freundes an meine Tür - einen Wald im Mondlicht - der Geruch von Rauch Kamin, als ich die Straße hinunter ging - ein Frosch versteckt im Laub mit ihrer Familie - die Heidelbeeren aus dem Gebüsch - machen Hagebuttentee aus wilden Rosen - Finden sauer Gras und Pilzen für einen Salat - Aufwachen mit dem Rauschen des Flusses - Essen in meiner Küche hausgemachte Backwaren - Bau eines Holzschuppen unter den Kiefern - Entdeckung neuer Blüten - Suche nach alten Sachen in einem Gehöft - Gefühl der Erde ... Atmung.

Có những điều đơn giản
Tôi đã đến để nhận biết những điều đơn giản trong cuộc sống - giúp cho tâm trí giảm bớt đi nhiều nỗi phức tạp thất vọng trong đời - này nhé, âm thanh của lá - nghe như tiếng gõ cửa của một người bạn ghé chơi - trên một khu rừng tràn ngập ánh trăng chơi vơi - mùi của khói lò sưởi bay theo gió, khi tôi đi một mình xuống phố - kìa, một con Ếch ẩn mình trong tán lá - rúc vào nhau tìm hơi ấm - hái huckleberries mọc bên đường từ những bụi cây - vị trà ngát hương từ loài hoa tường-vi hoang dã - có cỏ chua và có nấm làm món rau trộn - buổi sáng thức dậy - tai nghe tiếng róc rách của một giòng sông - bước vào bếp, tự tay mình nấu nướng - ra đồi, chất một chồng gỗ phơi khô để sưởi dưới hàng thông cao vời vợi - ồ, nay ta phát hiện ra một loài hoa mới - thì đi tìm kiếm làm chi xa xôi, những điều cũ rích trong một ngọn đồi - cảm thấy dường như - trái đất này - đang Thở.

Walter Rinder

Lúa 9
10-24-2011, 01:50 AM
Chị ơi,
Cuối tuần có bánh gì YL ăn ké hông ? Em gởi chị link này http://tinypic.com/index.php

Hello YL, cảm ơn em gái chị phẻ re nè. Cuối tuần qua chị có khách đến dùng cơm, anh bạn này thứ ba này vào bv vì bị depression, chị buồn quá, sẽ kể sau. Chị nấu hai ba món, nào bánh cam, dưa đầu heo gỏi cuốn cá hấp bier, bún thang đãi...Cái bếp chị dòm thấy ớn óc rùng mình ước gì mình có cây đũa thần gõ booonggggg là sạch bóng hhhe. Còn em có nấu món chi lạ hông ? Để chị lo thu xếp vài thứ vì cuối tuần này chị đi họp xa nhà. Vài tuần tới nữa chị sẽ nghiên cứu cách dán hình, chắc cũng hổng khó đâu. Mấy em gái Chick, MãiYêuThương, Miên Thụy, Lan ...và gia đình vui vẻ nhá cưng.

Lúa :)

Lúa 9
10-24-2011, 11:42 AM
Thân chào Phố, hôm nay mình muốn kể cho Phố nghe chuyện này:


- Bà có mặc vừa cái quần Jean này không ? Ừ, cầm lấy mà mặc, tôi mặc không vừa.

Bà Mueller đưa cái quần Jean cho Hương coi, ép nàng cầm. Hương nhìn cái valise của bà đã sắp xếp đâu đấy xong xuôi, nghe bà nói :
- Hôm nay con gái tôi đến đón tôi về, hôm nay tôi được xuất viện.

Tưởng thật, Hương mừng trong bụng, mừng cho ai được xuất viện, ra khỏi nhà thương điên này. Ai bị nhốt trong khu này tức là người không bình thường nên mới bị họ nhốt, ra vào cửa khóa cẩn mật, đi đâu phải có y tá đi theo canh.

Hương ngước mắt nhìn bà đi tới đi lui. Biết thân vốn liếng tiếng Đức của mình ít ỏi nên Hương chỉ ậm ừ cho qua chuyện, vậy mà họ cũng hiểu mình muốn diễn tả gì. Ngần ngại đưa mắt hết nhìn cái quần rồi nhìn bà Mueller, cái quần gì to tổ bố, ai mà mặc cho nỗi, vẫn im, không nói, trong khi bà Mueller treo cái quần trên đầu thành giường của Hương, bà lại quầy quả trở ra cửa, như sốt ruột, đi trong tư thế hối hã, như sắp phải đi đâu xa, nên bà phải tống khứ bớt đồ đi.

Lát sau bà lại quày vào phòng, mở cửa đi vào nhà tắm chung của phòng bệnh viện, cúi xuống lôi từ thùng rác ra một đôi dép đi trong nhà, cầm bước ra đến cạnh giường Hương, nàng đang ngồi trên mép giường thòng hai chân xuống đất, bà dí dí đôi dép vào chân, thúc giục:

- Bà đi đôi dép này vừa đó, giữ lấy mà đi, con gái tôi, con Claudia nó mua cho mẹ, nhưng tôi đi không vừa, cho bà đó, bà lấy đi.

Lần này Hương cười, cười tươi rói - bị nhốt trong nhà thương điên có gì đâu mà cười, vậy mà kỳ này mắc cười thiệt - thấy đôi dép còn mới tinh, xinh xắn, nàng đứng dậy khỏi giường, thò chân vào thử dép, đứng lên dợm người cúi xuống chân ngắm tới ngắm lui, có vẻ hài lòng, định bụng sẽ giữ cho mình nếu bà vứt sọt rác thiệt thì cũng uổng. Bà cho thì mình nhận, mình đâu có ăn cắp của người ta đâu. Trong lúc đó thì bà Mueller lại biến đi đâu mất, lúc nào cũng vội vã.

Bỗng từ hành lang có tiếng người ồn ào xôn xao, bước vào phòng bệnh nhân 213 là cô bác sĩ trẻ tuổi, theo sau là cô trợ tá, rồi Claudia, con gái bà Mueller, họ xồng xộc bước vào.

Claudia khóc mắt đỏ hoe, giọng khẩn khoản mẹ:
- Mama, con nói lần chót, con không thể đón mẹ về nhà con được ! Mama không thể về ở với con được !
- Mầy không đón tao về, tao kêu taxi về. Mẹ cóc cần bây.
- Mama ơi, Mama đã bỏ nhà đi lạc qua tít bên Luxemburg, con đi kiếm mẹ tở phở khắp nơi, cuối cùng mẹ biết không, cảnh sát chở mẹ về đấy. Cơ khổ ơi là cơ khổ !

Bà Mueller chỉ chờ Claudia tới, bà đã chuẩn bị quần áo để con đón mình về nhà, bà đứng lên quyết định đi ra cửa - Tao đi về - Tay xách giỏ, tay chào hàng xóm, chào Hương, cô bệnh nhân người Việt nam nằm cùng phòng mình. Bà chìa tay ra chào:

- Tôi về nhá, chúc bà may mắn.

Hương cười cười, hết nhìn bà Mueller hục hặc đòi về, rồi nhìn bà bác sĩ, y tá, rồi nhìn Claudia, nó khóc thúc thích thấy tội:

- Mama, Mama hiểu rằng con còn phải đi làm, con có đứa con bé mới hai tuổi, con không thể nào túc trực trông chừng Mama 24 trên 24 tiếng đồng hồ được. Bởi vậy Mama gehört zum Krankenhaus - mẹ phải ở đây có bác sĩ, y tá lo. Mama làm ơn nghĩ và thương con cho con cho cháu nhờ !

Bà mẹ trố mắt xỉa sói con gái:
- Tao lo cho tụi bây từ đứa lớn tới đứa nhỏ, giờ bây than là lo cho mẹ không nổi phải không. Mẹ thật là vô phước.

Bà bác sĩ trẻ chứng kiến tình cảnh từ nãy giờ, quen thuộc, thông cảm hoàn cảnh của Caudia, bình tĩnh dìu bà Mueller đến bên giường, ấn bà nằm ngã lưng xuống, bà rút trong túi áo blues trắng ra một mũi thuốc, kéo cánh tay bà ta cho thẳng thóm, nghề nghiệp tiêm cho bà mũi thuốc an thần. Trong lúc Claudia ngồi dựa đầu vào thành ghế ngắm mẹ mình, khóc mắt vẫn còn đỏ hoe, lắc đầu nói:

- Mẹ không còn là mẹ của con nữa rồi - Mẹ của tôi hồi đó đâu rồi ?

Thuốc từ từ ngấm, bà Mueller nằm yên, mắt hướng nhìn đi nơi khác, trong thế giới nào đó chỉ mình bà hiểu, mặt bà còn nét giận dữ, bà giận con, vì con gái muốn tống khứ bà ra khỏi nhà.

Biết đâu cái quần Jean và đôi dép kia chẳng phải là đồ của bà, bà lấy của phòng người này rồi đem cho người khác, chết, coi chừng bả điên - dám nửa đêm bà đi từ phòng này sang phòng nọ, chôm đồ loạn xà ngầu. Hay là, những người nằm trong khu tâm thần này, đều có chứng bệnh như nhau ?

Bà bác sĩ trẻ tuổi khám cho bà Mueller xong, quay sang hỏi han người bên cạnh, Hương lại chẳng hiểu nhiều tiếng Đức, chỉ hiểu lỏm bỏm, cô trợ tá trình bày lại với bác sĩ về bệnh tình của Hương:

- Hai đêm qua bà Thi Hương Nguyen không ngủ được, bà thức dậy đi từ phòng này sang phòng khác, kỳ lạ nhất là bà ta lấy túi nilông mặc vô hai chân, lấy giấy toi lét đặt lên trên bàn phòng người khác. Sáng hôm sau ai hỏi, bà ấy chẳng biết gì. Mấy đêm bà cứ làm y chang như vậy, làm phiền bệnh nhân khác, bắt buộc chúng tôi phải cho bà Thi Huong Nguyen uống thuốc ngủ, thì bà mới ngủ yên.

Chẳng hiểu hết họ nói gì về mình, Hương chỉ hiểu là trong đêm tối khi thiên hạ ngủ, thì mình có nghe một tiếng gọi, tiếng gọi đó biểu mình làm gì, thì mình làm cái đó - Hương biết mình mắc bịnh mộng du. Vậy thôi.

Lúa 9
Montag 24. Okt 2011

* Bà Mueller mắc chứng bệnh Alzheimer *

July
10-26-2011, 01:05 AM
Lúa thuật chuyện Mộng Du hấp dẫn lắm, khúc chót quẹo qua bà Hương một cái thật điệu !.:)

Dung
10-26-2011, 07:34 PM
http://i704.photobucket.com/albums/ww42/PrincessPrincess18/nice_day.gif

Ngày vui nha chị Lúa !

bông trang
10-28-2011, 12:50 AM
Chị Lúa, em chào chị Lúa nghen.
Hồi nhỏ có lúc em đang ngủ , giựt mình thức dậy thấy trời hừng sáng nên bật dậy lật đật xách c ặp đi học.Hay nửa đêm thức giấc đi đứng n ói năng một mình làm má em cho em bị mộng du nhưng em biết rằng em không phải bị như vậy nên em không chịu đi khám bác sĩ, cũng may la một thời gian sau thì em không còn bị như vậy nữa.
Lúc này chị Lúa đã dọn xong khu vườn để nghỉ đông chưa?
bông trang.

Lúa 9
10-31-2011, 04:03 AM
Thân chào July, cảm ơn nàng đã chịu khó đọc về bệnh Mộng du giữa ban đêm khi thiên hạ ngủ về chị Thi Huong Nguyen.
Thương chào em gái Bông Trang, may là em dứt bệnh Mộng du, chứ nếu còn cũng mệt lắm đó cưng.
Cảm ơn em Nhớ Anh, em lúc nào cũng nghĩ đến chị. Chúc 3 mẹ con an vui nhé. Các con là niềm hạnh phúc lớn của mình em nhỉ.

Thân chào hàng xóm láng giềng Phố Tâm Tình - nhân dịp cô bé Ý Yên nhắc đến nồi chè cá lóc, Lúa mình xin phép đăng lại từ FB cho bà con ngạc nhiên và cười ngẩn ngơ vài giây phút thư giãn.

Chè cá lóc

- Mười Ba ơi, cưng ăn chè hôn, chị đem chè cho cưng ăn nè.

Đang đứng ngay dàn bếp nấu cơm, nghe tiếng chị dâu gọi, Mười Ba bèn mở cửa sau ngó ra chuồng heo, sát đám bạc hà, thấy chị dâu mình vừa cười tay bưng nồi chè bước tới, Mười Ba ngạc nhiên hỏi:

- Ủa sao nay chị bán xong về sớm quá vậy ? Mới có chín giờ bộ bán hết nồi chè rồi ha ?

- Hì hì có ăn chè bắp hông thì nói chị múc cho, ở đó mà hỏi hoài.

- Có, em khoái ăn chè bắp lắm, nhưng em lấy làm lạ sao bữa nay chị bán xong sớm ? trúng mối hả bà ??

Sau khi miền Nam bị chiếm, anh Năm cũng như bao nhiêu cựu chiến binh VNCH khác bị đày đi học tập cải tạo, chị Năm phải buôn bán tảo tần nuôi đàn con. Hết buôn cái này, chị quay sang bán cái kia, miễn có chút đỉnh tiền mua gạo nuôi con và dành dụm thăm nuôi ổng nữa.

Từ ngày chị sắm đòn gánh và hai cái thúng hai bên, để gánh nồi chè bắp nước cốt dừa ra chợ bán. Sáng nào chị cũng thức dậy thật sớm, đốt chút than, bỏ vô thúng vài cái chén, vài cái muỗng nhôm, thau nước nhỏ để rửa chén, mỗi thứ linh tinh rồi quảy gánh đi ra chợ tỉnh. Con đường dắt ra chợ tỉnh dài hơn hai cây số, phải lội bộ hết con đường Bình Nguyên đất đỏ, băng qua chợ làng Ngã Năm, leo qua cái cầu Nhà Thương, mà quảy gánh trên vai nhỏ thó như chị vượt qua những đoạn đường trên ngẫm cũng trần thân, vậy mà người ta trong rẫy đi buôn nườm nượp. Kẻ gánh người gồng, xe kéo, xe đẩy, xe lôi đạp, xe xích lô máy nhộn nhịp thật vui. Rau cải tươi rói trong rẫy người ta gánh đem ra chợ tỉnh bán. Đi chợ sớm mới mua được đồ tươi. Có những xe ba gác chở mấy con heo mập ú ra chợ đến mấy quán ông chủ Tàu làm thịt heo quay bán. Cây cầu Nhà Thương này trước năm 75 hay bị chặn không được thông thương trước giờ giới nghiêm. Tức phải chờ đúng 6 giờ sáng. Mọi sinh hoạt bị dừng ngay đầu cầu chờ tiếng ốc hụ thật to phát lên thì có anh lính gác cầu kéo hàng dây kẽm gai ra, người người tràn qua cầu đi về phía chợ sớm. Cuộc sống dân làng thời chiến tranh là thế.

Khu chị Năm chọn ngồi bán ngoài chợ tỉnh là khu Chợ Cá, đông đúc người qua lại, nhưng trái lại thì lầy lội và tanh hôi mùi cá, mùi nước đọng bà con cứ đổ xuống giòng sông vô tội dưới khu chợ.

Không biết xui hay may cho chị, hôm nay lúc chị đang ngồi nhìn ông đi qua bà đi lợi, ánh mắt mời mọc đợi có người nào đó mở hàng giùm cho mình hôm nay buôn may bán đắt. Chị mở nắp nồi chè bốc khói thơm lừng, tay dùng cái giá khuấy khuấy vài cái cho nó đừng khét đáy. Bỗng, có một người đàn bà cầm túi ni lông đi ngang. Bà ta vừa từ chợ cá bước ra, trong túi ni lông đựng một con cá lóc bự con nhày soi sói. Trời xui đất khiến khi bà ta đi ngang gánh chè, con cá tự dưng dẩy mạnh một cái, rách bà nó túi ni lông, nó tưởng đâu tho át chết rồi, nào ngờ nó lọt tỏm vô nồi chè nóng đang bốc khói.

Đúng cái số con cá lóc chết vì tội thèm ngọt.

Chu choa ơi, nghĩ tới chồng tù tội, đàn con nheo nhóc, rồi nhìn vô nồi chè có con cá lóc bị phỏng chết tươi, trước khi chết vì nóng nó dẩy dụa làm chè bắn tung tóe, rồi mới chịu nằm im.

Chị Năm khóc miệng méo xẹo, nói:
- Chị Hai thương tình giùm cho em chị Hai, mới sáng sớm chưa có ai mở hàng, mà con cá lóc của chị làm như vậy thì con cái nhà em nó đói tội nghiệp chị ơi.

Bà khách thương tình vừa thấy mình có lỗi, bà ta xin lỗi luôn miệng, bà kéo chiếc ghế đầu nhỏ xíu ngồi xề xuống gánh chè bắp, thương lượng giá cả từ vốn lẫn lời, rồi chịu móc túi đền tiền nồi chè cho chị. Trước khi đi bà không quên mang con cá lóc mắc tiền của mình theo. Chị Năm gánh nồi chè còn chừng phân nửa đi về con đường dài thăm thẳm cũ mà chị quen từng viên sỏi, thấy gánh chè bữa nay nhẹ tưng - lòng mừng như mở hội. Chị bước như bay về nhà. Không mừng sao được vì về sớm lo chuyện cơm nước cho gia đình, chưa chi đã có lời rồi.

Về nhà bắt nồi chè bắp lên bếp hâm thật kỹ, vớt nước bọt bẩn ra, nồi chè bắp vẫn vàng ươm thơm phức mùi nước cốt dừa. Đứng nhìn cô em chồng múc chè ăn, chị nói:

- Ăn chè ngon hôn Mười Ba ? Nếu chị không nói ra đố ai biết được là nồi chè này sáng nay là nồi Chè Cá Lóc.

Đang múc chè ăn ngon trớn, nghe tới đây Mười Ba thấy chè đang ngon bỗng tự nhiên ợ lại ngay cổ mình.


Võ thị Trúc Giang - Lúa 9
Freitag 6.Mai 2011

Lúa 9
11-01-2011, 04:26 AM
Thân chào Ý Yên, thôi không gọi nàng là cô bé nữa, vì YY làm mình nhớ đến cô bạn gái thân thương của mình, lâu rồi chưa gặp lại - cũng thấy nhớ nhớ. Nếu YY có gặp nàng ta, cho mình gửi lời thăm và chúc vui luôn nhé.

Có phải Ý Yên muốn nhắc tới cái bài viết này, nàng muốn nghe kể tiếp tại sao phải mua luôn Ông Già, phải dzị hông:

***
Tối hôm qua, ông xã phụ tui khiêng cái tủ của Ông Osch, mà từ khi dọn vào nhà này, tụi tui đặt nó tạm ở một góc nọ, dưới hầm. Giờ tui muốn khiêng nó qua đặt một chỗ khác thoáng sáng sủa hơn, hầu tránh lũ chuột phá phách. Lạ lùng là mấy hôm nay tui dọn dẹp quăng giấy báo cũ vô thùng rác, quét bụi đầu tủ, cửa tủ thì tui để mở toang cho thông gió mà. Với lại tủ gỗ cũ ( mình gọi là đồ cổ Antik cho nó sang heng ) hơn 100 năm rồi, mấy cái ổ khóa rỉ lờn hết trọi, nên tui cất chìa khóa vào ngăn kéo khác, sợ lạc mất kiếm khỏi ra.

Hai đứa tui hì hục khiêng nó qua, may là có xe đẩy nên mình không cần dùng sức nhiều, vậy mà sau khi đặt cái tủ vào vị trí như mình muốn, ông xã tui tưởng xong nhiệm vụ, bèn dzọt lẹ lên lầu, thì bỗng...tui táy máy cạy cánh cửa hồi lâu, cánh cửa vẫn cứng ngắc hổng tài nào mở được, tui bèn gọi lớn:

" Ông à ". Đứng một mình, thử tới thử lui hoài vẫn không được, nó kẹt cứng ngắc như có ai khóa trái lại bên trong, ngạc nhiên quá tui nghĩ thầm " chìa khóa tui cất riêng rồi sao kỳ vậy ta !". Ông xã tui đang ở lên trên gác chả nghe động tĩnh, tui réo lớn thêm chút nữa:

" Ông à, làm ơn xuống coi vụ này giùm tui cái! Cánh cửa tủ ai khóa cứng ngắc nè !"

Ông xã tui ngạc nhiên chạy xuống. Ổng lầu bầu: " Thì còn ai vô đây ngoài bà. Bà khóa chứ ai !"

" Ê đừng giỡn nghen cha nụi, tui khóa hùi nào, tui nói lúc mình bắt đầu khiêng nó từ bên kia qua bên đây cánh cửa còn mở, nhớ hong ?"

Ông xã tui rụt đầu lè lưỡi: " Ố ồ..hay là nhà có MAAAAA...Ông Osch hiện hồn về phá mình ai biểu mình khiêng cái tủ của ổng!"

Mới nghe ox nói câu đó, nội mới tưởng tượng đến linh hồn vợ chồng ông Osch còn quanh quẩn bám theo gia tài của mình là cái tủ Antik xưa hơn 100 năm này mà tụi tui đang giữ, như có một cảm giác ớn lạnh chạy dọc theo đốt xương sống tui. Nhưng tui vưỡn làm mặt ngầu:

" Xí - ông chỉ giỏi tài nói nhảm, ma đâu mà ma ".

Hai đứa tui lum khum, tui lo soi đèn, ông xã cầm tu vít cạy cửa một hồi lâu, cánh cửa tủ vẫn đóng kín mít, trông nó giống như một cái quan tài bằng gỗ tối thui bí ẩn. Tui chẳng chịu thua, tức tốc chạy đi lấy cái khoan điện, tính khoan thủng cái ổ khóa biết đâu cửa lại mở. Bỏ cái khoan xuống đất, tui nói ví ông xã:

" Ông biết hôn, trước khi mình khoan, tui đã cầu xin ông Osch từ nãy đến giờ đó - bi giờ chờ tui đi lấy cái chìa khóa đã nghen, tui giấu kỹ lắm trong một ngăn kéo. Nếu có chìa khóa mà ổ khóa rỉ sét vẫn không mở được, thì chỉ còn cách duy nhất là khoan phá cái ổ khóa, vì tương lai dù gì mình cũng thay ổ khóa mới thôi ".
Tui thấp thõm đợi...

Ông xã tui mới đút thử cái chìa khóa vào ổ, ổng chỉ vặn nhẹ một cái thôi, cánh cửa tủ bật tung ra một cách nhẹ nhàng. Tui thở phào nhẹ nhõm. Ông xã tui là thứ nhát gan, chàng rùn vai đi lẹ lẹ lên lầu, bỏ mình tui đứng cạnh cái-quan-tài-bằng-gỗ được đóng bằng sáu tấm ván đứng im lìm dưới hầm. Trong tranh tối tranh sáng rờn rợn ma quái, tui hồi tưởng lại chuyện hồi xửa hồi xưa, khi mua căn nhà đầu tiên và tại sao tụi tui phải mua luôn Ông Già đó, chủ của cái tủ xưa này. Lý do tại sao hồi sau sẽ rõ : -))

Võ thị Trúc Giang Lúa 9
30 Sept 2010

Lúa 9
11-06-2011, 02:52 AM
Thân chào Ý Yên, để hôm nào ngược về Quá Khứ sẽ kể tại sao mua nhà, mà mua luôn Ông Già cho nghe nhé. Chúc Ý Yên và Phố ngày chủ nhật an vui. Hôm nay Lúa kể chuyện tưởng tượng này:

oo0oo

- Biết anh bệnh, phải uống thuốc, mà hễ mỗi khi anh kể chuyện lại không thông cảm, không chia sẻ với anh, chỉ trách cứ, nào là khi em cần anh không có mặt cạnh bên... Thương anh mà cứ như vậy hoài. Tại sao ??

Đọc thư Quá Khứ, nghe thấy giọng anh không vui, biết anh đang giận, Tình liền viết trả lời anh:
-....chỉ vì em nhớ anh quá thôi mà ! Quá Khứ đang bệnh, Tình nhớ anh quá cũng đang bệnh đó !

Chẳng ai chịu chia sẻ cho ai, hai kẻ của quá khứ nhớ nhau nên bệnh, bỗng hiện về đòi nợ. Nợ tình.

oo0oo

Sáng hôm nay Tình thức dậy thật sớm, nàng tính tắm gội sạch sẽ chuẩn bị vào bệnh viện ở Notaufnahme, khu cấp cứu. Sau một giấc ngủ thơm, nhờ tối nào trước khi đi ngủ nàng có thói quen đi dạo, tập thể dục dưỡng sinh chút ngoài sân rồi mới vào ngủ, giấc ngủ đến dễ dàng. Trăng về đêm cao vàng vọt, sống trên đồi cao có cảm tưởng như có thể hái được trăng, sao. Nghe ngàn Thông vi vu trò chuyện.

Tuần qua, Tình phát giác mình có bệnh, người mệt hơn bình thường, thấy trong nước tiểu của mình có máu. Nàng lo vu vơ, nghĩ đến u nhọt ác tính đang ăn mòn cơ thể mình. Có khi nào vào bệnh viện bác sĩ khám và báo cho mình biết, mình chỉ còn vài năm để sống thì sao nhỉ ? Ừ thì chắc là mình sẽ hối hả sống. Sống hết mình. Yêu hết mình. Sống thả cửa, không hỗ thẹn. Không giấu giếm. Ở đời, có căn bệnh nào tên là bệnh-vì-nhớ không nhỉ ?


Tuân chồng nàng hỏi: " Lạ, tại sao Tình không đi bác sĩ ngay tuần qua nhỉ, đợi đến hôm nay mới đi, cuối tuần có bác sĩ trực không ? Em đã xin giờ hẹn xin làm ba cái Krebs Vorsorgeuntersuchungen chưa ? ". Tình trả lời " Chưa, em chưa ". Tuân la lên " Trời ơi sống bên này có bảo hiểm lo hết, sao không chịu đi đi, anh không thể hiểu, có muốn anh chở đi không ? "- Thôi, em tự lo được.

oo0oo

Ngồi xe lửa xuống phố, lơ đễnh ngắm cảnh bên đường cũng là cái thú. Con Phố bỏ lại sau lưng. Giòng sông cũng mất hút, đến những ngôi nhà cũng vùn vụt rớt lại sau lưng. Tất cả lao theo về phía trước. Giống như lao vào tương lai sắp tới. Quá Khứ rớt lại sau lưng. Những chùm cây lá vàng rực thật đẹp, lá thu vàng bay tung theo gió. Ngắm những con đường sắt của xe lửa, tai nghe tiếng rầm rập của bánh xe nghiền nát trên con đường sắt như giận dữ.

Xe dừng lại ở một trạm, vài vị khách ăn mặc lịch sự, kéo nhau lên xe điện. Một bà ngồi ghế cạnh, các ông bà cùng nhóm, ngồi hàng ghế đối diện. Họ trò chuyện với nhau cười ròn rã. Vãnh tai nghe lóm biết họ kể về chuyến "Kaffeefahrt"( chuyến đi chơi được Café free ) của họ, khiến Tình nhớ lại chuyến đi bus Kaffeefahrt của mình cách nay gần chục năm trước.

Kaffeefahrt là gì ? Là mình du lịch bằng bus, trả tiền rất rẻ mà còn được bao bữa ăn trưa ( dĩ nhiên chẳng sang trọng gì ), và du thuyền trên Mosel. Ông già, bà cả Đức thích lắm, được du ngoạn chung, ngược lại xe bắt dừng đâu thì mình phải đi theo đó.

Thí dụ: Trên xe có chàng hướng dẫn, miệnh leo lẻo quảng cáo mặt hàng này đến mặt hàng nọ, xe đi được hơn 2 tiếng rưỡi, thì xe đổ vào nhà hàng ven đường. Bà con bị lùa vào quán, ai nấy tìm chỗ ngồi, đâu đó thì được dọn ra đồ ăn trưa. Nói chung đây là loại lừa khách hàng nhất là người già Đức, nghề nghiệp. Qua đó họ bị mờ mắt vì quảng cáo và móc túi bỏ tiền mua những thứ chẳng có phẩm chất gì.
http://www.pfiffige-senioren.de/kaffeefahrt.htm


Có cặp vợ chồng kia, bà vợ nắm tay chồng buồn bã kể - Chồng tôi bị bệnh ung thư giai đoạn cuối, bác sĩ đã bó tay rồi - Tức thì chàng hướng dẫn chuyến đi nói:

- Vậy bà đưa ông nhà đi chơi chuyến này là đúng thời điểm quá. Loại thuốc nấu bằng táo, nước trái cây này là thuốc tiên chống bệnh ung thư. Bà nên bảo vệ hạnh phúc của bà là kéo dài mạng sống của ông nhà. Tôi biết có những cặp vợ chồng suốt đời tằn tiện để dành nhưng phút cuối thì bỏ lại hết ra đi, chẳng hưởng gì về cuộc đời. Bà chỉ cần bỏ 800 Ơ-rô mua loạt thuốc tiên này, sau vài tuần bà sẽ thấy ông dần khỏe lại quên hẳn căn bệnh của mình. Bà nên tặng cho chính bà món-quà-hạnh-phúc: là tặng cho ông Sức Khỏe.

Bà vợ đang rưng rưng nước mắt, mắt sáng lên nguồn hy vọng, nắm chặt tay chồng. Hai người nhìn sâu vào mắt nhau. Chàng bán dạo quảng cáo quá tài tình, đánh đúng tim đen của người đang rơi vào đáy tuyệt vọng. Bà đâu tiếc gì có 800 Euro mà cứu được mạng cho chồng mình. Bà chạy lên quầy mua ngay hộp thuốc tiên cho ông. Hồ hởi niềm hy vọng và tràn đầy tạ ơn Thượng Đế.

Trên xe bus, chuyến về, Tình ngồi sát bên ngần ngại hỏi - Bà có hối hận vì đã lỡ mua thuốc mắc tiền mà chưa thử và không biết hiệu quả của thuốc ra sao không ?- Bà con mắt đỏ hoe " Giờ thì tôi hối hận quá nhưng lỡ mua rồi, tiền trao cháo múc làm sao lấy lại ! ". Ông chồng nén tiếng thở dài ngó mông lung ra cửa sổ. Xe lao đi.

oo0oo

Ngồi phòng chờ đợi của bệnh viện sáng thứ bảy, sao mà nhiều bệnh nhân đi khám vào cuối tuần thế nhỉ? Những người chạy vào bệnh viện khu cấp cứu cuối tuần là bệnh khẩn họ sợ mầm u độc sẽ tấn công, sẽ rút ngắn ngày còn sống bình an của họ trên dương trần. Họ mong được kéo dài sự sống. Thời gian không cho phép chờ đến thứ hai tuần sau, hoặc giả xin giờ hẹn ở phòng mạch lâu lắc. Trường hợp của Tình cũng vậy, đau cứng bụng dưới và nước tiểu có máu cả tuần qua dai dẳng, Tình sợ. Đã từng nói chả sợ chết, nay lại cầu kéo dài sự Sống thêm ra.

Sau hai tiếng cũng đến phiên mình, Tình đi theo sau lưng ông bác sĩ Urologer. Ông lịch thiệp bảo Tình nằm lên giường, vui vẻ hỏi chuyện, tay dùng máy rà Untraschall rọi thận, rọi bụng dưới của bệnh nhân. Miệng không ngưng giải thích về kết quả cuộc khám nghiệm nước tiểu thì rõ ràng là Tình bị viêm bọng đái. Tình nhìn ông hỏi " Ông chắc chắn là tôi không có mang u nhọt độc chứ ?" Ông vỗ vai nàng trấn an " Chắc chắn là không, bà chỉ uống thuốc kháng sinh, sau một tuần sẽ khỏi - Sau 5 ngày bà quay lại khám nhé " - Ghi toa mua thuốc xong, Tình cảm ơn và ra bến xe chờ quay về.

oo0oo

An tâm là mình chưa tới số chết. Dạo qua Phố ngày thứ bảy, dập dìu người đi mua sắm, đèn và nhạc giáng sinh bắt đầu trổi lên ở góc Phố, nàng thấy vui vui, giúp nàng xa rời Quá Khứ. Cầm toa ghé vào nhà thuốc. Nàng cầm hộp Antibiotikum " Cefuroxim 500mg " trong tay. Lòng reo lên " Ah thuốc tiên đây rồi ".

Ngồi trên xe lửa, xe lại lao ngược về vùng quá khứ khi sáng đã đi qua, rời Phố Thị, những ngôi nhà hiện ra dọc đường, rồi Giòng Sông của quá khứ hiện về, lại con Phố ban sáng đây rồi. Thì ra quá khứ đâu đã mất. Bỗng Tình sợ sệt đối diện với Quá Khứ dấu yêu xưa làm hiện tại đời mình bấp bênh.

Điện thoại di động reo, Tình cầm lên nghe, tiếng của Tuân, chồng hỏi han " Sao em tới đâu rồi, bác sĩ bảo sao, anh sắp ra gare đón em đó". " Lát nữa về em kể cho nghe, em bình an..."

Lần nào Tình đang suy tư về Quá Khứ, bị quá khứ lôi kéo hụt hẫng thì Tuân xuất hiện, hỏi han ân cần chăm sóc. Nàng nghẹn ngào, nghĩ:

- Em có ghé tiệm thuốc tính mua loại thuốc chữa-bệnh-vì-nhớ. Nhớ Quá Khứ quá nên em trở bệnh, nhưng ở đời con người chưa chế ra loại thuốc tiên này. Em chưa biết tìm mua ở đâu loại thuốc giúp cho em quên được Quá Khứ.

Võ thị Trúc Giang - Lúa 9
Sonntag 06.Nov 2011

Lúa 9
11-11-2011, 05:43 AM
Mấy hôm nay lo đi viết tiểu thuyết Gối Lụa tít nơi xa xa trên kia, quên ghé về thăm Xóm Tâm Tình Cũ, bỏ bê nhà cửa trên ngọn đồi thông - chắc hàng xóm láng giềng hiền lành của mình trông chừng giùm. Ông Già với căn nhà vẫn còn đó, Chè Cá Lóc còn ...thiu thiu rồi ? Chào Ý Yên, em gái Bông Trang, Chick ( nhà em lúc nào cũng đông khách nên chị đứng ngoài dòm dô), nhà Sông PHố cũng vậy, ca sĩ có khác, lúc nào khách ngưỡng mộ cũng ghé thăm viếng, định bụng hôm nào cầm bó bông sang thăm ( nhưng chưa biết dán hình - Khổ thân Lúa )...Còn nàng July thì sẹt ra sẹt dô biến đâu rồi, Góc và LN thì hát càng ngày càng hay có nghe nhưng chưa kịp khen đấy thôi Thăm luôn cô YenLinh nữa nhé.

...Thăm hết bà con Xóm Tâm Tình Cũ nhá ( tự dưng nói tới đây nhớ nhạc sĩ Trúc Phương dễ sợ )- Chúc Phố cuối tuần bình an may mắn.

Lúa 9

ndangson
11-17-2011, 10:19 PM
..


Bonjour Ma Đàm Lúa hàng xóm.

Sáng nay ,len lén chạy vào vườn nhà của Ma Đàm để thăm.
Vấp ngay cái bài viết tên " Cánh rừng thông " hay lắm. Đọc thấy vui.
Tui thì không biết viết tùy bút vui như Mađàm.Biết đâu,cứ lén đọc bài của madame Lúa,có ngày tui cũng sẽ bắt chước để viết toàn về điều vui.
Cho tui gửi lời thăm Me Xừ của Ma Đàm.

Chúc Ma Đàm vui và ngoan khi viết.




đăng sơn.fr

Hương-Trầm
11-19-2011, 06:40 AM
Trầm ghé thăm nhà của Lúa đây.
Nhà của Lúa vườn tược sum-sê mát mẻ như vậy hèn chi bạn bè tấp nập vui quá. Vậy là Trầm có chổ ghé chơi rồi. Cám-ơn Lúa trước nghe.

H.Trầm

Lúa 9
11-19-2011, 07:57 AM
chôm chỉa bên nhà hàng xóm rinh dìa đọc chơi:

Điếu xì gà của Franz Lizst

chưa có bị ông nhà văn nhà thơ hớp hồn cô Lúa...

Một bà quí phái bước vào một đại sảnh tiếp tân sang trọng. Mọi người đều kinh hãi nhưng vì noblesse oblige không ai có phản ứng ra mặt vì khó chịu của mùi xì gà. Điếu xì gà chưa dùng có thể gây mùi thơm nhưng phần còn lại thì nó có mùi ghê gớm hơn bát thuốc lào.
Quả thật bà đã gói cái tàn thuốc xì gà trong túi gấm và đeo như bùa hộ mạng.
Đó là tàn thuốc xì gà mà Franz Lizst quẳng xuống đất. Nữ lưu ấy đam mê ngón đàn của cái ông cao khỏng tài ba, xử dụng piano dễ hơn mình cạp bắp, ông đã viết qua piano chín symphonie của Beethoven. Lizst làm vua trên cõi piano như Paganini trên đĩnh cao của violon.
Mệnh phụ nầy không may mắn như các bà khác có những lưu vật của Lizst như bản thảo bỏ vào sọt rát, cái bình mực, quảng bút bằng lông ngỗng v.v...
Bà chỉ có cái tàn thuốc của của danh thủ nầy.
Câu chuyện trên đây mở đầu một bài nghiên cứu với một kết luận cần bàn thảo. Tác giả căn cứ vào thống kê và các tài liệu (có cả giai thoại) trong các ngành văn nghệ như thi ca, hội họa, âm nhạc. Theo người viết bài giới thiệu (review) mà tôi đọc trên New York Times thì kết quả đúng fifty fifty (50/50). Kết luận của essay trên như sau.
Có sự khác biệt giữa nam và nữ về tình cảm dành cho người sáng tác.
Phụ nữ thích thơ, yêu thơ và yêu luôn người làm thơ.
Nam giới chỉ thích thơ, dù thơ của nột nữ sĩ.
Ở VN mình có Thu Vân Nhã Ca đã yêu thơ của Trần Dạ Từ và kết nghĩa trăm năm. Túy Hồng đã yêu văn của Thanh Nam và làm bà Thanh Nam. Một nữ văn sĩ đã yêu và có con với một giáo sư văn sĩ rất lớn tuổi ở miền thùy dương.

Tôn Thất Tuệ

Lúa 9
11-19-2011, 08:01 AM
Á có Trầm ghé chơi, may quá mình về nhà kịp, Trầm thấy ngọn đồi thông giờ buồn tẻ hông Trầm ...Đồi cao có thế hái được trăng sao đó. Trầm đọc thư của huynh TTT thấy sao, chứ Lúa tui thì nghi ngờ lòng dạ ( nìn ông ) lắm...Nam giới chỉ thích thơ, dù thơ của một nữ sĩ ?? Lúa mình lùm Thơ cả đống mà có ai khương tui đâu ??! gãi đầu đi tới đi lui...Có Trầm làm đồng minh heng.

tonthattue
11-19-2011, 09:36 AM
mong manh
tôn thất tuệ

Em sẽ đến một vùng đất rất lạ
lá đổ vàng sau tháng hạ không mây
những mùa thu em gọi suốt tháng ngày
nay đã đến nơi hàng cây đỏ úa.

Em chưa thấy sắc thu nơi bờ dậu
vì quê ta mưa nắng có hai mùa
nhưng tiếng vọng thu về không cần dấu
thấm xuyên lòng khi em nghĩ đến tình ta.

Này em ơi, nơi vùng đất lạ
em nghe chăng tiếng thu về ngoài lối ngõ
lá xạc xào hay tiếng bước ai lại tìm nhau.
Em nghe chăng tiếng thu về ngoài lối ngõ
dáng bâng khuâng tay áo gió nâng niu
che thẹn thùng đưa tin ngày anh đến.

Anh đau đớn nghĩ đến ngày gặp lại
anh tầm thường anh sợ
phút chia ly thêm đau đớn
như ngày kia xa làng lên tỉnh học
bóng đa rậm ôm chân thời bé bỏng
như tim em cầm giữ bước chân anh.

Chẳng mấy chốc rừng huyên trút lá
đứng nín thinh tĩnh lặng bốn bề
em nào ngỡ thân anh thành hạt tuyết
đến thăm em khi ngày đông dừng bước
đọng trên cành ngủ đỗ giá băng
rồi theo gió ra về chiều ngắn ngủi.
Chiều mong manh
hạt tuyết mong manh.-

Lúa 9
11-19-2011, 11:22 AM
* Cảm ơn huynh TTT tặng bài Thơ " mong manh " ý rất Thơ. Lúa phải chạy làm liền bài Thơ này gửi theo gió...

Mùa Thu Lận Đận


Em đợi anh, đợi từ bao Thu trước
lá úa vàng, lá đổ, lá xanh xao
màu thời gian như áo thay màu
em vẫn đợi, cho dù, thời gian thay áo

Tóc điểm sương, sân gare ngày còn đó
có người con gái đứng đợi anh
đợi từ ngày tóc hãy còn xanh
xe đưa khách, bóng anh chừng xa vắng

Rừng thông xưa, tuyết rơi, màu trắng
Lở một lần yêu - một quá khứ xa
đợi chờ nhau xanh xao màu tuổi trẻ
lận đận một đời, Thu chết, bóng ai qua

Sân gare đời, ai qua, còn nhìn lại
còn nhớ gì không anh, nước mắt nhạt nhòa.


Võ thị Trúc Giang - Lúa 9
Samstag, 19. Nov 2011

Lúa 9
12-20-2011, 07:55 AM
Kính mời quý thân hữu xem phim thật cảm động đầy nước mắt của ngư dân Việt nam " Hoàng Sa Việt Nam: La meurtrissure, Painfull loss, Nỗi đau mất mát”,

" Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát” đã có phiên bản tiếng Việt

Các bạn thân mến,
Tôi rất vui mừng báo tin với các bạn rằng, nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật của một số thân hữu của tôi, kể từ hôm nay, các bạn có thể vào youtube để xem trọn bộ phim”Hoàng Sa Việt Nam: La meurtrissure, Painfull loss, Nỗi đau mất mát”, phiên bản tiếng Việt. Xin các bạn truy cập theo đường link sau đây:

http://www.youtube.com/watch?v=FaWNlxJ9OZo (http://www.youtube.com/watch?v=FaWNlxJ9OZo)

Bất chấp việc cấm đoán thô bạo của chính quyền ở TP. HCM, và sau đó là thái độ im lặng khó hiểu của họ khi tôi đề nghị được giải thích, bất chấp việc tôi không thể nào tiếp cận được với các giới chức đã trì hoãn buổi chiếu phim của tôi ở Hà Nội, cuối cùng bộ phim cũng được phổ biến rộng rãi cho mọi người Việt Nam trong nước cũng như trên toàn thế giới.
Không ai có thể ngăn chận mãi tiếng nói của sự thật!
Tôi hy vọng bộ phim mà tôi đã hoàn thành với tất cả tâm huyết này sẽ mang đến cho mọi người cái nhìn khái quát và chân thật về tình cảnh khốn khó và đầy hiểm nguy mà các ngư dân cùng người thân của họ đang phải đối mặt từng ngày, từ đó các bạn sẽ có hành động hỗ trợ về tinh thần cũng như vật chất, nhằm góp phần xoa dịu nỗi đau thương mất mát của đồng bào ta.
Về phía mình, tôi long trọng cam kết sẽ là nhịp cầu nối đáng tin cậy cho hoạt động tương thân tương ái này, với sự đảm bảo và giúp sức tận tình của các bạn bè của tôi…


Hồ Cương Quyết – André Menras
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN



Những ngôi mộ gió
* Cảm tác sau khi xim phim " Hoàng Sa Việt Nam: La meurtrissure, Painfull loss, Nỗi đau mất mát”

À ơi ...
Sóng trùng trùng người đi ra biển
người đi thì có à ơi....người về thì không
mộ ai trống gió bên đồng
anh đi ra biển, sao không thấy về ?
Hoàng Sa hòn đảo cận kề
ngư dân đánh cá đổi tiền nuôi con
anh đi em hãy còn son
sao không về nữa, em còn chờ ai ?
nhớ anh nước mắt chảy dài
xác anh đâu thấy, mộ này thắp nhang
ngư dân sống kiếp cơ hàn
nay thêm mộ gió bàng hoàng nỗi đau
Đông về giá buốt đêm thâu
thương cho số kiếp khóc sầu dân ta !
xác anh trôi giạt phương xa
về ngôi mộ gió là nhà tưởng anh.
khóc cho vơi phận cũng đành
nỗi đau mất mát Hoàng Sa, ai ngờ!

Võ thị Trúc Giang Lúa 9
20 Dez 2011

Lúa 9
01-09-2012, 11:44 AM
Chúc các bạn, thân hữu diễn đàn Đặc Trưng năm mới 2012 nhiều may mắn an khương, thịnh vượng đạt được điều như ý muốn. Đầu năm 2012 khai bút bằng bài này.

Nhân chứng

Vợ chồng chị Nhàn hôm qua chủ nhật làm cơm đãi khách, tất cả hơn mười người, vui ghê. Khách này là bạn bè trong hội NVTN chơi thân nhau trong tỉnh đã hơn 30 năm dài ! Thương nhau còn hơn anh chị em ruột thịt, vì tình đồng chí hướng sống chết có nhau. Cũng có những lúc bất hòa nhưng vì tình dân tộc trên hết nên mọi chuyện êm xuôi! Vào nhà, anh chị Thành thì xách giỏ với bao quà cáp biếu bạn, tươi cười nói:
- Nè đầu năm tụi tui có món quà này cho bà Nhàn đây nè nhen.
- Món gì đó ? chị Nhàn đang chiên bánh xèo trong bếp nhôn nhao hỏi vọng ra.
- Trái bầu.
- Trời, già háp như tui mà còn bầu bì gì nữa ...Ủa giờ mùa đông lạnh chết bà mà bầu ông bà còn để ngoài sân sao ?
- Đâu, hái vô để dưới hầm chứ.
- Bầu ăn còn ngon không ?
- Chắc hết ngon rồi, nhưng trông nó y như trái dưa hấu bên mình vậy đó. Tui tặng ông bà để chưng bàn thờ dịp tết.
Anh chị Trạch thì lôi trong giỏ ra 2 cái bánh chưng, 1 túi cam quýt, thêm gói mứt dừa mứt bí bông vàng xanh đỏ trông y như tết bên Việt nam. Anh chị Thảo thì lôi ra 2 chai rượu vang và đĩa gỏi tôm thịt dứa ngó sen rau răm, kèm theo bao nilon bánh phồng tôm chiên sẵn. Bạn bè nhôn nhao, các ông thì bước ra balkon ngắm trời rộng bao la. Anh Thảo hỏi:
- Hai ông bà tính lập nghiệp ở đây luôn cho tới xuống lỗ hay sao, hay là tính tương lai dọn đi đâu ?
- Ối mình tính đâu bằng trời tính hè, tới đâu hay tới đó, con bé nhà mình muốn ba mẹ dọn theo nó khi ba nó về hưu, có ông bà ngoại sống gần bên đặng giữ cháu cho tụi nó đi làm, chứ khu rừng này tụi con cái đâu có nghĩ dọn về gần đây. Công ăn việc làm không có, đành phải dọn đi xa thôi...

Trong khi mấy chị Thành, chị Trạch, chị Thảo nhào ngay vào bếp, người cắt nấm tươi, người cắt dưa leo, người múc nước mắm ra chén nhỏ, bày ra bàn, theo sự chỉ đạo của chị chủ nhà, chị Nhàn. Chị Nhàn đứng chiên một lúc ba cái chảo, thịt, tôm chị đã luộc qua sẵn, nên bánh xèo chiên bằng bếp ga nhanh như chớp. Vèo vèo là mỗi người một đĩa được hai cái bánh xèo thơm lừng dòn rụm. Bột bánh chị Nhàn pha bằng bột gạo.
Bà Trạch khen:
- Chà bột bánh xèo coi bộ dòn à, bột không yểu mềm rời mà dính dòn ngoài rìa bánh là khéo đó, bà pha làm sao dzị bà cho tui công thức coi.
- Ối dễ ợt hè, nè, vừa chiên bánh miệng chị vừa nói. Tui pha bột bánh xèo: Cách pha bột bánh xèo: 600 gr Bột gạo, 2 Lít nước ( 1 lít nước cốt dừa + 1 lít nước đun sôi ), 1 teaspoon bột cà ri, ( bột nghệ ), chút muối, 3 teaspoon đường. Tất cả cho vào chậu lấy máy đánh trứng đánh cho thật tan, cắt hành lá cho vào trộn lẫn màu vàng bột nghệ màu xanh hành lá làm cho dẹp mắt. Bột pha trước để yên vài tiếng trước khi chiên cũng không sao, bánh vẫn dòn, thơm. Bắt chảo lên bà cho chút dầu vào chảo, chờ chảo thật nóng, cho thịt tôm ( đã luộc sẵn), nấm, giá, hành củ...rồi rưới 1 giá bột bánh xèo đảo chảo cho bột tròn, chờ, muốn đậy nắp hay không chẳng thành vấn đề ! Đến khi bột chín cháy dòn, gấp đôi cái bánh lại, trở 2 mặt cho vàng dòn đều, lấy ra.
Bánh ít trần Nhàn đã luộc sẵn đêm qua, bánh nguội, chị xếp bánh vô sửng hấp, xếp một lớp lá chuối và cho bánh ít trần nhân tôm thịt hành củ vào, hấp cho nóng trước khi ăn. Tôm khô chị đã ngâm nước cho mềm cho vào cối giả nhuyển, bánh ít trần ăn chung với hành cháy, nước mắm ớt là bá cháy. Thêm đĩa gỏi ngó sen bánh phồng tôm của chị Thảo nữa là tuyệt. Gia đình có các món ăn đơn giản vui tươi.

Mọi người ngồi vào bàn cầm đũa, nâng ly chúc tụng nhau ngày tết. Chúc cho nhau an vui may mắn nhiều sức khỏe. Sau hai tiếng no nê, chương trình họp tổ chức tết cho bà con địa phương bắt đầu. Vì đã quen với công việc tổ chức nên khâu ẩm thực, khâu bán vé, bán nước uống, văn nghệ, diễn văn của BTC, chào cờ hầu như mọi người đều thông thạo. Bây giờ chỉ lo lên tờ Chương Trình bằng hai thứ tiếng Việt và Đức, và bắt đầu in và lo gửi Thơ Mời đi đến những quan khách, những ân nhân người Đức của cộng đồng mình bao năm qua. Nấu ăn đãi bạn bè cực nhưng vui, cũng các món đặc sản ấy nếu ăn một mình chả thấy vui chút nào, trong khi có bạn bè quây quần cười giỡn thấy không khí Tết nơi quê người bỗng có ý nghĩa hơn lên.

Khoảng 6 giờ chiều mọi người lục đục xách giỏ chia tay. Chị Nhàn gói theo cho mỗi gia đình mấy cái bánh ít trần, rắc thêm tý tôm giả nhuyển khô lên trên mặt bánh.
- Cầm về ăn lấy thảo rồi nhớ tui nhe mấy bà...
Đứng trước cổng vẫy tay chào bạn mình, ba chiếc xe hơi lăn bánh, mỗi nhà cách nhau cỡ nửa tiếng lái xe. Những bàn tay của chị bạn thò ra cửa xe vẫy vẫy. Anh chị Nhàn và cậu Trương đứng vẫy theo, chờ xe khuất ngay đầu hẽm mới quay vào nhà.

oo000oo

Chị Nhàn lui cui dọn bếp, bát chén chị thu bỏ vào máy rửa chén. Thường thì chị rửa bằng tay nhưng khi khách khứa dông thì chị cho vào máy cho lẹ. Anh Nhàn mở Piano đánh dạo vài bản trữ tình, cháu An con trai của Trương, 3 tuổi, kéo cái ghế ngồi cạnh bên, cậu cũng ấn những ngón tay xinh xắn của mình trên bàn phím. Anh Nhàn chẳng rầy rà cho cháu chơi tự do. Trương chờ khách về hết, bây giờ còn lại hai chị em, cậu bắt đầu tâm sự:
- Hôm Noel có gọi phôn kiếm anh chị, nhưng không ai ở nhà, em biết anh chị đi vắng- Ờ mấy hôm lễ lên thăm bà chị trên miền Bắc, ở chơi tới 29. Dez mới về. Khi về chị có gọi ra thăm Trương, tính rủ vợ chồng em vào nhà đón Silvester chung với gia đình anh chị. Lúc đó lại không ai cầm máy !! Chị ngạc nhiên quá !!
- Tụi em thì làm gì còn-nghĩa-vợ-chồng-nữa mà chị kêu " mời vợ chồng em "...Em vắng nhà thì con vợ em có bao giờ nhấc máy!
- Thì nghe hai vợ chồng em lục đục, cũng như trăm ngàn vợ chồng khác, ai cũng có lúc cơm không lành, canh không ngọt thôi chứ, ai dè...Chị Nhàn ngập ngừng.
- Thật ra - Trương kể tiếp - thật ra chuyện tụi em bắt đầu lâu lắm rồi. Ngay chuyện nấu ăn cho gia đình cũng là đề tài để cải nhau. Em đi chợ mua đồ về cô ấy không bao giờ nấu, mua để chị vứt sọt rác thôi. Chuyện cho con đi nhà trẻ cũng là đề tài để cải nhau. Anh chị nghĩ sao khi em nói này nhé, vợ em vào nét đặt vé đi Việt Nam, dự định đem thằng Cún về gửi bà Ngoại bên Việt nam nuôi, thí dụ ngày mai vợ em leo lên máy bay, tồi hôm nay vợ em mới cho em biết tin. Anh chị có thấy là em điên lên không ?
- Ừ có biết thằng bé được gửi về VN cho bà ngoại nuôi, bao lâu nhỉ ?
- 8 tháng đó.
- Lúc đó không có con ở gần, cậu thì đi làm vắng nhà suốt, vậy cô ấy làm gì suốt ngày trong nhà ?
- Em cũng chẳng hiểu nữa! Có điều em biết chắc chắn rằng vợ em rất ham học tiếng Đức và mỗi ngày cô ấy mất 3 tiếng đồng hồ để trang điểm trước khi ra khỏi " phòng ngủ ", chứ đừng nói chi ra khỏi nhà !
- Ừ công nhận cô ấy mới qua mới có 4 năm mà khả năng Đức ngữ cô ấy khá thiệt. Ham học ngoại ngữ đáng khuyến khích - Chuyện vợ của Trương suốt ngày lo trang điểm như quỷ dạ soa ai cũng biết, nên Nhàn né không bàn tới.
- Hừm - Trương cười mỉa - Đấy, ham học ham rẻ nên nay mới có chuyện đó.
- ??
- Cô ấy vào ebay đặt mua 1 khối vàng, lấy đồng tiền mồ hôi nước mắt của chồng chuyển đi mà không cho em biết 1 tiếng!! Cô ấy chuyển 19 ngàn Eurô đi, ngay sau đó thằng chủ bán vàng khai phá sản lập tức.
- Trời !! 19 ngàn Eurô - Tiền mất mà vàng thì chưa nhận, hãng đóng cửa vì khai phá sản !! Trời ơi sao cô ấy dại thế !! Bây giờ mình kiện ra luật sư đi. 19 ngàn chứ đâu phải ít ỏi !
- Không kiện được chị à !
- Tại sao không ?
- Vì đó là tiền chìm của em mà, em sợ lôi thôi với sở thuế !!
- Ừ hiều rồi ! Chết cha, đôi khi vợ em biết điều đó nên tính " dìm tiền của chồng ". Kẹt quá coi như mất toi 19 ngàn Euro rồi !! Uổng quá.
- Chưa hết đâu chị. Em biết chắc là khi em đang ngồi nhà anh chị đây, thì thằng chủ nhà em đang ngồi trong nhà em.
- À thằng cha chủ nhà chị quen mà, có ăn cơm chung với hắn vài ba lần tại nhà em mà. Rồi sao ? Hắn làm gì ?
- Nó kèm cho con vợ em học tiếng Đức.
- ...
- Tuy chưa có bằng chứng gì cụ thể trong tay nhưng hôm trước em bắt quả tang thằng chủ nhà em đứng dưới hầm trong bóng tối.
- Thằng chủ nhà nó đâu có ở đó, nhà nó ở xa mà...
- Thì vợ em và nó hẹn hò qua phôn. Em đã cấm nó và đuổi nó ra khỏi nhà em rồi, em nói, tao không muốn thấy mặt mày trong nhà tao, mầy là mối nguy hiểm cho mái gia đình nhỏ của vợ chồng tao. Mầy phải RAUSSSSSSSSSS khỏi nhà tao ngay lập tức. Nhưng em biết, em mà ra khỏi nhà là thằng Đức đó lại lò mò tới...
- Bây giờ Trương tính sao ?
- Hôm qua con vợ em cho hay valise nó đã dọn xong xuôi, tháng 5 này là nó đi ra khỏi nhà, nó tính âm thầm bắt cóc thằng Cún đem về Việt nam...
- Trời - Em phải báo cho cảnh sát nhờ họ bảo vệ giùm chứ! Chuyện này lớn rồi. Tức là hai người chia tay thật sự.
- Dạ - Trương gật đầu cương quyết.
- Nhưng ...Trương có rành luật của Đức chứ ? Hễ khi vợ chồng ly dị thì chồng phải trợ cấp cho vợ con và con bé dưới 18 tuổi thường là mẹ có Sorgerecht / mẹ được quyền giữ con, bố chỉ lâu lâu đến thăm thôi. Hoặc giả nếu chồng khai với toà, mẹ nó kém khả năng nuôi con, còn bố thì bận đi làm không ở nhà giữ con là bọn Jugendamt nhảy vào bắt con đi giao cho gia đình người Đức không con cái nuôi. Mình đã khổ mặt này lại thêm chết dở mặt mất con nữa đấy.
Nét mặt Trương đăm chiêu hẳn, dọ hỏi:
- Ồ em chưa nghĩ tới vấn đề này. Thế chị bảo em phải làm sao đây ?
- Ngày mai cậu đi lấy giấy chứng nhận của bác sỹ gấp, nhờ giấy chứng nhận vì vụ cải vã với vợ, " vợ tôi lạm dụng xài tiền phung phí, vợ gian díu với thằng chủ nhà, vợ đem bắt cóc thằng Cún đem về Việt nam cho bên ngoại nuôi, vợ tui sắp dọn ra khỏi nhà khi tôi đi vắng ...Những vấn đề phức tạp đó làm tôi đau đầu suy sụp tinh thần, không còn tinh thần đâu nữa mà làm việc. Lo âu khiến cho tôi đau bao tử, ăn không yên ngủ không yên giấc. Tôi bất an. " Đó là những điều em kể cho chị đúng không ?
- Dạ đúng.
- Thế còn chần chừ gì nữa mà không khai hết với bác sĩ trị liệu tâm lý, sau đó có gì ra tòa nói chuyện với luật sư thì chị sẽ phiên dịch tiếp cho. Thôi cuối năm cũ chúc em muộn phiền cũ sẽ qua hết và chuẩn bị đón những sóng gió mới nào thổi tới. Chị có đọc đâu đó thấy Nguyễn Công Trứ có câu nói rất hay như này: "Cuộc đời như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao ". Trương cố giữ gìn sức khỏe, đàn ông cũng như đàn bà, hạnh phúc lứa đôi có thể làm mình buồn quá có ngày nó quật ngả mình quỵ luôn. Em mà ngả xuống rồi ai lo cho thằng Cún. Mỗi chủ nhật chở Cún qua ăn cơm với bác nghe.
- Dà...

Khi Trương bế Cún ra xe về thì đèn đường đã lên sáng rực con đường mòn trước ngõ. Những decor Giáng Sinh vẫn còn lấp lánh mộng mơ. Ngày Giáng Sinh mùa Đông êm đềm có bao nhiêu niềm vui lẫn muộn phiền, như trong buổi cơm bạn bè thân hữu hôm nay, có ai ngờ sau nụ cười gượng gạo đó của Trương dấu một nỗi niềm riêng khó tả. Chị Nhàn chuẩn bị tinh thần để khi ra toà phiên dịch, chị thở dài nhớ lại ngày cậu ta hí hửng kể chuyện khi cậu mới từ Việt Nam sang lời cậu nói: " Em đang yêu chị ơi, cô ấy là y tá chăm sóc mẹ em thật tình. Em sắp quay về bên ấy làm đám cưới và đón cô ấy sang" ...Chuyện tình duyên của Trương - Ngân xảy ra nhanh chóng, thoáng một cái Trương đón Ngân sang và chị Nhàn là chị làm nhân chứng tình yêu đôi lứa vào ngày cưới trong văn phòng hành chánh Rathaus. Bốn năm sau cũng chị Nhàn làm nhân chứng khi họ chia tay. Nhàn sợ không biết mình sẽ làm nhân chứng cho bao nhiêu chuyện đau lòng nữa !

Võ thị Trúc Giang Lúa 9
09. Januar 2012

Lúa 9
01-22-2012, 09:01 AM
Đầu năm coi mắt

Hôm ấy, nhà nhà đang chuẩn bị mừng Xuân mới, tình cờ gặp Lân trước cổng Thất Cao Đài xóm đạo, lúc Cúc đạp xe đi mua vôi ăn trầu cho má nàng, đang đi thấy Cúc, Lân dừng lại, xe đạp của hai người châu đầu vào nhau, trước cổng thất, con đường Bình Nguyên đất đỏ mấy ngày đầu Xuân thật nhộn nhịp, từ chùa tỏa ra mùi nhang trầm thơm nhè nhẹ.
Anh chàng mở miệng mời cô bạn gái về quê ăn Tết, mà sao thấy khó nói nên câu, Lân lí nhí:
- Mình tính vô nhà Cúc đây, tính mời Cúc về dưới quê tui chơi, dưới Cái Mơn á. Má tui nói, tui mời bạn bè về ăn đám giỗ bà ngoại, tui muốn mời Cúc về chơi.
Vừa vịn chặt tay cầm xe đạp, đôi mắt nhìn như mong Cúc nhận lời đừng từ chối. Sau kỳ thi tú tài thì bạn bè tung đi tứ xứ, chỉ còn vài đứa còn nán lại thị xã, có lẽ chưa nộp đơn thi vào đại học hay có đứa chuẩn bị chờ " chàng đến xỏ mũi kéo đi ", hay có đứa lo nộp đơn kiếm chỗ làm ngay thị xã hay dưới quận, huyện để gần gia đình. Quan niệm dưới quê là con gái lớn lên chẳng cần phải học cao, miễn là làm sao " câu " được một chàng rễ con nhà giàu, có của ăn của để, kiếm được cho mình tấm chồng giàu để nhờ vã tấm thân. Vài cô bạn gái sẵn sàng bước lên xe hoa về nâng khăn sửa túi với anh chiến sĩ VNCH oai hùng, ngày cưới cô dâu mặt còn non choẹt, cạnh chú rễ trẻ măng, mặt búng ra sữa, mặc áo trận trông thương ơi là thương, cũng tiệc cưới hai họ, có cổng Vu Quy - Tân Hôn cột bằng lá cây đủng đỉnh, xanh tươi. Họ lấy nhau vì tình yêu, chẳng cần giàu nghèo. Thấy bạn gái lên xe hoa, nhìn lại mình thỉnh thoảng Cúc tự hỏi số phần mình sẽ ra sao ? Chồng mình trong tương lai là ai ?
Trong tỉnh mẹ của Cúc cũng có quen vài ba gia đình, họ có con trai, các bác cũng ngấm nghé dọ hỏi, nói bóng nói gió, nhưng có lẽ thấy Cúc còn trẻ con quá chưa thể lập gia đình, vã lại chưa có gì trong tay lấy chồng rồi lấy gì ăn, còn đẻ con nữa, chẳng lẽ cạp đất ăn à !! Cúc nghĩ vậy.
Bọn con trai cũng đâu thua gì, các chàng cũng ra công ngấm nghé vài cô bạn học cùng trường, cậu nào con nhà nông thì ráng kiếm vợ tương lai cũng xuất thân là con nhà nông, có vườn, biết róc lá dừa, bó lá dừa đem ra chợ bán, chứ đừng rước mấy thứ công nương về chỉ biết nhõng nhẽo, ngủ tới trưa trời trưa trật mới dậy, là thứ con gái hư, phải lựa thứ quen chân lấm tay bùn, đặng cưới về thì có nó phụ một tay cho gia đình chồng nhờ, con nhà cũng có đất đai môn đăng hộ đối càng tốt. Quan niệm cưới hỏi dâu rễ dưới quê là vậy.
*****
Thế là sau tốt nghiệp cấp ba trai gái dưới quê bắt đầu để ý, mà óc tò mò của trai gái mới lớn về tình yêu cũng mơ hồ huyền bí lắm đừng nói chi đến chuyện lập gia đình, cưới về làm vợ, làm dâu, làm chồng, làm cha !! ( các bác đừng cười dân nhà quê chúng em nhá, quê nhưng em chân thật các bác ạ, ghét em nói ghét, thương là em nói thương hà ).
Trai gái mới lớn mà nghe đóng vai làm chồng làm vợ, trách nhiệm nặng trên vai là các chàng, các nường khiếp. Khiếp nhất có lẽ là Cúc, vì khi nhận lời mời của thằng bạn cùng trường tên Lân về nhà nó ăn đám giỗ dịp Tết, là cũng vì óc " tò mò về tình yêu trai gái " ; sẵn lúc này Cúc đang cô đơn, buồn, chẳng biết làm gì, nên có chàng trai dòm ngó, săn đuổi, rồi mời thì nàng nhận lời. Thế thôi hà, Cúc đâu có ngờ là gia đình Lân đang chờ Lân đưa nàng về để coi mắt !
Trong lòng Cúc muốn đi ăn đám giỗ dưới quê lắm, dân quê rất nhiệt tình và rất hiếu khách, nhưng Cúc đâu dám đi xuống Cái Mơn một mình, nàng kéo theo con bạn gái, tên Thúy Vân. Thúy Vân biết tẩy thằng Lân để ý ngắm nghé con Cúc. Hai đứa bước xuống ghe trực chỉ Cái Mơn. Lân đã về quê mấy ngày trước Tết, con trai dưới quê thường có bổn phận về sớm phụ gia đình quét dọn, lau nhà, quét bù hóng, chùi lư hương, chưng bày bàn thờ ông bà cho phải đạo.
Ghe xuống tới bến đò Cái Mơn, Lân đã đứng đó chờ hai cô gái tỉnh thành. Được mang tiếng con gái thị xã dù gì cũng đỡ quê hơn con trai, con gái dưới quận, huyện, Thúy Vân và Cúc ra dáng rất công nương, tiểu thơ đài các, ( nhưng so với trai gái Sài Thành thì ui thui vẫn còn quê hết chỗ chê nhen...)
Thấy mặt Lân, hai đứa con gái cười mặt tươi rói, Lân lúng túng mắc cở:
- Hai bạn đi ghe xa mệt hôn, giờ dìa nhà mình, nhà cách đây cũng hơi xa xa, mình có một chiếc xe đạp thôi...hay là chở mình chở từng bạn về trước, rồi sau đó quay lại đón...
Hai đứa con gái tỉnh thành ra vẽ ta đây, la lối:
- Ôi thôi hổng sao đâu, xa thì tụi mình lội bộ, vừa đi vừa nói dóc cho dzui mà, nhằm nhò gì.
- Ừa đi thì đi, ở nhà má và chị mình đang chờ cơm.
Con đường lộ đất dắt vô nhà của nó sao mà ngoằn ngoèo quá trời, gặp lúc nước lớn đường đất sình thấy ớn. Hai đứa con gái hí hửng nắm tay nhau đi theo Lân, anh chàng dẫn chiếc xe đạp, vẫn chiếc áo trắng thư sinh. Về tới nhà thì đã trưa trời trưa trật, đứa nào đứa nấy thấy bụng đói cồn cào. Cúc lễ phép đặt hai ký cam sành lên bàn thờ chấp tay xá ảnh bà ngoại của Lân, Thúy Vân bắt chước làm theo, Vân theo đạo Công giáo.
Cúc nói với Lân:
- Hai đứa tụi mình có đem tý quà cúng bà ngoại.
Cúc đâu có hay sau cánh rèm ngăn bếp, má và mấy bà chị dâu, chị ở đang nín thở theo dõi từng cử chỉ của nàng.

****
Buổi tiệc Lân kêu là " đám giỗ ngoại " sang lắm, mọi thứ được chuẩn bị dưới bếp, có chị ở bưng thức ăn lên, má và chị gái hay em gái Lân làm gì dưới đó, có lẽ đang lui cui nấu nướng. Cúc thắc mắc sao không dọn ăn chung mâm cho vui thân mật, nhưng thôi chả hỏi làm gì. Lân ngồi phòng khách tiếp hai cô bạn gái lần đầu tiên về Cái Mơn thăm vào dịp đầu Xuân. Cậu Lân lấy làm hân hạnh lắm: "Chắc chàng ta là con địa chủ đây mà". Cúc nghĩ thầm trong bụng, quen nhau trong trường nhưng chưa từng có dịp hỏi về gia thế của nhau, quan sát thấy nhà rộng thông thống, thoáng mát, vườn tược cây ăn trái um tùm ngoài sân, lựa lúc Lân đi xuống nhà dưới, Cúc đá vào chân bạn gái, nói thầm:
- Ê, coi bộ nó con nhà giàu nghen mậy, mầy chịu mòi vô làm dâu nhà nó đi.
- Bậy mậy, nó khoái mầy, vì mầy kéo tao theo, chứ tao theo làm kỳ đà cản mũi hai anh chị, kỳ cục thấy bà.
- Bậy bạ mậy, tao đâu có ngờ nó đãi mình thịnh soạn dữ thần vậy nè, lát ăn cơm xong biểu nó dắt mình đi hái trái cây ăn mầy.
Thúy Vân sáng con mắt, chỉ chờ được đến lúc tuôn ra sân hái trái cây, nhà Thúy Vân ở chợ cái cảnh ấy nàng hiếm có, chứ Cúc xuất thân từ ngoại ô, cũng có dừa, chuối, xoài, cam, ổi, khế, mận...nhà Cúc không thiếu. Cúc ngạc nhiên sao má và chị của Lân tiếp đãi mình quá đỗi ân cần.
Hai nàng con gái tỉnh thành ăn xong, chẳng cần bưng chén dọn xuống bếp, tức thì chị ở nhanh tay thu dọn. Cúc nghĩ ngay tới cảnh nhà mình, sao mà giống thế, cũng vườn cây ăn trái, tá điền và chị ở lo cơm nước. Lân dẫn hai bạn gái bước ra vườn Sầu Riêng, chao ơi vườn Sầu Riêng mênh mông, mỗi thủa đất cách nhau bằng con lạch nhỏ, kiểu dẫn thủy nhập điền.
Ở đây người tá điền kêu ba má của Lân là chú mười Vàng, hôm nay chú Mười theo ghe lên tỉnh thành sớm thăm xui gia, chỉ còn má ở nhà. Trên vách phòng khách có treo hình chú Mười, chú có bộ râu dài phúc hậu, mặc bộ bà ba trắng, đi đôi guốc dông, hình ảnh thật mộc mạc hiền lành đạo đức hết sức.
Sau nhà bếp là chuồng heo, mấy con heo mập mạp chui vào chùm lá chuối khô tránh muỗi cắn. Cảnh tượng giống hệt nhà của mình, bất giác Cúc nghĩ:
- Nhà mình đã vườn tược, xắt chuối, quết chuối nuôi heo, nuôi gà cực khổ, giả mà lấy chồng như Lân, về làm dâu gia đình này, cuộc đời ta cột chặt vào đây sao ? Nghĩ tới đây Cúc rùng mình.
Vườn nhà Lân có mấy dãy vườn Sầu Riêng, ngước mắt nhìn lên cây, Cúc sợ hãi hỏi:
- Lỡ nhìn dòm lên trái nó rụng xuống trúng lủng đầu thì sao ?
Lân cười hiền ru, giải thích:
- Sầu Riêng chỉ rụng ban đêm thôi, ban đêm thì đâu có ai ra đứng dưới gốc cây làm gì.
Thúy Vân hỏi tới:
- Lỡ ban đêm có người vô vườn mình ăn trộm xoài, trộm sầu riêng thì mình làm sao ta ?
Lân chỉ tay vào mấy con chó, đang nằm ngủ trước nhà, dưới cái nằng hiu hiu, mùa Xuân nhè nhẹ , nói đùa:
- Trộm làm sao được, chó sủa rượt chạy xúc quần chứ ở đó mà trộm.
Lại thêm cảnh giống y nhà mình, nhà mình cũng có treo bảng coi chừng chó dữ, cũng sợ trộm lẽn vào nhà ăn cắp thứ này thứ kia, nên ba má nàng nuôi một đàn chó giữ nhà.
Lân lấy móc kéo mấy trái chôm chôm xuống, có trái rụng trúng đất, mọng nước, Lân mời bạn ngay dưới gốc chôm chôm, cam sành xanh um.
Thấy trời đã quá trưa, được bạn thiết đãi buổi cơm thật thịnh soạn, cà ri bánh mì, bún, bì cuốn chay, thịt quay bánh hỏi, gỏi tôm, bánh tét thịt kho tàu, dưa giá, dưa hấu và trái cây vườn nhà, Cúc ra dấu cho Thúy Vân là tụi mình về là vừa, nhờ Lân đưa ra bến đò. Chiếc ghe tam bảng gắn máy đuổi tôm chạy kêu xình xịch, lướt sóng. Dưới chân là bịch trái cây có cả gói bánh phồng mì Lân nhanh nhẹn nhét vào giỏ của bạn. Cúc được món quà gì thì Thúy Vân cũng được món quà đó. Ghe chạy về hướng thị xã, bỏ lại sau lưng quận Cái Mơn với những dãy chôm chôm đỏ rực, những chùm nhãn ngọt ngào. Cúc đưa mắt nhìn giòng nước đục phù sa lăn tăn gợn sóng, lòng trĩu u sầu, chùn xuống trước tấm tình mộc mạc chân quê của Lân. Cúc thấy dường như nàng chưa muốn dừng chân lại nơi này, đời nàng còn ham bơi ngược giòng nước phù sa cho thỏa chí tang bồng. Và, nàng đã thực hiện đúng điều đó.
Nàng khoanh tay chào má và chị dâu của Lân, bác gái hiền hậu mời:
- Hôm nào quởn cháu Cúc cứ xuống chú thiếm chơi, tiếc là chú bữa nay đi vắng, chứ ba má của cháu chú thiếm nghe tiếng nhiều rồi. Muốn hai gia đình làm quen thêm vậy mà...
- Dạ, tụi cháu cảm ơn thiếm đãi ăn quá ngon.

*****

Có lẽ không duyên. Không nợ. Nên từ lúc rời quận lỵ Cái Mơn cho tới nay, chưa lần nào nàng gặp lại Lân nữa. Nhắc đến hai chữ Cái Mơn chợt kỷ niệm bạn cũ trường xưa, một thời con gái chợt hiện về, làm Cúc nhớ con đường làng hiền lành, hàng dừa cao bóng mát, rải rác hai bên đường hiện ra vài căn nhà lá đơn sơ. Ngôi miễu và nấm mồ hoang dọc đường mòn dắt tới bến đò. Với Cúc, tất cả chỉ còn là một khoảng ký ức thật sâu đậm mùi vị quê hương, như vị thịt kho Tàu dịp Tết, tấm lòng nồng nàn như màu đỏ trái dưa hấu, tựa màu trái tim chàng con trai miền Nam khi xưa mới lớn.

Võ thị Trúc Giang Lúa 9
21 Jan 2012

hoài vọng
01-23-2012, 07:28 PM
Chúc Lúa chín mãi mãi vui , trẻ , khỏe , đẹp !

Lúa 9
01-24-2012, 01:11 AM
Cảm ơn anh Hoài Vọng. Chúc anh năm mới nhiều sức khỏe, vui vẻ và sáng tác hăng say nhé.

Lúa 9

Co may
01-25-2012, 07:03 AM
Chúc mừng năm mới chị Lúa9.
cm

Lúa 9
02-03-2012, 07:23 AM
Cám ơn Co may, chúc Co may năm mới Nhâm Thìn 2012 nhiều sức khỏe, may mắn, thành công và đạt được điều mong ước nhé. Giờ mời Comay và quý thân hữu đọc bài này.

Thân mến,

Không có mợ, chợ vẫn đông

Đêm đã chấm dứt, nhưng những thao thức, lo toan, lo những tập dợt văn nghệ, lo tổ chức Tết Nguyên Đán có thành công hay không, lo những xào xáo dị nghị khó tránh khỏi trong một tập thể nhỏ xíu, vẫn còn tồn tại.

Nhớ đêm qua. nằm lim dim cố dỗ giấc ngủ, chợt giật mình tỉnh táo hẳn, nằm yên trong chăn, tôi cố vận trí óc ôn lại vài động tác màn vũ " Chiều lên bản Thượng " do mình đảm trách. Chậc... lúc 3 cô Sơn Nữ ra sân khấu thì động tác 3 chàng Miền Núi này làm gì cho ăn rơ nhau ta? Ráng vẽ vài đồng tác Nam Nữ cho phù hợp nhịp nhàng coi, thò tay ra khỏi chăn, múa may thử vài động tác trong không khí...Lát sau tôi ngủ thiếp đi. Lo lắng và mang luôn nỗi lo lên giường là chuyện bình thường mỗi lần sắp có sự kiện " lớn " như có mời quan khách địa phương đến xem, là tôi hay lo như thế. Có lẽ vì trách nhiệm.

Tôi đặt tên cho em là Orchidee. Orchidee là một cô bé Việt vượt biển cùng cha mẹ bằng tàu, lúc em còn rất bé, nay đã ngoài 40, nhưng phải nói, em nói tiếng Việt sành sỏi, em kể, em học tiếng Việt nhờ coi Video và hát karaoke tiếng Việt. Tôi nể em quá.
Tuy mới tập sự nhảy vào lãnh vực xã hội, sân khấu đây thôi, nhiệt huyết em thì phải nói tràn đầy, hăng say dấn thân còn hơn những người có bằng cấp, nhưng nhiệt tình quá, nông nỗi quá, muốn đạt mục đích nhanh quá, lời qua tiếng lại nhiều quá, có thể tràn ra khỏi ly, sợ vớt lại không kịp. Người đời nói " Lời nói như bút sa gà chết", nên đứng vai trò lãnh đạo tập thể càng ít nói, nghe nhiều, và dè dặt từng hành động có hại cho tập thể, là tối cần thiết.

Người Việt mình, không phải chỉ ngày nay không mà thôi, mà thời nào cũng vậy, có những người Trí Thức và Người Không Trí Thức làm việc chung với nhau, bổ xung cho nhau để cùng lãnh đạo một tập thể, một hội đoàn. Người đời thường nghĩ là Người Trí Thức thường có bằng cấp cao, họ quen vận động trí óc suy đoán sâu sắc, có óc suy xét nhạy cảm trước vấn đề khó khăn, có tác dụng vào sinh hoạt của tập thể. Nên người có bằng cấp được trọng dụng hơn, điều này quả sai nguyên tắc tập thể, vì càng có bằng cấp cao, càng trí thức, càng phải nhún nhường để dễ hòa đồng trong tập họp. Điều hành nhóm không phải là sai khiến người khác mà là hỗ tương và cùng họp lực đạt mục đích nào đó tập thể mình muốn. Trí thức có bằng cấp chuyên môn mà thiếu tinh thần dấn thân cho cộng đồng còn thua Người Không Trí Thức mà sẵn sàng vì hy sinh đại cuộc, trước nguy cơ của đất nước.

Nhưng không phải Người Trí Thức nào cũng có bầu nhiệt huyết hy sinh cho quê hương dân tộc như Orchidee. Em hay gọi phôn cho tôi nhiều lần, chúng tôi hàn huyên tâm sự cả giờ đồng hồ, tôi mừng vì bên tôi có người như em. Em mói huyên thuyên - Người ta nói xấu chị nhiều lắm đó. Tôi hỏi lại - Nói xấu chị làm sao ? - Họ nói chị mềm yếu quá, gặp em là em đã gạt tụi-nó ra khỏi ban văn nghệ rồi ! Mình sẽ lập một ban văn nghệ mới, chứ không để lệ-thuộc-tụi-nó, sao tư cách BĐH như chị, chị lại đi năn-nỉ-tụi-nó ?! Em ơi, tuy chị ở xa nhưng đừng tưởng chị không nghe, không thấy. Chị biết hết những gì xảy ra xung quanh đấy chứ ! Orchidee có vẻ hơi ngạc nhiên khi nghe tôi nói, em yên lặng lắng nghe. Tôi nói tiếp - hôm nọ em nói với chị một câu còn nhớ không " Em đang xài người đó ! " May là em nói với chị, chị chỉ lập lại cho em nghe thôi, chứ chị không đi rỉ tai với người khác đâu, làm vậy chẳng khác nào đâm sau lưng chiến sĩ của mình. Em cướp lời tôi " Chị à, không mợ thì chợ vẫn đông mà, chị lo gì. Em bảo đảm là bà con tin tưởng em".

Em ơi, em đã nói với chị hôm trước " xài người " thì nay mình hãy " xài " tiếp đi, cho dù bọn-nó ( từ em hay dùng để gọi họ đó ) khác quan điểm, khác suy tư, khác lối làm việc với em, miễn là họ chịu hợp tác với mình. Em tưởng là chị nhất trí hết với những gì em nói, em làm sao ? Em không biết chị cũng đang " xài em " đó sao ?

Thành ra kệ bọn họ em ạ, quan niệm của chị vững như kiềng 3 chân, là: " Dùng người như dùng gỗ, đừng vì một khúc gỗ mục mà chặt hết cả cây đi ". Một tập thể dân chủ là tập hợp có phản biện, có ý kiến đối lập, mình kêu gọi Dân Chủ thì mình phải có nhiệm vụ nghe tiếng nói trái quan điểm với mình. Em từng lớn tiếng kêu gọi Đoàn Kết Tập Thể sao em lại đi ngược lại mục đích chứ ? Chia rẽ là tự mình tiêu diệt mình. Em tưởng các đảng phái lớn nhỏ của Đức họ nhất trí cả với nhau ư ? Không đâu, trong Quốc Hội họ cãi nhau ì xèo, phút cuối cũng phải đến biện pháp Dân Chủ, tôn trọng ý kiến đa số.

Sáng nay nắng êm đềm ngoài sân, nắng làm con đường tráng nhựa phủ đầy tuyết thêm trơn trượt. Mùa Đông đang âm thầm trú ngụ trên ngọn đồi cao, chị yêu ngọn đồi này lắm, nơi chị tìm thấy bình yên. Chỉ cần đứng bên đây đồi, Pháp quốc, ngó về bên kia đồi nước Đức, một biên giới ngày xưa hai quốc gia đổ bao nhiêu máu xương tranh giành lãnh thổ, chị thấy cái sân khấu cuộc đời đầy dẫy bon chen bát nháo của đời. Lắm lúc chị thèm ngủ luôn một mạch chẳng thức dậy làm gì, nhường sân khấu cuộc đời lại cho người khác. Để đời thấy không còn ta, đời vẫn vui, vẫn đông, có phải ?

Mùa Đông giá rét quá khiến những chú Chim Muông rút mình trong tổ ấm, vắng bóng những chú bướm đầy màu sắc dễ yêu. Bên khung cửa sổ, cạnh bàn làm việc, những cành Thông đang nhìn lén vào phòng. Mình ngó ra, cành Thông chìa cành đứng vẫy. Lộ vẻ cảm thông. Dường như năm nào cũng thế, bao mùa Đông qua, âm thầm lặng lẽ, chị quên đếm tuổi đời của mình nay càng thêm chồng chất. Xuân Thì của chị đã bỏ quên nơi góc quê hương nơi gốc dừa, gốc chuối, trên đọt lúa mơn man ruộng đồng. Ngồi bên khung cửa sổ, trên đồi nhìn chiếc xe thoáng qua thật nhanh ngoài đường, vội vã, mất hút, chị thấy đời đối với nhau thật hờ hững. Đôi khi chị nghĩ, chắc Orchidee cũng đang " xài mình " đây mà! Như những ván cờ tướng-sỹ-tượng, chúng ta vượt qua đầu nhau để tấn tới. Mai kia mong rằng những kinh nghiệm chị truyền lại cho em hiện nay, sẽ đào tạo một cô gái Việt lèo lái tập thể khéo léo uyển chuyển hay hơn bây giờ.

Trẻ tuổi như em so với già dặn tuổi đời và kinh nghiệm xã hội sẵn có của chị, chị như khúc gỗ cằn cỗi khô héo già nua, nhưng em làm ơn nhớ câu thần chú: " Đừng vì khúc gỗ mục, mà chặt hết cả cây đi ", cũng như câu em nói " Không có mợ, chợ vẫn đông ", em nghĩ xem, tổ chức mình cần mọi bàn tay đóng góp, nếu thiếu một người đi thì cả tổ chức của mình cũng không còn ý nghĩa nữa, vì, nhất là trong lúc này " Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách ", thì ta càng đoàn kết gây sức mạnh mà em đừng quên.

Võ thị Trúc Giang Lúa 9
Freitag 03.02.2012

Lúa 9
02-10-2012, 06:51 AM
Vỡ Kịch Đời Ai là người chịu trách nhiệm ?


Toàn vỡ kịch có 4 vai chính và 1 vai phụ là cô ý tá là nhân chứng. Chuyện xảy ra trong một intensivstation, phòng cứu cấp trong một bệnh viện lớn chuyên về thần kinh và mạch tim.


1-Anh Thông: là tay đàn kỳ cựu, trưởng ban nhạc, đẹp trai, kỹ thuật giỏi, từng làm web chuyển tin tức về bên VN, rất yêu nhạc, hết lòng vì quê hương, hy sinh cho cộng đồng, đang là bệnh nhân, nằm trong bệnh viện mà tinh thần trách nhiệm khiến anh bứt rứt lương tâm, phòng bệnh bỗng trở thành văn phòng, điện thoại của đồng hương, anh chị em đồng hội gọi tới hỏi thăm, cái điện thoại ít chịu nằm yên, bệnh nhân nằm cùng phòng lấy làm khó chịu...

2- Chị Thông: bà xã anh, chạy đôn chạy đáo, từ khi chồng bị tai biến lần thứ hai, chị sợ cho sinh mạng của chồng. Chị Thông vừa đi làm, vừa lo con cái nhà cửa, vừa vào bệnh viện thăm chồng mỗi ngày. Bực mình vì sợ chồng bị tai biến, nằm phòng cấp cứu mà tinh thần không tĩnh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, chị sợ anh ngã bệnh trầm trọng bỏ chị và 3 con, thì trách nhiệm ai chịu đây ?? Chị càng ngăn cấm, anh càng thấy khó chịu, cho rằng chị không hiểu mà tìm cách cản trở công việc quan trọng của anh đang theo.

3- Cô Thắm: là một phụ nữ chưa tới năm bó, 3 con, ly dị, độc thân, từng trải đời, xinh xắn, hơi đẫy đà, nhanh nhẩu, tự lập, ra đời sớm, tay chân lẹ làng, em muốn là em làm cho bằng được. Cũng là dạng yêu văn nghệ, thích ca hát, hết lòng cho quê hương, hy sinh cộng đồng. Chương trình dự trù là anh Thông sẽ đem ban nhạc về chơi tết, đùng cái anh ngã bệnh, bao chương trình chiếu phim, chơi nhạc đều nằm trong tay anh. Quá sốt sắng cô Thắm chạy ù lên bệnh viện, vượt đường xá xa xôi, mặc kệ trời đang đổ tuyết, cô lái xe vèo lên bệnh viện thăm ông anh văn nghệ mến thương của mình.

4- Chị Tám: là chị nuôi cho ban văn nghệ của Hội, chị may đồ, nấu nướng, hễ ở đâu cần là có chị, giúp được gì là chị giúp ngay, ít câu nệ, chị là bạn của tất cả mọi người, chị là người của tập thể, quan niệm của chị thích dĩ hòa di quý, cầu quốc thái dân an, tránh đụng độ, tránh chia rẽ, tránh đưa cái TÔI của mình vào trong tập thể. Vào cộng đồng là phải đưa tinh thần tập thể lên trên hết. Trong cùng một Hội đoàn chúng ta phải đoàn kết mới tạo được sức mạnh, nhưng trước tình cảnh này, chị cảm thấy bất lực trước lối cư xử khác biệt của con người.

5- Vai phụ: cô y tá của bệnh viện.

Mở màn:

Trong bãi đậu xe của bệnh viện, trời còn nhá nhem tối, cô Thắm đã lái xe xa cả hai trăm cây số lên bệnh viện thăm anh-văn-nghệ kết nghĩa của mình. Thắm lo kỳ văn nghệ tới thiếu anh, sẽ mất ý nghĩa chính về vụ chiếu phim gây quỹ từ thiện cho trẻ em vùng Cao Nguyên, nhờ cơ duyên nên anh Thông chỉ chiếu phim youtube cho Thắm xem một lần duy nhất thôi, từ đó nhiệt huyết làm việc từ thiện trong lòng cô trổi dậy và cô nhất định dùng hết tâm sức mình giúp tổ chức Tết tại địa phương để gây quỹ. Trước khi Thắm đi cô có báo tin cho chị Tám " bà chị nuôi " của Hội biết rằng cô sẽ đi thăm anh.

Chị Tám khuyên lơn rằng:
Chị Tám: Em ơi, chị nghĩ hãy để cho anh Thông yên trong lúc này, đang bệnh anh cần tĩnh dưỡng, em đừng lên thăm, đừng lôi kéo anh về dịp trình diễn, điện thoại thăm hỏi qua bà xã anh cũng đủ rồi. Không có anh trưởng ban nhạc thì anh khác đàn cũng ok mà!

Nhưng Thắm đâu có nghe, cô nàng thích là cô nàng làm ít ai cản được. Nàng lái xe đi một mình thăm anh. Xui một cái, mới đút đầu vô bệnh viện thăm anh văn nghệ, Thắm ngồi cạnh giường bệnh, nói:

Cô Thắm: Anh cứ an tâm tĩnh dưỡng sức khỏe đi nghe, mọi chuyện có em lo hết ! Em sẽ mướn xe 9 chỗ lái lên đây đón anh về, về chỗ trình diễn anh chỉ cần lo phần chiếu phim thôi, còn ban nhạc anh khỏi lo.

Anh Thông như cá gặp nước, đang lo như ngồi trên đống lửa, chợt có cô em gái hết lòng phụ giúp công việc mình đang dang dở, cảm động, giọng yếu ớt nói:

Anh Thông: Mấy hôm rồi nằm trong này như bị ở tù, anh ngủ không được Thắm ơi.

Thắm: Anh làm em lo quá, em thương anh lắm đó, anh em mình có duyên với nhau...Giờ em ru anh ngủ, có em đây anh đừng lo lắng nữa, mọi chuyện gây quỹ em sẵn sàng lo hết cho anh.

Chàng hân hoan lim dim mắt, có lẽ nhờ thuốc ngấm chàng chợp mắt giây lát, chợt chị Thông mở cửa bước vào, đụng độ, chị điểm mặt cô Thắm đang ngồi cạnh giường bệnh chồng mình, xỉa sói:

Chị Thông: Con đĩ ngựa, tao đã điện thoại cấm mày lên thăm chồng tao, sao mày còn dám trơ trẻn vác cái bản mặt mày lên đây. Cút ra khỏi đây ngay nếu không, tao gọi cảnh sát ngay bây giờ!

Cô Thắm: ( đứng dậy phân trần ) Em đã nói với chị rồi, là em không phải như chị nghĩ đâu, em thương anh Thông như anh ruột. Em có duyên với ảnh lắm đó...

Chị Thông: Mầy nói sao tao nghe không lọt lỗ tai chút nào !! Tao ít khi nóng giận, nhất là lúc chồng tao bệnh như vầy, mầy nói mầy "thương"chồng tao như anh ruột hả ?? Thương sao mầy còn muốn mướn xe lên đón anh về dưới chiếu phim cho Hội mầy !! Mấy người làm gì gây quỹ gì gì thì kệ cha mấy người, chồng tui bệnh gần chết, nằm phòng cấp cứu mà mấy người cũng không bỏ qua, tính chở xác ổng về dưới chôn luôn đi, lấy tiền gây quỹ mua hòm cho ổng đi!! Thiệt tình tao tức quá, đồ con đĩ ngựa !! Sao mầy chọc tức tao trong lúc tao đang lo lắng tình trạng của chồng tao chớ !! Thứ hổng biết điều.

Chị Thông giơ tay bấm bút kêu y tá. Nghe tiếng báo động đỏ, ồn ào, cô ý tá chạy vào đưa mắt ngó hết người này rồi ngó người kia, anh Thông mặt mày nhợt nhạt thả lưng xuống gối, giọt nước mắt chảy dài xuống mang tai. Thắm xót xa cho anh, chị Thông cuống quít lay lay tay chồng. Chị Thông nhìn cô y tá, nói lớn:

Chị Thông: Cô làm ơn kêu cảnh sát tống khứ cái cô này ra khỏi phòng giùm tôi, tại vì cô ta quấy rầy không cho chồng tôi nghỉ. Phòng cấp cứu chỉ cho phép vợ và con vô thăm mà thôi.

Cô y tá lấp bấp: Tôi ...tôi tưởng cô đây là em gái vì cô ấy tự xưng là em gái của ông nhà mà.

Chị Thông: Nhà tôi không có em gái nào bên đây hết, chỉ có tôi là vợ và 3 con mà thôi.

Y tá: Ồ tôi xin lỗi vì chúng tôi không biết.

Thắm cầm chìa khóa ra xe về lòng buồn vô hạn. Vừa lo cho sức khỏe của anh-văn-nghệ mình, vừa trách người đàn bà quá chanh chua như chị Thông, yêu chồng mà ghen mắng hét người ta trước mặt chồng, cản trở công việc quan trọng của chồng là người đàn bà quá ngu dốt. Coi chừng bị mất chồng hồi nào không hay nghen bà ơi!! Thắm thở dài, ngẫm lại mình nay cũng đã dang dở 2, 3 đời chồng rồi cũng đâu nên thân gì, nhờ cơ duyên mới kết nghĩa với ông anh văn nghệ, anh tính mai mốt ban nhạc sẽ đi trình diễn khắp nơi sẽ cho em đi theo làm ca sĩ. Ôi, giấc mộng làm ca sĩ của mình trong phút chốc vì lời chửi " Đồ con đĩ ngựa " phát ra từ miệng bà Thông, làm Thắm rợn da gà !! Buồn vì sự quá nhiệt tình, quá sốt sắng của mình bị coi rẻ.

Nghĩ tới lời khuyên của chị Tám, chị đã khuyên mình hết lời, mà mình không nghe, Thắm muốn chứng tỏ cho chị Tám biết nàng thừa bản lãnh để gánh vác và thay đổi tình thế trong khi nguy khốn vẫn trở tay nhanh nhẹn như thường. Nhưng dường như năm nay ...năm Con Rồng, cái xui đang rình rập đâu đó, đang lúc lái xe về trên xa lộ, Thắm nghĩ bụng, về tới nơi sẽ gọi tâm sự với chị Tám coi chỉ tính sao đây.
Cũng là bạn bè thân với nhau, chị Thông ra hành lang bệnh viện cầm cellphone bấm gọi mét chị Tám, cũng là bạn cùng tỉnh với cô Thắm, chị Thông không dằn cơn tức giận, thở hổn hển nói:

Chị Thông: Chị Tám nghe coi có lọt lỗ tai không nhé, nó nói " Nó thương chồng em lắm đó, nó và chồng em có duyên với nhau " Ai đời, xời ơi...chồng người ta bị tai biến mạch máu não, thì có thương thì phải để cho người ta nghỉ bệnh chớ, đàng này nó còn đòi thuê xe 9 chỗ lên đón ảnh về dưới để chiếu phim gây quỹ, em nói thiệt, nó là thứ đàn bà thúi, không biết điều, em mới tống khứ nó ra khỏi phòng bệnh của chồng em đó. Đồ con đĩ ngựa! Chồng em mà tắt thở giờ này em hỏi chị, ai là người chịu trách nhiệm đây chớ ??

Chị Tám: Nghe chị Thông mắng nhiếc cô Thắm xong, chị bỏ phôn xuống, thẩn thờ ngó ra cửa sổ, tuyết rơi bên ngoài nhiều hơn, bông tuyết lất phất trong giọt nắng ban mai sao chị thấy thiệt rầu hết sức.

Màn từ từ hạ xuống.

Võ thị Trúc Giang Lúa 9
Freitag 10.02.2012

Hương-Trầm
02-14-2012, 03:23 PM
Lúa ơi,
Happy Valentine!

H.Trầm

Lúa 9
03-21-2012, 01:58 AM
Cảm ơn Hương Trầm, lâu lắm mới quành lại nhà ĐT, HTrầm vẫn vui khỏe chứ ?

Blackout

Thời gian qua vì con gái bị lay-off bất thình lình, rồi thấy con mình xách valise đi mỗi tuần thật vất vả. Nó sốc vác đi từ Bắc xuống Nam, từ Đông qua Tây Đức tìm việc mới. Mới ra đời lúc nào cũng gian nan. Bà Nhàn thấy thương con đứt ruột. Một khi người ta nhận đơn xin việc của mình, họ cần thời gian duyệt qua lý lịch và Quyên sẽ được mời tới phỏng vấn, chi phí xe cộ, Hotel ăn ở hãng trả. Tính từ tháng 12.2011 cho tới nay, Quyên đã nộp đơn tới mấy chục hãng trong vòng mấy tháng, và nay cô nàng đã được hai hãng nhận vào, giờ thì nàng ta phải chọn lựa thôi.

Sáng nay bà Nhàn gọi lên nhà thăm con, giọng Quyên nhừa nhựa còn ngáy ngủ. Bà mẹ ngạc nhiên hỏi:
- Con à, còn ngủ sao, 10 giờ sáng rồi.
- Dạ tại mấy hôm nay con căng thẳng quá ăn ngủ không yên mẹ ơi.
- Ừ mẹ biết mà, tội quá. Thứ sáu vừa qua kết quả ra sao rồi ? Đã ký hợp đồng mới với xếp chưa ?
- Rồi mẹ ơi, con ký rồi.
- À, may quá, như vậy thì nhất định con chọn hãng đó rồi hả, chính con suy nghĩ và tự quyết định cho mình đó nha.
- Dạ.
- Còn vụ dọn nhà, có cần ba mẹ và em trai phụ con một tay chứ ?
- Dạ khỏi mẹ ơi, hãng mới này chịu chơi lắm, hãng cấp cho con 1 cái appartment ở tạm mấy tháng đầu, còn cấp cho con 3000,-Euro để dọn nhà và cho xe Spedition tới dọn phụ. Ba mẹ khỏi phải chạy lên cực lắm.
- Ồ may quá, chúc mừng con. Khi nào con dọn nhà xong ba mẹ sẽ lên thăm nhé.

Cúp máy, lòng mừng khấp khởi bà chạy ra bếp tìm chồng để báo tin vui. Cả nhà mừng như vừa trút đi một gánh nặng nề lồng ngực mấy tháng trời.

Kể từ ngày Torsten, ông xếp trực tiếp với 15 nhân viên, gửi E-mail đến khắp các PC của nhân viên trong hãng, báo tin là ông ta " tự nộp đơn với xếp trên trung ương để xin nghỉ việc", một sự thông báo việc quan trọng như thế mà qua Internet là chuyện quá đỗi bất bình thường!! Tự nhiên đám nhân viên, hầu hết ai nấy đều có trình độ đại học, bỗng như rắn không đầu. Lời ra tiếng vào, không khí ngột ngạt, hỗn độn, bà con bàn tán xầm xì liên tục về số phận mình tương lai sẽ ra sao ? Trong khi Torsten vẫn điềm nhiên hàng ngày tới sở, đi một mạch vào bua rô mình đóng cửa cái rầm, chẳng nói chẳng rằng với ai câu nào! Không khí khó thở quá, có người tuyên bố thẳng thừng " Tôi sẽ bỏ hãng này đi chỉ vì một thằng cha xếp vô lương tâm, dồn nhân viên dưới tay mình vào thế kẹt". Cô nhân viên khác thì nói " Hắn đang làm áp lực với trung ương để đạt position cao hơn, nhưng chưa được, cái-ghế-ngon đó đã bị lobby nên lọt vào tay ông xếp khác. Tay trên tay dưới, tay trong tay ngoài còn nhân viên như tụi mình là bọn tép riêu, chẳng là cái thớ gì hết ráo...". " Tôi đang gấp rút nộp đơn ở các hãng khác, đang chờ họ gọi đi phỏng vấn, có việc làm mới tôi dzọt ngay tức khắc."

Trong số nhân viên đang cơn khủng hoảng đó có cô Khánh Quyên, cô được sinh trưởng tại Tây Đức, cha mẹ cô là cựu Boat People, nay là người Đức gốc Việt. Quyên tốt nghiệp đại học ngành Chính Trị Kinh Doanh quốc tế học, tại đại học TÜ, chọn tiếng Tàu là chính. Khánh Quyên đã du học bên Thượng Hải một năm dài chỉ để học Hoa ngữ, ngoài tiếng Hoa, cô còn biết rành tiếng Anh, Pháp, Đức và Việt nữa. Được hãng này nhận vào lúc mới ra trường đại học cũng là số may, cơn khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng toàn cầu vừa qua, nhưng nước Đức thì may mắn nằm ngoài danh sách các quốc gia đang trên đà tuột dốc, hăm he bị phá sản như Hy lạp. Năm vừa qua, đi làm lĩnh lương hàng tháng Quyên rất mừng, vì thoát khỏi gánh nặng để cha mẹ gửi tiền nuôi mình ăn học, vừa tiền nhà cộng tiền sách vở, xe cộ bao nhiêu năm trường. Quyên vẽ vời tương lai, nhưng chưa biết số phần mình sẽ an cư lập nghiệp tại đâu, còn trẻ mới ra trường nghề nghiệp chưa chắc chắn bền.

Nay tin Torsten sắp bỏ đi như sét đánh ngang tai. Sẽ có ông xếp mới hay hãng này sẽ đóng cửa v..v và v..v. Ông bà Nhàn cũng lo lắng hồi hộp theo số phần của con mình, nhưng không biết làm gì giúp nó hơn là khuyên răn " Đâu sẽ vào đấy thôi con ạ. Còn trẻ tương lai còn dài, mình cố gắng không lười thì thế nào cũng kiếm ra việc mới. An tâm ".
Khánh Quyên rất chăm chỉ, khi mới nhận vào làm, đồng thời cô đã ghi danh học thêm lớp ban đêm, khóa bổ túc này đòi hỏi đi học cả thứ bảy cuối tuần để có thêm kiến thức cho ngành mình đang đi, nhất là làm trong kỹ nghệ. Đời sống kinh tế tư bản hiện nay là một sự cạnh tranh không ngừng nghỉ, muốn tiến thân thì mình phải tự lực cánh sinh thì mới chộp kịp cơ hội tốt. Quả thật không sai, sau một năm đi làm đã được nhận là nhân viên chính thức thì chỗ làm bắt đầu lung lay.

Bởi cái tính tự tin và hay phát biểu thẳng những gì mình nghĩ về ông xếp vô lương tâm đối với nhân viên, nên thằng cha Torsten để ý và tìm cách trả thù vài ba người trong khi hắn còn tại nhiệm sở. Một ngày nọ, Quyên đang ngồi trong bua-rô mình, cạnh Quyên là cô Elena chưa ra trường, còn đang thực tập, là phụ tá của Quyên, thì Torsten bước vào đặt một tờ hợp đồng trên bàn, ra lệnh bảo Quyên phải ký ngay. Quyên có linh cảm là chuyện chẳng lành, tại vì mình đang ghét hắn, hắn thừa thông minh để cảm nhận ra điều đó. Trong nhóm nhân viên có cả thảy ba người nhận được tờ hợp đồng đó của Torsten. Nội dung tờ hợp đồng Torsten bắt phải ký là sự-thỏa-thuận-của-đôi-bên, nghĩa là nếu ký tờ hợp đồng ấy lẽ đương nhiên xem như mình tự ý xin nghỉ việc, chứ không hề bị hắn đuổi !!! Hắn ta vô liêm sĩ đến đến đỗi tính lừa luôn nhân viên dưới tay mình, nếu hấp tấp Quyên và 2 bạn đồng nghiệp chịu rất nhiều thiệt thòi không ngờ trước. Một tờ hợp đồng gian manh lừa kẻ yếu thế. Torsten còn hăm dọa, nếu không nộp tờ hợp đồng đó thì hắn sẽ lấy lý do là nhân viên không thực hiện điều xếp giao phó, sẽ bị ghi điểm xấu vào tờ lý lịch làm việc của mình và đó là lý do đuổi việc.

Bản tính thông minh nhanh nhẹn, Quyên tức tốc đem tờ hợp đồng ấy ra luật sự về Arbeitsrecht ( luật bảo vệ người lao động ). Sau khi nghe cớ sự, ông luật sư khuyên rằng, chúng tôi sẽ sẵn sàng ký nhưng với những điều kiện phải được chấp thuận sau đây:
1- Hãng phải trả cho tôi 3 tháng trọn tiền lương để tôi đủ sống trang trải trước khi tìm được việc làm mới.
2- Nếu sau 3 tháng vẫn chưa tìm ra được việc làm mới thì tôi được quyền lãnh trợ cấp thất nghiệp cho đến khi có việc mới.
3- Hãng vẫn cấp cho tôi tháng lương thứ 13 ( mùa Noel được cấp thêm tháng lương thứ 13 thay vì chỉ ăn lương 12 tháng trong năm), ngoài ra còn phải bồi thường cho tôi một khoảng tiền vì chính ông xếp của hãng, Ô. Torsten đã làm mất uy tín và gây ra sự bất ổn, ảnh hưởng tinh thần nhân viên chúng tôi trong lúc đang làm việc, tính ra chúng tôi không có vi phạm bất cứ một lỗi lầm nào do Torsten hay hãng giao phó. Đồng ký tên.

Và thư qua lại hiện nay chỉ có luật sư nói chuyện chính thức với Torsten, Quyên và các bạn đồng nghiệp chờ kết quả. Trong thời gian chờ đợi là một thế kỷ dài thườn thượt. Ông bà Nhàn, cha mẹ của Quyên cũng hồi hộp theo con. Cuối cùng Luật sư cho hay Torsten đồng ý chiều theo yêu sách Quyên và đồng nghiệp nêu ra, và coi như chính thức Quyên " đi-làm tại gia coi như nghỉ xã hơi mà vẫn ăn lương 3 tháng và hưởng các khoảng tiền được bồi thường khác".

Hai tuần lễ đầu, sáng sáng thức dậy Quyên lấy làm sung sướng vì mình không phải chạy theo đồng hồ báo thức, không đi ra bến xe buýt, không bước vào bua-rô, không Guten Tag bạn đồng nghiệp, nhưng dần dần Quyên thấy có cái gì thiếu thiếu. Cho đến tuần lễ thứ ba, thứ tư...sống trong tình trạng nhàn rỗi, bỗng Quyên thấy sốc ! Bây giờ nàng mới nhận thức rõ hai chữ " thất nghiệp " nó như thế nào. Nàng đâm hoảng hốt. Không lẽ sau 6 năm dài đại học, nay lãnh tiền thất nghiệp ngồi nhà sao ? Ngồi nhà mãi an nhàn lâu coi chừng quen lười đấy nhé. Nàng vội gửi đơn đi xin việc và hồi hộp chờ đợi. Làm việc trong lo âu đầu óc thật sự căng thẳng !!

Mỗi tuần mỗi xách valise đi, từ Frankfurt, Hamburg, Düsseldorf, München, Achen, Köln, Heidelberg...không chừa bất cứ đâu. Ở đâu họ gọi điện thoại tới phỏng vấn qua phôn là Quyên đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để trả lời câu hỏi của họ.

Sau một tháng lo lắng, bỗng một hôm Quyên bị black-out, chiều đó được gọi tới văn phòng phỏng vấn, Quyên cũng leo lên xe lửa đi, mùa Đông giá, cái đầu căng cứng ngắc, choáng váng, muốn ói! Trong lúc trả lời Interview thiếu tập trung tư tưởng, thiếu nhạy bén. Họ nhận thấy sức khỏe của cô này không ổn, kết quả là họ từ chối!

Bị bác đơn, lo lắng thêm, mệt mỏi thể xác, xuống tinh thần, Quyên khóc sướt, rồi ngã bệnh ! Đành gọi điện từ chối các buổi phỏng vấn sau đó trong tuần. Khi bị black-out chỉ còn nước buông bỏ hết để dưỡng tinh thần trầm tĩnh lại. Nghe hung tin, bạn bè ghé thăm an ủi, cả ông bà Nhàn cũng gọi điện thoại lên khuyên nhủ con mình " Dù gì con cũng còn ăn lương đến tháng 4 kia mà, sao con lo quá coi chừng đứt mạch máu não thì toi đời đó con ơii !"
Hôm nay thứ bảy, sau cú điện thoại lên thăm con gái, ông bà Nhàn mừng rỡ cho cái may của con gái, nhẹ nhõm như chính mình vừa trút được một gánh nặng. Thật đúng câu: " Một lần thay đổi trong đời là một bước tiến mới ! Trên đời này không phải chỉ có may mắn không mà thôi, mà còn đòi hỏi sự nỗ lực của chính bản thân mình nữa."

Võ thị Trúc Giang Lúa 9
Samstag, 17. März 2012

__._,_.___

Lúa 9
03-21-2012, 02:08 AM
Những người yêu chuộng Tự Do

Hôm 18.03.2012 vừa qua nước Đức vừa có vị Tổng Thống mới, thay thế cho ông Christian Wulff vừa từ chức nhường sự yên ắng lại cho nước Đức lo chuyện quốc gia đại sự thay vì suốt ngày giới báo chí, truyền thông Đức cứ ra rả tạo sức ép đòi ông TT Wulff phải từ chức vì vụ tiền bạc thiếu mạch lạc. Đúng là một quốc gia đân chủ.

Lần đầu tiên trong lịch sử Đức quốc có hai vị lãnh đạo quốc gia, bà Thủ tướng Angela Merkel và ông Joachim Gauck, cả hai đều xuất thân từ DDR cũ. Ông Joachim Gauck xưa bên Đông Đức là vị mục sư Tin Lành, là người hết lòng đấu tranh cho Tự Do, người Đức đặt danh hiệu cho ông là " Ein Leibhaber der Freiheit - Người Yêu Chuộng Tự Do ". Trước khi bức tường Bá Linh sụp đổ, ông từng đấu tranh đòi hỏi quyền công dân, và đã viết rất nhiều quyển sách gióng lên ý nghĩ của mình về sự tồn vong của đất nước. Nay ông Gauck được đại hội đại biểu với 1.232 người gồm các dân biểu trong Quốc hội Liên bang và đại biểu từ các tiểu bang có mặt tại thủ đô Berlin để bầu Tổng thống Đức mới. Ông Gauck đắc cử với với 991 phiếu, tuy nhiên người giữ vai trò này luôn nằm trong thế khó xử, nguyên tắc làm việc của Tổng Thống Đức là lúc nào cũng phải đứng vị trí trung lập, không được quyền nói ra, cũng không được quyền viết ra lời chỉ trích tình hình thế giới hay dẫm chân vô quyền hành của Thủ Tướng quốc gia. Thật khó có thể tưởng tượng ông Gauck sẽ im tiếng trước sự bất an tình hình thế giới như hiện nay.

Hôm qua ngày 19 tháng 3, tại Toulouse một thành phố nước Pháp, có xảy ra một vụ ám sát gây nhiều dư luận trong giới chính quyền Pháp cũng như trong dân chúng. Giới bình luận cho rằng vụ án mạng có liên can tới vấn đề " Kỳ thị chủng tộc và bài trừ Do Thái " ( Rassismus und Antise-
mitismus ).
Kẻ sát nhân là một người đàn ông, mà ông này cách đây vài ngày đã bắn chết hai người lính gốc Phi Châu và nay lại chủ mưu tới ngay trường Do Thái, giết ông thầy dạy Tôn giáo và 3 học sinh người Do Thái. Sau vụ án mạng tên sát nhân tẩu thoát bằng xe gắn máy, hắn đang bị cảnh sát lùng bắt khắp nơi. Hành động này nói lên sự thù ghét người ngoại quốc, có phải chăng Lịch sử đang lập lại những gì đã xảy ra trong quá khứ ? Nhóm Neonazi con cháu của Hitler lại xuất đầu lộ diện để giết hại người ngoại quốc đang sinh sống tại đất nước họ ? Tại Đức, nhất là người Thổ, DoThái, cũng đang cảm thấy cuộc sống mình đang bị đe dọa, còn người Việt nam chúng ta thì sao ??

Dựa theo phim " Vụ thảm sát Olympia 72 tại Munich ", chuyện khủng bố ám sát xảy ra trong khoảng Thế vận hội Mùa Hè 72 tại Munich, Tây Đức, những thành viên của đội tuyển Do Thái bị nhóm khủng bố có tổ chức người Palastin bắt giữ làm con tin. Lúc này, nước Đức chưa có nhiều kinh nghiệm đương đầu với nhóm khủng bố, kết quả sau vụ thảm sát trên, nhóm khủng bố Palastin đã giết 11 vận động viên người Do Thái, và 1 nhân viên cảnh sát người Đức. Năm trong số 8 tên khủng bố bị cảnh sát bắn hạ trong nỗ lực giải cứu con tin. Ba tên khủng bố sống sót bị bắt giữ, nhưng sau đó được Chính phủ Đức phóng thích sau khi xảy ra việc một chiếc máy bay của hãng Hàng không Lufthansa bị cướp.

Các chính trị gia Đức cho rằng vụ Thảm sát Munich là một trong những sự kiện có ảnh hưởng nhất trong thế giới hiện đại, và nói rằng cuộc tấn công của người Palestin đã gây chấn động dư luận quốc tế, tạo tiếng vang trong nhiều thập kỷ cho xung đột Trung Đông, và bắt đầu một kỷ nguyên mới của chủ-nghĩa-khủng-bố-quốc-tế.

Palastin, Do Thái, Mỹ và Iran, các xứ Trung Đông hiện đang có rất nhiều xung đột ngầm có thể bùng nổ bất cứ lúc nào ảnh hưởng đến nền hòa bình thế giới. Iran xây boom nguyên tử bất chấp luật quốc tế vì Iran không có tên trong khối các quốc gia chấp thuận bỏ xây boom nguyên tử. Thời gian tới liệu chúng ta còn sống bình an như hiện nay nữa không ? Liệu ông Tổng Thống Joachim Gauck có thể chỉ đưa mắt nhìn mà không được quyền phát biểu, cũng không được quyền viết lên cảm tưởng của mình về nhân thế ư ?

Để xem tình hình quân khủng bố sát hại dân lành còn lộng hành tới đâu nữa. Khủng bố không những chỉ xảy ra bên A Phú Hãn, Irak, Mỹ mà đang sát bên chúng ta. Có lẽ người Việt chúng ta tại hải ngoại cũng nên cẩn trọng. Vì một khi tên sát nhân đã dùng súng bắn chết nhiều người, cả em trẻ thì hắn cũng sẽ sẵn sàng nả đạn giết người không gớm tay trong tương lai.

So với nước Việt Nam ta, đến bao giờ mới có hai vị lãnh đạo tài giỏi như bà Thủ tướng Angela Merkel và ông Tổng Thống Joachim Gauck ? Họ xuất thân từ cộng sản chủ nghĩa DDR mà ngày nay là hai vị nguyên thủ quốc gia của nước Cộng Hòa Liên Bang Đức, một trong các cường quốc trên thế giới hiện nay.

Họ đúng là những người yêu chuộng Tự Do, phải không quý vị ?

Võ thị Trúc Giang Lúa 9
Dienstag, 20. März 2012

Lúa 9
08-17-2012, 03:12 PM
Thưa anh Cả Ngố chủ Phố Rùm
cùng ACE thân mến,


Lâu lắm không về thăm nhà ĐT, tưởng mình đã quên đường về rồi chứ. Cảm thấy xa lạ quá, nhìn quanh cũng những cư dân ngày cũ. Mong rằng ace vẫn bình an. Hôm nay Lúa 9 muốn tâm sự với anh Cả Ngố và ACE về số phận của tập "Thà như giòng nước chảy "như sau:

Như chúng ta đã biết, mỗi một cuốn sách có một số phận riêng của nó, thí dụ như tập Tình Yêu Nuôi Tôi Lớn đã ra đời thật ấm cúng nhộn nhịp trong không khí mùa Đông Paris 2001, do anh chủ tịch VBVNHN TTAC Từ Nguyên tổ chức, và tập Đây Mưa Kia Nắng được trình làng trong không khí tháng 10 năm 2005 dịp ĐHVCPNHN kỳ I rất rầm rộ ý nghĩa tại Seattle do thi sĩ Quốc Nam tổ chức.

Thì tập "Thà như giòng nước chảy "được viết trong năm 2007 dưới đời Đặc Trưng ( ĐặcTrưng Phố Rùm do anh Cả Ngố San Jose làm chủ). Tựa đề TNGNC lấy từ ý bài viết về Thiền của anh Phạm Đà Giang. Và tôi miệt mài viết tại PR Đặc Trưng. Từ lâu tôi tự hỏi, không biết số phận của TNGNC sẽ ra sao? Mấy tuần qua tôi điên
đầu về vụ layout sách, tôi muốn tự làm vì người anh đã giúp tôi layout 2 quyển sách trước nay đang bệnh, anh không thể giúp tôi được nữa. Thế là mình phải tự lập, tôi tự nhủ. Đến ngày đem chips ra nhà in, chàng nhân viên trẻ tuổi nhìn vào máy rồi nhìn tôi cười, nói:
- Es dauert sehr lang bis ich die Inlay des Buches fertig werde, und das wird Ihnen ja um die 200 Euro kosten. Sind Sie dann einverstanden ? ( Muốn layout bìa và trang sách mất thì giờ lắm, nếu bà muốn tôi làm thì phải chịu tốn khoảng 200 Euro. Bà nghĩ sao ?)
Không còn cách nào khác, tôi đành gật đầu, và xin giờ hẹn để tới nhà in làm việc với họ. Giờ hẹn là 11 giờ sáng ngày mai tới.

Cất kỹ chips sách vào bóp, tôi rời nhà in, đi thẳng tới tòa hành chánh ngoài phố, nghĩ, bây giờ phải lo chuyện khác. Bước lên những bậc tam cấp cổ kính của tòa hành chánh, tôi đến gõ cửa văn phòng Zuwanderungsbüro để ghi danh tham dự Tuần Lễ Đa Văn Hóa ( Interkulturelle Woche ) của tỉnh tổ chức trong tháng 9 tới, mà Hội NVTN của chúng tôi sẽ ghi danh tham gia qua hình thức Ngày Văn Hóa VN. Ngày VHVN của chúng tôi sẽ rơi vào ngày 23 tháng 9, đúng 1 tuần sau khi tôi bên Mỹ về. Biết là thời gian rất eo hẹp, mà tôi sắp đi Mỹ RMS, cuống lên lo việc này chọ thêm luôn việc kia nữa. Nhưng ngày VHVN có chiếu phim "HS VN Nỗi Đau Mất Mát" tôi không thể lơ là công tác địa phương này. Tôi giữ bình tĩnh. Thở.

Sau khi ghi danh lên chương trình cho Hội xong xuôi, tôi chìa cái USB sách cho ông chánh văn phòng coi, nói:

- -Ich habe in moment ein großes Problem, tôi đang muốn layout sách trước khi in, nhưng tôi làm chưa đúng khuôn mẩu, nên nhà in đòi 200 Euro tiền layout chưa kể tiền in. Tôi phải xong sớm vì thứ hai 20 tháng Tám là bay sang USA rồi, phải đem sách theo để RMS, ông có biết ai giúp tôi làm rẻ hơn không?

Nghe xong ông B. chẳng cần suy nghĩ lâu, ông nói:
- Ở đây có ông Schmidt chuyên làm việc này, để tôi điện thoại hỏi xem ông ấy giúp bà việc này được không. Bà chờ chút.

Cuộc điện đàm xảy ra nhanh chóng, qua ông B. nên ông Schmidt nhận lời ngay, hẹn sáng mai, nghiã là thay vì tới nhà in cho họ làm, tôi đến văn phòng hành chánh ngồi trong bua rô chung phòng với họ, cạnh họ, dùng PC tối tân của họ, và người nhân viên có tay nghề làm layout chỉ tôi xử dụng máy tận tình. Tự tay tôi làm có ông Schmidt hướng dẫn. Ôi, tôi mừng đến muốn nhảy dựng lên, tôi thấy mình thật có phúc.

Mất gần hai ngày chúng tôi làm việc hì hục vì tập TNGNC, nay tất cả êm đẹp, design xong, rời tòa hành chánh cầm USB tới thẳng nhà in sau khi lấy giờ hẹn trước, họ in thử bìa và trang sách ra một bản thảo cho tôi đọc. Ngồi tại nhà in, đọc rồi sửa tới sửa lui, tốn bao nhiêu là giấy mực, bao nhiêu công sức, có hàng chữ khi thì dư bên đây khi thì thiếu bìa bên kia, sửa tới sửa lui mãi mới vừa ý.

Nhà in này là nhà in tôi "cưng" nhất, có cuốn sách nào tôi cũng đem ra nhờ họ in, nên trở thành quen biết. Tôi ngồi cạnh họ làm việc đến khi nào có 1 cuốn sách hoàn toàn ưng ý trong tay, cầm sách về lòng mừng khấp khởi. Đúng như chị nhà văn Đỗ Dung ( SJ ) nói " Viết sách như Mẹ đem đứa con cưng ra đời."

Và thứ hai tới đây tôi sẽ đi xe điện thật sớm về phi trường Frankfurt, chuyến bay của chúng tôi sẽ tới Charlotte, chơi sum họp gia đình một tuần, ngày 27 tháng Tám chúng tôi sẽ bay qua LA. Sau khi đi Bustour với chồng và con gái, hai người đó phải về Đức sớm để đi làm, còn tôi sẽ ở lại LA để chuẩn bị ngày RMS "Thà như giòng nước chảy" vào ngày 9/9/2012.

Mới kể tới đây tôi đã nhận ra số phận của TNGNC sẽ trình làng trong không khí như thế nào rồi, nó sẽ ra mắt trình làng giữa lòng nước Mỹ thành phố tên là Orange County hay có tên khác là Little Sàigòn. Từ lâu tôi đã hứa với lòng mình là tiền bán sách TNGNC tôi sẽ quyên góp xung vào quỹ nuôi các em gái VN bị bán vào động thổ bên Campuchia. Lời hứa đó tôi vẫn giữ lời.

Nay Lúa 9 xin gửi Thư Mời vào đây, cảm ơn anh Cả Ngố, chủ dđ Đặc Trưng Phố Rùm, đã cho tôi mượn đất để viết những tâm tình của mình trong bao nhiêu năm qua. Cảm ơn anh Cả và chị Ngô Đồng cùng BĐH PR thật nhiều.

Và xin mời những ACE nào ở gần OC vui lòng nhín chút thì giờ ghé qua Thư Viện VN để chúng ta có dịp hàn huyên tâm sự, làm quen, nhất là những vị mà từ lâu mình chỉ nói chuyện với nhau qua màn ảnh nhỏ nhưng chưa gặp mặt ngoài đời.

Rất mong đón tiếp quý anh chị, các bạn.

Thư mời tham dự buổi RMS "Thà như giòng nước chảy"
của Võ thị Trúc Giang Lúa 9


Thời gian: Chủ nhật ngày 9/9/2012
Từ 1:30 giờ đến 5 giờ chiều,

Địa điểm: Thư Viện Việt Nam
10872 Westminster Ave, Suite 214-215

Garden Grove, CA 92843




Liên lạc: Võ Thị Thu Vân & Lê Ngọc Diệp ĐT: (714) 373-9750
Võ thị Tường Vi (Trúc Giang-Lúa 9) Email: lua9mientay@yahoo.de

Kính chúc anh Cả Ngố cùng ace Đặc Trưng PR nhiều sức khỏe an vui. Mong có ngày hội ngộ.


Kính thư,
Võ thị Trúc Giang Lúa 9
* ps: Thư kể lể hơi dài, cám ơn ACE đã chịu khó đọchttp://mail.yimg.com/ok/u/assets/img/emoticons/emo1.gif