PDA

View Full Version : Rối bù ở 31 độ



Triển
06-17-2012, 01:05 AM
Rối bù ở 31 độ

(* dịch lại từ tạp chí Stern (http://www.stern.de/politik/ausland/parlamentswahl-in-griechenland-planlos-bei-31-grad-1841576.html#utm_source=sternde&utm_medium=zhp&utm_campaign=politik&utm_content=snippet-aufmacher))



http://d1.stern.de/bilder/stern_5/politik/2012/KW24/1606_griechenland_fitwidth_420.jpg

Hy Lạp như đông lạnh trước cuộc bầu cử quốc hội. Dân chúng lo rút tiền khỏi trương mục, không thanh toán hóa đơn nữa. Và hai ứng cử viên thủ tướng cũng không biết phải tiếp tục ra sao.

Dự báo thời tiết cho toàn cõi Hy Lạp ngày chủ nhật là 31 độ nhẹ, có gió Bắc thổi. Mới hồi đầu tuần cơn nóng thứ nhất của mùa hè đã khiến người mỏi mệt hoặc trở thành hiếu chiến. Trước phút bầu cử mọi thứ đều quan trọng ngay cả thời tiết. Cả hai đảng phái dẫn đầu đang chạy đua kịch liệt khít khao đến nỗi một ít nhiệt độ thay đổi trên thân thể là đã có thể quyết định tất cả.
Đối đầu với nhau hiện có ngôi sao chính trị mới lên Alexis Tspipras, 37 tuổi, ứng cử viên sáng giá của đảng liên hiệp thiên tả Syriza. Và Antonis Samaras, 61 tuổi, chính trị gia lão thành có kinh nghiệm xử thế khủng hoảng, đảng trưởng đảng bảo thủ Nea Dimokratia.
Tsipras hứa hẹn dân chúng bãi bỏ lập tức tất cả các hiệp nghị buộc phải tiết kiệm giữa Hy Lạp và các nguồn cho mượn tiền trên thế giới, sau khi ông thắng cử. Samaras thì muốn tiếp tục chương trình tiết kiệm và dọa "Ai bầu cho Tsipras là liều lĩnh tương lai con cháu của mình."


http://static2.kleinezeitung.at/system/galleries_520x335/upload/1/3/7/3042399/samaras_apa.jpg

Trong khi cả thế giới chờ đợi kết quả cuộc đấu sức thì Hy Lạp như bị đóng băng. Dân chúng lo rút hết tiền euro trong trương mục, đến 800 triệu mỗi ngày và không thanh toán hóa đơn, mà cũng không trả thuế từ mấy tuần nay, vì mơ hồ không biết quốc gia của họ vài ngày nữa còn nằm trong khu vực đồng Euro nữa hay không.

Lần bầu cử hồi 6 tây tháng 5 vừa qua chỉ là một cuộc bầu cử mang tính phản kháng. Lúc đó dân chúng đã gửi gắm lá phiếu của họ cho Alexis Tsipras để tính toán cá nhân với hệ thống tham nhũng và trì trệ kinh tế. Cuộc bầu cử hôm nay là một cuộc bầu cử trong lo âu sợ hãi. Nhìn chung hai sự kiện, người Hy Lạp quyết định theo chiều hướng cảm giác hơn là cân nhắc theo tri giác. Một cuộc bầu cử như đánh số lô-tô may rủi.

Tsipras đặt bài theo chủ nợ

Các ứng cử chỉ có một kiểu. Cả hai đều không có một kế hoạch nào làm giải pháp cho cơn khủng hoảng. Mà họ cũng không thể nào có giải pháp được, bởi vì số phận của quốc gia này từ lâu đã không còn nằm trong tay chính phủ Hy Lạp nữa. Quyết định vận mạng quốc gia này hiện tại nằm trong tay người khác ở Bá Linh, Brussels, Nữu Ước. Đối với người mới sẽ nắm quyền lực ở Hy Lạp chỉ đặc biệt có một câu hỏi là người ta phải đối xử với những kẻ đang nhỏ từng giọt tài chánh cho mình ra làm sao.

Tsipras tính toán rằng những nguồn tài trợ của Tam đầu chế (Cộng đồng chung Châu Âu, Ngân hàng Trung ương và Quỹ Tiền tệ Quốc tế) sẽ không bao giờ bỏ rơi Hy Lạp. Sẽ không có hậu quả gì xảy đến cho việc ông tuyên bố sẽ chấm dứt hiệp nghị tiết kiệm, hoặc là tạm thời đình chỉ các dịch vụ giản nợ. Theo ông Hy Lạp quan trọng cho khu vực đồng Euro đến nỗi, tam đầu chế sẽ không để Hy Lạp quay trở lại đồng Drachma.

Dân chúng Hy Lạp dĩ nhiên muốn tốt nhất là tin tưởng nơi Tsipras. Bớt tiết kiệm, không bị cắt bớt hưu bổng, không giảm bớt công chức, và nhiều trợ giúp xã hội hơn - nghe thấy rất hấp dẫn. Và cho dù những điều này nghịch tai của dân chúng Châu Âu đang phải trả thuế má, chiến thuật của Tsipras vẫn có thể thành công. Từ cuộc bầu cử thành công hồi tháng năm, ở Châu Âu đã xuất hiện nhiều tiếng nói rằng, cần phải nới lỏng sợi dây thắt lưng buộc bụng cho Hy Lạp. Và bây giờ Samaras cũng hứa hẹn với cử tri, là tuy không dẹp bỏ hiệp nghị tiết kiệm, nhưng sẽ tìm một thỏa hiệp mới. Dù sao, một sự thật hiển nhiên là Hy Lạp thực sự không có kỹ nghệ gì cả và năng lực kinh tế hoàn toàn lệ thuộc vào sự tiêu thụ trong nước. Cho nên dùng biện pháp tiết kiệm đồng nghĩa với việc đẩy nền kinh tế đi đến kiệt quệ. Và sự kiệt quệ này sẽ tiếp tục đi xuống, nếu nền kinh tế không được tái đầu tư.

Dân chúng hết tín nhiệm chính trị gia mà cũng không tin tưởng vào truyền thông báo chí

Theo khảo sát đảng Syriza và đảng Nea Dimokratia đang nằm ở cộng trừ 30 phần trăm. Báo chí Hy Lạp và cái đài truyền hình đa số về phe Samaras. Tuy nhiên dân chúng đã hết tín nhiệm truyền thông báo chí lẫn những chính trị gia lâu năm. Sau cùng thì những nhà truyền thông lớn đều nằm trong tay những người từng ký sinh trên sự tham nhũng của chính quyền. Nếu đi nghe ngóng ngoài đường phố người ta sẽ tin rằng cả nước Hy Lạp hiện tại sẽ chỉ bầu cho Tsipras ngày chủ nhật này. Ngay cả trẻ con cũng tràn ra đường hô hào 'hãy bầu cho Tsipras' !

Những ảo tưởng chung quanh Tsipras giống như chung quanh một popstar. Người ứng cử sáng giá nhẹ nhàng đang được phóng viên trên toàn thế giới theo sát. Ông ta đã thành tít lớn của các tờ tạp chí quốc tế, như được nữ phóng viên nổi tiếng CNN Christiane Amanpour phỏng vấn. Ông ta sẽ mang trở lại cơ hội cho người Hy Lạp có quyền tự hào về quốc gia mình. Và điều này có thể sẽ quan trọng hơn cả việc tìm lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng.

Samaras thì ngược lại đại diện cho một hệ thống chính trị đang bị ghét bỏ. Ông ta xuất thân từ một gia tộc chính trị lừng lẫy. Đảng của ông cũng dính liếu vào hàng loạt các xì căng đan tham nhũng của đảng Pasok (Panellinio Sosialistiko Kinima) trị vì Hy Lạp đến tháng 11. Người ta biết đến Samaras qua chuyện ông biểu hiện rõ ràng ước muốn được trở thành thủ tướng Hy Lạp . Không ai phủ nhận kiến thức và khả năng của ông. Tuy nhiên khác với Tsipras ông hoàn toàn không có sức thu hút. Ông ta là người giỏi hùng biện, xuất hiện trước công chúng cứng ngắc. Và ông cũng không đạt được sự yêu mến ngay cả của người theo đảng Nea Dimokratia. Ai bầu cho ông cũng không muốn nói ra.

Tsipras nói thẳng rằng ông ra chưa có cảm giác sẵn sàng cho vị trí nguyên thủ quốc giạ Nhưng ông ta thêm vào "nhưng mà tôi sẽ học tập nhanh chóng thôi". Vấn đề lớn hơn là khó khăn thiết lập Syriza thành một đảng phái có khả năng trong nội các. Bởi vì liên minh cầm quyền bao gồm 11 nhóm có sự chia rẽ sâu sắc vì chính kiến bất đồng - từ chủ nghĩa họ Mao chống tư bản đến chủ thuyết phụ nữ. Ngay từ sự an toàn của thương thuyết liên hiệp cũng đã hứa hẹn tính cách hỗn loạn rồi.

Cử tri Hy Lạp biết hết những điều này khi họ đi bầu vào ngày chủ nhật hôm nay cho vận mệnh quốc gia, mà có thể sẽ xảy ra thỏa hiệp của toàn cõi Châu Âu. Chúc cho họ giữ được đầu óc minh mẫn ở nhiệt độ 31 trong gió Bắc.

Triển
06-17-2012, 10:59 PM
Samaras thắng với Nea Dimokratia. ND sẽ liên minh với Pasok. Thiên tả Syriza thua khít khao.

http://greece.greekreporter.com/files/Greek-Election-Results-June-17-2012.jpg