PDA

View Full Version : Biểu tình đại cáo



Ba Ếch
10-02-2011, 12:24 PM
Dựa theo Bình Ngô Đại Cáo – Nguyễn Trãi

Thay Trời hành hóa, Dân Việt chiếu rằng,
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như Hà Nội ta từ trước,
Mới ngàn năm, tốn kém chưa lâu,
Sứ quân, bờ cõi phân chia,
Phong tục Bắc – Nam cũng khác;
Từ Mạnh, Phiêu, Trọng, Mười; bao lần tham quyền cố vị
Cùng Kiệt, Dũng, Anh, Sang; mỗi anh hùng cứ một phương;
Tuy lộ, kín có lúc khác nhau,
Song tham nhũng thời nào cũng có.
Cho nên:
Năm Cam tham công nên thất bại;
Minh Phụng chí lớn phải vong thân;
Cấp quota bắt sống Văn Dâu
PMU giết tươi Việt Tiến
Việc xưa xem xét.
Chứng cứ còn ghi.
Vừa rồi:
Nhân bọn Tàu gây sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân Việt gian đã thừa cơ gây loạn
Bọn Ba Đình thì bán nước cầu vinh
Nướng dân đen, trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối Trời, lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù, kết oán đã sáu chục năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời
Nặn dân chúng sạch tay, mòn túi
Nam xuất khẩu còng lưng làm nô lệ
Ngán thay bọn chủ hoành hành
Nữ bị đem làm điếm tận nước ngoài
Khốn nỗi ê chề bệnh tật.
Vét sản vật, bán nguồn khoáng sản, chốn chốn đào, khoan
Nhiễu nhân dân, mãi lộ hoành hành, nơi nơi trạm đặt
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ
Nheo nhóc thay cảnh bà mẹ Anh hùng
Thằng há miệng, đứa nhe răng,
Máu mỡ bấy no nê chưa chán,
Nay chiếm nhà, mai cướp đất,
Bao ruộng nương cung phụng cho vừa?
Nặng nề những khoản nhập siêu
Tan tác cả mọi nghề dân tộc
Độc ác thay, Com-pu-tơ không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi
Lòng người đều căm giận,
Trời đất chẳng dung tha;
Ta đây:
Từ bốn phương tụ nghĩa
Lấy Hà Nội nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
Đau lòng nhức óc, chốc đà mấy chục năm trời
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh,
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi
Khi lòng dân đã dấy lên,
Chính lúc cầm quyền hung bạo.
Lại ngặt vì:
Ái quốc như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu,
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần,
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc,
Tấm lòng cứu nước,
Vẫn đăm đăm hướng đến Biển Đông,
Cỗ xe cầu hiền,
Thường chăm chắm còn dành phía tả.
Thế mà:
Trông người, người càng vắng bóng,
Mịt mù như nhìn chốn bể khơi.
Tự ta, ta phải dốc lòng,
Vội vã hơn cứu người chết đói.
Phần vì giận quân thù ngang dọc,
Phần vì lo vận nước khó khăn,
Tượng Lê Nin, tập dượt mấy tuần,
Hồ Hoàn Kiếm tập trung một đội.
Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
Ta gắng trí khắc phục gian nan.
Nhân dân bốn cõi một nhà,
Dựng băng rôn thay cờ phấp phới
Anh em một lòng phụ tử,
Nước Lavi thay rượu ngọt ngào.
Cơ động cả trung đoàn, lấy yếu chống mạnh,
Biểu tình mấy chục, lấy ít địch nhiều.
Trọn hay:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạọ
Sứ quán Tàu sấm vang chớp giật,
Tiếng hò reo, trúc chẻ tro bay.
Sĩ khí đã hăng, lòng dân càng mạnh.
Đại Quang, Đức Nhanh nghe hơi mà mất vía,
Quang Nghị, Thế Thảo, nín thở cầu thoát thân.
Thừa thắng ruổi dài, Bờ Hồ mấy tuần đi lại,
Lòng dân thần thánh, Kinh Đô mấy độ thu về
Mỹ Đình oán chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm
Từ Liêm, oan chất đầy ngực, nhơ để ngàn năm
Phúc tâm quân giặc: Đức Nhanh đã phải giơ đầu
Mọt kẻ gian thù: Hải Minh cũng đành chuyển việc
Tấn Sang gỡ thế nguy,
Mà đám lửa cháy lại càng cháy
Tấn Dũng cứu phe cánh
Mà quân ta hăng lại càng hăng.
Bó tay để đợi bại vong,
Giặc đã trí cùng lực kiệt,
Chẳng đánh mà người chịu khuất,
Ta đây mưu phạt tâm công.
Tưởng chúng biết lẽ ăn năn
Nên đã thay lòng đổi dạ
Ngờ đâu vẫn đương mưu tính
Lại còn chuốc tội gây oan.
Giữ lợi ích độc tài,
Gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác,
Tham công danh một lúc,
Để cười cho tất cả thế gian.
Bởi thế:
Thằng nhãi con Đại Quang động binh không ngừng
Đồ nhút nhát Thảo, Nhanh đem dầu chữa cháy
Tân Mão tháng sáu
Phạm Văn Hưng đem binh từ Thanh Xuân kéo lại
Suốt hơn một tháng,
Đức Nhanh chia đường từ Ba Đình tiến sang.
Ta trước đã lường tình huống hiểm,
Kiến quyết đấu tranh
Dân ta bất bạo động xuống đường
Nên chúng đành bất lực
Ngày năm tháng sáu, tại Sài Gòn, Thanh Hải thất thế
Ngày mười hai, sứ quán Tàu, Quang Nghị tụt vòi
Ngày mười chín, uy tín Trung Quốc đại bại tử vong
Ngày hăm sáu, diễu hành khắp nơi, bố con Nghị, Nhanh thế cùng tính quẫn.
Thuận đà dân ta ngày càng hăng máu
Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau
Lại thêm báo lề trái tung hoành
Nên mặt mũi chính quyền ngày càng bầm giập
Sĩ tốt lại kén phường bồi bút
Bề tôi toàn chọn kẻ bất nhân
Mặt chai đá, đá núi cũng mòn
Tiền như nước, nước sông cũng cạn
Mới một trận, nổi thây phản tặc
Thêm trận nữa tan tác chim muông
Cơn gió to trút sạch lá khô
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.
Việt gian Xuân Sơn, lê gối dâng tờ tạ tội
Thứ trưởng Chí Vịnh, trói tay để tự xin hàng
Hoàng Sa, Trường Sa giặc cứ tung hoành
Nam Quan, Bản Giốc dân ta nuốt lệ
Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi
Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ.
Dân ta quen thích được biểu tình,
Đảng thêm rối bời, khiếp vía mà vỡ mật
Nghe Bá Thanh bị dân vây nhà Đà Nẵng,
Thành Bắc Giang, áo quan vây thành
Bọn Dự án xéo lên nhau, chạy để thoát thân.
Thôn Cồn Dầu, máu chảy thành sông,
Nước sông nghẹn ngào tiếng khóc
Thành Bắc Giang, áo quan vây thành,
Cỏ nội đầm đìa máu đen.
Niềm tin trong dân tan tành, quay gót chẳng kịp,
Quân giặc ngày càng lấn tới, cởi giáp ra hàng
Tướng giặc Tàu được đảng ngợi ca,
Nên được thể lớn mồm đe dọa
Dân ta vốn giàu lòng thương hại
Thể lòng trời dân mở đường hiếu sinh
Sứ quán, Bờ Hồ không tập trung biểu tình
Nhà cầm quyền vẫn hồn bay phách lạc
Cảnh sát, dân phòng mỗi buổi mấy trăm nghìn bạc
Đối diện dân vẫn tim đập chân run
Họ đã tham bạc tham tiền mà bán cả non sông
Cuộc chiến còn dài nên để dân nghỉ sức
Chẳng những mưu kế kì diệu
Cũng là chưa thấy xưa nay
Xã tắc bị đảng bán rồi
Giang sơn từ đây nhỏ bớt
Càn khôn bĩ mà chưa thái
Nhật nguyệt hối vẫn chưa minh
Ngàn năm vết nhục nhã hiện về
Muôn thuở lưu danh bầy bán nước
Âu cũng bởi trời đất tổ tông
Linh thiêng chưa đến kỳ phù trợ?
Than ôi! Cỗ máy hành dân bán nước,
Ghi trang ô nhục ngàn năm
Bốn phương nổi sóng bất bình,
Vang tiếng kêu thương khắp chốn.
Xa gần bá cáo,
Ai nấy đều hay.

25/9/2011
Song Hà

Ba Ếch
10-02-2011, 12:59 PM
Nhạc phẩm Anh Là Ai do nhạc sĩ Viêt Khang sáng tác và trình bày.

http://www.youtube.com/watch?v=R4L1grczk6E

TTHV
10-03-2011, 04:50 AM
Cám ơn Anh3E
Bản nhạc hay quá

hv

TTHV
10-03-2011, 04:59 AM
Luật và Quyền biểu tìnhHiền Vy, thông tín viên RFA2011-10-02Vào khoảng giữa tháng 8 năm 2008, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và cô Phạm Thanh Nghiên đã nhờ luật sư Lê Trần Luật đưa đơn xin Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội được quyền đi biểu tình.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/group-call-thwart-b-police-gm-09182011112121.html/000_Hkg5241475-305.jpg AFP photo
Những poster của người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội vào ngày 21 tháng 8 năm 2011.

Sau đó thì cả hai người này bị bắt và họ hiện đang thi hành bản án 4 năm tù ở cho cô Nghiên và 6 năm cho nhà văn Nguyễn xuân Nghĩa.

Không còn cách nào khácTrước nguồn tin TT Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Quốc Hội Việt Nam soạn thảo luật qui định về Biểu tình trong nhiệm kỳ 2011-2016, Hiền Vy có cuộc nói chuyện với LS Lê Trần Luật. Trước hết LS Luật cho biết ý kiến của ông khi nghe nguồn tin này:

LS Lê Trần Luật: Tôi không thấy bất ngờ, bởi luật pháp ra đời vì nhu cầu khách quan, vì những đòi hỏi của xã hội. Bằng chứng khách quan đó là đã có hàng loạt cuộc biểu tình trước vấn nạn xâm lăng của Trung Quốc. Biểu tình không còn là hiện tượng xã hội đơn thuần nữa, mà nó đã trở thành những đòi hỏi khách quan của xã hội, bắt buộc nhà cầm quyền phải cho ra đời bộ Luật về biểu tình. Điều đó cũng cho thấy pháp luật không phải là ý chí của nhà cầm quyền như nhiều người quan niệm.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/group-call-thwart-b-police-gm-09182011112121.html/000_Hkg5241371-250.jpg
Người biểu tình bị đàn áp hôm 21/8/2011. AFP photo

Trong hàng loạt văn kiện hiến pháp, xuyên suốt trong thời gian nắm quyền, nhà cầm quyền Việt Nam lúc nào cũng thừa nhận biểu tình là một quyền căn bản của con người, nhưng họ phớt lờ, cho đến giai đoạn vừa rồi, có quá nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xảy ra ở Hà Nội, ở TP HCM, thậm chí có nhiều cuộc đụng độ và xung đột giữa người biểu tình và chính quyền cũng đã xảy ra. Chính điều này đã thúc đẩy nhà cầm quyền KHÔNG CÒN CÁCH NÀO KHÁC phải thỏa mãn yêu cầu khách quan này, dù rằng họ không muốn.
Tôi thấy cần quan tâm hơn về nội dung của Luật này, đây chính là lúc nhà cầm quyền can thiệp bằng ý chí của mình. Họ có thể cho ra đời một bộ Luật biểu tình, trong đó họ đưa ra các trình tự thủ tục khắt khe, thậm chí là không thể làm được. Họ cũng có thể đưa ra các điều kiện, tiêu chí, những ràng buộc, thậm chí là những chế tài hình sự để thắt chặt hoặc kiểm soát các cuộc biểu tình, hoặc là không cho phép các cuộc biểu tình xảy ra.
Hiền Vy: Xin LS cho biết liệu việc có qui luật biểu tình có làm cho xã hội VN khác hơn không? Tôi muốn nói, chiều hướng tốt hơn đấy ạ.


Chính điều này đã thúc đẩy nhà cầm quyền KHÔNG CÒN CÁCH NÀO KHÁC phải thỏa mãn yêu cầu khách quan này, dù rằng họ không muốn.

LS Lê Trần LuậtLS Lê Trần Luật: Pháp luật là những nhu cầu khách quan của xã hội, tuy nhiên khi ra đời pháp luật sẽ có những tác động trở lại với xã hội. Nếu phù hợp với nhu cầu khách quan của xã hội, thì pháp luật sẽ là những nhân tố thúc đẩy các tiến bộ xã hội. Còn ngược lại, nếu pháp luật đi ngược lại những đòi hỏi khách quan này, bởi sự can thiệp của ý chí nhà cầm quyền, thì pháp luật sẽ trở thành nhân tố cản trở sự phát triển xã hội.

Hiền Vy: Có phải trong hiến pháp VN hiện tại đã công nhận có quyền được biểu tình của người dân, phải không ạ?

LS Lê Trần Luật: Trong xuyên suốt các văn kiện Hiến pháp của Việt Nam, lúc nào nhà cầm quyền Việt Nam cũng ghi nhận cái quyền này, tôi xin phép dùng từ "ghi nhận" chứ không phải "công nhận". Tức là ghi vào trong Hiến pháp các quyền của con người nhưng thực tế đâu có cái quyền nào được thực hiện đâu. Kể cả quyền biểu tình cũng vậy.

Tiên phong trong việc đòi quyền biểu tìnhhttp://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Human-rights-in-VN-through-the-eyes-of-the-General-Secretary-of-the-ISHR-in-Germany-KhDiem-04072010203336.html/phamthanhnghien-150.jpg
Cô Phạm Thanh Nghiên. RFA file Photo.

Hiền Vy: Khoảng tháng 8 năm 2008, trước khi nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và cô Phạm Thanh Nghiên bị bắt và bị tù, có phải 2 người này đã nhờ luật sư đưa đơn xin UBND Thành phố Hà nội, được quyền biểu tình và không được chấp nhận. Thưa sau đó thì diễn tiến như thế nào, trước khi họ bị bắt ạ?
LS Lê Trần Luật: Lúc đầu tôi cũng có một chút ngạc nhiên vì nếu biểu tình là một quyền của con người thì tại sao phải xin. Vấn đề đặt ra là chúng ta bị ràng buộc bởi cái nghị định 38 về tập trung đông người. Cho đến nay nghị định vẫn còn hiệu lực. Với những quy định trong nghị định này, nhà cầm quyền đã tước bỏ quyền biểu tình của người dân VN. Trong nghị định này, thay vì gọi là biểu tình thì họ dùng cái từ "tập trung đông người". Muốn tập trung đông người thì phải xin phép.

Tôi nghĩ cô Nghiên, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, cũng như những người khác có thể tự ý đến nơi mà mình muốn biểu tình để thực hiện cái quyền của mình, tuy nhiên tôi không muốn họ bị một cái chế tài hình sự là gây rối trật tự công cộng, cho nên chúng tôi thống nhất là có đơn gởi cho Ủy Ban Nhân Dân TP Hà Nội đề nghị họ cho phép được biểu tình tại một nơi công cộng.

Sau đó họ có một văn bản trả lời là từ chối. Sau khi họ từ chối thì cô Nghiên cũng như ông Nguyễn Xuân Nghĩa đã quyết định khởi kiện cái hành vi hành chánh của UBND TP Hà Nội, là từ chối không cho biểu tình. Khi khởi kiện đến Tòa án Thành phố Hà Nội thì tòa án TPHN trả lời rằng vụ khởi kiện này không thuộc thẩm quyền của họ và cần phải được giải quyết ở UBND TP Hà Nội, và họ trả lại đơn và chờ sự giải quyết của UBND TP Hà nội. Nhân đây tôi cũng xin nói một chi tiết để thấy được cách hành xử của chánh quyền Việt Nam đối với cô Nghiên và ông Nghĩa trong giai đoạn đó.


Tôi cho rằng hai người này đã có công đầu trong việc đòi hỏi quyền biểu tình cho người dân Việt Nam.

LS Lê Trần LuậtĐó là, sau khi tòa án trả lại đơn và chờ sự giải quyết của UBNDTP Hà Nội thì họ không có giải quyết. Cho đến ngày ông Nghĩa bị bắt rồi sau đó đến cô Nghiên bị bắt thì đúng buổi sáng bị bắt thì buổi chiều UBNDTPHN lại có một giấy mời, mời cô Nghiên và ông Nghĩa lên giải quyết vụ việc. Tôi ngạc nhiên cái chi tiết này, bởi vì suốt một thời gian dài họ từ chối, không chịu giải quyết. Cho đến ngay sau khi cô Nghiên bị bắt thì họ lại mời lên giải quyết. Sau đó họ lấy lý do là cô Nghiên và ông Nghĩa đã từ chối, không lên giải quyết.

Hiền Vy: Như vậy thì thưa luật sư, việc cô Phạm Thanh Nghiên và ông Nguyễn Xuân Nghĩa bị bắt có phải một phần là do vụ việc đưa đơn xin được biểu tình không?

LS Lê Trần Luật: Với những gì mà tòa án Hải Phòng đã xét xử ông Nghĩa và cô Nghiên thì họ không nói liên quan đến cái vụ việc biểu tình. Họ chỉ nói về những bài viết, những hành động của hai người này nhưng trong sự tác động qua lại, tôi cho rằng cái việc họ xin biểu tình đã làm cho chính quyền khó xử hơn và nó thúc đẩy nhanh cái quá trình mà chính quyền cần bắt hai người này.

Hiền Vy:Bây giờ thì cô Nghiên đang thi hành bản án và cũng gần tới lúc được ra rồi và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa thì còn hơn hai năm nữa. Với cái nguồn tin là có thể sẽ có cái Luật biểu tình thì thưa xin cho biết ý kiến của ông về những người đã tiên phong đem chuyện này ra công luận ạ.

http://www.rfa.org/vietnamese/HumanRights/Polluted-conditions-take-toll-on-imprisoned-dissidents-amid-their-wives-s-complaint-ThQuang-06252010222748.html/NguyenXuanNghia150.jpg
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa. RFA file Photo.

LS Lê Trần Luật: Cho tới lúc này, trước áp lực của nhiều cuộc biểu tình thì nhà nước sắp sửa cho ra đời Luật biểu tình. Điều đó cho thấy rằng hành động trước đây của cô Nghiên và ông Nghĩa là một hành động đi trước, là một hành động hết sức đứng đắn để thể hiện đòi hỏi các quyền của con người.
Tôi cho rằng hai người này đã có công đầu trong việc đòi hỏi quyền biểu tình cho người dân Việt Nam. Điều đó cho thấy rằng tại giai đoạn trước đây, vào khoảng năm 2008, nhà cầm quyền đã tước bỏ quyền chính đáng của cô Nghiên và ông Nghĩa rồi sau đó hai người này phải đi tù. Tôi nghĩ cho tới bây giờ họ cần phải có một cái văn bản chính thức xin lỗi hai người này vì họ đã cố tình tước bỏ cái quyền của hai người này.

Nhân đây tôi cũng cần nhắc lại là chúng ta nên ghi nhận những cái công hàng đầu của hai người này đã tiên phong trong quá trình đòi hỏi quyền biểu tình cho người dân Việt Nam.

Hiền Vy: Xin cảm ơn luật sư Lê Trần Luật.

Theo dòng thời sự:

Bất ngờ khi chính quyền soạn thảo luật biểu tình (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/pm-asked-law-demontrations-ka-09302011115610.html)
Thủ tướng Việt Nam đề nghị xây dựng Luật biểu tình (http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-pm-request-build-law-demon-09282011153620.html)
Thư ngỏ của ông Lê Hiếu Đằng gửi các nhà lãnh đạo VN (http://www.rfa.org/vietnamese/ReadersOpinions/letter-of-lhdang-t-govt-09192011155622.html)
Hà Nội ra lệnh cấm biểu tình (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hanoi-says-no-more-protest-08182011100616.html)
Luật biểu tình - lợi khí của cả dân lẫn nhà nước (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/demon-law-benefits-qc-08182011131237.html)
Phạm Thanh Nghiên và giải thưởng Hellman Hammett (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Reaction-of-young-Vietnamese-as-PhamThanhNghien-receives-Hellman-Hammett-grant-10162009105301.html)
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: giải thưởng Hellman/Hammett ghi nhận những nỗ lực tranh đấu cho dân chủ tại VN (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/InterviewNguyenXuanNghiaOnHellmanHammett2008-TQuang-07232008211716.html)

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

TTHV
10-03-2011, 06:13 AM
LM Nguyễn Văn Khải nói về Tôn Giáo, Ngoại Xâm, Tuổi Trẻ tại Việt Nam

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 28 tháng 9 năm 2011

Nguồn (http://www.voanews.com/vietnamese/news/)

Vào năm 2008 hàng ngàn Giáo dân xứ Thái Hà đã cùng nhau cầu nguyện tại Tòa Khâm Sứ Hà Nội và Giáo xứ Thái Hà để yêu cầu nhà nước trả lại Tòa Khâm Sứ và tôn trọng quyền tự do tôn giáo của giáo dân. Các cuộc hiệp thông cầu nguyện này đã gặp nhiều sự cản trở từ phía nhà nước và làm rúng động cộng đồng Công Giáo Việt Nam cũng như hải ngoại. Qua các cuộc hiệp thông này, Linh mục Nguyễn Văn Khải được nhiều người biết đến vì tinh thần tranh đấu và sự can đảm của ông.
Ngày 10 tháng 9 năm 2011, nhân dịp đi thăm thân hữu tại Hoa Kỳ, Linh mục Khải ghé lại Houston và có một buổi nói chuyện cùng đồng hương. Giáo sư Nguyễn Chính Kết thay mặt ban tổ chức giới thiệu Linh mục Nguyễn Văn Khải:
“ Linh Mục là phát ngôn viên của Dòng Chúa Cứu Thế, cũng như của giáo xứ Thái Hà trong cuộc đấu tranh này. Cuộc gặp gỡ hôm nay để Cha Khải với tư cách là một nhân chứng nói lên tiếng nói của người đấu tranh cho Công lý, cho Tự do Nhân quyền tại Việt Nam”
https://lh5.googleusercontent.com/-ViZDj9UBHeQ/ToRtOMQgA8I/AAAAAAAAGvA/a1OUZAFFhnI/DT-LmKhai-voa-.jpg
LM Khai va reporters - Photo by Linh Tran
Trong buổi nói chuyện thân mật này, mà đa số là giáo dân công giáo, Linh mục Khải giải thích về tình trạng thiếu tự do tôn giáo mà các giáo dân Công Giáo, cũng như các tôn giáo khác tại Việt Nam phải chịu từ năm 1954 tới nay. Ông khẳng định là ở Việt Nam hiện nay không có tự do tôn giáo:
“Theo tôi, ở Việt Nam hiện nay không có Tự do tôn giáo, nói cho đúng là tự do tôn giáo đang bị vi phạm nghiêm trọng bởi vì chúng tôi thấy là các sinh hoạt tôn giáo thuần túy vẫn bị nhà nước tìm cách kiểm soát và khống chế . Chẳng hạn như việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm các chức sắc tôn giáo nhà nước vẫn xen vào.”

Ngoài việc kiểm soát sự bổ nhiệm các chức sắc tôn giáo, Linh mục Khải cho biết giáo dân và các tổ chức tôn giáo còn chịu nhiều sự bất công, như không được bình đẳng, như bị đối xử khác biệt về kinh tế, giáo dục, chính trị , xã hội, y tế, vân vân... Linh mục Nguyễn văn Khải còn nói về sự giới hạn quyền đi lại của các hàng giáo phẩm và nhà nước mỗi ngày kiểm soát một cách tinh vi, chặt chẽ hơn:
“ Theo tôi thấy không có tự do tôn giáo là bởi vì các tín đồ của các tôn giáo nhất là các chức sắc các tôn giáo không được tự do cư trú và tự do đi lại, và nhà cầm quyền càng ngày càng tìm cách xiết chặt các hoạt động của các tôn giáo, kiểm soát hoạt động tôn giáo một cách tinh vi và đôi khi rất trắng trợn”

Được hỏi về nguy cơ Bắc Thuộc, Linh mục Khải nói rằng trên thực tế Việt Nam đang bị Trung Quốc xâm lấn, chứ không còn là nguy cơ nữa :
“Mình hay dùng chữ là “nguy cơ” Bắc Thuộc, nguy cơ là cái có thể xảy ra, theo như tôi thấy điều đấy là không đúng, mà phải nói thực tế Bắc Thuộc nó đang diễn ra rồi, nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay là đang đi theo Trung Quốc và đang thần phục Trung Quốc và Trung Quốc đang từng bước thôn tính Việt Nam về đất đai về biển đảo, về rừng núi tài nguyên, và từng bước thôn tính nền kinh tế Việt Nam bằng hàng hóa chất lượng thấp của Trung quốc nhập lậu vào Việt Nam, thôn tính Việt Nam cả bằng văn hóa nữa…”

Nhận xét về giới trẻ Việt Nam, Linh mục Khải chia sẻ là giới trẻ muốn dấn thân bảo vệ đất nước tuy ít nhưng mỗi ngày một gia tăng:
“Trong một chế độ tuyên truyền một chiều và dùng bạo lực rất mạnh như vậy, cho nên hầu hết giới trẻ Việt Nam vẫn còn đang bị nhà cầm quyền đánh cắp mất nhận thức, niềm tin và tình yêu đối với quê hương và đất nước nhưng cái số mà thức tỉnh, phản tỉnh, để rồi từ đấy mà dấn thân tìm cách bảo vệ quê hương đất nước, cái số đấy tuy chưa phải là đa số trong giới trẻ nhưng cái số đấy càng ngày càng gia tăng đông đảo hơn trước”

Đồng hương rất cảm kích khi nghe Linh Mục Khải chia sẻ những kinh nghiệm của ông về hiện trạng của đất nước, nhất là về Tự Do Tôn Giáo. Nhà văn Nguyễn Thế Giác nói là ông rất cảm động khi nghe những câu chuyện từ nhân chứng sống là Linh mục Nguyễn Văn Khải:
“ Tôi lấy làm cảm động có một nhân chứng sống đã nói về hiện trạng của đất nước Việt Nam hôm nay. ”

Còn bà Mỹ Linh chia sẻ là nghe Linh Mục Khải nói chuyện làm cho bà phấn khởi hơn về tinh thần của giáo dân trong nước:
“ Qua cuộc nói chuyện của Cha Khải chúng tôi rất phấn khởi. Hơn nữa Cha đại diện cho tinh thần bên Công Giáo mà đã nói ra những vấn đề mà Cha đã trải qua làm cho chúng tôi ở hải ngoại, cảm thấy là mình có một niềm tin về tinh thần của Công Giáo có thể là chịu đựng được những cái đau khổ và cũng tranh đấu được với chính quyền cộng sản”


Nguyễn Phục Hưng tường trình từ Houston, Texas.

Thử sửa bài

Triển
10-03-2011, 07:17 AM
Cám ơn Anh3E
Bản nhạc hay quá
hv
Tác giả trình bày thống thiết quá. Bravo. =D>

thuykhanh
10-03-2011, 07:43 AM
Tác giả trình bày thống thiết quá. Bravo. =D>

Anh nhanh tay quá, tôi mới trả lời, chỉ HV cách đăng hình mà bài mất rồi

TTHV
10-03-2011, 07:59 AM
hv chào anh Triển, chào chị TK
Không biết sao hình trong bài ps bị mất hết anh T và chi TK ơi
em cũng deleted 1 bài rồi nhưng vẫn hiện ra 2 bài. em chỉ sợ tốn nhiều chỗ của PR thôi.
hv

Triển
10-03-2011, 08:05 AM
hv chào anh Triển, chào chị TK
Không biết sao hình trong bài ps bị mất hết anh T và chi TK ơi
em cũng deleted 1 bài rồi nhưng vẫn hiện ra 2 bài. em chỉ sợ tốn nhiều chỗ của PR thôi.
hv
Mấy hôm nay tôi đăng ảnh dán bằng link (URL) chứ chưa copy & paste bài có ảnh sẵn nên cũng không rõ chị HV ơi.

TTHV
10-03-2011, 03:44 PM
Anh Triển
hv mới thử post lại bài thì hình lại hiện ra

TTHV
10-12-2011, 04:23 PM
Vài Ý Kiến về Luật Biểu Tình tại Hoa Kỳ và Việt Nam


https://lh4.googleusercontent.com/-g2L0MEcO6Xg/TpX_RLayirI/AAAAAAAAG78/Fhx_OpBdkSM/s640/HKDH-voaLBT_9857.jpg
Hình minh họa - By HV
.
.
Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 12 tháng Mười năm 2011

Nguồn (http://haokhidienhong.com/hienvy/luatsunghivienalhoangvaluatbieutinh.html)

.
Biểu tình là một hình thức thực hành quyền Tự Do Ngôn Luận, để bày tỏ quan điểm của người dân, một quyền căn bản tại các nước tự do trên thế giới và có luật lệ rõ ràng để dân chúng biết giới hạn của mình. Ở Việt Nam, quyền Biểu Tình dù được ghi trong Hiến Pháp nhưng vì không có Luật Biểu Tình nên nhà nước Việt Nam thường tùy nghi xử lý để bảo vệ nhà nước thay vì bảo vệ quyền con người của dân chúng.

Gần đây để phản đối Trung Quốc xâm lược Việt Nam trên đất liền và Biển Đông, hàng loạt các cuộc biểu tình đã diễn ra tại Hà Nội và Saigòn, bất chấp sự đàn áp của công an. Có lẽ trước cao trào này, Thủ Tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị cho bộ Công An soạn thảo Luật Biểu Tình để Quốc Hội Việt Nam phê chuẩn. Đây là một vấn đề gây nhiều tranh cãi đối với người Việt khắp nơi trên thế giới. Để tìm hiểu thêm chúng tôi có dịp nói chuyện với luật sư Hoàng Duy Hùng là một luật sư đang hành nghề tại Houston và còn là Nghị Viên Hội Đồng Thành Phố Houston (http://www.houstontx.gov/council/f/), thuộc tiểu bang Texas.

Theo luật sư Hùng, Luật Biểu tình tại Hoa Kỳ cũng có những điều giới hạn căn bản như sau:

“Hiến Pháp Hoa Kỳ có Tu Chính Án Thứ Nhất cho phép người dân có tự do ngôn luận và tự do phát biểu. Biểu tình là một hình thức bày tỏ quan điểm của mình. Tuy nhiên khi phát biểu thì cũng có một số hạn chế: Thứ nhất, bày tỏ trong ôn hòa không được sử dụng bạo lực; Thứ hai, không dựng chuyện hoặc nói sai sự thật vì có thể bị kiện dân sự về tội vu khống hoặc mạ lỵ; Thứ ba, không lợi dụng cuộc biểu tình để gây rối an ninh công cộng; và Thứ tư, tuân thủ những quy định của địa phương về âm thanh, ánh sáng, và môi sinh công cộng."

https://lh5.googleusercontent.com/-8KF_neSD6jA/TpX_D4OojSI/AAAAAAAAG7g/f55wwwq4yhA/s367/HKDH-AlHoang-LuatBT-sm.jpg

Photo by HV

.
Vẫn theo luật sư Hùng, vì thành phố là đơn vị lo về vấn đề an ninh địa phương nên mỗi thành phố có luật lệ riêng và có đôi chút khác biệt. Riêng tại Houston, luật sư Hùng cho biết là tùy thuộc vào tính cách của cuộc biểu tình mà vấn đề xin phép hay không được đặt ra:

“Ở Houston, nếu cuộc biểu tình tự phát và không sử dụng loa phát thanh và biểu tình ban ngày thì không cần xin phép gì hết, mạnh ai nấy tới địa điểm biểu tình. Nhưng nếu biểu tình có kế hoạch và dự trù sẽ thu hút đám đông thì vì vấn đề âm thanh và trật tự, người tổ chức biểu tình phải xin giấy phép sử dụng âm thanh cho cuộc biểu tình. Kế tiếp, ở Houston, người biểu tình cũng phải biết quy định về cờ, bảng hiệu, banderol, và cán cờ. Người dân có quyền phát biểu ý kiến, ngay cả việc phê bình, miễn sao sự phê bình đó dựa trên các sự kiện và không có dùng bạo lực.”


Đề cập đến bộ Luật Biểu Tình do bộ Công An Việt Nam đang soạn thảo, luật sư Hùng tỏ ý quan ngại về tính chất khách quan của bộ luật sẽ được trình Quốc hội vì quá trình không độc lập của Quốc Hội với Nhà Nước tại Việt Nam:

“Vì Luật Biểu Tình ở Việt Nam chưa có và sự soạn thảo ở trong giai đoạn đầu nên những luật gia không thể đánh giá hoặc phê phán được vì chưa có bản văn trong tay. Tuy nhiên, vì quá trình đàn áp của Bộ Công An, là cánh tay quyền lực của Đảng Cộng Sản Việt Nam để trấn áp những tiếng nói đối lập nên nhiều người e ngại Luật Biểu Tình do Bộ Công An CSVN soạn thảo sẽ không khách quan mà sẽ có tính cách hà khắc để triệt hạ những người bất đồng chính kiến với Đảng Cộng Sản Việt Nam”.


Nhắc đến lời phát biểu của ngoại trưởng Việt Nam là ông Phạm Bình Minh cho rằng sự đàn áp của công an trong các cuộc biểu tình ở Hà Nội cũng không khác gì việc cảnh sát Anh bắt giam các phần tử bạo động đốt phá tại Luân Đôn gần đây, luật sư Hùng nói đây chỉ là lời ngụy biện:

“Đối với CSVN, bất đồng chính kiến với Đảng Cộng Sản tức là phản bội tổ quốc và đó là tội hình trầm trọng. Vì quan niệm như vậy nên họ so sánh đàn áp các cuộc biểu tình ôn hòa ở Việt Nam của những người yêu nước đòi hỏi bảo toàn chủ quyền lãnh thổ là một tội trọng và vì thế họ đàn áp giống y như bên Anh đàn áp các phần tử bất hảo.”


Đề cập đến trường hợp nhà dân chủ Phạm Thanh Nghiên đang còn bị tù vì phản đối một cách bất bạo động trong việc tọa kháng tại nhà riêng sau khi đã chính thức nhờ luật sư gửi đơn lên Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội vào năm 2008 xin được biểu tình nơi công cộng nhưng bị từ chối, luật sư Hùng nói rằng đây là một bằng chứng nhà nước Việt Nam coi những ai bất đồng chính kiến với họ là tội phạm nặng.
“Đảng CSVN dùng nhà nước và Hiến pháp của nhà nước này làm công cụ để bảo vệ quyền lợi của Đảng và họ coi những ai bất đồng chính kiến với họ là tội phạm nặng nhất. Cô Phạm Thanh Nghiên và một số nhà yêu nước khác dù có đấu tranh trong khuôn khổ Hiến Pháp của Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa và có tranh đấu bất bạo động đi nữa thì cũng bị trù dập ngay và phải đi tù, vì tội của họ là dám đứng lên nói tiếng nói bất đồng với Đảng Cộng Sản"

Mặc dù thấy những khó khăn của những người yêu nước tại Việt Nam và quan tâm về bộ luật biểu tình sắp ra nhưng luật sư Hoàng Duy Hùng vẫn lạc quan về sự thành công của phong trào đòi Tự Do và Dân Chủ tại Việt Nam:
.
“Tôi tin rằng trong mỗi con người Việt Nam đều có lòng yêu nước. Với sự tin tưởng lạc quan như vậy, tôi nghĩ rằng làn sóng biểu tình ở Việt Nam, dầu có sự đàn áp hoặc làm khó dễ gắt gao của bộ máy cầm quyền, ngày sẽ càng gia tăng cho đến một ngày nào đó Hoa Tự Do và Dân Chủ sẽ thực sự nở rộ trên quê hương Việt Nam"


Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas

Âm thanh tại đây ---> http://haokhidienhong.com/hienvy/luatsunghivienalhoangvaluatbieutinh.html

TTHV
11-18-2011, 02:29 PM
Dự luật biểu tình bị chỉ trích tại Quốc hội (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/11/111118_protest_law_questioned.shtml)

(http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/11/111118_protest_law_questioned.shtml)
Cập nhật: 12:55 GMT - thứ sáu, 18 tháng 11, 2011

Facebook (http://www.facebook.com/sharer.php?u=http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/11/111118_protest_law_questioned.shtml&t=BBCVietnamese.com+-+Dự luật biểu tình bị chỉ trích tại Quốc hội)
Twitter (http://twitter.com/home?status=http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/11/111118_protest_law_questioned.shtml)
Chia sẻ (https://dtphorum.com/pr4/#)
Gửi cho bạn bè (https://dtphorum.com/worldservice/apps/vietnamese/sendemail/g/http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/11/111118_protest_law_questioned.shtml?t=Dự luật biểu tình bị chỉ trích tại Quốc hội)
In trang này (https://dtphorum.com/pr4/?print=1)


http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/10/21/111021134226_hanoitv_protest_304x171_danlambao_noc redit.jpg
Một số đại biểu Quốc hội nói Việt Nam là nhà nước của nhân dân nên người dân không cần phải biểu tình


Nghị trường Việt Nam hôm thứ Năm 17/11 đột ngột nóng lên khi các đại biểu Quốc hội tranh cãi về luật biểu tình.
Luật biểu tình này vốn được đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất hồi đầu nhiệm kỳ của Quốc hội khóa 13 đang vấp phải sự chống đối quyết liệt.

Đại biểu Hoàng Hữu Phước, tổng giám đốc công ty cổ phần doanh thương Mỹ Á và là đại biểu của Thành phố Hồ Chí Minh, đã đăng đàn với một bài phát biểu được soạn sẵn chỉ trích gay gắt Luật biểu tình.

“Tôi kính đề nghị Quốc Hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ Quốc Hội Khóa XIII này,” ông Phước bắt đầu bài phát biểu của mình bằng một đề xuất mạnh mẽ.
Ông đưa ra bốn lý do phản đối Luật biểu tình: thứ nhất, biểu tình bao giờ cũng chống lại chính phủ nước sở tại; thứ hai, quyền biểu tình xâm hại quyền tự do mưu cầu hạnh phúc của người khác; thứ ba, Luật biểu tình không phản ánh nguyện vọng của nhân dân và cuối cùng, người dân Việt Nam chưa đủ trình độ dân trí để thực hiện quyền này.
Chống lại chế độ“Ngay từ khởi thủy và cho đến tận ngày nay, biểu tình là hành động để chống lại chính phủ nước mình hoặc chống lại một chủ trương của chính phủ của nước mình,” ông khẳng định và dẫn chứng bằng các cuộc biểu tình của người dân Mỹ chống chiến tranh Việt Nam.

"Biểu tình không bao giờ là hình thức bày tỏ chính kiến chống lại một nước khác ngay cả khi nước ấy đang xâm lược nước mình."
Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước







“Biểu tình không bao giờ là hình thức bày tỏ chính kiến chống lại một nước khác ngay cả khi nước ấy đang xâm lược nước mình,” ông nói thêm.
Bài diễn thuyết hùng hồn và viện dẫn đầy đủ kiến thức đông tây kim cổ của đại biểu Phước cho thấy ông rất thiết tha và tâm huyết với việc bãi bỏ Luật biểu tình.
“Việt Nam có cần các cuộc biểu tình chống chính phủ Việt Nam hay một chủ trương chính sách đạo luật của Chính phủ Việt Nam không?” ông đặt vấn đề.
“Nếu không cần, thì sao lại phải soạn dự án Luật biểu tình và nói về nó mãi như thể nó là khuôn vàng thước ngọc để đo chiều rộng chiều cao chiều sâu của tự do, dân chủ?” ông biện giải.

Ông Phước được biết là có bằng cử nhân tiếng Anh và thạc sỹ quản trị kinh doanh. Công ty của ông chuyên tư vấn về chiến lược kinh doanh và phát triển nguồn nhân lực. Trước đó, ông còn là giảng viên tiếng Anh của Đại học ngoại ngữ Hà nội và Cao đẳng sư phạm TPHCM và đã từng là quản lý cao cấp cho các công ty nước ngoài như Manulife và American Business College.

Đáng lưu ý ông Phước không phải là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.

Ông Phước kể lại với Quốc hội về việc người dân bức xúc như thế nào trong các cuộc biểu tình phản đối ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc mà ông có dịp chứng kiến ở TP. HCM để dẫn chứng cho lập luận của ông về việc quyền biểu tình xâm hại quyền tự do của người khác.
“Tôi đã nghe những người bị kẹt xe thốt lên những lời nguyền rủa thóa mạ văng tục giận dữ đầy đe dọa dành cho những người đang tập hợp mà ta gọi sai là ‘biểu tình’ ấy,” ông nói.
“Sự giận dữ ấy có thể sẽ biến thành gây hấn, bạo loạn, đánh nhau giữa nhóm biểu tình và nhóm chống biểu tình,” ông nói thêm.
‘Nhân dân không ủng hộ’http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/11/04/111104154549_national_assemby_304x171_bbc_nocredit .jpg
Luật biểu tình có khả năng không được Quốc hội xây dựng



Sau bài diễn văn, trao đổi với phóng viên báo Tuổi Trẻ bên hành lang Quốc hội trong giờ giải lao, đại biểu Hoàng Hữu Phước nhắc lại yêu cầu ‘phải hỏi xem có bao nhiêu người muốn có Luật biểu tình’.
Ông cũng nêu thêm một lý do nữa để giải thích lập trường của mình là ‘hoàn cảnh của Việt Nam khác’ các nước nên người dân Việt Nam không nên có quyền mà người dân các nước khác có.
“Các nước thì có ai chống họ đâu,” ông nói “trong khi Việt Nam thì nhiều thế lực thù địch tập trung công kích.”
“Khi mình cho phép [biểu tình] thì phải đương đầu với sự cho phép đó,” ông nói.
“Những người phá hoại họ không nằm trong số những người xin phép…mà họ trà trộn hoặc đứng ở góc đường nào đó để phá hoại,” ông cảnh báo.
http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/11/18/111118114504_hoang_huu_phuoc_304x171_tuoitre_nocre dit.jpg
Đại biểu Hoàng Hữu Phước tình nguyện đi thuyết phục người dân rằng không cần có Luật biểu tình



Ý kiến của đại biểu Hoàng Hữu Phước cũng được một số đại biểu Quốc hội khác đồng tình, phụ họa.

Đại biểu Nguyễn Thanh Tùng của tỉnh Bình Định đồng ý với ông Phước rằng biểu tình là phản đối.
“Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta có Mặt trận, có khối đại đoàn kết toàn dân, vì sao chúng ta lại cho tổ chức biểu tình,” ông đăṭ vấn đề.
Ông lặp lại quan điểm thường thấy của Đảng và Nhà nước Việt Nam rằng ‘tự do dân chủ không phải là biểu tình’ mà là chăm lo phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân.
Còn đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa của tỉnh Thừa Thiên - Huế cho rằng không cần luật biểu tình vì ‘chế độ xã hội chủ nghĩa dân chủ gấp vạn lần chế độ tư bản’ và vì thể chế chính trị Việt Nam đã xây dựng rất hoàn chỉnh' và 'Việt Nam hiện nay rất phát triển cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và vị thế ngoại giao'.

"Quyền biểu tình không chỉ là nhu cầu thực tiễn của xã hội mà nó gần như là chuẩn mực của thế giới về quyền tự do con người tức là quyền hội họp"
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc






“Có vấn đề gì chúng ta có Mặt trận, có hội đồng nhân dân, có chính quyền, vừa rồi có Luật khiếu nại, Luật tố cáo,” ông nói.
‘Bất bình thường’Tuy nhiên ngay tại Quốc hội cũng có đại biểu không đồng tình với ông Hoàng Hữu Phước.
Đại biểu Dương Trung Quốc cũng đăng đàn Quốc hội nêu ý kiến ủng hộ Luật biểu tình cũng trong phiên họp ngày 17/11.
“Chúng ta đang chứng kiến những sự kiện trong quá trình hội nhập thế giới, việc biểu thị, bày tỏ thái độ của người dân là cần thiết,” ông nói và lưu ý rằng việc ‘tụ tập đông người’, cách mà các phương tiện truyền thông trong nước gọi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, nên được gọi đúng tên thực chất là ‘biểu tình’.
http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/11/18/111118113732_duong_trung_quoc_304x171_vnexpress_no credit.jpg Đại biểu Dương Trung Quốc gọi những người biểu tình chống Trung Quốc là yêu nước


“Thóa mạ những người biểu tình như thế, chúng ta đi ngược lại những tuyên bố chính thức của Nhà nước,” ông nói.
Ông cũng gọi những người biểu tình chống Trung Quốc là ‘những người yêu nước’ nhưng ‘cách biểu thị của họ không thích hợp trong hoàn cảnh này' vì 'chúng ta chưa có luật’.
“Luật biểu tình là một công cụ để chúng ta điều chỉnh, chúng ta bảo đảm những yếu tố tích cực của nó và chúng ta bảo đảm quyền của người dân,” ông lập luận.
Ông cũng đề cập cách tiếp cận Luật biểu tình dưới góc độ ‘một quyền cơ bản của người dân’ đồng thời là công cụ thực thi pháp luật.
“Nếu chúng ta chỉ nhìn một mặt thì chỉ thấy mặt hỗn loạn của nó,” ông nói.
“Chính bởi vì không có luật nên mới dẫn đến tình trạng hỗn loạn.”
Ông cũng phản bác ý kiến đại biểu Phước là ông nhân danh nhân dân để chống đối luật biểu tình dù không đề cập đích danh.
“Trừ khi chúng ta có sự ủy nhiệm, hoặc có điều tra định lượng để nói rằng người dân phản đối,” ông nói.
Trong cuộc phỏng vấn với báo chí bên hành lang Quốc hội sau đó, ông nói “quyền biểu tình không chỉ là nhu cầu thực tiễn của xã hội mà nó gần như là chuẩn mực của thế giới về quyền tự do con người tức là quyền hội họp.”
Ông cho rằng nếu loại bỏ quyền tự do đó thì Việt Nam sẽ trở thành "bất bình thường".

Triển
07-01-2012, 01:42 AM
(nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/06/120701_viet_china_protestcall.shtml )





Biểu tình chống Trung Quốc ở VN
Cập nhật: 05:22 GMT - chủ nhật, 1 tháng 7, 2012

Đã diễn ra các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở hai thành phố lớn tại Việt Nam hôm Chủ nhật.

Phóng viên hãng tin AP nói khoảng 200 người cầm cờ, hô khẩu hiệu phản đối Trung Quốc ở Hà Nội.

Trong khi đó, một blogger ở Sài Gòn nói trên 500 người đã xuống đường ở thành phố tại miền Nam.

Theo bản tin AP từ Hà Nội, chừng 200 người đã diễu hành về phía tòa đại sứ Trung Quốc.

"Công an đã ngừng giao thông và không chặn cuộc biểu tình, nhưng khu vực xung quanh tòa đại sứ bị phong tỏa," theo bản tin.

Tại Hà Nội, blogger Nguyễn Xuân Diện mô tả cuộc tuần hành bắt đầu từ 9h sáng.

Theo ông, "một số xe cảnh sát hướng dẫn bà con đi trên vỉa hè, và phân luồng giao thông để đảm bảo an toàn cho đoàn biểu tình."

Đến khoảng 10h36, blogger này nói đoàn biểu tình "tự giải tán tại khu vực Hồ Gươm".

Còn từ Sài Gòn, blogger Huỳnh Ngọc Chênh nói trên 500 người xuống đường, và "công an, dân phòng và trật tự đô thị xuất hiện vô cùng đông, bao vây các bạn trẻ và bắt một số lên xe".

"Nhiều người xông vào dằng co, không cho xe bắt người chạy. Ngay lúc ấy, nhóm biểu tình xuất phát từ trước nhà thờ Đức Bà do các trí thức yêu nước dẫn đầu cũng vừa kéo đến."

"Lực lượng an ninh tăng cường mỗi lúc mỗi đông cuối cùng cũng đóng được cửa xe và cho xe chạy," theo cây bút này.

Ông Huỳnh Ngọc Chênh, cựu nhà báo của tờ Thanh Niên, mô tả đoàn người đi qua tòa lãnh sự mới của Trung Quốc, "nhưng bị lực lượng an ninh lập rào cản chặn lại cách đó 300 mét".

"Đoàn dừng lại đây hô vang các khẩu hiệu Việt Nam, Hoàng Sa, Trường Sa. Sau đó đoàn kéo ngược lại đường Pasteur về lại công viên 30. 4 trước dinh Thống Nhất."

"Đoàn biểu tình, giờ này, đã được bổ sung đông hơn, định kéo xuống đường Lê Lợi và sau đó tự giải tán nhưng lực lượng trật tự được kéo đến ngăn cản quyết liệt, không cho đi nữa, anh Lê Hiếu Đằng kêu gọi mọi người giải tán và ra về trong trật tự," theo blogger viết từ Sài Gòn.

Tính đến chiều giờ Việt Nam, các tờ báo lớn ở trong nước vẫn im lặng, không nói gì về cuộc biểu tình.

Một số trang blog và mạng xã hội như Facebook những ngày qua đăng tải những lời kêu gọi xuống đường để “ủng hộ Luật Biển Việt Nam” và “phản đối ý đồ xâm lược của Trung Quốc”.

Hình ảnh về các cuộc biểu tình ở Việt Nam mùa hè năm ngoái được đăng lại, trong khi các công dân mạng đồn đoán liệu chính quyền Việt Nam có ngăn chặn biểu tình hay không.

'Vận động không đi'

Trong khi đó, tổ chức nhân quyền đặt ở Mỹ, Human Rights Watch, cho rằng có đàn áp của công an ở cả Hà Nội và TP. HCM.

Thông cáo của tổ chức này nói: "Hành động của công an chống lại biểu tình hôm nay ở Hà Nội và TP. HCM một lần nữa chứng tỏ phản ứng quen thuộc của giới chức nhằm quấy rối và chặn mọi hình thức biểu tình ôn hòa."

Trước đó một ngày, từ Hà Nội, blogger Phương Bích mô tả: “Có người không đi, cũng không ủng hộ thì dọa: đi biểu tình là bị bắt đấy! Hoặc nguy cơ bị đàn áp là cao!”

“Bắt đầu lẻ tẻ có người lên tiếng than phiền bị các loại đối tượng ‘quấy nhiễu’,” theo cây viết này.

Một người khác, blogger Nguyễn Tường Thụy, cho hay được chính quyền địa phương đến vận động không đi biểu tình.

“Nếu tôi vi phạm pháp luật thì tôi chịu trách nhiệm cá nhân. Tôi phản đối chính quyền và công an chà đạp lên pháp luật,” blogger này viết.

Mặc dù những người ra lời kêu gọi thận trọng nhấn mạnh đây là sự kiện ủng hộ Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, cũng xuất hiện tiếng nói từ một số nhân vật chống Đảng Cộng sản.

Hòa thượng Thích Quảng Độ, từ Sài Gòn, kêu gọi “toàn thể đồng bào Việt Nam không phân biệt chính kiến, tôn giáo, già trẻ, nam nữ, dân tộc, đảng phái, trong và ngoài nước…hãy cùng nhau xuống đường biểu tình vào ngày Chủ nhật để chống ngoại xâm, cứu nguy đất nước”.

Giới Phật tử ở bang Texas, Hoa Kỳ, cũng tuyên bố sẽ biểu tình Tòa Lãnh sự quán Trung Quốc.

Việc báo chí chính thống tại Việt Nam tự do đăng bài chỉ trích Trung Quốc những ngày qua đã làm rộ tin đồn rằng chính quyền sẽ “làm ngơ” cho biểu tình xảy ra.

Nhưng blogger Phương Bích lưu ý: “Nhiều người vẫn hiểu rằng thực ra chính quyền chả sợ gì biểu tình chống Trung Quốc đâu, mà chỉ lo nó biến tướng thành biểu tình lật đổ chính quyền thôi.”

Dường như đây là một nguyên do khiến chính quyền dập tắt đợt biểu tình mùa hè năm ngoái.

hoài vọng
07-01-2012, 02:25 AM
Luật thì đang được soạn thảo ....khi nào xong sẽ ban hành...nếu đi biểu tình...bị bắt ráng chịu

ngocdam66
07-01-2012, 12:48 PM
Luật thì đang được soạn thảo ....khi nào xong sẽ ban hành...nếu đi biểu tình...bị bắt ráng chịu



Trong cuộc xuống đường ở Sài Gòn ngày 1.7, có một gương mặt rất quen nhưng có nhiều người lại không nhận ra. Đó là ông Tây “Việt Cộng” Menras André Marcel. Vào tháng 12/2009 Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã trao quyết định nhập quốc tịch Việt Nam cho ông Menras André Marcel, với cái tên Việt Nam Hồ Cương Quyết. Ông chính là người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam; là một trong hai người Pháp công khai phất cao lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và rải truyền đơn chống tội ác chiến tranh của Mỹ trước trụ sở quốc hội chính quyền Sài Gòn vào giữa trưa ngày 25.7.1970. Ông bị bắt giam tại khám Chí Hòa, đến tháng 12-1972 mới được thả và bị trục xuất về nước.

Trong gần 40 năm qua, Hồ Cương Quyết vẫn thường xuyên trở lại Việt Nam tham gia trên mọi hoạt động xã hội, đặc biệt là chú trọng nhiều đến việc giúp đỡ cuộc sống của người nghèo các vùng biển đảo và trẻ em nhiễm chất độc da cam. Mấy năm gần đây, Hồ Cương Quyết cứ 6 tháng ở Việt Nam và 6 tháng ở Pháp. Sài Gòn đã được ông chọn là quê hương thứ hai. Sự kiện mới đây nhất về Hồ Cương Quyết, là vào cuối năm 2011, ông muốn cho chiếu phim tài liệu do mình thực hiện; tựa đề "Hoàng Sa-Việt Nam: Nỗi đau mất mát". Bộ phim dự tính chiếu ở quán cà phê Ami Art trong Khu du lịch Văn Thánh, nhưng lúc các khách mời tới thì thấy điện …bị cúp. Sau đó, mọi người kéo qua một nhà hàng bên cạnh, nơi ông Hồ Cương Quyết mặt rất ngầu, tay cầm tấm biển ghi dòng chữ:"Phản đối các hoạt động phi pháp và bạo động của Công an TP. HCM ngăn chặn và cấm việc chiếu phim". Ông Tây yêu nước Việt này, sáng nay lại cùng với những người bạn, xuống đường…


http://sphotos.xx.fbcdn.net/hphotos-ash4/319310_3143823609227_970874678_n.jpg

Lotus
07-01-2012, 01:42 PM
Trong cuộc xuống đường ở Sài Gòn ngày 1.7, có một gương mặt rất quen nhưng có nhiều người lại không nhận ra. Đó là ông Tây “Việt Cộng” Menras André Marcel. Vào tháng 12/2009 Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã trao quyết định nhập quốc tịch Việt Nam cho ông Menras André Marcel, với cái tên Việt Nam Hồ Cương Quyết. Ông chính là người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam; là một trong hai người Pháp công khai phất cao lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và rải truyền đơn chống tội ác chiến tranh của Mỹ trước trụ sở quốc hội chính quyền Sài Gòn vào giữa trưa ngày 25.7.1970. Ông bị bắt giam tại khám Chí Hòa, đến tháng 12-1972 mới được thả và bị trục xuất về nước.

Trong gần 40 năm qua, Hồ Cương Quyết vẫn thường xuyên trở lại Việt Nam tham gia trên mọi hoạt động xã hội, đặc biệt là chú trọng nhiều đến việc giúp đỡ cuộc sống của người nghèo các vùng biển đảo và trẻ em nhiễm chất độc da cam. Mấy năm gần đây, Hồ Cương Quyết cứ 6 tháng ở Việt Nam và 6 tháng ở Pháp. Sài Gòn đã được ông chọn là quê hương thứ hai. Sự kiện mới đây nhất về Hồ Cương Quyết, là vào cuối năm 2011, ông muốn cho chiếu phim tài liệu do mình thực hiện; tựa đề "Hoàng Sa-Việt Nam: Nỗi đau mất mát". Bộ phim dự tính chiếu ở quán cà phê Ami Art trong Khu du lịch Văn Thánh, nhưng lúc các khách mời tới thì thấy điện …bị cúp. Sau đó, mọi người kéo qua một nhà hàng bên cạnh, nơi ông Hồ Cương Quyết mặt rất ngầu, tay cầm tấm biển ghi dòng chữ:"Phản đối các hoạt động phi pháp và bạo động của Công an TP. HCM ngăn chặn và cấm việc chiếu phim". Ông Tây yêu nước Việt này, sáng nay lại cùng với những người bạn, xuống đường…]


Bài trên là do anh Ngọc Đàm chính tay ghi ra ?

Khi trích bài từ baó chí chính phủ cộng sản VN thì cũng nên nêu nguồn cho ngươì ta biêt´ là bài từ đâu .

Ông Cộng sản Pháp André Menras alias Hồ Cương Quyết này không phải là yêu gì dân Việt Nam đâu.

Chẳng qua là ông ta không thích cộng sản VN thiên vê Trung Quôc´ , hay là thiền vê` phiá Mỹ, mà chỉ muôn´cộng sản VN thiên vê`ngươì cộng sản Pháp là ông ta .

Làn sóng boat people bị ngươì cộng sản VN vào chèn ép, phải vượt biên, hơn nữa triệu ngươì Việt chêt´trên biển, nhiêù xác trôi tâp´vào các quôc´ gia lân bang, thê´giơí đêù biêt´, có thâý ông André Menras alias Hồ Cương Quyết này nói gì giùm cho họ đâu.


Thăm lại mộ thuyền nhân Việt :

https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?1720-Th%C4%83m-la%CC%A3i-m%C3%B4%CC%A3-thuy%C3%AA%CC%80n-nh%C3%A2n-Vi%C3%AA%CC%A3t

Trươc´ 1975, cộng sản gài bom khủng bô´ giêt´hại dân lành miền Nam, thảm sát muà Xuân têt´ Mậu Thân 1968, pháo kích trên đâù dân tản cư trong muà hè đỏ lữa Quảng Trị 1972, pháo kích trên đâù dân di tản vào năm 1975, nhưng ông ta không nói gì .

Công ty Pháp khai thác một mỏ vàng ở Bồng Miêu Quảng Nam mà cán bộ Đảng bán cho họ, xả thải hoá chât´ cyanit gây ô nhiễm môi trường nặng nề, nhưng có thâý ông André Menras alias Hồ Cương Quyết này nói gì giùm cho dân VN đâu .

Lotus
07-01-2012, 01:57 PM
... Ông chính là người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam; là một trong hai người Pháp công khai phất cao lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và rải truyền đơn chống tội ác chiến tranh của Mỹ trước trụ sở quốc hội chính quyền Sài Gòn vào giữa trưa ngày 25.7.1970. ...

Trươc´ 1975, cộng sản gài bom khủng bô´ giêt´hại dân lành miền Nam, thảm sát muà Xuân têt´ Mậu Thân 1968, pháo kích trên đâù dân tản cư trong muà hè đỏ lữa Quảng Trị 1972, pháo kích trên đâù dân di tản vào năm 1975, nhưng có thâý ông André Menras alias Hồ Cương Quyết này nói gì giùm cho dân VN đâu ...


Chẳng qua là ông cộng sản Pháp này muôn´ lập một chê´độ mà không thể lập ở quê hương của ông ta là Pháp, vì đa sô´ dân Pháp không muôn´ .

Chư´ ông ta không nhân đạo gì đâu. Là ngươì nhân đạo, thì không thể châp´ nhận được việc này .


Terrorist attacks in Saigon - Central Post Office - May 8, 1969

Vụ nổ tại Bưu điện trung tâm Sài Gòn ngày 8-5-1969.

http://farm8.staticflickr.com/7047/6850661061_1fb88054ee_b.jpg

Khi cộng sản khủng bô´ Sài Gòn :

7 nạn nhân nằm, trong đó có 1 người đàn bà (quần đen) bên trái:


http://img857.imageshack.us/img857/511/6547036861189c81a65fb.jpg

Vietnam Saigon Bombing 1965:
Injured Vietnamese receive aid as they lie on the street after a bomb explosion outside the U.S. Embassy in Saigon, Vietnam, March 30, 1965. Smoke rises from wreckage in the background.


At least two Americans and several Vietnamese were killed in the bombing. (AP Photo/Horst Faas)


Flickr http://www.flickr.com/photos/thienmai/6547036861/)

-----------------------------------------------

"29 Are Killed as Terrorists Bomb Saigon Restaurant- 8 Americans Among Dead - 100 Wounded "

Nhà hàng Mỹ Cảnh. Số nạn nhân tử vong: 21 người Việt, 8 người Mỹ .


http://img835.imageshack.us/img835/4559/mycanh9.jpg

3 trang tài liệu:
http://phulam.com/mycanh.htm
http://phulam.com/mycanh2.htm
http://phulam.com/mycanh3.htm

-----------------------------------------------

Khủng bố của cộng sản.

LT để link, ko để hình , vì dã man quá:


"And if you are sensitive to the images of violent death, think twice before clicking on the thumbnail pics below. "

http://vnafmamn.com/VNWar_atrocities.html

A study

Vietcong use of terror :

http://pdf.usaid.gov/pdf_docs/PNADX657.pdf


"The Massacre of Dak Son". Time. December 15, 1967.

http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,837586,00.html

Images of Dak Son Massacre

images.mitrasites.com/dak-son-massacre.html


"On the Other Side: Terror as Policy". Time. December 5, 1969.

http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,901626,00.html#ixzz1uIKbqy30


"The Blood-Red Hands of Ho Chi Minh". Readers Digest. November 1968.

http://news.google.com/newspapers?nid=1129&dat=19681028&id=Qg5ZAAAAIBAJ&sjid=eWwDAAAAIBAJ&pg=1796,4344024


Saigon Bombing 1965

http://www.flickr.com/photos/thienmai/6547036861/

... long before the word "Al-Qaeda" became a household name, the Viet Cong had been a forerunner of the "mother of all terrorism!" And if you are sensitive to the images of violent death, think twice before clicking on the thumbnail pics below.

http://vnafmamn.com/VNWar_atrocities.html

Lotus
07-01-2012, 02:05 PM
Những chỗ mà cộng sản VN đã khủng bô´ rõ ràng là những chỗ như nhà bưu điện, đường phô´ , nhà hàng, rạp hát,... là những chỗ mà thường dân lui tơí, không phải là trong quân sự, hay là trong trụ sở chính phủ VNCH.

Lotus
07-01-2012, 02:22 PM
http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_43_large/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/TrungdungDatdai.jpg

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120109-luat-dat-dai-can-duoc-sua-doi-theo-huong-cong-nhan-quyen-so-huu-tu-nhan

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/demon-land-protester-ha-01132012083422.html/worldpress-305.jpg

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/demon-land-protester-ha-01132012083422.html

http://4.bp.blogspot.com/-91-uTCwEjIk/T2qkGvmNVSI/AAAAAAAAITM/thr_Mi9YiAE/s1600/20120221_0545.JPG

https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?1251-V%C4%83n-Quang-%E2%80%93-Vi%E1%BA%BFt-t%E1%BB%AB-S%C3%A0i-G%C3%B2n-N%E1%BB%AF-%C4%91%E1%BA%A1i-gia-ch%C6%A1i-ng%C3%B4ng-nam-%C4%91%E1%BA%A1i-gia-ch%C6%A1i-ch%C6%B0%E1%BB%9Bng/page8


Nhiêù vụ cán bộ Đảng cho công an cưỡng chê´lâý đất của ngươì dân Việt Nam, để giao cho các công ty của đảng viên hoặc bán hay cho ngoại quôc´ thuê, thì không thây đồng chí André Menras alias Hồ Cương Quyết nói gì .

Tự xưng Sài Gòn là quê hương thư´ hai, ngày nay ông ta sông´ ở đó mà các bà mẹ dân oan miền Nam lên kêu khóc ở Sài Gòn, ngươì Việt ở đó cũng biêt´, nhưng ông ta im chuyện này.

Chỉ là khi thâý chính phủ CHXHCNVN quá thiên về Trung Quôc´, không chú ý nhiêù nữa tơí ông này, thì ông ta mơí chông´ Trung Quôc´ .

Lotus
07-01-2012, 02:32 PM
... trẻ em nhiễm chất độc da cam....
CHXHCNVN : Ô nhiễm nước, nguy cơ cho cá và ngươì



http://www.youtube.com/watch?v=N6N2SX51d7w&feature=related

Phóng sự dươí đây do ngươì Đưc´ quay khi sang CHXHCNVN.
Họ quan sát là các tập đoàn, công ty VN lạm dụng xài quá nhiêù hóa chất khác nhau cùng một lúc, và sử dụng Phosphat để hút thêm nươc´ vào cá, làm trọng lượng nặng thêm 20 % . Vơí một giao dịch nhiêù tỷ đô la cho cá ba sa, 20 % tiền khách hàng trả khi mua như vậy chỉ cho trọng lượng nươc´ được thêm vào. Ngoài ra dùng quá nhiêù Phosphat sẽ có hại cho gan thận .

Đúng ra là phải ghi các hóa chất trên bao, tuy nhiên trong nhiêù trường hợp thì không có ghi đầy đủ cho khách hàng biết.


http://www.youtube.com/watch?v=By7VN3jK-aU&feature=relmfu

Nước thải có quá nhiêù hóa chất của các khu công nghệ, nhà máy và các tập đoàn xả bừa bãi ra sông, gây ô nhiễm môi trường nặng nề và tác hại đên´ những ngươì dân VN ăn và uông´ từ nước sông.

Lotus
07-01-2012, 03:05 PM
Cán bộ chính phủ CHXHCNVN hay đổ hô cho da cam, nhưng thực chât´ là dioxin có thể giảm một nữa trong vòng 3 năm, nhât´ là trong các vùng nhiệt đơí và có ánh sáng mặt trơì thì giảm còn mau hơn.

Dầu biến thế đã qua sử dụng có chứa chất PCB . Trên thế giới, PCB đã bị cấm sản xuất từ năm 1970. Đối với CHXHCNVN, theo lộ trình phải đến năm 2028 mới có thể loại bỏ chất này ra khỏi cuộc sống. EVN hiện đang quản lý hơn 60% tổng lượng PCB tại VN. Chi phí xử lý mỗi tấn dầu nhiễm PCB tốn kém từ 3.000-6.000USD. Tập đoàn Nhà nươc´ EVN có mâý lân` âm thầm đẩy các lô chất thải nguy hại ra bên ngoài chứ không mang đi xử lý.

Nêú họ lén đem đi chôn vào những chỗ căn cư´ cũ của Mỹ cách đây 50 năm, rôì đổ hô, thì ai mà biêt´ . Nhiễm độc mãn tính với Polychlorinated Bipheny dẫn đến ung thư và đặc biệt là biến đổi gen gây quái thai, dị dạng. Về mặt hóa học, Polychlorinated Biphenyls dễ bị oxy hóa tạo thành các hợp chất vô cùng độc hại khác như Dioxin hoặc các hợp chất Furan . Khi nào có thơì gian, Lotus sẽ đưa thêm bài về chuyện dioxin .

------------------------------------------------------------------------------

Môi trường và chất lượng không khí

trong thread :

https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?1709-M%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-v%C3%A0-ch%E1%BA%A5t-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-kh%C3%B4ng-kh%C3%AD


Quản lý thực phẩm

trong thread :

https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?1469-%C4%90%E1%BB%93-%C4%83n-th%E1%BB%B1c-ph%E1%BA%A9m/page2



Trung Quôc´ cũng bị tình trạng dioxin cao và trẻ em dị tật gia tăng nhiêù như CHXHCNVN, nhưng không đổ hô được cho ai .

Nêú Đông Đưc´ ngày xưa không thay đổi chê´độ kịp thơì thì họ cũng sẽ chịu hậu quả như CHXHCNVN ngày nay. Vào năm 1989, môi trường của Đông Đưc´ cũng ô nhiễm kinh luôn .

Lotus
07-06-2012, 02:55 AM
Ông cộng sản Pháp André Menras alias Hồ Cương Quyết này là chỉ chông´ Mỹ, chông´ Trung Quôc´, còn mà chuyện gì liên quan nhiêù vụ dân oan bị cưỡng chê´lâý đât´ , các công ty của bà con cán bộ Đảng CS xả thãi gây ô nhiễm môi trường nặng nề cho nhân dân, nhiêù vụ công an đánh chêt´ dân ... thì ông ta im đi hay là biện hộ cho chính phủ CHXHCNVN .


Các bài liên quan :

Police brutality in Vietnam 'systemic and widespread'
(http://www.bbc.co.uk/news/world-asia-pacific-11395809)
Beating death highlights Vietnam police 'abuse
(http://news.ninemsn.com.au/world/8275695/beating-death-highlights-vietnam-police-abuse)
World Report : Vietnam

Criminal Justice System

Police brutality-including torture and fatal beatings-was reported in all regions of the country ...

http://www.hrw.org/world-report-2011/vietnam